TẦN THỦY HOÀNG - MAO TRẠCH ĐÔNG 4
(ĐC sưu tầm trên NET)
tiếng Trung: 秦朝; bính âm: Qín Cháo; Wade–Giles: Ch'in Ch'ao; phát âm Tiếng Trung: [tɕʰǐn tʂʰɑ̌ʊ̯]) (221 TCN - 206 TCN) là triều đại kế tục nhà Chu và trước nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Tần (Qín), có thể là một nguồn gốc của chữ "China" trong các ngôn ngữ Tây phương. Việc thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN dưới thời Tần Thuỷ Hoàng đã đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc Trung Quốc, một giai đoạn chỉ chấm dứt cùng với sự kết thúc của nhà Thanh năm 1912. Nhà Tần đã để lại một di sản trung ương tập quyền và một hệ thống quan liêu sẽ được áp dụng vào những triều đại kế tiếp sau này.
Với tư cách thừa tướng, Thương Ưởng đã bắt đầu tổ chức nhà nước Tần theo các nguyên lý của Pháp gia. Ông thuyết phục vua Tần áp dụng luật pháp cho mọi người dân. Với việc này, ông tìm cách thưởng cho người làm tốt phận sự và xứng đáng hơn là ủng hộ theo kiểu mối quan hệ. Ông thưởng cho những người can đảm ngoài mặt trận. Ông không có tính khinh thương nghiệp của Khổng giáo mà khuyến khích thương mại và lao động. Ông khuyến khích chế tạo vải vóc xuất khẩu. Ông đe doạ bắt làm nô lệ bất kỳ một người nào đủ sức khoẻ mà không chịu làm việc. Và ông khuyến khích nhập cư: ông mời những người tài năng và học thức từ nước khác đến Tần, và ông trao cho những người nông dân tới từ nước khác một mảnh đất hoang, hứa miễn đi lính cho họ.
Rất nhiều người đến Tần, làm tăng sức dân của Tần và sản xuất lương thực và làm quân đội của nó mạnh mẽ thêm. Quy mô của quân đội đã trở nên lớn hơn – quân đội không còn là những đội quân trong tay tầng lớp quý tộc nữa. Với việc những người dân thường đổ xô vào quân đội Tần, nhà vua Tần đã có thể giảm bớt quyền lực của giới quý tộc và quý phái. Trong một chiến dịch mang tính cách mạng, vua Tần chia các lãnh địa bên trong của mình thành các quận huyện được quản lý bởi các quan chức được chỉ định hơn là bởi tầng lớp quý tộc – trong khi việc phân chia quyền lực của giới quý tộc ở các nước khác dưới thời nhà Chu chỉ được tiến hành một cách tuần tự.
Khi Tần Hiếu Công chết, Thương Ưởng bị bỏ lại mà không có sự bảo vệ nào ở triều đình. Những kẻ thù ghen tức và đói quyền lực trong triều đình hành quyết Thương Ưởng, nhưng sự giàu mạnh và sức mạnh của Tần vẫn còn đó. Và Tần bắt đầu thắng những trận lớn. Năm 314 TCN – 24 năm sau cái chết của Thương Ưởng - Tần thắng một trận trước những kẻ du cư phía bắc. Năm 311 TCN, Tần mở rộng về phía nam chống lại những kẻ du mục hơn, và ở đó họ lập ra thành phố Thành Đô. Tới lúc đó, các nước khác đã mở rộng: Yên chống lại những kẻ bị gọi là mọi rợ ở phía đông sông Liêu, và Chu phía nam sông Dương Tử. Chiến tranh và chinh phục đã làm giảm bớt số lượng các tiểu quốc xuống còn 11. Tần nhập liên minh với bốn nước khác chống lại Tề, nước mà liên minh của Tần sợ nhất. Tề vốn là một nước có truyền thống mở rộng và bá chủ, được tổ chức tốt, có dân số đông và có quan hệ với hầu hết các nước khác, sản xuất ra nhiều lúa gạo và đã giàu mạnh lên nhờ buôn sắt và các loại kim loại khác. Sai lầm cho họ, các đồng minh của Tần coi Tần như một nước bán khai và vị thế yếu hơn và ít nguy hiểm hơn Tề. Năm 256, Tề chiếm Lỗ, và Tần mở rộng tới lãnh thổ vốn thuộc nhà Chu - một vùng xung quanh Lạc Dương gồm khoảng ba mươi nghìn người và ba sáu làng. Một hoàng tử nhà Chu phản công, gắng sức chiếm lấy ngôi nhà Chu cho mình. Quân đội Tần đánh bại ông ta, và nhà Chu chấm dứt.
Năm 246 TrCN, Doanh Chính, con trai 13 tuổi của vua Tần kế ngai vàng. Sau 16 năm cai trị, Doanh Chính lao vào cuộc chinh phục các nước còn lại vốn thuộc Chu trước kia. Các đội quân hàng trăm nghìn người tấn công từ hai phía. Tần đánh bại hết nước này đến nước khác: Hàn năm -230, Triệu năm -228, Ngụy năm -225, nước rộng mà dân cư thưa thớt, quản lý lỏng lẻo Sở năm -223, Yên năm -222 và nước Tề mạnh mẽ năm -221. Thỉnh thoảng, để hạn chế những chống đối quân sự có thể xảy ra, quân đội Tần giết hại toàn bộ đàn ông ở nước đối thủ ở độ tuổi đi lính.
Cái gọi là thời Chiến Quốc kết thúc. Doanh Chính trở thành vua của mọi vùng đất vốn thuộc nhà Chu. Ông ta đến một ngọn núi thiêng, Đại Sơn, nơi có thể nói, ông nhận được Thiên Mệnh để cai trị toàn bộ Trung Hoa. Ông lấy tước hiệu là Thuỷ Hoàng Đế (始皇帝) và mở rộng biên giới tới nơi vốn là thuộc nền văn minh Chu - về phía nam đến Quảng Châu và tới Quảng Tây (Guangxi), tạo nên cái từ đó được coi là Trung Quốc. Tần Thuỷ Hoàng Đế đã trở thành hoàng đế đầu tiên và là vị cha vĩ đại của Trung Quốc.
Về mặt truyền thống chúng ta đặt sự khởi đầu của đế chế Tần vào năm 256 TCN, mặc dù sự thống nhất Trung Quốc chỉ xảy ra vào năm 221 TCN. Vào năm 256 TCN, Tần đã trở thành nước mạnh nhất ở Trung Quốc, và tới năm 246 TCN, vương triều rơi vào tay một cậu bé mười ba tuổi, Doanh Chính (Ch’eng). Vì còn nhỏ, hoàng đế cần ở xung quanh các đại thần Pháp gia thông thái. Cố vấn có nhiều quyền lực và được tin cậy nhất là Lý Tư, một trong những nhà tư tưởng nền tảng của phái Pháp gia. Theo sự cố vấn của họ, năm 232 TCN, Doanh Chính (Ch’eng), ở tuổi hai bảy đã bắt đầu một chiến dịch mạnh mẽ nhằm thống nhất và tập trung hoá các quốc gia phía bắc. Các nước xung quanh không phải là đối thủ với sự giàu có và sức mạnh quân sự của Tần, và tới năm 221 TCN, Doanh Chính (Ch’eng) đã chinh phục toàn bộ các nước phía bắc. Ông lấy danh hiệu Tần Thuỷ Hoàng Đế, hay "Vị hoàng đế thủy tổ". Dưới sự lãnh đạo của ông, và sự cố vấn của Lý Tư, Tần Thuỷ Hoàng Đế đã tạo ra kiểu cách một triều đình được coi là kiểu mẫu cho mọi triều đại tiếp sau của Trung Quốc. Đầu tiên, triều đình được tập trung quanh hoàng đế. Nhằm tạo thuận lợi cho việc tập trung hoá, nhà Tần thay thế toàn bộ hệ thống phong kiến cũ theo đó lãnh thổ được kiểm soát bởi các quý tộc ít hay nhiều độc lập bằng một hệ thống quan lại mạnh theo thứ bậc. Tất cả các thành viên của chế độ quan liêu đó cũng như các bộ trưởng của quốc gia sẽ được chỉ định bởi triều đình trung ương. Nhằm bẻ gãy quyền lực của tầng lớp quý tộc, ông tịch thu đất đai của họ và phân chia chúng cho nông dân. Nhằm tạo thuận lợi cho việc thu thuế, thuế được triều đình thu trực tiếp từ những người nông dân mà không cần qua tay tầng lớp quý tộc.
Nhằm củng cố sự tập trung hoá triều đình, Tần Thuỷ Hoàng Đế bắt tay vào các chiến dịch đầy tham vọng nhằm tiêu chuẩn hoá tiền tệ và trọng lượng và đo lường. Hoàng đế Tần cũng đưa những học thuyết Pháp gia khắc nghiệt nhất vào thực thi. Các luật lệ của đế chế rất chặt chẽ và ác nghiệt, đặc biệt đối với người trong triều đình. Hình phạt cho tham nhũng dành cho mọi thành viên triều đình là tử hình. Các pháp gia cũng tin rằng việc tập trung hoá về tư tưởng, sợ rằng bất kỳ một cách suy nghĩ nào khác ngoài Pháp gia có thể dẫn tới việc phá vỡ hay nổi loạn. Vì thế mọi trường phái triết học khác bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đặc biệt là Khổng giáo, và sách vở của họ bị đốt, giáo viên bị hành quyết. Nhà Tần cũng mạnh tay đối với thương mại. Coi đó là một kiểu tiêm nhiễm hay sự ăn bám, nhà Tần cấm ngặt buôn bán và chủ nghĩa trọng thương, đánh thuế nặng đối với thương nhân, và hành quyết các thương nhân vì những lỗi nhỏ nhất.
Tuy nhiên, nhà Tần ngoài việc chú trọng đến hành chính của vùng lãnh thổ phía bắc còn lo nhiều việc khác. Họ tiến về phía Nam và lần lượt chinh phục các vùng phía nam Trung Quốc. Kẻ thù lớn nhất của họ, tuy nhiên, là từ phương bắc. Được gọi là Hung Nô, những người Hung Nô du mục đó tường xâm nhập vào vùng lãnh thổ phía bắc trong thời nhà Chu. Những người dân phương bắc Trung Quốc vốn là người thợ săn và đánh cá nhưng từ khi vùng đất đó khô dần và rừng dần biến mất, họ chuyển sang chăn thả. Nhờ đó họ học để trở thành kỵ sỹ và bắt đầu du cư; họ cũng gây chiến tranh lẫn nhau. Những cuộc chiến tranh thường xuyên này biến họ trở thành những chiến binh tài ba trên lưng ngựa, và khi họ bắt đầu tới các vương quốc phía bắc Trung Quốc, họ trở thành những đối thủ đáng gờm cho bộ binh của các nước đó. Để đẩy lùi những sự xâm lấn, các nước phía bắc dưới thời nhà Chu đã xây những bức tường và công sự dọc theo biên giới phía bắc của họ. Nhà Tần đã bắt đầu một chiến dịch lớn để nối các bức tường và công sự đó vào với nhau. Mặc dù nhà Tần không xây "Vạn lý trường thành" như các nhà sử học thường nói (Vạn lý trường thành chủ yếu được xây dưới thời nhà Minh) nhưng các dự án xây dựng thời Tần tự nó đã thực sự có tầm vóc đáng kinh ngạc.
Rất nhiều trong số những kẻ bị chinh phục tuân lệnh Tần Thủy Hoàng vì sợ ông chứ không phải vì coi ông là người cai trị chính đáng của họ hay là người có thiên mệnh, và một số người ở những vùng khác vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại sự cai trị của ông. Để củng cố hơn nữa sự cai trị của mình, Tần Thủy Hoàng tìm cách thu thập vũ khí từ tất cả mọi nơi không thuộc quân đội của mình. Ông cũng cho tư tưởng của dân chúng là thứ đáng sợ, và năm 213 TCN binh lính của ông bắt đầu tịch thu các sách vở mà ông cho là nguy hiểm: mọi cuốn sách không thuộc chủ đề tư tưởng thực dụng như nông nghiệp, lâm nghiệp, thuốc và bói. Các cuốn sách bị tịch thu đều bị đốt, mỗi cuốn chỉ được giữ một bản tại thư viện quốc gia. Trong số những cuốn sách bị đốt có cả những bản ghi chép cổ hàng vài thế kỷ của Khổng Tử và các cuốn sách của các môn đồ Khổng Tử. Các thế hệ tiếp theo của Khổng Giáo coi Tần Thuỷ Hoàng là ma quỷ, và họ buộc tội ông đã chôn sống 460 học giả - vì một sự hiểu lầm. Thay vào đó, ông chỉ đơn giản hành quyết họ. Ông không thích nghe những lời phàn nàn của họ.
Khắp Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng nắm quyền lực khỏi tay quý tộc địa phương - giống như việc đã xảy ra ở Tần trong thế kỷ trước - đặt dấu chấm hết cho phong kiến. Thay vào tầng lớp quý tộc, ông chia Trung Quốc thành ba sáu đơn vị hành chính, mỗi nơi đều có nhân viên được chỉ định và chịu trách nhiệm ở khu của mình, và ông trao cho họ quyền đặc biệt để đánh thuế và đúc tiền. Và từ các tỉnh tới thủ đô, Hàm Dương, di chuyển 12 vạn gia đình quý tộc.
Tần Thủy Hoàng là người làm việc nhiều, đặt ra định mức hàng ngày các công việc hành chính cho mình và không nghỉ ngơi khi chưa hoàn thành, và ông thường hỏi ý kiến các quan bác sĩ (bộ trưởng). Ông tiêu chuẩn hoá chữ viết Trung Quốc, trọng lượng và đo lường, và luật pháp. Ông cho cả nước Trung Hoa quyền mua và bán đất đai - điều này làm tăng tiền thu của ông nhờ thuế. Ông xây những căn nhà công cộng to lớn ở thủ đô và những nơi lộng lẫy cho mình. Ông mở rộng các kênh để tưới tiêu và vận chuyển, và để kết nối đế chế của mình ông xây dựng một hệ thống đường xá to lớn.
Những quý tộc bị cay đắng và những trí thức chống đối ghét ông. Ông bị ghét vì là một kẻ chinh phục và đánh thuế nặng nề. Ông bị ghét bởi pháp luật hà khắc và bị dân thường căm ghét vì bắt họ lao động nặng nhọc để xây dựng những dự án của ông. Sợ bị ám sát, Tần Thuỷ Hoàng có những chuyến đi bí mật khắp bên trong cung điện rộng lớn của mình và ngủ ở những cung điện khác nhau mỗi đêm. Đó không phải là một cuộc sống thanh bình mà Đạo giáo mong muốn, và những người theo Khổng giáo coi ông như một kẻ chiếm đoạt vô đạo đức. Nhưng ông là một người mộ đạo, và ông lo lắng về vấn đề đạo đức tình dục cho dân chúng, tin rằng cách cư xử làm thượng đế nổi giận sẽ ảnh hưởng ngược lại tới tình trạng sức khoẻ của vương triều của ông.
Tần Thuỷ Hoàng Đế chết năm 210 TCN ở tuổi 49. Điều ngạc nhiên về đế chế mà ông đã xây dựng lên là nó sụp đổ chỉ 4 năm sau khi ông chết. Trong khi triều đình Pháp gia của Tần Thuỷ Hoàng có hiệu quả một cách tàn nhẫn trong việc kiểm soát quốc gia và hệ thống quan liêu thì chính sự tàn nhẫn đã chứng minh sự sụp đổ của nó. Vị hoàng đế, người đã hy vọng lập nên một vương triều kéo dài hơn mười nghìn năm, đã làm cho nhiều người xa lánh, đặc biệt là những nhà quý tộc đất đai. Các dự án xây dựng của nhà Tần đòi hỏi sức lao động và thuế má nặng; người dân trên toàn đế chế đã gần tới lúc nổi loạn. Cuối cùng, nhà Tần đã tạo ra một triều đình hầu như có thể hoạt động mà không cần đến hoàng đế, người ở tách biệt khỏi sự quản lý triều đình hàng ngày.
Ngay khi Tần Thuỷ Hoàng chết, hai vị quan chức cấp cao nhất là Lý Tư và Triệu Cao đã che giấu cái chết của ông và chiếm lấy triều đình. Họ mạo chiếu của Thuỷ Hoàng, bắt người con cả Phù Tô phải tự sát và lập ra một vị vua mải chơi là Tần Nhị Thế (Hồ Hợi) nhưng đa phần triều đình Trung Quốc nằm trong tay họ. Nghe theo lời Triệu Cao, để củng cố ngôi vị đã đoạt của người anh cả Phù Tô, Nhị Thế khép tội và giết tất cả các anh em trai và chị em gái của mình dù những người này không hề có tội.
Triệu Cao đề xướng và sau đó Lý Tư hùa theo, thực hiện việc dùng pháp luật hà khắc hơn nữa so với thời Thuỷ Hoàng, không chỉ với nhân dân mà ngay cả với những quan lại cấp dưới; mặt khác vì muốn lừa vua Nhị Thế thích chơi bời hưởng thụ không muốn nhắc tới binh đao, hai người ém nhẹm chuyện nhân dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi. Các quan chức địa phương cũng sợ bị trừng phạt nên giữ bí mật về các vụ nổi loạn và nổi dậy trong lãnh thổ. Cuối cùng, Triệu Cao loại trừ Lý Tư để độc chiếm ngôi vị thừa tướng và các cuộc nổi dậy tại các nước chư hầu cũ lúc đó trở nên quá lớn mạnh tới mức không còn giữ bí mật được nữa. Tới lúc đó, đã là quá muộn, và vương triều với mục tiêu kéo dài Thiên thu Vạn thế biến mất chỉ 4 năm sau cái chết của người sáng lập ra nó.
Tần Thuỷ Hoàng đương thời là ông vua bách chiến bách thắng, đánh dẹp tàn sát 6 nước phía đông, gọi là "6 nước Sơn Đông". Người dân Sơn Đông, nhất là con em các chư hầu và quan lại của các nước đó căm hờn cái thù mất nước và chế độ hà khắc của nhà Tần nhưng không dám nổi lên khởi nghĩa khi Thuỷ Hoàng còn sống vì uy vũ của ông quá lớn. Các hành động chống đối đều là hành thích, ám sát (Kinh Kha, Cao Tiệm Ly, Trương Lương). Người Sơn Đông vừa căm vừa sợ Tần Thuỷ Hoàng, tới mức có hòn thiên thạch rơi xuống, có người khắc vào hòn đá mấy chữ: "Thuỷ Hoàng chết thì đất bị chia", đủ biết mối thù họ canh cánh bên lòng và hẹn trả sau khi ông nằm xuống.
Ngay lập tức nhân dân nổi lên chống Tần. Tháng 7 năm 209 TCN (năm đầu đời Tần Nhị Thế), Trần Thắng và Ngô Quảng cầm đầu 900 lính thú nổi dậy khởi nghĩa ở làng Đại Trạch thuộc nước Sở cũ. Từ Đại Trạch, quân khởi nghĩa nhanh chóng đánh rộng ra xung quanh và tiến lên chiếm được huyện Trần, tức là nước Trần cũ thời Xuân Thu, lấy làm kinh đô, gọi là nước Trương Sở (nước Sở mở rộng).
Các cánh quân các nơi tự nổi dậy hưởng ứng rất đông. Trần Thắng tập hợp và chia quân đi đánh các nơi. Hai đạo quân chủ lực là Ngô Quảng đánh Huỳnh Dương và Chu Văn đánh vào Hàm Dương, quân đông vài chục vạn người. Thừa dịp có ngọn lửa do Trần Thắng châm, các quý tộc 6 nước Sơn Đông thi nhau nổi dậy khôi phục địa vị.
Những vùng mới bị Tần Thuỷ Hoàng chinh phục vài chục năm trước coi cái chết của ông là một cơ hội để thoát khỏi sự cai trị của nhà Tần, và một số trí thức đã chống lại sự cai trị của Nhị Thế. Nông dân coi đó là một cơ hội để biểu lộ sự bất bình của họ với chính quyền hoàng đế, dẫn tới kết quả đa phần dân chúng phải chịu đựng lao động trong nhiều dự án xây dựng của Tần Thuỷ Hoàng. Một số dân thường bắt đầu giết quan lại địa phương. Trong số những người dân có những thủ lĩnh địa phương đứng ra lãnh đạo nổi loạn. Và trong một cố gắng nhằm chiếm lại quyền lực cũ, các gia đình quý tộc bắt đầu tổ chức lực lượng quân sự của riêng mình để trở thành quân phiệt cát cứ.
Đầu tiên là hai tướng Trương Nhĩ, Trần Dư dưới quyền Trần Thắng. Hai người cùng bạn Trần Thắng là Vũ Thần đi đánh nước Triệu cũ, nhưng khi chiếm được nửa nước Triệu bèn xui Vũ Thần xưng làm Triệu vương, ly khai khỏi Trương Sở. Vũ Thần sai Hàn Quảng đi đánh nước Yên thì đến lượt Quảng cũng ly khai tự lập làm Yên vương. Một tướng khác của Trần Thắng là Chu Thị đi đánh được đất Nguỵ, thấy Triệu và Yên tự lập cũng rước con cháu nước Nguỵ cũ là Nguỵ Cữu lên làm Nguỵ vương. Một quý tộc nước Tề cũ là Điền Đam khởi nghĩa tự lập làm Tề vương.
Các nước chư hầu này đều lo phát triển cơ đồ riêng, đi đánh các thành trì nhà Tần còn chiếm đóng trên đất mình, không hưởng ứng việc đánh Tần với Trương Sở vương Trần Thắng, do đó ông phải độc lập tác chiến với cánh quân chủ lực của Tần.
Tin quân khởi nghĩa sắp đánh vào kinh thành khiến kinh thành xôn xao, không thể giấu được nữa và cuối cùng Nhị Thế biết tin. Trong lúc nguy cấp, Nhị Thế theo kế của quan Thiếu phủ Chương Hàm, tha tội cho những người làm phu xây Trường Thành và huy động quân của tướng Vương Ly (cháu nội Vương Tiễn) gồm 30 vạn người, giao cho họ vũ khí và đưa ra mặt trận.
Chương Hàm đánh tới giải vây cho thành Huỳnh Dương đang bị giả vương Ngô Quảng vây hãm lâu ngày không lấy được. Đúng lúc đó thì các tướng cầm cánh quân này cũng nảy sinh mâu thuẫn do không thống nhất chủ trương. Tướng Điền Tang liền giả lệnh Trần Thắng giết Ngô Quảng, nắm lấy quyền chỉ huy và mang quân ra đón Chương Hàm, giao Lý Quy vây Huỳnh Dương.
Chương Hàm đang đà thắng lợi, tiến tới đánh bại giết chết Điền Tang và mang quân tới Huỳnh Dương. Lý Quy không chống nổi cũng tử trận nốt. Chương Hàm đánh như gió cuốn tới kinh thành Trương Sở. Trong khi đó, Trần Thắng dùng người không thoả đáng, sát hại nhiều tướng có công nên nhiều người bỏ ông ra đi. Trên đường đánh tới Trương Sở, Chương Hàm tiêu diệt thêm các cánh quân của Ngũ Từ, Đặng Duyệt. Trần Thắng mang quân chủ lực ra chống Tần. Chương Hàm đánh tới, giết chết tướng Sở là Trương Hạ và quan trụ quốc nước Sở là Sái Tứ. Trần Thắng bỏ chạy khỏi kinh đô Trương Sở tới Hạ Thành Phụ thì bị người đánh xe là Trang Giả phản bội giết chết, mang đầu hàng Tần để lập công. Chương Hàm giao cho Trang Giả cai quản Trương Sở, đặt theo tên cũ là huyện Trần rồi mang quân đánh Nguỵ.
Nguỵ vương Cữu chống Tần không nổi, thừa tướng Chu Thị tử trận. Nguỵ cầu cứu Tề. Tề vương Điền Đam mang quân cứu, bị Chương Hàm đánh bại. Đam tử trận, sau đó quân Tần giết nốt Nguỵ Cữu. Hàm lại mang quân đánh Tề, muốn diệt nốt cánh quân của em Đam là Điền Vinh.
Trong khi đó, một người hầu cận của Trần Thắng là Lã Thần đi mộ quân cần vương trở về, đánh chiếm lại huyện Trần, giết Trang Giả báo thù cho Trần Thắng. Một cánh quân Tần đánh tới, Lã Thần không chống nổi phải bỏ chạy, giữa đường lại gặp cánh quân chống Tần của Anh Bố, bèn hợp lại cùng đánh, lại chiếm lại huyện Trần lần nữa. Cùng lúc đó tướng nước Sở là Hạng Lương khởi nghĩa ở đất Ngô, qua sông Trường Giang đánh Tần. Nghe tin Trần Thắng đã chết, Hạng Lương theo kế của Phạm Tăng, lập dòng dõi nước Sở lên ngôi, tức là Sở Hoài vương. Sau này Lã Thần và Anh Bố mang quân liên hợp với cánh quân của Sở Hoài vương.
Cánh quân của chú cháu Hạng Lương, Hạng Vũ lớn mạnh nhanh chóng, đánh bại một cánh quân Sở ly khai khác của Tần Gia rồi đánh nhau với Chương Hàm, lần lượt đánh thắng quân Tần hai trận, giải vây cho em Điền Đam là Điền Vinh và vây Chương Hàm ở Định Đào. Do chủ quan khinh địch, lơi lỏng phòng bị, Hạng Lương bị Chương Hàm đánh úp giết chết. Cánh quân Sở do Hạng Vũ, Lưu Bang chỉ huy vốn được Hạng Lương phái đi đánh Huỳnh Dương nghe tin tổng chỉ huy chết trận bèn hợp với cánh quân Lã Thần rút về nước Sở hội với vua Hoài vương.
Đánh bại Hạng Lương, Chương Hàm mang quân đánh Triệu.
Nước Triệu sau khi Vũ Thần xưng vương đã xảy ra tranh chấp nội bộ và sau khi Thần bị giết, dòng dõi nước Triệu cũ là Triệu Yết được lập làm Triệu vương. Chương Hàm mang quân đánh Triệu, vua tôi Triệu bỏ chạy về Cự Lộc. Hàm sai Vương Ly vây bức Cự Lộc, còn mình vận lương thảo tiếp ứng.
Các cánh quân chư hầu như Yên, Tề và tướng Triệu là Trần Dư đóng ngoài thành không dám đánh nhau với Vương Ly để giải vây vì quân Tần quá mạnh. Đang lúc nguy cấp, Hạng Vũ dẫn quân Sở tới cứu, đánh thắng quân Tần liền 9 trận, bắt sống Vương Ly, giết Thiệp Nhàn và Tô Giác. Chương Hàm lui quân, lại bị Hạng Vũ đánh bại thêm một trận nữa ở bến Tam Hộ, sai Tư Mã Hân về thỉnh ý Nhị Thế nhưng Triệu Cao đố kỵ muốn trị tội thua trận. Chương Hàm tức giận bèn đầu hàng Hạng Vũ. Hạng Vũ cho hàng, rồi hợp hai đạo quân Sở, Tần kéo vào Hàm Dương.
Nhưng khi Hạng Vũ đánh xong Chương Hàm thì Lưu Bang, đi theo đường thẳng và không gặp những cánh quân Tần mạnh, đã tiến vào Quan Trung trước. Lưu Bang vốn là đình trưởng (một chức quan nhỏ trông coi an ninh trật tự ở địa phương).
Trong khi đó cung đình nước Tần cũng biến loạn. Triệu Cao thấy việc giặc giã ngày càng nguy cấp và khó giấu diếm, sợ Nhị Thế trị tội bèn chủ động giết Nhị Thế, lập Tử Anh lên ngôi. Tử Anh không muốn bị khống chế bèn lập mưu giết Triệu Cao. Lúc này vận mệnh nhà Tần đã khó cứu vãn được. Các cánh quân chư hầu ào ạt tiến về phía tây, quân Tần không còn sức kháng cự.
Tử Anh lên ngôi cuối tháng 8 năm 207 TCN, được 46 ngày là đầu tháng 10, tức là sang đầu năm 206 TCN, cánh quân Sở dưới quyền Lưu Bang đã đánh bại quân Tần, tiến vào kinh đô Hàm Dương. Tử Anh ra hàng. Dù bị quân chủ lực của Tần cầm chân, nhưng đội quân của Hạng Vũ cũng tiến vào Hàm Dương không lâu sau đó (tháng 11 năm 206 TCN). Vua Tần Tử Anh và tất cả các thành viên gia đình hoàng gia nhà Tần bị Hạng Vũ giết hại.
Nhà Tần chỉ tồn tại được 15 năm (221 - 206 TCN) với 3 đời vua. Từ vua tới đại thần, không người nào không bất đắc kỳ tử. Thời đại nhà Tần thật ngắn ngủi và hết sức bi thảm, nhưng dù sao nó cũng có công lớn là đã thống nhất Trung Quốc.
Sau việc nhà Tần bị đánh bại, Lưu Bang và Hạng Vũ lại quay sang đánh lẫn nhau. Đó chính là cuộc Hán Sở tranh hùng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc kéo dài 5 năm. Hạng Vũ là một tướng tài và là một lãnh đạo tài năng, nhưng ông dựa quá nhiều vào sự tàn bạo coi như là một phương tiện nhằm có được sự khuất phục. Ông tàn sát những kẻ bị chinh phục tại các thành trì bị chiếm. Lưu Bang tài năng kém hơn nhưng lại rất xảo quyệt và gian trá. Lưu Bang biết dùng người đúng lúc, cố gắng thu phục và cải tạo những kẻ bị ông ta chinh phục. Nhờ tài dùng người, Lưu Bang tụ tập được các tướng lĩnh cùng quân sư giỏi. Kết quả Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ vào năm 202 TCN, sau khi có được sức mạnh ưu thế về quân sự, ông tự phong làm hoàng đế Trung Quốc. Thời đại mới của lịch sử Trung Quốc, nhà Hán bắt đầu từ đó.
Tần là triều đại đầu tiên bãi bỏ chế độ phân phong chư hầu trước đây, thiết lập chế độ quận huyện để xác lập quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.
Tần là triều đại đầu tiên và cũng là duy nhất không áp dụng việc đặt thuỵ hiệu và miếu hiệu cho các vua. Trái lại, nhà Tần dùng kiểu đếm như phương Tây: Từ Thuỷ Hoàng là đầu tiên, tới Nhị Thế, Tam Thế... như kiểu "Đệ nhất", "Đệ Nhị"... Về sau không triều đại Trung Quốc nào áp dụng theo cách này.
Nhà Tần đặt ra cách thay đổi lịch, lấy tháng 10 làm đầu năm. Những người cai trị kế tục áp dụng cách tính này còn dùng tới năm 104 TCN. Nhà Tần đặt ra tiêu chuẩn hoá chữ Hán, trọng lượng và đo lường và luật pháp, mở rộng các kênh để tưới tiêu và vận chuyển, xây dựng một hệ thống đường xá to lớn, mở rộng đất đai về phía bắc và phía nam. Công lao xây dựng đất nước thống nhất, rộng lớn của nhà Tần thật lớn nhưng chính sách tàn bạo và thủ tiêu văn hoá cũng gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ cho đời sau.
Giả Nghị đề cao công thống nhất của Trung Quốc, ca ngợi sức mạnh vô địch tiêu diệt 6 nước chư hầu của nhà Tần và đánh giá "Trần Thắng tài năng dưới bậc trung", danh phận còn kém xa 6 nước chư hầu, bản thân ông chỉ nổi lên được 6 tháng đã bị tiêu diệt nhưng ngọn lửa mà ông đốt lên đã huỷ diệt nhà Tần.
"Ông vua có thể lấy thiên hạ trên lưng ngựa nhưng không thể cai trị thiên hạ trên lưng ngựa". Câu đó rất đúng với nhà Tần. Sau khi thống nhất thiên hạ, thay vì dùng chính sách khoan dung để lấy lòng người, nhà Tần lại tăng cường pháp trị, lấy sự hà khắc để đề phòng sự chống đối của thiên hạ. Do đó, ngoài cái thù mất nước chưa nguôi ngoai, người dân 6 nước còn lại đều căm giận nhà Tần lên gấp bội. 15 năm là vòng xoáy của một triều đại nhưng đối với đời người, ngần ấy thời gian còn chưa qua một thế hệ. Chẳng những thế hệ con em mà ngay thế hệ "mất nước" của 6 nước chư hầu vẫn còn nguyên và mối thù vẫn còn nguyên.
Chương Hàm dù chưa sánh được với Vương Tiễn nhưng cũng là viên tướng giỏi và có lòng tận tuỵ, tuy nhiên dường như ông càng chữa cháy đám cháy càng lớn. Sự căm hờn của nhân dân đối với chính sách tàn bạo của nhà Tần khiến những người chống đối hết lớp này lại có lớp khác đứng lên, lớp sau mạnh mẽ hơn lớp trước và một mình Chương Hàm không xoay chuyển được tình thế. Chương Hàm đánh diệt Trương Sở, Trần Thắng ngã có Lã Thần nối tiếp. Chương Hàm diệt Nguỵ, Nguỵ Cữu chết có Nguỵ Báo thay. Chương Hàm đánh Tề, giết được Điền Đam lại có Điền Vinh đứng lên. Chương Hàm đánh Sở giết được Hạng Lương thì có ngay Hạng Vũ bật dậy. Những công tích của Chương Hàm có thể làm một bộ phận chư hầu khiếp đảm và cầm chân được Hạng Vũ một thời gian nhưng một mình ông không có đủ 3 đầu 6 tay để chặn đường tây tiến của Lưu Bang. Và khi chính quyền Tần u mê, hủ bại quay sang đố kỵ tướng sĩ, phá bỏ nốt bức tường chắn cuối cùng khiến Chương Hàm ngả theo chư hầu, chỉ một đạo quân không hẳn là hùng hậu của Lưu Bang cũng đủ kết liễu nhà Tần. Kết cục của cả ba nhân vật chính của nhà Tần thời hậu Thuỷ Hoàng là vua Nhị Thế, Lý Tư lẫn Triệu Cao là bài học đích đáng cho đời sau. 15 năm quá ngắn ngủi, Lý Tư và Triệu Cao vừa là khai quốc công thần nhà Tần, vừa là vong quốc tội thần của nhà Tần. Hạng Lương, Hạng Vũ, Trương Lương, Điền Đam... vừa thần tử vong quốc nhưng cũng không lâu sau lại là những người phục quốc. Có lẽ hoàng đế đầu tiên của đế quốc Trung Hoa không thể ngờ rằng số đếm triều đại mình dừng lại ngay ở con số "Nhị Thế".
Tương truyền rằng, thời Tần Thuỷ Hoàng có câu sấm: "Vong Tần giả Hồ" (Tần mất tại Hồ). Thuỷ Hoàng ngờ rằng "Hồ" đó là người Hồ, tức người Hung Nô nên đã điều động biết bao nhân công đi xây Vạn Lý Trường Thành để chặn họ kéo xuống phía nam. Nhưng ông không ngờ rằng "Hồ" đó là "Hồ Hợi", đứa con cưng vẫn được lòng ông mới là kẻ làm mất nhà Tần.
Tần Thuỷ Hoàng là vị vua Trung Quốc đầu tiên tuyên bố mình làm "Hoàng đế", sau khi thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN. Vì thế năm đó thường được tính làm năm bắt đầu "nhà Tần".
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 20:55, ngày 3 tháng 7 năm 2014.
Tần Thủy Hoàng (tiếng Trung Quốc: 秦始皇)(259 TCN – 210 TCN), tên thật là Doanh Chính (嬴政), còn có tên khác là
Triệu Chính (趙政), là vua của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và trở thành vị Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 trước Công nguyên sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 trước Công nguyên ở tuổi 49
Tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế (始皇帝) sau khi Trung Quốc được thống nhất, Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, mở ra gần hai thiên niên kỷ của hoàng gia cai trị Trung Quốc. Sau khi thống nhất, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị. Ông đã tiến hành nhiều dự án khổng lồ, bao gồm việc xây dựng và hợp nhất các bộ phận của Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ kích thước thành phố nổi tiếng được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước thật, và một hệ thống đường quốc gia lớn, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để đảm bảo sự ổn định, ông đặt ra ngoài vòng pháp luật và đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả.
Sử sách, mà cụ thể là sử ký Tư Mã Thiên ghi nơi sinh và cha mẹ ông; nhưng chính Tư Mã Thiên cũng cho biết, có thuyết nói rằng Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi.
Năm 265 TCN, vua Tần là Tần Chiêu Vương lâp con trai thứ là An Quốc quân Doanh Trụ làm Thái tử. Công tử Tử Sở là con trai giữa của Thái tử với một người vợ thứ, Hạ Cơ. Hạ Cơ không được An Quốc quân yêu mến, nên Tử Sở phải đi làm con tin của Tần ở nước Triệu để đảm bảo 1 hiệp ước đình chiến giữa hai quốc gia. Tần nhiều lần đem quân đánh Triệu, làm Triệu thua to trong trận Trường Bình đẫm máu, nên nước Triệu càng bạc đãi Tử Sở. Sau ông có quen với Lã Bất Vi, một thương gia giàu có. Bằng mưu mô của mình, Lã Bất Vi đã dâng Triệu Cơ, vũ nữ và người thiếp của Lã đang mang thai, cho Tử Sở, lại giúp Tử Sở về Tần làm Thái tử rồi lên ngôi vua, thành Trang Tương Vương nước Tần. Cái thai trong bụng được Triệu Cơ giấu kín, để đủ tháng sinh ra, đặt tên là Chính, tức Tần Thủy Hoàng sau này.
Tuy nhiên, theo ý kiến của một số sử gia Trung Quốc hiện đại gần đây thì Doanh Chính là con của Tử Sở chứ không phải là con của Lã Bất Vi. Thuyết này lập luận tập trung vào 2 điểm:
Năm 250 TCN, Tần Chiêu Tương vương chết, An Quốc quân lên ngôi, tức là Tần Hiếu Văn Vương, lập Tử Sở làm Thái tử, nước Triệu bèn đưa Triệu Cơ và Doanh Chính về Tần. Hiếu Văn Vương làm vua không lâu thì chết, Tử Sở kế thừa vương vị, tức là Tần Trang Tương Vương, phong Lã Bất Vi chức Thừa tướng, tước Văn Tín hầu. Năm 247 TCN, Trang Tương Vương mất sau ba năm trị vì, ngôi vua thuộc về Doanh Chính, khi ấy mới 13 tuổi.
Tướng quốc vốn là chồng cũ của thái hậu, thường ra vào cung cấm tư thông với bà ta. Tần Vương còn nhỏ nên không hay biết hoặc giả vờ không hay biết. Sau đó, Lã Bất Vi cảm thấy lo sợ nhà vua nhỏ tuổi biết chuyện nên ngầm sai người tìm kiếm một nam nhân cường tráng, dương vật lớn là Lao Ái (嫪毐). Theo Sử ký, ông trước tiên dùng Lao Ái làm gia nhân rồi dâng Ái vào cung giả làm hoạn quan bằng cách nhổ râu để "hầu hạ" thái hậu. Sau một thời gian thái hậu sợ Tần vương biết chuyện bèn dời Hàm Dương về cựu đô là Ung Thành (雍) sống cùng Lao Ái và sinh được 2 con trai.
Nhờ thái hậu, Lao Ái được phong làm Trường Tín hầu, cũng mưu xây dựng thế lực, mở phủ nuôi thực khách như Lã Bất Vi. Lao Ái mưu đồ cho con mình và thái hậu nối ngôi khi Tần vương Chính qua đời. Nhưng trong một bữa ăn tối do say rượu nên Lao Ái bắt đầu khoác lác về việc là cha dượng của vị vua trẻ.
Năm 238 trước Công nguyên, Doanh Chính đi du lịch đến Ung Thành. Lao Ái chiếm con dấu của thái hậu và huy động một đội quân trong một nỗ lực để bắt đầu một cuộc đảo chính và nổi loạn. Hơn 1 triệu đồng tiền đồng được đặt trên đầu của Lao Ái nếu bị bắt sống hoặc nửa triệu nếu chết. Những người ủng hộ Lao Ái bị bắt và bị chặt đầu còn Lao Ái thì bị trói và xé xác bởi 5 cỗ xe ngựa, trong khi toàn bộ gia đình của ông ta thì bị giết cả 3 họ. Hai người con riêng của thái hậu đều bị giết và bà bị giam lỏng cho đến khi chết nhiều năm sau đó. Vụ việc liên quan tới Lã Bất Vi, ông bị cách chức, lưu đày rồi sang năm 235 TCN thì được cho một chén rượu độc để tự tử. Doanh Chính sau đó nắm quyền đầy đủ như vua của nước Tần. Thay thế Lã Bất Vi, Lý Tư trở thành thừa tướng mới.
Mang theo một thanh chuỷ thủ tẩm thuốc độc giấu trong tờ bản đồ, Kinh Kha và Tần Vũ Dương vào trong triều đình nước Tần. Tần Vũ Dương mang tờ bản đồ còn Kinh Kha mang đầu Phàn Ư Kỳ. Tần Vũ Dương hoảng sợ biến sắc mặt do run lên vì sợ hãi. Kinh Kha giải thích rằng cộng sự của ông "chưa bao giờ dám đặt mắt vào Thiên tử" và lấy bản đồ trong tay Tần Vũ Dương dâng nộp vua Tần. Khi mở bản đồ Kinh Kha rút thanh chuỷ thủ đâm Doanh Chính. Nhà vua liền lùi lại và rút thanh kiếm sau lưng để bảo vệ mình. Vào thời điểm đó, các quan đều không được phép mang vũ khí. Kinh Kha đuổi theo, cố gắng để đâm nhà vua nhưng lại trượt. Doanh Chính lại rút kiếm của mình và cắt đùi Kinh Kha. Kinh Kha liền ném con dao găm nhưng lại trượt một lần nữa. Chịu tám vết thương từ thanh kiếm của nhà vua, Kinh Kha nhận ra nỗ lực của ông đã thất bại. Cả Kinh Kha và Tần Vũ Dương đều bị giết. Nước Yên bị chinh phục bởi nước Tần 5 năm sau đó.
Tần vương Chính bên trong dùng Úy Liêu, Lý Tư bày mưu kế, bên ngoài dùng cha con Vương Tiễn, Vương Bí và Mông Ngao, Mông Vũ làm tướng đánh dẹp các nước.
Năm 230 TCN, Tần vương Chính tung ra các chiến dịch cuối cùng của thời kỳ Chiến Quốc nhằm chinh phục các vương quốc độc lập còn lại. Nước Hàn (韓) trước đó bị Tần đánh bại nhiều lần, đã rất nhỏ yếu không còn khả năng kháng cự nên là nước đầu tiên bị hạ. Hàn vương An sợ hãi, vội thu hết sổ sách, địa đồ trong nước sang đầu hàng nộp đất. Tần vương chính thức thôn tính nước Hàn.
Sau khi diệt Hàn, Tần vương Chính điều quân đánh Triệu. Tướng Triệu là Lý Mục đẩy lui được quân Tần. Tần vương bèn dùng kế ly gián, sai người đút lót cho gian thần nước Triệu là Quách Khai, xui Khai gièm pha Lý Mục. Triệu U Mục vương nghe lời gièm, tin rằng Lý Mục có mưu phản, bèn giết chết Lý Mục. Sau đó quân Tần nhân cơ hội nước Triệu bị động đất liền tấn công để chinh phục nơi Doanh Chính được sinh ra [25][26]. Năm 228 TCN, quân Tần phá vỡ kinh thành Hàm Đan, bắt sống Triệu vương Thiên. Anh Thiên là Triệu Gia chạy lên đất Đại phía bắc xưng vương.
Tần vương Chính quay sang đánh Ngụy để hoàn tất chiến thuật diệt Tam Tấn đầu tiên trong 6 nước. Năm 225 TCN, quân Tần hùng mạnh tấn công Đại Lương, tháo nước sông vào thành. Ngụy vương Giả không chống nổi phải ra hàng.
Ngay trong năm 225 TCN, Tần vương Chính sai Lý Tín mang 20 vạn quân đánh Sở. Lý Tín bị tướng Sở là Hạng Yên đánh bại. Tần vương Chính bèn nghe theo lão tướng Vương Tiễn, tổng động viên 60 vạn quân giao cho Vương Tiễn ra mặt trận.
Vương Tiễn đánh Sở trong 2 năm, đánh bại Hạng Yên, bắt sống Sở vương Phụ Sô. Hạng Yên chạy thoát, lập vua Sở mới là Xương Bình quân lên ngôi. Vương Tiễn lại tấn công xuống phía nam, giết chết vua Sở và Hạng Yên, bình định nước Sở. Nước Sở, quốc gia chư hầu lớn lớn nhất và kình địch nhất của nước Tần đến năm 223 TCN bị chinh phục.
Chỉ còn 2 nước Tề phía đông và Yên phía bắc. Năm 222 TCN, Tần vương sai con Vương Tiễn là Vương Bí mang quân tấn công Yên. Yên vương Hỷ sợ hãi bỏ Kế tại Liêu Đông để chạy sang Bình Nhưỡng, rồi lừa bắt giết thái tử Đan, nộp đầu cho nước Tần để tạ tội với Tần vương Chính. Nhưng Tần vương Chính vẫn hạ lệnh tiến quân, phá vỡ thành Bình Nhưỡng, bắt sống Yên vương Hỷ và gia đình hoàng gia.
Quân Tần nhân đó tiến sang đánh đất Đại. Đại vương Gia (anh Triệu vương Thiên) bị bắt bèn tự sát.
Còn lại nước Tề ở phía đông nước Tần mà bây giờ là bán đảo Sơn Đông, vốn không quen việc chiến tranh suốt hơn 40 năm. Năm 221 TCN, Tần vương Chính lấy cớ Tề vương Kiến mang 300.000 quân phòng thủ ở biên giới phía tây là hành động gây hấn, bèn sai Vương Bí mang quân từ nước Yên tiến thẳng xuống phía nam đánh úp kinh thành Lâm Tri. Tề vương Kiến không chống nổi, phải đầu hàng. Cả 6 nước hoàn toàn bị thôn tính.
Lần đầu tiên trong lịch sử, toàn Trung Quốc đã được thống nhất bởi một nhà cai trị mạnh mẽ. Trong cùng năm đó, Doanh Chính tự xưng là "Thủy Hoàng Đế" (始皇帝), không còn là một vị vua theo nghĩa cũ và vượt xa những thành tựu của các vị vua nhà Chu cũ.
Ở miền Nam, các cuộc mở rộng bằng quân sự tiếp tục trong suốt triều đại của ông, với các vùng khác nhau được sáp nhập với tỉnh Quảng Đông và một bộ phận hiện nay của Việt Nam.
Đồng thời, ông phê chuẩn các kiến nghị khác của bầy tôi, từ đó mệnh ban ra gọi là chế, lệnh ban ra gọi là chiếu, thiên tử tự xưng gọi là trẫm. Ông truy tôn vua cha Tần Trang Tương Vương là Thái thượng hoàng.
Vì là hoàng đế Trung Hoa đầu tiên nên ông xưng hiệu Thủy Hoàng Đế. Thủy Hoàng có nghĩa là "hoàng đế đầu tiên", và ông muốn con cháu đời sau lấy danh hiệu: Nhị thế, Tam thế... cho đến vạn thế.
Tần Thủy Hoàng cũng theo thuyết Ngũ hành: đất, gỗ, kim loại, lửa và nước. Người ta tin rằng nhà Chu trước đó cai trị bởi sức mạnh của lửa, đại diện bởi màu đỏ. Nhà Tần kế tục, lấy hành thủy (nước) mà cai trị, đại diện là màu đen. Màu đen trở thành màu sắc cho hàng may mặc, cờ, cờ hiệu. Các mối liên quan khác bao gồm phía bắc là hướng hồng y, mùa đông và số sáu .
Sau khi thống nhất Trung Quốc, trong một nỗ lực để tránh cục diện chư hầu cát cứ như đời Chu, lập tức thực hiện một loạt cải cách quan trọng, hủy bỏ chế độ cũ, các quốc gia chinh phục được không được phép được gọi là quốc gia độc lập. Ông chia cả nước thành 36 quận (郡) và sau đó là 40; quận thú, huyện lệnh do triều đình bổ nhiệm, có thể điều động bất cứ lúc nào. Quận là một quân khu lớn, nhất là ở những miền mới chiếm được. Vì muốn thống nhất quốc gia, Tần Thủy Hoàng chia mỗi quận thành nhiều huyện (县), hương (乡) và các đơn vị lý (里), có một quận thú coi về dân sự, và một quân uý coi về quân sự. Ở trên cùng, có một viên giám ngự sử chỉ chịu trách nhiệm với nhà vua, như vậy không một viên quan nào chuyên quyền được, không thể thành một ông chúa như thời trước khi thành lập nhà nước. Quan lại lớn nhỏ đều không truyền lại cho đời sau, mà là do Hoàng đế đích thân bổ nhiệm dựa trên thành tích. Ông còn đưa các quý tộc cũ chuyển về thủ phủ Hàm Dương để tiện giám sát quản lý. Thời Tần Thủy Hoàng, 36 quận tương ứng với tỉnh ngày nay. Hệ thống này là khác với triều đại trước, vốn có liên minh lỏng lẻo và liên đoàn. Người dân không còn có thể được xác định bởi khu vực bản địa hoặc nhà nước phong kiến trước đây của họ, như khi một người từ Sở được gọi là "người Sở" (楚人)
Tới năm 213 TCN, vị Đại phu người Tề là Thuần Vu Việt nhắc lại đề nghị xin phong đất cho người tông tộc làm chư hầu, Thủy Hoàng theo ý kiến của Lý Tư bác đi.
Nông dân được ưu đãi. Đất không còn là sở hữu của nhà vua nữa, mà của người làm ruộng. Người chủ ruộng có quyển bán ruộng và ai cũng có quyền mua. Chế độ đó gọi là danh điền, tạo nên một giới địa chủ có những cơ sở rất lớn, dần dần thành một giai cấp có quyền hành tương tự như các chư hầu nhỏ thời trước.
Năm hay mười nhà họp nhau thành một liên gia, chịu chung trách nhiệm với nhau. Chế độ này được áp dụng ở Trung Hoa cho tới đầu đời nhà Hán. Tráng đinh nào cũng phải đi lính tới già. Gia đình nào có ba người đàn ông thì phải chia làm hai hộ. Hình luật khắc nghiệt hơn thời trước nhiều.
Trước triều đại Tần, mỗi miền có một ngôn ngữ và chữ viết riêng. Một quan chức Tần đi cai trị một nước khác, không hiểu ngôn ngữ nước đó thì khó làm tròn nhiệm vụ. Theo Lý Tư, chữ viết của nhà nước Tần đã được chuẩn hóa thông qua việc loại bỏ các hình thức biến thể trong chữ viết của nước Tần. Chữ viết mới được tiêu chuẩn hóa này sau đó đã được chính thức phổ biến trong tất cả các khu vực được chinh phục, do đó cùng với các chữ viết khu vực để hình thành một ngôn ngữ, một hệ thống truyền thông cho toàn cõi Trung Quốc.
Chưa hết, trong một khoảng mà bán kính dài trên trăm cây số chung quanh kinh đô, còn xây thêm 270 cung điện nữa. Bao nhiêu châu báu, nhạc công và vũ nữ của lục quốc, ông gom cả về đó để làm vui tai mắt cho ông. Tương truyền cuối đời Tần, kinh đô bị chiếm và đốt, ba tháng sau ngọn lửa mới tắt.
Khi chiếm được kinh đô một nước chư hầu nào, Thủy Hoàng sai người vẽ kiểu cung điện của nước đó để về xây dựng lại y hệt tại Hàm Dương, ở bên cung điện của ông, thành một dãy dài cả mấy dặm. Bao nhiêu đồng và vũ khí trong thiên hạ gom cả về để đúc 12 pho tượng, mỗi tượng nặng 24.000 cân bày trong cung.
Bắt đầu từ năm 213 TCN, với nỗ lực vận động của Lý Tư và để tránh việc các học giả so sánh triều đại của ông với quá khứ, Tần Thủy Hoàng ra lệnh cho đốt phần lớn sách, chỉ cho giữ những sách về chiêm tinh học, nông nghiệp, y học, bói toán, và lịch sử của nhà nước Tần. Điều này cũng phục vụ mục đích thúc đẩy hơn nữa việc cải cách liên tục của hệ thống chữ viết bằng cách loại bỏ các chữ viết lỗi thời. Kẻ nào không tuân lệnh mà lén lút giữ thì bị trừng phạt một cách nặng nề. Tất cả những người dùng sử sách để chỉ trích chính quyền đều bị hành hình, cũng như những quan lại thờ ơ với việc này. Những sách dạy về y dược, bói toán, và nông nghiệp không bị đốt cháy. Tất cả mọi người muốn học luật phải học từ các luật sư chính quyền. Những ai dựa vào chế độ xưa để phê phán chế độ hiện thời sẽ bị xử tội chém ngang lưng.
Đốt sách chôn nho (chữ Hán: 焚書坑儒; bính âm: Fénshūkēngrú; Hán-Việt: Phần thư khanh nho) là một chủ trương tại Trung Quốc đời nhà Tần. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc lần đầu tiên, thừa tướng của ông là Lý Tư đã đề nghị Thủy Hoàng đế dập tắt tự do ngôn luận để thống nhất các chính kiến và tư tưởng bằng cách đốt hết tất cả các sách và các nhà nho giáo hoặc thông thái có tư tưởng khác với mình. Lý Tư chỉ trích giới trí thức đang dùng dối trá để tạo ra phản loạn. Tần Thủy Hoàng tin vào triết học của Pháp gia và muốn tiêu diệt những triết học khác như Bách Gia Chư Tử hay Nho giáo. Sách của chính phủ trong lĩnh vực triết lý và thi ca, trừ những sách của Bác sĩ (nhà cố vấn vua) đều bị đốt cháy.
Thêm vào đó, năm 212 TCN, Tần Thủy Hoàng phát hiện ở Hàm Dương có một số nho sinh đã từng bình phẩm về mình liền hạ lệnh bắt đến thẩm vấn. Các nho sinh không chịu nổi tra khảo, lại khai ra thêm một loạt người. Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đem tất cả trên 460 nho sinh đó chôn sống ngoài thành Hàm Dương.
Sự sụp đổ của nhà Tần thường được cho là do chính sách này. Trong nhà Hán được hình thành sau khi nhà Tần sụp đổ, Nho giáo được phục hồi và trở thành quốc giáo, nhưng nhiều tư tưởng khác đã bị biến mất.
Câu "đốt sách chôn nho" đã trở thành một thành ngữ trong văn học Trung Hoa.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên, vào năm sau ở Hàm Dương có hơn 460 nhà nho bị chôn sống do sở hữu những cuốn sách bị cấm. Con cả của Thủy Hoàng là công tử Phù Tô can ông không nên thi hành lệnh này vì sợ thiên hạ không yên nên Tần Thủy Hoàng nổi giận sai Phù Tô đi lên miền bắc để giám sát tướng Mông Điềm ở Thượng Quận. Thư viện triều đình thì vẫn còn giữ bản sao của những cuốn sách bị cấm nhưng hầu hết trong số này đã bị phá hủy khi Hạng Vũ đốt cháy cung điện Hàm Dương vào năm 206 TCN.
Các dân tộc du mục miền bắc gọi chung là Hung Nô vẫn là mối lo từ đời Thương, Chu. họ thường xâm lấn biên giới, có chỗ sống lẫn lộn với người Trung Hoa. Đầu đời Tần họ đã len lỏi vào Hà Nam, Tần Thủy Hoàng vội chặn họ lại, sai Mông Điềm làm chánh tướng cầm quân, cùng với con Vương Bí, cháu Vương Tiễn là Vương Ly làm phó tướng, đưa quân đánh dẹp và trấn thủ biên giới phía bắc.
Trong thời gian hơn một năm, Mông Điềm đã chỉ huy quân Tần đánh lui quân Hung Nô ở phía bắc, giành được thắng lợi. Quân Hung Nô bị đánh đuổi từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 31 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giả, xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa những người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.
Mông Điềm đánh bại Hung Nô, trấn thủ Thượng Quận (nay là phía đông nam huyện Du Lâm – Thiểm Tây), bắt đầu việc cai trị biên giới. Trong quá trình chinh phạt, Mông Điềm trước sau chú trọng khai phá vùng biên ải, lấy các vùng đất mới làm thành "Tân Tần Địa", chia thành 44 huyện, cắt đặt quan lại.
Mông Điềm chiêu tập nam đinh trong nước đi xây dựng các tuyến phòng thủ ở những nơi hiểm yếu dọc theo biên giới. Trong vài năm, ở biên giới phía bắc Hàm Dương đã xây dựng được ba tuyến phòng ngự.
Tần Thủy Hoàng còn sai Đồ Thư đem quân, sai Sử Lộc đào ngòi vận lương đi đánh lấy Bách Việt, tức các tỉnh Chiết Giang, Lục Dương(???), Nam Hải(Quảng Đông),Quế Lâm(Quảng Tây) .
Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng sai Triệu Đà đưa những người thường trốn tránh, người ở rể và người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, đóng đồn ở núi Ngũ Lĩnh, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.
Năm 213 TCN, Thủy Hoàng lại đem đày những quan coi ngục không thanh liêm đi xây Trường Thành và đi thú ở đất Nam Việt.
Có thể coi Tần Thủy Hoàng đã lập được một đế quốc lớn vào bậc nhất thế giới thời đó, và người phương Tây, do những thương nhân chở lụa sang bán, đã biết danh nhà Tần, gọi Trung Hoa là nước Tần.
Chỉ trong mười mấy năm Thủy Hoàng thực hiện được bấy nhiêu công trình về nội trị, tổ chức hành chính, thống nhất ngôn ngữ, văn tự v.v..., xây cất, đắp đường, mở mang cương vực, được nhiều sử gia coi là vĩ đại.
Tần Thủy Hoàng nghe theo lời Hầu Sinh và Lư Sinh muốn tu tiên, bèn tự xưng là chân nhân nhưng ít lâu sau hai người lại bất bình vì sự hà khắc của Thùy Hoàng nên cùng nhau bỏ trốn. Thủy Hoàng cũng cấp cho Từ Phúc một con tàu chở hàng trăm đồng nam và đồng nữ tìm kiếm núi Bồng Lai thần bí. Họ cũng được gửi đi để tìm An Cơ Sinh, một người bất tử 1.000 năm tuổi mà Tần Thủy Hoàng cho là đã gặp trong một chuyến vi hành và là người đã mời ông đi tìm mình ở Bồng Lai. Những người này không bao giờ trở lại, có lẽ bởi vì họ biết rằng nếu họ quay về mà không có thuốc trường sinh như đã hứa, họ chắc chắn sẽ bị tử hình. Truyền thuyết cho rằng họ đến Nhật Bản và thuộc địa hóa nó. Cũng có thể là việc đốt sách, vốn được xem như là một sự lãng phí về văn học, là một phần trong nỗ lực của Thủy Hoàng để tập trung tâm trí của các học giả giỏi nhất của ông trong việc nghiên cứu giả kim thuật. Một số học giả bị tử hình là những người không thể cung cấp bất kỳ bằng chứng về khả năng siêu nhiên của họ. Điều này có thể là phương tiện cuối cùng để kiểm khả năng của họ: nếu bất kỳ người trong số họ có sức mạnh siêu nhiên, họ chắc chắn sẽ sống lại. Do Thủy Hoàng sợ chết và các "linh hồn xấu xa", ông cho xây dựng một loạt các đường hầm và lối đi thông qua mỗi cung điện của mình, bởi vì chúng sẽ giữ cho ông an toàn từ các linh hồn xấu xa vì ông di chuyển mà không bị nhìn thấy.
Sau đó, Thủy Hoàng đi kinh lý phía đông, Tả Thừa tướng Lý Tư đi theo, Hữu Thừa tướng Khứ Tật ở nhà. Hồ Hợi, con nhỏ của Thủy Hoàng, được nhà vua yêu mến xin đi theo, vua bằng lòng.
Sau khi tế vua Hạ Vũ ở Cối Kê, Tần Thuỷ Hoàng trở về kinh. Trên đường trở về phía tây đến bến Bình Nguyên thì bị bệnh.
Thủy Hoàng ghét người ta nói đến việc chết, cho nên quần thần không ai dám nói với nhà vua về việc chuẩn bị cho việc ông qua đời. Khi bệnh càng nặng, nhà vua viết thư đóng dấu của vua gửi đến công tử Phù Tô nói: "Con về Hàm Dương với đám tang, và chôn cất ta ở đấy." Bức thư đã niêm phong ở trong phủ trung xa thuộc quyền Triệu Cao. Bức thư có dấu của nhà vua làm tin chưa giao cho sứ giả, thì Thủy Hoàng qua đời ở Bình Đài (平台), thuộc đất Sa Khâu (沙丘), là nơi cách khoảng hai tháng đi bằng đường bộ cách kinh thành Hàm Dương vào vào ngày 10 tháng 9 năm 210 TCN theo lịch Julius. Sử liệu phương Tây cho rằng ông chết do uống phải thuốc thủy ngân do các ngự y chế ra mà những viên thuốc này vốn được làm nhằm mục đích giúp cho Tần Thủy Hoàng bất tử.
Thừa tướng Lý Tư thấy nhà vua mất ở xa kinh đô nên đã trở thành vô cùng lo lắng rằng tin tức về cái chết của Thủy Hoàng có thể kích hoạt một cuộc nổi dậy lớn trong toàn đế chế, bèn giấu kín điều đó, không báo tang, chở quan tài trong một cỗ xe mát, cho một hoạn quan được vua yêu ngồi trong xe, đến đâu thì dâng thức ăn, trăm quan vẫn tâu việc như thường. Viên hoạn quan ở trong xe nghe lời tâu, liền bảo: "Được!". Chỉ có Hồ Hợi, Triệu Cao và một vài hoạn quan thân tín của nhà vua, tất cả có năm sáu người biết là nhà vua đã chết.
Xe đi từ Tỉnh Hình đến Cửu Nguyên. Gặp lúc trời nắng, chiếc xe mát phát ra mùi thối, đòng tùy tùng sai các quan đi theo chở trên xe một thạch cá muối để đánh lẫn mùi thối. Đi theo đường thẳng đến Hàm Dương mới báo tang.
Tổng cộng, ông ở ngôi được 35 năm, trong đó 24 năm là làm vua nước Tần từ năm 246 TCN đến năm 222 TCN, và 11 năm làm hoàng đế của đế chế Tần từ năm 221 TCN đến năm 210 TCN.
Lý Tư và Triệu Cao âm mưu giết Phù Tô vì vị tướng được yêu thích bởi Phù Tô là Mông Điềm, người mà họ không ưa và sợ; anh trai của Mông Điềm là 1 bộ trưởng cấp cao, người đã có lần trừng phạt Triệu Cao. Họ đã sợ rằng nếu Phù Tô được lên ngôi, họ sẽ bị mất quyền lực, vì vậy nên Triệu Cao bèn cùng Lý Tư âm mưu phá hủy bức thư của Thủy Hoàng gửi cho công tử Phù Tô (con cả của Thủy Hoàng), đặt ra chuyện thừa tướng Lý Tư đã nhận được tờ chiếu của Thủy Hoàng ở Sa Khâu trước khi chết bảo lập Hồ Hợi làm thái tử; sau đó lại làm một bức thư khác gửi cho công tử Phù Tô và tướng Mông Điềm kể tội hai người, ra lệnh cho hai người phải chết. Kế hoạch này đã thành công, và em của Phù Tô là Hồ Hợi bèn lên nối ngôi, tức là Nhị Thế hoàng đế
Tần Nhị Thế tuy nhiên lại không có khả năng như người cha của mình. Các cuộc khởi nghĩa nhanh chóng nổ ra. Triều đại của ông là một thời điểm bất ổn về dân sự và tất cả mọi thứ được xây dựng bởi Tần Thủy Hoàng sụp đổ chỉ trong một thời gian ngắn. Một trong những nỗ lực nổi dậy ngay lập tức là việc Trần Thắng và Ngô Quảng khởi nghĩa ở làng Đại Trạch.
Tư Mã Thiên mô tả ngôi mộ rất nhiều châu báu, có một bản đồ của một trăm con sông, trên đó sông Hoàng Hà, sông Dương Tử và biển Đông đều bằng thủy ngân. Hầm mộ ngày đêm đều thắp đèn đốt bằng dầu cá, một loại cá đặc biệt giống hình người. Quan tài hạ rồi, người ta nấu đồng để gắn phần mộ và đặt một cái máy để hễ có kẻ nào lén vào đào mả thì sẽ bị những mũi tên từ mọi chỗ phát ra tự động bắn vào. Ngôi mộ được xây dựng trên núi Li Sơn, cách Tây An 30 km. Các nhà khảo cổ học hiện đại đã xác định ngôi mộ, và đã đưa người máy vào thăm dò sâu bên trong. Các thăm dò cho thấy số lượng thủy ngân cao bất thường, tỷ lệ cao khoảng 100 so với tự nhiên, cho thấy rằng một số phần của truyền thuyết là đáng tin cậy. Bí mật của ngôi mộ được duy trì vì hầu hết các công nhân xây dựng ngôi mộ đều bị giết.
Nhà sử học Trung Quốc Tư Mã Thiên, viết một thế kỷ sau cái chết của hoàng đế đầu tiên, đã viết rằng cần đến hơn 700,000 người để xây dựng lăng mộ. Nhà sử học người Anh John Man chỉ ra rằng con số này lớn hơn bất kỳ thành phố nào trên thế giới tại thời điểm đó và tính toán nền móng đã được xây dựng bởi 16.000 người trong hai năm. Trong khi Tư Mã Thiên không bao giờ đề cập đến đội quân đất nung, những bức tượng này đã được phát hiện bởi một nhóm các nông dân đào giếng vào ngày 29 tháng 3 năm 1974. Các binh sĩ này được tạo ra với một loạt các hỗn hợp khuôn đất sét và sau đó tiếp tục được cá nhân hóa bằng tay bởi các nghệ sĩ. Có khoảng 6.000 Chiến binh đất nung và mục đích của họ là để bảo vệ Hoàng đế trong thế giới bên kia khỏi các linh hồn xấu xa. Cũng trong đội quân này là xe ngựa và 40.000 vũ khí thực sự bằng đồng.
Nhà thơ và chính khách nổi tiếng đời nhà Hán là Giả Nghị kết luận bài viết Kiều Tần Di (过秦论) của mình với những gì đã trở thành bản án Nho giáo tiêu chuẩn trong những lý do cho sự sụp đổ của nhà Tần. Bài tiểu luận của Giả Nghị, được ngưỡng mộ như kiệt tác của thuật hùng biện và lý luận, đã được chép trong 2 tác phẩm lịch sử đời Hán và đã có ảnh hưởng sâu rộng về tư tưởng chính trị Trung Quốc như một minh hoạ cổ điển của lý thuyết Nho giáo. Ông cho sự tan rã của Tần là do sự thất bại trong việc biểu thị nhân tính và sự công bình và không nhận ra sự khác biệt giữa sức mạnh tấn công và sức mạnh để củng cố
Tuy nhiên, các sử gia phương Tây nhìn nhận ông là một trong những nhân vật ngoại hạng trong mọi thời đại. Ông chỉ cầm quyền chưa đầy mười lăm năm mà làm cho nước Trung Hoa thay đổi hẳn, thống nhất về mọi mặt, mở mang thêm bờ cõi, thành một đế quốc lớn thời thượng cổ. Đó là một thành tựu được kể là vượt bậc. Ngày nay cái tên "China" hay "Sino" mà người phương Tây dùng để gọi Trung Quốc đều xuất phát từ phiên âm chữ "Tần" (Sin) mà ra. Nhiều nhà sử học nhắc tới Tần Thủy Hoàng song song với Napoleon.
Trong thời hiện đại hơn, đánh giá lịch sử về Hoàng đế đầu tiên khác với sử học truyền thống Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện. Các đánh giá lại này được thúc đẩy bởi điểm yếu của Trung Quốc trong nửa cuối của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cùng việc truyền thống Nho giáo tại thời điểm đó bắt đầu được nhìn thấy bởi một số người như là trở ngại cho sự hòa nhập của Trung Quốc vào thế giới hiện đại, mở đường cho việc thay đổi quan điểm.
Trong thời gian lãnh thổ Trung Quốc xâm phạm bởi các quốc gia nước ngoài, Quốc Dân Đảng nhấn mạnh vai trò của Tần Thủy Hoàng trong việc đẩy lui các rợ phía Bắc, đặc biệt là trong việc xây dựng Vạn lý trường thành.
Một nhà sử học tên là Mã Phi Bách (马非百) đã cho xuất bản một tiểu sử xét lại về Hoàng đế đầu tiên mang tên Tần Thủy Hoàng Đế Truyền (秦始皇帝传) vào năm 1941, gọi ông là "một trong những anh hùng vĩ đại của lịch sử Trung Quốc". Ông so sánh Thủy Hoàng với các nhà lãnh đạo đương đại Tưởng Giới Thạch và nhìn thấy nhiều điểm tương đồng trong sự nghiệp, chính sách của họ, vốn là hai người mà ông ngưỡng mộ. Cuộc chiến tranh Bắc phạt cuối những năm 1920 trực tiếp dưới sự chỉ đạo chính phủ Quốc Dân Đảng tại Nam Kinh được so sánh với sự thống nhất mang lại bởi Tần Thủy Hoàng.
Với sự ra đời của Cách mạng Cộng sản vào năm 1949, giải thích mới lại nổi lên. Việc thành lập của chế độ cách mạng mới đã dẫn đến việc định nghĩa lại đánh giá về Tần Hoàng, lần này là cho phù hợp với cách nghĩ của chủ nghĩa Mao. Giải thích mới về Tần Hoàng nói chung là một sự kết hợp của quan điểm truyền thống và hiện đại, nhưng về cơ bản là quan trọng. Điều này được minh họa trong Sử ký toàn thư của Trung Quốc, được biên soạn vào tháng 9 năm 1955 như là một cuộc khảo sát chính thức của lịch sử Trung Quốc. Công trình này mô tả những bước tiến lớn của Tần Thủy Hoàng theo hướng thống nhất và tiêu chuẩn tương ứng với lợi ích của nhóm cầm quyền và tầng lớp thương gia, không phải là quốc gia của nhân dân, và sự sụp đổ của triều đại của ông sau đó là một biểu hiện của đấu tranh giai cấp. Các cuộc tranh luận lâu năm về sự sụp đổ của nhà Tần cũng giải thích về chủ nghĩa Mác là các cuộc khởi nghĩa của nông dân là một cuộc nổi dậy chống lại sự đàn áp - một cuộc nổi dậy làm suy yếu các triều đại, nhưng luôn thất bại vì sự thỏa hiệp với "yếu tố tầng lớp chủ đất".
Từ năm 1972, tuy nhiên, điểm khác biệt căn bản chính thức của Tần Thủy Hoàng đã được nổi bật trên khắp Trung Quốc. Việc đánh giá lại được khởi xướng bởi tiểu sử Tần Thủy Hoàng của Hồng Sĩ Đệ. Nghiên cứu được xuất bản bởi báo chí nhà nước này được phổ biến đại chúng và đã bán được 1,85 triệu bản trong vòng hai năm. Trong thời đại mới, Tần Thủy Hoàng được xem như là một nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng, phá hủy các lực lượng của các bộ phận và thành lập thống nhất nhà nước đầu tiên tập trung, thống nhất trong lịch sử Trung Quốc bằng cách từ bỏ quá khứ. Các thuộc tính cá nhân, chẳng hạn như cuộc tìm kiếm của ông cho sự bất tử, được nhấn mạnh trong sử học truyền thống, hầu như đã đề cập. Các đánh giá mới mô tả trong thời gian trị vì của mình (một kỷ nguyên thay đổi chính trị và xã hội), ông không chống lại việc sử dụng phương pháp bạo lực để nghiền nát sự chống cách mạng. Tuy nhiên, ông bị chỉ trích là không còn kỹ lưỡng như ông đã từng làm và kết quả là, sau khi ông chết, sự phá hoại ẩn dưới sự lãnh đạo của thái giám Triệu Cao đã có thể thu được quyền để khôi phục lại trật tự phong kiến cũ.
Để vòng này đánh giá lại, một giải thích mới cho sự sụp đổ của triều đại nhà Tần nhanh chóng được đưa ra trong một bài báo mang tên "Cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ giữa Tần và Hán" trong số ra năm 1974 của Cờ Đỏ để thay thế lời giải thích cũ. Các giả thuyết mới tuyên bố rằng nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của nhà Tần là nằm trong sự thiếu triệt để của chế độ độc tài của Tần Thủy Hoàng, thậm chí đến mức độ cho phép chúng đi sâu vào các cơ quan quyền lực chính trị và chiếm lấy các vị trí quan trọng.
Mao Trạch Đông, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bị nguyền rủa do sự đàn áp trí thức của mình. Khi được so sánh với Tần Thủy Hoàng, Mao trả lời: "Ông ấy chôn sống 460 học giả; chúng tôi chôn cất 46.000 học giả còn sống... Bạn [trí thức] nguyền rủa chúng tôi là Tần Thủy Hoàng. Bạn đã sai. Chúng tôi đã hơn Tần Thủy Hoàng gấp trăm lần".
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 22:18, ngày 3 tháng 7 năm 2014.
Nhà Tần
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Sự nổi lên thành một quyền lực
Trong thời Chiến Quốc, Thương Ưởng, một người thuộc phái Pháp gia, trở thành thừa tướng của tiểu quốc Tần. Nước Tần phần lớn nằm ở châu thổ sông Vị, nơi người Khuyển Nhung đã huỷ diệt nền văn minh Chu và buộc Chu Bình Vương phải dời đô vào năm 770 TrCN. Tần là một trong 17 nước nhỏ tạo thành nền văn minh Chu, và bị các nước khác coi là ở phía dưới, bán khai, bởi vì nó thu hút nhiều người Tây Tạng và người Đột Quyết. Tần còn giữ được tinh thần thượng võ và tính mạnh mẽ của những người chăn thả du mục, và Tần là cầu nối thương mại giữa nền văn minh Chu và các vùng đất du mục ở Trung Á, một nền thương mại sẽ góp phần vào sự giàu mạnh của Tần.Với tư cách thừa tướng, Thương Ưởng đã bắt đầu tổ chức nhà nước Tần theo các nguyên lý của Pháp gia. Ông thuyết phục vua Tần áp dụng luật pháp cho mọi người dân. Với việc này, ông tìm cách thưởng cho người làm tốt phận sự và xứng đáng hơn là ủng hộ theo kiểu mối quan hệ. Ông thưởng cho những người can đảm ngoài mặt trận. Ông không có tính khinh thương nghiệp của Khổng giáo mà khuyến khích thương mại và lao động. Ông khuyến khích chế tạo vải vóc xuất khẩu. Ông đe doạ bắt làm nô lệ bất kỳ một người nào đủ sức khoẻ mà không chịu làm việc. Và ông khuyến khích nhập cư: ông mời những người tài năng và học thức từ nước khác đến Tần, và ông trao cho những người nông dân tới từ nước khác một mảnh đất hoang, hứa miễn đi lính cho họ.
Rất nhiều người đến Tần, làm tăng sức dân của Tần và sản xuất lương thực và làm quân đội của nó mạnh mẽ thêm. Quy mô của quân đội đã trở nên lớn hơn – quân đội không còn là những đội quân trong tay tầng lớp quý tộc nữa. Với việc những người dân thường đổ xô vào quân đội Tần, nhà vua Tần đã có thể giảm bớt quyền lực của giới quý tộc và quý phái. Trong một chiến dịch mang tính cách mạng, vua Tần chia các lãnh địa bên trong của mình thành các quận huyện được quản lý bởi các quan chức được chỉ định hơn là bởi tầng lớp quý tộc – trong khi việc phân chia quyền lực của giới quý tộc ở các nước khác dưới thời nhà Chu chỉ được tiến hành một cách tuần tự.
Khi Tần Hiếu Công chết, Thương Ưởng bị bỏ lại mà không có sự bảo vệ nào ở triều đình. Những kẻ thù ghen tức và đói quyền lực trong triều đình hành quyết Thương Ưởng, nhưng sự giàu mạnh và sức mạnh của Tần vẫn còn đó. Và Tần bắt đầu thắng những trận lớn. Năm 314 TCN – 24 năm sau cái chết của Thương Ưởng - Tần thắng một trận trước những kẻ du cư phía bắc. Năm 311 TCN, Tần mở rộng về phía nam chống lại những kẻ du mục hơn, và ở đó họ lập ra thành phố Thành Đô. Tới lúc đó, các nước khác đã mở rộng: Yên chống lại những kẻ bị gọi là mọi rợ ở phía đông sông Liêu, và Chu phía nam sông Dương Tử. Chiến tranh và chinh phục đã làm giảm bớt số lượng các tiểu quốc xuống còn 11. Tần nhập liên minh với bốn nước khác chống lại Tề, nước mà liên minh của Tần sợ nhất. Tề vốn là một nước có truyền thống mở rộng và bá chủ, được tổ chức tốt, có dân số đông và có quan hệ với hầu hết các nước khác, sản xuất ra nhiều lúa gạo và đã giàu mạnh lên nhờ buôn sắt và các loại kim loại khác. Sai lầm cho họ, các đồng minh của Tần coi Tần như một nước bán khai và vị thế yếu hơn và ít nguy hiểm hơn Tề. Năm 256, Tề chiếm Lỗ, và Tần mở rộng tới lãnh thổ vốn thuộc nhà Chu - một vùng xung quanh Lạc Dương gồm khoảng ba mươi nghìn người và ba sáu làng. Một hoàng tử nhà Chu phản công, gắng sức chiếm lấy ngôi nhà Chu cho mình. Quân đội Tần đánh bại ông ta, và nhà Chu chấm dứt.
Năm 246 TrCN, Doanh Chính, con trai 13 tuổi của vua Tần kế ngai vàng. Sau 16 năm cai trị, Doanh Chính lao vào cuộc chinh phục các nước còn lại vốn thuộc Chu trước kia. Các đội quân hàng trăm nghìn người tấn công từ hai phía. Tần đánh bại hết nước này đến nước khác: Hàn năm -230, Triệu năm -228, Ngụy năm -225, nước rộng mà dân cư thưa thớt, quản lý lỏng lẻo Sở năm -223, Yên năm -222 và nước Tề mạnh mẽ năm -221. Thỉnh thoảng, để hạn chế những chống đối quân sự có thể xảy ra, quân đội Tần giết hại toàn bộ đàn ông ở nước đối thủ ở độ tuổi đi lính.
Cái gọi là thời Chiến Quốc kết thúc. Doanh Chính trở thành vua của mọi vùng đất vốn thuộc nhà Chu. Ông ta đến một ngọn núi thiêng, Đại Sơn, nơi có thể nói, ông nhận được Thiên Mệnh để cai trị toàn bộ Trung Hoa. Ông lấy tước hiệu là Thuỷ Hoàng Đế (始皇帝) và mở rộng biên giới tới nơi vốn là thuộc nền văn minh Chu - về phía nam đến Quảng Châu và tới Quảng Tây (Guangxi), tạo nên cái từ đó được coi là Trung Quốc. Tần Thuỷ Hoàng Đế đã trở thành hoàng đế đầu tiên và là vị cha vĩ đại của Trung Quốc.
Tần Thuỷ Hoàng Đế
Về mặt truyền thống chúng ta đặt sự khởi đầu của đế chế Tần vào năm 256 TCN, mặc dù sự thống nhất Trung Quốc chỉ xảy ra vào năm 221 TCN. Vào năm 256 TCN, Tần đã trở thành nước mạnh nhất ở Trung Quốc, và tới năm 246 TCN, vương triều rơi vào tay một cậu bé mười ba tuổi, Doanh Chính (Ch’eng). Vì còn nhỏ, hoàng đế cần ở xung quanh các đại thần Pháp gia thông thái. Cố vấn có nhiều quyền lực và được tin cậy nhất là Lý Tư, một trong những nhà tư tưởng nền tảng của phái Pháp gia. Theo sự cố vấn của họ, năm 232 TCN, Doanh Chính (Ch’eng), ở tuổi hai bảy đã bắt đầu một chiến dịch mạnh mẽ nhằm thống nhất và tập trung hoá các quốc gia phía bắc. Các nước xung quanh không phải là đối thủ với sự giàu có và sức mạnh quân sự của Tần, và tới năm 221 TCN, Doanh Chính (Ch’eng) đã chinh phục toàn bộ các nước phía bắc. Ông lấy danh hiệu Tần Thuỷ Hoàng Đế, hay "Vị hoàng đế thủy tổ". Dưới sự lãnh đạo của ông, và sự cố vấn của Lý Tư, Tần Thuỷ Hoàng Đế đã tạo ra kiểu cách một triều đình được coi là kiểu mẫu cho mọi triều đại tiếp sau của Trung Quốc. Đầu tiên, triều đình được tập trung quanh hoàng đế. Nhằm tạo thuận lợi cho việc tập trung hoá, nhà Tần thay thế toàn bộ hệ thống phong kiến cũ theo đó lãnh thổ được kiểm soát bởi các quý tộc ít hay nhiều độc lập bằng một hệ thống quan lại mạnh theo thứ bậc. Tất cả các thành viên của chế độ quan liêu đó cũng như các bộ trưởng của quốc gia sẽ được chỉ định bởi triều đình trung ương. Nhằm bẻ gãy quyền lực của tầng lớp quý tộc, ông tịch thu đất đai của họ và phân chia chúng cho nông dân. Nhằm tạo thuận lợi cho việc thu thuế, thuế được triều đình thu trực tiếp từ những người nông dân mà không cần qua tay tầng lớp quý tộc.
Nhằm củng cố sự tập trung hoá triều đình, Tần Thuỷ Hoàng Đế bắt tay vào các chiến dịch đầy tham vọng nhằm tiêu chuẩn hoá tiền tệ và trọng lượng và đo lường. Hoàng đế Tần cũng đưa những học thuyết Pháp gia khắc nghiệt nhất vào thực thi. Các luật lệ của đế chế rất chặt chẽ và ác nghiệt, đặc biệt đối với người trong triều đình. Hình phạt cho tham nhũng dành cho mọi thành viên triều đình là tử hình. Các pháp gia cũng tin rằng việc tập trung hoá về tư tưởng, sợ rằng bất kỳ một cách suy nghĩ nào khác ngoài Pháp gia có thể dẫn tới việc phá vỡ hay nổi loạn. Vì thế mọi trường phái triết học khác bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đặc biệt là Khổng giáo, và sách vở của họ bị đốt, giáo viên bị hành quyết. Nhà Tần cũng mạnh tay đối với thương mại. Coi đó là một kiểu tiêm nhiễm hay sự ăn bám, nhà Tần cấm ngặt buôn bán và chủ nghĩa trọng thương, đánh thuế nặng đối với thương nhân, và hành quyết các thương nhân vì những lỗi nhỏ nhất.
Tuy nhiên, nhà Tần ngoài việc chú trọng đến hành chính của vùng lãnh thổ phía bắc còn lo nhiều việc khác. Họ tiến về phía Nam và lần lượt chinh phục các vùng phía nam Trung Quốc. Kẻ thù lớn nhất của họ, tuy nhiên, là từ phương bắc. Được gọi là Hung Nô, những người Hung Nô du mục đó tường xâm nhập vào vùng lãnh thổ phía bắc trong thời nhà Chu. Những người dân phương bắc Trung Quốc vốn là người thợ săn và đánh cá nhưng từ khi vùng đất đó khô dần và rừng dần biến mất, họ chuyển sang chăn thả. Nhờ đó họ học để trở thành kỵ sỹ và bắt đầu du cư; họ cũng gây chiến tranh lẫn nhau. Những cuộc chiến tranh thường xuyên này biến họ trở thành những chiến binh tài ba trên lưng ngựa, và khi họ bắt đầu tới các vương quốc phía bắc Trung Quốc, họ trở thành những đối thủ đáng gờm cho bộ binh của các nước đó. Để đẩy lùi những sự xâm lấn, các nước phía bắc dưới thời nhà Chu đã xây những bức tường và công sự dọc theo biên giới phía bắc của họ. Nhà Tần đã bắt đầu một chiến dịch lớn để nối các bức tường và công sự đó vào với nhau. Mặc dù nhà Tần không xây "Vạn lý trường thành" như các nhà sử học thường nói (Vạn lý trường thành chủ yếu được xây dưới thời nhà Minh) nhưng các dự án xây dựng thời Tần tự nó đã thực sự có tầm vóc đáng kinh ngạc.
Rất nhiều trong số những kẻ bị chinh phục tuân lệnh Tần Thủy Hoàng vì sợ ông chứ không phải vì coi ông là người cai trị chính đáng của họ hay là người có thiên mệnh, và một số người ở những vùng khác vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại sự cai trị của ông. Để củng cố hơn nữa sự cai trị của mình, Tần Thủy Hoàng tìm cách thu thập vũ khí từ tất cả mọi nơi không thuộc quân đội của mình. Ông cũng cho tư tưởng của dân chúng là thứ đáng sợ, và năm 213 TCN binh lính của ông bắt đầu tịch thu các sách vở mà ông cho là nguy hiểm: mọi cuốn sách không thuộc chủ đề tư tưởng thực dụng như nông nghiệp, lâm nghiệp, thuốc và bói. Các cuốn sách bị tịch thu đều bị đốt, mỗi cuốn chỉ được giữ một bản tại thư viện quốc gia. Trong số những cuốn sách bị đốt có cả những bản ghi chép cổ hàng vài thế kỷ của Khổng Tử và các cuốn sách của các môn đồ Khổng Tử. Các thế hệ tiếp theo của Khổng Giáo coi Tần Thuỷ Hoàng là ma quỷ, và họ buộc tội ông đã chôn sống 460 học giả - vì một sự hiểu lầm. Thay vào đó, ông chỉ đơn giản hành quyết họ. Ông không thích nghe những lời phàn nàn của họ.
Khắp Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng nắm quyền lực khỏi tay quý tộc địa phương - giống như việc đã xảy ra ở Tần trong thế kỷ trước - đặt dấu chấm hết cho phong kiến. Thay vào tầng lớp quý tộc, ông chia Trung Quốc thành ba sáu đơn vị hành chính, mỗi nơi đều có nhân viên được chỉ định và chịu trách nhiệm ở khu của mình, và ông trao cho họ quyền đặc biệt để đánh thuế và đúc tiền. Và từ các tỉnh tới thủ đô, Hàm Dương, di chuyển 12 vạn gia đình quý tộc.
Tần Thủy Hoàng là người làm việc nhiều, đặt ra định mức hàng ngày các công việc hành chính cho mình và không nghỉ ngơi khi chưa hoàn thành, và ông thường hỏi ý kiến các quan bác sĩ (bộ trưởng). Ông tiêu chuẩn hoá chữ viết Trung Quốc, trọng lượng và đo lường, và luật pháp. Ông cho cả nước Trung Hoa quyền mua và bán đất đai - điều này làm tăng tiền thu của ông nhờ thuế. Ông xây những căn nhà công cộng to lớn ở thủ đô và những nơi lộng lẫy cho mình. Ông mở rộng các kênh để tưới tiêu và vận chuyển, và để kết nối đế chế của mình ông xây dựng một hệ thống đường xá to lớn.
Những quý tộc bị cay đắng và những trí thức chống đối ghét ông. Ông bị ghét vì là một kẻ chinh phục và đánh thuế nặng nề. Ông bị ghét bởi pháp luật hà khắc và bị dân thường căm ghét vì bắt họ lao động nặng nhọc để xây dựng những dự án của ông. Sợ bị ám sát, Tần Thuỷ Hoàng có những chuyến đi bí mật khắp bên trong cung điện rộng lớn của mình và ngủ ở những cung điện khác nhau mỗi đêm. Đó không phải là một cuộc sống thanh bình mà Đạo giáo mong muốn, và những người theo Khổng giáo coi ông như một kẻ chiếm đoạt vô đạo đức. Nhưng ông là một người mộ đạo, và ông lo lắng về vấn đề đạo đức tình dục cho dân chúng, tin rằng cách cư xử làm thượng đế nổi giận sẽ ảnh hưởng ngược lại tới tình trạng sức khoẻ của vương triều của ông.
Sự sụp đổ của nhà Tần
Nhà Tần thời Nhị Thế
Tần Thuỷ Hoàng Đế thích đi vi hành trong thủ đô vào buổi đêm, và ông thích đi quanh vương quốc của mình, tới các thành trì (thành phố), núi non, sông ngòi, hồ và tới bờ biển. Người ta nói rằng khi một cơn gió mạnh cản trở ông vượt sông, ông đã bắt ba nghìn tù nhân bạt một quả núi gần đó, nơi tin rằng là chỗ trú ngụ của nữ thần đã tạo nên cơn gió.Tần Thuỷ Hoàng Đế chết năm 210 TCN ở tuổi 49. Điều ngạc nhiên về đế chế mà ông đã xây dựng lên là nó sụp đổ chỉ 4 năm sau khi ông chết. Trong khi triều đình Pháp gia của Tần Thuỷ Hoàng có hiệu quả một cách tàn nhẫn trong việc kiểm soát quốc gia và hệ thống quan liêu thì chính sự tàn nhẫn đã chứng minh sự sụp đổ của nó. Vị hoàng đế, người đã hy vọng lập nên một vương triều kéo dài hơn mười nghìn năm, đã làm cho nhiều người xa lánh, đặc biệt là những nhà quý tộc đất đai. Các dự án xây dựng của nhà Tần đòi hỏi sức lao động và thuế má nặng; người dân trên toàn đế chế đã gần tới lúc nổi loạn. Cuối cùng, nhà Tần đã tạo ra một triều đình hầu như có thể hoạt động mà không cần đến hoàng đế, người ở tách biệt khỏi sự quản lý triều đình hàng ngày.
Ngay khi Tần Thuỷ Hoàng chết, hai vị quan chức cấp cao nhất là Lý Tư và Triệu Cao đã che giấu cái chết của ông và chiếm lấy triều đình. Họ mạo chiếu của Thuỷ Hoàng, bắt người con cả Phù Tô phải tự sát và lập ra một vị vua mải chơi là Tần Nhị Thế (Hồ Hợi) nhưng đa phần triều đình Trung Quốc nằm trong tay họ. Nghe theo lời Triệu Cao, để củng cố ngôi vị đã đoạt của người anh cả Phù Tô, Nhị Thế khép tội và giết tất cả các anh em trai và chị em gái của mình dù những người này không hề có tội.
Triệu Cao đề xướng và sau đó Lý Tư hùa theo, thực hiện việc dùng pháp luật hà khắc hơn nữa so với thời Thuỷ Hoàng, không chỉ với nhân dân mà ngay cả với những quan lại cấp dưới; mặt khác vì muốn lừa vua Nhị Thế thích chơi bời hưởng thụ không muốn nhắc tới binh đao, hai người ém nhẹm chuyện nhân dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi. Các quan chức địa phương cũng sợ bị trừng phạt nên giữ bí mật về các vụ nổi loạn và nổi dậy trong lãnh thổ. Cuối cùng, Triệu Cao loại trừ Lý Tư để độc chiếm ngôi vị thừa tướng và các cuộc nổi dậy tại các nước chư hầu cũ lúc đó trở nên quá lớn mạnh tới mức không còn giữ bí mật được nữa. Tới lúc đó, đã là quá muộn, và vương triều với mục tiêu kéo dài Thiên thu Vạn thế biến mất chỉ 4 năm sau cái chết của người sáng lập ra nó.
Tần Thuỷ Hoàng đương thời là ông vua bách chiến bách thắng, đánh dẹp tàn sát 6 nước phía đông, gọi là "6 nước Sơn Đông". Người dân Sơn Đông, nhất là con em các chư hầu và quan lại của các nước đó căm hờn cái thù mất nước và chế độ hà khắc của nhà Tần nhưng không dám nổi lên khởi nghĩa khi Thuỷ Hoàng còn sống vì uy vũ của ông quá lớn. Các hành động chống đối đều là hành thích, ám sát (Kinh Kha, Cao Tiệm Ly, Trương Lương). Người Sơn Đông vừa căm vừa sợ Tần Thuỷ Hoàng, tới mức có hòn thiên thạch rơi xuống, có người khắc vào hòn đá mấy chữ: "Thuỷ Hoàng chết thì đất bị chia", đủ biết mối thù họ canh cánh bên lòng và hẹn trả sau khi ông nằm xuống.
Trần Thắng khởi nghĩa
Nhị Thế cũng hà khắc, tàn nhẫn như cha, giết nhiều vương tử, đại thần. Lý Tư bị Triệu Cao ghét, dèm pha, Nhị Thế giết cả ba họ (họ cha, họ mẹ, họ vợ) của Lý. Tuy thế, Nhị thế lại biếng nhác, chẳng có tài như cha.Ngay lập tức nhân dân nổi lên chống Tần. Tháng 7 năm 209 TCN (năm đầu đời Tần Nhị Thế), Trần Thắng và Ngô Quảng cầm đầu 900 lính thú nổi dậy khởi nghĩa ở làng Đại Trạch thuộc nước Sở cũ. Từ Đại Trạch, quân khởi nghĩa nhanh chóng đánh rộng ra xung quanh và tiến lên chiếm được huyện Trần, tức là nước Trần cũ thời Xuân Thu, lấy làm kinh đô, gọi là nước Trương Sở (nước Sở mở rộng).
Các cánh quân các nơi tự nổi dậy hưởng ứng rất đông. Trần Thắng tập hợp và chia quân đi đánh các nơi. Hai đạo quân chủ lực là Ngô Quảng đánh Huỳnh Dương và Chu Văn đánh vào Hàm Dương, quân đông vài chục vạn người. Thừa dịp có ngọn lửa do Trần Thắng châm, các quý tộc 6 nước Sơn Đông thi nhau nổi dậy khôi phục địa vị.
Những vùng mới bị Tần Thuỷ Hoàng chinh phục vài chục năm trước coi cái chết của ông là một cơ hội để thoát khỏi sự cai trị của nhà Tần, và một số trí thức đã chống lại sự cai trị của Nhị Thế. Nông dân coi đó là một cơ hội để biểu lộ sự bất bình của họ với chính quyền hoàng đế, dẫn tới kết quả đa phần dân chúng phải chịu đựng lao động trong nhiều dự án xây dựng của Tần Thuỷ Hoàng. Một số dân thường bắt đầu giết quan lại địa phương. Trong số những người dân có những thủ lĩnh địa phương đứng ra lãnh đạo nổi loạn. Và trong một cố gắng nhằm chiếm lại quyền lực cũ, các gia đình quý tộc bắt đầu tổ chức lực lượng quân sự của riêng mình để trở thành quân phiệt cát cứ.
Đầu tiên là hai tướng Trương Nhĩ, Trần Dư dưới quyền Trần Thắng. Hai người cùng bạn Trần Thắng là Vũ Thần đi đánh nước Triệu cũ, nhưng khi chiếm được nửa nước Triệu bèn xui Vũ Thần xưng làm Triệu vương, ly khai khỏi Trương Sở. Vũ Thần sai Hàn Quảng đi đánh nước Yên thì đến lượt Quảng cũng ly khai tự lập làm Yên vương. Một tướng khác của Trần Thắng là Chu Thị đi đánh được đất Nguỵ, thấy Triệu và Yên tự lập cũng rước con cháu nước Nguỵ cũ là Nguỵ Cữu lên làm Nguỵ vương. Một quý tộc nước Tề cũ là Điền Đam khởi nghĩa tự lập làm Tề vương.
Các nước chư hầu này đều lo phát triển cơ đồ riêng, đi đánh các thành trì nhà Tần còn chiếm đóng trên đất mình, không hưởng ứng việc đánh Tần với Trương Sở vương Trần Thắng, do đó ông phải độc lập tác chiến với cánh quân chủ lực của Tần.
Tin quân khởi nghĩa sắp đánh vào kinh thành khiến kinh thành xôn xao, không thể giấu được nữa và cuối cùng Nhị Thế biết tin. Trong lúc nguy cấp, Nhị Thế theo kế của quan Thiếu phủ Chương Hàm, tha tội cho những người làm phu xây Trường Thành và huy động quân của tướng Vương Ly (cháu nội Vương Tiễn) gồm 30 vạn người, giao cho họ vũ khí và đưa ra mặt trận.
Chương Hàm cứu vãn tình thế
Dưới sự chỉ huy của Chương Hàm, quân Tần thắng như chẻ tre. Đầu tiên chặn đứng cuộc tây tiến của cánh quân Chu Văn, đánh bại Chu Văn liền 3 trận, đẩy quân Trương Sở về phía đông. Chu Văn thua mất hết quân mã nên tự sát.Chương Hàm đánh tới giải vây cho thành Huỳnh Dương đang bị giả vương Ngô Quảng vây hãm lâu ngày không lấy được. Đúng lúc đó thì các tướng cầm cánh quân này cũng nảy sinh mâu thuẫn do không thống nhất chủ trương. Tướng Điền Tang liền giả lệnh Trần Thắng giết Ngô Quảng, nắm lấy quyền chỉ huy và mang quân ra đón Chương Hàm, giao Lý Quy vây Huỳnh Dương.
Chương Hàm đang đà thắng lợi, tiến tới đánh bại giết chết Điền Tang và mang quân tới Huỳnh Dương. Lý Quy không chống nổi cũng tử trận nốt. Chương Hàm đánh như gió cuốn tới kinh thành Trương Sở. Trong khi đó, Trần Thắng dùng người không thoả đáng, sát hại nhiều tướng có công nên nhiều người bỏ ông ra đi. Trên đường đánh tới Trương Sở, Chương Hàm tiêu diệt thêm các cánh quân của Ngũ Từ, Đặng Duyệt. Trần Thắng mang quân chủ lực ra chống Tần. Chương Hàm đánh tới, giết chết tướng Sở là Trương Hạ và quan trụ quốc nước Sở là Sái Tứ. Trần Thắng bỏ chạy khỏi kinh đô Trương Sở tới Hạ Thành Phụ thì bị người đánh xe là Trang Giả phản bội giết chết, mang đầu hàng Tần để lập công. Chương Hàm giao cho Trang Giả cai quản Trương Sở, đặt theo tên cũ là huyện Trần rồi mang quân đánh Nguỵ.
Nguỵ vương Cữu chống Tần không nổi, thừa tướng Chu Thị tử trận. Nguỵ cầu cứu Tề. Tề vương Điền Đam mang quân cứu, bị Chương Hàm đánh bại. Đam tử trận, sau đó quân Tần giết nốt Nguỵ Cữu. Hàm lại mang quân đánh Tề, muốn diệt nốt cánh quân của em Đam là Điền Vinh.
Trong khi đó, một người hầu cận của Trần Thắng là Lã Thần đi mộ quân cần vương trở về, đánh chiếm lại huyện Trần, giết Trang Giả báo thù cho Trần Thắng. Một cánh quân Tần đánh tới, Lã Thần không chống nổi phải bỏ chạy, giữa đường lại gặp cánh quân chống Tần của Anh Bố, bèn hợp lại cùng đánh, lại chiếm lại huyện Trần lần nữa. Cùng lúc đó tướng nước Sở là Hạng Lương khởi nghĩa ở đất Ngô, qua sông Trường Giang đánh Tần. Nghe tin Trần Thắng đã chết, Hạng Lương theo kế của Phạm Tăng, lập dòng dõi nước Sở lên ngôi, tức là Sở Hoài vương. Sau này Lã Thần và Anh Bố mang quân liên hợp với cánh quân của Sở Hoài vương.
Cánh quân của chú cháu Hạng Lương, Hạng Vũ lớn mạnh nhanh chóng, đánh bại một cánh quân Sở ly khai khác của Tần Gia rồi đánh nhau với Chương Hàm, lần lượt đánh thắng quân Tần hai trận, giải vây cho em Điền Đam là Điền Vinh và vây Chương Hàm ở Định Đào. Do chủ quan khinh địch, lơi lỏng phòng bị, Hạng Lương bị Chương Hàm đánh úp giết chết. Cánh quân Sở do Hạng Vũ, Lưu Bang chỉ huy vốn được Hạng Lương phái đi đánh Huỳnh Dương nghe tin tổng chỉ huy chết trận bèn hợp với cánh quân Lã Thần rút về nước Sở hội với vua Hoài vương.
Đánh bại Hạng Lương, Chương Hàm mang quân đánh Triệu.
Lưu, Hạng diệt Tần
Quân Sở rút về khôi phục lực lượng để lấy lại nhuệ khí sau khi cánh quân chủ lực của Hạng Lương bị đánh bại. Hoài vương chia quân đánh Tần, ước hẹn với chư hầu rằng: "Ai vào Quan Trung trước được làm vua Quan Trung". Hoài vương sai Lưu Bang đi đường phía Tây đánh thẳng vào Hàm Dương, sai Tống Nghĩa và Hạng Vũ đi đường phía bắc cứu nước Triệu đang bị Chương Hàm vây hãm.Nước Triệu sau khi Vũ Thần xưng vương đã xảy ra tranh chấp nội bộ và sau khi Thần bị giết, dòng dõi nước Triệu cũ là Triệu Yết được lập làm Triệu vương. Chương Hàm mang quân đánh Triệu, vua tôi Triệu bỏ chạy về Cự Lộc. Hàm sai Vương Ly vây bức Cự Lộc, còn mình vận lương thảo tiếp ứng.
Các cánh quân chư hầu như Yên, Tề và tướng Triệu là Trần Dư đóng ngoài thành không dám đánh nhau với Vương Ly để giải vây vì quân Tần quá mạnh. Đang lúc nguy cấp, Hạng Vũ dẫn quân Sở tới cứu, đánh thắng quân Tần liền 9 trận, bắt sống Vương Ly, giết Thiệp Nhàn và Tô Giác. Chương Hàm lui quân, lại bị Hạng Vũ đánh bại thêm một trận nữa ở bến Tam Hộ, sai Tư Mã Hân về thỉnh ý Nhị Thế nhưng Triệu Cao đố kỵ muốn trị tội thua trận. Chương Hàm tức giận bèn đầu hàng Hạng Vũ. Hạng Vũ cho hàng, rồi hợp hai đạo quân Sở, Tần kéo vào Hàm Dương.
Nhưng khi Hạng Vũ đánh xong Chương Hàm thì Lưu Bang, đi theo đường thẳng và không gặp những cánh quân Tần mạnh, đã tiến vào Quan Trung trước. Lưu Bang vốn là đình trưởng (một chức quan nhỏ trông coi an ninh trật tự ở địa phương).
Trong khi đó cung đình nước Tần cũng biến loạn. Triệu Cao thấy việc giặc giã ngày càng nguy cấp và khó giấu diếm, sợ Nhị Thế trị tội bèn chủ động giết Nhị Thế, lập Tử Anh lên ngôi. Tử Anh không muốn bị khống chế bèn lập mưu giết Triệu Cao. Lúc này vận mệnh nhà Tần đã khó cứu vãn được. Các cánh quân chư hầu ào ạt tiến về phía tây, quân Tần không còn sức kháng cự.
Tử Anh lên ngôi cuối tháng 8 năm 207 TCN, được 46 ngày là đầu tháng 10, tức là sang đầu năm 206 TCN, cánh quân Sở dưới quyền Lưu Bang đã đánh bại quân Tần, tiến vào kinh đô Hàm Dương. Tử Anh ra hàng. Dù bị quân chủ lực của Tần cầm chân, nhưng đội quân của Hạng Vũ cũng tiến vào Hàm Dương không lâu sau đó (tháng 11 năm 206 TCN). Vua Tần Tử Anh và tất cả các thành viên gia đình hoàng gia nhà Tần bị Hạng Vũ giết hại.
Nhà Tần chỉ tồn tại được 15 năm (221 - 206 TCN) với 3 đời vua. Từ vua tới đại thần, không người nào không bất đắc kỳ tử. Thời đại nhà Tần thật ngắn ngủi và hết sức bi thảm, nhưng dù sao nó cũng có công lớn là đã thống nhất Trung Quốc.
Hậu quả
Nhà Tần mất, kinh thành Hàm Dương bị đốt cháy tới tận móng, và thư viện quốc gia chứa những bản sách của nhiều cuốn sách cấm đã bị cháy cùng với nó. Những bản sách cổ hàng thế kỷ của Khổng Tử và những người khác chỉ được tái tạo lại nhờ trí nhớ và sự tưởng tượng.Sau việc nhà Tần bị đánh bại, Lưu Bang và Hạng Vũ lại quay sang đánh lẫn nhau. Đó chính là cuộc Hán Sở tranh hùng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc kéo dài 5 năm. Hạng Vũ là một tướng tài và là một lãnh đạo tài năng, nhưng ông dựa quá nhiều vào sự tàn bạo coi như là một phương tiện nhằm có được sự khuất phục. Ông tàn sát những kẻ bị chinh phục tại các thành trì bị chiếm. Lưu Bang tài năng kém hơn nhưng lại rất xảo quyệt và gian trá. Lưu Bang biết dùng người đúng lúc, cố gắng thu phục và cải tạo những kẻ bị ông ta chinh phục. Nhờ tài dùng người, Lưu Bang tụ tập được các tướng lĩnh cùng quân sư giỏi. Kết quả Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ vào năm 202 TCN, sau khi có được sức mạnh ưu thế về quân sự, ông tự phong làm hoàng đế Trung Quốc. Thời đại mới của lịch sử Trung Quốc, nhà Hán bắt đầu từ đó.
Nhận định
Trong lịch sử Trung Quốc, nhà Tần là vương triều đầu tiên có cương thổ rộng lớn và tàn bạo nhất, nhưng các nhà sử học phương Tây thường kính trọng nhà Tần. Cái tên "China" mà người phương Tây dùng gọi Trung Quốc ngày nay xuất phát từ những âm phiên chữ Tần khác nhau như Sin, Qin, Chin mà ra. Nhà Tần thi hành chính sách hà khắc, độc đoán và thường là tàn bạo nhưng Tần Thuỷ Hoàng đồng thời cũng là nhà lý luận chính trị và những nhà cải cách tài ba, những người về mặt lịch sử đã đưa lại một trong những giai đoạn triều đình mạnh mẽ nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, thời đại của họ rất ngắn. Từ khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN, đến khi họ sụp đổ 15 năm sau vào năm 206 TrCN, thậm chí còn chưa đủ thời gian cho một thế hệ. Tuy nhiên, những thành quả của họ lại rất nhiều.Đặc điểm
Nhà Tần có những đặc trưng riêng trong lịch sử Trung Quốc. Ngay từ thân thế và sự nghiệp của người sáng lập ra nó - Tần Thuỷ Hoàng - cũng rất đặc biệt và nhiều bí ẩn.Tần là triều đại đầu tiên bãi bỏ chế độ phân phong chư hầu trước đây, thiết lập chế độ quận huyện để xác lập quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.
Tần là triều đại đầu tiên và cũng là duy nhất không áp dụng việc đặt thuỵ hiệu và miếu hiệu cho các vua. Trái lại, nhà Tần dùng kiểu đếm như phương Tây: Từ Thuỷ Hoàng là đầu tiên, tới Nhị Thế, Tam Thế... như kiểu "Đệ nhất", "Đệ Nhị"... Về sau không triều đại Trung Quốc nào áp dụng theo cách này.
Nhà Tần đặt ra cách thay đổi lịch, lấy tháng 10 làm đầu năm. Những người cai trị kế tục áp dụng cách tính này còn dùng tới năm 104 TCN. Nhà Tần đặt ra tiêu chuẩn hoá chữ Hán, trọng lượng và đo lường và luật pháp, mở rộng các kênh để tưới tiêu và vận chuyển, xây dựng một hệ thống đường xá to lớn, mở rộng đất đai về phía bắc và phía nam. Công lao xây dựng đất nước thống nhất, rộng lớn của nhà Tần thật lớn nhưng chính sách tàn bạo và thủ tiêu văn hoá cũng gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ cho đời sau.
Nguyên nhân thất bại
Trong Sử ký, Tư Mã Thiên và sau này là Giả Nghị đời Hán viết bổ sung thiên Tần Thuỷ Hoàng bản kỷ đã phân tích về nguyên nhân thất bại của một triều đại vừa to lớn vừa ngắn ngủi. Đó là bài "Quá Tần luận" nổi tiếng.Giả Nghị đề cao công thống nhất của Trung Quốc, ca ngợi sức mạnh vô địch tiêu diệt 6 nước chư hầu của nhà Tần và đánh giá "Trần Thắng tài năng dưới bậc trung", danh phận còn kém xa 6 nước chư hầu, bản thân ông chỉ nổi lên được 6 tháng đã bị tiêu diệt nhưng ngọn lửa mà ông đốt lên đã huỷ diệt nhà Tần.
"Ông vua có thể lấy thiên hạ trên lưng ngựa nhưng không thể cai trị thiên hạ trên lưng ngựa". Câu đó rất đúng với nhà Tần. Sau khi thống nhất thiên hạ, thay vì dùng chính sách khoan dung để lấy lòng người, nhà Tần lại tăng cường pháp trị, lấy sự hà khắc để đề phòng sự chống đối của thiên hạ. Do đó, ngoài cái thù mất nước chưa nguôi ngoai, người dân 6 nước còn lại đều căm giận nhà Tần lên gấp bội. 15 năm là vòng xoáy của một triều đại nhưng đối với đời người, ngần ấy thời gian còn chưa qua một thế hệ. Chẳng những thế hệ con em mà ngay thế hệ "mất nước" của 6 nước chư hầu vẫn còn nguyên và mối thù vẫn còn nguyên.
Chương Hàm dù chưa sánh được với Vương Tiễn nhưng cũng là viên tướng giỏi và có lòng tận tuỵ, tuy nhiên dường như ông càng chữa cháy đám cháy càng lớn. Sự căm hờn của nhân dân đối với chính sách tàn bạo của nhà Tần khiến những người chống đối hết lớp này lại có lớp khác đứng lên, lớp sau mạnh mẽ hơn lớp trước và một mình Chương Hàm không xoay chuyển được tình thế. Chương Hàm đánh diệt Trương Sở, Trần Thắng ngã có Lã Thần nối tiếp. Chương Hàm diệt Nguỵ, Nguỵ Cữu chết có Nguỵ Báo thay. Chương Hàm đánh Tề, giết được Điền Đam lại có Điền Vinh đứng lên. Chương Hàm đánh Sở giết được Hạng Lương thì có ngay Hạng Vũ bật dậy. Những công tích của Chương Hàm có thể làm một bộ phận chư hầu khiếp đảm và cầm chân được Hạng Vũ một thời gian nhưng một mình ông không có đủ 3 đầu 6 tay để chặn đường tây tiến của Lưu Bang. Và khi chính quyền Tần u mê, hủ bại quay sang đố kỵ tướng sĩ, phá bỏ nốt bức tường chắn cuối cùng khiến Chương Hàm ngả theo chư hầu, chỉ một đạo quân không hẳn là hùng hậu của Lưu Bang cũng đủ kết liễu nhà Tần. Kết cục của cả ba nhân vật chính của nhà Tần thời hậu Thuỷ Hoàng là vua Nhị Thế, Lý Tư lẫn Triệu Cao là bài học đích đáng cho đời sau. 15 năm quá ngắn ngủi, Lý Tư và Triệu Cao vừa là khai quốc công thần nhà Tần, vừa là vong quốc tội thần của nhà Tần. Hạng Lương, Hạng Vũ, Trương Lương, Điền Đam... vừa thần tử vong quốc nhưng cũng không lâu sau lại là những người phục quốc. Có lẽ hoàng đế đầu tiên của đế quốc Trung Hoa không thể ngờ rằng số đếm triều đại mình dừng lại ngay ở con số "Nhị Thế".
Tương truyền rằng, thời Tần Thuỷ Hoàng có câu sấm: "Vong Tần giả Hồ" (Tần mất tại Hồ). Thuỷ Hoàng ngờ rằng "Hồ" đó là người Hồ, tức người Hung Nô nên đã điều động biết bao nhân công đi xây Vạn Lý Trường Thành để chặn họ kéo xuống phía nam. Nhưng ông không ngờ rằng "Hồ" đó là "Hồ Hợi", đứa con cưng vẫn được lòng ông mới là kẻ làm mất nhà Tần.
Các đời vua nhà Tần
Vào năm thứ 51 thời Tần Chiêu Tương Vương (秦昭襄王), nước Tần tiêu diệt nhà Chu. Do vậy, dù sáu nước Chiến quốc khác vẫn đang tồn tại với tư cách các chế độ độc lập, các nhà chép sử vẫn thường sử dụng năm tiếp sau (năm thứ 52 của Chiêu Tương Vương nhà Tần) làm năm chính thức tiếp nối nhà Chu.Tần Thuỷ Hoàng là vị vua Trung Quốc đầu tiên tuyên bố mình làm "Hoàng đế", sau khi thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN. Vì thế năm đó thường được tính làm năm bắt đầu "nhà Tần".
Tên thuỵ / hiệu | Họ tên | Giai đoạn cai trị | |
---|---|---|---|
Chiêu Tương Vương (昭襄) | Doanh Tắc (嬴則 hay 嬴稷) | 306 TCN–250 TCN | |
Hiếu Văn Vương (孝文) | Doanh Trụ (嬴柱) | 250 TCN | |
Trang Tương Vương (莊襄) | Doanh Tử Sở (嬴子楚) | 249 TCN–247 TCN | |
Tần Thuỷ Hoàng Đế (始皇帝) | Doanh Chính (嬴政) | 246 BC–210 BC | |
Nhị Thế Hoàng Đế (二世皇帝) | Doanh Hồ Hợi (嬴胡亥) | 209 TCN–207 TCN | |
Tử Anh hay Tần Vương Tử Anh (秦王子嬰) | |||
Không có | Doanh Tử Anh (嬴子嬰) | 207 - 206 TCN |
Tần Thủy Hoàng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Triệu Chính (趙政), là vua của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và trở thành vị Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 trước Công nguyên sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 trước Công nguyên ở tuổi 49
Tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế (始皇帝) sau khi Trung Quốc được thống nhất, Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, mở ra gần hai thiên niên kỷ của hoàng gia cai trị Trung Quốc. Sau khi thống nhất, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị. Ông đã tiến hành nhiều dự án khổng lồ, bao gồm việc xây dựng và hợp nhất các bộ phận của Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ kích thước thành phố nổi tiếng được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước thật, và một hệ thống đường quốc gia lớn, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để đảm bảo sự ổn định, ông đặt ra ngoài vòng pháp luật và đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả.
Tên gọi
Ý nghĩa
Trong thời gian trước thời nhà Chu và sau đó, các nhà cai trị các quốc gia độc lập của Trung Quốc theo quy ước đều xưng "vương" (王). Sau khi đánh bại vị vua chư hầu cuối cùng của Chiến Quốc vào năm 221 trước Công nguyên, vua Doanh Chính của Tần đã trở thành người cai trị trên thực tế của toàn Trung Quốc. Để ăn mừng thành tích này và củng cố cơ sở quyền lực của mình, Doanh Chính đã tạo ra một danh hiệu mới tự xưng là Tần Thủy Hoàng Đế (秦始皇帝), thường được rút ngắn là Tần Thủy Hoàng (秦始皇), cũng gọi là Tần Vương (秦王).- Chữ Thủy (始) có nghĩa là "đầu tiên". Người thừa kế sau đó sẽ được gọi tiếp là "Nhị Thế", "Tam Thế" và như vậy cho đến muôn đời.
- Chữ Hoàng Đế (皇帝) đến từ thần thoại Tam Hoàng Ngũ Đế (三皇五帝) (thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên), nơi chữ này được trích ra. Bằng cách thêm vào một tiêu đề như vậy, Tần Thủy Hoàng hy vọng sẽ có sự thiêng liêng và uy tín của Hoàng Đế (黄帝) trước kia.
- Ngoài ra, chữ "Hoàng" (皇) có nghĩa là "sáng" hay "lộng lẫy" và "thường xuyên nhất được sử dụng như là một chữ chỉ thiên đường".
Sử dụng
Cả hai tên gọi "Tần Thủy Hoàng Đế" (秦始皇帝) và "Tần Thủy Hoàng" (秦始皇) đều xuất hiện trong Sử ký bằng văn bản của Tư Mã Thiên. Cái tên Tần Thủy Hoàng Đế xuất hiện lần đầu tiên trong chương 5, mặc dù cái tên Tần Thủy Hoàng ngắn hơn lại là tên của chương 6 (秦始皇本纪). Tuy nhiên, tên Tần Thủy Hoàng Đế được coi là chính xác do Doanh Chính hợp nhất chữ Hoàng (hoàng gia) và Đế (cai trị), để tạo ra chữ Hoàng đếThân thế
Tần Thủy Hoàng là con trai cả của Trang Tương Vương nước Tần, mẹ là Triệu Cơ, vốn là một người thiếp của Lã Bất Vi - một thương nhân và sau trở thành Tướng quốc nước Tần. Ông sinh ra vào tháng giêng năm 259 TCN, ở đô thành Hàm Đan của nước Triệu (趙). Vì lý do nơi sinh này nên có ý kiến cho rằng lúc nhỏ, ông họ Triệu tên Chính. Tổ tiên của ông được cho là đến từ vùng Cam Túc.Sử sách, mà cụ thể là sử ký Tư Mã Thiên ghi nơi sinh và cha mẹ ông; nhưng chính Tư Mã Thiên cũng cho biết, có thuyết nói rằng Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi.
Năm 265 TCN, vua Tần là Tần Chiêu Vương lâp con trai thứ là An Quốc quân Doanh Trụ làm Thái tử. Công tử Tử Sở là con trai giữa của Thái tử với một người vợ thứ, Hạ Cơ. Hạ Cơ không được An Quốc quân yêu mến, nên Tử Sở phải đi làm con tin của Tần ở nước Triệu để đảm bảo 1 hiệp ước đình chiến giữa hai quốc gia. Tần nhiều lần đem quân đánh Triệu, làm Triệu thua to trong trận Trường Bình đẫm máu, nên nước Triệu càng bạc đãi Tử Sở. Sau ông có quen với Lã Bất Vi, một thương gia giàu có. Bằng mưu mô của mình, Lã Bất Vi đã dâng Triệu Cơ, vũ nữ và người thiếp của Lã đang mang thai, cho Tử Sở, lại giúp Tử Sở về Tần làm Thái tử rồi lên ngôi vua, thành Trang Tương Vương nước Tần. Cái thai trong bụng được Triệu Cơ giấu kín, để đủ tháng sinh ra, đặt tên là Chính, tức Tần Thủy Hoàng sau này.
Tuy nhiên, theo ý kiến của một số sử gia Trung Quốc hiện đại gần đây thì Doanh Chính là con của Tử Sở chứ không phải là con của Lã Bất Vi. Thuyết này lập luận tập trung vào 2 điểm:
- Một bộ phận lớn triều thần nước Tần vẫn tin vào việc Doanh Chính là con Tử Sở và vẫn hết lòng ủng hộ Doanh Chính trước sau như một. Do đó, chính quyền của Doanh Chính vẫn đứng vững trước cuộc binh biến do Phàn Ô Kỳ phát động nhằm dựng Thành Kiệu lên ngôi. Đại tướng Vương Tiễn đi dẹp cuộc binh biến này trả lời Phàn Ô Kỳ: "Thái hậu có mang mười tháng mới sinh, vậy nay tức là con tiên vương đẻ ra..." Ngay trong thời đó, những người theo thuyết gán Lã Bất Vi là cha Doanh Chính cũng không thể lý giải một cách khoa học vì sao Triệu Cơ lại mang thai Doanh Chính tới 12 tháng mà lập luận theo cách "thiên mệnh" rằng: "Có thể tại lòng trời muốn sinh ra một vị chân mạng thiên tử nên mới để người mẹ hoài thai lâu như vậy...". Các nhà sử học lý giải rằng: Thực tế, Doanh Chính vẫn chỉ nằm trong bụng mẹ 10 tháng như những đứa trẻ khác kể từ khi Vu Cơ về với Tử Sở. Do cộng thêm thời gian Vu Cơ ở với Bất Vi, thời gian mới là 12 tháng.
- Thuyết này là sản phẩm của sĩ phu các nước chư hầu Sơn Đông bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt. Họ căm hờn vì bị mất nước, nên nhân việc mẹ vua Tần từng là thiếp của Bất Vi để đặt ra chuyện này nhằm hạ thấp kẻ thù không đội trời chung của mình.
Thời thiếu niên lưu lạc
Hai năm ngay trước khi Tần Thủy Hoàng ra đời (262 TCN - 260 TCN), nước Tần và nước Triệu đánh nhau đẫm máu trong trận chiến Trường Bình, kết cục 450.000 quân Triệu đều bị thảm sát, Triệu đại bại. Vì vậy, Triệu đối xử với công tử Tử Sở hết sức khắc nghiệt, "xe ngựa, vật dụng dùng chẳng được sẵn, ở cảnh cùng khốn có vẻ bực bội", dù ông đã nổi danh khắp chư hầu với tư cách là người kế thừa vương vị khi cha ông lên ngôi. Năm 257 TCN, Tần Chiêu Vương sai tướng Vương Ý vây đô thành Hàm Đan, Triệu cùng quẫn muốn giết Tử Sở, ông cùng Lã Bất Vi chạy thoát về với quân Tần, nhưng Triệu Cơ cùng Doanh Chính không kịp trốn theo, phải ở lại Triệu. Triệu muốn giết cả hai người nhưng Triệu Cơ là con nhà tai mắt ở Triệu, vì thế hai mẹ con đều sống. Họ lẩn trốn trong dân gian suốt 7 năm trời đằng đẵng (257 TCN - 250 TCN).Năm 250 TCN, Tần Chiêu Tương vương chết, An Quốc quân lên ngôi, tức là Tần Hiếu Văn Vương, lập Tử Sở làm Thái tử, nước Triệu bèn đưa Triệu Cơ và Doanh Chính về Tần. Hiếu Văn Vương làm vua không lâu thì chết, Tử Sở kế thừa vương vị, tức là Tần Trang Tương Vương, phong Lã Bất Vi chức Thừa tướng, tước Văn Tín hầu. Năm 247 TCN, Trang Tương Vương mất sau ba năm trị vì, ngôi vua thuộc về Doanh Chính, khi ấy mới 13 tuổi.
Tần vương Chính
Củng cố quyền lực
Tần Vương đã lên ngôi, tôn là mẹ Triệu Cơ (赵姬) làm Thái hậu, phong Thừa tướng Lã Bất Vi làm Tướng quốc, gọi là "trọng phụ", coi như người cha thứ hai của mình.Tướng quốc vốn là chồng cũ của thái hậu, thường ra vào cung cấm tư thông với bà ta. Tần Vương còn nhỏ nên không hay biết hoặc giả vờ không hay biết. Sau đó, Lã Bất Vi cảm thấy lo sợ nhà vua nhỏ tuổi biết chuyện nên ngầm sai người tìm kiếm một nam nhân cường tráng, dương vật lớn là Lao Ái (嫪毐). Theo Sử ký, ông trước tiên dùng Lao Ái làm gia nhân rồi dâng Ái vào cung giả làm hoạn quan bằng cách nhổ râu để "hầu hạ" thái hậu. Sau một thời gian thái hậu sợ Tần vương biết chuyện bèn dời Hàm Dương về cựu đô là Ung Thành (雍) sống cùng Lao Ái và sinh được 2 con trai.
Nhờ thái hậu, Lao Ái được phong làm Trường Tín hầu, cũng mưu xây dựng thế lực, mở phủ nuôi thực khách như Lã Bất Vi. Lao Ái mưu đồ cho con mình và thái hậu nối ngôi khi Tần vương Chính qua đời. Nhưng trong một bữa ăn tối do say rượu nên Lao Ái bắt đầu khoác lác về việc là cha dượng của vị vua trẻ.
Năm 238 trước Công nguyên, Doanh Chính đi du lịch đến Ung Thành. Lao Ái chiếm con dấu của thái hậu và huy động một đội quân trong một nỗ lực để bắt đầu một cuộc đảo chính và nổi loạn. Hơn 1 triệu đồng tiền đồng được đặt trên đầu của Lao Ái nếu bị bắt sống hoặc nửa triệu nếu chết. Những người ủng hộ Lao Ái bị bắt và bị chặt đầu còn Lao Ái thì bị trói và xé xác bởi 5 cỗ xe ngựa, trong khi toàn bộ gia đình của ông ta thì bị giết cả 3 họ. Hai người con riêng của thái hậu đều bị giết và bà bị giam lỏng cho đến khi chết nhiều năm sau đó. Vụ việc liên quan tới Lã Bất Vi, ông bị cách chức, lưu đày rồi sang năm 235 TCN thì được cho một chén rượu độc để tự tử. Doanh Chính sau đó nắm quyền đầy đủ như vua của nước Tần. Thay thế Lã Bất Vi, Lý Tư trở thành thừa tướng mới.
Nhiệm vụ ám sát của Kinh Kha
Nước Yên khi đó nhỏ, yếu và thường xuyên bị sách nhiễu bởi các binh sĩ nên không phải là đối thủ của nước Tần. Vì vậy Thái tử Đan nước Yên cầu xin dũng sĩ Kinh Kha đi hành thích Tần vương Chính vào năm 227 TCN. Đi theo Kinh Kha có Tần Vũ Dương. Họ giả vờ tặng cho Doanh Chính bản đồ của Đốc Cương và cái đầu của Phàn Ư Kỳ.Mang theo một thanh chuỷ thủ tẩm thuốc độc giấu trong tờ bản đồ, Kinh Kha và Tần Vũ Dương vào trong triều đình nước Tần. Tần Vũ Dương mang tờ bản đồ còn Kinh Kha mang đầu Phàn Ư Kỳ. Tần Vũ Dương hoảng sợ biến sắc mặt do run lên vì sợ hãi. Kinh Kha giải thích rằng cộng sự của ông "chưa bao giờ dám đặt mắt vào Thiên tử" và lấy bản đồ trong tay Tần Vũ Dương dâng nộp vua Tần. Khi mở bản đồ Kinh Kha rút thanh chuỷ thủ đâm Doanh Chính. Nhà vua liền lùi lại và rút thanh kiếm sau lưng để bảo vệ mình. Vào thời điểm đó, các quan đều không được phép mang vũ khí. Kinh Kha đuổi theo, cố gắng để đâm nhà vua nhưng lại trượt. Doanh Chính lại rút kiếm của mình và cắt đùi Kinh Kha. Kinh Kha liền ném con dao găm nhưng lại trượt một lần nữa. Chịu tám vết thương từ thanh kiếm của nhà vua, Kinh Kha nhận ra nỗ lực của ông đã thất bại. Cả Kinh Kha và Tần Vũ Dương đều bị giết. Nước Yên bị chinh phục bởi nước Tần 5 năm sau đó.
Vụ ám sát của Cao Tiệm Ly
Cao Tiệm Ly là một người bạn thân của Kinh Kha, người muốn trả thù cho cái chết của ông. Là một người nghệ sĩ gảy đàn trúc nổi tiếng, một ngày kia ông được triệu tập bởi Doanh Chính để chơi các nhạc cụ. Một số người trong cung điện biết đến ông trong quá khứ kêu lên, "Đây là Cao Tiệm Ly". Do không muốn giết một nhạc sĩ có tay nghề cao, hoàng đế đã ra lệnh móc mắt ông nhưng lại cho phép Cao Tiệm Ly chơi đàn trong sự hiện diện của ông Ông nghe Cao Tiệm Ly gảy đàn rất thích thú nên mỗi ngày lại cho phép xích lại gần hơn. Cao Tiệm Ly lén đổ chì vào bầu đàn rồi nhân dịp Doanh Chính ngồi cạnh mà đánh nhưng vì mắt mù nên đánh không trúng. Cao Tiệm Ly sau đó bị xử tửThống nhất Trung Hoa
Khi Tần vương Chính lên ngôi, nước Tần đã rất lớn mạnh, có ưu thế áp đảo so với 6 nước chư hầu còn lại. Đất Tần đã mở mang về phía đông rất rộng, lấy từ các nước lân cận như Hàn, Triệu, Ngụy, Sở và nhà Chu (bị diệt năm 249 TCN). Các nước chư hầu Sơn Đông luôn bị đẩy vào thế chống đỡ, nhiều lần tổ chức liên minh chống Tần nhưng chỉ đạt được một số thắng lợi tạm thời, không ngăn cản được quân Tần đông tiến. Tần vương tiếp tục duy trì chính sách "thân xa đánh gần", giao hảo với nước Tề, uy hiếp lấn chiếm Tam Tấn và Sở. Nước Tề giữ quan hệ với Tần nên không ra quân cứu các chư hầu khác.Tần vương Chính bên trong dùng Úy Liêu, Lý Tư bày mưu kế, bên ngoài dùng cha con Vương Tiễn, Vương Bí và Mông Ngao, Mông Vũ làm tướng đánh dẹp các nước.
Năm 230 TCN, Tần vương Chính tung ra các chiến dịch cuối cùng của thời kỳ Chiến Quốc nhằm chinh phục các vương quốc độc lập còn lại. Nước Hàn (韓) trước đó bị Tần đánh bại nhiều lần, đã rất nhỏ yếu không còn khả năng kháng cự nên là nước đầu tiên bị hạ. Hàn vương An sợ hãi, vội thu hết sổ sách, địa đồ trong nước sang đầu hàng nộp đất. Tần vương chính thức thôn tính nước Hàn.
Sau khi diệt Hàn, Tần vương Chính điều quân đánh Triệu. Tướng Triệu là Lý Mục đẩy lui được quân Tần. Tần vương bèn dùng kế ly gián, sai người đút lót cho gian thần nước Triệu là Quách Khai, xui Khai gièm pha Lý Mục. Triệu U Mục vương nghe lời gièm, tin rằng Lý Mục có mưu phản, bèn giết chết Lý Mục. Sau đó quân Tần nhân cơ hội nước Triệu bị động đất liền tấn công để chinh phục nơi Doanh Chính được sinh ra [25][26]. Năm 228 TCN, quân Tần phá vỡ kinh thành Hàm Đan, bắt sống Triệu vương Thiên. Anh Thiên là Triệu Gia chạy lên đất Đại phía bắc xưng vương.
Tần vương Chính quay sang đánh Ngụy để hoàn tất chiến thuật diệt Tam Tấn đầu tiên trong 6 nước. Năm 225 TCN, quân Tần hùng mạnh tấn công Đại Lương, tháo nước sông vào thành. Ngụy vương Giả không chống nổi phải ra hàng.
Ngay trong năm 225 TCN, Tần vương Chính sai Lý Tín mang 20 vạn quân đánh Sở. Lý Tín bị tướng Sở là Hạng Yên đánh bại. Tần vương Chính bèn nghe theo lão tướng Vương Tiễn, tổng động viên 60 vạn quân giao cho Vương Tiễn ra mặt trận.
Vương Tiễn đánh Sở trong 2 năm, đánh bại Hạng Yên, bắt sống Sở vương Phụ Sô. Hạng Yên chạy thoát, lập vua Sở mới là Xương Bình quân lên ngôi. Vương Tiễn lại tấn công xuống phía nam, giết chết vua Sở và Hạng Yên, bình định nước Sở. Nước Sở, quốc gia chư hầu lớn lớn nhất và kình địch nhất của nước Tần đến năm 223 TCN bị chinh phục.
Chỉ còn 2 nước Tề phía đông và Yên phía bắc. Năm 222 TCN, Tần vương sai con Vương Tiễn là Vương Bí mang quân tấn công Yên. Yên vương Hỷ sợ hãi bỏ Kế tại Liêu Đông để chạy sang Bình Nhưỡng, rồi lừa bắt giết thái tử Đan, nộp đầu cho nước Tần để tạ tội với Tần vương Chính. Nhưng Tần vương Chính vẫn hạ lệnh tiến quân, phá vỡ thành Bình Nhưỡng, bắt sống Yên vương Hỷ và gia đình hoàng gia.
Quân Tần nhân đó tiến sang đánh đất Đại. Đại vương Gia (anh Triệu vương Thiên) bị bắt bèn tự sát.
Còn lại nước Tề ở phía đông nước Tần mà bây giờ là bán đảo Sơn Đông, vốn không quen việc chiến tranh suốt hơn 40 năm. Năm 221 TCN, Tần vương Chính lấy cớ Tề vương Kiến mang 300.000 quân phòng thủ ở biên giới phía tây là hành động gây hấn, bèn sai Vương Bí mang quân từ nước Yên tiến thẳng xuống phía nam đánh úp kinh thành Lâm Tri. Tề vương Kiến không chống nổi, phải đầu hàng. Cả 6 nước hoàn toàn bị thôn tính.
Lần đầu tiên trong lịch sử, toàn Trung Quốc đã được thống nhất bởi một nhà cai trị mạnh mẽ. Trong cùng năm đó, Doanh Chính tự xưng là "Thủy Hoàng Đế" (始皇帝), không còn là một vị vua theo nghĩa cũ và vượt xa những thành tựu của các vị vua nhà Chu cũ.
Ở miền Nam, các cuộc mở rộng bằng quân sự tiếp tục trong suốt triều đại của ông, với các vùng khác nhau được sáp nhập với tỉnh Quảng Đông và một bộ phận hiện nay của Việt Nam.
Tần Thủy Hoàng Đế
Xưng hiệu
Sau khi đã thôn tính các chư hầu, Tần Vương Chính đề nghị các bầy tôi bàn về danh hiệu cho mình. Thừa tướng là Vương Quán, Ngự sử Đại phu Phùng Kiếp, Đình úy Lý Tư cho rằng cơ nghiệp của Tần vương Chính lớn hơn cả Ngũ Đế thời cổ; trong các vua cổ đại thì Thái Hoàng là cao quý nhất nên khuyên ông xưng là Thái Hoàng. Tần vương Chính quyết định bỏ chữ thái, lấy chữ hoàng, thêm chữ đế, của những vị đế thời thượng cổ hiệu gọi là Hoàng Đế.Đồng thời, ông phê chuẩn các kiến nghị khác của bầy tôi, từ đó mệnh ban ra gọi là chế, lệnh ban ra gọi là chiếu, thiên tử tự xưng gọi là trẫm. Ông truy tôn vua cha Tần Trang Tương Vương là Thái thượng hoàng.
Vì là hoàng đế Trung Hoa đầu tiên nên ông xưng hiệu Thủy Hoàng Đế. Thủy Hoàng có nghĩa là "hoàng đế đầu tiên", và ông muốn con cháu đời sau lấy danh hiệu: Nhị thế, Tam thế... cho đến vạn thế.
Tần Thủy Hoàng cũng theo thuyết Ngũ hành: đất, gỗ, kim loại, lửa và nước. Người ta tin rằng nhà Chu trước đó cai trị bởi sức mạnh của lửa, đại diện bởi màu đỏ. Nhà Tần kế tục, lấy hành thủy (nước) mà cai trị, đại diện là màu đen. Màu đen trở thành màu sắc cho hàng may mặc, cờ, cờ hiệu. Các mối liên quan khác bao gồm phía bắc là hướng hồng y, mùa đông và số sáu .
Hành chính
Tần Thủy Hoàng bắt vương tộc sáu nước mà ông đã chiếm, kể cả gia đình các đại thần của họ, phải dời đến Hàm Dương, kinh đô của Tần, để cho ông dễ kiểm soát họ. Triều đình đem phát mãi hết đất đai của họ.Sau khi thống nhất Trung Quốc, trong một nỗ lực để tránh cục diện chư hầu cát cứ như đời Chu, lập tức thực hiện một loạt cải cách quan trọng, hủy bỏ chế độ cũ, các quốc gia chinh phục được không được phép được gọi là quốc gia độc lập. Ông chia cả nước thành 36 quận (郡) và sau đó là 40; quận thú, huyện lệnh do triều đình bổ nhiệm, có thể điều động bất cứ lúc nào. Quận là một quân khu lớn, nhất là ở những miền mới chiếm được. Vì muốn thống nhất quốc gia, Tần Thủy Hoàng chia mỗi quận thành nhiều huyện (县), hương (乡) và các đơn vị lý (里), có một quận thú coi về dân sự, và một quân uý coi về quân sự. Ở trên cùng, có một viên giám ngự sử chỉ chịu trách nhiệm với nhà vua, như vậy không một viên quan nào chuyên quyền được, không thể thành một ông chúa như thời trước khi thành lập nhà nước. Quan lại lớn nhỏ đều không truyền lại cho đời sau, mà là do Hoàng đế đích thân bổ nhiệm dựa trên thành tích. Ông còn đưa các quý tộc cũ chuyển về thủ phủ Hàm Dương để tiện giám sát quản lý. Thời Tần Thủy Hoàng, 36 quận tương ứng với tỉnh ngày nay. Hệ thống này là khác với triều đại trước, vốn có liên minh lỏng lẻo và liên đoàn. Người dân không còn có thể được xác định bởi khu vực bản địa hoặc nhà nước phong kiến trước đây của họ, như khi một người từ Sở được gọi là "người Sở" (楚人)
Tới năm 213 TCN, vị Đại phu người Tề là Thuần Vu Việt nhắc lại đề nghị xin phong đất cho người tông tộc làm chư hầu, Thủy Hoàng theo ý kiến của Lý Tư bác đi.
Nông nghiệp
Tần Thủy Hoàng theo Pháp gia nên khuyến khích binh, nông; ghét công, thương. Muốn nắm hết mối lợi thương nghiệp, triều đình đày hết phú thương có những xưởng sản xuất sắt lại miền Thiểm Tây và miền Tứ Xuyên. Hai trăm ngàn gia đình phú thương, tiểu thương bị đày tại xứ Thục và miền An Dương (phía nam Lạc Dương ngày nay), hẳn là để làm ruộng.Nông dân được ưu đãi. Đất không còn là sở hữu của nhà vua nữa, mà của người làm ruộng. Người chủ ruộng có quyển bán ruộng và ai cũng có quyền mua. Chế độ đó gọi là danh điền, tạo nên một giới địa chủ có những cơ sở rất lớn, dần dần thành một giai cấp có quyền hành tương tự như các chư hầu nhỏ thời trước.
Năm hay mười nhà họp nhau thành một liên gia, chịu chung trách nhiệm với nhau. Chế độ này được áp dụng ở Trung Hoa cho tới đầu đời nhà Hán. Tráng đinh nào cũng phải đi lính tới già. Gia đình nào có ba người đàn ông thì phải chia làm hai hộ. Hình luật khắc nghiệt hơn thời trước nhiều.
Kinh tế và văn tự
Ông cũng thống nhất Trung Quốc về kinh tế bằng cách tiêu chuẩn hóa các đơn vị phép đo của Trung Quốc như trọng lượng và đơn vị đo, tiền tệ, chiều dài các trục bánh xe để tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển trên hệ thống đường bộ và để dễ tính thuế và thu thuế. Thuế trả bằng lúa, phải dùng thuyền, xe chở đến các quận và kinh đô. Hoàng đế cũng phát triển một mạng lưới rộng lớn đường giao thông và kênh kết nối các tỉnh để cải thiện thương mại giữa chúng. Các loại tiền tệ của các quốc gia khác nhau cũng tiêu chuẩn hóa.Trước triều đại Tần, mỗi miền có một ngôn ngữ và chữ viết riêng. Một quan chức Tần đi cai trị một nước khác, không hiểu ngôn ngữ nước đó thì khó làm tròn nhiệm vụ. Theo Lý Tư, chữ viết của nhà nước Tần đã được chuẩn hóa thông qua việc loại bỏ các hình thức biến thể trong chữ viết của nước Tần. Chữ viết mới được tiêu chuẩn hóa này sau đó đã được chính thức phổ biến trong tất cả các khu vực được chinh phục, do đó cùng với các chữ viết khu vực để hình thành một ngôn ngữ, một hệ thống truyền thông cho toàn cõi Trung Quốc.
Vụ ám sát của Trương Lương
Năm 230 TCN, nước Tần đánh bại nước Hàn. Một quý tộc Hàn có tên là Trương Lương thề trả thù hoàng đế Tần. Ông bán tất cả tài sản có giá trị của mình và vào năm 218 TCN, ông đã thuê 1 lực sĩ làm sát thủ và làm cho anh ta 1 một cái chuỳ sắt nặng một trăm hai mươi cân (khoảng 160 lb hoặc 97 kg) Cả 2 người ẩn nấp trong 1 bụi cây dọc theo tuyến đường đi chơi của hoàng đế và khi đoàn xa giá đến gần, sát thủ liền ném chùy làm vỡ tan toa xe đi đầu. Tuy nhiên, Thủy Hoàng thực ra là ở trong toa xe thứ hai. Do đó, nỗ lực không thành công, Cả hai người đều trốn thoát được mặc dù bị truy lùng gắt gao.Xây dựng
Bắc: Vạn Lý Trường Thành
Tần trong nhiều năm đã chiến đấu với nhiều bộ tộc du mục ở phía bắc và tây bắc. Các bộ lạc Hung Nô không bị đánh bại và chinh phục, do đó chiến dịch kéo dài và không thành công, và để ngăn chặn Hung Nô xâm lấn biên giới phía bắc, Thủy Hoàng đã ra lệnh xây dựng một bức tường phòng thủ to lớn [26][37]. Bức tường này có hàng trăm ngàn người được huy động để xây dựng và là tiền thân của Vạn Lý Trường Thành hiện tại của Trung Quốc. Nó kết nối với rất nhiều khúc thành được xây dựng trong suốt bốn thế kỷ trước bởi các nước Yên, Triệu, Nguỵ nên là một mạng lưới các bức tường nhỏ liên kết bảo vệ những vách đá khó vượt qua. Một tượng đài vĩ đại của Trung Quốc cho đến ngày nay, Vạn Lý Trường Thành vẫn còn tồn tại, mở cửa cho công chúng.Nam: Kênh Linh Cừ
Miền Nam Trung Quốc có một câu nói nổi tiếng "Ở miền Bắc có Trường Thành, ở miền Nam có kênh Linh Cừ" (北有长城,南有灵渠). Năm 214 TCN, Thủy Hoàng bắt đầu dự án xây dựng một kênh đào lớn để vận chuyển quân nhu cho quân đội Kênh cũng cho phép vận chuyển nước giữa phía bắc và phía nam Trung Quốc. Với chiều dài 34 km, con kênh này nối liền sông Tương chảy vào sông Dương Tử và sông Li Giang rồi lại chảy vào sông Châu Giang. Con kênh kết nối hai tuyến đường thủy chính của Trung Quốc và hỗ trợ sự mở rộng của nhà Tần vào phía tây nam. Công trình được coi là một trong những 3 những kỳ công tuyệt vời của kỹ thuật Trung Quốc cổ đại bên cạnh Vạn Lý Trường Thành và Đô Giang Yển của Tứ Xuyên.Khác
Sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng di chuyển ra khỏi cung điện Hàm Dương (咸阳宫) và bắt đầu xây dựng cung A Phòng (阿房宫) khổng lồ về phía nam của sông Vị, dựa trên tên người thiếp yêu nhất của Tần Thủy Hoàng . Phải dùng 70 vạn tù nhân để cất, chở đá từ các núi phương bắc xuống, chở gỗ từ các rừng phương nam lên.Chưa hết, trong một khoảng mà bán kính dài trên trăm cây số chung quanh kinh đô, còn xây thêm 270 cung điện nữa. Bao nhiêu châu báu, nhạc công và vũ nữ của lục quốc, ông gom cả về đó để làm vui tai mắt cho ông. Tương truyền cuối đời Tần, kinh đô bị chiếm và đốt, ba tháng sau ngọn lửa mới tắt.
Khi chiếm được kinh đô một nước chư hầu nào, Thủy Hoàng sai người vẽ kiểu cung điện của nước đó để về xây dựng lại y hệt tại Hàm Dương, ở bên cung điện của ông, thành một dãy dài cả mấy dặm. Bao nhiêu đồng và vũ khí trong thiên hạ gom cả về để đúc 12 pho tượng, mỗi tượng nặng 24.000 cân bày trong cung.
Tư tưởng
Trong khi Trung Quốc thời Chiến Quốc trước đó là có chiến tranh triền miên, nó cũng được xem như là thời của tư tưởng tự do. Tần Thủy Hoàng loại bỏ hàng hàng trăm tư tưởng bao gồm Nho giáo và các triết lý khác. Sau khi Trung Quốc thống nhất, với tất cả các trường phái khác bị cấm, Pháp gia đã trở thành hệ tư tưởng ủng hộ của triều đại nhà Tần. Pháp gia là một hệ thống mà về cơ bản yêu cầu mọi người tuân theo pháp luật hoặc bị trừng phạt.Bắt đầu từ năm 213 TCN, với nỗ lực vận động của Lý Tư và để tránh việc các học giả so sánh triều đại của ông với quá khứ, Tần Thủy Hoàng ra lệnh cho đốt phần lớn sách, chỉ cho giữ những sách về chiêm tinh học, nông nghiệp, y học, bói toán, và lịch sử của nhà nước Tần. Điều này cũng phục vụ mục đích thúc đẩy hơn nữa việc cải cách liên tục của hệ thống chữ viết bằng cách loại bỏ các chữ viết lỗi thời. Kẻ nào không tuân lệnh mà lén lút giữ thì bị trừng phạt một cách nặng nề. Tất cả những người dùng sử sách để chỉ trích chính quyền đều bị hành hình, cũng như những quan lại thờ ơ với việc này. Những sách dạy về y dược, bói toán, và nông nghiệp không bị đốt cháy. Tất cả mọi người muốn học luật phải học từ các luật sư chính quyền. Những ai dựa vào chế độ xưa để phê phán chế độ hiện thời sẽ bị xử tội chém ngang lưng.
Đốt sách chôn nho (chữ Hán: 焚書坑儒; bính âm: Fénshūkēngrú; Hán-Việt: Phần thư khanh nho) là một chủ trương tại Trung Quốc đời nhà Tần. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc lần đầu tiên, thừa tướng của ông là Lý Tư đã đề nghị Thủy Hoàng đế dập tắt tự do ngôn luận để thống nhất các chính kiến và tư tưởng bằng cách đốt hết tất cả các sách và các nhà nho giáo hoặc thông thái có tư tưởng khác với mình. Lý Tư chỉ trích giới trí thức đang dùng dối trá để tạo ra phản loạn. Tần Thủy Hoàng tin vào triết học của Pháp gia và muốn tiêu diệt những triết học khác như Bách Gia Chư Tử hay Nho giáo. Sách của chính phủ trong lĩnh vực triết lý và thi ca, trừ những sách của Bác sĩ (nhà cố vấn vua) đều bị đốt cháy.
Thêm vào đó, năm 212 TCN, Tần Thủy Hoàng phát hiện ở Hàm Dương có một số nho sinh đã từng bình phẩm về mình liền hạ lệnh bắt đến thẩm vấn. Các nho sinh không chịu nổi tra khảo, lại khai ra thêm một loạt người. Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đem tất cả trên 460 nho sinh đó chôn sống ngoài thành Hàm Dương.
Câu "đốt sách chôn nho" đã trở thành một thành ngữ trong văn học Trung Hoa.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên, vào năm sau ở Hàm Dương có hơn 460 nhà nho bị chôn sống do sở hữu những cuốn sách bị cấm. Con cả của Thủy Hoàng là công tử Phù Tô can ông không nên thi hành lệnh này vì sợ thiên hạ không yên nên Tần Thủy Hoàng nổi giận sai Phù Tô đi lên miền bắc để giám sát tướng Mông Điềm ở Thượng Quận. Thư viện triều đình thì vẫn còn giữ bản sao của những cuốn sách bị cấm nhưng hầu hết trong số này đã bị phá hủy khi Hạng Vũ đốt cháy cung điện Hàm Dương vào năm 206 TCN.
Mở mang cương thổ
Mới hoàn thành sự thống nhất Trung Quốc, chưa kịp củng cố ở trong, Thủy Hoàng đã nghĩ đến việc mở mang bờ cõi ra nước ngoài.Các dân tộc du mục miền bắc gọi chung là Hung Nô vẫn là mối lo từ đời Thương, Chu. họ thường xâm lấn biên giới, có chỗ sống lẫn lộn với người Trung Hoa. Đầu đời Tần họ đã len lỏi vào Hà Nam, Tần Thủy Hoàng vội chặn họ lại, sai Mông Điềm làm chánh tướng cầm quân, cùng với con Vương Bí, cháu Vương Tiễn là Vương Ly làm phó tướng, đưa quân đánh dẹp và trấn thủ biên giới phía bắc.
Trong thời gian hơn một năm, Mông Điềm đã chỉ huy quân Tần đánh lui quân Hung Nô ở phía bắc, giành được thắng lợi. Quân Hung Nô bị đánh đuổi từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 31 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giả, xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa những người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.
Mông Điềm đánh bại Hung Nô, trấn thủ Thượng Quận (nay là phía đông nam huyện Du Lâm – Thiểm Tây), bắt đầu việc cai trị biên giới. Trong quá trình chinh phạt, Mông Điềm trước sau chú trọng khai phá vùng biên ải, lấy các vùng đất mới làm thành "Tân Tần Địa", chia thành 44 huyện, cắt đặt quan lại.
Mông Điềm chiêu tập nam đinh trong nước đi xây dựng các tuyến phòng thủ ở những nơi hiểm yếu dọc theo biên giới. Trong vài năm, ở biên giới phía bắc Hàm Dương đã xây dựng được ba tuyến phòng ngự.
- Tuyến thứ nhất nằm ở Bắc sông Hoàng Hà, giữa núi Âm Sơn và Dương Sơn.
- Tuyến thứ hai là phía tây, quận Cửu Nguyên, nằm dọc theo phía tây dãy Âm Sơn nối với Trường Thành ở nước Triệu.
- Tuyến thứ ba chính là Trường Thành có từ thời Tần được điều chỉnh lại.
Tần Thủy Hoàng còn sai Đồ Thư đem quân, sai Sử Lộc đào ngòi vận lương đi đánh lấy Bách Việt, tức các tỉnh Chiết Giang, Lục Dương(???), Nam Hải(Quảng Đông),Quế Lâm(Quảng Tây) .
Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng sai Triệu Đà đưa những người thường trốn tránh, người ở rể và người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, đóng đồn ở núi Ngũ Lĩnh, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.
Năm 213 TCN, Thủy Hoàng lại đem đày những quan coi ngục không thanh liêm đi xây Trường Thành và đi thú ở đất Nam Việt.
Có thể coi Tần Thủy Hoàng đã lập được một đế quốc lớn vào bậc nhất thế giới thời đó, và người phương Tây, do những thương nhân chở lụa sang bán, đã biết danh nhà Tần, gọi Trung Hoa là nước Tần.
Chỉ trong mười mấy năm Thủy Hoàng thực hiện được bấy nhiêu công trình về nội trị, tổ chức hành chính, thống nhất ngôn ngữ, văn tự v.v..., xây cất, đắp đường, mở mang cương vực, được nhiều sử gia coi là vĩ đại.
Qua đời
Tìm kiếm trường sinh bất lão
Trong những năm cuối đời, Tần Thuỷ Hoàng sợ cái chết và tuyệt vọng tìm kiếm thuốc trường sinh, được cho là sẽ cho phép ông sống mãi mãi. Ông bị ám ảnh với việc có được sự bất tử và bị lừa bởi nhiều người nói có thể cung cấp thuốc trường sinh. Ông cũng viếng thăm đảo Chi Phù ba lần để đạt được sự bất tửTần Thủy Hoàng nghe theo lời Hầu Sinh và Lư Sinh muốn tu tiên, bèn tự xưng là chân nhân nhưng ít lâu sau hai người lại bất bình vì sự hà khắc của Thùy Hoàng nên cùng nhau bỏ trốn. Thủy Hoàng cũng cấp cho Từ Phúc một con tàu chở hàng trăm đồng nam và đồng nữ tìm kiếm núi Bồng Lai thần bí. Họ cũng được gửi đi để tìm An Cơ Sinh, một người bất tử 1.000 năm tuổi mà Tần Thủy Hoàng cho là đã gặp trong một chuyến vi hành và là người đã mời ông đi tìm mình ở Bồng Lai. Những người này không bao giờ trở lại, có lẽ bởi vì họ biết rằng nếu họ quay về mà không có thuốc trường sinh như đã hứa, họ chắc chắn sẽ bị tử hình. Truyền thuyết cho rằng họ đến Nhật Bản và thuộc địa hóa nó. Cũng có thể là việc đốt sách, vốn được xem như là một sự lãng phí về văn học, là một phần trong nỗ lực của Thủy Hoàng để tập trung tâm trí của các học giả giỏi nhất của ông trong việc nghiên cứu giả kim thuật. Một số học giả bị tử hình là những người không thể cung cấp bất kỳ bằng chứng về khả năng siêu nhiên của họ. Điều này có thể là phương tiện cuối cùng để kiểm khả năng của họ: nếu bất kỳ người trong số họ có sức mạnh siêu nhiên, họ chắc chắn sẽ sống lại. Do Thủy Hoàng sợ chết và các "linh hồn xấu xa", ông cho xây dựng một loạt các đường hầm và lối đi thông qua mỗi cung điện của mình, bởi vì chúng sẽ giữ cho ông an toàn từ các linh hồn xấu xa vì ông di chuyển mà không bị nhìn thấy.
Cái chết
Năm 211 TCN, một thiên thạch được cho là rơi xuống Đông Quận (东郡) ở chỗ thấp của sông Hoàng Hà. Trên thiên thạch có người ghi dòng chữ "Thủy Hoàng chết thì đất bị chia." Khi Thủy Hoàng biết được, ông đã phái người đi điều tra. Không ai nhận là người đã viết dòng chữ nên tất cả những người sống gần đó đều bị giết. Tảng thiên thạch sau đó bị đốt cháy và nghiền thành bột.Sau đó, Thủy Hoàng đi kinh lý phía đông, Tả Thừa tướng Lý Tư đi theo, Hữu Thừa tướng Khứ Tật ở nhà. Hồ Hợi, con nhỏ của Thủy Hoàng, được nhà vua yêu mến xin đi theo, vua bằng lòng.
Sau khi tế vua Hạ Vũ ở Cối Kê, Tần Thuỷ Hoàng trở về kinh. Trên đường trở về phía tây đến bến Bình Nguyên thì bị bệnh.
Thủy Hoàng ghét người ta nói đến việc chết, cho nên quần thần không ai dám nói với nhà vua về việc chuẩn bị cho việc ông qua đời. Khi bệnh càng nặng, nhà vua viết thư đóng dấu của vua gửi đến công tử Phù Tô nói: "Con về Hàm Dương với đám tang, và chôn cất ta ở đấy." Bức thư đã niêm phong ở trong phủ trung xa thuộc quyền Triệu Cao. Bức thư có dấu của nhà vua làm tin chưa giao cho sứ giả, thì Thủy Hoàng qua đời ở Bình Đài (平台), thuộc đất Sa Khâu (沙丘), là nơi cách khoảng hai tháng đi bằng đường bộ cách kinh thành Hàm Dương vào vào ngày 10 tháng 9 năm 210 TCN theo lịch Julius. Sử liệu phương Tây cho rằng ông chết do uống phải thuốc thủy ngân do các ngự y chế ra mà những viên thuốc này vốn được làm nhằm mục đích giúp cho Tần Thủy Hoàng bất tử.
Thừa tướng Lý Tư thấy nhà vua mất ở xa kinh đô nên đã trở thành vô cùng lo lắng rằng tin tức về cái chết của Thủy Hoàng có thể kích hoạt một cuộc nổi dậy lớn trong toàn đế chế, bèn giấu kín điều đó, không báo tang, chở quan tài trong một cỗ xe mát, cho một hoạn quan được vua yêu ngồi trong xe, đến đâu thì dâng thức ăn, trăm quan vẫn tâu việc như thường. Viên hoạn quan ở trong xe nghe lời tâu, liền bảo: "Được!". Chỉ có Hồ Hợi, Triệu Cao và một vài hoạn quan thân tín của nhà vua, tất cả có năm sáu người biết là nhà vua đã chết.
Xe đi từ Tỉnh Hình đến Cửu Nguyên. Gặp lúc trời nắng, chiếc xe mát phát ra mùi thối, đòng tùy tùng sai các quan đi theo chở trên xe một thạch cá muối để đánh lẫn mùi thối. Đi theo đường thẳng đến Hàm Dương mới báo tang.
Tổng cộng, ông ở ngôi được 35 năm, trong đó 24 năm là làm vua nước Tần từ năm 246 TCN đến năm 222 TCN, và 11 năm làm hoàng đế của đế chế Tần từ năm 221 TCN đến năm 210 TCN.
Âm mưu của người kế vị
Cuối cùng, sau khoảng hai tháng, Lí Tư và xa giá trở lại Hàm Dương, nơi mà các tin tức về cái chết của Tần Thủy Hoàng mới được công bố. Sau khi ông chết, Phù Tô theo lệ sẽ là hoàng đế nối ngôi.Lý Tư và Triệu Cao âm mưu giết Phù Tô vì vị tướng được yêu thích bởi Phù Tô là Mông Điềm, người mà họ không ưa và sợ; anh trai của Mông Điềm là 1 bộ trưởng cấp cao, người đã có lần trừng phạt Triệu Cao. Họ đã sợ rằng nếu Phù Tô được lên ngôi, họ sẽ bị mất quyền lực, vì vậy nên Triệu Cao bèn cùng Lý Tư âm mưu phá hủy bức thư của Thủy Hoàng gửi cho công tử Phù Tô (con cả của Thủy Hoàng), đặt ra chuyện thừa tướng Lý Tư đã nhận được tờ chiếu của Thủy Hoàng ở Sa Khâu trước khi chết bảo lập Hồ Hợi làm thái tử; sau đó lại làm một bức thư khác gửi cho công tử Phù Tô và tướng Mông Điềm kể tội hai người, ra lệnh cho hai người phải chết. Kế hoạch này đã thành công, và em của Phù Tô là Hồ Hợi bèn lên nối ngôi, tức là Nhị Thế hoàng đế
Tần Nhị Thế tuy nhiên lại không có khả năng như người cha của mình. Các cuộc khởi nghĩa nhanh chóng nổ ra. Triều đại của ông là một thời điểm bất ổn về dân sự và tất cả mọi thứ được xây dựng bởi Tần Thủy Hoàng sụp đổ chỉ trong một thời gian ngắn. Một trong những nỗ lực nổi dậy ngay lập tức là việc Trần Thắng và Ngô Quảng khởi nghĩa ở làng Đại Trạch.
Lăng mộ và di tích
Một trong những dự án đầu tiên mà Tần Thủy Hoàng thực hiện trong khi còn sống là xây dựng lăng mộ cho mình. Năm 215 TCN, ông ra lệnh cho tướng Mông Điềm dùng 300.000 người để bắt đầu việc xây dựng. Các nguồn khác lại cho rằng ông ra lệnh cho 720.000 lao động để xây dựng ngôi mộ. Một lần nữa, với quan sát của John Man của về dân số của thời gian (xem đoạn trên), các ước tính lịch sử có vẻ còn gây tranh cãi. Ngôi mộ chính (nằm ở vị trí 334°22′52,75″B 109°15′13,06″Đ) có chứa xác Thủy Hoàng vẫn chưa được mở ra và có bằng chứng cho thấy rằng nó vẫn còn tương đối nguyên vẹn.Tư Mã Thiên mô tả ngôi mộ rất nhiều châu báu, có một bản đồ của một trăm con sông, trên đó sông Hoàng Hà, sông Dương Tử và biển Đông đều bằng thủy ngân. Hầm mộ ngày đêm đều thắp đèn đốt bằng dầu cá, một loại cá đặc biệt giống hình người. Quan tài hạ rồi, người ta nấu đồng để gắn phần mộ và đặt một cái máy để hễ có kẻ nào lén vào đào mả thì sẽ bị những mũi tên từ mọi chỗ phát ra tự động bắn vào. Ngôi mộ được xây dựng trên núi Li Sơn, cách Tây An 30 km. Các nhà khảo cổ học hiện đại đã xác định ngôi mộ, và đã đưa người máy vào thăm dò sâu bên trong. Các thăm dò cho thấy số lượng thủy ngân cao bất thường, tỷ lệ cao khoảng 100 so với tự nhiên, cho thấy rằng một số phần của truyền thuyết là đáng tin cậy. Bí mật của ngôi mộ được duy trì vì hầu hết các công nhân xây dựng ngôi mộ đều bị giết.
Nhà sử học Trung Quốc Tư Mã Thiên, viết một thế kỷ sau cái chết của hoàng đế đầu tiên, đã viết rằng cần đến hơn 700,000 người để xây dựng lăng mộ. Nhà sử học người Anh John Man chỉ ra rằng con số này lớn hơn bất kỳ thành phố nào trên thế giới tại thời điểm đó và tính toán nền móng đã được xây dựng bởi 16.000 người trong hai năm. Trong khi Tư Mã Thiên không bao giờ đề cập đến đội quân đất nung, những bức tượng này đã được phát hiện bởi một nhóm các nông dân đào giếng vào ngày 29 tháng 3 năm 1974. Các binh sĩ này được tạo ra với một loạt các hỗn hợp khuôn đất sét và sau đó tiếp tục được cá nhân hóa bằng tay bởi các nghệ sĩ. Có khoảng 6.000 Chiến binh đất nung và mục đích của họ là để bảo vệ Hoàng đế trong thế giới bên kia khỏi các linh hồn xấu xa. Cũng trong đội quân này là xe ngựa và 40.000 vũ khí thực sự bằng đồng.
Gia đình
Sau đây là một số thành viên gia đình của Tần Thủy Hoàng:- Cha mẹ
- Anh em
- Hai em cùng mẹ khác cha, do Triệu thái hậu tư thông với Lao Ái
- Doanh Tử Anh, sau là Tần Tam Thế
- Con cái
- Doanh Phù Tô (tự sát)
- Doanh Hồ Hợi, sau là Tần Nhị Thế (con thứ 18)
- Doanh Cao (bị Tần Nhị Thế giết)
- Doanh Tương Lư (bị Tần Nhị Thế giết)
- 10 con gái (bị Tần Nhị Thế giết)
Nhận định
Trong truyền thống chép sử của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng luôn được miêu tả như một vị vua tàn bạo, người bị ám ảnh bởi các vụ ám sát. Sau này, ông các nhà sử học Khổng giáo lên án việc ông cho đốt sách và chôn sống Nho sĩ. Họ cuối cùng đã biên soạn danh sách Mười tội ác của Tần để làm nổi bật hành động bạo ngược của Thủy Hoàng.Nhà thơ và chính khách nổi tiếng đời nhà Hán là Giả Nghị kết luận bài viết Kiều Tần Di (过秦论) của mình với những gì đã trở thành bản án Nho giáo tiêu chuẩn trong những lý do cho sự sụp đổ của nhà Tần. Bài tiểu luận của Giả Nghị, được ngưỡng mộ như kiệt tác của thuật hùng biện và lý luận, đã được chép trong 2 tác phẩm lịch sử đời Hán và đã có ảnh hưởng sâu rộng về tư tưởng chính trị Trung Quốc như một minh hoạ cổ điển của lý thuyết Nho giáo. Ông cho sự tan rã của Tần là do sự thất bại trong việc biểu thị nhân tính và sự công bình và không nhận ra sự khác biệt giữa sức mạnh tấn công và sức mạnh để củng cố
Tuy nhiên, các sử gia phương Tây nhìn nhận ông là một trong những nhân vật ngoại hạng trong mọi thời đại. Ông chỉ cầm quyền chưa đầy mười lăm năm mà làm cho nước Trung Hoa thay đổi hẳn, thống nhất về mọi mặt, mở mang thêm bờ cõi, thành một đế quốc lớn thời thượng cổ. Đó là một thành tựu được kể là vượt bậc. Ngày nay cái tên "China" hay "Sino" mà người phương Tây dùng để gọi Trung Quốc đều xuất phát từ phiên âm chữ "Tần" (Sin) mà ra. Nhiều nhà sử học nhắc tới Tần Thủy Hoàng song song với Napoleon.
Trong thời hiện đại hơn, đánh giá lịch sử về Hoàng đế đầu tiên khác với sử học truyền thống Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện. Các đánh giá lại này được thúc đẩy bởi điểm yếu của Trung Quốc trong nửa cuối của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cùng việc truyền thống Nho giáo tại thời điểm đó bắt đầu được nhìn thấy bởi một số người như là trở ngại cho sự hòa nhập của Trung Quốc vào thế giới hiện đại, mở đường cho việc thay đổi quan điểm.
Trong thời gian lãnh thổ Trung Quốc xâm phạm bởi các quốc gia nước ngoài, Quốc Dân Đảng nhấn mạnh vai trò của Tần Thủy Hoàng trong việc đẩy lui các rợ phía Bắc, đặc biệt là trong việc xây dựng Vạn lý trường thành.
Một nhà sử học tên là Mã Phi Bách (马非百) đã cho xuất bản một tiểu sử xét lại về Hoàng đế đầu tiên mang tên Tần Thủy Hoàng Đế Truyền (秦始皇帝传) vào năm 1941, gọi ông là "một trong những anh hùng vĩ đại của lịch sử Trung Quốc". Ông so sánh Thủy Hoàng với các nhà lãnh đạo đương đại Tưởng Giới Thạch và nhìn thấy nhiều điểm tương đồng trong sự nghiệp, chính sách của họ, vốn là hai người mà ông ngưỡng mộ. Cuộc chiến tranh Bắc phạt cuối những năm 1920 trực tiếp dưới sự chỉ đạo chính phủ Quốc Dân Đảng tại Nam Kinh được so sánh với sự thống nhất mang lại bởi Tần Thủy Hoàng.
Với sự ra đời của Cách mạng Cộng sản vào năm 1949, giải thích mới lại nổi lên. Việc thành lập của chế độ cách mạng mới đã dẫn đến việc định nghĩa lại đánh giá về Tần Hoàng, lần này là cho phù hợp với cách nghĩ của chủ nghĩa Mao. Giải thích mới về Tần Hoàng nói chung là một sự kết hợp của quan điểm truyền thống và hiện đại, nhưng về cơ bản là quan trọng. Điều này được minh họa trong Sử ký toàn thư của Trung Quốc, được biên soạn vào tháng 9 năm 1955 như là một cuộc khảo sát chính thức của lịch sử Trung Quốc. Công trình này mô tả những bước tiến lớn của Tần Thủy Hoàng theo hướng thống nhất và tiêu chuẩn tương ứng với lợi ích của nhóm cầm quyền và tầng lớp thương gia, không phải là quốc gia của nhân dân, và sự sụp đổ của triều đại của ông sau đó là một biểu hiện của đấu tranh giai cấp. Các cuộc tranh luận lâu năm về sự sụp đổ của nhà Tần cũng giải thích về chủ nghĩa Mác là các cuộc khởi nghĩa của nông dân là một cuộc nổi dậy chống lại sự đàn áp - một cuộc nổi dậy làm suy yếu các triều đại, nhưng luôn thất bại vì sự thỏa hiệp với "yếu tố tầng lớp chủ đất".
Từ năm 1972, tuy nhiên, điểm khác biệt căn bản chính thức của Tần Thủy Hoàng đã được nổi bật trên khắp Trung Quốc. Việc đánh giá lại được khởi xướng bởi tiểu sử Tần Thủy Hoàng của Hồng Sĩ Đệ. Nghiên cứu được xuất bản bởi báo chí nhà nước này được phổ biến đại chúng và đã bán được 1,85 triệu bản trong vòng hai năm. Trong thời đại mới, Tần Thủy Hoàng được xem như là một nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng, phá hủy các lực lượng của các bộ phận và thành lập thống nhất nhà nước đầu tiên tập trung, thống nhất trong lịch sử Trung Quốc bằng cách từ bỏ quá khứ. Các thuộc tính cá nhân, chẳng hạn như cuộc tìm kiếm của ông cho sự bất tử, được nhấn mạnh trong sử học truyền thống, hầu như đã đề cập. Các đánh giá mới mô tả trong thời gian trị vì của mình (một kỷ nguyên thay đổi chính trị và xã hội), ông không chống lại việc sử dụng phương pháp bạo lực để nghiền nát sự chống cách mạng. Tuy nhiên, ông bị chỉ trích là không còn kỹ lưỡng như ông đã từng làm và kết quả là, sau khi ông chết, sự phá hoại ẩn dưới sự lãnh đạo của thái giám Triệu Cao đã có thể thu được quyền để khôi phục lại trật tự phong kiến cũ.
Để vòng này đánh giá lại, một giải thích mới cho sự sụp đổ của triều đại nhà Tần nhanh chóng được đưa ra trong một bài báo mang tên "Cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ giữa Tần và Hán" trong số ra năm 1974 của Cờ Đỏ để thay thế lời giải thích cũ. Các giả thuyết mới tuyên bố rằng nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của nhà Tần là nằm trong sự thiếu triệt để của chế độ độc tài của Tần Thủy Hoàng, thậm chí đến mức độ cho phép chúng đi sâu vào các cơ quan quyền lực chính trị và chiếm lấy các vị trí quan trọng.
Mao Trạch Đông, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bị nguyền rủa do sự đàn áp trí thức của mình. Khi được so sánh với Tần Thủy Hoàng, Mao trả lời: "Ông ấy chôn sống 460 học giả; chúng tôi chôn cất 46.000 học giả còn sống... Bạn [trí thức] nguyền rủa chúng tôi là Tần Thủy Hoàng. Bạn đã sai. Chúng tôi đã hơn Tần Thủy Hoàng gấp trăm lần".
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 22:18, ngày 3 tháng 7 năm 2014.
Nhận xét
Đăng nhận xét