TẦN THỦY HOÀNG - MAO TRẠCH ĐÔNG 9

Mao-Tập bình Đông

-"Trung Quốc đang đập tan thế cân bằng sức mạnh địa chiến lược trong khu vực. Điều này sẽ làm tổn thương mọi quốc gia, và chỉ có thể ngăn ngừa bằng việc duy trì hiện trạng.
Cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ cho các nước láng giềng với Trung Quốc xây dựng khả năng phòng thủ.
Liên quan đến chuyện tranh chấp lãnh thổ, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã so sánh Trung Quốc với nước Đức Quốc xã – điều này thật đáng chú ý. Ông Aquino kêu gọi các lãnh đạo thế giới không được làm ngơ trước Trung Quốc với các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông giống như người ta đã thỏa hiệp với Hitler trước Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Cộng đồng quốc tế cần tính đến bài học lịch sử này và loại bỏ chính sách thỏa hiệp".

-Thứ nhất, tham vọng đế quốc đã ngấm vào máu các thế lực nối nhau cầm quyền của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bắt đầu từ đồ tể Mông Trạch Đao cho đến nay là lưu manh Tình Cận Bập. Thứ hai, định hướng kinh tế mù quáng (chủ yếu do ngu và tham vọng đế quốc tác động làm cho ngu thêm) cộng với tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho nền kinh tế Trung Quốc lâm vào trạng thái cương cứng, nóng rực đến độ nếu không chấp nhận sự vỡ lở cục bộ (chủ động chịu suy thoái, nghĩa là làm thế nước yếu đi), thì dễ dàng phát nổ về chính trị (nghĩa là mất hẳn thế lực một cường quốc). Thứ ba, để bảo toàn bao công của đã "vun đắp" nhằm chờ thời thực thi tham vọng đế quốc cũng như tránh "đòn nốc ao" kinh tế tự mình gây ra cho mình và đang đến rất gần ấy, nếu đã không chịu lùi ("lùi" có kế hoạch đồng thời với định hướng lại đường lối kinh tế chính là phương án tối ưu!!!), thì chỉ còn cách khẩn trương "tìm thêm" nguồn tài nguyên thiên nhiên ở ngoài nước để khai thác, cung ứng kịp thời cho nền kinh tế đã có dấu hiệu tê liệt (cung không đủ cầu!). Thứ tư, Biển Đông là nơi "trống vắng" nhất mà lại hàm chứa dồi dào tài nguyên thiên nhiên nhất, cho nên cũng (có vẻ) dễ chiếm hữu nhất và đạt lợi ích cao nhất, muốn thế thì trước hết phải gấp rút tăng cường lực lượng vũ trang với ưu tiên là lực lượng vũ trang biển thành "một tên cướp biển" khổng lồ và tỏ ra hung hãn. Thứ năm, một mặt do nội tình đất nước (sự"mất bình ổn" đã có dấu hiệu gay gắt trong hoạt động kinh tế-chính trị đối nội, sự "bấp bênh" đến độ nguy hiểm về an ninh lương thực kèm theo sự tăng dân số không kìm chế được) , cũng như việc "nuôi báo cô" kéo dài một đội quân thường trực hùng hậu quá đáng, được lập ra chỉ để chuẩn bị đánh nhau với thế giới nhằm "thu hoạch" chiến lợi phẩm về mà vẫn nằm ì ra đó..."ăn tàn, phá hại", đã không cho phép "trường kỳ mai phục" lâu hơn nữa, mặt khác là do phải tranh thủ chớp thời cơ lúc các nước láng giềng còn "ú ớ" chưa kịp nhận ra bản chất thực của hành động gây hấn, chưa kịp "siết chặt đội ngũ liên minh", cho nên phải lập tức triển khai "công cuộc chiếm hữu", và hoàn thành càng nhanh càng tốt.
-Đó là năm nguyên nhân cơ bản "thúc ép" bọn cầm quyền Trung Quốc hiện nay, có phần tương tự như đối với Đức Quốc Xã, ngông cuồng nhảy lên lưng cọp phùng mang trợn má gào thét chiến tranh. Tuy nhiên, thời thế đã đổi thay! Dù nhà nước Trung Quốc đang trên bước đường phát xít hóa thì xét về thế và lực trong hoàn cảnh cụ thể, may ra chỉ bằng ngón tay của nước Đức phát xít xưa kia. Bọn Tình Cận Bập không phải vì yêu chuộng hòa bình mà không muốn gây chiến tranh xâm lược, trái lại chúng rất muốn chiến tranh, nhưng vì rất biết thực lực "khiêm tốn" và sự căng thẳng tiềm tàng trong nội bộ chúng nên chúng cũng thực sự ngán ngại nổ ra chiến tranh, nhất là chiến tranh kéo dài vào lúc này. Vậy thì có thể xảy ra chiến tranh trên Biển Đông giữa Trung Quốc với (ít ra là) một nước láng giềng nào đó không? Có thể có nhưng xác suất rất thấp, và nếu có thì rất nhiều khả năng bọn cầm quyền Trung Quốc sẽ là kẻ đầu tiên nhanh chóng phải thoái bộ.
-Dù sao thì bè lũ cầm quyền Trung Quốc cũng đã chọn cách ngồi lên lưng cọp để hòng giải quyết tình thế bức bách đang đe dọa đất nước chúng và đống thời thỏa mãn luôn khát vọng đế quốc đang "dằn vặt" chúng. Cho nên chúng vẫn quyết tâm triển khai thực hiện "công cuộc" chiếm hữu Biển Đông, nhưng chủ yếu bằng thủ đoạn lấy khoa trương lực lượng quân sự áp đảo nhằm hù dọa kiểu "lấy mạnh đè yếu, lấy nhiều hiếp ít" là chính (trường hợp tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đã phơi bày!), tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hành động "âm thầm" lăn xả, "lấy thịt đè người", "đầu trộm đuôi cướp", lấn dần từng bước, chiếm dần từng vị trí rồi "tranh thủ" xây dựng thành tiền đồn, thành bàn đạp đầu cầu và cứ thế mà "tuần tự nhi tiến" cho đến không thắng lợi hoàn toàn thì cũng thành công cơ bản, theo phương châm "cù nhầy cù nhựa", "nhất lỳ nhì lý", "cố đấm ăn xôi", "để lâu cứt trâu hóa bùn". Đó cũng chính là lời giải thích cho "nói và làm" bất nhất đến kỳ quặc, cho sự "mặt trơ trán bóng" đến đê tiện, thô bỉ của đảng cộng sản Trung Quốc (đã thấm sắc màu "quốc xã") và nhà nước cộng hòa nhân dân  Trung Hoa (đã thấm sắc màu "phát xít") hiện nay.
-Vì mê cuồng, quẫn bách dẫn đến quá nóng vội và xem thường sự phản kháng của Việt Nam mà bọn cầm quyền Trung Quốc đã gấp gáp đưa giàn khoan HD981 vào sâu trong lãnh hải Việt Nam đồng thời "lầm lũi" trộm đắp tiền đồn ở Gạc Ma. Hành động đó làm cho âm mưu thâm độc và nham hiểm của bè lũ Tình Cận Bập bại lộ quá sớm trước cộng đồng quốc tế, và đó cũng chính là sai lầm cơ bản và nghiêm trọng nhất đối với "công cuộc" xâm chiếm Biển Đông mà chúng đã và đang "dốc lòng, tăng tốc" triển khai. 
-Sự thức tỉnh, kiên quyết đương đầu và đoàn kết kịp thời của các nước có lãnh hải bị đe dọa xâm chiếm ở Biển Đông và Hoa Đông nhất định sẽ đưa "công cuộc bố láo" của dòng họ "cộng sản dỏm - phát xít thật" Mập-Tao đến thất bại thảm hại!
-Thật khó lòng bằng "kêu gọi, lên án suông" mà dừng được "công cuộc bố láo", mà làm cho nhà nước Trung Quốc "hối lỗi", tình nguyện trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam. Do đó (và do cả vị trí địa lý), như một định mệnh, Việt Nam sớm muộn gì cũng lại "đành miễn cưỡng" trở thành ngọn cờ đầu trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng và lâu dài chống Trung Quốc xâm lược, mà trước mắt là chống Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải của mình trên Biển Đông. 
-Một trong những di sản quí báu nhất mà ông cha để lại cho chúng ta trong sự nghiệp chống ngoại xâm là "Tự lực tự cường, toàn dân toàn diện, lấy đoản binh thắng trường trận". Cần phải thấm nhuần lời dặn dò đó một cách sâu sắc và thực sự biện chứng. Vì nếu không khéo, sẽ thành ra tự cô lập mình, tự ôm đồm mình, tự khắc chế mình. 
-Hoàn cảnh và điều kiện địa lý-dân cư của đất nước ta đã làm cho "Lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn" trở thành phương thức cơ bản có tính truyền thống nhằm giành thắng lợi trong đấu tranh chống xâm lăng của dân tộc ta, và cũng đã trở thành một luận điểm hàm chứa trí tuệ bậc thầy của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Kẻ cầm quân nào hiểu câu đó một cách máy móc, theo nghĩa đen, kẻ đó sẽ chuốc thất bại. Bởi chân lý tuyệt đối của tự nhiên là đối với mọi cuộc đối đầu trực tiếp, trong tình huống cụ thể về không gian và thời gian, sự mạnh hơn bao giờ cũng thắng sự yếu hơn, không có ngoại lệ! 
-Vì hai lẽ như thế nên trong thời đại mới với điều kiện và hoàn cảnh mới (thông tin toàn cầu, kinh tế toàn cầu, qui mô tận diệt, tầm triệt phá và khả năng cơ động của vũ khí, khí tài quân sự đã đạt đến mức độ kinh hoàng), cần hiểu "Tự lực tự cường, toàn dân toàn diện, lấy đoản binh thắng trường trận" phải bao hàm cả việc tích cực hợp tác, liên minh, liên kết đến hết khả năng có thể với các nước láng giềng cùng  chung mục đích chống sự xâm lấn của Trung Quốc đang trên đà công khai hóa, phát xít hóa!
-Kể cũng "hơi bị" ác (!) nhưng thực lòng chỉ mong Trung Quốc đại loạn như chẳng hạn thời "nước Tần-đời Nhị Thế" hay thời "Thái bình thiên quốc" để Việt Nam "đùng một phát" giành lại Hoàng Sa, qui giang sơn về một mối (tương tự như Trung Quốc đã "chơi" Việt Nam năm 1974). Nếu lũ cầm quyền Trung Quốc không thức thời thay đổi đường lối kinh tế-chính trị hiện nay, thì viễn cảnh giả tưởng ấy sẽ thành hiện thực. Tao đéo có nói đùa viển vông đâu, Bập à!

--------------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bật Mí Cuộc Đối Đáp Giữa TBT Nguyễn Phú Trọng Và Hồ Cẩm Đào
Nguyễn Cường / Infonet
10-Jul-2014
TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Các đồng chí nói sai rồi, cái đường đó (đường 9 đoạn) đâu phải là đường lịch sử để lại. Đường đó là của Tưởng Giới Thạch".
Trong buổi nói chuyện ngày 9/7 tại kỳ họp thứ 14, HĐND TP.HCM, trung tướng Phạm Văn Dỹ - Chính ủy quân khu 7 đã đề cập đến cuộc nói chuyện giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Hồ Cẩm Đào vào năm 2011. Qua đó có thể thấy lãnh đạo Đảng ta đã có thái độ chính trực, mềm dẻo nhưng rất cương quyết khi đề cập đến vấn đề chủ quyền quốc gia.
Theo trung tướng Phạm Văn Dỹ, cuộc gặp diễn ra vào tháng 10/2011. Trong một buổi nói chuyện Tổng bí thư Trung Quốc khi đó là Hồ Cẩm Đào đã nói rất rõ với đại ý: “Tôi là người Trung Quốc tôi không nói Nam Sa – Tây Sa là của tôi thì tôi không phải là người Trung Quốc. Cũng như các đồng chí là người Việt Nam mà không nói Hoàng Sa – Trường Sa là của các đồng chí thì các đồng chí không phải là người Việt Nam”.
Bình luận về lập luận này Trung tướng Dỹ cho rằng đó là thứ lý lẽ ngụy biện bởi “một cái gì đó hoặc là của anh, hoặc là của tôi, làm gì có chuyện ai cũng nói là của tôi được”.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp năm 2011 với Tổng bí thư Trung Quốc
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp năm 2011 với Tổng bí thư Trung Quốc.
Cũng trong cuộc gặp này ông Hồ Cẩm Đào còn nói rằng đại ý: “Tôi không thể bỏ đường 9 đoạn được vì đường chín đoạn là cái lịch sử để lại, nếu chúng tôi bỏ nó thì người dân Trung Quốc không theo chúng tôi”.
Đáp lại câu này Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói:
“Các đồng chí nói sai rồi, cái đường đó đâu phải là đường lịch sử để lại. Đường đó là của Tưởng Giới Thạch. Chúng tôi và các đồng chí đều không công nhận Tưởng Giới Thạch vì thế làm sao có thể công nhận sản phẩm của họ!
Nếu các đồng chí nói lịch sử thì lẽ ra phải nói đến “Nhị thập tứ sử” hay “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”. (*)
Đến đây, Hồ Cẩm Đào chỉ còn biết im lặng…
______________________
(*) Nhị thập tứ sử: Là bộ chính sử được các triều đại Trung Quốc thừa nhận. Bộ sử ký này ghi chép từ Thượng cổ đến thời nhà Thanh. Trong đó các mục Địa lý đều không đề cập đến các hòn đảo ở xa hơn đảo Hải Nam.
(SH - xem bài Tây Sa và Nam Sa trong sử liệu Trung Quốc (Phạm Hoàng Quân)
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ:Tập bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ được thực hiện dưới thời nhà Thanh, xuất bản năm 1904 trong đó ghi rõ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.
Nguyễn Cường / Infonet
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”
Bản đồ của Trung Quốc xuất bản năm 1904 không có 2 quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa
___________________
(*) Tiêu đề đã được Zing.vn đặt lại
Nguồn http://news.zing.vn/Bat-mi-cuoc-doi-dap-giua-TBT-Nguyen-Phu-Trong-va-Ho-Cam-Dao-post435186.html lúc 21:00 ngày 09/07/2014

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ.
Ngày 28/6 Trung Quốc công bố một bản đồ dọc mới cho thấy những khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền bao gồm cả toàn bộ bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và các bộ phận của bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ, đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông, Đài Loan và quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Sự kiện này phản ánh động cơ sâu xa của rồng Trung Hoa muốn phá vỡ tan tành thế cân bằng địa chiến lược ở vành bên ngoài của nước này cũng như mưu đồ bành trướng và thiết lập sự bá quyền ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Âm mưu trong tấm bản đồ dọc
Tấm bản đồ dọc khác biệt đáng kể với các bản đồ trước đó. Trước đây các phiên bản bản đồ cho thấy những khu vực nói trên nằm riêng trong một ô thuộc về Trung Quốc. Lần này các vùng này được chỉ rõ là các khu vực của Trung Quốc.
 
Tấm bản đồ phi pháp ngang ngược của Trung Quốc, bao trọn Biển Đông, nhiều phần của Đông Nam Á và Ấn Độ (ảnh: China Daily)
Hai nhân tố quan trọng cần phải tính đến khi xem xét lý do Trung Quốc cho ra tấm bản đồ này.
Thứ nhất, đó là phản ứng đối với tấm bản đồ về Trung Quốc mà Thủ tướng Đức Angela Merkel trao cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 3/2014 khi ông Tập tới thăm Đức. Khi ấy bà Merkel trao cho ông Tập một tấm bản đồ Trung Hoa năm 1735 do nhà bản đồ học Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville vẽ và được một nhà xuất bản Đức ấn hành. Tấm bản đồ thể hiện phần lõi của Trung Quốc với dân số chủ yếu là người dân tộc Hán, mà không hề có Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông hay Mãn Châu. Các đảo Đài Loan và Hải Nam (cái thứ 2 thì rõ là một phần của Trung Hoa hiện đại, còn đảo thứ nhất thì gây tranh cãi nhiều) được thể hiện bằng một đường biên có màu khác.
Thứ hai, Trung Quốc đang tìm kiếm một cơ hội chứng tỏ cho thế giới một điều rằng Trung Quốc thời nay bao gồm tất cả các vùng mà nó tuyên bố chủ quyền. Và chuyến thăm của Phó Tổng thống Ấn Độ mang lại cơ hội đó.
Ba khái niệm chiến tranh
Tuy nhiên bối cảnh của tấm bản đồ dọc này rộng lớn hơn rất nhiều. Trong vài năm qua, Trung Quốc đã cố gắng xác lập các yêu sách chủ quyền tại các vùng xung quanh nước này. Chủ nghĩa dân tộc hung hăng và tư tưởng thu hồi lãnh thổ của Trung Quốc là một nét nổi bật trong chính sách đối ngoại và sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc. Quan điểm cho rằng Trung Quốc phải rửa nhục trong các thế kỷ trước đang chiếm vị trí trung tâm trong quá trình xây dựng chính sách đối ngoại và an ninh của Trung Quốc. Đáp lại điều này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố nước ông phải nhớ mình từng là “nạn nhân của ngoại xâm” và hối thúc người Trung Quốc tăng cường phòng thủ biên giới cả trên bộ lẫn trên biển.
Tấm bản đồ dọc được vẽ ra để xác lập chủ quyền của Trung Quốc đối với các khu vực nằm ở vành ngoài của nước này. Trung Quốc đang dịch chuyển theo hướng phù hợp với “ba khái niệm chiến tranh” của họ, đó là chiến tranh tuyên truyền, chiến tranh truyền thông, và chiến tranh pháp lý.
Kể từ năm 2012 Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động truyền thông theo hướng này và nếu cần thiết sẵn sàng ngụy tạo bằng chứng.
Trong các tháng 1 và 2/2012, Trung Quốc đã lập ra một tiểu ban điều hành với nhiệm vụ hướng dẫn, phối hợp và giám sát, giáo dục và nâng cao nhận thức về bản đồ quốc gia và kiểm soát hoàn toàn thị trường bản đồ quốc gia bằng việc phối hợp 13 Bộ ngành bao gồm Cơ quan Quốc gia về Thông tin Địa lý và Sản xuất Bản đồ, Ủy ban Tuyên truyền và Chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an, v.v.. Mục đích chính của ủy ban này là chỉ đạo và hướng dẫn nhiệm vụ tái in và tái xuất bản các bản đồ quốc gia và tổ chức công tác tuyên truyền.
Binh sĩ Trung Quốc lăm lăm súng (ảnh: breitbart)
 Vào cuối năm 2012, Trung Quốc bắt đầu ấn hành các tấm bản đồ sinh trắc trên các tấm hộ chiếu cho thấy bang Arunachal Pradesh và các khu vực của bang Jammu & Kashmir cũng như đường 9 đoạn, khẳng định vùng Biển Đông là của Trung Quốc. Tất nhiên động thái này đã gặp phải sự chỉ trích dữ dội từ các nước láng giềng Trung Quốc.  

 Song song với việc sử dụng bản đồ, người Trung Hoa bắt đầu xác lập cái ý tưởng vùng tranh chấp ở Biển Đông. Vào tháng 4/2012, Trung Quốc đã phê chuẩn một dự án phát triển du lịch và đánh bắt cá ở Biển Đông. Hải Nam - tỉnh cực nam Trung Quốc - tuyên bố nước này đã gửi một du thuyền chở hàng ngàn du khách tới Biển Đông dưới sự hộ tống của các loại tàu bè nhằm xác lập chủ quyền của Trung Quốc ở đây.
Bên cạnh đó, ở các vùng giáp ranh với Ấn Độ cánh truyền thông của Trung Quốc được khuyến khích tới thăm và quân nhân Trung Quốc đã thông báo cho họ về các vùng thuộc về họ nhưng hiện tại đang do Ấn Độ kiểm soát. Tờ Thời báo Hoàn cầu của nhà nước Trung Quốc đã đăng tải các bài viết với nội dung như vậy.
Để xác lập tính pháp lý, Trung Quốc giao cho các học giả nước này tìm kiếm các bằng chứng lịch sử chứng minh rằng các vùng thuộc vành đai ngoài của Trung Quốc là thuộc Trung Quốc. Trung Quốc có thái độ hai mặt đối với các thỏa ước do các nước thực dân đưa ra. Mặc dù bác bỏ hiệp định 1914 về biên giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng, Trung Quốc lại khẳng định rằng do Hiệp định Paris năm 1896 không trao bãi cạn Scarborough cho Philippines, nên… bãi cạn này không thuộc về Philippines.
Xâm lấn trên thực địa, sẵn sàng giết người
Ngoài việc đưa ra các khái niệm, Trung Quốc còn lựa chọn chính sách hung hăng hơn. Nước này bắt đầu chiếm các khu vực ở ngoại biên nước này. Bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và các khu vực thuộc bang Jammu & Kashmir đang bị xâm lấn đều đặn.
Các cuộc xâm lấn của Trung Quốc có 3 xu hướng mới: Thứ nhất, tần suất xâm nhập trong những lần gần đây đã gia tăng; thứ hai, lượng quân Trung Quốc đi vào lãnh thổ Ấn Độ đã nhiều hơn; và thứ ba, thời gian quân Trung Quốc ở lại trong lãnh thổ Ấn Độ cũng kéo dài thêm. Bên cạnh đó, máy bay trực thăng cũng đều đặn xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ.
Lính hải quân Trung Quốc (ảnh: fareasternpotato)
Ở Biển Đông, sau nhiều năm, Trung Quốc đã chiếm được nhiều đảo. Năm 1974, Trung Quốc giao chiến với chính phủ Việt Nam Cộng hòa và cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực. Năm 1988, nước này lại đụng độ với Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, giết hại bộ đội Việt Nam, rồi chiếm bãi đá Gạc Ma.   Sau vụ đổ máu năm 1988, Trung Quốc tìm cơ hội thích hợp để chiếm các đảo, bãi đá mà không cần phải đụng độ vũ trang. Năm 1995, Trung Quốc chiếm bãi đá Vành Khăn. Đến năm 2012, nước này lại gian xảo chiếm bãi cạn Scarborough.
Trung Quốc đã tiến hành tập trận quân sự và tuần tra trong khu vực đường 9 đoạn, củng cố các quân cảng ở Biển Đông.
Đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc đã lập vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) và thường xuyên đưa tàu bè và máy bay vào khu vực do Nhật Bản kiểm soát.
Như vậy ở tất cả các khu vực, Trung Quốc nhất quán theo đuổi chính sách lấn chiếm từng bước theo kiểu “cắt lát”.
Các hành động nói trên của Trung Quốc đã vẽ ra một chiều mới rất nghiêm trọng trong an ninh các nước là lân bang của Trung Quốc. Đối với Ấn Độ, chiều này là ở mức nguy hiểm. Trung Quốc đang xây đường bộ và đã có kế hoạch xây đường sắt nối Trung Quốc với cảng của Pakistan ở Ấn Độ Dương. Biển Đông cũng được xem như một bàn đạp thiết yếu cho Trung Quốc tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương.
Năm 1984 người ta đã nhận ra kế hoạch của người Trung Hoa muốn giành quyền kiểm soát đối với Ấn Độ Dương vì các toan tính thương mại và chiến lược. Trung Quốc vẫn đeo đuổi kế hoạch đó một cách tỉ mỉ. Nước này đã gây được ảnh hưởng ở Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar. Chuỗi ngọc trai đã được thiết lập.
Các nước càng nhún thì Trung Quốc càng lấn tới
Một câu hỏi là chúng ta phải phản ứng như thế nào? Theo thời gian Trung Quốc đã sắm thêm vũ khí mới, củng cố lực lượng và phô diễn khả năng dùng vũ lực để xác lập chủ quyền.
Một số chuyên gia chỉ ra rằng các nước láng giềng không mạnh bằng Trung Quốc, do đó họ sẽ khó phản ứng với Trung Quốc. Điều này đã được phản ánh trong chính sách một số nước đối với Trung Quốc.
>> Xem thêm: Trung Quốc tìm cách lôi kéo Ấn Độ
Một số nước khác không yếu đến mức không thể bảo vệ chủ quyền của mình. Điều này đặc biệt đúng với Ấn Độ và Nhật Bản. Nếu họ thể hiện rõ quyết tâm thì Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không dám gây chiến với các nước đó. Họ nên từ bỏ cách tiếp cận thận trọng bởi vì Trung Quốc đang lợi dụng thái độ này. Việc cộng đồng quốc tế và các nước liên quan thiếu sự phản ứng mạnh mẽ đối với chiến lược cắt lát đang khuyến khích Trung Quốc lấn tới.
Thương mại với Trung Quốc đang theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Do vậy, Trung Quốc không thể sử dụng thương mại làm vũ khí, nhưng các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế thì lại có thể.

 Nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới thăm Hàn Quốc mới đây (ảnh: AP)
Trung Quốc đang đập tan thế cân bằng sức mạnh địa chiến lược trong khu vực. Điều này sẽ làm tổn thương mọi quốc gia, và chỉ có thể ngăn ngừa bằng việc duy trì hiện trạng. Cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ cho các nước láng giềng với Trung Quốc xây dựng khả năng phòng thủ.
Liên quan đến chuyện tranh chấp lãnh thổ, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã so sánh Trung Quốc với nước Đức Quốc xã – điều này thật đáng chú ý. Ông Aquino kêu gọi các lãnh đạo thế giới không được làm ngơ trước Trung Quốc với các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông giống như người ta đã thỏa hiệp với Hitler trước Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Cộng đồng quốc tế cần tính đến bài học lịch sử này và loại bỏ chính sách thỏa hiệp.
Tất cả các nước cần chỉ ra rằng vùng lõi của Trung Quốc là những gì được phản ánh trong tấm bản đồ do bà Merkel trao tặng cho ông Tập. Cả các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế cần có phản ứng cứng rắn đối với các xâm lấn của Trung Quốc. Ấn Độ cần xem xét lại chính sách của mình đối với Tây Tạng và Đài Loan./.
Bài viết thể hiện quan điểm của SD Pradhan, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hỗn hợp Ấn Độ, kiêm phó cố vấn an ninh quốc gia.

Trung Hiếu/VOV.VN Dịch từ Times of India

20% Đất Nông Nghiệp Trung Quốc Bị Ô Nhiễm, Đầu Tư Phục Hồi Cần Đến Hàng Nghìn Năm

Ngày 17 tháng 4 Bộ Bảo vệ Môi trường và Bộ đất đai của Trung Cộng đã phát hành môt cuộc khảo sát cho thấy có ít nhất 20% diện tích đất trồng bị ô nhiễm, tương đương với 350 triệu mẫu đất canh tác. Sức khỏe của cơ thể người dân Đại Lục và an toàn lương thực bị đe dọa nghiêm trọng. Dựa vào cơ chế đầu tư quản trị đất trong việc bố trí sắp xếp tài chính của chính quyền trung ương hiện tại, thì phải cần đến hàng nghìn năm mới có thể khắc phục sơ bộ hậu quả ban đầu của việc ô nhiễm đất canh tác.

Trung Quốc 20% đất nông nghiệp bị ô nhiễm – an toàn thực phẩm đáng lo ngại

Vào buổi chiều ngày 17 tháng 4 đã công bố kết quả cuộc điều tra khảo sát đầu tiên về tình trạng ô nhiễm đất trên toàn quốc đã cho thấy 19,4% đất canh tác vượt quá mức ô nhiễm cho phép. Ước tính với chừng 1800 triệu mẫu đất canh tác, thì khoảng 350 triệu mẫu đất canh tác của Trung Quốc bị ô nhiễm . So với năm 2006, Bộ bảo vệ môi trường công bố Đại Lục chịu ô nhiễm đất canh tác ước tính khoảng 150 triệu mẫu, tăng lên 133%.
Sự tham dự và điều tra của Bộ đất đai và các quan chức của Cục Bảo vệ môi trường đã có lời giới thiệu hướng tới ban ngành truyền thông, lần này do chịu hạn chế của điều kiện khách quan, cứ mỗi 9,6 vạn mẫu đất canh tác mới thiết lập một điểm đo lường, vì vậy nó chỉ có thể phản ánh điều kiện ô nhiễm của đất nông nghiệp ở mặt vĩ mô của Trung Quốc, rất khó để cung cấp một cách chính xác diện tích thổ nhưỡng bị ô nhiễm.
Theo thống kê chính thức của Trung Quốc và theo cách nói như thường lệ, diện tích chịu ô nhiễm trên thực tế có thể không chỉ là 350 triệu mẫu đất canh tác .
Thông cáo cho biết, các chất gây ô nhiễm chính cho đất canh tác chủ yếu gồm có cadmium, nickel , đồng, thạch tín, thủy ngân, chì , DDT và PAHs ….
Khu vực khai thác mỏ hùng mạnh nhất của Trung Quốc đã gây ô nhiễm đất nghiêm trọng , hơn một ngàn dân thường bị ung thư do nhiễm độc asen. ( Ảnh Internet )
Khu vực khai thác mỏ hùng mạnh nhất của Trung Quốc đã gây ô nhiễm đất nghiêm trọng , hơn một ngàn dân thường bị ung thư do nhiễm độc asen. ( Ảnh Internet )
Các quan chức Trung Quốc luôn luôn đặt tỷ lệ tự cung tự cấp thực phẩm đạt 95% là một mục tiêu, vì vậy mới có việc bảo vệ 1800 triệu mẫu đất canh tác hồng tuyến. Đến cuối năm 2012, tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực của Trung Quốc đã thực sự giảm xuống dưới 90%. Năm 2013 Trung Quốc nhập khẩu hơn 1500 vạn tấn ngũ cốc, và hàng năm đều có xu hướng tăng.
Nếu như 20% đất bị ô nhiễm được đưa vào sản xuất cây nông nghiệp không thể được quy về lương thực phù hợp với con người, như vậy tỷ lệ lương thực tự cung tự cấp của đại lục sẽ đột nhiên giảm 20% và rơi vào một tình huống hết sức nguy hiểm.

Phát triển kinh tế không đủ để kiểm soát ô nhiễm – chính quyền trung ương phát tiền ngân sách để phục hồi đất phải cần khoảng thời gian đến hàng nghìn năm

Đất vốn có đặc tính là dễ ô nhiễm nhưng rất khó để phục hồi.” Báo đô thị phía nam cho biết ” trong năm 2010 đã từng phái một phóng viên tới Nhật Bản để phỏng vấn và tìm hiểu về việc sửa chữa phục hồi các vấn đề đất bị ô nhiễm, báo cáo cung cấp các dữ liệu cho thấy: Nhật Bản tiến hành sử dụng phương pháp thay thế đất ô nhiễm bằng đất sạch để phục hồi đất nông nghiệp, huyện Toyama Nhật Bản đã đầu tư 340 triệu đôla cho 863 ha đất nông nghiệp, và tốn mất thời gian là 33 năm. Chi phí trung bình để phục hồi mỗi mẫu đất lên đến gần 18 vạn nhân dân tệ. Trên cơ sở đó, để sửa chữa phục hồi 350 triệu mẫu đất thì cần chi 63000 tỷ nhân dân tệ.
Theo Lam Hồng ở học viện Môi trường, Đại học Nhân Dân Trung Quốc giới thiệu, đối với đất nông nghiệp bị ô nhiễm nặng bởi các kim loại nặng, thậm chí nếu dùng phương pháp với chi phí thấp nhất để sửa chữa và phục hồi đất trồng cây, thì mỗi ha cũng cần tới 30 vạn nhân dân tệ, tổng số tiền cần thiết để sửa chữa đất nông nghiệp sẽ lên tới 6 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Năm 2011 phát hành < Kế hoạch bảo vệ môi trường thổ nhưỡng toàn quốc “thập nhị ngũ ” > tuyên bố trong quãng thời gian ” thập nhị ngũ” sẽ dùng quỹ vốn tài chính trung ương trong việc khắc phục hậu quả ô nhiễm đất là 30 tỷ nhân dân tệ, trung bình mỗi năm chỉ là 6 tỷ. Theo lực đầu tư như vậy mà tính, để sửa chữa và phục hồi 350 triệu mẫu đất canh tác thì phải mất hàng ngàn năm. Mà ở đây vẫn còn chưa bao gồm chi phí chữa trị và xử lý đất nông nghiệp ô nhiễm do ô nhiễm nước, ô nhiễm công nghiệp, ô nhiễm không khí .
Lam Hồng cho biết chi phí 30 tỷ nhân dân tệ để kiểm soát ô nhiễm đất đại lục so với nhu cầu thực tế hàng chục nghìn tỷ thì chỉ là ” như muối bỏ biển “, việc phục hồi thổ nhưỡng tại đại lục còn khuyết thiếu những “nguồn tài trợ lớn”.
Liên hệ với tác giả : djyfanghan@gmail.com
Chú thích của người dịch : 1 mẫu đất (Trung Quốc) tương đương khoảng 1/16 ha (hệ mét) , khoảng 667 m2

-----
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây

TRUNG QUỐC DỌA DÙNG BOM HẠT NHÂN VỚI NHẠT BẢN?

Dọa Nhật Bản bằng VKHN, Trung Quốc đã hung hăng tột đỉnh

(Quan hệ quốc tế) - Đây là sự đe dọa ghê rợn và có tính kích động rất nguy hiểm của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc mà không chỉ một lần



Nếu như nói rằng sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc với các yêu sách chủ quyền cộng với sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến ở Trung Quốc, khiến nước Nhật ý thức được sự uy hiếp nghiêm trọng đối với vị thế và các lợi ích quốc gia của mình trong khu vực khiến Nhật Bản thay đổi tư duy chiến lược là chưa đủ.



Chính thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 buộc Nhật Bản phải tính đến việc từ bỏ năng lượng hạt nhân để từ đó càng thêm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nhập khẩu, tức là phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển mà 90% đi qua biển Đông đã phơi bày tử huyệt về an ninh năng lượng. Đồng thời chính sách xoay trục của Mỹ buộc Nhật Bản phải “chia xẻ trách nhiệm”…đã nhanh chóng thay đổi nước Nhật.



Tháng 4/2014, Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí và tháng 7/2014 Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm “phòng vệ tập thể”. Đây là 2 trong số những thay đổi có tính bước ngoặt quyết định để biến Nhật Bản thành một cường quốc không chỉ là kinh tế mà bao gồm cả chính trị và quân sự.



Đáp lại những thay đổi của Nhật Bản người ta thấy có rất nhiều ngôn từ, mức độ quyết liệt của sự phản đối mà giới truyền thông Trung Quốc, giới hiếu chiến, chủ nghĩa dân tộc cực đoan tung ra trong thời gian qua mà chúng ta đã từng nghe qua, song, đó chưa phải là điều cần chuyển tải cho Nhật Bản cũng như các quốc gia trong khu vực mà Trung Quốc mong muốn.



Thật ra điều Trung Quốc muốn hét lên cho Nhật Bản và các quốc gia chưa và không có vũ khí hạt nhân là Trung Quốc đang có vũ khí hạt nhân và sẵn sàng sử dụng.




“Nhật Bản muốn một cuộc chiến tranh một lần nữa” là tiêu đề trên bản đồ được phát hành bởi báo Trùng Khánh Youth Daily có nhiều hình nấm trên bầu trời Hishorima và Nagasaki Nhật Bản.



Ngày 3/7, hai ngày sau khi Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm phòng vệ tập thể, tờ báo Trùng Khánh Youth Daily của Đoàn thanh niên Cộng sản, nguồn dự bị cho Đảng CS Trung Quốc đã cho ra đời một tấm bản đồ với nhiều “đám mây hình nấm” trên Hiroshima và Nagasaki với lời chú thích: “Nhật Bản muốn một cuộc chiến tranh một lần nữa?”.



Bức tranh đã chuyển tải một nội dung rõ ràng là “sẽ có không những 2 đám mây hình nấm (2 vụ nổ của bom nghuyên tử) trên Hiroshima và Nagasaki mà còn nhiều hơn nếu Nhật Bản gây chiến tranh”. Đây là sự đe dọa ghê rợn và có tính kích động rất nguy hiểm của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc mà không chỉ một lần.



Tờ Văn Hối xuất bản tại Hồng Kông đã từng đăng bài của viên tướng về hưu La Viện rằng: “Sách trắng quốc phòng mới của Trung Quốc mặc dù nhấn mạnh "không sử dụng vũ khí hạt nhân trước" nhưng một khi an ninh, "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc bị uy hiếp thì vũ khí hạt nhân sẽ là một trong những lựa chọn của Bắc Kinh”.



Cái “mù mờ có chủ ý” trong phát ngôn này ở chỗ là thế giới không ai biết đích xác cái “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc là vô hạn hay hữu hạn cho nên sự đe dọa có tính thường trực, ghê rợn hơn cho bất cứ quốc gia nào dám đụng đến Trung Quốc.



Mỹ, Nga, Anh, Pháp hay Triều Tiên…dọa sử dụng vũ khí hạt nhân vào thời điểm thế kỷ 21 này, nhân dân thế giới chưa chắc đã tin, nhưng khi Trung Quốc đe sử dụng là nên cẩn thận và nên biết sợ.



Bởi vì ngay dân họ, họ cũng không ghê tay khi thảm sát, đặc biệt những Hồng vệ binh, một lực lượng thanh niên trẻ đã từng triệt hạ hàng chục triệu người trong cuộc Cách mạng văn hóa thì tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc của một thành phố lớn thứ tư ở Trung Quốc như Trùng Khánh đã lên tiếng thì hãy coi chừng.



Có thể nói một loạt hoạt động của chính phủ Trung Quốc đến giới truyền thông đều nhằm mục đích khơi gợi mối thù với Nhật Bản với thế hệ trẻ từ hoạt động kỷ niệm cho đến bản ghi nhớ tội ác Nhật Bản…phải chăng để trả thù mối nhục 100 năm hay chỉ là kích động chủ nghĩa dân tộc cho bành trướng hay “chuyển lửa” ra ngoài hay là gì đi nữa thì cũng không giống với tư cách của một nước lớn, một cường quốc tự nhận là trung tâm của thế giới, người ta chỉ thấy toát lên lòng dạ của một tiểu nhân.



Sau khi Japan Today đăng tin thì có hằng trăm bình luận phản đối "tấm bản đồ hình nấm" này quyết liệt, trong đó có một bình luận rất chí lý khi đưa hình ảnh đàn áp đẫm máu ghê rợn ở Thiên An Môn với một chú thích: "Trung Quốc muốn hòa bình?". Điều đó cho thấy người dân Nhật Bản cũng không thể yên bởi sự kích động, đe dọa là quá lớn.



Cậy thế để hung hăng chỉ là động thái gây chiến mà không thuộc động thái trong chiến tranh. Với Trung Quốc, hễ có lợi thế gì là giới hiếu chiến, quá khích, cậy vào thế đó để hung hăng bất chấp tất cả. Cậy có vũ khí hạt nhân, sự hung hăng của giới quá khích, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã đến cực điểm, ảnh hưởng không ít đến động thái của Trung Quốc trong những thời gian gần đây trên Hoa Đông và Biển Đông làm cho tình hình trở nên rất căng thẳng.



Nhật Bản hiện là nước sở hữu plutonium “cấp vũ khí” lớn nhất thế giới, đồng thời đã nắm chắc công nghệ lò phản ứng tái sinh và công nghệ tên lửa đẩy tiên tiến…giờ đây trước sự cảnh báo không cần giấu diếm của Trung Quốc thì họ biết phải làm gì. Và tình hình an ninh khu vực chính ai gây căng thẳng, chính ai đã thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang kể cả VKHN đã lộ rõ.


Lê Ngọc Thống
(ĐC chép từ http://trelangblogspotcom.blogspot.com)

Thứ bảy, 12/7/2014 | 12:56 GMT+7

Trung Quốc tung phim tài liệu về yêu sách Biển Đông

Truyền hình Trung Quốc vừa công bố một bộ phim tài liệu dài tập các hoạt động trên Biển Đông, được các chuyên gia đánh giá là một tín hiệu nữa nhằm thể hiện quyết tâm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền tham lam của họ. 
tq-9733-1405139515.jpg
Hình ảnh tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông trong phim tài liệu. Ảnh chụp màn hình
Bộ phim tài liệu gồm 8 phần, với nhiều hình ảnh chưa bao giờ được công bố, mang tên "Hành trình trên biển Nam Trung Hoa", tên của Biển Đông theo cách gọi của Trung Quốc. 
Theo trang GMA News của Philippines, phim này từng được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV4 từ ngày 24 đến 31/12 năm ngoái. Mới đây, phim được trang web của CCTV đăng tải lại với phụ đề song ngữ Trung - Anh để truyền bá rộng rãi hơn.
Bộ phim tài liệu dài hơn ba tiếng cung cấp một cái nhìn hiếm có về những hoạt động bấy lâu của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có việc theo dõi các nước có tranh chấp và củng cố sự hiện diện quân sự để ngăn chặn những quốc gia này.
Trong một cảnh, những chuyên gia Trung Quốc ngang nhiên bày ra những tài liệu mà họ gọi "bản đồ cổ" để biện bạch cho tuyên bố chủ quyền bao trọn cả Biển Đông. Một đoạn khác lại cho thấy cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà Trung Quốc xây dựng phi pháp từ năm 2012 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Phim trích dẫn hình ảnh Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, hay cho thấy tàu Trung Quốc hung hăng đâm vào một tàu Việt Nam nhỏ hơn năm 2007. 
Phim cũng chiếu những hình ảnh về bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham tranh chấp với Philippines, hay bãi cạn James, đối tượng tranh chấp giữa Bắc Kinh với Kuala Lumpur. 
Trung Quốc còn phô trương một hệ thống tuần tra và giám sát được lắp đặt trên khắp Biển Đông và các đảo tiền tiêu. Nước này trắng trợn tự nhận là "thần hộ mệnh" cho vùng biển này. 
'Thông điệp rùng rợn'
Ông Carl Thayer, một chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông người Australia, cho rằng đoạn phim trên được Trung Quốc chủ đích công chiếu cho nhiều đối tượng khán giả chứ không chỉ người dân trong nước.
"Đây là một thông điệp rùng rợn đến các nước có tuyên bố chủ quyền rằng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực như đâm va để thực thi 'quyền chủ quyền' của nước này", ông Thayer nói. "Từ video này, bằng chứng cho thấy lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã đưa việc đâm tàu vào danh mục chiến thuật của mình".
Trên nền nhạc piano nhẹ nhàng, bộ phim tài liệu dài chiếu những cảnh tượng kỳ vĩ của vùng biển màu xanh lam, nơi Trung Quốc cho rằng ẩn chứa nguồn tài nguyên và đời sống hải dương phong phú, với những hòn đảo xa xôi có bãi biển bọt tung trắng xóa. 
Những hình ảnh này rõ ràng được thiết kế để kích thích chủ nghĩa dân tộc và nêu lên tính cấp bách trong khán giả Trung Quốc rằng phải bảo vệ những cái gọi là lãnh thổ xa bờ mà chính phủ nước này tự cho là thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
Nước này nói rằng nền kinh tế của mình phát triển là nhờ vào Biển Đông, tuyến đường vận chuyển 60% lượng hàng hóa giao thương với nước ngoài và 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc.
Theo ước tính của Bắc Kinh, có khoảng 30 tỷ thùng dầu và một lượng lớn khí tự nhiên dưới đáy Biển Đông, bên cạnh hàng nghìn tấn kim loại quý và khoáng sản đã được phát hiện. Bên cạnh đó, có một lượng lớn "băng cháy" mà Trung Quốc đã tìm thấy và có thể phát triển thành một nguồn năng lượng thay thế.
Với "mỏ vàng" này, Trung Quốc đã và sẽ sử dụng sức mạnh của mình để đạt được quyền kiểm soát các vùng biển tranh chấp, giới phân tích nhận định.
"Tôi nghĩ những hành động của Trung Quốc cho thấy rằng nước này kiên quyết khai thác các tài nguyên của vùng biển này, bất chấp những tranh chấp pháp lý", nhà phân tích Parag Khanna, giáo sư đại học Quốc gia Singapore, nói.
Trong khi đó, ông Thayer cảnh báo rằng không chỉ riêng các nước có tranh chấp với Trung Quốc mà cả khu vực phải lưu tâm đến những lá cờ trong video.
"Video này phải được xem là sự gây rối không chỉ với các nước có tuyên bố chủ quyền chính là Việt Nam và Philippines, mà còn cả những nước khác ở Đông Nam Á", ông nói.
Anh Ngọc
(http://vnexpress.net)

Trung Quốc: Áp lực tìm kiếm đất nông nghiệp ở nước ngoài gia tăng
3:15, 16/04/2014





Với dân số 1,3 tỉ người, thực phẩm và đất đai nhiều nơi bị nhiễm độc, người dân Trung Quốc mất lòng tin vào sản phẩm nông nghiệp của đất nước họ, đó là những lý do mà nhiều công ty Trung Quốc đang tìm cách đầu tư vào đất nông nghiệp ở nước ngoài. Mục tiêu tìm kiếm của nhà đầu tư Trung Quốc vươn đến cả những vùng đất xa xôi như Mỹ, Chile, Brazil, Nga, Ukraina, Bulgaria và Australia.

Tian Zhihong, giáo sư về nông nghiệp quốc tế tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc nói rằng: "Trong suốt lịch sử Trung Quốc, đất của chúng tôi không bao giờ đủ. Trung Quốc bị hạn hán và sa mạc hóa, có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh những năm gần đây về ô nhiễm đất đai hoặc chuyển đổi đất nông nghiệp phát triển kinh tế".
Bộ Tài nguyên và Đất đai vào cuối năm 2013 đã công bố một kết quả nghiên cứu 5 năm trước là: 8 triệu ha đất nông nghiệp (2% diện tích đất canh tác của Trung Quốc) bị ô nhiễm.
Khi nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất Trung Quốc, Shuanghui International Holdings trả 4,7 tỉ USD cho đối tác Mỹ là Smithfield Fords Inc vào năm ngoái, họ đòi hỏi phải có hơn 100.000 ha đất nông nghiệp ở Misouri, Texas và Bắc Carolina. Ở Australia, một tập đoàn Trung Quốc đã mua 200.000 ha đất trồng bông Cubbie Station, hoàn thành hệ thống thủy lợi lớn nhất ở Nam bán cầu.
Legend Holdings, công ty mẹ của nhà sản xuất máy tính Lenovo Group, thành lập một công ty con gọi là Joyvio vào năm 2012 để phát triển cây ăn quả ở nước ngoài. Joyvio có đầu tư hoạt động ở Chile, chuyên trồng và khai thác quả việt quất, quả kiwi, nho và đang xúc tiến các hoạt động đầu tư nông nghiệp mới.
Thu hẹp đất nông nghiệp để phát triển kinh tế khiến áp lực tìm đất nông nghiệp của Trung Quốc ở nước ngoài gia tăng.
Đầu tư đất nông nghiệp ở nước ngoài của Trung Quốc có nhiều hình thức. Các doanh nghiệp nhà nước lớn đang đầu tư vào trồng rừng ở Tanzania, Senegal, Sierra Leonne, Zambia và một số quốc gia khác để trồng ngô, lúa, sắn và mè. Sản phẩm được bán ở địa phương và một số đưa về Trung Quốc. Những doanh nghiệp nhỏ hơn thì đầu tư vào Nga.
Theo số liệu thì hiện có 30.000 nông dân Trung Quốc đang làm việc ở Birobidzhan, vùng Siberia. Chắc chắn với dân số khổng lồ mà Trung Quốc phải bảo đảm an ninh lương thực, việc đầu tư đất nông nghiệp ở nước ngoài là hướng đi tất yếu

  Lương Lan (theo LA times)
                                                                                                                           (cand.com.vn)

Trung Quốc “săn lùng” đất nông nghiệp khắp hành tinh

Trung Quốc có tham vọng “bành trướng” trên thị trường lương thực toàn cầu, các công ty của nước này đi khắp hành tinh để mua những cơ sở sản xuất thực phẩm và đồ uống. 

Chỉ riêng trong năm ngoái, Trung Quốc đã chi hơn 12 tỷ USD cho mục đích này. Đến nay, chính phủ Trung Quốc đã dựa vào chiến lược "nhập khẩu vừa phải" các loại cây trồng và mua lại đất nông nghiệp ở các nước khác nhau. Trung Quốc thuê đất nông nghiệp tại Úc, Châu Đại Dương, Nam Mỹ và ở nước Nga láng giềng. Bây giờ Bắc Kinh đang thay đổi định hướng. Thời gian gần đây, Trung Quốc đã mua những kho thóc tại Argentina, các nhà máy đường ở Brazil, các nhà máy xay bột ở các nước Trung Âu và các nhà máy chế biến hạt hướng dương ở Nam Phi và Ukraina.
Sau đây là ý kiến của chuyên viên Ivan Obolentsev từ Hiệp hội các nhà công kỹ nghệ Nga: “Trung Quốc có thị trường thực phẩm khổng lồ đang phát triển nhanh chóng. Đất nước với một phần năm dân số trên hành tinh chỉ có 9% diện tích đất canh tác trên thế giới. Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc không chỉ phát triển sản xuất lương thực ở các nước có nhu cầu về đầu tư, mà còn mua các tập đoàn nông nghiệp có sẵn”.
Tuy nhiên, con đường của Trung Quốc tới an ninh lương thực sẽ không dễ dàng. “Thế giới nông nghiệp” được phân chia từ lâu. Cái gọi là "bộ tứ ABCD” – gồm ba công ty Mỹ ADM, Bunge, Cargill và công ty Pháp “Louis Dreyfus Holding” đang kiểm soát gần 70% thị trường ngũ cốc thế giới. Nhật Bản cũng vượt trước Trung Quốc: trong năm 2007, “Mitsui & Co” đã thành lập "đế chế thực phẩm" riêng với tài sản trên năm châu lục. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng sẽ lấy miếng bánh của mình. Ông Ivan Obolentsev cho biết: “Không thể loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ mua một hoặc hai công ty trong “bộ tứ” toàn cầu nói trên. Đặc biệt là, Bắc Kinh có đủ khả năng để mua bất kỳ tài sản có tầm quan trọng toàn cầu. Tên gọi của tập đoàn sẽ duy trì, nhưng, chủ sở hữu sẽ thay đổi. Lưu thông hàng hóa cũng sẽ thay đổi tương ứng với nhu cầu Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh quan tâm đến việc gia tăng khối lượng lương thực thực phẩm cung cấp từ nước Nga láng giềng”.
Ví dụ, chỉ riêng tỉnh Hắc Long Giang thuê ở vùng Viễn Đông của Nga gần 600 nghìn ha đất nông nghiệp. Vụ mùa trên diện tích này được gửi sang Trung Quốc. Nhưng, chuyên viên Ivan Obolontsev từ Hiệp hội các nhà công kỹ nghệ Nga cảnh báo về một nhược điểm của hoạt động này. Có những trường hợp khi đất đai màu mỡ được thuê bởi các đối tác Trung Quốc lâm vào trạng thái tồi tệ mà thậm chí không có cả cỏ dại. Nguyên nhân là khối lượng lớn các hóa chất được sử dụng bởi những người trồng rau từ Trung Quốc. Bao gồm cả những hoá chất độc hại bị cấm sử dụng ở Nga. Song, khó có thể nói về thái độ chu đáo đối với các vùng đất của Nga trong khi những người này không chăm sóc đến các vùng đất ở quê hương. Chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận rằng, hơn 3 triệu ha đất canh tác ở Trung Quốc không thích hợp cho cây trồng vì bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu.
 (http://vietnamese.ruvr.ru) 


Trung Quốc mưu đồ dùng di sản chiếm biển Đông

TP - Trung Quốc đang tìm cách đăng ký Con đường tơ lụa trên biển Đông là “di sản UNESCO”, đồng thời tuyên bố mọi hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của các công ty nước ngoài trên biển Đông mà không có sự cho phép của nước này là “bất hợp pháp”.
Trung Quốc lại mưu đồ dùng phương thức khảo cổ xác tàu đắm làm cớ nhằm độc chiếm biển Đông. Ảnh: Getty Images
 
Trung Quốc lại mưu đồ dùng phương thức khảo cổ xác tàu đắm làm cớ nhằm độc chiếm biển Đông. Ảnh: Getty Images
Theo Xinhua, Trưởng Phòng Di sản Văn hóa tỉnh Hải Nam, ông Wang Yiping, nói rằng, trong 2 năm tới, Trung Quốc sẽ khai quật những xác tàu đắm xung quanh quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam). 

Ông Wang nói những vật liệu xây dựng bằng đá và đồ chạm khắc thời nhà Thanh đã được phát hiện ở khu vực này. Trung Quốc cho rằng, các vật liệu trên có thể được người Hoa di cư mang theo trên những con tàu bị đắm. Những người này có thể đã xây dựng nhà cửa, đền miếu theo truyền thống Trung Hoa tại nơi cư trú ở khu vực Đông Nam Á.

Cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà Trung Quốc lập trái phép năm 2012 hòng quản lý quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã đưa một số đảo vào chương trình bảo tồn từ đầu năm 2014. Ông Wang nói rằng, Trung Quốc thường thăm dò khảo cổ xung quanh quần đảo Hoàng Sa và sẽ triển khai ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam).
“Trung Quốc có kế hoạch thành lập một cơ sở khảo cổ quốc gia dưới nước, một trạm làm việc và một bảo tàng liên quan biển Đông, nhằm bảo vệ Con đường tơ lụa trên biển, giúp đưa khu vực này vào danh sách Di sản thế giới do UNESCO công nhận”, ông Wang tuyên bố.   
Trung Quốc đang ra sức chứng minh con đường buôn bán trên xuất hiện từ thời nhà Tần và Hán, khởi phát từ tỉnh Phúc Kiến đi qua biển Đông và Ấn Độ Dương vươn tới Địa Trung Hải.
Mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc là gộp biển Đông vào hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận di sản văn hóa Con đường tơ lụa của 9 thành phố thuộc 6 tỉnh của Trung Quốc…Giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Hải Nam, ông Zhu Hansong, nói rằng, Hải Nam sẽ dẫn đầu 6 tỉnh thúc đẩy vấn đề này.
Ông Zhu khẳng định, việc đăng ký di sản thế giới là cơ sở để bảo vệ và phát triển khảo cổ ở biển Đông và hy vọng thế giới sẽ thừa nhận (!?). Xinhua đưa tin, cơ quan di sản văn hóa Trung Quốc đã xác định 136 địa điểm dưới lòng biển Đông kể từ khi họ khởi xướng sáng kiến bảo vệ vào năm 1990.
Trong khi đó, trang tin Rappler (Philippines) dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu trong cuộc họp báo ngày 10/7 tại Bắc Kinh: “Nếu không có sự cho phép từ phía Trung Quốc, hoạt động thăm dò dầu mỏ và khí đốt của bất kỳ công ty nước ngoài nào trên vùng biển mà Trung Quốc có quyền pháp lý đều phi pháp và vô giá trị”.
Phát ngôn ngang ngược này liên quan việc Trung Quốc chỉ trích việc Philippines hôm 9/7 gia hạn thêm một năm cho công ty dầu khí Forum Energy của Anh thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực Bãi Cỏ Rong (tên quốc tế là Reed Bank, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Ông Hồng vẫn khăng khăng luận điệu phi lý rằng, Trung Quốc “có chủ quyền không thể tranh cãi” với quần đảo Trường Sa, cũng như các vùng biển xung quanh.
Trung Quốc phản ứng khi Forum Energy xác nhận hôm 9/7 rằng, Bộ Năng lượng Philippines đã đồng ý với đề nghị gia hạn hợp đồng dịch vụ với doanh nghiệp này. Forum Energy thông báo rằng, thời hạn hoàn tất giai đoạn hai của hợp đồng thăm dò là 15/8/2016.


Báo Nhật Japan Times hôm qua đưa tin, tướng Herbert Carlisle, Tư lệnh không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, ngày 13/7 cảnh báo, căng thẳng tại châu Á-Thái Bình Dương đang leo thang và sơ suất đang ngày càng dễ xảy ra. Phát biểu với báo giới tại căn cứ không quân Yokota ở tây Tokyo, ông Carlisle nêu rõ, căng thẳng đang dâng cao trong khu vực, khi Trung Quốc gia tăng các tuyên bố chủ quyền tại biển Đông và biển Hoa Đông.
(tienphong.vn)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH