Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

SIÊU QUẦN (Bắn tỉa) 45

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

Cuộc đời sát thủ bắn tỉa trên đường 9 Nam Lào


( PHUNUTODAY ) - ông Hai cho biết.

Sinh ra trên vùng đất có hàng rào điện tử Mac Namara, nên mới 16 tuổi Trương Đức Hai (TP. Đông Hà, Quảng Trị) đã tham gia lực lượng vũ trang đánh Mỹ. Năm 19 tuổi, ông được phân công về chiến đấu tại chiến trường Gio Linh (khu vực đường 9) với nhiệm vụ bao vây, bắn tỉa địch.
[links()]
Bằng khả năng thiện xạ có một không hai của mình, ông đã trở thành xạ thủ bắn tỉa làm kinh hồn, bạt vía quân thù. Ông còn cải trang thành Lính thủy đánh bộ Mỹ, luồn sâu vào hàng ngũ địch, bắn hạ những tên sừng sỏ ác ôn.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị đã đề xuất phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho con người huyền thoại ấy.
Lớn lên trong nỗi đau chia cắt bởi giới tuyến tạm thời nên tuổi thơ anh phải trải qua những năm tháng nhọc nhằn và đã chứng kiến những tội ác dã man của Mỹ – ngụy đối với làng xóm quê hương. Chính thời đại ấy sản sinh ra một huyền thoại – Trương Đức Hai.
Thủ lĩnh của “biệt đội” bắn tỉa
mage center" >
image: http://media.phunutoday.vn/files/dataimages/201205/original/images686413_Cuoc_doi_sat_thu_ban_tia_chien_tranh_chong_My_Nam_Lao_phunutoday.vn_2.jpg
Ông Trương Đức Hai (bên trái) cùng đồng đội tham gia trận đánh Quán Ngang (ảnh tư liệu)
mage_desc">Ông Trương Đức Hai (bên trái) cùng đồng đội tham gia trận đánh Quán Ngang (ảnh tư liệu)
Dẫn chúng tôi vào tham quan ngôi nhà nhỏ nằm khuất sau con hẻm trên đường Lê Duẩn (TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị), ông Hai tự hào giới thiệu về những bức ảnh và kỷ vật của một thời hoa lửa. Với ông, đó là miền ký ức hào hùng không thể nào quên trên con đường binh nghiệp.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng ở đất lửa Gio Linh, năm 14 tuổi, ông Hai viết đơn xin đi bộ đội nhưng không được chấp nhận vì chưa đủ tuổi. Đến năm 16 tuổi, ông gia nhập lực lượng vũ trang của xã Trung Hải (một xã nằm ở bờ Nam sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị) và trở thành chiến sĩ du kích nhỏ tuổi nhất ngay trong lòng địch.
“Ngày đầu được bộ đội về dạy cách bắn súng, tôi phấn khởi lắm. Chỉ cần học hai ngày, tôi đã tháo lắp súng, lên đạn, khai hỏa… một cách thuần thục, được các chú trong xã đội khen”-  ông Hai cho biết.
Sau hơn 1 năm tham gia quân ngũ, cậu bé du kích ngày nào đã trở thành trung đội trưởng rồi lên xã đội phó và làm xã đội trưởng lúc vừa tròn 19 tuổi.
Nhớ lại một trận đánh với trung đoàn số 2 của Ngụy, ông Hai kể, đó là giữa năm 1967, quân địch tăng cường mở rộng, tái chiếm lãnh thổ nên ông nhận nhiệm vụ chỉ huy các cánh quân du kích, chặn đứng hướng tấn công của chúng từ phía biển lên.
Xét về hỏa lực, quân số thì quân du kích bị địch áp đảo hoàn toàn; nhưng với quyết tâm “thà hy sinh chứ không lùi bước”, đội du kích xã Trung Hải đã hoàn thành nhiệm vụ cầm chân địch, chờ bộ đội chủ lực đến tiếp ứng.
Trong cuộc chiến không cân sức ấy, ông Hai đã dùng súng trường CKC bắn hạ gần 20 tên địch, trong đó có hai tên chỉ huy. Trong những năm 1966 – 1972, Gio Linh trở thành tuyến lửa với những cuộc đối đầu khốc liệt giữa hai bên chiến tuyến. Ta và địch tranh nhau từng tấc đất, lũy tre.
Chính quyền Mỹ lúc bấy giờ cũng dốc hết kho vũ khí “ném” vào mặt trận Quảng Trị để quyết một phen sống mái với quân giải phóng. Cùng với ném bom, bắn phá có tính chất hủy diệt, quân đội Mỹ đã xây dựng tuyến hàng rào điện tử Mac Namara hòng giăng bẫy và “tát nước bắt cá” nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.
Trước những diến biễn mới, cấp trên quyết định điều động Trương Đức Hai vào tăng cường cho xã Gio Mỹ (huyện Gio Linh), một địa điểm quyết chiến chiến lược ở mặt trận Quảng Trị.
Tại đây, ông Hai được giao nhiệm vụ chỉ huy một đơn vị dân quân địa phương với gần 150 người, phối hợp với lực lượng bộ đội chủ lực bao vây bắn tỉa địch ở cứ điểm 31, kìm chân không cho chúng càn quét bắn phá, đồng thời mở đường cho quân ta đánh sâu vào cứ điểm cảng Cửa Việt.
“Quân địch bố trí các cứ điểm chốt chặn rất chặt chẽ, nếu bất ngờ tập kích thì sẽ gây thương vong lớn cho quân ta. Tôi chọn 5 chiến sĩ có tài thiện xạ, “bắn bách phát bách trúng” cùng đột nhập vào doanh trại địch tiến hành phục kích, bắn tỉa từng tiểu đội của địch” - ông Hai kể.
mage center" >
image: http://media.phunutoday.vn/files/dataimages/201205/original/images686414_Cuoc_doi_sat_thu_ban_tia_chien_tranh_chong_My_Nam_Lao_phunutoday.vn_30.jpg
Xạ thủ số 1 Trương Đức Hai trên đường 9 Nam Lào
mage_desc">Xạ thủ số 1 Trương Đức Hai trên đường 9 Nam Lào
Năm ngày liền, ông cùng đồng đội ăn lương khô, uống nước lã cầm hơi để tiêu diệt các tiểu đội địch đi tuần tra. Trận ấy, ông Hai đã diệt hơn 70 tên địch, trong đó có 3 lính Đại Hàn và 4 lính Mỹ. Phát hiện có bộ đội đột nhập bắn tỉa, quận địch tăng cường phòng thủ và sử dụng xe thiết giáp đi tuần đêm.
Quyết không chịu thua, ông Hai cùng đồng đội bí mật bám theo các đoàn xe thiết giáp chở quân, chỉ cần chúng sơ hở là “dính” đạn của các xạ thủ và ngã gục.
Với cách đánh du kích, bắn tỉa lợi hại đó, tiểu đội dân quân địa phương của ông Hai đã khiến lũ giặc kinh hồn, bạt vía không dám manh động đi càn, đốt phá làng mạc. Sau chiến dịch bắn tỉa thắng lợi, ông Hai lại lên đường nhận nhiệm vụ mới, về huấn luyện và chiến đấu với du kích xã Gio Lễ - một xã nằm cận kề quận lị của bọn ngụy quyền quận Gio Linh và cứ điểm Dốc Miếu.
Do nằm ở trong gọng kìm kiểm soát của địch nên các hoạt động quân sự, dân vận của quân giải phóng gặp nhiều khó khăn. Huyền thoại bắn tỉa đã kể với chúng tôi về giai đoạn lịch sử “Cứ hai ngày, tụi Mỹ cùng đám lính Đại Hàn lại cho quân đi càn, đốt phá, bắt bớ những người hoạt động Cách mạng.
Du kích Gio Lễ nhiều lần xin ra quân chặn địch nhưng không được chấp nhận do tương quan lực lượng yếu, vũ khí trang bị của ta quá mỏng. Thấy tụi giặc lộng hành, giết hại đồng bào nhưng anh em cũng phải nín nhịn”.
Giữa lúc tình hình đang bế tắc, ông Hai nghĩ ra một cách đánh địch mưu trí, táo bạo. Với vóc dáng cao lớn, ông Hai lấy áo quần của một tên sĩ quan lục chiến Ngụy mà du kích bắt được trong một trận càn khoác trên mình rồi ung dung bước vào một doanh trại lính cộng hòa.
“Thấy tôi mang quân phục thủy quân lục chiến nên bọn chúng không dám nghi ngờ. Nhờ đó, tôi vẽ lại được sơ đồ bố trí các tuyến phòng ngự của giặc ở Gio Lễ để phục vụ cho các trận đánh sau này” - ông Hai nhớ lại.
Cũng nhờ vào vai sĩ quan thủy quân lục chiến cộng hòa mà ông Hai có cơ hội tiếp xúc và bí mật tiêu diệt những tên ác ôn khét tiếng ngay trong lòng địch giữa ban ngày.
Đầu năm 1972, xã Gio Sơn (thuộc huyện Gio Linh) trở thành vùng chiến địa khốc liệt giữa ta và địch khi chúng huy động hơn 1.000 lính cùng xe tăng, xe vận tải, kho bom… về tập trung ở đây, chuẩn bị cho một cuộc tiến công quy mô lớn. Một lần nữa, ông Hai lại được điều về tăng cường cho xã nóng này.
Ông kể “Lúc tôi về đây, dân trong xã đã bị địch gom vào khu tập trung Quán Ngang. Làng mạc bị đốt phá tiêu điều, các công sự bị tụi Mỹ phá sập. Anh em du kích chiến đấu rất gian khổ, khó cầm chân được quân giặc”.
Trước tình hình đó, ông Hai yêu cầu mở một cuộc tiến công để giành lại thế kiểm soát, nếu không sẽ bị giặc lấn chiếm, đẩy ra khỏi Gio Sơn. Yêu cầu trên được tỉnh ủy Quảng Trị chấp nhận và điều động đơn vị C4 bộ đội địa phương phối hợp với du kích Gio Sơn đánh vào chi khu Quán Ngang để đưa nhân dân ra khỏi khu tập trung.
Đây được xem là tiếng súng khai hỏa đầu tiên cho chiến dịch tổng tấn công mùa xuân năm 1972 trên toàn chiến trường Quảng Trị.
Huyền thoại của xưa và nay
“Về khả năng thiện xạ thì không ai so bằng Trường Đức Hai. Anh ấy đã khiến quân địch phải nể sợ, không dám gây nợ máu với cách mạng, với nhân dân…” đó là nhận xét của ông Phan Đình Sắt, hội viên Hội Cựu chiến binh xã Gio Châu (huyện Gio Linh) một người bạn cùng chiến đấu với ông Hai năm xưa.
Nhìn về phía xa xăm, ông Hai tự hào kể lại “Hồi đó, tôi phục kích ở một ngọn đồi cát ở xã Gio Mỹ để chờ một tên chỉ điểm dẫn tụi lính Ngụy vào làng bắt bớ. Trước đây, hắn vốn là một chiến sĩ du kích nhưng sau đó ra hàng giặc, gây nhiều nợ máu với Cách mạng, với nhân dân.
Khi bọn chúng vừa bước vào làng, ở cự li xa 350 mét, tôi quyết định khai hỏa, bắn chết tên chỉ điểm ngay tại chỗ”. Quân địch nghe tiếng súng đuổi theo nhưng ông đã kịp rút xuống hầm trốn thoát.
Chiến dịch giải phóng Quán Ngang thắng lợi, ông được UBND tỉnh Quảng Trị cử về Chủ tịch UBND Cách mạng xã Gio Sơn để cùng người dân xây dựng, ổn định cuộc sống, sản xuất và phát triển.
Nhưng cuộc đời người xạ thủ số 1 trên chiến trường oanh liệt, hào hùng bao nhiêu thì trở về với cuộc sống đời thường càng lận đận bấy nhiêu.
Chiến tranh kết thúc, ông nên duyên vợ chồng với cô nữ du kích Gio Mỹ ngày xưa cùng kề vai, sát cánh chiến đấu bên nhau. Những tưởng cuộc sống của đôi vợ chồng lính sẽ tràn ngập, hạnh phúc khi hai người lần lượt sinh 4 đứa con, gồm: 2 trai, 2 gái.
Nhưng 7 năm sau ngày cưới, vợ ông mắc phải chứng bệnh nan y, không cách gì chữa khỏi. Ông vừa tần tảo làm đủ mọi công việc để mưu sinh vừa chăm lo cho đám con thơ và người vợ trẻ nằm liệt giường.
Không lâu sau thì vợ ông ra đi, để lại 4 đứa con thơ dại. Nén nỗi đau vào trong, ông Hai chạy vạy khắp nơi để nuôi các con đi học. Giờ ngẫm lại, ông tự trách mình không làm nổi ngôi nhà cho vợ con sinh sống, phải mượn phòng của tập thể để đến lúc vợ nhắm mắt không có nổi một chỗ để quan tài.
Rồi có dạo, cha con ông không được ở trong căn phòng tập thể ấy. Gần nửa năm “ăn vật, nằm vạ” nhà bà con, cha con ông cũng được trả lại căn phòng nhỏ.
“Hồi ấy, nhờ ông Kỳ (tức Nguyễn Minh Kỳ - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị) là bạn chiến đấu cùng vợ chồng tôi năm xưa xuống can thiệp, giải quyết nên tôi mới có lại nhà để ở. Nhưng đến lúc họ hóa giá khu tập thể, tôi không có tiền mua nên lại làm đơn xin ở nhờ” - ông Hai buồn bã kể.
Hơn nửa cuộc đời chinh chiến, đấu tranh cho độc lập dân tộc, bước qua tuổi 63 mà ông Hai vẫn chưa làm nổi ngôi nhà đàng hoàng để ở, phải tá túc trong căn phòng chật hẹp, tạm bợ.
Rót chén nước trà mời khách, ông Hai trầm ngâm “Thời bình này khó lắm, chỉ gan dạ chưa đủ đâu, giành giật việc làm kiếm miếng cơm nuôi con mà đôi lúc cũng thấy nản người.”. Dù cuộc sống còn vất vả, khó khăn nhưng ông vẫn luôn tự hào vì 4 người con đã tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định.
Hiện tại đồng lương hàng tháng của ông cộng mọi khoản vẫn chưa đến 2,5 triệu đồng, ông dành số tiền ấy để hương khói đồng đội, bà con đã ngã xuống trong chiến tranh và lo liệu một cách tằn tiện cho cuộc sống của mình.
Với những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông Hai được cấp trên tặng thưởng 6 danh hiệu: “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Dũng sĩ ưu tú” và hàng chục huân, huy chương các loại cùng nhiều bằng khen, giấy khen khác.
Những khẩu súng, tư trang ông dùng trong chiến tranh bây giờ đã trở thành những kỷ vật chiến tranh được trưng bày tại bảo tàng tỉnh Quảng Trị.

  • Nam Nguyễn

Read more at http://www.phunutoday.vn/cuoc-doi-sat-thu-ban-tia-tren-duong-9-nam-lao-d13448.html#JHDssAOTIl4SpEo8.99

Cái chết bất ngờ của lính bắn tỉa huyền thoại nhất nước Mỹ


Cựu biệt kích hải quân Mỹ (SEAL) Chris Kyle, tay súng bắn tỉa đang nắm kỷ lục hạ kẻ địch ở Iraq, bất ngờ bị sát hại trong vụ xả súng ở một trường bắn ở bang Texas, Mỹ đầu năm 2013.
Cái chết bất ngờ trên đất Mỹ của tay súng huyền thoại
Cai chet bat ngo cua linh ban tia huyen thoai nhat nuoc My hinh anh 1
Chân dung tay súng huyền thoại Chris Kyle của quân đội Mỹ. Ảnh: CNN
Chris Kyle là tác giả của cuốn hồi ký bán chạy nhất mang tên “lính bắn tỉa Mỹ” và cũng được coi là tay súng nguy hiểm số một lịch sử quân sự Mỹ với 160 lần bắn hạ kẻ địch có đồng đội chứng kiến. Nếu tính các trường hợp chưa được xác nhận, số nạn nhân của Kyle có thể lên tới 255 người. Kẻ địch không thể hạ Kyle trong suốt 4 lần ông rời Mỹ tới tham chiến ở Iraq, nhưng tay súng huyền thoại lại bị sát hại trên chính lãnh thổ nước Mỹ.
Những người được Kyle bảo vệ nhắc tới binh sĩ này như một “huyền thoại”. Trong suốt sự nghiệp, Kyle bị thương 2 lần trong 6 lần tham gia các chiến dịch lớn. Ông nhận nhiều huy chương của Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ. Tuy nhiên, kẻ thù gọi Kyle là “Ác quỷ của Ramadi” và treo thưởng khoản tiền USD lên tới 6 con số cho tính mạng của ông.

Hành trình gian nan của những tay súng bắn tỉa Mỹ

Áp lực lớn nhất đối với một tay súng bắn tỉa chính là nhìn mục tiêu bị hạ gục bởi viên đạn từ nòng súng của mình. Họ thường phải nghĩ tới số người được cứu hơn những người bị hạ.
Chiều ngày 2/2/2013, Kyle và một cựu binh khác là Chad Littlefield đã thiệt mạng trong vụ xả súng ở trường bắn tại Glen Rose, Texas. Khoảng 4 giờ sau đó, cảnh sát bắt giữ nghi phạm Eddie Ray Routh, 25 tuổi, ở khu vực cách hiện trường vụ xả súng khoảng 150 km. Nghi can cũng là người từng phục vụ trong quân đội Mỹ.
Cai chet bat ngo cua linh ban tia huyen thoai nhat nuoc My hinh anh 2
Chris Kyle nắm kỷ lục tiêu diệt mục tiêu của một tay lính bắn tỉa trong quân đội Mỹ. Ảnh: CBS News
Theo CNN, Kyle và Littlefield đưa Routh tới trường bắn ở Glen Rose nhằm giúp cậu cựu binh trẻ phục hồi rối loại và căng thẳng sau thương chấn. Tuy nhiên, cảnh sát chưa thể xác định được động cơ khiến Routh nổ súng sát hại hai người muốn giúp đỡ mình. Routh bị bắt sau khi y đâm vào một chiếc xe cảnh sát trên đường trốn chạy.
Ngay sau khi bị bắt, Eddie Ray Routh bị cáo buộc hai tội danh giết người và bị giam tại nhà tù hạt Erath với khoản tiền bảo lãnh 3 triệu USD. Người ta ấn định phiên tòa xét xử Routh diễn ra vào ngày 5/5/2014 nhưng nó đã bị hoãn tới tháng 2/2015.

Sức mạnh đáng sợ của súng trường bắn tỉa Mỹ

Barrett M82 là súng trường bắn tỉa uy lực của quân đội Mỹ có khả năng tiêu diệt mục tiêu hiệu quả ở khoảng cách lên tới 1.800 m.
Những chiến tích của tay súng huyền thoại
Sinh ra trong một gia đình nông dân ở Odessa, bang Texas, Kyle được cha cho làm quen với súng từ năm lên 8 tuổi. Họ thường đi săn chim và thú trong rừng. Sau khi trưởng thành, Kyle tiếp tục gắn bó với cuộc sống nông thôn cho tới khi bị chấn thương nặng ở tay. Vết thương được chữa lành, Kyle quyết bỏ nghề nông theo nghiệp nhà binh.
Tuy nhiên, văn phòng tuyển dụng của Thủy quân lục chiến Mỹ từ chối nhận Kyle vì vết thương ở tay. Ông được một chuyên viên hướng dẫn đăng ký gia nhập lực lượng đặc biệt và được chiêu mộ vào Biệt kích Hải quân Mỹ (SEAL) năm 1999. Kyle được phân về biên chế đội 3 của SEAL và được đào tạo chuyên sâu về bắn tỉa.
Cai chet bat ngo cua linh ban tia huyen thoai nhat nuoc My hinh anh 3
Chris Kyle cùng cuối hồi ký bán chạy nhất của Mỹ mang tên "Lính bắn tỉa Mỹ". Ảnh: NYdaily
Trong cuốn hồi ký, Kyle cho biết nạn nhân đầu tiên của ông là một phụ nữ cố tiếp cận nhóm thủy quân lục chiến Mỹ với một quả lựu đạn trong tay. Yếu tố gây khó khăn nhất đối với Kyle trong cú bắn đầu tiên là trên tay người phụ nữ còn có một đứa trẻ. Vào thời khắc quyết định, Kyle đã đặt tính mạng đồng đội lên trên và quyết định xiết cò hạ mục tiêu.
Trong năm 2008, Kyle thực hiện cú bắn hoàn hảo nhất trong sự nghiệp. Trong bối cảnh đoàn xe của Mỹ chuẩn bị tiến vào vị trí phục kích của kẻ địch, Kyle đã hạ mục tiêu ở khoảng cách 2.100 m. Kẻ bị tiêu diệt chuẩn bị nã đạn súng phóng lựu vào đoàn xe quân sự của Mỹ.
Một năm sau, tay súng huyền thoại rời Hải quân và làm việc cho một công ty chuyên đào tạo chiến thuật cho quân đội và lực lượng thực thi pháp luật Mỹ ở Texas, nơi ông sống cùng vợ và hai con.
Cai chet bat ngo cua linh ban tia huyen thoai nhat nuoc My hinh anh 4
Lễ tang Chris Kyle. Ảnh: Getty
Sau khi ra đời năm 2012, cuốn hồi ký “Lính bắn tỉa Mỹ” của Kyle nhanh chóng trở thành cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ. Một ngày trước khi an táng Kyle, người ta tổ chức lễ tưởng niệm ông ở sân vận động Cowboys tại Arlington, Texas. Rất nhiều người đã đổ ra đường tiễn biệt Kyle khi đoàn xe tang thực hiện lộ trình dài 320 km đưa tay súng huyền thoại về nơi an nghỉ cuối cùng hôm 12/2/2013.
Cuối năm 2014, bộ phim “Lính bắn tỉa Mỹ” dựa theo cuốn tự chuyện của Kyle đã được công chiếu. Bradley Cooper, diễn viên thủ vai Chris Kyle, được đề cử giải Oscar cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong khi “Lính bắn tỉa Mỹ” được đề cử giải Phim hay nhất.
Hồng Duy (tổng hợp)

Nghi vấn quanh trận chiến sinh tử giữa hai huyền thoại bắn tỉa

Câu chuyện của huyền thoại bắn tỉa Liên Xô Zaitsev về cuộc đọ sức một mất một còn với thiếu tá bắn tỉa phát xít Đức còn nhiều điểm gây nghi ngờ.

nghi-van-quanh-tran-chien-sinh-tu-giua-hai-huyen-thoai-ban-tia
Thành phố Stalingrad hoang tàn trong chiến dịch chống phát xít Đức xâm lược năm 1942. Ảnh: Wikimedia
Mùa đông năm 1942, thành phố Stalingrad của Liên Xô trở thành tâm điểm giao tranh ác liệt trong cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của Hồng quân trước cuộc xâm lược của phát xít Đức. Thành phố hoang tàn đổ nát vì bom đạn này cũng được cho là nơi đã diễn ra trận đấu súng sinh tử nổi tiếng nhất giữa hai lính bắn tỉa huyền thoại, theo WarisBoring.
Một bên là Vasily Zaitsev, lính bắn tỉa cự phách của quân đội Liên Xô với bảng thành tích tiêu diệt khoảng 400 tên địch, bên kia là "thiếu tá Konig", hiệu trưởng trường bắn tỉa của quân đội Đức ở Berlin, người được bộ tư lệnh tối cao phát xít Đức biệt phái tới Stalingrad để săn lùng Zaitsev. Họ chạm mặt nhau trong một buổi chiều định mệnh, với màn săn đuổi, đấu trí một mất một còn, và chỉ có Zaitsev sống sót để kể lại câu chuyện.
Trận đấu súng sinh tử giữa hai siêu xạ thủ này trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, trong đó có bộ phim "Enemy at the Gate" (Kẻ thù trước cửa) năm 2001. Trong cuốn tự truyện "Những ghi chép của một lính bắn tỉa Nga", Zaitsev đã thuật lại cách ông nghiên cứu chiến trường tỉ mỉ như thế nào, nghi binh ra sao để có thể hạ gục được Konig giữa những tòa nhà đổ nát dọc chiến tuyến Xô - Đức.
Người lính bắn tỉa cự phách của Hồng quân Liên Xô kể rằng ông phải cùng người đồng đội Kulikov tìm cách gài bẫy Konig, bởi tay súng này đã từng hạ gục nhiều chiến sĩ bắn tỉa của Hồng quân.
"Kulikov bắn một phát đạn vu vơ để thu hút sự chú ý của Konig. Tuy nhiên chúng tôi quyết định án binh bất động trong buổi sáng ngày hôm đó, bởi ánh sáng Mặt trời phản xạ từ kính ngắm có thể khiến chúng tôi bị lộ. Vào buổi chiều, chúng tôi ở trong bóng râm, trong khi Mặt trời chiếu thẳng vào vị trí của tay súng bắn tỉa Đức", Zaitsev viết trong cuốn tự truyện.
Ông bất ngờ phát hiện một tia sáng lóe lên bên dưới một tấm tôn nằm giữa những bức tường đổ nát. Đó có thể là ánh sáng phản xạ từ súng trường của Konig, nhưng cũng có thể chỉ là một mảnh thủy tinh vỡ.
Để chắc ăn, Zaitsev ra hiệu cho Kulikov đang nấp sau bức tường dùng gậy giơ chiếc mũ sắt lên phía trên. Tiếng súng rền vang, tay bắn tỉa Đức đã nhắm trúng vào chiếc mũ sắt đó. Kulikov giả vờ nhổm dậy và hét to rồi gục xuống như thể vừa trúng đạn.
nghi-van-quanh-tran-chien-sinh-tu-giua-hai-huyen-thoai-ban-tia-1
Vasily Zaitsev, huyền thoại bắn tỉa của Hồng quân Liên Xô. Ảnh: Wikimedia
Đó là khoảnh khắc mà Konig phải trả giá cho sai lầm cuối cùng của mình, Zaitsev viết. Cho rằng kẻ địch đã chết, Konig ló nửa đầu lên khỏi tấm tôn để quan sát thành tích. "Tôi lập tức nổ súng, đầu của anh ta gục xuống, kính ngắm quang học trên khẩu súng trường của xạ thủ này lóe lên dưới ánh mặt trời".
Những điểm bất hợp lý
Theo sử gia người Anh Frank Ellis, trận đấu súng sinh tử với "thiếu tá Konig" mà Zaitsev kể lại có thể chỉ là một huyền thoại của chiến tranh, chứ không hẳn là một sự kiện đã xảy ra trong lịch sử. Trong cuốn "Vạc dầu Stalingrad" xuất bản năm 2013, Ellis đã chỉ ra những lỗ hổng trong câu chuyện này.
Trước hết, ở Đức không thấy nhắc đến tay súng bắn tỉa bậc thầy nào tên là "thiếu tá Konig" từng tồn tại. Người Đức cũng không thành lập trường bắn tỉa nào ở Berlin trong năm 1942 hay 1943, thời điểm trận Stalingrad diễn ra.
Ellis cũng lưu ý rằng Zaitsev thường ghi ngày tháng cụ thể cho mỗi sự kiện trong cuốn sách của ông, nhưng huyền thoại bắn tỉa này không hề đề cập đến thời điểm chính xác của trận đối đầu sinh tử với Konig. "Không một người Liên Xô nào nói đến ngày tháng chính xác khi Konig bị bắn hạ", Ellis viết.
Ellis cũng chỉ ra những điểm mâu thuẫn trong câu chuyện của Zaitsev. Zaitsve kể rằng ông bắn hạ Konig vào buổi chiều, khi chiếu thẳng vào khẩu súng trường hay kính ngắm của xạ thủ Đức. Như vậy, Konig chắc chắn phải nằm đối diện hướng Tây, trong khi chiến tuyến của người Đức ở Stalingrad lại quay sang hướng Đông.
Một số người cho rằng Konig là một lính bắn tỉa nên có thể đã xâm nhập vào phía sau vị trí của xạ thủ Liên Xô và nằm đối diện hướng Tây. Tuy nhiên, trong cuốn tự truyện của mình, Zaitsev nói rằng hố bắn tỉa của Konig nằm ở vùng đất không bóng người trước chiến tuyến Đức, chứng tỏ ông nằm đối diện hướng Đông.
Với những điểm bất hợp lý này, Ellis cho rằng "thiếu tá Konig" thực ra chỉ là một xạ thủ bắn tỉa bình thường của Đức chứ không phải là tay súng cự phách, đối thủ đáng gờm của Zaitsev như lâu nay người ta vẫn nghĩ.
nghi-van-quanh-tran-chien-sinh-tu-giua-hai-huyen-thoai-ban-tia-2
Một tay súng bắn tỉa của Đức trong Thế chiến II. Ảnh: Wikimedia
Trong thế chiến II, quân đội Liên Xô và Đức sử dụng phổ biến lực lượng bắn tỉa để tiêu diệt các sĩ quan, lính pháo binh và xạ thủ súng máy của kẻ thù. Liên Xô đặc biệt ưa chuộng sử dụng lực lượng này ở Stalingrad, và lính bắn tỉa Liên Xô sử dụng khẩu Mosin-Nagant tiêu chuẩn đã trở thành nỗi kinh hoàng của lính Đức. Nhiều tài liệu lưu trữ của Đức cho thấy quân đội phát xít đã ra nhiều cảnh báo đối với binh sĩ về nguy cơ mất mạng bởi lính bắn tỉa khi di chuyển ra khỏi chiến hào.
Dù còn nhiều điểm bất hợp lý, câu chuyện về cuộc đọ súng sinh tử của những xạ thủ huyền thoại ở Stalingrad cũng cho thấy sự cuốn hút của những xạ thủ bắn tỉa sở hữu kỹ năng xạ kích lão luyện. Có thể những gì Zaitsev kể lại trong cuốn tự truyện của mình phần lớn là thêu dệt, nó vẫn là một câu chuyện rất thú vị của Thế chiến II.
Duy Sơn

'Quý cô tử thần' - nữ xạ thủ bắn tỉa khiến phát xít khiếp sợ

Từng bị từ chối cho nhập ngũ vì là nữ, lính bắn tỉa Lyudmila Pavlichenko đã chứng minh khả năng vượt trội của mình khi tiêu diệt hơn 300 tên địch.

quy-co-tu-than-nu-xa-thu-ban-tia-khien-phat-xit-khiep-so
Lyudmila Pavlichenko. Ảnh: Screengrab
Trong Thế chiến II, cái tên Lyudmila Pavlichenko trở thành nỗi khiếp đảm của phát xít Đức, khi tiêu diệt 309 tên địch, trong đó có 36 tay bắn tỉa Đức. Ít ai biết rằng bà từng chỉ là một nữ sinh ngành sử học.
Sinh năm 1916 tại Bila Tserkva, trung Ukraine, Lyudmila Pavlichenko theo học ngành lịch sử tại đại học Kiev. Pavlichenko được miêu tả là một người có cá tính độc lập, mạnh mẽ, nghịch ngợm. Khi còn đi học, Pavlichenko là một "học sinh ngang bướng", theo viện Smithsonian, có trụ sở tại Mỹ. Năm 14 tuổi, gia đình bà chuyển về sống tại Kiev và bà làm việc trong một xưởng sản xuất đạn dược cho quân đội.
Giống như nhiều thanh niên Liên Xô cùng thời, Pavlichenko tham gia Hội tình nguyện viên hợp tác với quân đội, hàng không, và hạm đội (DOSAAF), một tổ chức thể thao bán quân sự, đào tạo cho thanh niên kỹ năng sử dụng vũ khí và các nghi thức quân đội.
"Khi một cậu bé hàng xóm khoe khoang về thành tích của mình tại trường bắn, tôi đã quyết định phải cho thấy một cô gái cũng có thể làm việc đó. Do vậy tôi tập luyện rất nhiều", Pavlichenko nói.
Ngày 22/6/1941, quân Đức ồ ạt tiến vào Liên Xô. Pavlichenko lập tức nhập ngũ để bảo vệ tổ quốc, dù ban đầu bị quân đội từ chối với lý do là nữ.
"Cô ấy trông như một người mẫu, với móng tay được cắt tỉa gọn gàng, quần áo và tóc hợp thời trang. Pavlichenko nói với sĩ quan tuyển quân rằng cô muốn cầm súng trường chiến đấu. Người đó cười phá lên và hỏi cô ấy biết gì về súng trường", trang Soviet-Awards.com viết về nỗ lực gia nhập quân đội của Pavlichenko.
Ngay cả sau khi Pavlichenko trưng ra giấy chứng nhận lính bắn tỉa và một huy hiệu xạ thủ xuất sắc từ DOSAAF, quan chức này vẫn đề nghị bà làm công việc y tá. "Họ không nhận phụ nữ vào quân đội, do đó tôi phải vận dụng mọi mánh lới để được chấp nhận", bà Pavlichenko lý giải.
Cuối cùng, Hồng quân cũng cho bà một cơ hội khi đưa cho bà một khẩu súng trường và chỉ cho bà hai người Romania làm việc cho người Đức. Không chút khó khăn, bà bắn hạ cả hai tên lính và được chấp nhận vào Sư đoàn súng trường Chapayev số 25.
Sau đó, Pavlichenko được ra tiền tuyến tại Hy Lạp và Moldova. Trong thời gian rất ngắn, bà trở thành lính bắn tỉa danh tiếng trên chiến trường, tiêu diệt 187 tên phát xít Đức trong 75 ngày tham chiến đầu tiên.
Lính bắn tỉa trên những mặt trận này chiến đấu ngay trong lòng địch, cách xa các đồng đội khác. Đây là một công việc cực kỳ nguy hiểm và đòi hỏi sự cẩn trọng, phải ngồi bất động hàng giờ liền để tránh bị lính bắn tỉa đối phương phát hiện. Sau khi nổi tiếng tại Odessa và Moldova, Pavlichenko được điều động về Crimea để chiến đấu bảo vệ thành phố cảng Sevastopol.
Danh tiếng cũng khiến bà được giao những nhiệm vụ nguy hiểm hơn, mà khó khăn nhất là phải đối mặt trực diện với lính bắn tỉa đối phương. Theo viện Smithsonian, bà đã đọ sức và bắn hạ 36 lính bắn tỉa đối thủ, một vài trong số đó là những tay súng nổi tiếng.
"Đó là một trong những trải nghiệm căng thẳng nhất trong đời tôi", bà Pavlichenko nói.
Trong 8 tháng chiến đấu tại Stevastopol, bà được Hồng quân tuyên dương và thăng quân hàm. Dù một vài lần bị thương, bà chỉ chịu dừng chiến đấu sau khi bị mảnh bom găm vào mặt, do phát xít ném bom vị trí của bà.
Pavlichenko trở thành gương mặt nổi tiếng trong cuộc chiến, và thường xuất hiện trong các chương trình tuyên truyền trong nước của Hồng quân. Bà trở thành cơn ác mộng với mọi lính Đức trên mặt trận phía đông và được các nhà báo đặt biệt danh là "quý cô tử thần". Quân Đức thậm chí còn dùng loa phóng thanh để gọi Pavlichenko, dụ dỗ và hứa hẹn sẽ cho bà lợi lộc nếu bà chấp nhận đào ngũ sang đầu quân cho Đức.
Sau khi ngừng tham chiến, Pavlichenko trở thành huấn luyện viên bắn tỉa và được mời tới thăm Nhà Trắng. Bà gặp gỡ Tổng thống Franklin Roosevelt cùng đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt, trở thành công dân Liên Xô đầu tiên được một tổng thống Mỹ tiếp.
quy-co-tu-than-nu-xa-thu-ban-tia-khien-phat-xit-khiep-so-1
Pavlichenko được mời đến Nhà Trắng. Ảnh: Library of Congress
Tuy nhiên, Pavlichenko đã tức giận khi truyền thông Mỹ đặt ra những câu hỏi mang thành kiến giới tính với bà. Bề ngoài và phong cách ăn mặc của bà cũng bị truyền thông nước này chỉ trích.
Khi được hỏi bà có trang điểm hay không khi ra trận, Pavlichenko đáp lại: "Không hề có quy định nào cấm điều đó, nhưng ai mà có thời gian nghĩ tới cái mũi bóng bẩy của mình khi chiến tranh còn đang diễn ra?"
"Tôi mặc quân phục với niềm vinh dự. Nó có Huân chương Lenin, nó từng thấm đẫm máu trên chiến trường. Quá rõ ràng rằng, điều quan trọng với phụ nữ Mỹ chỉ là liệu họ có mặc đồ lót bằng lụa bên dưới bộ quân phục hay không, có vẻ họ vẫn chưa hiểu quân phục đại diện cho điều gì", Pavlichenko trả lời tạp chí Time trong cuộc phỏng vấn năm 1942.
Pavlichenko là một trong số khoảng 2.000 nữ lính bắn tỉa trong Hồng quân chiến đấu trong Thế chiến II, và là một trong số 500 người sống sót sau cuộc chiến.
Theo Business Insider, thành tích tiêu diệt 309 tên địch có lẽ đã đủ để bà lọt vào top 5 xạ thủ xuất sắc nhất mọi thời đại. Nhưng số lượng địch thực tế bà đã hạ còn có thể cao hơn thế, bởi 309 chỉ là số địch bà tiêu diệt được xác nhận bởi một bên thứ ba.
Sau chiến tranh, Pavlichenko trở lại đại học Kiev và hoàn tất chương trình thạc sĩ, trước khi về làm việc tại tổng hành dinh hải quân Liên Xô. Bà qua đời ngày 10/10/1974 ở tuổi 58 và được an táng tại Moscow.
Tháng 4 năm nay, câu chuyện của bà đã trở thành cảm hứng cho một bộ phim được gọi là "Battle for Sevastopol" (Trận chiến Sevastopol) tại Nga, và "Indestructible" (tạm dịch Bất khả chiến bại) tại Ukraine.
Hoàng Nguyên

Bi kịch của người lính bắn tỉa giữ kỷ lục thế giới

Từng thực hiện phát bắn không tưởng diệt phiến quân từ khoảng cách kỷ lục, người lính bắn tỉa Anh đang phải sống những ngày như "địa ngục trần gian".

bi-kich-cua-nguoi-linh-ban-tia-giu-ky-luc-the-gioi
Craig Harrison, người giữ kỷ lục thế giới về phát súng bắn tỉa diệt mục tiêu xa nhất. Ảnh: NYPost
Tháng 10/2009, trung sĩ Craig Harrison thuộc lực lượng bắn tỉa của quân đội Anh ở Afghanistan đã được công nhận kỷ lục bắn tỉa xa nhất thế giới khi tiêu diệt hai phiến quân Taliban ở khoảng cách 2.475 m, xa hơn 900 m so với tầm bắn hiệu quả của khẩu súng trường ông sử dụng, theo Military.com.
Người lính bắn tỉa này đã trở thành huyền thoại với những phát đạn "không tưởng" được thực hiện ở Musa Qala, tỉnh Helmand, Afghanistan lúc đó. Tuy nhiên, trong cuốn hồi ký mới xuất bản của mình, huyền thoại sống này tiết lộ từng muốn tự sát khi bị ám ảnh bởi quá khứ chiến trận.
Trong cuốn hồi ký "Phát bắn xa nhất" của mình, trung sĩ Harrison, đến từ Cheltenham, Gloucestershire, kể lại những tình tiết dẫn tới các phát bắn kỷ lục này, cùng những di chứng hậu chiến nặng nề mà ông phải chịu đựng suốt nhiều năm sau đó.
Hôm đó, tổ chiến đấu của Harrison trên ba chiếc xe bọc thép đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra hộ tống các binh sĩ Afghanistan lúc rạng sáng ở khu vực phía nam Musa Qala thì bất ngờ rơi vào ổ phục kích của phiến quân Taliban.
Khu vực này có rất nhiều phiến quân Taliban hoạt động, và trung sĩ Harrison đã phải sử dụng khẩu súng trường bắn tỉa chính xác phiên bản quốc tế L115A3 của mình hết công suất.
Khi các đồng đội bị mắc kẹt dưới một mương nước trong làn hỏa lực địch, trung sĩ Harrison quan sát thấy khẩu súng máy của địch đang bắn xối xả vào họ từ khoảng cách ngoài tầm bắn hiệu quả của khẩu súng trường bắn tỉa mà ông đang cầm trên tay.
Theo tính toán trên máy tính của xạ thủ hỗ trợ, với khoảng cách xa như vậy, viên đạn bắn tỉa bay với vận tốc siêu thanh phải mất tới 6 giây mới có thể đến vị trí tay súng Taliban đang nã từng loạt đạn ngắn vào đội hình của lính Anh.
Trung sĩ Harrison cho biết "tất cả bằng chứng đều cho thấy không thể thực hiện phát bắn như vậy. Ở khoảng cách xa như thế, mọi yếu tố như tốc độ gió, nhiệt độ và độ ẩm đều ảnh hưởng tới phát bắn".
"Thậm chí tốc độ quay của Trái Đất trong 6 giây đó cũng ảnh hưởng tới đường đạn. Điều đó khiến tôi phải cân nhắc rất nhiều. Ngoài ra, lúc ấy tôi đang trong tình trạng rối bời bởi tình hình khẩn cấp và hiểu rằng mình không có nhiều thời gian lựa chọn", Harrison kể lại.
Phát bắn đầu tiên ông trượt mục tiêu, nhưng ông nhanh chóng lấy lại đường ngắm và tiếp tục bắn phát thứ hai trong lúc phiến quân Taliban cầm khẩu súng máy và tên mang đạn đứng bên cạnh cố gắng phát hiện vị trí của tay súng bắn tỉa.
6 giây sau khi viên đạn thứ hai rời khỏi nòng súng, phiến quân cầm súng máy này gục xuống đất, chết tại chỗ. "Thật không thể tin nổi, lúc đó tôi đã gần như mất kiểm soát vì hưng phấn. Tôi tự nhủ phải bình tĩnh để xử nốt tên còn lại".
Phát bắn thứ ba của trung sĩ Harrison bị trượt mục tiêu, nhưng phát bắn tiếp theo đã tiêu diệt tên tiếp đạn của ổ súng máy. "Tôi bắn trong chớp mắt, và 6 giây sau tôi thấy tên thứ hai gục xuống", ông kể.
"Khi đó tôi rất vui bởi không còn bất kỳ mối đe dọa nào nữa. Một cảm giác nhẹ nhõm trào dâng trong tôi. Bạn bè tôi đã thoát khỏi nguy hiểm. Nếu tôi không làm những gì cần phải làm, 8 đồng đội của tôi có thể đã hy sinh hoặc bị thương".
Sau đó, khi một trực thăng Apache đo khoảng cách những phát bắn mà Harrison đã thực hiện - 2.475 m, tương đương độ dài 24 sân bóng đá - người lính bắn tỉa này mới biết mình vừa đạt được một kỷ lục thế giới đáng sợ.
bi-kich-cua-nguoi-linh-ban-tia-giu-ky-luc-the-gioi-1
Một khẩu súng bắn tỉa L115A3, loại súng được Harrison sử dụng để thực hiện phát bắn không tưởng. Ảnh: Military.com
"Lính bắn tỉa luôn có cảm giác đóng băng từ bên trong khi nổ súng bắn ai đó. Như thể khi đó thời gian trôi chậm lại, và tất cả các giác quan được đẩy lên cực độ. Khi viên đạn trúng mục tiêu, họ tận hưởng niềm hân hoan hệt như một liều ma túy chạy qua tĩnh mạch", ông cho hay.
"Tôi không phải là một nhà tâm lý hay tên đồ tể. Tôi không khao khát việc giết chóc. Tôi chỉ yêu khoảnh khắc hân hoan khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Bi kịch hậu chiến
Cuối năm 2009, một viên đạn của phiến quân đã bay xuyên qua mũ sắt của trung sĩ Harrison. 10 ngày sau đó, xe tuần tra Jackal của ông bị trúng mìn do Taliban cài ven đường và nổ tung, nhưng ông may mắn thoát nạn.
Trở về nước Anh, trung sĩ Harrison được Bộ Quốc phòng ca ngợi như một người hùng vì những phát bắn phá kỷ lục đó. Thế nhưng các chỉ huy quân đội đã sơ suất tiết lộ danh tính của ông với giới truyền thông, và Harrison lập tức trở thành mục tiêu săn lùng của những kẻ khủng bố. Cả ông, người vợ Tanya và cô con gái 16 tuổi đều cảm thấy lo sợ mỗi khi mở rèm cửa nhà mình.
Có vẻ như một trong những phiến quân Taliban bị ông tiêu diệt ở Afghanistan  là lãnh đạo cấp cao trong nhóm khủng bố, và giờ đây chúng muốn trả thù.
"Chúng đã đưa tất cả thông tin chi tiết về tôi lên mạng Internet. Al-Qaeda đã và đang lên kế hoạch bắt cóc một quân nhân Anh để hành quyết, và tôi bị liệt vào danh sách đen của chúng. Người ta tìm thấy một chiếc xe có ảnh của tôi cùng những dụng cụ cần thiết cho một vụ bắt cóc ở miền bắc", Harrison cho hay.
"Kể từ đó trở đi cuộc sống của chúng tôi thực sự bắt đầu bị phơi bày ra ánh sáng", ông nói. Điện thoại của Harrison được gắn thiết bị dò tìm vệ tinh, và bà Tanya cũng mang theo một thiết bị có thể giúp cảnh sát xác định vị trí.
bi-kich-cua-nguoi-linh-ban-tia-giu-ky-luc-the-gioi-2
Lính bắn tỉa Anh ở chiến trường Afghanistan. Ảnh: Military.com
Sau quãng thời gian chiến đấu ở Afghanistan, Harrison mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Chính vì điều này, cấp trên của ông đã từ chối trao huân chương Thập tự vì lòng dũng cảm cho Harrison, vì lo ngại ông không chịu được áp lực. Trung sĩ Harrison đã "chết lặng" vì quyết định này.
Không những thế, Harrison cũng bị những di chứng tổn thương não nghiêm trọng trong vụ chiếc xe tuần tra Jackal của ông bị trúng mìn ở Afghanistan.
Sau một lần tự tử bất thành, ông quyết định xuất ngũ vì áp lực và bắt đầu một cuộc sống mới bằng cách chế tạo trang bị cho các lính bắn tỉa khác, những người mà ông gọi là "binh sĩ chuyên nghiệp nhất".
"Người ta không thể hiểu được những gì đang ám ảnh tâm trí tôi. Tôi tưởng tượng ra những nạn nhân mà tôi đã giết. Mỗi ngày đều là một địa ngục trần gian", cựu binh sĩ bắn tỉa này thổ lộ.
Duy Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét