THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 12/g
THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG
ĐẠI CHÚNG
____________________________
ĐẠI CHÚNG
____________________________
CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI
(Tiếp theo TT&HĐ 12/f)
Các nhà thiền học cho rằng chỉ khi vượt thoát khỏi khái niệm, loại trừ suy lý và bằng con đường "trực nhận" (!?) thực tại dưới tên gọi là "thiền"- tu tập nhắm đến kinh nghiệm tâm linh sâu thẳm nhất - mới có cơ hội nắm bắt được sự thực khách quan hay như họ gọi là "thực tại cuối cùng". Đó là quan niệm không sai lầm thì cũng ngộ nhận. Chúng ta đã nói đến sự bất toàn của khái niệm (và suy đoán rằng chính Lão Tử là người đầu tiên chính thức nêu ra dưới dạng văn tự, rồi được nhấn mạnh vào thời Hàn Phi, Công Tôn Long, Trang Tử...). Bản tính nước đôi của Tự Nhiên Tồn Tại làm cho nó huyền ảo đến cùng cực và vì thế mà mọi tồn tại trong Vũ Trụ đều hàm chứa tính "hai mặt", "mập mờ", bất định. Trong khi đó khả năng cảm giác và tư duy trừu tượng của con người bị hạn định một cách tự nhiên, do đó mà cũng tất nhiên bị chủ quan hóa, siêu hình hóa. Đó chính là nguyên nhân sâu xa tự nhiên làm cho bản thân khái niệm luôn hàm chứa tính xác định độc đoán (tính bảo thủ), tính phiến diện, tính nghịch lý, nghĩa là tính bất toàn trong nội hàm của nó. Đến đây, chúng ta cho rằng đã có thể trả lời được rõ ràng hơn câu hỏi: "Thiền là gì?"- câu hỏi thuộc hàng hóc búa nhất đối với ngay cả những nhà thiền học ngày nay. Theo chúng ta, thiền là một phương thức vận động tinh thần, một loại hình hoạt động trí não có nguồn gốc từ khí công (luyện thở) và trên cơ sở khí công dưỡng sinh, nhằm mục đích đạt đến sự thông tuệ. Để đạt đến mức độ thành quả nhất định nào đó, phải trải qua một tiến trình thiền (lâu hay mau còn tùy thuộc vào chủ quan bản thân người thực hành thiền như sự siêng năng, tự tin, nhạy cảm...). Như vậy, cũng có thể nói, thiền là một quá trình "nhận thức đặc biệt" mà trước hết là tu tập tinh thần nhằm "thanh lọc" suy nghĩ ("bỏ tư tâm, dứt dục vọng", tức là loại bỏ những tạp niệm, những ưu tư tham-sân-si nảy sinh trong đời sống thường nhật), đưa hoạt động tâm thần "thoát ra khỏi" trạng thái bị kích thích, bị nhiễu loạn (gây mê lầm), để rồi có được cách "suy nghĩ tĩnh lặng", an thái, vô tư, như nhiên nhất, nhưng cũng cực kỳ tinh nhạy, linh động (thiền học gọi ví von là "sự im lặng sấm sét"), và nhờ đó mà đạt được sự "tỉnh ngộ" nhất (sự sáng suốt, thấu tỏ nhất) khi tiếp thu, chiêm nghiệm "lại" (!) thực tại.
Nói lại, khi trong hoạt động của một bộ não đã có được khả năng hồi ức (sự lưu giữ theo thời gian và nhớ lại những cảm giác đã qua, đã thuộc về quá khứ), thì bộ não đó đã bắt đầu biết nghĩ dưới dạng nào đó và rồi cũng sẽ biết suy ở mức độ nào đó. Không có suy nghĩ thì không thể có nhận biết thực sự, đó là điều chúng ta đã khẳng định và thiền học chắc rằng không thể không thừa nhận. Mặt khác, chúng ta cũng khẳng định rằng, một cách tuyệt đối, không thể có cái gọi là "nhận thức trực tiếp" (trực nhận) về thực tại, và muốn tìm hiểu bản chất của thế giới khách quan, chỉ có thể bằng cách gián tiếp nhận thức nhờ khái niệm và thông qua hệ thống khái niệm. Tuy nhiên, vì bản thân khái niệm và hệ thống khái niệm vốn dĩ ẩn chứa sự bất toàn (sự cực đoan, siêu hình, phiến diện..., dẫn đến mâu thuẫn, nghịch lý không "tự"(!) khắc phục được) trong lòng chúng, nên chúng đồng thời cũng đã và đang là một trong hai nguyên nhân (nguyên nhân kia là sai lầm trong nhận định về một hay nhiều cảm giác nào đó, có tính chủ quan thuần túy) gây ra biết bao nhiêu xao động, hoang mang, mập mờ, lẫn lộn cho sự nhận thức. Để có thể "vượt thoát" tình trạng ấy, phải thấm nhuần thật sâu sắc sự tồn tại tất yếu khách quan của khái niệm cùng với tính bất toàn vốn dĩ của nó, trên cơ sở đó mà xây dựng một tinh thần linh động, biện chứng triệt để và thường trực trong quá trình suy lý, nhận thức và kiểm nghiệm. Muốn thế, trước hết phải làm sao có được một trí não khoáng đạt, thông thoáng, sáng suốt, và chắc rằng "Khí công thiền pháp" là một cách thức rất hay (thậm chí là hay nhất) để thực hiện điều đó.
Cách nay hơn 2500 năm, khi Lão Tử thốt lên: "Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh" (Tự Nhiên Tồn Tại mà có thể dùng ngôn ngữ để diễn tả rõ được thì không phải là Tự Nhiên Tồn Tại, danh (tên, nhãn mác đặt ra để gọi Nó - tức Tự Nhiên Tồn Tại) mà có thể dùng ngôn ngữ miêu thuật đúng được thì không phải là danh (của Nó)), thì lúc đó nhà hiền triết này đã "cảm thức" được sự tồn tại và vận động vô cùng linh diệu, "thế này mà cũng là thế kia" của thế giới khách quan, đồng thời cũng "phát giác"được sự hạn chế, không hoàn hảo có tính khách quan của ngôn ngữ, khái niệm trong việc mô tả, diễn giải thế giới ấy. Cũng vì thấy được như thế và trong sự nỗ lực tìm cách tiệp cận, nhận chân rõ ràng hơn về sự thực khách quan, các hiền triết Đạo Gia thời cổ đại, mà người khơi mào là Lão Tử, đã xây dựng nên cách thức thiền định (tham thiền nhập định) cho nhận thức, trên cơ sở khí công dưỡng sinh đã có. Như vậy, có thể nhận định, mục đích sơ khai, nguyên thủy của thiền là tu thân, luyện tâm, an thần, hầu "giũ bỏ", "giải thoát" khỏi sự lũng đoạn bởi tính bất toàn của khái niệm-suy lý, để có được một trí tuệ ngày càng minh mẫn, sáng suốt nhằm đạt đến khả năng thấu tỏ được, "giác ngộ" được bản chất vốn dĩ của thực tại (cũng chính là "thực tại cuối cùng", theo cách gọi của thiền học). Lịch sử thực hành thiền đã cho phép khẳng định rằng, nhờ "nhận thức nội tâm" mà triết lý Phương Đông, một cách thuần túy định tính và cũng chỉ trên bình diện đại ý, đã đạt được sự nhận biết về bản chất của thực tại khách quan tương đối đúng hơn, sát thực hơn triết lý Phương Tây. Nhưng không phải vì thế mà triết lý Phương Đông không phạm phải những ngộ nhận (nhận định sai) nghiêm trọng. Đến tận ngày nay, dù thiền học đã nhận diện được phần nào "chân dung" về tính biến hóa huyền ảo đến vô thường của tổng thể các sự vật-hiện tượng trong Vũ Trụ, đồng thời cũng biết rằng không thể dùng khái niệm-suy lý "vẽ ra" được "chân dung" ấy, dù là bằng những nét đơn giản nhất, một cách tuyệt đối xác đáng mà không vấp phải một "khuất tất" nào, thì vì vẫn chưa biết được nguyên nhân sâu xa dẫn đến tính bất toàn vốn dĩ của khái niệm, hơn nữa là vẫn chưa tỏ tường được đến cội nguồn bản chất của sự nhận thức, nên đã lý giải lầm lạc theo hướng huyền bí hóa về thực chất của thiền, cũng như về thực chất thứ gọi là "nhận thức nội tâm" hay sự "trực nhận", từ đó mà thiền học cũng kêu gọi "tẩy chay" khái niệm, loại bỏ suy lý khỏi tư duy nhận thức và chỉ khi đạt được như thế thì mới có thể tiếp cận được (giác ngộ, đốn ngộ, bừng ngộ, đại ngộ...) chân lý đích thực là chân lý, thực tại chính xác là thực tại (nhưng khi đã "ngộ" được cái sự thể "thế này mà cũng thế kia, phải mà cũng không phải" của thực tại thì khó mà xác định chắc chắn được bằng ngôn ngữ, nghĩa là theo thiền học, ai "ngộ" người đó biết, như một kinh nghiệm cá nhân không thể truyền đạt, vì sự "ngộ" đó ở "tầng"..."vô niệm"!!!).
Cần phải thấy rằng, "nhận thức nội tâm" hay "trực nhận" chỉ có thể được coi là những nhãn mác do chủ quan qui ước, dùng để "đặt tên", để phân biệt một dạng nhận thức tương đối có tính riêng nhờ thiền định mà đạt được (và chúng ta cũng đã đặt tên là "nhận thức đặc biệt", để tạm phân biệt với "nhận thức thông thường"- tạm hiểu là nhận thức "không trải qua" thiền). Có thể định nghĩa, nhận thức đặc biệt là một dạng, một bộ phận của nhận thức nói chung, thuộc về quá trình nhận thức thế giới khách quan của loài người. Chính vì lẽ đó, nhận thức đặc biệt cũng là nhận thức gián tiếp, nghĩa là trong nhận thức đặc biệt, dù có thể không thấy sự hiện diện của khái niệm-suy lý, thì đó chỉ là vì "lãng quên" có tính tương đối và tạm thời, còn một cách tuyệt đối, không thể thoát ly, chối bỏ được chúng, cũng như không thể triệt tiêu được đặc tính hoạt động theo nguyên tắc từ kế thừa đến sáng tạo của tư duy, tồn tại xuyên suốt quá trình nhận thức ấy. Khi thiền học nói rằng, chỉ bằng trực nhận mới "đốn ngộ" (nắm bắt) được "thực tại cuối cùng"- thực tại đích xác là thực tại (!), thì cũng hàm ý thừa nhận "trước đó" có (những) thực tại chưa cuối cùng, chưa đích thực, được "hình dung" ra bằng nhận thức thông thường, đã bị khái niệm-suy lý lũng đoạn, làm cho sai lạc, và nhiệm vụ của trực nhận chính là "loại bỏ" sự sai lạc ấy. Mặt khác, vì không thể trực nhận (theo đúng nghĩa đen là nhận thức trực tiếp), nên có thể "phăng ra" từ câu nói trên của thiền học như sau: nhận thức đặc biệt là một "phương tiện" của hoạt động tư duy nhờ thiền mà có, được dùng nhằm tìm hiểu lại cho chính xác cái thực tại đã quan niệm được bằng nhận thức thông thường. Như thế, lại phải suy ra, không có "kinh nghiệm nhận thức" và đối tượng nhận thức thì cũng không thể có nhận thức đặc biệt, hay nói cách khác, trước tiên là phải có một tích lũy tri thức ở mức độ nhất định nào đó đã tiếp thu được từ nhận thức thông thường, rồi trên cơ sở đó, dựa vào đó đồng thời cũng lấy đó làm đối tượng mà bắt đầu tiến hành nhận thức đặc biệt nhằm khắc phục, loại trừ về mặt định tính (!) những sai lạc trong hiểu biết do tính bất toàn của khái niệm gây ra. Từ hoàn toàn "mù tịt", chưa có một tý nhận biết nào cả mà đòi thiền ngộ để tiếp cận chân lý, thì dù là Đức Phật Thích Ca tu tập đến hết đời bên gốc cây bồ đề, cũng chỉ là vô vọng! Sự "nhận thức nội tâm" của thiền học dù có thâm hậu đến đâu chăng nữa thì may ra cũng chỉ phụ trợ phần nào, chứ không bao giờ có thể thay thế được nhận thức trên cơ sở nghiên cứu khoa học, hơn nữa, nếu chỉ bằng "nhận thức nội tâm" thôi, chắc chắn loài người không thể "gặt hái" được một kho tàng tri thức đồ sộ và một nền văn minh siêu việt như hiện nay! Nhất quyết không thể nào bằng "nhận thức nội tâm" của thiền mà "ngộ" được bản chất của hiện tượng vạn vật hấp dẫn là gì, hay "thực tại cuối cùng" về tương tác hấp dẫn là như thế nào! Cuối cùng, để dung hòa hai quan niệm khác nhau giữa chúng ta và thiền học về sự nhận thức "trong" thiền hay sự thiền ngộ, chúng ta kết lại thế này: trực nhận là nhận thức lại một cách định tính cái đã nhận thức, trong tình trạng tâm thần mà hoạt động tư duy trừu tượng đã được thiền "đưa về rất gần", giống như với lối suy nghĩ hồn nhiên đậm nét (!) bản năng, "chưa vướng bụi trần" thời cổ xưa, khi bộ não chưa "biết đến" khái niệm, chưa biết nhận thức thực sự, vì thế mà khái niệm-suy lý tuy vẫn tồn tại và phát huy tác dụng trong suy nghĩ (đương nhiên!), nhưng sự hiện hữu của chúng (trước "người trần mắt thịt") thì "lặn xuống", chìm sâu vào tiềm thức, làm cho thiền học tưởng rằng đã loại bỏ được khái niệm-suy lý khỏi tư duy trừu tượng, nên cũng tin rằng đã đạt đến "tầng" ưu tư vô niệm, khoáng đạt giữa mơ hồ, hối hả trong yên tịnh, được ví như một sự "im lặng sấm sét" chờ "bừng ngộ", từ đó có được sự nhận thức trực tiếp (trực nhận) hay sự "nhận thức nội tâm" đầy trí huệ, và vì theo lời các thiền sư, không thể "nói ra" chính xác những gì "đốn ngộ" được từ đó, nên chúng ta cũng có thể (tạm) gọi đó là "nhận thức câm nín"! "Cô kết" lại, chúng ta viết: TRỰC NHẬN = IM LẶNG SẤM SÉT = NHẬN THỨC CÂM NÍN.
Ngày nay, do lối giải thích còn nhuốm màu huyễn hoặc, kỳ ảo về bản chất thiền của các nhà thiền sư nên nếu không là hầu hết thì cũng rất nhiều người còn hiểu "lơ mơ" về nó. Mặt khác, trong thực tiễn đời sống, không ít người vì "hiểu biết không rõ ràng" như thế nên sùng bái thiền một cách mù quáng, đã 'lẫn lộn" gán cho nó cả cái khả năng có thể làm xuất hiện ở các thiền sư, hay ở những người thực hành thiền lâu dài nói chung những năng lực tâm linh siêu việt, phi phàm, chẳng hạn như: cảm giác xuyên không-thời gian (thấu thị, thấu thính, linh (ngoại) cảm...), chữa bệnh bằng "phát, truyền khí", bằng dẫn dụ từ xa...Mục đích nguyên thủy của thiền là tu tập đạt đến an thần tĩnh trí thực sự để có được một thần thái thông tuệ nhằm trước hết là giác ngộ, giũ bỏ mê lầm, vượt thoát vô minh, mở ra khả năng thấu tỏ cõi nhân sinh, nhận chân được ý nghĩa đích thực của đời sống, từ đó mà cũng hình thành một thái độ sống vô chấp bất cầu, một tâm niệm sống ung dung an hòa. Với ý nghĩa ấy, thiền không thể tạo ra được bất cứ một công năng đặc dị có tính phi thường nào, cũng như một vận động tinh thần có tính huyền diệu (tâm linh) nào ở những người thực hành thiền (hành giả). Nếu không thế thì một cách phổ biến (!), tất cả các nhà sư "gạo cội" của Đạo Phật đều phải có không nhiều thì ít những khả năng tâm linh siêu việt. Nhưng trong hiện thực, đâu có thấy hiện tượng đó! Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, dù là rất ít thì cũng có những thiền sư đạt được năng lực ngoại cảm bằng thiền, về một hay vài khía cạnh nào đó. Vậy, cần phải hiểu như thế nào cho đúng về tác dụng của thiền? Nếu chỉ có một mục đích như trên thì thiền được hiểu như chúng ta đã hiểu, còn nếu cho rằng thiền còn có mục đích thứ hai là hướng tới khả năng làm xuất hiện ngoại cảm thì cũng phải cho rằng thiền là tên gọi chung của hai cách thức thiền, cách thứ nhất có tên riêng tạm gọi là "thiền ngộ", cách thứ hai tạm gọi là "thiền công". Về thiền ngộ thì như chúng ta đã trình bày, còn về thiền công thì trước đây, trong phần "đi tìm" nguồn gốc của thiền, chúng ta cũng đã đề cập "thoáng qua". Không thể phân định dứt khoát được, nhưng một cách tương đối, có thể nói rằng, nếu thiền ngộ nhằm tăng tiến "độ tỉnh táo" cho hoạt động nhận thức, thì thiền công nhằm tăng cường "mức mãnh liệt" cho vận động thần cảm (tạm gọi vậy thôi!). Chính thiền công, trong những điều kiện kích hoạt đạt đến chín muồi nào đó, mới có tác dụng làm xuất hiện khả năng tâm linh ở số ít hành giả. Hai cách thức thiền ấy đều có chung một nguồn gốc xuất phát, vì thiền, như chúng ta đã bàn luận, hình thành trên cơ sở khí công và đồng thời nhận nguyên lý cơ bản của khí công làm nguyên tắc nòng cốt trong tu tập. Đến đây, "chắp nối" lại, chúng ta đã có thể hình dung ràmh mạch hơn về thiền và cả khí công nữa.
Vào thời thượng cổ, miền đất duyên hải dọc bờ biển thuộc Đông Nam Châu Á - Nam Trung Hoa, nhờ được thiên nhiên "ban cho" một chế độ thời tiết-khí hậu cũng như thổ nhưỡng tương đối an hòa đối với đời sống sinh vật, nghĩa là cũng dồi dào thức ăn cho con người hơn ở những nơi khác, nên cư dân nguyên thủy quần cư chủ yếu ở đó mà đông đảo nhất có lẽ là trên dải đất Bắc-Trung Việt Nam ngày nay. Tuy nhiên, có những thuận lợi cơ bản về tìm kiếm miếng ăn thì cũng có những bất lợi về sinh hoạt-đời sống, vì không phải lúc nào cũng gặp "mưa thuận gió hòa", và nhất là thường xuyên phải sống trong một môi trường "lầy lội" với sông ngòi, hồ ao chằng chịt, đồng thời phải chịu đựng mùa giông bão, lũ lụt kéo dài, xảy ra hàng năm theo chu kỳ. Tình hình đó đã như một động lực hối thúc cư dân tăng cường hơn nữa về qui mô cũng như tính hiệu quả cho hoạt động tìm kiếm và săn bắt-lượm vớt các sinh vật thủy sinh trong sông ngòi, ao hồ và biển cả để làm thức ăn. Điều đó cũng như kinh nghiệm hoạt động mưu sinh trong môi trường nước đã tích lũy được từ trước, hợp thành yếu tố tiền đề làm xuất hiện sự luyện thở. Luyện thở lúc đầu đơn thuần chỉ nhằm nâng cao hiệu quả của việc kiếm ăn trong môi trường nước. Dần dà người ta còn phát hiện ra tính năng thứ hai của nó là tăng cường sinh lực, và từ đó, qua thời gian, nó được hun đúc thành như một cách thức tồn tại trong quần thể-xã hội cư dân, nhằm cải thiện sự thở, dưỡng sinh, hơn nữa là làm nâng cao nội lực. Chúng ta gọi cách thức luyện thở (chắc còn rất sơ khai) đó là "luyện thở dưỡng sinh" và cho rằng cùng với tiến trình nhận thức, luyện thở dưỡng sinh được điều chỉnh, bổ sung, làm sâu sắc thêm để trở thành một phương thức tu thân luyện tâm có cơ sở lý luận thực sự, (tạm) gọi là "khí công dưỡng sinh". Vậy, có thể nói, luyện thở dưỡng sinh là tiền thân của khí công dưỡng sinh, khí công dưỡng sinh là tiền thân của khí công ngày nay. Ngày nay, lý thuyết khí công đã trở nên "đồ sộ", là tập hợp lý thuyết của rất nhiều môn phái, trường phái khác nhau, có thể phân biệt được với nhau về "tiểu tiết", nhưng về đại thể thì đều theo nguyên tắc "tu thân luyện tâm" và có chung một yếu lĩnh tu tập cơ bản là "luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư". Trong lý thuyết khí công, để dễ bề tiếp cận nhằm triển khai thực hành, dù không thể dứt khoát được, dù là siêu hình, thì khí công vẫn được phân tương đối thành hai loại lớn theo hình thức thể hiện và công dụng chủ yếu của chúng, đó là "khí công động" và "khí công tĩnh". Không hẳn đúng nhưng vẫn có thể tạm cho rằng, khí công động "có mặt" chủ yếu trong rèn luyện võ thuật, tôi luyện võ công (thường gọi là luyện (ngoại) công), với công dụng chủ yếu nhằm "tu thân", tức là làm tăng tiến mạnh mẽ nội lực cơ thể đến mức đạt được những "công năng đặc dị" siêu phàm nào đó (như một mình phát công đánh quị mấy chục võ sinh một lúc, chịu được xe lu cán qua người mà không chết...) tùy theo từng phép luyện công. Còn khí công tĩnh "có mặt" chủ yếu trong tu tập dưỡng sinh, luyện thở điều khí, với công dụng chủ yếu nhằm "luyện tâm", tức là làm cho tinh thần ngày càng sung mãn và sung mãn đến mức có được những "thần lực" phi thường và thậm chí là cả những "thần thức" tâm linh nào đó (như phát khí chữa bệnh nan y, làm thay đổi thành phần hóa học một chất lỏng,..., thấu thị, thấu thính,...) tùy theo từng phép luyện (nội) thần. Không thể tách bạch tuyệt đối được giữa động và tĩnh, cho nên nghĩa của "tĩnh" trong khí công tĩnh chỉ mang tính tương đối thôi (chẳng hạn "múa" Thái cực quyền trên một cơ sở qui ước nhất định vẫn thuộc về khí công tĩnh). Có một cách thức tĩnh nhất trong khí công tĩnh, thời xưa không biết tên gọi của nó là gì, ở đây chúng ta cứ gọi là thiền và đã cho rằng nó là gốc xuất phát chung của thiền ngộ và thiền công. Thuở đầu tiên, công dụng của thiền chỉ đơn giản là luyện tâm tu thần nhằm dưỡng sinh mà thôi. Về sau nó mới trở thành một phương thức tu tập tương đối độc lập nhằm đạt tới những thần lực và thần thức có tính kỳ diệu, siêu linh. Nếu thế, quan niệm cho rằng thiền ngộ và thiền công có nguồn gốc chung là thiền như đã nêu ra ở trên chưa hợp lý lắm, mà có lẽ đúng hơn phải cho rằng gốc xuất phát của thiền ngộ là thiền công, như một nhánh rẽ từ thân cây vào lúc nào đó ở thời cổ đại (trước khi Đức Phật xuất hiện!). Dùng tên gọi là "thiền" cho dễ bề dẫn giải, nhưng để rõ ràng hơn, nên "quan sát" thiền dưới góc độ khí công với tên gọi "khí công thiền pháp" (luyện khí công theo cách thiền). Khí công thiền pháp là phương thức tu tập tĩnh nhất thuộc khí công tĩnh. Thiền ngộ xuất phát từ khí công thiền pháp như một nhánh quan trọng và
dần phát triển thành cách thức luyện tâm tu thần có tính riêng, tương đối độc lập, nhằm chủ yếu tăng cường nhận thức đúng đắn về xã hội-nhân sinh, về ý nghĩa đời sống, từ đó mà thấm nhuần một lối sống bình thản, an hòa, vị tha, nhân hậu (nhưng thử hỏi từ xưa đến nay đã có ai tu thiền mà giác ngộ được mặt khách quan trong nguồn gốc gây ra sự đau khổ???)...
Đây mới là điều huyền bí lớn lao mà cũng là điều gợi mở sâu xa, vừa là thách đố "ghê hồn" vừa là hé lộ "bạt vía" đối với tri thức loài người ngày nay: không phải ai thực hành khí công bền bỉ, lâu dài cũng đạt được những công năng đặc dị mang tính thần kỳ về thể chất hay tinh thần theo ý mình muốn, mà điều đó chỉ có ở một số rất ít hành giả được cho là có "duyên" (sự tương thích!?), trong khi đó không hiếm người chẳng cần qua luyện công hay tu thiền gì cũng sở đắc được một hay vài công năng ấy (nói cụ thể thì phần lớn trong số người này có được khả năng dị thường sau một sự cố nào đó tác động rất mạnh đến thân-tâm (như một "xung" kích hoạt gây đột biến hoạt động thần kinh?), ngoài ra là những người bẩm sinh đã sẵn có và cả những người lúc đầu không có nhưng tự dưng lại có (hoặc đang có tự dưng mất đi) vào lúc ngẫu nhiên nào đó trong cuộc đời. Nói chung, trong xã hội có rất nhiều câu chuyện ly kỳ về năng lực phi thường, về tâm linh huyền diệu ở con người do kiên trì tu tập mà có và không cần tu tập cũng có, thật vô cùng khó tin nhưng cũng thật không thể phủ nhận được tính hiện thực của chúng...Trên cơ sở quan niệm về thực tại khách quan tự "dựng đứng" cho riêng mình (tất nhiên, cũng phải bắt đầu từ sự kế thừa, và dù đúng hay sai chưa biết), chúng ta đã "bất khuất" (vì mắc chứng hoang tưởng vĩ cuồng mà!) hình dung một cách "bạt mạng" nhất (vì vô học mà!) ra bản chất tồn tại-vận động (ở tầm định tính sơ khai thôi!) của thứ mà khoa học đã gọi là "trường sinh học"- nơi (chúng ta cho là) "chứa đựng" nguồn gốc chung nhất của mọi hiện tượng tâm linh, để từ đó có thể (tạm) giải thích nhất quán được bằng "giọng lưỡi" vô thần (nhưng lại phản khoa học nhất?) hầu hết các hiện tượng nhân sinh dị thường (như gặp ma, ma nhập, cầu cơ, thấy vong, linh cảm, linh tri, báo mộng, thấu thị, thấu thính, đầu thai lại, phát khí chữa bệnh từ xa...). Nếu được huyên thuyên "phét lác" ra đây thì kể cũng thích chí kiểu "Lời quê chắp nhặt dông dài / Mua vui cũng được một vài trống canh" của Nguyễn Du, nhưng...thôi (!), thứ nhất, chắc gì đã phi lý, quên, đã hữu lý (?), tốn tâm huyết lải nhải đến tràng giang đại hải không khéo đã chẳng có ai "mua vui" cho mà còn bị phang "vài trống canh" vì tội "chửi xéo" này nọ thì kể cũng...khí buồn, thứ hai, nó chẳng ăn nhập gì vào nội dung ở đây cả, thứ ba, điều chủ yếu, không nên phung phí thời gian một cách "lãng nhách" vì sắp chết..., lại quên (!), sắp hết mẹ nó rồi! Chúng ta nêu vấn đề ra chỉ mong tỏ rõ hơn phần nào những "hô hoan" về thiền mà chúng ta đã trình bày ở trên vậy thôi...
Như thế, theo ý chúng ta, rõ ràng Charvaka và Kỳ Na Giáo đều phạm sai lầm khi cho rằng có thể tiếp cận được chân lý khách quan một cách trực tiếp (không cần thông qua suy lý) và hơn nữa, chỉ có nhận thức bằng cách đó (một đàng là thuần túy trực giác, một đàng là trực tiếp chiêm nghiệm tâm linh) thì mới "biết chắc chắn" được chân tướng của sự thực khách quan. Tuy nhiên, quan niệm sai lầm về nhận thức ấy chỉ là kết quả của sự ngộ biện ngây thơ, mang tính hình thức, được dùng trên "bàn tròn tranh luận" nhằm chủ yếu "tránh né" tính bất toàn của khái niệm-suy lý gây ảnh hưởng tiêu cực đến học thuyết của họ, thế thôi, chứ trong thực tế, hầu như không có tác dụng tốt hay xấu nào đối với quá trình tìm hiểu xã hội-nhân sinh của họ. Bởi vì "tô son điểm phấn" thêm hay "gọt tỉa" bớt đối với sự nhận thức để "trưng ra" bất cứ "kiểu" nhận thức nào cũng được, nhưng tiên quyết và như một tất yếu, phải "học thuộc" ngôn ngữ, đồng thời trải qua giai đoạn cơ bản của nhận thức thông thường cái đã. Làm sao có thể "giũ bỏ" suy được khi nó tồn tại vốn dĩ trong tư duy mà tự nhiên đã mặc định, cũng như làm sao có thể "trừ khử" được suy lý khi nó đã ngấm rất sâu vào "máu thịt" của tư duy và "một phần" trở thành như một vận động bản năng trong tư duy con người theo "đòi hỏi" tự nhiên nảy sinh ra từ quá trình tiến hóa-thích nghi sinh vật? Như vậy, "nỗ lực" kiểu gì cũng không bao giờ có thể "tước đoạt" sự suy lý của tư duy nhận thức! Quan niệm trực tiếp giác ngộ chân lý của Kỳ Na Giáo không khác của thiền học và chúng ta đã nói rồi, không lặp lại nữa. Còn quan niệm "nắm bắt" chân lý nhờ cảm giác trực giác thuần túy của Charvaka thì nên được hiểu như thế nào?
Tồn Tại là tuyệt đối vốn dĩ thế nên Tự Nhiên Tồn Tại được khẳng định tuyệt đối, cũng có nghĩa là tuyệt đối không có Hư Vô! Suy ra từ đó mà thấy Tồn Tại tuyệt đối được bảo toàn. Tồn Tại được bảo toàn tuyệt đối nghĩa là tuyệt đối không thể được sinh ra thêm mà cũng tuyệt đối không thể bị mất bớt đi, và đó được coi là một hệ quả rút ra từ nguyên lý Tự Nhiên, trở thành nguyên lý cơ bản thứ ba (gọi là "nguyên lý bảo toàn Tồn Tại", bên cạnh nguyên lý tương tác và nguyên lý nhân-quả) của Vũ Trụ. Về mặt "biểu hiện", Tự Nhiên Tồn Tại chính là Vũ Trụ tổng hòa các tồn tại luôn biến đổi lẫn nhau từ dạng này sang dạng khác, từ thế này thành thế khác, là tổng thể các sự vật-hiện tượng vận động và chuyển hóa không ngừng, tuân theo nguyên lý Tự Nhiên, cũng có nghĩa tuân theo ba nguyên lý cơ bản là nguyên lý tương tác, nguyên lý nhân-quả và nguyên lý bảo toàn (xin lỗi C. Mác!). Như vậy, không thể khác, Vũ Trụ phải được thấy là một hệ thống cân bằng động tuyệt đối, vô tiền khoáng hậu và tuyệt cùng vĩ đại. (Thuyết Vũ Trụ sinh ra từ "Vụ nổ lớn" (Big Bang), bắt đầu từ một "điểm kỳ dị" và đang giãn nở lạm phát, "tối kỵ" lập luận này, vì nó sẽ phải "khăn gói ra đi" khỏi vật lý học nếu lập luận này là...chân lý! Còn nếu không? Chúng ta đúng là lũ...khùng! Nhưng...quen bị "chửi" thế nhiều rồi, nên bắt chước nhà thơ Phan Khôi, chúng ta tuyên bố: "Làm sao thì cũng chẳng làm sao, mà dù có thế nào thì cũng chẳng làm chi, làm chi thì cũng chẳng làm chi, mà dù có chuyện gì thì cũng...chẳng làm sao"!!!).
Trái Đất là một thực thể trong tổng hòa các tồn tại của Vũ Trụ, nghĩa là cũng phải "nằm" trong mối tương tác và chuyển hóa có liên quan với nhau, phụ thuộc lẫn nhau giữa nó và các tồn tại xung quanh nó, hay có thể nói trong phạm vi qui ước tương đối, giữa nó và môi trường chứa nó (mà cụ thể là Thái Dương Hệ). Sự tồn tại tương đối ổn định và lâu dài theo thời gian cho phép chúng ta xác định rằng, Trái Đất cùng với bầu khí quyển của nó là một hệ cân bằng động tương đối, nghĩa là tương đối cân bằng trong tương tác, trao đổi năng lượng với "bên ngoài", dẫn đến cũng có vận động nội tại (tương tác, chuyển hóa năng lượng "bên trong") tương đối cân bằng, ổn định. Do đó, lại cũng chỉ là tương đối thôi (!), trong một phạm vi qui ước "phù hợp với tự nhiên" (nghĩa là có tính hợp lý, tính khách quan), ở tầng "nhận diện" vĩ mô nào đó tạm gọi là "tầng cảm giác sinh vật", có thể coi Trái Đất và bầu khí quyển của nó là một hệ tự nhiên tồn tại (Tự Nhiên Tồn Tại tương đối!) có tính độc lập-cô lập trong Vũ Trụ, và chúng ta gọi đó là "thiên nhiên" (của thế giới sinh vật). Vì là bộ phận, đồng thời cũng là một phần tương đối hoàn chỉnh, như một hoạt cảnh thu nhỏ của Tự Nhiên Tồn Tại, nên thiên nhiên cũng phải "mang" bản chất của Tồn Tại, cũng như phải vận động chuyển hóa tuân thủ nguyên lý Tự Nhiên hay ba nguyên lý cơ bản, dù có thể là dưới những dạng triển khai theo cách đặc thù. Nhờ như thế mà qui luật đấu tranh sinh tồn-qui luật đầu tiên và cơ bản nhất trong thế giới sinh vật-, được tạo lập nên, để rồi dưới sự tác động của nó mà xuất hiện sự vận động thích nghi sinh vật, và có thể nói vận động thích nghi sinh vật dẫn đến tiến hóa-thích nghi sinh vật là một quá trình bao trùm, liên tục và xuyên suốt trong không gian và thời gian (của thiên nhiên), từ cá thể đến toàn thể và ngược lại, từ toàn thể đến từng cá thể của thế giới sinh vật.
Tiến hóa-thích nghi làm tăng cường khả năng sinh tồn ở mọi giống loài sinh vật. Trong sự tăng cường ấy có sự tăng cường độ tinh nhậy của cảm giác. Nhưng do bị khống chế bởi tính hữu hạn của thiên nhiên (về mọi mặt) nên sự tăng cường khả năng sinh tồn bằng cách chuyển hóa, biến đổi hình thái vận động sinh học nội tại cũng như cấu tạo thể chất ngoại hình sinh vật (xét trên bình diện toàn thể các giống loài cũng như trên từng cá thể sinh vật trong môi trường sinh thái), cũng bị giới hạn, nghĩa là ở mức hạn định của sự tăng cường mà thiên nhiên "cho phép", nếu phải ưu tiên "theo thực tế đòi hỏi" tăng cường khả năng sinh tồn cho mặt này mặt kia trong quá trình hoạt động mưu sinh sinh vật thì chỉ còn cách "lấy bớt đi" khả năng sinh tồn ở những mặt khác. Điều đó cho thấy, chỉ có thể có sinh vật đạt thích nghi tối ưu tương đối chứ không thể có một sinh vật thích nghi hoàn hảo tuyệt đối trong thiên nhiên. Riêng đối với sự tăng cường cảm giác cũng vậy, không thể có một hệ cảm giác thực sự hoàn hảo ở bất kỳ cá thể sinh vật nào, vì "được cái này thì mất cái kia", "tăng cái kia thì giảm cái nọ"...Ngày nay, hệ thống cảm giác được cho là hoàn chỉnh nhất mà quá trình tiến hóa-thích nghi tạo ra được là hệ thống gồm cảm giác trực giác và cảm giác gián giác, trong đó cảm giác trực giác gồm năm loại là xúc giác (sờ), thị giác (nhìn), thính giác (nghe), khứu giác (ngửi), vị giác (nếm), còn cảm giác gián giác là cảm giác trực giác đã được "tinh thần hóa" (bởi tư duy trừu tượng). Hệ thống ấy ở con người được (chính loài người!) đánh giá là tối ưu nhất. Có thể nêu ra hàng loại thí dụ giản đơn về cảm giác gián giác. Chẳng hạn trước một cảnh vật, cảm giác trực giác chỉ cho thấy mức độ động-tĩnh, sáng-tối, trong-đục, đơn sắc-sặc sỡ..., nhưng ở nhiều người còn thấy xấu-đẹp, yêu-ghét, buồn-vui..., thì đó là cảm giác gián giác-cảm giác trực giác đã bị "lũng đoạn" bởi tư duy trừu tượng. Con chó thấy chủ về, vẫy đuôi, nhảy cơng cỡng, rú rít chạy bên chủ, thì hành vi đó ít nhiều gì cũng là sự thể hiện vui mừng "một cách vô tư", nghĩa là ít nhiều gì đó cũng là kết quả của cảm giác gián giác...
Lúc đầu, tương tự như trong thế giới vô sinh chỉ có giác, trong thế giới sinh vật cũng chỉ có duy nhất cảm giác trực-xúc giác. Cảm giác trực-xúc giác của một thực thể sinh vật được hình thành trực tiếp từ giác, là cảm nhờ giác trên cơ sở trực tiếp tiếp nhận (những) tác động đến từ môi trường, qua vùng tiếp xúc với môi trường của thực thể sở hữu cảm giác đó. Nói chung, những cá thể sinh vật chỉ có cảm giác trực-xúc giác đều được xếp vào hàng các giống loài có mức độ tiến hóa thấp. Quá trình tiến hóa- thích nghi đã làm xuất hiện những giống loài sinh vật sở hữu nhiều loại cảm giác. Để phần nào hiểu được tại sao lại có xu hướng đó, chúng ta có thể tạm chia sinh vật thành hai loại là sống định vị một chỗ và sống di chuyển thường xuyên. Tiêu biểu cho loại đầu là cây cối. Tại sao cây cối chỉ "cần" cảm giác trực-xúc giác mà không "cần" thêm loại hình cảm giác nào khác? Chức năng duy nhất và chung nhất của cảm giác trực giác là phục vụ sinh tồn. Do đó, khi yêu cầu về đảm bảo sinh tồn đòi hỏi đối với nó thì nó sẽ được tăng cường về (cái tạm gọi là) độ chi tiết hóa, hay độ tinh nhậy hóa, mà có khi là cả hai, tùy vào định hướng ưu tiên lựa chọn trong tình hình cụ thể. Đó chính là nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện nhiều loại hình cảm giác trực giác ở một cá thể sinh vật. Đối với cây cối, chúng sống nhờ đất, nước, không khí và ánh sáng, toàn những thứ có sẵn, "hơi bị nhiều" nên coi như thường xuyên đầy đủ, chỉ cần "đứng vững đó" là sống rồi, do đó, ngoài cảm giác trực-xúc giác nhằm trao đổi chất và hấp thụ dinh dưỡng ra, chúng (đâu có lòng tham kỳ quặc như con người!) chẳng cần "tư hữu" thêm thứ cảm giác nào khác nữa cho..."rách việc".
Theo chúng ta hình dung, sự sống được thiên nhiên tạo ra trong lòng biển mà dạng ban đầu là một tiểu thể "vừa sống vừa không sống" vì còn giác là chính, cảm mới có tính mầm mống (đơn bào không nhân?). Khi vùng lòng biển đã "tạo điều kiện" cho "ra đời" một tiểu thể tiền sự sống thì nó cũng tất yếu cho "ra đời" nhiều tiểu thể tiền sự sống và làm hình thành nên một tập hợp, một quần thể tiền sự sống. Sự biến đổi thường xuyên trong ổn định tương đối có đôi khi xen vào những biến đổi đột xuất gây bất ổn của môi trường sinh thái biển, đã manh nha hiện tượng đấu tranh sinh tồn và tiến hóa-thích nghi của tiền sự sống, thể hiện ra là sự củng cố, chuyển hóa giác thành cảm giác thực sự, tạo ra sự chủ động làm tăng hiệu quả tiếp thu dinh dưỡng. Phải chăng chính quá trình làm xuất hiện sự chủ động định hướng làm tăng hiệu quả tiếp thu dinh dưỡng, trong điều kiện môi trường biến đổi thường xuyên lúc thuận lợi lúc bất lợi đã là nguyên nhân kích thích xuất hiện hình thức sinh sản đầu tiên của sinh vật-sự phân bào? (Lịch sử hình thành sự sống rất phức tạp, cho đến nay vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng và đang được tiếp tục nghiên cứu. Sự hình dung thô phác của chúng ta là từ một góc độ khác và không có tính chuyên môn. Tuy nhiên về mặt "đường lối", theo chúng ta, mượn kiểu nói của nhà văn hóa Vương Hồng Sển, là..."tạm xài được"!)...Tiếp tục hình dung, sự sống đơn điệu thời kỳ đầu trong biển cả, theo cuộc tiến hóa-thích nghi sẽ dần trở nên tương đối phong phú, đa dạng giống loài (không xương), mà trong đó có tiền thực vật (sinh thể lam) và những sinh vật lấy nó làm nguồn thức ăn. Đến một giai đoạn nào đó, trong điều kiện sinh thái biển trở nên đặc biệt thuận lợi, sẽ làm xuất hiện hiện tượng tăng trưởng lạm phát mang tính đột biến về số lượng cá thể sinh vật biển, mà trước tiên là sinh thể lam (tạm gọi là "rong rêu" cho tiện!), loài đồng thời cũng đóng vai trò như một xúc tác kích thích tăng trưởng lạm phát đối với ít ra là loài trực tiếp "xơi" nó. Tình hình đó làm cho sự "dạt lên bờ" của rong rêu trở nên phổ biến và thường xuyên. Lúc đầu, rong rêu mắc cạn luôn là chết, nhưng cũng có những rong rêu mắc cạn "suýt chết" thì được "cứu sống" nhờ sóng biển, triều dâng, mưa...đưa lại về biển. Dần dà, theo thời gian, sự tiến hóa-thích nghi sẽ làm cho một số rong rêu có thể sống "lưỡng cư" trên cạn dưới nước (tảo) rồi thành thực vật sống hẳn trên cạn (dương xỉ) và từ đó chuyển hóa thành đa giống loài thực vật mới, mở ra quá trình lan tỏa sinh cư ra hầu khắp Trái Đất (kể cả trong bầu khí quyển). Quá trình "lên bờ xuống ruộng" để có được lối sống định vị một chỗ thành những loài thực vật sống cạn của rong rêu sẽ tự nhiên kéo theo sự thích nghi sống trên cạn của sinh vật biển ăn rong rêu và đó chính là thủy tổ của những loài "vật ngọ nguậy" trên cạn và tiếp đó là động vật ăn thực vật. Sự tăng-giảm lạm phát về số lượng cá thể ở mỗi giống loài khi gặp môi trường sinh thái thuận lợi-bất lợi là qui luật có tính phổ quát trong thế giới sinh vật cho nên, trong vòng tác động của qui luật đấu tranh sinh tồn, có động vật ăn thực vật thì rồi cũng phải có động vật ăn thịt những động vật ấy, và cả ăn thịt lẫn nhau. Thủy tổ của động vật ăn thịt chắc chắn phải có nguồn gốc từ động vật ăn thực vật, phải bắt đầu từ một loài động vật ăn thực vật nào đó trong thời xa xưa tối cổ của lịch sử sự sống...Ở đây, chúng ta đang nói về sự tăng tiến cảm giác nên để dễ thấy vấn đề chúng ta "gói gọn" loại sinh vật có đời sống di chuyển thường xuyên (cũng tạm gọi là "du cư" cho gọn) là động vật có xương sống. Ngồi một chỗ, chẳng phải làm gì lại vẫn đủ "mâm cao cỗ đầy" mà an hưởng cuộc sống ngay từ lúc lọt lòng thì...còn gì bằng, và ai không muốn? Nhưng tính hữu hạn của thiên nhiên không cho phép tất cả sinh linh mà may ra (nếu không bị cướp ngôi hay đốn hạ giữa chừng!) chỉ có vua chúa và...cây cối được "hưởng ân huệ" đó! Vì vậy mới có loại sinh vật luôn phải "vật lộn" với cuộc sống đầy biến động, phải di động, lang thang thường xuyên để kiếm ăn trong tình trạng "khôn sống mống chết". Rõ ràng, đối với động vật, để có khả năng sinh tồn trong điều kiện như thế, chỉ có cảm giác trực-xúc giác đơn thuần thôi là không đủ. Vậy thì phải tăng cường cảm giác trực giác! Nhưng tăng cường bằng cách nào, như thế nào? Vì không thể tùy tiện "vượt ra ngoài khuôn khổ" sự vốn dĩ của Tự Nhiên nói chung hay sự mặc định của thiên nhiên nói riêng, cũng như phải tuân thủ những nguyên lý-qui luật về tồn tại-vận động, nên việc tăng cường cảm giác sinh vật chỉ có thể bằng cách "mở rộng và chuyên sâu" cảm giác trực-xúc giác.
Giác ở thực thể vô sinh thực chất là tiếp thu tín hiệu đến từ môi trường (từ đó mà thực thể vô sinh tự phát theo qui luật, chuyển biến nội tại sang trạng thái cân bằng động mới một cách tương phản (phản ứng lại môi trường), "nhằm" duy trì sự tồn tại của nó trong tình hình mới một khi nó vẫn còn (được coi) là nó!). Cảm giác trực giác ở sinh vật cũng tương tự như vậy, nhưng có điều hơn là "biết lựa chọn", chủ động chuyển biến một cách tương hợp (với môi trường) theo hướng có lợi cho sự sống. Vậy, tăng cường khả năng cảm giác trực giác cũng chính là tăng cường khả năng "nắm bắt" tín hiệu và xử lý tín hiệu đến từ môi trường. Xử lý tín hiệu trước hết là phân biệt được các tín hiệu khác nhau, cũng có nghĩa là phân loại tín hiệu. Chúng ta nhắc lại, mục đích của tăng cường cảm giác trước hết là đảm bảo khả năng sống còn và duy trì được sự sống còn ấy. Đối với động vật, sống trong điều kiện mà cuộc đấu tranh sinh tồn đã "phơi bày" rõ rệt về mức độ căng thẳng, gay gắt, nhiều khi lâm vào tình trạng quyết liệt "một mất một còn", đòi hỏi phải kích thích cường độ và nhịp điệu hoạt động cơ thể lên cao trào, sao cho nhanh hơn, mạnh hơn, bền hơn, uyển chuyển hơn, chính xác hơn, khéo léo hơn,..., nghĩa là (và đúng hơn là) sao cho đạt hiệu quả tối ưu trong công cuộc di cư, vận động tìm kiếm miếng ăn cũng như bảo toàn tính mạng trước "kẻ thù", thì để phục vụ cho yêu cầu ấy, cần thiết phải "nắm bắt" những loại tín hiệu nào để gọi là "đủ dùng" trong chừng mực "cho phép" của thiên nhiên? Trả lời ngay, khỏi cần "xoắn"(!), đó là ánh sáng (thuộc sóng điện từ lan truyền trong Vũ Trụ), âm thanh (thuộc sóng dọc lan truyền trong khí quyển), mùi (thuộc khuếch tán phân tử), vị (sự khác biệt "tự nhiên" về thành phần hóa học giữa các chất), áp lực-xung lực (thuộc tác động cơ học), nhiệt độ (thuộc dao động hỗn loạn cấp phân tử-nhiễu xạ). Và thiên nhiên, thông qua quá trình tiến hóa-thích nghi, đã "ban cho" động vật không những cảm giác được đủ các loại tín hiệu ấy (với những mức độ tinh nhậy khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể đối với đời sống của từng giống loài), mà còn trên cơ sở cảm giác trực-xúc giác, làm hình thành nên ở chúng những cơ quan "chuyên trách" cảm thụ từng loại tín hiệu ấy và thể hiện ra một cách đặc thù, đó là, thứ nhất, hệ "đầu mối" thần kinh xúc giác phân bố hầu khắp cơ thể động vật nhằm cảm nhận lực-áp lực tác động cơ học và cảm nhận nhiệt độ (xét cho cùng thì cũng là tác động cơ học!), thứ hai, "mắt" nhằm cảm nhận ánh sáng để "nhìn", thứ ba, "tai" nhằm cảm nhận âm thanh để "nghe", thứ tư, "mũi" (bên cạnh chức năng "thở", còn phải) nhằm cảm nhận mùi để "ngửi", thứ năm, "miệng" (bên cạnh chức năng "ăn", còn phải) nhằm cảm nhận vị để "nếm". (He, he...he! Động vật có xương sống, trong đó có "thằng người", trên cơ thể có năm giác quan và chỉ năm giác quan là vì thế! Thế sao người đời vẫn cho rằng còn có giác quan thứ sáu nữa? Ngộ nhận thôi, chứ...làm đéo gì có! (Văng tục kiểu đó thì sao mà thành trí thức, triết gia được, hả...chúng ta? Đéo thèm!!!). Năm "quan" là vừa đủ rồi, thêm "quan" nữa để "nuôi báo cô" đứa "ăn không ngồi rồi", lại còn nghĩ bậy làm bạ cho "rối tung" cơ thể lên, gây "náo loạn" thiên nhiên ấy à? Nhìn vào xã hội loài người thì biết, chỉ có con người là ngu thôi, chứ động vật nói chung và thiên nhiên đâu có ngu! Nói đúng ra, không có giác quan thứ sáu nhưng có thể có (vì lúc có lúc không!) cảm giác thứ sáu (còn gọi là "linh cảm") và nó "trú ngụ" trong "miền" còn bị lớp màn huyền bí che phủ của cảm giác gián giác. Chúng ta tràn trề hy vọng rằng rồi đây, sự huyền bí của hiện tượng linh cảm, cũng như của những hiện tượng dị thường đại loại như bịt mắt mà vẫn nhìn thấy cảnh vật, sẽ được khoa học phanh phui đến tận cùng chân tướng của chúng, mà trước hết, có thể giải thích sơ bộ (định tính) được trên cơ sở thừa nhận sự tồn tại của cảm giác gián giác và nguồn gốc xuất phát duy nhất của năm loại cảm giác trực giác là cảm giác trực-xúc giác.).
Để động vật có được hệ thống cảm giác trực giác thống nhất với năm giác quan hoạt động tương đối độc lập trong mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau như thế, thì đương nhiên bằng quá trình tiến hóa-thích nghi, chúng cũng phải có hệ thống thần kinh (gọi là) bậc cao để "đảm đương và hoàn thành nhiệm vụ", với cơ quan trung ương là một bộ não ít nhiều phải biết hồi ức (để phân định, lọc lựa, đo lường, đánh giá tín hiệu nhằm định hướng phản ứng, chọn cách hành động, "ra lệnh" thực thi), nghĩa là một bộ não ít nhiều biết tư duy trừu tượng. (Cần nói thêm cho rõ, năm giác quan của động vật chỉ đóng vai trò là năm cơ quan có cấu tạo sinh học đặc thù để (coi như) có khả năng chuyên giác (tiếp nhận, xử lý) một trong năm loại (tập hợp) tín hiệu kể trên rồi truyền ("ám hiệu", "tin tức") về cho cơ quan trung ương (tức bộ não) cảm nhận, chứ bản thân chúng không thể cảm được). Dù là một bộ não chỉ mới biết trừu tượng ở mức độ sơ khai nhất thì cảm giác của nó đã khác về chất so với cảm giác trực giác của cây cối rồi, vì tính trực giác trong cảm giác của nó không còn "thuần túy" (nên cũng "mù mịt") nữa, mà trong đó đã có tính gián giác, hay có thể nói: có "mầm mống" của gián giác, và vì thế, cảm giác của bộ não đó dù vẫn là cảm giác trực giác, nhưng đã được "nâng cấp" thành tinh tế hơn, "đậm nét" hơn. Như vậy, ở động vật, nhờ có được năm giác quan và đồng thời với sự hiện diện của tính gián giác (dù là ở mức độ còn manh mún, nhạt nhòa) trong cảm giác trực giác mà sự cảm nhận của nó về hiện thực xung quanh nó đã trở nên sâu rộng, tỏ tường, rạch ròi đến mức độ chỉ thua cảm giác trực giác của con người...có nhận thức (vì con người chưa biết nhận thức chỉ là động vật đội lốt người, và động vật biết nhận thức là con người trong thân xác động vật!).
Rốt cuộc, khi chưa có khái niệm, tức là khi chưa biết nói, cũng có nghĩa là khi chưa biết nhận thức, chưa qua nhận thức, con người trực giác cũng tương tự như động vật trực giác, hay nói đúng hơn "một chút", không khá hơn con tinh tinh trực giác là mấy. Nhưng khi đã biết nhận thức và đã qua nhận thức thì trực giác ở con người đã "thấm đẫm" gián giác, là thứ cảm giác trực giác đã được "chắp thêm" đôi cánh nhận thức, và vì thế mà vượt trội hơn hẳn trực giác ở loài động vật về các mặt tổng quát hóa, tinh tế hóa, thấu tỏ hóa...Một đứa bé chưa nghe ai nói và cũng chưa đến tuổi biết nói, khi nhìn thấy một đóa hoa, chỉ có thể cảm được "có cái gì đó không biết là cái gì". Nhưng nếu không phải đứa bé mà là một chàng trai thấy đóa hoa đó, thì ngay lập tức, như một bản năng, chàng ta "biết tỏng" đó là đóa hoa, và hơn nữa, nếu thấy đóa hoa đó đẹp và lại là người có tâm hồn mơ mộng, thì có thể chàng ta còn mở lời thảng thốt: "Ôi, tuyệt trần! Tươi thắm như một nàng trinh nữ hồn nhiên đang độ xuân thì!"...
Vào thời Ấn Độ cổ đại, các nhà duy vật-thực dụng Charvaka, vì chưa biết đến điều đó (mà làm sao biết được khi đến hôm nay chúng ta mới là người đầu tiên nêu ra !?), nghĩa là cứ tưởng rằng trực giác "của họ" vẫn là trực giác "trần trụi" khách quan chưa có sự "xen vào" của ý thức, cho nên họ mới quan niệm rằng những gì họ trực giác được (một cách chính xác rồi!) thì đều là sự thực khách quan, và chân lý là kết quả được "rút ra" trực tiếp từ chúng. Họ đâu biết rằng trực giác của họ không còn là "thứ" trực giác "thuần túy" của cây cối hay trực giác "câm nín" của động vật nữa, cũng đâu biết rằng những sự thực "không thể chối cãi" mà họ trực giác-chứng thực được, đều có sự "mách bảo và xúi dục ngầm" của nhận thức và suy lý qua "con đường ngầm" cảm giác gián giác (từ kinh nghiệm đã tích lũy, từ tri thức đã hun đúc, và...chưa chắc đã đúng hay hoàn toàn đúng!). Theo chúng ta quan niệm, có thể khẳng định rằng, khi người Charvaka trực giác, thì...đúng là họ trực giác, nhưng là "thứ" trực giác đã qua nhận thức, trên nền tảng khái niệm-suy lý, cho nên khi họ nói "đúc kết" trực tiếp chân lý từ đó, thì chân lý đó thực chất vẫn là kết quả của suy lý và vì thế, chưa chắc đã là chân lý đích thực, chỉ có điều họ đã vô tình (giống như Kỳ Na Giáo vô tình) không hề hay biết mà thôi!
Ngày nay, nhờ có trang thiết bị cực kỳ hiện đại do chính bản thân mình sáng tạo ra hỗ trợ, loài người đã tự nâng năng lực trực giác của mình lên tầm cực kỳ sâu rộng, có lẽ đến tít "chân trời Vũ Trụ" (chứ không phải "biên Vũ Trụ") ở tầng vĩ mô và có lẽ cũng đến tận "cực tiểu Vũ Trụ" (hạt Higgis, chứ không phải "điểm mốc cuối cùng") ở tầng vi mô. Dù có thế thì bản chất trực giác đã qua nhận thức và nhận thức bằng khái niệm và thông qua khái niệm-suy lý của con người vẫn không hề thay đổi. Xét về phương diện tìm hiểu thực tại khách quan thì nhận thức bắt đầu từ trực giác, đồng thời nhờ nhận thức mà trực giác chuyển hóa thành (tạm gọi là) "trực -gián giác" (hay "trực giác đã qua nhận thức"), làm cho trình độ cảm giác dần được tăng cường cả bề rộng lẫn bề sâu. Như vậy, có thể nói, trực giác chưa qua nhận thức là trực giác mù quáng, nhưng nó sẽ được khai sáng khi nhận thức xuất hiện và "mở mang" nó, để rồi sự khai sáng ấy kích thích trở lại nhận thức một cách tương hợp làm hình thành nên những tri thức mới... Và cứ thế theo thời gian, với trực giác-nhận thức ngày càng tỏ tường-uyên áo, sẽ đến một thời khắc tâm trí loài người bừng lên sáng láng, từ đó loài người không những "đại ngộ" được đến tận "chân tơ kẽ tóc" bản chất chính xác của Tự Nhiên Tồn Tại, mà còn mô tả một cách toàn diện và hoàn toàn rõ ràng chân dung đích thực của Nó bằng những tập hợp các dấu hiệu thông tin (những tín hiệu, ám hiệu, ký hiệu...), theo cách thức qui ước xác định có tính mặc định, mà bản thân loài người, qua quá trình học hỏi và bắt chước tự nhiên khách quan, đã chủ quan sáng tạo ra được trong khả năng cảm giác trực-gián giác của mình.
Vậy thì rõ ràng, cái chân dung về Tự Nhiên Tồn Tại ấy không hề là "dung nhan đích thực", tuyệt đối khách quan của Tự Nhiên Tồn Tại, mà may lắm, chỉ có thể là "dung nhan mô phỏng đích đáng", tương đối khách quan đối với riêng loài người-"kẻ" sau khi đã cảm giác đến mức "đại ngộ" Nó và đồng thời phù hợp với sự "đại ngộ" đó, cũng sáng tạo ra chân dung Nó theo cách "nhào nặn" chủ quan, riêng có của tư duy trừu tượng con người, cũng như theo khả năng có thể của tư duy trừu tượng con người mà thiên nhiên đã ban cho vừa phóng khoáng vừa hạn định.
Chúng ta biết qui kết nêu trên khó mà được các "đại gia thông thái" thừa nhận vì nó...chưa qua thực chứng khoa học nào! Nhưng chúng ta cứ đặt trọn niềm tin vào đó bởi nghĩ rằng, thực chứng khoa học chẳng là... cái đinh gì khi lịch sử nhận thức của loài người đã như một thực chứng hùng hồn rồi!. Vả lại, thực chứng chắc gì đã đủ độ tin cậy khi nó bị "tiêm nhiễm" những hiểu biết (có thể đã lỗi thời, lạc hậu) của quá khứ và vẫn phải chịu sự đánh giá của cảm giác chủ quan? Một cảm giác (hay nhận thức) được cho là "rút ra" trực tiếp từ thực nghiệm-thí nghiệm, thì thực chất vẫn là kết quả thông qua suy lý và do đó vẫn "có quyền" phạm sai lầm. Lịch sử vật lý (cả vật lý cổ điển lẫn vật lý hiện đại) còn lưu lại vô số kể những kết luận sai lầm suy ra từ thực nghiệm cũng như nhiều trường hợp ngộ nhận "chết người" bởi những kết luận ấy, và đã trở thành những bài học "đắt giá" về sự nhận thức! "Thực tiễn là tiêu chuẩn xác nhận chân lý" - C. Mác, là câu nói đúng ở tầm...tương đối thôi (!), và cũng chỉ đúng ở một vài góc độ cảm giác nhất định mà thôi, vì còn tùy thuộc vào trình độ nhận thức về cả thực tiễn lẫn chân lý nên không có ý nghĩa xác minh phổ biến. Ai hiểu câu nói đó một cách máy móc, người đó sẽ phạm sai lầm trong nhận định. Tại sao? Trả lời cho "kín kẽ mọi nhẽ" thì khó chứ trả lời "lấy được" thì không đến nỗi khó lắm! Chắc như bắp: loài người thoát thai từ động vật. Nếu qui ước loài người là loài động vật biết nhận thức, cũng có nghĩa là biết nói, và chỉ thế thôi, thì tiền thân trực tiếp của loài người là một loài nào đó (người vượn?) đóng vai trò trung gian giữa động vật và người. Như vậy, có thể hình dung rằng, khả năng trừu tượng trong cảm giác của loài trung gian đã ở mức cao hơn tương đối rõ rệt so với của động vật, nghĩa là sự tồn tại của thứ gọi là "ý niệm câm nín" ở loài này đã trở thành hiển nhiên, và rất có thể, trong hiện thực, điều đó thể hiện ra dưới dạng như một tập hợp các động tác cơ thể cùng với sự "hú hét" đã được định hình hóa và được sử dụng một cách quen thuộc có tính thường xuyên mà chúng ta tạm gọi là "ngôn ngữ hình thể". Nói rõ hơn, "ngôn ngữ hình thể" là bao gồm những động tác, cử chỉ, sự tạo dáng của các bộ phận cơ thể (đầu, tứ chi, thân...) được định hình tự nhiên và được lưu nhớ có tính chủ đích trong đời sống của loài trung gian như là những "biểu tượng ý niệm", và được loài trung gian ứng dụng (có khi kèm theo cả "hú hét") nhằm truyền đạt "ý niệm câm nín" cho nhau. Thực chất của quá trình tiến hóa thích nghi là đảm bảo và tăng cường khả năng sinh tồn ở mọi giống loài sinh vật bằng cách cải biến cấu tạo thực thể "ngoại sinh học" cũng như phương thức vận động "nội sinh học" trên cơ sở kế thừa những định dạng, định thức sinh học đặc thù đã được tạo lập (trước đó) ở mỗi giống loài và tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, tình hình chuyển hóa môi trường sinh thái có tính đặc thù mà chúng sống trong đó. Đó chính là nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện loài tiền thân của loài người, không có sức mạnh, tốc độ di chuyển, sự sắc bén vượt trội của gân cốt, nanh vuốt nhưng bù vào, lại có một cảm giác vượt trội về khả năng gián giác để rồi từ đó tiến hóa thành loài biết nhận thức-loài người thực sự. Nếu cho rằng thiên nhiên, trong khả năng hạn định (tất nhiên) của nó, "ban cho" các giống loài động vật nói chung năm giác quan và bộ não để cho chúng có đủ năng lực cảm giác phục vụ cho hoạt động sinh tồn của chúng, thì việc thiên nhiên tạo điều kiện tăng cường tối đa năng lực gián giác trong cảm giác của loài người cũng không ngoài "mục đích" ấy. Nghĩa là một cách hoàn toàn tự nhiên, thiên nhiên không cần thiết và cũng không thể trực tiếp "trang bị" đến vô hạn độ khả năng cảm giác cho động vật cũng như cho con người, mà chỉ cần và cũng chỉ có thể thỏa mãn (với một mức độ hạn định) sự đòi hỏi tăng cường năng lực cảm giác (cũng bị khống chế đến một mức độ hạn định) của chúng, cốt sao cho đủ đáp ứng và đồng thời được "phân phối" có tính ưu tiên một cách phù hợp cho mỗi giác quan trong số năm giác quan nhằm đảm bảo hoạt động sinh tồn ở mỗi giống loài. Chính vì thế mà, xét riêng ở loài người, thiên nhiên chỉ có thể trực tiếp "giúp" con người có được cảm giác tương đối đặc thù (theo "tập quán" sống, phù hợp với lối sống của nó) và hạn định về hiện thực khách quan trong thiên nhiên, của thiên nhiên (chứ không phải trong toàn Vũ Trụ, của cả Vũ Trụ!!!). (Thực ra, theo chúng ta quan niệm thì chỉ có thực tại tuyệt đối khách quan chứ không thể có hiện thực tuyệt đối khách quan, bởi vì sự "hiện ra" của thực tại khách quan bao giờ cũng phiến diện, méo mó, nghĩa là khi nói đến (khách thể) hiện thực thì cũng phải nói đến (chủ thể) giác hay cảm giác, và do bị "lũng đoạn" bởi sự hạn định tự nhiên cũng như tính đặc thù vốn có của giác hay cảm giác mà hiện thực đó đã "đượm màu chủ quan" mất rồi! Cho nên thuật ngữ "hiện thực khách quan" chỉ mang ý nghĩa tương đối thôi, và hiểu rằng nói đến hiện thực khách quan thì phải là hiện thực khách quan của chủ thể giác hay cảm giác nào đó và đồng thời trong một mức độ qui ước nhất định, chứ không thể "nói khơi khơi"!).
Tuy nhiên, dù không trực tiếp thì vì đã mở ra hướng đường cho loài người đến với tư duy sáng tạo và nhận thức để từ đó "tự thân" không ngừng học hỏi thiên nhiên, không ngừng sáng tạo ra các phương tiện hỗ trợ ngày một tinh nhạy nhằm nâng cao năng lực và trình độ cảm giác của mình lên tầm cảm giác hiện thực khách quan ngày một sâu rộng trong Vũ Trụ, của Vũ Trụ, cho nên cũng có thể nói thiên nhiên đã gián tiếp "tưởng thưởng" cho loài người một cảm giác thực sự siêu việt, để trên cơ sở đó không những có khả năng nhận thức triệt để thiên nhiên mà còn có khả năng nhận thức triệt để toàn bộ Tự Nhiên Tồn Tại.
Vậy thì rốt cuộc nên tin hay không tin vào sự kiểm nghiệm chân lý của thực tiễn? Nhưng nếu không tin vào thực tiễn, nhờ thực chứng để xác minh sự thật thì tin vào cái gì và nhờ cái gì đây khi suy lý cũng không đảm bảo chắc chắn được? Vì "rắc rối" ở chỗ là không có cảm giác thì không có nhận thức, cũng như nhận thức phải trên cơ sở cảm giác, và muốn nhận thức đúng trước hết phải có cảm giác đúng, nhưng cảm giác đúng lại phải cần đến tri thức (sự hiểu biết đã được quá khứ tích lũy) đúng, cho nên có lẽ phải vừa tin vừa không tin vào sự "mách bảo" của thực tiễn-thực chứng, nghĩa là tin trong cảnh giác, đồng thời "trước mắt" phải nhờ đến cả hai, thực chứng lẫn suy lý, để truy xét, tầm soát cái gọi là chân lý một cách lặp đi lặp lại cho đến khi đạt được sự đồng thuận cao nhất, và "sau đó" tiếp tục tin trên tinh thần sẵn sàng...không tin nữa và nỗ lực... nhận thức lại. Chứ còn có cách nào hay hơn nữa đâu!?...Ái chà chà!...
(còn tiếp)
Các nhà thiền học cho rằng chỉ khi vượt thoát khỏi khái niệm, loại trừ suy lý và bằng con đường "trực nhận" (!?) thực tại dưới tên gọi là "thiền"- tu tập nhắm đến kinh nghiệm tâm linh sâu thẳm nhất - mới có cơ hội nắm bắt được sự thực khách quan hay như họ gọi là "thực tại cuối cùng". Đó là quan niệm không sai lầm thì cũng ngộ nhận. Chúng ta đã nói đến sự bất toàn của khái niệm (và suy đoán rằng chính Lão Tử là người đầu tiên chính thức nêu ra dưới dạng văn tự, rồi được nhấn mạnh vào thời Hàn Phi, Công Tôn Long, Trang Tử...). Bản tính nước đôi của Tự Nhiên Tồn Tại làm cho nó huyền ảo đến cùng cực và vì thế mà mọi tồn tại trong Vũ Trụ đều hàm chứa tính "hai mặt", "mập mờ", bất định. Trong khi đó khả năng cảm giác và tư duy trừu tượng của con người bị hạn định một cách tự nhiên, do đó mà cũng tất nhiên bị chủ quan hóa, siêu hình hóa. Đó chính là nguyên nhân sâu xa tự nhiên làm cho bản thân khái niệm luôn hàm chứa tính xác định độc đoán (tính bảo thủ), tính phiến diện, tính nghịch lý, nghĩa là tính bất toàn trong nội hàm của nó. Đến đây, chúng ta cho rằng đã có thể trả lời được rõ ràng hơn câu hỏi: "Thiền là gì?"- câu hỏi thuộc hàng hóc búa nhất đối với ngay cả những nhà thiền học ngày nay. Theo chúng ta, thiền là một phương thức vận động tinh thần, một loại hình hoạt động trí não có nguồn gốc từ khí công (luyện thở) và trên cơ sở khí công dưỡng sinh, nhằm mục đích đạt đến sự thông tuệ. Để đạt đến mức độ thành quả nhất định nào đó, phải trải qua một tiến trình thiền (lâu hay mau còn tùy thuộc vào chủ quan bản thân người thực hành thiền như sự siêng năng, tự tin, nhạy cảm...). Như vậy, cũng có thể nói, thiền là một quá trình "nhận thức đặc biệt" mà trước hết là tu tập tinh thần nhằm "thanh lọc" suy nghĩ ("bỏ tư tâm, dứt dục vọng", tức là loại bỏ những tạp niệm, những ưu tư tham-sân-si nảy sinh trong đời sống thường nhật), đưa hoạt động tâm thần "thoát ra khỏi" trạng thái bị kích thích, bị nhiễu loạn (gây mê lầm), để rồi có được cách "suy nghĩ tĩnh lặng", an thái, vô tư, như nhiên nhất, nhưng cũng cực kỳ tinh nhạy, linh động (thiền học gọi ví von là "sự im lặng sấm sét"), và nhờ đó mà đạt được sự "tỉnh ngộ" nhất (sự sáng suốt, thấu tỏ nhất) khi tiếp thu, chiêm nghiệm "lại" (!) thực tại.
Nói lại, khi trong hoạt động của một bộ não đã có được khả năng hồi ức (sự lưu giữ theo thời gian và nhớ lại những cảm giác đã qua, đã thuộc về quá khứ), thì bộ não đó đã bắt đầu biết nghĩ dưới dạng nào đó và rồi cũng sẽ biết suy ở mức độ nào đó. Không có suy nghĩ thì không thể có nhận biết thực sự, đó là điều chúng ta đã khẳng định và thiền học chắc rằng không thể không thừa nhận. Mặt khác, chúng ta cũng khẳng định rằng, một cách tuyệt đối, không thể có cái gọi là "nhận thức trực tiếp" (trực nhận) về thực tại, và muốn tìm hiểu bản chất của thế giới khách quan, chỉ có thể bằng cách gián tiếp nhận thức nhờ khái niệm và thông qua hệ thống khái niệm. Tuy nhiên, vì bản thân khái niệm và hệ thống khái niệm vốn dĩ ẩn chứa sự bất toàn (sự cực đoan, siêu hình, phiến diện..., dẫn đến mâu thuẫn, nghịch lý không "tự"(!) khắc phục được) trong lòng chúng, nên chúng đồng thời cũng đã và đang là một trong hai nguyên nhân (nguyên nhân kia là sai lầm trong nhận định về một hay nhiều cảm giác nào đó, có tính chủ quan thuần túy) gây ra biết bao nhiêu xao động, hoang mang, mập mờ, lẫn lộn cho sự nhận thức. Để có thể "vượt thoát" tình trạng ấy, phải thấm nhuần thật sâu sắc sự tồn tại tất yếu khách quan của khái niệm cùng với tính bất toàn vốn dĩ của nó, trên cơ sở đó mà xây dựng một tinh thần linh động, biện chứng triệt để và thường trực trong quá trình suy lý, nhận thức và kiểm nghiệm. Muốn thế, trước hết phải làm sao có được một trí não khoáng đạt, thông thoáng, sáng suốt, và chắc rằng "Khí công thiền pháp" là một cách thức rất hay (thậm chí là hay nhất) để thực hiện điều đó.
Cách nay hơn 2500 năm, khi Lão Tử thốt lên: "Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh" (Tự Nhiên Tồn Tại mà có thể dùng ngôn ngữ để diễn tả rõ được thì không phải là Tự Nhiên Tồn Tại, danh (tên, nhãn mác đặt ra để gọi Nó - tức Tự Nhiên Tồn Tại) mà có thể dùng ngôn ngữ miêu thuật đúng được thì không phải là danh (của Nó)), thì lúc đó nhà hiền triết này đã "cảm thức" được sự tồn tại và vận động vô cùng linh diệu, "thế này mà cũng là thế kia" của thế giới khách quan, đồng thời cũng "phát giác"được sự hạn chế, không hoàn hảo có tính khách quan của ngôn ngữ, khái niệm trong việc mô tả, diễn giải thế giới ấy. Cũng vì thấy được như thế và trong sự nỗ lực tìm cách tiệp cận, nhận chân rõ ràng hơn về sự thực khách quan, các hiền triết Đạo Gia thời cổ đại, mà người khơi mào là Lão Tử, đã xây dựng nên cách thức thiền định (tham thiền nhập định) cho nhận thức, trên cơ sở khí công dưỡng sinh đã có. Như vậy, có thể nhận định, mục đích sơ khai, nguyên thủy của thiền là tu thân, luyện tâm, an thần, hầu "giũ bỏ", "giải thoát" khỏi sự lũng đoạn bởi tính bất toàn của khái niệm-suy lý, để có được một trí tuệ ngày càng minh mẫn, sáng suốt nhằm đạt đến khả năng thấu tỏ được, "giác ngộ" được bản chất vốn dĩ của thực tại (cũng chính là "thực tại cuối cùng", theo cách gọi của thiền học). Lịch sử thực hành thiền đã cho phép khẳng định rằng, nhờ "nhận thức nội tâm" mà triết lý Phương Đông, một cách thuần túy định tính và cũng chỉ trên bình diện đại ý, đã đạt được sự nhận biết về bản chất của thực tại khách quan tương đối đúng hơn, sát thực hơn triết lý Phương Tây. Nhưng không phải vì thế mà triết lý Phương Đông không phạm phải những ngộ nhận (nhận định sai) nghiêm trọng. Đến tận ngày nay, dù thiền học đã nhận diện được phần nào "chân dung" về tính biến hóa huyền ảo đến vô thường của tổng thể các sự vật-hiện tượng trong Vũ Trụ, đồng thời cũng biết rằng không thể dùng khái niệm-suy lý "vẽ ra" được "chân dung" ấy, dù là bằng những nét đơn giản nhất, một cách tuyệt đối xác đáng mà không vấp phải một "khuất tất" nào, thì vì vẫn chưa biết được nguyên nhân sâu xa dẫn đến tính bất toàn vốn dĩ của khái niệm, hơn nữa là vẫn chưa tỏ tường được đến cội nguồn bản chất của sự nhận thức, nên đã lý giải lầm lạc theo hướng huyền bí hóa về thực chất của thiền, cũng như về thực chất thứ gọi là "nhận thức nội tâm" hay sự "trực nhận", từ đó mà thiền học cũng kêu gọi "tẩy chay" khái niệm, loại bỏ suy lý khỏi tư duy nhận thức và chỉ khi đạt được như thế thì mới có thể tiếp cận được (giác ngộ, đốn ngộ, bừng ngộ, đại ngộ...) chân lý đích thực là chân lý, thực tại chính xác là thực tại (nhưng khi đã "ngộ" được cái sự thể "thế này mà cũng thế kia, phải mà cũng không phải" của thực tại thì khó mà xác định chắc chắn được bằng ngôn ngữ, nghĩa là theo thiền học, ai "ngộ" người đó biết, như một kinh nghiệm cá nhân không thể truyền đạt, vì sự "ngộ" đó ở "tầng"..."vô niệm"!!!).
Cần phải thấy rằng, "nhận thức nội tâm" hay "trực nhận" chỉ có thể được coi là những nhãn mác do chủ quan qui ước, dùng để "đặt tên", để phân biệt một dạng nhận thức tương đối có tính riêng nhờ thiền định mà đạt được (và chúng ta cũng đã đặt tên là "nhận thức đặc biệt", để tạm phân biệt với "nhận thức thông thường"- tạm hiểu là nhận thức "không trải qua" thiền). Có thể định nghĩa, nhận thức đặc biệt là một dạng, một bộ phận của nhận thức nói chung, thuộc về quá trình nhận thức thế giới khách quan của loài người. Chính vì lẽ đó, nhận thức đặc biệt cũng là nhận thức gián tiếp, nghĩa là trong nhận thức đặc biệt, dù có thể không thấy sự hiện diện của khái niệm-suy lý, thì đó chỉ là vì "lãng quên" có tính tương đối và tạm thời, còn một cách tuyệt đối, không thể thoát ly, chối bỏ được chúng, cũng như không thể triệt tiêu được đặc tính hoạt động theo nguyên tắc từ kế thừa đến sáng tạo của tư duy, tồn tại xuyên suốt quá trình nhận thức ấy. Khi thiền học nói rằng, chỉ bằng trực nhận mới "đốn ngộ" (nắm bắt) được "thực tại cuối cùng"- thực tại đích xác là thực tại (!), thì cũng hàm ý thừa nhận "trước đó" có (những) thực tại chưa cuối cùng, chưa đích thực, được "hình dung" ra bằng nhận thức thông thường, đã bị khái niệm-suy lý lũng đoạn, làm cho sai lạc, và nhiệm vụ của trực nhận chính là "loại bỏ" sự sai lạc ấy. Mặt khác, vì không thể trực nhận (theo đúng nghĩa đen là nhận thức trực tiếp), nên có thể "phăng ra" từ câu nói trên của thiền học như sau: nhận thức đặc biệt là một "phương tiện" của hoạt động tư duy nhờ thiền mà có, được dùng nhằm tìm hiểu lại cho chính xác cái thực tại đã quan niệm được bằng nhận thức thông thường. Như thế, lại phải suy ra, không có "kinh nghiệm nhận thức" và đối tượng nhận thức thì cũng không thể có nhận thức đặc biệt, hay nói cách khác, trước tiên là phải có một tích lũy tri thức ở mức độ nhất định nào đó đã tiếp thu được từ nhận thức thông thường, rồi trên cơ sở đó, dựa vào đó đồng thời cũng lấy đó làm đối tượng mà bắt đầu tiến hành nhận thức đặc biệt nhằm khắc phục, loại trừ về mặt định tính (!) những sai lạc trong hiểu biết do tính bất toàn của khái niệm gây ra. Từ hoàn toàn "mù tịt", chưa có một tý nhận biết nào cả mà đòi thiền ngộ để tiếp cận chân lý, thì dù là Đức Phật Thích Ca tu tập đến hết đời bên gốc cây bồ đề, cũng chỉ là vô vọng! Sự "nhận thức nội tâm" của thiền học dù có thâm hậu đến đâu chăng nữa thì may ra cũng chỉ phụ trợ phần nào, chứ không bao giờ có thể thay thế được nhận thức trên cơ sở nghiên cứu khoa học, hơn nữa, nếu chỉ bằng "nhận thức nội tâm" thôi, chắc chắn loài người không thể "gặt hái" được một kho tàng tri thức đồ sộ và một nền văn minh siêu việt như hiện nay! Nhất quyết không thể nào bằng "nhận thức nội tâm" của thiền mà "ngộ" được bản chất của hiện tượng vạn vật hấp dẫn là gì, hay "thực tại cuối cùng" về tương tác hấp dẫn là như thế nào! Cuối cùng, để dung hòa hai quan niệm khác nhau giữa chúng ta và thiền học về sự nhận thức "trong" thiền hay sự thiền ngộ, chúng ta kết lại thế này: trực nhận là nhận thức lại một cách định tính cái đã nhận thức, trong tình trạng tâm thần mà hoạt động tư duy trừu tượng đã được thiền "đưa về rất gần", giống như với lối suy nghĩ hồn nhiên đậm nét (!) bản năng, "chưa vướng bụi trần" thời cổ xưa, khi bộ não chưa "biết đến" khái niệm, chưa biết nhận thức thực sự, vì thế mà khái niệm-suy lý tuy vẫn tồn tại và phát huy tác dụng trong suy nghĩ (đương nhiên!), nhưng sự hiện hữu của chúng (trước "người trần mắt thịt") thì "lặn xuống", chìm sâu vào tiềm thức, làm cho thiền học tưởng rằng đã loại bỏ được khái niệm-suy lý khỏi tư duy trừu tượng, nên cũng tin rằng đã đạt đến "tầng" ưu tư vô niệm, khoáng đạt giữa mơ hồ, hối hả trong yên tịnh, được ví như một sự "im lặng sấm sét" chờ "bừng ngộ", từ đó có được sự nhận thức trực tiếp (trực nhận) hay sự "nhận thức nội tâm" đầy trí huệ, và vì theo lời các thiền sư, không thể "nói ra" chính xác những gì "đốn ngộ" được từ đó, nên chúng ta cũng có thể (tạm) gọi đó là "nhận thức câm nín"! "Cô kết" lại, chúng ta viết: TRỰC NHẬN = IM LẶNG SẤM SÉT = NHẬN THỨC CÂM NÍN.
Ngày nay, do lối giải thích còn nhuốm màu huyễn hoặc, kỳ ảo về bản chất thiền của các nhà thiền sư nên nếu không là hầu hết thì cũng rất nhiều người còn hiểu "lơ mơ" về nó. Mặt khác, trong thực tiễn đời sống, không ít người vì "hiểu biết không rõ ràng" như thế nên sùng bái thiền một cách mù quáng, đã 'lẫn lộn" gán cho nó cả cái khả năng có thể làm xuất hiện ở các thiền sư, hay ở những người thực hành thiền lâu dài nói chung những năng lực tâm linh siêu việt, phi phàm, chẳng hạn như: cảm giác xuyên không-thời gian (thấu thị, thấu thính, linh (ngoại) cảm...), chữa bệnh bằng "phát, truyền khí", bằng dẫn dụ từ xa...Mục đích nguyên thủy của thiền là tu tập đạt đến an thần tĩnh trí thực sự để có được một thần thái thông tuệ nhằm trước hết là giác ngộ, giũ bỏ mê lầm, vượt thoát vô minh, mở ra khả năng thấu tỏ cõi nhân sinh, nhận chân được ý nghĩa đích thực của đời sống, từ đó mà cũng hình thành một thái độ sống vô chấp bất cầu, một tâm niệm sống ung dung an hòa. Với ý nghĩa ấy, thiền không thể tạo ra được bất cứ một công năng đặc dị có tính phi thường nào, cũng như một vận động tinh thần có tính huyền diệu (tâm linh) nào ở những người thực hành thiền (hành giả). Nếu không thế thì một cách phổ biến (!), tất cả các nhà sư "gạo cội" của Đạo Phật đều phải có không nhiều thì ít những khả năng tâm linh siêu việt. Nhưng trong hiện thực, đâu có thấy hiện tượng đó! Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, dù là rất ít thì cũng có những thiền sư đạt được năng lực ngoại cảm bằng thiền, về một hay vài khía cạnh nào đó. Vậy, cần phải hiểu như thế nào cho đúng về tác dụng của thiền? Nếu chỉ có một mục đích như trên thì thiền được hiểu như chúng ta đã hiểu, còn nếu cho rằng thiền còn có mục đích thứ hai là hướng tới khả năng làm xuất hiện ngoại cảm thì cũng phải cho rằng thiền là tên gọi chung của hai cách thức thiền, cách thứ nhất có tên riêng tạm gọi là "thiền ngộ", cách thứ hai tạm gọi là "thiền công". Về thiền ngộ thì như chúng ta đã trình bày, còn về thiền công thì trước đây, trong phần "đi tìm" nguồn gốc của thiền, chúng ta cũng đã đề cập "thoáng qua". Không thể phân định dứt khoát được, nhưng một cách tương đối, có thể nói rằng, nếu thiền ngộ nhằm tăng tiến "độ tỉnh táo" cho hoạt động nhận thức, thì thiền công nhằm tăng cường "mức mãnh liệt" cho vận động thần cảm (tạm gọi vậy thôi!). Chính thiền công, trong những điều kiện kích hoạt đạt đến chín muồi nào đó, mới có tác dụng làm xuất hiện khả năng tâm linh ở số ít hành giả. Hai cách thức thiền ấy đều có chung một nguồn gốc xuất phát, vì thiền, như chúng ta đã bàn luận, hình thành trên cơ sở khí công và đồng thời nhận nguyên lý cơ bản của khí công làm nguyên tắc nòng cốt trong tu tập. Đến đây, "chắp nối" lại, chúng ta đã có thể hình dung ràmh mạch hơn về thiền và cả khí công nữa.
Vào thời thượng cổ, miền đất duyên hải dọc bờ biển thuộc Đông Nam Châu Á - Nam Trung Hoa, nhờ được thiên nhiên "ban cho" một chế độ thời tiết-khí hậu cũng như thổ nhưỡng tương đối an hòa đối với đời sống sinh vật, nghĩa là cũng dồi dào thức ăn cho con người hơn ở những nơi khác, nên cư dân nguyên thủy quần cư chủ yếu ở đó mà đông đảo nhất có lẽ là trên dải đất Bắc-Trung Việt Nam ngày nay. Tuy nhiên, có những thuận lợi cơ bản về tìm kiếm miếng ăn thì cũng có những bất lợi về sinh hoạt-đời sống, vì không phải lúc nào cũng gặp "mưa thuận gió hòa", và nhất là thường xuyên phải sống trong một môi trường "lầy lội" với sông ngòi, hồ ao chằng chịt, đồng thời phải chịu đựng mùa giông bão, lũ lụt kéo dài, xảy ra hàng năm theo chu kỳ. Tình hình đó đã như một động lực hối thúc cư dân tăng cường hơn nữa về qui mô cũng như tính hiệu quả cho hoạt động tìm kiếm và săn bắt-lượm vớt các sinh vật thủy sinh trong sông ngòi, ao hồ và biển cả để làm thức ăn. Điều đó cũng như kinh nghiệm hoạt động mưu sinh trong môi trường nước đã tích lũy được từ trước, hợp thành yếu tố tiền đề làm xuất hiện sự luyện thở. Luyện thở lúc đầu đơn thuần chỉ nhằm nâng cao hiệu quả của việc kiếm ăn trong môi trường nước. Dần dà người ta còn phát hiện ra tính năng thứ hai của nó là tăng cường sinh lực, và từ đó, qua thời gian, nó được hun đúc thành như một cách thức tồn tại trong quần thể-xã hội cư dân, nhằm cải thiện sự thở, dưỡng sinh, hơn nữa là làm nâng cao nội lực. Chúng ta gọi cách thức luyện thở (chắc còn rất sơ khai) đó là "luyện thở dưỡng sinh" và cho rằng cùng với tiến trình nhận thức, luyện thở dưỡng sinh được điều chỉnh, bổ sung, làm sâu sắc thêm để trở thành một phương thức tu thân luyện tâm có cơ sở lý luận thực sự, (tạm) gọi là "khí công dưỡng sinh". Vậy, có thể nói, luyện thở dưỡng sinh là tiền thân của khí công dưỡng sinh, khí công dưỡng sinh là tiền thân của khí công ngày nay. Ngày nay, lý thuyết khí công đã trở nên "đồ sộ", là tập hợp lý thuyết của rất nhiều môn phái, trường phái khác nhau, có thể phân biệt được với nhau về "tiểu tiết", nhưng về đại thể thì đều theo nguyên tắc "tu thân luyện tâm" và có chung một yếu lĩnh tu tập cơ bản là "luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư". Trong lý thuyết khí công, để dễ bề tiếp cận nhằm triển khai thực hành, dù không thể dứt khoát được, dù là siêu hình, thì khí công vẫn được phân tương đối thành hai loại lớn theo hình thức thể hiện và công dụng chủ yếu của chúng, đó là "khí công động" và "khí công tĩnh". Không hẳn đúng nhưng vẫn có thể tạm cho rằng, khí công động "có mặt" chủ yếu trong rèn luyện võ thuật, tôi luyện võ công (thường gọi là luyện (ngoại) công), với công dụng chủ yếu nhằm "tu thân", tức là làm tăng tiến mạnh mẽ nội lực cơ thể đến mức đạt được những "công năng đặc dị" siêu phàm nào đó (như một mình phát công đánh quị mấy chục võ sinh một lúc, chịu được xe lu cán qua người mà không chết...) tùy theo từng phép luyện công. Còn khí công tĩnh "có mặt" chủ yếu trong tu tập dưỡng sinh, luyện thở điều khí, với công dụng chủ yếu nhằm "luyện tâm", tức là làm cho tinh thần ngày càng sung mãn và sung mãn đến mức có được những "thần lực" phi thường và thậm chí là cả những "thần thức" tâm linh nào đó (như phát khí chữa bệnh nan y, làm thay đổi thành phần hóa học một chất lỏng,..., thấu thị, thấu thính,...) tùy theo từng phép luyện (nội) thần. Không thể tách bạch tuyệt đối được giữa động và tĩnh, cho nên nghĩa của "tĩnh" trong khí công tĩnh chỉ mang tính tương đối thôi (chẳng hạn "múa" Thái cực quyền trên một cơ sở qui ước nhất định vẫn thuộc về khí công tĩnh). Có một cách thức tĩnh nhất trong khí công tĩnh, thời xưa không biết tên gọi của nó là gì, ở đây chúng ta cứ gọi là thiền và đã cho rằng nó là gốc xuất phát chung của thiền ngộ và thiền công. Thuở đầu tiên, công dụng của thiền chỉ đơn giản là luyện tâm tu thần nhằm dưỡng sinh mà thôi. Về sau nó mới trở thành một phương thức tu tập tương đối độc lập nhằm đạt tới những thần lực và thần thức có tính kỳ diệu, siêu linh. Nếu thế, quan niệm cho rằng thiền ngộ và thiền công có nguồn gốc chung là thiền như đã nêu ra ở trên chưa hợp lý lắm, mà có lẽ đúng hơn phải cho rằng gốc xuất phát của thiền ngộ là thiền công, như một nhánh rẽ từ thân cây vào lúc nào đó ở thời cổ đại (trước khi Đức Phật xuất hiện!). Dùng tên gọi là "thiền" cho dễ bề dẫn giải, nhưng để rõ ràng hơn, nên "quan sát" thiền dưới góc độ khí công với tên gọi "khí công thiền pháp" (luyện khí công theo cách thiền). Khí công thiền pháp là phương thức tu tập tĩnh nhất thuộc khí công tĩnh. Thiền ngộ xuất phát từ khí công thiền pháp như một nhánh quan trọng và
dần phát triển thành cách thức luyện tâm tu thần có tính riêng, tương đối độc lập, nhằm chủ yếu tăng cường nhận thức đúng đắn về xã hội-nhân sinh, về ý nghĩa đời sống, từ đó mà thấm nhuần một lối sống bình thản, an hòa, vị tha, nhân hậu (nhưng thử hỏi từ xưa đến nay đã có ai tu thiền mà giác ngộ được mặt khách quan trong nguồn gốc gây ra sự đau khổ???)...
Đây mới là điều huyền bí lớn lao mà cũng là điều gợi mở sâu xa, vừa là thách đố "ghê hồn" vừa là hé lộ "bạt vía" đối với tri thức loài người ngày nay: không phải ai thực hành khí công bền bỉ, lâu dài cũng đạt được những công năng đặc dị mang tính thần kỳ về thể chất hay tinh thần theo ý mình muốn, mà điều đó chỉ có ở một số rất ít hành giả được cho là có "duyên" (sự tương thích!?), trong khi đó không hiếm người chẳng cần qua luyện công hay tu thiền gì cũng sở đắc được một hay vài công năng ấy (nói cụ thể thì phần lớn trong số người này có được khả năng dị thường sau một sự cố nào đó tác động rất mạnh đến thân-tâm (như một "xung" kích hoạt gây đột biến hoạt động thần kinh?), ngoài ra là những người bẩm sinh đã sẵn có và cả những người lúc đầu không có nhưng tự dưng lại có (hoặc đang có tự dưng mất đi) vào lúc ngẫu nhiên nào đó trong cuộc đời. Nói chung, trong xã hội có rất nhiều câu chuyện ly kỳ về năng lực phi thường, về tâm linh huyền diệu ở con người do kiên trì tu tập mà có và không cần tu tập cũng có, thật vô cùng khó tin nhưng cũng thật không thể phủ nhận được tính hiện thực của chúng...Trên cơ sở quan niệm về thực tại khách quan tự "dựng đứng" cho riêng mình (tất nhiên, cũng phải bắt đầu từ sự kế thừa, và dù đúng hay sai chưa biết), chúng ta đã "bất khuất" (vì mắc chứng hoang tưởng vĩ cuồng mà!) hình dung một cách "bạt mạng" nhất (vì vô học mà!) ra bản chất tồn tại-vận động (ở tầm định tính sơ khai thôi!) của thứ mà khoa học đã gọi là "trường sinh học"- nơi (chúng ta cho là) "chứa đựng" nguồn gốc chung nhất của mọi hiện tượng tâm linh, để từ đó có thể (tạm) giải thích nhất quán được bằng "giọng lưỡi" vô thần (nhưng lại phản khoa học nhất?) hầu hết các hiện tượng nhân sinh dị thường (như gặp ma, ma nhập, cầu cơ, thấy vong, linh cảm, linh tri, báo mộng, thấu thị, thấu thính, đầu thai lại, phát khí chữa bệnh từ xa...). Nếu được huyên thuyên "phét lác" ra đây thì kể cũng thích chí kiểu "Lời quê chắp nhặt dông dài / Mua vui cũng được một vài trống canh" của Nguyễn Du, nhưng...thôi (!), thứ nhất, chắc gì đã phi lý, quên, đã hữu lý (?), tốn tâm huyết lải nhải đến tràng giang đại hải không khéo đã chẳng có ai "mua vui" cho mà còn bị phang "vài trống canh" vì tội "chửi xéo" này nọ thì kể cũng...khí buồn, thứ hai, nó chẳng ăn nhập gì vào nội dung ở đây cả, thứ ba, điều chủ yếu, không nên phung phí thời gian một cách "lãng nhách" vì sắp chết..., lại quên (!), sắp hết mẹ nó rồi! Chúng ta nêu vấn đề ra chỉ mong tỏ rõ hơn phần nào những "hô hoan" về thiền mà chúng ta đã trình bày ở trên vậy thôi...
Như thế, theo ý chúng ta, rõ ràng Charvaka và Kỳ Na Giáo đều phạm sai lầm khi cho rằng có thể tiếp cận được chân lý khách quan một cách trực tiếp (không cần thông qua suy lý) và hơn nữa, chỉ có nhận thức bằng cách đó (một đàng là thuần túy trực giác, một đàng là trực tiếp chiêm nghiệm tâm linh) thì mới "biết chắc chắn" được chân tướng của sự thực khách quan. Tuy nhiên, quan niệm sai lầm về nhận thức ấy chỉ là kết quả của sự ngộ biện ngây thơ, mang tính hình thức, được dùng trên "bàn tròn tranh luận" nhằm chủ yếu "tránh né" tính bất toàn của khái niệm-suy lý gây ảnh hưởng tiêu cực đến học thuyết của họ, thế thôi, chứ trong thực tế, hầu như không có tác dụng tốt hay xấu nào đối với quá trình tìm hiểu xã hội-nhân sinh của họ. Bởi vì "tô son điểm phấn" thêm hay "gọt tỉa" bớt đối với sự nhận thức để "trưng ra" bất cứ "kiểu" nhận thức nào cũng được, nhưng tiên quyết và như một tất yếu, phải "học thuộc" ngôn ngữ, đồng thời trải qua giai đoạn cơ bản của nhận thức thông thường cái đã. Làm sao có thể "giũ bỏ" suy được khi nó tồn tại vốn dĩ trong tư duy mà tự nhiên đã mặc định, cũng như làm sao có thể "trừ khử" được suy lý khi nó đã ngấm rất sâu vào "máu thịt" của tư duy và "một phần" trở thành như một vận động bản năng trong tư duy con người theo "đòi hỏi" tự nhiên nảy sinh ra từ quá trình tiến hóa-thích nghi sinh vật? Như vậy, "nỗ lực" kiểu gì cũng không bao giờ có thể "tước đoạt" sự suy lý của tư duy nhận thức! Quan niệm trực tiếp giác ngộ chân lý của Kỳ Na Giáo không khác của thiền học và chúng ta đã nói rồi, không lặp lại nữa. Còn quan niệm "nắm bắt" chân lý nhờ cảm giác trực giác thuần túy của Charvaka thì nên được hiểu như thế nào?
Tồn Tại là tuyệt đối vốn dĩ thế nên Tự Nhiên Tồn Tại được khẳng định tuyệt đối, cũng có nghĩa là tuyệt đối không có Hư Vô! Suy ra từ đó mà thấy Tồn Tại tuyệt đối được bảo toàn. Tồn Tại được bảo toàn tuyệt đối nghĩa là tuyệt đối không thể được sinh ra thêm mà cũng tuyệt đối không thể bị mất bớt đi, và đó được coi là một hệ quả rút ra từ nguyên lý Tự Nhiên, trở thành nguyên lý cơ bản thứ ba (gọi là "nguyên lý bảo toàn Tồn Tại", bên cạnh nguyên lý tương tác và nguyên lý nhân-quả) của Vũ Trụ. Về mặt "biểu hiện", Tự Nhiên Tồn Tại chính là Vũ Trụ tổng hòa các tồn tại luôn biến đổi lẫn nhau từ dạng này sang dạng khác, từ thế này thành thế khác, là tổng thể các sự vật-hiện tượng vận động và chuyển hóa không ngừng, tuân theo nguyên lý Tự Nhiên, cũng có nghĩa tuân theo ba nguyên lý cơ bản là nguyên lý tương tác, nguyên lý nhân-quả và nguyên lý bảo toàn (xin lỗi C. Mác!). Như vậy, không thể khác, Vũ Trụ phải được thấy là một hệ thống cân bằng động tuyệt đối, vô tiền khoáng hậu và tuyệt cùng vĩ đại. (Thuyết Vũ Trụ sinh ra từ "Vụ nổ lớn" (Big Bang), bắt đầu từ một "điểm kỳ dị" và đang giãn nở lạm phát, "tối kỵ" lập luận này, vì nó sẽ phải "khăn gói ra đi" khỏi vật lý học nếu lập luận này là...chân lý! Còn nếu không? Chúng ta đúng là lũ...khùng! Nhưng...quen bị "chửi" thế nhiều rồi, nên bắt chước nhà thơ Phan Khôi, chúng ta tuyên bố: "Làm sao thì cũng chẳng làm sao, mà dù có thế nào thì cũng chẳng làm chi, làm chi thì cũng chẳng làm chi, mà dù có chuyện gì thì cũng...chẳng làm sao"!!!).
Trái Đất là một thực thể trong tổng hòa các tồn tại của Vũ Trụ, nghĩa là cũng phải "nằm" trong mối tương tác và chuyển hóa có liên quan với nhau, phụ thuộc lẫn nhau giữa nó và các tồn tại xung quanh nó, hay có thể nói trong phạm vi qui ước tương đối, giữa nó và môi trường chứa nó (mà cụ thể là Thái Dương Hệ). Sự tồn tại tương đối ổn định và lâu dài theo thời gian cho phép chúng ta xác định rằng, Trái Đất cùng với bầu khí quyển của nó là một hệ cân bằng động tương đối, nghĩa là tương đối cân bằng trong tương tác, trao đổi năng lượng với "bên ngoài", dẫn đến cũng có vận động nội tại (tương tác, chuyển hóa năng lượng "bên trong") tương đối cân bằng, ổn định. Do đó, lại cũng chỉ là tương đối thôi (!), trong một phạm vi qui ước "phù hợp với tự nhiên" (nghĩa là có tính hợp lý, tính khách quan), ở tầng "nhận diện" vĩ mô nào đó tạm gọi là "tầng cảm giác sinh vật", có thể coi Trái Đất và bầu khí quyển của nó là một hệ tự nhiên tồn tại (Tự Nhiên Tồn Tại tương đối!) có tính độc lập-cô lập trong Vũ Trụ, và chúng ta gọi đó là "thiên nhiên" (của thế giới sinh vật). Vì là bộ phận, đồng thời cũng là một phần tương đối hoàn chỉnh, như một hoạt cảnh thu nhỏ của Tự Nhiên Tồn Tại, nên thiên nhiên cũng phải "mang" bản chất của Tồn Tại, cũng như phải vận động chuyển hóa tuân thủ nguyên lý Tự Nhiên hay ba nguyên lý cơ bản, dù có thể là dưới những dạng triển khai theo cách đặc thù. Nhờ như thế mà qui luật đấu tranh sinh tồn-qui luật đầu tiên và cơ bản nhất trong thế giới sinh vật-, được tạo lập nên, để rồi dưới sự tác động của nó mà xuất hiện sự vận động thích nghi sinh vật, và có thể nói vận động thích nghi sinh vật dẫn đến tiến hóa-thích nghi sinh vật là một quá trình bao trùm, liên tục và xuyên suốt trong không gian và thời gian (của thiên nhiên), từ cá thể đến toàn thể và ngược lại, từ toàn thể đến từng cá thể của thế giới sinh vật.
Tiến hóa-thích nghi làm tăng cường khả năng sinh tồn ở mọi giống loài sinh vật. Trong sự tăng cường ấy có sự tăng cường độ tinh nhậy của cảm giác. Nhưng do bị khống chế bởi tính hữu hạn của thiên nhiên (về mọi mặt) nên sự tăng cường khả năng sinh tồn bằng cách chuyển hóa, biến đổi hình thái vận động sinh học nội tại cũng như cấu tạo thể chất ngoại hình sinh vật (xét trên bình diện toàn thể các giống loài cũng như trên từng cá thể sinh vật trong môi trường sinh thái), cũng bị giới hạn, nghĩa là ở mức hạn định của sự tăng cường mà thiên nhiên "cho phép", nếu phải ưu tiên "theo thực tế đòi hỏi" tăng cường khả năng sinh tồn cho mặt này mặt kia trong quá trình hoạt động mưu sinh sinh vật thì chỉ còn cách "lấy bớt đi" khả năng sinh tồn ở những mặt khác. Điều đó cho thấy, chỉ có thể có sinh vật đạt thích nghi tối ưu tương đối chứ không thể có một sinh vật thích nghi hoàn hảo tuyệt đối trong thiên nhiên. Riêng đối với sự tăng cường cảm giác cũng vậy, không thể có một hệ cảm giác thực sự hoàn hảo ở bất kỳ cá thể sinh vật nào, vì "được cái này thì mất cái kia", "tăng cái kia thì giảm cái nọ"...Ngày nay, hệ thống cảm giác được cho là hoàn chỉnh nhất mà quá trình tiến hóa-thích nghi tạo ra được là hệ thống gồm cảm giác trực giác và cảm giác gián giác, trong đó cảm giác trực giác gồm năm loại là xúc giác (sờ), thị giác (nhìn), thính giác (nghe), khứu giác (ngửi), vị giác (nếm), còn cảm giác gián giác là cảm giác trực giác đã được "tinh thần hóa" (bởi tư duy trừu tượng). Hệ thống ấy ở con người được (chính loài người!) đánh giá là tối ưu nhất. Có thể nêu ra hàng loại thí dụ giản đơn về cảm giác gián giác. Chẳng hạn trước một cảnh vật, cảm giác trực giác chỉ cho thấy mức độ động-tĩnh, sáng-tối, trong-đục, đơn sắc-sặc sỡ..., nhưng ở nhiều người còn thấy xấu-đẹp, yêu-ghét, buồn-vui..., thì đó là cảm giác gián giác-cảm giác trực giác đã bị "lũng đoạn" bởi tư duy trừu tượng. Con chó thấy chủ về, vẫy đuôi, nhảy cơng cỡng, rú rít chạy bên chủ, thì hành vi đó ít nhiều gì cũng là sự thể hiện vui mừng "một cách vô tư", nghĩa là ít nhiều gì đó cũng là kết quả của cảm giác gián giác...
Lúc đầu, tương tự như trong thế giới vô sinh chỉ có giác, trong thế giới sinh vật cũng chỉ có duy nhất cảm giác trực-xúc giác. Cảm giác trực-xúc giác của một thực thể sinh vật được hình thành trực tiếp từ giác, là cảm nhờ giác trên cơ sở trực tiếp tiếp nhận (những) tác động đến từ môi trường, qua vùng tiếp xúc với môi trường của thực thể sở hữu cảm giác đó. Nói chung, những cá thể sinh vật chỉ có cảm giác trực-xúc giác đều được xếp vào hàng các giống loài có mức độ tiến hóa thấp. Quá trình tiến hóa- thích nghi đã làm xuất hiện những giống loài sinh vật sở hữu nhiều loại cảm giác. Để phần nào hiểu được tại sao lại có xu hướng đó, chúng ta có thể tạm chia sinh vật thành hai loại là sống định vị một chỗ và sống di chuyển thường xuyên. Tiêu biểu cho loại đầu là cây cối. Tại sao cây cối chỉ "cần" cảm giác trực-xúc giác mà không "cần" thêm loại hình cảm giác nào khác? Chức năng duy nhất và chung nhất của cảm giác trực giác là phục vụ sinh tồn. Do đó, khi yêu cầu về đảm bảo sinh tồn đòi hỏi đối với nó thì nó sẽ được tăng cường về (cái tạm gọi là) độ chi tiết hóa, hay độ tinh nhậy hóa, mà có khi là cả hai, tùy vào định hướng ưu tiên lựa chọn trong tình hình cụ thể. Đó chính là nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện nhiều loại hình cảm giác trực giác ở một cá thể sinh vật. Đối với cây cối, chúng sống nhờ đất, nước, không khí và ánh sáng, toàn những thứ có sẵn, "hơi bị nhiều" nên coi như thường xuyên đầy đủ, chỉ cần "đứng vững đó" là sống rồi, do đó, ngoài cảm giác trực-xúc giác nhằm trao đổi chất và hấp thụ dinh dưỡng ra, chúng (đâu có lòng tham kỳ quặc như con người!) chẳng cần "tư hữu" thêm thứ cảm giác nào khác nữa cho..."rách việc".
Theo chúng ta hình dung, sự sống được thiên nhiên tạo ra trong lòng biển mà dạng ban đầu là một tiểu thể "vừa sống vừa không sống" vì còn giác là chính, cảm mới có tính mầm mống (đơn bào không nhân?). Khi vùng lòng biển đã "tạo điều kiện" cho "ra đời" một tiểu thể tiền sự sống thì nó cũng tất yếu cho "ra đời" nhiều tiểu thể tiền sự sống và làm hình thành nên một tập hợp, một quần thể tiền sự sống. Sự biến đổi thường xuyên trong ổn định tương đối có đôi khi xen vào những biến đổi đột xuất gây bất ổn của môi trường sinh thái biển, đã manh nha hiện tượng đấu tranh sinh tồn và tiến hóa-thích nghi của tiền sự sống, thể hiện ra là sự củng cố, chuyển hóa giác thành cảm giác thực sự, tạo ra sự chủ động làm tăng hiệu quả tiếp thu dinh dưỡng. Phải chăng chính quá trình làm xuất hiện sự chủ động định hướng làm tăng hiệu quả tiếp thu dinh dưỡng, trong điều kiện môi trường biến đổi thường xuyên lúc thuận lợi lúc bất lợi đã là nguyên nhân kích thích xuất hiện hình thức sinh sản đầu tiên của sinh vật-sự phân bào? (Lịch sử hình thành sự sống rất phức tạp, cho đến nay vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng và đang được tiếp tục nghiên cứu. Sự hình dung thô phác của chúng ta là từ một góc độ khác và không có tính chuyên môn. Tuy nhiên về mặt "đường lối", theo chúng ta, mượn kiểu nói của nhà văn hóa Vương Hồng Sển, là..."tạm xài được"!)...Tiếp tục hình dung, sự sống đơn điệu thời kỳ đầu trong biển cả, theo cuộc tiến hóa-thích nghi sẽ dần trở nên tương đối phong phú, đa dạng giống loài (không xương), mà trong đó có tiền thực vật (sinh thể lam) và những sinh vật lấy nó làm nguồn thức ăn. Đến một giai đoạn nào đó, trong điều kiện sinh thái biển trở nên đặc biệt thuận lợi, sẽ làm xuất hiện hiện tượng tăng trưởng lạm phát mang tính đột biến về số lượng cá thể sinh vật biển, mà trước tiên là sinh thể lam (tạm gọi là "rong rêu" cho tiện!), loài đồng thời cũng đóng vai trò như một xúc tác kích thích tăng trưởng lạm phát đối với ít ra là loài trực tiếp "xơi" nó. Tình hình đó làm cho sự "dạt lên bờ" của rong rêu trở nên phổ biến và thường xuyên. Lúc đầu, rong rêu mắc cạn luôn là chết, nhưng cũng có những rong rêu mắc cạn "suýt chết" thì được "cứu sống" nhờ sóng biển, triều dâng, mưa...đưa lại về biển. Dần dà, theo thời gian, sự tiến hóa-thích nghi sẽ làm cho một số rong rêu có thể sống "lưỡng cư" trên cạn dưới nước (tảo) rồi thành thực vật sống hẳn trên cạn (dương xỉ) và từ đó chuyển hóa thành đa giống loài thực vật mới, mở ra quá trình lan tỏa sinh cư ra hầu khắp Trái Đất (kể cả trong bầu khí quyển). Quá trình "lên bờ xuống ruộng" để có được lối sống định vị một chỗ thành những loài thực vật sống cạn của rong rêu sẽ tự nhiên kéo theo sự thích nghi sống trên cạn của sinh vật biển ăn rong rêu và đó chính là thủy tổ của những loài "vật ngọ nguậy" trên cạn và tiếp đó là động vật ăn thực vật. Sự tăng-giảm lạm phát về số lượng cá thể ở mỗi giống loài khi gặp môi trường sinh thái thuận lợi-bất lợi là qui luật có tính phổ quát trong thế giới sinh vật cho nên, trong vòng tác động của qui luật đấu tranh sinh tồn, có động vật ăn thực vật thì rồi cũng phải có động vật ăn thịt những động vật ấy, và cả ăn thịt lẫn nhau. Thủy tổ của động vật ăn thịt chắc chắn phải có nguồn gốc từ động vật ăn thực vật, phải bắt đầu từ một loài động vật ăn thực vật nào đó trong thời xa xưa tối cổ của lịch sử sự sống...Ở đây, chúng ta đang nói về sự tăng tiến cảm giác nên để dễ thấy vấn đề chúng ta "gói gọn" loại sinh vật có đời sống di chuyển thường xuyên (cũng tạm gọi là "du cư" cho gọn) là động vật có xương sống. Ngồi một chỗ, chẳng phải làm gì lại vẫn đủ "mâm cao cỗ đầy" mà an hưởng cuộc sống ngay từ lúc lọt lòng thì...còn gì bằng, và ai không muốn? Nhưng tính hữu hạn của thiên nhiên không cho phép tất cả sinh linh mà may ra (nếu không bị cướp ngôi hay đốn hạ giữa chừng!) chỉ có vua chúa và...cây cối được "hưởng ân huệ" đó! Vì vậy mới có loại sinh vật luôn phải "vật lộn" với cuộc sống đầy biến động, phải di động, lang thang thường xuyên để kiếm ăn trong tình trạng "khôn sống mống chết". Rõ ràng, đối với động vật, để có khả năng sinh tồn trong điều kiện như thế, chỉ có cảm giác trực-xúc giác đơn thuần thôi là không đủ. Vậy thì phải tăng cường cảm giác trực giác! Nhưng tăng cường bằng cách nào, như thế nào? Vì không thể tùy tiện "vượt ra ngoài khuôn khổ" sự vốn dĩ của Tự Nhiên nói chung hay sự mặc định của thiên nhiên nói riêng, cũng như phải tuân thủ những nguyên lý-qui luật về tồn tại-vận động, nên việc tăng cường cảm giác sinh vật chỉ có thể bằng cách "mở rộng và chuyên sâu" cảm giác trực-xúc giác.
Giác ở thực thể vô sinh thực chất là tiếp thu tín hiệu đến từ môi trường (từ đó mà thực thể vô sinh tự phát theo qui luật, chuyển biến nội tại sang trạng thái cân bằng động mới một cách tương phản (phản ứng lại môi trường), "nhằm" duy trì sự tồn tại của nó trong tình hình mới một khi nó vẫn còn (được coi) là nó!). Cảm giác trực giác ở sinh vật cũng tương tự như vậy, nhưng có điều hơn là "biết lựa chọn", chủ động chuyển biến một cách tương hợp (với môi trường) theo hướng có lợi cho sự sống. Vậy, tăng cường khả năng cảm giác trực giác cũng chính là tăng cường khả năng "nắm bắt" tín hiệu và xử lý tín hiệu đến từ môi trường. Xử lý tín hiệu trước hết là phân biệt được các tín hiệu khác nhau, cũng có nghĩa là phân loại tín hiệu. Chúng ta nhắc lại, mục đích của tăng cường cảm giác trước hết là đảm bảo khả năng sống còn và duy trì được sự sống còn ấy. Đối với động vật, sống trong điều kiện mà cuộc đấu tranh sinh tồn đã "phơi bày" rõ rệt về mức độ căng thẳng, gay gắt, nhiều khi lâm vào tình trạng quyết liệt "một mất một còn", đòi hỏi phải kích thích cường độ và nhịp điệu hoạt động cơ thể lên cao trào, sao cho nhanh hơn, mạnh hơn, bền hơn, uyển chuyển hơn, chính xác hơn, khéo léo hơn,..., nghĩa là (và đúng hơn là) sao cho đạt hiệu quả tối ưu trong công cuộc di cư, vận động tìm kiếm miếng ăn cũng như bảo toàn tính mạng trước "kẻ thù", thì để phục vụ cho yêu cầu ấy, cần thiết phải "nắm bắt" những loại tín hiệu nào để gọi là "đủ dùng" trong chừng mực "cho phép" của thiên nhiên? Trả lời ngay, khỏi cần "xoắn"(!), đó là ánh sáng (thuộc sóng điện từ lan truyền trong Vũ Trụ), âm thanh (thuộc sóng dọc lan truyền trong khí quyển), mùi (thuộc khuếch tán phân tử), vị (sự khác biệt "tự nhiên" về thành phần hóa học giữa các chất), áp lực-xung lực (thuộc tác động cơ học), nhiệt độ (thuộc dao động hỗn loạn cấp phân tử-nhiễu xạ). Và thiên nhiên, thông qua quá trình tiến hóa-thích nghi, đã "ban cho" động vật không những cảm giác được đủ các loại tín hiệu ấy (với những mức độ tinh nhậy khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể đối với đời sống của từng giống loài), mà còn trên cơ sở cảm giác trực-xúc giác, làm hình thành nên ở chúng những cơ quan "chuyên trách" cảm thụ từng loại tín hiệu ấy và thể hiện ra một cách đặc thù, đó là, thứ nhất, hệ "đầu mối" thần kinh xúc giác phân bố hầu khắp cơ thể động vật nhằm cảm nhận lực-áp lực tác động cơ học và cảm nhận nhiệt độ (xét cho cùng thì cũng là tác động cơ học!), thứ hai, "mắt" nhằm cảm nhận ánh sáng để "nhìn", thứ ba, "tai" nhằm cảm nhận âm thanh để "nghe", thứ tư, "mũi" (bên cạnh chức năng "thở", còn phải) nhằm cảm nhận mùi để "ngửi", thứ năm, "miệng" (bên cạnh chức năng "ăn", còn phải) nhằm cảm nhận vị để "nếm". (He, he...he! Động vật có xương sống, trong đó có "thằng người", trên cơ thể có năm giác quan và chỉ năm giác quan là vì thế! Thế sao người đời vẫn cho rằng còn có giác quan thứ sáu nữa? Ngộ nhận thôi, chứ...làm đéo gì có! (Văng tục kiểu đó thì sao mà thành trí thức, triết gia được, hả...chúng ta? Đéo thèm!!!). Năm "quan" là vừa đủ rồi, thêm "quan" nữa để "nuôi báo cô" đứa "ăn không ngồi rồi", lại còn nghĩ bậy làm bạ cho "rối tung" cơ thể lên, gây "náo loạn" thiên nhiên ấy à? Nhìn vào xã hội loài người thì biết, chỉ có con người là ngu thôi, chứ động vật nói chung và thiên nhiên đâu có ngu! Nói đúng ra, không có giác quan thứ sáu nhưng có thể có (vì lúc có lúc không!) cảm giác thứ sáu (còn gọi là "linh cảm") và nó "trú ngụ" trong "miền" còn bị lớp màn huyền bí che phủ của cảm giác gián giác. Chúng ta tràn trề hy vọng rằng rồi đây, sự huyền bí của hiện tượng linh cảm, cũng như của những hiện tượng dị thường đại loại như bịt mắt mà vẫn nhìn thấy cảnh vật, sẽ được khoa học phanh phui đến tận cùng chân tướng của chúng, mà trước hết, có thể giải thích sơ bộ (định tính) được trên cơ sở thừa nhận sự tồn tại của cảm giác gián giác và nguồn gốc xuất phát duy nhất của năm loại cảm giác trực giác là cảm giác trực-xúc giác.).
Để động vật có được hệ thống cảm giác trực giác thống nhất với năm giác quan hoạt động tương đối độc lập trong mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau như thế, thì đương nhiên bằng quá trình tiến hóa-thích nghi, chúng cũng phải có hệ thống thần kinh (gọi là) bậc cao để "đảm đương và hoàn thành nhiệm vụ", với cơ quan trung ương là một bộ não ít nhiều phải biết hồi ức (để phân định, lọc lựa, đo lường, đánh giá tín hiệu nhằm định hướng phản ứng, chọn cách hành động, "ra lệnh" thực thi), nghĩa là một bộ não ít nhiều biết tư duy trừu tượng. (Cần nói thêm cho rõ, năm giác quan của động vật chỉ đóng vai trò là năm cơ quan có cấu tạo sinh học đặc thù để (coi như) có khả năng chuyên giác (tiếp nhận, xử lý) một trong năm loại (tập hợp) tín hiệu kể trên rồi truyền ("ám hiệu", "tin tức") về cho cơ quan trung ương (tức bộ não) cảm nhận, chứ bản thân chúng không thể cảm được). Dù là một bộ não chỉ mới biết trừu tượng ở mức độ sơ khai nhất thì cảm giác của nó đã khác về chất so với cảm giác trực giác của cây cối rồi, vì tính trực giác trong cảm giác của nó không còn "thuần túy" (nên cũng "mù mịt") nữa, mà trong đó đã có tính gián giác, hay có thể nói: có "mầm mống" của gián giác, và vì thế, cảm giác của bộ não đó dù vẫn là cảm giác trực giác, nhưng đã được "nâng cấp" thành tinh tế hơn, "đậm nét" hơn. Như vậy, ở động vật, nhờ có được năm giác quan và đồng thời với sự hiện diện của tính gián giác (dù là ở mức độ còn manh mún, nhạt nhòa) trong cảm giác trực giác mà sự cảm nhận của nó về hiện thực xung quanh nó đã trở nên sâu rộng, tỏ tường, rạch ròi đến mức độ chỉ thua cảm giác trực giác của con người...có nhận thức (vì con người chưa biết nhận thức chỉ là động vật đội lốt người, và động vật biết nhận thức là con người trong thân xác động vật!).
Rốt cuộc, khi chưa có khái niệm, tức là khi chưa biết nói, cũng có nghĩa là khi chưa biết nhận thức, chưa qua nhận thức, con người trực giác cũng tương tự như động vật trực giác, hay nói đúng hơn "một chút", không khá hơn con tinh tinh trực giác là mấy. Nhưng khi đã biết nhận thức và đã qua nhận thức thì trực giác ở con người đã "thấm đẫm" gián giác, là thứ cảm giác trực giác đã được "chắp thêm" đôi cánh nhận thức, và vì thế mà vượt trội hơn hẳn trực giác ở loài động vật về các mặt tổng quát hóa, tinh tế hóa, thấu tỏ hóa...Một đứa bé chưa nghe ai nói và cũng chưa đến tuổi biết nói, khi nhìn thấy một đóa hoa, chỉ có thể cảm được "có cái gì đó không biết là cái gì". Nhưng nếu không phải đứa bé mà là một chàng trai thấy đóa hoa đó, thì ngay lập tức, như một bản năng, chàng ta "biết tỏng" đó là đóa hoa, và hơn nữa, nếu thấy đóa hoa đó đẹp và lại là người có tâm hồn mơ mộng, thì có thể chàng ta còn mở lời thảng thốt: "Ôi, tuyệt trần! Tươi thắm như một nàng trinh nữ hồn nhiên đang độ xuân thì!"...
Vào thời Ấn Độ cổ đại, các nhà duy vật-thực dụng Charvaka, vì chưa biết đến điều đó (mà làm sao biết được khi đến hôm nay chúng ta mới là người đầu tiên nêu ra !?), nghĩa là cứ tưởng rằng trực giác "của họ" vẫn là trực giác "trần trụi" khách quan chưa có sự "xen vào" của ý thức, cho nên họ mới quan niệm rằng những gì họ trực giác được (một cách chính xác rồi!) thì đều là sự thực khách quan, và chân lý là kết quả được "rút ra" trực tiếp từ chúng. Họ đâu biết rằng trực giác của họ không còn là "thứ" trực giác "thuần túy" của cây cối hay trực giác "câm nín" của động vật nữa, cũng đâu biết rằng những sự thực "không thể chối cãi" mà họ trực giác-chứng thực được, đều có sự "mách bảo và xúi dục ngầm" của nhận thức và suy lý qua "con đường ngầm" cảm giác gián giác (từ kinh nghiệm đã tích lũy, từ tri thức đã hun đúc, và...chưa chắc đã đúng hay hoàn toàn đúng!). Theo chúng ta quan niệm, có thể khẳng định rằng, khi người Charvaka trực giác, thì...đúng là họ trực giác, nhưng là "thứ" trực giác đã qua nhận thức, trên nền tảng khái niệm-suy lý, cho nên khi họ nói "đúc kết" trực tiếp chân lý từ đó, thì chân lý đó thực chất vẫn là kết quả của suy lý và vì thế, chưa chắc đã là chân lý đích thực, chỉ có điều họ đã vô tình (giống như Kỳ Na Giáo vô tình) không hề hay biết mà thôi!
Ngày nay, nhờ có trang thiết bị cực kỳ hiện đại do chính bản thân mình sáng tạo ra hỗ trợ, loài người đã tự nâng năng lực trực giác của mình lên tầm cực kỳ sâu rộng, có lẽ đến tít "chân trời Vũ Trụ" (chứ không phải "biên Vũ Trụ") ở tầng vĩ mô và có lẽ cũng đến tận "cực tiểu Vũ Trụ" (hạt Higgis, chứ không phải "điểm mốc cuối cùng") ở tầng vi mô. Dù có thế thì bản chất trực giác đã qua nhận thức và nhận thức bằng khái niệm và thông qua khái niệm-suy lý của con người vẫn không hề thay đổi. Xét về phương diện tìm hiểu thực tại khách quan thì nhận thức bắt đầu từ trực giác, đồng thời nhờ nhận thức mà trực giác chuyển hóa thành (tạm gọi là) "trực -gián giác" (hay "trực giác đã qua nhận thức"), làm cho trình độ cảm giác dần được tăng cường cả bề rộng lẫn bề sâu. Như vậy, có thể nói, trực giác chưa qua nhận thức là trực giác mù quáng, nhưng nó sẽ được khai sáng khi nhận thức xuất hiện và "mở mang" nó, để rồi sự khai sáng ấy kích thích trở lại nhận thức một cách tương hợp làm hình thành nên những tri thức mới... Và cứ thế theo thời gian, với trực giác-nhận thức ngày càng tỏ tường-uyên áo, sẽ đến một thời khắc tâm trí loài người bừng lên sáng láng, từ đó loài người không những "đại ngộ" được đến tận "chân tơ kẽ tóc" bản chất chính xác của Tự Nhiên Tồn Tại, mà còn mô tả một cách toàn diện và hoàn toàn rõ ràng chân dung đích thực của Nó bằng những tập hợp các dấu hiệu thông tin (những tín hiệu, ám hiệu, ký hiệu...), theo cách thức qui ước xác định có tính mặc định, mà bản thân loài người, qua quá trình học hỏi và bắt chước tự nhiên khách quan, đã chủ quan sáng tạo ra được trong khả năng cảm giác trực-gián giác của mình.
Vậy thì rõ ràng, cái chân dung về Tự Nhiên Tồn Tại ấy không hề là "dung nhan đích thực", tuyệt đối khách quan của Tự Nhiên Tồn Tại, mà may lắm, chỉ có thể là "dung nhan mô phỏng đích đáng", tương đối khách quan đối với riêng loài người-"kẻ" sau khi đã cảm giác đến mức "đại ngộ" Nó và đồng thời phù hợp với sự "đại ngộ" đó, cũng sáng tạo ra chân dung Nó theo cách "nhào nặn" chủ quan, riêng có của tư duy trừu tượng con người, cũng như theo khả năng có thể của tư duy trừu tượng con người mà thiên nhiên đã ban cho vừa phóng khoáng vừa hạn định.
Chúng ta biết qui kết nêu trên khó mà được các "đại gia thông thái" thừa nhận vì nó...chưa qua thực chứng khoa học nào! Nhưng chúng ta cứ đặt trọn niềm tin vào đó bởi nghĩ rằng, thực chứng khoa học chẳng là... cái đinh gì khi lịch sử nhận thức của loài người đã như một thực chứng hùng hồn rồi!. Vả lại, thực chứng chắc gì đã đủ độ tin cậy khi nó bị "tiêm nhiễm" những hiểu biết (có thể đã lỗi thời, lạc hậu) của quá khứ và vẫn phải chịu sự đánh giá của cảm giác chủ quan? Một cảm giác (hay nhận thức) được cho là "rút ra" trực tiếp từ thực nghiệm-thí nghiệm, thì thực chất vẫn là kết quả thông qua suy lý và do đó vẫn "có quyền" phạm sai lầm. Lịch sử vật lý (cả vật lý cổ điển lẫn vật lý hiện đại) còn lưu lại vô số kể những kết luận sai lầm suy ra từ thực nghiệm cũng như nhiều trường hợp ngộ nhận "chết người" bởi những kết luận ấy, và đã trở thành những bài học "đắt giá" về sự nhận thức! "Thực tiễn là tiêu chuẩn xác nhận chân lý" - C. Mác, là câu nói đúng ở tầm...tương đối thôi (!), và cũng chỉ đúng ở một vài góc độ cảm giác nhất định mà thôi, vì còn tùy thuộc vào trình độ nhận thức về cả thực tiễn lẫn chân lý nên không có ý nghĩa xác minh phổ biến. Ai hiểu câu nói đó một cách máy móc, người đó sẽ phạm sai lầm trong nhận định. Tại sao? Trả lời cho "kín kẽ mọi nhẽ" thì khó chứ trả lời "lấy được" thì không đến nỗi khó lắm! Chắc như bắp: loài người thoát thai từ động vật. Nếu qui ước loài người là loài động vật biết nhận thức, cũng có nghĩa là biết nói, và chỉ thế thôi, thì tiền thân trực tiếp của loài người là một loài nào đó (người vượn?) đóng vai trò trung gian giữa động vật và người. Như vậy, có thể hình dung rằng, khả năng trừu tượng trong cảm giác của loài trung gian đã ở mức cao hơn tương đối rõ rệt so với của động vật, nghĩa là sự tồn tại của thứ gọi là "ý niệm câm nín" ở loài này đã trở thành hiển nhiên, và rất có thể, trong hiện thực, điều đó thể hiện ra dưới dạng như một tập hợp các động tác cơ thể cùng với sự "hú hét" đã được định hình hóa và được sử dụng một cách quen thuộc có tính thường xuyên mà chúng ta tạm gọi là "ngôn ngữ hình thể". Nói rõ hơn, "ngôn ngữ hình thể" là bao gồm những động tác, cử chỉ, sự tạo dáng của các bộ phận cơ thể (đầu, tứ chi, thân...) được định hình tự nhiên và được lưu nhớ có tính chủ đích trong đời sống của loài trung gian như là những "biểu tượng ý niệm", và được loài trung gian ứng dụng (có khi kèm theo cả "hú hét") nhằm truyền đạt "ý niệm câm nín" cho nhau. Thực chất của quá trình tiến hóa thích nghi là đảm bảo và tăng cường khả năng sinh tồn ở mọi giống loài sinh vật bằng cách cải biến cấu tạo thực thể "ngoại sinh học" cũng như phương thức vận động "nội sinh học" trên cơ sở kế thừa những định dạng, định thức sinh học đặc thù đã được tạo lập (trước đó) ở mỗi giống loài và tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, tình hình chuyển hóa môi trường sinh thái có tính đặc thù mà chúng sống trong đó. Đó chính là nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện loài tiền thân của loài người, không có sức mạnh, tốc độ di chuyển, sự sắc bén vượt trội của gân cốt, nanh vuốt nhưng bù vào, lại có một cảm giác vượt trội về khả năng gián giác để rồi từ đó tiến hóa thành loài biết nhận thức-loài người thực sự. Nếu cho rằng thiên nhiên, trong khả năng hạn định (tất nhiên) của nó, "ban cho" các giống loài động vật nói chung năm giác quan và bộ não để cho chúng có đủ năng lực cảm giác phục vụ cho hoạt động sinh tồn của chúng, thì việc thiên nhiên tạo điều kiện tăng cường tối đa năng lực gián giác trong cảm giác của loài người cũng không ngoài "mục đích" ấy. Nghĩa là một cách hoàn toàn tự nhiên, thiên nhiên không cần thiết và cũng không thể trực tiếp "trang bị" đến vô hạn độ khả năng cảm giác cho động vật cũng như cho con người, mà chỉ cần và cũng chỉ có thể thỏa mãn (với một mức độ hạn định) sự đòi hỏi tăng cường năng lực cảm giác (cũng bị khống chế đến một mức độ hạn định) của chúng, cốt sao cho đủ đáp ứng và đồng thời được "phân phối" có tính ưu tiên một cách phù hợp cho mỗi giác quan trong số năm giác quan nhằm đảm bảo hoạt động sinh tồn ở mỗi giống loài. Chính vì thế mà, xét riêng ở loài người, thiên nhiên chỉ có thể trực tiếp "giúp" con người có được cảm giác tương đối đặc thù (theo "tập quán" sống, phù hợp với lối sống của nó) và hạn định về hiện thực khách quan trong thiên nhiên, của thiên nhiên (chứ không phải trong toàn Vũ Trụ, của cả Vũ Trụ!!!). (Thực ra, theo chúng ta quan niệm thì chỉ có thực tại tuyệt đối khách quan chứ không thể có hiện thực tuyệt đối khách quan, bởi vì sự "hiện ra" của thực tại khách quan bao giờ cũng phiến diện, méo mó, nghĩa là khi nói đến (khách thể) hiện thực thì cũng phải nói đến (chủ thể) giác hay cảm giác, và do bị "lũng đoạn" bởi sự hạn định tự nhiên cũng như tính đặc thù vốn có của giác hay cảm giác mà hiện thực đó đã "đượm màu chủ quan" mất rồi! Cho nên thuật ngữ "hiện thực khách quan" chỉ mang ý nghĩa tương đối thôi, và hiểu rằng nói đến hiện thực khách quan thì phải là hiện thực khách quan của chủ thể giác hay cảm giác nào đó và đồng thời trong một mức độ qui ước nhất định, chứ không thể "nói khơi khơi"!).
Tuy nhiên, dù không trực tiếp thì vì đã mở ra hướng đường cho loài người đến với tư duy sáng tạo và nhận thức để từ đó "tự thân" không ngừng học hỏi thiên nhiên, không ngừng sáng tạo ra các phương tiện hỗ trợ ngày một tinh nhạy nhằm nâng cao năng lực và trình độ cảm giác của mình lên tầm cảm giác hiện thực khách quan ngày một sâu rộng trong Vũ Trụ, của Vũ Trụ, cho nên cũng có thể nói thiên nhiên đã gián tiếp "tưởng thưởng" cho loài người một cảm giác thực sự siêu việt, để trên cơ sở đó không những có khả năng nhận thức triệt để thiên nhiên mà còn có khả năng nhận thức triệt để toàn bộ Tự Nhiên Tồn Tại.
Vậy thì rốt cuộc nên tin hay không tin vào sự kiểm nghiệm chân lý của thực tiễn? Nhưng nếu không tin vào thực tiễn, nhờ thực chứng để xác minh sự thật thì tin vào cái gì và nhờ cái gì đây khi suy lý cũng không đảm bảo chắc chắn được? Vì "rắc rối" ở chỗ là không có cảm giác thì không có nhận thức, cũng như nhận thức phải trên cơ sở cảm giác, và muốn nhận thức đúng trước hết phải có cảm giác đúng, nhưng cảm giác đúng lại phải cần đến tri thức (sự hiểu biết đã được quá khứ tích lũy) đúng, cho nên có lẽ phải vừa tin vừa không tin vào sự "mách bảo" của thực tiễn-thực chứng, nghĩa là tin trong cảnh giác, đồng thời "trước mắt" phải nhờ đến cả hai, thực chứng lẫn suy lý, để truy xét, tầm soát cái gọi là chân lý một cách lặp đi lặp lại cho đến khi đạt được sự đồng thuận cao nhất, và "sau đó" tiếp tục tin trên tinh thần sẵn sàng...không tin nữa và nỗ lực... nhận thức lại. Chứ còn có cách nào hay hơn nữa đâu!?...Ái chà chà!...
(còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét