Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

TIẾNG THƠ 5

 (ĐC sưu tầm trên NET)

màu tím hoa sim

Tác giả: Hữu Loan
Nàng có ba người anh
Đi bộ đội
Những em nàng còn chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh.

Tôi là người chiến binh
Xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới,
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân,
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chồng độc đáo.
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi!

Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ
Bé bỏng chiều quê ...

Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con
Đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương
Tàn lạnh vây quanh ...

Tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ơi!
Giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông thấy nhau một lần.

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa một mình
đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...


Một chiều rừng mưa
Ba người anh
Trên chiến trường Đông Bắc,
Biết tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng.

Gió sớm thu về
Rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió thu về
Cỏ vàng chân mộ chí.

Chiều hành quân
Qua những đồi sim ..
Những đồi hoa sim ...,
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
Tím cả chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa.
Áo tôi sứt chỉ đường tà,
Vợ tôi chết sớm mẹ già chưa khâu


Bài thơ Màu Tím Hoa Sim, viết để khóc người vợ đầu tiên của ông là Lê Ðỗ Thị Ninh, được nhà thơ Nguyễn Bính công khai cho đăng trên Trăm Hoa ở Hà Nội năm 1956, sau nhiều năm được truyền miệng. Ngoài Màu Tím Hoa Sim, bài Hoa Lúa của ông cũng là một bài thơ tình được ưa thích. Qua hơn 30 năm bầm dập hiện nay, ông sống khá vất vả tại quê nhà. 
 

"Màu tím hoa sim" bài thơ đau thương nhất thế kỷ !


                                    (Nhà thơ Hữu Loan)         
         Một buổi chiều cuối tháng giêng. Cùng với vài người bạn chúng tôi  trở lại quê nhà. Trong ánh nắng đượm vàng cuối ngày bất chợt tôi nghe lại bài thơ "Màu tím hoa sim" của thi sĩ Hữu Loan. Với giọng khàn đục của một người đàn ông từng trải bài thơ được đọc lên chậm rãi
:
"Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những đứa em nàng
            Có em chưa biết nói ..."
Mọi người ngồi hôm ấy đều ngồi trầm ngâm xúc động.
Lâu lắm rồi hơn 60 năm kể từ ngày người vợ bé bỏng chiều quê của thi sĩ miền Nga Sơn - Thanh Hoá ra đi mãi mãi dể lại nỗi thương đau tận cùng của một cuộc tình định mệnh và đy nghiệt ngã. Tôi bồi hồi nhớ lại...

         Tình yêu thời chiến chinh
         
         Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan sinh ngày 14-6-1919 tại làng Vân Hoàn xã Nga Lĩnh huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.
         
Năm 24 tuổi Hữu Loan rời quê nhà lên Thanh Hóa dạy học. Lúc bấy giờ ở  Thanh Hóa có cửa hàng bán vải và bán sách của bà Tham Kỳ (tên thật là Đái Thị Ngọc Chất) vợ của ông Lê Đỗ Kỳ kỹ sư canh nông có thời làm Tổng Thanh tra Canh nông Đông Dương). Những ngày tháng xa quê Hữu Loan thường ghé lại quán xem và mua sách.
         
Hữu Loan được ông bà Lê Đỗ Kỳ mời về dạy học. Gia đình ông bà có 3 người con trai sau này đều gia nhập quân đội :
         
"Nàng có ba người anh đi bộ đội
         Những em nàng
         Có em chưa biết nói
         Khi tóc nàng xanh xanh ..."
         
Ngày ấy ông 26 tuổi đêm đầu tiên đến nhà bà Kỳ đã hạ sinh một đứa con gái cô bé ấy sau này mắt luôn mở to nhìn ông không dứt đó chính là cô em gái của cô Lê Đỗ Thị Ninh lúc đấy mới 10 tuổi. Hữu Loan và Ninh rất thân nhau ông xem cô như em gái và cô cũng rất quý mến ông :
         
"...Tôi người Vệ quốc quân
         xa gia đình
         Y
êu nàng như tình yêu em gái
         
Ngày hợp hôn
         Nàng không đòi may áo mới..." 
         
Sau đó Hữu Loan rời Thanh Hóa lên Hà Nội thi Tú tài và đỗ hạng ưu người Pháp muốn mời Hữu Loan vào làm thư ký ở Phủ Toàn quyền với lương rất cao nhưng do không thích Pháp nên Hữu Loan quay trở lại nghề dạy học. Cô Ninh càng lớn càng nết na và  xinh đẹp một vẻ đẹp thánh thiện. Mặc dù gia đình rất giàu có  500 mẫu ruộng và gần năm chục người làm nhưng riêng quần áo của Hữu Loan cô không cho người làm đụng đến mà tự tay giặt ủi xếp và cất vào tủ. Bà Chất rất quý mến ông có ý định gả cô em gái xinh đẹp tên Nga cho ông nhưng  Nga lại không thích vương vấn chuyện đời mu ốn xuất gia theo đạo nên bà lại đổi ý gả con gái mình cho Hữu Loan. Ông nhớ lại : "Lúc đấy có bao giờ tôi nghĩ chuyện tình yêu với Ninh tôi hơn cô ấy đến 16 tuổi lại xem cô ấy như em gái nuôi"
         
Hữu Loan kể lần đầu tiên tôi tới nhà bà Chất phải gọi mãi cô bé Ninh mới chịu ra khoanh tay chào thầy miệng nói lí nhí:
         
-Em chào thầy ạ!
         
Chào xong cô bé bất ngờ mở to mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to đen láy tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là từ hôm ấy tôi dạy em đọc viết. Em là một cô bé thông minh ít nói và mỗi lần mở miệng là giống y như một "bà cụ". Có lần tôi kể chuyện này cho hai người anh của em nghe. Không ngờ câu đùa ấy đến tai em. Thế là em dỗi! Suốt một tuần liền em nằm lì ở buồng trong không chịu học hành. Trước đó hằng ngày em vẫn chăm sóc tôi một cách rất thầm kín. Lúc thì đặt vào góc mâm chỗ tôi ngồi ăn một vài quả ớt đỏ au em vừa hái ở vườn lúc thì quả chanh mọng nước... Những buổi trưa hè khi tôi ngủ trưa em lén lấy chiếc áo sơ mi trắng của tôi treo ở góc nhà đem ra giếng giặt".
         
Một hôm em nằng nặc đòi tôi đưa em lên khu rừng thông. Tôi sợ em lại dỗi nên đánh liều xin với ông bà  cho đưa em lên núi chơi. Xe kéo chạy chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc. Tôi đuổi theo em đến đứt cả hơi. Lên tới đỉnh đồi em ngồi xuống và bảo tôi:
         
-Thầy ngồi xuống đi!
         
Tôi ngồi xuống bên em. Chúng tôi cứ ngồi như thế và im lặng bên nhau. Bất chợt em nhìn tôi rồi ngước mắt nhìn ra tít tận chân trời không hiểu lúc đó em nghĩ gì. Bỗng em hỏi tôi:
         
- Thầy có thích ăn sim không?
         
Tôi nhìn xuống sườn đồi tím ngắt một màu sim. Em đứng lên và đi xuống. Tôi mệt quá và nằm thiếp đi trên thảm cỏ... Khi tỉnh dậy tôi thấy em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen nhánh chín mọng.
         
- Thầy ăn đi!
         
Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ
         
-Ngọt quá !
         
Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì nhưng thú thật chưa bao giờ tôi được ăn những quả sim ngọt đến thế. Cứ thế chúng tôi ăn hết quả này tới quả khác. Tôi ngước nhìn em em cười. Hai hàm răng và đôi môi em đỏ tím hai bên má cũng đỏ tím một màu sim. Tôi phá lên cười em cũng cười theo...

         Hạnh phúc mong manh
         
         Hữu Loan hồi tưởng...
         
Cuối mùa đông năm ấy tôi lên đường đi kháng chiến làm Chính trị viên tiểu đoàn ở sư 304 của tướng Nguyễn Sơn.
         
Hôm tiễn tôi em cứ theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Lên đến bờ đê nhìn xuống đầu làng em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim vẫy tôi. Tôi lại đi và nhìn lại cho tới khi không còn nhìn thấy em nữa.
         
Những năm tháng ở chiến khu thỉnh thoảng tôi có nhận được tin tức từ quê lên tôi biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Chín năm sau tôi trở lại nhà... Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng tôi hỏi em hỏi rất nhiều nhưng em không nói chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn là cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em bây gi đã là một cô gái xinh đẹp. Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Đám cưới thật đơn sơ:
         
"...Tôi mặc đồ quân nhân
         đôi giày đinh
         bết bùn đất hành quân
         Nàng cười xinh xinh
         bên anh chồng độc đáo
         Tôi ở đơn vị về
         Cưới nhau xong là đi ..."
         
Hạnh phúc ngọt ngào. Hai tuần phép của tôi trôi đi nhanh quá !
         
Hôm tiễn tôi lên đường em vẫn đứng ở đầu làng nơi tám năm về trước em đã đứng. Chỉ có điều giờ đây em không còn là cô bé Ninh nữa mà đã là người bạn đời người vợ yêu quý của tôi. Tôi đi và quay đầu nhìn lại... Nếu như tám năm về trước khi nhìn lại  tôi chỉ cảm thấy cô quạnh một nỗi sầu man mác thì lần này tôi thực sự đau buồn. Đôi chân tôi  không đứng nỗi và em cũng như quỵ xuống. Tôi đâu ngờ đây là lần chia tay cuối cùng...

         
Dòng sông định mệnh
         
         Ngày 29/5/1948 một ngày định m
ệnh Ninh đưa quần áo ra giặt ở sông Chuồng (thuộc ấp Thị Long Nông Cống). Đoạn sông này gần đổ ra biển nên nước chảy xiết. Buổi trưa bà Chất rủ cô Ninh ra tắm nhưng cô đã tắm buổi sáng nên mang quần áo ra giặt. Đang giặt Ninh bỗng trượt chân chới với giữa dòng nước hung dữ bà mẹ quay lại chỉ thấy tóc con mình xõa trên mặt nước. Ba ngày sau rất kỳ lạ xác cô Ninh mới nổi lên không xa bến nước bao nhiêu trong khi nước ở nơi này chảy rất mạnh. Có người nói do cô bị kẹt ở dưới đáy có người bảo cô Ninh vương vấn gia đình nên không muốn đi xa...
         
Ninh chết trong khi đang mặc chiếc áo màu tím. Dọc bờ sông dưới chân núi Nưa nơi cô chết cũng mọc đầy những hoa sim tím. Thấp thoáng những cánh quân đi qua những đồi sim bạt ngàn. Câu thơ bi hùng:
         
"...
Chiều hành quân
         Qua những đồi sim
         những đồi sim dài trong chiều không hết
         Màu tím hoa sim
         tím chiều hoang biền biệt
..."         
Ba tháng sau Hữu Loan  nhận được tin dữ v qua đời. Ninh chết quá thảm thương. Ông chạy về đến nơi thì mọi việc đã xong. Mẹ ngồi khóc bên mộ con chiếc bình hoa trong ngày cưới được mọi người dùng làm bình hương để thờ tự:         "...Chiếc bình hoa ngày cưới.
            
thành bình hương
         
Tàn lạnh vây quanh..."         Chiếc bình đặc biệt ấy ông Hữu Loan vẫn giữ đến tận bây giờ và được đặt trên bàn  thờ cô Ninh cùng với tấm ảnh cô chụp năm lên 10 tuổi. Vào một đêm mưa bão lớn nước tràn từ mái nhà xuống bàn thờ đã làm hỏng tấm ảnh duy nhất đó.         Ba người anh của cô Ninh mà ông Hữu Loan đã dạy học và đựợc nhắc đến ở ngay đầu bài thơ lúc đấy đang ở chiến trường Đông Bắc. Không hiểu thư từ đi lại khó khăn hay sao mà họ nhận được thư báo tin em gái mất rồi ít lâu sau mới nhận được thư báo tin người em gái lấy chồng.
         
Rất ít ai biết được về ba người anh của Ninh người anh cả Lê Đỗ Khôi là Chính ủy tiểu đoàn hy sinh chỉ vài giờ trước khi trận Điện Biên Phủ kết thúc. Người thứ hai là Lê Đỗ Nguyên tức Trung tướng Phạm Đình Cư nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị còn người anh thứ ba là Lê Đỗ An tức Nguyễn Tiên Phong nguyên Bí thư Trung ương Đoàn - Phó Ban dân vận Trung ương.         Trở về doanh trại với nỗi đau xé lòng Hữu Loan như người bị mất hồn. Trong nỗi đau tột cùng bài "Màu tím hoa sim" được viết ngay bên mộ vợ trên một cái quạt giấy. Bài thơ khóc vợ nổi tiếng của ông được chép tay nhau và lan truyền rất nhanh chóng trong quân đội theo suốt cuộc chiến tranh đầy máu lửa.
         
Mãi đến những năm 1993 ông thêm một đoạn ở cuối bài thơ. Gần 50 năm sau lời thơ của ông vẫn ai oán như xưa:
         
"...Ai hát
         vô tình hay ác ý với nhau
         Chiều hoang tím
         có chiều hoang biết
         Chiều hoang tím
         tím thêm màu da diết. ..
         nhìn áo rách vai
         tôi hát trong màu hoa:
         "Áo anh sứt chỉ đường tà
         Vợ anh mất sớm. ..!
         Màu tím hoa sim tím
         Tình tang lệ rớm. ..
         Ráng vàng ma và sừng rúc
         điệu quân hành
         Vang vọng chập chờn
         theo bóng những binh đoàn
         biền biệt hành binh
         vào thăm thẳm chiều hoang màu tím...
         Tôi ví vọng về đâu
         Tôi với vọng về đâu?
         - Áo anh nát chỉ dù. .. lâu!
         
Phần thêm vào một thời cũng gây xôn xao có những người thích phần thêm nhưng có người chỉ muốn bài thơ nguyên thủy đã ăn sâu vào tâm khảm. Hữu Loan giải thích rằng việc ông viết thêm chỉ để làm cho rõ thêm ý cuối bài.
         
Bài thơ đã được các nhạc sĩ miền Nam phổ nhạc. Phạm Duy nổi tiếng với bài "Áo anh sứt chỉ đường tà" còn Dzũng Chinh cũng đã phổ thành nhạc phẩm boléro "Những đồi hoa sim" Duy Khánh với bài "Màu tím hoa sim". Cho dù với  phong cách đối ngược nhau hoàn toàn các bản nhạc đều được rất đông người biết đến.
         
Khi người ta hỏi Hữu Loan rằng ông thích bài hát nào nhất trong số các  bản nhạc trên thì ông chỉ im lặng ánh mắt nhìn ra vườn hững hờ:
      
   
- Tôi không để ý chuyện người ta phổ nhạc tôi.         Bà Nhu người vợ sau của ông giải thích:
     
    
- Ông ấy không thích bài nào cả   khi phổ nhạc người ta đổi lời mất mấy đoạn rồi.
         
Và như thế từ đó đến nay ông không bao giờ bước chân ra khỏi cổng nhà nữa. Mỗi ngày ông ra chiếc võng trong vườn nằm nhìn ngắm các cây cối xung quanh. Gần đây người con út của ông bắt đầu tìm cách sưu tầm lại các bài thơ còn thất lạc của ông cũng có người đưa trả lại nhưng chủ yếu do ông Hữu Loan nhớ ra và đọc lại. Không biết bao giờ tập thơ mới xuất bản và có kịp khi ông vẫn còn sống hay không nhưng tên tuổi Hữu Loan cũng vẫn gắn chặt với Màu tím hoa sim được xem như một trong những bài thơ tình đau thương nhất của thế kỷ 20.

Thêm nhiều chi tiết về người con gái 'Màu tím hoa sim'

(VTC News) - Thêm nhiều chi tiết xúc động giờ mới kể về người con gái trong 'Màu tím hoa sim' của Hữu Loan sau ngày giỗ của ông hơn 1 tháng.  
“Màu tím hoa sim” là một trong những bài thơ tình thuộc loại hay nhưng có âm hưởng buồn nhất trong nền thi ca nước nhà, đến mức nhà văn Vũ Bằng đã phải thốt lên: “Cơn sầu của nhà thơ Hữu Loan được coi là tha thiết không kém cái sầu của Đường Minh Hoàng sau cái chết của Dương Quý Phi, một cái sầu “mang mang vô tuyệt kỳ”. 
‘Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội...’
Nhà thơ Hữu Loan kể: “Vào khoảng năm 1932-1933 gì đó, tôi được gia đình cho lên thành phố Thanh Hoá để theo học trung học. Đấy là một cố gằng phi thường của cha mẹ tôi. Nhà tôi nghèo lắm, cho tôi theo học, bố mẹ tôi đã phải làm thuê cuốc mướn quần quật suốt ngày”.
Thi sỹ Hữu Loan 
Được cái Hữu Loan rất thông minh. Ông học giỏi tới mức 60- 70 năm đã trôi qua rồi mà người làng Văn Hoàn (Nga Lĩnh, Nga Sơn, Thanh Hoá) quê ông vẫn lấy tấm gương ông ra để răn dạy con cháu mình.
“Ở Thanh Hoá thời bấy giờ có hai hiệu sách rất nổi tiếng. Một hiệu sách có tên là Hà Thành. Đây là hiệu sách của ông Trương Khâm, khi ấy là huynh trưởng hướng đạo sinh Hà Thành.
Còn hiệu sách thứ hai là hiệu Hoà Yên của bà Tham Kỳ (tức bà Đái Thị Ngọc Chất) ở 48 phố Lớn (Trần Phú hiện nay).
Bà Chất là vợ ông Lê Đỗ Kỳ, kỹ sư canh nông, có lúc làm Thanh tra canh nông Đông Dương; sau này từng làm Chủ tịch huyện Đông Sơn, rồi huyện Nông Cống, Thanh Hoá, là đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sau này ông Kỳ đưa cả gia đình ra Hà Nội sinh sống. Lũ học sinh chúng tôi thường ra hiệu sách của bà Tham Kỳ để mượn đọc”.
Bà Đái Thị Ngọc Chất là người rất yêu văn chương, thấy Hữu Loan nhà nghèo nhưng lại ham học nên rất quý. Bà thường “đàm đạo” thơ văn với Hữu Loan.
Phần vì trọng tài, phần vì nể phục tư chất thông minh và khảng khái của chàng trai nên bà Chất bàn với chồng mời Hữu Loan về làm gia sư cho 3 người con trai của mình.
Trong bài thơ “Màu tím hoa sim” Hữu Loan viết rất thật: “Nhà nàng có ba người anh đi bộ đôi...”.
Người con trai cả của ông bà Tham Kỳ là Lê Hữu Khôi, tham gia kháng chiến chống Pháp, hy sinh (năm 1954) chỉ vài giờ trước khi đơn vị của ông bắt sống tướng De Castri, hoàn thành thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
Người con thứ hai là Lê Đỗ Nguyên, chính là Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Người con trai thứ ba mà Hữu Loan làm gia sư là Lê Đỗ An, sau này lấy tên là Nguyễn Tiên Phong, nguyên Bí thư Trung ương Đoàn (đã mất). “Chúng tôi tham gia hoạt động cách mạng nên mỗi người chọn cho mình một bí danh.
Tôi lấy tên là Phạm Hồng Cư bởi tôi thuộc tiểu đội Phạm Hồng Thái. Còn cậu em Lê Đỗ An được Cán bộ phụ trách thiếu niên xứ đặt cho tên là Nguyễn Tiên Phong”- Trung tướng Phạm Hồng Cư nhớ lại.
Lê Đỗ Thị Ninh là cô con gái kế tiếp của vợ chồng ông Tham Kỳ. “Các em nàng có em chưa biết nói...”. “Người em chưa biết nói mà nhà thơ Hữu Loan nói tới trong bài thơ chính là em Lê Thị Như Ý, sau này là giáo viên, hiện đã nghỉ hưu tại Hà Nội”- Trung tướng Phạm Hồng Cư nói.        

‘Yêu nàng như tình yêu em gái…’

Trung tướng Hồng Cư 
Khi Hữu Loan đến làm gia sư trong nhà ông bà Tham Kỳ thì ông đã 18 tuổi (Hữu Loan sinh năm 1916) còn Lê Đỗ Thị Ninh còn là một cô bé vài ba tuổi. Ông đã viết rất thực: “Yêu nàng như tình yêu em gái”.
Ông coi Lê Đỗ Thị Ninh như em gái thật. “Hữu Loan làm gia sư cho ba anh em chúng tôi. Ông là người cương trực, đầy dũng khí và có lòng yêu nước. Cả gia đình tôi ai cũng quý trọng ông. Chính Hữu Loan là người gieo vào tôi tình yêu văn chương và nó theo tôi suốt cả cuộc đời”- Trung tướng Phạm Hồng Cư kể.
“Nhưng hình như ngay từ lúc tôi bước chân tới nhà bà Tham Kỳ thì bà cụ đã có ý gán Ninh cho tôi. Bà rất quý tôi, dành cho tôi nhiều ưu ái. Tôi ở trong nhà một thời gian thì dọn đi vì bà không chịu lấy tiền nhà, nhưng khi tôi ngã ốm thì bà lại đưa về nhà nuôi.
Lê Đỗ Thị Ninh khi ấy còn nhỏ nhưng đã rất có cá tính. Nàng không thích lụa là mà chỉ thích mặc áo vải. Như duyên tiền định, mặc dù trong nhà không ít người làm, nhưng nàng vẫn thường tự rút quần áo của tôi phơi ngoài sân”- Hữu Loan nhớ lại.
Khi Lê Đỗ Thị Ninh lớn lên đi học thì Hữu Loan đã trở thành thầy dạy Pháp văn tại một trường tư thục ở Thành phố Thanh Hoá. Hàng ngày bà Tham Kỳ cho xe kéo tay đưa cô Ninh đi học, sau đó đưa Hữu Loan đến trường.
Lê Đỗ Thị Ninh học đến lớp năm thì Nhật ném bom nên đành phải thôi học. “Em Ninh là một cô bé hiền thục và chăm làm lắm. Bố tôi chuyển ra Hà Nội làm ở Bộ Canh nông, ba anh em chúng tôi ra Hà Nội học rồi tham gia cách mạng.
Mẹ và em Ninh phải về ấp Thị Long (Nông Cống, Thanh Hoá), nơi gia đình chúng tôi có mấy mẫu ruộng, đồng thời cũng là để nuôi bà ngoại tôi bị ốm nặng nằm liệt (tai biến mạch máu não).
Mẹ tôi phải túc trực bên bà nên mọi chuyện như làm ruộng, nuôi gà, chăn vịt... đều dồn hết lên vai em Ninh”- Trung tướng Hồng Cư kể. Tuy nhiên chuyện chỉ mới dừng ở đấy, bởi vì đối với Hữu Loan khoảng cách tuổi tác giữa hai người quá lớn (16 tuổi) và ông vẫn coi Ninh như em gái.
‘Nàng cười xinh xinh, bên anh chồng độc đáo...’
Sau cách mạng Tháng Tám Hữu Loan trở thành Uỷ viên văn hoá trong Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách 4 ty: giáo dục, thông tin, công chính và thương chính.
Khi khai mạc “Tuần lễ vàng” ông viết và đọc một bài diễn văn hùng hồn khiến nhiều người dân, trong đó có cô Lê Đỗ Thị Ninh lúc ấy đã 15 tuổi, vô cùng xúc động, đã bỏ tất cả vòng tay, hoa tai vàng ra để hiến cho cách mạng.
Khoảng năm 1947, Hữu Loan làm chủ bút báo “Chiến sỹ” đóng ở miền Trung, dưới quyền có Vũ Cao, tác giả bài thơ “Núi đôi” nổi tiếng và Nguyễn Đình Tiên, tác giả cuốn “Chân dung tướng nguỵ Sài Gòn”.
Nguyễn Đình Tiên là cậu họ của Lê Đỗ Thị Ninh. Một lần trên đường từ Thanh Hoá vào đơn vị Nguyễn Đình Tiên đã nói với Hữu Loan: “Tao thấy con bé Ninh đem va ly quần áo của mày ra phơi và chải đấy”.
Hữu Loan ngồi im lặng. Nguyễn Đình Tiên nói thêm: “Hình như chị Kỳ muốn gã nó cho mày”. Hữu Loan gạt đi: “Nó còn nhỏ quá, tao coi nó như em gái mình, lấy làm sao được mà lấy”.
Nguyễn Đình Tiên mắng át đi: “Mày lạc hậu lắm. Chi Kỳ dành cho mày mà mày lại không nhận là mày bạc lắm”. Hữu Loan vẫn phân vân. Nguyễn Đình Tiên bồi thêm: “Thôi được rồi để tao thu xếp cho”.
 

Hôm ấy ngồi trong một quán nhỏ ở Thanh Hóa, anh báo cho tôi biết cái tin đột ngột: Lê Đỗ Thị Ninh vừa mất. Bàn tay anh cầm cốc nước run lên bần bật, nước bắn tung tóe xuống bàn, mặt anh tái xanh…

Nhà thơ Vũ Cao
 
Sau đó Hữu Loan nhận được thư của bà Tham Kỳ gửi vào. Ngày mùng 6 tháng hai (âm lịch) năm 1948, đám cưới của Hữu Loan và Lê Đỗ Thị Ninh được tổ chức tại ấp Thị Long.
Đám cưới đúng như Hữu Loan tả trong thơ: “Tôi mặc đồ quân nhân/ đôi giày đinh/ bết bụi đất hành quân/ nàng cười xinh xinh/ bên anh chồng độc đáo”.
Hữu Loan nghỉ phép ở bên người vợ trẻ được một thời gian, trong đó có ít ngày hai vợ chồng về thăm quê ông ở Nga Lĩnh, Nga Sơn.
Hữu Loan kể rằng có lần hai vợ chồng đi chơi với nhau ở phố Thanh Hóa, Hữu Loan 33 tuổi, để râu ria rậm rạp tự thấy mình già, đi bên cạnh người vợ mới 17 tuổi thì ngượng nên cứ cố ý tụt lại sau.
Người vợ trẻ kéo ông đi cạnh mình rồi bảo: “Em thích có người chồng già như anh”.

‘Tôi về không gặp nàng…’                               

Sau “Tuần trăng mật” Hữu Loan từ biệt người vợ trẻ trở lại đơn vị lúc ấy đang đóng quân ở Thọ Xuân (Thanh Hóa), cách nhà chừng 100 cây số.
Thỉnh thoảng chủ nhật Hữu Loan tranh thủ về thăm vợ. Hạnh phúc của họ thật ngắn ngủi, gần 4 tháng sau ngày cưới, ngày 29 tháng 5 (âm lịch) năm 1948, Lê Đỗ Thị Ninh bị chết đuối tại ấp Thị Long khi đang giặt ở sông Chuồng.
“Gió sớm thu về/ rờn rợn nước sông…”. Con sông dữ, mùa nước lũ ở vùng núi Nưa nước cuồn cuộn đổ về, nàng ra sông giặt, trượt chân ngã và bị nước cuốn đi.
“Tôi về/ không gặp nàng. / Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối/ chiếc bình hoa ngày cưới/ thành bình hương/ tàn lạnh vây quanh”.
Khó hình dung nổi nỗi đau của Hữu Loan khi nghe tin vợ mất, nàng  còn  quá  trẻ: “Tóc nàng xanh xanh/ ngắn chưa đầy búi. /Em ơi giây phút cuối/ không được nghe nhau nói/ không được nhìn nhau một lần”.
Nhà thơ Vũ Cao sau này kể lại: “Hôm ấy ngồi trong một quán nhỏ ở Thanh Hóa, anh báo cho tôi biết cái tin đột ngột: Lê Đỗ Thị Ninh vừa mất. Bàn tay anh cầm cốc nước run lên bần bật, nước bắn tung tóe xuống bàn, mặt anh tái xanh…”.
Và rồi ba người anh của nàng cũng bàng hoàng. Trung tướng Phạm Hồng Cư kể: “Vào thời gian em Ninh mất tôi và anh Khôi đang ở mặt trận, còn chú Lê Đỗ An (tức Nguyễn Tiên Phong) thì đang công tác ở Trung ương đoàn.
Năm 1949 tôi được điều về làm ở phòng chính trị Cục quân huấn của Cục Chính trị Bộ quốc phòng (nay là Tổng Cục chính trị), trong một lần đi họp có gặp anh Võ Trí Sơn, bạn thân của anh Hữu Loan, đồng thời cũng là người bạn của gia đình chúng tôi.
Anh Sơn bảo: “Em Ninh chết rồi, em chết đuối”. Tôi choáng váng. Anh Sơn bảo tiếp: “Nó lấy Hữu Loan đấy”. Lúc bấy giờ tôi mới biết em Ninh đã lấy nhà thơ Hữu Loan”.
Đúng như Hữu Loan viết trong bài thơ: “Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc/ biết tin em gái mất/ trước khi em lấy chồng”.
Hữu Loan viết “Màu tím hoa sim” năm 1949, khi đang dự chỉnh huấn ở Nghệ An. Ông viết liền một mạch, xong trong vòng hai tiếng đồng hồ, gần như hoàn chỉnh luôn, sau này ông chỉ sửa thêm rất ít.
Nó là một phần của cuộc đời Hữu Loan, mà có thể lại là phần đẹp và buồn nhất, nên cho dù ông viết rất thật, rất mộc mạc, nói như Vũ Bằng là “không có gọt rũa, không có văn chương gì cả”, hay như Vũ Cao “không có chữ nghĩa gì cả”, nhưng lại có sức lay động tột cùng và có sức sống mãnh liệt ngay cả trong những giai đoạn mà tác giả và tác phẩm không được thừa nhận.
Lê Thọ Bình

Thi sĩ Màu tím hoa sim đã an nghỉ trên đồi sim

19/03/2010 18:15 GMT+7
    TTO - Sáng nay 19-3, nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội Nhà văn VN - đã về viếng nhà thơ Hữu Loan vừa qua đời. Thi sĩ Hữu Loan - tác giả bài thơ nổi tiếng Màu tím hoa sim - qua đời tại nhà riêng ở thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) vào lúc 19g ngày 18-3 (tức ngày 3 tháng 2 năm Canh Dần), hưởng thọ 95 tuổi.
    Thi sĩ Màu tím hoa sim đã an nghỉ trên đồi sim
    iskK6rWl.jpg
    Nhà thơ Hữu Loan - Ảnh: tư liệu
    TTO - Sáng nay 19-3, nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội Nhà văn VN - đã về viếng nhà thơ Hữu Loan vừa qua đời. Thi sĩ Hữu Loan - tác giả bài thơ nổi tiếng Màu tím hoa sim - qua đời tại nhà riêng ở thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) vào lúc 19g ngày 18-3 (tức ngày 3 tháng 2 năm Canh Dần), hưởng thọ 95 tuổi.
    Nhà thơ Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916 tại thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh. Ông đỗ tú tài năm 1943, từng đi dạy học, tham gia Mặt trận bình dân, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa).
    Nghe đọc bài thơ Màu tím hoa sim của Hữu Loan - Giọng ngâm: Tô Kiều Ngân
    Nghe bài hát Áo anh sứt chỉ đường tà - Nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Hữu Loan - Giọng ca: Đức Tuấn
    Năm 1943, ông về quê gầy dựng phong trào Việt Minh. Khi Cách mạng tháng Tám diễn ra, ông làm phó chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn học, xuất bản tại Hà Nội.
    Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Ủy viên văn hóa trong Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: giáo dục, thông tin, thương chính và công chính.
    Bước sang cuộc kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội nhân dân Việt Nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông có thời gian làm việc tại báo Văn nghệ (Hội nhà văn VN). Sau đó, ông về sinh sống tại quê nhà đến khi qua đời.
    Nói đến gia tài thơ của thi sĩ Hữu Loan, người yêu thơ nhớ đến bài thơ Đèo cả mở đầu sự nghiệp thi ca của ông, đã vang danh khắp chiến trường kháng chiến chống Pháp.
    Sau đó, khi người vợ đầu tiên của ông là bà Lê Đỗ Thị Ninh mất tại quê nhà (năm 1949), thi sĩ nghe tin dữ khi đang trên đường hành quân khiến ông đã viết lên những vần thơ bất hủ Màu tím hoa sim đi sâu vào lòng người đọc cho đến tận bây giờ.
    Bài thơ này đã được Công ty cổ phần điện tử Tân Bình (VTB Viettronics Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) mua bản quyền với giá 100 triệu đồng vào năm 2004.
    rnWnHotV.jpg
    Nhà thơ Hữu Loan và vợ - bà Phạm Thị Nhu năm 2009 - Ảnh tư liệu
    Được biết, gần hai năm qua, thi sĩ Hữu Loan bị bệnh thấp khớp nặng. Dù được gia đình và các thầy thuốc chăm sóc chu đáo, tận tình, nhưng do tuổi cao, sức yếu, thi sĩ đã ra đi ở tuổi 95.
    Lễ phát tang diễn ra lúc 1 giờ 30 phút sáng nay 19-3, lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ 30 phút tại nghĩa trang quê nhà.
    Sáng 19-3, đoàn cán bộ của huyện Nga Sơn và nhiều đoàn cán bộ trong, ngoài tỉnh đã đến viếng thi sĩ Hữu Loan.
    Chiều 19-3, đoàn cán bộ Hội Nhà văn VN cùng đại diện xã Nga Lĩnh và gia đình đã làm lễ truy điệu thi sĩ Hữu Loan, sau đó đưa tiễn ông về an nghỉ tại nghĩa trang quê nhà trên đồi hoa sim tím.
    Thi sĩ Màu tím hoa sim đã an nghỉ trên đồi sim Phóng to
    Bà Phạm Thị Nhu, vợ nhà thơ Hữu Loan, thắp hương cho người chồng vừa đi xa - Ảnh: Hà Đồng
    Thi sĩ Màu tím hoa sim đã an nghỉ trên đồi sim Phóng to
    Nhà thơ Hữu Thỉnh (bìa phải) thắp hương viếng cố nhà thơ Hữu Loan - Ảnh: Hà Đồng
    Màu tím hoa sim là một bài thơ rất nổi tiếng của nhà thơ Hữu Loan, được sáng tác năm 1949 tại Thanh Hoá, vào thời điểm được cho là sau khi người vợ đầu tiên của tác giả qua đời.
    Bài thơ xuất hiện đầu tiên trên tờ Trăm Hoa của Nguyễn Bính và cũng được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc thành những bài hát nổi tiếng.
    daPBIayL.jpg
    Bản chép tay của bài thơ Màu tím hoa sim có chữ ký của nhà thơ Hữu Loan
    Nàng có ba người anh đi bộ đội Những em nàng Có em chưa biết nóiKhi tóc nàng xanh xanh
    Tôi người Vệ quốc quân xa gia đình Yêu nàng như tình yêu em gái Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới
    Tôi mặc đồ quân nhân đôi giày đinh bết bùn đất hành quân Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo Tôi ở đơn vị về Cưới nhau xong là đi Từ chiến khu xa Nhớ về ái ngại Lấy chồng thời chiến binh Mấy người đi trở lại Nhỡ khi mình không về thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê...
    Nhưng không chết người trai khói lửa Mà chết người gái nhỏ hậu phương
    Tôi về không gặp nàng Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn lạnh vây quanh
    Tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi Em ơi giây phút cuối không được nghe nhau nói không được trông nhau một lần
    Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím áo nàng màu tím hoa sim Ngày xưa một mình đèn khuya bóng nhỏ Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa...
    Một chiều rừng mưa Ba người anh trên chiến trường đông bắc Được tin em gái mất trước tin em lấy chồng Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
    Đứa em nhỏ lớn lên Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị Khi gió sớm thu về cỏ vàng chân mộ chí
    Chiều hành quân Qua những đồi hoa sim Những đồi hoa sim những đồi hoa sim dài trong chiều không hết Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau Chiều hoang tím có chiều hoang biết Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
    Nhìn áo rách vai Tôi hát trong màu hoa Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu... Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm Tím tình ơi lệ ứa Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím Tôi ví vọng về đâu Tôi với vọng về đâu Áo anh nát chỉ dù lâu...
    p2CXEUWh.jpg
    Nhà thơ Hữu Loan và các bạn văn nhiều thế hệ - Ảnh tư liệu
    Nhà thơ Hữu Loan suốt đời mình luôn khắc ghi hình bóng người vợ đầu. Sau bài thơ Màu tím hoa sim bốn mươi hai năm, ông lại làm bài thơ này hồi tưởng lại đêm tân hôn đầu tiên của mình. Bài thơ vẫn đúng chất hồn và giọng điệu Hữu Loan, đầy ắp cảm giác cảm xúc đôi lứa tình yêu. Đây còn được gọi là bài Tục Màu tím hoa sim.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét