ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 5 (Cải tiến SAM-2)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Phòng không Việt Nam đã "rửa nhục" cho tên lửa SAM-2 như thế nào?

Lương Minh - theo Trí Thức Trẻ | 26/12/2013 06:38

(Soha.vn) - SAM-2 đã thất bại thê thảm ở Trung Đông nhưng khi tới Việt Nam, với tài trí của bộ đội ta, nó đã thực sự trở thành "rồng lửa Thăng Long" vít cổ pháo đài B-52.

Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972, không thể không nhắc đến các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 (Việt Nam gọi là SAM-2). Trong 12 ngày đêm Hà Nội, Hải Phòng hiên ngang chống lại cuộc tập kích đường không Linebacker II của Mỹ, các tiểu đoàn tên lửa SAM-2 đã bắn hạ 29 trong tổng số 34 máy bay ném bom chiến lược B-52, xóa tan hoàn toàn huyền thoại “pháo đài bay”.
Chiến công này càng thêm vang dội, khi chúng ta biết rằng: Người Mỹ đã nắm rõ tên lửa SAM-2 như lòng bàn tay. Trước trận đại thắng trên bầu trời miền Bắc Việt Nam cuối tháng 12 năm 1972, tên lửa S-75 đã chịu nhiều thất bại đau đớn, tưởng như không thể gượng dậy nổi. Nhưng với tài trí Việt Nam, SAM-2 đã thực sự trở thành “rồng lửa Thăng Long” vít cổ pháo đài bay B-52 .
Liên tiếp thất bại
Giữa thập niên 1960, Liên Xô viện trợ các tổ hợp tên lửa S-75 Dvina chưa qua sử dụng cho Việt Nam và một số quốc gia khác.
Tổ hợp tên lửa S-75 Dvina
Tổ hợp tên lửa S-75 Dvina sử dụng đài radar điều khiển hỏa lực SNR-75 Fan Song và đài radar cảnh giới P-12 Spoon Rest , với các đạn tên lửa V-750 và V-750V, có thể diệt mục tiêu ở cự li từ 7-30km, độ cao tối thiểu 450m, tối đa 25.000m. Với đầu đạn nặng 190kg, bán kính sát thương lên đến 65m, tên lửa S-75 có sức công phá rất lớn, là con át chủ bài của phòng không Liên Xô trong một giai đoạn khá dài.
Tuy nhiên, trước khi đến Việt Nam, thành tích chủ yếu của S-75 chỉ là bắn hạ các máy bay do thám U-2 (ở Liên Xô năm 1960 và ở Cu Ba năm 1962), hay RB-57 (ở Trung Quốc năm 1961). Hai chiến trường lớn đầu tiên của tên lửa S-75 Dvina là tại Việt Nam và Trung Đông.

Ngày 27-3-1965, Việt Nam nhận được từ Liên Xô bộ trang bị khí tài của hai trung đoàn tên lửa phòng không S-75 Dvina, cùng với 4,5 cơ số đạn tên lửa (54 quả đạn). Chưa đầy một tháng sau, ngày 24-7-1965, hai tiểu đoàn 63, 64 của Trung đoàn 236 (Đoàn Tên lửa Sông Đà) đã lập công xuất sắc, phối hợp cùng với pháo cao xạ và súng máy phòng không tiêu diệt 10 máy bay Mỹ.
Hình ảnh trận địa tên lửa S-75 Dvina của bộ đội Việt Nam do máy bay trinh sát Mỹ chụp. Một trận địa S-75 Dvina gồm: 6 bệ phóng tên lửa và đài điều khiển hỏa lực cùng các thành phần hỗ trợ khác.
Hình ảnh trận địa tên lửa S-75 Dvina của bộ đội Việt Nam do máy bay trinh sát Mỹ chụp.
Choáng váng trước thất bại nặng nề, người Mỹ vội vã đẩy mạnh việc nghiên cứu, đối phó với tên lửa S-75 Dvina. Và điều không ai ngờ tới, là trong khi S-75 đại thắng ở Việt Nam, thì chúng lại thất bại thê thảm ở Trung Đông.
Lúc bấy giờ, rất nhiều tổ hợp S-75 Dvina đã được Liên Xô viện trợ cho Ai Cập và Syria để chống lại Isarel. Trong tình thế bị bao vây ngặt nghèo, phải chống lại cùng lúc 6 quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh: Ai Cập, Syria, Jordan, Libya, Iraq và Arab Saudi, Isarel đã quyết định mở cuộc tập kích đường không Focus, bắt đầu cuộc Chiến tranh Sáu ngày. 
7 giờ 45 phút sáng ngày 5-6-1967, gần 200 máy bay phản lực chiến đấu Isarel ồ ạt cất cánh tấn công phủ đầu Ai Cập. Không quân Isarel bay thấp để tránh tầm bắn của tên lửa S-75, đồng loạt tiến công phá hủy các sân bay, đài radar, trận địa phòng không của đối phương. Hơn 300 máy bay chiến đấu hiện đại của Ai Cập bị phá hủy, hơn 100 phi công Ai Cập thiệt mạng. Nhiều đài radar và trận địa phòng không bị xóa sổ hoàn toàn.
Sau đó, các lữ đoàn thiết giáp và bộ binh cơ giới Isarel đồng loạt xuất kích, tạt sườn chia cắt đội hình quân Ai Cập. Quá hoảng sợ, quân đội Ai Cập vội vã rút chạy, bỏ lại rất nhiều vũ khí. 20 bộ khí tài S-75 Dvina bị bỏ lại ở sa mạc Sinai, rơi vào tay quân Isarel. Người Mỹ nhanh chóng “mổ xẻ”, nghiên cứu khí tài tên lửa này, và đưa ra các biện pháp đối phó.
Ngày 15-12-1967, không quân Mỹ tung 44 lượt máy bay cường kích đánh phá cầu Đuống, 8 đạn tên lửa S-75 của ta bắn lên đều bị mất điều khiển, do bị đối phương dùng máy gây nhiễu ALQ-71 gây nhiễu rãnh đạn. Cũng từ đây, bắt đầu cuộc đọ sức quyết liệt giữa các chiến sĩ tên lửa Việt Nam với không lực Mỹ.
Trong tình thế vô cùng khó khăn, khi khí tài của ta đã bị đối phương nắm rõ như lòng bàn tay, bộ đội tên lửa Việt Nam chỉ còn vũ khí duy nhất là sự sáng tạo. Bằng các biện pháp thu sóng, kết hợp chụp ảnh, phía ta đã phát hiện được dải tần số và cường độ của loại nhiễu này, sau đó tiến hành “át nhiễu”, nâng công suất sóng điều khiển và sóng trả lời của đạn lên gấp ba lần, vượt qua mọi loại máy gây nhiễu của Mỹ như ALQ-71, ALQ-101, ALQ-107.
Khó khăn chồng chất khó khăn
Mọi chuyện vẫn chưa dừng ở đây. Một nhân tố quan trọng của tổ hợp tên lửa S-75 Dvina là các đài radar cảnh giới P-12 Spoon Rest, có tầm trinh sát mục tiêu lên đến 275km, sử dụng dải sóng VHF với 4 tần số phát, kháng nhiễu tương đối tốt.
Sau thất bại nặng nề trong Chiến tranh Sáu ngày, Ai Cập ráo riết hiện đại hóa quân đội để phục thù. Họ đã nhận được các đài radar P-12 từ Liên Xô. Nhưng không ngờ, phía Ai Cập đã quá mất cảnh giác, các đài radar hầu như không có hỏa lực phòng không và lực lượng bảo vệ. Ngày 26-12-1969, phía Isarel mở chiến dịch Rooster-53, dùng máy bay trực thăng và lính đặc nhiệm tập kích đánh cướp trạm radar Ras Ghareb gần kênh đào Suez, cẩu toàn bộ 7 tấn trang bị khí tài của tổ hợp radar P-12 mang về nghiên cứu.
Năm lần bảy lượt, bộ đội phòng không Việt Nam bị Ai Cập “báo hại” khi dâng toàn bộ các khí tài phòng không hiện đại nhất cho Mỹ. Tính đến năm 1970, toàn bộ các khí tài radar chủ yếu của Việt Nam đã bị Mỹ tìm hiểu, và đưa ra các biện pháp đối phó hiệu quả. Chiến tranh phá hoại lần thứ hai bắt đầu.
Các chiến sĩ thực hiện công việc nạp đạn vào bệ phóng.
Các chiến sĩ thực hiện công việc nạp đạn vào bệ phóng.
Ngày 10-4-1972, B-52 ném bom rải thảm thành phố Vinh, nhưng hai ngày sau, Quân chủng Phòng không – Không quân mới biết. Ngày 13-4-1972, B-52 đánh ra Thanh Hóa, hủy diệt hoàn toàn sân bay Sao Vàng, nhưng hai tiểu đoàn tên lửa S-75 Dvina ở Thanh Hóa đều không thể phóng đạn, vì nhiễu rất nặng. Đặc biệt, ngày 16-4-1972, máy bay B-52 đánh vào thành phố Hải Phòng, hai trung đoàn 238 và 285 đã phóng lên đến 93 đạn tên lửa nhưng không diệt được chiếc B-52 nào.
Trước những thất bại liên tiếp, Quân chủng Phòng không - Không quân đã nghiêm túc kiểm điểm, tìm hiểu nguyên nhân và nhanh chóng đề ra các biện pháp củng cố lại lực lượng, trang bị khí tài, chuẩn bị những phương án đánh mới. Trong đó, phải kể đến việc sử dụng radar K8-60 của pháo cao xạ 57mm để chỉ thị mục tiêu cho tên lửa S-75 đánh B-52. Điều đặc biệt là radar K8-60 vốn có hai dải sóng 3cm và 10cm, nhưng dải sóng 3cm bị trục trặc không thể sử dụng được, nên trước đó phía ta chỉ đánh địch bằng dải sóng 10cm, giống như dải sóng của đài radar SON-9A của Liên Xô. Do đó, phía Mỹ chỉ tập trung gây nhiễu nặng dải sóng 10cm.
Điều thần kỳ đã xảy ra khi các kĩ sư quân sự Việt Nam “mổ xẻ” đài radar K8-60, quyết tâm sửa chữa dải sóng 3cm. Họ đã tìm ra rằng khi thiết kế đài radar K8-60, phía Trung Quốc đã phạm lỗi lớn ở đèn điện tử CKM-99, một bộ phận tối quan trọng, được coi như trái tim của đài phát. Chúng ta đã đặt lại chế độ làm việc cho đèn điện tử CKM-99, phục hồi thành công dải sóng 3cm. Kết quả này đã trở thành miếng võ hiểm của tên lửa S-75 Dvina, được giữ bí mật cho đến ngày mở màn Chiến dịch phòng không Hà Nội – Hải Phòng cuối tháng 12 năm 1972.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, S-75 Dvina đã bảo vệ vững chắc bầu trời miền Bắc bắn rơi hàng trăm máy bay địch, trong đó có “pháo đài bay” B-52 – niềm tự hào của Không quân Mỹ.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, S-75 Dvina đã bảo vệ vững chắc bầu trời miền Bắc, bắn rơi hàng trăm máy bay địch, trong đó có “pháo đài bay” B-52.
Quá bất ngờ trước dải sóng mới của radar K8-60, không quân Mỹ bất lực không kịp tổ chức gây nhiễu. Tên lửa S-75 Dvina đã lập chiến công vang dội, tiêu diệt 29 máy bay ném bom chiến lược B-52 của địch, làm nên bản hùng ca bất diệt “Điện Biên Phủ trên không”, rửa mối nhục thua trận của loại tên lửa huyền thoại này.
Trong suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại, đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân của Mỹ, tên lửa S-75 Dvina đã được Việt Nam cải tiến 4 lần, với 40 nội dung kĩ thuật, đảm bảo theo kịp được cuộc chiến tranh điện tử của Mỹ.
Hiện đại hóa để gìn giữ bầu trời
Cho đến hiện nay, vẫn có hàng chục tiểu đoàn tên lửa S-75 trong biên chế Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam, nhưng dĩ nhiên không còn là S-75 Dvina, mà là S-75M Volga cải tiến. Việt Nam đã hiện đại hóa các tổ hợp tên lửa S-75 của mình lên chuẩn S-75M3 Volga 2, sử dụng một số thành phần kĩ thuật số của hệ thống phòng không S-300PMU1 rất hiện đại.
Ngày nay, phòng không Việt Nam chủ yếu sử dụng biến thể cải tiến S-75M Volga.
Ngày nay, phòng không Việt Nam chủ yếu sử dụng biến thể cải tiến S-75M Volga.
Sau nâng cấp, tổ hợp S-75M3 có nhiều tính năng tiên tiến, hoạt động tốt trong điều kiện tác chiến điện tử mạnh, khả năng kháng nhiễu tăng gấp 20 lần so với S-75 nguyên bản, đối phó tốt hơn với các mục tiêu bay thấp, giảm thời gian từ khi bám bắt mục tiêu đến khi sẵn sàng phóng từ 8 giây xuống 3 giây.
Đài điều khiển hỏa lực SNR-75M3 nâng cấp có thể bám bắt mục tiêu ở cự li 100km, và dẫn đường cho 2 tên lửa tấn công cùng lúc (trước đây chỉ có 1 tên lửa). Đạn tên lửa sau nâng cấp có tầm bắn lên đến 60km, độ cao mục tiêu tối đa 27km (trước nâng cấp là 45km và 25km). Xác suất diệt mục tiêu ở cự li 50km từ 65-98%. Đầu đạn nặng 195kg khi nổ sẽ tung ra 29.000 mảnh vụn, sát thương mục tiêu trong bán kính 65m (250m nếu ở độ cao lớn, không khí loãng).
Tuy đã cũ, nhưng tên lửa S-75 hiện đại hóa của Việt Nam vẫn là một trong những vũ khí chủ lực để gìn giữ bầu trời. Bởi suy cho cùng, sức mạnh chính của tên lửa nằm ở những bộ óc sáng tạo, những đôi tay tài hoa của các sĩ quan và trắc thủ điều khiển. Bộ đội phòng không Việt Nam đã “rửa nhục” và viết nên huyền thoại về tên lửa S-75 Dvina, chúng ta có quyền vững tin rằng: những phiên bản cải tiến của loại tên lửa năm xưa sẽ tiếp tục vươn cao để bảo vệ bầu trời Tổ quốc.

Phòng không Việt Nam đã "rửa nhục" cho tên lửa SAM-2 như thế nào? Việt Nam bắt đầu sản xuất "sát thủ diệt hạm" Kh-35UV? Phòng không Việt Nam đã "rửa nhục" cho tên lửa SAM-2 như thế nào? Tàu ngầm Kilo Hà Nội đi đường vòng vì lý do bí mật quân sự? Phòng không Việt Nam đã "rửa nhục" cho tên lửa SAM-2 như thế nào? Trong tay VN, chiến xa cổ lỗ của Mỹ được hồi sinh thế nào?

Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp

Sau tên lửa S-300 hiện đại, tên lửa Sam-2 hiện vẫn là loại tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam với hàng chục tiểu đoàn được bố trí khắp đất nước.
    Tên lửa Sam-2 có mặt ở Việt Nam từ năm 1965 do Liên Xô (cũ) viện trợ. Nó là vũ khí chính để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972. Mặc dù đã có lịch sử trên 50 năm (ra đời từ cuối thập niên 1950) nhưng tên lửa Sam-2 hiện nay vẫn là tên lửa chủ lực trong hệ thống vũ khí phòng không của Việt Nam.
    Trên thế giới hiện có hàng chục quốc gia sử dụng tên lửa Sam-2 tuy nhiên Việt Nam có lẽ vẫn là nước sử dụng thành công nhất với chiến công bắn rơi hơn 30 máy bay B-52 của Mỹ năm 1972.
    Theo lý thuyết tác chiến của nó, mỗi tiểu đoàn Sam-2 có 6 bệ phóng và đầy đủ khí tài kèm theo. Tuy nhiên ở Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, mọi lý thuyết đều đã được thay đổi cho phù hợp với tình huống chiến đấu.
    Bộ đội Việt Nam đã tăng cường công tác nghi binh đến mức độ nghệ thuật. Mỗi tiểu đoàn có từ 4 đến 6 trận địa tên lửa. Các trận địa có thể cách nhau hàng chục km. Đánh xong một trận, bộ đội lại thu hết vũ khí lại để chuyển sang trận địa khác.
    Việc bố trí trận địa theo hình lục lăng với 6 bệ ở 6 góc theo lý thuyết sau một thời gian ngắn đã hoàn toàn bị phá bỏ ở Việt Nam vì dễ bị phát hiện từ trên không. Thay vào đó, Việt Nam bố trí linh hoạt các trận địa và ngụy trang rất kỹ. Có khi các bệ phóng được triển khai sẵn ở các trận địa. Bộ đội đánh ở trận địa này xong lại kéo khí tài sang trận địa khác đã có sẵn đạn trên bệ để đánh tiếp. Đó là một trong những bất ngờ lớn với không quân Mỹ và cũng là một trong những yếu tố tạo nên thắng lợi.
    Sau đây là một số hình ảnh về huấn luyện sản xuất đạn ở Tiểu đoàn kỹ thuật, Trung đoàn Tên lửa 274 thuộc sư đoàn phòng không 377 đóng tại Cam Ranh (Hình ảnh của báo Quân đội nhân dân):

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 1

    Đạn được bảo quản, sắp đặt ngăn nắp trong kho

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 2

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 3

    Mở niêm cất, đưa đạn ra khỏi thùng.

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 4

    Cẩu đạn lên xe đẩy. 

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 5

    Đưa đạn ra vị trí tiếp theo.

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 6

     

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 7
    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 8
    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 9

    Kiểm tra hiệu chỉnh các thông số của đạn tên lửa.

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 10

    Nối tầng xuất phát cho tên lửa.

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 11

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 12

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 13

    Lắp cánh nâng và cánh ổn định cho tên lửa

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 14

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 15

    Lắp đầu đạn cho tên lửa.

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 16

    Hiệu chỉnh hệ thống điện cho tên lửa.

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 17

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 18

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 19

    Cẩu và cố định đạn lên xe chuyên dụng.

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 20

     

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 21

    Nạp nhiên liệu cho tên lửa.

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 22

    Đạn đã sẵn sàng trên bệ phóng ở đơn vị hỏa lực.

    Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 23

    Đạn rời bệ phóng tiêu diệt mục tiêu.

    Trần Vũ (Tổng hợp)

    Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài

    Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam đã có bước phát triển quan trọng với những con tàu tự đóng hiện đại.
      Sau một thời gian dài phụ thuộc vào các tàu của nước ngoài, thời gian gần đây, trang bị của Hải quân Việt Nam đã được bổ sung những con tàu tự đóng trong nước. Hai kết quả quan trọng nhất của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam cho đến nay là tàu pháo TT-400TP và tàu tên lửa Molniya Project 12418.
      Tàu tên lửa Molniya do Nga thiết kế và đã bán cho Việt Nam 2 chiếc. Sau một thời gian sử dụng, Hải quân Việt Nam nhận thấy hiệu quả của lớp tàu chiến này nên đã đàm phán với Nga để tự đóng theo giấy phép của Nga. Hiện tại Việt Nam đã đóng thành công 4 chiếc.
      Hai chiếc đầu tiên đã hạ thủy hồi đầu năm nay và hai chiếc tiếp theo vừa hạ thủy hôm 25/6. Cho đến nay, đây là những  tàu tên lửa đa năng, hiện đại nhất mà Việt Nam tự đóng. 
      Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài - Ảnh 1

      Với ưu điểm hỏa lực mạnh, tốc độ nhanh, Molniya Project 12418 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương.

      Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài - Ảnh 2

      Molniya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mớn nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.

      Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài - Ảnh 3

      Điểm đáng sợ nhất của tàu Molniya là các tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E (tầm bắn 130km, trên lý thuyết có thể diệt tàu 5.000 tấn) với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.

      Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài - Ảnh 4

      Ngoài ra tàu cũng được trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm dùng để tiêu diệt mục tiêu tầm gần trên biển, hoặc khi cần pháo có thể bắn mục tiêu trên không. Pháo AK-176M đạt tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15km.

      Thành công thứ 2 của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam là tàu pháo TT-400TP. Theo các nguồn tin tức đã công bố, đây là con tàu hoàn toàn do Việt Nam tự đóng dựa trên thiết kế sơ bộ của nước ngoài. Từ năm 2010, Hải quân Việt Nam bắt đầu nghiên cứu đóng tàu pháo TT-400TP.
      Sau 2 năm, con tàu đầu tiên đã được hạ thủy thành công và được bàn giao cho Hải quân. Đó là tàu HQ-272. Con tàu này có nhiều đặc tính ưu việt với hệ thống trang bị hiện đại như: pháo AK-176, pháo AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp, hệ thống radar, hệ thống nhận biết địch-ta, hệ thống quang-điện tử,...
      Tàu ТТ400ТР có chiều dài 54,16 m, chiều rộng 9,16 m, trọng tải 400 tấn và đạt tốc độ 32 hải lý/h. Phạm vi hoạt động của tàu khoảng 2.500 hải lý với thời gian hoạt động liên tục trên biển đến 30 ngày đêm. Đặc biệt có thể tác chiến trong điều kiện gió cấp 9-10 và sóng cấp 8.
      Tính đến lúc này, đã có 3 tàu TT-400TP được hoàn thiện và bàn giao cho Hải quân Việt Nam. Bên cạnh đó, tàu TT-400TP cũng được rút gọn thiết kế để đóng cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
      Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài - Ảnh 5
      Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài - Ảnh 6

      HQ-272 là tàu đầu tiên trong lớp tàu TT-400TP của Việt Nam tự đóng.

      Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài - Ảnh 7

      Ngoài hệ thống vũ khí tàu còn có các hệ thống điều khiển, chỉ huy chiến đấu và dập lửa khá hiện đại

      Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài - Ảnh 8

      Pháo tự động АК-176 trên tàu TT-400TP.

      Mặc dù các tàu chiến do Việt Nam đóng đến thời điểm này mới là những tàu trọng tải nhỏ nhưng đó là nền tảng quan trọng trong quá trình hiện đại hóa lực lượng Hải quân.
      Các thông tin đã công bố thời gian qua cho thấy Việt Nam đang hợp tác đóng tàu với nhiều đối tác khác ngoài Nga để học hỏi công nghệ. Nhìn vào những tàu mới đóng, nhiều chuyên gia nước ngoài đánh giá trình độ đóng tàu quân sự của Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc. Họ cũng tin tưởng rằng không bao lâu nữa, Việt Nam sẽ đóng được những tàu chiến lớn hơn, phức tạp hơn và hiện đại hơn. 
      Quế Nguyễn (Tổng hợp)
       

      Nhận xét

      Bài đăng phổ biến từ blog này

      NGẬM SẦU (ĐL)

      MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

      MỌC CÁNH