KÝ ỨC CHÓI LỌI 56/b

(ĐC sưu tầm trên NET)

                    Việt Nam đã trừng trị "bóng ma" trên đỉnh Trường Sơn như thế nào? Phần 2

Công bố 5 kỷ lục về đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Ngày 28/10 Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã chính thức công bố 5 kỷ lục về đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh huyền thoại.
Đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh, con đường cao nhất và dài nhất
Đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh nằm trên dãy Trường Sơn. Dãy núi này kéo dài qua lãnh thổ ba nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Campuchia. Riêng tại Việt Nam, đỉnh cao nhất là 2.178m. Những con đường trên dãy Trường Sơn được khai phá vào các thời vua như Lê Đại Hành (thế kỷ 10), Quang Trung (thế kỷ 18), Hàm Nghi (cuối thế kỷ 19)…
Thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đường Trường Sơn được mở nhiều ở phía Bắc và các tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi… kể từ tháng 2/1942 đến đầu năm 1945.
Hình ảnh Công bố 5 kỷ lục về đường Hồ Chí Minh huyền thoại số 1
Đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh, được xây dựng cùng bao xương máu của nhân Nam.

Trước ngày mở chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, đường Trường Sơn có 6 trục dọc với tổng chiều dài là 7.710 km + 5.980 km đường ngang và 5.020 km đường vòng tránh. Tổng cộng đường Trường Sơn có độ dài 18.710 km.
Năm 1973, đường vận tải Trường Sơn chính thức được Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đổi tên là đường Hồ Chí Minh.
Đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh, nơi có nhiệt độ thấp nhất, lượng mưa nhiều nhất, độ bốc hơi ít nhất
Đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh ở độ cao 1.000m - 1.800m mang tính chất khí hậu “á nhiệt đới điển hình”. Ở đây nhiệt độ trung bình dưới 13 độ C, tháng lạnh nhất 3 - 6 độ C, tháng nóng nhất cũng chỉ 14 độ C. Lượng mưa hàng năm khoảng 2.500mm và lượng bốc hơi không quá 500mm. Đường Hồ Chí Minh quanh năm có mây mù che phủ, do đó mặt đường đất luôn luôn ẩm ướt, trơn trượt rất khó khăn cho di chuyển bằng xe hoặc đi bộ khi leo và tuột dốc.
Hình ảnh Công bố 5 kỷ lục về đường Hồ Chí Minh huyền thoại số 2
Đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh là con một đường kỳ vỹ.
Hàng năm, mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 5 (dương lịch). Trời mưa như trút nước, tới 300 - 400mm/ngày. Tháng 7 thường có lũ lớn làm tắc nghẽn giao thông, đến cuối tháng 9 mới ngớt mưa, hết lũ. Và đầu tháng 11 chuyển sang mùa khô kéo dài hơn 6 tháng.
Đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh, con đường “có một không hai” được báo chí, văn, thơ, âm nhạc trong và ngoài nước nói đến nhiều nhất
Có 105 chính khách gồm các nhà văn, sử gia, giáo sư, tiến sĩ khoa học, luật gia, tiến sĩ xã hội học, nhà báo, nhân chủng học… phương Tây đã nói nhiều về con đường “mòn Hồ Chí Minh” (đường Trường Sơn).
Hình ảnh Công bố 5 kỷ lục về đường Hồ Chí Minh huyền thoại số 3
Nơi đây đã viết lên bao bản tình ca bất hủ của dân tộc
Các nhà xuất bản lớn trên thế giới đã phát hành hàng trăm tác phẩm nói về cuộc chiến tranh Việt Nam với con đường “mòn” huyền thoại, rất nhiều tờ báo, tạp chí lớn ở phương Tây đã đăng tải những thiên phóng sự nói về hoạt động ngăn chặn con đường “mòn” ở Việt Nam của Mỹ bị thất bại. Sự tàn phá vô cùng khốc liệt nhưng tất cả đều vô vọng trước sức bền bỉ lạ lùng của nó.
Tại Việt Nam, trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt xảy ra ở đường Trường Sơn, hàng ngàn bài báo, bài thơ, truyện ngắn, truyện dài... hàng chục ca khúc nổi tiếng viết về con đường này để ca ngợi sức chiến đấu kiên cường, bền bỉ… quyết giành thắng lợi của quân và Nam.
Đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh, con đường giữ vai trò chiến lược trọng yếu nhất trong cuộc kháng chiến cứu nước
Là một công trường lao động vĩ đại, một chiến trường tổng hợp đánh bại cuộc chiến tranh dài ngày ác liệt nhất với vũ khí hiện đại nhất; Hoàn thành 3 nhiệm vụ chiến lược, góp phần có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến cứu nước; Vận dụng nghệ thuật quân sự Việt Nam phát động mọi lực lượng trên tuyến đều là lực lượng chiến đấu chống địch; Đã có trên 4 vạn công binh, TNXP… đào đắp trên 28 triệu m3 đất đai kiến thiết một hệ thống cầu đường gần 20.000km đường ô tô, 500km đường sông, 1.400km đường ống xăng dầu… như trận đồ bát quái xuyên rừng núi.
Hình ảnh Công bố 5 kỷ lục về đường Hồ Chí Minh huyền thoại số 4
Con đường xuyên ba miền Bắc - Trung - Nam
Từ đó, chi viện 1,3 triệu tấn vũ khí, vật chất thiết yếu, đưa trên 2 triệu lượt người chi viện cho Miền Nam. Đặc biệt, lực lượng cán bộ chỉ huy, kỹ thuật các ngành làm nòng cốt xây dựng lực lượng. Cơ động 3 quân đoàn chủ lực, 5 sư đoàn, gồm lực lượng binh khí kỹ thuật: xe tăng, pháo binh hạng nặng, tên lửa, xe máy công trình… Là căn cứ chiến lược trực tiếp của 3 chiến trường Miền Nam, đông bắc Campuchia, Hạ Lào với chiều dài trên 1.000km, chiều rộng 100km gồm 21 tỉnh của 3 nước.
Đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh, con đường thực hiện mệnh lệnh thần tốc, táo bạo nhất để giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến cứu nước
Nhận rõ đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh là con đường huyết mạch của cách mạng Việt Nam, đối phương tập trung đánh phá ngăn chặn quyết liệt, tập trung 70% lực lượng phương tiện vũ khí kỹ thuật hiện đại. Nơi đây đã có 111.135 trận không kích, kể cả B 52, 1.263 cuộc hành quân bằng các loại chiến tranh công nghệ cao như điện tử, tự động hóa, hóa học, vi trùng với các loại vũ khí như bom lade, cây nhiệt đới, bom từ trường, máy phát hiện mục tiêu khuếch đại ánh sáng mờ, tia hồng ngoại.
Hình ảnh Công bố 5 kỷ lục về đường Hồ Chí Minh huyền thoại số 5
Con đường đã đổ nhiều máu nhất của những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam.
Nêu cao tư tưởng cách mạng tiến công, Bộ đội Trường Sơn đã tiêu diệt và bắt sống gần hai vạn tên địch, bắn rơi 2.458 máy bay các loại; Bảo đảm giao thông thông suốt, làm thất bại thủ đoạn ngăn chặn của địch. Với khẩu hiệu chiến đấu: Nhằm thẳng quân thù, bắn, quay nòng pháo theo bánh xe lăn; Máu có thể đổ, đường không tắc; Còn người, còn xe, còn hàng; Tất cả vì Miền Nam ruột thịt, tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - Hồ Chí Minh, như Đại tường Võ Nguyên Giáp nhận định, đã bảo đảm cho đại quân cả bộ binh và binh khí kỹ thuật nặng, bí mật bất ngờ từ Bắc tiến vào Nam, tạo ưu thế đột biến của đòn chiến lược quyết định.
Theo VTC
Nguồn : Zing

                                  TẬP 8 TRƯỜNG SƠN NƠI HUYỀN THOẠI BẮT ĐẦU

50 năm - Huyền thoại đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh
[Ngày đăng 07/11/2013]
Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc, Trường Sơn là thế tựa muôn đời, là hồn thiêng sông núi. Thế kỷ XX, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, đường Trường Sơn lại viết nên thiên anh hùng ca bất tử:
“Trường Sơn xẻ dọc, dọc ngang
Xẻng tay mà viết nên trang sử vàng”.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, dòng Bến Hải-cầu Hiền Lương trở thành ranh giới chia cắt hai miền Nam –Bắc. Một nửa đất nước được giải phóng, một nửa nửa nước sống oằn mình dưới chế độ tay sai của Mỹ.
Trước âm mưu thâm độc của kẻ thù, khả năng thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình không còn nữa. Thực hiện khát vọng độc lập, thống nhất thiêng liêng ngàn đời của dân tộc, quân và dân hai miền Nam-Bắc chung sức đồng lòng, tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
     Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
Tháng 1/1959, Ban chấp hành TW Đảng họp Hội nghị lần thứ 15 (khoá II) đưa ra chủ trương lãnh đạo nhân dân miền Nam kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, đưa cách mạng miền Nam đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị TW 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, làm dấy lên cao trào “đồng khởi” ở Miền Nam, mở ra bước phát triển mới, chuyển cách mạng miền Nam sang một thời kỳ phát triển nhảy vọt.
Để chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam, Đảng ta đã quyết định tổ chức tuyến đường vận tải chiến lược đường Trường Sơn- đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển.
Ngày 19/5/1959, tuyến đường vận tải quân sự chiến lược đường Trường Sơn ra đời. Đoàn 559 vinh dự được giao nhiệm vụ tổ chức tuyến chi viện chiến luợc này. Lực lượng ban đầu gồm 500 cán bộ chiến sĩ “quân đi tính từng người, hàng chuyển tính từng cân”, do Thượng tá Võ Bẫm chỉ huy. Điểm đầu tuyến đường là khu rừng Khe Hó- Bãi Hà, Do Linh, Quảng Trị- điểm khởi đầu cho một trận đồ bát quát giữa đại ngàn Trường Sơn. Đoàn vừa vận chuyển vừa mở đường hành quân. Với phương châm: "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng" để đảm bảo bí mật tối đa.
Theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, ngày 23-10-1961, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã quyết định thành lập Đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân để vận chuyển vũ khí, trang bị cho chiến trường miền Nam bằng đường biển- làm nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển với những con tàu không số, nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam.
Từ khi có tuyến đường, sức người, sức của chi viện cho chiến trường miền Nam ngày càng tăng lên, hàng loạt các trận đánh hiểm hóc của quân dân miền Nam như: Tua Hai, Ấp Bắc, Bình Giã, Vạn Tường… làm cho Mỹ và chính quyền Sài Gòn rúng động. Việc ngăn chặn hệ thống đường Trường Sơn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Mỹ đã tập trung mọi phương tiện chiến tranh hiện đại nhất nhằm triệt phá con đường chiến lược này, cắt đứt sự chi viện của miền Bắc. Hỗ trợ đắc lực cho nổ lực ngăn chăn của Mỹ là: Hàng rào điện tử, lực lượng thám báo, cây nhiệt đới, các loại máy bay ném bom, kể cả B52...
Cuộc chiến tranh chống phá hoại, bảo vệ thông suốt trên toàn tuyến đường là bản hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của bộ đội Trường Sơn. Cả Trường Sơn ào ào ra trận.  Binh chủng nào, đơn vị nào cũng có những sự tích anh hùng, những chiến công huyền thoại; cung đường nào, trọng điểm nào cũng rực lửa chiến công.
Trong lửa đạn khốc liệt của chiến tranh, đâu đâu cũng vang lên lời ca tiếng hát, khát vọng sống và niềm  tin chiến thắng:
“Và dù nơi chốn xa, cho gió mưa có rơi dầm dề,
em nhủ mình rằng muốn có một ngày về
thì chiến đầu đừng sờn lòng, đừng nề gian khổ.
Súng còn vang dân lầm than, đây chiến trường thề quyết xông pha, ánh dương bầu trời Việt Nam ta, mong hoà bình tới, để toàn dân vui sống lo ấm”.
Trong suốt 6000 ngày, Mỹ đã thả xuống 4 triệu tấn bom đạn các loại, hàng triệu lít hóa chất. Huy động các đại học, viện nghiên cứu háng đầu trong việc tạo các nghiên cứu gây mưa, tạo bùn hòng cản trở tuyến vận tải này. Song mọi cố gắng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đều không đạt được mục đích. Bom đạn và kỹ thuật hiện đại không thể thắng được ý chí sắt đá của những con người mang khát vọng thiêng liêng cao cả của một thời đại. Đường Trường Sơn- đường Hồ Chí Minh vẫn hiên ngang vươn tới các chiến trường:
“Ta vượt trên đỉnh núi cao Trường Sơn.
Đá mòn mà đôi gót không mòn…
Máu thấm đường ta đi lẫn mồ hôi rơi tình quê tha thiết.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình…”.
Hơn 12 vạn cán bộ chiến sĩ, gần 4 vạn thanh niên xung phong đã kết thành một tập thể gang thép, chiến đấu mưu trí, dũng cảm đánh trả 151.133 trận đánh phá của không quân Mỹ, bắn rơi 2.455 máy bay, đánh bộ binh địch hơn 2.500 trận lớn, nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 18.700 tên.
Đến mùa hè năm 1974, đường đông và tây Trường Sơn đã hình thành một hệ thống liên hoàn, vững chắc, là cơ sở hạ tầng bảo đảm chi viện liên tục vật chất, cơ động lực lượng, binh khí kỹ thuật, bảo đảm cho đòn tiến công chiến lược khi thời cơ đến. Đồng thời, tuyến hành lang đông - tây Trường Sơn đã hình thành một căn cứ hậu cần chiến lược, chiến dịch. rộng trên 130 nghìn cây số vuông, nối liền hậu phương lớn miền Bắc với các chiến trường nam Đông Dương, là chỗ dựa vững chắc cho các chiến trường.
Đã có biết nhiêu ca từ hào sảng viết về huyền thoại đường Trường Sơn –đường Hồ Chí Minh:
“Trường Sơn, Đông nắng Tây mưa,
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình”.
Nhạc sĩ văn Dung, Hoàng Hiệp trong tác phẩm “Đường Trường Sơn xe anh qua” “Lá đỏ”, lời ca hùng dũng, lạc quan tràn đầy niềm tin thắng lợi:
“... Đường em ghi chiến công lẫy lừng, tràn niềm tin trong muôn gian lao.. .; Gặp em trên cao lộng gió. Rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ. Em đứng đứng ở bên đường, như quê hương vai áo bạc quàng súng trường. Đoàn quân vẫn đi vội vã. Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa”.
Hòa trong lời ca hào sảng đó, lớp lớp những người con thân yêu từ khắp mọi miền của Tổ quốc đã không quản ngại khó khăn, gian nguy, lao mình vào cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc, cùng viết nên trường ca đẹp nhất của thế kỷ XX.
“Trường Sơn, vượt núi, băng sông
Xe đi  trăm ngả, chiến công bốn mùa”.
 Trên tuyến đường Trường Sơn -đường Hồ Chí Minh lịch sử, đã diễn ra cuộc chiến đấu vô cùng khốc  liệt, thể hiện qua quy mô, tính chất, cường độ hủy diệt mà Mỹ và chính quyền Sài Gòn tiến hành suốt 16 năm từ (1959-1975). Trong cuộc chiếu đấu ấy, hơn 2 vạn cán bộ, chiến sĩ, văn nghệ sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nằm lại với đại ngàn Trường Sơn “Tuổi thanh xuân gửi lại chiến trường”. Có cuộc chiến tranh nào không mất mát hy sinh, có sự ra đi cuối cùng nào không thấm đậm tâm hồn ta thương nhớ. Tên các chị các anh đã trở thành tên đất nước, máu thịt các chị các anh đã thành tượng đài nơi tuyến lửa.
Tính đến ngày thống nhất đất nước 1975, đường Trường Sơn đã tồn tại gần 6000 ngày đêm. Các lực lượng công binh, thanh niên xong phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn gồm khoảng 120.000 người đã làm nên mạng đường liên hoàn, vững chắc với 5 hệ thống đường trục dọc, 21 đường trục ngang, nối Đông với Tây Trường Sơn, vươn tới các chiến trường, với tổng chiều dài gần 2 vạn km đường ô tô, 1.400 km đường ống dẫn xǎng dầu, 3.140 km "đường kín" cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống, ngầm.
Chiến tranh vừa kết thúc, Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn là nơi trở về của 10.327 hài cốt liệt sĩ đến từ khắp mọi miền đất  nước. Với đạo lý uống nước nhớ nguồn và sự thôi thúc từ đáy lòng của cán bộ, chiến sĩ một chốn an nghỉ, ngàn thu vĩnh hằng được chính vị tư lệnh bộ đội Trường Sơn Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên chọn trền đồi Bến Tắc, Vĩnh Trường, Gio Linh, Quảng Trị- Địa danh khởi đầu của huyền thoại Trường Sơn, nơi đầu nguồn dòng Bến Hải bên đường Hồ Chí Minh- một không gian vừa trữ tình vừa bi tráng, phù hợp với những giao cảm tâm linh giữa người mất và người còn:
“Ngày tiễn con đi, mẹ ra đến cổng làng mà mỏi mắt chờ mong tin từ chiến trường xa thằm. Ngày thắng lợi, các anh nằm lại Trường Sơn, mẹ cũng hóa tượng đài”.
Hơn 30 năm sau ngày đất nước thống nhất, huyền thoại Trường sơn- đường Hồ Chí Minh mang trên mình sứ mệnh lịch sử mới- đường Trường Sơn công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chính thức trở thành một tuyến quốc lộ Bắc-Nam hiện đại, phục vụ cho khát vong vươn lên của dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển; mở ra hướng khai thác tiềm năng kinh tế - xã hội phía Tây của Tổ quốc phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước và củng cố an ninh quốc phòng.
Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng đường Trường Sơn- đường Hồ Chí Minh mãi mãi là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ, văn nghệ sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn; là biểu tưởng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng; là huyền thoại của huyền thoại trong trường ca chống Mỹ của dân tộc thế kỷ XX
Đỗ Văn Biên, Ban CTSV ĐHQG-HCM

Những hình ảnh hiếm về đường Trường Sơn huyền thoại

Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược vận chuyển binh lực, lương thực và vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Người Mỹ ghi nhận, đây là "một trong những thành tựu vĩ đại của nền kỹ thuật quân sự ở thế kỷ 20".
Những hình ảnh hiếm về đường Trường Sơn huyền thoại ảnh 1 Ngày 19/5/1959, Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559) thành lập, đánh dấu sự khởi đầu của tuyến đường Trường Sơn. Mạng lưới giao thông quân sự này chạy dọc dãy Trường Sơn, từ miền Bắc qua miền Trung, hạ Lào và Campuchia để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Vào những năm đầu, việc vận chuyển hàng chi viện được thực hiện bằng hình thức đi bộ, gùi thồ. Trong ảnh là các chiến sĩ của trung đoàn 70 - đơn vị đầu tiên của bộ đội Trường Sơn - đang thồ hàng trên tuyến Tây Trường Sơn tháng 9/1961.
Những hình ảnh hiếm về đường Trường Sơn huyền thoại ảnh 2 Tuy giữ được bí mật nhưng việc vận chuyển bằng phương pháp thô sơ không đem lại hiệu quả do quãng đường vận tải dài tới 2.000 km. Sau 2 năm như vậy, việc vận tải bắt đầu chuyển sang cơ giới. Trong ảnh, đại đội 128 dân công tỉnh Thái Bình xẻ rừng, mở đường cơ giới.
Những hình ảnh hiếm về đường Trường Sơn huyền thoại ảnh 3 Mạng lưới đường cơ giới dần được hình thành lẩn khuất giữa núi rừng Trường Sơn tạo điều kiện cho những đoàn xe quân sự vận chuyển lượng lớn binh lực, lương thực và vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam. Cũng từ đây, lực lượng quân sự Mỹ ra sức đánh phá hệ thống giao thông này bằng bộ binh và không quân, đường Trường Sơn trở thành tuyến lửa - nơi diễn ra cuộc đấu gan, đấu trí ác liệt giữa hai bên.
Những hình ảnh hiếm về đường Trường Sơn huyền thoại ảnh 4 Để đánh phá tuyến đường này, quân đội Mỹ lập một hệ thống máy móc điện tử, thường được gọi là hàng rào điện tử McNamara, để hướng dẫn máy bay ném bom. Ngoài ra, chất độc da cam cùng một số loại chất diệt cỏ khác được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây, các dự án tạo mưa và các chất hóa học tạo bùn cũng được Mỹ sử dụng để phá hủy tuyến đường.
Những hình ảnh hiếm về đường Trường Sơn huyền thoại ảnh 5 Bất chấp bom đạn và chất độc hóa học, những đoàn xe vẫn tiến về miền Nam. Trong ảnh là chiến sĩ của tiểu đoàn công binh 25, binh trạm 31, Bộ tư lệnh 559, đang dẫn đường cho xe quân sự tại ngã ba bắc Siêng Phan đi Xômpêng.
Những hình ảnh hiếm về đường Trường Sơn huyền thoại ảnh 6 Suốt 16 năm, chiến trường Trường Sơn hứng chịu hơn 4 triệu tấn bom mìn do không quân Mỹ trút xuống. Trên toàn tuyến đường có tới 2.500 trọng điểm đánh phá. Trong ảnh là trọng điểm ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), đoàn xe di chuyển qua khu vực dày đặc hố bom.
Những hình ảnh hiếm về đường Trường Sơn huyền thoại ảnh 7 Đảm bảo sự thông suốt của hệ thống đường Trường Sơn là các đơn vị công binh, hậu cần, y tế, bộ binh và phòng không, hoạt động trong rừng ngay dưới làn bom Mỹ. Trong ảnh là một trạm y tế, nơi các bác sĩ quân y đang điều trị cho bộ đội.
Những hình ảnh hiếm về đường Trường Sơn huyền thoại ảnh 8 Các nữ thanh niên xung phong tuổi 20 trên chiến trường đường Trường Sơn. Vai trò của lực lượng thanh niên xung phong trong thời gian này thể hiện rõ hơn bao giờ hết.
Những hình ảnh hiếm về đường Trường Sơn huyền thoại ảnh 9 Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) và trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (bên phải) trong chiến dịch đường 9 Nam Lào 1971 - chiến dịch đem lại quyền kiểm soát hoàn toàn trên mặt đất cho Quân đội nhân dân Việt Nam trên chiến trường Trường Sơn. Với sự phát triển của thế trận phòng ngự chủ động, bộ đội Trường Sơn ngày càng làm chủ chiến trường. Với tổng chiều dài hàng chục ngàn km trải dài trên 5 trục dọc, 21 trục ngang... các đoàn xe vận tải có thể dễ dàng xuyên dãy Trường Sơn từ Bắc vào Nam.
Những hình ảnh hiếm về đường Trường Sơn huyền thoại ảnh 10 Cầu treo bắc qua sông Talê - đường 20, do tiểu đoàn công binh 33 xây dựng. Khi bị không quân Mỹ oanh tạc, cầu được cất giấu tại bờ sông, đến khi yên ắng lại cho dựng lại. Cây cầu tồn tại trong 6 năm, giúp hàng nghìn chuyến xe vượt sông an toàn ra mặt trận.
Những hình ảnh hiếm về đường Trường Sơn huyền thoại ảnh 11 Đoàn xe vận tải hùng hậu của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 trên đường Trường Sơn, chiến dịch cuối cùng thống nhất hai miền Nam - Bắc. Ngày 3/6/1976, lời tuyên dương công trạng Bộ đội Trường Sơn của Đảng và Nhà nước ghi: "Từ buổi đầu mới thành lập, chỉ lấy gùi, thồ làm chính, vận chuyển trên những con đường nhỏ, hẹp; từ chỗ chỉ hoạt động theo mùa, phục vụ cho từng chiến dịch, bộ đội Trường Sơn đã đem mồ hôi, xương máu, lòng dũng cảm, trí thông minh và tài thao lược, xây dựng nên tuyến đường chiến lược mang tên Bác Hồ vĩ đại". Theo văn bản lịch sử chính thức của Cơ quan An ninh quốc gia Hoa Kỳ, đường Trường Sơn được coi là "một trong những thành tựu vĩ đại của nền kỹ thuật quân sự ở thế kỷ 20".
Những hình ảnh hiếm về đường Trường Sơn huyền thoại ảnh 12 Ngày nay, tuyến tây Trường Sơn (địa phận Lào) nhiều nơi đã bị bỏ hoang, một vài điểm được xây dựng trở thành di tích lịch sử. Năm 2000, đường Hồ Chí Minh, con đường xuyên Việt thứ hai sau quốc lộ 1, bắt đầu được xây dựng trên tuyến đông Trường Sơn. Chiếc xe tải ZIL157 của bộ đội Trường Sơn vận chuyển hàng hóa và bộ đội năm xưa cùng hàng nghìn tư liệu, hiện vật về con đường huyền thoại được lưu trữ trong Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh tại Km15 - quốc lộ 6, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội.
Theo VnExpress

Con đường huyền thoại thể hiện ý chí dân tộc Việt Nam

QĐND - Không phải mãi đến sau này, mà ngay từ khi cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt, nhiều học giả, nhà nghiên cứu phương Tây đã đánh giá vị trí, vai trò và tầm quan trọng của Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Các bài báo, công trình nghiên cứu đã xem Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh là con đường huyền thoại...

QĐND - Không phải mãi đến sau này, mà ngay từ khi cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt, nhiều học giả, nhà nghiên cứu phương Tây đã đánh giá vị trí, vai trò và tầm quan trọng của Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Các bài báo, công trình nghiên cứu đã xem Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh là con đường huyền thoại, là sức sáng tạo và thể hiện ý chí của dân tộc Việt Nam; đồng thời, đó còn là nhân tố sống còn đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Thực hiện chủ trương chi viện cho miền Nam, Bộ Chính trị quyết định tổ chức tuyến giao liên vận tải quân sự Trường Sơn. Ngày 19-5-1959, Thường trực Tổng Quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho Đoàn công tác quân sự đặc biệt mở đường, vận chuyển hàng quân sự chi viện cho miền Nam; tổ chức đưa đón cán bộ, bộ đội; chuyển công văn, tài liệu từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc.
Đường Hồ Chí Minh thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ảnh tư liệu
Qua 16 năm xây dựng (1959-1975), từ lối mòn giao liên bí mật len lỏi dưới các triền rừng, Đường Trường Sơn đã phát triển thành một hệ thống trục dọc và trục ngang, ngày càng vươn mạnh vào chiến trường, vươn sâu vào các hướng chiến lược, bao gồm một lực lượng hùng mạnh gồm đủ các thành phần bộ đội binh chủng hợp thành, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến. Tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn đã trở thành một hệ thống mạng đường không thể bị chặn cắt, chuyển vận toàn bộ sức mạnh tiềm tàng và to lớn từ hậu phương miền Bắc vào chi viện cho cách mạng miền Nam; cách mạng Lào và Cam-pu-chia; trở thành một chiến trường thu hút và tiêu diệt lớn sinh lực địch; thành chỗ đứng chân và là bàn đạp xuất phát tiến công của các binh đoàn chủ lực hùng mạnh xuống các tỉnh ven biển miền Trung hoặc tham gia lực lượng đánh chiếm Sài Gòn, góp phần xứng đáng vào Đại thắng mùa Xuân 1975, hoàn thành sứ mệnh lịch sử lớn lao mà triệu triệu người Việt Nam yêu nước đã không tiếc tính mạng và của cải giành lại - đó là giữ vững độc lập, tự do và thống nhất non sông.
Cũng bởi vị trí vô cùng quan trọng của nó, dư luận, báo chí phương Tây đưa tin về Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh ngày càng nhiều, tỷ lệ thuận với mức độ đế quốc Mỹ tăng cường leo thang chiến tranh ở Việt Nam. Điều đặc biệt, nhiều học giả phương Tây đã so sánh Đường Trường Sơn với những con đường nổi tiếng trong lịch sử như con đường vượt dãy Py-rê-nê của Tướng Han-ni-ban để đánh bại người La Mã thời kỳ trước Công nguyên; con đường 10 nghìn cây số của A-lếch-xăng-đrơ, Hoàng đế Ma-xê-đoan chinh phục Ấn Độ; con đường của 43 nghìn quân Na-pô-lê-ông vượt qua dãy núi An-pơ bão tuyết tiến vào I-ta-li-a. Mặc dù có thể so sánh về độ dài, mục đích quân sự, nhưng chưa có con đường nào trên thế giới lại so sánh được với Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh về tầm vóc, hiệu quả và ý nghĩa. Cựu Ngoại trưởng Mỹ H. Kit-xinh-giơ từng thừa nhận: "Còn tồn tại đường mòn Hồ Chí Minh thì chiến tranh không bao giờ kết thúc".
Trong “cuộc chiến tranh ngăn chặn” mà đế quốc Mỹ tiến hành trên Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, ở dưới mặt đất, lục quân Mỹ và quân đội Sài Gòn đã thực hiện hàng vạn trận phục kích, tập kích, biệt kích, đổ bộ đường không, nống lấn, càn quét với các quy mô khác nhau hòng cắt đứt tuyến đường. Trong khi đó ở trên không, đế quốc Mỹ tập trung phần lớn lực lượng không quân đánh phá quyết liệt. Trung bình một ngày, đế quốc Mỹ tiến hành 450 phi vụ máy bay chiến đấu và một tháng thực hiện 1000 phi vụ B-52 để đánh phá. Ngoài ra, đế quốc Mỹ còn dùng các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại nhất lúc bấy giờ để phục vụ cho ý đồ cắt đứt hoặc ngăn chặn hoạt động của Đường Trường Sơn. Chúng đã trút xuống rừng Trường Sơn 71 triệu lít thuốc làm trụi lá cây; dùng máy bay ném vào trong mây những tinh thể muối i-ốt bạc để tạo nên mưa nhiều trên các đoạn đường hiểm trở; gieo vào trong mưa chất a-xít để ăn mòn các thứ vũ khí bằng kim loại; sử dụng các loại vũ khí, trang bị hiện đại nhất lúc đó như khí tài hồng ngoại, ca-me-ra truyền hình, bom la-de và các loại khí tài điện tử như “máy cảm ứng địa chấn”, “máy ngửi hơi người” để phát hiện lưu lượng người và xe cộ vận chuyển của ta. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của đế quốc Mỹ không thể đè bẹp được ý chí và sức sáng tạo của dân tộc Việt Nam mà bộ đội Trường Sơn là một biểu hiện sinh động. Về vấn đề này, tờ Lơ Phi-ga-rô (Pháp), số ra ngày 8-3-1972 đã bình luận: "Quân đội mạnh nhất thế giới đã không làm gì được con đường này. Máy bay khổng lồ B-52 đã ném bom xuống đường mòn Hồ Chí Minh để hủy diệt, nhưng nó vẫn tồn tại, là con rắn trăm đầu luôn mọc lại". Cũng trên tờ Lơ Phi-ga-rô, số ra ngày 31-12-1971 nhận xét: "Nước Mỹ đã chi tiêu hàng tỷ USD hòng bóp nghẹt con đường nhưng nó vẫn tồn tại". Cùng quan điểm này, Nhà báo Jacques C. Despuech, tác giả cuốn sách "Cuộc tấn công ngày Chúa lên trời", từng ở Việt Nam trong nhiều năm khi đế quốc Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, nhận xét: "Con đường mòn ấy, con đường ra tiền tuyến dài hàng chục nghìn km bị trọng pháo, bom phá tạo thành các núi lửa khổng lồ suốt ngày đêm. Vậy mà con đường ấy vẫn như mạng nhện muôn ngả, thực sự trở thành công cụ trọng yếu duy nhất trong lịch sử tiếp vận quân sự Việt Nam. Con đường mòn ấy không chỉ là vật thể mà nó là con đường dân tộc, con đường của tâm linh, nên có sức bền vững diệu kỳ...".
Năm 2005, nữ Tiến sĩ người Mỹ Vi-giơ-ni-a Lu-i Mo-rít đã đi bộ suốt dọc con đường, gặp gỡ nhiều nhân chứng Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Cũng nhờ đó, cuốn sách mang tựa đề “Đường mòn Hồ Chí Minh - con đường dẫn tới tự do” đã ra đời. Theo Vi-giơ-ni-a Lu-i Mo-rít, “con đường mòn là một trong những kỳ tích vĩ đại nhất về quân sự Việt Nam, là tột đỉnh của kỹ nghệ công trình”.
Có thể nói, trong con mắt phương Tây, Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh là một câu chuyện huyền thoại và bản thân nó đã chứa đựng hàng trăm nghìn sự kiện chồng xếp lên nhau. Vì vậy, Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã được phương Tây quan tâm như là một trong những sự kiện hàng đầu trong cuộc chiến tranh của Mỹ tiến hành ở Việt Nam. Những đánh giá của các tướng lĩnh, học giả phương Tây có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng tựu chung đều nhận định Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh là sản phẩm kỳ diệu của tài năng, sự kiên nhẫn và sự hy sinh không bờ bến của con người như nhà sử học Mỹ Côn-cô đã viết trong tác phẩm “Giải phẫu một cuộc chiến tranh”. Đó không chỉ là con đường cụ thể mà còn là sự kết tinh lịch sử đấu tranh mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam; đồng thời, là biểu hiện của ý chí và khát vọng độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc của mỗi người Việt Nam. Do đó, nó trở nên bất diệt, không sức mạnh nào hủy diệt được.
Lê Văn Phong (Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam)
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH