Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU 20

-Chày cối
-Luật lỏng lẻo
-Không thuộc bài
-Dù ngu mà có quyền lực vẫn có lý!

--------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                                         Bái phục CSGT

                                                                            CSGT tiền giang

                                                                  Anh CSGT vớ vẫn lung tung

                                                                        Anh CSGT vớ vẩn

                                                                  Cười đau bụng với CSGT

Công an giả lừa công an thật: Vì tin là đồng đội!

(Tin tức thời sự) - Trước nhiều trường hợp công an, CSGT bị đối tượng giả mạo lừa, một số CSGT cho rằng nguyên nhân do quá tin, nghĩ là đồng đội mình.

Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ giả công an, CSGT lừa đảo. Trước thực trạng đang ngày càng nhiều này, một số CSGT làm việc tại các chốt có những quan điểm, đánh giá về nguyên nhân gây nên những vụ việc đó.
Công an, CSGT bị lừa vì quá tin, nghĩ là đồng đội mình
Sáng ngày 24/11, trao đổi với phóng viên, anh N.V.H làm việc tại chốt Khuất Duy Tiến – Lê Văn Lương cho rằng: “Thực ra những trường hợp này xảy ra cũng do sự thiếu hiểu biết của người dân. Nếu một đối tượng nói họ là công an, CSGT thì mình phải quan sát thẻ họ đeo trước ngực trái. Đây là thẻ công an chứ không giống thẻ xe bus nên dễ nhận ra.
 Ngoài ra quan sát quân hàm của mỗi một cán bộ công an ví dụ như Trung tá phải có 2 vạch và sao phải nằm ngang.
Một cách nhận biết nữa là qua cách tiếp xúc và nói chuyện. Một cảnh sát thật thì biên bản quyết định xử phạt phải có dấu seri, chứ giả thì không có. Thẻ và giấy tờ đều do Bộ công an cấp”.
Anh H. khẳng định trường hợp công an hay CSGT thật bị công an, CSGT giả lừa thì chắc không có.  Anh H. nghĩ đó có có thể là người quen giới thiệu chứ tự nhiên đối tượng vào lừa thì chắc là không lừa được và rất khó để lừa.
Nếu công an, CSGT thật mà bị công an giả lừa thì lý do chỉ có thể là công an, CSGT cả tin quá, nghĩ là đồng đội mình, tin là đồng đội thì mới bị lừa. Hoặc cũng có thể lúc đó công an hay CSGT say rượu nên mới để bị lừa.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Theo anh H. : Việc lừa đảo sớm muộn gì cũng phát hiện ra, cũng có thể là trong hoàn cảnh ấy lực lượng công an, CSGT biết đối tượng là giả nên cố tình để bị lừa rồi lấy chứng cứ để xử lý.
Nếu đối tượng giả công an, CSGT thì trong ngành chắc chắn biết vì khi làm việc phải có thẻ, giấy giới thiệu.
 Anh P. , một CSGT làm việc tại chốt Văn Phú –Hà Đông bình luận về vụ việc một công an ở Tiền Giang bị lừa. Theo anh P, do công an ấy tin người quá, không xác minh gì cả.
"Với những đối tượng tự nhận là công an đến giúp xin việc tùy từng người thì phải xác minh qua nhiều nguồn khác nữa, xác minh nhân thân thế nào, rồi đưa đến trụ sở công an nới anh ấy làm việc xem thế nào?.
Trường hợp mặc trang phục giống công an để lừa, với lực lượng Công an và CSGT mà nói thì qua nghiệp vụ công an, CSGT chúng tôi tiếp xúc qua sẽ biết, không thoát được” - anh P. nêu quan điểm
Dân bị lừa không phải quá tin vào công an
Về việc người dân bị đối tượng giả công an lừa, anh T.V.C, CSGT cũng làm việc tại chốt Khuất Duy Tiến nói: “Đối tượng này tìm hiểu rất kỹ về lực lượng công an, chuyên nghiệp và mình có chủ quan.
 Việc người dân bị lừa do nhu cầu của người dân là chính, họ đang có nhu cầu xin việc. Nó cũng giống như trường hợp chết đuối vớ được cọc chứ không phải hoàn toàn người dân tin vào công an nên bị lừa. Các công an khi làm nhiệm vụ thì cẩn thận hơn”.
Anh H. lại cho rằng: “Người dân bị lừa là do thiếu hiểu biết, chẳng có lý do nào khác. Tất nhiên công an bộ đội phải tin rồi nhưng đấy không phải quá tin mà người dân bị lừa. Sở dĩ vậy vì ở các địa bàn, công an xã mỏng nên người ta không biết".
Anh B. lại lý giải: "Trường hợp bị lừa là do đối tượng đó chuyên nghiệp, có tí đầu óc. Thứ hai do dân rất tin người, nếu cảnh giác thì phải đặt ra câu hỏi tại sao, và hỏi giấy tờ vì chứng minh thư công an là rất khó làm giả".
 Phân biệt theo... tác phong
Những CSGT nói trên cũng đã chỉ cách giúp người dân nhận diện công an giả.
Theo anh  H, cách khiến người người dân đề phòng cảnh giác là thường xuyên lên đọc báo, thông tin tìm hiểu…để có cách phân biệt nhanh và đúng qua hình ảnh. Ví dụ thông qua các đặc điểm nhận dạng như đai đeo, còng, sung , thẻ tuần tra, quân hàm…nếu quân hàm giả nhìn rất không có uy.
Đối với cảnh sát, họ được đào tạo khá bài bản, nếu đối tượng có ý định lừa bị công an hỏi vài câu là nhận ra ngay. Ví dụ như hỏi một số thông tin nội bộ.
Chốt giao thông Văn Phú - Hà Đông
Chốt giao thông Văn Phú - Hà Đông
Còn theo anh C, cách phân biệt công an giả, công an thật thì chỉ cần qua tác phong.
“Một người công an thật thì tác phong chững chạc, điều đó thông qua cách ăn nói xưng hô giao tiếp.
Chúng tôi chỉ dùng bằng mắt thường để quan sát nhận diện được đối tượng giả mạo. Quan sát qua một vài cử chỉ, hành động là nhận ra được ngay. Đối với người dân phải cần xác minh đúng đối tượng, cần thiết đến nơi cư trú để xác minh xem tên thật là gì”.
Anh P nói: “Trường hợp đối tượng mặc trang phục giống công an, CSGT thật thì chưa quản lý được hết, vẫn còn hàng lậu bán tràn lan.
Để phân biệt và nhận biết, theo tôi nghĩ là cảnh sát thật thì không bao giờ tự xưng mình là công an, cảnh sát. Nếu là giả thì họ xưng là công an để tạo lòng tin. Trong một cuộc nói chuyện xa lạ không bao giờ xưng mình là công an".
Thanh Thanh

Tiền Giang: Đội trưởng CSGT mất chức vì cho xe “vua” lưu thông

Đội trưởng Đội CSGT thị xã Cai Lậy bị điều chuyển công tác sau bài viết “Đội trưởng CSGT giải cứu xe “vua” đăng tải trên Báo.
Đại tá Nguyễn Hữu Trí – Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang vừa có công văn phản hồi báo Người Lao Động về bài viết: “ Đội trưởng CSGT giải cứu xe “vua ” đăng ngày 29-12-2015.
Nội dung bài viết phải ánh, nhiều xe container chở hàng quá tải lưu thông trên tỉnh lộ 868 (Đoạn từ xã Ngũ Hiệp đến ngã ba Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) khi bị CSGT kiểm tra, bắt giữ ngay sau đó được Trung tá Nguyễn Thanh Trai – Đội trưởng đội CSGT TX Cai Lậy gọi điện giải cứu.
Doi truong CSGT mat chuc vi cho xe “vua” luu thong - Anh 1
Một trong 2 xe “vua” mà trung tá Nguyễn Thanh Trai giải cứu (bên trái): Ảnh cắt từ clip điều tra.
Qua xác minh, Công an tỉnh Tiền Giang thừa nhận,Trung tá Trai có lấy điện thoại cá nhân chỉ đạo cấp dưới bỏ qua lỗi vi phạm, không lập biên bản đối với 4 xe tải chở hàng vượt quá trọng tải cho phép (trong đó có 2 xe do cán bộ công tác trong ngành điện thoại xin).
Về thông tin, tối 5-12-2015 tài xế Đinh Hữu Lộc điều khiển xe 63K-0291 bị Công an TX Cai Lậy chặn dừng, kiểm tra. Sau đó anh Lộc trình bày xe này đã được M. và đồng chí Trai “bao”, chi từ 900.000 đồng đến 1 triệu đồng/chuyến. Công an tỉnh Tiền Giang khẳng định không có cơ sở để xử lý. “Qua xác minh số tiền 1 triệu đồng tài xế chi cho “cò” chứ không chi cho Công an thị xã Cai Lậy và thanh tra giao thông như báo đăng. Việc bảo kê cho các xe quá tải lưu thông hiện Thanh tra công an chưa phát hiện trường hợp nào”, Công văn nêu rõ.
Vừa qua Công an tỉnh Tiền Giang đã tổ chức họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm chung cho toàn thể Ban Chỉ huy Công an thị xã Cai Lậy.
Riêng cá nhân Trung tá Nguyễn Thanh Trai – Đội trưởng Đội CSGT thị xã Cai Lậy và Trần Văn Đua – Cán bộ CSGT thị xã Cai Lậy nhận hình thức điều chuyển công tác, không hoạt động trong lực lượng CSGT.

Hàng loạt công an ở Tiền Giang bị kỷ luật vì “làm luật”


Theo một nguồn tin, Công an huyện Cái Bè (Tiền Giang) vừa thi hành kỷ luật hàng loạt cán bộ Đội CSGT và Đội Cảnh sát kinh tế (CSKT) công an huyện này vì có hành vi “làm luật” trên quốc lộ 1A và tuần tra kiểm soát “lấn sân”.
Theo đó, Thiếu tá Trần Văn Nghĩa, cán bộ Đội CSGT, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo và cho nghỉ hưu trước thời hạn. Thiếu tá Nghĩa bị xác định là không được phân công làm nhiệm vụ trên quốc lộ 1A nhưng vẫn lấy tiền “mãi lộ” của ba xe tải với số tiền 300.000 đồng. Thiếu úy Lê Quang Khải, Đội CSGT, bị kỷ luật với hình thức khiển trách, bị điều chuyển sang công tác khác. Thiếu úy Khải được phân công cùng Đội CSKT xử lý các xe thải nước gần cầu Mỹ Thuận nhưng đã tự ý lên quốc lộ 1A kiểm tra và lập biên bản hai xe vi phạm ở khu vực cấm dừng, cấm đổ. Trung sĩ Phạm Thanh Tuấn, Đội CSGT, cũng bị kiểm điểm chuyển công tác khác. Riêng Đại úy Lê Phú Cương - Đội phó Đội CSKT là tổ trưởng tổ công tác bị kỷ luật khiển trách. Đại úy Cương là tổ trưởng tổ công tác phối hợp với các CSGT có nhiệm vụ kiểm tra các xe xả nước thải khu vực cầu Mỹ Thuận nhưng nhiều đêm đã cùng CSGT lên quốc lộ 1A để kiểm tra xe vi phạm, bị báo chí ghi hình.

Hàng loạt công an ở Tiền Giang bị kỷ luật vì “làm luật” - ảnh 1
Một cảnh kiểm tra “lấn sân” của CSGT huyện Cái Bè. Ảnh: CTV

Theo giới tài xế, trước khi lên cầu Mỹ Thuận, các xe thường dừng sau trạm thu phí để kiểm tra vỏ xe. Khi đó, CSGT và CSKT Công an huyện Cái Bè xuất hiện, kiểm tra giấy tờ xe và “làm luật” dù đoạn quốc lộ này thuộc địa bàn tuần tra của Trạm CSGT Trung Lương và Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, Công an tỉnh Tiền Giang.
Theo ghi nhận của báo chí (tháng 11-2013), nhiều đêm liền các cán bộ nói trên do Đại úy Cương làm tổ trưởng đã lên quốc lộ 1A “làm luật” các xe, sau đó bị báo chí phản ánh.
HOÀNG ANH

CSGT phải chứng minh lỗi của người vi phạm

Nếu người bị xử phạt khởi kiện, tòa sẽ yêu cầu CSGT chứng minh lỗi của người vi phạm.

Công an huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) vừa có giải quyết khiếu nại, tiếp tục cho rằng tài xế xe cá thối không chấp hành hiệu lệnh dừng xe. Phía tài xế cho biết sẽ khởi kiện công an huyện này ra tòa.
Tại Kiên Giang, hai lái xe khác cũng đang khiếu nại quyết định xử phạt của Thanh tra giao thông tỉnh vì cho rằng không biết hiệu lệnh dừng xe của CSGT tham gia đội liên ngành.
Việc vi phạm giao thông xảy ra trong tích tắc, khi bị phạt thì “ông nói gà, bà nói vịt”, tòa sẽ giải quyết cách sao trong những trường hợp như vậy?
“Không thấy, không biết tín hiệu dừng xe”
Theo tường trình của tài xế Nguyễn Văn Ve (ngụ Hậu Giang) và tài xế Trần Văn Đợi (ngụ Cần Thơ), chiều 23-12-2013, họ chạy xe tải chở bia đi giao. Khi đi đến địa phận xã Mong Thọ, huyện Châu Thành (Kiên Giang) thì tình cờ xe của hai anh chạy chung với một chiếc xe đông lạnh: Xe anh Đợi chạy đầu, giữa là xe đông lạnh và sau cùng là xe anh Ve.
Khi ba xe đang chạy, anh Ve thấy mô tô tuần tra của đội liên ngành chạy ngược chiều và CSGT chĩa dùi cui vào xe đông lạnh. “Tôi thấy CSGT chĩa dùi cui vào xe phía trước nên tôi cho xe chạy bình thường. Được khoảng 300 m, xe tuần tra đuổi theo, ra hiệu lệnh dừng cả ba xe và chúng tôi chấp hành. Sau đó, họ cho xe đông lạnh chạy tiếp còn hai xe chở bia bị giữ giấy tờ vì cho rằng chúng tôi không chấp hành hiệu lệnh. Bốn ngày sau, Thanh tra Sở GTVT tỉnh Kiên Giang ra quyết định xử phạt mỗi người 4 triệu đồng, giam bằng 60 ngày và học lại luật giao thông (áp dụng điểm a khoản 2 Điều 38 Nghị định 71/2012)” - anh Ve kể.
Trong vụ xe cá thối, người dân tự vẽ hiện trường để chứng minh mình không sai. Ảnh: CTV
Theo anh Ve, anh thấy CSGT chỉ vào xe khác nên không dừng xe, “phạt tôi lỗi này là oan”. Còn anh Đợi thì khăng khăng cho rằng mình hoàn toàn không thấy CSGT ra hiệu lệnh.
Giải quyết, chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Kiên Giang khẳng định việc cán bộ tuần tra chạy ngược chiều, dùng gậy chỉ huy ra hiệu lệnh dừng xe là đúng theo Thông tư 65/2012/TT-BCA. Việc các tài xế khiếu nại không thấy hiệu lệnh dừng xe của CSGT là không có căn cứ nên giữ nguyên quyết định xử phạt.
Hai lái xe tiếp tục khiếu nại nên đầu tháng 3-2014, lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Kiên Giang có buổi đối thoại nhưng hai bên chưa tìm được tiếng nói chung.
Muốn phạt phải chứng minh lỗi
Chưa rõ kết quả giải quyết cuối cùng sẽ ra sao nhưng việc hai lái xe nêu trên và tài xế chiếc xe cá thối khiếu nại việc dừng xe của CSGT đặt ra nhiều vấn đề cần lưu tâm.
Theo tìm hiểu, khi triển khai Nghị định 171/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an) cho biết một trong những nguyên tắc mới áp dụng trong quy định xử phạt này là “người có thẩm quyền xử phạt phải có trách nhiệm chứng minh vi phạm”. Nguyên tắc này nằm trong “luật mẹ” là Luật Xử phạt vi phạm hành chính. Nguyên tắc này đã làm nhiều CSGT lúng túng.
Tổ trưởng CSGT của một quận trung tâm TP.HCM cho biết: Trong nhiều trường hợp, yêu cầu chứng minh lỗi vi phạm gây không ít khó khăn cho CSGT. Nhiều người vi phạm rành rành (nhất là các lỗi lấn tuyến, vượt đèn đỏ…) nhưng vẫn cãi, đòi bằng chứng vi phạm. Trong các trường hợp này, CSGT giải thích, thuyết phục, mời về đội xử lý, nếu không xong thì buộc phải… buông. “Họ không ký vào biên bản vi phạm thì phải có nhân chứng nhưng tìm ra được nhân chứng (với tên tuổi, địa chỉ cụ thể) không dễ, CSGT coi như thua. Đã có những trường hợp CSGT phải bỏ tiền túi nộp phạt thay cho những biên bản khuyết chữ ký của người vi phạm, không có nhân chứng” - vị này nói.
Khởi kiện, tòa sẽ “soi” chứng cứ
Trường hợp các bên không ai chịu ai, khởi kiện ra tòa thì lúc này tòa sẽ phải xem xét chứng cứ các bên cung cấp.
Theo Thẩm phán Phạm Công Hùng, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM, những vụ người dân khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của CSGT có một điểm chung là hai bên có ít chứng cứ chứng minh. Việc các bên tự chứng minh là rất quan trọng. Về phần CSGT, làm sao để có các chứng cứ (như ghi âm, ghi hình…) thì CSGT phải tự tính toán để chứng minh.
Từ đó, tòa sẽ dựa vào chứng cứ và tính hợp pháp của quyết định để ra phán quyết chấp nhận hay không yêu cầu của bên khởi kiện.
G.Tuệ - M.Phong - T.Tùng
Theo Pháp luật TP. HCM

CSGT lúng túng khi xử phạt




Sáng qua 10.11, lực lượng CSGT TP.Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh thành đã ra quân thực hiện Nghị định 71 của Chính phủ.
NĐ71/CP sửa đổi và bổ sung một số điều của NĐ 34/2010/NĐ-CP về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”, có hiệu lực từ 10.11.2012, trong đó quy định mức phạt tăng gấp nhiều lần đối với một số hành vi vi phạm.
CSGT lúng túng khi xử phạt
  Lực lượng CSGT Công an Bình Thuận tuần tra trên QL1 sáng qua 10.11 - Ảnh: Quế Hà
Nhắc nhở là chính
Theo ghi nhận của chúng tôi vào ngày đầu ra quân xử phạt theo NĐ71, nhìn chung người vi phạm hầu như không có phản ứng gì về mức phạt mới khá cao này, dù khi được hỏi về NĐ71 đều lắc đầu “không biết”.
Tại TP.HCM, chiều 10.11, anh H.T.Tam (28 tuổi, quê Ninh Bình) lưu thông vào đường cấm, phân trần với CSGT: “Do phải đi làm nhiều và cũng không có điều kiện tiếp xúc với báo đài nên chưa biết về NĐ này. Nay được CSGT nhắc nhở tôi mới biết. Nếu tăng mức phạt kiểu này thì không dám vi phạm nữa”. Cũng bị nhắc nhở về lỗi chạy vào đường ngược chiều, V.V.Toàn (sinh viên Trường ĐH TDTT) ngơ ngác khi CSGT đề cập đến NĐ71. Toàn có vẻ thật thà: “Em là sinh viên năm nhất, mới từ quê vào nên còn chưa thông thạo các con đường của TP. NĐ mới ra em cũng chưa biết. Giờ các anh CSGT nhắc, em sẽ về tìm đọc để hiểu hơn về luật”.

Đa số người dân chấp hành tốt
Trung tá Nguyễn Ngọc Loan, Trưởng Đội CSGT Bến Thành cho biết: “Ngày 10.11, đội đã huy động 70 - 80 CSGT xuống đường xử phạt hơn 100 trường hợp theo NĐ71 và hàng trăm trường hợp vi phạm theo NĐ34”. Theo thượng tá Trần Thanh Trà, Phó trưởng PC67, trong ngày đầu triển khai, lực lượng CSGT của Công an TP.HCM đã chính thức tiến hành xử phạt theo NĐ71, đúng theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Công an. Ngày 11.11, Phòng mới tiếp nhận số liệu báo cáo xử phạt ngày 10.11. Song nhìn chung người dân chấp hành tốt, không phản ứng về mức phạt mới của NĐ71.

Theo CSGT H.A.Bình (Đội CSGT Rạch Chiếc, Công an TP.HCM), người tham gia giao thông vi phạm luật, số đông mắc các lỗi như chạy sai làn đường, chạy vào đường ngược chiều... có khung phạt khá cao, nhưng do là ngày đầu tiên áp dụng luật mới nên chủ yếu chúng tôi nhắc nhở người vi phạm và hướng dẫn về tuyên truyền lại cho những người chưa biết tìm hiểu để tránh vi phạm.
Tương tự, trên các tuyến đường như QL1, QL22, hầu như CSGT TP.HCM chưa xử phạt theo NĐ71 mà chỉ nhắc nhở. Theo một CSGT của Đội CSGT An Sương, khi CSGT tuyên truyền về NĐ71 người vi phạm đều bỡ ngỡ. Còn thượng úy Huỳnh Hữu Giang (Đội CSGT Bình Triệu) cho biết trong ca tuần tra anh cũng chỉ tuyên truyền cho người dân biết NĐ mới này.
Cũng theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sáng qua, trên tuyến QL1, đoạn qua địa phận Đồng Nai, nhiều tài xế chấp hành nghiêm chỉnh, điều khiển ô tô lưu thông đúng tốc độ quy định. Anh Lê Văn Hùng (37 tuổi, ngụ TX.Long Khánh, Đồng Nai) cho biết: "Trước đây, đôi lần tôi cũng vi phạm tốc độ quy định và bị xử phạt. Nay hành vi này phạt quá cao (điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10-20 km/giờ sẽ bị phạt 2-3 triệu đồng - PV), cộng với tước giấy phép lái xe đến 60 ngày, nên đành chấp hành đúng luật thôi". Tuy nhiên, vẫn còn không ít tài xế đón trả khách sai quy định, vượt phải, đi không đúng phần đường.
Còn tại Bình Thuận, ngày đầu thực hiện NĐ71, lực lượng CSGT đã ra quân ở hầu hết các tuyến đường chính như QL1, QL55 và QL28. Theo nhận định của thượng tá Trần Văn Nghĩa, Trưởng phòng CSGT Công an Bình Thuận: "Trong ngày hôm qua, tỷ lệ các loại phương tiện vi phạm tốc độ ít hơn hẳn, thậm chí các phương tiện vi phạm các lỗi phổ biến như giành đường, vượt sai quy định cũng giảm hẳn. Có lẽ do các lái xe đã hiểu rõ được các điểm mới trong NĐ71 là xử phạt rất nặng, nên ngày đầu tiên chấp hành rất tốt".
Khó xử phạt lỗi “sang tên, đổi chủ”
Khi áp dụng thực tế, một số quy định trong NĐ71 khiến cả lực lượng thi hành nhiệm vụ và người điều khiển đều băn khoăn về tính khả thi, trong đó có quy định: người điều khiển ô tô không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định sẽ bị phạt 8 triệu đồng và đối với xe gắn máy sẽ bị xử phạt 1 triệu đồng. Quy định này, theo lực lượng CSGT thi hành nhiệm vụ thì "khó có thể xử phạt được". “Đang tuần tra ngoài đường, CSGT không đủ phương tiện, cơ sở để xác minh chính xác người điều khiển phương tiện chưa sang tên đổi chủ để lập biên bản xử phạt. Giả sử người điều khiển phương tiện có xuất trình giấy mua bán “tay” (chưa sang nhượng) - nghĩa là không có cơ quan chức năng xác nhận, công chứng thì cũng không dám lập biên bản vi phạm vì việc mua bán này không mang tính pháp lý. Nói chung, hành vi này rất khó xử phạt. Chỉ có lực lượng đăng ký xe của CSGT mới có đủ điều kiện xử lý về hành vi này”, lãnh đạo một Đội CSGT thuộc PC67, Công an TP.HCM nói.
Liên quan đến vấn đề này, chiều 10.11, trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT TP.Hà Nội, cho biết người điều khiển phương tiện vi phạm các lỗi rẽ sai làn, vượt quá tốc độ cho phép, dừng đỗ sai quy định..., CSGT khi dừng xe phát hiện thêm lỗi chưa sang tên đổi chủ sẽ xử phạt nghiêm. Theo quy định, sau 30 ngày kể từ thời điểm mua bán phương tiện, chủ phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ sẽ phải đến trụ sở gần nhất nộp phạt vì đăng ký chậm.
Tại nút giao thông Yên Phụ - An Dương - Thanh Niên (Hà Nội), Đội CSGT số 2 (Phòng CSGT TP.Hà Nội) cho biết phát hiện nhiều trường hợp vi phạm là xe không chính chủ, hoặc xe đi mượn. Tuy nhiên, trong ngày đầu, CSGT chỉ nhắc nhở mà không xử phạt.
“Ngoài ra, trong NĐ71 còn có một số quy định khó mà xử phạt được”, một cán bộ CSGT Công an TP.HCM nhận định. Như hành vi tự xưng con, cháu ông này bà kia hoặc có lời nói lăng mạ, xúc phạm danh dự người thi hành công vụ (sẽ bị xử phạt 4 triệu đồng, tạm giữ xe 10 ngày, tước GPLX 60 ngày), theo cán bộ CSGT này khó có thể lập biên bản xử lý vì người vi phạm dễ chối bỏ, khi đó CSGT khó lấy bằng chứng để chứng minh. “Cần có những hướng dẫn cụ thể trong cách xử lý”, vị này nói.
Phạt nặng người uống rượu bia điều khiển phương tiện giao thông
Trong các hành vi vi phạm, mức phạt đối với người uống rượu bia điều khiển phương tiện vi phạm tăng cao nhất trong NĐ71. Cụ thể người điều khiển xe mô tô, gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở, bị phạt 2,5 triệu đồng, tạm giữ phương tiện 10 ngày, tước GPLX 60 ngày, bị buộc học và kiểm tra lại luật (NĐ34 phạt 750.000 đồng, tạm giữ phương tiện 10 ngày, tước GPLX 30 ngày); người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở bị phạt 12,5 triệu đồng, cùng hình thức phạt bổ sung giống xe gắn máy (NĐ34 xử phạt 5 triệu đồng).
CSGT lúng túng khi xử phạt
CSGT tuyên truyền về NĐ71 cho người vi phạm - Ảnh: Sỹ Bình

Thanh Niên


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét