Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

NÉT KHÁC BIỆT 17

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những “kỷ lục” xấu hổ

Đồ chừng nó là sản phẩm của những suy nghĩ quái gở xuất hiện trong thời kỳ còn đầy những hỗn mang, ở đấy, sự lòe loẹt, những giá trị ảo, mù mờ, những bọt bong bóng xà phòng nhiễu sắc, những sự lệch lạc, thậm chí là bệnh hoạn...
Những “kỷ lục” xấu hổ
5Shares
Không biết tự bao giờ, một số người ở nước ta lại có cái ý thích quái gở, khác người, là thích những “kỷ lục”, và thi nhau lập kỷ lục.
Ấy là chai rượu to nhất, tô phở to nhất, ly cà phê to nhất, bức tượng cao nhất, cái bánh chưng to nhất, bánh phồng tôm to nhất…
Tất cả những thứ “nhất” ấy chỉ có giá trị hão, chứ giá trị sử dụng hầu như không có. Hồi cái bánh chưng to nhất cung tiến đền vua Hùng, khi xắn ra chia cho mọi người thì không ai có thể ăn được, bởi chỗ thì sống, chỗ thì thiu, chỗ thì nhão. Cái tô hủ tiếu kỷ lục cũng thế, được quảng cáo là có thể phục vụ cho 1000 người ăn nhưng cuối cùng đã phải đổ bỏ, bởi đơn giản ai cũng biết, hủ tiếu đã chan nước vào là phải ăn ngay không nó vữa. Đằng này chỉ nguyên việc huy động người đứng vào giơ tay giơ chân để chụp ảnh đã đủ tô hủ tiếu thành một thứ gì rồi. Trong khi bao nhiêu dân nghèo không có mà ăn. Các cháu trong chương trình “cơm có thịt” nhiều cháu chưa biết mùi hủ tiếu là như thế nào?
Và mới nhất là cái bánh tét to và dài nhất, hai mốt mét, tương ứng với 21 năm đất nước ta bị chia cắt do một cái khách sạn nào đó nghĩ ra, dâng cúng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn nhân ngày 27 tháng 7.
Cái ngày 27/7 linh thiêng thế mà vẫn có những kẻ lợi dụng làm trò hề.
Hết biết. Năm nào cũng có vài ông rồ nghĩ ra một thứ kỷ lục nào đó, rồi tuyên truyền, rồi ồn ào các kiểu. Rồ, chắc chắn, hoặc là đầu óc không bình thường, tạo nên một cơn sóng các loại… kỷ lục, khuyến khích thói háo danh và cả háo thắng của con người. Trong khi đó, nước ta đã từng có những “kỷ lục” cố giấu mà vẫn lòi ra, ví dụ con đường đắt nhất hành tinh.
Mọi người chê cứ chê, chửi cứ chửi, còn mấy ông rồ vẫn thắng, bởi mục đích chính của họ là quảng cáo. Càng nhiều người biết thì quảng cáo càng thắng…
1 2
Tất nhiên, nó có sự góp tay của giới truyền thông, của tính tò mò của con người, của cộng đồng, để, những cái gọi là kỷ lục này năm nào cũng xuất hiện. Văn hoá Việt Nam không có mấy trò này, văn hoá tâm linh càng không, văn hoá XHCN đậm đà bản sắc dân tộc cũng không. Vậy thì nó từ đâu ra? Đồ chừng nó là sản phẩm của những suy nghĩ quái gở xuất hiện trong thời kỳ còn đầy những hỗn mang, ở đấy, sự lòe loẹt, những giá trị ảo, mù mờ, những bọt bong bóng xà phòng nhiễu sắc, những sự lệch lạc, thậm chí là bệnh hoạn… xuất hiện trong sự tiếp tay, hoặc cố ý hoặc vô tình của một nhóm người. Ví dụ, năm nay ban quản lý đền Hùng tuyên bố không nhận cung tiến những thứ bất bình thường, những “kỷ lục”, thế là “kỷ lục” hết phép, nó lại chạy sang nơi khác.
Nói không với những kỷ lục ảo, dối trá, vênh váo, phi thẩm mỹ, phi nhân văn, phi nhân tính… được quá đi chứ, miễn là chúng ta sống một cách bình thường, không bị ảo giác đánh lừa, không bị dẫn dụ bởi những phù phiếm hư danh và cả những lợi ích vật chất phi lý…
3

Đất Việt là nơi tự do bày tỏ ý kiến, không có chế độ kiểm duyệt. Rất mong nhận được ý kiến của độc giả.

Bún cá, hủ tiếu Việt Nam đạt kỷ lục châu Á

Thứ Ba, ngày 17/12/2013 16:18 PM (GMT+7)
Sự kiện: Kỉ lục Việt Nam
Đây là những đặc sản Việt Nam đã được công nhận đạt giá trị ẩm thực châu Á.
Từ hiệu quả hành trình lần thứ nhất đem lại, năm 2013 này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tiến hành Hành trình quảng bá đặc sản và ẩm thực Việt Nam lần 2 – 2013. Trong số danh sách các món ăn đề cử đến Tổ chức Kỷ lục Châu Á đã có 10 món ăn đặc sản Việt Nam đã tiếp tục được công nhận đạt giá trị ẩm thực châu Á.
Những món ăn, đặc sản này sẽ được Tổ chức Kỷ lục châu Á tiến hành quảng bá trên các phương tiện truyền thông của nhiều quốc gia trong khu vực. Dự kiến, vào tháng 2 năm 2014, tại Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 27 và Hội thảo "Hành trình quảng bá ẩm thực và đặc sản Việt Nam ra thế giới" tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh, đại diện Tổ chức Kỷ lục châu Á sẽ đến Việt Nam và trao bằng xác lập 10 món ăn đặc sản được công nhận lần 2 năm 2013 và 8 đặc sản quà tặng châu Á lần 1 - năm 2013 cho các địa phương.
10 món ăn, đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á lần 2 -2013 bao gồm những món ăn, đặc sản thuộc các vùng miền sau (sắp xếp từ Bắc vào Nam):
1. Chả cá Lã Vọng - Hà Nội
Nguyên liệu làm chả cá, cá quả to, ngon, tươi thịt mới mềm và không nát, lạng thịt từ hai bên sườn, thái mỏng ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre (không được dùng cặp sắt) nướng trên lò than hoa, quạt chả đều tay, sao cho cá chín vàng mà vẫn còn nước ngọt. Ăn kèm với các loại rau, rau thơm ở Láng, mắm tôm (mà phải là loại mắm tôm làm từ moi tươi, không sạn cát, khi cho chanh vào đánh phải bông trắng, không nặng mùi), bún đặt ở Thanh Trì, lạc phải sẩy hết hạt lép, lựa toàn hạt mẩy.
Bún cá, hủ tiếu Việt Nam đạt kỷ lục châu Á - 1
Chả cá Lã Vọng
2.  Bún cá rô đồng – Hải Dương
Công thức nấu bún cá rô rất đơn giản, chỉ là cá rô luộc gỡ lấy thịt, đem rim khô làm nhân trong bát, bún hoặc bánh đa, thêm rau cải, rau muống… rồi chan nước dùng. Có quán dung cá rô đồng tươi, ướp gia vị, khi ăn được sắp vào tô bún và chan nước dung nóng hổi vào. Nước dùng được lọc từ đầu cá, xương cá, tuy nhiên mỗi quán có một bí quyết riêng để nấu nước dùng, để tạo nên vị thơm, ngọt đặc trưng của tô bún.
Bún cá, hủ tiếu Việt Nam đạt kỷ lục châu Á - 2
Bún cá rô đồng Hải Dương
3. Chả Mực Hạ Long – Quảng Ninh
Mực để làm chả phải là mực tươi vừa mới đánh bắt lên từ biển, mực càng tươi chả càng ngon. Mực mua về làm sạch, bóc bỏ đầu, da nếu chỉ lấy phần thân thịt làm chả là ngon nhất. Một trong công đoạn khó nhất khi làm chả mực là việc giã, phải giã mực bằng tay trong cối đá. Mực được trút vào cối giã đều tay cho đến khi mực dẻo quánh lại kết dính với nhau. Người giã phải khéo và quen tay, mới biết giã đến khi nào thì mực đã đạt độ dẻo để kết dính.
Bún cá, hủ tiếu Việt Nam đạt kỷ lục châu Á - 3
Chả mực Hạ Long
Chả chín có màu vàng ruộm, thơm mùi gia vị mới nhìn đã thòm thèm. Cắn một miếng chả mực nóng chấm chút tương ớt nhai giòn, dai ngọt ngon làm người ăn thích thú.
4. Cao lầu Hội An – Quảng Nam
Cao lầu có sợi mì màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống. Cũng giống như món mì Quảng, cao lầu được ăn với rất ít nước dùng. Một điểm đặc biệt của món cao lầu đó là sợi mì có màu vàng ươm, do được trộn với tro củi tràm, được lấy từ mảnh đất cù lao Chàm.
Bún cá, hủ tiếu Việt Nam đạt kỷ lục châu Á - 4
Cao lầu Hội An
5. Bánh canh chả cá Quy Nhơn – Bình Định
Chả cá Quy Nhơn nổi tiếng ngon do làm từ cá tươi. Cá để làm chả thường là các loại ngon: cá mối, thu, thửng, rựa, chuồn... nhưng ngon nhất để làm chả là cá thu, cá mối, cá rựa. Chả cá có hai loại chả hấp và chả chiên, có người thích ăn chả chiên vì nó thơm, có người thích ăn chả hấp vì nó ngọt. Dù là loại gì thì chả cá luôn có một vị đặc trưng giống nhau là thơm, dai, mềm, ngọt, đậm đà hơn nếu chấm một chút xíu tương ớt đậm đặc.
Bún cá, hủ tiếu Việt Nam đạt kỷ lục châu Á - 5
Bánh canh chả cá Quy Nhơn
6. Gỏi lá – Kon Tum
Gỏi Lá Kom Tum đúng nghĩa phải có từ 40 đến 50 loại lá… trong đó có 3 loại lá không thể thiếu được là mơ lông, đinh lăng và lá sung. Trên mâm gỏi lá có các món đi kèm là bì heo trộn thính, đĩa thịt heo ba chỉ thái mỏng, đĩa tôm sông xào thơm lựng, ít muối hạt, tiêu hạt, ớt hiểm…
Ăn gỏi lá cũng là "ăn thuốc”, bởi có nhiều loại lá cây rất tốt cho sức khỏe như đinh lăng, ngũ gia bì, lá mơ, xoài rừng, lá lê rừng, lá hồng ngọc... Điều rất thú vị, do không thể nào cùng lúc ăn 60 loại lá trong một cuốn gỏi, nên mỗi cuốn sẽ cho thực khách một hương vị riêng, tùy theo đã chọn gói lá gì.
Bún cá, hủ tiếu Việt Nam đạt kỷ lục châu Á - 6
Gỏi lá Kon Tum
7.  Bánh Bèo bì – Bình Dương
Được làm từ gạo đỏ đặc sản, bánh bèo bì chợ Búng (Bình Dương) mang hương đậm đà đặc biệt. Bánh có vị thịt khìa trộn thính ăn cùng mắm ớt rất ngon.Khác với các loại bánh bèo khác, bánh bèo bì chợ Búng (Bình Dương) đổ bằng gạo nguyên được vo đãi thật kỹ. Quấy được nồi bột với nước cốt dừa ưng ý xong, mới đổ vào khuôn bánh bèo rồi đem hấp cho thật chín.
Bún cá, hủ tiếu Việt Nam đạt kỷ lục châu Á - 7
Bánh bèo bì
Công đoạn tiếp theo là dùng đậu xanh đãi vỏ nấu thật nhừ ra, quấy đều, làm nhân phết trên mặt bánh bèo. Thịt heo nạc khìa với nước dừa, đem thái đều thành sợi nhỏ cỡ cọng bún, rải thính vào cho thơm và thấm đều. Tô nước mắm chua ngọt tỏi, ớt, chanh được pha sẵn.
8. Bún suông (đuông) – Trà Vinh
Tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, tươi ngon, mềm mịn được tạo hình như những con đuông (một loại sinh vật vẻ ngoài như con sâu). Một điều tạo nên sự hấp dẫn thêm cho bún suông là nước lèo. Nồi nước lèo đúng chất Trà Vinh phải dùng xương lợn để nấu. Nước lèo không trong mà có màu nâu đậm, bởi được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm của tương rất hấp dẫn.
Bún cá, hủ tiếu Việt Nam đạt kỷ lục châu Á - 8
Bún suông
9.  Hủ tiếu Mỹ Tho – Tiền Giang
Đặc điểm của Hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai dai, hương vị hơi chua, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác.
Khác với các hủ tiếu khác, Hủ tiếu Mỹ Tho dùng bánh khô. Khi trụng vào nước sôi, bánh mềm ra nhưng vẫn giữ được độ dai, sợi bánh vẫn trong. Bánh ngon phải là loại bánh sản xuất từ gạo Gò Cát (giống lúa đặc sản như Tài Nguyên thơn, Nàng Hương, Nanh Chồn, Nàng Thơm chợ Ðào) ở xã Mỹ Phong, ngoại thành Mỹ Tho.
Bún cá, hủ tiếu Việt Nam đạt kỷ lục châu Á - 9
Hủ tiếu Mỹ Tho
10.  Bún cá Châu Đốc – An Giang
Thành phần món ăn đơn giản với cá lóc, nước lèo và bún tươi, nhưng sự hấp dẫn của món ăn đến từ màu sắc và hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Nước lèo chính là thành phần tôn nhiều thời gian nhất trong việc chế biến món ăn này.
Rau ăn kèm trong bún cá Châu Đốc là rau diếp cá, húng quế, bắp chuối rau muống... làm cho món ăn thêm tròn vị.
Bún cá, hủ tiếu Việt Nam đạt kỷ lục châu Á - 10
Bún cá Châu Đốc
Theo Thu Thảo (Khampha.vn)

Váy 4.000 bao cao su lập kỷ lục Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 29/11/2013 10:55 AM (GMT+7)
Sự kiện: Kỉ lục Việt Nam
Đáng chú ý nhất là chiếc áo dài làm từ hơn 4.000 bao cao su cũng có trong bộ sưu tập.
Chiều 28/11 Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã chính thức công nhận kỷ lục “Bộ sưu tập thời trang kết từ nhiều bao cao su nhất Việt Nam” cho Nguyễn Minh Tuấn – giám đốc sáng tạo của dự án “Condom Project 2013 - Chiến Dịch Bình Thường Hóa Bao Cao Su” xác lập.  Đây là dự án được thực hiện xuyên suốt trong 3 năm qua và nhận được khá nhiều phản hồi tích cực từ công chúng.
Trong buổi công bố kỷ lục, đáng chú ý nhất chính là bộ áo dài truyền thống Việt Nam kết từ 4.000 chiếc bao cao su.
Trà My Next Top chia sẻ:  “Đây không phải là lần đầu tiên Trà My mặc thời trang kết từ bao cao su, nhưng là lần đầu tiên My mặc một bộ áo dài truyền thống đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam được may bằng “chất liệu đặc biệt” – kết từ bao cao su này. Thật sự My đã rất thích thú, ấn tượng với dự án trong suốt 3 năm qua, nay được khoác trên mình chiếc áo dài đặc biệt này thì cảm giác nó rất là thú vị. Hy vọng mọi người sẽ thích thú với bộ mẫu thời trang đặc biệt này”.
Được biết, bộ sưu tập thời trang độc đáo này được kết từ 25.000 chiếc bao cao su trong đó có những bộ mẫu được kết từ hơn 3.500 chiếc bao cao su và có sức nặng lên tới hơn 40kg. Mặc dù chính thức của bộ sưu tập chỉ có 07 bộ mẫu, nhưng hoàn toàn có thể phối hợp – mix đảo trộn với nhau để mỗi lần xuất hiện sẽ là một hình ảnh mới. Đây cũng là lý do tại sao bộ sưu tập lại mang cho mình cái tên “Condom Fashion Mix”.
Theo anh Nguyễn Minh Tuấn – giám đốc sáng tạo của dự án thì bộ sưu tập này sẽ được mang đi trình diễn tại các trường đại học, các điểm công cộng để góp phần tích cực vào việc truyền bá thông điệp của chiến dịch.
Một số hình ảnh của bộ sưu tập này:
Váy 4.000 bao cao su lập kỷ lục Việt Nam - 1
Váy 4.000 bao cao su lập kỷ lục Việt Nam - 2
Kỷ lục Việt Nam được trao cho anh Nguyễn Minh Tuấn - giám đốc dự án
Váy 4.000 bao cao su lập kỷ lục Việt Nam - 3
Chiếc áo dài được kết từ 4.000 bao cao su
Váy 4.000 bao cao su lập kỷ lục Việt Nam - 4
Váy 4.000 bao cao su lập kỷ lục Việt Nam - 5
Đi kèm với nó còn có phụ kiện là chiếc nón lá
Váy 4.000 bao cao su lập kỷ lục Việt Nam - 6
Váy 4.000 bao cao su lập kỷ lục Việt Nam - 7
Váy 4.000 bao cao su lập kỷ lục Việt Nam - 8
Những mẫu trang phục này sẽ được đem đi trình diễn tại nhiều trường đại học
Váy 4.000 bao cao su lập kỷ lục Việt Nam - 9
Váy 4.000 bao cao su lập kỷ lục Việt Nam - 10
Các mẫu trang phục được làm từ bao cao su đẹp và lạ mắt
Theo Thùy Vân (Khampha.vn)

10 kỷ lục Việt Nam nổi bật nhất năm qua

Thứ Năm, ngày 10/01/2013 00:05 AM (GMT+7)
Sự kiện: Kỉ lục Việt Nam
Dưới đây là 10 sự kiện của Kỷ lục Việt Nam năm 2012 được lựa chọn trong 65 sự kiện do cộng đồng kỷ lục gia Việt Nam thực hiện với mục tiêu tiếp tục hành trình tìm kiếm những giá trị độc đáo của Việt Nam và quảng bá hình ảnh Việt Nam rộng rãi trong nước và quốc tế.
1. 12 món ăn đặc sản Việt Nam được công nhận đạt giá trị ẩm thực Châu Á

Vào lúc 15 giờ, ngày 1/8/2012, tại Faridabad, Ấn Độ - Tổ chức Kỷ lục châu Á đã chính thức công nhận và xác lập 10 món ăn Việt Nam (phở Hà Nội, Bún chả Hà Nội, Bún thang Hà Nội, Bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình, cháo lươn Nghệ An, phở khô Gia Lai, bánh khọt Vũng Tàu, gỏi cuốn Sài gòn, cơm tấm Sài gòn) do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đề cử theo bộ tiêu chí xác lập "Giá trị Ẩm thực châu Á” của Tổ chức kỷ lục châu Á quy định.
10 kỷ lục Việt Nam nổi bật nhất năm qua - 1
Bún chả Hà Nội là 1 trong 12 món ăn được công nhận kỷ lục châu Á
Tiếp đó, vào lúc 16 giờ, ngày 30/8/2012, tại Faridabad, Ấn Độ - Tổ chức Kỷ lục châu Á đã chính thức công nhận và xác lập thêm 2 món ăn đặc sản nữa, đó là: Bún bò Huế và Mì Quảng – Quảng Nam.

2. 4 điểm đến Tâm linh Việt Nam đạt Kỷ lục Châu Á

Để quảng bá cho những giá trị di sản, văn hóa của đất nước và con người Việt Nam đến với các quốc gia trong khu vực châu Á và tiến xa ra thế giới, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã tiến hành giới thiệu và đề cử những kỷ lục mới.

Trong đó có 4 điểm đến tâm linh của Việt Nam đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á chính thức công nhận.
10 kỷ lục Việt Nam nổi bật nhất năm qua - 2
Chùa Đồng, một trong bốn điểm đến tâm linh Việt Nam đạt kỷ lục châu Á
4 điểm đến tâm linh đạt kỷ lục châu Á vào năm 2012 bao gồm: Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự): Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất; Chùa Đồng - Ngôi chùa (trên đỉnh núi) bằng đồng lớn nhất, Chùa Bái Đính với 2 kỷ lục Ngôi chùa có Hành lang 500 vị La hán dài nhất, Tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng lớn nhất và Tượng Chúa Kitô lớn nhất (Tượng Chúa Jesus trên đỉnh núi Tao Phùng (TP.Vũng Tàu)

3. Công bố 15 Top Đặc sản Việt Nam

Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính công bố 15 Top đặc sản Việt Nam gồm:

1. Top 50 loại trái cây đặc sản nổi tiếng Việt Nam
2. Top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam
3. Top 10 đặc sản bánh quà tặng nổi tiếng
4. Top 10 đặc sản kẹo mứt nổi tiếng
5. Top 5 đặc sản chè nổi tiếng
6. Top 5 đặc sản cháo nổi tiếng
7. Top 10 đặc sản nước chấm và gia vị nổi tiếng
8. Top 10 đặc sản rượu nổi tiếng
9. Top 10 đặc sản nem chả nổi tiếng
10. Top 5 đặc sản gỏi nổi tiếng
11. Top 10 Đặc sản thiên nhiên nổi tiếng Việt Nam
12. Top 5 chợ đầu mối trái cây lớn nhất
13. Top 10 Đặc sản hải sản nổi tiếng Việt Nam
14. Top 10 đặc sản trái cây có giá trị kinh tế cao
15. Top 5 đặc sản mắm nổi tiếng Việt Nam

4. Tổng kết giai đoạn 1 về Hành trình tìm kiếm Kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Hiện tại trong giai đoạn 1 của hành trình, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã công bố Top 100 ngôi chùa nổi tiếng sở hữu kỷ lục Việt Nam. Hành trình nhằm góp phần truyền thông quảng bá rộng rãi thông tin, hình ảnh của các ngôi chùa, tự viện đến khách du lịch, hành hương chiêm bái Phật tích và được nhiều Tăng – Ni, Phật tử, cộng đồng Kỷ lục gia Việt Nam trong và ngoài nước hoan hỷ, quan tâm và đều có nguyện vọng mong muốn đến thăm viếng.       

5. Công bố Hành trình tìm kiếm Tổ nghề và các nhà sáng nghiệp Việt Nam và Thế giới

Hiện tại hành trình đã tìm kiếm được hơn 450 tổ nghề và các nhà sáng nghiệp trong và ngoài nước. Từ hành trình này, mỗi người chúng ta sẽ biết rõ được ai là Tổ của nghề mình muốn tìm, và ai là người sáng lập ra những giá trị trong cuộc sống, ai tiên phong trong những lĩnh vực và ai là người dám đặt viên gạch đầu tiên cho sự phát triển, và chính họ cũng là một trong những nhân tố quan trọng viết vào trang sử những thành tựu vĩ đại của loài người.

6. Công bố Hành trình tìm kiếm Top các điểm đến hấp dẫn ở Việt Nam


Hành trình đã tìm kiếm và đề cử 30 Top điểm đến và đang trong quá trình bình chọn để có thể đưa ra công bố chính thức. Hiện tại, Hành trình đã tiến hành công bố Top 10 điểm du lịch tâm linh thu hút khách hành hương nhất.
10 kỷ lục Việt Nam nổi bật nhất năm qua - 3
Chợ nón Gò Găng là một trong những điểm đến thú vị của Top 30 điểm đến
Các hành trình tiếp theo sẽ được tiếp tục được công bố trong hai năm tới. Nhằm thúc đầy và phát triển và quảng bá cho du lịch Việt Nam nhiều hơn nữa.

7. Phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị - Phát hành sách Quốc gia Lào, thành lập Trung tâm sách Kỷ lục Lào và chuẩn bị ra đời Trung tâm sách Kỷ lục Đông Dương

Ngày 13/3/2012 tại thủ đô Viêng Chăn – nước CHDCND Lào, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức ký kết với Nhà xuất bản Chính trị - Phát hành sách Quốc gia Lào để thành lập Trung tâm sách Kỷ lục Lào và chuẩn bị ra đời Trung tâm sách Kỷ lục Đông Dương.

Sự ra đời Trung tâm sách Kỷ lục Lào này sẽ góp phần thúc đẩy công tác xuất bản và phát hành ở Lào tiến lên một bước, giúp cho thị trường sách ở Lào đa dạng hơn về đề tài, phong phú hơn về thể loại, đáp ứng được nhiều đối tượng bạn đọc hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu tìm hiểu văn hóa Lào của bạn đọc trong và ngoài nước.

8. Lần đầu tiên trao kỷ lục tại quần đảo Trường Sa với kỷ lục “Lá cờ Tổ quốc Việt Nam bằng chất liệu gốm lớn nhất”

Lá cờ có kích thước 12,40mx25m, diện tích 310m2, nặng 3,5 tấn, ghép từ 310.000 viên gốm mosaic (kích thước mỗi viên 3cmx3cm) đảm bảo chịu được nắng mưa, độ mặn của muối biển và không bay màu, được khánh thành vào sáng ngày 6/6/2012 tại đảo Trường Sa lớn (thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa).
10 kỷ lục Việt Nam nổi bật nhất năm qua - 4
Lá cờ Tổ quốc Việt Nam bằng chất liệu gốm lớn nhất trên Trường Sa
Khi chụp ảnh từ vệ tinh hay search Google Earth, lá cờ sẽ xuất hiện ở vị trí trung tâm đảo Trường Sa Lớn.

9. Công bố 9 Kỷ lục trong lĩnh vực biển và hải đảo Việt Nam

Nhân tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam diễn ra từ ngày 5 đến ngày 8/6/2012 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, được sự hỗ trợ của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức công bố 9 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo, nhằm quảng bá các đặc trưng, sản vật, sản phẩm của biển, đảo Việt Nam đến người dân trong nước và bạn bè quốc tế. Bao gồm:
10 kỷ lục Việt Nam nổi bật nhất năm qua - 5
Trường Sa, quần đảo xa bờ nhất
1.    Bãi biển Trà Cổ - Bãi biển dài nhất
2.    Vịnh Hạ Long - Vịnh có nhiều đảo nhỏ nhất
3.    Tam Giang - Cầu Hai - Đầm phá lớn nhất
4.     Quần đảo Cát Bà - Quần đảo có nhiều đảo nhất
5.     Quần đảo Trường Sa - Quần đảo xa bờ nhất
6.     Cụm đảo Hòn Khoai - Cụm đảo gần xích đạo nhất
7.     Đảo Phú Quốc - Hòn đảo lớn nhất
8.    Khu bảo tồn biển Nam Yết - Khu bảo tồn biển Việt Nam lớn nhất
9.    Huyện đảo Lý Sơn - Huyện đảo có mật độ dân số cao nhất

Trong năm 2013, dự kiến sẽ tiếp tục công bố 10 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo Việt Nam.

10. Công bố 7 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực môi trường


Đây là một sự kiện nhằm tôn vinh những cá nhân, tập thể có những hoạt động và thành tựu quan trọng, đóng góp vào công cuộc tuyên truyền, xây dựng ý thức, hành động bảo vệ môi trường; phát triển nền kinh tế xã hội vì cộng đồng, gắn liền với phát triển bền vững. Sau một thời gian tìm kiếm đề xuất kỷ lục trong lĩnh vực môi trường, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức công bố 7 kỷ lục Việt Nam gồm:
10 kỷ lục Việt Nam nổi bật nhất năm qua - 6
Hồ Ba Bể, hồ nước ngọt tự nhiên trên núi đá vôi độc đáo nhất Việt Nam
1.    Trung tâm cứu hộ và cho sinh sản các loài Linh trưởng đang bị Nguy cấp trong điều kiện nuôi nhốt với số lượng lớn nhất.
2.    Hồ nước ngọt tự nhiên trên núi đá vôi độc đáo nhất Việt Nam
3.    Nơi lưu giữ và bảo tồn bộ mẫu sinh vật biển lớn nhất
4.    Nhà máy chế biến rác thải nilon thành dầu đầu tiên tại Việt Nam
5.    Hệ thống điện năng lượng mặt trời đang hoạt động có quy mô lớn nhất
6.    Hồ nước nhân tạo lớn nhất
7.    Nhà máy điện gió lớn nhất

Trong năm 2013, dự kiến sẽ tiếp tục công bố 8 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực môi trường Việt Nam.
Thu Thảo

Rượu, bia, đánh nhau... những kỷ lục đáng xấu hổ dịp Tết


Chủ Nhật, 21/02/2016, 03:57:54

Mỗi năm Việt Nam tiêu tốn tới 3 tỷ USD cho rượu, bia. Cả nước một năm có tới 8.000 lễ hội lớn nhỏ... Từ thị thành đến miền quê đâu đâu cũng thấy “Dzô… Dzô… một trăm phần trăm”… hoành tráng và ngày Tết càng hoành tráng. Rượu vào lời ra… Kết cục chín ngày Tết có 5.121 ca đánh nhau gây thương tích phải đến bệnh viện, trong đó không ít ca tử vong. Còn đánh nhau không chảy máu, gãy chân, gãy tay thì vô số… Liệu có thể coi đây là quốc nạn hay chưa? Xin tự vấn!


Chùm tranh của các họa sĩ NOP, DUY LIÊN và TÍN NHƯỢNG.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét