Trích “VÕ THUẬT tổng hợp thực hành” tháng 9/90.
Tony
là con út, trong một trong số 6 đứa con của một gia đình bình thường
tại khu Mountlake Terrace, Washinton, Tony không có may mắn được giống
các anh chị của mình. Em sinh ra thiếu cả hai bàn tay, hai bàn chân, đầu
hai cẳng chân của em chỉ là những xương mắt cá phát triển khác thường
và đầu hai cổ tay cũng chỉ là hai mút xương chẻ ra như hai gọng kìm.
Thiếu bàn tay, hai tay em ngắn hơn tay những người bình thường tới 15cm.
Nhưng, Tony lại có một sức mạnh ý chí hơn hẳn những người khác. Từ nhỏ,
em mê trò chơi Ninja và phim võ thuật. Em ngưỡng mộ Lý Tiểu Long và ao
ước sẽ trở thành võ sĩ. 16 tuổi, với những bàn chân, tay giả, em tìm đến
một võ đường. Người ta nhận em chỉ vì không muốn làm phật ý một đứa nhỏ
tật nguyền. Nhưng, thực tế đã khiến tất cả đều sửng sốt. Ngày nay,
những cú đá của Tony đã được cả thầy và bạn bè nể phục.
Đứng
trong phòng khách của ngôi nhà khiêm tốn của gia đình ở khu Terrace,
Washinton (Mỹ), cậu bé Tony, 16 tuổi, chuẩn bị luyện những thế đá mà cậu
đã học được trong lớp Thái Cực Đạo (Taekwondo) của cậu. Cậu thắt chặt
chiếc đai vòng quanh bộ võ phục trắng, rồi tung ra một chuỗi các cú đá
ngang, lẹ làng xoay tấm thân cao, gầy của cậu, vừa bắn chân phải lên cao
trong thế đá thượng đẳng.
Và
nếu bạn hỏi Tony về tốc độ của các cú đá của cậu, cậu trai chất phát đó
sẽ trả lời giản dị “Tốc độ đá của tôi cũng khá nhanh. Cẳng chân tôi
không nặng bằng mọi người khác nhờ không có bàn chân”.
Tony
sinh ra đã khiếm khuyết đôi bàn tay và bàn chân. Nhưng mặc dù những trở
ngại thể chất chắc hẳn phải phát sinh khi cậu cố gắng tập cho thành
thạo môn Thái Cực Đạo, cậu đã tìm ra một tia chớp sáng trong đám mây đen
tối nhất của cuộc sống, đã lợi dụng được ngay cả những trở lực gây ra
do tật nguyền bẩm sinh. Quả thật, Tony đã quyết chí tập cho kỳ giật được
một đai đen trong tương lai.
“Tôi
không phải là loại người chỉ thích nhồi lỳ một chỗ. Tôi thích làm một
việc gì khả dĩ giúp tôi tăng nhanh được các thao tác của thân thể. Tôi
luôn luôn ham thích võ thuật. đó là một bộ môn mà bạn có thể sử dụng
được thân thể và lợi dụng những gì bạn có”, Tony nói, cậu đã tập Thái
Cực Đạo được năm tháng, gần đây nhất là tại trường Cao đẳngVõ tự vệ Cổ
truyền của võ sư Moon ở Lynnwood, Washington.
Tony
cho biết, cậu tin rằng sự tật nguyền của cậu có thể giúp tăng tốc độ
của các cú đá trong một thế khác nữa … “Tôi không cần phải lo âu về vị
trí của bàn chân. Điều đó sẽ giúp tôi đá được nhanh hơn chút ít, vì đó
lại là thêm một điều nữa là tôi không phải bận tâm đến”, cậu nói “Nói
thế không có nghĩa là nó giúp tôi đá nhanh hơn rất nhiều đâu … có lẽ chỉ
khoảng từ tám đến mười phần trăm giây thôi”.
Cẳng
trái của Tony có mắt cá phát triển hoàn chỉnh, có thể xoay tròn mà
không có vấn đề gì, nhưng mắt cá chân phải thì không phát triển đầy đủ
được như vậy, và chỉ có thể di chuyển ra trước và về sau mà thôi. Khuyết
tật bẩm sinh này, cả Tony lẫn các bác sĩ đều không rõ nguyên do, nó còn
khiến cho hai cánh tay trước của cậu ngắn hơn khoảng 15cm so với kích
thước bình thường của một người có tầm vóc như cậu. Mỗi cánh tay trước
chẻ ra thành hai mút nhọn ở đằng đầu mà Tony sử dụng như những gọng kềm.
Tony
cho biết, đôi tay ngắn đặt cậu trong một tư thế bất lợi khi tung đấm,
vì thường thì tầm với của đối thủ bao giờ cũng xa hơn cậu. Nhưng để bù
lại, cậu trai tật nguyền này nói, có lẽ cậu sẽ trông cậy nhiều hơn vào
các cú đá. “Võ sư Moon cho biết, ông ấy sẽ vạch ra một chương trình
riêng cho tôi gồm nhiều “cước” hơn là “quyền”. Nhưng ông cho biết cũng
phải mất nhiều tháng mới hoàn chỉnh được một chương trình như vậy”, Tony
nêu rõ.
Những
vấn đề khác mà Tony cần phải cân nhắc gồm những trang cụ dùng cho đối
luyện. Cậu sử dụng những miếng đệm chân của bóng đá vào hai cánh tay
trước, khi đối luyện, và mang những miếng đệm tay và cánh tay dùng cho
võ Thái Cực Đạo lên đôi cẳng chân của mình. Sở dĩ cậu phải sử dụng như
vậy vì những miếng đệm cánh tay của Thái Cực Đạo quá dài đối với cánh
tay trước của cậu, nhưng lại vừa khít trên đôi chân cậu, với đai buộc
bàn tay cứ gọi là thắt chặt gọn “ơ” trên mông.
Mặc
dù Tony đã từng tập luyện đối luyện nơi lớp Thái Cực Đạo đầu tiên mà
cậu theo học, võ đường nơi cậu đang theo học hiện nay không cho phép đối
luyện ở trình độ sơ cấp. Tony kể lại những kinh nghiệm của cậu với các
bạn đồng môn ở võ đường đầu tiên nơi cậu theo học là các bạn đó chẳng
bao giờ ngần ngại khi đối luyện với cậu. “Họ rất hùng hổ, do đó tôi
không bao giờ cảm thấy là họ nương tay khi chúng tôi đối luyện”, cậu
nói.
Tuy
nhiên, Tony cho biết một bạn đồng môn tại võ đường cậu đang học đã tỏ
ra đôi phần dè dặt khi đối luyện với cậu. “Anh ta bảo rằng anh ta nghĩ
là anh ta đã ở vào một tư thế bất lợi rõ rệt. Nếu tôi tung ra một cú đá
gọn, thì một cú đúng là một cú. Hầu hết các người khác cần phải tung đòn
vào đối thủ hai ba lượt mới đốn hắn ngã được, nhưng vì cẳng tôi toàn
xương với xương, cho nên chỉ cần một phát là đủ”, cậu nói.
Hai
mút cẳng tay trước của Tony cũng toàn xương, và cậu dùng chúng để xỉa
vào đối thủ giống như người ta dùng một cái ống điếu (ống vố). Để tránh
gây thương tích cho người khác bằng những mút cánh tay này, Tony dùng
đôi cánh tay trước của cậu để tung đấm khi đối luyện.
“Võ
Thái Cực Đạo là để tự vệ. đâu phải bạn ra đường để gây tổn thương cho
người khác, cậu nói, “Mút cánh tay của tôi toàn là xương, nó có thể đánh
vỡ cằm thiên hạ. Tôi không thích nghĩ đến chuyện đó”.
Cậu
chưa từng dự một cuộc thi đấu nào, nhưng rất có ý chí tranh đua và nỗ
lực đạt kết quả cao nhất. Tony nói: “Bất cứ khi nào làm điều gì, tôi đều
noi gương những người có trình độ cao nhất về lãnh vực ấy. Rồi tôi nỗ
lực làm theo. Trong võ thuật, tôi noi gương Lý Tiểu Long. Trong thâm
tâm, tôi biết mình chẳng bao giờ giỏi bằng ông ấy được, nhưng tôi sẽ noi
gương ông”.
Với
một nụ cười ranh mãnh, Tony nói thêm, “Chuk Norris là một gương mẫu
khác. Tôi cũng cố gắng noi theo ông ta, có lẽ điều đó có thể thực tế hơn
một chút”.
Tuy
nhiên, những chương trình nhằm đạt đến đai đen của cậu tậm thời phải
trì hoãn, chờ cho đến khi nào cậu có một đôi giày được thiết kế đặc biệt
cho việc tập Thái Cực Đạo của mình. Tony thường mang chân giả, nhưng bỏ
chúng ra mỗi khi tập võ. Không có chân giả, cậu xoay trở dễ dàng hơn,
nhưng lần hồi cậu bắt đầu nhận thấy hai chân trở nên càng lúc càng đau
mỗi khi tập trên sàn bê tông chỉ lót thảm mỏng của võ đường. Cậu bắt đầu
mang giày ống nhẹ bằng nilong, với đế bằng những lớp nilong venero có
thể dán dính vào với nhau, để đến võ đường, nhưng rồi lớp nilong venero
này bắt đầu sút ra khỏi đế giày khiến chân Tony không còn gì đỡ hay lót.
Cậu hy vọng sắm được kiểu giày tương tự do hãng làm chân tay giả thiết
kế, với đế giày bằng cao su mà thôi.


Khát
vọng tiếp tục tập Thái Cực Đạo của Tony vẫn còn nung nấu, như ngọn lửa
đầu tiên đã thắp lên nỗi say mê tập võ ngày cậu còn nhỏ. Lúc mới 9 tuổi,
cậu đã xem những phim võ thuật của Lý Tiểu Long và chơi trò “Ninja” với
một cậu bạn hàng xóm ngoài đường phố. “Chúng tôi thường chơi trò Ninja
với mấy cái cán chổi, nhưng rồi chúng tôi lớn lên đâu còn tiếp tục chơi
những trò con nít đó được nữa”, Tony cười, nói “Khi bạn lớn hơn, bạn đâu
còn muốn chơi vặt vãnh đó nữa. Bạn muốn biết mình đang làm gì”.
Thế
là Tony, cùng với người anh trai và một đứa cháu, bắt đầu đi học Thái
Cực Đạo. Tony, đứa con út trong số 6 người con trong gia đình, nói rằng
bố mẹ cậu không hề lo lắng khi cậu quyết định tập võ. Dù sao đi nữa, cậu
và các anh em mình cũng đã từng vật lộn và nghịch ngợm như phá trong
nhà từ bao nhiêu năm nay rồi. Và đối với Tony, cái ý nghĩ về sự tàn tật
sẽ cản trở con đường tiến thủ của cậu trong việc tập Thái Cực Đạo chưa
bao giờ nẩy sinh trong trí cậu.
“Cũng
như mãi mãi trong đời tôi, mọi sự đều là một thách đố. Và tôi muốn vượt
thắng nó với hết sức mình. Dù cho tôi chưa thử làm một điều gì đó, tôi
cũng thích rằng mình có thể làm được … hay ít ra cũng thử xem”.
Vâng,
Tony đã thử. Và cậu có thể làm được. Và bây gì chỉ còn là một vấn đề
thời gian trước khi chiếc đai cậu thắt quanh bộ võ phục trắng sẽ là màu
đen.
Nhận xét
Đăng nhận xét