DƯ LUẬN XÃ HỘI 18
(ĐC chép từ http://infonet.vn)
“Hung hăng ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ mất nhiều thứ”
Theo Thời báo phố Wall (WSJ), hôm 30/6, Bộ trưởng
Truyền thông Australia Malcolm Turnbull, một người thân cận với Thủ
tướng Tony Abbott,cảnh báo, Trung Quốc sẽ mất nhiều thứ nếu tiếp tục
"phô diễn sức mạnh cơ bắp".
WSJ cho hay, hôm 30/6, phát biểu tại một hội nghị an ninh và kinh tế tại
Đại học Quốc gia Australia, ông Malcolm Turnbull đã thẳng thừng nhận
xét về hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.
Bộ trưởng Truyền thông Australia Malcolm Turnbull cảnh báo: "Trung Quốc sẽ mất nhiều thứ". |
Ông cho rằng nếu những căng thẳng ở Biển
Đông dẫn đến một cuộc xung đột, kéo theo sự tham gia của Mỹ thì Trung
Quốc sẽ phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng, mất rất nhiều thứ,
đặc biệt là về kinh tế. Việc phô diễn sức mạnh cơ bắp của Bắc Kinh đối
với Việt Nam và Philippines đang gây ảnh hưởng lớn tới an ninh khu vực,
đẩy các nước láng giềng đến gần hơn với Mỹ.
Ông nói: “Chính sách của Trung Quốc hiện
nay, tôi nghĩ nó quá phản tác dụng, Trung Quốc đã phô diễn sức mạnh cơ
bắp với một hoặc nhiều hoặc tất cả các nước láng giềng ở những thời điểm
khác nhau”.
"Trung Quốc thực sự không có đồng minh
trong khu vực, ngoại trừ Triều Tiên. Và hậu quả (đối với Trung Quốc) là
các nước láng giềng Trung Quốc đang gần gũi với Mỹ hơn bao giờ hết”, ông
nói thêm.
Theo WSJ, chính phủ của ông Abbott không
muốn bị vướng vào cuộc xung đột ngoại giao vì Mỹ là đồng minh thân cận
còn Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Năm 2013,
thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Australia đạt tới 133 tỷ USD.
Trung Quốc nhập tới 36% lượng hàng xuất khẩu của Úc.
Trước đó, Mỹ đã kêu gọi các nước trong
khu vực, dù không có tranh chấp ở Biển Đông, cũng giúp làm giảm những
cẳng thẳng khi Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 vào
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cùng hàng loạt những hành động gây
hấn khác.
Hồi tháng trước, Phó Tư lệnh Hải quân Mỹ
ở Thái Bình Dương cũng kêu gọi Australia đóng vai trò lớn hơn ở Biển
Đông và Hoa Đông bằng cách triển khai các tàu đổ bộ và tàu khu trục cùng
tàu của Nhật Bản và Mỹ tuần tra ở phía bắc.
Hôm 30/6, Thủ tướng Tony Abbott thông
báo Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tới thăm Australia trong tháng Bảy
và sẽ phát biểu tại quốc hội nước này. Ông Abbott thông báo: “Chúng tôi
đều cam kết vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái
Bình Dương". Theo WSJ, Australia và Nhật Bản gần đây đã nhất trí tăng
cường các mối quan hệ an ninh và thương mại nhằm đối phó với sự trỗi dậy
của Trung Quốc.
Nội dung được thực hiện qua tham
khảo nguồn tin The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh
hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New
York , Mỹ với lượng phát hành rất lớn trên toàn thế giới.
Báo Trung Quốc: 4 lý do không thể thắng Việt Nam bằng chiến tranh
Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc
(Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với 4 lý do cốt tử,
gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải gánh chịu thất bại nếu gây chiến
với Việt Nam.
Không quân Việt Nam luôn sẵn sàng túc trực bảo vệ bầu trời Tổ quốc. |
Căng thẳng trên biển Hoa Đông giữa Trung
Quốc với Nhật Bản hay trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc càng
trở nên căng thẳng hơn thì những lời kêu gọi gây chiến không chỉ đến từ
các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, mà còn bởi một bộ phận người
Trung Quốc thiếu hiểu biết, mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc "Đại Hán"
cực đoan, luôn cổ vũ cho những hành động mang tính chất ngang ngược vô
đạo đối với các nước láng giềng.
Nhưng bên cạnh đó cũng những người Trung
Quốc hiểu và biết rằng, nếu bây giờ Trung Quốc gây chiến với các nước
láng giềng họ sẽ tự chuốc lấy họa.
Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc
(Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với tình hình hiện
tại Trung Quốc không thể gây chiến.
Theo đó lý do thứ nhất là sự lão luyện
thiện chiến của quân đội Việt Nam. Bài viết cho rằng, không phải các
lãnh đạo Trung Quốc không dám gây chiến mà bởi vì với những hạn chế hiện
tại của Trung Quốc, thì nước này không thể tiến hành một cuộc chiến
tranh với bất kỳ quốc gia láng giềng nào.
Nếu Trung Quốc gây chiến với Việt Nam,
Trung Quốc sẽ rơi vào cái bẫy. Những bài học từ cuộc chiến với Việt Nam
năm 1979 đã cho thấy sự hao tiền tốn của và sinh mạng như thế nào. Chỉ
riêng trong trận Lão Sơn, mỗi tuần Trung Quốc tiêu hao gần 200.000 quả
đạn pháo, nhưng vẫn thiệt hại từ 4.000 đến 8.000 quân.
Bài báo trên trang mạng của Trung Quốc
nói: "Quân đội Việt Nam sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích rất lão
luyện, họ sẽ đánh bại chúng ta bằng cuộc chiến tiêu hao từ từ cho đến
khi chúng ta thất bại, chúng ta không thể khinh thường họ. Người Mỹ đã
hết sức sai lầm khi tuyên bố "đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá" và Việt Nam
đã đáp lại bằng câu nói rằng "chúng tôi đã bước vào thời kỳ đồ nhôm"
(ám chỉ rất nhiều xác máy bay Mỹ đã xuất hiện trên mặt đất ở miền Bắc
Việt Nam)... Vì vậy Trung Quốc không thể chiến thắng bằng cách gây ra
chiến tranh, bài học về các lực lượng không quân và hải quân hùng mạnh
nhất thế giới bị Việt Nam tiêu diệt vẫn còn giá trị".
Thứ hai, đó là môi trường chính trị quốc
tế, khi gây ra cuộc chiến tranh với Việt Nam, Trung Quốc đầu tiên sẽ
phải đối mặt với sự lên án một cách gay gắt từ dư luận phương Tây và Hoa
Kỳ cũng như Nhật Bản.
Không những thế, gây chiến với Việt Nam
sẽ làm cho Trung Quốc không còn chỗ đứng trên trường quốc tế. Các nước
trên thế giới sẽ lên án Trung Quốc vì sức mạnh truyền thông nằm trong
tay các nước phương Tây, và trong cuộc chiến truyền thông thì Trung Quốc
hoàn toàn bị động. Cuộc chiến sẽ làm cho Trung Quốc mất dần sức mạnh và
suy yếu, các lực lượng thù địch Trung Quốc sẽ thừa cơ can thiệp vào
Trung Quốc.
Thứ ba, Trung Quốc phải đối mặt với vấn
đề thù trong giặc ngoài. Trong khi chính trong nội bộ lãnh đạo Trung
Quốc vẫn còn tồn tại những vấn đề rất lớn thì bên ngoài Trung Quốc lại
đang phải đối diện với một vòng vây chữ C của các nước.
Nếu Trung Quốc sử dụng những lực lượng
tinh nhuệ nhất, hiện đại nhất để đối phó với Việt Nam thì ở những khu
vực khác của Trung Quốc lực lượng sẽ yếu và mỏng đi, Trung Quốc sẽ đối
mặt với điều cấm kỵ trong binh pháp đó là cùng một lúc phải đối mặt với
hai hoặc nhiều mặt trận.
Có thể dự đoán khi Trung Quốc khai chiến
với Việt Nam thì Đài Loan sẽ tuyên bố độc lập ngay tức khắc, lúc đó
Trung Quốc không thế nào chiến thắng được trên mặt trận Đài Loan vì Hoa
Kỳ sẽ đứng sau hậu thuẫn.
Tiếp theo là Nhật Bản sẽ kiểm soát hoàn
toàn quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc sẽ đánh mất cơ hội kiểm soát
Bắc Triều Tiên, Ấn Độ đánh chiếm khu vực tranh chấp và thôn tính miền
Nam Tây Tạng...
Việc Trung Quốc không thể lấy bài học
của Hoa Kỳ tại Lybia hay bài học của Nga tại Georgia bởi vì không chỉ là
sức mạng quốc gia của họ mạnh hơn Trung Quốc mà với các cuộc chiến trên
thì Nga và Mỹ họ đều có sự thuận lợi về yếu tố địa chính trị, họ không
có những vấn đề lớn phức tạp với các nước láng giềng và sự ổn định cơ
bản trong nội bộ đất nước, do đó họ không phải lo lắng áp lực từ bên
ngoài và nội bộ để có thể giành chiến thắng.
Và điểm cốt lõi quan trọng nhất trong
cuộc chiến Iraq, Afghanistan là bởi đó là những quốc gia sa mạc, Không
quân Mỹ có thể dễ dàng oanh kích kẻ thù, trong khi đó Georgia vốn chỉ là
một đồng bằng chỉ cách ba mươi sáu cây số từ Nga, vì vậy lực lượng cơ
giới Nga có thể ngay lập tức cơ động đánh chiếm.
Hải quân đánh bộ Việt Nam diễn tập sẵn sàng chiến đấu.(Ảnh minh họa) |
Nhưng với Việt Nam thì khác, những bài
học trên không thể áp dụng được, Việt Nam được bao bọc bởi đồi và núi.
Pháp, Hoa Kỳ và cả Trung Quốc đã phải nếm trải những thất bại đau đớn
tại đây, một cuộc chiến với Việt Nam sẽ hết sức khó khăn, Việt Nam rất
lão luyện trong chiến tranh du kích, do đó việc sử dụng tên lửa, máy bay
chiến đấu là một sự ngu ngốc! Các đơn vị cơ giới (của Trung Quốc) sẽ bị
chặn lại bởi các dãy núi, vì vậy chắc chắn chúng ta sẽ rơi vào một cuộc
chiến tranh tiêu hao kéo dài.
Nhận xét
Đăng nhận xét