KÝ ỨC CHÓI LỌI 56/c

(ĐC sưu tầm trên NET)

                     Việt Nam đã trừng trị "bóng ma" trên đỉnh Trường Sơn như thế nào? Phần 3

Câu chuyện cảm động về "Đường mòn Bác Hồ"


          Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu Di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, là nơi sống và làm việc lâu nhất của Bác Hồ (từ 19 tháng 12 năm 1954 đến 02 tháng 9 năm 1969).
          Trong Khu Di tích này có một con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên luyện tập với mong muốn có đủ sức khỏe để vào thăm đồng bào miền Nam trong những năm cuối đời. Cán bộ, nhân viên trong Phủ Chủ tịch thường gọi con đường đó là "Đường mòn Bác Hồ".
Duong mon Bac Ho 1
Phủ Chủ tịch
"Miền Nam yêu quý luôn luôn ở trong trái tim tôi"
          Trước khi có con đường đặc biệt ấy trong Phủ Chủ tịch, Bác từng tâm sự với người Thư ký riêng của mình là ông Vũ Kỳ: "Tôi sinh ra ở Nghệ An, ra đi tìm đường cứu nước từ bến Nhà Rồng. Qua Pháp, qua Anh, qua Mỹ, các nước châu Phi, đến Liên Xô rồi về Trung Quốc, thế mà ở Việt Nam mới vào đến Đồng Hới, chưa vào tới miền Nam... Cả cuộc đời, dù đã đi nhiều nơi nhưng lại chưa về đến chốn".
          Đấy chính là lý do để Bác yêu cầu Bộ Chính trị bố trí cho mình vào thăm miền Nam. Tuy nhiên, do chiến trường ác liệt và sức khỏe của Bác đang yếu nên Bộ Chính trị chưa thu xếp được. Thế nhưng, quyết tâm phải vào bằng được miền Nam vẫn không vơi đi mà ngày càng mãnh liệt, thôi thúc Bác. Đi đường biển hay máy bay đều rất dễ bị lộ nên Bác yêu cầu tổ chức đi đường bộ. Và Bác, khi đó đã 77 tuổi, âm thầm chuẩn bị cho hành trình đau đáu cả cuộc đời.
Duong mon Bac Ho 2
Đường mòn Bác Hồ ngày nay
          Để chuẩn bị cho hành trình đặc biệt ấy, hàng ngày Bác đi bộ qua những đoạn đường khó nhất để rèn luyện sức khỏe và làm quen với những khó khăn, hiểm nguy. Bác đi nhiều đến nỗi đoạn đường xung quanh khu Nhà sàn từ chỗ cỏ cây mọc lúc đầu dần trở thành đường mòn. Sau này, con đường ấy đã được cán bộ, nhân viên trong Phủ Chủ tịch đặt tên là "Đường mòn Bác Hồ". Cũng trong quãng thời gian này, mỗi khi có dịp, Bác lại bảo anh em bố trí cho ra ngoại thành tập leo núi. Khát vọng được vào với "miền Nam đi trước về sau" luôn thường trực trong trái tim Người".
Duong mon Bac Ho 3
Nơi làm việc của Bác Hồ tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
Những giờ phút cuối cuộc đời
          Theo ông Vũ Kỳ, trước khi mất, cứ mỗi buổi sáng sớm Bác đều đi tập thể dục quanh ngôi Nhà sàn giản dị của mình và tản bộ trên con đường chưa rõ lối đi ấy. Thế rồi, con đường đầy gai góc, cỏ cây ấy dần trở thành đường mòn, nhẵn nhụi. Sau này, Bác bảo thích rải sỏi trên con đường quanh Nhà sàn vì như vậy khi đi chân trần sẽ tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, chỉ nghe tiếng sỏi lạo xạo là biết ngay có khách đến chơi.
Duong mon Bac Ho 4
"Đường mòn Bác Hồ"  được rải sỏi dọc lối đi
          Tháng 8/1969, Bác ngày càng yếu và mong ước được vào miền Nam càng cháy bỏng không nguôi. Cho đến những ngày cuối cùng, Bác thường xuyên muốn nghe báo cáo tin tức về chiến trường Nam Bộ. Trước lúc ra đi, linh cảm mình không còn nhiều thời gian, Bác ngỏ ý muốn uống nước dừa được hái từ hai cây dừa trước cửa Nhà sàn. Đây là hai cây dừa giống được lấy từ miền Nam mà sinh thời hàng ngày Bác thường tự tay chăm sóc. Bác mời các đồng chí Bộ Chính trị và các bác sỹ cùng uống. Không uống được nhiều, Người chỉ nhấp được một ngụm nhỏ nhưng có lẽ nỗi nhớ miền Nam cũng dịu đi phần nào. Rồi trên môi Người thoáng một nụ cười hiền hậu.
          "Đường mòn Bác Hồ" không phải ai cũng biết và không phải đoàn nào cũng được dẫn tới con đường này, thường chỉ có đoàn đặc biệt, là đồng bào, cán bộ, chiến sỹ miền Nam ra thăm Bác. Họ thường dừng lại rất lâu và đôi mắt ngấn lệ khi nghe hướng dẫn viên kể lại những câu chuyện về Bác với đồng bào miền Nam.
Duong mon Bac Ho 5
Nhà sàn Bác Hồ
          "Ai yêu miền Nam hơn tấm lòng của Bác, có mối tình nào mà thủy chung mà son sắt như tấm lòng của Bác đối với đồng bào miền Nam, bao núi bao sông bấy nghĩa bấy tình". Tình cảm cao quý, thiêng liêng của Bác Hồ sẽ mãi là động lực cho nhân dân miền Nam nói riêng và đồng bào cả nước nói chung cùng chung tay xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn./.
Tú Anh

 

 

                                                 TẬP X : TRƯỜNG SƠN NGÀN DẶM


Những 'cỗ máy chiến tranh' trên đường mòn HCM


Sau chiến tranh, nhiều loại vũ khí, đạn pháo và phương tiện quân sự vẫn nằm rải rác ở đoạn đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào.

Những 'cỗ máy chiến tranh' trên đường mòn HCM

Sau chiến tranh, nhiều loại vũ khí, đạn pháo và phương tiện quân sự vẫn nằm rải rác ở đoạn đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào.

 Nhung 'co may chien tranh' tren duong mon HCM hinh anh 1
 Tên lửa đất đối không SAM-2 nằm ở đường mòn Hồ Chí Minh, miền Nam Lào.
 Nhung 'co may chien tranh' tren duong mon HCM hinh anh 2
 Một chiếc xe tăng cũ nát hướng về đường mòn Sihanouk, gần đường mòn HCM ở Nam Lào.
 Nhung 'co may chien tranh' tren duong mon HCM hinh anh 3
 Một đoạn đường mòn được giữ nguyên trạng khi Chính phủ Bỉ tài trợ chương trình cải tạo đường xá năm 2008. Trong thời chiến, đoạn đường này luôn tấp nập xe cộ để vận chuyển đạn đạn dược, vũ khí.
 Nhung 'co may chien tranh' tren duong mon HCM hinh anh 4
 Một động cơ của máy bay chiến đấu bị bắn rơi gần Dak Cheung, trên đường mòn HCM.
 Nhung 'co may chien tranh' tren duong mon HCM hinh anh 5
 Những mảnh bom nằm trong vườn của người dân ở Xekong, Nam Lào.
 Nhung 'co may chien tranh' tren duong mon HCM hinh anh 6
 Các quả đạn được tìm thấy ở tuyến đường 96, thuộc đường mòn HCM. Vũ khí, thùng nhiên liệu và đạn pháo đã được chôn dọc theo đường mòn để tránh mưa bom trong thời chiến.
 Nhung 'co may chien tranh' tren duong mon HCM hinh anh 7
 Một ổ súng máy hoen rỉ nằm gần Ta Oy.
 Nhung 'co may chien tranh' tren duong mon HCM hinh anh 8
 Nòng pháo xe tăng nằm trên bãi đá giữa đám cỏ dại ở đường mòn HCM.
 Nhung 'co may chien tranh' tren duong mon HCM hinh anh 9
 Tàn tích của xe tăng M41 của Mỹ bị bỏ hoang tại khu vực Aloui và Bãi đáp Alpha.
 Nhung 'co may chien tranh' tren duong mon HCM hinh anh 10
 Xe tăng PT-76 do Nga sản xuất và bị bỏ lại tại chiến trường ở Phonsavon, Bắc Lào.
 Nhung 'co may chien tranh' tren duong mon HCM hinh anh 11
Xác của một chiếc máy bay T-28 của Mỹ nằm ở Savannakhet, Nam Lào.
Nhung 'co may chien tranh' tren duong mon HCM hinh anh 12
Một trạm điều khiển tên lửa SAM-2 được thiết kế trên khung gầm xe Zil.
 Nhung 'co may chien tranh' tren duong mon HCM hinh anh 13
 Phần còn lại của một quả bom được người dân tận dụng làm phế liệu ở Kaluem, Nam Lào.
 Nhung 'co may chien tranh' tren duong mon HCM hinh anh 14
 Một chiếc trực thăng được đặt ở bảo tàng chiến tranh ở Quốc lộ 9 và 23, đường mòn HCM tại Muang Phin.
Nhung 'co may chien tranh' tren duong mon HCM hinh anh 15
Các viên đạn cối được trưng bày tại một lễ hội vào tháng 10/2012.
Bình An
Theo Infonet
Đường Trường Sơn - Con đường huyền thoại và thi ca
Cập nhật: Thứ năm, 29/5/2014 | 2:36:31 PM
Cách đây 55 năm, nhằm chi viện cho miền Nam, Bộ Chính trị đã quyết định tổ chức tuyến giao liên vận tải quân sự. Từ đó, Đoàn 559 ra đời cùng với con đường mòn dọc rừng Trường Sơn mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đường Trường Sơn năm xưa. Ảnh tư liệu
Từ một cái nhìn khái quát, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định rằng: “Đường Trường Sơn đến mùa Xuân năm 1975 đã góp phần quan trọng vào thắng lợi huy hoàng, giải phóng hoàn toàn miền Nam thân yêu” (Lời  Cố Thủ tướng nói với Bộ đội Trường Sơn 2/9/1975).
Đường Trường Sơn và núi rừng Trường Sơn trở thành nơi hội tụ của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí và là nơi thử thách cao nhất của phẩm chất con người: “Trường Sơn vượt núi băng rừng/ Xe đi trăm ngả, chiến công bốn mùa/ Trường Sơn Đông nắng Tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa rõ mình” (Nước non ngàn dặm - Tố Hữu).
Các thế hệ người lính, các văn nghệ sĩ cùng lên đường đi qua Trường Sơn vào Nam đánh giặc. Bên cạnh những nhà thơ thuộc thế hệ thời kỳ chống Pháp như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận, Giang Nam…, xuất hiện một thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong chống Mỹ như Phạm Tiến Duật, Hoàng Nhuận Cầm, Lê Anh Xuân, Nguyễn Mỹ, Vương Linh, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh… Những người cầm bút hai thế hệ này đã từng đến Trường Sơn hoặc là những người sống, bám trụ nơi ác liệt này suốt thời kỳ đánh Mỹ và họ đã có những bài thơ về Trường Sơn. Đồng thời với tư cách là những nhà lãnh đạo chính trị quân sự, một số người như Sóng Hồng, Lê Đức Thọ, Đặng Tính cũng đã thể hiện những tình cảm của mình với núi rừng Trường Sơn và những con người chiến đấu bảo vệ đường Trường Sơn. Trường Sơn là một đề tài, một đối tượng thẩm mỹ để các văn nghệ sĩ hướng đến sáng tác.
Đường Trường Sơn là đường ra trận, là con đường rất gian khổ, khốc liệt mà chúng ta từng đổi từng thước đường, cung đường bằng biết bao nhiêu xương máu của những người ngã xuống. Nơi này, đế quốc Mỹ rải thảm B52, phun chất độc điôxin để hủy diệt màu xanh, bom đạn dày đặc, chi chít: “Vết đạn cày lên vết đạn/ Hố bom chồng lên hố bom/ Đất nào đất đỏ hơn/ Cây nào cây sống nổi/ Tưởng con chim cũng không bay qua khỏi/ Cá chết trôi nổi, trắng cả dòng” (Nơi đây là túi bom - Vương Linh).
Cát bụi đường Trường Sơn cũng là một thử thách đối với con người. Mỗi làn xe qua, quân qua là đỏ rực bụi đường: “Ai qua đèo Trường Sơn/ Không nếm mùi cát bụi/ Cứ mỗi chiếc xe qua/ Bụi tung lên từng khối/ Mù mịt một góc trời” (Bụi Trường Sơn - Lê Đức Thọ). Bụi làm đỏ cả lá rừng cũng là hiện thực nhưng rất nên thơ. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã mô tả cái chất thơ của “lá đỏ”: “Gặp em trên cao lộng gió/ Rừng lạ ào ào lá đỏ… Đoàn quân vẫn đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa” (Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi).
Nhà thơ Tố Hữu vẽ nên bức tranh đường Trường Sơn thật hiện thực: “Xe lao qua dốc đồi/ Gió tây giội lửa ồi ồi sau lưng/ Bụi bay, bụi đổ lá rừng/ Mịt mù lối cát, kín bưng đường hầm” (Nước non ngàn dặm - Tố Hữu).
Ở Trường Sơn, sự sống chỉ được tính từng phút, từng giây, nhưng những người bám trụ ở đây vẫn thanh thản, hồn nhiên trong điếu thuốc, tiếng cười: “Ở đây sống tính từng giây/ Vẫn say từng giấc ngủ ngày bom rơi/ Ngủ rồi, thức dậy, thêm vui/ Rít say điếu thuốc, tiếng cười giòn tan. (Nơi đây là túi bom - Vương Linh).
Đường Trường Sơn - đường ra trận, không chỉ có máu và nước mắt mà còn có cả niềm vui và tiếng hát, tiếng cười của những người: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu).
Từ Ngọn đèn đứng gác đơn sơ, Chính Hữu đã nâng lên tầm khái quát lịch sử: “Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt/ Như những tâm hồn không bao giờ tắt... Như cả nước/ Với miền Nam/ Đêm nào cũng thức…” (Ngọn đèn đứng gác). Và, Trường Sơn thuở ấy đâu chỉ có đạn bom, chết chóc, tro bụi mà còn có những thời khắc nên thơ, như là những minh chứng đẹp đẽ cho tâm hồn người lính: “Cả một mùa xuân theo bóng xe/ Cánh trắng cánh vàng đậu vào tay lái/ Nhớ quê hương đâu có thể quay đầu lại/ Ép một con bướm Trường Sơn mà gửi thư về” (Bướm Trường Sơn - Chế Lan Viên). Cũng như, giữa sục sôi bom lửa chiến trường, dưới mái tăng (được ví là bầu trời vuông) người lính chợt trở nên mơ mộng: “Mặt trời là trái tim anh/ Mặt trăng vành vạnh là tình của em/ Thức là ngày, ngủ là đêm/ Nghiêng nghiêng hai mái hai miền quê xa” (Bầu trời vuông - Nguyễn Duy).
Đồng thời, tình yêu lứa đôi cũng hòa vào trong tình yêu Tổ quốc, đất nước và tình cảm quốc tế. Những câu thơ Phạm Tiến Duật chan chứa chất trữ tình lãng mạn: “Từ bên em đưa sang bên nơi anh/ Những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến/ Như tình yêu nối lời vô tận/ Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn (Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây - Phạm Tiến Duật).
Chúng ta mở đường Trường Sơn từ thuở “con nai vàng ngơ ngác” và mở “theo dấu voi đi” (Thép Mới). Đó là con đường huyết mạch, con đường niềm tin và chiến thắng: “Ôi con đường vĩ đại của niềm tin/ Một lối nhỏ xuyên  rừng thành đại lộ/ Trên trái đất, trên trăm ngàn biến cố/ Những thế hệ Việt Nam lớp lớp lên đường” (Hành quân trên đường Hồ Chí Minh - Bùi Minh Quốc).
Trên con đường Trường Sơn, lớp lớp các thế hệ con người Việt Nam ra trận, hướng về miền Nam với niềm tin sắt đá là giải phóng quê hương. Đến Trường Sơn là để hiểu được mình và sức mạnh của dân tộc. Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh cũng là con đường dẫn đến tương lai: “Con đường dẫn đến/ Những miền yêu thương (Trong đời đẹp nhất - Nguyễn Bao).
Và đi trên đường Trường Sơn như đi vào trẩy hội. Đó là nơi gặp gỡ, hội tụ niềm tin và sức mạnh của toàn dân tộc Việt Nam. Con đường tỏa đi trăm ngả, nhưng đích đến cuối cùng là miền Nam: “Lớp trước qua rồi để lại lối cho em/ Cả nước ra quân, Trường Sơn mở hội/ Gặp ngã ba, em cứ đi không cần phải hỏi/ Đường Trường Sơn trăm lối dẫn em về Nam (Đường lên Trường Sơn - Vũ Thuộc).
Những chiến sĩ trên đường Trường Sơn; bộ đội công binh, pháo binh, bộ đội chủ lực, thanh niên xung phong, lái xe..., tất cả giữ vững con đường góp phần làm nên chiến thắng mùa xuân 1975 lịch sử. Đánh giá sự đóng góp của Bộ đội Trường Sơn vào cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc, đồng chí Lê Duẩn viết: “Vinh quang thay Bộ đội Trường Sơn anh hùng đã chiến thắng trên con đường mang tên Bác Hồ vĩ đại” (Trích trong lời ghi Sổ vàng truyền thống Bộ đội Trường Sơn).
Đó là những người dũng cảm trên sông nước: “Những dũng sĩ Trường Sơn/ Làm chủ dòng nước bạc/ Bốn mùa thuyền xuôi ngược/ Mang sức sống Bạch Đằng” (Thuyền chiến trên Cao nguyên - Đặng Tính).
Người lính xe với phong thái ung dung, tự tại, xem thường hiểm nguy: “Không có kính không phải vì xe không có kính/ Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi/ Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” (Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật).
Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong làm cọc tiêu cho xe qua ngầm, qua suối, qua trọng điểm trên đường Trường Sơn là một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: “Mấy năm rồi chạy trên tuyến Trường Sơn/ Có đêm nào như đêm nay nhớ mãi/ Những cọc tiêu là những cô em gái/ Thanh thản đứng bên đường trọng điểm xe lên” (Cái điểm sáng ấy - Trần Nhật Thu).
Những con người ấy không run sợ trước kẻ thù, không chùn bước trước khó khăn và cái chết, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ: “Xông vào nơi khói/ Để làm một cây chông nhỏ diệt thù/ Em đã vượt qua thử thách bước đầu/ Để làm người chiến thắng” (Hơi ấm đường rừng - Nguyễn Mỹ). Và biết bao người đã ngã xuống trên con đường này để làm nên mùa xuân chiến thắng. Tên tuổi và chiến công của họ vẫn được khắc ghi trên các tấm bia mộ trong các trang văn, trang thơ mà cao hơn là trong tâm khảm con người Việt Nam qua bao thế hệ.
Chiến tranh đã lùi xa ngót 40 năm, con đường Trường Sơn gắn với “Câu chuyện thần thoại Đông Dương” là “con rồng nghìn cây, chặt xong lại mọc”, “con đường thần thánh biến hóa y như được đức Phật chí tôn phù hộ độ trì” (Báo chí phương Tây) ngày xưa trong chống Mỹ, ngày nay đã trở thành Đại lộ Hồ Chí Minh nối liền Nam Bắc. Con đường và con người Trường Sơn năm ấy, bây giờ đã trở thành huyền thoại và sống mãi với dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Văn Thanh(10/ 24 - ĐăngTất - Đông Hà- Quảng  Trị)

Đường mòn Hồ Chí Minh – con đường của những con đường…

VOV.VN-Đường Trường Sơn- Hồ Chí Minh góp phần to lớn kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, thu non sông về một mối.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã từng khai thông nhiều con đường để mở mang bờ cõi, bảo vệ non sông, vượt lên sự bao vây, ngăn chặn… Nhưng có lẽ con đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh là con đường vĩ đại nhất, cả trong ý tưởng và thực tế. Đó là con đường sáng tạo, đột khởi, làm thay đổi cục diện thế lực cách mạng và đi tới thắng lợi vẻ vang… Đó cũng là con đường của những con đường, con đường của gợi mở, tiếp nối những con đường…
Đại văn hào người Trung Quốc Lỗ Tấn có câu nói với đại ý: Trên thế giới này làm gì có đường. Người ta đi mãi rồi thành đường.
Không hẳn thế. Trước khi có con đường hằn trên mặt đất, đã có những con đường trong ý tưởng, con đường của ý chí. Con đường Trường Sơn 55 năm trước, trước khi thành con đường mòn có dấu chân lớp lớp chiến sỹ giải phóng hằn in trên đó, đã là con đường trong tâm tưởng của những người lãnh đạo, trong khát vọng mỗi người dân Việt Nam. Đó chính là con đường thống nhất đất nước, con đường vũ trang cách mạng. Cùng tắc biến. Con đường đi đến thống nhất hai miền Nam – Bắc bằng hiệp thương chính trị, tổng tuyển cử theo tinh thần Hiệp định Geneva đã không thể thực hiện, do đối phương tráo trở, thì con đường vũ trang cách mạng phải được tiến hành, và đường Trường Sơn mở ra, là một tất yếu lịch sử.
duong mon ho chi minh – con duong cua nhung con duong… hinh 1
Đoàn xe vận tải hùng hậu và quân đội ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 trên đường Trường Sơn  (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam)
Đường Trường Sơn, mà sau này, chính đối phương định danh đường mòn Hồ Chí Minh, là con đường của tinh thần sáng tạo, đột khởi, bất ngờ và biến hóa không ngừng. Từ một nhóm nhỏ cán bộ soi đường, đến tiểu đoàn giao liên đầu tiên dẫn quân, đã hình thành một binh đoàn mang tên Binh đoàn Trường Sơn – Đoàn 559. Từ lối mòn men theo dãy Trường Sơn, đã hình thành hệ thống đường trục dọc, trục ngang, với đường bộ, đường sông, đường ống, dài gần 2 vạn km. Trên hệ thống giao thông này, hơn một triệu tấn hàng hóa, vũ khí được đưa vào các chiến trường; hơn 2 triệu lượt người, 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, 90 đơn vị binh chủng kỹ thuật vào Nam ra Bắc.
Với đối phương, đây là con đường mang đến thảm họa, báo trước sự sa lầy và thất bại. Hơn 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học đã đổ xuống; nhiều đời Tổng thống đối phương huy động nhiều bộ não siêu phàm để đối phó, ngăn chặn, nhưng đường Hồ Chí Minh vẫn cứ như gọng kìm siết chặt sào huyệt kẻ thù, chạy thẳng cả vào giấc ngủ, bữa ăn mỗi ngày của đối phương… Chiều sâu kỳ tích và chất huyền thoại của con đường được xây đắp bằng trí tuệ, mồ hôi, xương máu của hàng ngàn, vạn nhân dân, cán bộ, chiến sĩ. Tính từ ngày mở đường đến ngày thống nhất đất nước, con đường tồn tại gần 60.000 ngày đêm. Hơn 20.000 bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã hy sinh; hơn 3 vạn người bị thương…
Con đường xuyên qua 20 tỉnh từ Bắc vào Nam; chạy qua nước bạn Lào và Campuchia; vắt từ Đông Trường Sơn sang Tây Trường Sơn, từ Tây Nguyên xuyên xuống miền Đông, miền Tây Nam Bộ, nếu không có sức sáng tạo và lòng quả cảm của những người mở đường, nếu không có lòng dân chở che, bảo vệ và tiếp thêm nguồn lực, nếu không có sự ủng hộ, sẻ chia của bạn bè quốc tế thì làm sao có thể tồn tại và đến cái đích cần đến! Đường mòn Hồ Chí Minh là một kỳ tích vĩ đại thể hiện sâu sắc ý Đảng lòng dân, biểu tượng của khối đoàn kết liên minh 3 nước Đông Dương. Từ con đường trên bộ, đã có trên đường Hồ Chí Minh trên biển, đường Hồ Chí Minh trên không, vượt lên sự phong tỏa, ngăn chặn, hướng về miền Nam ruột thịt, vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh chính là con của những con đường, con đường gợi mở, tiếp nối con đường.
Đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, góp phần to lớn kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, thu non sông về một mối. Nhưng tính chiến lược, bất ngờ, sức sáng tạo, gợi mở của con đường có giá trị lâu bền, vượt thời gian…
Từ mấy chục năm trước, nhà thơ Tố Hữu đã cảm nhận về tầm vóc và sức lan tỏa con đường: “Đường mòn Hồ Chí Minh” là con đường sáng tạo/Trường Sơn cao hay địa đạo âm thầm/ Cũng là linh hồn ta, từ bốn nghìn năm/ Tự xây đắp để ngang tầm thế kỷ”. Và nhà thơ Tố Hữu, trong một bài thơ sau này – Cảm nghĩ đầu xuân 2002, đã lại dự cảm: “Mở rộng con đường huyền thoại Hồ Chí Minh/ Cho Tổ Quốc mai sau lên tuyến đầu nhân loại”.
Từ con đường mòn trong chiến tranh, con đường Hồ Chí Minh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa dài hơn, rộng hơn và hiện đại gấp nhiều lần đang được các thế hệ lớn lên sau chiến tranh dựng xây, sẽ là một kỳ tích mới trong hòa bình. Nhưng, như thế chưa đủ, 55 năm trước, nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương không có quyết định dũng cảm mở đường Trường Sơn, thì sự nghiệp thống nhất đất nước sẽ cam go, quanh co như thế nào! Khát vọng cháy bỏng của cả dân tộc về con đường Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, đó là con đường trí tuệ, đột khởi, dũng cảm vượt lên tư duy giáo điều mòn cũ, không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng tầm dân tộc “ngang tầm thế kỷ”, đưa dân tộc “lên tuyến đầu nhân loại”./.
Uông Ngọc Dậu/VOV

Bộ ảnh đại tướng trên đường mòn Hồ Chí Minh lần đầu xuất hiện

06/10/2013 07:39 GMT+7
    TT - Sáng 5-10, nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh Mạnh Thường đã gửi đến cho Tuổi Trẻ một bộ ảnh mà ông khẳng định rằng chưa hề đăng tải ở bất cứ đâu.
    Trong đó có nhiều bức ảnh đẹp, có mặt cả trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn. Chiều cùng ngày, chúng tôi đã mang những bức ảnh này đến nhà trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, và ông xác nhận đó là hình ảnh của chuyến đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhằm kiểm tra, động viên chiến sĩ ngay sau chiến dịch đường 9 Nam Lào. Ông bùi ngùi nhớ lại:
    Bộ ảnh đại tướng trên đường mòn Hồ Chí Minh lần đầu xuất hiện Phóng to
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Đồng Sỹ Nguyên bên giò phong lan ở một lán công binh trên đường mòn Hồ Chí Minh vào năm 1973
    Bộ ảnh đại tướng trên đường mòn Hồ Chí Minh lần đầu xuất hiện Phóng to
    Đại tướng cùng tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên (bìa phải) và chính ủy Đặng Tính tại lán rừng Trường Sơn
    Nói về anh Văn thì có thể nói nhiều lắm, kỷ niệm cũng nhiều, vì cả hai cuộc chiến tranh tôi đều làm việc với Đại tướng cả. Sâu sắc nhất cho đến bây giờ tôi tâm đắc nhất là chuyển chiến dịch Điện Biên Phủ từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc thắng chắc. Pháo kéo vào trận địa, bộ binh áp vào rồi lại kéo ra. Đó là việc vô cùng dũng cảm, vô cùng tin tưởng vào quần chúng mới làm được.
    Kỷ niệm thứ hai là chiến dịch Hoàng Hoa Thám, sau khi đánh thắng từ Phả Lại đến Uông Bí, khi đến đó lực lượng địch phòng thủ mạnh. Khi nghe tình hình, tổng tư lệnh ra lệnh rút, vì nếu đánh vào sẽ thiệt hại. Vì quần chúng nhân dân, vì bộ đội, chứ không phải vì chiến thắng để lập công.
    Kỷ niệm riêng với anh cũng nhiều vô cùng. Bức ảnh này là sau chiến dịch đường 9 Nam Lào năm 1973, anh Văn vào kiểm tra chiến trường và động viên chiến sĩ. Tôi với anh đi trên xe UAZ vượt Trường Sơn sang Lào, đang đi thì gặp con suối đẹp quá, anh bảo tôi xuống suối rửa tay rồi hai anh em vừa đi bộ vừa nói chuyện chiến sự.
    Gặp cái lán công binh, anh em có treo mấy giò phong lan, anh Văn thích hoa lắm nên cứ nâng niu. Khi ấy vừa xong chiến dịch đường 9 Nam Lào, chúng ta chiến thắng nên câu chuyện rất vui. Tư lệnh ra trận làm anh em cũng phấn khích lắm. Ai đó nói anh chưa qua khỏi Đồng Hới trong chiến tranh là không hiểu gì về anh hết. Anh đã đi hết đường 9, sang Lào, quay về bằng đường 20. Những chuyến đi đó tôi đều tháp tùng anh.
    Gia đình tôi cũng là một gia đình quân nhân: con tôi đều vào bộ đội, đứa phi công, đứa tên lửa, đứa thông tin, đứa xe tăng nên cả nhà tôi luôn coi Đại tướng là chỉ huy, là tổng tư lệnh suốt đời. Con trai út của tôi hi sinh đêm 18-2-1979 tại Đồng Đăng (Lạng Sơn) trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Khi tôi lên biên giới đón con về thì đã thấy anh Văn đến nhà chia buồn. Tổng tư lệnh không bao giờ quên từng chiến sĩ của mình.
    Một điều lạ lùng là một vị đại tướng từ trẻ tới giờ chưa hề to tiếng với ai, kể cả khi cấp dưới làm sai. Nếu cấp dưới sai thì mời vào nói chuyện, thông thường khơi gợi những mặt tốt trước, sau đó nhắc nhở cần phải thế này thế kia, chứ không phải phê bình ngay. Đó là đặc điểm hiếm có của Đại tướng.
    Trong thời gian dưỡng bệnh, ngổn ngang nhiều nỗi lo, đương nhiên những việc lớn của đất nước Đại tướng cũng tham gia mặt này mặt khác. Cũng có cái được tiếp thu, có cái không, vì tình hình phát triển đất nước mỗi ngày cũng có cái mới của nó... Tháng nào tôi cũng vào thăm anh. Cách đây 5-6 tháng, anh còn cười, nghe được, gật đầu được. Anh ra đi, cảm xúc của tôi nói buồn thì cũng không đúng vì Đại tướng đã sống được 103 tuổi trời rồi, đó cũng là một vinh dự cho quân đội ta. Nhưng mà (nghẹn ngào)... tôi rất cảm động và nhớ. Dù sao mất đi một con người như thế cũng đau lắm. Tối qua tới giờ tôi không ngủ được...
    Bộ ảnh đại tướng trên đường mòn Hồ Chí Minh lần đầu xuất hiện Phóng to
    Đại tướng cùng tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên và chính ủy Đặng Tính thăm đường 20
    Bộ ảnh đại tướng trên đường mòn Hồ Chí Minh lần đầu xuất hiện Phóng to
    Cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 33 công binh anh hùng mừng Đại tướng đến thăm
    Bộ ảnh đại tướng trên đường mòn Hồ Chí Minh lần đầu xuất hiện Phóng to
    Thăm trạm chỉ huy xe Hành Tiến K44
    Bộ ảnh đại tướng trên đường mòn Hồ Chí Minh lần đầu xuất hiện Phóng to
    Thăm tiểu đoàn 33 anh hùng tại ngầm Tà Lê, Quảng Bình (1973)
    THU HÀ - HÀ HƯƠNG gh
    Linh thiêng Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn
    Những ngày tháng 7 này, Nghĩa trang Trường Sơn đón hàng triệu lượt người thăm viếng. Hoa tươi, hương tỏa ngát trên mộ các liệt sĩ.

    Tháng 7 - mùa tri ân hằng năm, cũng như ở các nghĩa trang liệt sĩ khác trên cả nước, từng đoàn người từ khắp nơi đổ về Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn.


    Trong dòng người tới đây có những người vợ tới thăm chồng, các con tới viếng cha, nhiều phụ nữ tóc đã bạc thăm lại người yêu, những người cựu binh da đồi mồi trở về chiến trường xưa thăm đồng đội. Cảm động nhất là những bà mẹ già lưng đã còng, phải có người dìu chầm chậm bước lên những bậc thang để tới “nhà” con gái. Trong số đó, còn có rất nhiều đoàn, nhiều cá nhân đến đây như về chốn tâm linh. Ai cũng muốn tự tay thắp nén hương, nghiêng mình trước anh linh các liệt sĩ đã hy sinh vì nền hòa bình của đất nước. 

    Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn tọa lạc trên những vạt đồi tại Bến Tắt thuộc xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Những ngôi mộ liệt sĩ đầu tiên được quy tập tại đây từ cuối năm 1974. Nhưng đến cuối tháng 10.1975 nghĩa trang mới bắt đầu được xây dựng và hoàn thành vào tháng 4.1977. Đây là nơi quy tập hơn 10.236 hài cốt các liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại - còn đường gọi là đường mòn Hồ Chí Minh. Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn cũng là nơi tôn vinh những chiến sĩ đã hy sinh trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước và trong những năm chiến tranh thống nhất đất nước.  

    Hơn 10.000 ngôi mộ liệt sĩ xếp lớp lớp thẳng hàng, trải dài trên đồi núi mênh mông,..

    Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn có quy mô nhất Việt Nam, có kiến trúc khá độc đáo, được chia thành nhiều khu. Trong đó, Khu tưởng niệm nằm ở trung tâm trên một ngọn đồi cao hơn 32m từ dưới cổng đi lên. Ở đây có 6 bức phù điêu được chạm khắc bằng đá ghi lại những hình ảnh các binh chủng của bộ đội Trường Sơn. Ở giữa sân có đài tưởng niệm bằng đá trắng cao vút uy nghi, rỗng ruột và khuyết ba mặt. Phía sau tượng đài có một cây bồ đề thiêng tự mọc. Quanh tượng đài là các khu mộ liệt sĩ, được tập trung theo tỉnh, thành phố, mỗi khu gồm các mộ liệt sĩ của một tới ba tỉnh. Nằm về phía trái của tượng đài Tổ quốc ghi công là khu mộ liệt sĩ vô danh với 68 ngôi. Từ khu tưởng niệm nhìn ra phía trước là hồ nước. Nghĩa trang nằm ở vào thế “địa linh” với đồi, núi, sông suối bao quanh.

    Nhìn từ xa lại, nơi đây như được phủ bởi một tấm khăn trắng khổng lồ. Đó là những mộ phần màu trắng đặt lớp lớp thẳng hàng. Các phần mộ được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được các quản trang trông nom, giữ gìn chu đáo. Đường đi trong nghĩa trang được lát đá, gạch hoặc tráng xi măng, hai bên có nhiều cây xanh và hoa khiến mọi người không có cảm giác lạnh lẽo, u tịch. Mỗi khu mộ đều có nhà tưởng niệm với kiến trúc phảng phất hình ảnh các vùng quê đất nước.

    Trong Nghĩa trang còn có Đại Hồng chung đặt tại tháp chuông do các tổ chức và cá nhân phát nguyện đúc và hiến cúng. Trên thân chuông có khắc lời đề từ của Giáo sư Anh hùng Lao động Vũ Khiêu:

    Bát ngát Trường Sơn hồn liệt sĩ

    Dạt dào Đông Hải khí anh linh

    Ba hồi chiêu mộ rung tâm trí

    Muôn dặm non sông nặng nghĩa tình.

    Một đoàn hành hương từ Hà Nội tới Nghĩa trang Trường Sơn đang trò chuyện. 

    Quả chuông khá to để mọi người khi đến viếng đều có thể thỉnh lên những tiếng chuông và gởi gắm tâm nguyện của mình, cầu nguyện cho hương hồn các chiến sĩ đã hy sinh... được siêu thoát và cầu nguyện đất nước hòa bình, nhân dân an lạc. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong lần đến đây dâng hương đền ơn đáp nghĩa tháng 7.2007 đã thỉnh 10 tiếng chuông. Thay mặt những người đang sống, ông đã gửi đến hương hồn các anh hùng liệt sĩ lòng biết ơn và sự thành kính.

    Dẫu đã nghe nhiều về Nghĩa trang Trường Sơn nhưng đến đây mới thấy nơi này rộng lớn quá. Khi đứng trước hơn 10.000 ngôi mộ liệt sĩ nằm cạnh nhau, trải dài trên đồi núi mênh mông, càng cảm nhận rõ hơn sự hy sinh lớn lao của các anh, các chị để giành lại độc lập cho dân tộc, thống nhất cho giang sơn. Hơn 10.000 người con trai, con gái từ khắp các miền quê VN, sau chiến tranh lại tụ họp ở đây. Tới đây, ai cũng có ý thức giữ yên lặng khi đi lại, nói chuyện để không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của các liệt sĩ. Trong lòng mỗi người trào dâng sự xúc động, nghẹn ngào. Đó không chỉ niềm thương tiếc, xót xa mà xen lẫn sự khâm phục, lòng biết ơn. Họ tuy sinh thành ở khắp 3 miền đất nước nhưng giữa họ có chung một hướng đi, một con đường ra trận – đó là đường Hồ Chí Minh.

    Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn xa xôi là vậy, nhưng hằng năm, cũng có hơn 70 ngàn lượt người người đến thăm viếng trong niềm biết ơn chân thành. Có những gia đình năm nào cũng vượt bao quãng đường xa,  về đây, nhiều đoàn tổ chức tuyến du lịch tâm linh, vượt gần ngàn cây số đến với nghĩa trang chỉ mong thắp nén hương cho người thân, thành kính tri ân lên mộ các liệt sĩ. Và dòng người viếng thăm cứ thế nối dài bất tận.

    Cây bồ đề thiêng tự mọc từ cách đây gần 40 năm, tỏa bóng mát sum xuê sau đài tưởng niệm.

    Trời Quảng Trị những ngày này nắng nóng như đổ lửa. Cả khu nghĩa trang Trường Sơn một màu trắng: màu trắng của những ngôi mộ, của nắng, của khói hương nghi ngút. Thông thường, nếu không có việc gì thật cần thiết thì thời tiết này, chẳng mấy ai muốn thò mặt ra khỏi những chiếc ô tô máy lạnh. Thế nhưng, chỉ khi ô tô dừng ở chân đồi lên nghĩa trang, chẳng ai bảo ai, mọi người đều muốn ra khỏi xe thật nhanh để leo những bậc thang lên các khu mộ, rồi đầu trần đứng trang nghiêm trước Đài tưởng niệm. Ai cũng muốn nán lại lâu hơn để suy tư, bày tỏ tình cảm, sự tri ân với các tấm gương hy sinh của các anh hùng liệt sĩ.

    Phần lớn những liệt sĩ đã ngã xuống khi mới bước vào tuổi mười tám, đôi mươi, nhiều người còn chưa có người yêu, chưa biết đến nụ hôn đầu. Họ là những anh bộ đội, những cô thanh niên xung phong tuổi đời đang phơi phới đã chia tay gia đình, người thân lên đường ra trận theo tiếng gọi của Tổ quốc một cách vô tư. Nhưng họ không quay trở về nhà mà yên nghỉ lại nơi này. Theo ông Hồ Tất Ái, Trưởng ban Quản lý nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, 80% các anh, các chị hy sinh ở lứa tuổi 18 -22.
    Tất cả các thành viên trong đoàn chúng tôi tới Quảng Trị lần này đều là người Hà Nội, đều lần đầu hành hương về Nghĩa trang Trường Sơn linh thiêng. Chị Nguyễn Hương, một thành viên trong đoàn thành kính dâng hương khá lâu trước đài tưởng niệm. Chị bảo, chị cũng đã có dịp đi thắp hương ở nghĩa trang liệt sĩ, nhưng tới Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn chị thấy rất xúc động. Tới đây mới thấy hết sự vĩ đại, thiêng liêng của cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Càng biết ơn hơn sự hy sinh to lớn của những người cho chiến thắng, cho cuộc sống hôm nay. 

    Khu nghĩa trang dành cho những người con yêu dấu của thủ đô nằm lại đất thiêng Trường Sơn có hơn 469 ngôi mộ. Nơi để thắp hương tưởng niệm được xây cách điệu, phủ trên mái là lá cờ đỏ của Tổ quốc. Chúng tôi thắp hương cho các anh như những người thân trong gia đình, lòng rưng rưng.
    Cũng tại đây, chúng tôi tình cờ gặp chị Nguyễn Thị Bé, một nhân viên của Ban quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn. Chị đang cần mẫn quét dọn, chăm sóc những phần mộ. Chị cũng là một cựu binh quê ở Triệu Phong, cách đây hơn 5km. Năm 1975, mới 17 tuổi chị đã xin nhập ngũ, 20 tuổi ra quân. Trở về nhà tuổi còn trẻ cũng là lúc nghĩa trang được xây dựng. Khi tới đây, được nghe nhiều câu chuyện về các liệt sĩ, chị đã xin làm việc ở đây bởi một điều giản dị: “Tôi muốn chăm sóc các anh, các chị cho chu đáo để thân nhân các gia đình liệt sĩ an tâm gửi gắm người thân của mình trên đất Quảng Trị”. Chị bảo, các chiến sĩ linh thiêng lắm, thỉnh thoảng chị vẫn nghe tiếng các anh đánh đàn, hát hò dưới tán bồ đề. Miệng nói, tay chị chỉ cây bồ đề sum suê tỏa bóng mát sau tượng đài Tổ quốc ghi công.

    Những câu chuyện thuộc về thế giới tâm linh như chị Bé kể chúng tôi được nghe và đọc khá nhiều trước khi tới đây và cả khi đặt chân tới nơi này. Nào là các anh chị trong Ban quản lý nghĩa trang đã từng gặp các anh về thăm đồng đội, vẫn nghe thấy tiếng các anh cười đùa, nào là bộ đội hành quân qua đây gọi các anh, các chị dậy nấu cơm, tiếng các anh tập thể dục, tiếng bước chân hành quân, tiếng hô chào cờ, tiếng hô khẩu hiệu… Rồi chuyện về cây bồ đề thiêng tự mọc cách đây gần 40 năm luôn tỏa bóng mát, nào là mạch nước ngầm tự phun ở hồ phía trước…

    Những chuyện tâm linh đầy tính nhân bản ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn đều khiến mọi người cảm nhận được rằng, các anh, các chị vẫn đang hiển hiện đâu đây, thật gần gũi, nhắc nhở chúng ta về những điều thiêng liêng mãi mãi tồn tại. Và đằng sau nhưng câu chuyện đó là niềm tin: Các liệt sĩ đã chiến đấu anh dũng, đã nằm xuống, nhưng các anh không bao giờ chết. Các anh luôn sống mãi trong lòng đất mẹ, trong lòng nhân dân!
    Theo Vũ Bích Ngọc (VOV online)   

     

     

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    NGẬM SẦU (ĐL)

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH