Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

BUỒN ƠI, VỀ ĐÂY!...78

Nhớ mãi một giọng ca!

 -------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

duy khánh

Sài Gòn đêm rất lạ

Sài Gòn đêm rất lạ
Sài Gòn có những đêm thật lạ. Gió về khuya mỗi lúc càng lạnh. Đường phố vắng dần. Sài Gòn có những người rất trẻ ngồi gần lại với nhau trong quán cà phê nhỏ, thì thầm hát và nhớ về một danh ca của thành đô dĩ vãng như muốn làm ấm lòng mình.
Ngày 12-2-2015 là ngày kỷ niệm 12 năm mất của ca nhạc sĩ Duy Khánh, nhân vật có một không hai trong đời sống âm nhạc Việt Nam. Ít ai nghĩ rằng những người trẻ chỉ hơn 20 tuổi chia sẻ sở thích của nhau trên facebook đã tụ tập lại, ngồi kể chuyện về người nghệ sĩ đất quê Quảng Trị, hát và nhớ về ông. Sự hiểu biết lẫn yêu thích rõ ràng của những người bạn trẻ này khiến tôi nhớ về câu phàn nàn của ông Hoàng Thi Thao, cháu của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, rằng ông ít tin rằng giới trẻ sinh sau 1975 có đủ hiểu biết và giữ gìn văn hoá Sài Gòn. Nhưng ở đây, rõ ràng có một điều kỳ diệu nào đó thôi thúc từng con người đó, khiến họ giữ lại, yêu thích và chuyền cho nhau, bất chấp rằng dòng nhạc đó từng là điều cấm kỵ, hiện vẫn bị kỳ thị và mọi cuộc tập hợp chia sẻ điều mang hơi hướng của những cuộc mạo hiểm trong lòng đô thị.
Sài Gòn không thể thiếu bolero, và Sài Gòn không thể ngừng ca hát, dù có những ngày tháng sống giữa cơ cực và bi thương. Ngày hôm nay, chỉ cần tìm một từ khoá “nhạc vàng” trên facebook, người ta có thể lần ra hàng chục nhóm, diễn đàn, hội bạn… yêu nhạc bolero, yêu những giọng ca dĩ vãng thắp sáng những trang lịch sử âm nhạc hiện đại của Sài Gòn. Bất chấp có những danh nhân, tài tử đời mới trong Việt Nam hô hào huỷ diệt bolero, miệt thị những ai yêu thích nó, người miền Nam, dân Sài Gòn vẫn lặng lẽ giữ lại như một thành trì bí mật của tâm hồn.
Sài Gòn hôm nay nhớ Duy Khánh có vẻ nhẹ nhàng bình thường, nhưng nhiều năm trước, cùng nhau ngồi lại và nghe Duy Khánh một cách có chương trình như những người bạn trẻ mà tôi thấy hôm nay, có thể là một trọng tội. Duy Khánh từng bị liệt vào hàng ngũ những “những tên biệt kích văn hoá” với nhà nước Việt Nam. Nói đến Duy Khánh, là nói đến những bài tình ca quê hương và hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hoà. Tiếng hát của Duy Khánh vẽ nên một miền đất Việt khốn khổ với chiến tranh, mẹ già mong hoà bình, những người vợ chờ chồng đang cầm súng bảo vệ đường biên giới Nam Bắc, mệt mỏi với cuộc chiến tranh vô nghĩa.
Ca sĩ Duy Khánh có một giọng hát mạnh mẽ, quyến luyến và tự nhiên như tiếng hò trên đồng ruộng. Thưởng thức tiếng hát Duy Khánh đồng nghĩa chối bỏ mọi lề thói và kỹ thuật thanh nhạc vô hồn mà hôm nay vẫn được thấy nhan nhản trên truyền hình, phát thanh. Ngay cả với nhạc sĩ Phạm Duy, người ít mở lời khen một cách tuyệt đối với những ai hát những bài hát của mình, vậy mà ông đã từng nói rằng mình biết ơn Duy Khánh khi cùng với ca sĩ Thái Thanh đã hát hai bản trường ca Con Đường Cái Quan và Mẹ Việt Nam của ông. Thậm chí nhạc sĩ Phạm Duy từng khẳng định rằng hai bài trường ca này rất kén chọn khán giả, và nhờ vào giọng ca của Duy Khánh nên mới được đông đảo người biết đến. Lời phát biểu của nhạc sĩ Phạm Duy trong đám tang của ca sĩ Duy Khánh, nay trở thành như bia đá tạc”Trong giọng ca Duy Khánh, nghe âm hưởng tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh”.
Duy Khánh không là ca sĩ, ông là một nghệ sĩ. Ông hoá thân vào các tác phẩm mà mình trình bày. Lúc thì ông là chứng nhân trước quê hương miền Trung buồn bã nghèo khó của mình (Thương về miền Trung, Xin anh giữ trọn tình quê), lúc ông là là người kể chuyện đời (Màu tím hoa sim, Ngày xưa lên năm lên ba)… Hình ảnh Việt Nam chân thực trong bài hát của ông, có thể làm cho người nghe nao nao ứa lệ. Xuân này con không về, Thư xuân ba viết cho con… Là những bài hát về mùa xuân buồn da diết mà hầu như ai yêu bolero cũng muốn nghe lại trong những ngày cuối năm. “Hãy lắng nghe mọi ca từ có dấu ngã (~) mà Duy Khánh hát, sẽ không còn ai hát như vậy trong thế kỷ này”, một người bạn Tây học rất điệu đàng của tôi, vốn là một người yêu tiếng hát của ca sĩ Duy Khánh, hay tấm tắc như vậy.
Sau năm 1975, như rất nhiều nghệ sĩ của miền Nam, ca sĩ Duy Khánh bị cấm hành nghề. Dĩ nhiên, bởi lý lịch của ông là thành phần hoạt động nổi bật trong Biệt Ðoàn Văn Nghệ Trung Ương thuộc cục Tâm Lý Chiến. Những bài hát của ông cũng bị gạch bằng mực đỏ trong nhiều năm liền. Duy Khánh trở nên trầm uất và nhiều lần định vượt biên mà không được. Giai đoạn đó là lúc ông trở nên nghiện rượu nặng, mang theo di chứng này cho đến sau năm 1988, khi ông ra đi theo diện đoàn tụ gia đình do người em gái ở Mỹ bảo lãnh. Được tự do ca hát, như cá trở về nước, Duy Khánh đã dành hết phần đời còn lại của mình để trình diễn, tổ chức văn nghệ… cho đến lúc giã từ trần thế ở tuổi 65 (tháng 2-2003). Tang lễ ra ông là một trong những tang lễ nghệ sĩ hiếm hoi ở hải ngoại được khán giả, đồng bào quan tâm chia sẻ nhiều đến mức bản video ghi lại được bày bán ở nhiều nơi. Trước đó chỉ có đám tang của ca sĩ Ngọc Lan và sau đó chỉ có đám tang của nhạc sĩ Việt Dzũng mới có sự rầm rộ như vậy.
image
Tôi thấy trong đêm mà những người bạn trẻ tưởng niệm ca nhạc sĩ Duy Khánh ở Sài Gòn, không có ai có ý định mời những ca sĩ có giọng hát được báo chí và truyền hình lăng-xê là “giống như Duy Khánh” đến để chia sẻ. Sự so sánh đó, có thể gọi là tiếc nhớ nhưng cũng là sự lố bịch khi tạo nên một xu hướng chấp nhận những sự lập lại bằng các phiên bản tồi hơn. Chỉ có những người Sài Gòn chính danh với cảm nhận tinh tế mới có thể khước từ những sự lập lại đó. Đêm Sài Gòn ấy mà tôi thấy bừng lên những điều rất lạ: Duy Khánh chỉ có một và Sài Gòn chỉ có một trong lòng người mà thôi. Ôi. Nghe Duy Khánh mà nhớ Sài Gòn…

Nghe nhạc lính ngày xưa Duy Khánh hát.


Ca sĩ Duy Khánh người quê Quảng Trị mất đã lâu rồi mà giọng ca bất hủ ấy cứ vẫn đông đảo người ta hâm mộ. Nhạc bản làm nên tên tuổi Duy Khánh thì luôn chủ đề lính tráng VNCH rạt rào xúc cảm.
Điều lạ. Ca sĩ hát hay sướng tai nghe đã, khán thính giả chỉ có biết hâm mộ ca sĩ chớ không hề để ý tới tác giả bài hát - người mang nặng đẻ đau ra từng ca từ nốt nhạc.
Bản "Sương trắng miền quê ngoại" là của nhạc sĩ Đinh Miên Vũ quê ở Thừa Thiên. Ông là lính Sư đoàn 1 Bộ Binh, giải ngũ về dạy học tại trường Gia Hội, Huế. Sau năm 1975, ông bị bắt ở tù 6 năm trại cải tạo Bình Điền rồi vượt biên qua Mỹ sanh sống.
Nhạc sĩ Trần Nhật Ngân thời quê Thanh Hóa, di cư vào Nam, sáng tác nhiều bài về lính rất hay có tiếng. Ông làm việc ở Nha Tâm lý chiến Quân lực VNCH. Sau 1975 bị bắt đi cải tạo, bị cấm tuyệt đối mọi hoạt động sáng tác nhạc, ông vượt biên qua đường Thái Lan năm 1982, đến 1984 mới đến được Mỹ định cư.
Trong những sáng tác của Nhật Ngân, ca sĩ Duy Khánh thể hiện thành công khá nhiều bản như Xuân này con không về, Qua cơn mê, Một mai giả từ vũ khí, Mùa xuân của mẹ, Thư xuân trên rừng cao, Tâm sự người hát bài quê hương...


Hai nhạc bản Mưa trên phố Huế, Tình đời là của nhạc sĩ Minh Kỳ, người Huế gốc Hoàng phái, cháu đời thứ 5 của vua Minh Mạng. Ông tên thật là Nguyễn Phước Minh Kỳ, sanh ra ở thành phố Nha Trang rồi vào sống ở Sài Gòn, làm Đại úy Cảnh sát Quốc gia VNCH.
Năm 1975, Minh Kỳ bị bắt giam tại trại cải tạo Biên Hòa, chỉ sau 3 tháng sau, ông bị cai ngục VC lập mưu, sai tù hình sự ném lựu đạn vào giết chết người nhạc sĩ khi ông còn đang bưng chén cơm tù ăn trưa chưa kịp nuốt.
Nhạc sĩ tài ba Trúc Phương (tên thật là Nguyễn Thiện Lộc), một chuyên gia nhạc buồn sáng tác rất nhiều bài hát về đời lính VNCH thì trên cả tuyệt vời. Kẻ ở miền xa, Trên bốn vùng chiến thuật, Người nhập cuộc, Người xa về thành phố, Bông cỏ may, Đêm trên vùng đất lạ, Tàu đêm năm cũ, Con đường mang tên em, Chuyện chúng mình...
Ông là người tỉnh Trà Vinh, làm việc ở Ty Thông tin Chiêu hồi Vĩnh Bình, bỏ lên Sài Gòn theo nghiệp dạy, sáng tác nhạc. Sau năm 1975, ông vượt biên cả thảy 3 lần, nhưng đều thất bại, bị bắt ở tù, nhà cửa bị tịch thu hết, vợ con rời bỏ bỏ ông ly tán. Ra khỏi tù, ông sống lây lất, vất vưởng đói khát thậm tệ.
Năm 1995, ông bị viêm phổi rồi do không có tiền điều trị, phải biến chứng mà chết. Gia tài còn lại của người nhạc sĩ tài ba là một đôi dép tổ ong đã đứt quai !


Vài nét về cuộc đời cố ca nhạc sĩ Duy Khánh

Người ta biết tới tên ca sĩ Duy Khánh vào những năm đầu thập niên 60, khi đó đất nước Việt Nam vẫn còn bị chia cắt. Thời kì này ông hay hát những bài hát mang âm hưởng dân ca và dân ca mới.

Duy Khánh tên thật là Nguyễn Văn Diệp, ngoài ra còn có nghệ danh Tăng Hồng, Hoàng Thanh. Ông sinh năm 1936 trong một gia đình vọng tộc tại Quảng Trị. Ông hát từ khi còn rất trẻ. Trong một cuộc thi ở Huế mà Pháp tổ chức ông đã đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa với bài hát Trăng thanh bình. Sau đó ông đã được chuyển vào Sài Gòn để theo đuổi nghề ca hát.
ca sĩ Duy Khánh thời trẻ
ca sĩ Duy Khánh thời trẻ
Sau khi vào tới Sài Gòn, ông bắt đầu ghi âm đĩa nhựa và đi diễn khắp nơi, lúc này ông lấy tên nghệ danh là  Hoàng Thanh. Thời điểm này, cùng với Duy Trác, Anh Ngọc ông trở thành một trong ba giọng nam được yêu thích nhất. Tên tuổi của ông gắn liền với những bài hát có âm hưởng dân ca và “dân ca mới” của Phạm Duy: Vợ chồng quê, Ngày trở về, Nhớ người thương binh, Tình nghèo, Quê nghèo, Về miền trung… Sự thể hiện thành công với những bài hát của Phạm Duy khiến ông đổi nghệ danh là Duy Khánh.
Vào năm 1965,  ông cùng kết hợp với nữ danh ca Thái Thanh thu thanh 2 bản trường ca Con đường cái quan và trường ca Mẹ Việt Nam mà độ nổi tiếng còn tới tới tận ngày nay.
ca sĩ Thái Thanh thời trẻ
ca sĩ Thái Thanh thời trẻ
Ngoài vai trò là một ca sĩ nhạc sến chúng ta còn biết Duy Khánh là một nhạc sĩ nổi tiếng với dòng nhạc vàng với các tác phẩm bất hủ nói về tình yêu quê hương đất nước mang đậm chất Huế như hai sáng tác đầu tay: Ai ra xứ huế, Thương về miền trung được tác giả đón nhận nồng nhiệt. Cùng với các tác phẩm: Xin anh giữ trọn tình quê, Người anh giới tuyến, Lối về đất mẹ… mà độ phủ sóng của nó ở khắp đất Sài Gòn thời bấy giờ.
Sau năm 1975 nhạc sến bị cấm hát một thời gian dài, như bao ca sĩ hát nhạc sến (nhạc vàng) thời bấy giờ, Duy Khánh sang Mĩ năm 1988 và ông đã xuất hiện nhiều trên những album với trung tâm Asia và trung tâm Trường Sơn của mình: Tiếng hát Duy Khánh 1->3 , Trường Sơn Duy Khánh 1->10. Ông mất năm 2003 hưởng thọ 68 tuổi.
(Nguồn Wiki)
Tên thật: Nguyễn Văn Diệp
Ngày sinh: 1936 tại Quảng Trị
Ngày mất: 2 tháng 2 năm 2003 tại Hoa Kỳ
Thể loại nhạc: Nhạc quê hương, Nhạc vàng
Thành công với nhạc: Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng, Anh Bằng, Trúc Phương...
Ca khúc thành công: Xuân này con không về, Con đường cái quan, Mẹ Việt Nam, Hội trùng dương, Hòn vọng phu, Đường xưa lối cũ...

Duy Khánh (1938-2003) tên thật là Nguyễn văn Diệp, sinh năm 1938 tại Quảng Trị. Anh khởi nghiệp là một ca sĩ từ năm 1954 rồi mới chuyển qua viết nhạc từ những năm đầu thập niên 60. Anh là một người con Quảng Trị chân chính. Khi đã thành danh, nổi tiếng toàn quốc với hàng triệu thính giả ái mộ, chàng ca nhạc sĩ đẹp trai cao lớn này đã không những không chối bỏ mà còn rất hãnh diện về gốc tích quê hương nghèo khổ của mình: "Tôi sinh ra giữa lòng miền Trung, miền thùy dương, ruộng hoang nước mặn đồng chua; thôn xóm tôi sống đòi dân cày" (Tình Ca Quê Hương). Anh đã nói chuyện, tiếp xúc báo giới, truyền thanh truyền hình với một giọng nói hoàn toàn Quảng Trị dù đã sống xa quê hàng 50 năm dài trên các thành phố, thủ đô miền Nam, hay trên mảnh đất tạm dung Hoa Kỳ. Ðúng như lời nhạc sĩ Phạm Duy đã phát biểu trong ngày đưa tiễn anh về bên kia thế giới: "Trong giọng ca Duy Khánh, nghe âm hưởng tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh"

Ca nhạc sĩ Duy Khánh, mà suốt một cuộc đời và sự nghiệp gắn liền với nền tân nhạc miền Nam, đã trở thành biểu tượng cho lòng chung thủy tha thiết yêu mến quê hương; là niềm hãnh diện cho những con dân núi Mai sông Hãn dù ở thế hệ nào, dù ở bất cứ địa bàn nào trên năm châu bốn biển.

Là con áp út trong một gia đình vọng tộc, gốc làng An Cư, Triệu Phong (dòng dõi Quân Công Nguyễn Văn Tường, Phụ chánh Ðại thần có uy quyền tối thượng trong nhiều đời vua triều Nguyễn). Duy Khánh đã lớn lên trong một nền giáo dục cổ truyền nặng ảnh hưởng Nho và Phật giáo. Thân sinh anh là cụ Nguyễn Văn Triển, từng dạy học trước khi làm Trưởng phòng Hành chánh tỉnh QT. Cụ Triển (thường được biết dưới tên ông Trợ Triển) lại là Hội trưởng hội Phật giáo tại tỉnh nhà, từng là dân biểu thời đệ nhị công hoà, có nhiều uy tín lớn trong tỉnh. Thân mẫu Duy Khánh là con gái của cụ Thị Lang bộ Công Ðỗ Văn Diêu, chánh quán làng Ðâu Kênh, Triệu Phong, là một phụ nữ mẫu mực, nghiêm khắc. Gia đình Duy Khánh có 6 anh chị em, ba trai, ba gái, mà hiện nay chỉ còn một anh cả và một chị đầu còn sống tại Pháp và Canada.

Sau khi đỗ tiểu học năm 1949, Duy Khánh, cũng như các con nhà giàu quyền thế trong tỉnh, đã được cha mẹ cho vào Huế để học chương trình Trung học. Vì lúc bấy giờ, tại Quảng trị chưa có trường Trung học. Chính tại cố đô trầm mặc này, Duy Khánh đã tìm cho mình con đường tiến thân đúng với khả năng thiên phú của mình. Tưởng cũng cần nhắc lại một chi tiết nhỏ: trong một dịp nghỉ hè năm 1952, Duy Khánh đã về Quảng Trị tổ chức nhạc hội tại chùa Tỉnh Hội. Anh diễn và hát bài Nhớ Người Thương Binh của Phạm Duy, trong đó có câu: "Chàng về nay đã cụt cụt tay." Duy Khánh đã sửa lại: "Chàng về nay đã cụt chân", và nhảy cò cò trên sân khấu. Duy Khánh, khi đó lấy biệt hiệu là Tăng Hồng, đã lần vào Saigon tham gia các chương trình phụ diễn tân nhạc trong các rạp chiếu bóng. Anh hát song ca với nữ ca sĩ Tuyết Mai những bài ca rất đậm tình quê hương. Trong một chương trình phụ diễn tại rạp Thanh Bình, trên đường Phạm Ngũ Lão, cạnh chợ Hoà Bình, anh đã tiếp xúc lần đầu với nhạc sĩ Phạm Duy. Năm 1955, anh đã đoạt giải nhất tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế qua bài hát Trăng Thanh Bình.

Sự phản đối của gia đình không làm anh chùn bước. Anh chuyển hẳn vào Sài Gòn, bắt đầu hát trên các sân khấu đại nhạc hội, đài phát thanh, và bắt đầu thu đĩa nhựa. hay hợp tác với đại ban của Hoàng Thi Thơ đi lưu diễn khắp nước. Lúc này, anh là nam ca sĩ nổi tiếng nhất. Anh Ngọc, Duy Trác cũng là những nam ca sĩ nổi tiếng nhưng chỉ hát giới hạn cho các hãng thu băng, đài phát thanh với những bản nhạc tiền chiến rất chọn lọc, trong khi Duy Khánh thì lựa chọn nhạc có khuynh hướng dân ca, rất thành công vì dễ dàng hợp với thị hiếu của đa số hơn.

Anh lần lần nổi tiếng qua các bản: Tiá Em Má Em, Vợ Chồng Quê, Ngày Trở Về, Nhớ Người Thương Binh, Tình Nghèo, Quê Nghèo, Về Miền Trung. ..

Sau một lần đổi biệt danh thành Hoàng Thanh, cuối cùng anh chọn tên Duy Khánh. Chữ Duy Khánh lấy từ tên một người bạn rất thân Phạm Hữu Khánh (con trai cụ Phạm Tri, từng làm Phó Tỉnh trưởng Quảng Trị) đã tử nạn tại Pháp. Anh giữ tên này đến cuối đời.

Thông tin thêm:

Năm 1952, Duy Khánh đọat giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế với bài hát Trăng thanh bình. Sau đó ông chuyển vào Sài Gòn để theo đuổi nghề ca hát.

Vào Sài Gòn, ông bắt đầu ghi âm đĩa nhựa và đi diễn khắp nơi, dần nổi tiếng với tên Hoàng Thanh. Ông trở thành một trong ba giọng nam được yêu thích nhất, cùng với Duy Trác, Anh Ngọc. Thời kỳ này tên tuổi của ông gắn liền với những bài có âm hưởng dân ca và "dân ca mới" của Phạm Duy: Vợ chồng quê, Ngày trở về, Nhớ người thương binh, Tình nghèo, Quê nghèo, Về miền trung... rồi đổi nghệ danh là Duy Khánh. Chữ "Duy" trong Phạm Duy, còn "Khánh" là tên một người bạn thân của ông.

Năm 1965, ông cùng với nữ danh ca Thái Thanh thu thanh bản trường ca Con đường cái quan của Phạm Duy. Sau đó cùng hai người hát trường ca Mẹ Việt Nam. Cho đến nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền với giọng hát Thái Thanh, Duy Khánh.

Ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1959, nhạc ông thường nói về tình yêu quê hương, mang hơi dân ca xứ Huế và được đón nhận nồng nhiệt, ngay từ hai sáng tác đầu tay: Ai ra xứ huế, Thương về miền trung.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông bị cấm hát một thời gian dài, sau đó thành lập đoàn nhạc Quê Hương, quy tụ các nhạc sĩ Châu Kỳ, Nhật Ngân, các ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến... Sau khi sang Mỹ vào năm 1988, ông hát độc quyền cho trung tâm Làng Văn, sau đó tách ra, thành lập trung tâm Trường Sơn tiếp tục ca hát và dạy nhạc cho đến cuối đời.

Duy Khánh ám ảnh scandal với Pha Lê và Tuấn Hưng

 
(VTC News) - “Tôi muốn chứng tỏ mình là một “men” đi hát chứ không phải một “gay” đi hát nhưng người ta đồn thổi tôi “cặp” với Tuấn Hưng. Sau đó, tôi còn bị mang tiếng là người thứ ba phá vỡ tình yêu của Pha Lê…”.
Đó là tâm sự của chàng ca sĩ trẻ Vũ Duy Khánh, người từng "làm mưa, làm gió" trên mạng internet với một loạt ca khúc được các bạn trẻ yêu thích, trong đó phải kể tới bài hát có tựa đề Buồn. Những ai quan tâm tới dòng nhạc trẻ dễ thấy có một dạo, điệp khúc trong bài Buồn: Từng giọt nước mắt cũng đã thấm ướt đôi bờ vai bé xinh/ Hỡi người ơi em có hay lòng anh/ Vì sao em quay lưng bước đi/ Để anh trong đêm tối lạnh lùng (Vì sao em không nói một lời)/ Con tim anh bây giờ nát tan… vang lên khắp nơi, trong các quán café, trên các phương tiện giao thông và đó chính là ca khúc do chàng ca sĩ trẻ đất Hà thành Vũ Duy Khánh sáng tác và thể hiện. Cũng nhờ ca khúc này mà Duy Khánh trở thành một trong 10 ca sĩ được yêu thích nhất trên kênh ITV của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC năm 2009.


Ca sĩ trẻ Vũ Duy Khánh 
Có thể nói đây là một may mắn lớn với chàng sinh viên trường Nghệ thuật Hà Nội nuôi ước muốn trở thành ca sĩ khi tác phẩm đầu tay vừa đưa lên mạng đã được đông đảo bạn trẻ yêu thích.

Sau hai năm bước chân vào nghề, năm 2008, 2009, Duy Khánh được đánh giá là một ca sĩ trẻ tài năng, nhiều triển vọng với 8 ca khúc “hit”, trong đó có 6 ca khúc do chính Khánh sáng tác, thể hiện và tìm tòi những sự kết hợp mới, gây hiệu ứng mạnh với khán giả trẻ: Buồn, Khóc, Vì, Buồn 2, Chuyện tình nắng gió (theo phong cách nhạc sang, hát cùng Pha Lê), Chân dài (phối hợp ăn ý với rapper hàng đầu VN Linhkent) và hai bài của nhạc sĩ Khắc Việt do Khánh thể hiện: I love you, Chán. Tuy nhiên, đến năm 2010 rộ lên những scandal tình ái tai tiếng giữa Khánh và những ca sĩ nổi danh trước đó như: Trà My Idol, Pha Lê và cả nam ca sĩ Tuấn Hưng.

Những scandal này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý Khánh khiến cậu có lúc muốn từ bỏ niềm đam mê nuôi dưỡng từ nhỏ. Thậm chí, Khánh còn định tổ chức liveshow lớn mang tên: Vũ Duy Khánh- Tiếng hát và cuộc đời, diễn ra vào 7/1 tới để… từ giã con đường nghệ thuật.

Không dám mời nữ ca sĩ tham gia liveshow vì sợ tai tiếng

- Vì sao bạn lại chọn tựa đề liveshow là “Tiếng hát và cuộc đời” khi cả tuổi đời và tuổi nghề của bạn còn quá ít ỏi?


- Thực ra, khi có ý định làm liveshow này, Khánh đã nghĩ có thể mình chỉ làm một chương trình này thôi rồi chấm dứt cuộc đời ca hát, Khánh muốn trút hết mọi nỗi niềm vào đó và Khánh đặt tựa đề liveshow của mình như vậy.

- Vừa mới bước chân vào nghề, có được những thành công nhất định, tổ chức liveshow đầu tiên mà bạn đã có ý định kết thúc con đường ca hát?

- Đến được với nghệ thuật Khánh phải trải qua rất nhiều áp lực và khó khăn về tâm lý. Đến khi có được chút thành công thì lại gặp những chuyện chẳng hay ho gì, không liên quan tới chuyên môn khiến Khánh mệt mỏi và muốn từ bỏ tất cả.


Duy Khánh và Hoàng Nghiệp (Hoàng Nghiệp sẵn sàng hát ủng hộ Duy Khánh mà không cần có tên trên băng- rôn) 
- Bạn có thể nói cụ thể hơn về những áp lực tâm lý và những chuyện không hay ho trong nghề khiến bạn phải muốn từ bỏ đam mê ca hát của mình?

- Khánh sinh ra trong một gia đình có bố mẹ làm nghệ thuật, bố Khánh từng làm Phó Giám đốc NH Cải lương Trung Ương, ông là Vũ Minh Hải, mẹ Khánh cũng từng là một diễn viên. Bố mẹ Khánh hiểu được những vất vả, gian khó của người làm nghệ thuật nên đã nghiêm cấm Khánh đi theo con đường này bằng nhiều cách. Ngày nhỏ, Khánh liên tiếp bị “ăn” những trận đòn nhừ tử khi bỏ học về NH Cải lương xem kịch dù Khánh là con duy nhất của bố mẹ.

Sau này, Khánh đã phải âm thầm đi bộ từ Gia Lâm sang Giảng Võ, nhà cô giáo Xuân Hương học thanh nhạc, đoạn đường đó dài hàng chục cây số. Mãi tới khi Khánh thi đỗ vào trường Nghệ thuật Hà Nội bố mẹ mới ủng hộ và đây chính là một áp lực tâm lý: Khánh phải làm gì để bố mẹ tin rằng Khánh thành công, nhất là khi bố Khánh đang nằm trên giường bệnh với chứng bại liệt.

Nhưng khi vào nghề, sau những ca khúc tạo được “hit” và được đông đảo bạn trẻ trên mạng yêu thích thì Khánh lại vướng vào hết scandal này tới scandal khác, những chuyện thực sự khiến Khánh buồn chán và chúng chẳng hề liên quan tới chuyên môn.

Ngay sau khi thành công với bài Buồn thì có một ca sĩ trẻ khác ở trong Nam, cũng tên là Duy Khánh với nghệ danh Duy Khánh Idol đã lấy ca khúc của Khánh biểu diễn. Một số bạn bè trong Nam gặp Khánh hỏi Khánh mới biết và Khánh cũng xin được số của cậu ta, gọi điện nói chuyện thẳng thắn. Cậu ấy nói là không hát bài của Khánh nhưng tới khi Khánh vào Huế biểu diễn, khán giả la ó, nói Khánh mạo danh bạn kia, mới tuần trước có một Duy Khánh đầu trọc hát ca khúc này giờ lại có một Duy Khánh tóc dài cũng giới thiệu như vậy. Một số chương trình nhỏ Khánh được mời tham gia cũng bị khán giả chỉ trích là Khánh mạo danh khiến Khánh vô cùng đau đầu. Mới gần đây là chuyện đồn thổi Khánh bị… gay.

Tệ hơn là cứ nữ ca sĩ nào kết hợp với Khánh thì ngay sau đó lại có những tin đồn thất thiệt, những bài báo “phản pháo” của bạn diễn ví như: Hãy để tôi được yên (Pha Lê) khiến Khánh thậm chí không dám mời những nữ ca sĩ đó tham gia vào liveshow của mình nữa, duy nhất Đông Nhi là nữ, còn lại toàn nam ca sĩ thôi.

Tai tiếng từ… vạ miệng mà ra

- Nhưng Khánh có tiếng là… đa tình và từng có chuyện với Trà My Idol và Pha Lê kia mà?

- Thực ra, những tin đồn này có lẽ xuất phát từ việc Khánh quá thật thà và chưa đủ kinh nghiệm trong cách trò chuyện với báo chí thì đúng hơn. Nhưng thực sự Khánh bị ám ảnh bởi scandal là người thứ ba phá vỡ tình yêu của Pha Lê và là người yêu đồng tính của anh Tuấn Hưng. Còn chuyện với Trà My Idol chỉ là tai tiếng qua loa thôi.

Ca sĩ Tuấn Hưng sẽ tham gia trong liveshow "Vũ Duy Khánh: Tiếng hát và cuộc đời" dù trước đó hai người bị đồn thổi là... yêu nhau 
- Nghe nói là bạn có yêu đơn phương Trà My Idol và sau khi thất tình bạn đã sáng tác ca khúc “Chân dài” nhằm nói về những cô gái xinh đẹp nhanh chóng giàu có vì được đại gia bao?

- Chuyện tình ái với Trà My thực chất chỉ là tai nạn được gọi là… vạ miệng của Khánh. Trong một lần ngồi với một em phóng viên, em ấy có hỏi Khánh chuyện tình cảm với Trà My Idol. Lúc đó mình và My đang thân nhau, mình có nói là mình yêu quý Trà My nhưng đó chỉ là tình cảm đơn phương vậy thôi và về cô bé phóng viên kia giật tít là Duy Khánh yêu đơn phương Trà My Idol.

Còn ca khúc Chân dài Khánh sáng tác không phải vì ức với My. Nhưng ca khúc này mang tới cho mình nhiều rắc rối, nhiều bạn trẻ phản hồi trên mạng cũng cho rằng Khánh là kẻ đa tình, lăng nhăng và bị “đá” nên đau và sáng tác ca khúc đó. Sau này, nhiều người liên hệ chuyện này với chuyện Khánh là người thứ ba chen ngang vào cuộc tình của Pha Lê và quy kết Khánh là kẻ tài hèn mà bạc tình rồi nhận xét những lời cay độc càng khiến Khánh chán nản hơn.

- Vậy sự thật thì scandal tình ái của Khánh với Pha Lê là thế nào sau khi hai người kết hợp tung ra ca khúc tạo “hit”: Chuyện tình nắng gió do chính bạn sáng tác và sau đó Pha Lê phải thốt lên rằng: Hãy để tôi yên?

- Khi đó Pha Lê đang yêu Công Vinh nhưng tin đồn bắt đầu từ việc ông bầu của Pha Lê nghi ngờ Khánh “cướp” Pha Lê từ tay ông ấy và chuyện rùm beng trên báo khi người ta nghĩ Khánh chen ngang vào mối quan hệ này. Có nhiều người hiểu nhầm rằng đây là chuyện tình tay ba. Cứ thế, dậu đổ bìm leo và Khánh “ăn đủ” mọi lời nhận xét tồi tệ của các bạn trên mạng khi cho rằng Khánh tạo scandal tình ái, dựa vào Pha Lê để nổi tiếng.

- Bạn luôn miệng kêu… oan nhưng nhiều người nhận xét giọng hát của bạn bị ảnh hưởng nhiều từ Tuấn Hưng, không lẽ do thời gian hai người sống cùng nhau quá lâu, chơi cùng nhau quá thân, tới mức bạn có thể… “yêu” anh ấy nên bị ảnh hưởng cả tới giọng hát?

- (Cười), đó, bạn đã “đụng” tới “nỗi đau” của Khánh rồi đó. Chỉ vì một lần phóng viên hỏi: “Khi ở cùng Tuấn Hưng, bạn có biết về mối quan hệ của Tuấn Hưng với Siêu mẫu Thu Phương không? Và Khánh trả lời: Khánh không quan tâm tới mối quan hệ đó đâu, nhưng nếu Khánh là con gái Khánh cũng yêu Tuấn Hưng, ông ấy men thế, đẹp trai mà lại có tài thế cơ mà. Khi đẩy bài lên, phóng viên đó giật tít: Duy Khánh: Nếu là con gái tôi cũng yêu Tuấn Hưng. Rồi chuyện đó lan truyền trên mạng, rất nhiều kẻ xấu cho rằng Khánh bị gay, Tuấn Hưng cũng bị ảnh hưởng. Khánh rất đau đầu. Trong liveshow lần này, Khánh cũng khẳng định cho khán giả biết: thứ nhất: Khánh không phải là một ca sĩ của mạng internet, chỉ hát hay ở phòng thu hoặc bật lên nhờ công nghệ lăng- xê; thứ hai: Khánh là một chàng trai đi hát chứ không phải là một “gay” đi hát.

- Bạn có dự cảm gì về sự thành công trong liveshow đầu tiên này khi tên tuổi của mình chưa đủ sức hút với đông đảo công chúng và khách mời của chương trình chủ yếu là bạn bè thân do chính bạn mời với một tên tuổi là Tuấn Hưng bên cạnh một loạt các ca sĩ trẻ khác, có lượng “fan” hâm mộ vừa phải?

- Hiện tại, ngoài những ca sĩ mà Khánh công bố thì có Tăng Nhật Tuệ, Hoàng Nghiệp đã gọi điện muốn tham gia ủng hộ. Khoảng 80% chắc chắn nữa là có anh Đan Trường. Tuy nhiên, Khánh bỏ tiền làm liveshow này là vì đam mê, vì muốn gửi lời tri ân tới khán giả, bên cạnh đó, Khánh lại được những người bạn thực sự trong nghề với mình nên Khánh cảm thấy rất hạnh phúc và không bị một áp lực nào.

- Cuối cùng, bạn có ý định từ giã con đường ca hát sau liveshow này hay đây chỉ là một thông tin… gây sốc?


- Khánh không phải là người dễ quỳ gối trước khó khăn nhưng Khánh là người sống cảm tính và nặng về tình cảm nên hay suy nghĩ nên có lúc bất chợt điên khùng nghĩ vậy thôi, không hề muốn gây sốc. Âm nhạc là niềm đam mê 18 năm trời của mình, từ khi mình mới 3 tuổi thì không dễ bỏ đi trong chốc lát vậy đâu.

- Cảm ơn bạn về cuộc trò chuyện!

Thục Nhi (thực hiện)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét