Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU 21

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                             Chuyện gì đang xảy ra tại thôn Ninh Ích, Khánh Hoà? 

                                                                      báo hiệu của sự Diệt Vong

Phó Chủ tịch quận Long Biên lạm quyền làm trái quy định Luật Đất đai


15:21:31 04/10/2015

“Tôi khẩn cứu và tố cáo hành vi lạm quyền, cố ý làm trái quy định của Luật Đất đai và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hủy hoại tài sản của công dân của ông Đỗ Huy Chiến – Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Long BiêNĐó là nội dung trong đơn tố cáo của gia đình anh Lưu Anh Dũng và bà Nguyễn Thị Minh, tổ 10, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội cầu cứu Tạp chí Điện tử Doanh nghiệp Việt Nam về việc nhà anh Lưu Anh Dũng và bà Nguyễn Thị Minh bị thu hồi 15.000m2 đất nông nghiệp tại Đồng Vàng, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội để phục vụ “Dự án Sân golf và dịch vụ Long Biên”.

Theo đơn thư, anh Lưu Anh Dũng cho biết: Ông Đỗ Huy Chiến – Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Phó chủ tịch UBND quận Long Biên thành phố Hà Nội đã cố ý lạm quyền để làm trái với những quy định trên đây của Luật Đất đai để ban hành các quyết định thu hồi đất trái pháp luật, ban hành và tổ chức cưỡng chế trái pháp luật, trấn áp người dân để cưỡng bức thu hồi đất trái pháp luật để giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Long Biên. Cụ thể:
Ngày 21/1/2014, ông Đỗ Huy Chiến ban hành 2 Quyết định thu hồi đất số 793/QĐ-UBND và quyết định 794/QĐ-UBND về việc thu hồi 3.100m2 đất nông nghiệp của bà Nguyễn Thị Minh.
Ngày 04/9/2015, ông Đỗ Huy Chiến ra thông báo số 774/TB-UBND thông báo về việc thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất. Thời gian thực hiện vào hồi 8h ngày 10/9/2015.
Ngày 10/9/2015, ông Đỗ Huy Chiến đã tổ chức cưỡng chế trái pháp luật đối với toàn bộ 15.000m2 đất của gia đình tôi vượt quá diện tích 3.098m2 đất ông Chiến ra quyết định thu hồi, cưỡng chế).
Như vậy ông Đỗ Huy Chiến đã lấy quyền lực nhà nước, lấy lực lượng nhân sự là các cán bộ, công chức nhà nước để thực thi một việc không thuộc công vụ Nhà nước. Luật Đất đai năm 2003 và 2013 quy định rõ, Nhà nước không có thẩm quyền thu hồi đất thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh. Đối với Dự án sân golf Long Biên nếu chủ đầu tư có nhu cầu sử dụng đất thì phải đàm phán, thỏa thuận với người dân thông qua cơ chế chuyển nhượng, góp vốn hoặc thuê quyền sử dụng đất (Điều 40 Luật Đất đai 2003 và Điều 73 Luật Đất đai 2013). Nhưng ông Đỗ Huy Chiến đã lạm quyền thực hiện việc ban hành các quyết định thu hồi đất trái pháp luật, cưỡng bức người dân để thu hồi đất giao cho Công ty CP Đầu tư Long Biên.
Cũng theo anh Lưu Anh Dũng cho biết: “Để che dấu những sai phạm trên ông Đỗ Huy Chiến đã chỉ đạo cấp dưới không bàn giao các quyết định thu hồi đất cho gia đình tôi. Nhưng ngày 12/3/2015, ông Đỗ Huy Chiến đã ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi đất số 1367/QĐ-UBND gửi cho gia đình tôi.Vì không nhận được quyết định thu hồi đất, không có căn cứ để thực hiện các quyền của người có đất bị thu hồi nên khi bị cưỡng chế thu hồi đất gia đình tôi đã có nhiều đơn khiếu nại gửi đến ông Chủ tịch UBND quận Long Biên nhưng cho đến nay gia đình tôi cũng mới chỉ nhận được bản sao của các quyết định thu hồi đất và quyết định bồi thường”.
Cũng theo đơn thư gia đình anh Lưu Anh Dũng gửi Tạp chí Điện tử Doanh nghiệp Việt Nam cho biết: Ông Đỗ Huy Chiến đã báo cáo sai lên UBND Thành phố Hà Nội để UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định thu hồi đất số 6544/QĐ-UBND ngày 8/12/2014. Cụ thể: Công ty CP Đầu tư Long Biên chưa hoàn thành nhiệm vụ bồi thường cho người có đất bị thu hồi nhưng ông Đỗ Huy Chiến đã Báo cáo lên UBND thành phố Hà Nội về việc Công ty CP Đầu tư Long Biên đã hoàn thành nhiệm vụ bồi thường để UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định thu hồi đất.
Đối chiếu với các quy định tại quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố Hà Nội thì số tiền bồi thường hỗ trợ cho gia đình anh Lưu Anh Dũng phải là 17 tỷ đồng nhưng nay Công ty CP Đầu tư Long Biên mới tạm ứng cho gia đình 6,9 tỷ mà ông Đỗ Huy Chiến đã báo cáo lên UBND thành phố Hà Nội là Công ty Cổ phần Đầu tư Long Biên đã hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ là báo cáo sai sự thật.
Ngoài ra ngày 10/9/2015 ông Đỗ Huy Chiến còn tổ chức cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật và hủy hoại tài sản của của gia đình anh Dũng. Vì theo Quyết định thu hồi đất số 6544/QĐ-UBND ngày 8/12/2014 thì gia đình anh Dũng bị thu hồi 3098m2 đất. Nhưng ngày 10/9/2015 ông Chiến đã cho lực lượng công an bảo vệ cho Công ty CP Đầu tư Long Biên san ủi, vây hàng rào toàn bộ 15.000m2 đất nông nghiệp và 2.013 khai hoang, cũng như phá hủy toàn bộ 2000m2 vườn mía, 30 cây nhãn và 300 cây ổi của gia đình anh Lưu Anh Dũng và Lưu Anh Mạnh. Những diện tích đất này chưa được UBND quận Long Biên lên phương án bồi thường, chưa bồi thường tài sản trên đất, công tôn tạo và quyền sử dụng đất cho người dân.
Nhận được đơn cầu cứu của người dân và nhận thấy đây là vụ việc có nhiều vấn đề khuất tất. Phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam đã nhiều lần liên hệ với ông ông Đỗ Huy Chiến, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Long Biên nhưng đều không liên lạc được. Phóng viên đã trực tiếp hai lần sang quận làm việc thì được nhân viên cho biết ông Chiến bận họp.
Chúng tôi cũng đã có buổi làm việc cụ thể với đại diện Công ty Cp Đầu tư Long Biên. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ sớm thông tin cụ thể đến bạn đọc trong các bài tiếp theo.
Vân Khánh


                                                         tùy tiện phá nhà, cướp đất của dân

                                                                    Hà Nội dân đến đồn công an

Khuất tất sau vụ dỡ nhà xây trái phép của “nguyên đại tá công an”

Sau khi căn nhà hai gác nửa bê tông, nửa gỗ của “nguyên đại tá công an” bị cơ quan chức năng đập bỏ, người trong cuộc đã chính thức lên tiếng và cho rằng quyết định cưỡng chế của UBND TP. Buôn Ma Thuột là sai quy trình, “đẩy” họ thành…nạn nhân!

Mua đất từ “môi giới” của…cán bộ phường!
Liên quan đến vụ việc, trước đó, vào ngày 16/8, UBND phường Tân Lập được giao chủ trì phối hợp với các phòng ban chức năng của UNBD TP. Buôn Ma Thuột tiến hành cưỡng chế tháo dỡ căn nhà xây dựng trái phép trên khu đất 500m2 thuộc Dự án khu dân cư tái định cư buôn Păn Lăm – Kôsiêr (đường Hùng Vương, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột).
Khuất tất sau vụ dỡ nhà xây trái phép của “nguyên đại tá công an”
Căn nhà nửa gỗ, nửa bê tông ông Bùi Mạnh Hải khi chưa bị cưỡng chế
Khuất tất sau vụ dỡ nhà xây trái phép của “nguyên đại tá công an”
Căn nhà ông Hải bị cưỡng chế, phá bỏ
Chủ sở hữu khu nhà đất trên là ông Bùi Mạnh Hải (SN 1980, trú tại ngõ Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội) đã làm đơn khiếu nại gửi các cơ quan chức năng, đồng thời cho rằng chính quyền đã “có ý đồ” khi tung tin là nhà của “nguyên đại tá công” gây ảnh hưởng đến uy tín gia đình. Theo tường trình của ông Hải, tháng 5/2015, qua “môi giới” của một cán bộ phường Tân Lập rằng khu đất trên sẽ được chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở đô thị nên ông đã cùng một người bạn hùn tiền mua 500m2 để dựng nhà và làm nơi giao dịch công ty.
Sau khi mua đất, ông đã làm các thủ tục và được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thửa đất số 615, tờ bản đồ số 81.
Được sự hướng dẫn của cán bộ phường Tân Lập, ông Hải làm đơn đề nghị tách thửa để chuyển 160m2 sang đất ở đô thị và gửi hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất lên UBND TP. Buôn Ma Thuột.
Khuất tất sau vụ dỡ nhà xây trái phép của “nguyên đại tá công an”
Khuất tất sau vụ dỡ nhà xây trái phép của “nguyên đại tá công an”
Những căn nhà kiên cố được cho là xây dựng không phép trên đất dự án nhưng “bình yên vô sự”
Theo ông Hải, UBND phường Tân Lập đã lập biên bản kiểm tra thực địa và có nói rõ kế hoạch sử dụng đất hàng năm: “đã có trong kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất theo Quyết định số 3263/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk” nên rất tin tưởng. Trong thời gian gửi hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất, ông Hải làm đơn gửi UBND phường Tân Lập xin dựng căn nhà sàn cũ trên đất đã mua. Người trực tiếp nhận đơn là phó chủ tịch UBND phường Tân Lập Y Lhiêt Niê.
“Sau hơn 1 tháng gửi đơn, không thấy phường có trả lời, nghĩ chính quyền không cấm nên tôi cho dựng nhà sàn, nhà tạm” – ông Hải trình bày.
Theo ông Hải, khi tiến hành dựng nhà, cán bộ phường có đi kiểm tra, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính vì xây dựng trái phép và động viên “gia đình đi nộp phạt và cứ tiếp tục làm, ở đây đa số làm nhà trên đất nông nghiệp”.
“Việc làm nhà diễn ra công khai ban ngày, có cán bộ phường thường xuyên qua lại nhưng không nhắc nhở, xử lý. Đợi đến khi làm gần xong họ mới tiến hành cưỡng chế, đập phá gây thiệt hại cho gia đình. Không những vậy, họ còn “tung tin” là nhà “nguyên đại tá công an”, cậy làm to nên chống đối là không đúng sự thật” – ông Hải bức xúc.
Cán bộ làm sai, dân chịu hậu quả
Sau khi bị xử phạt hành chính rồi bị thông báo cưỡng chế, cho rằng không làm sai nên gia đình ông Hải liên tục làm đơn khiếu nại và xin tạm thời cho công trình tồn tại để làm nơi sinh hoạt và cam kết sẽ tự tháo dỡ khi nhà nước yêu cầu.
Khuất tất sau vụ dỡ nhà xây trái phép của “nguyên đại tá công an”
Người dân mua đất viết tay trên đất dự rồi xây tường bao bảo vệ đất
Trước các khiếu nại của gia đình ông Hải, UBND TP. Buôn Ma Thuột có lập các đoàn đi kiểm tra, xác minh và sau đó đã có văn bản trả lời vụ việc. Cụ thể, trong văn bản trả lời số 508 của UBND TP. Buôn Ma Thuột gửi cho người khiếu nại có nói rõ, việc lãnh đạo phường Tân Lập nhận đơn xin lắp đặt nhà sàn của ông Hải nhưng không phúc đáp bằng văn bản và trả lời của Phòng Tài nguyên và môi trường TP. Buôn Ma Thuột về hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất đã gây hiểu nhầm dẫn đến vi phạm khách quan của người dân.
UBND TP. Buôn Ma Thuột đã yêu cầu phường Tân Lập kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của cá nhân công chức trong việc thực thi công vụ của chính quyền về quản lý đất đai – xây dựng, không giải thích rõ về quy hoạch và triển khai dự án trên địa bàn làm ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình và phải báo cáo về UBND thành phố trước ngày 15/4/2016. Yêu cầu Phòng TNMT kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng và việc triển khai dự án theo quy hoạch được phê duyệt liên quan đến từng thửa đất khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, trao đổi với ông Nguyễn Minh Đức – chủ tịch phường Tân Lập, được biết chưa có cán bộ, lãnh đạo nào của phường liên quan đến vụ việc bị xử lý.
“Tôi mới được bầu làm chủ tịch phường và tiếp nhận công việc được hơn một tháng. Mọi hồ sơ, công việc từ lãnh đạo trước vẫn chưa được bàn giao. Sai phạm và việc xử lý cán bộ thuộc lãnh đạo tiền nhiệm nên đến nay vẫn chưa thể báo cáo lên cấp trên” – ông Đức cho hay.
Trong khi việc xử lý cán bộ sai phạm thì chậm trễ, kéo dài, thì việc cưỡng chế xây dựng diễn ra một cách chóng vánh và có dấu hiệu sai trái.
Theo ông Hải, khi tiến hành cưỡng chế, gia đình ông không nhận được quyết định cưỡng chế và cũng không được chính quyền tổ chức vận động.
“Cách làm việc tắc trách đã khiến nhà chúng tôi bị đập phá tan tành, của cải tài sản bị lấy đi hết hết, không còn chỗ ở, không còn vật dụng sinh hoạt tối thiểu. Chúng tôi đã làm đơn yêu cầu các cấp có thẩm quyền làm rõ sự việc, yêu cầu những người làm sai trái phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại” – ông Hải bày tỏ.
Được biết, ngoài quyết định cưỡng chế đối với hộ ông Bùi Mạnh Hải, cùng thời điểm còn có thêm 2 hộ là bà Hà Thị Tú và ông Trương Văn Việt cũng bị cưỡng chế do xây dựng công trình trên đất nông nghiệp. Những hộ dân này cũng cho biết, mua đất vào thời điểm năm 2015, qua sự tư vấn của cán bộ phường Tân Lập. Đồng thời, trong biên bản thực địa địa cũng nói rõ đất “đã có trong kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất theo Quyết định số 3263/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk” khiến họ tin tưởng mua đất xây nhà đề rồi bị cưỡng chế gây thiệt hại.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc
Trùng Dương

 

                                        

                                                             xem đi để khi bị nạn bạn sẽ hiểu


Kiểm lâm đi cưỡng chế đất rẫy của người thiểu số bị chém chết tại chỗ

20/08/2016 04:49:20
Sau khi một viên chức kiểm lâm đi cưỡng chế đất rẫy của người dân tộc thiểu số bị chém chết, nhà cầm quyền tỉnh Lâm Đồng liên tiếp tiến hành những chuyến đột nhập bản làng để bắt người. Và trong mỗi chuyến tấn công như vậy, dân làng lại tạo ra thêm những trường hợp thương tích cho các giới chức, và lại có thêm những dân làng can tội tấn công người thi hành công vụ.
Dân làng thôn Hang Hớt
Vòng luẩn quẩn chết người này bắt đầu từ ngày 8 tháng 8, khi một lực lượng gồm khoảng 50 viên chức kiểm lâm, công an và cảnh sát cơ động được trang bị súng bắn đạn cao su và quả nổ đến cưỡng chế rẫy đậu rộng khoảng 300 mét vuông của người dân tộc thiểu số ở thôn Hang Hớt, xã Phi Tô, huyện Lâm Hà. Theo lời già làng Mobon Haba, đợt cưỡng chế này đe dọa mảnh đất canh tác cuối cùng của bà con thôn Hang Hớt. Dân làng tuyệt vọng vì không còn đường sinh sống nên chống đối, dẫn tới một cuộc xô xát với nhóm viên chức kiểm lâm địa phương. Hậu quả là có một viên chức kiểm lâm chết tại chỗ và hai người khác bị thương.
Sau đó, vào ngày 13 tháng 8, công an tỉnh Lâm Đồng đã vây ráp thôn Hang Hớt, bắt đi 8 dân làng. Trong cuộc tấn công này, phía chính quyền có 15 công an bị thương, ít nhất 7 xe hơi của các lực lượng công an và cảnh sát giao thông bị phá hủy.
Già làng Mobon Haba
Vẫn theo lời già làng Mobon Haba, người dân tộc thiểu số ở xã Phi Tô xưa kia từng có hơn 800 hécta đất trồng cà phê và hoa màu. Kể từ năm 1989, các quan chức địa phương bắt đầu đốn chặt hết cây trồng của họ, để chiếm đất bán cho các nhà đầu tư mà không bồi thường một đồng nào. Trưởng công an huyện Lâm Hà được cho là hưởng lợi từ 30 hécta đất của người dân tộc thiểu số.
Theo lời già làng Mobon Haba, cán viên chức đã mỉa mai rằng đất đai của bà con thiểu số là "ở bên Pháp, bên Mỹ", khiến dân làng nổi giận.
Huy Lam

Bắc Ninh: Có dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng đất đai

Thứ Ba, 9/12/2014 07:46 GMT+7

(PLO) - Cty TNHH Đông Á và Cty Cổ phần Việt Trung được UBND tỉnh Bắc Ninh giao 84.079m2 đất xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu thương mại dịch vụ làng nghề Đồng Kỵ, trong đó đè lên 16.484,1m2 đất thuộc hành lang đê sông Ngũ Huyện Khê. Sai phạm này sẽ được xử lý ra sao?
    Bắc Ninh: Có dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng đất đai
    l“Giao nhầm” đất làm dự án đè lên 16.484,1m2 hành lang đê sông Ngũ Huyện Khê của xã Phù Khê và phường Đồng Kỵ.
    Vi phạm hành lang đê điều
    Năm 2012, PLVN đã có loạt bài điều tra về sai phạm của một số Cty được giao đất dự án đè lên hành lang bảo vệ đê điều sông Ngũ Huyện Khê chảy qua địa bàn thị xã Từ Sơn. Trong đó, có Cty TNHH Đông Á và Cty CP Việt Trung với nhiều dấu hiệu cố ý làm trái. Xuất phát từ Quyết định 1521 và 1572 của UBND tỉnh Bắc Ninh (ngày 08 và 16/11/2010) thu hồi và giao 84.079m2 đất (thời hạn 50 năm) cho Cty TNHH Đông Á và Cty CP Việt Trung xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu thương mại dịch vụ làng nghề Đồng Kỵ, trong đó có 16.484,1m2 đất thuộc hành lang đê sông Ngũ Huyện Khê. Đến nay, qua 4 năm thực hiện, hai Cty này đã đưa một số hạng mục công trình thương mại và dịch vụ vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên, một số hạng mục dở dang vẫn đang đè lên hành lang đê và một phần lòng sông Ngũ Huyện Khê khiến dòng chảy đoạn qua thôn Tiến Bào thuộc xã Phù Khê và phường Đồng Kỵ bị teo hẹp.
    Tại Điểm a Khoản 2 Điều 23 Luật Đê điều quy định: “Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng; hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25m về phía đồng, 20m về phía biển đối với đê biển…”. 
    Cũng tại Điểm b Khoản 2 của Điều luật trên quy định: “Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V do UBND tỉnh quy định nhưng không được nhỏ hơn 5 mét tính từ chân đê trở ra về phía sông và phía đồng”. Như vậy, việc UBND tỉnh Bắc Ninh ra Quyết định 1521 và 1572 cấp đất cho Cty TNHH Đông Á và Cty CP Việt Trung xây dựng dự án đè lên 16.484,1m2 đất hành lang đê sông Ngũ Huyện Khê là trái với quy định của Luật Đê điều. Hệ lụy của nó đang khiến dòng sông Ngũ Huyện Khê lâm vào tình trạng “thắt cổ chai” khu vực cầu tại phường Đồng Kỵ; mùa lũ về rất có thể gây ra tắc nghẽn dòng chảy, ngập lụt khó lường?
    Có dấu hiệu cố ý làm trái ?
    Theo tài liệu thu thập được, ngày 24 và 31/8/2010, ông Nguyễn Mạnh Tiến (Chủ tịch UBND xã Phù Khê) ký Văn bản 28 và 53 đề nghị “mở đường” cho Cty CP Việt Trung khảo sát 5.500m2 đất và Cty TNHH Đông Á khảo sát 2.000m2 đất thuộc ven sông Ngũ Huyện Khê, để: “Lập dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật dịch vụ thương mại làng nghề tại xã Phù Khê”. 
    Trước đó, ngày 05/8/2010, ông Ngô Xuân Tạo (nguyên Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ) đã ký Công văn 28 đề nghị UBND thị xã Từ Sơn, Sở NN&PTNT Bắc Ninh, Sở Xây dựng Bắc Ninh và UBND tỉnh Bắc Ninh xem xét, quyết định cho Cty CP Việt Trung “xin khảo sát 4ha đất tại khu vực bãi bồi ven bờ sông Ngũ Huyện Khê…, lập dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Trung tâm thương mại, dịch vụ làng nghề và xây nhà để bán…”. Từ căn cứ trên, ngày 11/5/2010, ông Nguyễn Văn Quỹ (lúc này là Phó Chủ tịch UBND TX.Từ Sơn) cũng đã có Văn bản 224 đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép Cty TNHH Đông Á khảo sát 3,7ha và Cty CP  Việt Trung khảo sát 4,3ha đất ven sông Ngũ Huyện Khê “đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Trung tâm thương mại, dịch vụ làng nghề và xây dựng nhà ở để bán…” tại xã Phù Khê và phường Đồng Kỵ. 
    Cùng với một số cơ quan chức năng khác của tỉnh Bắc Ninh, ngày 12/5/2010, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh có Văn bản 105 có nội dung: “Trình UBND tỉnh cho phép Cty CP Việt Trung khảo sát khu đất (4,3ha đất nông nghiệp do UBND phường Đồng Kỵ quản lý) để lập quy hoạch chi tiết và lập dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu trung tâm thương mại và xây dựng nhà thô sử dụng kết hợp ở và dịch vụ thương mại… để bán”.
    Như vậy, “động cơ” của việc thu hồi và giao 84.079m2 đất nông nghiệp ở xã Phù Khê và phường Đồng Kỵ đang lộ rõ “mục đích” giúp hai doanh nghiệp trên “kinh doanh đất”, trong đó có 16.484,1m2 đất thuộc hành lang đê sông Ngũ Huyện Khê do Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) quản lý. 
    Tuy nhiên, qua việc thanh tra cho thấy, khi dự án chưa xây xong hạ tầng kỹ thuật trên đê sông Ngũ Huyện Khê, Cty TNHH Đông Á đã ký hợp đồng cho thuê 62 lô (8.056,8m2 đất); chủ đầu tư thực hiện chưa đúng các chỉ dẫn đã nêu trong cam kết bảo vệ môi trường; chưa thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; khởi công xây dựng khi chưa đủ điều kiện, sai nội dung giấy phép xây dựng. Cty CP Việt Trung cũng thực hiện dự án sai nội dung theo giấy phép xây dựng, không lập Ban Quản lý dự án, không tổ chức thực hiện công tác giám sát thi công, không thực hiện công tác giám sát khảo sát, không mua bảo hiểm công trình theo quy định… chất lượng phần kè bị lún nghiêng về lòng sông Ngũ Huyện Khê…
    Ngày 05/8/2014, ông Nguyễn Tử Quỳnh (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh) ký Kết luận thanh tra số 1839 kiến nghị: “Giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch UBND TX.Từ Sơn kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc tham mưu, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát các khâu công việc trong quá trình thực hiện dự án…”. Kết luận thanh tra còn kiến nghị: “Giao thủ trưởng các cơ quan Sở Xây dựng, Sở NN&PTNT, Sở Tài chính, Sở KH&ĐT, Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn tiến hành kiểm điểm, quy trách nhiệm và xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với tập thể, cá nhân có sai phạm; đồng thời theo chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật”. Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh khi có thông tin mới. 
    Chuyên mục Bạn đọc của Báo Pháp luật Việt Nam tiếp nhận tất cả những đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo của độc giả có căn cứ và theo đúng quy định của pháp luật...Chúng tôi sẽ hồi âm sớm nhất đến bạn đọc.
    Mọi kiến nghị, phản ánh gọi vào số: 0944 988 788 hoặc gửi qua hòm thư: baodientuphapluat@gmail.com
    Lê Trọng Hùng

                                                                          



    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét