Ba nguyên nhân suy thoái đạo đức và xuống cấp văn hóa trong xã hội Việt Nam, từ góc nhìn lịch sử – văn hóa
Nguyễn Trọng Bình
Thời
gian qua, có nhiều ý kiến luận bàn nhằm lý giải nguyên nhân của vấn đề
“xuống cấp về văn hóa”, “suy thoái về đạo đức” trong xã hội Việt Nam
hiện nay. Từ góc nhìn lịch sử-văn hóa, người viết bài này mạo muội tiếp
lời và đi vào mổ xẻ cụ thể hơn những vấn đề trên. 1. Nguyên nhân thứ nhất: sự “xáo trộn” và “đứt gãy” các hệ giá trị văn hóa 1.1 Nước Việt Nam
trước khi có mặt của người Pháp là một đất nước mà mọi vấn đề liên quan
đến thể chế chính trị, thể chế văn hóa đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và
sâu sắc từ Trung Hoa trong đó nổi bật nhất là học thuyết Nho giáo của
Khổng Tử. Khi
người Pháp đặt chân lên và dần dần thiết lập sự thống trị trên toàn
lãnh thổ thì như một lẽ tất yếu xã hội đã xảy ra những “va chạm”, “xung
đột” trong nhận thức văn hóa của mỗi người dân. Xã hội Việt Nam từ đây
chính thức bị phân hóa thành hai xu hướng kéo dài cho đến tận ngày nay.
Xu hướng cổ vũ và ủng hộ văn hóa phương Tây và xu hướng lên án văn hóa
phương Tây, ra sức bảo vệ những giá trị văn hóa có tính “truyền thống”.
Đây có thể xem là “sự xáo trộn và mất ổn định” hay nói cách khác là sự “đứt gãy” và loạn chuẩn (mực) văn hóa đầu tiên trong xã hội Việt Nam. 1.2 Từ sau 1945,
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đặc biệt là trong suốt thời
kì xảy ra chiến giữa hai miền Nam Bắc thì một lần nữa những sự xáo trộn
và “đứt gãy” văn hóa trong xã hội lại diễn ra. Thời kỳ này, đặc biệt là
ở miền Bắc những vấn đề liên quan đến văn hóa phương Tây, văn hóa thời
phong kiến bị lên án, bị phê phán thậm chí được là yêu cầu phải triệt để
xóa bỏ. Khẩu hiệu: “Phú, Trí, Địa, Hào, đào tận gốc trốc tận rể”
là minh chứng tiêu biểu nhất cho vấn đề này. Đây là nhận thức ấu trĩ và
sai lầm đã được Đảng thừa nhận sau này. Điều đáng nói là chính nhận
thức này đã để lại hậu quả, những dư chấn rất nặng nề trong đời sống
tinh thần của người Việt mãi cho đến ngày nay vì lẽ, sự xáo trộn và “đứt
gãy” lần này là trầm trọng nhất.Sở dĩ nóisự xáo trộn và
“đứt gãy” lần này là trầm trọng nhất là vì thời kỳ này hàng loạt hệ giá
trị văn hóa của người Việt đã bị bức tử một cách không thương tiếc. Cụ
thể, tất cả những gì liên quan đến văn hóa thời phong kiến đều bị xem là
mê tín, là hủ tục (nói như nhà thơ Nguyễn Duy là “đền chùa thành kho hợp tác”),
còn những giá trị văn hóa du nhập từ phương Tây đang dần đi vào ổn định
thì bị xem là mang tính “tư sản”, “đồi trụy”, “phản động”… Nói
cách khác, nếu như ở lần “đứt gãy” thứ nhất tuy lúc đầu cũng là sự
cưỡng bức của chính quyền thực dân Pháp nhưng về sau người Việt đã dần
tự nguyện thay đổi và sàn lọc lại để từ đó làm phong phú thêm cho văn
hóa dân tộc (điều này đã được chứng minh qua sự ra đời và thành công của
thế hệ trí thức Tây học từ đầu thế kỷ XX đến 1945) thì lần “đứt gãy”
thứ hai này hoàn toàn là sự cưỡng bức. Và trong khi các hệ giá trĩ cũ bị
loại bỏ nhưng hệ giá trị mới chỉ vừa hình thành, chưa có sự ổn định nên
tất yếu dẫn đến sự rối loạn. Vì những lý do khách quan của lịch sử nên
những rối loạn ấy chưa có điều kiện để bùng phát ra nhưng có thể xem đây
là thời kỳ “ủ bệnh”, chờ dịp chín muồi sẽ vỡ ra. Tuy
vậy, như đã nói thời kỳ này, những người dân sinh sống ở miền Bắc chịu
ảnh hưởng nặng nề hơn các vùng miền khác. Đây phải chăng cũng chính là
nguyên nhân làm cho sự “xuống cấp” về văn hóa và suy đồi về đạo đức biểu
hiện qua sự bát nháo trong các mùa lễ hội ở các tỉnh phía Bắc hiện nay
nặng nề hơn so với ở miền Nam hay “khúc giữa” miền Trung? 1.3Sau ngày đất nước thống nhất cho đến nay
thì như mọi người đã thấy xã hội lại phải hứng chịu thêm một lần “xáo
trộn” và “đứt gãy” văn hóa với những biểu hiện qua hai giai đoạn rất cụ
thể. Giai đoạn đầu là từ khi nước nhà thống nhất đến năm 1986 – năm có
tính bước ngoặt đánh dấu cho sự đổi mới trong tư duy lãnh đạo của Đảng
nhằm cứu vãng đất nước đang đứng cheo leo bên bờ vực thẳm của đói nghèo
trên tất cả mọi phương diện. Do “vật chất quyết định ý thức” nên từ đói
nghèo về miếng cơm manh áo đã đưa đến hệ lụy là sự cằn cỏi về tâm hồn,
sự trượt dốc về nhân tâm (hay như cách nói của người xưa “phú quý sinh
lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc”). Có thể dẫn ra đây hàng loạt những
truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mà nội dung của nó đã phản ánh
rất rõ cái tâm thế của cả một dân tộc trong thời kỳ này như một ví dụ cụ
thể và sinh động nhất. Giai
đoạn thứ hai là từ sau 1986 và nhất là những năm đầu thế kỷ XXI cho đến
nay. Có thể lý giải nguyên nhân của sự xáo trộn và “đứt gãy” văn hóa
giai đoạn này này qua hai biểu hiện sau: Một,
do tâm lý mặc cảm vè sự nghèo đói, lạc hậu, trì trệ trước đó nên khi có
điều kiện và cơ hội nhìn ra thế giới bên ngoài nhiều người đã không
ngần ngại mở toang hết tất cả các cánh cửa ra để mặc tình cho các làn
gió văn hóa ngoại ùa vào mà thiếu sự sàn lọc dẫn đến sự mất kiểm soát
lúc nào không hay. Đại khái vấn đề này, nói như giáo sư Trần Văn Khê
trong bài nói chuyện về vấn đề âm nhạc dân tộc là, lẽ ra khi chúng ta
đón khách đến chơi thì phải dướng dẫn họ sang phòng khách để tiếp chuyện
đằng này chúng ta đã lơ là để cho khách tự tiện đi lại hay thậm chí
“trèo lên” cả bàn thơ tổ tiên ông bà mình trong nhà. Hai,
trước đây, do nhận thức sai lầm nên đã nhiều người đã hăng hái nhảy vô
“đánh” tất cả những gì thuộc về “văn hóa phong kiến”, “văn hóa “tư sản”,
hậu quả là những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, những đức tin của
con người cũng theo đó bị xiêu đổ thì bây giờ khi có điều kiện nhìn
nhận lại các giá trị ấy, tiếc thay, do thiếu hiểu biết nên đã xảy ra
những chuyện dở khóc dở cười. Điều này thể hiện qua việc sự tùy tiện
trong khi tiến hành phục dựng, trùng tu những di tích cổ; sự phóng đại,
quốc gia hóa, quốc tế hóa những lễ hội truyền thống vốn chỉ ý nghĩa và
diễn ra trong một cộng đồng dân cư nào đó… 1.4Như vậy, có thể nói,
do có quá nhiều sự “xáo trộn” và “đứt gãy” các hệ giá trị văn hóa của
dân đã làm nẩy sinh tâm lý hoài nghi, hoang mang thậm chí mất phương
hướng trong nhận thức văn hóa của nhiều người dân hiện nay. Nói cách
khác, chính sự “xáo trộn” và “đứt gãy” những hệ giá trị văn hóa có tính
khách quan trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc là một nguyên nhân
sâu xa và căn bản nhất gây nên sự “xuống cấp” về văn hóa, suy thoái về
đạo đức rất đáng sợ của dân tộc. Bên
cạnh đó, trước tình hình đất nước đầy phức tạp và ngổn ngang hiện nay,
nhiều người thực sự không biết dựa vào đâu, tin vào ai, vào hệ giá trị
văn hóa nào để xác lập cho bản thân một thái độ ứng xử phù hợp, đúng
đắn. Nếu như trước đây nhà thơ Vũ Hoàng Chương nói thế hệ của ông là thế
hệ“đầu thai nhầm thế kỷ” thì người dân (nhất là thế hệ trẻ) bây
giờ cũng đang sống trong nỗi niềm và tâm trạng ấy. Thậm chí còn đau đớn
và oằn oại hơn như cách nói của một nhà thơ trẻ nọ là: “Ta ói ra ngàn lời khinh bỉ Ta đi xiêu vẹo giữa đèn vàng Ta vào nhầm triều, thờ nhầm chúa Ta kết huynh đệ với phường gian…” [1] Và
như vậy, từ chỗ do mất phương hướng và mất niềm tin nên xã hội đang bắt
đầu rơi vào tình trạng mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai. Hậu quả là
như nhiều người đã và đang cảnh báo. 2. Nguyên nhân thứ hai: sự thất bại của hệ thống giáo dục “già nua” và lộn xộn Giáo
dục là một bộ phận của văn hóa, vì vậy, khi những hệ giá trị văn hóa bị
“đứt gãy” thì đương nhiên giáo dục cũng bị tổn thương và ngược lại. Tuy
vậy, ở đây chúng tôi muốn tách yếu tố giáo dục ra để phân tích và nhìn
nhận như một nguyên nhân cốt lõi gây nên sự “xuống cấp” về văn hóa, suy
thoái về đạo đức hiện nay, vì lẽ: Thứ
nhất, giáo dục suy cho cùng là con đường, là “công cụ” quan trọng nhất
để nuôi dưỡng và bồi đắp văn hóa cho con người thế nhưng như mọi người
đã thấy hệ thống giáo dục của chúng ta kể từ khi nước nhà thống nhất đến
nay đã phơi bày quá nhiều những khiếm khuyết và hạn chế. Có
thể nói, thời gian qua người Việt Nam (nhất là thế hệ trẻ) thực ra
không phải đang thụ hưởng mà là “chịu đựng” và “sống trong sợ hãi” trước
một nền giáo dục “già nua”, lạc hậu và vô cùng lộn xộn. Trong đó, nổi
bật hơn cả là quan điểm giáo dục mang nặng sự áp đặt một chiều về mọi
vấn đề liên quan đến nhận thức, đến suy nghĩ của mỗi cá nhân trong xã
hội. Nói khác đi, trong suốt một thời gian dài giáo dục đã không hoàn
thành sứ mạng của nó là phát triển nhân cách, đạo đức cho con người vì
bận làm tuyên truyền, cổ vũ cho những vấn đề cao siêu nhưng rất mơ hồ và
không thực tế của một hệ thống chính trị. Sự áp đặt một chiều này cũng
giống như người ta dùng cái bơm hơi để thổi không khí vào cái bong bóng
một cách nhiệt tình và thái quá vì muốn nhanh chóng làm cho cái bong
bóng kia căng tròn theo ý của riêng họ. Hậu quả là chẳng mấy chốc, “bùm”
một cái bong bóng vỡ ra, mọi thứ trở nên lộn xộn và bát nháo cả lên. Thứ
hai, ở trên là nói về giáo dục nhìn từ phía hệ thống nhà trường chịu sự
chi phối trục tiếp từ chính sách chung của Nhà nước. Còn nếu nhìn từ
phía gia đình thì phải nói sự “lộn xộn” này cũng không thua kém gì. Thời
gian qua nhất là khi dất nước mở cửa để làm ăn đến nay điều dễ thấy
nhất là cái “nếp nhà”, “cái gia phong lễ giáo” trong rất nhiều gia đình
Việt bị đảo lộn hay thậm chí là hoàn toàn mất đi. Bên cạnh đó, có không
ít người vì quá “yêu bản thân mình” đã cố níu kéo nhằm giữ cái “nếp
nhà” ấy lại trong sự khắc khe và cứng nhắc nhằm thỏa mãn cái uy quyền,
sự độc đoán và tính gia trưởng. Tức là, có không ít bậc phụ huynh vì
muốn giữa cái “nếp nhà” truyền thống nhưng tiếc thay, họ hoàn toàn không
màng đến sự vận động và thay đổi của môi trường xung quanh, không màng
đến sự tiến bộ của thế giới trong hoàn cảnh và điều kiện mới. Những
người này, vì vậy, xem con cái như những chú chim non nên đã nhốt nó vào
một cái lồng kín và hàng ngày mang nước và thức ăn đến chăm bẵm chúng
rất cẩn thận. Thế nhưng, dù cẩn thận đến mấy cũng có lúc lơ là. Hậu quả
là một lần nọ, chú chim kia được sổ lồng tung cánh bay ra bên ngoài.
Trước bầu trời xanh bao la, thoạt đầu chú chim có chút ngạc nhiên nhưng
ngay sau đó chú cảm thấy đây mới thật sự là thế giới của mình, là con
đường, là cuộc đời của mình. Nghĩ vậy, nên chú không bao giờ quay lại
cái lồng kín dù rất đẹp nhưng quá tù túng và chật chội… Như
vậy, có thể thấy, sự già nua và lộn xộn của hệ thống giáo dục (nhà
trường lẫn gia đình) đã góp phần làm cho đạo đức, văn hóa của người Việt
hiện nay thêm phần ngổn ngang và có nguy cơ mất kiểm soát. 3. Nguyên nhân thứ ba: hệ thống pháp luật thừa nghiêm khắc nhưng thiếu nghiêm minh
Có thể thấy so với nhiều nước khác trên thế giới thì Việt Nam là một
trong số ít các quốc gia còn duy trì án tử hình cho những hành vi vi
phạm luật của con người. Vấn đề này, theo tôi ít nhiều đã thể hiện sự
nghiêm khắc của pháp luật Việt Nam. Tuy vậy, điều đáng bàn ở đây là tuy
pháp luật Việt Nam nghiêm khắc như vậy nhưng khi thực thi lại rất không
nghiêm minh. Và sự không nghiêm minh này thể rõ nhất ở sự bất công và
thiên vị trắng trợn trong quá trình xử lý vi phạm giữa một bên là những
người lãnh đạo có chức có quyền và một bên là những người dân; giữa một
bên là những tầng lớp giàu có, ăn trên ngồi trước và một bên là đại bộ
phận người dân nghèo khổ.
Thực ra vấn đề này, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây đều là như vậy chứ
không riêng gì ở Việt Nam, tuy vậy phải thừa nhận rằng ở Việt Nam thời
gian qua sự bất công này về mức độ và cường độ thì có vẻ như ngày một
“đậm đặc” hơn. Vừa rồi, trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 27/2/2015 và 2/3/2015 có đăng hai bài báo mà theo tôi đã phản ánh rất rõ sự bất công này. Ở
bài báo thứ nhất, liên quan đến một cô người mẫu nọ vì bênh vực người
lái tắt xi vi phạm luật giao thông đã không ngần ngại mắng xối xả những
người đang chấp pháp. Rất nhanh chóng cô này đã bị “bắt khẩn cấp” vì tội
“chống người thi hành công vụ” ngay sau đó. [2] Ở bài báo thứ hai thì đưa tin “11 lãnh đạo, cán bộ công an huyện Cư Kuin tỉnh Đắc Lắc liên quan đến vụ chạy án và rút súng dọa bắn đoàn kiểm tra liên ngành”
bị xử kỷ luật “cảnh cáo” và chờ chuyển công tác lên… tỉnh [3]. Trong
đó, đáng nói là trường hợp của vị thiếu tá công an Võ Ngọc Quang – Đội
trưởng đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an huyện Cư
Kuin đã rút súng doạ bắn đoàn công tác liên ngành khi ông được mời để
thông báo lệnh khám xét nhà theo quyết định của UBND huyện Cư Kuin vi
đơn tố cáo của nhân dân liên quan đến việc mua bán và tàng trữ trái phép
gỗ quý. Theo đó, ngày 13/11 ông thiếu tá công đã “phanh ngực áo
(đang mặc sắc phục công an), tỏ thái độ hung hăng, đe doạ đoàn công tác.
Rồi bất ngờ ông Quang rút súng ngắn chĩa vào đoàn liên ngành, trần nhà
doạ bắn khiến mọi người hoảng loạn, bỏ chạy. Sự việc diễn ra ngay tại
phòng họp của trụ sở UBND huyện Cư Kuin” (trích báo cáo của Hạt kiểm lâm huyện Krông Ana – báo Tuổi trẻ ngày 2/11/2014). Bỏ
qua những vấn đề không liên quan, ở đây chúng ta thử so sánh hành động
của cô người mẫu khi “phun châu nhả ngọc” vào mặt những người đang thực
thi pháp luật và việc “rút súng dọa bắn” những người cũng đang thi hành
nhiệm vụ để thấy hành động nào nguy hiểm cho xã hội hơn? Đương nhiên ai
cũng thấy, việc rút súng dọa bắn người khác của ông thiếu tá công an là
cực kỳ nguy hiểm thế nhưng cuối cùng thì sao? Cô người mẫu nọ “bị bắt
khẩn cấp” còn ông thiếu tá công an chỉ bị kỷ luật “cảnh cáo”. Ở đây,
phải khẳng định việc bắt cô người mẫu kia là không có gì sai nhưng vấn
đề là hành động “rút súng dọa bắn” người khác của ông thiếu tá công an
nguy hiểm hơn gấp nhiều lần và những quy định của pháp luật cũng sờ sờ
ra đó nhưng không hiểu sao không có một cái lệnh “bắt khẩn cấp” nào được
đưa ra? Tương tự như vậy là trường hợp “xử lý”
có tính chất “nội bộ” liên quan đến hai cựu quan chức trong bộ máy lãnh
đạo vốn nổi đình nổi đám thời gian gần đây. Đó là trường hợp ông cựu
Tổng thanh tra Chính phủ và ông cựu Tổng bí thư. Cũng xuất phát từ sự
nghi ngờ của dư luận về tài sản “khủng” sau nhiều năm liêm khiết và tận
tụy phụng sự nhân dân với đồng lương công chức “ba cọc ba đồng”. Thế
nhưng, qua các phương tiện truyền, mọi người đã biết, ông cựu Tổng thanh
tra Chính phủ thì bị “đánh” tơi bời còn ngài cựu Tổng Bí thư đến một
câu nói cũng không một ai trong lực lượng chấp pháp hó hé (ở đây đúng ra
cũng không thể gọi là xử lý)! Tại sao như vậy? Tôi tin ở chỗ này mọi
người đã tự tìm ra câu trả lời cho riêng mình.
Trên đây chỉ là vài ví dụ điển hình trong vô thiên lủng những câu
chuyện cho thấy sự thừa nghiêm khắc nhưng thiếu nghiêm minh của hệ thống
pháp luật Việt Nam hiện nay. Có
thể nói, sự thừa nghiêm khác nhưng thiếu nghiêm minh của hệ thống pháp
luật này không chỉ xảy ra giữa người dân và lãnh đạo chính quyền mà còn
trong nội bộ những lãnh đạo với nhau. Một người dân bình thường mà vi
phạm pháp luật thì nhìn chung sẽ bị xử lý rất nghiêm khắc (từ bản án
cho đến công khai rộng rãi trong xã hội) nhằm “phòng ngừa, răn đe” nhưng
nếu một lãnh đạo hay lãnh đạo cấp cao nào đó mà vi phạm tính nghiêm
minh của pháp luật bị giảm sút một cách bất thường. Điều này nếu so sánh
với các nước phát triển trên thế giới thì chẳng khác gì một trò hề,
cười ra nước mắt. Nhìn
ở góc độ văn hóa, đây là biểu hiện của sự “loạn chuẩn” trong hành xử và
ứng xử của những người được xã hội phân công nhằm thực thi công lý.
Chính điều này đã làm cho pháp luật Việt Nam trở thành “có cũng như không”trong mắt những kẻ có quyền và có tiền;
là nguyên nhân gây nên sự mất niềm tin cũng như tâm lý bất mãn và coi
thường pháp luật, coi khinh lực lượng chấp pháp trong quần chúng nhân
dân. Lâu dần, như nhiều người đã nói, vì không còn tin nữa nên một khi
trong cuộc sống xảy ra va chạm dù lớn hay nhỏ thì người dân bắt đầu có
xu hướng “tự xử” theo luật của riêng mình. Nhẹ thì ném vào nhau vô số
những ngôn từ “chợ búa” (như kiểu cô người mẫu trong câu chuyện ở trên),
nặng thì thông qua “nắm đấm”. Xã hội vì thế, nếu không loạn mới là
chuyện lạ. 4. Thay lời kết Trên đây
là chỉ những luận giải thể hiện góc nhìn riêng trong sự hiểu biết còn
hạn hẹp của người viết. Thật ra, 3 nguyên nhân mà chúng tôi đề cập ở
trên trước đây ít nhiều đã có người chỉ ra. Vấn đề là
những biểu hiện cụ thể trong từng vấn đề thì hình như nhiều ý kiến vẫn
còn rất dè dặt, vẫn chưa dám “nhìn thẳng và nói cho rõ những sự thật”.
Với tinh thần “quét rác”, “dọn rác” chứ không “bới rác”, người viết bài
này thiển nghĩ: nếu chúng ta bàn về chuyện văn hóa của con người mà
tiếng nói góp bàn lại không trung thực thì chẳng khác nào chính chúng ta
chứ không ai khác đã vô tình tiếp tay cho sự “xuống cấp” về văn hóa,
suy thoái về đạo đức trong xã hội thêm phần trầm trọng hơn? Bởi lẽ, một
trong biểu hiện rõ nhất về sự sự “xuống cấp” về văn hóa, suy thoái về
đạo đức trong xã hội ta hiện nay đó là sự lên ngôi của căn bệnh giả dối
và không trung thực của con người trong các mối quan hệ đời sống.
Bị
chính người con trai duy nhất hắt hủi gần 30 năm, cuộc sống tủi cực của
người vợ liệt sỹ khiến không ít người chứng kiến phải rơi nước mắt. "Con gái nuôi là niềm anủi" Bà
là Phạm Thị Bính (sinh năm 1925), tại xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang, tỉnh
Bắc Giang. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, chồng bà đã lên đường nhập ngũ và
sau đó hi sinh tại chiến trường phía Nam. Bà trở thành góa phụ năm 28
tuổi. Từ đó, bà ở vậy nuôi cậu con trai duy nhất là anh Bùi Văn L. cho
đến khi trưởng thành. Do có bố là liệt sỹ nên anh L. được cử đi học tại
Ba Lan rồi trở về nước năm 1972. Về làng, anh L. kết hôn với chị Bùi Thị
M. - giáo viên một trường cấp 2 trong xã. Bà Bính phải sống cuộc sống bị con cái hắt hủi Khi
chúng tôi đang nói chuyện với bà Bính, bỗng thấy một người phụ nữ trung
tuổi, tất tả dắt xe đạp vào sân. Đó là chị Mạc Thị Thu - con nuôi của
bà Bính. Bà cho biết, chị Thu cũng có hoàn cảnh rất éo le. Nguyên là, bà
Bính trước đây có nhận một người con trai làm con nuôi. Anh này đi bộ
đội, sau đó trở về được bà cưới cho cô vợ là chị Thu. Từ ngày đó, chị
chính thức trở thành con dâu trong nhà và hết lòng chăm sóc phụng dưỡng
mỗi khi bà trái gió, trở trời. Ăn
ở với nhau một thời gian, hai vợ chồng chị Thu không hợp nên chia tay,
nhưng tận sâu trong đáy lòng, chị vẫn vô cùng thương yêu bà Bính. Chị
thường xuyên đến thăm hỏi, chăm sóc bà rất tử tế. Cảm tấm lòng của chị,
bà nhận chị là con gái của mình. Chị Thu tâm sự: "Mình mồ côi mẹ từ nhỏ, nên khi đặt chân về nhà bà Bính làm dâu, mình đã coi bà như mẹ đẻ và hết lòng yêu thương, kính trọng bà".
Trước đây, chị Thu làm công nhân tại xí nghiệp bát gần nhà, cho đến
ngày công ty giải thể, chị lui về làm công tác trong hội người cao tuổi
xã Dương Đức, ngay cạnh xã Mỹ Hà. Kinh tế
của chị Thu hiện tại khá ổn định, con cái đã trưởng thành nên công việc
không còn bận bịu như xưa. Tuần nào, chị cũng qua lại bên nhà bà Bính
vài ba lần. "Thường tôi lên
trên bà để chợ búa, cơm nước giúp, đến tối tôi trở về nhà mình. Những
hôm trái gió trở trời, tôi phải ở lại qua đêm để tiện bề chăm sóc bà", chị Thu nói. Nhắc đến cô con nuôi hiếu thảo, bà Bính rưng rưng xúc động: "May mà còn có con gái đỡ đần lúc đau yếu, nếu không thì thân già này cũng không biết bấu víu vào ai…". Khi được hỏi nguyên nhân vì sao anh con trai không quan tâm, chăm sóc bà, bà Bính vừa khóc, vừa nói: "Tôi
góa chồng từ năm 28 tuổi, ở vậy nuôi con cho đến khi nó lớn, rồi lấy vợ
cho nó yên bề gia thất. Ấy vậy mà, nó nghe lời vợ, hắt hủi, đối xử với
tôi không ra gì. Mấy chục năm qua, con cái chẳng đứa nào chịu ngó ngàng
đến. Cũng may, có chị em ở gần đây, nên sớm hôm tắt lửa, tối đèn có
nhau. Tôi khổ lắm". Câu chuyện bị ngắt quãng bởi những dòng nước mắt, những cơn nấc nghẹn ngào của người mẹ già. Cũng
theo lời kể của bà Bính, đã không chăm sóc mẹ, anh L. còn sinh lòng đố
kỵ với người con nuôi là chị Thu. Anh này luôn lo sợ chị Thu đi lại nhà
mình vì có ý đồ xấu. Anh sợ chị Thu sẽ chiếm mất mảnh đất cụ Bính đang
sinh sống, nên nhiều lần anh L. tìm cách gây sự và đánh đuổi chị Thu. Theo
lời kể của chị, có lần chị bị anh L. đánh chảy máu đầu, phải nhập viện.
Nguyên nhân xuất phát từ việc anh L. cho rằng, chị Thu đã lợi dụng nhà
mình để "đưa giai" về. Hiện nay, mỗi lần thời tiết thay đổi, vết thương
cách đây hai năm lại tấy lên, đau ê ẩm. Từ đó đến giờ, chị em hầu như
không còn quan hệ qua lại với nhau. "Cậu L. gặp tôi ngoài đường cũng
không chào hỏi một câu, còn mợ ấy (vợ anh L. - PV) lần nào gặp tôi ngoài
chợ cũng chửi bóng chửi gió", chị Thu chua xót. Bản di chúc không cho con trai quyền thừa kế của bà Bính Chỉ tại mảnh đất? Hiện
tại, kinh tế của bà Bính dựa hoàn toàn vào tiền hỗ trợ của Nhà nước
dành cho đối tượng là vợ liệt sỹ, mỗi tháng hơn 1 triệu đồng. Từ tháng
5/2012, bà nhận thêm tiền trợ cấp cho người cao tuổi với số tiền 180.000
đồng/tháng. Sẵn đất nhà rộng, bà trồng thêm cây ăn trái để tăng thu
nhập, thế nhưng, khi mâu thuẫn mẹ con trở nên căng thẳng, anh con trai
sẵn sàng phá phách tất cả. Thậm chí, anh này còn đòi bán nhà, mặc dù
quyền sử dụng đất vẫn đang thuộc về bà Bính. Theo
như phản ánh của hàng xóm thì anh này là một tay "anh chị", "không coi
ai ra gì", nên thường xảy ra cãi vã. Mọi người đều ngại đụng chạm đến gia đình
anh ta. Bà Bính cho biết, hơn chục năm nay, nhiều lần bà đau ốm, ngã
gãy chân, đi mổ mắt, nhưng anh con trai không hề hỏi thăm gì đến mẹ.
Nhiều lần, anh gây sự nhằm gây sức ép để bà Bính sang tên cho mảnh đất
bà đang sinh sống. Bà còn cho
hay, trước đây, bà một tay chăm sóc các cháu nội cho đến khi chúng khôn
lớn. Nhưng đáp lại, cả con, cả cháu đều "quay lưng" với bà và đối xử rất
tệ bạc. Có lần, bà đi chơi về muộn, người con trai đã nhẫn tâm bỏ mặc
mẹ mình đứng ngoài, không cho vào. Đêm đó, bà phải đi ngủ nhờ hàng xóm. Quá bức xúc vì hành vi bất hiếu
của anh L., toàn bộ nội tộc đã họp nhau lại, đồng ý ủng hộ quyết định
của bà Bính, là nhường quyền sử dụng đất cho anh Hậu - là cháu đích tôn
của cả dòng họ, chứ không nhường quyền sử dụng đất cho anh con trai.
Theo ông Bùi Văn Minh - trưởng họ Bùi cho biết, mục đích là gây sức ép
để anh L. nhìn nhận lỗi lầm và đối xử với mẹ chu đáo hơn. Thế nhưng,
tình hình lại "đâu đóng đấy". Anh L. không những không hối lỗi, mà còn
có những hành vi bất hiếu hơn. Ngay
cả đám cưới hai đứa cháu nội, bà cũng không được mời tham dự. Cho đến
bây giờ, phía gia đình thông gia, bà cũng không hề biết mặt. Vì yêu
thương cháu, lại nghĩ đến thân phận mình, mặc dù không được mời bà vẫn
đến để được tận mắt chứng kiến ngày vui của các cháu. Tuy nhiên, sự đối
xử lạnh nhạt của đứa cháu, cộng với sự hắt hủi của con trai và con dâu
khiến bà tủi thân vô cùng. Bà đành phải lặng gạt nước mắt quay trở về. Đau
lòng hơn, người con trai trong quá trình chuyển hài cốt của cha mình về
quê, cũng không thông báo với bà. Khi UBND xã mời bà lên tham dự lễ
truy điệu danh dự, bà mới vỡ lẽ, ngỡ ngàng. Cầm nén nhang thắp cho chồng
mà thân phận như một người xa lạ, bà không khỏi tủi thân cho số phận
bạc bẽo của mình. Hàng xóm, láng giềng nhiều lần chứng kiến anh L. đối
xử tệ bạc với mẹ, đã sang khuyên can, hội Phụ nữ cũng đến giảng giải.
Thế nhưng, mỗi lần như vậy, anh ta lại đóng cổng, thả chó, đuổi họ về… Nghiêm
trọng hơn nữa, có lần giữa đêm khuya, theo như lời bà Bính kể bà bị kẻ
lạ mặt (bà khẳng định đó là con dâu mình) đột nhập vào nhà, bóp cổ hòng
cướp vàng?. Mặc dù tuổi cao nhưng bà chống cự quyết liệt nên kẻ đó không
thể thực hiện được hành vi tàn độc. Trước mức độ nghiêm trọng của sự
việc, PV đã liên lạc với ông Bùi Văn Minh - trưởng họ Bùi để biết thêm
thông tin. Tuy nhiên, do việc diễn ra giữa đêm khuya và xảy ra khá lâu,
người làm chứng đã qua đời nên ông Minh không dám khẳng định đó là ai.
Hòa giải nhiều lần vẫn “đâu lại vào đấy” Bà
Bính kể, trước tình trạng cậu con trai thường xuyên phá phách, chửi
mắng mình, bà đã lên UBND xã kêu cứu. Trao đổi với PV, ông Trần Phương
Cương - Chủ tịch UBND xã Mỹ Hà cho biết: "Đối với sự việc anh L.
hành hung chị Thu, đại diện chính quyền xã và công an xã đã vào cuộc
nhưng bên phía chị Thu đã chủ động xin hoà giải nên UBND xã chỉ nhắc
nhở, khuyên bảo. Còn đối với việc nghi ngờ con dâu hãm hại bà Bính, ông
Cương cho biết, đến nay, xã vẫn chưa nhận được đơn thư tố cáo nên mọi
việc vẫn chỉ là dư luận và gia đình tự dàn xếp". Ông Cương cho biết
thêm, xã đã nhiều lần hoà giải về mối quan hệ giữa anh L. và mẹ đẻ,
nhưng vẫn không thể giải quyết ổn thoả…
Con gái hùa với chồng nhét bùn vào mồm mẹ
Thời
gian gần đây người dân thôn Cao Xá (Đức Thượng, Hoài Đức) đi đâu cũng
bàn tán chuyện bà Nhưng bị vợ chồng cô con gái cả đánh và nhét bùn đất
vào mồm.
Vừa đến đầu thôn Cao Xá hỏi nhà bà Phan Thị Nhưng, mấy bác đang ngồi ở quán nước đầu làng đã xúm lại ngay: “Có phải chú hỏi nhà bà Nhưng bị con gái và con rể đánh và nhét c... vào mồm không?”. Rồi
không để tôi kịp trả lời, họ thi nhau kể lể về cái câu chuyện được coi
như “truyền thuyết” của cái thôn này và không quên dúi vào tay tôi bản
photo cái bài vè được rải như truyền đơn khắp cả làng. Lần
mò một lúc chúng tôi tìm được nơi bà Nhưng đang ở hiện tại. Một căn nhà
tuềnh toàng, chẳng có đồ đạc gì mấy, đơn giản nó chỉ là cái chỗ “chui
ra chui vào”. Đến nơi thì không có ai ở nhà, phải đợi rất lâu mới thấy
một bà cụ gầy quắt thất thểu bước thấp bước cao lần về nhà.
Hỏi ra mới biết bà Nhưng bệnh tật thường xuyên, lại đang phải mang một khối u ở bụng nên một tuần 3 lần phải lên bệnh viện
huyện để khám. Những hôm đến lịch khám bà phải dậy từ 3h sáng nấu cơm
ăn để kịp đi bộ ra đầu làng bắt chuyến xe bus đầu tiên lên bệnh viện
huyện, “những tuyến sau sinh viên đi học đông lắm không chen được”, bà cho biết. Kể về cuộc đời mình, bà Nhưng không cầm được nước mắt. Lấy chồng thời còn trẻ, nhưng cũng sớm mất chồng. “Vợ
chồng có với nhau được hai mụn con gái thì ông ấy nhất định đòi phải đẻ
thêm thằng con trai, tôi không chịu thế là ông ấy bỏ đi lấy vợ hai từ
lúc con lớn mới có năm tuổi còn con bé vừa lên ba. Một thân nuôi con đến
giờ khi đã gần đất xa trời rồi lại bị con đánh, đuổi ra khỏi nhà”, bà Nhưng gạt nước mắt. Bi
kịch đến từ lúc bà Nhưng quyết định bán miếng đất của mình đi để chia
cho hai cô con gái và về ở với vợ chồng cô con gái lớn. “Tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản là bán đất để cho con có vốn làm ăn sinh sống và chăm lo phụng dưỡng tôi lúc tuổi già. Ai ngờ!”. Bà
Nhưng bán miếng đất của mình đi được 1,35 tỷ đồng đồng, chia cho mỗi cô
con gái 600 triệu còn 150 triệu định gửi ngân hàng lấy lãi hàng tháng
chi tiêu cho cuộc sống. Lúc đó vợ chồng chị Sâm (con gái lớn của bà Nhưng) đã hỏi vay số tiền còn lại và hứa sẽ đứng ra phụng dưỡng mẹ. Cứ tưởng mọi chuyện cứ thế êm đềm trôi qua nhưng “từ
lúc tôi đưa tiền cho chúng nó thi chúng nó chẳng những không chăm lo
cho tôi mà còn nhiều lần đối xử thậm tệ, chửi bới lăng mạ tôi”.
Lần giở những tấm bằng khen Mà bây giờ chẳng còn chỗ để mà treo Nên đành cất vào bao tải Và cả những tấm huy chương cũng vậy Cao
trào của vụ việc là lần anh Như (chồng chị Sâm) xô ngã và nhét bùn đất
vào mồm mẹ vợ là bà Nhưng. Ngay trong biên bản ghi lời khai của chị Sâm
tại công an Xã cũng ngang nhiên thừa nhận: “Tôi bảo với bà Nhưng là bà mà chửi quá đáng thì tôi nhét c... vào mồm bà đấy”. Lúc đó chị Lâm (con gái thứ hai của bà Nhưng) chạy ra bênh mẹ cũng bị đánh tím mắt, sưng mồm.
Tấm ảnh chụp lại sau khi công an xã đến làm việc Chị Lâm (con gái thứ 2 của bà Nhưng) cũng rất bức xúc về những hành động của chị gái và anh rể Để
tìm hiểu rõ vụ việc chúng tôi đã gặp ông Trần Văn Thảo, Phó trưởng Công
an xã Đức Thượng. Ông Thảo cũng đã xác nhận có vụ việc như trên và ngay
sau khi vụ việc xảy ra công an xã đã gọi cả hai bên lên tiến hành hòa
giải cũng như làm giấy chứng thương cho bà Nhưng và chị Lâm. Chị Sâm cũng đã xác nhận có cầm tiền của bà Nhưng, tuy vậy vẫn chưa xác định sẽ trả lúc nào.
Vụ nhét bùn vào miệng mẹ : Con gái thứ của Cụ Nhưng lên tiếng
Những thông tin về cụ bà 83 tuổi Phan
Thị Nhưng ở Cao Xá, Đức Thượng, (Hoài Đức, Hà Nội) bị con gái, con rể
hùa nhau nhét bùn vào miệng mẹ đang làm xôn xao dư luận bởi sự tàn nhẫn
của hai người con bất hiếu.
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ mà con gái thứ 2 mới xây cho, bà Nhưng – bà cụ bị con rể và con gái ruột Nhet bun vao mieng me kể
rất mạch lạc, rõ ràng về những chuỗi ngày buồn của mình. Bà đã có nhiều
năm hoạt động du kích chống Pháp, chống Mỹ tại địa phương. Bà lấy chồng
và sinh được 2 người con gái là Phan Thị Sâm – mang họ mẹ, (SN 1969) và
Nguyễn Thị Lâm (SN 1972).
Bà Phan Thị Nhưng vừa kể chuyện, vừa tả lại cảnh con rể ngược đãi (ảnh: Hoàng Lệ Chi)
Do không hòa thuận, nên vợ chồng bà chia
tay từ khi các con còn chưa đi học. Một nách nuôi 2 đứa con nhỏ, bà đã
từng phải lên Hà Nội buôn gạo, bán muối, rồi tranh thủ làm lụng thêm vài
sào ruộng thì mới có đủ tiền nuôi các con khôn lớn.
Bà nói, khi các con còn nhỏ, dù nghèo
khổ, rau cháo nuôi nhau qua ngày, nhưng 3 mẹ con hết mực yêu thương
nhau. Chỉ đến khi đất đai được giá, bà quyết định bán, rồi chia cho các
con thì tình cảm bắt đầu có dấu hiệu sứt mẻ.
Trước khi bán đất, chị Sâm và chồng là
Nguyễn Văn Như có hứa hẹn đón bà về nuôi cho phải đạo. Sau khi bán được
mảnh đất của ông bà tổ tiên được 1 tỷ 350 triệu đồng, bà chia cho mỗi
con gái 600 triệu. Còn lại 150 triệu đồng, dự định gửi ngân hàng lấy
tiền lãi chi tiêu hàng tháng. Rồi dọn về nhà con gái lớn ở cùng nhà.
Khi mới về nhà con rể sinh sống, bà chưa
kịp gửi 150 triệu này thì các con đã hỏi vay để mua ô tô. Bà Nhưng
khẳng định, khi vay, vợ chồng chị Sâm hứa hàng tháng sẽ đưa cho bà khoản
tiền bằng tiền lãi ngân hàng để bà chi tiêu. Thế nhưng, từ đầu năm 2010
đến nay, chưa bao giờ đôi vợ chồng này thực hiện lời hứa.
Ngược lại, theo lời bà thì trong thời
gian sống với con gái và con rể lớn, chưa ngày nào bà cảm thấy thoải
mái. Bởi vì chị Sâm thì đầu tắt mặt tối buôn gạo trên Hà Nội, không biết
được mẹ ở nhà với con rể và 3 đứa cháu buồn tủi như thế nào.
Những khi bà muốn đòi 150 triệu là anh
Như lại sinh sự. Bà Nhưng kể, bà sống ở nhà anh Như, chị Sâm vỏn vẹn có 8
tháng, thì không dưới 20 lần anh Như đấm nhẹ vào mặt bà mà nói “Bố mày
có vay đồng nào đâu mà đòi?”, khiến nhiều lần bà bị sưng, tím mặt mày.
Bà Nhưng bên cạnh chị Lâm, con gái thứ 2 (ảnh Hoàng Lệ Chi).
Khi bà ngỏ ý muốn ở riêng, đôi vợ chồng
này xây một căn nhà nhỏ cho mẹ sống. Khi chúng tôi đến thăm ngôi nhà này
thì điều lạ lùng là nhà xây lên nhưng không có bể nước, không có giếng,
không nhà tắm,… “Mỗi lần nấu cơm, tôi đều phải sang nhà hàng xóm xách
từng sô nước nhỏ về dùng. Ngày những ngày mưa giông, nước mưa tạt qua
cửa sổ vào tận giường nằm, rất khổ cực”, bà Nhưng nói.
Sau đó, vì ức chế chuyện bà Nhưng đòi
tiền nhiều quá, vợ chồng chị Sâm đã đuổi bà khỏi căn nhà nói trên. Rồi
chị Lâm đón mẹ về ở trong một ngôi nhà khang trang hơn.
Theo lời chị Lâm, con gái thứ 2 của bà
Nhưng, khi mẹ chị chuyển sang nhà mới, đã có lần, bà cùng chị sang nhà
chị Sâm, anh Như đòi tiền, đã bị cả nhà xông vào đánh hội đồng, khiến
mặt mũi bầm tím mà chẳng thanh toán được đồng nào.
Từ đó, hầu như ngày nào cũng vậy, cứ
sáng sớm là bà Nhưng lại có mặt ở cổng nhà anh con rể để chửi bới, nhằm
đòi tiền và bêu xấu những đứa con bất hiếu. Bà xác nhận, chuyện này xảy
ra gần 1 năm nay rồi. Bà còn nhớ, mùng 1 Tết năm 2012, bà đến từ 5 giờ
sáng để chửi bới, “tố cáo” các con. Thế nhưng, vợ chồng chị Sâm chưa hề
đưa cho bà đồng tiền nào.
Bà Nhưng tiếp tục “tố”, không những thế,
mọi giấy tờ, sổ đỏ đất nông nghiệp của bà cũng bị vợ chồng chị Sâm
chiếm đoạt mà không trả lại.
Về câu chuyện bị con cái Nhet bun vao mieng me bà
nói, cũng như thường lệ, hôm đó bà tới chửi bới, anh Như chạy ra quát
“Bà mà chửi quá đáng, tôi nhét c… vào mồm đấy!”. Thấy bà vẫn không dừng
lại, anh này dùng tay vét một nắm bùn dưới rãnh nước chảy của hầm chứa
Biogas rồi bôi vào mặt mũi bà Nhưng.
Con gái út bị đánh lây
Nghe tới đây, chị Lâm ngồi cạnh bà Nhưng
nói xen vào: “Sau khi nghe hàng xóm, láng giềng mách mẹ đang bị đánh ở
cổng nhà anh Như, tôi chạy đến hỏi chuyện thì bị chị Sâm cùng 2 đứa con
(con trai SN 1991, con gái SN 1993) xông ra đánh bầm dập mặt mũi, chân
tay, khiến tôi phải nằm viện 8 ngày. Trong thời gian này, chưa một lần
gia đình anh Như, chị Sâm hỏi han 1 lời”.
Chị Lâm kể chuyện bị chị gái đánh đập (ảnh: Hoàng Lệ Chi).
Theo chị Lâm, sở dĩ vợ chồng chị Sâm không trả bà Nhưng tiền vì cho rằng, bà sẽ đưa số tiền đó cho vợ chồng chị.
Nhận xét về người chị gái cùng bố, cùng
mẹ của mình, chị Lâm cho biết, nhà chỉ có 2 chị em, nên từ nhỏ tới lớn,
hai người rất yêu thương đùm bọc nhau. Xưa nay, hiếm khi chị em có mâu
thuẫn, cãi vã nhau, huống hồ đánh nhau.
Trả lời phóng viên , ông Nguyễn Hữu Hà,
trưởng thôn Cao Xá nhận định, nguyên nhân sâu xa của việc gia đình bà cụ
Nhưng tan nát là từ lòng tham mà nên.
Bởi vì, trước đó, 3 mẹ con nhà chị không
có điều tiếng gì trong làng, ngoài xóm. Chỉ khi bà Nhưng bán đất, chia
tiền cho các con thì tình cảm mẹ con, chị em mới bắt đầu rạn nứt, sứt
mẻ, rồi dẫn tới những chuyện trái luân lý như vậy. Chính quyền thôn Cao
Xá đã 2 lần tổ chức hòa giải, yêu cầu vợ chồng chị Sâm trả lại số tiền
150 triệu cho bà cụ nhưng bất thành.
Con gái, con rể “cãi trắng” chuyện nhét bùn, vay tiền
Ông Trần Văn Thảo, Trưởng công an xã Đức Thượng cho biết, ngay sau
khi vụ việc xảy ra, công an xã Đức Thượng đã cử người tới lập biên bản,
mời các bên liên quan tới trụ sở làm việc. Tại đây, ban đầu anh Nguyễn
Văn Như có xác nhận đã cầm bùn có ý định nhét vào mồm bà Nhưng. Tuy vậy,
những lần làm việc sau, anh này lại nói chỉ có ý định dọa, đúng lúc đó,
bà Nhưng quơ gậy làm cho bùn bắn vào mặt.
“Về phía chị Sâm, ban đầu chị này có thừa nhận cầm của bà Nhưng 750
triệu đồng (600 triệu tiền cho, 150 triệu tiền vay sau đó). Nhưng khi
tiến hành làm biên bản lời khai để báo cáo lên công an huyện Hoài Đức,
chị này “chối bay, chối biến” là không cầm đồng nào từ mẹ đẻ”, ông Thảo
nói.
Cũng theo vị Trưởng công an xã, bà Nhưng là người có công với cách
mạng, hoàn cảnh khó khăn, sinh được 2 người con gái, chồng bỏ đi từ khi
các con còn nhỏ… Để nuôi các con, bà đã phải lặn lội buôn bán. Thế nhưng
về già, không con nào nuôi nấng, phụng dưỡng, mà lại xảy ra chuyện xô
xát như báo chí đã viết, khiến cho chính quyền cũng cảm thấy thương cảm,
đau lòng.
Nhiều ngày nay, khắp trong ngõ, ngoài thôn Cao Xá, những tờ giấy ghi bài vè về chuyện bà Nhưng bị các con Nhet bun vao mieng me được rải, dán ở nhiều nơi. Bài vè có nhiều đoạn viết mang tính châm biếm sâu cay, đơn cử như:
“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín lòng cha
Sâm ơi, mày nghĩ ra sao
Chỉ một hạt máu hơn ao nước đầy
….
Vì sao tóc mẹ bạc phơ?
Vì sao chân chậm, mắt mờ, tay run?
Mẹ mày sinh được hai con,
Cho nên bà mới héo hon tuổi già”.
Chân dung những bà mẹ "độc ác" nhất thế giới
Thứ hai, 19/08/2013 11:28
Vì nhiều lí do và hoàn cảnh khác nhau, những bà mẹ này chẳng
hề quan tâm tới tính mạng của con ruột mình, sẵn sàng giết hại chúng
không thương tiếc.
Giết 4 người con trai để trả thù chồng
Vào
chiều tối ngày 26 tháng 10 năm 1997, bà mẹ độc ác Susan Dianne Eubanks
đã thú nhận tội ác nằm ngoài sức tưởng tượng của con người với việc bắn
chết 4 người con của mình ngay tại ngôi nhà ở California. Brandon,
Austin, Brigham và Matthew đều là những cô cậu bé còn rất nhỏ với độ
tuổi lần lượt là 14, 7, 6 và 4 ở thời điểm các em bị mẹ mình sát hại.
Nhằm tạo ra chứng cứ ngoại phạm cho mình, Susan đã bắn vào chính bụng
của mình sau khi thực hiện tội ác "kinh khủng" trên. Tuy nhiên, chỉ năm
ngày sau, cảnh sát đã tìm được đầy đủ các chứng cớ để đưa "bà mẹ" độc ác
này ra trước tòa. Susan cho biết động cơ đằng sau việc làm "tày trời"
của mình đến từ việc cô bị chồng cũ của mình bỏ rơi và vì thế những đứa
trẻ, dù cô vô cùng yêu quí, không cần thiết phải tiếp tục sống nữa.
Người mẹ sát hại con mới sinh để giữ chồng ở lại
Mới
chỉ cách đây năm tháng tại Đức, một bà mẹ trẻ đã bị buộc tội giết người
với hình phạt 8 năm tù giam sau khi nhẫn tâm sát hại 5 người con mới
sinh của mình. Tại tòa án xét xử, người phụ nữ này cho biết hành động
"ghê rợn" này bắt nguồn từ việc cô ta không muốn bị chồng mình bỏ rơi vì
trong nhà có quá nhiều trẻ em. Thi thể của các em bé sau đó đã được tìm
thấy ở nhiều nơi xung quanh khu vực sống của gia đình nói trên. Đứa con
đầu tiên đã bị sát hại vào năm 2006 và được người mẹ này bỏ đi trong
một tờ giấy. Đứa trẻ thứ hai tiếp tục bị giết một cách không thương tiếc
vào một năm sau đó ở một khu vực đỗ xe gần nhà. Người chồng khi biết
được sự việc này đã thực sự bị sốc vì anh ta không hề biết vợ mình đã
mang thai và giết tới năm người con cho tới tận bây giờ. Bà mẹ giết chết cả nhà và đổ lỗi cho xã hội đen
Trở
lại Texas, Mỹ vào ngày 7 tháng 4 năm 1987, cảnh sát đã chẳng thể tin
được rằng bà mẹ trẻ ở tuổi 21, Frances Newton lại chính là thủ phạm sát
hại chồng và hai người con còn rất nhỏ của mình. Frances không bao giờ
thừa nhận tội ác của mình và một mực cho rằng tất cả đều là do những
băng đảng xã hội đen gây ra. Và tận tới 19 năm sau, các nhân viên điều
tra mới thu thập đủ chứng cứ cần thiết để chứng minh được rằng Frances
thực sự có tội.
Sát hại các con để đến được với người mới
Lo
sợ những đứa con sẽ làm ảnh hưởng tới hạnh phúc của mình với người yêu
mới, Diana Downs đã chẳng do dự khi ra tay bắn chết ba người con và dàn
dựng tất cả giống như một vụ tai nạn ô tô. Tuy nhiên, một nhóm người đi
trên đường đã chứng kiến vụ việc và bắt Diane phải đưa các con của mình
để cấp cứu. May mắn thay, một trong số ba đứa trẻ đã may mắn sống sót
với vết thương do sung bắn trên cánh tay. Cô bé sau đó đã không thể nào
nói lên lời và nhịp tim tăng rất nhanh mỗi khi nhìn thấy mẹ. Tại đồn
cảnh sát, Diane thú nhận hành động “phi nhân tính” của bà đều bắt nguồn
từ việc bạn trai mới không chấp nhận ở chung với lũ trẻ.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét