CHÁN ƠI LÀ CHÁN!
-Học người để hiểu biết mà sáng tạo chứ không phải...theo đuôi người!
-Giỏi về toán mà có lòng say mê khoa học thực sự cũng như thực sự thương nước nhà, thì "cắm đầu" vào nghiên cứu chuyên toán đi! Chứ cứ "lang thang, chúi mũi" vào hết chuyện nọ chuyện kia vì tưởng cái gì cũng biết...giống chúng tớ thì coi chừng lại... "thất phu" như chúng tớ thôi!
-Thời khoa học cởi mở và thông tin toàn cầu, một nước nhỏ không nhất thiết phải lập ra các viện nghiên cứu những thứ viển vông như "bổ đề Lagrange" cho...oai, vì chỉ tốn công, tốn của, không những phải "nuôi báo cô" vô ích, mà tệ hơn, có thể còn phải "nuôi ong tay áo", tự hào thì ít mà tự hại thì nhiều...
-Đành rằng ngành giáo dục Việt Nam đã sai về định hướng cơ bản cũng như có thể sai cả về chế độ đãi ngộ, và "ngài" nói được một đôi điều tương đối đúng...theo Phương Tây, nhưng nói chung từ hồi nào đến giờ, vì "ngài" nói theo cảm tính đơn thuần của "ngài" là chính nên sai...quá nhiều!
-Tớ nể trọng "ngài" về lĩnh vực chuyên toán, thứ mà tớ "mù tịt", chứ chán "ngài" trong lĩnh vực kinh tế-chính trị-xã hội!
--------------------------------------------
(ĐC chép từ http://vnexpress.net)
-Giỏi về toán mà có lòng say mê khoa học thực sự cũng như thực sự thương nước nhà, thì "cắm đầu" vào nghiên cứu chuyên toán đi! Chứ cứ "lang thang, chúi mũi" vào hết chuyện nọ chuyện kia vì tưởng cái gì cũng biết...giống chúng tớ thì coi chừng lại... "thất phu" như chúng tớ thôi!
-Thời khoa học cởi mở và thông tin toàn cầu, một nước nhỏ không nhất thiết phải lập ra các viện nghiên cứu những thứ viển vông như "bổ đề Lagrange" cho...oai, vì chỉ tốn công, tốn của, không những phải "nuôi báo cô" vô ích, mà tệ hơn, có thể còn phải "nuôi ong tay áo", tự hào thì ít mà tự hại thì nhiều...
-Đành rằng ngành giáo dục Việt Nam đã sai về định hướng cơ bản cũng như có thể sai cả về chế độ đãi ngộ, và "ngài" nói được một đôi điều tương đối đúng...theo Phương Tây, nhưng nói chung từ hồi nào đến giờ, vì "ngài" nói theo cảm tính đơn thuần của "ngài" là chính nên sai...quá nhiều!
-Tớ nể trọng "ngài" về lĩnh vực chuyên toán, thứ mà tớ "mù tịt", chứ chán "ngài" trong lĩnh vực kinh tế-chính trị-xã hội!
--------------------------------------------
(ĐC chép từ http://vnexpress.net)
GS Ngô Bảo Châu: 'Đại học Việt Nam làm ngược với thế giới'
"Việc
xây dựng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học
ở Việt Nam đang làm ngược quy trình với thế giới ở tất cả các bước",
Giáo sư Ngô Bảo Châu phân tích.
Đó là phát biểu của GS Ngô Bảo Châu khi khai mạc Hội thảo về “Cải cách
giáo dục đại học" diễn ra tại Trung tâm Hoa Kỳ (TP HCM) ngày 31/7, do
nhóm đối thoại giáo dục phối hợp với Lãnh sự quán Hoa Kỳ tổ chức.
GS Ngô Bảo Châu: "Việt Nam đang đi ngược với thế giới". Ảnh: Nguyễn Loan
|
Theo GS Ngô Bảo Châu, việc tạo nguồn nhân lực ở các đại học Việt Nam
là bồi dưỡng sinh viên giỏi và đưa các em quay lại trường làm giảng
viên. Trong khi đại học phương Tây hạn chế tối đa các ứng viên địa
phương này.
“Đó là tư duy cũ kỹ, sai lầm vì việc tạo nguồn như vậy mang tính chủ
quan, ưu tiên người mình đào tạo, không chủ động đi tìm nguồn khác, dẫn
đến thiếu tính cạnh tranh. Một nhà khoa học trẻ ở Việt Nam hầu như không
có lựa chọn khác ngoài tiếp tục làm ở nơi ông thầy hướng dẫn. Như vậy
anh ta đánh mất đi cơ hội phát triển, sự độc lập khoa học với người thầy
hầu như không có”, ông Châu nêu quan điểm.
Ngoài ra, GS Ngô Bảo Châu cho rằng, quy trình tuyển chọn cán bộ giảng
dạy ở đại học Việt Nam mang nặng tính hành chính, theo quy trình tuyển
chọn công chức, viên chức nhà nước mà không có tính đặc thù của môi
trường hàn lâm. Trong khi đại học phương Tây, tiêu chí hàng đầu là khả
năng nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, việc bổ nhiệm giáo sư ở nước ta
phụ thuộc vào một cơ quan cấp nhà nước.
“Gần đây, Hội đồng chức danh chỉ công nhận chức danh giáo sư, còn việc
bổ nhiệm do các trường thực hiện. Tuy nhiên, tôi nghĩ nó còn phức tạp,
các trường vẫn không thực sự được bổ nhiệm giáo sư. Không bổ nhiệm được
một 'ông tướng' thì không thể tự chủ khoa học được”, GS Ngô Bảo Châu
nói.
Còn về chế độ thu nhập, theo ông Châu, đây là vấn đề phức tạp, cá nhân
ông không tìm ra lời giải đáp thấu đáo. “Lương giảng viên về mặt định
lượng rất thấp đã đành, về cơ chế cũng rất cứng nhắc đưa đến sự phức
tạp, thiếu minh bạch. Các giảng viên phải được hưởng chế độ đãi ngộ của
tầng lớp trung lưu. Trong khi mức lương cố định hiện nay không phản ánh
được điều đó”, GS Ngô Bảo Châu nói và đề xuất lấy thu nhập cán bộ khoa
học giảng dạy làm tiêu chí để đánh giá, xếp hạng các trường đại học.
Cuối cùng, GS Ngô Bảo Châu nói về việc sử dụng nhân lực cao cấp. Ông
dẫn chứng một GS nước ngoài nổi tiếng tự nguyện qua Việt Nam làm việc
nhưng không được bất kì ưu đãi nào. Trong khi, các đại học Trung Quốc có
một nguồn kinh phí lớn để khuyến khích, mời các giáo sư nước ngoài đầu
ngành nghỉ hưu qua làm việc trong 3 hoặc 6 tháng.
Các đại biểu trao đổi bên lề cuộc hội thảo. Ảnh: Phan Linh
|
Hội thảo cũng dành nhiều thời gian để trao đổi về vấn đề quản trị và tự chủ trong các trường ĐH ở Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho rằng, Luật Giáo dục
đại học đã giao cho các trường quyền tự chủ rất cao nhưng lãnh đạo các
trường còn dè dặt trong việc thực hiện quyền tự chủ, chưa thoát được tư
duy bao cấp.
Đồng ý với ý kiến này, song Bộ trưởng Khoa học và công nghệ Nguyễn Quân
cho rằng, ngoài tư duy bao cấp còn do yếu tố cản trở từ cơ chế. Theo
đó các trường luôn thuộc Bộ chủ quản, kinh phí cấp qua Bộ chủ quản thì
không bao giờ tự chủ được. Không có tự chủ tài chính thì mọi tự chủ khác
chỉ là hình thức.
“Ở một đất nước mà tôi hoặc anh Phạm Vũ Luận (Bộ trưởng Bộ Giáo dục)
không ký được lương cho anh Ngô Bảo Châu là điều rất kì lạ. Lẽ ra lương
của anh Châu phải do anh quyết định vì anh ấy là một Viện trưởng nghiên
cứu cao cấp về Toán…”, ông Quân đưa ví dụ. Sau khi quay ra hỏi hệ số
lương của GS Ngô Bảo Châu, ông Quân nói: “Lương hệ số 10 bằng lương bộ
trưởng, nhưng các thầy ở đây bảo hệ số 10 sao đủ sống. Lương của một
giáo sư mà các cơ sở và đến cả cấp bộ cũng không quyết định được thì nói
gì đến cơ chế tự chủ”.
Ông Quân cũng cho biết, Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 và Nghị
định của Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nội vụ giao biên chế nghiên cứu viên
cho các đại học (hiện các đại học chỉ có biên chế giảng dạy).
“Chúng tôi đề xuất nhưng Bộ Nội vụ trả lời rất lạnh lùng rằng là chỉ
giao biên chế theo đúng luật công chức và viên chức, không giao biên chế
nghiên cứu từ năm 2003. Nhưng Luật Khoa học và công nghệ ra đời sau
phải có hiệu lực hơn những luật ra đời trước. Bộ Nội vụ không giao biên
chế nghiên cứu, làm sao Bộ Tài chính có căn cứ để cấp kinh phí cho các
nhà nghiên cứu ở các trường đại học”, ông Quân băn khoăn.
Theo người đứng đầu ngành Khoa học, làm được cơ chế tự chủ cho đại học
là một con đường chông gai và gian nan. Một mình Bộ Giáo dục không làm
được mà đây là trách nhiệm của nhiều bộ và nếu không có hệ thống luật
pháp đầy đủ, thông thoáng thì không làm được.
Các đề xuất của GS Ngô Bảo Châu về xây dựng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khoa học:
Quyết định của Hội đồng tuyển dụng cần được hiệu trưởng phê duyệt
trên cơ sở báo cáo của Hội đồng khoa học và thư giới thiệu đến từ bên
ngoài. Quyết định tuyển dụng và lý lịch khoa học của những người được
tuyển phải được công bố công khai.
Lấy việc bổ nhiệm giáo sư làm trọng tâm cho việc thực hiện tự chủ
khoa học của các trường đại học. Nhận thức rộng rãi giáo sư là một vị
trí công tác chủ chốt, chứ không phải là một phẩm tước danh dự.
Nới lỏng hệ thống thu nhập: bên cạnh thu nhập thông thường theo
thang lương công chức, cán bộ khoa học giảng dạy có thể được hưởng thu
nhập đặc biệt với nguồn từ trong và ngoài ngân sách, do các trường đại
học chủ động quyết định.
Trong kế hoạch đầu tư xây dựng trường, bên cạnh đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất, cần chuẩn bị kinh phí để đầu tư xây dựng đội ngũ nghiên cứu
và giảng dạy.
Thiết lập cơ chế và chính sách để “tận dụng nhân lực thời vụ cao
cấp”. Lấy thành tích xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ nghiên
cứu giảng dạy để đánh giá năng lực lãnh đạo trường đại học. Lấy thu nhập
cán bộ khoa học giảng dạy làm một tiêu chí để đánh giá, xếp hạng các
trường đại học
|
Phan Linh
Nhận xét
Đăng nhận xét