BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 88

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                          Hồ sơ mật tiểu sử Martin Bormann

http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1988-00-633470635884531250/Nhung-su-bien-mat-ky-la/Theo-vet-Martin-Bormann.htm 



Chuyện về người con Linh mục tai tiếng của trùm Đức Quốc xã

ĐS&PL

(Phunutoday) - Là con trai cả của Martin Ludwig Bormann, viên thư kí trung thành của Hitler, nhận được vô số đặc quyền, đặc lợi trong tuổi thơ của mình khi mà chế độ phát xít vẫn đang ở đỉnh cao, trong đó có cả vinh hạnh trở thành con nuôi của tên độc tài chế độ phát xít. Thế nhưng, những nỗi ám ảnh về quá khứ, về tội ác của hai người cha đã không ngừng đeo bám Martin Bormann trong suốt những năm tháng cuối đời. Và cùng với nó là lời cáo buộc về tội lạm dụng tình dục, dư chấn làm dậy sóng cuộc đời vốn đã không bình yên của “đứa con trai cưng” chế độ Đức Quốc xã thuở nào.
Những năm tháng tuổi thơ huy hoàng Martin Bormann Adolf sinh ngày 14 tháng 4 năm 1930. Ông là con cả trong số mười người con của Martin Ludwig Bormann, thư kí trung thành bậc nhất của Adolf Hitler. Viên thư kí trung thành, người được xem là có quyền lực cao thứ hai, chỉ sau Hitler trong chế độ phát xít sinh ngày 17 tháng 6 năm 1900. Chính vì nhận được sự tin tưởng cao độ của Hitler, ông ta có được vị thế vô cùng quan trọng trong chế độ Đức Quốc xã. Sau mỗi quyết định của Hitler đều có sự tham vấn chặt chẽ của Ludwig Bormann. Đặc biệt, Ludwig Bormann đã biết cách sử dụng sự tin tưởng của Hitler để tạo ra cả một bộ máy những tay chân thân cận của ông ta nhằm thực hiện một cách nhanh nhất những mệnh lệnh mà Hitler giao phó. Sinh ra với tư cách là con trai của người có quyền lực cao thứ hai trong chế độ Đức Quốc xã lúc bấy giờ, Martin Bormann được hưởng rất nhiều đặc quyền đặc lợi riêng của mình. Martin còn được Hitler nhận là con đỡ đầu và đã từng gửi cho đi học ở trường đào tạo sĩ quan của Đức Quốc xã ở Bavaria với mục tiêu sau này sẽ trở thành người kế nhiệm hàng đầu con đường chính trị mà người cha đỡ đầu, Hitler và cha ruột của mình, Ludwig Bormann theo đuổi. Bản thân Martin Bormann khi còn trẻ cũng xác định tư tưởng cống hiến cho chế độ Đức Quốc xã và lấy đó làm niềm tin, định hướng phát triển của mình. Từng lấy biệt danh là Krönzi, một từ viết tắt của Kronprinz, có nghĩa là sự lên ngôi của nước Đức, Martin Bormann khi còn trẻ tuổi được đánh giá là một trong những thanh niên ưu tú của chế độ Đức Quốc xã, người có nhiều khả năng, hứa hẹn trở thành một trong những lãnh đạo xuất sắc của chế độ phát xít. Trong khoảng thời gian từ năm 1940 đến năm 1945, Martin Bormann tham gia một cách tích cực vào các công việc của Đức Quốc xã. Martin cũng đồng thời tham gia học tập tại Học viện Matrei. Vào ngày 15 tháng 4 năm 1945, khi chế độ phát xít Đức sắp sụp đổ thì Học viện Matrei bị đóng cửa, khi không có tin tức của cha mình, Martin đã cố gắng liên lạc với mẹ mình là bà Gerda đang ở trong các thôn bản bị quân đồng minh chiếm giữ. Tuy nhiên, những nỗ lực liên lạc của Martin không thành công. Không thể liên lạc được với mẹ mình, Martin bị mắc kẹt ở thành phố Salzburg. Martin Ludwig Bormann Martin đã tìm đến cách để có được những giấy tờ cá nhân giả và sống trong thân phận của một người khác với gia đình một người nông dân tên Nikolaus Hohenwarter theo đạo Thiên chúa tại vùng Querleitnerhof. Trong khoảng thời gian đó, bà Gerda bị cơ quan tình báo Mỹ - Anh bắt giữ và thẩm vấn. Đến ngày 23 tháng 4 năm 1946, mẹ của Martin đã qua đời vì căn bệnh ung thư trong bệnh viện nhà tù tại Meran. Khi đó, Martin hoàn toàn không hay biết gì về cái chết của mẹ mình. Phải một năm sau, Martin mới đọc được thông tin về cái chết của mẹ mình qua các tờ báo mà gia đình Nikolas Hohenwarter mang về. Lúc này, Martin quyết định thú thật danh tính của mình với gia đình Nikolas Hohenwarter. Gia đình Nikolas Hohenwarter đã ngay lập tức báo cáo thông tin này cho các giám mục địa phương. Martin lúc nhỏ Người đứng đầu giáo xứ lúc bấy giờ là cha Maria Kirchtal đã tiếp nhận Martin, mang về chăm sóc. Sau đó một thời gian ngắn, cha Maria Kirchtal đã làm lễ chuyển đổi cho Martin gia nhập Thiên chúa giáo. Sống với cha Maria Kirchtal một thời gian, Martin bị bắt bởi cơ quan tình báo Mỹ. Sau khi tiến hành thẩm vấn trong nhiều ngày, cơ quan tình báo này đã quyết định thả Martin trở lại giáo xứ. Martin sống ở giáo xứ này trong thời gian tiếp theo, cho đến khi được chuyển đến giáo hội tại Ingolstadt. Cũng chính ở đây, Martin mới liên lạc được với tám người em của mình sau một thời gian dài thất lạc. Những người em của Martin chủ yếu sống giấu danh phận thật trong các gia đình khác nhau. Linh mục và cuộc sống không lặng yên những năm cuối đời Mặc dù đã được chuyển đổi sang Thiên chúa giáo song phải đến năm 1947, Martin mới chính thức rời bỏ giáo phái Lutheran truyền thống của gia đình và đi theo Thiên chúa giáo. Năm 1953, Martin được thụ phong Linh mục tại Tu viện Hearts of Jesus (Trái tim của Chúa), thành phố Salzburg. Thời gian đó, khi thông tin về người cha Ludwig Bormann, được cho rằng đã trốn chạy sang sống lưu vong ở Nam Mỹ, Martin đã không ít lần xin được rời khỏi Salzburg để đến Argentina. Song, yêu cầu này của Martin bị bác bỏ bởi Giáo hội Vatican xem xét đến tội ác trong lịch sử của cha Martin. Sự khước từ của Vatican cùng với một số những bất mãn trong các quyết định thay đổi của giáo hội được đưa ra vào năm 1960, Martin đã xin từ bỏ chức Linh mục của mình. Sau một chấn thương nghiêm trọng năm 1969, ông được một nữ tu Cordula chăm sóc. Hai người đã phá bỏ lời thề trước Chúa và kết hôn với nhau năm 1971. Từ bỏ nghề mục sư, Martin trở thành giảng viên môn thần học và về hưu năm 1992. Năm 2001, Martin đến các trường học ở Đức và Áo để nói về những kinh hoàng của thời kỳ Quốc xã, thậm chí đến Israel để gặp những người Do Thái sống sót sau họa diệt chủng. Cũng chính trong những câu chuyện mà Martin kể ở lúc tuổi xế chiều này, người ta hiểu thêm được về đứa con vẫn được xem là thế hệ vàng tiếp theo của Đức Quốc xã. Martin nói rằng, khi đó, ông được hưởng rất nhiều quyền ưu tiên vì là con của Ludwig Bormann, lại đồng thời là con nuôi của Hitler. Song điều đó không có nghĩa là Martin không từng bị ám ảnh, sợ hãi trước những tội ác mà hai người cha của mình đã gây ra. Martin nói rằng mình đã bị ám ảnh rất nhiều bởi những tội ác mà cha ruột cũng như những chính sách, chế độ mà người cha đỡ đầu đầy uy quyền của mình gây ra. Martin kể lại những kỷ niệm kinh hoàng trong một lần đến thăm nhà Hitler mà khiến ông ám ảnh không ngừng. Chuyện xảy ra vào năm 1944, Martin cùng với mẹ và các em đến thăm nhà của người tình Hitler, đồng thời cũng là một nhân vật có vị trí quan trọng trong chế độ Đức Quốc xã. Sau bữa ăn, Martin và mẹ được dẫn lên căn phòng trên gác xem bộ sưu tập đặc biệt của Hitler, bao gồm chiếc bàn có tấm phủ bằng da người, quyển sách da người và những chiếc ghế đẩu bằng xương người. Tất cả những điều đó đã ám ảnh Martin trong suốt một thời gian dài sau đó. Đặc biệt, Martin nói rằng sau khi cuộc chiến kết thúc, ông càng ý thức rõ hơn được những tội ác kinh hoàng mà chế độ Đức Quốc xã đã gây ra. Martin đã mất rất nhiều thời gian để vật lộn với những ám ảnh quá khứ. Cuộc sống người con đỡ đầu của Hitler tưởng có thể đạt được hạnh phúc sau những ám ảnh về quá khứ của hai người cha và nhất là sau những nỗ lực để thoát khỏi danh phận là con trai của hai kẻ độc ác nhất trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, sau một lời cáo buộc, cuộc sống của Martin đã thực sự bị hủy hoại. Martin và mẹ cùng các em lúc nhỏ Một người đàn ông 63 tuổi giấu tên từng theo học tại tu viện nơi Martin giảng dạy nói rằng, ông ta đã bị lạm dụng tình dục trong thời gian hơn một năm vào những năm 50 bởi Martin. Hiện ông này bị bệnh nặng và không thể trả lời phỏng vấn. Luật sư của người đàn ông giấu tên cho biết, những gì người đàn ông này phải gánh chịu hiện nay có liên quan đến những việc xảy ra trong thời gian ông ở tu viện và do Martin gây ra. Người đàn ông này cũng cáo buộc những gì mà Martin gây ra đã khiến ông bị thương nặng đến mức không thể đi vệ sinh đúng cách trong vòng 4 tuần. Cuộc sống riêng tư lẫn nghề nghiệp của ông đã bị hủy hoại. Ông đã mất đi sự tự tin vào bản thân và căm ghét cơ thể mình. Ông ta đã tìm cách để nói ra sự thật đau lòng này song không một ai tin lời ông, kể cả mẹ và bà ngoại ông. Đối mặt trước tất cả những lời buộc tội trên, Martin cho rằng đó là những lời vu khống, cáo buộc dối trá một cách trắng trợn. Martin nói rằng không bao giờ ông mắc phải những tội ác dã man như vậy. Martin khẳng định bản thân danh dự của ông không cho phép ông làm như thế. Cho đến nay, lời cáo buộc này chưa được kết luận và tính chân xác của nó. Tuy nhiên, một dư chấn nhỏ đó cũng đủ làm dậy sóng cuộc sống vốn không nhiều bình yên và niềm vui của con trai cả trùm Đức Quốc xã và nhất là khi đứa con ấy đã ở tuổi 80. Lâm Linh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH