VUA HỀ SẠC-LÔ 3
(ĐC sưu tầm trên NET)
8 kiệt tác để đời của “Vua hề Sác lô”
Thứ Năm, ngày 27/09/2012
Hãy cùng sống trong kỷ nguyên phim câm
với 8 kiệt tác để đời của một trong những nghệ sỹ kịch câm và diễn viên
hài xuất sắc nhất mọi thời đại – “Vua hề Sác lô”.
Những bộ phim của Charlie Chaplin (hay Vua hề Sác lô)
luôn mang lại nhiều cảm xúc xen lẫn trong lòng khán giả: có xúc động,
có châm biếm mỉa mai, có hài hước và luôn cuốn hút lạ kỳ. Đó hầu hết là
những kiệt tác điện ảnh vượt lên trên cả sự mong đợi của người xem.
Charlie Chaplin còn là một trong những nhân vật sáng tạo và có ảnh hưởng nhất của kỷ nguyên phim câm khi ông tự đóng, đạo diễn, viết kịch bản, sản xuất và soạn nhạc cho phim của mình. Trong suốt sự nghiệp của mình, Charlie Chaplin đã viết kịch bản ít nhất 87, đạo diễn ít nhất 73 và diễn xuất trong ít nhất 86 bộ phim theo số liệu từ trang web dữ liệu điện ảnh uy tín IMDB.
Dưới đây là danh sách 8 bộ phim kinh điển được đánh giá là tuyệt vời nhất của “Vua hề Sác lô”.
City Lights
“City Lights” là một bộ phim câm lãng mạn năm 1931. Phim kể về câu chuyện tình yêu của anh chàng lang thang đáng yêu Little Tramp (Charlie Chaplin) và cô gái bán hoa mù (Virginia Cherrill). Bộ phim do chính Charlie biên kịch và đạo diễn trong giai đoạn phim tiếng có ưu thế hơn hẳn so với phim câm nhưng vẫn thu được thành công vang dội. “City Lights” được xem như một trong những bộ phim kinh điển nhất của thời đại phim câm. Năm 1992, “City Lights” được chọn lưu trữ trong Viện lưu trữ phim Quốc gia Mỹ vì "tính văn hoá, lịch sử và tín hiệu thẩm mĩ".
The Kid
“The Kid” là một bộ phim tuyệt vời của Charlie Chaplin, bởi nó đánh dấu lần đầu tiên ông nỗ lực làm một bộ phim dài và lấy lại hình ảnh kẻ lang thang nổi tiếng trong “City Lights”. Ngoài ra, nội dung phim còn mang tính nhân văn sâu sắc, lấy đi nhiều nước mắt của khán giả khi kể về câu chuyện kẻ lang thang dạy một đứa trẻ cơ nhỡ về cách tồn tại trong xã hội, cách để trưởng thành tự nhiên khi không có gia đình.
Modern Times
“Modern Times” ra đời năm 1936, gần 10 năm sau khi Charlie nói về việc sản xuất, một khoảng thời gian đủ để nói lên tâm huyết của “Vua hề” đối với bộ phim này. Nội dung xoay quanh nhân vật kẻ lang thang trong nỗ lực để tồn tại ở một thế giới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bộ phim phản ánh sự bóc lột sức lao động và cuộc sống bấp bênh của hàng triệu người trong thời kỳ khủng hoảng, mà theo Chaplin, là do hậu quả của thời đại tân kỳ. Phần đông nhân vật được diễn tả như bị xói mòn nhân cách, ngoại trừ nhân vật chính Charlie duy trì được sự nhạy cảm của mình và nhân tính, phản ánh qua tình yêu với cô gái lang thang.
Monsieur Verdoux
Bộ phim kể về Ngài Verdoux- một anh chàng biết chiều vợ. Để có thể có thêm tiền nuôi gia đình nhỏ bé của mình, anh ta đã cưới rất nhiều phụ nữ giàu có và nhanh chóng tìm cách giết họ sau đám cưới để chiếm đoạt tài sản. Nhưng sau khi gặp hai người đàn bà nọ, nhiều tình tiết dở khóc dở cười đã xảy ra mà anh ta không thể nào ngờ trước được… Nhân vật chính Henri Verdoux được xây dựng từ câu chuyện về Henri Landru có thật trong cuộc sống, đã góp phần mang lại thành công lớn cho bộ phim.
The Great Dictator
“The Great Dictator” (1940) là bộ phim thoại đầu tiên trong sự nghiệp điện ảnh của Charlie Chaplin. Thông qua việc xây dựng tình huống “nhầm vai” giữa một tên đại độc tài Hynkel (hợm hĩnh, dốt nát, khoe khoang quyền lực và tham vọng thống trị thế giới) với một anh thợ cạo vô danh (hiền lành, mất trí nhớ, tội nghiệp, và nhát chết), sự hài hước, châm biếm, đả kịch của bộ phim đã được đẩy lên cao trào. Có thể nói “The Great Dictator” là một “diễn ngôn” của Charles Chaplin trong việc đả kích chống lại Hitler và chế độ độc tài chuyên quyền, đồng thời thể hiện cái nhìn nhân văn sâu sắc về cuộc sống của người dân Do Thái.
The Pilgrim
Minh họa thôi!!
“The Pilgrim” đề cập đến cả hai vấn đề nhạy cảm là tôn giáo và chính trị nhưng đã gây được tiếng vang lớn, trở thành một trong những tác phẩm để đời của “Vua hề Sác lô”. Trong phim này, Charlie vào vai một tù nhân đào tẩu và đóng giả thành một mục sư sau khi trốn thoát ra ngoài. Bộ phim với lối diễn xuất tài tình, cách xử lý tình tiết thông minh, sáng tạo mà vẫn mang nét sắc sảo của Charlie đã vượt xa những gì khán giả mong đợi.
The Pilgrim
minh họa thôi, he...he
Đây là một trong 2 bộ phim cuối đời của Charlie và được sản xuất ở Luân Đôn. Theo một số cách nào đó, bộ phim châm biếm những quy tắc trong xã hội và chính trị của nước Mỹ thông qua câu chuyện vua Igor bị buộc phải sống lưu vong tại New York. Bộ phim cũng được coi là tác phẩm lột tả chân thực nhất một phần con người thật của Charlie Chaplin, mặc dù ông khẳng định chỉ muốn tạo tiếng cười cho khán giả khi thực hiện một bộ phim hài khác mà thôi.
A Woman of Paris
Những bộ phim về Paris, được quay ở Paris hay đơn giản là liên quan đến Paris sẽ khiến các “tín đồ” điện ảnh tự nhiên mà yêu thích. “A Woman of Paris” của Charlie Chaplin là một trong số đó. Bộ phim không được chào đón nhiệt tình khi mới được công chiếu nhưng lại trở nên rất nổi tiếng ở nhiều thập kỷ sau. Nội dung kể về câu chuyện vốn đã trở nên kinh điển: sự so sánh giữa tiền bạc và tình yêu nhưng được Charlie “phù phép” theo một cách đầy thông minh, sáng tạo. Charlie không đóng vai chính mà chỉ tham gia một vai diễn nhỏ nhưng tất cả những công đoạn còn lại của bộ phim lại đều được hoàn thành dựa trên khối óc và bàn tay tuyệt vời của ông.
Minh họa
Charlie Chaplin còn là một trong những nhân vật sáng tạo và có ảnh hưởng nhất của kỷ nguyên phim câm khi ông tự đóng, đạo diễn, viết kịch bản, sản xuất và soạn nhạc cho phim của mình. Trong suốt sự nghiệp của mình, Charlie Chaplin đã viết kịch bản ít nhất 87, đạo diễn ít nhất 73 và diễn xuất trong ít nhất 86 bộ phim theo số liệu từ trang web dữ liệu điện ảnh uy tín IMDB.
Dưới đây là danh sách 8 bộ phim kinh điển được đánh giá là tuyệt vời nhất của “Vua hề Sác lô”.
City Lights
“City Lights” là một bộ phim câm lãng mạn năm 1931. Phim kể về câu chuyện tình yêu của anh chàng lang thang đáng yêu Little Tramp (Charlie Chaplin) và cô gái bán hoa mù (Virginia Cherrill). Bộ phim do chính Charlie biên kịch và đạo diễn trong giai đoạn phim tiếng có ưu thế hơn hẳn so với phim câm nhưng vẫn thu được thành công vang dội. “City Lights” được xem như một trong những bộ phim kinh điển nhất của thời đại phim câm. Năm 1992, “City Lights” được chọn lưu trữ trong Viện lưu trữ phim Quốc gia Mỹ vì "tính văn hoá, lịch sử và tín hiệu thẩm mĩ".
The Kid
“The Kid” là một bộ phim tuyệt vời của Charlie Chaplin, bởi nó đánh dấu lần đầu tiên ông nỗ lực làm một bộ phim dài và lấy lại hình ảnh kẻ lang thang nổi tiếng trong “City Lights”. Ngoài ra, nội dung phim còn mang tính nhân văn sâu sắc, lấy đi nhiều nước mắt của khán giả khi kể về câu chuyện kẻ lang thang dạy một đứa trẻ cơ nhỡ về cách tồn tại trong xã hội, cách để trưởng thành tự nhiên khi không có gia đình.
Modern Times
“Modern Times” ra đời năm 1936, gần 10 năm sau khi Charlie nói về việc sản xuất, một khoảng thời gian đủ để nói lên tâm huyết của “Vua hề” đối với bộ phim này. Nội dung xoay quanh nhân vật kẻ lang thang trong nỗ lực để tồn tại ở một thế giới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bộ phim phản ánh sự bóc lột sức lao động và cuộc sống bấp bênh của hàng triệu người trong thời kỳ khủng hoảng, mà theo Chaplin, là do hậu quả của thời đại tân kỳ. Phần đông nhân vật được diễn tả như bị xói mòn nhân cách, ngoại trừ nhân vật chính Charlie duy trì được sự nhạy cảm của mình và nhân tính, phản ánh qua tình yêu với cô gái lang thang.
Monsieur Verdoux
Bộ phim kể về Ngài Verdoux- một anh chàng biết chiều vợ. Để có thể có thêm tiền nuôi gia đình nhỏ bé của mình, anh ta đã cưới rất nhiều phụ nữ giàu có và nhanh chóng tìm cách giết họ sau đám cưới để chiếm đoạt tài sản. Nhưng sau khi gặp hai người đàn bà nọ, nhiều tình tiết dở khóc dở cười đã xảy ra mà anh ta không thể nào ngờ trước được… Nhân vật chính Henri Verdoux được xây dựng từ câu chuyện về Henri Landru có thật trong cuộc sống, đã góp phần mang lại thành công lớn cho bộ phim.
The Great Dictator
“The Great Dictator” (1940) là bộ phim thoại đầu tiên trong sự nghiệp điện ảnh của Charlie Chaplin. Thông qua việc xây dựng tình huống “nhầm vai” giữa một tên đại độc tài Hynkel (hợm hĩnh, dốt nát, khoe khoang quyền lực và tham vọng thống trị thế giới) với một anh thợ cạo vô danh (hiền lành, mất trí nhớ, tội nghiệp, và nhát chết), sự hài hước, châm biếm, đả kịch của bộ phim đã được đẩy lên cao trào. Có thể nói “The Great Dictator” là một “diễn ngôn” của Charles Chaplin trong việc đả kích chống lại Hitler và chế độ độc tài chuyên quyền, đồng thời thể hiện cái nhìn nhân văn sâu sắc về cuộc sống của người dân Do Thái.
The Pilgrim
“The Pilgrim” đề cập đến cả hai vấn đề nhạy cảm là tôn giáo và chính trị nhưng đã gây được tiếng vang lớn, trở thành một trong những tác phẩm để đời của “Vua hề Sác lô”. Trong phim này, Charlie vào vai một tù nhân đào tẩu và đóng giả thành một mục sư sau khi trốn thoát ra ngoài. Bộ phim với lối diễn xuất tài tình, cách xử lý tình tiết thông minh, sáng tạo mà vẫn mang nét sắc sảo của Charlie đã vượt xa những gì khán giả mong đợi.
The Pilgrim
Đây là một trong 2 bộ phim cuối đời của Charlie và được sản xuất ở Luân Đôn. Theo một số cách nào đó, bộ phim châm biếm những quy tắc trong xã hội và chính trị của nước Mỹ thông qua câu chuyện vua Igor bị buộc phải sống lưu vong tại New York. Bộ phim cũng được coi là tác phẩm lột tả chân thực nhất một phần con người thật của Charlie Chaplin, mặc dù ông khẳng định chỉ muốn tạo tiếng cười cho khán giả khi thực hiện một bộ phim hài khác mà thôi.
A Woman of Paris
Những bộ phim về Paris, được quay ở Paris hay đơn giản là liên quan đến Paris sẽ khiến các “tín đồ” điện ảnh tự nhiên mà yêu thích. “A Woman of Paris” của Charlie Chaplin là một trong số đó. Bộ phim không được chào đón nhiệt tình khi mới được công chiếu nhưng lại trở nên rất nổi tiếng ở nhiều thập kỷ sau. Nội dung kể về câu chuyện vốn đã trở nên kinh điển: sự so sánh giữa tiền bạc và tình yêu nhưng được Charlie “phù phép” theo một cách đầy thông minh, sáng tạo. Charlie không đóng vai chính mà chỉ tham gia một vai diễn nhỏ nhưng tất cả những công đoạn còn lại của bộ phim lại đều được hoàn thành dựa trên khối óc và bàn tay tuyệt vời của ông.
Nhận xét
Đăng nhận xét