TẦN THỦY HOÀNG - MAO TRẠCH ĐÔNG 8
-Một nước có lịch sử nổi bật về chiến tranh huynh đệ cốt nhục tương tàn, bành trướng hiếp đáp những nước nhỏ bằng nhiều thủ đoạn tiểu nhân, và chưa một lần dám vỗ ngực tự hào trong việc chống ngoại bang xâm lược!
-Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng!
-------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động. Lãnh thổ Trung Quốc bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại Bình nguyên Hoa Bắc và lan ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc, và Trung Á. Trong hàng thế kỷ, Đế quốc Trung Hoa cũng là một trong những nền văn minh với kỹ thuật và khoa học tiên tiến nhất, và có ảnh hưởng văn hóa lớn trong khu vực Đông Á.
Tuy nhiên từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quân sự của Trung Quốc giảm sút nhiều do tác động của sức mạnh phương Tây cũng như sức mạnh khu vực của Nhật Bản. Cuối thế kỷ 19 nhiều khu vực tại Trung Quốc đã bị cắt hoặc nhường cho nước ngoài làm tô giới, nhượng địa, thuộc địa và phần lớn nước này bị Nhật xâm chiếm vào Thế chiến thứ hai và người Nhật đã tách lãnh thổ Mãn châu ra khỏi Trung Quốc, dựng nên chính phủ Mãn Châu Quốc. Chế độ quân chủ tại Trung Quốc chấm dứt và Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) ra đời năm 1912 dưới sự lãnh đạo của Tôn Dật Tiên; tuy nhiên Trung Quốc trong suốt bốn thập kỷ của THDQ đã hỗn loạn vì kiểu lãnh đạo quân phiệt, Chiến tranh Trung-Nhật lần II và nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Đảng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông sau khi giành chiến thắng đã thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, đẩy chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ra đảo Đài Loan là hòn đảo vốn thuộc quyền quản lý của họ sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai.
Tên gọi Trung Quốc đã không được dùng thống nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc, và thể hiện sắc thái văn hóa và chính trị. Vào thời Xuân Thu, nó được dùng để mô tả về mặt chính trị các nước xuất phát từ nhà Tây Chu, nằm trong châu thổ Hoàng Hà, không tính các nước như Sở dọc theo Trường Giang và Tần ở phía tây. Tuy nhiên vào thời nhà Hán, Sở và Tần kết nối vào Trung Quốc và được coi là một bộ phận của "Trung Quốc mới". Và theo dòng lịch sử, tên gọi này dần ổn định và chỉ toàn bộ lãnh thổ dưới sự cai trị của chính quyền đế quốc trung ương.
Trong bất kể trường hợp nào, từ China đã đi vào nhiều ngôn ngữ theo Con đường tơ lụa trước khi nó truyền tới châu Âu và nước Anh. Từ China của phương Tây đã được người Nhật chuyển tự thành Chi Na và dùng từ thế kỷ 19, và trở thành một từ có tính chất tiêu cực trong tiếng Nhật.
Tên gọi China theo nghĩa hẹp chỉ Trung Quốc bản thổ, hoặc Trung Quốc bản thổ cùng với Mãn Châu, Nội Mông, Tây Tạng và Tân Cương, một kết hợp đồng nghĩa với thực thể chính trị Trung Quốc vào thế kỷ 20 và 21; biên giới giữa các khu vực này không nhất thiết phải đúng theo ranh giới các tỉnh Trung Quốc. Trong nhiều văn cảnh khác nhau, "Trung Quốc" thường được dùng để chỉ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay Đại lục Trung Quốc, trong khi "Đài Loan" được dùng cho Trung Hoa Dân Quốc. Bình thường, trong văn cảnh kinh tế hay kinh doanh, "Đại Trung Hoa địa khu" dùng để chỉ Đại lục Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.
Các nhà Trung Quốc học thường dùng Chinese theo một nghĩa hẹp gần với cách dùng kinh điển của "Trung Quốc", hoặc để chỉ sắc dân "Hán", là sắc dân chiếm đại đa số tại Đại lục Trung Quốc.
Trong một số trường hợp thì tên gọi "Trung Quốc đại lục" rất thích hợp để chỉ Trung Quốc, đặc biệt khi để phân biệt với các khu vực có thể chế chính trị khác biệt như Hồng Kông, Ma Cao và các lãnh thổ do Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) quản lý.
Triều đại đầu tiên theo các thư tịch lịch sử Trung Quốc là nhà Hạ; tuy nhiên chưa có bằng chứng khảo cổ học kiểm chứng được sự tồn tại của triều đại này (khi Trung Quốc tăng trưởng kinh tế và cải cách chính trị đồng thời có đủ nhân lực và trí lực để theo đuổi mạnh mẽ hơn nhằm minh chứng về một lịch sử cổ đại, có một số di chỉ đá mới được đưa ra cũng như một vài bằng chứng được gom lại theo thời gian, thể hiện rõ bản sắc, sự thuần nhất và niềm tự hào dân tộc, hay nói cách khác là thể hiện chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa đại Hán tộc). Triều đại đầu tiên chắc chắn tồn tại là nhà Thương, định cư dọc theo lưu vực Hoàng Hà, vào khoảng thế kỷ 18 đến thế kỷ 12 TCN. Nhà Thương bị nhà Chu lật đổ (thế kỷ 12 đến thế kỷ 5 TCN), đến lượt nhà Chu lại bị yếu dần do mất quyền cai quản các lãnh thổ nhỏ hơn cho các công hầu bá tước; cuối cùng, vào thời Xuân Thu, nhiều nước chư hầu đã trỗi dậy và liên tiếp giao chiến, và chỉ coi triều đình nhà Chu là trung tâm quyền lực trên danh nghĩa. Cuối cùng Tần Thủy Hoàng đã thâu tóm tất cả các quốc gia và tự xưng là hoàng đế vào năm 221 TCN, lập ra nhà Tần, quốc gia Trung Quốc thống nhất về thể chế chính trị, chữ viết và có một ngôn ngữ chính thống đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Tuy nhiên, triều đại này không tồn tại lâu do nó quá độc đoán và tàn bạo và đã tiến hành "đốt sách chôn nho" trên cả nước (đốt hết sách vở và giết những người theo nho giáo) nhằm ngăn chặn những ý đồ tranh giành quyền lực của hoàng đế từ trứng nước, để giữ độc quyền tư tưởng, và để thống nhất chữ viết cho dễ quản lý. Sau khi nhà Tần sụp đổ vào năm 207 TCN thì đến thời nhà Hán kéo dài đến năm 220 CN. Sau đó lại đến thời kỳ phân tranh khi các lãnh tụ địa phương nổi lên, tự xưng "Thiên tử" và tuyên bố Thiên mệnh đã thay đổi. Vào năm 580, Trung Quốc tái thống nhất dưới thời nhà Tùy. Vào thời nhà Đường và nhà Tống, Trung Quốc đã đi vào thời hoàng kim của nó. Trong một thời gian dài, đặc biệt giữa thế kỷ thứ 7 và 14, Trung Quốc là một trong những nền văn minh tiên tiến nhất trên thế giới về kỹ thuật, văn chương, và nghệ thuật. Nhà Tống cuối cùng bị rơi vào tay quân xâm lược Mông Cổ năm 1279. Đại hãn Mông Cổ là Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Về sau một thủ lĩnh nông dân là Chu Nguyên Chương đánh đuổi chính quyền người Mông Cổ năm 1368 và lập ra nhà Minh, kéo dài tới năm 1644. Sau đó người Mãn Châu từ phía đông bắc kéo xuống thay thế nhà Minh, lập ra nhà Thanh, kéo dài đến vị hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi thoái vị vào năm 1912.
Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Chẳng hạn như nhà Thanh của người Mãn Châu sau khi chiếm được Trung Quốc thường áp dụng các chính sách hạn chế việc người Mãn Châu bị hòa lẫn vào biển người Hán vì dân họ ít. Tuy thế, những biện pháp đó đã tỏ ra không hiệu quả và người Mãn Châu cuối cùng vẫn bị văn hóa Trung Quốc đồng hóa.
Vào thế kỷ thứ 18, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ so với các dân tộc ở Trung Á mà họ gây chiến hàng thế kỷ, tuy nhiên lại tụt hậu hẳn so với châu Âu. Điều này đã hình thành cục diện của thế kỷ 19 trong đó Trung Quốc đứng ở thế phòng thủ trước chủ nghĩa đế quốc châu Âu trong khi đó lại thể hiện sự bành trướng đế quốc trước Trung Á.
Tuy nhiên nguyên nhân chính của sự sụp đổ của đế quốc Trung Hoa không phải do tác động của châu Âu và Mỹ, như các nhà sử học theo chủ thuyết vị chủng phương Tây vẫn hằng tin tưởng, mà có thể là kết quả của một loạt các biến động nghiêm trọng bên trong, trong số đó phải kể đến cuộc nổi dậy mang tên Thái Bình Thiên Quốc kéo dài từ 1851 đến 1862. Mặc dù cuối cùng lực lượng này cũng bị lực lượng triều đình dập tắt, cuộc nội chiến này là một trong số những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử loài người - ít nhất hai mươi triệu người bị chết (hơn tổng số người chết trong Thế chiến thứ nhất). Trước khi xảy ra nội chiến này cũng có một số cuộc khởi nghĩa của những người theo Hồi giáo, đặc biệt là ở vùng Trung Á. Sau đó, một cuộc khởi nghĩa lớn cũng nổ ra mặc dù tương đối nhỏ so với nội chiến Thái Bình Thiên Quốc đẫm máu. Cuộc khởi nghĩa này được gọi là khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn với mục đích đuổi người phương Tây ra khỏi Trung Quốc. Tuy đồng tình thậm chí có ủng hộ quân khởi nghĩa,Từ Hi Thái hậu lại giúp các lực lượng nước ngoài dập tắt cuộc khởi nghĩa này.
Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc (THDQ). Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất — thời kỳ Quân phiệt cát cứ, Chiến tranh Trung-Nhật, và Nội chiến Trung Quốc. Nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949 và Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm được đại lục Trung Quốc. ĐCSTQ lập ra một nhà nước cộng sản—nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH)— tự xem là nhà nước kế tục của Trung Hoa Dân Quốc. Trong khi đó, chính quyền THDQ do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo thì rút ra đảo Đài Loan, nơi mà họ tiếp tục được khối phương Tây và Liên Hiệp Quốc công nhận là chính quyền hợp pháp của toàn Trung Quốc mãi tới thập niên 1970, sau đó hầu hết các nước và Liên Hiệp Quốc chuyển sang công nhận CHNDTH.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Bồ Đào Nha đã lần lượt trao trả hai nhượng địa là Hồng Kông và Ma Cao ở bờ biển phía đông nam về cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào 1997 và 1999. "Trung Quốc" trong văn cảnh ngày nay thường chỉ lãnh thổ của CHNDTH, hay "Đại lục Trung Quốc", mà không tính Hồng Kông và Ma Cao.
CHNDTH và THDQ (từ năm 1949 đến nay) không công nhận ngoại giao lẫn nhau, vì hai bên đều tự cho là chính quyền kế tục hợp pháp của THDQ (thời Tôn Trung Sơn) bao gồm cả Đại lục và Đài Loan, CHNDTH liên tục phản đối những người theo phong trào đòi độc lập cho Đài Loan. Những tranh cãi chủ yếu xoay quanh bản chất và giới hạn của khái niệm "Trung Quốc", khả năng tái thống nhất Trung Quốc và vị thế chính trị Đài Loan.
Sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, khi đó người đứng đầu Trung Quốc được gọi là hoàng đế và một hệ thống hành chính trung ương tập quyền quan liêu được thiết lập. Sau khi nhà Tần sụp đổ, Trung Quốc lại có khoảng 13 triều đại khác nhau tiếp tục hệ thống các vương quốc, công quốc, hầu quốc, và bá quốc. Lãnh thổ Trung Quốc khi đó mở rộng hoặc thu hẹp theo sức mạnh của mỗi triều đại. Hoàng đế nắm quyền lực tối thượng, toàn năng và là người đứng đầu về chính trị và tôn giáo của Trung Quốc. Hoàng đế cũng thường tham khảo ý kiến các quan văn võ, đặc biệt là quan đại thần. Quyền lực chính trị đôi khi rơi vào tay các quan lại cao cấp, hoạn quan, hay họ hàng hoàng đế.
Quan hệ chính trị với các nước chư hầu xung quanh được củng cố thông qua các hình thức kết hôn với người hoàng tộc nước ngoài, hỗ trợ quân sự, điều ước, và ràng buộc về chính trị (trên danh nghĩa phải chịu thần phục và thụ phong vương nếu không sẽ bị cấm vận hoặc chịu họa chiến tranh).
Lạc Dương, Trường An, Nam Kinh, và Bắc Kinh từng là thủ đô của Trung Quốc trong lịch sử. Tiếng Trung Quốc khi đó là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong các văn bản của triều đình, còn vào thời người Mông Cổ và Mãn Châu vào Trung Quốc thì tiếng Mông Cổ và tiếng Mãn Châu cũng được coi là ngôn ngữ chính thức dùng trong văn thư của triều đình.
Vào 1 tháng 1, 1912, Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) được thành lập, sự chấm dứt của Đế chế nhà Thanh. Tôn Trung Sơn và [nhóm] lãnh đạo Quốc Dân Đảng được công bố là tổng thống lâm thời của Nhà nước cộng hòa. Tuy nhiên, Viên Thế Khải, cựu đại thần nhà Thanh đào ngũ theo cách mạng, sau đó đã thương thuyết để Tôn Dật Tiên bước sang bên nhường quyền cho họ Viên. Viên Thế Khải lên làm đại tổng thống, sau đó xưng đế; tuy nhiên, ông ta chết sớm trước khi thực sự nắm trọn vẹn quyền lực trên khắp Trung Hoa.
Sau khi họ Viên sụp đổ, Trung Quốc lại phân rã về chính trị với một chính phủ đặt tại Bắc Kinh được quốc tế công nhận nhưng không có thực quyền. Các Thủ lãnh quân sự địa phương ở các vùng khác nhau thực sự nắm quyền lực trong vùng đất cát cứ của họ.
Vào cuối thập niên 1920, Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo đã tái thống nhất Trung Quốc và dời đô về Nam Kinh đồng thời thi hành kế hoạch cải tổ chính trị do Tôn Trung Sơn vạch ra nhằm đưa Trung Quốc thành một quốc gia hiện đại, dân chủ. Cả Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Đảng đều chủ trương chế độ đơn đảng và chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa Lenin.
Năm 1945, Hồng quân Liên Xô đã đánh tan quân Nhật, giải phóng vùng Đông Bắc Trung Quốc, xóa bỏ Chính quyền Mãn châu quốc, bàn giao lại Vua Phổ Nghi cho phía Cộng sản Trung Quốc và qua đó xóa bỏ cố gắng cuối cùng của giới quý tộc nhà Mãn Thanh ly khai nhằm giành độc lập dân tộc cho người Mãn.
Năm 1947, hiến pháp THDQ ra đời nhưng do nội chiến giữa hai phe Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Đảng nên trên thực tế hiến pháp này không được đưa vào thực thi trên đại lục Trung Quốc.
Đầu năm 1950, ĐCSTQ đánh bại QDĐTQ và chính phủ THDQ phải dời ra đảo Đài Loan. Vào cuối thập niên 1970, Đài Loan mới bắt đầu thực hiện đầy đủ kiểu chính trị dân chủ đại diện đa đảng với sự tham gia tương đối tích cực của mọi thành phần xã hội. Tuy nhiên không như xu hướng của các nền dân chủ khác là phân chia chính trị theo hai thái cực bảo thủ-tự do, phân chia hiện tại ở THDQ chủ yếu là thống nhất với Trung Quốc về lâu dài hay là theo đuổi một nền độc lập thực sự.
Trong khi đó tại Đại lục, Mao Trạch Đông, lãnh tụ của ĐCSTQ tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 tại Bắc Kinh. Chính quyền này kiểm soát chặt chẽ mọi mặt của đời sống. Tuy nhiên, kể từ sau 1978, những cải tổ đã được đề xướng và mang lại một sự cởi mở đáng kể đối với nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, và văn hóa. Đặc biệt là sự thay đổi về chính sách đối ngoại, từ chỗ chủ trương dùng vũ lực giải quyết vấn đề, đưa quân xâm chiếm các vùng đất lân cận, và các quần đảo như Hoàng Sa và Trường Sa của nước CHXHCN Việt Nam trong thập niên 1950 và thập niên 1980, Trung Quốc đã chuyển sang chính sách đàm phán thương lượng, tạo sự tin cậy vào "sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc" để hướng tới một nước lớn, tuân thủ pháp luật quốc tế và là nhân tố hòa bình ổn định an ninh khu vực.
Khu vực tây - bắc của Trung Quốc là miền đất của các vùng sa mạc, chiếm trên 20% tổng số diện tích đất bằng phẳng của đất nước. Sa mạc cát lớn nhất Trung Quốc là sa mạc Taklamakan. Con đường tơ lụa chạy ven rìa phía bắc sa mạc này. Một số thương gia đã bị lạc trong hành trình vì bão cát và cái đói khát làm cho họ hoang mang.
Trường Giang là con sông dài nhất Trung Quốc với chiều dài 6380 km. Đoạn thượng nguồn trên cao nguyên, dốc đổ nên nước sông chảy siết. Sông phải len qua những hẻm núi sâu và hẹp nên có nhiều ghềnh đá. Sau khi chảy qua các dãy núi nằm ở phía đông của Đập Tam Hiệp nổi tiếng, con sông bắt đầu xuôi về miền đồng bằng. Lòng sông tỏa rộng, chảy quanh co, uốn khúc qua miền đồng bằng bằng phẳng. Vùng châu thổ bao la của Trường Giang trải rộng từ Nam Kinh đến biển Hoa Đông.
Hoàng Hà là sông dài thứ hai ở Trung Quốc, đo được 5464 km. Ở vùng thượng lưu, sông chảy qua những hẻm núi sâu trước khi lượn quanh thành một vòng cung khổng lồ ôm lấy cao nguyên Hoàng Thổ. Đoạn sông này cuốn theo lượng đất vàng dưới dạng phù sa trên hành trình ra biển. Với nguồn đất đó, Hoàng Hà là con sông nặng phù sa nhất thế giới; mỗi năm tải tới 1,6 tỷ tấn phù sa. Ở hạ lưu lòng sông bị bồi cao nên có đoạn lòng sông còn cao hơn vùng đồng bằng xung quanh đến 10m. Địa hình tiêu biểu của bình nguyên Hoa Bắc là hệ thống đê điều dài 700 km chạy dọc hai bên bờ Hoàng Hà.
Hoàng Hà đổ ra biển ở Bột Hải, tuy nhiên vì lũ lụt cửa sông không cố định mà đã thay đổi nhiều lần. Lụt lớn từng gây thiệt hại lớn đến sinh mạng và nông nghiệp; khi đã mất mùa thì nạn đói hoành hành. Vì lẽ đó mà Hoàng Hà còn được gọi là "Nỗi buồn của Trung Hoa."
Người Trung Quốc thường coi hoàng đế Trung Quốc là bá chủ thiên hạ và các dân tộc "man, di, nhung, địch" xung quanh là chư hầu. Do vậy, một số quốc vương các nước xung quanh cùng với thái thú các địa phương thường phái sứ thần sang triều cống cho các Hoàng đế Trung Quốc để tỏ ý chịu sự ràng buộc của nước lớn, vua tiểu quốc chỉ có được tính chính danh khi được hoàng đế Trung Quốc phong vương. Kể từ cuối thế kỷ 19, những quan hệ kiểu này đã không còn tồn tại nữa do Trung Quốc đã mất đi uy lực bá chủ của mình.
Nhà Thanh sau đó đã sát nhập quê hương của họ (Mãn Châu) nằm ở phía bắc ngoài Vạn lý trường thành là ranh giới với Trung Quốc bản bộ vào Trung Quốc. Năm 1683 sau khi Vương quốc Đông Ninh do Trịnh Thành Công lập nên tuyên bố đầu hàng, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ đã bị sát nhập vào đế chế nhà Thanh. Ban đầu Đài Loan chỉ được coi như một châu, sau đó thành hai châu và sau nữa thành một tỉnh. Sau đó Đài Loan được nhường cho Nhật Bản sau chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1895. Kết thúc chiến tranh Trung-Nhật lần hai năm 1945, Nhật Bản mất chủ quyền lãnh thổ hòn đảo này theo Hiệp ước San Francisco, và chủ quyền quần đảo này thuộc về Trung Hoa Dân Quốc. Sau này, chủ quyền Đài Loan luôn là vấn đề gây tranh cãi giữa CHNDTH và những người theo phong trào đòi độc lập cho Đài Loan.
Trong lịch sử, các triều đại Trung Quốc đều đặt kinh đô tại vùng đất trung tâm lịch sử của Trung Quốc với tên gọi chính xác về mặt chính trị là Trung Quốc bản thổ (vì tên gọi này không tính đến các vùng đất mà nó không quản lý như Mông Cổ hay Đài Loan). Nhiều triều đại còn thể hiện tư tưởng bành trướng khi đánh chiếm các vùng đất xung quanh như như Nội Mông Cổ, Mãn Châu, Tân Cương, và Tây Tạng. Nhà Thanh do người Mãn Châu lập ra cũng như các chính thể sau đó là Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng củng cố việc sát nhập các lãnh thổ này vào Trung Quốc. Biên giới chia cắt các lãnh thổ này truớc đây tương đối mơ hồ và không gắn với cách phân chia hành chính hiện nay. Trung Quốc bản bộ thường được coi là bao bọc bởi Trường Thành và dọc theo viền cao nguyên Thanh Tạng; Mãn Châu và Nội Mông Cổ nằm ở phía bắc của Vạn Lý Trường Thành, và biên giới giữa hai vùng này có thể là biên giới hiện tại giữa Nội Mông Cổ và các tỉnh đông bắc Trung Quốc, hoặc biên giới lịch sử của Mãn Châu quốc vào Thế chiến thứ hai; ranh giới của Tân Cương vẫn là Khu tự trị dân tộc Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) Tân Cương ngày nay; còn Tây Tạng lịch sử thì coi như bao phủ gần như toàn bộ cao nguyên Thanh Tạng. Theo truyền thống, Trung Quốc được chia thành hai miền Bắc và Nam, với ranh giới địa lý là sông Hoài và dãy Tần Lĩnh.
Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện chính thức công nhận tổng cộng 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm đa số. Với số dân hiện nay là 1,3 tỉ người trên tổng số dân toàn thế giới là 6,4 tỉ, Trung Quốc là nơi có xấp xỉ 20% loài người (homo sapiens) sinh sống.
Vào thời Mao Trạch Đông, tình hình phát triển dân số không được kiểm soát tốt đã khiến cho số dân Trung Quốc bùng nổ nhanh chóng và đạt đến con số 1,3 tỉ người hiện nay. Để giải quyết vấn nạn này, chính phủ CHNDTH đã áp dụng một chính sách kế hoạch hóa gia đình dưới tên gọi chính sách một con.
Người Hán nói các thứ tiếng mà các nhà ngôn ngữ học hiện đại coi là những ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt, tuy nhiên tại Trung Quốc nhiều người coi đấy là các phương ngôn của tiếng Trung Quốc. Tuy có nhiều ngôn ngữ nói khác nhau nhưng kể từ đầu thế kỷ 20, người Trung Quốc bắt đầu dùng chung một chuẩn viết là "Bạch thoại" được dựa chủ yếu trên văn phạm và từ vựng của Phổ thông thoại là ngôn ngữ nói được dùng làm chuẩn. Ngoài ra từ hàng ngàn năm nay giới trí thức Trung Quốc dùng một chuẩn viết chung là Văn ngôn. Ngày nay Văn ngôn không còn là cách viết thông dụng nữa, tuy nhiên trong chương trình học nó vẫn tiếp tục được dạy và như vậy người Trung Quốc bình thường ở một góc độ nào đó có thể đọc hiểu được. Không như Phổ thông thoại, các ngôn ngữ nói khác chỉ được nói mà không có cách viết.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 08:13, ngày 26 tháng 5 năm 2014.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 21:17, ngày 19 tháng 4 năm 2014.
Trong lịch sử, Trung Quốc được coi là một thế lực ham chiến trận, chủ nghĩa bành trướng
của Trung Quốc, thể hiện trong các hoạt động quân sự và các chính sách
ngoại giao, là một nỗi lo ngại đáng kể của các nước lân cận.
Triều đại đầu tiên là nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc từ việc đánh tan và hợp nhất 6 quốc gia khác của thời Chiến Quốc cũng như các lãnh thổ sinh sống bởi những dân tộc không nói tiếng Trung, chẳng hạn như các bộ tộc Bách Việt. Từ vùng thung lũng sông Hoàng Hà, cùng với sự mở rộng lãnh thổ Trung Quốc, nền văn minh Trung Hoa đã lan ra khắp các hướng, đặc biệt là về phía Nam. Trong lịch sử Trung Quốc, lãnh thổ của quốc gia này mở rộng hay thu hẹp là phụ thuộc sức mạnh của triều đại đương thời. Đỉnh cao là thời nhà Đường, khi lãnh thổ Trung Quốc phía Nam kéo tới nơi ngày nay là miền Bắc Việt Nam, phía Tây lan tới vùng Trung Á.
Bên cạnh đó, ở Hàn Quốc, người dân cũng đang phẫn nộ về việc Trung Quốc kiểm soát một phần ngọn núi được coi là linh thiêng trong thần thoại của người Triều Tiên. Được gọi là núi Paektu theo Hàn Quốc và Changbai theo phía Trung Quốc, ngọn núi đứng giữa biên giới Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên
Trung Quốc đã và đang thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với các quốc gia khác, xây dựng quan hệ đối tác với Mỹ và EU. Với các cường quốc, Trung Quốc tận dụng các mối quan hệ, tránh đụng độ, tuân thủ nguyên tắc ngoại giao đặt ra 40 năm trước của Đặng Tiểu Bình, đó là "giấu mặt". Mặt khác, khi quan hệ với những nước nhỏ đó, Trung Quốc dễ dàng đưa lực lượng Hoa kiều hùng hậu của mình sang thâu tóm nền kinh tế còn yếu kém của các nước đó, ví dụ với Lào, Campuchia, Miến Điện hay Việt Nam.
Gần đây là quan hệ với khu vực châu Phi nhiều tài nguyên. Chính ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc đã làm các nước phương Tây lo sợ lẫn sự nghi kị của người dân các nước châu Phi đó.
Hiện nay Trung Quốc mưu đồ bành trướng xuống phương Nam, ráo riết nô dịch hóa theo hình thức thuộc địa kiểu mới các nước Miến Điện, Việt Nam, Lào, Camuchia bằng những thủ đoạn từ lộ liễu đến tinh vi, từ hợp tác kinh tế, viện trợ kinh tế - tài chính - giáo dục - văn hóa, đẩy mạnh thương mại một chiều, làm đường xá, khai thác khoáng sản, năng lượng, cấy dân cư, đề xướng cư dân lân bang đi lại không hộ chiếu, cho đến thủ đoạn then chốt là mua chuộc nhóm lãnh đạo chính trị của các nước này.
Về Campuchia, Trung Quốc định dùng quốc gia này gây náo loạn vùng biên giới Tây Nam Việt Nam. Thời kì 1979-1989, chế độ Khmer Đỏ dưới sự ủng hộ của chính quyền Trung Quốc đã tạo nên nhiều cuộc chiến tranh man rợ và dã man nhằm vào nhân dân Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc tiếp tục dụ dỗ những người Việt gốc Hoa di dân khỏi Việt Nam (vấn đề "Nạn kiều" theo cách gọi của họ), gây náo loạn cho khu vực biên giới phía Bắc. Ngày nay, còn không ít người dân Campuchia vẫn không hoàn toàn thích sự có mặt của người Việt Nam trên đất nước họ, và đây là vấn đề mà nhà nước Trung Quốc tiếp tục khai thác triệt để, như quốc vương thân Trung Quốc Norodom Sihanouk-một nhân vật có thiên hướng chống Việt Nam, mặc dù hiện nay chính phủ của ông Hun Sen là chính phủ thân Việt Nam.
Hiện nay, vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên là nỗi lo lớn của nền hòa bình khu vực Đông Á, đã có nhiều cuộc đàm phán nhằm tìm giải pháp cho vấn đề này nhưng cũng chưa giải quyết trọn vẹn. Với lá bài Triều Tiên, Trung Quốc đã gián tiếp đe dọa an ninh của Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Điều đó đã buộc Nhật Bản nâng Cục Phòng vệ thành Bộ Quốc phòng nhằm cân bằng lực lượng.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 17:17, ngày 21 tháng 2 năm 2014.
(Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam) - TS
Trần Đức Anh Sơn cho hay không chỉ các bản đồ cổ Việt Nam, Trung Quốc
mà rất nhiều bản đồ cổ của phương Tây đều khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa
là của Việt Nam.
Chủ quyền Việt Nam
TS Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội TP Đà Nẵng vừa hoàn thành đề tài Font tư liệu về chủ quyền Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng).
Một trong những thành công lớn của nhóm nghiên cứu là sưu tầm được 56 tấm bản đồ phương Tây của font tư liệu này.
Các bản đồ này được vẽ rất sớm, như: Bản đồ do Livro da Marinharia FM Pinnto vẽ năm 1560, bản đồ do Gerard Mercator (1512 – 1594) vẽ có niên đại vào nửa sau thế kỷ XVI… cho đến những bản đồ được vẽ vào cuối thế kỷ XIX như: Bản đồ do Stielers Handatla vẽ năm 1891…
Tất cả đều thể hiện bằng hình vẽ hoặc bằng chữ viết vị trí của quần đảo Hoàng Sa (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam dưới các tên gọi như Cauchi, Cochi, Cochinchina, Cochinchine… (tùy theo ngôn ngữ của từng nước phương Tây).
Trên một số bản đồ, địa danh Hoàng Sa còn được thể hiện hoặc ghi chú rất đặc biệt. Chẳng hạn, bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 thể hiện quần đảo Frael (Hoàng Sa), bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ nam vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (đảo Phú Quốc) được vẽ riêng.
Trong bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645, quần đảo Frael (Hoàng Sa) được vẽ nối liền với các đảo: Pulo Secca de Mare (Cù Lao Thu, tức đảo Phú Quý), Pulo Cambir (Cù Lao Xanh), Pullo Canton (Cù Lao Ré, tức đảo Lý Sơn), thành một chuỗi đảo liên hoàn thuộc lãnh thổ Cochinchina (Đàng Trong)….
Đặc biệt, tấm bản đồ mang tên An Nam đại quốc họa đồ, viết bằng 3 thứ ngôn ngữ: Hán, Quốc ngữ và Latinh, do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838, có ghi hàng chữ Paracel seu Cát Vàng (nghĩa là Paracel hoặc là Cát Vàng) khẳng định chủ quyền Việt Nam.
Cũng chính Giám mục Taberd trong bài viết in trên tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal vào năm 1837 cũng khẳng định: Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa – Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina (Giao Chỉ gần Chi na, chỉ tên nước ta), TS. Sơn phân tích.
Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, chuyên gia hàng đầu về bản đồ cổ Việt Nam, hiện sưu tập được 30 bản đồ cổ của phương Tây, có niên đại từ năm 1489 đến năm 1697, có thể hiện hình vẽ và địa danh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đặc biệt từ tấm bản đồ thứ 4 từ năm 1507 đều có ghi vẽ đất nước ta với biển Đông và quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
Tùy theo cách phát âm của mỗi tác giả vẽ bản đồ mà ghi tên nước ta. Có bản đồ ghi Cauchi tức Giao Chỉ, hoặc các dạng tự khác như Cochi, Cachi, Cachu, Cochin đều biểu hiện nguyên âm Giao Chỉ.
Theo TS. Sơn, 56 bản đồ cổ phương Tây này được sưu tầm có niên đại trải dài hơn 3 thế kỷ.
Điều này chứng tỏ từ thế kỷ XVI, nhiều người phương Tây đã biết đến vùng biển đảo Hoàng Sa và ghi nhận quần đảo này là một phần lãnh thổ của Việt Nam (mà bấy giờ họ gọi là Cochinchine, Cochinchina, Annam…).
“Chủ quyền này đã được các nhà bản đồ học, các nhà hàng hải, nhà phát kiến địa lý… phương Tây thừa nhận và ghi dấu lên những tấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải của họ. Vì thế, những tấm bản đồ này là những tư liệu quý, góp phần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (và Trường Sa), mà hiện nay đang có một số quốc gia trong khu vực tranh chấp chủ quyền”, ông Sơn nói.
Trung Quốc chưa bao giờ có Hoàng Sa, Trường Sa
Theo TS Sơn, nhiều tấm bản đồ cổ phương Tây đang được lưu giữ tại các thư viện công và bộ sưu tập tư nhân ở châu Âu và châu Mỹ. Trong đó phần lớn bản đồ mà nhóm nghiên cứu đề tài sưu tầm đều là bản đồ scan trực tiếp từ bản đồ gốc được đồng nghiệp là ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa giáo dục Việt Nam (IVCE) tại Mỹ, đến các thư viện tại Mỹ để tìm kiếm, xin phép scan…
Qua ông Thắng, TS. Sơn vừa có thêm nhiều tấm bản đồ cổ của phương Tây xuất bản trước và sau khi chính quyền Trung Quốc có những tuyên bố bất hợp pháp về chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào năm 1909.
Trong số này có bản đồ China do Adam và Charles Black vẽ cho bộ sách The Encyclopaedia Britannica, do Nxb. Edinburgh ấn hành năm 1876, bản đồ China, ấn hành năm 1883, bản đồ China and Japan, ấn hành năm 1896; bản đồ Siam and the Malay Archipelago do The Times Atlas (London, Anh) xuất bản năm 1896, bản đồ Route map showing from St. Petersburg to Guft of Tongking, ấn hành năm 1900…
“Điểm giống nhau giữa các bản đồ này là phần lãnh thổ Trung Quốc được tô khác màu hoặc được giới hạn bằng những đường kẻ đậm nét để phân biệt với lãnh thổ các nước láng giềng của Trung Quốc, luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam. Khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa”, TS. Sơn nhấn mạnh.
Bản đồ phương tây ghi tên Hoàng Sa, Trường Sa bằng tiếng ViệtTS Hoàng Ngọc Lâm, phó cục trưởng Cục Đo đạc và bản đồ VN (Bộ Tài nguyên – Môi trường):
Cục Đo đạc và bản đồ VN tham gia dự án “Bản đồ toàn cầu” do Liên Hiệp Quốc khởi xướng nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu địa lý thống nhất toàn thế giới.
Phần dữ liệu bản đồ VN được gửi và được cung cấp trên trang web của Ủy ban quốc tế về bản đồ toàn cầu (ISCGM – iscgm.org).
Theo đánh giá của ISCGM, dữ liệu của VN là một trong những dữ liệu được tải xuống và sử dụng nhiều thứ hai (sau dữ liệu của Nhật Bản).
Điều đó chứng tỏ thế giới rất quan tâm tới bản đồ của VN và chắc chắn qua đó những thông tin về lãnh thổ của VN, trong đó có chủ quyền của VN với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sẽ được phổ biến rộng rãi hơn.
Ngoài việc phục vụ cho các cơ quan bản đồ quốc gia của thế giới, bản đồ này còn cung cấp cho LHQ và các cơ quan sử dụng địa danh chuẩn hóa trong công việc.
Năm 2010, cục đã thực hiện cập nhật và gửi cho Liên Hiệp Quốc bảng thống kê các đơn vị hành chính đến cấp huyện của VN, trong đó có các địa danh quần đảo “Hoàng Sa” thuộc TP Đà Nẵng, quần đảo “Trường Sa” thuộc tỉnh Khánh Hòa và được thông báo đưa vào sử dụng từ tháng 1-2011.
Cũng trong năm 2009, Ủy ban Địa danh Úc, đại diện của UNGEGN, chủ tịch nhóm chuyên gia về địa danh khu vực đông nam châu Á, tây nam Thái Bình Dương đã hoàn thành bản đồ địa danh được sửa đổi so với bản đồ trước đó và từ điển địa danh khu vực đông nam châu Á, tây nam Thái Bình Dương.
Trong các tài liệu này, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đều ghi bằng tiếng Việt và thuộc chủ quyền của Việt Nam.
(Theo Tuổi Trẻ)
(Phản đối Trung Quốc xâm lược) - Sau 30 năm không tham chiến, Bắc Kinh đang chuẩn bị sử dụng vũ lực để bảo vệ cái gọi là “lợi ích quốc gia cốt lõi” của mình.
Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 6/6 phân tích, kể từ khi lên nắm quyền Tập Cận Bình đã thay đổi hoàn toàn phong cách giấu mình chờ thời lâu nay, chủ động ra tay ở Biển Đông và biển Hoa Đông với chiến lược đối ngoại hoàn toàn mới gồm 3 mũi giáp công: Hữu hảo, nói lý và thị uy.
Trong lúc Bắc Kinh ra sức “hữu hảo” với Nga, châu Phi, Mỹ – La tinh, Trung Á, ASEAN và đồng thời “nói lý” với cộng đồng quốc tế bằng cách đưa ra các khái niệm mới về an ninh hay “giấc mộng Trung Hoa, phục hưng Trung Quốc” thì điều đáng nói là họ lại dùng thủ đoạn “thị uy thích đáng” với láng giềng.
Sự “thị uy” của giới lãnh đạo Trung Quốc thể hiện rõ nét nhất qua phát biểu của Tập Cận Bình tại hội nghị Bộ Chính trị hôm 28/1/2013: “Trung Quốc mong muốn phát triển, nhưng quyết không hy sinh lợi ích quốc gia của mình. Dù là quốc gia nào cũng đừng mơ Trung Quốc sẽ chấp nhận đem các ‘lợi ích cốt lõi’ của mình đi đổi chác, đừng mơ Trung Quốc sẽ chấp nhận ăn ‘trái đắng’ tổn hại đến chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia”.
Tuyên bố này của Tập Cận Bình cho thấy rõ lập trường mới của lãnh đạo Trung Quốc, nó được giới quan sát xem như dấu hiệu bắt đầu thời đại “mô hình ngoại giao Tập Cận Bình”. Từ khi nhậm chức, mỗi lần đi đến đâu Tập Cận Bình cũng ưu tiên thị sát quân đội và nhấn mạnh sẵn sàng chiến đấu với khẩu hiệu: Có lệnh là đi, đã đi là biết đánh và đã đánh là phải thắng.
Gần đây Trung Quốc không ngừng bộc lộ các loại vũ khí chiến lược tiên tiến của mình, tập trận quân sự thường xuyên liên tục dường như cố phát đi thông điệp rằng, sau 30 năm không tham chiến, Bắc Kinh đang chuẩn bị sử dụng vũ lực để bảo vệ cái gọi là “lợi ích quốc gia cốt lõi” của mình, Đa Chiều bình luận. Cuộc khủng hoảng Ukraine vừa qua đã tạo cho Bắc Kinh cơ hội để thực hiện tham vọng này.
Cũng tờ Đa Chiều trước đó bình luận, kẻ chủ động ra tay trên Biển Đông lâu nay luôn luôn là Trung Quốc chứ không phải Việt Nam hay Philippines.
Hôm 9/5, Trương Hoài Đông đã bình luận trên Đa Chiều, một khi nổ ra xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Dông thì chắc chắn không phải là va chạm thông thường, quy mô có khả năng còn lớn hơn trận hải chiến 1974, 1988 (Trung Quốc cất quân xâm lược Hoàng Sa và một số bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam – PV).
Tuy nhiên, ông Đông lưu ý rằng mặc dù Trung Quốc “chiến thắng” trong 2 trận hải chiến này (thực tế là xâm lược – PV), nhưng lần này thì khác. Quần đảo Hoàng Sa gần Việt Nam, nếu nổ ra xung đột thì quân đội Trung Quốc khó lòng thoát thân khỏi sự truy kích của không quân Việt Nam.
Cũng tương tự như vậy, đá Chữ Thập (1 trong 6 bãi đá ở Trường Sa mà Trung Quốc xâm lược năm 1988, chiếm đóng và xây dựng căn cứ quân sự trái phép – PV) cách điểm cực Nam đảo Hải Nam khoảng 1000 km trong khi bán kính tác chiến của các máy bay chủ lực Su-27, J-11 Trung Quốc trong điều kiện không mang theo vũ khí đạn dược mới chỉ đạt 1500 km, quân Trung Quốc cơ động xa mỏi mệt trong khi Việt Nam ở gần chờ sẵn, một khi nổ ra xung đột rõ ràng Trung Quốc không có nhiều ưu thế.
Chính vì điều này, Trương Hoài Đông cho rằng Trung Quốc đã đẩy mạnh chế tạo tàu sân bay và lấn biển biến đá thành đảo nhân tạo (bất hợp pháp trên một số bãi đá họ đang chiếm đóng ở Trường Sa) làm chỗ cắm chân, hình thành khả năng đối phó với không quân Việt Nam.
(Theo Giáo Dục)
Tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép bị bắt
(Dân trí) - Trong báo cáo hàng năm về quân sự Trung Quốc, Lầu
Năm Góc nhận định chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc về
lâu dài có mục đích “tăng khả năng chiến đấu có vũ trang và giành chiến
thắng trong các tình huống bất ngờ trong khu vực, với khoảng thời gian
ngắn, nhưng lực lượng mạnh mẽ”.
Vì vậy những kết luận và phân tích tài liệu, với dữ liệu lấy từ năm 2013, của Lầu Năm Góc càng có sức nặng hơn thường lệ, dù cáo buộc gián điệp mạng không khác là bao so với năm trước.
Báo cáo của Lầu Năm Góc đã được gửi cho Quốc hội Mỹ vào thứ năm vừa qua. Báo cáo nhận định chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc về lâu dài có mục đích “tăng cường khả năng chiến đấu vũ trang của Trung Quốc và giành chiến thắng trong các tình huống bất ngờ, với thời gian ngắn nhưng lực lượng lượng mạnh mẽ”.
Đặc biệt, theo báo cáo, chi tiết về loại xung đột có khả năng xảy ra có vẻ như tập trung ở các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng ở Biển Đông, Hoa Đông. Các cuộc tranh chấp này đã gây căng thẳng giữa Trung Quốc với Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines trong suốt nhiều tháng qua.
Leo thang căng thẳng trong các tranh chấp lãnh thổ trên đã khiến Tổng thống Mỹ Obama, trong chuyến công du châu Á hồi tháng 4, đã phải tái khẳng định cam kết bảo vệ các đồng minh, trong đó nổi bật là Nhật, trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Hồi cuối tháng 11 năm ngoái, Mỹ và Nhật đã có động thái đáng chú ý, khi vài ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố vùng nhận dạng phòng không bao trùm lên cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật, hai máy bay ném bom B52 đã được điều vào khu vực này trong một cuộc huấn luyện thường lệ.
Trong báo cáo hàng năm của mình, Lầu Năm Góc khẳng định mục đích chính trong chiến lược quân sự của “người khổng lồ” châu Á vẫn là nhằm chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Đài Loan. Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh, Trung Quốc cũng đang chuẩn bị cho “những tình huống bất ngờ có thể xảy ra” ở phía nam và phía đông bờ biển nước này và không quên nhắc lại rằng năm ngoái Bắc Kinh đã đơn phương mở rộng vùng phòng không ở Hoa Đông, mở rộng quyền hàng hải của mình trên gần như toàn bộ Biển Đông.
“Trong những tài liệu gần đây, luôn luôn có quan tâm
chiến
lược (ở Trung Quốc), nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của họ, nhưng
năm ngoái, thái độ hiếu chiến của họ gia tăng”, một quan chức cấp cao
của Lầu Năm Góc cho biết trong cuộc gặp với báo
giới. Người phát ngôn Lầu Năm Góc cũng nhắc lại Mỹ phản đối việc sử dụng
“hăm dọa”
trong các tranh chấp chủ quyền, và kêu gọi giải pháp ngoại giao hòa
bình.
Theo phân tích của các chiến lược gia Bộ Quốc phòng Mỹ, thì
với sự hiếu chiến của Trung Quốc trong các tranh chấp biển, Trung Quốc đang tìm
kiếm “bá quyền ở khu vực” và chiến lược quân sự của nước này dựa trên tầm nhìn “dài
lâu”, đi trước và độc lập với chính sách xoay trục sang châu Á của chính quyền
Tổng thống Mỹ Obama.
Trên thực tế, Lầu Năm Góc thừa nhận lợi ích của “người khổng lồ” mới nổi có thể vượt xa khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc. “Với lợi ích, khả năng và ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc ngày một gia tăng, chương trình hiện đại hóa quân sự đã tập trung hơn vào việc đầu tư cho các sứ mệnh bên ngoài bờ cõi nước này”, báo cáo của Lầu Năm Góc có đoạn.
Báo cáo cho rằng chân trời phát triển quân sự của Trung Quốc rộng mở vào năm 2020 khi nước này đang đầu tư mạnh nhằm tân trang lại đội ngũ chiến đấu cơ, tên lửa, tàu sân bay và tàu ngầm. Lầu Năm Góc ước tính ngân sách quốc phòng Trung Quốc là 145 tỷ USD vào năm 2013, cao hơn con số Trung Quốc công bố trước đó là 119,5 tỷ USD.
Mặc dù gia tăng, nhưng con số này vẫn chỉ bằng 1/4 ngân sách quốc phòng của Mỹ (năm 2013 là 495 tỷ USD). Tuy nhiên, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã vượt xa một số nước láng giềng, trong đó có Nga (69,5 tỷ USD), Nhật (56,9 tỷ USD) và Hàn Quốc (31 tỷ USD).
Mạng tin "Chính sách thế giới" ngày 4/6 cho biết tình trạng ô nhiễm khủng khiếp của Trung Quốc đã được thừa nhận trong một báo cáo nghiêm túc, mà trước đây từng được xếp vào hạng "bí mật quốc gia".
Báo cáo này cho rằng an ninh lương thực của Trung Quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng do 1/5 đất canh tác ở nước này đang bị hoang hóa do các chất gây ô nhiễm có xuất xứ từ kim loại nặng.
Báo cáo đã cảnh báo giới chức Trung Quốc về một cuộc khủng hoảng lương thực tiềm tàng trong tương lai.
Trong nỗ lực nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và do kinh tế toàn cầu khát hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc, Bắc Kinh đã không chú trọng một cách thích đáng tới lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, nạn tham nhũng trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường càng làm trầm trọng thêm tình hình.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm ở Trung Quốc là ô nhiễm công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hóa chất và ngành sản xuất điện từ than đá. Để tránh gây gián đoạn nguồn cung lương thực, Trung Quốc sẽ phải tăng cường nhập khẩu lương thực trong những năm tới, trong đó hẳn sẽ phải tìm kiếm các nguồn cung từ Đông Nam Á - khu vực đang có quan hệ căng thẳng với Trung Quốc do các cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài.
Ông Yanzhong Huang, một chuyên gia cao cấp về y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, đưa ra ví dụ của Việt Nam: trong 5 tháng đầu năm 2013, Trung Quốc đã nhập 1,14 triệu tấn gạo của Việt Nam./.
Theo hãng AFP, trong bản báo cáo hàng năm gửi Quốc hội Mỹ vừa được công bố, Bộ Quốc phòng Mỹ xác định Trung Quốc vẫn đang tiếp tục hiện đại hóa và cải thiện năng lực quân sự của mình, đồng thời đang chuẩn bị cho các tình huống ở Biển Đông và Hoa Đông nơi mà Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng với các nước láng giềng.
Theo báo cáo dài 96 trang của Bộ Quốc phòng Mỹ với tựa đề “các diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2014", chi tiêu quân sự của Trung Quốc tiếp tục tăng lên nhằm đáp ứng mục tiêu trở thành một cường quốc khu vực và thế giới của nước này. Trung Quốc chưa minh bạch về các chi tiêu quốc phòng.
Các chuyên gia của Mỹ cho rằng quốc gia đông dân nhất thế giới này chi khoảng 145 tỷ USD, vượt xa so với con số 119 tỷ USD mà nước này chính thức công bố. Kinh phí này được Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chính nâng cao năng lực của các lực lượng vũ trang PLA nhằm chiến đấu và giành chiến thắng trong trong các tình huống xung đột tại khu vực với cường độ cao và diễn ra trong thời gian ngắn.
Trong báo cáo thường niên trước đó về Trung Quốc, Lầu Năm Góc ước tính chi tiêu quân sự của Bắc Kinh nằm trong khoảng 135-215 tỷ USD. Theo một quan chức Lầu Năm Góc, con số 145 tỷ USD nói trên “cho thấy chúng tôi đã hiểu hơn về cách thức Trung Quốc gia tăng ngân sách quốc phòng của họ, mặc dù vẫn còn nhiều điều chúng tôi không biết về chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc và đó là lĩnh vực mà chúng tôi khuyến khích Trung Quốc nâng cao sự minh bạch.”
Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh: "Khi các lợi ích, khả năng và ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc tăng lên, chương trình hiện đại hóa quân sự của nước này cũng ngày càng tập trung vào đầu tư quân sự cho một loạt nhiệm vụ ngoài bờ biển của Trung Quốc, trong đó có an ninh tuyến đường biển, chống cướp biển, gìn giữ hòa bình và trợ giúp nhân đạo, cứu trợ thảm họa."
Lãnh đạo Trung Quốc coi thời đại này như là một "giai đoạn cơ hội chiến lược" để thúc đẩy phát triển đất nước. Báo cáo cho biết sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở tất cả các khu vực trên thế giới đã dẫn đến xích mích với một số nước láng giềng khu vực của Trung Quốc, trong đó có các đồng minh và đối tác của Mỹ./.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ tính đến việc có những hành động pháp lý chống lại Trung Quốc và hợp tác với các quốc gia trong khu vực và Mỹ để ngăn chặn mọi toan tính sai lầm của Trung Quốc.
Thủ đoạn nham hiểm của Trung Quốc
Theo Diplomat mặc dù những thông tin liên quan tới căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung sau khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được báo chí quốc tế đưa ra gần đây đã giảm dần, nhưng tàu Trung Quốc vẫn liên tục có hành động gây hấn với tàu Việt Nam.
Những diễn biến hiện nay cho thấy dã tâm của Trung Quốc trong việc quyết tâm thay đổi hiện trạng trong khu vực thông qua việc ép buộc tàu Cảnh sát Biển và tàu Kiểm ngư của Việt Nam phải ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan Hải
Dương-981 cách vị trí cũ 23 hải lý
Chính phủ Việt Nam đã bày tỏ quan ngại rằng
Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng biển của
Việt Nam hơn so với vị trí ban đầu.
Mặc dù truyền thông quốc tế đưa nhiều đoạn video về việc tàu Hải cảnh của Trung Quốc sử dụng vòi rồng và đâm tàu Việt Nam nhưng vẫn chưa có nhiều phân tích sâu sắc về hành động này của Trung Quốc.
Trung Quốc đang dở trò “dĩ dật đãi lao” với Việt Nam và chiến lược dùng tàu Trung Quốc-vốn to gấp đôi đến gấp 4 lần tàu của Việt Nam, để đâm tàu Việt Nam là nhằm gây ra những thiệt hại đáng kể buộc tàu Việt Nam phải sửa chữa.
Các nhà phân tích của Việt Nam cho rằng nếu như thiệt hại mà tàu Trung Quốc gây ra cho tàu Việt Nam vẫn tiếp diễn thì Việt Nam có thể sẽ không đủ tàu để đối phó với Trung Quốc trong khu vực xung quanh giàn khoan Hải Dương-981.
Theo Phó tư lệnh, Tham mưu Trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu, ngày 3/5, tàu Hải cảnh số 44044 đã đâm vào mạn tàu Cảnh sát Biển Việt Nam số 4033 khiến tày nàu bị thủng một lỗ kích thước 3mx1m và làm hỏng hoàn toàn động cơ bên phải của tàu.
Ngoài ra, ông Thu cũng trình bày chi tiết về những thiệt hại khác của tàu Việt Nam do tàu Trung Quốc gây ra.
Những nghiên cứu gần đây của chuyên gia Scott Bentley tại Trung tâm An ninh Hàng hải Quốc tế đã cho thấy Trung Quốc cố tình phá hoại các thiết bị liên lạc và antenna trên tàu của Việt Nam bằng vòi rồng. Nhiều đoạn video trên YouTube cho thấy các thiết bị liên lạc trên tàu của Việt Nam đã bị vòi rồng của tàu Trung Quốc tấn công, gây hư hỏng.
Chiến thuật này của Trung Quốc nhằm cắt đứt liên lạc của các tàu Việt Nam và buộc những chiếc tàu bị hư hại phải quay về cảng để sửa chữa.
Những vụ tấn công của tàu Trung Quốc nhằm vào tàu Việt Nam là rất nguy hiểm. Theo ông Bentley, hầu hết các tàu Hải cảnh của Trung Quốc đều được trang bị súng của Hải quân.
Trong các vụ tấn công gần đây của Tàu Trung Quốc, các tàu Hải cảnh và tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đều gỡ bạt để lộ súng của mình nhằm vào tàu Việt Nam.
Chính sách nhất quán vì hòa bình của Việt Nam
Vậy, phản ứng của Việt Nam trước sức mạnh trên biển của Trung Quốc là như thế nào và liệu Việt Nam có chiến thuật gì để chống lại sự đe dọa từ Trung Quốc?
Trước hết, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện thường xuyên của mình xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981. Các tàu Cảnh sát Biển Việt Nam vẫn liên tục phát đi những tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam và kêu gọi Trung Quốc rút lui khỏi vùng biển của Việt Nam.
Tàu Hải cảnh 44044 TQ đâm thẳng mạn phải
tàu CSB VN 4033
Theo ông Scott Bentley, Việt Nam đã rất thận
trọng và bao bọc kỹ toàn bộ số vũ khí hạng nhẹ của mình, một hành động cho thấy
Việt Nam vẫn đang kiên trì với quan điểm hòa bình của mình.
Các quan chức Việt Nam cũng đã liên tục kêu gọi Trung Quốc đối thoại với mình và yêu cầu việc thiết lập một đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo cao cấp của hai nước.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cũng đã gặp mặt Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Thường Vạn Toàn bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar.
Tuy nhiên, những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam chỉ nhận lại những phản ứng lạnh lùng, thiếu sự hợp tác và thiện chí từ phía Trung Quốc.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tranh thủ sự ủng hộ của các nước ASEAN thông qua đàm phán ngoại giao và cũng nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng thế giới.
Việt Nam cũng đã tuyên bố sẽ có những hành động pháp lý phản đối Trung Quốc bao gồm việc chủ động kiện Trung Quốc hoặc ủng hộ vụ kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Quốc tế của Philippines.
Một vài quan chức Chính phủ và chuyên gia an ninh của Việt Nam cho biết Việt Nam cũng đã chuẩn bị những chiến lược lâu dài nhằm ngăn cản việc Trung Quốc có thể tiếp tục có những hành động hiếu chiến trong tương lại.
Điều cốt lõi trong chiến lược của Việt Nam sẽ là tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc trong khi vẫn nỗ lực buộc Trung Quốc phải di dời giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu Hải quân của Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tham gia các hoạt động chung với Philippnes, Nhật Bản và Mỹ
Hiện tại, Việt Nam đang xem xét các chiến lược mới để đối phó với Trung Quốc bao gồm việc nâng cấp quan hệ với hai đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Philippines.
Ngoài ra, mọi hành động của Việt Nam dựa trên chiến lược mới của nước này cũng sẽ rất minh bạch để giảm thiểu mọi toan tính sai lầm của Trung Quốc.
Tàu DNa-90152 cùng đội tàu của ngư dân Đà Nẵng
bị tàu sắt Trung Quốc vây ép trước khi bị đâm chìm (Ảnh: Hải Sơn)
Điều này sẽ giúp Việt Nam không những không
phải đối đầu trực tiếp với Trung Quốc mà buộc Trung Quốc phải chấp nhận hiện trạng
hiện nay mà không dám leo thang căng thẳng, nhất là trong trường hợp các lực lượng
quân đội của Việt Nam có thể hợp tác với hai đồng minh của Mỹ trong việc đảm bảo
hòa bình trong khu vực.
Việt Nam đã tiếp cận với Nhật Bản và Philippines trong một nỗ lực để tăng cường hợp tác giữa lực lượng trên biển của các nước, bao gồm cả lực lượng Cảnh sát Biển và Hải Quân.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang xem xét hợp tác với Mỹ nhất là giữa lực lượng Cảnh sát Biển của hai nước.
Gần đây, Việt Nam cũng tham gia Sáng kiến An ninh Mở rộng. Điều này sẽ tạo cơ hội để Mỹ có thể hỗ trợ Việt Nam trong việc tăng cường khả năng giám sát các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Mỹ có thể sẽ đưa một số mẫu máy bay của Mỹ mà Việt Nam có thể đang quan tâm và tiến hành các cuộc bay thử với các phi công của Việt Nam.
Cân nhắc các động thái tiếp theo của Trung Quốc
Các quan chức Việt Nam dự tính rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động Hải quân của mình trên Biển Đông hàng năm từ tháng 5-8.
Điều này sẽ tạo cơ hội cho Mỹ và Nhật Bản tổ chức hàng loạt các cuộc tập trận chung cả về Hải quân và bay giám sát trên biển với Việt Nam.
Chiến lược không đối đầu trực tiếp của Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho Mỹ có những hành động cụ thể theo đúng tuyên bố của nước này lên án những hành động dọa dẫm hoặc ép buộc của một nước đối với các nước khác trong tranh chấp lãnh thổ../.
-Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng!
-------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trung Quốc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài
này nói về thực thể Trung Quốc (lịch sử và văn hóa) hay Trung Hoa. Về
chính thể hiện nay với tên gọi thông dụng Trung Quốc tại Đại lục Trung
Hoa, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; hoặc chính thể tại Đài Loan, Trung Hoa Dân Quốc.
Trung Quốc (Hoa phồn thể: 中國; Hoa giản thể: 中国; Hán Việt: Trung Quốc; bính âm: Zhōngguó; Wade-Giles: Chung-kuo; ) là tổng hợp của nhiều quốc gia và nền văn hóa đã từng tồn tại và nối tiếp nhau tại Đông Á lục địa, cách đây ít nhất 3.500 năm. Trung Quốc ngày nay, có thể được coi như có một hay nhiều nền văn minh khác nhau, nằm trên một hay nhiều quốc gia khác nhau, sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau.Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động. Lãnh thổ Trung Quốc bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại Bình nguyên Hoa Bắc và lan ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc, và Trung Á. Trong hàng thế kỷ, Đế quốc Trung Hoa cũng là một trong những nền văn minh với kỹ thuật và khoa học tiên tiến nhất, và có ảnh hưởng văn hóa lớn trong khu vực Đông Á.
Tuy nhiên từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quân sự của Trung Quốc giảm sút nhiều do tác động của sức mạnh phương Tây cũng như sức mạnh khu vực của Nhật Bản. Cuối thế kỷ 19 nhiều khu vực tại Trung Quốc đã bị cắt hoặc nhường cho nước ngoài làm tô giới, nhượng địa, thuộc địa và phần lớn nước này bị Nhật xâm chiếm vào Thế chiến thứ hai và người Nhật đã tách lãnh thổ Mãn châu ra khỏi Trung Quốc, dựng nên chính phủ Mãn Châu Quốc. Chế độ quân chủ tại Trung Quốc chấm dứt và Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) ra đời năm 1912 dưới sự lãnh đạo của Tôn Dật Tiên; tuy nhiên Trung Quốc trong suốt bốn thập kỷ của THDQ đã hỗn loạn vì kiểu lãnh đạo quân phiệt, Chiến tranh Trung-Nhật lần II và nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Đảng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông sau khi giành chiến thắng đã thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, đẩy chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ra đảo Đài Loan là hòn đảo vốn thuộc quyền quản lý của họ sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai.
Tên gọi
Trung Hoa
Trung Quốc, có nghĩa là "quốc gia Trung tâm" hay "vương quốc ở trung tâm". Tên gọi này không chỉ mang ý nghĩa Trung Quốc ở giữa các nước khác mà còn thể hiện Trung Quốc là ở trung tâm "thiên hạ", có văn hóa và sức mạnh nổi trội hơn các dân tộc và quốc gia xung quanh.Tên gọi Trung Quốc đã không được dùng thống nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc, và thể hiện sắc thái văn hóa và chính trị. Vào thời Xuân Thu, nó được dùng để mô tả về mặt chính trị các nước xuất phát từ nhà Tây Chu, nằm trong châu thổ Hoàng Hà, không tính các nước như Sở dọc theo Trường Giang và Tần ở phía tây. Tuy nhiên vào thời nhà Hán, Sở và Tần kết nối vào Trung Quốc và được coi là một bộ phận của "Trung Quốc mới". Và theo dòng lịch sử, tên gọi này dần ổn định và chỉ toàn bộ lãnh thổ dưới sự cai trị của chính quyền đế quốc trung ương.
Tên gọi "Trung Quốc" trong các ngôn ngữ Tây phương
Tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác dùng tên China (và tiền tố Sino-), mà nhiều người coi là tên xuất phát từ tên "nhà Tần" (Qin) là triều đại đầu tiên đã thống nhất Trung Quốc, mặc dù vẫn còn nhiều chi tiết cần làm rõ thậm chí nguồn gốc của nó còn nhiều tranh cãi. Mặc dù thực tế nhà Tần chỉ tồn tại rất ngắn và thường bị coi là cực kỳ tàn bạo, nhưng nó đã xác lập một kiểu chữ viết thống nhất tại Trung Quốc và gọi người nắm quyền tối cao của Trung Quốc là "Hoàng đế". Kể từ thời nhà Tần trở đi, những thương nhân trên Con đường tơ lụa đã sử dụng tên gọi "China". Ngoài ra còn nhiều thuyết khác về nguồn gốc của từ này.Trong bất kể trường hợp nào, từ China đã đi vào nhiều ngôn ngữ theo Con đường tơ lụa trước khi nó truyền tới châu Âu và nước Anh. Từ China của phương Tây đã được người Nhật chuyển tự thành Chi Na và dùng từ thế kỷ 19, và trở thành một từ có tính chất tiêu cực trong tiếng Nhật.
Tên gọi China theo nghĩa hẹp chỉ Trung Quốc bản thổ, hoặc Trung Quốc bản thổ cùng với Mãn Châu, Nội Mông, Tây Tạng và Tân Cương, một kết hợp đồng nghĩa với thực thể chính trị Trung Quốc vào thế kỷ 20 và 21; biên giới giữa các khu vực này không nhất thiết phải đúng theo ranh giới các tỉnh Trung Quốc. Trong nhiều văn cảnh khác nhau, "Trung Quốc" thường được dùng để chỉ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay Đại lục Trung Quốc, trong khi "Đài Loan" được dùng cho Trung Hoa Dân Quốc. Bình thường, trong văn cảnh kinh tế hay kinh doanh, "Đại Trung Hoa địa khu" dùng để chỉ Đại lục Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.
Trong một số trường hợp thì tên gọi "Trung Quốc đại lục" rất thích hợp để chỉ Trung Quốc, đặc biệt khi để phân biệt với các khu vực có thể chế chính trị khác biệt như Hồng Kông, Ma Cao và các lãnh thổ do Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) quản lý.
Lịch sử
Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất. Văn minh Trung Quốc cũng là một trong số ít các nền văn minh, cùng với Lưỡng Hà cổ (người Sumer), Ấn Độ (Văn minh lưu vực sông Ấn Độ), Maya và Ai Cập Cổ đại, tự tạo ra chữ viết riêng.Triều đại đầu tiên theo các thư tịch lịch sử Trung Quốc là nhà Hạ; tuy nhiên chưa có bằng chứng khảo cổ học kiểm chứng được sự tồn tại của triều đại này (khi Trung Quốc tăng trưởng kinh tế và cải cách chính trị đồng thời có đủ nhân lực và trí lực để theo đuổi mạnh mẽ hơn nhằm minh chứng về một lịch sử cổ đại, có một số di chỉ đá mới được đưa ra cũng như một vài bằng chứng được gom lại theo thời gian, thể hiện rõ bản sắc, sự thuần nhất và niềm tự hào dân tộc, hay nói cách khác là thể hiện chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa đại Hán tộc). Triều đại đầu tiên chắc chắn tồn tại là nhà Thương, định cư dọc theo lưu vực Hoàng Hà, vào khoảng thế kỷ 18 đến thế kỷ 12 TCN. Nhà Thương bị nhà Chu lật đổ (thế kỷ 12 đến thế kỷ 5 TCN), đến lượt nhà Chu lại bị yếu dần do mất quyền cai quản các lãnh thổ nhỏ hơn cho các công hầu bá tước; cuối cùng, vào thời Xuân Thu, nhiều nước chư hầu đã trỗi dậy và liên tiếp giao chiến, và chỉ coi triều đình nhà Chu là trung tâm quyền lực trên danh nghĩa. Cuối cùng Tần Thủy Hoàng đã thâu tóm tất cả các quốc gia và tự xưng là hoàng đế vào năm 221 TCN, lập ra nhà Tần, quốc gia Trung Quốc thống nhất về thể chế chính trị, chữ viết và có một ngôn ngữ chính thống đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Tuy nhiên, triều đại này không tồn tại lâu do nó quá độc đoán và tàn bạo và đã tiến hành "đốt sách chôn nho" trên cả nước (đốt hết sách vở và giết những người theo nho giáo) nhằm ngăn chặn những ý đồ tranh giành quyền lực của hoàng đế từ trứng nước, để giữ độc quyền tư tưởng, và để thống nhất chữ viết cho dễ quản lý. Sau khi nhà Tần sụp đổ vào năm 207 TCN thì đến thời nhà Hán kéo dài đến năm 220 CN. Sau đó lại đến thời kỳ phân tranh khi các lãnh tụ địa phương nổi lên, tự xưng "Thiên tử" và tuyên bố Thiên mệnh đã thay đổi. Vào năm 580, Trung Quốc tái thống nhất dưới thời nhà Tùy. Vào thời nhà Đường và nhà Tống, Trung Quốc đã đi vào thời hoàng kim của nó. Trong một thời gian dài, đặc biệt giữa thế kỷ thứ 7 và 14, Trung Quốc là một trong những nền văn minh tiên tiến nhất trên thế giới về kỹ thuật, văn chương, và nghệ thuật. Nhà Tống cuối cùng bị rơi vào tay quân xâm lược Mông Cổ năm 1279. Đại hãn Mông Cổ là Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Về sau một thủ lĩnh nông dân là Chu Nguyên Chương đánh đuổi chính quyền người Mông Cổ năm 1368 và lập ra nhà Minh, kéo dài tới năm 1644. Sau đó người Mãn Châu từ phía đông bắc kéo xuống thay thế nhà Minh, lập ra nhà Thanh, kéo dài đến vị hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi thoái vị vào năm 1912.
Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Chẳng hạn như nhà Thanh của người Mãn Châu sau khi chiếm được Trung Quốc thường áp dụng các chính sách hạn chế việc người Mãn Châu bị hòa lẫn vào biển người Hán vì dân họ ít. Tuy thế, những biện pháp đó đã tỏ ra không hiệu quả và người Mãn Châu cuối cùng vẫn bị văn hóa Trung Quốc đồng hóa.
Vào thế kỷ thứ 18, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ so với các dân tộc ở Trung Á mà họ gây chiến hàng thế kỷ, tuy nhiên lại tụt hậu hẳn so với châu Âu. Điều này đã hình thành cục diện của thế kỷ 19 trong đó Trung Quốc đứng ở thế phòng thủ trước chủ nghĩa đế quốc châu Âu trong khi đó lại thể hiện sự bành trướng đế quốc trước Trung Á.
Tuy nhiên nguyên nhân chính của sự sụp đổ của đế quốc Trung Hoa không phải do tác động của châu Âu và Mỹ, như các nhà sử học theo chủ thuyết vị chủng phương Tây vẫn hằng tin tưởng, mà có thể là kết quả của một loạt các biến động nghiêm trọng bên trong, trong số đó phải kể đến cuộc nổi dậy mang tên Thái Bình Thiên Quốc kéo dài từ 1851 đến 1862. Mặc dù cuối cùng lực lượng này cũng bị lực lượng triều đình dập tắt, cuộc nội chiến này là một trong số những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử loài người - ít nhất hai mươi triệu người bị chết (hơn tổng số người chết trong Thế chiến thứ nhất). Trước khi xảy ra nội chiến này cũng có một số cuộc khởi nghĩa của những người theo Hồi giáo, đặc biệt là ở vùng Trung Á. Sau đó, một cuộc khởi nghĩa lớn cũng nổ ra mặc dù tương đối nhỏ so với nội chiến Thái Bình Thiên Quốc đẫm máu. Cuộc khởi nghĩa này được gọi là khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn với mục đích đuổi người phương Tây ra khỏi Trung Quốc. Tuy đồng tình thậm chí có ủng hộ quân khởi nghĩa,Từ Hi Thái hậu lại giúp các lực lượng nước ngoài dập tắt cuộc khởi nghĩa này.
Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc (THDQ). Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất — thời kỳ Quân phiệt cát cứ, Chiến tranh Trung-Nhật, và Nội chiến Trung Quốc. Nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949 và Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm được đại lục Trung Quốc. ĐCSTQ lập ra một nhà nước cộng sản—nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH)— tự xem là nhà nước kế tục của Trung Hoa Dân Quốc. Trong khi đó, chính quyền THDQ do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo thì rút ra đảo Đài Loan, nơi mà họ tiếp tục được khối phương Tây và Liên Hiệp Quốc công nhận là chính quyền hợp pháp của toàn Trung Quốc mãi tới thập niên 1970, sau đó hầu hết các nước và Liên Hiệp Quốc chuyển sang công nhận CHNDTH.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Bồ Đào Nha đã lần lượt trao trả hai nhượng địa là Hồng Kông và Ma Cao ở bờ biển phía đông nam về cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào 1997 và 1999. "Trung Quốc" trong văn cảnh ngày nay thường chỉ lãnh thổ của CHNDTH, hay "Đại lục Trung Quốc", mà không tính Hồng Kông và Ma Cao.
CHNDTH và THDQ (từ năm 1949 đến nay) không công nhận ngoại giao lẫn nhau, vì hai bên đều tự cho là chính quyền kế tục hợp pháp của THDQ (thời Tôn Trung Sơn) bao gồm cả Đại lục và Đài Loan, CHNDTH liên tục phản đối những người theo phong trào đòi độc lập cho Đài Loan. Những tranh cãi chủ yếu xoay quanh bản chất và giới hạn của khái niệm "Trung Quốc", khả năng tái thống nhất Trung Quốc và vị thế chính trị Đài Loan.
Lịch sử chính trị
Trước khi nhà Tần thống nhất vào năm 221 TCN, "Trung Quốc" chưa hề tồn tại như một thực thể gắn kết. Văn minh Trung Quốc hình thành từ nhiều văn minh các nước khác nhau, các nước này do các vương, công tước, hầu tước, hay bá tước trị vì. Mặc dù vẫn có một ông vua nhà Chu nắm giữ quyền lực trung ương trên danh nghĩa, và chủ nghĩa bá quyền đôi lúc có ảnh hưởng nhất định, trên thực tế mỗi nước là một thực thể chính trị độc lập. Đây cũng là thời điểm mà triết lý Nho giáo cũng như tư tưởng của các triết gia khác có ảnh hưởng đáng kể đến tư tưởng chính trị-triết lí Trung Quốc.Sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, khi đó người đứng đầu Trung Quốc được gọi là hoàng đế và một hệ thống hành chính trung ương tập quyền quan liêu được thiết lập. Sau khi nhà Tần sụp đổ, Trung Quốc lại có khoảng 13 triều đại khác nhau tiếp tục hệ thống các vương quốc, công quốc, hầu quốc, và bá quốc. Lãnh thổ Trung Quốc khi đó mở rộng hoặc thu hẹp theo sức mạnh của mỗi triều đại. Hoàng đế nắm quyền lực tối thượng, toàn năng và là người đứng đầu về chính trị và tôn giáo của Trung Quốc. Hoàng đế cũng thường tham khảo ý kiến các quan văn võ, đặc biệt là quan đại thần. Quyền lực chính trị đôi khi rơi vào tay các quan lại cao cấp, hoạn quan, hay họ hàng hoàng đế.
Quan hệ chính trị với các nước chư hầu xung quanh được củng cố thông qua các hình thức kết hôn với người hoàng tộc nước ngoài, hỗ trợ quân sự, điều ước, và ràng buộc về chính trị (trên danh nghĩa phải chịu thần phục và thụ phong vương nếu không sẽ bị cấm vận hoặc chịu họa chiến tranh).
Lạc Dương, Trường An, Nam Kinh, và Bắc Kinh từng là thủ đô của Trung Quốc trong lịch sử. Tiếng Trung Quốc khi đó là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong các văn bản của triều đình, còn vào thời người Mông Cổ và Mãn Châu vào Trung Quốc thì tiếng Mông Cổ và tiếng Mãn Châu cũng được coi là ngôn ngữ chính thức dùng trong văn thư của triều đình.
Vào 1 tháng 1, 1912, Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) được thành lập, sự chấm dứt của Đế chế nhà Thanh. Tôn Trung Sơn và [nhóm] lãnh đạo Quốc Dân Đảng được công bố là tổng thống lâm thời của Nhà nước cộng hòa. Tuy nhiên, Viên Thế Khải, cựu đại thần nhà Thanh đào ngũ theo cách mạng, sau đó đã thương thuyết để Tôn Dật Tiên bước sang bên nhường quyền cho họ Viên. Viên Thế Khải lên làm đại tổng thống, sau đó xưng đế; tuy nhiên, ông ta chết sớm trước khi thực sự nắm trọn vẹn quyền lực trên khắp Trung Hoa.
Sau khi họ Viên sụp đổ, Trung Quốc lại phân rã về chính trị với một chính phủ đặt tại Bắc Kinh được quốc tế công nhận nhưng không có thực quyền. Các Thủ lãnh quân sự địa phương ở các vùng khác nhau thực sự nắm quyền lực trong vùng đất cát cứ của họ.
Vào cuối thập niên 1920, Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo đã tái thống nhất Trung Quốc và dời đô về Nam Kinh đồng thời thi hành kế hoạch cải tổ chính trị do Tôn Trung Sơn vạch ra nhằm đưa Trung Quốc thành một quốc gia hiện đại, dân chủ. Cả Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Đảng đều chủ trương chế độ đơn đảng và chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa Lenin.
Năm 1945, Hồng quân Liên Xô đã đánh tan quân Nhật, giải phóng vùng Đông Bắc Trung Quốc, xóa bỏ Chính quyền Mãn châu quốc, bàn giao lại Vua Phổ Nghi cho phía Cộng sản Trung Quốc và qua đó xóa bỏ cố gắng cuối cùng của giới quý tộc nhà Mãn Thanh ly khai nhằm giành độc lập dân tộc cho người Mãn.
Năm 1947, hiến pháp THDQ ra đời nhưng do nội chiến giữa hai phe Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Đảng nên trên thực tế hiến pháp này không được đưa vào thực thi trên đại lục Trung Quốc.
Đầu năm 1950, ĐCSTQ đánh bại QDĐTQ và chính phủ THDQ phải dời ra đảo Đài Loan. Vào cuối thập niên 1970, Đài Loan mới bắt đầu thực hiện đầy đủ kiểu chính trị dân chủ đại diện đa đảng với sự tham gia tương đối tích cực của mọi thành phần xã hội. Tuy nhiên không như xu hướng của các nền dân chủ khác là phân chia chính trị theo hai thái cực bảo thủ-tự do, phân chia hiện tại ở THDQ chủ yếu là thống nhất với Trung Quốc về lâu dài hay là theo đuổi một nền độc lập thực sự.
Trong khi đó tại Đại lục, Mao Trạch Đông, lãnh tụ của ĐCSTQ tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 tại Bắc Kinh. Chính quyền này kiểm soát chặt chẽ mọi mặt của đời sống. Tuy nhiên, kể từ sau 1978, những cải tổ đã được đề xướng và mang lại một sự cởi mở đáng kể đối với nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, và văn hóa. Đặc biệt là sự thay đổi về chính sách đối ngoại, từ chỗ chủ trương dùng vũ lực giải quyết vấn đề, đưa quân xâm chiếm các vùng đất lân cận, và các quần đảo như Hoàng Sa và Trường Sa của nước CHXHCN Việt Nam trong thập niên 1950 và thập niên 1980, Trung Quốc đã chuyển sang chính sách đàm phán thương lượng, tạo sự tin cậy vào "sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc" để hướng tới một nước lớn, tuân thủ pháp luật quốc tế và là nhân tố hòa bình ổn định an ninh khu vực.
Địa lí Trung Quốc
Đồi núi
Hầu như 67% diện tích Trung Quốc là cao nguyên và núi cao; ở phía tây, cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng chiếm hơn 25% diện tích đất nước. Tuy độ cao trung bình của cao nguyên này là 4000m, thế nhưng từ bề mặt có các hồ nằm rải rác đó đây các dãy núi vươn cao tới hơn 6000m. Trong số 12 đỉnh núi cao nhất thế giới, Trung Quốc có đến tám đỉnh. Dọc theo ven rìa phía bắc của cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng là dãy núi Côn Luân. Ven ría phía nam là dãy Himalaya (Hi Mã Lạp Sơn), tạo thành biên giới giữa Trung Quốc và Nepal. Các đỉnh núi cao có tuyết phủ quanh năm. Băng giá và nhiều loại băng tích đã khắc họa nên quang cảnh núi cao kì thú.Các vùng đất thấp và sa mạc
Chỉ gần 25% lãnh thổ Trung Quốc nằm ở độ cao dưới 500m. Bình nguyên Hoa Bắc, chủ yếu nằm thấp hơn dưới 100m, là khu vực đất thấp rộng nhất ở Trung Quốc. Đồng bằng này được tạo thành bởi phù sa lắng đọng của Hoàng Hà. Các đồng bằng thấp khác của Trung Quốc chỉ có ở dọc trung lưu, hạ lưu Trường Giang và ở một vùng châu thổ có diện tích nhỏ hơn nhiều là châu thổ Châu Giang.Khu vực tây - bắc của Trung Quốc là miền đất của các vùng sa mạc, chiếm trên 20% tổng số diện tích đất bằng phẳng của đất nước. Sa mạc cát lớn nhất Trung Quốc là sa mạc Taklamakan. Con đường tơ lụa chạy ven rìa phía bắc sa mạc này. Một số thương gia đã bị lạc trong hành trình vì bão cát và cái đói khát làm cho họ hoang mang.
Sông ngòi
Trung Quốc có nhiều sông, nhưng cho đến nay Trường Giang và Hoàng Hà vẫn là những con sông quan trọng nhất. Chúng bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và có dòng chảy nhìn chung đổ về phía đông.Trường Giang là con sông dài nhất Trung Quốc với chiều dài 6380 km. Đoạn thượng nguồn trên cao nguyên, dốc đổ nên nước sông chảy siết. Sông phải len qua những hẻm núi sâu và hẹp nên có nhiều ghềnh đá. Sau khi chảy qua các dãy núi nằm ở phía đông của Đập Tam Hiệp nổi tiếng, con sông bắt đầu xuôi về miền đồng bằng. Lòng sông tỏa rộng, chảy quanh co, uốn khúc qua miền đồng bằng bằng phẳng. Vùng châu thổ bao la của Trường Giang trải rộng từ Nam Kinh đến biển Hoa Đông.
Hoàng Hà là sông dài thứ hai ở Trung Quốc, đo được 5464 km. Ở vùng thượng lưu, sông chảy qua những hẻm núi sâu trước khi lượn quanh thành một vòng cung khổng lồ ôm lấy cao nguyên Hoàng Thổ. Đoạn sông này cuốn theo lượng đất vàng dưới dạng phù sa trên hành trình ra biển. Với nguồn đất đó, Hoàng Hà là con sông nặng phù sa nhất thế giới; mỗi năm tải tới 1,6 tỷ tấn phù sa. Ở hạ lưu lòng sông bị bồi cao nên có đoạn lòng sông còn cao hơn vùng đồng bằng xung quanh đến 10m. Địa hình tiêu biểu của bình nguyên Hoa Bắc là hệ thống đê điều dài 700 km chạy dọc hai bên bờ Hoàng Hà.
Hoàng Hà đổ ra biển ở Bột Hải, tuy nhiên vì lũ lụt cửa sông không cố định mà đã thay đổi nhiều lần. Lụt lớn từng gây thiệt hại lớn đến sinh mạng và nông nghiệp; khi đã mất mùa thì nạn đói hoành hành. Vì lẽ đó mà Hoàng Hà còn được gọi là "Nỗi buồn của Trung Hoa."
Lãnh thổ
Đại thể lịch sử
Vào thời nhà Chu, lãnh thổ Trung Quốc chỉ là vùng đất quanh Hoàng Hà. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, lãnh thổ đã mở rộng tối đa về xung quanh, nhất là vào thời nhà Đường, Nguyên, và Thanh. Nhà Thanh thì lấy luôn các vùng đất thuộc Viễn Đông Nga và Trung Á ngày nay (phía tây Tân Cương).Người Trung Quốc thường coi hoàng đế Trung Quốc là bá chủ thiên hạ và các dân tộc "man, di, nhung, địch" xung quanh là chư hầu. Do vậy, một số quốc vương các nước xung quanh cùng với thái thú các địa phương thường phái sứ thần sang triều cống cho các Hoàng đế Trung Quốc để tỏ ý chịu sự ràng buộc của nước lớn, vua tiểu quốc chỉ có được tính chính danh khi được hoàng đế Trung Quốc phong vương. Kể từ cuối thế kỷ 19, những quan hệ kiểu này đã không còn tồn tại nữa do Trung Quốc đã mất đi uy lực bá chủ của mình.
Nhà Thanh sau đó đã sát nhập quê hương của họ (Mãn Châu) nằm ở phía bắc ngoài Vạn lý trường thành là ranh giới với Trung Quốc bản bộ vào Trung Quốc. Năm 1683 sau khi Vương quốc Đông Ninh do Trịnh Thành Công lập nên tuyên bố đầu hàng, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ đã bị sát nhập vào đế chế nhà Thanh. Ban đầu Đài Loan chỉ được coi như một châu, sau đó thành hai châu và sau nữa thành một tỉnh. Sau đó Đài Loan được nhường cho Nhật Bản sau chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1895. Kết thúc chiến tranh Trung-Nhật lần hai năm 1945, Nhật Bản mất chủ quyền lãnh thổ hòn đảo này theo Hiệp ước San Francisco, và chủ quyền quần đảo này thuộc về Trung Hoa Dân Quốc. Sau này, chủ quyền Đài Loan luôn là vấn đề gây tranh cãi giữa CHNDTH và những người theo phong trào đòi độc lập cho Đài Loan.
Các đơn vị hành chính trong lịch sử
Các đơn vị hành chính cấp cao của Trung Quốc thay đổi tùy theo từng chế độ hành chính trong lịch sử. Đơn vị cấp cao gồm có đạo hay lộ và tỉnh. Dưới đó thì có các phủ, châu, sảnh, quận, khu và huyện. Cách phân chia hành chính hiện nay là địa cấp thị hay thành phố trực thuộc tỉnh (cấp địa khu), huyện cấp thị hay thị xã, trấn hay thị trấn và hương, tương đương cấp xã ở Việt Nam.Trong lịch sử, các triều đại Trung Quốc đều đặt kinh đô tại vùng đất trung tâm lịch sử của Trung Quốc với tên gọi chính xác về mặt chính trị là Trung Quốc bản thổ (vì tên gọi này không tính đến các vùng đất mà nó không quản lý như Mông Cổ hay Đài Loan). Nhiều triều đại còn thể hiện tư tưởng bành trướng khi đánh chiếm các vùng đất xung quanh như như Nội Mông Cổ, Mãn Châu, Tân Cương, và Tây Tạng. Nhà Thanh do người Mãn Châu lập ra cũng như các chính thể sau đó là Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng củng cố việc sát nhập các lãnh thổ này vào Trung Quốc. Biên giới chia cắt các lãnh thổ này truớc đây tương đối mơ hồ và không gắn với cách phân chia hành chính hiện nay. Trung Quốc bản bộ thường được coi là bao bọc bởi Trường Thành và dọc theo viền cao nguyên Thanh Tạng; Mãn Châu và Nội Mông Cổ nằm ở phía bắc của Vạn Lý Trường Thành, và biên giới giữa hai vùng này có thể là biên giới hiện tại giữa Nội Mông Cổ và các tỉnh đông bắc Trung Quốc, hoặc biên giới lịch sử của Mãn Châu quốc vào Thế chiến thứ hai; ranh giới của Tân Cương vẫn là Khu tự trị dân tộc Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) Tân Cương ngày nay; còn Tây Tạng lịch sử thì coi như bao phủ gần như toàn bộ cao nguyên Thanh Tạng. Theo truyền thống, Trung Quốc được chia thành hai miền Bắc và Nam, với ranh giới địa lý là sông Hoài và dãy Tần Lĩnh.
Con người
Tại Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó đông nhất là người Hán, là dân tộc với sắc thái ngôn ngữ và văn hóa có nhiều khác biệt vì thực ra là kết hợp của nhiều dân tộc khác nhau được coi là cùng chia sẻ một thứ ngôn ngữ và văn hóa. Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều dân tộc bị các dân tộc xung quanh đồng hóa hoặc biến mất không để lại dấu tích. Một số dân tộc khác biệt lập lọt vào trong vùng sinh sống của dân tộc Hán đã bị Hán hóa và được coi là người Hán, khiến cho dân tộc này trở nên đông một cách đáng kể; và trong cộng đồng người Hán thực ra có nhiều người được coi là người Hán nhưng có truyền thống văn hóa và đặc điểm ngôn ngữ khác hẳn. Thêm vào đó trong lịch sử cũng có nhiều sắc dân vốn là người ngoại tộc đã làm thay đổi văn hóa và ngôn ngữ của sắc dân Hán như trường hợp người Mãn Châu bắt đàn ông người Hán phải để tóc đuôi sam. Đôi khi người ta dùng thuật ngữ dân tộc Trung Hoa để chỉ người Trung Quốc nói chung.Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện chính thức công nhận tổng cộng 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm đa số. Với số dân hiện nay là 1,3 tỉ người trên tổng số dân toàn thế giới là 6,4 tỉ, Trung Quốc là nơi có xấp xỉ 20% loài người (homo sapiens) sinh sống.
Vào thời Mao Trạch Đông, tình hình phát triển dân số không được kiểm soát tốt đã khiến cho số dân Trung Quốc bùng nổ nhanh chóng và đạt đến con số 1,3 tỉ người hiện nay. Để giải quyết vấn nạn này, chính phủ CHNDTH đã áp dụng một chính sách kế hoạch hóa gia đình dưới tên gọi chính sách một con.
Người Hán nói các thứ tiếng mà các nhà ngôn ngữ học hiện đại coi là những ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt, tuy nhiên tại Trung Quốc nhiều người coi đấy là các phương ngôn của tiếng Trung Quốc. Tuy có nhiều ngôn ngữ nói khác nhau nhưng kể từ đầu thế kỷ 20, người Trung Quốc bắt đầu dùng chung một chuẩn viết là "Bạch thoại" được dựa chủ yếu trên văn phạm và từ vựng của Phổ thông thoại là ngôn ngữ nói được dùng làm chuẩn. Ngoài ra từ hàng ngàn năm nay giới trí thức Trung Quốc dùng một chuẩn viết chung là Văn ngôn. Ngày nay Văn ngôn không còn là cách viết thông dụng nữa, tuy nhiên trong chương trình học nó vẫn tiếp tục được dạy và như vậy người Trung Quốc bình thường ở một góc độ nào đó có thể đọc hiểu được. Không như Phổ thông thoại, các ngôn ngữ nói khác chỉ được nói mà không có cách viết.
|
Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ý thức quốc gia
Trong khoảng 5000 năm, trên đất Trung Hoa đã tồn tại nhiều thể chế nhà nước. Trong ý niệm của người Trung Quốc, họ từng coi thế giới này phân chia thành hai phần, một bên là văn minh và bên kia thì man rợ, và từng có tư tưởng hẹp hòi rằng các lợi ích của Trung Quốc là do một đất nước Trung Hoa hùng mạnh đem lại. Học giả Lucian Pye (Bạch Lỗ Tuân) đã nói rằng một "quốc gia dân tộc" hiện đại về cơ bản là khác so với một đế quốc truyền thống và ông cũng cho rằng sự nổi lên của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ngày nay như một trung tâm quyền lực có chung một đặc điểm quan trọng với nhà Minh và nhà Thanh. Chỉ có một số ít các giai đoạn lịch sử Trung Quốc thực hiện những cuộc chiến toàn diện với các nước khác (đáng chú ý nhất là chiến tranh với người Mông Cổ, người Mãn và người Nhật) trong khi tất cả những xung đột khác phần lớn là các cuộc nội chiến dẫn đến thay đổi vương triều. Tuy nhiên, những nỗ lực Hán hóa các dân tộc khác (như Việt Nam hay Triều Tiên) thường phải diễn ra trong hàng ngàn năm.Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 21:17, ngày 19 tháng 4 năm 2014.
Chủ nghĩa Đại Hán
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chủ nghĩa Đại Hán (chữ Hán: 大漢族主義 Đại Hán tộc chủ nghĩa, 漢沙文主義 Hán sô vanh chủ nghĩa); tại Trung Quốc đại lục và Đài Loan được gọi là 漢本位 Hán bản vị) là một dạng tư tưởng sô vanh coi người Hán là thượng đẳng so với các dân tộc khác. Chủ nghĩa Đại Hán cũng đôi khi cũng thể hiện sự tự hào của người Hán trước sự bành trướng của các triều đại Trung Quốc trong quá khứ.
Tùy thuộc vào bối cảnh lịch sử, chủ nghĩa Đại Hán có thể là chủ nghĩa vị chủng của người Hán và văn hóa Hán, hay khái niệm gần đây của minzu Zhonghua phổ biến của vương triều Mãn Châu phi Hán Thanh. Nó đã được phổ biến trong giới quý tộc của Trung Quốc đến triều đại nhà Thanh, nhưng nó không phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc trong ngày nay.
Trong thời tiền hiện đại, tư tưởng này xem Trung Quốc như là nền văn minh duy nhất trên thế giới, và các quốc gia nước ngoài hoặc các nhóm dân tộc khác chỉ như là "rợ" ở các mức độ khác nhau, một sự phân biệt được biết đến rộng rãi ở Trung Quốc. Thời hiện đại, nó nói tới tầm quan trọng của Trung Quốc với vị trí tối cao so với các quốc gia khác. Tư tưởng này thường bị thế giới, nhất là Argentina, Anh Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga và Đức, những quốc gia cũng nổi tiếng với chủ nghĩa dân tộc chỉ trích nặng nề vì thái độ "xâm lược" của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng bị Hán hóa (Sinicized) rất nhiều, đã từng sử dụng chữ cổ của Trung Quốc như là ngôn ngữ viết chính thức của mình và sử dụng hầu hết các khía cạnh của văn hóa Trung Hoa, bao gồm cả hệ thống hành chính, kiến trúc, triết học, tôn giáo, văn học của Trung Quốc, và thậm chí cả cái nhìn tổng quát về văn hóa. Việt Nam kiên trì xác định bản thân trong quan hệ với Trung Quốc, là vương quốc độc lập phía Nam so với Trung Quốc ở phía bắc, như đã thấy trong dòng này từ một bài thơ (trong tiếng Hán) của tướng Lý Thường Kiệt (1019-1105): "Sông núi nước Nam vua Nam ở(南国 山 河南 帝 居)."
Trong việc áp dụng tập quán của Trung Quốc, các vương triều Việt Nam cũng đã áp dụng thế giới quan của Trung Quốc. Năm 1805, Vua Gia Long gọi Việt Nam là trung quốc, "vương quốc ở giữa" Campuchia thường xuyên được gọi là Cao Miên, đất nước của "rợ trên". Năm 1815, Gia Long cho rằng 13 quốc gia là chư hầu của Việt Nam, bao gồm cả Luang Prabang, Vạn Tượng, Miến Điện, cao nguyên Trấn Ninh ở miền đông Lào, và hai nước được gọi là Thủy Xá và Hỏa Xá, mà thực ra là các bộ lạc Jarai có nguồn gốc Mã Lai - Đa Đảo sinh sống giữa Việt Nam và Thái Lan. Sao chép mô hình Trung Quốc, các triều đại Việt Nam đã cố gắng điều tiết việc xuất trình cống nạp cho chính quyền trung ương Việt Nam, vào năm mới và lễ sinh nhật của hoàng đế, cũng như các tuyến đường đi lại và kích thước của các phái bộ.
Trung Quốc ảnh hưởng suy yếu cũng như Pháp tăng ảnh hưởng trong thế kỷ 19, và Việt Nam cuối cùng đã bãi bỏ các kỳ thi Nho học và ngừng sử dụng các ký tự Trung Quốc và Chữ Nôm trong thế kỷ 20 nhờ sự cai trị của người Pháp.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 05:16, ngày 10 tháng 11 năm 2013.
Tùy thuộc vào bối cảnh lịch sử, chủ nghĩa Đại Hán có thể là chủ nghĩa vị chủng của người Hán và văn hóa Hán, hay khái niệm gần đây của minzu Zhonghua phổ biến của vương triều Mãn Châu phi Hán Thanh. Nó đã được phổ biến trong giới quý tộc của Trung Quốc đến triều đại nhà Thanh, nhưng nó không phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc trong ngày nay.
Trong thời tiền hiện đại, tư tưởng này xem Trung Quốc như là nền văn minh duy nhất trên thế giới, và các quốc gia nước ngoài hoặc các nhóm dân tộc khác chỉ như là "rợ" ở các mức độ khác nhau, một sự phân biệt được biết đến rộng rãi ở Trung Quốc. Thời hiện đại, nó nói tới tầm quan trọng của Trung Quốc với vị trí tối cao so với các quốc gia khác. Tư tưởng này thường bị thế giới, nhất là Argentina, Anh Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga và Đức, những quốc gia cũng nổi tiếng với chủ nghĩa dân tộc chỉ trích nặng nề vì thái độ "xâm lược" của Trung Quốc.
Chủ nghĩa Đại Hán và Việt Nam
Việt Nam (An Nam) đã có quan hệ mật thiết nhưng không phải lúc nào cũng hoà bình với Trung Quốc. Việt Nam bị cai trị bởi Trung Quốc trong khoảng 1.000 năm trước khi giành được độc lập vào thế kỷ thứ 10. Trong các thế kỷ tiếp theo Việt Nam luôn chống lại quân xâm lược Trung Quốc, xung đột với Trung Quốc có thể được xem như là một trong những chủ đề chính của lịch sử Việt Nam.Tuy nhiên, Việt Nam cũng bị Hán hóa (Sinicized) rất nhiều, đã từng sử dụng chữ cổ của Trung Quốc như là ngôn ngữ viết chính thức của mình và sử dụng hầu hết các khía cạnh của văn hóa Trung Hoa, bao gồm cả hệ thống hành chính, kiến trúc, triết học, tôn giáo, văn học của Trung Quốc, và thậm chí cả cái nhìn tổng quát về văn hóa. Việt Nam kiên trì xác định bản thân trong quan hệ với Trung Quốc, là vương quốc độc lập phía Nam so với Trung Quốc ở phía bắc, như đã thấy trong dòng này từ một bài thơ (trong tiếng Hán) của tướng Lý Thường Kiệt (1019-1105): "Sông núi nước Nam vua Nam ở(南国 山 河南 帝 居)."
Trong việc áp dụng tập quán của Trung Quốc, các vương triều Việt Nam cũng đã áp dụng thế giới quan của Trung Quốc. Năm 1805, Vua Gia Long gọi Việt Nam là trung quốc, "vương quốc ở giữa" Campuchia thường xuyên được gọi là Cao Miên, đất nước của "rợ trên". Năm 1815, Gia Long cho rằng 13 quốc gia là chư hầu của Việt Nam, bao gồm cả Luang Prabang, Vạn Tượng, Miến Điện, cao nguyên Trấn Ninh ở miền đông Lào, và hai nước được gọi là Thủy Xá và Hỏa Xá, mà thực ra là các bộ lạc Jarai có nguồn gốc Mã Lai - Đa Đảo sinh sống giữa Việt Nam và Thái Lan. Sao chép mô hình Trung Quốc, các triều đại Việt Nam đã cố gắng điều tiết việc xuất trình cống nạp cho chính quyền trung ương Việt Nam, vào năm mới và lễ sinh nhật của hoàng đế, cũng như các tuyến đường đi lại và kích thước của các phái bộ.
Trung Quốc ảnh hưởng suy yếu cũng như Pháp tăng ảnh hưởng trong thế kỷ 19, và Việt Nam cuối cùng đã bãi bỏ các kỳ thi Nho học và ngừng sử dụng các ký tự Trung Quốc và Chữ Nôm trong thế kỷ 20 nhờ sự cai trị của người Pháp.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 05:16, ngày 10 tháng 11 năm 2013.
Chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Triều đại đầu tiên là nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc từ việc đánh tan và hợp nhất 6 quốc gia khác của thời Chiến Quốc cũng như các lãnh thổ sinh sống bởi những dân tộc không nói tiếng Trung, chẳng hạn như các bộ tộc Bách Việt. Từ vùng thung lũng sông Hoàng Hà, cùng với sự mở rộng lãnh thổ Trung Quốc, nền văn minh Trung Hoa đã lan ra khắp các hướng, đặc biệt là về phía Nam. Trong lịch sử Trung Quốc, lãnh thổ của quốc gia này mở rộng hay thu hẹp là phụ thuộc sức mạnh của triều đại đương thời. Đỉnh cao là thời nhà Đường, khi lãnh thổ Trung Quốc phía Nam kéo tới nơi ngày nay là miền Bắc Việt Nam, phía Tây lan tới vùng Trung Á.
Xung đột với các nước láng giềng
Ấn Độ
Xem thêm Chiến tranh Trung-ẤnKazakhstan
Vẫn còn những tranh chấp và bất đồng tại khu vực sông Sarychildy, các đèo Chagan-Obo và Baimurza. Ngoài ra Trung Quốc còn muốn sử dụng thêm nguồn nước sông Irtysh cho công nghiệp và nông nghiệp ở tỉnh Tân Cương của Trung Quốc có thể sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và kinh tế của Kazakhstan.Liên Xô
Xem thêmTây Tạng
Trung Quốc chiếm Tây Tạng, đàn áp người dân bản xứ, tiến hành "Hán hóa" bằng cách di dân Hán từ nơi khác tới để chiếm đất, chiếm nền Kinh tế của Tây Tạng, dùng người Hán để đàn áp người thiểu số Tây Tạng.Hàn Quốc
Vương quốc Koguryo của người Triều Tiên hiện nay phần lớn nằm ở phía Trung Quốc. Đã có những tranh chấp gay gắt giữa hai nước khi các nhà làm phim Hàn Quốc dựng bộ phim Truyền thuyết Jumong, người Trung Quốc cho rằng Hàn Quốc cố tình viết lại lịch sử, trong khi người Hàn Quốc cho rằng lãnh thổ đó phải thuộc về mình và người Triều Tiên đã bị đồng hóa thành người gốc Hán.Bên cạnh đó, ở Hàn Quốc, người dân cũng đang phẫn nộ về việc Trung Quốc kiểm soát một phần ngọn núi được coi là linh thiêng trong thần thoại của người Triều Tiên. Được gọi là núi Paektu theo Hàn Quốc và Changbai theo phía Trung Quốc, ngọn núi đứng giữa biên giới Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên
Việt Nam
Việt Nam từng bị Trung Quốc đô hộ trong 10 thế kỷ (Từ thế kỉ 2 TCN đến năm 938), là nước luôn bị Trung Quốc nhòm ngó trong suốt thời kỳ phong kiến. Trong tất cả các triều đại/chính phủ của Trung Quốc từng kiểm soát lãnh thổ giáp ranh với Việt Nam (Tần, Triệu, Hán, Ngô, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Trung Hoa Dân quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), triều đại/chính phủ nào cũng đưa quân sang Việt Nam với ý định thôn tính lãnh thổ hoặc ít nhất là kiểm soát chính quyền. Các cuộc kháng chiến chống Trung Quốc được xem là một trong những chủ đề chính của lịch sử Việt Nam. Gần đây nhất là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 do quân đội Trung Quốc tấn công nhằm làm khó khăn cho Việt Nam trong chiến dịch tiêu diệt Khmer Đỏ nhưng đã bị quân và dân Việt Nam chặn đứng ngay từ lúc xuất binh. Do vậy mục tiêu mà Trung Quốc đề ra là có thể tấn công vào Hà Nội để đoạt chính quyền của Việt Nam mà lúc đó đang thân Liên Xô - chống Trung Quốc đã phải hủy bỏ. Trung Quốc chỉ chiếm được 4 thị xã là Lào Cai, Cam Đường, Cao Bằng, Lạng Sơn, còn Lai Châu và Hà Giang thì chỉ bị phá hủy và 17 huyện là Đinh Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Tràng Định, Văn Lãng của Lạng Sơn, Thông Nông, Hà Quảng, Hòa An, Thạch An, Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Hạ Lang, Quảng Hòa của Cao Bằng, Vị Xuyên, Yên Minh của Hà Giang, Sìn Hồ, Phong Thổ của Lai Châu. Ngoài ra Trung Quốc còn bị Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công vào các thị trấn dọc biên giới mà Trung Quốc làm căn cứ như Bằng Trường, Hà Khẩu, Đông Hưng, Ninh Minh, Ma Lât Pha....Chủ nghĩa Bành trướng thời kỳ mới
Sau tiến hành đổi mới những năm 1970, Trung Quốc dần dần trở thành một trong những cường quốc lớn trên thế giới. Tính tới 2010, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Với sức mạnh của tiềm lực kinh tế, tư tưởng Bành Trướng của Trung Quốc đã và đang trỗi dậy mạnh mẽ. Một mặt, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách ngoại giao mềm dẻo (củ cà rốt), một mặt sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế đàn áp các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng, nhằm mở rộng lãnh thổ và tầm ảnh hưởng.Trung Quốc đã và đang thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với các quốc gia khác, xây dựng quan hệ đối tác với Mỹ và EU. Với các cường quốc, Trung Quốc tận dụng các mối quan hệ, tránh đụng độ, tuân thủ nguyên tắc ngoại giao đặt ra 40 năm trước của Đặng Tiểu Bình, đó là "giấu mặt". Mặt khác, khi quan hệ với những nước nhỏ đó, Trung Quốc dễ dàng đưa lực lượng Hoa kiều hùng hậu của mình sang thâu tóm nền kinh tế còn yếu kém của các nước đó, ví dụ với Lào, Campuchia, Miến Điện hay Việt Nam.
Gần đây là quan hệ với khu vực châu Phi nhiều tài nguyên. Chính ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc đã làm các nước phương Tây lo sợ lẫn sự nghi kị của người dân các nước châu Phi đó.
Hiện nay Trung Quốc mưu đồ bành trướng xuống phương Nam, ráo riết nô dịch hóa theo hình thức thuộc địa kiểu mới các nước Miến Điện, Việt Nam, Lào, Camuchia bằng những thủ đoạn từ lộ liễu đến tinh vi, từ hợp tác kinh tế, viện trợ kinh tế - tài chính - giáo dục - văn hóa, đẩy mạnh thương mại một chiều, làm đường xá, khai thác khoáng sản, năng lượng, cấy dân cư, đề xướng cư dân lân bang đi lại không hộ chiếu, cho đến thủ đoạn then chốt là mua chuộc nhóm lãnh đạo chính trị của các nước này.
Campuchia
Campuchia là một quốc gia giáp biên giới với Việt Nam, phần lãnh thổ phía nam của Việt Nam trước kia là Đế chế Khmer. Tuy nhiên, sau nhiều năm nội chiến, đất nước suy yếu và Campuchia mất dần lãnh thổ vào tay các chúa Nguyễn, triều đình nhà Nguyễn qua các đợt di dân của người Việt. Vì thế, người Campuchia luôn có mâu thuẫn với Việt Nam, cộng với bản tính hiếu chiến, họ sẵn sàng gây chiến tranh để đòi lại vùng đất đã không còn thuộc về họ nữa.Về Campuchia, Trung Quốc định dùng quốc gia này gây náo loạn vùng biên giới Tây Nam Việt Nam. Thời kì 1979-1989, chế độ Khmer Đỏ dưới sự ủng hộ của chính quyền Trung Quốc đã tạo nên nhiều cuộc chiến tranh man rợ và dã man nhằm vào nhân dân Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc tiếp tục dụ dỗ những người Việt gốc Hoa di dân khỏi Việt Nam (vấn đề "Nạn kiều" theo cách gọi của họ), gây náo loạn cho khu vực biên giới phía Bắc. Ngày nay, còn không ít người dân Campuchia vẫn không hoàn toàn thích sự có mặt của người Việt Nam trên đất nước họ, và đây là vấn đề mà nhà nước Trung Quốc tiếp tục khai thác triệt để, như quốc vương thân Trung Quốc Norodom Sihanouk-một nhân vật có thiên hướng chống Việt Nam, mặc dù hiện nay chính phủ của ông Hun Sen là chính phủ thân Việt Nam.
Pakistan
Pakistan là một quốc gia Hồi giáo, được tách ra từ Ấn Độ. Quốc gia này có khá nhiều mâu thuẫn với Ấn Độ như: Ấn Độ giúp Bangladesh tách khỏi Pakistan, vấn đề tranh chấp vùng Kashmir, xung đột tôn giáo giữa đạo Hindu và đạo Hồi. Lợi dụng những tranh chấp này, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao khá gần gũi với Pakistan, và nhờ đó Pakistan gây rất nhiều khó khăn cho Ấn Độ. Trong những năm gần đây sự hợp tác này còn sâu đậm hơn thậm chí Trung Quốc còn ký vài hiệp ước bảo vệ với Pakistan. Trung Quốc là một nguồn cung cấp chính thức các thiết bị quân sự cho Pakistan và đã hợp tác với Pakistan trong việc sản xuất những vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại.Bắc Triều Tiên
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên hiện nay là một trong những quốc gia nghèo nhất vùng Đông Á, bên cạnh các quốc gia giàu mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Nhà nước cộng sản này đang được sự hậu thuẫn rất nhiều từ phía đồng minh Trung Quốc. Trước đây, với sự giúp đỡ của Trung Quốc, Triều Tiên đã mở cuộc chiến tranh với Hàn Quốc (1950-1953, nhằm thống nhất lãnh thổ, nhưng dưới sự can thiệp của Hoa Kỳ và các đồng minh, Triều Tiên đã không thành công.Hiện nay, vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên là nỗi lo lớn của nền hòa bình khu vực Đông Á, đã có nhiều cuộc đàm phán nhằm tìm giải pháp cho vấn đề này nhưng cũng chưa giải quyết trọn vẹn. Với lá bài Triều Tiên, Trung Quốc đã gián tiếp đe dọa an ninh của Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Điều đó đã buộc Nhật Bản nâng Cục Phòng vệ thành Bộ Quốc phòng nhằm cân bằng lực lượng.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 17:17, ngày 21 tháng 2 năm 2014.
Chủ quyền Việt Nam
TS Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội TP Đà Nẵng vừa hoàn thành đề tài Font tư liệu về chủ quyền Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng).
Một trong những thành công lớn của nhóm nghiên cứu là sưu tầm được 56 tấm bản đồ phương Tây của font tư liệu này.
Các bản đồ này được vẽ rất sớm, như: Bản đồ do Livro da Marinharia FM Pinnto vẽ năm 1560, bản đồ do Gerard Mercator (1512 – 1594) vẽ có niên đại vào nửa sau thế kỷ XVI… cho đến những bản đồ được vẽ vào cuối thế kỷ XIX như: Bản đồ do Stielers Handatla vẽ năm 1891…
Tất cả đều thể hiện bằng hình vẽ hoặc bằng chữ viết vị trí của quần đảo Hoàng Sa (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam dưới các tên gọi như Cauchi, Cochi, Cochinchina, Cochinchine… (tùy theo ngôn ngữ của từng nước phương Tây).
Trên một số bản đồ, địa danh Hoàng Sa còn được thể hiện hoặc ghi chú rất đặc biệt. Chẳng hạn, bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 thể hiện quần đảo Frael (Hoàng Sa), bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ nam vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (đảo Phú Quốc) được vẽ riêng.
Trong bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645, quần đảo Frael (Hoàng Sa) được vẽ nối liền với các đảo: Pulo Secca de Mare (Cù Lao Thu, tức đảo Phú Quý), Pulo Cambir (Cù Lao Xanh), Pullo Canton (Cù Lao Ré, tức đảo Lý Sơn), thành một chuỗi đảo liên hoàn thuộc lãnh thổ Cochinchina (Đàng Trong)….
Đặc biệt, tấm bản đồ mang tên An Nam đại quốc họa đồ, viết bằng 3 thứ ngôn ngữ: Hán, Quốc ngữ và Latinh, do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838, có ghi hàng chữ Paracel seu Cát Vàng (nghĩa là Paracel hoặc là Cát Vàng) khẳng định chủ quyền Việt Nam.
Cũng chính Giám mục Taberd trong bài viết in trên tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal vào năm 1837 cũng khẳng định: Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa – Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina (Giao Chỉ gần Chi na, chỉ tên nước ta), TS. Sơn phân tích.
Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, chuyên gia hàng đầu về bản đồ cổ Việt Nam, hiện sưu tập được 30 bản đồ cổ của phương Tây, có niên đại từ năm 1489 đến năm 1697, có thể hiện hình vẽ và địa danh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đặc biệt từ tấm bản đồ thứ 4 từ năm 1507 đều có ghi vẽ đất nước ta với biển Đông và quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
Tùy theo cách phát âm của mỗi tác giả vẽ bản đồ mà ghi tên nước ta. Có bản đồ ghi Cauchi tức Giao Chỉ, hoặc các dạng tự khác như Cochi, Cachi, Cachu, Cochin đều biểu hiện nguyên âm Giao Chỉ.
Theo TS. Sơn, 56 bản đồ cổ phương Tây này được sưu tầm có niên đại trải dài hơn 3 thế kỷ.
Điều này chứng tỏ từ thế kỷ XVI, nhiều người phương Tây đã biết đến vùng biển đảo Hoàng Sa và ghi nhận quần đảo này là một phần lãnh thổ của Việt Nam (mà bấy giờ họ gọi là Cochinchine, Cochinchina, Annam…).
“Chủ quyền này đã được các nhà bản đồ học, các nhà hàng hải, nhà phát kiến địa lý… phương Tây thừa nhận và ghi dấu lên những tấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải của họ. Vì thế, những tấm bản đồ này là những tư liệu quý, góp phần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (và Trường Sa), mà hiện nay đang có một số quốc gia trong khu vực tranh chấp chủ quyền”, ông Sơn nói.
Trung Quốc chưa bao giờ có Hoàng Sa, Trường Sa
Theo TS Sơn, nhiều tấm bản đồ cổ phương Tây đang được lưu giữ tại các thư viện công và bộ sưu tập tư nhân ở châu Âu và châu Mỹ. Trong đó phần lớn bản đồ mà nhóm nghiên cứu đề tài sưu tầm đều là bản đồ scan trực tiếp từ bản đồ gốc được đồng nghiệp là ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa giáo dục Việt Nam (IVCE) tại Mỹ, đến các thư viện tại Mỹ để tìm kiếm, xin phép scan…
Qua ông Thắng, TS. Sơn vừa có thêm nhiều tấm bản đồ cổ của phương Tây xuất bản trước và sau khi chính quyền Trung Quốc có những tuyên bố bất hợp pháp về chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào năm 1909.
Trong số này có bản đồ China do Adam và Charles Black vẽ cho bộ sách The Encyclopaedia Britannica, do Nxb. Edinburgh ấn hành năm 1876, bản đồ China, ấn hành năm 1883, bản đồ China and Japan, ấn hành năm 1896; bản đồ Siam and the Malay Archipelago do The Times Atlas (London, Anh) xuất bản năm 1896, bản đồ Route map showing from St. Petersburg to Guft of Tongking, ấn hành năm 1900…
“Điểm giống nhau giữa các bản đồ này là phần lãnh thổ Trung Quốc được tô khác màu hoặc được giới hạn bằng những đường kẻ đậm nét để phân biệt với lãnh thổ các nước láng giềng của Trung Quốc, luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam. Khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa”, TS. Sơn nhấn mạnh.
Bản đồ phương tây ghi tên Hoàng Sa, Trường Sa bằng tiếng ViệtTS Hoàng Ngọc Lâm, phó cục trưởng Cục Đo đạc và bản đồ VN (Bộ Tài nguyên – Môi trường):
Cục Đo đạc và bản đồ VN tham gia dự án “Bản đồ toàn cầu” do Liên Hiệp Quốc khởi xướng nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu địa lý thống nhất toàn thế giới.
Phần dữ liệu bản đồ VN được gửi và được cung cấp trên trang web của Ủy ban quốc tế về bản đồ toàn cầu (ISCGM – iscgm.org).
Theo đánh giá của ISCGM, dữ liệu của VN là một trong những dữ liệu được tải xuống và sử dụng nhiều thứ hai (sau dữ liệu của Nhật Bản).
Điều đó chứng tỏ thế giới rất quan tâm tới bản đồ của VN và chắc chắn qua đó những thông tin về lãnh thổ của VN, trong đó có chủ quyền của VN với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sẽ được phổ biến rộng rãi hơn.
Ngoài việc phục vụ cho các cơ quan bản đồ quốc gia của thế giới, bản đồ này còn cung cấp cho LHQ và các cơ quan sử dụng địa danh chuẩn hóa trong công việc.
Năm 2010, cục đã thực hiện cập nhật và gửi cho Liên Hiệp Quốc bảng thống kê các đơn vị hành chính đến cấp huyện của VN, trong đó có các địa danh quần đảo “Hoàng Sa” thuộc TP Đà Nẵng, quần đảo “Trường Sa” thuộc tỉnh Khánh Hòa và được thông báo đưa vào sử dụng từ tháng 1-2011.
Cũng trong năm 2009, Ủy ban Địa danh Úc, đại diện của UNGEGN, chủ tịch nhóm chuyên gia về địa danh khu vực đông nam châu Á, tây nam Thái Bình Dương đã hoàn thành bản đồ địa danh được sửa đổi so với bản đồ trước đó và từ điển địa danh khu vực đông nam châu Á, tây nam Thái Bình Dương.
Trong các tài liệu này, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đều ghi bằng tiếng Việt và thuộc chủ quyền của Việt Nam.
(Theo Tuổi Trẻ)
16 sự thật ít người biết về Trung Quốc
http://vneconomy.vn/2014060306424171P0C99M1/16-su-that-it-nguoi-biet-ve-trung-quoc.htm(Phản đối Trung Quốc xâm lược) - Sau 30 năm không tham chiến, Bắc Kinh đang chuẩn bị sử dụng vũ lực để bảo vệ cái gọi là “lợi ích quốc gia cốt lõi” của mình.
Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 6/6 phân tích, kể từ khi lên nắm quyền Tập Cận Bình đã thay đổi hoàn toàn phong cách giấu mình chờ thời lâu nay, chủ động ra tay ở Biển Đông và biển Hoa Đông với chiến lược đối ngoại hoàn toàn mới gồm 3 mũi giáp công: Hữu hảo, nói lý và thị uy.
Trong lúc Bắc Kinh ra sức “hữu hảo” với Nga, châu Phi, Mỹ – La tinh, Trung Á, ASEAN và đồng thời “nói lý” với cộng đồng quốc tế bằng cách đưa ra các khái niệm mới về an ninh hay “giấc mộng Trung Hoa, phục hưng Trung Quốc” thì điều đáng nói là họ lại dùng thủ đoạn “thị uy thích đáng” với láng giềng.
Sự “thị uy” của giới lãnh đạo Trung Quốc thể hiện rõ nét nhất qua phát biểu của Tập Cận Bình tại hội nghị Bộ Chính trị hôm 28/1/2013: “Trung Quốc mong muốn phát triển, nhưng quyết không hy sinh lợi ích quốc gia của mình. Dù là quốc gia nào cũng đừng mơ Trung Quốc sẽ chấp nhận đem các ‘lợi ích cốt lõi’ của mình đi đổi chác, đừng mơ Trung Quốc sẽ chấp nhận ăn ‘trái đắng’ tổn hại đến chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia”.
Tuyên bố này của Tập Cận Bình cho thấy rõ lập trường mới của lãnh đạo Trung Quốc, nó được giới quan sát xem như dấu hiệu bắt đầu thời đại “mô hình ngoại giao Tập Cận Bình”. Từ khi nhậm chức, mỗi lần đi đến đâu Tập Cận Bình cũng ưu tiên thị sát quân đội và nhấn mạnh sẵn sàng chiến đấu với khẩu hiệu: Có lệnh là đi, đã đi là biết đánh và đã đánh là phải thắng.
Gần đây Trung Quốc không ngừng bộc lộ các loại vũ khí chiến lược tiên tiến của mình, tập trận quân sự thường xuyên liên tục dường như cố phát đi thông điệp rằng, sau 30 năm không tham chiến, Bắc Kinh đang chuẩn bị sử dụng vũ lực để bảo vệ cái gọi là “lợi ích quốc gia cốt lõi” của mình, Đa Chiều bình luận. Cuộc khủng hoảng Ukraine vừa qua đã tạo cho Bắc Kinh cơ hội để thực hiện tham vọng này.
Cũng tờ Đa Chiều trước đó bình luận, kẻ chủ động ra tay trên Biển Đông lâu nay luôn luôn là Trung Quốc chứ không phải Việt Nam hay Philippines.
Hôm 9/5, Trương Hoài Đông đã bình luận trên Đa Chiều, một khi nổ ra xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Dông thì chắc chắn không phải là va chạm thông thường, quy mô có khả năng còn lớn hơn trận hải chiến 1974, 1988 (Trung Quốc cất quân xâm lược Hoàng Sa và một số bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam – PV).
Tuy nhiên, ông Đông lưu ý rằng mặc dù Trung Quốc “chiến thắng” trong 2 trận hải chiến này (thực tế là xâm lược – PV), nhưng lần này thì khác. Quần đảo Hoàng Sa gần Việt Nam, nếu nổ ra xung đột thì quân đội Trung Quốc khó lòng thoát thân khỏi sự truy kích của không quân Việt Nam.
Cũng tương tự như vậy, đá Chữ Thập (1 trong 6 bãi đá ở Trường Sa mà Trung Quốc xâm lược năm 1988, chiếm đóng và xây dựng căn cứ quân sự trái phép – PV) cách điểm cực Nam đảo Hải Nam khoảng 1000 km trong khi bán kính tác chiến của các máy bay chủ lực Su-27, J-11 Trung Quốc trong điều kiện không mang theo vũ khí đạn dược mới chỉ đạt 1500 km, quân Trung Quốc cơ động xa mỏi mệt trong khi Việt Nam ở gần chờ sẵn, một khi nổ ra xung đột rõ ràng Trung Quốc không có nhiều ưu thế.
Chính vì điều này, Trương Hoài Đông cho rằng Trung Quốc đã đẩy mạnh chế tạo tàu sân bay và lấn biển biến đá thành đảo nhân tạo (bất hợp pháp trên một số bãi đá họ đang chiếm đóng ở Trường Sa) làm chỗ cắm chân, hình thành khả năng đối phó với không quân Việt Nam.
Báo Pakistan: Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh ngắn, ác liệt
Nếu Washington khoanh tay ngồi nhìn, Bắc Kinh sẽ quyết định chiếm (xâm lược) một phần lãnh thổ của nước khác.
Tờ News Pakistan ngày 7/6 đưa tin, báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc...
Học giả Mỹ: Trung Quốc đang xây dựng ‘Đế chế đại dương’
Hôm
5/6, tạp chí National Interest của Mỹ đã đăng tải bài phân tích của học
giả Mỹ, ông Robert D. Kaplan, cho rằng Trung Quốc đang bắt đầu xây dựng
đế chế ở cả Thái Bình Dương và Ấn...
Mỹ – Nhật sẽ phong tỏa Biển Đông để “trị” hải quân Trung Quốc?
Sau
vụ Trung Quốc ngang ngược kéo giàn khoan 981 vi phạm chủ quyền Việt
Nam, các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản cũng đã nhận ra được ý đồ của nước
này. Liên minh Mỹ, Nhật đang...
Trung Quốc ngày càng bị cô lập
TP - Trước các hành động ngang ngược của Trung Quốc
trên thế giới, nhiều quốc gia đã mạnh tay với Trung Quốc như Nga trục
xuất các doanh nhân Trung Quốc, Hàn Quốc không sử dụng quốc kỳ “Made in
China”, Mỹ bắt giữ tàu Trung Quốc đánh bắt trộm… thậm chí Triều Tiên ban
hành văn bản nội bộ gọi Trung Quốc là “nước láng giềng tàn ác”.
Tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép bị bắt
Nga trục xuất các doanh nhân Trung Quốc
Báo điện tử Wenxuecity của cộng đồng Hoa ngữ ngày 6/6 cho biết, báo Độc lập của Nga đã đăng bài cảnh báo việc cho các ông chủ người Trung Quốc thuê đất canh tác ở vùng Viễn Đông đã dẫn đến nguy cơ môi trường sinh thái bị phá hoại do họ sử dụng vô tội vạ phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
Một số báo Nga cũng cho rằng: trong vấn đề cho người nước ngoài thuê đất canh tác hoặc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp ở Viễn Đông, Nga cần coi trọng việc hợp tác với Nhật vì kỹ thuật canh tác của nông dân Nhật tiên tiến hơn và họ cũng chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái.
Đồng thời, tạp chí Tin tức nước Nga gần đây cũng đăng bài cho biết, một số lượng lớn các nhân viên an ninh và cảnh sát khu vực biên giới Krasnodas đã được huy động bao vây nông trường rau do người Trung Quốc thuê đất trồng ở làng Lvov và đã trục xuất toàn bộ 800 lao động người Trung Quốc trong vòng 24 giờ với lý do không có giấy phép lao động.
Bài báo cho biết: một người Trung Quốc lấy tên Nga là Shasa hồi năm 2008 đã mua 260 ha ở vùng này để trồng rau xanh, dưa và cà chua rồi tiêu thụ sản phẩm tại nhiều thành phố lớn của Nga, thậm chí cả ở Matxcơva.
Thế nhưng, nông trường của Shasa đã vấp phải sự căm ghét và tẩy chay của người dân địa phương. Các nông dân bản địa cho rằng: các nông dân Trung Quốc đã sử dụng quá nhiều các phân bón và hóa chất để kích thích sự tăng trưởng của rau quả, phá hoại môi trường và gây nhiễm độc rau quả.
Họ đã làm đơn phản kháng lên chính quyền, thậm chí xông vào lấp các giếng nước. Cuối cùng là chính quyền địa phương trục xuất các nông dân Trung Quốc. “Shasa” cũng bị trục xuất, ông ta bỏ lại Nga tất cả tài sản, bao gồm các cánh đồng rau chưa thu hoạch, máy móc nông cụ…Ông ta buộc phải bán lại khu đất đã mua cho một người Nga với giá rẻ mạt.
Ông Nicosky, một nhà hoạt động nhân quyền Nga nói: “Những sự kiện như thế này đã phản ánh chân thực quan hệ Nga-Trung và xã hội Nga nhìn nhận Trung Quốc như thế nào. Hiệp định mua bán khí đốt mà ông Putin ký kết khi thăm Trung Quốc đã dấy lên những tiếng nói phản đối ngày càng mạnh ở Nga. Hợp đồng mua bán này gây nên những tranh cãi lớn.
Nhiều người cho rằng: trong lúc khó khăn, Nga đã không được người Trung Quốc hiểu và giúp đỡ, thậm chí họ còn lợi dụng cơ hội này để cướp đoạt tài nguyên của Nga. Tâm trạng bất bình này lan rộng trong các giai tầng xã hội Nga, thậm chí những người ủng hộ ông Putin cũng rất bất bình. Vì vậy, việc Kremli đột nhiên gần gũi Trung Quốc không thay đổi được cách nhìn của xã hội Nga đối với Trung Quốc”.
Cựu Phó thủ tướng Nga Kasiyanov mới đây cũng phê phán hợp đồng bán khí đốt cho Trung Quốc khiến Nga bị thiệt hại về kinh tế vì Trung Quốc không tài trợ cho việc lắp đặt đường ống dẫn hay đầu tư mở các mỏ mới.
Ông Yablinski, chính trị gia và nhà kinh tế nổi tiếng, cựu lãnh tụ Tập đoàn Yabolo trước đây, cũng phê phán: hợp đồng mua bán khí đốt sẽ khiến Nga bị phụ thuộc vào khách mua Trung Quốc, để cho Trung Quốc giành thế chủ động về giá gas.
Hàn Quốc: Không sử dụng quốc kỳ “Made in China”
Theo báo chí Hàn Quốc số ra ngày 4/6, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thay việc sử dụng quốc kỳ giá rẻ nhập của Trung Quốc bằng sản phẩm làm ở trong nước dù gia đắt gấp 9 lần.
Triều Tiên từ bỏ “giấc mộng Trung Quốc”
Theo mạng Thông tin Triều Tiên của Hàn Quốc ngày 2/6, hồi cuối tháng 4 vừa qua, Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đã ban hành một văn bản nội bộ thông báo tới các đảng viên, trong đó gọi Trung Quốc là “nước láng giềng tàn ác”.
Công văn này yêu cầu các công ty, xí nghiệp Triều Tiên giảm bớt giao lưu mua bán với phía Trung Quốc; mặt khác tăng cường quan hệ mậu dịch với Nga, đồng thời giám sát chặt chẽ các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt hàng của Trung Quốc, kiểm soát việc giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ chặt chẽ hơn giao dịch bằng USD.
Mỹ bắt giữ tàu Trung Quốc đánh bắt trộm
Gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển các nước đánh bắt trộm bị bắt quả tang. Hãng tin Mỹ AP ngày 4/6 đưa tin, hôm 3/6, lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ đã dẫn giải một chiếc tàu cá lớn của Trung Quốc vượt qua quãng đường 2.520 hải lý về bờ biển Trung Quốc giao cho Hải cảnh Trung Quốc.
Chiếc tàu này bị bắt hôm 22/5 khi đang sử dụng loại lưới mắt nhỏ bị cấm để đánh bắt kiểu tận diệt ở vùng biển Bắc Thái Bình Dương.
Thuyền trưởng con tàu dài 58 mét có tên là “Dần Nguyên” này đã ký biên bản thừa nhận các tội lỗi: được trang bị các phương tiện đánh bắt trái phép như lưới quét mắt nhỏ dài 3.300 mét và đã vứt các ngư cụ trái phép xuống biển để phi tang chứng cứ, bắt số lượng cá quá mức quy định và không có giấy phép đánh bắt.
Báo điện tử Wenxuecity của cộng đồng Hoa ngữ ngày 6/6 cho biết, báo Độc lập của Nga đã đăng bài cảnh báo việc cho các ông chủ người Trung Quốc thuê đất canh tác ở vùng Viễn Đông đã dẫn đến nguy cơ môi trường sinh thái bị phá hoại do họ sử dụng vô tội vạ phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
Một số báo Nga cũng cho rằng: trong vấn đề cho người nước ngoài thuê đất canh tác hoặc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp ở Viễn Đông, Nga cần coi trọng việc hợp tác với Nhật vì kỹ thuật canh tác của nông dân Nhật tiên tiến hơn và họ cũng chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái.
Đồng thời, tạp chí Tin tức nước Nga gần đây cũng đăng bài cho biết, một số lượng lớn các nhân viên an ninh và cảnh sát khu vực biên giới Krasnodas đã được huy động bao vây nông trường rau do người Trung Quốc thuê đất trồng ở làng Lvov và đã trục xuất toàn bộ 800 lao động người Trung Quốc trong vòng 24 giờ với lý do không có giấy phép lao động.
Bài báo cho biết: một người Trung Quốc lấy tên Nga là Shasa hồi năm 2008 đã mua 260 ha ở vùng này để trồng rau xanh, dưa và cà chua rồi tiêu thụ sản phẩm tại nhiều thành phố lớn của Nga, thậm chí cả ở Matxcơva.
Thế nhưng, nông trường của Shasa đã vấp phải sự căm ghét và tẩy chay của người dân địa phương. Các nông dân bản địa cho rằng: các nông dân Trung Quốc đã sử dụng quá nhiều các phân bón và hóa chất để kích thích sự tăng trưởng của rau quả, phá hoại môi trường và gây nhiễm độc rau quả.
Họ đã làm đơn phản kháng lên chính quyền, thậm chí xông vào lấp các giếng nước. Cuối cùng là chính quyền địa phương trục xuất các nông dân Trung Quốc. “Shasa” cũng bị trục xuất, ông ta bỏ lại Nga tất cả tài sản, bao gồm các cánh đồng rau chưa thu hoạch, máy móc nông cụ…Ông ta buộc phải bán lại khu đất đã mua cho một người Nga với giá rẻ mạt.
Ông Nicosky, một nhà hoạt động nhân quyền Nga nói: “Những sự kiện như thế này đã phản ánh chân thực quan hệ Nga-Trung và xã hội Nga nhìn nhận Trung Quốc như thế nào. Hiệp định mua bán khí đốt mà ông Putin ký kết khi thăm Trung Quốc đã dấy lên những tiếng nói phản đối ngày càng mạnh ở Nga. Hợp đồng mua bán này gây nên những tranh cãi lớn.
Nhiều người cho rằng: trong lúc khó khăn, Nga đã không được người Trung Quốc hiểu và giúp đỡ, thậm chí họ còn lợi dụng cơ hội này để cướp đoạt tài nguyên của Nga. Tâm trạng bất bình này lan rộng trong các giai tầng xã hội Nga, thậm chí những người ủng hộ ông Putin cũng rất bất bình. Vì vậy, việc Kremli đột nhiên gần gũi Trung Quốc không thay đổi được cách nhìn của xã hội Nga đối với Trung Quốc”.
Cựu Phó thủ tướng Nga Kasiyanov mới đây cũng phê phán hợp đồng bán khí đốt cho Trung Quốc khiến Nga bị thiệt hại về kinh tế vì Trung Quốc không tài trợ cho việc lắp đặt đường ống dẫn hay đầu tư mở các mỏ mới.
Ông Yablinski, chính trị gia và nhà kinh tế nổi tiếng, cựu lãnh tụ Tập đoàn Yabolo trước đây, cũng phê phán: hợp đồng mua bán khí đốt sẽ khiến Nga bị phụ thuộc vào khách mua Trung Quốc, để cho Trung Quốc giành thế chủ động về giá gas.
Hàn Quốc: Không sử dụng quốc kỳ “Made in China”
Theo báo chí Hàn Quốc số ra ngày 4/6, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thay việc sử dụng quốc kỳ giá rẻ nhập của Trung Quốc bằng sản phẩm làm ở trong nước dù gia đắt gấp 9 lần.
“Nếu đọc báo của Nga, Nhật, Hàn Quốc, Philippines, Việt Nam thì thấy họ bắt các tàu cá Trung Quốc vượt biên vào đánh bắt trộm, dùng lưới mặt nhỏ, bắt các loại hải sản bị cấm, rùa biển…bạn sẽ hiểu các tàu cá Trung Quốc đánh bắt bừa bãi tới mức nào. Thật là mất mặt!”.Theo báo “Chung Ang Ilbo” trước nay chính phủ Hàn Quốc vẫn nhập khẩu số lượng lớn quốc kỳ từ Trung Quốc bởi giá rẻ, nhưng nay theo nguyện vọng và tình cảm yêu nước của dân chúng, họ đã thay bằng dùng hàng làm trong nước. Được biết, mỗi lá cờ nhập của Trung Quốc có giá 14.600 won, còn sản phẩm của Hàn Quốc giá bán 138.000 won, giá cao gấp 9 lần. Hai năm gần đây, Hàn Quốc đã nhập hơn 25 ngàn lá quốc kỳ Made in China. Mệnh lệnh của Thủ tướng nêu rõ: Việc chính phủ mua cờ do nước ngoài làm không có gì sai trái, nhưng cờ treo các cơ quan chính phủ, trong đó có Bộ Quốc phòng đều do nước ngoài làm e rằng gây tổn thương tình cảm yêu nước của quốc dân; vì vậy chính phủ Hàn Quốc quyết định dù tăng ngân sách cũng phải treo cờ sản xuất trong nước.
Một người Trung Quốc giấu tên viết
Triều Tiên từ bỏ “giấc mộng Trung Quốc”
Theo mạng Thông tin Triều Tiên của Hàn Quốc ngày 2/6, hồi cuối tháng 4 vừa qua, Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đã ban hành một văn bản nội bộ thông báo tới các đảng viên, trong đó gọi Trung Quốc là “nước láng giềng tàn ác”.
Công văn này yêu cầu các công ty, xí nghiệp Triều Tiên giảm bớt giao lưu mua bán với phía Trung Quốc; mặt khác tăng cường quan hệ mậu dịch với Nga, đồng thời giám sát chặt chẽ các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt hàng của Trung Quốc, kiểm soát việc giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ chặt chẽ hơn giao dịch bằng USD.
Mỹ bắt giữ tàu Trung Quốc đánh bắt trộm
Gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển các nước đánh bắt trộm bị bắt quả tang. Hãng tin Mỹ AP ngày 4/6 đưa tin, hôm 3/6, lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ đã dẫn giải một chiếc tàu cá lớn của Trung Quốc vượt qua quãng đường 2.520 hải lý về bờ biển Trung Quốc giao cho Hải cảnh Trung Quốc.
Chiếc tàu này bị bắt hôm 22/5 khi đang sử dụng loại lưới mắt nhỏ bị cấm để đánh bắt kiểu tận diệt ở vùng biển Bắc Thái Bình Dương.
Thuyền trưởng con tàu dài 58 mét có tên là “Dần Nguyên” này đã ký biên bản thừa nhận các tội lỗi: được trang bị các phương tiện đánh bắt trái phép như lưới quét mắt nhỏ dài 3.300 mét và đã vứt các ngư cụ trái phép xuống biển để phi tang chứng cứ, bắt số lượng cá quá mức quy định và không có giấy phép đánh bắt.
Tổng hợp
Mỹ: Trung Quốc đang chuẩn bị cho xung đột ngắn nhưng khốc liệt
(Dân trí) - Trong báo cáo hàng năm về quân sự Trung Quốc, Lầu
Năm Góc nhận định chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc về
lâu dài có mục đích “tăng khả năng chiến đấu có vũ trang và giành chiến
thắng trong các tình huống bất ngờ trong khu vực, với khoảng thời gian
ngắn, nhưng lực lượng mạnh mẽ”.
>> Lầu Năm Góc: Trung Quốc giấu giếm về chi tiêu quốc phòng
Mỹ cho rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho xung đột ngắn nhưng khốc liệt trên các khu vực như Biển Đông, Hoa Đông
Báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc về phát triển quân sự của
Trung Quốc diễn ra vào thời điểm quan hệ song phương giữa cường quốc số 1 và số
2 thế giới không mấy tốt đẹp. Báo cáo được đưa ra 5 ngày sau khi Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ Chuck Hagel cáo buộc Bắc Kinh “hăm dọa” trong các cuộc tranh chấp lãnh
thổ và tuyên bố Mỹ sẽ “không ngồi im” chứng kiến điều đó; hai tuần sau khi Bộ
Tư pháp Mỹ cáo buộc 5 người Trung Quốc làm gián điệp mạng quân sự. Vì vậy những kết luận và phân tích tài liệu, với dữ liệu lấy từ năm 2013, của Lầu Năm Góc càng có sức nặng hơn thường lệ, dù cáo buộc gián điệp mạng không khác là bao so với năm trước.
Báo cáo của Lầu Năm Góc đã được gửi cho Quốc hội Mỹ vào thứ năm vừa qua. Báo cáo nhận định chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc về lâu dài có mục đích “tăng cường khả năng chiến đấu vũ trang của Trung Quốc và giành chiến thắng trong các tình huống bất ngờ, với thời gian ngắn nhưng lực lượng lượng mạnh mẽ”.
Đặc biệt, theo báo cáo, chi tiết về loại xung đột có khả năng xảy ra có vẻ như tập trung ở các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng ở Biển Đông, Hoa Đông. Các cuộc tranh chấp này đã gây căng thẳng giữa Trung Quốc với Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines trong suốt nhiều tháng qua.
Leo thang căng thẳng trong các tranh chấp lãnh thổ trên đã khiến Tổng thống Mỹ Obama, trong chuyến công du châu Á hồi tháng 4, đã phải tái khẳng định cam kết bảo vệ các đồng minh, trong đó nổi bật là Nhật, trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Hồi cuối tháng 11 năm ngoái, Mỹ và Nhật đã có động thái đáng chú ý, khi vài ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố vùng nhận dạng phòng không bao trùm lên cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật, hai máy bay ném bom B52 đã được điều vào khu vực này trong một cuộc huấn luyện thường lệ.
Trong báo cáo hàng năm của mình, Lầu Năm Góc khẳng định mục đích chính trong chiến lược quân sự của “người khổng lồ” châu Á vẫn là nhằm chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Đài Loan. Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh, Trung Quốc cũng đang chuẩn bị cho “những tình huống bất ngờ có thể xảy ra” ở phía nam và phía đông bờ biển nước này và không quên nhắc lại rằng năm ngoái Bắc Kinh đã đơn phương mở rộng vùng phòng không ở Hoa Đông, mở rộng quyền hàng hải của mình trên gần như toàn bộ Biển Đông.
Trên thực tế, Lầu Năm Góc thừa nhận lợi ích của “người khổng lồ” mới nổi có thể vượt xa khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc. “Với lợi ích, khả năng và ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc ngày một gia tăng, chương trình hiện đại hóa quân sự đã tập trung hơn vào việc đầu tư cho các sứ mệnh bên ngoài bờ cõi nước này”, báo cáo của Lầu Năm Góc có đoạn.
Báo cáo cho rằng chân trời phát triển quân sự của Trung Quốc rộng mở vào năm 2020 khi nước này đang đầu tư mạnh nhằm tân trang lại đội ngũ chiến đấu cơ, tên lửa, tàu sân bay và tàu ngầm. Lầu Năm Góc ước tính ngân sách quốc phòng Trung Quốc là 145 tỷ USD vào năm 2013, cao hơn con số Trung Quốc công bố trước đó là 119,5 tỷ USD.
Mặc dù gia tăng, nhưng con số này vẫn chỉ bằng 1/4 ngân sách quốc phòng của Mỹ (năm 2013 là 495 tỷ USD). Tuy nhiên, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã vượt xa một số nước láng giềng, trong đó có Nga (69,5 tỷ USD), Nhật (56,9 tỷ USD) và Hàn Quốc (31 tỷ USD).
Vũ Quý
Tổng hợp
(VTC
News) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố nước
này phát triển quân đội là để bảo đảm hòa bình cho thế giới.
Lầu
Năm Góc hôm 5/6 ra thông cáo nói Trung Quốc chi tiêu nặng tay cho quân
sự với mục đích thể hiện sức mạnh ngoài biên giới và trên biển. Số tiền
chi cho quốc phòng Trung Quốc là 145 tỷ USD, theo đánh giá của Lầu Năm
Góc.
Lính Trung Quốc duyệt binh với xe tăng Type 88 |
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi hôm qua bác bỏ cáo
buộc của Lầu Năm Góc nói Bắc Kinh 'thể hiện sức mạnh ngoài biên giới'.
Ông
Hồng Lỗi lớn tiếng tuyên bố quân đội Trung Quốc được phát triển để bảo
vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và là 'lực lượng
cho hòa bình thế giới', bỏ qua thực tế là nước này hành xử hung hăng
trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Trong
phát biểu của mình tại cuộc họp báo thường kỳ, Hồng Lỗi cho rằng Mỹ
'thiên vị' trong cách đánh giá chi tiêu quốc phòng của Bắc Kinh. Ông
Hồng cũng yêu cầu Mỹ 'dừng phát hành những thông cáo liên quan' đến ngân
sách quốc phòng Trung Quốc.
Tân
Hoa Xã cũng chỉ trích báo cáo của Lầu Năm Góc là 'đầy thiếu sót', trong
khi ông Hồng cho đó là 'sự bôi nhọ danh tiếng' nhưng không đưa ra được
ví dụ chứng minh.
Trong một thông cáo vào tháng 3 vừa qua, Trung Quốc tuyên bố chi 132 tỷ USD cho quốc phòng, đứng thứ hai sau Mỹ với 600 tỷ USD.
Hãng
tin Reuters dẫn nguồn Lầu Năm Góc cho biết, số tiền khổng lồ nêu trên
được Bắc Kinh chi cho các chương trình hiện đại hóa vũ khí gồm máy bay
không người lái, máy bay chiến đấu, tàu chiến và các vũ khí không gian
mạng.
Báo
cáo dài 96 trang của Lầu Năm Góc nói Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng
cho mục tiêu ứng cứu khẩn cấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, trong đó
đáng chú ý là cuộc tập trận vào tháng 10 mang tên Maneuver 5 ở gần
Philippines.
Cuộc
tập trận này được Mỹ mô tả là có quy mô lớn nhất từ trước tới nay của
hải quân Trung Quốc trong "toan tính thể hiện quyền lực lớn hơn nữa trên
biển".
Phương Mai
An ninh lương thực của Trung Quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng
Tình trạng ô nhiễm cùng chính sách nông nghiệp không hiệu quả đã gây nên khủng hoảng lương thực ở Trung Quốc (Nguồn: Getty)
Mạng tin "Chính sách thế giới" ngày 4/6 cho biết tình trạng ô nhiễm khủng khiếp của Trung Quốc đã được thừa nhận trong một báo cáo nghiêm túc, mà trước đây từng được xếp vào hạng "bí mật quốc gia".
Báo cáo này cho rằng an ninh lương thực của Trung Quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng do 1/5 đất canh tác ở nước này đang bị hoang hóa do các chất gây ô nhiễm có xuất xứ từ kim loại nặng.
Báo cáo đã cảnh báo giới chức Trung Quốc về một cuộc khủng hoảng lương thực tiềm tàng trong tương lai.
Trong nỗ lực nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và do kinh tế toàn cầu khát hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc, Bắc Kinh đã không chú trọng một cách thích đáng tới lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, nạn tham nhũng trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường càng làm trầm trọng thêm tình hình.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm ở Trung Quốc là ô nhiễm công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hóa chất và ngành sản xuất điện từ than đá. Để tránh gây gián đoạn nguồn cung lương thực, Trung Quốc sẽ phải tăng cường nhập khẩu lương thực trong những năm tới, trong đó hẳn sẽ phải tìm kiếm các nguồn cung từ Đông Nam Á - khu vực đang có quan hệ căng thẳng với Trung Quốc do các cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài.
Ông Yanzhong Huang, một chuyên gia cao cấp về y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, đưa ra ví dụ của Việt Nam: trong 5 tháng đầu năm 2013, Trung Quốc đã nhập 1,14 triệu tấn gạo của Việt Nam./.
Bộ Quốc phòng Mỹ công bố báo cáo quân sự thường niên về Trung Quốc
Trung
Quốc đặt mục tiêu giành chiến thắng trong các tình huống xung đột với
cường độ cao và diễn ra trong thời gian ngắn. (Ảnh:
security.blogs.cnn.com)
Theo hãng AFP, trong bản báo cáo hàng năm gửi Quốc hội Mỹ vừa được công bố, Bộ Quốc phòng Mỹ xác định Trung Quốc vẫn đang tiếp tục hiện đại hóa và cải thiện năng lực quân sự của mình, đồng thời đang chuẩn bị cho các tình huống ở Biển Đông và Hoa Đông nơi mà Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng với các nước láng giềng.
Theo báo cáo dài 96 trang của Bộ Quốc phòng Mỹ với tựa đề “các diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2014", chi tiêu quân sự của Trung Quốc tiếp tục tăng lên nhằm đáp ứng mục tiêu trở thành một cường quốc khu vực và thế giới của nước này. Trung Quốc chưa minh bạch về các chi tiêu quốc phòng.
Các chuyên gia của Mỹ cho rằng quốc gia đông dân nhất thế giới này chi khoảng 145 tỷ USD, vượt xa so với con số 119 tỷ USD mà nước này chính thức công bố. Kinh phí này được Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chính nâng cao năng lực của các lực lượng vũ trang PLA nhằm chiến đấu và giành chiến thắng trong trong các tình huống xung đột tại khu vực với cường độ cao và diễn ra trong thời gian ngắn.
Trong báo cáo thường niên trước đó về Trung Quốc, Lầu Năm Góc ước tính chi tiêu quân sự của Bắc Kinh nằm trong khoảng 135-215 tỷ USD. Theo một quan chức Lầu Năm Góc, con số 145 tỷ USD nói trên “cho thấy chúng tôi đã hiểu hơn về cách thức Trung Quốc gia tăng ngân sách quốc phòng của họ, mặc dù vẫn còn nhiều điều chúng tôi không biết về chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc và đó là lĩnh vực mà chúng tôi khuyến khích Trung Quốc nâng cao sự minh bạch.”
Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh: "Khi các lợi ích, khả năng và ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc tăng lên, chương trình hiện đại hóa quân sự của nước này cũng ngày càng tập trung vào đầu tư quân sự cho một loạt nhiệm vụ ngoài bờ biển của Trung Quốc, trong đó có an ninh tuyến đường biển, chống cướp biển, gìn giữ hòa bình và trợ giúp nhân đạo, cứu trợ thảm họa."
Lãnh đạo Trung Quốc coi thời đại này như là một "giai đoạn cơ hội chiến lược" để thúc đẩy phát triển đất nước. Báo cáo cho biết sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở tất cả các khu vực trên thế giới đã dẫn đến xích mích với một số nước láng giềng khu vực của Trung Quốc, trong đó có các đồng minh và đối tác của Mỹ./.
Việt Nam cân nhắc chiến lược mới đối phó với Trung Quốc
Tờ Diplomat của Nhật Bản ngày 28/5 đã đưa ra nhận định về chiến lược mới để đối phó với Trung Quốc của Việt Nam.
Chiến lược mới này vẫn nhấn mạnh việc giải quyến căng thẳng bằng con đường hòa bình.Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ tính đến việc có những hành động pháp lý chống lại Trung Quốc và hợp tác với các quốc gia trong khu vực và Mỹ để ngăn chặn mọi toan tính sai lầm của Trung Quốc.
Thủ đoạn nham hiểm của Trung Quốc
Theo Diplomat mặc dù những thông tin liên quan tới căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung sau khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được báo chí quốc tế đưa ra gần đây đã giảm dần, nhưng tàu Trung Quốc vẫn liên tục có hành động gây hấn với tàu Việt Nam.
Những diễn biến hiện nay cho thấy dã tâm của Trung Quốc trong việc quyết tâm thay đổi hiện trạng trong khu vực thông qua việc ép buộc tàu Cảnh sát Biển và tàu Kiểm ngư của Việt Nam phải ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Mặc dù truyền thông quốc tế đưa nhiều đoạn video về việc tàu Hải cảnh của Trung Quốc sử dụng vòi rồng và đâm tàu Việt Nam nhưng vẫn chưa có nhiều phân tích sâu sắc về hành động này của Trung Quốc.
Trung Quốc đang dở trò “dĩ dật đãi lao” với Việt Nam và chiến lược dùng tàu Trung Quốc-vốn to gấp đôi đến gấp 4 lần tàu của Việt Nam, để đâm tàu Việt Nam là nhằm gây ra những thiệt hại đáng kể buộc tàu Việt Nam phải sửa chữa.
Các nhà phân tích của Việt Nam cho rằng nếu như thiệt hại mà tàu Trung Quốc gây ra cho tàu Việt Nam vẫn tiếp diễn thì Việt Nam có thể sẽ không đủ tàu để đối phó với Trung Quốc trong khu vực xung quanh giàn khoan Hải Dương-981.
Theo Phó tư lệnh, Tham mưu Trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu, ngày 3/5, tàu Hải cảnh số 44044 đã đâm vào mạn tàu Cảnh sát Biển Việt Nam số 4033 khiến tày nàu bị thủng một lỗ kích thước 3mx1m và làm hỏng hoàn toàn động cơ bên phải của tàu.
Ngoài ra, ông Thu cũng trình bày chi tiết về những thiệt hại khác của tàu Việt Nam do tàu Trung Quốc gây ra.
Những nghiên cứu gần đây của chuyên gia Scott Bentley tại Trung tâm An ninh Hàng hải Quốc tế đã cho thấy Trung Quốc cố tình phá hoại các thiết bị liên lạc và antenna trên tàu của Việt Nam bằng vòi rồng. Nhiều đoạn video trên YouTube cho thấy các thiết bị liên lạc trên tàu của Việt Nam đã bị vòi rồng của tàu Trung Quốc tấn công, gây hư hỏng.
Chiến thuật này của Trung Quốc nhằm cắt đứt liên lạc của các tàu Việt Nam và buộc những chiếc tàu bị hư hại phải quay về cảng để sửa chữa.
Những vụ tấn công của tàu Trung Quốc nhằm vào tàu Việt Nam là rất nguy hiểm. Theo ông Bentley, hầu hết các tàu Hải cảnh của Trung Quốc đều được trang bị súng của Hải quân.
Trong các vụ tấn công gần đây của Tàu Trung Quốc, các tàu Hải cảnh và tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đều gỡ bạt để lộ súng của mình nhằm vào tàu Việt Nam.
Chính sách nhất quán vì hòa bình của Việt Nam
Vậy, phản ứng của Việt Nam trước sức mạnh trên biển của Trung Quốc là như thế nào và liệu Việt Nam có chiến thuật gì để chống lại sự đe dọa từ Trung Quốc?
Trước hết, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện thường xuyên của mình xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981. Các tàu Cảnh sát Biển Việt Nam vẫn liên tục phát đi những tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam và kêu gọi Trung Quốc rút lui khỏi vùng biển của Việt Nam.
Các quan chức Việt Nam cũng đã liên tục kêu gọi Trung Quốc đối thoại với mình và yêu cầu việc thiết lập một đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo cao cấp của hai nước.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cũng đã gặp mặt Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Thường Vạn Toàn bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar.
Tuy nhiên, những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam chỉ nhận lại những phản ứng lạnh lùng, thiếu sự hợp tác và thiện chí từ phía Trung Quốc.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tranh thủ sự ủng hộ của các nước ASEAN thông qua đàm phán ngoại giao và cũng nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng thế giới.
Việt Nam cũng đã tuyên bố sẽ có những hành động pháp lý phản đối Trung Quốc bao gồm việc chủ động kiện Trung Quốc hoặc ủng hộ vụ kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Quốc tế của Philippines.
Một vài quan chức Chính phủ và chuyên gia an ninh của Việt Nam cho biết Việt Nam cũng đã chuẩn bị những chiến lược lâu dài nhằm ngăn cản việc Trung Quốc có thể tiếp tục có những hành động hiếu chiến trong tương lại.
Điều cốt lõi trong chiến lược của Việt Nam sẽ là tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc trong khi vẫn nỗ lực buộc Trung Quốc phải di dời giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu Hải quân của Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tham gia các hoạt động chung với Philippnes, Nhật Bản và Mỹ
Hiện tại, Việt Nam đang xem xét các chiến lược mới để đối phó với Trung Quốc bao gồm việc nâng cấp quan hệ với hai đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Philippines.
Ngoài ra, mọi hành động của Việt Nam dựa trên chiến lược mới của nước này cũng sẽ rất minh bạch để giảm thiểu mọi toan tính sai lầm của Trung Quốc.
Việt Nam đã tiếp cận với Nhật Bản và Philippines trong một nỗ lực để tăng cường hợp tác giữa lực lượng trên biển của các nước, bao gồm cả lực lượng Cảnh sát Biển và Hải Quân.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang xem xét hợp tác với Mỹ nhất là giữa lực lượng Cảnh sát Biển của hai nước.
Gần đây, Việt Nam cũng tham gia Sáng kiến An ninh Mở rộng. Điều này sẽ tạo cơ hội để Mỹ có thể hỗ trợ Việt Nam trong việc tăng cường khả năng giám sát các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Mỹ có thể sẽ đưa một số mẫu máy bay của Mỹ mà Việt Nam có thể đang quan tâm và tiến hành các cuộc bay thử với các phi công của Việt Nam.
Cân nhắc các động thái tiếp theo của Trung Quốc
Các quan chức Việt Nam dự tính rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động Hải quân của mình trên Biển Đông hàng năm từ tháng 5-8.
Điều này sẽ tạo cơ hội cho Mỹ và Nhật Bản tổ chức hàng loạt các cuộc tập trận chung cả về Hải quân và bay giám sát trên biển với Việt Nam.
Chiến lược không đối đầu trực tiếp của Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho Mỹ có những hành động cụ thể theo đúng tuyên bố của nước này lên án những hành động dọa dẫm hoặc ép buộc của một nước đối với các nước khác trong tranh chấp lãnh thổ../.
Theo Trần Khánh
VOV online
VOV online
Nhận xét
Đăng nhận xét