Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU 21

 -Chày cối
-Luật lỏng lẻo
-Không thuộc bài
-Dù ngu mà có quyền lực vẫn có lý!

--------------------------------------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                   Anh CSGT nghiệp vụ kém, vớ vẫn đòi thu xe 

                                                          CSGT làm như này thì đúng hay sai ?

Dân quá hiểu Luật, CSGT khó khăn khi xử phạt

(Tin tức thời sự) - Do luật quy định xử lý vi phạm phải có chứng cứ chứng minh được lỗi nên nhiều người dân hiểu Luật đã dựa vào đó gây khó cho lực lượng CSGT.

    Tại cuộc họp mới đây của Ủy ban ATGT Quốc gia, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an) chỉ rõ: “Một người vượt đèn đỏ hay lấn làn bị CSGT lập biên bản, nhưng họ không tuân theo mà nhất định đòi CSGT phải chứng minh được hành vi vi phạm của họ.
    Nếu trong trường hợp ở đó có camera giám sát giao thông hay có người làm chứng thì việc này sẽ được giải quyết nhanh chóng, còn không sẽ dẫn đến cuộc tranh cãi kéo dài giữa người dân và lực lượng thực thi nhiệm vụ”.
    Là người trực tiếp tham gia xử lý, Thượng úy Lê Văn Lợi, cán bộ Đội CSGT số 14, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cũng cho biết, có muôn vàn tình huống người đi đường vi phạm nhưng rất khó để lập biên bản, liên quand đến chứng cứ.
    Dan qua hieu Luat, CSGT kho khan khi xu phat
    Luật quy định xử phạt vi phạm giao thông phải có chứng cứ khiến lực lượng CSGT gặp không ít khó khăn. Ảnh minh họa
    “Mới đây, khi tổ công tác của tôi làm nhiệm vụ gần khu vực hồ Linh Đàm - đường Giải Phóng, phát hiện một người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm (MBH) nên ra hiệu lệnh dừng xe. Tuy nhiên, khi dắt xe vào chốt, người này lấy MBH đội vào rồi thản nhiên nói: “Tôi có vi phạm đâu?!”, đồng thời yêu cầu CSGT cho đi.
    Đối với trường hợp vi phạm này, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, giải thích để người vi phạm hiểu. Nếu người vi phạm vẫn cố tình tiếp tục không công nhận lỗi, CSGT sẽ mời người tham gia giao thông trên đường làm chứng và tiến hành lập biên bản. Tuy nhiên, việc này mất khá nhiều thời gian”, Thượng úy Lợi nói.
    Đặc biệt, việc mời nhân chứng cũng không đơn giản, bởi nếu người vi phạm là đối tượng xăm trổ, ngổ ngáo thì hầu như rất ít người dám đứng ra làm chứng.
    Một lỗi vi phạm khác, được một cán bộ Đội CSGT số 3 chia sẻ rất thường gặp khó khăn khi xử lý là lỗi “đi sai làn, phần đường”.
    Thế nhưng, vừa lập biên bản một trường hợp đi vào phần đường mũi tên rẽ trái nhưng lại đi thẳng. Người vi phạm không công nhận lỗi và kiên quyết cho rằng mình đi vào làn đường đi thẳng.
    “Chúng tôi phải đưa ra chứng cứ bằng cách nhờ người vi phạm cùng một lỗi như vậy sau đó đứng ra làm chứng, người này mới chịu ký biên bản”, vị cán bộ Đội CSGT số 3 nói.
    Chính vì thế, theo Thiếu tướng Trần Thế Quân, với những trường hợp như vậy trong thực tế rất “thiên biến vạn hoá”, nên cần cách giải quyết, ứng xử linh hoạt.
    Để góp phần giải quyết những bất cập trên, cũng đã có một số đề xuất tăng cường phương tiện, thiết bị kỹ thuật như gắn camera trên mũ CSGT (hiện TP HCM đã thí điểm), nhưng để đồng bộ thì rất khó vì nó đòi hỏi kinh phí rất lớn.
    Thế nhưng, việc người vi phạm yêu cầu CSGT cung cấp chứng cứ vi phạm là hoàn toàn hợp lý, theo quy định tại Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2013, trong mọi trường hợp người dân đều có quyền yêu cầu người xử phạt chứng minh rằng mình đã có hành vi vi phạm hành chính.
    Việc chứng minh này có thể thông qua các bằng chứng cụ thể như: ảnh chụp, video...Vì thế, CSGT phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật như camera, máy đo nồng độ cồn, máy bắn tốc độ và sử dụng nó làm chứng cứ để lập biên bản để xử phạt vi phạm.
    Thượng tá Nguyễn Hoàng Diệp, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67), Công an TP.HCM từng chỉ rõ: "Người có thẩm quyền xử phạt phải tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm.
    Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình".
    Sơn Ca (Tổng hợp)

     

                    

                              nên chấn chỉnh anh CSGT này

                                                                       Thái độ làm việc với dân

    ‘Nếu CSGT làm đúng thì sợ gì bị chụp ảnh’

    Đó là ý kiến chung trước thông tin có văn bản nếu nhà báo, người dân chụp ảnh lực lượng CSGT thi hành công vụ phải xin phép.
    Mất quyền giám sát?
    Chỉ đạo mới nhất của Cục CSGT đường bộ, đường sắt cũng đưa ra “khuyến cáo” lực lượng CSGT nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ những người quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT.
    Với văn bản mới của Cục CSGT, nhiều người nhận xét rằng: "Người dân có quyền giám sát hoạt động của cơ quan công quyền trong đó có lực lượng CSGT. Nếu cấm như vậy là tước bỏ quyền của dân?".
    Một bạn đọc trên webtretho phân tích, pháp luật cho phép công dân tự do ghi hình, không có yếu tố kèm theo là phải công khai, thông báo trước khi ghi hình. “Tôi cho rằng văn bản trên là trái pháp luật, cản trở quyền của nhà báo, quyền cơ bản của công dân về kiểm tra giám sát hoạt động của người thực thi quyền lực nhà nước”, bạn Minh Mai Xuân bổ sung.
    Trước lý giải của Cục CSGT là gần đây có nhiều trường hợp báo chí lợi dụng để tống tiền CSGT, hoặc có một số trường hợp giả danh nhà báo để quay phim chụp ảnh với mục đích xấu, bạn đọc tỏ ra vẫn băn khoăn: “Nếu ai đó lợi dụng, hay cắt ghép, vu khống (thông tin sai sự thật về hoạt động đúng đắn của CSGT) thì đã có pháp luật xử lý hành vi này. Và việc quay phim, chụp hình đâu có cản trở công việc của các CSGT như lãnh đạo của Cục CSGT chia sẻ?”.
    Người khác thì so sánh, máy quay phim, chụp ảnh cũng chỉ là phương tiện ghi lại hình ảnh thay cho bộ nhớ của con người. Nên việc quay phim chup ảnh cũng tương tự như chúng ta nhìn, quan sát CSGT làm việc. Vì vậy, công an đường đường chính chính không làm chuyện xấu, thì bị ghi hình, dù công khai, hay bí mật cũng chẳng bị ảnh hưởng. “Cây ngay không sợ chết đứng. Nếu CSGT làm đúng thì sợ gì bị chụp ảnh, hay ghi hình”.
    Lo không còn những phản ánh tiêu cực
    “Nhiều vụ tiêu cực của CSGT bị phanh phui đều từ những đoạn clip mà người dân ghi lại và mạnh dạn tố cáo. Giờ nếu cấm quay phim, chụp ảnh thì những hành vi tiêu cực, bất cập của CSGT, ai sẽ giám sát vì người dân không có chứng cứ”, bạn Phuc Nguyen nhận xét. “Ngược lại, trường hợp người dân thấy một hình ảnh đẹp là CSGT truy bắt cướp, giúp đỡ người khác có phải xin phép?”.
    Xem video ý kiến của các chuyên gia về văn bản của Cục CSGT tại đây
    Lập luận theo ý của lãnh đạo của Cục CSGT, một bạn đọc cho rằng vệc chụp hình lực lượng CSGT làm nhiệm vụ của người dân cũng vì mục đích lớn nhất là loại bỏ những “con sâu”, chung tay “tích cực xây dựng” hình ảnh ngành CSGT trong sạch.
    Liên hệ với nhiệm vụ của ngành, người đọc còn chỉ ra việc bắn tốc độ xe chạy quá tốc độ,  hay truy bắt các tệ nạn xã hội, nhất là mại dâm cũng không thể thực hiện theo kiểu: Xin phép chụp ảnh, ghi hình.
    ‘Neu CSGT lam dung thi so gi bi chup anh’ hinh anh 1
    Bạn đọc đặt câu hỏi trong những trường hợp này có phải xin phép chụp ảnh?
    Câu chuyện thông báo trước khi chụp hình, quay phim khiến nhiều người gợi nhớ đến những buổi dự giờ trong ngành giáo dục. "Trước những buổi “học tập kinh nghiệm, hay kiểm tra đánh giá” này thì từ buổi hôm trước, cô giáo đứng lớp sẽ dặn học sinh học những phần gì, và trả lời như thế nào. Khi giơ tay phát biểu thì ai chưa học bài thì giơ tay cong cong, ai học bài thì giơ tay thẳng, ai học kém thì không giơ tay". Từ chuyện trên, bạn đọc so sánh cách làm của lực lược CSGT đầy ngụ ý: Chụp công khai thì làm sao có được những bức ảnh chân thực thể hiện những tiêu cực, những điểm chưa tốt?
    Hà Anh

     

                                                                      CSGT cưỡng chế xe máy

                                                                           Cả làng vây CSGT



    Bao giờ chấm dứt nạn mãi lộ?

    7/7/2012
    Mãi lộ là chuyện ai cũng biết và quả thật là chuyện không nhỏ. Vì chỉ có một số ít cảnh sát giao thông (CSGT) mà làm suy giảm uy tín của cả ngành Công an, nơi có hàng vạn chiến sĩ đang ngày đêm vượt qua biết bao gian khổ để giữ cho cuộc sống bình yên của nhân dân cả nước. Tại diễn đàn Quốc hội rất nhiều ĐBQH đã phản ánh hiện tượng khó có thể chấp nhận này.
     
    Số đông cán bộ và chiến sĩ công an làm đúng được những lời Bác Hồ căn dặn
    Ảnh: HOÀNG LONG
     
    Bộ trưởng Lê Hồng Anh trước đây và Bộ trưởng Trần Đại Quang hiện nay đều tỏ thái độ cứng rắn là không thể chấp nhận kéo dài tình trạng khá phổ biến đó. Cứ lên bất kỳ taxi nào mà hỏi đều sẽ nghe kể vô vàn câu chuyện đáng buồn mà người lái taxi phải cam chịu. Có anh lái xe nói với tôi: bị chặn xe mà chả có lỗi gì cả. Anh cảnh sát nói nửa đùa nửa thật một cách thật quá đáng: Từ sáng đến giờ chưa phạt được tay nào đây, mày không biết tao phải mua cái gậy này hết bao nhiêu tiền à? Một số cảnh sát phân bua: Đâu có ăn một mình, phải chia cho các sếp nữa chứ! Chỉ tiêu giao rất cụ thể cho từng chốt rồi. Thú thật tôi không thể tin được đó là sự thật và rất mong ngành Công an khẳng định đó là chuyện bịa đặt của một số CSGT thoái hóa, biến chất. Lại còn chuyện taxi không được đỗ để đón khách và trả khách tại rất nhiều địa điểm, dù việc đó chỉ xẩy ra trong vài phút. Chỗ đỗ taxi trong thành phố không có đủ nên taxi cứ phải đi lòng vòng rất tốn xăng và mệt mỏi (!)
     
    Tôi ra nước ngoài cũng nhiều và không thấy ở đâu có chuyện ác cảm giữa lái xe và CSGT như ở ta. Đỗ sai quy định ư? Người cảnh sát chỉ nhẹ nhàng cái biên lai phạt vào cái gạt nước mưa. Không đi nộp phạt ngay thì tiền phạt càng nặng thêm. Không bao giờ thấy cảnh sát đứng chỗ hiểm hóc để rình lái xe. Hơn nữa xe chạy quá tốc độ đã có máy móc xác định, không cãi vào đâu được. Ở Mỹ có đường dành riêng cho xe chở từ hai người trở lên. Có kẻ ma lanh dựng người giả ngồi phía sau để đi được nhanh trên đường dành riêng này nhưng bị phát hiện ngay và bị phạt rất nặng, bị nêu lên báo chí để nêu gương xấu (!). Cảnh sát lúc nào cũng hòa nhã và làm nhiệm vụ hướng dẫn giao thông là chính. Không tạo các bẫy để phạt và không bao giờ có chuyện đút túi tiền phạt. Về các trạm thu phí dọc đường (hay cả các nơi đỗ xe dưới từng tầng hầm chứa xe) việc thu phí hoàn toàn thực hiện bằng máy (chính xác đến từng phút gửi xe) - đỡ biết bao nhiêu tiền nuôi đội ngũ thu phí đông đảo mà lại không thể thất thóat đi đâu được (!)
     
    Nhiều người tỏ vẻ bi quan và cho rằng chả có cách nào chấm dứt được tình trạng này. Nhưng như vậy là sẽ làm kéo dài ác cảm phi lý với cả ngành Công an đầy thành tích rực rỡ. Có người còn bảo CSGT đứng nắng mưa suốt ngày ngoài đường, lại phải đương đầu nguy hiểm với những kẻ phóng nhanh vượt ẩu, thì "nuôi” họ một ít có sao đâu (!). Tôi cho là không thể kéo dài tình trạng này, nhất là tại thời điểm các đơn vị đang triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4. Rõ ràng phải ghi nhớ lời Bác Hồ căn dặn đội ngũ Công an nhân dân: Đối với tự mình, phải Cần , Kiệm, Liêm, Chính; Đối với đồng sự phải Thân ái, Giúp đỡ; Đối với Chính phủ phải Tuyệt đối trung thành; Đối với nhân dân phải: Kính trọng, Lễ phép; Đối với công việc phải Tận tụy; Đối với địch phải Kiên quyết, khôn khéo !Tôi tin chắc số đông cán bộ và chiến sĩ công an làm đúng được những lời Bác Hồ căn dặn. Vì vậy không có lý gì để một bộ phận rất nhỏ chiến sĩ CSGT làm ảnh hưởng đến uy tín chung của người Công an nhân dân. Tôi mạnh dạn kiến nghị mấy biện pháp sau đây:
     
    - Cấp phụ cấp "mưa nắng” một cách tương xứng cho CSGT nhưng hễ ai vi phạm thì đưa ngay khỏi ngành. Khi đó người CSGT sẽ không cần, không dám và không có thể để mất tư cách trước nhân dân.
     
    - Tổ chức vi hành cùng lái xe để loại ngay tại chỗ các CSGT nhận mãi lộ trắng trợn. Trong chiến tranh khó đến mấy mà công an cũng phát hiện được những điều bí mật của địch. Ngày nay khó khăn gì mà không đủ sức phát hiện một số CSGT thoái hóa, biến chất.
     
    -Xác định rõ là: Bộ Công an khẳng định không có việc giao chỉ tiêu hàng ngày phải thu bao nhiêu tiền phạt và không hề có chuyện bắt chia chác lên các cấp trên (!)
     
    - Quy định công minh, phạm lỗi đến mức nào thì CSGT mới có quyền thu giữ xe hay bằng lái.
     
    - Tiền nộp phạt chính đáng có thể gửi qua Bưu điện tới Ngân hàng gần nhất chứ không cần mất công sức đi tìm nộp ở Kho bạc. CSGT không được phép trực tiếp nhận tiền phạt.
     
    - Công an chủ yếu làm việc tại các trọng điểm giao thông để giúp điều hành trật tự giao thông, không nên ở nơi kín đáo chỉ cốt để phạt được nhiều.
     
    -Rà soát lại mọi quy định: Trong thành phố đông đúc như vậy, đi lại rất chậm, việc sử dụng mũ bảo hiểm ở mức độ nào? Dân chúng hiện mua toàn mũ "rởm” để cho rẻ chứ thực ra chả có tác dụng gì (!). Những đoạn đường an toàn có cần bắt xe cơ giới hạn chế tốc độ đi quá chậm hay không?
     
    Nhân dân ta cũng cần tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, trước hết là để bảo vệ tính mạng cho chính mình, sau nữa là để không tắc đường hay gây tai nạn chỉ vì lấn đường hay vượt đèn đỏ sai quy định. Với loại "hung thần đường phố”, cần quyết liệt tịch thu xe và phạt thật nặng, dù bất kể đó là con cháu nhà ai. Hai Bộ trưởng đã từng hứa trước Quốc hội. Nếu không có những chế tài mới và thực hiện một cách kiên quyết, đồng bộ thì chắc là tình trạng mãi lộ vẫn còn bị nhân dân ca thán hết năm này qua năm khác và làm ảnh hưởng một cách vô lý đến uy tín của toàn ngành.
     
    GS. Nguyễn Lân Dũng
    Theo Đại đoàn kết
     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét