KÝ ỨC CHÓI LỌI 54

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                            QPVN-RadarTV- Súng không giật Việt Nam (Phần 1)


                      Một lần nữa Việt Nam lại khiến thế giới phải thán phục tài "độ" vũ khí (Phần 2) 


Muôn vẻ vũ khí tự chế của Việt Nam gây khiếp đảm đối phương

Thái Anh |
Muôn vẻ vũ khí tự chế của Việt Nam gây khiếp đảm đối phương

Nguyên liệu chế tạo vũ khí thường sẵn có ở địa phương như: tre, gỗ, đá, ong bò vẽ, lá độc…và dây thép, đạn lép thu lượm được của địch.


Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân ta đã có rất nhiều sáng kiến trong việc chế tạo và sử dụng vũ khí tài tình hiệu quả.
Đặc biệt khả năng sáng tạo những vũ khí thô sơ tự chế gây tổn hại lớn cho địch.
Nguyên liệu chế tạo vũ khí thường sẵn có ở địa phương như: tre, gỗ, đá, ong bò vẽ, lá độc…và dây thép, đạn lép thu lượm được của địch.
Bằng vũ khí thô sơ, tự tạo, quân và dân ta đã khéo léo lừa địch, sáng tạo ra nhiều cách đánh có hiệu quả cao, góp phần tiêu hao nhiều sinh lực địch, phá hủy, phá hỏng nhiều phương tiện chiến tranh của quân địch
Trước nhu cầu bức thiết của cuộc chiến tranh nhân dân, quân và dân ta đã sáng tạo hàng trăm, hàng nghìn kiểu, loại vũ khí thô sơ. Từ loại đơn giản giản nhất như bẫy chông tre đến các loại mìn có cơ cấu điều khiển bằng điện tử.
Kẻ địch chưa tìm được cách khống chế được loại vũ khí này, thì đã có ngay loại vũ khí khác ra đời, mức độ công phá còn mạnh hơn các loại vũ khí trước.
Mọi thứ đồ dùng sinh hoạt hàng ngày được nhân dân chế thành mìn.
Một biểu ngữ căng đường, một lá cờ cắm trên cây, một xác địch, một đống củi, một bình xăng, một bóng cây mát mẻ, một bến tắm, một con thuyền lơ lửng bên sông… cũng có mìn bẫy gài sẵn.
Chĩnh nước mắm, chiếc xe đạp dựng ở bên đường, bao thuốc lá, hộp quẹt, hộp trà, chiếc bút máy, cánh cửa, dây phơi, kẹp áo… dù được đặt trong nhà, ngoài ngõ trong đó cũng là mìn cũng có thể tiêu diệt địch bất cứ lúc nào.
Nhân dân ta không chỉ sản xuất ra vũ khí mà còn sáng tạo ra cách đánh độc đáo từ loại vũ khí đó.
Quân giới Việt Nam sản xuất năm 1946 trang bị cho bộ đội địa phương và du kích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Quân giới Việt Nam sản xuất năm 1946 trang bị cho bộ đội địa phương và du kích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nhân dân xã Tân An, Yên Dũng, Bắc Giang lấy ray đường tàu rèn trang bị cho tự vệ chiến đấu, năm 1947.
Nhân dân xã Tân An, Yên Dũng, Bắc Giang lấy ray đường tàu rèn trang bị cho tự vệ chiến đấu, năm 1947.
Nhân dân Bắc Bộ và Nam bộ sáng tạo chông trục quay đánh địch càn quét trong kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ.
Nhân dân Bắc Bộ và Nam bộ sáng tạo chông trục quay đánh địch càn quét trong kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ.
Đồng chí Việt Hùng, công trường huyện Đồng Gai, Đồng Tháp sáng chế thủy lôi sào năm 1963, dùng đánh chìm nhiều tàu địch trong kháng chiến chống Mỹ.
Đồng chí Việt Hùng, công trường huyện Đồng Gai, Đồng Tháp sáng chế thủy lôi sào năm 1963, dùng đánh chìm nhiều tàu địch trong kháng chiến chống Mỹ.
Bẫy gây nổ cài vào củi đun: Du kích miền Nam sản xuất và sử dụng trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Bẫy gây nổ cài vào củi đun: Du kích miền Nam sản xuất và sử dụng trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Du kích miền Nam sản xuất và sử dụng bẫy gây nổ chống trực thăng trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Du kích miền Nam sản xuất và sử dụng bẫy gây nổ chống trực thăng trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Rất nhiều phương tiện quân sự của địch bị phá hủy bằng những sáng tạo vũ khí độc đáo của quân và dân ta. Nhiều học sinh tỏ ra ngạc nhiên khi thấy điều này.
Rất nhiều phương tiện quân sự của địch bị phá hủy bằng những sáng tạo vũ khí độc đáo của quân và dân ta. Nhiều học sinh tỏ ra ngạc nhiên khi thấy điều này.
Đồng bào dân tộc Tây Nguyên chế tạo chông chữ T sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ.
Đồng bào dân tộc Tây Nguyên chế tạo chông chữ T sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ.
Quân và dân quân khu 9 chế tạo và sử dụng lựu đạn bằng Tre trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Quân và dân quân khu 9 chế tạo và sử dụng lựu đạn bằng Tre trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Mìn bằng ấm Tích được quân và dân tỉnh Thái Bình chế tạo sử dụng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Mìn bằng ấm Tích được quân và dân tỉnh Thái Bình chế tạo sử dụng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Du kích Dầu Tiếng dùng mìn diệt xe tăng Mỹ.
Du kích Dầu Tiếng dùng mìn diệt xe tăng Mỹ.
Mìn phá xe: quân giới Việt Nam sản xuất, trang bị cho bội đội trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Mìn phá xe: quân giới Việt Nam sản xuất, trang bị cho bội đội trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1989 - 22/12/2014) trường tiểu học Lĩnh Nam tổ chức cho học sinh học ngoại khóa tại bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1989 - 22/12/2014) trường tiểu học Lĩnh Nam tổ chức cho học sinh học ngoại khóa tại bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam.
(Tư liệu Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam)
theo Infonet

Những vũ khí thần kỳ của Việt Nam trong chiến tranh


Mig-21, cần cẩu bay Mi-6, vua chiến trường M107, tăng 555, máy bay ném bom A37... là những vũ khí bình thường nhưng góp công lớn vào thắng lợi của Việt Nam.
Nhung vu khi than ky cua Viet Nam trong chien tranh hinh anh 1
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (số 28A, Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội) là một trong những nơi trưng bày nhiều hiện vật gắn với những chiến công vang dội của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Nhung vu khi than ky cua Viet Nam trong chien tranh hinh anh 2
Trong số những hiện vật được trưng bay tại đây có không ít những khí tài được coi là 'Thần binh' của Việt Nam bởi khả năng chiến đấu cao, sức sát thương lớn, khí tài tuy nhỏ bé tầm thường nhưng lại lập được chiến công vang dội.
Nhung vu khi than ky cua Viet Nam trong chien tranh hinh anh 3
Chiếc Mig-21 được mệnh danh "én bạc" mang số hiệu 4324 do Liên Xô sản xuất, viện trợ cho Việt Nam năm 1967. Đầu năm 1967, chiến đấu cơ này được trang bị cho Trung đoàn không quân 921, Sư đoàn không quân 371, Quân chủng PK-KQ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, “én bạc” 4324 đã xuất kích 69 lần, gặp địch 22 lần, xạ kích 16 lần.
Nhung vu khi than ky cua Viet Nam trong chien tranh hinh anh 4
Chỉ trong riêng năm 1967, 9 phi công của Không quân nhân dân Việt Nam đã thay nhau lái chiếc máy bay này, bắn rơi 14 máy bay các loại của Mỹ. 8 trong số 9 phi công nói trên đã được tuyên dương và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nhung vu khi than ky cua Viet Nam trong chien tranh hinh anh 5
Khẩu pháo tự hành M107 175mm này được Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam. M107 sử dụng 2 loại đạn: đạn nổ mạnh M437 nặng 66,6kg với bán kính sát thương hơn 50 mét và đạn hạt nhân 15 kiloton. Pháo dài hơn 11 mét, nặng hơn 28 tấn, tốc độ bắn chỉ 1 viên/phút, nhưng tầm bắn xa tới 40 km.
Nhung vu khi than ky cua Viet Nam trong chien tranh hinh anh 6
Tuy nhiên, một loạt "Vua chiến trường" này bị quân đội Việt Nam thu được trong trận đánh của Trung đoàn Bộ binh 24, Trung đoàn Pháo binh 68 (Sư đoàn 304) và Trung đoàn Pháo binh 38 khi tiêu diệt cứ điểm pháo binh 241 của đối phương ở Quảng Trị tháng 4/1972. Khi diễn ra cuộc tổng tiến công tháng 3/1975, quân đội Việt Nam cho dùng lại hơn 10 khẩu M107 chiến lợi phẩm đẩy lùi quân Việt Nam Cộng hòa. Tiểu đoàn chiến lược M107 thành lập sau năm 1975 còn tham gia vào các trận đánh tiêu diệt Pôn Pốt ở Mộc Bài - Tây Ninh, góp phần giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng.
Nhung vu khi than ky cua Viet Nam trong chien tranh hinh anh 7
Khẩu pháo 105 mm mang số hiệu 14683 do Mỹ sản xuất và viện trợ cho thực dân Pháp sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đại đoàn 308 đã thu được khẩu pháo này tại đồn Nghĩa Lộ, trong chiến dịch Tây Bắc năm 1952. Pháo sau đó được Bộ chỉ huy lựa chọn là khẩu đầu đàn bắn loạt đạn đầu tiên vào cứ điểm Him Lam ngày 13/3/1954, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ; và được đặt trang trọng trước cửa Bảo tàng Lịch sử Quân sự kể từ năm 1959 đến nay.
Nhung vu khi than ky cua Viet Nam trong chien tranh hinh anh 8
Xe tăng PT-76 (số hiệu 555) do Liên Xô chế tạo, viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Đây là xe tăng xuất hiện trong trận hiệp đồng quân binh chủng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam có sử dụng xe tăng tham gia đánh vào căn cứ phòng ngự của địch và giành thắng lợi giòn giã.
Nhung vu khi than ky cua Viet Nam trong chien tranh hinh anh 9
Với nhiều chiến công vang dội, xe tăng PT-76 số hiệu 555 được đưa ra miền Bắc năm 1971 tham dự triển lãm “Chiến thắng Đường 9-Nam Lào”, sau đó được đưa về trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và là hiện vật gốc của Bảo tàng từ đó đến nay. Xe tăng 555 đang được đề nghị công nhận là Bảo vật Quốc gia.
Nhung vu khi than ky cua Viet Nam trong chien tranh hinh anh 10
Máy bay Mig21 F96, số hiệu 5121 của Trung đoàn 921, Sư đoàn 371 Không quân đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN.
Nhung vu khi than ky cua Viet Nam trong chien tranh hinh anh 11
Đây là chiếc Mig21 từng bắn rơi 5 máy bay Mỹ, trong đó có một đại công khi anh hùng Phạm Tuân điều khiển và bắn rơi một máy bay B52 vào đêm 27/12/1972. Đây được coi là chiến công phi thường bởi trong rất nhiều chiến trận trên thế giới trước đó, chưa từng có một chiếc Mig nào hạ được chiến hạm bay B52.
Nhung vu khi than ky cua Viet Nam trong chien tranh hinh anh 12
Với tối đa hai quả tên lửa mang theo, Mig21 F96 chỉ được phép sử dụng chiến đấu một quả và để dành một quả để dự phòng trên đường quay về căn cứ. Tuy nhiên, mỗi lần xuất kích là môt lần Mig21 lập chiến công, thậm chí có phi công từng sử dụng cả hai quả tên lửa để chiến đấu với máy bay địch.
Nhung vu khi than ky cua Viet Nam trong chien tranh hinh anh 13
Để vinh danh "chiến tướng" của Không quân Việt Nam, chiếc Mig21 số hiệu 5121 không chỉ được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam mà còn được trang trọng đặt thêm một chiếc trong Bảo tàng Phòng không - Không quân.
Nhung vu khi than ky cua Viet Nam trong chien tranh hinh anh 14
Bảo tàng Phòng không Không quân còn trưng bày chiếc trực thăng Mi-6, số hiệu 7609. Với khả năng vận tải khổng lồ, Mi-6 được mệnh danh là Cần cẩu bay của không quân Việt Nam trong chiến tranh. Đây là phương tiện đắc lực của không quân Việt Nam đã chuyên chở hàng vạn tấn hàng hóa, khí tài quân sự 
Nhung vu khi than ky cua Viet Nam trong chien tranh hinh anh 15
Với tải trọng 12 tấn, sức chứa 90 hành khách hoặc 70 lính dù, Mi-6 không chỉ "cẩu" những chiếc máy bay Mig-17, Mig-21, rada, pháo cỡ lớn cơ động đến các trận địa phục vụ chiến đấu mà còn thực hiện các chuyến bay chuyên chở số lượng lớn lính, hàng viện trợ cấp cứu... đến chiến trường.
Nhung vu khi than ky cua Viet Nam trong chien tranh hinh anh 16
Máy bay ném bom A37 số hiệu 0475 là một trong những máy bay của phi đội Quyết Thắng - đơn vị được 3 lần tặng danh hiệu Đơn vj Anh hùng. Máy bay do phi công Từ Đề lái ngày 28/4/1975 đã trút loạt bom đầu tiên trong trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất lịch sử. Sau đó A37 được nhiều lần sử dụng trong các trận đánh hiệp đồng tại Đảo Vai, giải phóng Cù Lao Xép, tiêu diệt địch ở núi Xôm mở màn thắng lợi mùa xuân năm 1975...
Nhung vu khi than ky cua Viet Nam trong chien tranh hinh anh 17
Với chiến thuật "gậy ông đập lưng ông", Việt Nam sử dụng chiếc máy bay của không quân Mỹ bị ta thu giữ và đánh trả ngay chính Ngụy quyền Sài Gòn. A37 đã góp công lớn trong bảng vàng thành tích của Quân đội Việt Nam. Chiếc A-37 mang số hiệu 0475 hiện được trưng bày tại Bảo tàng Phòng Không - Không Quân.

Su-30 bắn chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng

Sau khi nhận lệnh, các phi đội máy bay chiến đấu Su-30 và Mi-17 đã có mặt cắt bom, bắn rốc két vào các mục tiêu. Xe tăng cũng dàn đội hình dùng hỏa lực tấn công.
Anh Tuấn

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH