ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 7 (Nguyễn Sơn)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tháng 4 năm 1927, Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo làm chính biến, đàn áp Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Ông bỏ khỏi hàng ngũ Quốc Dân Đảng, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 8 năm 1927. Tháng 12 năm 1927, ông tham gia khởi nghĩa Quảng Châu, gia nhập Đoàn giáo đạo 4, Phương diện quân số 2 do Diệp Kiếm Anh chỉ huy. Sau ba ngày chiến đấu, cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị lộ là đảng viên cộng sản. Để tránh khủng bố trắng, ông phải rời Quảng Châu sang Thái Lan và tổ chức Việt kiều tham gia cách mạng.
Năm 1928 ông trở lại Trung Quốc, tham gia Hồng quân (红军). Năm 1929, ông giữ chức vụ chính trị viên đại đội trong Trung đoàn 47, chỉ huy đại đội đánh nhiều trận ở Đông Giang. Trong thời gian này ông đổi tên mới là Hồng Thủy (洪水).
Ông là sĩ quan người nước ngoài duy nhất của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, từng làm Chính ủy trung đoàn, Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 34 thuộc Quân đoàn 12 Hồng quân Trung Quốc. Do có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và trình độ lý luận, ông được điều động đến giảng dạy tại Trường Quân sự Chính trị Trung ương của Hồng quân mới được thành lập ở Thụy Kim. Cuối năm 1932 ông còn tham gia thành lập đoàn kịch đầu tiên của Hồng quân công nông và làm Đoàn trưởng.
Tháng 1 năm 1934, tại đại hội đại biểu toàn quốc nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa lần thứ hai, Hồng Thủy được bầu là Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa với tư cách là đại biểu "dân tộc ít người", Ủy viên Chính phủ dân chủ công nông ở Khu Xô viết Trung ương.
Do đường lối tả khuynh thắng thế trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong thời kỳ 1933-1938 ông đã từng ba lần bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, rồi lại được phục hồi đảng tịch.
Tháng 10 năm 1934, ông tham dự cuộc Vạn lý trường chinh. Thời gian này, ông bị Trương Quốc Đào vu cáo là "gián điệp quốc tế", bị khai trừ khỏi Đảng và suýt bị giết hại. Ông may mắn được Chu Đức và Lưu Bá Thừa che chở nên thoát nạn. Hồng Thủy là người Việt Nam duy nhất đã đi hết cuộc Vạn lý Trường chinh của Hồng quân.
Tháng 12 năm 1935, ông về đến Diên An sau nhiều ngày bị lạc. Tiếp đó ông được vào học khóa một Trường Đại học Hồng quân Trung Quốc tại Ngõa Gia Bào, Thiểm Bắc (sau chuyển về Bảo An, Thiểm Tây), trực tiếp nghe Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai giảng bài.
Tháng 7 năm 1937, bắt đầu thời kỳ chiến tranh chống Nhật, ông theo Tổng tư lệnh Chu Đức cùng Sư đoàn 115 Bát Lộ Quân vượt sông Hoàng Hà đến Sơn Tây lập căn cứ chống Nhật ở Ngũ Đài Sơn. Ông được bổ nhiệm làm bí thư khu ủy Đông Dã, Trưởng Ban Tuyên truyền Địa ủy Đông bắc Sơn Tây. Tại Ngũ Đài Sơn, năm 1938 ông đã gặp và kết hôn với bà Trần Kiếm Qua, (tên thật là Trần Ngọc Anh, tên Kiếm Qua do chính ông gợi ý đổi cho bà). Ông bà sinh được hai người con trai, không kể một người con gái mất sau khi mới một tuần tuổi.
Cũng tại Ngũ Đài Sơn, vì phản đối Diêm Tích Sơn, một "lãnh chúa" ở Sơn Tây, ông bị vu oan, lần thứ ba bị khai trừ Đảng, chuyển về trường Quân chính Hồng quân, nhưng đã được khôi phục đảng tịch ngay trong cuối năm đó.
Năm 1938 ông được giao đảm nhận chức Tổng Biên tập báo Kháng Địch biên khu Tấn Sát Ký.
Tháng 2 năm 1939 ông được điều về làm Phó Chủ nhiệm Khoa giáo dục chính trị tại Phân hiệu 2 Đại học kháng Nhật ở Hàn Tín Đài, Linh Thọ, Hà Bắc, Trung Quốc.
Năm 1947, ông được tin bà Trần Kiếm Qua và hai con trai của ông chết do bị máy bay Quốc Dân Đảng oanh tạc khi sơ tán khỏi Diên An. Ông cưới bà Huỳnh Thị Đổi. Hai người sinh được cô con gái Nguyễn Mai Lâm, do nhiều nguyên nhân hai người đã chia tay.
Cũng trong năm này, ông kết hôn với bà Lê Hằng Huân. Ông có 4 người con với bà: Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Cương, Nguyễn Việt Hồng và Nguyễn Việt Hằng. Trong đó bà Nguyễn Thanh Hà học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự ra trường công tác tại Bộ Tư lệnh Thông tin và về hưu với quân hàm trung tá. Bà Nguyễn Việt Hồng thì mắc bệnh tâm thần được điều trị dài hạn tại bệnh viện.
Năm 1948, ông được Nhà nước Việt Nam phong quân hàm thiếu tướng trong đợt phong quân hàm đầu tiên. Cùng được phong thiếu tướng trong đợt này có 8 quân nhân khác. Khi biết mình chỉ được phong thiếu tướng, ông không hài lòng và không muốn nhận (khi có người chúc mừng, ông nói: chúc mừng cái gì, tao thừa tướng nhưng thiếu sao!). Ông gửi công văn hỏa tốc cho Hồ Chí Minh để từ chối nhận quân hàm. Nhận được công văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lên tấm các của mình: "Tặng Sơn đệ" với 12 chữ Hán: "Đảm dục đại, tâm dục tế, trí dục viên, hạnh dục phương"(đại ý: cái gan cần phải lớn; cái tâm nên tế nhị, chín chắn; cái trí phải suy nghĩ trước sau, toàn diện; cái đức hạnh phải đầy đủ, ngay thẳng) khiến ông chấp nhận. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thạch thay mặt Chính phủ vào tận Thanh Hóa làm lễ tấn phong ông.
Ông được mệnh danh là "Lưỡng quốc tướng quân".
Viết về ông có hồi ký Hoàng Hà luyến, Hồng Hà tình của bà Trần Kiếm Qua. Cuốn này đã được dịch ra tiếng Việt, nhan đề Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 14:00, ngày 15 tháng 7 năm 2014.
Tự hào vì cha mình
Cha mất khi cô bé Nguyễn Thanh Hà mới 7 tuổi. Nhưng giờ đây, khi đã ngoại lục tuần, người phụ nữ ấy vẫn vẹn nguyên tình yêu, niềm tự hào về cha mình. Trong cuộc đời như huyền thoại của tướng Nguyễn Sơn, chị Thanh Hà không giấu được tự hào khi nói rằng chị là đứa con may mắn trong 8 người con của tướng Nguyễn Sơn, được sống cùng cha nhiều nhất. Nghĩ về người cha, giờ đây chị luôn thấy tự hào và nuối tiếc.
Tôi tìm gặp chị trong một buổi chiều đông Hà Nội, nghe chị kể những câu chuyện thật tự nhiên, đầy nhiệt thành về người cha kính yêu, mới thấy rõ người phụ nữ giàu nội lực này. Trong câu chuyện với chúng tôi, chị rất tự hào vì cha mình là một vị tướng có công với nước và được nhiều người yêu kính. Nhưng chị cũng tiếc lắm vì khi chị còn trẻ, còn nhiều cơ hội kiếm tìm thông tin về cha thì chị chưa biết quý hóa mỗi cơ hội ấy. Chị bảo: Mấy chục năm trước, bao nhiêu nhân chứng sống đang còn khỏe mạnh thì mình lại bận công tác, không tìm hiểu, khai thác. Đến khi tìm thông tin về cha thì các chú đã già rồi, nhiều chú đã qua đời. Đến nay có ai còn, thì cũng yếu lắm vì ngoài 90 tuổi cả rồi.
Chị tâm sự: "Không hiểu sao bố tôi sống cùng mọi người chỉ khoảng 1 - 2 năm thôi nhưng tới 50 - 60 năm sau, người ta vẫn nhắc về ông. Vẫn yêu ông cụ lắm. Khi tôi mang cuốn sách tập hợp những bài viết về bố đến tặng. Có chú trên 90 tuổi, mắt đỏ hoe, cầm cuốn sách lên hôn”.
Hai mươi năm nay, theo dấu chân của cha mình, chị Hà và những người thân trong gia đình đã tìm về những nơi mà tướng Nguyễn Sơn đã sống hoạt động và công tác những năm nào. Trong quá trình miệt mài kiếm tìm những tư liệu về người cha kính yêu, chị Hà đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều người. Họ là đồng đội của cha chị, cũng có khi là những người dân mà tướng Nguyễn Sơn từng gặp. Mắt chị sáng lấp lánh khi chia sẻ về những thông tin mới nhất. Chị bảo: "Vừa hồi tháng 10 đây thôi. Tôi được biết thông tin về một người ở Thanh Hóa đã biếu cha tôi hai con ngựa trong những năm 1947 - 1948 để bố tôi cưỡi đi công tác. Vì như nhiều người đã biết, bố tôi rất quý ngựa và cưỡi ngựa giỏi. Lần đầu tiên tôi được nghe nói rõ về con ngựa ô được biếu trước, nó có thể phi nhanh. Sau khi con ngựa này bị chết, người có tấm lòng vì cách mạng và rất kính trọng bố tôi, lại tặng ông một con ngựa bạch".
"Con ngựa bạch tuy không phi nhanh được nhưng dai sức. Bố tôi cho chị Giáng Hương (cố chủ tịch hội Mỹ Thuật Việt Nam) mượn đi công tác, không may đi qua cầu tre, ngựa bị thụt chân xuống khe cầu nên bị thương. Bố tôi đã thương con ngựa đó lắm. Sau, bố tôi lại được tặng một chiếc xe đạp để tiếp tục hành trình công việc", chị Hà kể.
Tâm sự về niềm vui của bố mẹ khi sinh ra chị trên cõi đời này, chị bảo đó là lúc bố mẹ chị đang rất hạnh phúc, bố chị đã làm một bài thơ: "Bé bé Hà xinh xinh/ Đúc lại khối chung tình/Hình bé hồn hạnh phúc/Tình bé vòm trời xanh". Chị nói, bài này bố tôi đã đọc nhiều lần cho các chú bộ đội ở cùng tại Liên khu bộ (Liên khu 4) nghe. Mới đây, chị gặp lại cậu Vinh (sinh năm 1971) là cháu đích tôn của người biếu ngựa hơn nửa thế kỷ trước, cậu ta còn đọc lại bài thơ và bảo: "Bố cháu đã đọc cho cháu nghe nhiều lần bài thơ của bố cô viết mừng cô chào đời, nên cháu thuộc!".
Đọc những dòng tâm sự của chị Hà chúng tôi như cuốn vào những tháng năm gia đình chị theo cha sống nơi đất khách. Những kỷ niệm ấu thơ đã được chị tái hiện rất sống động: "Năm 1950, vào cuối năm tôi cùng mẹ và em Cương sang Trung Quốc với bố Sơn. Năm 1953, tại Nam Kinh mẹ tôi sinh em Nguyễn Việt Hồng".
Năm 1954 bố tôi học xong khóa I của học viện Quân sự Nam Kinh và về Bắc Kinh nhận nhiệm vụ mới. Đầu năm 1955, gia đình tôi có thêm cô em út Việt Hằng ra đời ở Bắc Kinh. Khi ấy, mới 6 tuổi, tôi đã là chị gái của ba đứa em. "Mặc dù sống ở Trung Quốc nhưng bố mẹ luôn dạy chị em tôi nói tiếng Việt, trong nhà chỉ được nói tiếng Việt vì bố sợ chị em tôi quên tiếng Việt Nam. Bố mẹ thường xuyên đưa tôi và em Cương đến sứ quán Việt Nam, đến các trường đại học có các anh Vũ Tuyên Hoàng, Vũ Huyền Giao con bác Phan, anh Phan Diễn con bác Lê Thị Xuyến... để nói tiếng Việt", chị Hà nhớ lại. Với tướng Nguyễn Sơn, tiếng Việt là máu thịt, "Truyện Kiều và sân khấu truyền thống như Chèo là tài sản vô giá. Ông sẵn sàng bảo vệ và tuyên truyền về những vốn quý đó ở mọi nơi", chị tự hào kể về người cha thân yêu.
Chị Nguyễn Thanh Hà cho biết: "Những năm sau này, việc khiến tôi say mê là sưu tầm tư liệu, nghiên cứu về cuộc đời của cha mình. Nhưng để làm được việc này tôi đã được rất nhiều người giúp rất vô tư, chân thành và hết sức mình. Tôi biết ơn vô cùng những người đã giúp tôi trọn nghĩa đạo làm con". Chị xúc động cho biết: Những người đầu tiên chị muốn nhắc đến là đại tá - tiến sĩ sử học Nguyễn Văn Khoan và giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm. Các chú ấy đã sưu tầm được nhiều tài liệu quý giá về bố tôi, đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo, làm hàng chục cuốn sách về tướng Nguyễn Sơn. Chú Nguyễn Văn Khoan nhiều năm công tác tại cục Chính trị của Binh chủng Thông tin Liên lạc, nhà đông con không khá giả gì mà chú giúp tôi vô tư nhiệt tình, đầy sức thuyết phục. Bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ của các chú từng là học sinh trường "Lục quân Quảng Ngãi", các chú các anh trường "Thiếu sinh quân Liên khu IV".
Những đồng đội của bố tôi nhiều người đã mất, số còn lại cũng già yếu, bệnh tật. Tết mới đây, mấy chị em tôi tới thăm chú Sanh. Chú vừa bị tai biến mạch máu não. Thấy chúng tôi, chú cầm tay mấy chị em khóc và chỉ vào đầu giường, nơi có quyển sách ảnh của bố tôi: "Chú rất nhớ bố cháu. Thật thân, thật thương, thật quý".
Trong nhật ký "Làm con" của mình, chị Hà đã viết: "Sáng 21/10/1956 các chú đưa cả năm chị em vào thăm bố, trên đường vào bệnh viện các chú hẹn thăm bố xong sẽ cho đi chơi Bờ Hồ, nhưng bố bảo: "Đưa ngay chúng nó về, nhìn thấy chúng nó lít nhít thế này đau lòng quá". Hồi tưởng lại lúc đó, chị xúc động kể: "Mẹ tôi bảo các chú cho về nhà. Thế là chị Lâm dắt mình đi chơi vì chị rất thạo đường phố Hà Nội. Hôm ấy tại Bờ Hồ có cuộc đua thuyền, người rất đông, tôi thì lần đầu tiên được thấy Bờ Hồ nên cứ đi theo chị Lâm... Chiều muộn về đến phố Lý Nam Đế gần đến số nhà 91 thì phải, cô bảo mẫu nhìn thấy bọn mình vội nói: Về ngay bố các cháu mất rồi!". Mắt đỏ hoe, chị Hà nhớ lại kỷ niệm đau lòng.
"Khi tổ chức tang lễ, tôi còn nhớ, Bác Hồ đến, mẹ tôi chạy ra ôm lấy Bác, khóc và nói: Bác ơi anh Sơn mất rồi. Các đoàn người đến viếng nhiều lắm! Lúc đó chị em chúng tôi chẳng biết gì cứ chạy chơi lung tung trong CLB quân đội, nhất là khu vực bể bơi. Mãi đến khi hạ huyệt, tôi mới chạy đến bên mẹ và khóc vì để bố nằm dưới đất thế này thì từ đó trở đi bố không thể về để gọi: Con Hà gà tồ, thằng Cương chúa phá, con Hồng mắm tôm, con Hằng út ít (tên của bố Sơn đặt cho mấy chị em) được nữa rồi. Vì thế tôi mới khóc", chị Thanh Hà giải thích về việc bé Hà 7 tuổi, khóc cha muộn.
Đó là những ký ức tuổi thơ mà đến sau này, sau hành trình hơn nửa thế kỷ trải nghiệm, chị Hà mới càng thấm thía công cha nghĩa mẹ. Chị tự hào vì là con của tướng Nguyễn Sơn giỏi giang, được sinh thành, nuôi nấng và sáng soi trong những lời dạy của người mẹ: "Con bố Sơn thì phải thế này, con bố Sơn thì không được thế kia”. Và lòng kính yêu của chị, đã đi từ bến bờ ngây thơ qua trải nghiệm, đến miền lắng đọng, nên thực sâu đậm, nồng đượm.
Hương Anh
Nguyễn Sơn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Sơn | |
---|---|
Ngày sinh và ngày mất
Đa số các tư liệu đều ghi ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1908 và mất ngày 21 tháng 10 năm 1956. Ngày 21 tháng 10 năm 2006, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã tổ chức Lễ tưởng niệm 50 năm ngày mất của ông. Tại lễ này, ngày sinh của ông được ghi là 1 tháng 10 năm 1908.Tuổi trẻ
Nguyễn Sơn tên thật là Vũ Nguyên Bác, quê tại làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông là con cụ Vũ Trường Xương, một nhà đại tư sản ở Hà Nội. Khi mới lên 5 tuổi ông đã bắt đầu học tiếng Pháp tại một trường Dòng ở Hà Nội. Mười bốn tuổi ông thi đậu vào Trường Sư phạm Hà Nội . Tính tình nghịch ngợm, cùng với tinh thần chống Pháp được gia đình truyền thụ, ông thường tổ chức học sinh trường Sư Phạm và trường Bảo Hộ sang đánh nhau với học sinh con Tây tại các trường khác. Để khống chế sự nghịch ngợm của ông, cha mẹ ông đã cho ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Giệm, hơn ông bốn tuổi. Sau khi được Nguyễn Công Thu (người của Nguyễn Ái Quốc cử về Việt nam) giác ngộ, ông bày trò giả vờ uống rượu say, gây sự với cha vợ để lấy cớ bỏ người vợ trẻ cùng cô con gái mới 6 tháng tuổi là Vũ Thanh Các để ra đi.Tham gia cách mạng ở Trung Quốc
Năm 1925, ông theo Nguyễn Công Thu đến Quảng Châu. Ông được nhập vào gia đình họ Lý của Lý Thụy (Hồ Chí Minh), gồm Lý Tống (Phạm Văn Đồng), Lý Tự Trọng, Lý Quý (Trần Phú), Lý Trí Phương (Nguyễn Thị Minh Khai) và một số người khác. Ông được Hồ Chí Minh đặt tên cho là Lý Anh Tự và được học lớp chính trị khóa hai cùng Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan. Tại đây, Vũ Nguyên Bác gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đầu năm 1926, ông được cử đi học Trường Sĩ quan Hoàng Phố cùng với Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên, Lê Thiết Hùng. Trong thời gian học, ông gia nhập Quốc Dân Đảng Trung Quốc.Tháng 4 năm 1927, Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo làm chính biến, đàn áp Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Ông bỏ khỏi hàng ngũ Quốc Dân Đảng, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 8 năm 1927. Tháng 12 năm 1927, ông tham gia khởi nghĩa Quảng Châu, gia nhập Đoàn giáo đạo 4, Phương diện quân số 2 do Diệp Kiếm Anh chỉ huy. Sau ba ngày chiến đấu, cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị lộ là đảng viên cộng sản. Để tránh khủng bố trắng, ông phải rời Quảng Châu sang Thái Lan và tổ chức Việt kiều tham gia cách mạng.
Năm 1928 ông trở lại Trung Quốc, tham gia Hồng quân (红军). Năm 1929, ông giữ chức vụ chính trị viên đại đội trong Trung đoàn 47, chỉ huy đại đội đánh nhiều trận ở Đông Giang. Trong thời gian này ông đổi tên mới là Hồng Thủy (洪水).
Ông là sĩ quan người nước ngoài duy nhất của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, từng làm Chính ủy trung đoàn, Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 34 thuộc Quân đoàn 12 Hồng quân Trung Quốc. Do có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và trình độ lý luận, ông được điều động đến giảng dạy tại Trường Quân sự Chính trị Trung ương của Hồng quân mới được thành lập ở Thụy Kim. Cuối năm 1932 ông còn tham gia thành lập đoàn kịch đầu tiên của Hồng quân công nông và làm Đoàn trưởng.
Tháng 1 năm 1934, tại đại hội đại biểu toàn quốc nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa lần thứ hai, Hồng Thủy được bầu là Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa với tư cách là đại biểu "dân tộc ít người", Ủy viên Chính phủ dân chủ công nông ở Khu Xô viết Trung ương.
Do đường lối tả khuynh thắng thế trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong thời kỳ 1933-1938 ông đã từng ba lần bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, rồi lại được phục hồi đảng tịch.
Tháng 10 năm 1934, ông tham dự cuộc Vạn lý trường chinh. Thời gian này, ông bị Trương Quốc Đào vu cáo là "gián điệp quốc tế", bị khai trừ khỏi Đảng và suýt bị giết hại. Ông may mắn được Chu Đức và Lưu Bá Thừa che chở nên thoát nạn. Hồng Thủy là người Việt Nam duy nhất đã đi hết cuộc Vạn lý Trường chinh của Hồng quân.
Tháng 12 năm 1935, ông về đến Diên An sau nhiều ngày bị lạc. Tiếp đó ông được vào học khóa một Trường Đại học Hồng quân Trung Quốc tại Ngõa Gia Bào, Thiểm Bắc (sau chuyển về Bảo An, Thiểm Tây), trực tiếp nghe Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai giảng bài.
Tháng 7 năm 1937, bắt đầu thời kỳ chiến tranh chống Nhật, ông theo Tổng tư lệnh Chu Đức cùng Sư đoàn 115 Bát Lộ Quân vượt sông Hoàng Hà đến Sơn Tây lập căn cứ chống Nhật ở Ngũ Đài Sơn. Ông được bổ nhiệm làm bí thư khu ủy Đông Dã, Trưởng Ban Tuyên truyền Địa ủy Đông bắc Sơn Tây. Tại Ngũ Đài Sơn, năm 1938 ông đã gặp và kết hôn với bà Trần Kiếm Qua, (tên thật là Trần Ngọc Anh, tên Kiếm Qua do chính ông gợi ý đổi cho bà). Ông bà sinh được hai người con trai, không kể một người con gái mất sau khi mới một tuần tuổi.
Cũng tại Ngũ Đài Sơn, vì phản đối Diêm Tích Sơn, một "lãnh chúa" ở Sơn Tây, ông bị vu oan, lần thứ ba bị khai trừ Đảng, chuyển về trường Quân chính Hồng quân, nhưng đã được khôi phục đảng tịch ngay trong cuối năm đó.
Năm 1938 ông được giao đảm nhận chức Tổng Biên tập báo Kháng Địch biên khu Tấn Sát Ký.
Tháng 2 năm 1939 ông được điều về làm Phó Chủ nhiệm Khoa giáo dục chính trị tại Phân hiệu 2 Đại học kháng Nhật ở Hàn Tín Đài, Linh Thọ, Hà Bắc, Trung Quốc.
Về Việt Nam và được phong tướng
Tháng 11 năm 1945, ông trở về nước hoạt động theo đề nghị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy tên mới là Nguyễn Sơn và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ. Ông từng làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Việt Nam (từ tháng 12 năm 1945 đến khi giải thể vào tháng 12 năm 1946), Tư lệnh kiêm Chính ủy hai Liên khu 4 và 5, Hiệu trưởng trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi (1946), Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng Tham mưu (1947), Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu 4 (1948-1949).Năm 1947, ông được tin bà Trần Kiếm Qua và hai con trai của ông chết do bị máy bay Quốc Dân Đảng oanh tạc khi sơ tán khỏi Diên An. Ông cưới bà Huỳnh Thị Đổi. Hai người sinh được cô con gái Nguyễn Mai Lâm, do nhiều nguyên nhân hai người đã chia tay.
Cũng trong năm này, ông kết hôn với bà Lê Hằng Huân. Ông có 4 người con với bà: Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Cương, Nguyễn Việt Hồng và Nguyễn Việt Hằng. Trong đó bà Nguyễn Thanh Hà học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự ra trường công tác tại Bộ Tư lệnh Thông tin và về hưu với quân hàm trung tá. Bà Nguyễn Việt Hồng thì mắc bệnh tâm thần được điều trị dài hạn tại bệnh viện.
Năm 1948, ông được Nhà nước Việt Nam phong quân hàm thiếu tướng trong đợt phong quân hàm đầu tiên. Cùng được phong thiếu tướng trong đợt này có 8 quân nhân khác. Khi biết mình chỉ được phong thiếu tướng, ông không hài lòng và không muốn nhận (khi có người chúc mừng, ông nói: chúc mừng cái gì, tao thừa tướng nhưng thiếu sao!). Ông gửi công văn hỏa tốc cho Hồ Chí Minh để từ chối nhận quân hàm. Nhận được công văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lên tấm các của mình: "Tặng Sơn đệ" với 12 chữ Hán: "Đảm dục đại, tâm dục tế, trí dục viên, hạnh dục phương"(đại ý: cái gan cần phải lớn; cái tâm nên tế nhị, chín chắn; cái trí phải suy nghĩ trước sau, toàn diện; cái đức hạnh phải đầy đủ, ngay thẳng) khiến ông chấp nhận. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thạch thay mặt Chính phủ vào tận Thanh Hóa làm lễ tấn phong ông.
Trở lại Trung Quốc và được phong tướng
Năm 1950, ông trở lại Trung Quốc công tác, làm Phó Cục trưởng Cục Điều lệnh Tổng giám bộ huấn luyện Quân Giải phóng Nhân dân. Được xem là một trong 72 đại công thần Trung Quốc, ngay trong đợt phong quân hàm đầu vào ngày 27 tháng 9 năm 1955, ông được nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phong quân hàm thiếu tướng. Ông cũng được chính phủ Trung Quốc tặng Huân chương Giải phóng hạng nhất.Ông được mệnh danh là "Lưỡng quốc tướng quân".
Về với quê hương
Năm 1956, do khối u ác tính nằm bên phổi trái, ông xin trở về quê hương. Ông rời Bắc Kinh ngày 27 tháng 9, được Bành Đức Hoài, Diệp Kiếm Anh và nhiều tướng lĩnh, cán bộ cao cấp Trung Quốc ra ga tiễn và về đến Hà Nội ngày 30 tháng 9. Ông mất tại Hà Nội sau đó không lâu. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.Viết về ông có hồi ký Hoàng Hà luyến, Hồng Hà tình của bà Trần Kiếm Qua. Cuốn này đã được dịch ra tiếng Việt, nhan đề Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 14:00, ngày 15 tháng 7 năm 2014.
Tướng Nguyễn Sơn | |||
|
Chuyện giật mình của Lưỡng Quốc tướng quân
Thứ Năm, ngày 10/12/2009
Tháng 8/2009, Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Tướng Nguyễn Sơn.
Trong buổi lễ đón nhận tại Bảo tàng Cách mạng, nhiều vị khách kể lại những hồi ức về vị tướng này.
Tướng Quân đội giảng tuyệt hay về Lôi Vũ, Truyện Kiều
Giáo
sư sử học Đinh Xuân Lâm, ngày Tướng Sơn đưa bộ đội về Thanh, mới có 22
tuổi, đang dạy văn tại trường Đào Duy Từ. Ông nhớ lại: “Khi được đọc
bản dịch của giáo sư Đặng Thái Mai về vở kịch “Lôi Vũ”, chúng tôi đã
thấy rất thích, nhưng trong buổi nghe Tướng Sơn giảng về “Lôi Vũ”, chúng
tôi thấy hấp dẫn vô cùng.
Ông
hiểu tường tận cả về tác giả, cả từng nhân vật trong tác phẩm. Sau đó,
ông còn giảng về Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ông “xuất khẩu thành thơ”,
tôi nghe rất mê, ghi nhớ từng lời.
Buổi
trò chuyện với 3 hàng binh người Đức tại Chiến khu Việt Bắc. (Từ trái
qua, hàng đứng: các ông Lưu Văn Lợi, Nguyễn Sơn, Hoàng Văn Thái... Hàng
ngồi: ông Tạ Quang Bửu, 2 hàng binh, vợ chồng Võ Đại tướng).
Tuy
ông là tướng quân nhưng tôi chẳng có mấy kỷ niệm với ông về quân sự. Là
giáo viên dạy văn, thông qua những buổi xem đoàn chèo, đoàn kịch của
quân khu tập làm cho tôi hiểu rõ và biết yêu nghệ thuật tuồng, chèo. Vở
chèo đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc nhất với tôi là vở "Súy Vân giả
dại"...”.
Cuối
những năm 40, khi ta còn nhiều khó khăn, Nguyễn Sơn cho mời các văn
nghệ sĩ (Nguyễn Công Hoan, Trần Văn Cẩn, Phạm Duy, Hồ Dzếnh...) vào quân
khu, chu cấp cho gạo, tiền để họ có thời gian sáng tác, phục vụ bộ đội.
Khu Bốn được coi là nơi tập trung nhiều văn nghệ sĩ và có nhiều tác
phẩm bất hủ cho công cuộc kháng chiến.
Học trò giỏi nhất của Bác Hồ về "đường lối chiến tranh nhân dân"
Trung
tướng Đỗ Văn Đức, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN, cựu học viên
khóa 1 Võ bị Trần Quốc Tuấn (1946) và là giáo viên từ khóa 2; ông còn
được theo Hiệu trưởng Võ bị khóa 2 Nguyễn Sơn cho tới ngày quay trở lại
Trung Quốc (1950). Ông Đỗ Văn Đức nhớ lại:
-
Anh Nguyễn Sơn trông bên ngoài đúng là “râu hùm hàm én, mặt vuông chữ
điền, rất dữ dằn”, nhưng ai đã sống với anh thì mới thấy anh yêu lính vô
cùng, yêu đồng đội đồng chí, thương anh em. Anh là con người sống rất
tình cảm.
Tướng Nguyễn Sơn.
Theo
tôi, anh là học trò giỏi nhất của Bác Hồ về “đường lối chiến tranh nhân
dân”. Có nhiều kỉ niệm về việc này... Chẳng hạn bấy giờ ở thôn Mậu,
làng Cổ Định, bọn phản động khống chế, chèn áp, dọa nạt nhân dân. Bà con
lo lắng, không an tâm làm ăn, sinh sống.
Nghe
báo cáo, anh Sơn quyết định đưa hẳn 1 đại đội Thiếu sinh quân về đóng
quân. Lính trẻ như con em họ, về sống “ba cùng” với dân, làm tốt “công
tác dân vận” nên dần dần bà con hiểu và quyết tâm đi theo kháng chiến.
Trong
huấn luyện bộ đội, anh là người đầu tiên áp dụng “Đại hội tập”. Khi
thực hiện, chúng tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản là anh cho luyện quân thôi.
Quân đi đến đâu thì tiến hành “Đại hội tập” ở đó.
Ngày
đóng quân ở Thanh Hóa, “bộ đội ông Sơn” hành quân từ Tĩnh Gia vòng ra
bờ biển, trở về Nông Cống. Luyện tập xong là giúp ngay địa phương xây
dựng lực lượng kháng chiến.
Bộ
đội rút quân đi thì cử lại 1 cán bộ của quân khu triển khai thực hiện.
Đến khi tổng kết mới hiểu ra rằng, mục đích của “Đại hội tập” là:
1. Giáo dục nhân dân tích cực kháng chiến, dũng cảm đánh Pháp.
2. Răn đe thực dân Pháp: Kháng chiến toàn dân mạnh như vậy đấy, hãy coi chừng!
3.
Rèn luyện cán bộ, rèn luyện bộ đội chịu đựng gian khổ trong chiến
tranh. Qua đó nhiều cán bộ trưởng thành. Quân khu đào tạo cán bộ không
chỉ cho Liên khu 4 mà cho cả toàn quân. Nhiều sư đoàn đã về xin cán bộ.
“Đại
hội tập” ngày nay gọi là “Hội thao”. Luyện tập xong là phải thi thố,
đánh giá kết quả huấn luyện, có khen thưởng, có phê bình.
Ngày
“Đại hội tập”, đêm hội diễn văn nghệ. Các đơn vị phải tự biên, tự diễn
các tiết mục của mình. Quân ông Sơn đến đâu sôi nổi cả một vùng, làm dân
thêm tin tưởng vào đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Cụ Hồ.
Cậu Nguyễn Sơn đi xe đạp bằng... mông
Ông
Vũ Ngọc Phan và bà Lê Hằng Phương (chị của bà Lê Hằng Huân - vợ ông
Sơn) có 2 người con trai là Vũ Tuyên Hoàng và Vũ Huyền Giao. Hôm đó, anh
Giao xúc động nhớ tới "cậu Sơn":
“Chiều
chiều, bộ đội ở Quân khu bộ của cậu Sơn đều chơi bóng chuyền. Tôi con
bé thích ra xem. Nghịch lắm, thấy bóng là đá văng mạng. Có lần đá vào cả
phòng họp, nhưng cậu chỉ nhắc nhẹ nhàng. Rồi cậu bảo với bố mẹ tôi:
“Anh chị phải dạy thằng Giao cẩn thận, không sau này thành tướng cướp!”.
Bố
mẹ tôi lúc đó nuôi 8 chị em chúng tôi và nuôi thêm 2 anh Phan Vịnh,
Phan Diễn (giúp bác Lê Thị Xuyến đang công tác ở Việt Bắc). Tổng cộng 10
nhóc, kiếm miếng ăn rất vất vả. Thấy vậy, cậu Sơn giúp bố mẹ tôi bằng
cách cho tôi và anh Phan Diễn vào học trường Thiếu sinh quân Khu 4 (mặc
dù chúng tôi chưa phải là giao liên và bố mẹ cũng không phải cán bộ
quân đội).
Cậu
Sơn có cái xe Stec-ling và đi xe đạp rất tài, bọn trẻ con rất bái phục.
Cậu ít khi cầm ghi-đông mà đút 2 tay vào túi quần, lái xe bằng mông.
Dù đường ngoài đồng, hay trên bờ nông giang chỉ rộng khoảng 30 phân, hai
bên là gờ cỏ mà cậu vẫn đi xe điêu luyện.
Có
lần đang chăn trâu dưới cánh đồng, thấy cậu phóng xe qua mà không dám
gọi. (Gọi lỡ làm cậu ngã xuống nông giang, sâu những 6-7m thì nguy
hiểm!). Còn cậu thì chăm chú nhìn xuống đường, chẳng để ý đến ai. Có lần
phóng nhanh quá, gặp barie chắn đường của dân quân không kịp dừng, tay
cũng không kịp bỏ ra, cứ thế dùng mông lái xe lượn ra ngoài rào chắn.
May không ngã. Anh dân quân tức giận, quát:
- Đi thế à? Cứ làm như ông tướng ấy!
Cậu
Sơn cười xòa: “May mà tớ vừa được phong tướng!”. Tôi nể phục tính ngang
tàng của cậu. Sau này, tôi cũng tập đi xe đạp theo kiểu của cậu và 1
lần bị ông lái xe buýt mắng, lần khác bị công an giao thông phạt.
...
Năm 1954, anh Vũ Tuyên Hoàng và tôi được sang học tại Bắc Kinh. Đến
nơi đúng dịp Quốc khánh 2/9, bọn tôi được mời đến Sứ quán. Đại sứ Hoàng
Văn Hoan giới thiệu: “Hôm nay có một vị khách đặc biệt đến dự là Tướng
Nguyễn Sơn”. Chúng tôi mừng quá.
Rồi
cứ chủ nhật, cậu lại cùng dì Huân và các em Hà, Cương đến thăm chúng
tôi ở trường Đại học Bắc Kinh (lúc đó lưu học sinh Việt Nam tại đây có
khoảng 100).
Khoảng
tháng 10/1956, tôi đến thăm cậu tại một ngôi nhà cổ của Thành cổ Bắc
Kinh. Dì Huân không có nhà. Cậu Sơn ngồi trên ghế bành, tay cầm tờ báo,
mồm ngậm thuốc lá. Trước mặt đủ các loại báo chí. Tôi ngồi bên cạnh mà
không biết cậu vừa mổ xong. Đến khi cậu rút cặp sốt trong người ra, mới
giật mình: 41 độ rưỡi! Sợ quá, tôi nhắc cậu phải “bảo trọng!”.
Cậu
hút thuốc rất nhiều. Cậu rải thuốc ra các đĩa, để khắp nơi - bàn làm
việc, cửa sổ, đầu giường... tiện tay là lấy hút, không cần phải rút ra
từ bao. Cho tới nay tôi chưa gặp ai hút thuốc ghê như vậy.
Lúc ra về, cậu tiễn tôi ra cổng. Vài tuần sau, đọc báo thấy tin: Cậu mất tại Hà Nội! Thế là chúng tôi mất cậu!”.
24H.COM.VN (Theo Bee.net)
Gặp con gái lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn
Khâm phục tài nghệ quân sự, ngoại giao, kính nể sự đào hoa lãng mạn của tướng Nguyễn Sơn, chúng tôi tìm gặp người con gái của tướng Nguyễn Sơn (trung tá Nguyễn Thanh Hà) để hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp của ông. Tướng Nguyễn Sơn là người được cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng phong tướng, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử quân sự đã gọi ông là lưỡng quốc tướng quân.Cha mất khi cô bé Nguyễn Thanh Hà mới 7 tuổi. Nhưng giờ đây, khi đã ngoại lục tuần, người phụ nữ ấy vẫn vẹn nguyên tình yêu, niềm tự hào về cha mình. Trong cuộc đời như huyền thoại của tướng Nguyễn Sơn, chị Thanh Hà không giấu được tự hào khi nói rằng chị là đứa con may mắn trong 8 người con của tướng Nguyễn Sơn, được sống cùng cha nhiều nhất. Nghĩ về người cha, giờ đây chị luôn thấy tự hào và nuối tiếc.
Tôi tìm gặp chị trong một buổi chiều đông Hà Nội, nghe chị kể những câu chuyện thật tự nhiên, đầy nhiệt thành về người cha kính yêu, mới thấy rõ người phụ nữ giàu nội lực này. Trong câu chuyện với chúng tôi, chị rất tự hào vì cha mình là một vị tướng có công với nước và được nhiều người yêu kính. Nhưng chị cũng tiếc lắm vì khi chị còn trẻ, còn nhiều cơ hội kiếm tìm thông tin về cha thì chị chưa biết quý hóa mỗi cơ hội ấy. Chị bảo: Mấy chục năm trước, bao nhiêu nhân chứng sống đang còn khỏe mạnh thì mình lại bận công tác, không tìm hiểu, khai thác. Đến khi tìm thông tin về cha thì các chú đã già rồi, nhiều chú đã qua đời. Đến nay có ai còn, thì cũng yếu lắm vì ngoài 90 tuổi cả rồi.
Chị tâm sự: "Không hiểu sao bố tôi sống cùng mọi người chỉ khoảng 1 - 2 năm thôi nhưng tới 50 - 60 năm sau, người ta vẫn nhắc về ông. Vẫn yêu ông cụ lắm. Khi tôi mang cuốn sách tập hợp những bài viết về bố đến tặng. Có chú trên 90 tuổi, mắt đỏ hoe, cầm cuốn sách lên hôn”.
Hai mươi năm nay, theo dấu chân của cha mình, chị Hà và những người thân trong gia đình đã tìm về những nơi mà tướng Nguyễn Sơn đã sống hoạt động và công tác những năm nào. Trong quá trình miệt mài kiếm tìm những tư liệu về người cha kính yêu, chị Hà đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều người. Họ là đồng đội của cha chị, cũng có khi là những người dân mà tướng Nguyễn Sơn từng gặp. Mắt chị sáng lấp lánh khi chia sẻ về những thông tin mới nhất. Chị bảo: "Vừa hồi tháng 10 đây thôi. Tôi được biết thông tin về một người ở Thanh Hóa đã biếu cha tôi hai con ngựa trong những năm 1947 - 1948 để bố tôi cưỡi đi công tác. Vì như nhiều người đã biết, bố tôi rất quý ngựa và cưỡi ngựa giỏi. Lần đầu tiên tôi được nghe nói rõ về con ngựa ô được biếu trước, nó có thể phi nhanh. Sau khi con ngựa này bị chết, người có tấm lòng vì cách mạng và rất kính trọng bố tôi, lại tặng ông một con ngựa bạch".
"Con ngựa bạch tuy không phi nhanh được nhưng dai sức. Bố tôi cho chị Giáng Hương (cố chủ tịch hội Mỹ Thuật Việt Nam) mượn đi công tác, không may đi qua cầu tre, ngựa bị thụt chân xuống khe cầu nên bị thương. Bố tôi đã thương con ngựa đó lắm. Sau, bố tôi lại được tặng một chiếc xe đạp để tiếp tục hành trình công việc", chị Hà kể.
Tâm sự về niềm vui của bố mẹ khi sinh ra chị trên cõi đời này, chị bảo đó là lúc bố mẹ chị đang rất hạnh phúc, bố chị đã làm một bài thơ: "Bé bé Hà xinh xinh/ Đúc lại khối chung tình/Hình bé hồn hạnh phúc/Tình bé vòm trời xanh". Chị nói, bài này bố tôi đã đọc nhiều lần cho các chú bộ đội ở cùng tại Liên khu bộ (Liên khu 4) nghe. Mới đây, chị gặp lại cậu Vinh (sinh năm 1971) là cháu đích tôn của người biếu ngựa hơn nửa thế kỷ trước, cậu ta còn đọc lại bài thơ và bảo: "Bố cháu đã đọc cho cháu nghe nhiều lần bài thơ của bố cô viết mừng cô chào đời, nên cháu thuộc!".
Bác Hồ cùng gia đình ông Nguyễn Chí Thanh, Trần Đăng Ninh và Nguyễn Sơn.
Những kỷ niệm xa quê
Đọc những dòng tâm sự của chị Hà chúng tôi như cuốn vào những tháng năm gia đình chị theo cha sống nơi đất khách. Những kỷ niệm ấu thơ đã được chị tái hiện rất sống động: "Năm 1950, vào cuối năm tôi cùng mẹ và em Cương sang Trung Quốc với bố Sơn. Năm 1953, tại Nam Kinh mẹ tôi sinh em Nguyễn Việt Hồng".
Năm 1954 bố tôi học xong khóa I của học viện Quân sự Nam Kinh và về Bắc Kinh nhận nhiệm vụ mới. Đầu năm 1955, gia đình tôi có thêm cô em út Việt Hằng ra đời ở Bắc Kinh. Khi ấy, mới 6 tuổi, tôi đã là chị gái của ba đứa em. "Mặc dù sống ở Trung Quốc nhưng bố mẹ luôn dạy chị em tôi nói tiếng Việt, trong nhà chỉ được nói tiếng Việt vì bố sợ chị em tôi quên tiếng Việt Nam. Bố mẹ thường xuyên đưa tôi và em Cương đến sứ quán Việt Nam, đến các trường đại học có các anh Vũ Tuyên Hoàng, Vũ Huyền Giao con bác Phan, anh Phan Diễn con bác Lê Thị Xuyến... để nói tiếng Việt", chị Hà nhớ lại. Với tướng Nguyễn Sơn, tiếng Việt là máu thịt, "Truyện Kiều và sân khấu truyền thống như Chèo là tài sản vô giá. Ông sẵn sàng bảo vệ và tuyên truyền về những vốn quý đó ở mọi nơi", chị tự hào kể về người cha thân yêu.
Chị Nguyễn Thanh Hà cho biết: "Những năm sau này, việc khiến tôi say mê là sưu tầm tư liệu, nghiên cứu về cuộc đời của cha mình. Nhưng để làm được việc này tôi đã được rất nhiều người giúp rất vô tư, chân thành và hết sức mình. Tôi biết ơn vô cùng những người đã giúp tôi trọn nghĩa đạo làm con". Chị xúc động cho biết: Những người đầu tiên chị muốn nhắc đến là đại tá - tiến sĩ sử học Nguyễn Văn Khoan và giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm. Các chú ấy đã sưu tầm được nhiều tài liệu quý giá về bố tôi, đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo, làm hàng chục cuốn sách về tướng Nguyễn Sơn. Chú Nguyễn Văn Khoan nhiều năm công tác tại cục Chính trị của Binh chủng Thông tin Liên lạc, nhà đông con không khá giả gì mà chú giúp tôi vô tư nhiệt tình, đầy sức thuyết phục. Bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ của các chú từng là học sinh trường "Lục quân Quảng Ngãi", các chú các anh trường "Thiếu sinh quân Liên khu IV".
Tướng Nguyễn Sơn.
Mặc dù nhiều người đã trở thành cán bộ cao cấp, các tướng lĩnh, Bộ -
Thứ trưởng, các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học, anh hùng quân đội,
anh hùng lao động... nhưng họ rất nhớ và luôn tri ân thầy hiệu trưởng
của mình. Như chú Trần Hồng Lạc, từng là học sinh trường “Thiếu sinh
quân khu IV” đã tận tình với thầy, với gia đình thầy đến hơi thở cuối
của cuộc đời. Đặc biệt, tôi còn nhớ chú Cao Bá Sanh, nguyên là học sinh
"Lục quân Quảng Ngãi" rồi làm trưởng ban Tác chiến của Liên khu IV thời
bố
tôi là Tư lệnh. Một trong những nguyện vọng cuối đời của chú là: "Làm
cho mọi người hiểu đúng về con người tướng Nguyễn Sơn".
Những đồng đội của bố tôi nhiều người đã mất, số còn lại cũng già yếu, bệnh tật. Tết mới đây, mấy chị em tôi tới thăm chú Sanh. Chú vừa bị tai biến mạch máu não. Thấy chúng tôi, chú cầm tay mấy chị em khóc và chỉ vào đầu giường, nơi có quyển sách ảnh của bố tôi: "Chú rất nhớ bố cháu. Thật thân, thật thương, thật quý".
Trong nhật ký "Làm con" của mình, chị Hà đã viết: "Sáng 21/10/1956 các chú đưa cả năm chị em vào thăm bố, trên đường vào bệnh viện các chú hẹn thăm bố xong sẽ cho đi chơi Bờ Hồ, nhưng bố bảo: "Đưa ngay chúng nó về, nhìn thấy chúng nó lít nhít thế này đau lòng quá". Hồi tưởng lại lúc đó, chị xúc động kể: "Mẹ tôi bảo các chú cho về nhà. Thế là chị Lâm dắt mình đi chơi vì chị rất thạo đường phố Hà Nội. Hôm ấy tại Bờ Hồ có cuộc đua thuyền, người rất đông, tôi thì lần đầu tiên được thấy Bờ Hồ nên cứ đi theo chị Lâm... Chiều muộn về đến phố Lý Nam Đế gần đến số nhà 91 thì phải, cô bảo mẫu nhìn thấy bọn mình vội nói: Về ngay bố các cháu mất rồi!". Mắt đỏ hoe, chị Hà nhớ lại kỷ niệm đau lòng.
"Khi tổ chức tang lễ, tôi còn nhớ, Bác Hồ đến, mẹ tôi chạy ra ôm lấy Bác, khóc và nói: Bác ơi anh Sơn mất rồi. Các đoàn người đến viếng nhiều lắm! Lúc đó chị em chúng tôi chẳng biết gì cứ chạy chơi lung tung trong CLB quân đội, nhất là khu vực bể bơi. Mãi đến khi hạ huyệt, tôi mới chạy đến bên mẹ và khóc vì để bố nằm dưới đất thế này thì từ đó trở đi bố không thể về để gọi: Con Hà gà tồ, thằng Cương chúa phá, con Hồng mắm tôm, con Hằng út ít (tên của bố Sơn đặt cho mấy chị em) được nữa rồi. Vì thế tôi mới khóc", chị Thanh Hà giải thích về việc bé Hà 7 tuổi, khóc cha muộn.
Đó là những ký ức tuổi thơ mà đến sau này, sau hành trình hơn nửa thế kỷ trải nghiệm, chị Hà mới càng thấm thía công cha nghĩa mẹ. Chị tự hào vì là con của tướng Nguyễn Sơn giỏi giang, được sinh thành, nuôi nấng và sáng soi trong những lời dạy của người mẹ: "Con bố Sơn thì phải thế này, con bố Sơn thì không được thế kia”. Và lòng kính yêu của chị, đã đi từ bến bờ ngây thơ qua trải nghiệm, đến miền lắng đọng, nên thực sâu đậm, nồng đượm.
(.nguoiduatin.vn)
Bốn người vợ của Lưỡng quốc tướng quân
TP - “Lưỡng quốc tướng quân” Nguyễn Sơn, người thầy
của nhiều vị tướng. Sau này, nhiều người khi gặp lại con gái ông vẫn
thốt lên: “Bố Sơn là người dạy chú biết đạo làm tướng”. Lừng lẫy ở cả
hai nước Việt Nam - Trung Quốc về tài trận mạc, nhưng về đời tư, ông bị
đồn thổi rất nhiều điều bất lợi vào thời đó.
Tiếng đồn nói, ông có tới 13 người vợ và con thì không
kể hết. Sự thật thì sao? Trung tá Nguyễn Thanh Hà, con gái đầu với
người vợ thứ 4 của tướng Nguyễn Sơn trò chuyện với chúng tôi.
Dù thế nào cũng không bao giờ bỏ con
Thưa chị, cha chị là vị tướng tài nổi tiếng thì
nhiều người đã biết, nhưng về đời sống của ông cũng có nhiều tin đồn hư
thực lẫn lộn, chị có thể chia sẻ đôi điều về đời tư của ông?
Chị Nguyễn Thanh Hà (N.T.H): Con người có số phận, mà
cha tôi lại sống đúng thời loạn lạc nhất của cả hai nước Việt Nam và
Trung Quốc. Cuộc đời cha tôi có gần 50 năm thì gần một nửa thời gian đó
sống ở Trung Quốc. Tham gia quân đội ở cả hai nước và đều được phong
tướng.
Nói vậy để thấy cuộc đời ông không chỉ thành công mà
còn đầy gian nan thử thách với bao sinh ly và tử biệt. Phải đặt vào hoàn
cảnh ấy mới hiểu được tại sao ông lại nhiều vợ và có con ở nhiều nơi
như thế.
Đầu tiên, theo sắp đặt của gia đình, bố tôi lấy bà
Hoàng Thị Diệm, bà lớn hơn ông 5 tuổi. Sau này, trước khi đi thoát ly
hoạt động cách mạng ông đã có cuộc chia tay và“mở lối” để bà có thể đi
bước nữa. Năm ông 16 tuổi, ông có với bà Hoàng Thị Diệm một người con
gái, chị cả Vũ Thanh Các của chúng tôi (họ Vũ là họ gốc của bố tôi). Về
sau, chị Các cũng vất vả, vì bên bố có một đàn em và bên mẹ cũng có một
đàn em.
Bố tôi sang hoạt động ở Trung Quốc năm 1925. Đến
năm1938, bố tôi lấy bà Trần Ngọc Anh (Trần Kiếm Qua là tên bố tôi đặt
cho bà). Bà là người Sơn Tây, Trung Quốc. Ông bà có con gái tên là Phong
Ba, nhưng chị Phong Ba chỉ sống được có 6 tháng. Thời đó, rất đói khổ,
thiếu thốn.
Tôi được kể lại rằng, bố tôi đã đau buồn lâu lắm, bố
tôi luôn đi vòng để tránh qua ngôi mộ con gái nhỏ của ông. Sau chị Phong
Ba, bố tôi và mẹ Kiếm Qua đã sinh được hai người con trai là Trần Hàn
Phong (tháng 1-1944) và khi bố tôi về nước thì mẹ Kiếm Qua đang mang
thai anh Trần Tiểu Việt. Tháng 1-1946, anh Việt ra đời. Cả hai anh cùng
mang họ Trần của mẹ Kiếm Qua.
Người phụ nữ thứ ba sinh con cho bố tôi là bà Ba Đổi
(Nguyễn Thị Đổi). Bà sinh ra chị Mai Lâm. Sau này, hai người không hợp
nhau nên đã chia tay. Cha tôi đã đón chị Lâm về cho mẹ tôi - người vợ
thứ tư (cũng là người vợ cuối cùng của ông) nuôi.
Với mẹ tôi, bà Lê Hằng Huân, ông đã sinh ra bốn chị em
tôi, tôi là con cả, sau đó đến Nguyễn Cương, Nguyễn Việt Hồng, Nguyễn
Việt Hằng. Cả chị Mai Lâm khi về sống cùng chúng tôi, mẹ tôi cũng đặt
tên cho chị là Nguyễn Mai Lâm. Như vậy, chúng tôi đều mang họ Nguyễn. Mẹ
tôi bảo: Đã là con bố Nguyễn Sơn thì phải là họ Nguyễn.
Chị có nghe được những câu chuyện gì của những người cùng thời về người cha tài ba - tướng Nguyễn Sơn của mình?
Chị N.T.H: Khi lớn lên tôi được nghe nói nhiều về bố
tôi. Mọi người nói, tướng Nguyễn Sơn là người có tài nhưng rất kiêu.
Điểm thứ hai là ông nhiều vợ, nhiều con.
Tuy nhiên, bố tôi dù thế nào cũng không bao giờ bỏ con.
Ông rất quý con. Có con nào là nhận và nuôi tất. Và nuôi dạy theo con
đường cách mạng mà ông đã chọn.
Người ta quý nể bố tôi nên kể rất nhiều chuyện hay,
thậm chí có phần thêu dệt như huyền thoại. Và trong những chuyện ấy có
chuyện nhiều vợ. Họ bảo ông có tới 13 người vợ và con thì không kể hết.
Nhưng sự thực ông chỉ có 8 chị em chúng tôi.
Mẹ tôi là người phụ nữ nhân hậu, nên khi chị Mai Lâm
của tôi được đưa về cho mẹ, mẹ tôi đã chăm lo và nuôi chị còn chu tất
hơn cả chúng tôi. Chị luôn được may quần áo mới. Tôi phải mặc thừa của
chị.
Mẹ tôi luôn hiểu cho bố tôi. Dù là người vợ thứ tư,
nhưng mẹ tôi biết rõ vì hoàn cảnh nên bố tôi mới có những ly tán, đổi
thay. Mặt khác, bây giờ thì chúng ta cũng cùng biết rõ rằng với một
người tài giỏi thì dễ có nhiều người yêu mến. Và chuyện đó cũng không có
gì ghê gớm ở thời trước.
Khi bố tôi về Việt Nam thì có tin dữ là vợ ông - bà
Trần Kiếm Qua cùng hai con đã bị bom chết ở Trung Quốc. Một thời gian
dài, bố tôi đã sống trong đau buồn.
Sau này, bố tôi được những người bạn quý mai mối cho
ông lấy mẹ tôi ở Việt Nam. Mẹ tôi là em gái của bà Lê Hằng Phương - vợ
của nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Ngọc Phan. Đến chơi với gia đình
Vũ Ngọc Phan nhiều, bố tôi khiến mọi người cảm mến, vun vào cho mối
lương duyên của cha mẹ tôi.
Được biết, khi trở lại Trung Quốc học tập và công tác,
gặp lại bà Trần Kiếm Qua, bố tôi đã rất buồn và khó xử. Nhưng mẹ Kiếm
Qua là người tốt, mẹ hiểu những gì mà loạn ly có thể gây ra cho thân
phận con người.
Sau khi cha chị qua đời, gánh lo cho con chồng, con mình trên vai mẹ chị hẳn là rất nặng?
Chị N.T.H: Sau tang lễ của cha, tôi trở thành người bạn nhỏ của mẹ, giúp mẹ đi chợ, giặt quần áo của cả nhà, trông các em.
Từ bé tôi đã là cô học sinh giỏi và ngoan, là niềm tự hào cũng như chỗ dựa nhỏ nhoi của người mẹ góa bụa mới bước vào tuổi 30.
Năm nào tôi cũng được giấy khen ở nhà trường và năm nào
cũng được viết thư chúc mừng sinh nhật Bác vào dịp 19-5, thư viết vào
mặt sau tờ giấy khen.
Hồi lớp vỡ lòng và lớp một, tôi cùng chị Mai Lâm, em
Nguyễn Cương học ở trường mở trong thành (khu của Quân đội). Tan học tôi
thường rủ chị Lâm, em Cương đi nhặt cành củi khô và quả phượng vĩ khô
để về đun.
Hồi đó cả nước khó khăn. Nhớ mãi những tuần hết gạo,
phải ăn ngô khoai não nề, đến ngày đong gạo được ăn cơm mà như một bữa
tiệc của lũ trẻ mồ côi chúng tôi. Thế mới biết những đứa con mồ côi luôn
biết thân biết phận. Chẳng dám đòi hỏi gì, vẫn cố chịu đựng, thương mẹ.
Những hôm thấy mẹ lầm bầm đi từ trên nhà xuống hành
lang bên cạnh nhà lá của bọn tôi rồi lại lầm rầm đi lên là tôi biết mẹ
hết tiền tiêu. Tôi bèn chia số tiền ít ỏi mà tôi dành dụm được cho mẹ.
Nhận tiền xong, mẹ cười hớn hở nói với tôi:“Bố thiêng
thật con ạ, mẹ vừa khấn bố là mẹ hết sạch tiền mua thức ăn cho các em
Hồng, em Hằng ăn thì con mang tiền lên cho mẹ vay”. Cụ chỉ vay thôi,
không xin, có tiền là trả ngay cho tôi. Thật thương!
Mở trường quân sự và giúp dân... lấy vợ
Tướng Nguyễn Sơn cùng bà Lê Hằng Huân và con gái Nguyễn Thanh Hà (chụp tại Thọ Xuân- Thanh Hóa). |
Chị có thể kể vài kỷ niệm mà đồng đội hoặc cấp dưới của cha chị đã chia sẻ với chị?
Chị N.T.H: Nhiều lắm, tôi đã tham gia làm cả chục cuốn
sách về cha tôi và thời của ông, nên biết rất nhiều câu chuyện về ông
cụ. Cụ được cả người giàu và người nghèo yêu quý. Bố tôi dạy người nghèo
phải biết tiết kiệm và bố tôi cũng quý cái giỏi của người biết làm ra
và giữ gìn của cải.
Có lần bố tôi gặp một người ngồi khóc vì nghèo quá
không lấy được vợ. Bố tôi hỏi chuyện và bảo về thịt con chó (mà nhà đó
có sẵn). Sau đó, bố tôi mời các ông nhà giàu quanh đó đến chơi bài. Tiền
của người được bạc, bố tôi gợi ý ủng hộ cho bà cụ nghèo có con chưa
cưới được vợ. Với nhà giàu, chỗ tiền ấy không đáng gì nên mọi người vui
vẻ ngay. Thế là số tiền gom nhặt đã đem lại hạnh phúc cho anh chàng muộn
vợ.
Chỉ về Việt Nam có 5 năm (1945-1950) mà bố tôi mở 4
trường: lục quân Quảng Ngãi, Thiếu sinh quân khu 4, Trường Võ bị Trần
Quốc Tuấn (khóa 2,3) và Trường Văn nghệ khu 4. Ông còn tham gia giảng
bài tại nhiều trường...
Năm 1993, tôi gặp các cựu học sinh Lục quân Quảng Ngãi,
có nhiều chú đã già yếu. Các chú đến nói:“Cho chú nắm tay cháu, vì chú
nhớ bố cháu quá!”. Nhiều vị tướng gặp tôi đều nói: “Bố Sơn là người dạy
chú biết đạo làm tướng”.
Trân trọng cảm ơn chị!
Trung Tá Nguyễn Thanh Hà. |
“Gia đình chị đặc biệt lắm, bố chị có tất
cả 4 người vợ, 8 người con. Các con của ông mang ba họ và theo hai quốc
tịch Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng bọn chị rất yêu thương nhau”.
Trung tá Nguyễn Thanh Hà
(tienphong.vn)
Nhận xét
Đăng nhận xét