Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 536

(ĐC sưu tầm trên NET)

Khán đài trống vắng trong ngày Công Phượng lập siêu phẩm

Lê Thương, Theo Trí Thức Trẻ 21:59 22/12/2016

Trái ngược với trận ra quân của U21 HAGL, có rất ít khán giả đến sân Thống Nhất xem màn trình diễn của Công Phượng và các đồng đội.

Khán đài trống vắng trong ngày Công Phượng lập siêu phẩm - Ảnh 1.
Sau trận đấu đầu tiên với gần 1,5 vạn khán giả có mặt trên sân Thống Nhất, cuộc đọ sức giữa HAGL và Gangwon chứng kiến một hình ảnh buồn trên khán đài khi có rất nhiều chỗ trống. Chỉ có khoảng 5 nghìn người đến sân để xem Công Phượng và các đồng đội thi đấu. Một điều lạ lẫm mỗi khi đội bóng của bầu Đức ra sân ở giải đấu này.
Khán đài trống vắng trong ngày Công Phượng lập siêu phẩm - Ảnh 2.
Màn trình diễn kém cỏi của U21 HAGL ở trận đấu gặp U21 Thái Lan là nguyên nhân khiến khán đài sân Thống Nhất trống vắng đến thế.
Khán đài trống vắng trong ngày Công Phượng lập siêu phẩm - Ảnh 3.
Ngay cả hội CĐV VFS, một hội luôn nổi tiếng cuồng nhiệt và có số lượng đông đảo đến sân cổ vũ cũng chỉ có vài chục người. Thậm chí, xuyên suốt trận đấu họ gần như chỉ ngồi xem chứ không cổ vũ nhiệt tình như thường lệ.
Khán đài trống vắng trong ngày Công Phượng lập siêu phẩm - Ảnh 4.
Trước một U21 Gangwon gồm toàn những cầu thủ 17-18 tuổi và đang là học sinh cấp 3, các cầu thủ HAGL dễ dàng nắm giữ thế trận. Công Phượng là người có cơ hội đầu tiên, nhưng cú tâng bóng qua đầu thủ môn của Phượng lại đưa bóng đi trúng xà ngang. Xuyên suốt hiệp 1, Công Phượng vẫn chưa thể hiện được khả năng của mình.
Khán đài trống vắng trong ngày Công Phượng lập siêu phẩm - Ảnh 5.
Trong khi Công Phượng mờ nhạt thì sự năng nổ của Văn Toàn đã tạo nên sự khác biệt của trận đấu. Cầu thủ số 9 liên tiếp có 2 pha đi bóng tốc độ để loại bỏ hậu vệ đối phương và lập cho mình cú đúp trước khi hiệp 1 khép lại.
Khán đài trống vắng trong ngày Công Phượng lập siêu phẩm - Ảnh 6.
Sang hiệp 2, dù các cầu thủ Gangwon bất ngờ có bàn gỡ 1-2, nhưng càng đá họ càng thể hiện dấu hiệu xuống sức, Công Phượng có nhiều khoảng trống xâm nhập vòng cấm địa của đối phương với những pha đột phá quen thuộc. Công Phượng đã có một số tình huống dứt điểm nguy hiểm cho thấy mình đang dần lấy lại được sự tự tin vốn có.
Khán đài trống vắng trong ngày Công Phượng lập siêu phẩm - Ảnh 7.
Đến phút 83, những nỗ lực của Công Phượng cũng được đền đáp với pha solo qua 3 hậu vệ đối phương trước khi tung ra cú sút căng hạ gục thủ thành U21 Gangwon ấn định chiến thắng 3-1 cho U21 HAGL.
Khán đài trống vắng trong ngày Công Phượng lập siêu phẩm - Ảnh 8.
Bàn thắng này giúp Công Phượng cởi bỏ được rất nhiều áp lực về tâm lý sau một thời gian rất dài thi đấu không tốt. Thời gian vừa qua, Công Phượng là tâm điểm của sự chỉ trích từ chính những người hâm mộ đã từng ủng hộ anh.
Khán đài trống vắng trong ngày Công Phượng lập siêu phẩm - Ảnh 9.
Số ít khán giả trên sân phấn khích và gọi vang tên Công Phượng. Bàn thắng của Công Phượng cùng chiến thắng đầy khó nhọc của U21 HAGL hy vọng sẽ là tín hiệu tốt để trận bán kết lượng khán giả đến sân sẽ đông hơn. Ở trận bán kết, U21 HAGL sẽ đối đầu với U21 Yokohama FC.

TPHCM buộc Xi măng Hà Tiên 1 phải rời khỏi Thủ Đức


Văn Nam
Thứ Năm,  22/12/2016, 18:33 (GMT+7)
Chia sẻ:




Hoạt động bốc dỡ tại trạm nghiền xi măng Hà Tiên 1 - Ảnh: TL.

(TBKTSG Online) - UBND TPHCM vừa yêu cầu Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 chấm dứt hoạt động của trạm nghiền xi măng Thủ Đức trước ngày 31-12-2016 và có phương án di dời trạm này đến nơi khác.
Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 đã đề xuất được di dời hoạt động của trạm nghiền xi măng của công ty này tại Thủ Đức về trạm nghiền Phú Hữu tại quận 9. Tuy nhiên, căn cứ theo Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của TPHCM, chính quyền thành phố đã không chấp thuận việc di dời này.
UBND thành phố trong một thông báo ngày 17-12 vừa qua đã đề nghị Công ty Xi măng Hà Tiên 1 tìm địa điểm di dời khác phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành vật liệu xây dựng của thành phố, đồng thời chấm dứt hoạt động của trạm nghiền Thủ Đức trước ngày 31-12-2016 như cam kết trước đó của doanh nghiệp này.
UBND thành phố giao UBND quận Thủ Đức, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố giám sát chặt chẽ việc ngưng hoạt động và di dời trạm nghiền Thủ Đức của Công ty Xi măng Hà Tiên 1, đảm bảo tuân thủ đúng quy định và không gây ô nhiễm môi trường.
Tại sao chính quyền thành phố lại có thái độ cương quyết với trạm nghiền Thủ Đức của xi măng Hà Tiên 1?
Câu trả lời là đã hơn 10 năm qua, nhiều cơ sở sản xuất tại TPHCM nằm trong danh sách buộc phải di dời do gây ô nhiễm môi trường, nhưng đến nay vẫn chưa chịu đi, buộc chính quyền thành phố phải tính đến những giải pháp mạnh tay hơn như cắt điện, cắt nước, cưỡng chế thu hồi đất, ngưng sản xuất để buộc di dời.
Trạm nghiền Thủ Đức của Công ty Xi Măng Hà Tiên 1, diện tích 104 héc ta tại quận Thủ Đức, nằm trong diện phải di dời từ năm 2003 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường trước đây, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đề xuất được di dời trạm nghiền Thủ Đức về Khu công nghiệp Phú Hữu (quận 9). Tuy nhiên đề xuất này đã không được các sở ngành chấp nhận vì lo ngại sẽ gây ô nhiễm cho các khu dân cư lân cận khu vực này.
Lãnh đạo UBND thành phố trong một lần làm việc với doanh nghiệp này cũng nhấn mạnh Công ty Xi măng Hà Tiên 1 có thể chọn phương án phù hợp hơn như phát triển khâu đóng bao, phân phối tại TPHCM chứ không thể phát triển khâu nghiền xi măng bởi không phù hợp với quy hoạch ngành sản xuất vật liệu xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị.
Điều đáng chú ý là trạm nghiền xi măng Hà Tiên 1 tại Thủ Đức nằm tại cửa ngõ phía đông thành phố nơi sẽ có các công trình trọng điểm trục giao thông cửa ngõ sẽ đi vào hoạt động như tuyến metro số 1 chuẩn bị hoạt động từ năm 2020, gắn liền với việc phát triển khu đô thị đại học, dịch vụ y tế chất lượng cao khu vực phía đông thành phố.
Tính đến giữa năm 2015, theo báo cáo của đại diện Công ty xi măng Hà Tiên 1 thì công ty này đã giảm công suất trạm nghiền Thủ Đức từ 1,7 triệu tấn/năm xuống còn 1 triệu tấn/năm và đại diện doanh nghiệp này khi đó cũng từng cam kết bằng mọi giá đến ngày 31-12-2016 Hà Tiên 1 sẽ di dời, không còn sản xuất xi măng tại Thủ Đức nữa.
 

Biển số xe chỉ một loại?

22/12/2016 23:11

Theo Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Lào Cai và Cục trưởng Cục CSGT - Bộ Công an, chỉ nên có một loại biển số xe thống nhất để tạo sự bình đẳng khi tham gia giao thông

Sáng 22-12, tại Hội nghị An toàn giao thông (ATGT) Việt Nam năm 2016 diễn ra ở Hà Nội, ông Trần Ngọc Sơn - Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Lào Cai - đề nghị chỉ nên cho phép đăng ký một loại biển số xe thay vì có biển màu xanh, biển màu trắng như hiện nay.
Còn ưu ái xe biển xanh
Theo ông Trần Ngọc Sơn, ra đường có xe mang biển số màu trắng lại có xe biển xanh; trong xe biển xanh lại chia ra xe trung ương, xe địa phương, như thế là không bình đẳng.
“Thực tế, khi lưu thông trên đường, nhiều xe mang biển số màu xanh vi phạm pháp luật về giao thông nhưng không bị xử phạt. Vừa qua, chúng ta thấy khi người dân phát hiện xe biển xanh vi phạm đã rất bức xúc, tập trung truy đuổi để giao cơ quan chức năng” - ông Sơn cho hay. Ông đề xuất cơ quan quản lý chỉ cho đăng ký một màu biển xe, trong đó chia ra các loại xe khác nhau. Chẳng hạn, xe con một loại, xe tải một loại. “Điều này ở bên Trung Quốc đã làm” - ông Sơn thuyết phục.

Ô tô lưu thông trên đường chỉ nên mang biển số có cùng một màu Ảnh: Hoàng Triều
Ô tô lưu thông trên đường chỉ nên mang biển số có cùng một màu Ảnh: Hoàng Triều

Đề xuất của Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Lào Cai nhận được sự ủng hộ của Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục CSGT - Bộ Công an. Theo ông Hà, ngoài xe quân đội có đặc thù, các xe còn lại cần quy định một màu biển số xe.
“Tôi rất đồng tình với ý kiến trên. Điều đó rất đúng. Bây giờ, biển số xe của người dân một màu, nhà nước một màu. Nhiều trường hợp xe mang biển kiểm soát 80 lưu thông trên đường vẫn vi phạm. Ra đường ông nào cũng to cả” - Cục trưởng Cục CSGT nêu thực trạng. Theo ông, hiện lực lượng CSGT vẫn xử lý nghiêm cả xe biển xanh vi phạm chứ không có sự châm chước.
“Trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, sau khi có hệ thống giám sát, chúng tôi đã yêu cầu cán bộ, chiến sĩ nếu phát hiện xe biển xanh vi phạm phải gửi thông báo về cơ quan, thực hiện xử phạt. Không ai được đứng trên pháp luật cả” - ông Hà khẳng định, đồng thời cho biết thời gian tới, nếu sửa Luật Giao thông đường bộ thì sẽ kiến nghị gom các loại biển số thành một loại.
Không thể đứng trên pháp luật
Trao đổi với báo chí sau khi đưa ra đề xuất như trên, ông Trần Ngọc Sơn cho biết ý kiến bỏ biển xe màu xanh chắc chắn sẽ “đụng chạm đến người nào đó”.
Lý giải về việc đưa ra ý tưởng này, ông Sơn cho rằng chúng ta đã có Luật Giao thông đường bộ và mọi người phải bình đẳng. “Trong quy định, không có điều nào nói rằng xe mang biển màu xanh vi phạm thì không bị xử lý. Dù trong tất cả quy định pháp luật, tất cả đều công bằng nhưng thể hiện trên thực tế lại không như vậy” - ông Sơn băn khoăn.
Theo ông Sơn, để tránh cho người thực thi công vụ khỏi phải làm điều không đúng, tránh để nhân dân thấy việc đó không bình đẳng thì nên duy trì một loại biển kiểm soát. “Trong đó, chia theo loại xe như xe con riêng, xe khách riêng, xe tải riêng. Chúng ta nên quản lý theo đúng luật quy định chứ không quản lý theo chủ sở hữu là nhà nước hay tư nhân, doanh nghiệp, nước ngoài” - ông Sơn bày tỏ.
Trả lời về việc có ý kiến cho rằng nên phân loại màu của biển số xe để phục vụ các đối tượng ưu tiên khi lưu thông, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Lào Cai khẳng định đối với xe ưu tiên đi làm công vụ đã có đèn, cờ, xe dẫn đoàn theo đúng quy định. “Xe mang biển số xanh trong quy định cũng đâu có ưu tiên?” - ông Sơn đặt vấn đề. Theo ông, điều quan trọng là mọi người tham gia giao thông cần bình đẳng trước pháp luật dù người lái xe là ai, thuộc cơ quan nào, tổ chức nào.
“Điều đó thể hiện trong luật rất rõ rồi. Bây giờ, để tránh cho người thực thi công vụ không có sự lạm dụng hay e ngại trong xử lý thì phải cấp một loại biển số duy nhất cho phù hợp. Vấn đề là chúng ta đứng trên lợi ích của toàn xã hội hay của một nhóm người nào đó. Nếu đứng trên lợi ích của một nhóm người thì không bàn” - ông Sơn nói.

Mỗi ngày, 24 người chết vì tai nạn giao thông
Hội nghị ATGT Việt Nam năm 2016 do Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia, chủ trì.
Nhấn mạnh tai nạn giao thông (TNGT) đã liên tục được kéo giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương trong những năm qua nhưng Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng chỉ ra rằng tình hình trật tự ATGT vẫn còn diễn biến phức tạp; TNGT còn ở mức cao, ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, các trục giao thông chính và các đầu mối giao thông trọng điểm còn diễn biến khó lường. Theo đó, mỗi ngày nước ta vẫn còn 24 người chết và gần 60 người thương tật vĩnh viễn do TNGT. Mỗi buổi sáng hay buổi chiều, vẫn còn cảnh hàng dài xe ùn ứ trên các tuyến giao thông ra vào thủ đô Hà Nội, TP HCM và hàng chục chuyến bay phải vòng đi vòng lại nhiều lần trên bầu trời để chờ hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.

Văn Duẩn

TPHCM: Thu phí ô tô vào trung tâm từ 30.000 đến 50.000 đồng?

Thứ Sáu, ngày 23/12/2016 00:40 AM (GMT+7)
Sự kiện: Thời sự
Sau nhiều năm “ngủ yên”, đề án thu phí ô tô vào khu vực trung tâm TPHCM lại được đưa ra bàn và dự kiến sẽ triển khai thực hiện trong thời gian tới như là một trong những giải pháp cấp bách giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông đang ngày càng trầm trọng tại TPHCM.
TPHCM: Thu phí ô tô vào trung tâm từ 30.000 đến 50.000 đồng? - 1
Trung tâm TPHCM trở nên chật chội vì lưu lượng ô tô ra vào quá lớn.
Trưa 22/12, ông Lâm Thiếu Quân, giám đốc công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong (ITD) cho biết đã làm việc với Sở GTVT TPHCM khởi động lại đề án thu phí ô tô vào khu vực trung tâm.
“Sở GTVT yêu cầu hoàn chỉnh, bổ sung ba nội dung quan trọng trong đề án là mức thu, công nghệ thu phí và cơ sở pháp lý của việc thu phí”, ông Quân nói.
ITD là đơn vị đã được UBND TPHCM giao lập đề án thu phí ô tô vào trung tâm từ năm 2012. Đề án này đã được lấy ý kiến các sở ban ngành nhưng sau đó bị gác lại vì nhiều lý do.
Theo đề án năm 2012, cổng thu phí tự động sẽ được xây trên các tuyến đường vào trung tâm. Cụ thể, 36 cổng thu phí tự động sẽ được xây trên các tuyến đường bao quanh quận 1, 3 và vùng giáp ranh với quận 5, 10. Tại cổng sẽ lắp các thiết bị tính phí và camera chuyên dụng để nhận dạng các loại xe.
ITD đề xuất mức thu phí ô tô vào nội ô là 30.000 đồng/lượt đối với xe du lịch, 50.000 đồng/lượt với các loại xe còn lại (thu chiều đi vào, chiều đi ra không thu). Xe buýt và xe công vụ được miễn thu phí. Mức thu sẽ điều chỉnh tùy vào giờ cao điểm hay thấp điểm trong khung giờ từ 6 - 20h hàng ngày và do HĐND thành phố quyết định.
“Sau nhiều năm, nếu muốn khởi động lại thì phải nghiên cứu kỹ, chứ không thể thấy kẹt xe là đưa ra áp dụng bởi hiện nay lượng xe thay đổi, công nghệ thay đổi, tình hình kinh tế cũng thay đổi so với bốn năm trước”.
TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông
Về công nghệ, việc thu phí ô tô vào trung tâm TP.HCM  sử dụng công nghệ tự động không dừng. Các vị trí thu phí sẽ lắp camera chuyên dụng để nhận dạng các loại xe ô tô. Các chủ xe phải tự lắp thiết bị nộp phí tương thích với thiết bị thu phí tự động qua các trạm thu phí không dừng. Hệ thống thu phí tự động sẽ tự động trừ tiền vào tài khoản chủ xe hoặc trừ vào số tiền mà chủ xe đã nộp sẵn trong thiết bị. Thiết bị này đang bán trên thị trường với giá khoảng 50.000 đồng/thiết bị.
Trường hợp các xe không lắp thiết bị thu phí thì khi đến trạm hệ thống sẽ báo xe không qua được. Xe đã lắp thiết bị nhưng chủ xe không chịu trả phí thì hệ thống camera sẽ chụp lại biển số xe. CSGT sẽ căn cứ vào hình ảnh để xử phạt nguội.
TPHCM: Thu phí ô tô vào trung tâm từ 30.000 đến 50.000 đồng? - 2
Khu vực dự kiến thu phí ô tô vào trung tâm.
Theo đề xuất của ITD, khu vực thu phí được bao quanh bởi các tuyến đường 3 tháng 2, Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Kiệt, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Phúc Nguyên (giao với đường CMT8) và tuyến đường Hoàng Sa dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án là 1.200 tỷ đồng. Theo ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT), dự án được thực hiện theo hình thức PPP (hợp tác công - tư). Mục tiêu của đề án hướng đến là kéo giảm ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô. Thu phí để các lái xe cân nhắc không vào trong trung tâm nếu không thực sự cần thiết.
Đại diện Sở GTVT thừa nhận việc triển khai đề án thu phí còn nhiều trở ngại. Ngoài phản ứng của người dân, các khó khăn về mặt pháp lý, giá vé, chế tài, chủ đầu tư dự án phải tính đến việc bố trí bãi đậu xe, việc trung chuyển người đi vào trung tâm.
Muốn triển khai đề án, TPHCM phải báo cáo Trung ương. Để tạo sự đồng thuận từ phía người dân, Sở GTVT sẽ nghe ý kiến người dân, phản biện của và các nhà khoa học và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM.
Theo TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, việc thu phí vào trung tâm thành phố đã được tính từ lâu nhưng do không khả thi nên không triển khai. Sau nhiều năm, nếu muốn khởi động lại thì phải nghiên cứu kỹ, chứ không thể thấy kẹt xe là đưa ra áp dụng bởi hiện nay lượng xe thay đổi, công nghệ thay đổi, tình hình kinh tế cũng thay đổi so với bốn năm trước.
Hiện nay, điểm nóng kẹt xe của TPHCM không phải là trung tâm mà là các khu vực cửa ngõ như Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, quận 4, Tân Phú. Chuyên gia Phạm Sanh cho biết mô hình thu phí ô tô vào trung tâm đã thất bại tại nhiều thành phố của Mỹ. Hồng Kông cũng triển khai và nhiều lần ngưng vì không hiệu quả. Chưa có quốc gia đang phát triển nào như Việt Nam thành công khi triển khai thu phí ô tô vào trung tâm.
“Chỉ có Singapore thực hiện thành công. Nước này quản lý quy hoạch đô thị rất chặt chẽ, có hệ thống giao thông công cộng rất tốt. Khoảng 20 năm trở lại đây mục đích thu phí là để bảo vệ môi trường chứ không phải chống kẹt xe”, ông Sanh lưu ý.
TS Võ Kim Cương, nguyên Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM cho rằng nếu triển khai thu phí ô tô vào trung tâm thành phố thì sẽ có hiệu quả nhất định và chắc chắn sẽ kéo giảm lưu lượng ô tô vào trung tâm.
Tuy nhiên, việc thu phí sẽ tác động đến nhiều mặt xã hội như sự phiền hà từ thu phí sẽ làm giảm sự hấp dẫn đầu tư vào khu trung tâm, chi phí tăng lên khi đi ô tô hoặc đi taxi sẽ làm tăng chi phí vận tải, đội giá thành sản phẩm và làm hàng hoá giảm sức cạnh tranh và tác động đến đời sống người dân. Do đó, việc thu phí phải có nghiên cứu sâu, điều tra xã hội học.
Theo Huy Thịnh (Tiền Phong)

Định nghĩa lại lương tối thiểu

22/12/2016 22:58

Việc thay đổi định nghĩa về lương tối thiểu là hợp lý nhưng quan trọng hơn là cần xác định mức sống tối thiểu của người lao động đang ở đâu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đang lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động năm 2012, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 1-2017. Trong đó, việc định nghĩa thế nào là lương tối thiểu (LTT) và các yếu tố cấu thành LTT đang gây nhiều ý kiến trái chiều.
Khó định lượng
Theo quy định tại khoản 1, điều 91 Bộ Luật Lao động, mức LTT phải “bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động (NLĐ) và gia đình họ”. Tuy nhiên, theo dự thảo tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐ-TB-XH cho rằng rất khó định lượng “nhu cầu sống tối thiểu” bởi nhu cầu sống gồm cả nhu cầu vật chất lẫn tinh thần. Do đó, dự thảo của Bộ LĐ-TB-XH định nghĩa cụ thể: “Mức LTT là mức tiền lương thấp nhất trả cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm mức sống tối thiểu cho NLĐ và gia đình họ”.

Xác định chính xác nhu cầu sống tối thiểu của người lao động thì mới có thể xây dựng chính sách tiền lương phù hợp Ảnh: KHÁNH AN
Xác định chính xác nhu cầu sống tối thiểu của người lao động thì mới có thể xây dựng chính sách tiền lương phù hợp Ảnh: KHÁNH AN

Chiều 22-12, PGS-TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân (CN) và Công đoàn, khẳng định việc định nghĩa lại “nhu cầu sống tối thiểu” thành “mức sống tối thiểu” là hợp lý. “Tuy nhiên, điều quan trọng là cần xác định mức sống tối thiểu của NLĐ đang ở đâu, mức LTT hiện nay còn thiếu hụt bao nhiêu phần trăm so với mức sống tối thiểu của CN lao động theo 4 vùng khác nhau” - ông Thọ nói.
Theo ông Vũ Quang Thọ, đến năm 2017, mức LTT vẫn thấp hơn mức sống tối thiểu khoảng 14%-15%. Vì vậy, dù thay đổi khái niệm hay cách gọi thế nào thì “nhu cầu sống tối thiểu” hay “mức sống tối thiểu”, xét cho cùng cũng là tính đến nhu cầu chi phí ăn, ở, nuôi con... ở mức tối thiểu nhất của NLĐ.
“Một nhu cầu hay mức sống tối thiểu mà còn chưa đáp ứng được cho NLĐ thì không thể đòi hỏi gì ở NLĐ trong lúc này” - ông Thọ bày tỏ.
Không thu hút được lao động bằng LTT
Tại một hội thảo góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động năm 2012 tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính cho hay việc xác định “mức sống tối thiểu” là chi tiết gây nhiều tranh cãi giữa các bên trong Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Theo đó, các bên đều đưa ra cách tính của mình dựa vào nhu cầu sống tối thiểu luôn biến động. Vì vậy, các số liệu có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể, trước năm 2016, trong mức sống tối thiểu chỉ tính khoản tiền thuê nhà tối thiểu cho NLĐ là 80.000 đồng/người/tháng, trong khi mức này hiện thấp nhất cũng 200.000-400.000 đồng/tháng.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng mức LTT hiện bộc lộ bất cập khiến đời sống NLĐ khó được nâng cao. Ông Lê Hòa Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Hòa Bình, cho hay số đông doanh nghiệp vẫn hiểu LTT chỉ là mức “sàn”, nếu bám vào để xây dựng cơ chế trả lương và các hình thức khen thưởng thì khó thu hút NLĐ làm việc. Để thu hút NLĐ, đa phần doanh nghiệp chủ động đàm phán với Công đoàn cơ sở xây dựng thêm các chế độ khác (phụ cấp, trợ cấp...) nhằm giữ chân họ. Nói cách khác, chế định của pháp luật về LTT không có ý nghĩa đối với doanh nghiệp lẫn NLĐ.
Từ thực tế ấy, ông Bình kiến nghị để xác định được “sàn” mức LTT, trước tiên, cơ quan tham mưu chính sách phải xác định chính xác “sàn” nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Các cơ quan chức năng cần tính toán kỹ, trong đó phải xét đến điều kiện kinh tế - xã hội ở từng địa phương, cơ cấu chi tiêu, đặc điểm vùng miền…
Kết quả khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy LTT chỉ đáp ứng được khoảng 70%-90% mức sống tối thiểu của NLĐ. Theo ông Trương Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Toàn Thắng (KCN Bình Chiểu; quận Thủ Đức, TP HCM), kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu hưởng thụ của NLĐ đa dạng hơn và không ai giống ai, do vậy rất khó định nghĩa thế nào là sống đủ hay thiếu. Thực tế, dù đã tính toán đủ thứ nhưng mức điều chỉnh LTT hằng năm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong cuộc sống của NLĐ.

Ông Nguyễn Phước Đại, Chủ tịch Công đoàn Công ty Juki (KCX Tân Thuận, TP HCM):
Chỉ phù hợp với người độc thân
LTT chủ yếu được doanh nghiệp áp dụng để đóng các khoản bảo hiểm, kinh phí Công đoàn, căn cứ thưởng Tết chứ không được NLĐ nhìn nhận đây là mức thu nhập đủ sống.
Tôi nghĩ LTT hiện nay chỉ phù hợp với CN độc thân, không có gánh nặng phải lo cho cha mẹ, con cái. Để cuộc sống NLĐ tốt hơn, cơ quan tham mưu chính sách cần phải căn cứ vào nhu cầu thực tế để định nghĩa, tính toán LTT sao cho đúng với tên gọi của nó.
Trần Kim Thương, cán bộ chuyên trách CĐ Công ty TNHH Nidec Việt Nam - Khu Công nghệ cao (quận 9, TP HCM):
Phải tăng ca mới sống nổi
Số đông CN cho biết họ sống rất chật vật với mức LTT hiện nay. Một cặp vợ chồng CN làm việc ở công ty hơn 10 năm, có 2 đứa con, cho biết mỗi tháng, tiền học, tiền ăn sáng cho con khoảng 6 triệu đồng. Tiền ăn cho 4 người trong gia đình họ là 6 triệu đồng/tháng. Tiền điện, nước, thuê nhà (nguyên căn) khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. Tiền đám tiệc khoảng 1 triệu đồng/tháng...
Trung bình mỗi tháng, một gia đình CN cần 16-17 triệu đồng. Đây là số tiền cơ bản để duy trì mức sống cơ bản, chưa kể đến những việc phát sinh như phải gửi tiền về phụ giúp gia đình hay ốm đau, bệnh tật. Để có số tiền duy trì mức sống này, vợ chồng CN đòi hỏi phải có thu nhập 20 triệu đồng mỗi tháng. Do vậy, với mức LTT hiện nay, họ không sống nổi và buộc phải tăng ca. Việc tăng ca nhiều làm CN không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tái tạo sức lao động.
H.Đào - T.Nga ghi

NHÓM PHÓNG VIÊN

Minh Béo là công dân bình thường

22/12/2016 22:38

Khi về Việt Nam, Minh Béo sẽ trở thành công dân bình thường, trong hồ sơ không ghi lại việc từng ngồi tù ở Mỹ

Ngày 22-12, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp - Bộ Công an, cho biết giữa Việt Nam và Mỹ chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp. Vì vậy, nghệ sĩ Minh Béo (tên thật Hồng Quang Minh) vi phạm luật trên đất Mỹ và đã chấp hành án theo luật pháp nước này nên khi trở về Việt Nam sẽ thành một công dân bình thường.
Lý lịch Minh Béo trong sạch khi về nước Ảnh: INTERNET
Lý lịch Minh Béo trong sạch khi về nước Ảnh: INTERNET
Theo Thiếu tướng Quân, trong hồ sơ lý lịch tại Việt Nam sẽ không ghi thông tin nào cho thấy Minh Béo đã từng ngồi tù ở Mỹ. Ngoài ra, Minh Béo cũng không bị hạn chế quyền công dân. “Có thể ở Mỹ, Minh Béo được cho là tội phạm nhưng về Việt Nam lại là công dân bình thường. Giả định 2 nước có ký hiệp định tương trợ tư pháp thì một người vi phạm pháp luật ở nước này, nước kia cũng phải xử lý” - Thiếu tướng Quân phân tích. Ông cho biết hiện tại, luật pháp Việt Nam và Mỹ có nhiều điểm khác nhau. Chẳng hạn, ở Mỹ chỉ cần có ý định phạm pháp là bị xử lý ngay. Trong khi đó, tại Việt Nam phải thực hiện hành vi chưa đạt, chưa hoàn thành mới bị xử lý.
Trả lời câu hỏi giả định trường hợp Minh Béo có hành vi dâm ô, quan hệ với trẻ em thì Việt Nam sẽ xử lý về tội gì, Thiếu tướng Trần Thế Quân cho biết quan hệ tình dục với trẻ em dưới 16 tuổi có thể gọi là hành vi hiếp dâm, khung hình phạt từ 18 năm tù đến tử hình.
Theo luật sư Nguyễn Thị Thu Thủy, nguyên Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP HCM, một người chấp hành xong bản án mà tòa án tuyên thì đã hoàn thành nghĩa vụ, trở thành công dân bình thường. Trong trường hợp người đó bị tuyên án giam và được đặc xá trước thời hạn thì cũng coi là trong sạch. Nếu bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì phải có cơ quan quản lý họ theo bản án tòa tuyên. Thông thường, trong lý lịch tư pháp của một người đã lãnh án vẫn thể hiện họ bị tòa án ở một đất nước nào đó tuyên với mức án bao nhiêu năm tù. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không ký hiệp định tương trợ tư pháp với quốc gia nào đó thì người Việt Nam phạm tội ở nước này sẽ không bị thể hiện trong lý lịch tư pháp. “Việc thể hiện mức án trong lý lịch tư pháp không ảnh hưởng đến tình tiết tăng nặng nếu họ tiếp tục phạm tội. Thế nhưng, nếu một người có lý lịch tư pháp không tốt sẽ khó khăn trong việc nhập cảnh ở một đất nước có quy định chặt chẽ về nhập cảnh” - luật sư Thủy giải thích.
Luật sư Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết đối với những người phạm tội ở nước ngoài thì khi trở về hoặc đến Việt Nam vẫn được coi là một công dân bình thường vì Bộ Luật Hình sự của Việt Nam chỉ điều chỉnh đối với hành vi ở Việt Nam và được tòa án Việt Nam xét xử. “Trong nhiều năm tham gia xét xử và làm công tác quản lý tại TAND TP HCM, tôi đã gặp một số trường hợp người nước ngoài phạm tội ở nước họ và đến Việt Nam tiếp tục phạm tội. Trong phần lý lịch vẫn thể hiện họ phạm tội gì, ở đâu và bị tuyên bao nhiêu năm nhưng thông tin này chỉ để tòa án tham khảo, không có giá trị áp dụng tình tiết khi xét xử” - luật sư Thủy nói.
Chưa chặt chẽ, nhiều kẽ hở
Luật sư Nguyễn Anh Minh (Đoàn Luật sư TP HCM) nhìn nhận luật pháp tại Việt Nam hiện nay chưa chặt chẽ, nhiều kẽ hở. Chẳng hạn, nếu Minh Béo quan hệ tình dục bằng miệng với trẻ em nam thì chưa có điều luật nào để cấu thành tội phạm. “Theo tìm hiểu cho thấy đa phần những ai mắc bệnh ấu dâm dù có sự răn đe của pháp luật thì họ vẫn tái diễn. Vì vậy trước hết, cần buộc Minh Béo đến các trung tâm điều trị về tâm lý và kết hợp với các bệnh viện để điều chỉnh lại hành vi, sinh lý cho nghệ sĩ này. Sau đó, Việt Nam cần xem xét, điều chỉnh về việc xử lý đối với người có hành vi hiếp dâm, ấu dâm. Cụ thể, buộc người đó không được tiếp xúc với trẻ em” - luật sư Minh kiến nghị.

Lê Phong - Phạm Dũng

Tuấn Anh, Công Phượng sẽ trở lại Nhật

22/12/2016 22:32

Cả hai sẽ chơi cho Mito Hollyhock và Yokohama FC nhưng là vào năm 2018 - tức sau khi đã thi đấu 1 năm ở V-League cũng như dự SEA Games 2017

Trưa 22-12, cuộc làm việc giữa Chủ tịch Tập đoàn HAGL Đoàn Nguyên Đức với đại diện CLB Gangwon đã khép lại chóng vánh với việc tiền vệ Xuân Trường chính thức chia tay Incheon United để đầu quân cho đội bóng này ở K-League Classic - giải đấu cao nhất Hàn Quốc năm 2017.

Xuân Trường (trái) trong trận U21 HAGL thắng U21 Gangwon 3-1 tối 22-12. Mùa sau, anh sẽ khoác áo đội A của Gangwon Ảnh: Quang Liêm
Xuân Trường (trái) trong trận U21 HAGL thắng U21 Gangwon 3-1 tối 22-12. Mùa sau, anh sẽ khoác áo đội A của Gangwon Ảnh: Quang Liêm
Theo hợp đồng cũ, Xuân Trường được HAGL cho Incheon United mượn thi đấu đến hết năm 2017. Tuy nhiên, Gangwon FC có nhu cầu tuyển mộ tiền vệ người Tuyên Quang nên đã thuyết phục đội bóng đồng hương chuyển giao Xuân Trường cho mình. Chi phí bồi thường cho việc phá vỡ hợp đồng sẽ do 2 CLB này trả, phía HAGL không can dự.
Ở mùa trước, Xuân Trường chỉ được ra sân 4 trận (3 đá chính, 1 dự bị) cho Incheon United. Con số này quá ít so với kỳ vọng. Tuy nhiên, sang mùa 2017, tiền vệ sinh năm 1995 sẽ được thi đấu nhiều hơn. “Chúng tôi yêu cầu cho Trường đá khoảng 30%-40% tổng số trận đấu của Gangwon và đã được đồng ý” - trưởng đoàn HAGL Nguyễn Tấn Anh tiết lộ.
Trước đó, sau khi phía HAGL xác nhận thông tin Xuân Trường chia tay Incheon United để đầu quân cho Gangwon, có ý kiến cho rằng HAGL sẽ phải đền bù số tiền rất lớn cũng như mất nhiều khoản quảng cáo với những nhà tài trợ liên quan đến Incheon. Tuy nhiên, HAGL xác nhận toàn bộ thương vụ này đều do Gangwon chu toàn.
Với tư cách đơn vị chủ quản của Xuân Trường, HAGL chỉ yêu cầu CLB mới cho cầu thủ của bầu Đức thi đấu nhiều, đặc biệt là về đá cho U23 Việt Nam ở SEA Games 2017. Phía Gangwon đã chấp thuận nên bầu Đức đồng ý cho đội bóng này mượn người.
Trong khi đó, dự kiến ngày 27-12 tới, đại diện CLB Ansan Greeners (Giải K-League Challenge - dưới 1 cấp so với K-League Classic) sẽ sang TP HCM làm việc với bầu Đức về trường hợp hậu vệ Lê Đức Lương. Tuy nhiên, điều mà dư luận quan tâm lúc này là trường hợp tiền đạo Công Phượng và Tuấn Anh.
Theo đại diện HAGL, bầu Đức đã ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của cả 2 cầu thủ trẻ này cũng như thành ý của 2 đội bóng Nhật Bản Mito Hollyhock và Yokohama FC. Vì vậy, sau khi Công Phượng, Tuấn Anh thi đấu xong V-League 2017 và dự SEA Games tại Malaysia, cả hai sẽ tiếp tục trở lại Nhật Bản để thi đấu trong màu áo Mito Hollyhock và Yokohama FC.
“Đây là tính toán cần thiết để các cầu thủ không rơi vào tình cảnh phong độ sa sút vì ngồi dự bị quá nhiều như năm vừa qua” - đại diện HAGL nhìn nhận.

Công Phượng đã có bàn thắng
Ghi một bàn góp công vào chiến thắng 3-1 của U21 HAGL trước U21 Gangwon (Hàn Quốc) tối 22-12, tiền đạo Công Phượng đã nhận được những tràng pháo tay của hơn 6.000 khán giả đến sân Thống Nhất cổ vũ cho thầy trò HLV Graechen. Ngoài bàn thắng đẹp mắt của Công Phượng khi đột phá qua 4 cầu thủ U21 Gangwon, người đá cặp là tiền đạo Văn Toàn cũng tạo dấu ấn rõ nét với “cú đúp” vào lưới đội bóng Hàn Quốc.
Chiến thắng 3-1 giúp U21 HAGL vào bán kết gặp đội nhất bảng A là U21 Yokohama, đội bóng được đánh giá là hay nhất giải. Trong khi đó, U21 Việt Nam dù để thua Yokohama 0-1 vẫn giành vé vào bán kết nhờ hơn hiệu số bàn thắng bại trước U21 Myanmar. Ở bán kết, thầy trò HLV Phạm Minh Đức sẽ chạm trán U21 Thái Lan. A.Dũng

Anh Dũng

Chưa thể khẳng định tương lai TPP khi Mỹ tuyên bố rút lui


Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, dù có phê chuẩn TPP hay không, Chính phủ sẽ rà soát và hoàn thiện các thể chế, luật pháp về việc hội nhập.
Sáng 21/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát biểu tại phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đặt câu hỏi với Chính phủ về việc dự báo, đánh giá như thế nào khi mới đây tổng thống tân cử của Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP.
“Chúng ta tích cực tham gia hiệp định TPP từ đầu đến cuối. Nhưng mới đây, tổng thống tân cử của Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP khiến nhiều nước thành viên lo lắng. Không ít các nước bày tỏ ý kiến, nếu Mỹ rút lui thì hiệp định này sẽ rất khó khăn. Chính phủ đánh giá và có kế hoạch ra sao về việc này?”, Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đặt câu hỏi.
Trả lời vấn đề này, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khẳng định đến thời điểm hiện tại, Chính phủ chưa thể nói trước được tương lai của hiệp định này thế nào sau khi tổng thống tân cử của Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP.
Chua the khang dinh tuong lai TPP khi My tuyen bo rut lui hinh anh 1
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu về TPP tại phiên họp. Ảnh: Văn Bình.
Phó thủ tướng nhấn mạnh: “Theo tôi được biết, hiện nay đã có nhiều nước thành viên phê chuẩn TPP. Mới đây, Hạ viện Nhật Bản cũng đã phê chuẩn và thông qua hiệp định này. Phía Nhật Bản đang vận động chúng ta phê chuẩn và cùng các nước gia tăng áp lực với Chính phủ Mỹ để TPP sớm có hiệu lực”.
Cũng theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, dù có phê chuẩn TPP hay không, Chính phủ cũng sẽ rà soát, hoàn thiện các thể chế, luật pháp để hội nhập. Bởi hiệp định Việt Nam ký vớ EU (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU) có hiệu lực năm 2018 cũng có nhiều điểm tương đồng với TPP.
“Chính phủ đang nghiên cứu về ý kiến cho rằng một số nước tới đây sẽ khởi xướng cuộc chơi thay cho TPP. Về vấn đề này, Chính phủ sẽ đề xuất các sáng kiến và các phương án cụ thể. Điều then chốt là dù hội nhập quốc tế nhưng chúng ta vẫn phải đảm bảo chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng và ổn định xã hội”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

'Không phải vào TPP là lập tức biến thành rồng'

Tiếp xúc cử tri quận 1 (TP HCM), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng hội nhập quốc tế là mục tiêu của Việt Nam. Tuy nhiên không phải vào TPP là chúng ta lập tức biến thành rồng.
Văn Chương

Khánh Ly thời hai mươi ảo mộng, bụi đời, vỉa hè…

"Tôi ở Đà Lạt 5 năm, ai kêu ai rủ về Sài Gòn cũng lắc. Nhưng sau cùng tôi phải cắn răng bỏ Đà Lạt ra đi, để bước vào một định mệnh khác. Một hạnh phúc. Một bất hạnh khác".
1. Hạnh phúc thì rõ rồi. Nhưng tại sao lại là bất hạnh? Người ta thường nói, nổi tiếng là một hạnh phúc ghê gớm lắm. Nhưng điều đó chẳng đúng đâu. Tôi tự hỏi đằng sau nụ cười là gì? Cuộc đời trao ta cả hạnh phúc lẫn thương đau. Đâu có cho ai một thứ gì trọn vẹn. Được cái này phải mất cái kia.
Thật khó để so sánh cái nào nhiều hơn cái nào. Chỉ biết rằng, nếu được để rồi mất, cũng buồn. Nhưng cuộc đời mà. Phải là như vậy. Điều may mắn là tôi không mất tôi thôi. Và vẫn còn Khánh Ly để một ngày trở về Sài Gòn, hát giữa Sài Gòn.
Một đời người đi chừng đó năm mệt mỏi lắm chứ. Tôi có một điều may mắn, đó là càng đi càng cảm thấy mình nắm được hạnh phúc của mình. Tự mình muốn đi, không phải gắng gượng để mà đi. Cái khổ nhất đời người là cố gắng để yêu một cái gì đó. Tại sao phải cố gắng, yêu thì cứ yêu thôi.
Đối với tôi, Sài Gòn là tôi, tôi cũng là Sài Gòn. Tôi chưa bao giờ có cảm giác xa cách mảnh đất này dù tôi đã đi xa 40 năm. Trong tôi, Sài Gòn vẫn là Sài Gòn của 40 năm trước. Khi về, tôi vẫn đi trên những con đường quen thuộc như Duy Tân, Bạch Đằng, Lê Lợi, Nguyễn Huệ. Tất nhiên, khung cảnh xung quanh thay đổi nhiều lắm nhưng tôi không có cảm giác xa lạ.
Trong lòng tôi, nó vẫn là con đường Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Huệ... Sự thay đổi đó không ảnh hưởng gì đến tôi. Chỉ biết rằng, tôi đang ở trong lòng Sài Gòn. Hát giữa Sài Gòn. Hát như ngày xưa vẫn hát.
Có lẽ, vì mình yêu một cái gì đó thì nó sẽ  nằm ở đó, nguyên vẹn trong lòng mình. Cũng giống như mối tình đầu vậy. Không bao giờ thay đổi cả. Lần trở về này, có một chút bồi hồi, xao xuyến, vừa buồn vừa hoang mang. Còn vì sao lại hoang mang ư? Trở về một nơi mình biết sau một thời gian dài như vậy, mình biết mình đã thay đổi, mình đã già rồi. Và những người muốn gặp không gặp được nữa. Ví dụ như ông Trịnh Công Sơn chẳng hạn. Hoang mang chứ.
Mà đừng nghĩ, người nổi tiếng thì không thể "vỉa hè", "bụi bặm" được. Tôi cũng đã có một thời 20 rất bụi đời, rất vỉa hè. Đến và đi như gió. Từ đâu tới. Không biết đấy thôi.
Tôi bây giờ vẫn vậy. Lần nào về Việt Nam, tôi cũng ăn canh khoai sọ, canh riêu cua rau rút. Thích ăn mít, thích ăn bánh cuốn, chả cốm, khoai lang, thích ăn đậu bắp chấm tương chao. Tôi không thích những khách sạn lớn, 5-7 sao. Cũng như tôi không thích ăn ở những nhà hàng sang trọng. Ăn chẳng thấy ngon lành. Ăn để sống thôi chứ không phải sống để ăn. Tôi đã ra đi. Rồi lại về.
Cứ như thế. Đi mà chẳng cần biết nơi mình đến trời có xanh? Nơi mình về trời có vui? Những thành phố giống nhau đến nhàm chán. Những khuôn mặt da trắng, tóc vàng, mắt xanh… nhìn hoài thương không vô. Tôi thích ăn những gì thật Việt Nam, thật quê hương mình trong đó. Người ta gọi Khánh Ly là bà mẹ quê cũng đúng. Là bởi, dù ở Mỹ nhưng rất Việt Nam từ cái nhỏ đến cái lớn. Lúc nói chuyện với bạn bè, ít khi tôi bỏ tiếng Mỹ vào.
Mà thử hỏi ăn hột vịt lộn, ăn ốc mà lại ăn tại khách sạn, nó còn ngon nữa không? Vật gì phải đặt đúng chỗ của nó. Tôi về Sài Gòn, là về với những nơi vỉa hè, bình dân, giản mộc như vậy. Về với đúng chỗ của Khánh Ly.
Trong một bài phỏng vấn, tôi có nói rằng quê hương ở trong lòng mình. Nhiều người nói, chúng ta đi mang theo quê hương. Không, mình không cầm được cái gì mang theo cả. Nó ở trong lòng mình, trong trí tưởng của mình. Dẫu mình có đi năm châu, bốn biển, có trở thành ông hoàng, bà chúa, có trúng số 2-3 trăm triệu đô la thì mình vẫn là người Việt Nam. Có lẽ vì thế, trong sáng tác của ông Trịnh Công Sơn, giữa tình khúc và Da vàng, tôi vẫn thích nhạc Da vàng hơn. Bởi Da vàng lớn hơn. Bởi Da vàng có quê hương trong đó.
Bạn hỏi tôi biết điểm phấn tô son năm bao nhiêu tuổi ư? Trễ lắm. Thời từ Đà Lạt về lại Sài Gòn đi hát với ông Trịnh Công Sơn, lúc đó tôi hai mấy tuổi, tôi còn không biết sửa soạn, đánh phấn tô son là gì. Cũng không biết kẻ lông mày đâu. Cho đến bây giờ, tôi vẫn là một người rất là dở trong chuyện phấn son.
Bạn bè vẫn gọi tôi là Mai Đen, Mai Voi. Mai Đen là vì tôi đen lắm. Hồi nhỏ, toàn chạy ra nắng chơi không à. Lúc đó, đâu có nghĩ mình phải xấu đẹp như thế nào. Còn biệt danh Mai Voi là vì chân tôi bự nên bạn bè chọc như thế.
Ngoài người bạn gái thân duy nhất, từ nhỏ tới lớn, tôi hầu như không có bạn gái. Bạn bè của tôi chủ yếu là cánh đàn ông, toàn thứ bạn mày tao, không phải bồ. Bạn của anh ruột tôi cũng thành bạn tôi. Bạn của ông Trịnh Công Sơn sau đó rồi cũng thành bạn tôi. Tính tôi cũng là tính đàn ông. Tôi nhận thấy, ở mình không có sự dịu dàng của đàn bà.
Về áo quần, tôi cũng không cầu kì lắm. Một chiếc quần jean, áo sơ mi, tôi có thể mặc như thế đến hết năm. Không cần thay đổi gì. Vì khi mặc như thế, tôi thấy mình đẹp. Tôi thường mua vì nó đẹp, nó có khiến mình vui không, chứ không phải hàng hiệu, mác này mác kia. Một chiếc áo mình mặc - đâu có ai dám mở cổ áo của mình ra để xem nó là hiệu gì. Người ta chỉ biết ồ cô bé này mặc cái áo này đẹp quá thôi.
Về Sài Gòn lần này, lâu lắm mới nhìn thấy một chiếc xích lô. Chủ yếu chở khách thăm thú Sài Gòn. Xích lô ngày xưa khác. Chỗ để chân thấp, người ngồi ngay ngắn chứ đâu có ngửa mặt như bây giờ. Đến xích lô cũng thay đổi. Đến cái cây trên đường ngày xưa giờ cũng thay đổi. 40 năm, cây đó thành cây cổ thụ rồi. Khánh Ly năm nay 72 tuổi. 72 tuổi, còn lại gì? Tôi mong mọi người đón nhận tôi. Một tôi rất là lớn tuổi. Giống như ngày xưa, thế hệ cha anh các bạn đã đón nhận tôi.
2. Về Sài Gòn, lại nhớ ông Trầm Tử Thiêng, ông Phạm Duy, nhạc sỹ Thanh Bình, nhạc sỹ Anh Bằng, nhạc sỹ Ngô Thụy Miên, nhạc sỹ Vũ Thành An, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9, danh ca Thái Thanh… Đặc biệt là nhớ ông Trịnh Công Sơn.
Tôi gặp ông lần đầu tại Đà Lạt, vào năm 1964. Ca khúc đầu tiên mà ông tập cho tôi là Xin mặt trời ngủ yên. Trong năm 1965, chúng tôi gặp nhau vài lần nữa rồi bẵng đi 2 năm không gặp nhau, cũng không liên lạc, tôi trở về Sài Gòn do gia đình có chuyện không vui.
Trong một lần đang đi trên phố Lê Thánh Tôn, tôi gặp lại ông. Lúc đó, ông đang ngồi với một đám họa sỹ trẻ trên bờ tường như khỉ, trước tiệm hủ tiếu Trung Nhuận Hy. Ông nhận ra tôi trước. Ông kêu tôi đi hát. Lúc đó, tôi nghe đi hát là thích lắm. Chẳng nghĩ ngợi, cũng chẳng đòi hỏi gì. Không cần biết mình có tiền để ăn một bữa cơm hay không. Chẳng cần biết có đủ tiền để may một chiếc áo dài hay không. Rồi chúng tôi có buổi hát đầu tiên ở Quán Văn.
Trong đêm đó, sự nổi tiếng đến với chúng tôi. Tất cả không phải là một sự sắp đặt. Tình cờ thôi. Mà vui. Đâu ai biết được giữa một Sài Gòn rộng lớn như thế, chúng tôi lại gặp nhau. Và cũng làm sao mà hình dung cho được, ngay giữa Sài Gòn lại có một khu đất trống như vậy, để cho mọi người tụ tập lại với nhau?
Tôi nhớ đó là tháng 11 năm 1967. Ngoài sinh viên đến nghe hát, còn có những khán giả khác nữa. Bây giờ nhìn lại, ở cái tuổi hoàng hôn của đời người, mỗi lần nhớ lại, tôi vẫn cảm thấy mình là một người quá may mắn. Trong cuộc đời này, tôi cũng chỉ có đúng giây phút đó thôi. Không có lần thứ hai. Tôi nhớ những không níu kéo. Thời đó qua rồi. Không có ai trở lại được.
Kỉ niệm thì tất cả ngày tháng ở bên nhau đều thành kỉ niệm. Tình cảm giữa chúng tôi là bằng hữu, là cha con. Tôi dùng chữ "cha con" rất đúng. Với tôi, ông Sơn lớn hơn một người anh, một người bạn. Tuy không nói bằng lời nhưng cách sống, cách hành xử của ông trong đời, tôi học hỏi được rất nhiều. Ông không bao giờ nghĩ mình là thứ gì to tát cả. Ông giản dị, chan hòa với tất cả mọi người. Lúc đó, tôi dẫu không hiểu nhạc của ông nhiều lắm nhưng luôn cảm thấy được chia sẻ, cảm thấy vui, buồn qua nhạc của ông.
Tôi nghĩ tôi là người may mắn khi có một thời gian quá dài, quá lâu để được đi bên cạnh ông, được hát những ca khúc của ông. Tôi tự nhủ với lòng mình, đó là một người tôi rất trân trọng và là người mà tôi phải giữ sự thủy chung cho đến giờ chót của cuộc đời.
Tôi đã bám theo ông. Ông là hình, tôi chỉ là cái bóng thôi. Tôi hạnh phúc khi được ông chấp nhận. Ông đi đâu tôi đi đó. Ông bảo tôi hát cái gì, tôi hát cái đó. Tôi hát suốt ngày suốt đêm cũng chỉ vì yêu nhạc ông. Vì vẫn còn mơ ước nhạc của ông cũng sẽ chan hòa vào đời sống hôm nay. Và vì mỗi lần hát, là một lần được chia sẻ với nhau nhiều điều. Sống để làm người tử tế. Đó là điều ông Sơn để lại, nhắc nhở tất cả chúng tôi. Tôi nghĩ, ngoài những điều đó, ông không muốn là cái gì khác đâu. Ông chỉ muốn trở thành tấm lòng đó. Chỉ muốn thành sự tử tế đó mà thôi.
Ngày xưa, mỗi lần hát xong, chúng tôi thường ngồi lại hát tiếp. Giờ im ắng hẳn. Khoảng trống mà ông để lại mênh mông quá. Tôi chẳng thể nào biết được, đâu là bến, đâu là bờ. Bây giờ, có đôi lúc, sau khi kết thúc đêm nhạc, tôi ra ngoài ngồi tới sáng. Tôi không biết nghĩ cái gì. Cứ ngồi thế.
Khánh Ly thời hai mươi ảo mộng, bụi đời, vỉa hè… ảnh 1 Khánh Ly và Hồng Nhung trong đêm “Khánh Ly - Live concert in Saigon”.
3. Ca sỹ Khánh Ly ngồi kể chuyện lại một phần đời mình trước đêm nhạc Khánh Ly - Live concert in SaigonỞ một góc Sài Gòn thả đuôi mắt xuống phố, nơi có những chiếc xích lô đang rong ruổi trên đường - mà bà kể đã khác ngày xưa.
Hơn 40 năm đã trôi qua, tiếng hát nồng nàn tình ái ngày nào lại thắp lửa ở nơi này. Đây là nơi tên tuổi của bà đã chạm đỉnh vinh quang, trở thành một trong những huyền thoại của tân nhạc Việt Nam. Cũng là nơi, Khánh Ly đã ra đi và trở về.
Sau 40 năm, chất giọng xanh xao liêu trai ngày xưa ấy nay đã đục hơn, khàn hơn nhưng vẫn còn mượt mà với một người đàn bà hát ở tuổi 72. Khánh Ly nói rằng, cách hát của bà bây giờ "nhà quê quá, đơn giản và mộc mạc quá, không có kĩ thuật gì trong đó cả. Nhưng thôi. Đời cho ta thế. Mình cứ như vậy thôi. Đừng làm gì khác".
Danh ca Khánh Ly nói, "đời cho ta thế" (tên một ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn - PV). Tiếng hát của Khánh Ly ở tuổi 72 chính là tiếng hát trộn lẫn hạnh phúc với khổ đau, là tiếng hát của người đã đi qua một dòng sông tuổi trẻ và những khung trời hoa bướm ảo mộng ngày xưa.
Theo An Ninh Thế Giới Cuối Tháng

Bầu Đức chốt tương lai Xuân Trường, Đức Lương


Trưa 22/12, bầu Đức sẽ gặp gỡ một đại diện đến từ Hàn Quốc để chọn ra phương án tốt nhất cho tương lai của tiền vệ Lương Xuân Trường và hậu vệ Lê Đức Lương.

Bầu Đức luôn muốn những cầu thủ HAGL được ra nước ngoài thi đấu nhiều.
Bầu Đức luôn muốn những cầu thủ HAGL được ra nước ngoài thi đấu nhiều.

Xuân Trường sẽ chấm dứt hợp đồng cho mượn với Incheon United để chuyển sang khoác áo Gangwon FC. Trong khi đó, Đức Lương sẽ đầu quân cho CLB Ansan Mugunghwa (vừa đổi tên thành Ansan Greeners). Hậu vệ này đã có một tuần ăn tập tại CLB này cách đây không lâu.
Ông Lee Dong-jun sẽ thay mặt 2 CLB Hàn Quốc làm việc với Chủ tịch CLB HAGL Đoàn Nguyên Đức để bàn bạc cụ thể về hợp đồng. Ông Nguyễn Tấn Anh, Trưởng đoàn HAGL cho biết gần như chắc chắn Xuân Trường sẽ gia nhập Gangwon FC.
Trước Xuân Trường, đội bóng này đã chiêu mộ thành công 10 cầu thủ khác, trong đó những tên tuổi nổi bật như  Jung Jo-gook, Lee Keun-ho, Oh Beom-seok, Lee Bum-young…
Dẫn dắt CLB vừa thăng hạng K.League Classic này là cựu HLV của HAGL Choi Yun-kyum. Trong 3 năm ở đây, ông từng giúp HAGL đoạt hạng 3 ở V.League 2012.
Bau Duc chot tuong lai Xuan Truong, Duc Luong hinh anh 1
Xuân Trường nhiều khả năng chuyển đến Gangwon FC. 

Thách thức lớn chờ Xuân Trường ở Gangwon FC

Trang Yonhapnews cho biết CLB Gangwon FC, đội bóng mới của tiền vệ Lương Xuân Trường, đặt mục tiêu rất cao trong mùa giải 2017.
Với sự hiểu biết về đội bóng cũ, rất có thể Choi Yun-kyum đã có đề xuất để chiêu mộ Xuân Trường. Việc này cũng phù hợp với chiến lược tiếp thị của những đội bóng Hàn Quốc tại khu vực Đông Nam Á.
Trên Naver Sports, chiến lược gia này mong muốn những bản hợp đồng của Gangwon sẽ được chốt lại sớm.  Đầu tháng 1/2017, đội bóng sẽ hội quân chuẩn bị cho mùa bóng mới. Ông dự định cho toàn đội đi tập huấn ở nước ngoài (nhiều khả năng là Nhật Bản) để rà soát đội hình.
“Hãy ký hợp đồng với cầu thủ nước ngoài để tối đa hóa giá trị sử dụng”, Choi Yun-Kyum đưa ra thông điệp. Điều đó cho thấy bất cứ ngoại binh nào được đưa về nhiều khả năng cũng được ra sân nhiều.
Điều này phù hợp với mong muốn của bầu Đức. Ở mùa giải K.League Classic vừa qua, Lương Xuân Trường chỉ thi đấu 4 trận (3 đá chính, 1 dự bị) cho Incheon United.
Về phần Đức Lương, anh đã hòa nhập khá tốt với CLB Ansan Mugunghwa. Tuy nhiên, ban huấn luyện đội bóng này muốn anh xử lý bóng nhanh hơn, để tránh lối đá áp sát vốn thường thấy tại các đội bóng Hàn Quốc.

Đội bóng Hàn Quốc muốn Đức Lương chơi bóng nhanh hơn

Ban huấn luyện CLB Ansan Mugunghwa FC đánh giá cao khả năng của hậu vệ Lê Đức Lương nhưng muốn anh phải xử lý bóng nhanh hơn nữa mới có thể đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn.
Nguyễn Đăng

Những dấu mốc lịch sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đơn vị hải quân đầu tiên được hình thành trước ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai máy bay của vua Bảo Đại là phương tiện đầu tiên của Không quân Việt Nam.

Nhân ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944), tòa soạn điểm lại một số dấu mốc đầu tiên của quân đội có thể nhiều người chưa biết.
Đơn vị hải quân Việt Nam đầu tiên
Ít người biết ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, quân đội Việt Nam đã có một bộ phận hải quân nhỏ và lập được những chiến công đầu tiên. Theo cuốn "Lịch sử Hải quân Việt Nam", cuối tháng 8/1945, tại Hải Phòng, Bộ Tư lệnh khu Duyên hải đã tổ chức Ủy ban Hải quân Việt Nam với quân số gần 200, trong đó tiêu biểu là Đại đội Ký Con, phương tiện là một số tàu nhỏ và 3 canô thu được của Pháp. Các tàu nhỏ được đổi tên thành Bạch Đằng, Giao Chỉ.

don_vi_hai_quan_chien_dau_ban_may_bay_mi_ngay_5_-8_-1964_500-2b76b

Lính Hải Quân trong trận đánh đầu tiên ngày 5/8/1964 - Ảnh tư liệu.


Với cách đánh du kích, Đại đội Ký Con đã lập được một số chiến công ở cửa biển Hải Phòng và vùng ven biển Đông Bắc. Trận đánh đầu tiên được lịch sử hải quân Việt Nam ghi lại là đánh tàu Crayssac tại vùng biển Hòn Gai đầu tháng 9/1945.
Theo lệnh Khu trưởng chiến khu Duyên hải Nguyễn Bình (sau được phong là Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam), đại đội Ký Con dùng hai tàu Bạch Đằng, Giao Chỉ và một canô, với một trung đội bộ đội phối hợp với các thuyền đánh cá của nhân dân tiến ra vây bắt tàu địch. Trước sức ép của quân dân, tàu Crayssac phải đầu hàng, chỉ huy và các thủy thủ người Pháp bị bắt làm tù binh, nhiều binh sĩ người Việt tình nguyện tham gia cách mạng.
Tàu Crayssac được trang bị một khẩu pháo 37mm, 2 trọng liên, 2 đại liên, một bazoka, 2 súng carbin cùng một số súng trường. Ngày 8/9/1945, Khu trưởng Nguyễn Bình đã đến thăm con tàu chiến lợi phẩm, ra lệnh gỡ biển tên tàu, gắn chữ Ký Con bằng đồng vào mũi tàu, biên chế con tàu vào lực lượng vũ trang chiến khu Duyên hải (sau là chiến khu 3).
Sau đó, quân Pháp đưa tàu Audacieuse đến vùng biển Hòn Gai để tìm kiếm tàu Crayssac. Quân khu Duyên hải dùng ngay tàu Ký Con để đánh đuổi và chiếm được tàu Audacieuse, bắt 8 sĩ quan và thủy thủ, thu một đại liên, một bazoka và một số vũ khí trang bị khác. Đến ngày 12/9/1945, hai tàu Ký Con, Audacieuse cùng một số canô được tổ chức thành một thủy đội thuộc Ủy ban Hải quân Việt Nam, làm nhiệm vụ tuần tiễu vùng ven biển từ Hòn Gai đến Hải Phòng.
Đơn vị pháo binh đầu tiên
Từ những khẩu pháo thu của quân đội Pháp, đơn vị pháo binh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Ngày 29/6/1946, tại sân Vệ Quốc đoàn Trung ương (trại 40 Hàng Bài), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái đọc Quyết định thành lập Đoàn pháo binh Thủ đô gồm 3 trung đội: Pháo đài Láng, Pháo đài Xuân Tảo và Pháo đài Xuân Canh (nay thuộc huyện Đông Anh). Đây chính là nền móng để xây dựng lực lượng pháo binh Việt Nam sau này.
Đến tháng 9/1946, Tổng Tham mưu trưởng quyết định thành lập thêm Trung đội Pháo đài Thổ Khối (huyện Gia Lâm), nằm bên tả ngạn sông Hồng, đồng thời thành lập Đại đội Pháo binh Thủ đô, thống nhất chỉ huy 4 trung đội pháo đài. 29/6/1946 trở thành ngày truyền thống của Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Khẩu pháo 75 ly được lưu giữ tại di tích lịch sử Pháo đài Láng. Ảnh: Võ Hải.

Khẩu pháo 75 ly được lưu giữ tại di tích lịch sử Pháo đài Láng. Ảnh: Võ Hải.


Theo Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, các pháo đài Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh do quân Pháp xây dựng vào năm 1940, đặt các khẩu pháo phòng không 75 ly nhằm phòng thủ cho thành phố Hà Nội trước nguy cơ bị không quân Nhật tấn công.
Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, các pháo đài này bị quân Nhật chiếm. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, tất cả cơ sở quân sự ở miền Bắc được bàn giao cho quân đội Quốc dân Đảng của Tưởng Giới  Thạch. Khi quân Tưởng rút, quân và dân Việt Nam tiếp nhận pháo đài. Do thiếu pháo thủ, một số thanh niên làng Láng được gọi tăng cường, nhanh chóng làm chủ kỹ thuật.
Pháo đài Láng chính là nơi nổ phát súng đầu tiên phát hiệu lệnh toàn quốc kháng chiến lúc 20h03 ngày 19/12/1946. Ngay sau đó, các pháo đài Xuân Canh, Xuân Tảo cũng lập tức nổ súng, dùng các khẩu pháo phòng không để đổi cách bắn, rót đạn xuống các doanh trại của quân Pháp đóng trong thành cổ Hà Nội.
Sau đó 2 ngày, ngày 21/12/1946, Pháo đài Láng tiếp tục lập chiến công bằng việc bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên của quân Pháp trong cuộc kháng chiến kéo dài tới 9 năm sau đó. Các pháo thủ pháo đài Láng đã bắn máy bay bằng cách ngắm bắn trực tiếp do không có máy ngắm. Với thành tích này, Trung đội pháo binh Pháo đài Láng đã được Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi thư khen ngợi.
Đến tháng 1/1947, sau khi thành công trong việc kìm chân quân đội Pháp trong thành phố Hà Nội suốt hai tháng, các đơn vị pháo binh ở pháo đài Láng được lệnh rút lên chiến khu. Do các khẩu pháo nặng nề không thể di chuyển được, các pháo thủ đã tháo quy lát của pháo mang đi chôn giấu.
Hiện nay, một khẩu pháo 75 ly còn được lưu giữ tại di tích lịch sử Pháo đài Láng, tại con phố cùng tên ở phường Láng Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
Máy bay đầu tiên
Dù mãi đến năm 1955, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam mới quyết định thành lập Ban Nghiên cứu sân bay, tiền thân của lực lượng không quân hiện nay, tuy nhiên từ ngay sau cách mạng tháng 8, quân đội Việt Nam đã có những chiếc máy bay đầu tiên.
Theo cuốn "Lịch sử không quân nhân dân Việt Nam", đó là hai máy bay riêng của vua Bảo Đại, sau khi thoái vị đã hiến cho chính phủ lâm thời. Cả hai đều là máy bay 2 chỗ ngồi, gồm một chiếc Tiger Moth (2 tầng cánh, do Anh sản xuất) và Morane Saulnier (một tầng cánh, do Pháp sản xuất).
Hai máy bay được tháo cánh và bí mật chở bằng tàu hỏa từ Huế ra Bắc rồi chuyển về cất ở sân bay Tông (Sơn Tây) vào đầu năm 1946. Khi đó sân bay Bạch Mai và Gia Lâm đang bị quân đội Tưởng Giới Thạch chiếm giữ.
Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hai chiếc máy bay tiếp tục được tháo rời, chuyển bằng thuyền lên Bình Ca, rồi lên Soi Đúng (Tuyên Quang). Trong quá trình vận chuyển, bị máy bay Pháp phát hiện và bắn phá, cả hai máy bay bị hư hỏng ít nhiều.

Học viên Lớp hàng không đầu tiên của quân đội Việt Nam bên chiếc máy bay Morane của vua Bảo Đại. Ảnh tư liệu.

Học viên Lớp hàng không đầu tiên của quân đội Việt Nam bên chiếc máy bay Morane của vua Bảo Đại. Ảnh tư liệu.


Ngày 9/3/1949, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam đã ra quyết định thành lập Ban Nghiên cứu Không quân thuộc Bộ Quốc phòng, sau chuyển sang Bộ Tổng Tham mưu, do ông Hà Đổng, làm Trưởng ban, với nhân sự gồm một số kỹ thuật viên và phi công là hàng binh người châu Âu.
Sau quá trình chuẩn bị đường băng là bãi trồng ngô dài 400 m, rộng 25 m tại Soi Đúng, tả ngạn sông Gâm, cách thị trấn Chiêm Hóa, Tuyên Quang 10 km về phía nam, máy bay được lệnh chuẩn bị bay thử. Xăng dầu cho máy bay được chuyên chở bằng thùng phuy từ Cao Bằng về. Ban Nghiên cứu đã quyết định chọn chiếc Tiger Moth để bay.
Chiều 15/8/1949, phi công Nguyễn Đức Việt, hàng binh gốc Đức, tên thật là Verner Schulze, đã cùng ông Nguyễn Văn Đống, Trưởng ban Cơ khí cất cánh bay lần đầu tiên. Máy bay chỉ bay được vài trăm mét, sau đó đâm xuống sông Gâm, ông Đống bị thương nhẹ. Chiếc máy bay sau đó được cán bộ Ban Nghiên cứu cùng bà con lội ra sông, tháo từng bộ phận, đem về cất giấu.
Đây là mốc lịch sử quan trọng của Không quân nhân dân Việt Nam, lần đầu tiên máy bay mang cờ đỏ sao vàng bay trên vùng trời Tổ quốc.
Ông Verner Schulze, sinh năm 1920 nguyên là phi công trong quân đội Đức bị quân Pháp bắt làm tù binh và bắt buộc tham gia đội quân lê dương tại Việt Nam. Được sự móc nối của cán bộ Việt Minh, ông bỏ hàng ngũ quân Pháp tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông trở về Đức sinh sống.

Nguồn: VnExpress

Tổng thống Philippines đối diện vụ điều tra 'giết người'

  • 5 giờ trước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét