TIẾU LÂM KIM CỔ 46 (Tái giá...)

-Tái giá là khuyết điểm, tội lỗi à!? Anh hùng không được sống như con người bình thường à!?
-Còn sống mới được tặng danh "Nhà giáo nhân dân", chết, thành liệt sĩ là hết chuyện(!) nên không xét à!?
-Có chuyện bố vợ và con rể chơi cờ với nhau. Bố vợ đang ở thế thượng phong nên có phần chủ quan, hớ hênh đưa con "mã" vào họng "pháo" đối phương. Tay ông bố vợ mới vừa buông con "mã" ra, chưa kịp rút về thì nhanh như chớp, vang lên một tiếng "cốp" đanh gọn và con "mã" đã...ở ngoài bàn cờ. Ông bố vợ đau điếng vì mất con "mã" đó cũng coi như "xong phim", ông thua ván cờ là cái chắc. Thế là ông òn ỉ: "Hượm đã nào! Làm gì mà như ăn cướp thế?...Thôi,...mày cho...cho...bố hoãn nước này nhé!?". Thằng con rể cười, lắc đầu: "Không được đâu bố ơi! Chính bố đã giao hẹn "hạ thủ bất hoàn" mà!"... Đã không được hoãn, lại còn thấy vẻ nhơn nhơn đắc ý của thằng con rể, ông bố vợ đột nhiên hất tung bàn cờ, nổi xung lên: "Con gái tao, tao còn không tiếc, vậy mà mày đành đoạn tiếc tao con ngựa gỗ!".

---------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

"Tái giá không được phong bà mẹ Việt Nam anh hùng": Bộ trưởng LĐ-TBXH nói gì?

 
(Tinmoi.vn) Liên quan đến trường hợp bà M. - có chồng và 1 con trai là liệt sỹ nhưng chưa được phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng chỉ vì bà đã tái giá, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, trường hợp bà M. đến nay chưa được hướng dẫn tại quy định pháp lệnh người có công.
Trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 27/7, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội  Phạm Thị Hải Chuyền đã giải đáp nhiều câu hỏi của khán giả liên quan đến vấn đề chính sách cho người có công, trong đó trường hợp của bà Trần Thị M, 83 tuổi nguyên quán huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, hiện ở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh có chồng và 1 con trai là liệt sỹ nhưng chưa được phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng chỉ vì bà đã tái giá được báo chí và người dân phản ánh thời gian qua.
Lý giải vấn đề này, Bộ trưởng Chuyền cho biết, theo quy định hướng dẫn về triển khai pháp lệnh người có công, người một chồng, 1 con là liệt sỹ thì được phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đối với trường hợp bà M. đến nay chưa được hướng dẫn tại nghị định 56 này.
ADVERTISEMENT
"Vì vậy, sau buổi hôm nay, Bộ lao động thương binh xã hội sẽ thảo luận với Bộ Quốc phòng xem xét, hướng dẫn cụ thể hơn như trường hợp bà M", bà Chuyền cho biết.
Hình ảnh Tái giá không được phong bà mẹ Việt Nam anh hùng: Bộ trưởng LĐ-TBXH nói gì? số 1 
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền tham gia chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời tối 27/7. Ảnh: VTV
Cũng liên quan đến vấn đề chính sách cho người có công, một cháu bé 3 tuổi đã viết thư thay ông trên 60 tuổi gửi thắc mắc tới chương trình. Trong thư cháu bé viết:”Ông cháu đi bộ đội, có đầy đủ giấy tờ của các ngành, các cấp, vậy mà đến bây giờ vẫn chưa được hưởng chế độ nào cả”.
Bộ trưởng Chuyền cho biết, ở trường hợp này, thứ nhất đã có giấy chứng nhận công tác 2/1972 đến 4/1975 và Kỷ niệm chương Mặt trận DD9, Huân chương chiến sỹ giải phóng hạng 3 là đã đủ căn cứ khẳng định ông cháu tham gia chiến trường. Căn cứ vào đó, ông cháu đủ điều kiện sẽ được trợ cấp một lần, hàng tháng theo quyết định hiện hành của Chính phủ mà hiện nay các đối tượng đang hưởng. Tuy nhiên nếu ông cháu bị thương thì nên đi giám định sẽ được xác định là thương binh.
"Trường hợp cụ thể của ông cháu, bác khuyên đến cơ quan chính quyền địa phương để họ hướng dẫn làm thủ tục hồ sơ xác nhận và kiểm tra lại hồ sơ đã đề xuất, đề nghị đến các cơ quan có trách nhiệm như Bộ Chỉ huy quân sự địa phương để kiểm tra lại lần nữa hồ sơ đó để xem xét và xác nhận", Bộ trưởng Chuyền nhắn với cháu bé viết thư tới chương trình.
Về vấn đề nhiều địa phương để xảy ra tố cáo tiêu cực đã gây thất thoát tiền của Nhà nước và gây bức xúc trong xã hội, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, Bộ LĐ-TBXH đang phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam làm cuộc tổng rà soát về đối tượng người có công, từ đó phát hiện và xử lý trường hợp gian lận.
"Phải nói rằng chiến tranh đã qua rất lâu, việc hoàn thiện hồ sơ cho những đối tượng chính sách người có công quả là hết sức khó khăn, chính vì vậy mà tới đây cùng với việc tiếp tục chỉ đạo công tác thanh, kiểm tra của Bộ và thanh tra các tỉnh việc thực hiện chính sách này, và giáo dục trong dân nhận thức, trách nhiệm trong việc phát hiện vấn đề gian lận chính sách và kịp thời phản ánh.
Đồng thời, hiện nay chúng tôi cùng phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm cuộc tổng rà soát về đối tượng người có công, thông qua đợt tổng rà soát này có các lực lượng mặt trận thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh cùng tham gia chúng ta sẽ phát hiện và xử lý các trường hợp gian lận và cắt các trường hợp không đúng quy định pháp luật của Nhà nước.", Bộ trưởng Chuyền nói.
Ngoài ra, Bộ trưởng Chuyền cũng cho biết để hạn chế việc khai man hồ sơ, trong năm nay, năm đầu tiên bắt đầu triển khai Đề án 150 xác nhận danh tính liệt sỹ.
"Đề án này tuy mới triển khai nhưng trước đó, Ngành lao động, thương binh và xã hội đã phối hợp với các Viện khoa học của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cũng như Viện khoa học Việt Nam triển khai việc giám định cho hàng nghìn trường hợp là liệt sỹ để tìm tên các anh. Thông qua Đề án này chúng tôi sẽ xác định được tên của nhiều liệt sỹ nhằm đáp ứng mong mỏi của gia đình các liệt sỹ", Bộ trưởng nói thê về đề án 150.
H.Minh

Luật không quy định “Tái giá không được vinh danh”

    (Tinmoi.vn) Đó là khẳng định của đại biểu Quốc hội Huỳnh Văn Tính về những căn cứ xét tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.  Phát biểu tại buổi giám sát ngày 29/7 tại TPHCM của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 và bước đầu thực hiện Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 về chính sách pháp luật ưu đãi người có công, ông Tính cho biết, việc phong tặng, truy tặng danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng, luật đã quy định rõ và không có quy định nào nói là không công nhận các mẹ đã tái giá.
    ADVERTISEMENT
    Cụ thể, Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Nghị định 56 của Chính phủ có quy định rõ trường hợp có một chồng và một con là liệt sỹ thì được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Vậy mà không biết ai giải thích là không được vinh danh. Thế rồi hướng dẫn thiếu căn cứ nói trên cứ lan truyền thành cách giải quyết của nhiều nơi.
    Đại biểu Huỳnh Văn Tính còn cho biết thêm, vợ liệt sĩ tái giá cũng chịu rất nhiều thiệt thòi. Nhiều nơi không biết dựa vào hướng dẫn nào mà lại tự động cắt hết chế độ chính sách của người ta, kể cả bảo hiểm y tế. “Thực tế này chính là hệ quả của việc suy diễn thiếu căn cứ” – vị đại biểu này nhấn mạnh.
    Các chính sách về ưu đãi người có công trước hết phải vì quyền lợi thiết thực của nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, chính sách tốt nhưng thủ tục rườm rà đã khiến không ít người có công khó tiếp cận, chạnh lòng. Thiết nghĩ chính quyền phải làm sao cho người có công cảm thấy được trân trọng và sự hy sinh, cống hiến của mình là xứng đáng.
                                                                                                                                 Vũ Đậu
    Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

    Đề nghị truy tặng danh hiệu NGND cho hoạ sỹ Tô Ngọc Vân:

    Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân không được xét danh hiệu vì vướng Luật?

     Cập nhật lúc: 07:07, 10/04/2014
    VOV.VN -Liệt sĩ, hoạ sỹ Tô Ngọc Vân – thầy của mọi người thầy, chưa được vinh danh là Nhà giáo Nhân dân vì vướng…Luật!
    Như VOV online đã đưa tin, năm 2012, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã có công văn số 80/ĐHMTVN – TCCB đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho họa sỹ Tô Ngọc Vân – Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Nhưng không hiểu vì lý do gì, hồ sơ không được thông qua.
    Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1908 - 1954) thuộc lớp sinh viên đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương và thuộc nhóm liệt sĩ cuối cùng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Ông mất ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ khi đang trên đường cùng các học trò hoà mình vào đoàn quân khải hoàn để ghi lại không khí chiến thắng bằng những bức ký hoạ.


    Chân dung họa sỹ Tô Ngọc Vân, chì màu của Lê Lam. Trên tranh có chữ ký của các sinh viên khóa Kháng chiến.
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và cũng là 60 năm ngày mất của liệt sỹ Tô Ngọc Vân, các thế hệ học trò của ông cũng như nhiều nghệ sỹ của ngành Mỹ thuật Việt Nam có mong muốn đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho người thầy đáng kính của mình như một sự tri ân cần thiết.
    Trả lời VOV online về trường hợp của thầy giáo Tô Ngọc Vân, ông Nguyễn Văn Vui, Vụ trưởng Vụ Thi đua-Khen thưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Với trường hợp Nhà giáo Tô Ngọc Vân thì cả nước đều đã biết đến công lao của ông.  Chỉ đáng tiếc là trong Luật không công nhận là truy tặng, mà chỉ quy định là tặng thôi. Vì thế, chúng tôi không thông qua được trường hợp của thầy. Chúng tôi cũng rất lấy làm buồn”.
    “Nếu bây giờ Bộ Giáo dục và Đào tạo tự đề xuất đặc cách trường hợp của thầy Tô Ngọc Vân thì trong ngành sẽ còn nhiều trường hợp khác nữa về giáo dục cũng có những đóng góp to lớn mà mất rồi không làm sao đề xuất lại được. Cho nên giờ nếu đề xuất bác Tô Ngọc Vân thì sẽ liên quan đến hàng loạt nhà giáo khác cái khó của ngành là chỗ ấy chứ không phải mình khó khăn gì trong việc này” – ông Nguyễn Văn Vui giải thích.
    Họa sỹ Tô Ngọc Vân (ngồi thứ 5, hàng dưới, từ trái sang) cùng các giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Kháng chiến, tại Việt Bắc.
    Nhận xét về điều này, hoạ sỹ Lê Thiết Cương cho rằng “Là một hoạ sỹ nổi tiếng nhưng tác phẩm lớn nhất của thầy Tô Ngọc Vân chính là những học trò –những thế hệ họa sỹ tên tuổi hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Các danh hiệu sẽ chả có giá trị khi nó không sống trong lòng những học trò của thầy”.

    Bởi vậy theo hoạ sỹ Lê Thiết Cương, mặc dù bản thân thầy Tô Ngọc Vân và gia đình không cần danh hiệu này, nhưng sự tha thiết mong mỏi muốn tri ân công lao nhà giáo lớn ấy của các thế hệ học trò thầy Vân lại là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Hoạ sỹ Lê Thiết Cương nói rằng đó là… “Hậu học lễ”!
    “Thật là đáng tiếc” là bày tỏ của bà Đoàn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Tổng biên tập Tạp chí Mỹ thuật & Nhiếp ảnh.
    “Thầy giáo Tô Ngọc Vân là người xây dựng nên một nền móng hội hoạ, là người tiên phong trong việc đào tạo tất cả hoạ sỹ nổi tiếng sau này mà không được công nhận quả là một điều đáng tiếc" - bà Hương nhấn mạnh: "Đây là một thiếu sót!”./.
    Trà Xanh/VOV online
     

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    NGẬM SẦU (ĐL)

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH