CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 25/b (W W II)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tuy nhiên, với lượng thông tin đồ sộ như vậy, rất nhiều sự kiện và thông tin đặc biệt về cuộc chiến đã bị lãng quên. Chẳng hạn như những câu chuyện dưới đây.
1. "Bí mật nhỏ" của hãng tin BBC
Trong suốt thời gian Chiến tranh Thế giới lần thứ II, hãng tin BBC (của Anh) là kênh phát thanh được lắng nghe nhiều nhất trên thế giới. Tin tức của hãng đặc biệt được đánh giá là trung thực về các sự kiện thế giới và hàng triệu người châu Âu đã lắng nghe kênh thông tin này.
Vào phần mở đầu của một số chương trình, BBC đã gài thêm một số "thông điệp cá nhân". Những thông điệp này chính là các thông tin được mã hóa để gửi tới các nhóm kháng chiến trên khắp châu Âu. Với hầu hết người nghe, các thông điệp trên không có nội dung gì đáng chú ý, nhưng với một số ít người, chúng có thể bao hàm những nội dung như "thổi bay một đoạn đường ray xe lửa", hoặc có thể là "một đặc vụ Tình báo Anh sắp tới đó".
Thông điệp bí mật được chờ đợi nhất của BBC là khi ngày D-Day gần kề (Trong thế chiến thứ nhất, các nhà hoạch định chiến tranh của quân đội Mỹ quy định ngày thực hiện bất cứ hành động nào đã được lên kế hoạch trước là D-Day). Đó là hai câu đầu trong một bài thơ của Paul Verlaine có tựa đề "Bài hát Mùa thu". "Tiếng nức nở nỉ non/Của những cây đàn Violin/ Của mùa thu" được coi là thông điệp báo cho các nhóm kháng chiến chuẩn bị; còn câu sau là "Làm tan nát tim tôi/Trong mỏi mòn/ Đơn điệu" để thông báo cho các nhóm kháng chiến ở Pháp rằng đã đến lúc chiến đấu.
2. Người Do Thái được cứu nhờ thủ thuật cắt da quy đầu
Trong suốt Thế chiến II, rất nhiều người Do Thái được bác sĩ cứu mạng nhờ các thủ thuật liên quan tới cắt da quy đầu. Theo đạo Do Thái, đây là một nghi lễ bắt buộc. (Tuy nhiên, điều đó cũng có thể khiến họ bị nguy hiểm tới tính mạng nếu như bị phát hiện là người Do Thái). Bác sĩ Josef Jaksy đã che mắt cảnh sát bằng cách rạch một đường nhỏ lên chỗ kín của các bệnh nhân, sau đó ông nói rằng thủ thuật này là phục vụ cho mục đích chữa bệnh.
Một bác sĩ Ba Lan có tên là Feliks Kanabus còn có những thủ thuật phức tạp hơn thế. Ông đã thực hiện gần 140 ca phẫu thuật để cứu các bệnh nhân của mình bằng cách ghép một miếng da ở bộ phận khác của cơ thể lên các chỗ kín đó của bệnh nhân. Nhờ đó, rất nhiều bệnh nhân người Do Thái đã được cứu sống.
3. Những bản nhạc của Wagner bị thất lạc
Trong buổi sinh nhật thứ 50 của mình, trùm phát xít Adolf Hitler được xem các bản thảo gốc các bản nhạc do nhà soạn nhạc Richard Wagner sáng tác. Một nhóm các nhà công nghiệp đã chi gần một triệu Mác (tiền cũ của Đức) cho bộ sưu tập các bản nhạc như ‘Die Feen’, ‘Die Liebesverbot’, ‘Reinzi’, ‘Das Reingold’, và ‘Die Valkure’, ‘Der Fliegende Hollander’. Cho tới lúc chiến tranh sắp kết thúc, Winifred Wagner đã đề nghị cất giữ các bản nhạc này ở nơi an toàn giúp Hitler, nhưng ông đã từ chối và nói rằng ông đã cất chúng ở nơi đặc biệt an toàn. Và đúng là Hitler không nói chơi, cho tới giờ vẫn chưa ai tìm thấy chỗ cất giữ các bản nhạc quý giá này.
4. Thất bại của Hồng Kông
Vào đúng ngày Giáng sinh năm 1941, Hồng Kông (khi đó là thuộc địa của Anh) đã rơi vào tay Quân đội Hoàng gia Nhật, và trở thành thuộc địa đầu tiên của Anh rơi vào tay quân thù kể từ năm 1791. Lực lượng đồng minh có 1975 sĩ quan và lính, cùng với 8000 quân tình nguyện người Anh tại Hồng Kông. Họ dự định bám trụ tại đây trong khoảng 17 ngày, nhưng quân Nhật lên tới 60.000 lính đã áp đảo về quân số hơn rất nhiều và giành phần thắng. Các binh sĩ đồng minh vẫn còn sống sau cuộc chiến đã bị bắt làm tù binh, tập trung tại một trại chiến tranh và rất nhiều người đã chết vì đói và bệnh dịch. Tuy nhiên, thảm kịch lớn nhất đó là khi một tàu ngầm của Mỹ đã đánh chìm con tàu "Lisbon Maru" mà không hề biết trên tàu là người ở phe nào. Tổng số, 843 người chết vì chiến tranh đã bị chìm hoặc bắt chết trong thảm kịch trên vào năm 1942.
5. Buổi hành quyết cuối cùng trên Tháp London
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2 - phần 2/6" thất bại tan nát" (1939-1940)
Những sự thật ít biết trong Thế chiến II
10/12/2011 06:11 GMT+7
Lịch sử của Chiến tranh Thế giới lần thứ II đã được ghi lại và được biết đến
nhiều nhất so với bất kỳ cuộc chiến nào trong lịch sử loài người. Điều này là
nhờ có các kho dữ liệu khổng lồ, và cả các bằng chứng sống. Tuy nhiên, với lượng thông tin đồ sộ như vậy, rất nhiều sự kiện và thông tin đặc biệt về cuộc chiến đã bị lãng quên. Chẳng hạn như những câu chuyện dưới đây.
1. "Bí mật nhỏ" của hãng tin BBC
Trong suốt thời gian Chiến tranh Thế giới lần thứ II, hãng tin BBC (của Anh) là kênh phát thanh được lắng nghe nhiều nhất trên thế giới. Tin tức của hãng đặc biệt được đánh giá là trung thực về các sự kiện thế giới và hàng triệu người châu Âu đã lắng nghe kênh thông tin này.
Vào phần mở đầu của một số chương trình, BBC đã gài thêm một số "thông điệp cá nhân". Những thông điệp này chính là các thông tin được mã hóa để gửi tới các nhóm kháng chiến trên khắp châu Âu. Với hầu hết người nghe, các thông điệp trên không có nội dung gì đáng chú ý, nhưng với một số ít người, chúng có thể bao hàm những nội dung như "thổi bay một đoạn đường ray xe lửa", hoặc có thể là "một đặc vụ Tình báo Anh sắp tới đó".
Thông điệp bí mật được chờ đợi nhất của BBC là khi ngày D-Day gần kề (Trong thế chiến thứ nhất, các nhà hoạch định chiến tranh của quân đội Mỹ quy định ngày thực hiện bất cứ hành động nào đã được lên kế hoạch trước là D-Day). Đó là hai câu đầu trong một bài thơ của Paul Verlaine có tựa đề "Bài hát Mùa thu". "Tiếng nức nở nỉ non/Của những cây đàn Violin/ Của mùa thu" được coi là thông điệp báo cho các nhóm kháng chiến chuẩn bị; còn câu sau là "Làm tan nát tim tôi/Trong mỏi mòn/ Đơn điệu" để thông báo cho các nhóm kháng chiến ở Pháp rằng đã đến lúc chiến đấu.
2. Người Do Thái được cứu nhờ thủ thuật cắt da quy đầu
Trong suốt Thế chiến II, rất nhiều người Do Thái được bác sĩ cứu mạng nhờ các thủ thuật liên quan tới cắt da quy đầu. Theo đạo Do Thái, đây là một nghi lễ bắt buộc. (Tuy nhiên, điều đó cũng có thể khiến họ bị nguy hiểm tới tính mạng nếu như bị phát hiện là người Do Thái). Bác sĩ Josef Jaksy đã che mắt cảnh sát bằng cách rạch một đường nhỏ lên chỗ kín của các bệnh nhân, sau đó ông nói rằng thủ thuật này là phục vụ cho mục đích chữa bệnh.
Một bác sĩ Ba Lan có tên là Feliks Kanabus còn có những thủ thuật phức tạp hơn thế. Ông đã thực hiện gần 140 ca phẫu thuật để cứu các bệnh nhân của mình bằng cách ghép một miếng da ở bộ phận khác của cơ thể lên các chỗ kín đó của bệnh nhân. Nhờ đó, rất nhiều bệnh nhân người Do Thái đã được cứu sống.
3. Những bản nhạc của Wagner bị thất lạc
Trong buổi sinh nhật thứ 50 của mình, trùm phát xít Adolf Hitler được xem các bản thảo gốc các bản nhạc do nhà soạn nhạc Richard Wagner sáng tác. Một nhóm các nhà công nghiệp đã chi gần một triệu Mác (tiền cũ của Đức) cho bộ sưu tập các bản nhạc như ‘Die Feen’, ‘Die Liebesverbot’, ‘Reinzi’, ‘Das Reingold’, và ‘Die Valkure’, ‘Der Fliegende Hollander’. Cho tới lúc chiến tranh sắp kết thúc, Winifred Wagner đã đề nghị cất giữ các bản nhạc này ở nơi an toàn giúp Hitler, nhưng ông đã từ chối và nói rằng ông đã cất chúng ở nơi đặc biệt an toàn. Và đúng là Hitler không nói chơi, cho tới giờ vẫn chưa ai tìm thấy chỗ cất giữ các bản nhạc quý giá này.
4. Thất bại của Hồng Kông
Vào đúng ngày Giáng sinh năm 1941, Hồng Kông (khi đó là thuộc địa của Anh) đã rơi vào tay Quân đội Hoàng gia Nhật, và trở thành thuộc địa đầu tiên của Anh rơi vào tay quân thù kể từ năm 1791. Lực lượng đồng minh có 1975 sĩ quan và lính, cùng với 8000 quân tình nguyện người Anh tại Hồng Kông. Họ dự định bám trụ tại đây trong khoảng 17 ngày, nhưng quân Nhật lên tới 60.000 lính đã áp đảo về quân số hơn rất nhiều và giành phần thắng. Các binh sĩ đồng minh vẫn còn sống sau cuộc chiến đã bị bắt làm tù binh, tập trung tại một trại chiến tranh và rất nhiều người đã chết vì đói và bệnh dịch. Tuy nhiên, thảm kịch lớn nhất đó là khi một tàu ngầm của Mỹ đã đánh chìm con tàu "Lisbon Maru" mà không hề biết trên tàu là người ở phe nào. Tổng số, 843 người chết vì chiến tranh đã bị chìm hoặc bắt chết trong thảm kịch trên vào năm 1942.
5. Buổi hành quyết cuối cùng trên Tháp London
Vào ngày 14/8/1941, điệp viên của Đức có tên Josef Jakobs đã trở thành người
đàn ông cuối cùng bị hành quyết tại Tháp London. Ngồi trước mặt các binh sĩ
trong kíp thi hành án, Jakobs được gắn một tấm bia nhỏ trên ngực trái. Các binh
sĩ sẽ bắn vào đó 5 phát. Jakobs bị bắt gần như ngay khi đặt chân tới nước Anh,
sau khi bị gãy chân do nhảy dù.
Josef Jakobs được mai táng trong một ngôi một vô danh ở London. Vào lúc đó,
mọi người vẫn nhớ tới cấp trên của anh ta là Rudolf Hess - người cuối cùng bị
cầm tù ở Tháp London. Rất ít người biết về sự kiện của Josef Jakobs.- Lê Thu (theo RT)
10 trận chiến đẫm máu nhất Thế chiến thứ 2
Thế chiến II cướp đi sinh mạng của khoảng 50 triệu người, là cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.
10 trận chiến đẫm máu nhất Thế chiến thứ 2
Thế chiến II cướp đi sinh mạng của khoảng 50 triệu người, là cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.
Cuộc chiến bắt đầu khi tên độc tài Adolf Hitler nắm
quyền ở Đức và cuộc xâm lược nhằm vào Ba Lan bắt đầu vào năm 1939. Đức,
Italy, Nhật Bản và các nước khác lập nên phe Trục (Axis). Phe đối lập là
quân Đồng minh, bao gồm các quốc gia hùng mạnh như Anh, Pháp, Liên Xô
và Mỹ. Cuộc chiến kéo dài đến năm 1945, sau khi Mỹ ném bom xuống
Hiroshima và Nagasaki mở đường cho sự đầu hàng đồng loạt từ phe Phát
xít.
10. Trận Okinawa
Mặc dù hầu hết các trận đánh trong danh sách này diễn
ra tại mặt trận châu Âu và lãnh thổ Nga trong chiến tranh, đảo Okinawa
là nơi diễn ra một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong mặt trận
Thái Bình Dương. Cuộc xung đột này, được xem là trận chiến lớn nhất diễn
ra cả trên không và mặt đất, kéo dài vài tháng cướp đi hàng ngàn sinh
mạng mỗi bên.
Nằm dưới quyền Kiểm soát của Nhật Bản, Okinawa (đảo lớn
nhất của quần đảo Ryukyu) là một vị trí chiến lược quan trọng trong
chiến lược tấn công Nhật Bản của Mỹ sau vụ Trân Châu Cảng. Các lực lượng
Mỹ đổ quân lên hòn đảo vào tháng 3 năm 1945. Phía Nhật chống trả quyết
liệt với các cuộc tấn công điên cuồng bằng cách sử dụng phi công
kamikaze, liều chết lái máy bay đâm vào các tàu chiến Mỹ. Người Nhật Bản
cũng tổ chức các cuộc phản công mặt đất cho đến khi quân đội Mỹ đi sâu
vào trong hòn đảo và ngoài tầm hỗ trợ hải quân. Mặc dù quân đội Mỹ cuối
cùng cũng giành chiến thắng vào tháng 6, nhưng họ phải chịu tổn thất rất
lớn. Khoảng 12.000 lính Mỹ và hơn 100.000 binh lính Nhật Bản chết ở
Okinawa. Nếu tính cả số người bị thương từ phía Mỹ thì con số thương
vong là 36,000 binh sĩ. Bi kịch hơn, ước tính có tới 150.000 dân thường
Okinawa chết trong cuộc chiến này.
9. Cuộc đổ bổ lên bờ biển Normandy
Là một trong những trận chiến nổi tiếng nhất từ trước
đến nay, cuộc đổ bộ lên Normandy luôn nằm trong số những trận chiến đẫm
máu nhất. Trận đánh hướng vào lãnh thổ chiếm đóng của Đức Quốc Xã, được
chuẩn bị trong thời gian rất lâu là một chiến thắng mang tính bước ngoặt
của quân đội Đồng Minh.
Cuộc tấn công diễn ra vào sáng ngày 06 tháng 6 năm
1944, hay còn được gọi là ngày D-Day. Liên quân Anh, Mỹ và Canada đổ bộ
lên năm bãi biển thuộc vùng Normandy nước Pháp. Từ sáng sớm, quân Đồng
minh sử dụng không quân dội bom lên quân đội Đức đồn trú ở đây. Mặc dù
bị một chút bất ngờ, quân Đức vẫn được chuẩn bị tốt và tinh thần chiến
đấu rất tốt. Quân đội Đồng minh chiến đấu hàng tháng trời mới có thể
kiểm soát thị trấn Norman, bao gồm cả Cherbourg và Caen.
Toàn bộ chiến dịch kéo dài vài tháng và chỉ kết thúc
cho đến cuối tháng Tám. Ước tính thương vong của bên Đức quốc xã lên tới
320.000 người (30.000 người chết, 80.000 bị thương và phần còn lại mất
tích) trong khi phe Đồng minh là khoảng 230.000 người (hơn 45.000 người
chết).
8. Trận Bulge
Sau thắng lợi của chiến dịch Normandy, mọi thứ dường
như có lợi quân đội Đồng minh cho đến khi họ hành quân vào đất Bỉ. Lực
lượng Đồng Minh hy vọng sẽ gặp sự kháng cự yếu ớt từ phía Đức Quốc xã.
Nhưng thật bất ngờ, các lực lượng Phát xít mở một phản công lớn phá
thủng trận tuyến của phe Đồng Minh khi cầm chân kẻ thù suốt mùa đông
lạnh cắt trong những khu rằng nước Bỉ năm 1944.
Trong tháng 12 năm 1944, khi hỗ trợ từ không quân của
Đồng minh bị tạm dừng bởi thời tiết quá xấu, các lực lượng của Hitler
nắm lấy cơ hội này để phản công. Trong một vài tuần, quân đội Đức Quốc
Xã dưới sự yểm trợ từ lực lượng tăng Tiger chiếm ưu thế, đẩy lực lượng
đồng minh trở lại một vài dặm. Tuy nhiên,ngay trước Giáng Sinh, thời cơ
quay lại, và trước giữa tháng 1, với một chiến thuật sáng suốt quân Đồng
minh đẩy quân Đức ra khỏi vùng rừng Ardennes. Hitler đánh canh bạc cuối
cùng vào trận Ardennes - mở đầu là chiến thắng cuối cùng của ông ta
trong cuộc chiến nhưng cuối cùng lại là thắng lợi quyết định của quân
lực Đồng Minh và hẳn dự đoán được kết cục cuối cùng của mình và chế độ
Quốc Xã.
Một số người gọi đây là trận chiến đẫm máu nhất đối với
người Mỹ, khi mà 19.000 binh lính Mỹ thiệt mạng và hơn 70.000 người bị
thương và mất tích. Để so sánh, 12.000 lính Anh bị thương, 200 người
thiệt mạng. Đức Quốc Xã cũng phải chịu tổn thất nặng nề với khoảng
100.000 binh lính thương vong.
7. Trận Stalingrad
Đến giữa năm 1942, Đức quốc xã đặc biệt chú ý đến
Stalingrad, một thành phố trải dài dọc theo sông Volga. Đó là một thành
phố công nghiệp không chỉ sản xuất thiết bị quân sự mà còn đóng vai trò
là vị trí chiến lược quan trọng trong kế hoạch xâm lược nước Nga. Đức
Quốc Xã tấn công thành phố bằng các cuộc không kích và hành quân trên
mặt đất với hơn 150.000 binh sĩ và khoảng 500 xe tăng.
Các chỉ huy Đức Quốc xã mong đợi một chiến thắng tương
đối dễ dàng, nhưng quân đội Liên Xô được tổ chức rất tốt. Cuộc chiến nổ
ra trong khoảng năm tháng, đường phố lúc nào cũng đầy tiếng súng máy.
Trước tháng 11, Liên Xô phát động một cuộc phản công chiến lược để đẩy
lui kẻ xâm lược đang ào ạt tiến vào thành phố. Các lực lượng Đức quốc xã
bị vắt kiệt sức và cuối cùng cũng đầu hàng tháng 2 năm 1943.
Đây là một trận đánh quyết định thay đổi toàn bộ tình
thế cuộc chiến, giúp phe Đồng Minh giành lại thế chủ động. Mặc dù Liên
Xô giành chiến thắng, nhưng họ cũng chịu thương vong rất nhiều nhiều hơn
cả kẻ thù. Lực lượng Phát xít chịu khoảng 800.000 thương vong, so với
hơn 1 triệu phía Liên Xô. Ngoài ra, khoảng 40.000 thường dân chết trong
trận này.
6. Cuộc vây hãm Leningrad
Như đề cập trước đó, các sử gia và học giả đôi khi sử
dụng thuật ngữ "trận đánh" không quá cứng nhắc. Bởi thế họ có thể sử
dụng cách gọi trận Leningrad, đối với là cuộc vây hãm Leningrad
(St.Peterburg ngày nay), kéo dài ra trong gần 900 ngày, từ tháng 9 năm
1941 cho đến tháng 1 năm 1944.
Không chỉ là binh lính, bất cứ ai dù là đàn ông, phụ nữ
và trẻ em đều được kêu gọi để giúp xây dựng phòng tuyến bảo vệ thành
phố nhằm ngăn chặn sự tiếp cận của xe tăng Đức Quốc Xã. Mặc dù phải chịu
đựng chiến tranh khốc liệt, quân đội và nhân dân Liên Xô bảo vệ thành
công và ngăn chặn quân Đức phá hủy hoàn toàn thành phố.
Đây một trận chiến mà có thể kéo dài lâu hơn cả với một
số cuộc chiến tranh, nên số người chết lên cao đến mức khủng khiếp. Hơn
1 triệu dân thường tức một phần ba dân số thành phố lúc bấy giờ chết
trong cuộc chiến. Một số chết do trực tiếp từ chiến tranh, những người
khác do bệnh tật, lạnh cóng chết hoặc bị chết đói vì lực lượng Đức Quốc
Xã phong tỏa thành phố để ngăn chặn người dân nhận tiếp tế. Quân đội Xô
Viết mất hơn 1 triệu binh lính, con số đó không bao gồm hơn 2 triệu
người bị bệnh và bị thương. Số lượng thương vong của Đức quốc xã vẫn còn
bị tranh cãi, nhưng ước tính lên đến con sô hàng trăm nghìn.
5. Cuộc xâm lược Ba Lan
Cuộc xâm lược Ba Lan là trận chiến đầu tiên của chiến
tranh thế giới thứ II và thực sự là một cuộc xung đột chạy đua - một
chuỗi các trận chiến diễn ra trên lãnh thổ đất nước nằm ở phía đông Đức
về phía đông và phía tây của nước Nga. Về cơ bản, cuộc xâm lược là kết
quả của một hiệp ước giữa Đức và Nga để phân chia Ba Lan. Ba Lan, bị mắc
kẹt ở giữa giữa hai cường quốc đầy tham vọng, không bao giờ có một cơ
hội thực sự.
Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức tấn công Ba Lan từ phía
tây, không những thế quân đội Ba Lan còn phải đối mặt với quân đội Liên
Xô chờ đợi sẵn từ phía sau. Cùng với khó khăn đó là ảo tưởng của Ba Lan
về sự trợ giúp của đồng minh từ Pháp và Anh khiến, 65.000 người trong
lực lượng quân sự hùng hậu lên đến 950.000 binh lính của Ba Lan thiệt
mạng, hơn 133.000 người bị thương và phần còn lại được coi là bị bắt.
Năm mươi chín nghìn binh sĩ của Liên Xô và Đức bị giết hoặc bị thương.
4. Chiến dịch Bagration
Cuộc chiến giữa Liên Xô và Đức sớm trở nên căng thẳng,
khi Đức chiếm toàn bộ lãnh thổ Ba Lan và khu vực rộng lớn ở phía đông
Liên Xô, gần Moscow. Điều này có nghĩa rằng trong năm 1944, Đức quốc xã
trở nên suy sụp, Liên Xô đặc biệt nhiệt tình gắn bó với Đồng Minh một
thời gian của mình. Nhiệm vụ đẫm máu truy đuổi theo Đức ra khỏi lãnh thổ
phía đông Liên Xô và Ba Lan kéo dài từ ngày 22 đến 19 tháng tám 1944 và
được gọi là chiến dịch Bagration.
Chiến dịch này đẩy Đức Quốc Xã vào tình thế chống đỡ
như Ba Lan trong năm 1939. Liên Xô tấn công sâu vào lãnh thổ Ba Lan cùng
lúc với sự phối hợp từ quân Đồng minh tiến vào Pháp.
Trong thực tế, chiến dịch là biểu hiện của một chiến
lược mới của Liên Xô gọi là chiến dịch thọc sâu. Thay vì củng cố nắm giữ
trên khu vực rộng lớn của đất lấy từ Đức, quân đội Liên Xô ở lại tương
đối hẹp để đẩy sâu vào lãnh thổ Đức.
Tấn công sâu vào trái tim của Đức quốc xã, Liên Xô hy
vọng, sẽ làm đạt được mục tiêu quan trọng về chiến lược, dẫn đến thay
đổi bước ngoặt toàn bộ cuộc chiến. Vì vậy, vào giữa tháng 8 năm 1944,
quân đội Liên Xô tiến đến vùng ngoại ô Warsaw, Ba Lan, phối hợp cùng
phong trào kháng chiến ở Ba Lan chống lại Đức quốc xã. Chiến dịch
Bagration lấy đi sinh mệnh của350.000 lính Đức và 765.000 binh lính Xô
Viết.
3. Trận Iwo Jima
Mặc dù số lượng binh lính tử trận trên đảo Iwo Jima là
không đáng kể nếu so với một số trận chiến lớn khác của chiến tranh thế
giới thứ II, nhưng đây là trận chiến đáng chú Italy vì tỷ lệ phần trăm
binh lính tham chiến tử trận. Trên đảo Iwo Jima, quân đội Nhật Bản chiến
đấu điên cuồng cho đến chết khi 22.000 binh lính Nhật Bản tham gia trận
chiến nhưng chỉ có 216 bị bắt làm tù binh. Toàn bộ số còn lại thiệt
mạng. Với 26.000 binh sĩ Mỹ thiệt mạng và bị thương, trận chiến Iwo Jima
là cuộc đụng độ duy nhất trong Chiến tranh Thế giới II mà thương vong
của Mỹ vượt xa con số thương vong của Nhật Bản.
Cuộc chiến bắt đầu vào ngày 19 tháng 2 năm 1945, và
ngay lập tức quân đội Mỹ hiểu rằng họ phải đối mặt với một kẻ thù kiên
quyết và được chuẩn bị tốt. Tên hòn đảo trong tiếng Nhật có nghĩa là
"hòn đảo lưu huỳnh" vì có thể ngửi thấy mùi lưu huỳnh từ những ngọn núi
lửa trên đảo. Hòn đảo có hệt thống mê cung các đường hầm dưới đất.
Một số binh lính hồi tưởng lại rằng sau khi chiến đấu
đẫm máu để chiếm một ngọn đồi, họ sẽ phải đối mặt với kẻ thù ẩn sâu
trong đường hầm dưới chân họ và sẵn sàng tấn công họ bất cứ lúc nào.
Dưới chân ngọn núi cao nhất trên hòn đảo, núi Suribachi cao 169 mét,
người Nhật đào một hệ thống công sự bảy tầng để cất giữ vũ khí và vật
tư.
Các trận chiến trên cho hòn đảo bé nhỏ chỉ rộng có
21km2 diễn ra trong 36 ngày. Trong thực tế, bức ảnh lịch sử của Thuỷ
quân lục chiến Mỹ cắm cờ chiến thắng trên đỉnh núi Suribachi được thực
hiện trong những ngày đầu của trận chiến.
2. Trận Berlin
Vào đầu mùa xuân năm 1945, quân đội Liên Xô tiến về
phía Berlin, nơi Adolph Hitler đang bị chôn vùi trong đống đổ nát mà hắn
ta lập ra. Một động vật bị mắc kẹt có hai lựa chọn – chờ chết hoặc
chiến đấu - và Hitler chọn thứ hai. Thông qua chiến lược tuyên truyền
của Đức quốc xã nhấn mạnh rằng quân đội Liên Xô sẽ tàn phá đất nước,
người dân Đức cảm thấy lựa chọn duy nhất của họ là chiến đấu đến chết
cùng với đấng lãnh đạo tối cao Hitler.
Khi quân đội Liên Xô bao vây Berlin, Hitler đặt
Wehrmacht (lực lượng phòng thủ), Volkssturm (dân quân), Waffen-SS (lực
lượng cảnh sát ưu tú), và hàng ngàn thanh niên Hitler (nam tuổi 14-18)
vào tình trạng kiên quyết kháng cự dữ dội đến cùng. Tất cả, có 300.000
quân Đức trong khi các lực lượng của Liên Xô lên đến hàng triệu.
Ngày 20 tháng Tư năm 1945, Liên Xô bắt đầu tiến hành
pháo kích để làm nhụt chí quân đội Đức. Chỉ một vài ngày sau khi pháo
kích bắt đầu, quân đội Xô Viết tiến vào thành phố. Hitler và những kẻ
theo hắn tự tử, và trận Berlin chính thức kết thúc vào ngày 2 tháng 5
năm 1945. Tuy nhiên, nỗi lo sợ Liên Xô lớn đến nỗi người Đức vẫn tiếp
tục chiến đấu với hy vọng phá vỡ cuộc bao vây của Liên Xô để đầu hàng
các lực lượng của phương Tây thay vì Liên Xô.
Bên phía Liên Xô thiệt hại là hơn 70.000 người (nhiều
người tin rằng con số đó có thể ít hơn bởi các vị tướng Nga không mong
muốn chiếm được Berlin trước Mỹ). Gần 250.000 người Đức chết.
1. Trận Singaprore
Khi nói về các trận chiến đẫm máu chiến tranh thế giới
thứ II trận, thật khó để rời khỏi mặt trận phía Đông, nơi các cuộc đụng
độ của Đức và Liên Xô cướp đi sinh mạng của gần 15 triệu quân nhân và ít
nhất gấp đôi con số đó là dân thường. Nhưng chúng ta hãy rời khỏi nước
Đức và Liên Xô để nhìn vào một trận chiến rất thú vị trong Thế chiến 2 -
trận Singapore.
Hòn đảo Singapore là tiền đồn của Anh ở khu vực Đông
Nam Á, nhưng câu chuyện thực sự bắt đầu với Trung Quốc. Năm 1942, người
Nhật bị sa lầy trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai khiến các
nước Đồng Minh bổ sung thêm lệnh cấm vận thương mại đối với Nhật Bản.
Trong khi đó Nhật Bản cần tài nguyên, và nơi tốt nhất để đáp ứng nhu cầu
của Nhật Bản là khu vực Đông Nam Á.
Trong năm 1941 (gần đồng thời với thời điểm Nhật Bản
tấn công Trân Châu Cảng), Nhật Bản đánh bật Anh ra khỏi Malaysia và sau
đó tiếp tục tấn công Singapore. Mặc dù ít quân số hơn nhiều (chỉ bằng
khoảng một nửa so với đối thủ), nhưng người Nhật có sức mạnh không quân
và tình báo quân sự khá tốt. Không may cho quân Đồng Minh, người Anh (và
các đồng minh của Úc), tuy đông nhưng khả năng tinh thuệ còn kém.
Với sự trợ giúp của không quân, Nhật Bản khai thác lỗ
hổng trong hệ thống phòng ngự để xâm nhập hòn đảo và trong đúng một tuần
– từ 8 đến 15 tháng 2, 1942. Năm ngàn binh sĩ Anh và Úc thiệt mạng hoặc
bị thương, nhưng con số thương vong thực sự của quân đội Đồng Minh là
80.000 người khi nhiều binh lính bị giam trong các trại tù của Nhật
Bản,và phần lớn trong số họ không thể trở về nhà. Ngoài ra, sau khi trận
chiến kết thúc, người Nhật còn tiến hành tàn sát dã man cộng đồng người
Hoa trên đảo.
Theo Genk
5 ngộ nhận về Thế chiến II
1
Mỹ một tay làm nên chiến thắng, Đức có thể giành thắng lợi nếu tránh
được các sai lầm... là điều mà nhiều người thường hiểu lầm về Chiến
tranh Thế giới thứ 2.
Mỹ một tay làm nên chiến thắng
Theo Warhistoryonline, sự tuyên truyền chính trị, đặc biệt
là qua các bộ phim của Hollywood thường mô tả rằng nước Mỹ một tay làm
nên chiến thắng. Ít nhất, họ cũng cố gắng miêu tả rằng Mỹ có công lao
lớn hơn cả vào chiến thắng chung so với các đồng minh khác trong Thế
chiến II.
Một ví dụ điển hình cho sự tuyên truyền thái quá các công lao của nước Mỹ trong bộ phim gây tranh cãi mang tên U-571 của đạo diễn Jonathan Mostow. Bộ phim mô tả rằng, các thủy thủ tàu ngầm Mỹ đã thu giữ và giải mã thành công máy Enigma (một thiết bị tạo và giải mã các thông tin mật của Đức).
Trên thực tế, Ba Lan mới chính là quốc gia đầu tiên giải mã thành công máy Enigma vào năm 1932. Sau đó, họ chia sẻ những phát hiện của mình với Anh và Pháp vào năm 1939. Bộ phim đã gây ra những ngộ nhận rằng, Mỹ chính là quốc gia đầu tiên giải mã thành công máy Enigma.
Cho đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, các phương tiện truyền thông Mỹ vẫn im lặng về vai trò của Liên Xô trên mặt trận phía Đông. Thực tế, bước ngoặt của Chiến tranh Thế giới thứ 2 quyết định ở trận Stalingrad.
Quy mô mặt trận phía Đông lớn gấp 4 lần mặt trận phía Tây. 8 triệu binh sĩ Liên Xô đã thiệt mạng, cao gấp 20 lần số binh lính Mỹ thiệt mạng trong Thế chiến II. Rất nhiều trẻ em phương Tây không biết về câu chuyện này.
Winston Churchill là một nhà lãnh đạo được yêu mến trên khắp thế giới
Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đã mất niềm tin và từ chức, ông đề
nghị Winston Churchill làm thủ tướng Anh vào năm 1940. Một số nhà sử
học, người viết tiểu sử và cuộc thăm dò ý kiến sai lệch đã dẫn đến những
ngộ nhận. Kết quả là ở những nơi không hiểu gì về lịch sử nước Anh như
tiểu lục địa Ấn Độ thường mô tả thủ tướng Winston Churchill trong Thế
chiến II là một nhà lãnh đạo được yêu mến.
Trên thực tế, nó giống như một "hội chứng" nơi mà nhà lãnh đạo đạt được sự hỗ trợ phổ biến ngắn hạn trong giai đoạn chiến tranh hoặc một cuộc khủng hoảng quốc tế. Tầm ảnh hưởng của Winston Churchill kéo dài không lâu. Đảng Lao động của ông đã thất bại ngay trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên khi chiến tranh kết thúc.
Winston Churchill đã đề cập đến mối đe dọa chống lại Anh và Mỹ của Hồng quân. Ông đã cố gắng đi trước với chiến dịch mang mật danh Unthinkable chống lại Hồng quân vào ngày 1/7/1945 có thể châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ 3. Điều đó đã khiến ông đánh mất niềm tin của công chúng.
Chính sách của Churchill tại Ấn Độ cũng là chủ đề gây tranh cãi, chính phủ của ông có lỗi trong việc để xảy ra nạn đói tại Bengal khiến hơn 4 triệu người thiệt mạng.
Đức có thể chiến thắng nếu tránh được các sai lầm
Có một số ngộ nhận rằng, Đức có thể thống trị thế giới nếu họ tránh
được các sai lầm ngớ ngẩn. Khi bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ 2, Đức
có sức mạnh quân sự khổng lồ, họ chiếm phần lớn châu Âu, đe dọa nước
Anh. Tuy nhiên, sau năm 1941, chỉ có một sự "siêu may mắn" mới giúp
Hitler giành chiến thắng.
Liên Xô đã thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp ở cả phương diện kinh tế và quân sự. Cho dù Đức có phạm sai lầm hay không thì cuối cùng Liên Xô vẫn chiến thắng trên mặt trận phía Đông.
Hitler là một thiên tài trong mọi lĩnh vực
Người Đức trong Thế chiến II ngưỡng mộ Hitler như một thiên tài. Sự
phổ biến của các hình thức văn hóa đã đưa ông ta trở thành một siêu nhân
vật phản diện trong lịch sử. Thực tế, các kế hoạch quân sự của Hitler
được chứng minh là nghèo nàn.
Tuy nhiên, Hitler đã thành công trong các hoạt động tuyên truyền để phần lớn người Đức tin vào sức mạnh "thống trị thế giới của chủng tộc Aryan" (người da trắng gốc Đức). Hệ tư tưởng này của Hitler đã dẫn đến cuộc tàn sát người Do Thái và những dân tộc thiểu số khác mà ông ta cho là "hạ đẳng"
Tổng thống Roosevelt biết trước cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng
Nhiều thuyết âm mưu từ các đối thủ chính trị và sĩ quan quân sự cho
rằng, Tổng thống Roosevelt biết trước kế hoạch Nhật Bản tấn công vào
Trân Châu Cảng. Ông đã cố tình để nó xảy ra nhằm thuyết phục Quốc hội Mỹ
cho phép tham gia vào Thế chiến II.
Mặc dù có vài thông tin tình báo quân sự Mỹ về những kế hoạch hành động chống lại Đế quốc Nhật nhưng không có bằng chứng cho thấy quân đội Mỹ hay Tổng thống Roosevelt biết trước cuộc tấn công. Phần lớn các thông tin này là do các đối thủ chính trị của Tổng thống Roosevelt đưa ra để nói xấu ông.
Đức HảQuân đội Mỹ có công lớn trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhưng quốc gia có công lao lớn hơn cả chính là Liên Xô trên mặt trận phía Đông. Ảnh: MSA |
Một ví dụ điển hình cho sự tuyên truyền thái quá các công lao của nước Mỹ trong bộ phim gây tranh cãi mang tên U-571 của đạo diễn Jonathan Mostow. Bộ phim mô tả rằng, các thủy thủ tàu ngầm Mỹ đã thu giữ và giải mã thành công máy Enigma (một thiết bị tạo và giải mã các thông tin mật của Đức).
Trên thực tế, Ba Lan mới chính là quốc gia đầu tiên giải mã thành công máy Enigma vào năm 1932. Sau đó, họ chia sẻ những phát hiện của mình với Anh và Pháp vào năm 1939. Bộ phim đã gây ra những ngộ nhận rằng, Mỹ chính là quốc gia đầu tiên giải mã thành công máy Enigma.
Cho đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, các phương tiện truyền thông Mỹ vẫn im lặng về vai trò của Liên Xô trên mặt trận phía Đông. Thực tế, bước ngoặt của Chiến tranh Thế giới thứ 2 quyết định ở trận Stalingrad.
Quy mô mặt trận phía Đông lớn gấp 4 lần mặt trận phía Tây. 8 triệu binh sĩ Liên Xô đã thiệt mạng, cao gấp 20 lần số binh lính Mỹ thiệt mạng trong Thế chiến II. Rất nhiều trẻ em phương Tây không biết về câu chuyện này.
Winston Churchill là một nhà lãnh đạo được yêu mến trên khắp thế giới
Tầm ảnh hưởng của Winston Churchill chỉ tồn tại một cách ngắn hạn trong những năm Thế chiến II. Ảnh: Warhistoryonline. |
Trên thực tế, nó giống như một "hội chứng" nơi mà nhà lãnh đạo đạt được sự hỗ trợ phổ biến ngắn hạn trong giai đoạn chiến tranh hoặc một cuộc khủng hoảng quốc tế. Tầm ảnh hưởng của Winston Churchill kéo dài không lâu. Đảng Lao động của ông đã thất bại ngay trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên khi chiến tranh kết thúc.
Winston Churchill đã đề cập đến mối đe dọa chống lại Anh và Mỹ của Hồng quân. Ông đã cố gắng đi trước với chiến dịch mang mật danh Unthinkable chống lại Hồng quân vào ngày 1/7/1945 có thể châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ 3. Điều đó đã khiến ông đánh mất niềm tin của công chúng.
Chính sách của Churchill tại Ấn Độ cũng là chủ đề gây tranh cãi, chính phủ của ông có lỗi trong việc để xảy ra nạn đói tại Bengal khiến hơn 4 triệu người thiệt mạng.
Đức có thể chiến thắng nếu tránh được các sai lầm
Pháo binh Liên Xô đang pháo kích vào vị trí quân đội Đức quốc xã ở Odessa, Ukraine năm 1941. Ảnh: Warhistoryonline. |
Liên Xô đã thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp ở cả phương diện kinh tế và quân sự. Cho dù Đức có phạm sai lầm hay không thì cuối cùng Liên Xô vẫn chiến thắng trên mặt trận phía Đông.
Hitler là một thiên tài trong mọi lĩnh vực
Hitler không phải là một thiên tài như phần lớn người Đức vẫn ngưỡng mộ. Ảnh: Warhistoryonline |
Tuy nhiên, Hitler đã thành công trong các hoạt động tuyên truyền để phần lớn người Đức tin vào sức mạnh "thống trị thế giới của chủng tộc Aryan" (người da trắng gốc Đức). Hệ tư tưởng này của Hitler đã dẫn đến cuộc tàn sát người Do Thái và những dân tộc thiểu số khác mà ông ta cho là "hạ đẳng"
Tổng thống Roosevelt biết trước cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng
Thất bại ở Trân Châu Cảng là một bước ngoặt lớn đối với lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Warhistoryonline |
Mặc dù có vài thông tin tình báo quân sự Mỹ về những kế hoạch hành động chống lại Đế quốc Nhật nhưng không có bằng chứng cho thấy quân đội Mỹ hay Tổng thống Roosevelt biết trước cuộc tấn công. Phần lớn các thông tin này là do các đối thủ chính trị của Tổng thống Roosevelt đưa ra để nói xấu ông.
Nhận xét
Đăng nhận xét