Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

ĐỒ TỂ 13

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bắt tội phạm chiến tranh bị truy lùng gắt gao nhất thế giới

Các công tố viên Hungary đã bắt giam nghi phạm tội phạm chiến tranh thời kỳ phát xít Đức Ladislaus Csizsik-Csatary. Người đàn ông 97 tuổi này được cho là đã tham gia trục xuất 15.700 người Do Thái tới trại tập trung ở Auschwitz.

Hình ảnh Bắt tội phạm chiến tranh bị truy lùng gắt gao nhất thế giới số 1
Ladislaus Csizsik-Csatary trong vòng vây của báo giới.
Ông Ladislaus Csizsik-Csatary từng làm chỉ huy cảnh sát tại khu người Do Thái ở Slovakia, đứng đầu chế độ bạo tàn ở thành phố Kosice. Tại đây, 140 người đã phải tự sát để không bị ông tra tấn trong khoảng từ năm 1941-1945.
Csizsik-Csatary đã bay tới Canada với một căn cước mới sau khi bị kết án tử hình vắng mặt vào năm 1948. Ông sống gần nửa thế kỷ tại Canada và bán tranh nghệ thuật.
Tuy nhiên, danh tính thật của ông đã bị tiết lộ vào năm 1997 và sau đó Csizsik-Csatary lại tiếp tục bỏ trốn và lẩn tránh truy lùng thêm 15 năm nữa.
Vào tháng 4/2012,  tổ chức nhân quyền có tên Trung tâm Simon Wiesenthal đã xếp Csizsik-Csatary vào danh sách các tội phạm chiến tranh bị truy lùng gắt gao nhất thế giới.
Nhưng rốt cuộc, các nhà báo của tờ báo lá cải của Anh có tên The Sun đã lần theo dấu vết của Csizsik-Csatary. Khi Csizsik-Csatary mở cửa, các nhà báo hỏi rằng liệu ông có muốn bào chữa gì cho quá khứ của mình không. Ông lắp bắp nói rằng: "Không, không. Đi ngay đi", và sau đó đóng sầm cửa lại trước mặt các phóng viên.
Ngay sau đó, tờ báo đã công bố về vụ việc và chuyển thông tin tới văn phòng công tố. Hôm sau, các sinh viên người Do Thái đã chăng các biểu ngữ ngay bên ngoài khu nhà của Csizsik-Csatary, và yêu cầu trừng phạt ông.
Csizsik-Csatary hiện đang bị giam tại nhà, và hộ chiếu của ông đã bị tịch thu.
"Điều quan trọng hơn đối với chúng tôi là phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa tin rộng rãi" - Efraim Zuroff, giám đốc trung tâm Wiesenthal nói.
Ông Zuroff nói thêm rằng, ông hy vọng "việc đưa tin sẽ gây thêm sức ép lên các phiên tòa và dư luận tại Hungary, cũng như với toàn thế giới".
Tuy nhiên, Serge Klarsfeld - một người chuyên săn lùng các tội phạm chiến tranh thời phát xít Đức, lại không tin 'chính quyền bảo thủ' Hungary sẽ đưa ra bất kỳ hành động mang tính pháp lý nào. Serge Klarsfeld nói thêm rằng, lý do duy nhất khiến cho Csizsik-Csatary đứng đầu danh sách truy lùng gắt gao nhất thế giới chỉ vì số tội phạm chiến tranh từ thời phát xít Đức còn sống giờ rất ít.
"Theo tôi, ông ta không phải chịu phần lớn trách nhiệm, ông ta có thể chỉ là một bù nhìn mà thôi", Klarsfeld nói. "Ba mươi năm trước, ông ta [Csizsik-Csatary] có thể chỉ xếp thứ 3500 trong danh sách (tội phạm chiến tranh)".
Hình ảnh Bắt tội phạm chiến tranh bị truy lùng gắt gao nhất thế giới số 2
Ông Ladislaus Csizsik-Csatary lấy áo che mặt tránh sự nhòm ngó của báo giới
Hình ảnh Bắt tội phạm chiến tranh bị truy lùng gắt gao nhất thế giới số 3
Sinh viên Do Thái chăng biểu ngữ trước cửa nhà ông.
Hình ảnh Bắt tội phạm chiến tranh bị truy lùng gắt gao nhất thế giới số 4
Phóng viên túc trực trước cửa nhà ông Ladislaus Csizsik-Csatary
Theo Vietnamnet

Người truy tìm những tội phạm chiến tranh Ðức quốc xã qua đời



Ông Simon Wiesenthal, người sống sót sau cuộc đại tàn sát người Do Thái và từng bỏ ra nhiều thập niên để truy tìm những phần tử tội phạm chiến tranh Đức quốc xã, đã từ trần ngày hôm nay thọ 96 tuổi.
Theo trung tâm nhân quyền ở Los Angeles mang tên ông, ông Wiesenthal qua tại tư gia ở Vienne. Giám đốc trung tâm Wiesenthal, giáo sĩ Do thái giáo Marvin Hier nói rằng ông Wiesenthal sẽ được mọi người nhớ tới như ‘lương tâm của Trận Đại tàn Sát’.
Ông Wiesenthal sinh năm 1908 ở Ukraina và làm nghề kiến trúc sư cho tới khi đệ nhị thế chiến bắt đầu năm 1939. Ông bị giam ở các trại tập trung của Đức quốc xã từ năm 1941 cho tới khi được các lực lượng Hoa kỳ giải phóng năm 1945.
Ông đã mang quảng đời còn lại của mình để thu bằng chứng về những hành vi tàn ác của Đức quốc xã và tìm ra hơn 1000 tội phạm chiến tranh, kể cả ông Adolf Eichman, một nhân vật then chốt trong chiến dịch của Đức quốc xã nhằm tiêu diệt người Do thái ở Âu châu.

Nguồn : Zing


Những “con quỷ” tàn ác bị truy nã gắt gao nhất phát xít Đức

Hoa Hướng Dương |
Những “con quỷ” tàn ác bị truy nã gắt gao nhất phát xít Đức

Dù Thế chiến II đã qua đi nhưng chúng ta vẫn không khỏi lạnh người khi nhắc đến những tội ác chiến tranh mà phát xít Đức đã gây ra cho nhân loại.



Sau khi chiến tranh kết thúc, vẫn có những tên "tội đồ" đã kịp chạy trốn hoặc chết trước khi phải đền tội cho những hành vi phi nhân tính của mình.
Hãy cùng điểm mặt những “con quỷ đội lốt người” đã tiếp tay cho Hitler gieo rắc nỗi kinh hoàng cho thế giới:
1. John Demjanjuk (Ivan bạo chúa)

Ivan bạo chúa là kẻ độc ác với những trò tiêu khiển bệnh hoạn.
"Ivan bạo chúa" là kẻ độc ác với những trò tiêu khiển bệnh hoạn.
John Demjanjuk là một trong những kẻ bị truy nã gắt gao nhất sau khi chiến tranh kết thúc, tên khai sinh là Iwan Nikolayevich Demjanjuk sinh ngày 3/4/1920 tại làng Dubovi Makharintsi, hạt Vinnitsa, Ukraina.
Khi Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, Demjanjuk gia nhập Hồng quân để bảo vệ Tổ quốc và sau đó bị lính Đức bắt làm tù binh.
Hắn được huấn luyện và sau đó trở thành tay sai đắc lực trong các trại tập trung của Đức, nhiệm vụ chính của Demjanjuk là vận hành các lò hơi ngạt trong những trại tập trung.

Ivan hung bạo là kẻ độc ác với những trò tiêu khiển bệnh hoạn
"Ivan hung bạo" là kẻ độc ác với những trò tiêu khiển bệnh hoạn
Y trực tiếp thực hiện toàn bộ các công đoạn của một quy trình hủy diệt khép kín, bao gồm: Dùng vũ lực lùa người Do Thái ra khỏi trại tập trung, tống họ lên những chiếc xe tải chật chội và cuối cùng là lùa các nạn nhân vào lò hơi ngạt.
Một số người may mắn sống sót kể lại rằng: Thời gian rảnh rỗi "Ivan bạo chúa" tiêu khiển bằng những thú vui bệnh hoạn như cắt ngực của phụ nữ hoặc tra tấn những em gái nhỏ tuổi.
Hắn còn dùng kiếm chém vào những nạn nhân không một mảnh vải trên người trước khi lùa họ vào các phòng hơi ngạt.
Với những tội ác kinh khủng như vậy, "Ivan bạo chúa" đã phải lãnh án tử hình, nhưng sau đó lại có nhiều tình tiết giúp hắn được tạm thả chờ phúc thẩm.
Cảnh sát bang Bavaria của Đức cho biết Demjanjuk đã chết tại một nhà dưỡng lão trong tình trạng sức khỏe yếu. Hắn đã chết trước khi nghe tuyên án về những tội ác mà mình gây ra.
2. Laszlo Csatary

Csatary - tên đầy đủ là Laszlo Csizsik-Csatary, là tội phạm bị truy nã số 1 của trung tâm Simon Wiesenthal.
Csatary - tên đầy đủ là Laszlo Csizsik-Csatary, là tội phạm bị truy nã số 1 của trung tâm Simon Wiesenthal.
Csatary là sĩ quan cảnh sát cấp cao ở Kosice, Slovakia. Đây là nơi bị đồng minh của Đức Quốc xã là Hungary chiếm đóng. Csatary chạy trốn sau chiến tranh nhưng vẫn bị bắt lại. Năm 1948, một tòa án đã kết án nhân vật này tội chết.

Hăn đã khiến hơn 15 000 người Do Thái tử vong
Hăn đã khiến hơn 15 000 người Do Thái tử vong
Đây là tên Phát xít khát máu, kẻ bị cáo buộc đã giết hại khoảng 15.700 người Do Thái tại trại Auschwitz, Ba Lan.

Tội phạm chiến tranh bị truy lùng gắt gao nhất
Tội phạm chiến tranh bị truy lùng gắt gao nhất
Sau chiến tranh, Csatary lén trốn sang Canada, làm nghề buôn tranh ở Montreal và Toronto, mãi tới những năm 1990 Csatary mới bị tước quyền công dân ở đây và buộc phải chạy trốn đến nơi khác.

Laszlo Csatary
Laszlo Csatary
Trung tâm Simon-Wiesenthal ở Israel (chuyên săn lùng bọn Phát xít đào tẩu) đã đưa Laszlo Csatary lên đầu danh sách những tên tội phạm Phát xít bị truy nã gắt gao nhất thế giới, Không may, hắn đã chết trước khi phải chịu sự trừng phạt cho tội ác của mình.
3. Hans Lipschis
Cảnh sát Đức đã bắt giữ một người đàn ông 93 tuổi với cáo buộc là thành viên của Đức quốc xã, đồng thời đã gây ra vụ thảm sát các tù nhân tại trại tập trung Auschwitz, Ba Lan.
Các nhà điều tra tin rằng nghi can đã từng làm việc cho các cơ sở tàn sát khét tiếng của Đức quốc xã từ năm 1941 đến 1945.
Trung tâm Simon-Wiesenthal ở Israel (chuyên săn lùng bọn Phát xít đào tẩu) cho biết Lipschis từng phục vụ trong tiểu đoàn Tử thần (SS-Totenkopf Sturmbann)
Ông ta nói rằng mình chỉ là một đầu bếp trong trại tập trung Auschwitz và không tham gia vào bất kỳ tội ác chiến tranh nào.
Lipschis này di cư sang Mỹ vào những năm 1950, tuy nhiên đã bị trục xuất vào năm 1983 vì đã nói dối về quá khứ Phát xít của mình.
Một công tố viên cho biết đã có được bằng chứng thuyết phục về tội ác mà hắn gây nên nhằm trừng trị đích đáng tên cai ngục khét tiếng này.
4. Vladimir Katriuk
Là một sĩ quan chỉ huy của một tiểu đoàn Tử thần (SS-Totenkopf Sturmbann) từ 1942 đến 1944, hắn từng tham gia giết hại hơn 150 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em tại một ngôi làng tại Khatyn, Belarus năm 1943.

Hăn đã chết ở Canada
Hăn đã chết ở Canada
Trung tâm Simon-Wiesenthal ở Israel xếp hắn vào những tên cựu Phát xít bị truy nã gắt gao nhất. Katriuk đã di cư tới Canada năm 1950 và năm 1999, hắn bị chính phủ phát hiện về quá khứ Phát xít của mình.
Tuy nhiên sau đó, hắn đã không bị tước quyền công dân tại đây và chết tại Quebec ở tuổi 93 sau một cơn bạo bệnh trước khi bị xử án về tội lỗi của mình.
5. Oskar Groening

Oskar Groening, 94 tuổi, cựu kế toán của trại tập trung Auschwitz của Phát xít Đức, bị một tòa án Đức kết án vì liên quan đến cái chết của ít nhất 300.000 người Do Thái. 
Oskar Groening, 94 tuổi, cựu kế toán của trại tập trung Auschwitz của Phát xít Đức, bị một tòa án Đức kết án vì liên quan đến cái chết của ít nhất 300.000 người Do Thái. 
Hắn chịu trách nhiệm kiểm kê tài sản bị tịch thu từ các tù nhân và đã thú nhận "có tội về mặt đạo lý".
Luật sư của Groening nói ông ta không tạo điều kiện cho việc diệt chủng, song các công tố viên nói ông ta đã giúp trại hoạt động suôn sẻ.
"Nếu bạn cho rằng đó là tội ác, thì đúng, tôi là người có tội, nhưng tôi không tự nguyện. Về mặt pháp lý, tôi vô tội”, Groening phát biểu trên tờ Der Spiegel năm 2005.
Tại phiên điều trần vào tháng Tư, Groening tuyên bố sẵn sàng thừa nhận có lỗi về đạo đức, chứ không phải về pháp lý sau những vụ giết người ở Auschwitz.
Groening được cho là một trong những người từng làm việc cho chế độ Phát xít cuối cùng phải đối mặt với tòa án. Theo Deustche Welle, hiện vẫn chưa rõ liệu Groening có đủ sức khỏe để thụ án được trong một nhà tù hay không.
theo Trí Thức Trẻ


Soha News
Tags

Nhận diện tên tội phạm Đức quốc xã tàn độc

Thứ ba, 17/07/2012, 23:56 (GMT+7)
Ngày 17-7, các phương tiện truyền thông trên thế giới đồng loạt đưa tin về tung tích của Ladislaus Csizsik-Csatary, cựu sĩ quan của Đức quốc xã bị truy nã gắt gao nhất thế giới hiện nay, chính thức được nhận dạng đang sống an nhàn ở Hungary. Viên cựu sĩ quan phát xít này bị cáo buộc chịu trách nhiệm về cái chết của ít nhất 15.700 người Do Thái tại “trại tử thần” Auschwitz trong những năm cuối cùng của Thế chiến 2.
  • Cuộc truy lùng nhiều thập kỷ
Khi cuộc chiến tàn khốc kết thúc, Csatary đã trốn khỏi châu Âu. Y bị Tòa án Tiệp Khắc (giờ là hai nước Cộng hòa Czech và Slovakia) xử tử hình vắng mặt vào năm 1948 vì những tội ác gây ra khi còn là chỉ huy chịu trách nhiệm canh giữ trại tập trung Do Thái vào năm 1941 ở TP Kosice của Slovakia. Csatary nổi tiếng tàn bạo, có thú vui đánh đập các phụ nữ Do Thái bằng roi da và ép buộc họ phải đào mương bằng đôi tay trần. Mùa xuân năm 1944, y đã ra lệnh trục xuất hàng ngàn người Do Thái từ Kassa đến trại tập trung Auschwitz.
Csatary (phải) khi còn là tay sai của Đức Quốc xã.
Vào tháng 9-2011, từ thông tin của Trung tâm Simon Wiesenthal - tổ chức chuyên truy tìm tội phạm Đức quốc xã ở Jerusalem (Israel) về Ladislaus Csizsik-Csatary, thời điểm ấy đã 96 tuổi, phóng viên báo The Sun (Anh) đã đến tận nơi ông ta sống là một căn hộ thuộc khu dân cư cao cấp ở thủ đô Budapest của Hungary để điều tra. Điều đáng nói là y đã sống ở đó hơn 17 năm dưới họ tên thật của mình.

Dấu vết cuối cùng giúp các nhân viên tìm ra Csatary là ở hai TP Montreal và Toronto của Canada dưới nhân thân là tay lái buôn các tác phẩm nghệ thuật. Sau khi bị phát hiện và bị buộc tội y vào năm 1995, đến năm 1997, nhà chức trách Canada đã tước quốc tịch của Csatary và chuẩn bị hồ sơ trục xuất. Thế nhưng, ông ta đã kịp trốn đi trước khi thủ tục tố tụng hoàn tất. Trước khi trốn, ông ta có thừa nhận với các nhà điều tra Canada rằng có tham dự vào các vụ thanh trừng người Do Thái nhưng khẳng định với vai trò “rất hạn chế”.
Csatary trên bìa tờ The Sun (Anh).
Trong danh sách tội phạm Đức quốc xã bị truy tìm còn có cả cựu sĩ quan phát xít người Hungary Karoly Zentai, bị tố cáo bắt giam người Do Thái ở Budapest năm 1944 và tỵ nạn ở Australia từ 60 năm nay, nơi ông ta đã được nhập quốc tịch. Năm 2005, Hungary đã yêu cầu dẫn độ nhưng từ đó đến giờ vẫn chưa có kết quả.

Theo FranceTV, để chạy đua với thời gian trước khi Csatary chết vì tuổi già, các nhà chức trách đã kết hợp nhiều kênh thông tin khác nhau để truy lùng Csatary. Trong đó, quan trọng nhất là mạng lưới thông tin tình báo đặc biệt liên châu lục Mỹ - Âu. Chiến dịch mang tên “Chiến dịch của cơ hội cuối cùng” được Trung tâm Wiasenthal tung ra từ năm 2002. Đây là dự án chung với Quỹ Targum Shlishi ở Miami, Mỹ. Một trang web riêng về chiến dịch cũng được thiết lập với mục tiêu chính là giúp các chính phủ châu Âu, Mỹ La tinh và Mỹ đưa các tội phạm Đức quốc xã ra xét xử. Bất cứ ai cung cấp thông tin giúp tìm ra những tội phạm còn lẩn trốn đều được khen thưởng. Trong trường hợp Csatary, phần thưởng cho người cung cấp thông tin về y là 25.000 USD.

Các nhà sử học nhận định việc tìm ra Csatary quả là kỳ tích vì những sĩ quan Đức quốc xã trẻ nhất thì năm nay cũng khoảng 92 tuổi (20 là độ tuổi bắt buộc để trở thành sĩ quan phát xít), nên không mấy ai còn sống hoặc có thể dễ dàng nhận dạng. Và cho dù có tìm ra, thì không phải chính phủ nào cũng sẵn sàng hợp tác cho phép dẫn độ tội phạm. Giống như trường hợp của Csatary, dù đã có thông tin từ trung tâm trên từ năm 2011, nhưng đến nay Chính phủ Hungary dường như không có bất cứ động thái nào.
Ngôi nhà Csatary sống yên ổn trong 17 năm tại Budapest.
  • Sức ép Hungary kết án Csatary
Sau khi tờ The Sun công bố thông tin trên, các nhà vận động truy tìm tội ác chiến tranh đã kêu gọi các công tố viên Hungary bắt ngay Csatary để buộc ông ta phải đối mặt với công lý. Chủ tịch Hội Người Hungary gốc Do Thái Peter Feldmajer nhấn mạnh: “Hàng ngàn gia đình người Do Thái đã đau khổ vì kẻ này. Nếu như ông ta thoát khỏi bàn tay công lý, đó sẽ là điều hổ thẹn cho cả dân tộc Hungary”.
Viện phó Viện Công tố Hungary, tiến sĩ Jeno Varga, chỉ khẳng định: “Chúng tôi tiếp tục điều tra. Các công tố viên đang nghiên cứu thông tin được cung cấp”.

Tờ Daily Telegraph trích dẫn các nguồn tin cho rằng cuộc điều tra cần phải mất thời gian dài do tội ác đã xảy ra 68 năm trước và ở một khu vực nay chịu sự quản lý của một quốc gia khác. Điều này đã làm những nhà săn tìm tội phạm Đức quốc xã rất thất vọng. Giám đốc Trung tâm Simon Wiesenthal, ông Efraim Zuroff, tức giận nói: “Gã đàn ông này vẫn vô sự và tự lái ô tô được. Khi sức khỏe của Csatary có thể xấu đi từng ngày, chúng ta phải bắt ông ta đền tội”.

Áp lực tiếp tục đè nặng lên Hungary sau nhiều nước châu Âu đã lên tiếng yêu cầu Hungary phải hành động nhanh chóng để kết án Csatary trước khi ông ta qua đời vì nguyên nhân tự nhiên. Tối 16-7, Bộ Ngoại giao Pháp cũng đã chính thức kêu gọi Hungary bắt giữ Csatary vì những gì ông ta gây ra.
Trung tâm Simon Wiesenthal là tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1977 ở Los Angeles (Mỹ) do LHQ công nhận, có nhiệm vụ chuyên truy tìm tội phạm Đức quốc xã chạy trốn hoặc lưu đày.
Trung tâm này được đặt theo tên của kiến trúc sư người Áo Simon Wiesenthal, người đã dành cả đời để “săn” những tội phạm Đức quốc xã. Kể từ năm 1950, với sự trợ giúp của tổ chức này, hơn 6.500 tên Đức quốc xã đã bị truy tố. Tuy nhiên, vẫn còn hàng chục ngàn tên khác vẫn không được tìm thấy. Ngoài ra trung tâm này còn có nhiệm vụ giúp đỡ các gia đình nạn nhân Do Thái và nghiên cứu cũng như lưu trữ những tư liệu về các trại tập trung của Đức quốc xã nói riêng và sự tàn khốc của Thế chiến 2 nói chung.

Auschwitz là trại tập trung lớn nhất của Đức quốc xã, nằm ở Ba Lan, cách thủ đô Warsawa 286km. Năm 1990, Viện Bảo tàng quốc gia Auschwitz - Birkenau cho biết có khoảng 1,1 - 1,6 triệu người đã chết ở trại này, tương đương khoảng 90% số người Do Thái sống ở châu Âu.
(Theo Wikipedia)

 THANH HẢI

Trùm phát xít “Đồ tể Lyon” dính líu vụ ám sát Che Guevara

13:50 28/11/2015

Sau khi chiến tranh kết thúc, “Đồ tể Lyon” Klaus Barbie trở thành một điệp viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nhúng tay vào vụ sát hại anh hùng du kích của Mỹ Latinh Che Guevara rồi trở thành cộng sự của các trùm khủng bố khét tiếng khu vực này, thậm chí còn giữ cấp hàm đại tá trong quân đội Bolivia.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét