Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

CẢNH ĐỜI ĐEN BẠC 5

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                   Mang 2 tỷ từ nước ngoài về cho vợ xây nhà...

Những mảnh đời đen bạc

09/10/2007 00:25

M.Đ lao vào đứa con gái mà mình hằng yêu thương, giật phắt chiếc cặp đi học cô bé đang mang. Trong đó có gần 2 triệu đồng, số tiền học phí mà Đ. đã cho mừng ngày cô bé vào đại học. Hôm nay, vận đen lẫn chủ nợ đều bám lấy Đ.

Tiếng khóc ngất của cô bé 18 tuổi không còn khiến hàng xóm hiếu kỳ. Cãi vã, đánh đập, đổ vỡ... và nước mắt đã trở thành một phần trong sinh hoạt của căn nhà lụp xụp cuối hẻm ấy. Mới hôm qua, H.X, tên cô bé, còn hí hửng khoe với mọi người những dự định khi bước chân đến giảng đường.
Tan cửa, nát nhà!
Ra đến đầu hẻm thì số tiền học phí mà Đ. lấy của con đã vào túi của đàn chị Ba T. Vừa đếm tiền, đàn chị vừa mắng sa sả vào mặt Đ. bằng những lời mạt sát hết sức khó nghe. Bước chân đi, bên tai Đ. vẫn còn ám ảnh với lời chửi thề và câu hăm dọa: “Tuần sau mà không chung đủ, tao cho đàn em xiết nhà mày”.
Còn hơn trăm ngàn trong túi, Đ. quyết định “vỗ” hết vào con số 175 mình bắt gặp sáng sớm nay. Nếu đề về đúng, số tiền thắng được đủ cho Đ. đóng học phí cho con và trả hết những khoản nợ đang vây.
Khuya đó, người trong xóm lại nghe tiếng khóc rấm rứt của H.X và tiếng thở dài của chị H.T (vợ của Đ.), chủ gánh tàu hũ dạo. Số nợ quá lớn và những lời hăm dọa đã khiến Đ. bỏ nhà ra đi.
Những ngày sau đó, đàn em của Ba T. kéo đến nhà chị H.T đòi nợ. Quá sợ hãi, hai mẹ con khóa cửa, trốn trong nhà. Thấy con nợ quá lì, đàn em Ba T. quyết định phá cửa. Trong tiếng chặt cửa của đám giang hồ, hàng xóm nghe tiếng thét gọi ba của H.X, ai cũng đau lòng nhưng chẳng dám can thiệp, sợ vạ lây. Ti vi, tủ, giường... và bộ máy vi tính cũ mèm mà H.X phải làm thêm hằng năm trời mới mua được, phục vụ cho năm học mới được những tay anh chị dọn đi sạch sẽ.
Cách đó hai con hẻm, T.H, nhân viên văn thư một công ty địa ốc, cũng đang khóc rấm rứt vì nợ bài bạc của chồng. Gần 1 tuần trôi qua kể từ khi công an phường truy quét ổ chứa bạc S.M, chồng T.H bị bắt quả tang đang đánh bạc. Tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi tiếng khóc xé lòng của T.H lúc nửa đêm. “Ba má ở quê mà biết chắc không sống nổi, nhưng tao cũng mong ảnh ngồi... nhà đá một lần may ra mới tỉnh người ra được!”.
Tin chồng tháo vát nên T.H giao hẳn việc quản lý tài chính cho chồng chủ động chuyện làm ăn. Cô chỉ giữ một số tiền nhỏ phòng khi con ốm và chi tiêu trong nhà. Vậy mà, chồng T.H “đốt” tiền vào sòng bạc.
Sau ngày chủ nợ đến xiết nhà, T.H ốm nặng, nằm liệt giường cả tháng nhưng chồng chị vẫn chứng nào tật nấy. Từ một người có của ăn của để, T.H thành một người trắng tay, không biết bấu víu vào đâu.
Nước mắt người mẹ
Dân xóm đồ gỗ trên một con đường nhỏ ở quận 10 - TPHCM vẫn quen mắt với hình ảnh K.M, cậu bé đang học lớp 9 một trường chuyên có tiếng của quận. Chiều nào cũng vậy, tan học là ba K.M lại dùng xe ba gác máy đón cậu về đây. Theo huấn luyện của ba, một tay bạc bịp, ban đầu K.M chỉ chơi “ké” các cô chú nhưng dần dà, K.M tham gia hẳn một tụ, sát phạt không thua gì người lớn.
Trong bộ đồng phục học sinh, K.M dễ dàng qua mặt những con bạc bình dân, là những chú tài xế, bốc vác... của xóm đồ gỗ. Chiều nào K.M cũng đủ tiền cho ba làm “vốn” chơi đề và mang về cho mẹ cả trăm ngàn tiền chợ. Nhẵn mặt ở khu này, ba lại đưa K.M đến xóm lao động khác. Rất may, cậu bé vẫn học giỏi nên mẹ K.M không hề nghi ngờ.
Cuối tháng 9 vừa qua, K.M được đưa về nhà trong tình trạng thương tích rất nặng. Cậu bé bị đánh vỡ đầu, gãy tay vì chơi bạc bịp. Nuôi con trong bệnh viện, mẹ K.M vốn ốm yếu nay càng xanh xao hơn. Chị nghẹn ngào: “Cứ tưởng nó phụ ba chở hàng, nào ngờ nó theo đường đỏ đen của ổng”.
Gương mặt của ba K.M thì già xọp đi. Tôi giật mình vì mái tóc hoa râm của ông đã cạo sạch, lộ da đầu trắng hếu: “Mấy chục năm cờ bạc, lão luyện đến mức nào thì thắng vẫn ít mà thua thì nhiều, hại con hại vợ. Lần này, tôi cạo đầu, thề bỏ bạc”. Giọng người đàn ông này hết sức chân thành nhưng chị vợ vẫn lắc đầu nguầy nguậy: “Ổng cạo đầu lần này là lần thứ... mấy chục rồi. Nghiện bạc còn hơn là nghiện ma túy nữa, dứt không được”.
PHƯƠNG QUYÊN- BÍCH HÀ

Nhận ra tình đời đen bạc vì trúng số

September 30, 2016
Comments Off on Nhận ra tình đời đen bạc vì trúng số
69 views
Trúng độc đắc là ước mong của phổ quát người. Nó giống như 1 phép màu đối với những người nông dân nghèo mong muốn đổi đời sau 1 đêm. thế cục không như là mơ. thực tiễn với phần đông trường hợp trúng giải độc đắc tưởng hên cơ mà xui, tưởng phong túc cơ mà thành nghèo túng.
Người thì trốn nợ, gia đình ly tán, kẻ giết vợ làm thịt chồng, chú cháu kiện tụng nhau. Đây là là hình ảnh điển hình đại diện cho thảm cảnh Anh chị em vé số nhận được “may mắn” do trúng vé độc đắc mang đến
Trúng số thành đại gia nhưng lại trở về sở hữu “cái máng lợn” là thảm cảnh của phổ thông người sau lúc sở hữu cục tiền rơi trúng mà không phải mất công sức kiếm về.
Xem ngay kết quả xo so mien nam ngày hôm nay
nhìn thấy nghề đời đen bạc vì được trúng số
Nhận ra tình đời đen bạc khi trúng xổ số
Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước tỉnh giấc Kiên Giang từ nhỏ cha mẹ H đã ly dị H sống cùng bà nội.
một buổi chiều cuối năm 2004, sau khi đi làm về trong túi Hinh còn đúngt 5.000 đồng H đã móc nốt số tiền còn lại trong túi tìm 1 tờ vé số. Chiều hôm chậm tiến độ , vận may “gõ cửa” khi người bán vé số báo tin anh trúng giải đặc trưng giá trị 125 triệu đồng.
Nắm số tiền lớn trong tay, H nghĩ mình đã đổi đời và tâm lý hay ăn lười lại trỗi dậy. H lập tức bỏ việc khiến công nhân và …ở nhà.
Ngay khi nhận tiền trong tay H đã về căn trọ đốt hết số xống áo cũ của mình và trả phòng. H quyết định thuê 1 căn nhà khang trang ngay trọng điểm thị xã Bình Thanh. “An cư” xong, Hinh chi số tiền to sắm cái xe ga hàng hiệu đắt tiền. Đêm tới H lượn lờ đến khắp quán bar vũ trường trên mẫu xe tay ga mình mới tìm
cộng thời khắc, Hinh kết thân có 1 ông trùm thầu số và nhận ông ta khiến cho cha nuôi. Ngày nào anh ta cũng tham dự đánh đề có mỗi Báo cáo lên tới vài triệu đồng. Đã đốt tiền vào đánh xổ số H còn soi sổ xem những khách nào đánh phổ thông để ” ấp ủ ” lô đề.
không dừng lại ở việc thầu số đề, Hinh còn bỏ ra cả triệu đồng để tìm vé số cầu may thêm. Hinh sa đọa bài bạc , gái gú và số tiền còn lại đã lần lượt đội nón ra đi. ko thầu nổi, thua lô đề H chuyển sang cá cược bóng đá nhằm gỡ lại. Càng gỡ càng vào. H tay trắng
H nợ nần ngày càng chồng chất. Nhìn anh ta nghèo kiết xác, đám bạn bè ăn chơi trước nịnh nọt cũng dần hạn chế xa, chẳng ngó ngàng gì nữa. khi này, Hinh mới đắng cay nhận ra tình người, tình đời đen bạc.

Cảnh đời thiếu phụ thuê người chặt chân tay để nhận 3,5 tỷ

Zing 4 đăng lại 4 liên quan
Lúc xảy ra vụ chặt chân tay để trục lợi tiền bảo hiểm, Niên đang hoãn thi hành án phạt tù về tội Môi giới mại dâm. Gia đình nhà chồng nói chị này thiếu trung thực, nợ chồng chất.
Căn nhà cấp 4 cũ kỹ nằm gần trung tâm xã Xuân Phú (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) của gia đình ông Nguyễn Bắc Ngọt sáng 24/8 có nhiều phóng viên ghé vào. Tay lấm lem vôi vữa, người đàn ông 57 tuổi tóc bạc trắng đoán khách đến hỏi thăm về cô con dâu Lý Thị Niên (30 tuổi) - người được xác định là chủ mưu vụ chặt chân tay nhằm hưởng tiền bảo hiểm.
Chẳng chút giấu diếm, ông Ngọt nói Niên không được lòng gia đình bên chồng. Ngay từ đầu, ông đoán thương tích của con dâu không phải do tai nạn đường sắt.
Lười lao động, nợ hàng trăm triệu đồng
Rít hơi thuốc dài, ông Ngọt tặc lưỡi, nói cả nhà không rõ đầu đuôi câu chuyện ra sao. Cho đến sáng nay, khi ra đường, ông thấy người làng đọc tin tức trên mạng thì mới biết việc động trời.
Nhớ hôm nhận tin báo từ cảnh sát, ông Ngọt và người thân nghĩ Niên gặp nạn nên vội xuống viện. “Lúc thấy mất chân, mất tay không rõ nguyên nhân, tôi đoán nó vay nợ nhiều nên bị người ta chém”, chủ nhà nói.
Canh doi thieu phu thue nguoi chat chan tay de nhan 3,5 ty - Anh 1
Ông Nguyễn Bắc Ngọt. Ảnh: Phạm Duy.
Hai ngày đầu, ông Ngọt ở Bệnh viện 198 (Bộ Công an) chăm nom nhưng chị Niên không kể về vụ tai nạn. Sau đó, gia đình thông gia chuyển Niên đi viện khác nên ông chỉ biết con dâu bị đứt lìa một phần bàn tay, bàn chân không thể nối liền. Không hài lòng với cách ứng xử của Niên, từ hôm đó, ông Ngọt không đến viện.
Đi lại khó nhọc do tổn thương xương chậu nhưng bà Nguyễn Thị Kết (vợ ông Ngọt) không khi nào ngồi yên một chỗ từ ngày Niên bỏ đi, để lại con trai 2 tuổi và bé gái sắp vào lớp 1. Ngưng việc bếp núc, bà thở dài bảo câu chuyện sắp kể chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng.
Theo lời bà Kết, Niên là con út trong nhà có 7 anh chị em ở Tuyên Quang. Năm 2009, chị này về Phúc Thọ làm dâu nhưng vốn tính lười lao động, hay nói dối nên gia đình thiếu tin tưởng.
Thấy con dâu không biết làm việc đồng áng, gia đình bên chồng thuê cửa hàng cho chị này bán nước mía. Nhưng việc kinh doanh ngày càng thua lô, sau đó bà Kết phải ra tiếp quản.
Không lâu sau, Niên mở quán ăn ở thị trấn. Chưa đầy nửa năm, người phụ nữ hai con thông báo nợ hàng trăm triệu đồng.
Ông Ngọt kể, gia đình đã phải vay ngân hàng trả đỡ cho con dâu nhưng vẫn còn nợ hơn 300 triệu đồng.
Bị phạt tù do Môi giới mại dâm
Ông Hoàng Văn Thịnh - Trưởng công an xã Xuân Phú cho biết, Niên từng dính líu đến việc môi giới mại dâm nhưng thời điểm đó được hoãn vì đang trong thời gian nuôi con nhỏ.
“Theo quyết định, ngày 3/8, Công an huyện Phúc Thọ bắt Niên chấp hành án phạt tù. Tuy nhiên, hôm đầu tháng 8, chị ta đã ra xã làm thủ tục tiếp tục xin được hoãn thi hành với lý do bị tai nạn đường sắt", ông Thịnh nói.
Canh doi thieu phu thue nguoi chat chan tay de nhan 3,5 ty - Anh 2
Khu Niên và Doanh tạo hiện trường giả tại nạn giao thông đường sắt. Ảnh: Hoàng Lam.
Nói về án tích của con dâu, ông Ngọt bảo chỉ nghe khi cảnh sát đến nhà thông báo, họ vẫn nghĩ Niên đi buôn bán làm ăn. Cũng vì chuyện này mà vợ chồng người phụ nữ 30 tuổi ly thân, hầu như không nói chuyện.
"Từ hôm sắm được chân gỗ, chị ta bỏ đi lâu lâu mới ghé qua nhà. Không ai biết tung tích của nó đâu cả. Nó cũng chẳng gửi tiền để nuôi hai đứa nhỏ, tất cả dựa vào khoản tiền 4 triệu đồng bố lũ trẻ gửi về hàng tháng”, bà Kết nói về hoàn cảnh gia đình hiện nay của mình.
Trưa 24/8, phóng viên Zing.vn tìm cách liên hệ với anh Doãn Văn Doanh – người bị cáo buộc được Niên thuê chặt chân tay với giá 50 triệu đồng. Qua điện thoại, anh này nói đang ở xa, không biết tung tích của Niên.
Doanh cũng từ chối thông tin về việc chặt chân tay người phụ nữ hai con rồi tạo hiện trường giả để trục lợi 3,5 tỷ đồng tiền bảo hiểm. Sau đó, số điện thoại của anh này không thể liên lạc.
Trước đó, rạng sáng 5/5, Công an quận Bắc Từ Liêm nhận tin báo của Doãn Văn Doanh về vụ tai nạn đường sắt xảy ra ở phường Phú Diễn.
Khám nghiệm, cảnh sát không ghi nhận các dấu hiệu của một vụ tai nạn đường sắt. Phân tích lời khai của nạn nhân, điều tra viên phát hiện các điểm không hợp lý, từ đó nghi vấn thương tích chị này gặp phải có thể không do tai nạn đường sắt. Cảnh sát phát hiện Niên vừa mua bảo hiểm với số tiền chi trả khoảng 3,5 tỷ đồng.
Đối với Doanh, sau khi sự việc xảy ra đã cung cấp sai tên, tuổi. Anh ta thay đổi sim, điện thoại để cắt liên lạc với cơ quan chức năng, có dấu hiệu bỏ trốn.
Gần 3 tháng sau khi sự việc xảy ra, cơ quan điều tra tìm được Doanh và Niên nên triệu tập lên đấu tranh. Niên khai do làm ăn thua lỗ, nợ tiền không có khả năng chi trả nên thuê Doanh chặt chân tay với giá 50 triệu đồng, tạo hiện trường giả nhằm chiếm đoạt tiền bảo hiểm.
Trao đổi với Zing.vn, đại tá Nguyễn Thanh Tùng - Trưởng công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) khẳng định, cơ quan cảnh sát điều tra đang làm rõ thêm các tình tiết liên quan đến vụ việc. "Thông tin nói chúng tôi không khởi tố vụ án là chưa chính xác", ông Tùng khẳng định.
Bá Chiêm - Phạm Duy

 

                                                      Thấy bố suốt ngày ôm di ảnh mẹ khóc...

Đời đen bạc của những 'bướm đêm' Sài thành

Say rượu, thấy các cô gái đứng đường vẫy khách, Lý cũng làm theo và bị đám bảo kê thay nhau hãm hiếp. Sau đó, cô thành gái bán dâm.
Khi ánh đèn đường bừng sáng, nhà dân chốt cửa cài then, là lúc đội ngũ gái đứng đường bắt đầu ra quân. Các cô gái bán thân khoác trên mình chiếc váy ngắn cũn thi nhau mời chào.
Đường Âu Cơ (quận Tân Phú, TP HCM), nơi được mệnh danh là "phố vẫy", về khuya luôn có không dưới 20 đào phấn son lòe loẹt đứng hai bên đường vẫy khách, còn “nài” (bảo kê) thì chạy qua lại lãnh địa đen của mình để quan sát gái dưới trướng. “Bướm đêm” ở đây phần lớn là các cô gái làm trong các quán cà phê đèn mờ, massage lâu năm rồi dạt về.
Khu vực này rất khó tiếp cận, lơ mơ là bị đám ma cô chăn dắt hỏi thăm và “tặng” vài vết sẹo. Anh Tú (26 tuổi, ngụ quận 4) cho biết trong một lần đi nhậu về rồi tấp lại ngã giá. Khi cả hai bước ra khỏi khách sạn thì đào đòi thêm tiền bo, trong lúc cự cãi, bất ngờ hai thanh niên lạ mặt xuất hiện chửi bới rồi lao vào hành hung anh. Đến giờ, trên mặt anh vẫn còn lưu lại vết sẹo. Nhiều trường hợp khách làng chơi bị đám ma cô hăm dọa và hành hung, nhưng do sĩ diện nên họ không đến cơ quan công an trình báo.
Khu vực “tam giác vàng” Nguyễn Chí Thanh, Trần Nhân Tôn, Ngô Gia Tự (quận 10) là nơi được xem là thủ phủ của gái mại dâm đất Sài thành. Bất kể ngày hay đêm, những “bánh xe son phấn” hoạt động hối hả để kiếm cơm. Gái mại dâm ở đây đủ loại thành phần, hoạt động khá chuyên nghiệp, số lượng cũng phải đến vài chục người. Hình ảnh các cô gái mặt búng ra sữa, mới vào nghề ngồi phía sau đám chăn dắt chạy theo người tham gia giao thông “tiếp thị” không còn xa lạ với người dân. Khi thấy có người đi qua là “nài” tăng tốc lao theo cố tình ép xe để mời, đồng thời truyền lại bí kíp cho cấp dưới tác chiến độc lập sau này.
Cắt ngang đầu xe của khách để tiếp thị.
Cắt ngang đầu xe của khách để “tiếp thị”.
Về khuya, gái bán hoa xuất hiện nhiều hơn, không khí trao đổi, mua bán xác thịt diễn ra tấp nập. Bất ngờ, hai chiếc xe tay ga trờ tới kè sát mấy người đàn ông, cô gái chạy bên phải cười nói: “Đi vui vẻ nha anh, một suất 300.000 đồng, qua đêm 800.000 đồng”. Nghe anh bạn đi cùng trả lời: “Qua đêm 5 xị (500.000 đồng), tụi em bao phòng?”, nghe xong, cô ta quay ngoắt đầu xe mỉa mai: “Đã đi vui vẻ rồi mà còn tính toán”.
Cô gái còn lại giới thiệu là Ngọc Hoa (28 tuổi, quê An Giang), Hoa ỉ ôi từ đầu hôm đến giờ chỉ tiếp được một khách với giá 300.000 đồng, nhưng phải đưa cho “nài” 150.000 đồng tiền thuê xe và tiền bồi dưỡng, trả tiền khách sạn 50.000 đồng. Vì vậy, mỗi “sút” chỉ còn vỏn vẹn 100.000 đồng chẵn. Hoa tiết lộ, các tên ma cô ở đây đều ăn cơm tù nhiều hơn cơm nhà, nếu gái dưới trướng làm phật ý là bị chúng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay ngay.
Thiên Lý (quê Bến Tre) là một cô gái trẻ đứng đường có thâm niên trên đường Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình). Rượu vào lời ra, sau những cú nốc ừng ực, Lý trách xã hội đã đưa cô vào con đường lạc lối không ngã rẽ. Ở cái tuổi 25, nhìn Lý già dặn hơn những cô gái cùng trang lứa. Nhả những làn khói thuốc, cô luôn miệng nói về sự bồng bột của mình ngày trước, giờ đành phải sống trong cay đắng.
Lý bảo, đang học dở lớp 10 thì phải cắt ngang, theo bạn bè về Sài Gòn kiếm tiền cho gia đình. Chân ướt chân ráo cô xin vào làm nhân viên phục vụ tại một nhà hàng ở quận Phú Nhuận. Trời phú cho Lý có thân hình mảnh mai, giọng nói lại trong như suối nên được nhiều khách để ý. Thời gian không lâu cô quen với một anh chàng rất ga lăng, giới thiệu là kỹ sư, chàng này hay tới quán ăn tối. Tưởng chừng cuộc đời mình lên ngôi, nhưng đến khi nhận ra người bạn trai hào hoa mang họ “sở” thì hắn cũng đã “bốc hơi”, để lại cái thai đang lớn dần. Tuyệt vọng, Lý nuốt nước mắt trong cơn đau, trút bỏ quyền làm người của đứa con vô tội.
Sau cú sốc, lòng Lý tan nát, chán nản, Lý thả mình vào bia, rượu, tràn ngập trong cơn say. Trong một đêm lảo đảo bước về phong trọ thấy các cô gái đứng đường vẫy khách, Lý cũng làm theo và bị đám chăn dắt thay nhau hãm hiếp. Sau đó, Lý thành gái bán dâm.
Từ đó, ban ngày Lý tìm đến các quán karaoke để “câu” những vị khách thích của lạ, về khuya, khi nhà dân đã cửa đóng, then cài thì Lý ra các điểm đen ở Sài Gòn, vật vờ như những bóng ma vẫy khách mưu sinh. Lý nghĩ cuộc đời chẳng còn có ý nghĩa gì nữa, vì cô đã nghiện ma túy nặng. Giờ mỗi ngày Lý phải gồng sức lực bán thân để có tiền hút heroin và nuôi sống bọn ma cô chăn dắt. Khi được hỏi tương lai sẽ đi về đâu, Lý ngồi nín lặng rồi khóc nấc lên, cô lại trách số phận nghiệt ngã với mình…
Không chỉ Lý, hầu hết các cô gái bán dâm đều kể câu chuyện về sự nghèo khó của gia đình rồi do “hoàn cảnh đưa đẩy” mà sa chân vào con đường nhơ nhớp.
Theo Gia Đình & Xã Hội

 

                                     Người phụ nữ "xấu số" bị chồng đổ 16 bao xi măng xuống mộ

Nơi bình yên cho những phận đời đen bạc
Các Website khác - 10/04/2008
 
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển
Trong số vài cơ sở mang tính hỗ trợ đối với chị em phụ nữ lâm vào hoàn cảnh bất hạnh, bị bạo hành, buôn bán, có một địa chỉ giữa lòng thủ đô được xem như là “chốn về” cho những mảnh đời bạc phận. Đó là “Ngôi nhà bình yên” – nơi hỗ trợ phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị buôn bán và bạo lực gia đình, thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển – Hội LHPN Việt Nam.
Trong suốt hơn năm qua, Ngôi nhà bình yên của Trung tâm phụ nữ và phát triển đã trở thành địa chỉ quen thuộc và thân thiện của chị em phụ nữ và các cháu là con những nạn nhân bị bạo hành, bị buôn bán qua biên giới trở về. Hai ngôi nhà đã tiếp nhận 27 thành viên, trong đó 8 người bị buôn bán và 19 ngừơi bị bạo hành gia đình đến từ các tỉnh thành như: Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Cao Bằng, Yên Bái, Hưng Yên...
Đã từng có một số mô hình trợ giúp chị em phụ nữ bị bạo hành gia đình, bị buôn bán như hỗ trợ tư vấn, địa chỉ tin cậy, Tổ hoà giải. Tuy nhiên, với “Ngôi nhà bình yên” – một địa chỉ tuy mới nhưng lại mang nhiều nhiều ý tưởng vừa thiết thực, lại là địa chỉ thực sự yên bình cho phụ nữlâm vào hoàn cảnh thiếu may mắn, đúng như tên gọi của nó.
Ngôi nhà bình yên được bố trí gồm 01 phòng tham vấn, 01 nhà trẻ và 02 ngôi nhà (1 nhà hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị buôn bán, 1 nhà hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình).
Phòng tham vấn là nơi đầu tiên tiếp nhận nạn nhân, sàng lọc thông tin về các vấn đề liên quan đến hoạt động trợ giúp phụ nữ và trẻ em yếu thế, thiệt thòi. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý đặc biệt, từ tháng 3 năm 2007 đến nay, phòng tham vấn đã tư vấn trực tiếp và tư vấn qua điện thoại cho 85 lượt/40 khách hàng về các vấn đề như tâm lý, pháp lý, hôn nhân gia đình, buôn bán phụ nữ.
Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với Uỷ ban Y tế Hà Lan – Việt Nam mở một nhà trẻ tại toà nhà Trung tâm để chăm sóc trẻ em từ 3-6 tuổi là con của những nạn nhân bị buôn bán, bạo lực gia đình ở tại ngôi nhà bình yên và con của những bà mẹ có HIV.Tại đây, trẻ được cung cấp bữa ăn trưa và hai bữa ăn phụ, được giáo dục phát triển toàn diện theo chương trình xây dựng phù hợp với độ tuổi bằng phương pháp mới.
Tuy mới được thành lập và đưa vào vận hành, nhưng Ngôi nhà bình yên đã tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với các cấp ngành, đặc biệt là chị em phụ nữ, đối tượng chính của nạn bạo hành và buôn bán. Ngôi nhà bình yên thực sự trở thành một “chốn về”, một mái ấm thứ hai cho những phận đời đen bạc, cho những hoàn cảnh éo le cần sự trợ giúp. Đó cũng là một mô hình, dù còn đang ở giai đoạn thử nghiệm nhưng đã tạo sự chú ý của cộng đồng, của người trong cuộc với những đánh giá rất cao.
Phát biểu tại cuộc họp ”Triển khai các hoạt động truyền thông về Ngôi nhà bình Yên”, bà Lê Thị Thuỷ - Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đã nhấn mạnh về sự an toàn và tính bảo mật của ngôi nhà, đồng thời coi đây là một mô hình hoàn toàn mới đảm bảo tính thân thiện, hiệu quả cũng như tính pháp lý của một hoạt động có nhiều ý nghĩa xã hội rộng lớn.
Ngôi nhà bình yên ra đời cũng là một trong những bước đột phá của công tác phòng chống bạo hành gia đình, tạo cho chị em phụ nữ một lối thoát hữu hiệu khi lâm vào hoàn cảnh bị đe doạ đến tính mạng, đến tương lai và cuộc sống. Tuy vậy, Ngôi nhà bình yên, dẫu sao vẫn còn hết sức mới mẻ và đang có những bước đi đầu tiên và không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình vận hành. Đó là những cản trở về văn hoá, người phụ nữ rời khỏi nhà là chỉ là bước đường cùng cho nên việc họ tự đến với ngôi nhà bình yên là rất ít. Bên cạnh đó, tính chất nhạy cảm của vấn đề cũng là một cản trở, không thể vừa đảm bảo việc giữ bí mật lại vừa thông tin rộng rãi để nhận được hỗ trợ chia sẻ của cộng đồng, không thể quảng bá rộng rãi các dịch vụ từ ngôi nhà bình yên. Ngoài ra, đây cũng còn là một mô hình hoàn toàn mới nên quá trình quản lý vận hành còn gặp nhiều khó khăn; chưa có các dịch vụ y tế, pháp lý chuyên biệt; chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan, với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng...

Minh Chiến

Những cảnh đời vô gia cư đêm đông Hà Nội

Đêm xuống, nhiệt độ hạ thấp và những cơn gió lạnh thổi liên tục khiến nhiều người vô gia cư nằm trên thềm nhà, vỉa hè của những con phố Hà Nội, càng thêm khổ sở.
Từ ngày 27/12, Hà Nội trời chuyển rét, có nơi chỉ từ 14-16 độ C. Tuy nhiên, nhiều người vô gia cư thậm chí còn không có đủ chăn, áo ấm trong đêm đông
Đối với rất nhiều người dân Hà Nội, đợt không khí lạnh tràn về từ đêm 26/12 này là một điều đáng để chờ đợi, bởi đây mới đúng là không khí của những ngày cuối năm. Nhưng với những người vô gia cư không nhà không cửa, trời chuyển rét lại khiến họ thêm khổ sở khiphải “nghỉ ngơi” co ro trên nền đất trong đêm đông lạnh giá.
 
 
Người phụ nữ cùng con nhỏ đắp chung nhau tấm chăn mỏng, cùng nằm chung trên một bậc thềm hẹp
 
 
Người phụ nữ cùng nói chuyện với một nhóm bạn trẻ đi phượt đêm. Bác chia sẻ vì trời lạnh quá nên không ngủ được, hơn nữa nói chuyện với mọi người cũng vui hơn
 
 
Ngày càng nhiều những nhóm thiện nguyện quan tâm, chăm sóc hơn đến người vô gia cư, nhất là khi trời trở lạnh
 
 
Nụ cười tươi nở rộ khi người đàn ông nhận được món quà nhỏ từ một bạn thanh niên
 
 
Cụ ông ngồi bệt cạnh cột điện xúc động khi được các thành viên của nhóm từ thiện xoa bóp chân và tặng quà, trò chuyện cùng cụ.
 
 
Cụ ông co chân ngồi trên bậc thềm nhỏ. Ông chia sẻ, cả ngày đều đi lượm ve chai, tối đến cứ dừng chân ở đâu thì ông lạitìm xung quanh xem có chỗ nào nằm được thì nằm.
 
Cảnh đời vô gia cư là thế. Ban ngày vất vả tìm cách trang trải cuộc sống với công việc ve chai, làm thuê làm mướn chẳng được mấy đồng. Ban đêm lại khổ sở trốn mình trong mảnh chăn, tấm áo, chỉ mong qua được đêm đông với những cơn gió lạnh thổi như quất vào người. Người lớn còn chẳng chịu được, nói gì đến lũ trẻ có khi chỉ mới 5, 6 tuổi. 
 
An Nhiên

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét