Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 134
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nữ sinh bị tạt axit ở TPHCM được tiên lượng bỏng mắt rất nặng
VOV.VN -Trưa nay (15/10), 2 nữ sinh trong lúc đang di chuyển trên xe gắn máy đã bị tạt axit dẫn đến bỏng nặng.
Khoảng
12h trưa nay, trong khi đang đi xe máy đến gần cầu Tăng Long (phường
Tăng Nhơn Phú A, quận 9), TPHCM, nữ sinh Vũ Thị H. (18 tuổi) và Nguyễn
Thuý V. (18 tuổi) bất ngờ bị 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy từ phía sau
vượt lên và hất axit vào mặt.
Hai nạn nhân nhanh chóng được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa khu
vực Thủ Đức. Người cầm lái là nữ sinh Vũ Thị H. bị thương nặng nhất. Mắt
trái bị bỏng giác mạc độ 2, 3. Vùng đầu mặt và tay phải đều bị bỏng. Nạn nhân đã được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục được điều trị.
Các bác sĩ tiên lượng vết bỏng ở mắt rất nặng nên có nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực.
Nữ sinh bị tạt axit đang được cấp cứu tại bệnh viện
Người ngồi sau là nữ sinh Nguyễn Thúy V. bị bỏng kết mạc mắt và vài vùng trên cơ thể nhưng ở mức độ nhẹ hơn.
Cả hai đều là sinh viên năm nhất của trường Cao đẳng Công thương thành phố Hồ Chí Minh.
Công an Quận 9 đã vào cuộc điều tra sự việc này./.
Hiếu Hiền/VOV – TP HCM
Trưởng, phó phòng khám đánh nhau, người nhà bệnh nhân can ngăn 'làm' bác sĩ đi cấp cứu
15/10/2015 20:21
(TNO) Tại Phòng khám đa khoa thuộc bệnh viện đa
khoa huyện Vũ Quang (xã Đức Lĩnh, Hà Tĩnh) vừa xảy ra một vụ ẩu đả
nghiêm trọng giữa Trưởng và Phó phòng khám. Khi người nhà bệnh nhân vào
can ngăn, vô tình "làm" một bác sĩ bị thương, phải nhập viện cấp cứu.
Phòng khám đa khoa xã Đức Lĩnh. - Ảnh: Thắng Dũng.
Thông tin trên được ông Nguyễn Đình Toại, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Vũ Quang chia sẻ với Thanh Niên Online vào chiều nay 15.10.
Liên quan đến vụ việc, Công an huyện Vũ Quang cho biết, khoảng 23
giờ 13.10, tại Phòng khám đa khoa nằm ở xã Đức Lĩnh xảy ra vụ xô xát, ẩu
đả giữa bác sĩ Trần Hữu Tình (51 tuổi, Trưởng phòng khám) và bác sĩ
Đoàn Quý Đức (36 tuổi, Phó phòng khám).
Lúc này, anh Lê Doãn Ngân (33 tuổi), người nhà bệnh nhân đang chăm
sóc mẹ ốm tại đây đã chứng kiến vụ việc nên vào can ngăn, không để hai
bác sĩ Tình và Đức đánh nhau.
Trong lúc ngăn cản, bác sĩ Đức và anh Ngân đã va chạm nhau. Tiếp
đến anh Ngân đã dùng tay đấm thẳng vào mặt và dùng chân đá mạnh vào mạn
sườn bên phải của bác sĩ Đức. Vụ việc chỉ dừng lại khi nhiều người nhà
bệnh nhân khác trong bệnh viện và lực lượng công xã Đức Lĩnh phối hợp
cùng công an huyện Vũ Quang có mặt kịp thời, giải quyết vụ việc.
Vì bị đánh trọng thương ở vùng mặt, vùng mạn sườn bên phải nên ngay
trong đêm, bác sĩ Đức đã được các đồng nghiệp và cơ quan chức năng đưa
vào Bệnh viện đa khoa huyện Vũ Quang cấp cứu.
Trao đổi với Thanh Niên Online một điều tra viên của công
an huyện Vũ Quang nói: “Hiện chúng tôi đã lập biên bản về vụ xô xát, ẩu
đã này và đã bàn giao lại hồ sơ cho công an xã Đức Lĩnh xử lý theo thẩm
quyền”.
Ông Phạm Hồng Lam, Trưởng công an xã Đức Lĩnh cho biết vụ xô xát,
ẩu đả trên xảy ra là do mâu thuẫn cá nhân tại Phòng khám đa khoa xã Đức
Lĩnh.
“Hiện chúng tôi đang trong quá trình điều tra và chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc”, ông Lam nói.
Chiều 15.10, trao đổi với Thanh Niên Online, ông Nguyễn
Đình Toại, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Vũ Quang cho rằng, việc hai
bác sĩ Trần Hữu Tình và Đoàn Quý Đức xô xát, ẩu đả trước mặt bệnh nhân
là đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp.
“Hiện chúng tôi đang chờ kết quả điều tra từ cơ quan Công an để xử lý vụ việc theo thẩm quyền”, ông Toại nói.
Nguyên Dũng
Thổ Nhĩ Kỳ không hài lòng chuyện Mỹ hợp tác với người Kurd
Thiên Hà | 15/10/2015 21:00
1
Chia sẻ:
Thổ
Nhĩ Kỳ đã triệu tập Đại Sứ Mỹ tại Ankara và khẳng định sự không hài
lòng chuyện Mỹ hợp tác với lực lượng dân quân người Kurd, Thủ tướng Thổ
Nhĩ Kỳ cho biết ngày 14.10.
Sự
không hài lòng chuyện Mỹ hợp tác với lực lượng dân quân người Kurd của
Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra trước một số thông tin kêu gọi Mỹ phải hợp tác
sâu rộng hơn nữa với lực lượng dân quân người Kurd để chống lại khủng bố
IS tại Syria.
Thủ tướng Ahmet Davutoglu cho biết ngày 14.10 rằng, lực lượng dân
quân người Kurd tại Syria có quan hệ mật thiết với các chiến binh PKK
tại Thổ, nhóm chiến binh đang chống lại lực lượng an ninh nước này.
Ông Davutoglu nói trên truyền hình địa phương rằng ông cũng cảnh báo
Nga không nên hợp tác với lực lượng dân quân người Kurd đang chiến đấu
tại Syria.
Theo phía Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng dân quân người Kurd (YPG) tại Syria
có quan hệ tốt với gần như tất cả các bên trong cuộc nội chiến Syria
(chỉ trừ al-Qeada và IS).
"Thổ Nhĩ Kỳ không thể chấp nhận bất cứ hình thức hợp tác nào với các
tổ chức khủng bố đã tuyên chiến với Thổ Nhĩ Kỳ (PKK được Thổ Nhĩ Kỳ và
Mỹ liệt vào danh sách khủng bố quốc tế)", ông Davutoglu nói.
Không ai có thể đảm bảo rằng vũ khí được trao cho YPG "sẽ không rơi
vào tay của PKK trong nay mai và được sử dụng chống lại Thổ Nhĩ Kỳ", ông
Davutoglu nói.
Căng thẳng giữa Ankara và Washington đã dâng cao kể từ khi có những
thông tin rằng quân đội Mỹ đã thả nhiều vũ khí và đạn dược xuống tiếp tế
cho lực lượng dân quân người Kurd tại miền bắc Syria nhằm chống lại
khủng bố IS.
Lực lượng dân quân người Kurd được xem là lực lượng địa phương tại
Syria chống lại khủng bố IS hiệu quả nhất, kể từ khi nhóm khủng bố này
được thành lập hồi năm 2014.
Lực lượng YPG nổi tiếng khắp thế giới nhờ trận chiến phòng thủ thành
công thị trấn chiến lược Kobani trước sự tấn công của khủng bố IS, gần
biên giới Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 10.2014.
Tuy nhiên, mới đây Tổ chức Ân xá Quốc tế đã cáo buộc rằng YPG cũng
thực hiện một số tội ác chiến tranh trong vùng lãnh thổ mà họ chiếm giữ.
theo Một thế giới
Khoe chiến tích giết chồn cáo trên facebook, bị phạt tiền triệu
(TNO) Nhóm 4 người vây bắt chồn hoang dã tấn
công trang trại vịt, sau đó đăng “chiến tích” lên facebook đã bị cơ quan
chức năng xử phạt hành chính 6 triệu đồng.
Hình ảnh khoe “chiến tích” giết chồn trên facebook trước khi làm thịt của Dương Công Lý.
Chiều
15.10, ông Ngô Phi Thâm, Chủ tịch UBND xã Duy Sơn (huyện Duy Xuyên,
Quảng Nam) xác nhận chính quyền địa phương vừa quyết định xử phạt hành
chính 6 triệu đồng về hành vi giết động vật hoang dã đối với nhóm 4
người dân sau vụ bắt, giết 2 con chồn, trong đó có một con chồn cáo.
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Lưu Minh Huy - Phó
công an xã Duy Sơn cho biết cơ quan chức năng vào cuộc xác minh sau khi
có thông tin vụ giết chồn được đăng tải trên mạng xã hội facebook, gây
nhiều ý kiến khác nhau.
Theo đó, giữa các ông Hồ Phước Hiệp (31 tuổi, trú thị trấn Nam
Phước) và Nguyễn Rô (44 tuổi, trú xã Duy Sơn, cùng huyện Duy Xuyên) có
trang trại nuôi vịt nhưng thường xuyên bị chồn trên núi xuống tấn công.
Do có quen biết Dương Công Lý (25 tuổi, trú xã Duy Sơn) nên ông Rô
nhờ tham gia vây bắt. Lý rủ thêm người bạn là Phạm Thành Trường (24
tuổi, cùng trú xã Duy Sơn) tham gia.
Khoảng giữa tháng 9, nhóm người này tổ chức vây bắt được 1 con chồn cáo, 1 con chồn núi.
Lý và Trường mang chồn về làm thịt, nhưng trước khi “động thủ” thấy chồn đẹp liền chụp ảnh tung lên facebook để khoe với bạn bè.
Ông Lưu Minh Huy nhận định, hành vi này vô tình “tố cáo” nhóm 4
người đã tham gia giết hại động vật hoang dã, phải bị xử phạt theo Điểm
a, Khoản 1, Điều 21 của Nghị định 157 của Chính phủ (quy định xử phạt vi
phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản).
“Nhóm người này thừa nhận họ vô tình giết hại động vật hoang dã.
Lâu nay họ rất bực bội vì liên tục bị các loài chồn cáo ở bụi rậm ven
sông bắt trộm gà vịt. Việc đề xuất xử phạt hành chính 6 triệu động nhằm
răn đe chung”, ông Huy nói thêm.
H.X.Huỳnh
Chưa thể đưa thi hài nữ doanh nhân Hà Thúy Linh từ Trung Quốc về nước
Chưa thể đưa thi hài bà Hà Linh về nước ngay - Ảnh: Lâm Viên
Đây là thông tin được Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết tại buổi họp báo thường kỳ chiều 15.10.
Dẫn nguồn tin từ Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu, ông
Bình cho hay, hiện phía Việt Nam đang tích cực trao đổi với các cơ quan
chức năng của Trung Quốc đề nghị làm rõ nguyên nhân cái chết của bà
Linh. Đồng thời, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu cũng hỗ trợ
gia đình bà Linh hoàn tất các thủ tục để đưa thi hài về nước.
Tuy nhiên, phía cơ quan chức năng của Trung Quốc cho biết, phải sau
khi có kết luận chính thức về nguyên nhân tử vong của nữ doanh nhân nổi
tiếng kinh doanh trà ô lông thì trong 3 tuần sẽ hoàn tất các thủ tục
cho đưa thi hài bà Linh về nước.
Trước đó, bà Hà Thúy Linh (43 tuổi), tên thường gọi là Hà Linh, quê
ở Đồng Tháp là Phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ tỉnh Lâm Đồng, Giám đốc
Công ty TNHH Hà Linh bị sát hại tại Quảng Châu (Trung Quốc) vào ngày
22.9. Bà Linh được xác định là bị sát hại bởi bạn hàng, cướp tài sản tại
thôn Cửu Giang Thùy, thị trấn Thường Bình, thành phố Đông Quan, tỉnh
Quảng Đông.
Anh Đan
Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ: “Tàu Mỹ vào Biển Đông là hợp pháp”
Các đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc bồi đắp trên Biển Đông không được quốc tế công nhận (Ảnh: Diplomat)
Tuyên bố trên được ông John Richardson đưa ra trong cuộc tiếp xúc báo
giới tại Tokyo, sau khi Bắc Kinh cảnh báo sẽ không chấp nhận vùng biển
chủ quyền của mình bị xâm phạm nhân danh tự do đi lại.
Washington khẳng định luật pháp quốc tế cấm việc tuyên bố chủ quyền
đối với các vùng nước quanh đảo nhân tạo được xây dựng trên khu vực từng
là bãi đá ngầm.
“Lẽ ra không ai nên tỏ ra ngạc nhiên trước việc chúng tôi sẽ thực thi
tự do hàng hải tại bất kỳ đâu luật pháp quốc tế cho phép”, John
Richardson, tham mưu trưởng Hải quân Mỹ khẳng định. “Tôi không thấy việc
này bị xem là mang tính khiêu khích ở điểm nào”.
Ông Richardson tới Tokyo trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến
công du 12 ngày tới châu Á và châu Âu, sau khi nhậm chức hồi tháng 7.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Óanh mới đây khẳng
định Trung Quốc luôn tôn trọng và bảo vệ tự do đi lại trên biển và trên
không tại Biển Đông. “Nhưng chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ quốc
gia nào gây phương hại cho chủ quyền và an ninh quốc gia khác nhân danh
tự do đi lại trên biển và trên không”, bà Hoa nói. Truyền thông Trung Quốc lớn giọng chỉ trích Mỹ
Trong khi đó, truyền thông Nhà nước Trung Quốc ngày 15/10 đã chỉ
trích Mỹ về ý định đưa tàu đi qua khu vực 12 hải lý, quanh các đảo nhân
tạo Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông.
Theo AFP, một bài bình luận được tờ Thời báo Hoàn cầu đăng tải ngày 15/10 đã lên án “hành động khiêu khích và ép buộc không ngừng” của Washington.
“Trung Quốc không thể tha thứ cho sự vi phạm tràn lan của Mỹ đối với
vùng nước lân cận và vùng trời trên các hòn đảo đang mở rộng của Trung
Quốc”, bài báo viết, kèm kêu gọi quân đội “phải sẵn sàng thực hiện các
biện pháp đáp trả tương ứng với mức độ khiêu khích của Washington”.
Giới chức cấp cao tại Washington từng khẳng định quân đội Mỹ có thể
thực hiện việc đi qua các đảo này trong vòng vài ngày hoặc vài tuần tới.
Việc để tàu hoặc chiến hạm đi vào trong khu vực 12 hải lý quanh cấu
trúc mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền sẽ cho thấy các tư lệnh Mỹ không
công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Hành động này, theo Thời báo Hoàn cầu, có thể “phá vỡ sự kiên nhẫn cuối cùng của Trung Quốc”.
“Nếu Mỹ xâm phạm các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, quân đội Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để ngăn chặn”, bài báo tuyên bố.
Một số nhà phân tích tại Washington tin rằng Mỹ đã quyết định sẽ thực
thi các chiến dịch tự do đi lại trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo
nhân tạo Trung Quốc xây dựng trong quần đảo Trường Sa.
Hôm thứ Ba, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter cũng đã tuyên bố quân
đội Mỹ sẽ thực thi tự do đi lại tại bất kỳ đâu luật pháp quốc tế cho
phép.
Thanh Tùng
Theo AFP, RT
Khẩn trương xác minh tin tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa
VOV.VN - Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang
khẩn trương xác minh thông tin trên. Nếu đúng có xảy ra sự việc trên,
Việt Nam sẽ có phản ứng chính thức.
Chiều
15/10 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức cuộc họp báo thường kỳ.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã thông báo các hoạt động đối
ngoại của Việt Nam trong thời gian tới đồng thời trả lời các câu hỏi
của phóng viên quan tâm.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình.
Trả lời câu hỏi của
phóng viên về thông tin ngày 29/9 vừa qua, một tàu cá Quảng Ngãi bị tàu
Trung Quốc đâm tại vùng biển Hoàng Sa, sau đó 5 người của tàu Trung Quốc
nhảy sang và lấy các thiết bị cùng hải sản đánh bắt được. Chiếc tàu của
ngư dân Việt Nam sau khi bị đâm đã chìm, ông Lê Hải Bình cho biết:
"Một lần nữa chúng tôi
phản đối mạnh mẽ bất cứ hành động đối xử vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực đối với ngư dân Việt Nam trong bất cứ trường hợp
nào".
Chúng tôi cũng đã nhiều
lần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần
đảo Hoàng Sa. Vùng biển Hoàng Sa là ngư trường truyền thống từ bao đời
nay của ngư dân Việt Nam", ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Theo ông Lê Hải Bình, hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang khẩn trương xác minh thông tin trên.
"Nếu xảy ra trường hợp
tàu chấp pháp nước ngoài có hành vi ngăn cản hoạt động bình thường và
hợp pháp của ngư dân Việt Nam tại khu vực này, chúng tôi sẽ có phản ứng
chính thức và phù hợp", ông Lê Hải Bình cho biết./.
Nguyễn Hùng/VOV.VN
Nga khiến phương Tây ngỡ ngàng trước sức mạnh quân sự ở Syria
Việc
Nga triển khai nhanh chóng, hiệu quả chiến dịch không kích tại Syria
khiến giới chức phương Tây phải từ bỏ những nghi ngờ về sức mạnh quân sự
Nga.
Máy bay Sukhoi Su-34 của Nga tại Latakia, Syria. Ảnh: Russian Defence Ministry Press Service
Theo NYTimes, sau hai tuần Nga không kích
và tấn công bằng tên lửa hành trình tại Syria, giới tình báo và quân sự
phương Tây giờ đã có cái nhìn sâu hơn về sự chuyển mình mà quân đội Nga
thực hiện dưới thời Tổng thống Vladimir Putin. Nó cho thấy năng lực của
quân đội Nga trong việc thực thi các chiến dịch bên ngoài lãnh thổ, phô
diễn uy lực các vũ khí cùng chiến thuật và chiến lược mới.
Các vụ tấn công có sự tham gia của những loại máy bay chưa từng được
kiểm nghiệm trên chiến trường, trong đó có chiến đấu cơ Sukhoi Su-34, mà
NATO gọi là Fullback, và tên lửa hành trình Kalibr phóng từ chiến hạm trên biển Caspian. Theo một số nhà phân tích, tên lửa hành trình này đã vượt qua loại khí tài tương ứng của Mỹ về năng lực công nghệ.
Khi đánh giá tổng thể, chiến dịch cho thấy điều mà giới chức và các nhà
phân tích tin là sự hiện đại hóa âm thầm và chưa hoàn tất đang diễn ra
tại Nga trong vài năm trở lại đây, bất chấp tình hình ngân sách khó
khăn. Và điều đó đang khiến phương Tây phải đề cao cảnh giác.
Trong một báo cáo lên Hội đồng châu Âu về chính sách đối ngoại hôm
12/10, ông Gustav Gressel, tiến sĩ chiến lược học, đại học Chính sách
công Quốc gia Hungary, tin rằng ông Putin đang dẫn dắt quá trình chuyển
mình nhanh chóng nhất của lực lượng vũ trang Nga kể từ những năm 1930.
Chiến dịch tại Syria, dù còn khá hạn chế, đã thực sự trở thành
nơi Nga thể hiện mình là một nước ngày càng sẵn sàng đối đầu và cứng cỏi
hơn dưới thời Putin. Cuối tuần qua, đích thân ông Putin đã phát đi
thông điệp rằng, chiến dịch này có thể cho Washington và phương Tây thấy
sự hồi sinh sức mạnh quân sự Nga, khả năng vươn ra toàn cầu sau nhiều
thập kỷ được cho là suy yếu đi thời hậu Liên Xô.
"Với các chuyên gia, việc Nga được tin là có các loại vũ khí đó
là một chuyện, việc họ thấy Nga lần đầu sử dụng những vũ khí đó, chứng
tỏ nó thực sự tồn tại, là chuyện khác. Việc này cho thấy ngành công
nghiệp quốc phòng Nga thực sự đang sản xuất chúng, những vũ khí ấy có
chất lượng cao và chúng ta có những binh lính được huấn luyện tốt để vận
hành chúng", ông Putin khẳng định trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình
quốc gia. "Giờ thì họ đã thấy rằng Nga sẵn sàng sử dụng chúng, phục vụ
cho lợi ích của đất nước và nhân dân".
Cách nhìn khác
Việc Nga liên tục công bố video về chiến dịch không kích giúp giới chức
và các nhà phân tích phương Tây có cái nhìn rõ hơn về một quân đội từng
bị xem như đang xuống cấp, trong gần 25 năm sau khi Liên Xô tan rã.
"Chúng ta đang học được nhiều hơn những gì chúng ta biết được suốt 10
năm qua", Micah Zenko, nhà nghiên cứu cấp cao tại Hội đồng Đối ngoại,
nhận định về việc Nga sử dụng các chiến đấu cơ và tên lửa hành trình
mới. "Chúng ta đang có cơ hội tìm hiểu năng lực của quân đội Nga ngày
nay".
Những năng lực được phô diễn tại Syria là thành quả từ cuộc chiến tranh
chớp nhoáng của Nga tại Gruzia năm 2008. Mặc dù Nga đã chiến thắng lực
lượng chính phủ Gruzia do Mỹ huấn luyện, khiến họ phải rút khỏi các khu
vực quanh vùng lãnh thổ ly khai Nam Ossetia, không quân cũng như lục
quân Nga khi đó đều bộc lộ điểm yếu.
Nga đã mất ba chiến đấu cơ cùng một máy bay ném bom ngay trong ngày đầu
của cuộc chiến, và con số này lên đến 7 chiếc khi kết thúc, một phân
tích tiết lộ. Lực lượng bộ binh thì bị cho là yếu kém trong phối hợp và
liên lạc, cùng một số vụ "quân ta bắn quân mình".
Sau cuộc chiến, ông Putin, khi đó giữ chức thủ tướng, đã khởi động
chương trình hiện đại hóa quân đội không chỉ nhắm vào việc mua sắm vũ
khí, khí tài mới như máy bay, chiến hạm, tên lửa, mà còn có những bước
cải cách trong việc huấn luyện và tổ chức, giảm số lượng để tăng chất
lượng.
Chi tiêu quân sự của Nga sau khi xuống mức đáy giữa những năm 1990 đã
tăng đều đặn dưới thời ông Putin, bất chấp giá dầu giảm cùng các lệnh
cấm vận quốc tế sau khi sáp nhập Crimea, lên mức 81 tỷ USD, tương đương
4,2% tổng sản phẩm nội địa (GDP).
Bước tiến của quân đội Nga không dừng lại ở những vũ khí mới, mà còn ở
cả sự chuyên nghiệp và sẵn sàng cao hơn. Nga đã triển khai các hoạt động
chính tại căn cứ không quân gần Latakia, tây bắc Syria chỉ trong vòng
ba tuần. Họ điều động hơn 40 chiến đấu cơ và trực thăng, hàng chục xe
tăng, xe bọc thép. Ngoài ra còn có tên lửa, hệ thống pháo binh, phòng
không và nhà ở lưu động cho đến 2.000 binh sĩ. Đây là đợt điều động lớn
nhất của Moscow tới Trung Đông kể từ khi Liên Xô đưa quân tới Ai Cập
những năm 1970.
"Điều khiến tôi bị ấn tượng là việc họ di chuyển rất nhiều thiết bị đi
rất xa và rất nhanh", thiếu tướng Ben Hodges, tư lệnh lực lượng Mỹ tại
châu Âu nhận xét.
Kể từ khi chiến dịch không kích bắt đầu hôm 30/9, Nga đã nhanh chóng
tăng số không kích từ vài lượt mỗi ngày lên tới gần 90 lượt trong vài
ngày. Họ sử dụng nhiều loại vũ khí dẫn đường và không dẫn đường, bao gồm
cả bom mảnh và bom phá bê tông để phá hủy các cứ điểm kiên cố, các nhà
phân tích Mỹ cho biết.
Nga không chỉ đem đến một số những thiết bị hiện đại nhất mà còn triển
khai những bếp ăn lưu động lớn, thậm chí cả đội ngũ vũ công, ca sĩ để
giúp binh lính giải khuây. Tất cả đều là những dấu hiệu cho thấy Moscow
đang chuẩn bị cho một cuộc chiến dài hơi, các nhà phân tích Mỹ nhấn
mạnh.
"Họ mang tới đầy đủ mọi thứ", Jeffrey White, chuyên gia Viện chính sách
Cận Đông Washington nói. "Nó cho thấy họ có thể triển khai một lực
lượng viễn chinh quy mô đáng kể".
Michael Kofman, chuyên gia nghiên cứu quân đội Nga tại viện Kennan ở
Washington, cho biết chiến dịch tại Syria cho thấy Nga đã bắt kịp năng
lực chiến đấu mà Mỹ thể hiện kể từ những năm 1990.
"Việc thực hiện những vụ không kích ban đêm, đánh giá thiệt hại bằng
máy bay không người lái, là bước nhảy vọt rõ ràng của Nga lên tầm năng
lực chiến đấu của phương Tây những năm 1990 và kể cả hiện nay", ông
Kofman nói.
Không quân Nga từng chứng kiến một loạt tai nạn trong huấn luyện vào
mùa xuân và mùa hè vừa qua. Họ mất ít nhất 5 máy bay trong vòng vài
tháng. Nguyên nhân, theo ông Kofam, là do các phi công đã hoạt động quá
sức. Không quân Nga vẫn thường "bị phương Tây xem là ngôi làng Potemkin
(tức là được dựng lên cho đẹp mà không hữu ích) tuy nhiên, sự thật không
phải vậy", chuyên gia này nhận định.
Bất ngờ
Theo Kofman cùng các chuyên gia khác, bất ngờ lớn nhất mà Nga
mang đến là công nghệ tên lửa. Các tên lửa hành trình được tàu hộ tống
và khu trục Nga bắn đi từ Biển Caspian mới chỉ được thử nghiệm lần đầu
năm 2012. Với tầm bắn được cho là khoảng 1.500 km, những tên lửa này
chưa từng được sử dụng trong thực chiến. Và cho dù có thông tin nói rằng
4 trong số 26 tên lửa được phóng đã rơi tại Iran, nó vẫn cho thấy một
bước nhảy vọt về công nghệ có thể khiến các tư lệnh quân đội NATO phải
lo lắng.
Tàu chiến Nga phóng tên lửa hành trình từ biển Caspian vào các mục tiêu IS ở Syria. Ảnh: ABC
Theo chuyên gia này, những tiến bộ trong công nghệ tên lửa đã nâng cao
độ chính xác và hỏa lực, thậm chí của cả các chiến hạm và máy bay già
cỗi từ thời Liên Xô. "Đây là một vũ khí mới, có hiệu quả đáng ngạc
nhiên", Kofman bình luận.
Truyền hình nhà nước Nga hôm 12/10 nói rằng, khi phóng từ biển Caspian,
các tên lửa có thể vươn tới vịnh Ba Tư, bán đảo Arab và "toàn bộ Địa
Trung Hải". Truyền thông nước này cũng nói rằng tên lửa hành trình này
từng được thử nghiệm trên hai chiến hạm tại Biển Đen, nơi tiếp giáp ba
quốc gia thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria và Romania.
Tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường, Moskva, chiến hạm chủ lực
trong hạm đội Biển Đen của Nga đóng tại Crimea, cũng đã được triển khai
tới ngoài khơi Syria. Những tên lửa trên tàu này tạo ra lá chắn trên
không do vùng đất thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Syria.
Giới chức Mỹ, trong khi bị ấn tượng trước việc triển khai nhanh
chóng chiến đấu cơ và trực thăng của Nga tới Syria, cho rằng Nga chưa
thể hiện hết sức mạnh không quân, khi vẫn sử dụng nhiều vũ khí thường và
hạn chế dùng vũ khí dẫn đường có tính chính xác cao.
Rõ ràng rằng Nga đang thu lượm những bài học từ cuộc chiến này để áp
dụng cho các chiến dịch quân sự khác, David A. Deptula, một tướng không
quân Mỹ về hưu, người từng lên kế hoạch cho chiến dịch không kích
Afghanistan năm 2001 và chiến tranh vùng Vịnh, nhận định.
"Nga rõ ràng đang sử dụng hoạt động can thiệp vào Syria làm sân khấu để kiểm tra năng lực tác chiến", Deptula nhận định.
Theo trang tin chính trị National Interest tại Mỹ, chiến
dịch không kích của Nga tại Syria đang gây ấn tượng mạnh với phương Tây,
trước hết bởi tần suất các cuộc không kích. Với số lượng 32 chiến đấu
cơ cánh cố định, số lượng các vụ oanh tạc Không quân Nga tiến hành hiện
đã cận kề con số tối đa theo lý thuyết có thể đạt được.
Chiến đấu cơ Su-34 là vũ khí mới nhất Không quân Nga triển khai tới Syria (Ảnh: Sputnik)
Theo thông cáo của Bộ quốc phòng Nga, trong ngày 13/10, đã có 88 lượt
chiến đấu cơ xuất kích, đánh phá 86 mục tiêu của IS chỉ trong 24 giờ.
“Trong vòng 24 giờ qua, các chiến đấu cơ Su-34, Su-24M và Su-25SM đã
thực hiện 88 đợt xuất kích chiến đấu, tấn công 86 cơ sở của IS tại các
tỉnh Raqqah, Hama, Idlib, Latakia và Aleppo”, thông cáo viết.
Cho dù có thể có những tranh cãi về việc liệu người Nga có hướng toàn
bộ các cuộc không kích vào mục tiêu IS hay lực lượng đối lập tại Syria,
nhưng số lượng đợt xuất kích là cực kỳ ấn tượng. Con số này đưa Không
quân Nga lên ngang ngửa với Không quân và Hải quân Mỹ về tốc độ luân
chuyển máy bay.
Những quan chức quân sự lạc quan nhất của Mỹ từng dự đoán Nga chỉ có
thể thực hiện số lượt xuất kích tối đa theo lý thuyết là 96 lượt/ngày,
nhưng hầu hết đều xem con số này là quá lạc quan.
“Với 32 chiến đấu cơ trong tay, tôi nghĩ họ có lẽ chỉ có thể thực
hiện 24 lượt bay mỗi ngày”, một phi công chiến đấu vừa nghỉ hưu của
Không quân Mỹ từng nhận định. “Tùy thuộc vào giai đoạn xuất kích và liệu
họ có bay ban đêm hay không, họ có thể tiến hành 2-4 lượt xuất kích cho
mỗi máy bay mỗi ngày. Do đó, tôi nghĩ có lẽ họ sẽ đạt được trong khoảng
48 – 96 lượt xuất kích/ngày”.
Tuy vậy, đại đa số các sỹ quan quân đội Mỹ đã dự đoán một con số thấp hơn rất nhiều.
“Nếu tôi có 32 máy bay và tất cả đều khác nhau tôi nghĩ, với điều
kiện hậu cần tốt, chúng tôi có thể thực hiện 4 lượt bay với những chiếc
Su-24, 4 lượt với những chiếc Su-25, 2 lượt với những chiếc Su-30 và
Su-34”, một quan chức Không quân Mỹ khác dự đoán. “Như vậy là khoảng 24
cuộc xuất kích mỗi ngày”.
Dù vậy một số sỹ quan Không quân, Hải quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ
cũng lưu ý rằng các chiến đấu cơ Nga cực kỳ “bền bỉ”, và có thể đáng tin
cậy một cách đáng ngạc nhiên, nhất là khi các chiến đấu cơ Liên Xô
thường có rất nhiều phụ kiện có thể dùng chung.
“Họ sở hữu khả năng vận hành thay thế cao hơn giữa các máy bay và
chúng được thiết kế nhằm đảm bảo dễ sử dụng”, một sỹ quan Không quân
giấu tên cho biết.
Các cuộc không kích của Nga tại Syria có độ chính xác cao, sử dụng tên lửa và bom hiện đại (Ảnh: Sputnik)
Không chỉ ở cường độ các cuộc không kích hay vũ khí mới lần đầu được
triển khai như chiến đấu cơ Sukhoi Su-34, sự chuyên nghiệp và sẵn sàng
chiến đấu cao của quân đội Nga cũng khiến giới chức và nhà các nhà phân
tích phương Tây nể phục.
Theo tờ New York Times, chỉ trong vòng 3 tuần, căn cứ chính
cho chiến dịch gần tỉnh Latakia đã được thiết lập, với hơn 40 chiến đấu
cơ, trực thăng chiến đấu, xe tăng và xe bọc thép, các hệ thống pháo
binh, rocket, phòng không cùng nơi ăn ở lưu động cho khoảng 2000 binh
sỹ.
“Điều khiến tôi tiếp tục bị ấn tượng là ở khả năng của họ trong việc
di chuyển rất nhiều thiết bị đi xa một cách thực sự nhanh chóng”, tướng
Ben Hodges, tư lệnh các lực lượng quân đội Mỹ tại châu Âu khẳng định
trong một phỏng vấn gần đây.
Không chỉ những khí tài hiện đại nhất được đưa tới Syria, Nga cũng
triển khai cả những nhà bếp lớn, cùng các vũ công, ca sỹ để giúp giải
khuây cho binh sỹ. Tất cả cho thấy Mátxcơva chuẩn bị chu đáo ra sao cho
một chiến dịch dài ngày, các nhà phân tích Mỹ bình luận.
Michael Kofman, chuyên gia về quân đội Nga tại Viện Kennan ở
Washington, cho biết các chiến dịch tại Syria cho thấy Nga đã bắt kịp
với những năng lực tác chiến mà Mỹ vẫn sử dụng từ những năm 1990 đến
nay. Nó là bước tiến lớn bởi trước đây người Nga bị xem là tụt hậu rất
xa.
“Thực hiện các vụ không kích trong đêm, đánh giá thiệt hại bằng máy
bay không người lái, là một bước nhảy vọt rõ ràng của Nga lên tầm năng
lực chiến đấu những năm 1990 thậm chí là hiện tại của phương Tây”,
Kofman khẳng định.
Thanh Tùng
Theo NI, NYTimes
Vì sao bé 13 tháng tuổi bị chấn thương sọ não ở nhà trẻ?
Khi bảo mẫu gọi phụ huynh đến đưa con về nhà thì
người mẹ phát hiện toàn thân con mềm nhũn, mắt đứng tròng. Giải thích
với phụ huynh, cô giáo cho biết bé bị bạn học xô ngã. Tuy nhiên, các bạn
học 'tố' là do cô giáo giật tóc té ngã.
Tối 15/10, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Cần Thơ cho biết cháu Bùi Hoàng Phát (13 tháng tuổi) đã được phẫu thuật
xong sau khi được đưa vào bệnh viện lúc 14h cùng ngày. Tuy nhiên, bệnh
viện phải gửi một phần mảnh xương sọ của cháu Phát lên 1 bệnh viện ở TP
HCM để nuôi.
Chị Oanh đau đớn kể lại sự việc.
Trao đổi với phóng viên, chị Lê Thúy Oanh (29 tuổi; ngụ
phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) cho biết chị gửi cháu Phát
tại nhóm trẻ Kiều Ngân (phường Lê Bình) đã 4 ngày, con gái lớn của chị
là Bùi Ngọc Khánh Vy và 2 cháu khác trong gia đình cũng được gửi tại
đây. Sáng 15/10, chị cho con ăn và tiểu tiện xong mới gửi đến nhóm trẻ
Kiều Ngân.
"Khoảng 12h cùng ngày, cô Kiều (chưa rõ danh tính chính
xác) chủ nhóm trẻ này gọi cho tôi nói cháu Phát đang ngủ, thức dậy
nhưng khóc hoài, dỗ hoài không nín. Cô Kiều còn nói con tôi quặt quà
quặt quẹo nên cô kêu tôi đến đưa cháu về. Khi đến nơi, tôi bế con thì
thấy mắt Phát đứng tròng, người mềm nhũn. Tôi hốt hoảng chở con đến trạm
y tế phường” - chị Oanh nói trong nước mắt.
Chị Oanh cho biết cô Kiều giải thích với chị rằng cháu
Phát tiểu lên người bé Vy nên Vy xô Phát ngã. “Về nhà, tôi hỏi Vy và 2
cháu gửi cùng Phát thì các cháu nói rằng vào buổi ăn trưa, cô Kiều chan
canh cho Phát ăn. Phát không chịu ăn nên cô Kiều nắm tóc Phát kéo ngược
ra sau. Phát bỏ chạy thì cô Kiều nắm cổ áo kéo lại khiến bé Phát té” -
chị Oanh nói.
Tối cùng ngày, lãnh đạo phường Lê Bình cho biết khoảng
16 giờ cùng ngày có nhận được trình báo của gia đình chị Oanh về vụ cháu
Phát. Vụ việc đang trong quá trình điều tra nên chưa cung cấp thông tin
cho báo chí.
Tin nóng trong ngày: “Cậu Thủy” và đồng phạm chuẩn bị hầu toà
VOV.VN - "Cậu Thủy" và các đồng phạm bị xét xử hai tội: lừa đảo chiếm đoạt tài sản và xâm phạm thi thể mồ mả, trộm cắp tài sản
**
Ngày 16/10, TAND tỉnh Quảng Trị sẽ đưa vợ chồng “cậu Thủy” và đồng phạm
ra xét xử hai tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Xâm phạm thi thể mồ mả;
Trộm cắp tài sản.
Nguyễn Văn Thúy (tức
“cậu Thủy”, 56 tuổi, trú tại thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh), cùng 5 bị can gồm: Mẫn Thị Duyên (53 tuổi, vợ Thúy), Nguyễn Văn
Hoành (46 tuổi, em ruột Thúy), Mẫn Đức Phương (37 tuổi, em ruột Duyên),
Nguyễn Trường Sơn (28 tuổi) và Nguyễn Anh Chiều (32 tuổi, cùng là con rể
Duyên) bị đề nghị truy tố theo Khoản 4, Điều 139 Bộ Luật hình sự, về
tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Xâm phạm mồ mả, hài cốt”, theo
Khoản 2, Điều 246. Riêng bị can Nguyễn Văn Hoành bị truy tố thêm tội
“Trộm cắp tài sản”.
Trong vụ án làm giả hài
cốt, vợ chồng Nguyễn Văn Thúy và Mẫn Thị Duyên đóng vai trò là chủ mưu.
Bằng thủ đoạn giả di vật, đào hài cốt liệt sỹ vô danh trong các nghĩa
trang liệt sỹ rồi dựng mộ liệt sỹ giả, vợ chồng “cậu Thủy” đã chiếm đoạt
hơn 8 tỷ đồng.
VOV.VN -Bằng thủ đoạn giả di vật, đào hài cốt liệt
sỹ vô danh trong các nghĩa trang liệt sỹ rồi dựng mộ liệt sỹ giả, vợ
chồng “cậu Thủy” đã chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng.
**
Ngày 14/10, Công an huyện Hóc Môn, TPHCM cho biết đang truy bắt đối
tượng Đặng Ngọc Cường (38 tuổi, trú huyện Hóc Môn) để điều tra về hành
vi dùng dao đâm chết một cô gái tại khu vực chợ Hóc Môn vào đêm 12/10.
Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Kim Chi (19 tuổi, trú quận 12). khoảng 22h
ngày 12/10, tại quán cơm trước sân chợ Hóc Môn (đường Phan Văn Hớn, thị
trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, TPHCM), do mâu thuẫn cá nhân, Cường dùng
hung khí đâm liên tiếp nhiều nhát vào người chị Chi khiến nạn nhân gục
tại chỗ. Sau khi gây án, Cường lên xe tẩu thoát khỏi hiện trường. Nạn
nhân được người dân đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Hóc Môn nhưng đã tử vong.
Công an huyện Hóc Môn, TPHCM đang truy bắt đối tượng dùng dao đâm chết 1 cô gái tại khu vực chợ Hóc Môn xảy ra tối 12/10
**
Khoảng 6h30 ngày 14/10, người dân xã Hương Hòa, huyện miền núi Nam Đông
(Thừa Thiên Huế), phát hiện người đàn ông nằm bất tỉnh bên chiếc xe máy
vệ đường. Được đưa đi cấp cứu, nhưng nạn nhân đã tử vong vào trưa cùng
ngày tại Trung tâm y tế huyện. Nạn nhân được xác định là ông Mai Xuân
Vinh (54 tuổi, trú tổ dân phố 4, thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông). Một
cán bộ điều tra nhận định, căn cứ dấu vết tại hiện trường và chấn thương
trên người nạn nhân thì có thể đây là một vụ án mạng xảy ra vào đêm
trước đó.
Người đàn ông 54 tuổi nằm bất động trên xe máy ở vệ
đường với nhiều vết thương trên cơ thể và tử vong khi được đưa đến bệnh
viện.
**
Ngày 14/10, tin từ Công an TP Huế cho biết, cơ quan này đang tiến hành
điều tra vụ kẻ gian đột nhập vào Trường Tiểu học Lê Lợi (số 1 Nguyễn Tri
Phương, phường Phú Nhuận, TP Huế) để lấy đi chiếc két sắt chuyên dùng
đựng nhiều loại giấy tờ quan trọng của nhà trường. Chiếc két sắt nặng
gần 1 tạ được đặt trong phòng nhà hành chính. Tuy nhiên khi đến cơ quan,
nhiều cán bộ, giáo viên phát hiện khóa phòng hành chính bị phá, chiếc
két sắt bị biến mất.
Đến cơ quan làm việc, cán bộ, giáo viên trường tiểu
học Lê Lợi bất ngờ khi khóa cửa phòng nhà hành chính bị cắt đứt, chiếc
két sắt bên trong phòng đã biến mất
**
Chiều tối 14/10, Trạm CSGT trạm Thăng Bình (thuộc Phòng CSGT Công an
tỉnh Quảng Nam) và lực lượng QLTT tỉnh Quảng Nam đã phát hiện một số
lượng lớn hàng cấm, trong đó có kiếm, súng điện, roi điện trên xe khách
Hoàng Long mang BS: 15B-010.83 do tài xế Lê Quang Vịnh (SN 1967, trú
quận Lê Chân, Hải Phòng) điều khiển lưu thông từ Hải Phòng vào TP.HCM.
Tài xế không xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng
trên và cho biết lo hàng này do người khác gửi. Theo cơ quan chức năng,
đây là những loại vũ khí có khả năng gây sát thương cao, đa số từ các
tỉnh phía Bắc chở vào các tỉnh phía Nam tiêu thụ.
Lực lượng chức năng kiểm tra xe khách Hoàng Long
phát hiện trên xe chở nhiều kiếm, roi và súng điện được ngụy trang trong
các thùng giấy.
PV/VOV.VN (Tổng hợp)
Vụ ngư dân tố tàu Trung Quốc tấn công: Việt Nam sẽ xác minh và có phản ứng chính thức
Dân trí Việt Nam đang xác minh thông tin về việc ngư
dân tỉnh Quảng Ngãi tố bị tàu Trung Quốc tấn công và cướp tại Hoàng Sa
và sẽ có phản ứng chính thức trước vụ việc này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại
giao Lê Hải Bình nhấn mạnh. >> Ngư dân Quảng Ngãi tố bị tàu Trung Quốc đánh, cướp ở Hoàng Sa
Tại buổi họp báo thường kỳ chiều nay (15/10),
phóng viên đã đặt câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc 10 ngư dân
trên tàu cá QNg 90352-TS của tỉnh Quãng Ngãi đã tố bị tàu tuần tra
Trung Quốc cố tình đâm chìm và rồi cướp tài sản của họ.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình (Ảnh: Quang Phong)
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: “Hiện nay các cơ
quan chức năng Việt Nam đang xác minh thông tin này và nếu có việc tàu
chấp pháp tàu nước ngoài ngăn cản hoạt động bình thường và hợp pháp của
ngư dân Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, chúng tôi sẽ có phản ứng
chính thức và phù hợp”.
“Một lần nữa chúng tôi phản đối mạnh mẽ những hành vi đối xử vô nhân
đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam
trong bất kỳ trường hợp nào. Chúng tôi cũng khẳng định chủ quyền không
tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. Vùng biển Hoàng Sa là ngư trường
truyền thống từ bao đời nay của ngư dân Việt Nam”, ông Lê Hải Bình nhấn
mạnh.
Như Dân trí đã đưa, khoảng 7 giờ sáng ngày 29/9, khi tàu cá
QNg 90352-TS đang neo đậu tại đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa thì
bất ngờ bị một con tàu sơn màu trắng, thân tàu ghi số 2 màu đen và treo
cờ Trung Quốc đâm vào mạn phải tàu.
Ngay lập tức, có 5 người Trung Quốc cầm dùi cui điện nhảy qua tàu cá,
đánh tới tấp rồi dồn ngư dân lên mũi tàu, đồng thời lấy hết hải sản
cùng trang thiết bị của họ. Đến tối cùng ngày, tàu cá QNg 90352-TS chìm
dần. Ngay lúc đó, tàu cá QNg 90440-TS đang hoạt động gần đó đã kịp thời
đến cứu và đưa các ngư dân trở về an toàn vào ngày 13/10.
Trước thông tin Mỹ đã trao đổi với một số nước ở châu Á về việc đưa
tàu tuần tra vào khu vực 12 hải lý quanh các quần đảo mà Trung Quốc đã
xây dựng trái phép tại Biển Đông, ông Lê Hải Bình cho hay: “Chúng ta đều
biết Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á
cũng như trên thế giới. Các quốc gia trong và ngoài khu vực đều có
trách nhiệm đóng góp vào việc duy trì và tăng cường hòa bình, ổn định,
an ninh, an toàn và tự do hàng không, hàng hải trong khu vực này”.
“Những đóng góp đó phải trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc
tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS
1982), Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nhằm hướng
tới sớm đạt được COC (Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông).
Chỉ trong 3 ngày đầu tháng này, các máy bay chiến đấu Nga đã hai lần
xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ, khiến Ankara vô cùng tức giận và cho
triệu ngay Đại sứ Nga để phản đối. Trước phản ứng cứng rắn của Ankara,
giới chức Mátxcơva đã lên tiếng xin lỗi và giải thích đây chỉ là sự cố
do “thời tiết xấu”. Điện Kremlin cũng cam kết sẽ không để sự việc tái
diễn.
Tuy nhiên, đến lần thứ 3 và là lần xâm phạm nghiêm trọng nhất, nhiều
người cho rằng đây không còn là sự cố về thời tiết hay các “lỗi điều
hướng” như lý giải ban đầu. Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc một chiến đấu cơ MiG-29
của Nga đã khóa radar mục tiêu trong 4 phút rưỡi và dường như sẵn sàng
nhả đạn vào các máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện
nhiệm vụ tuần tra trên không phận nước này. Vậy thông điệp Mátxcơva muốn
gửi tới người Thổ Nhĩ Kỳ là gì?
Mátxcơva đang chứng tỏ rằng họ là “cảnh sát trưởng mới” trong khu vực
và Thổ Nhĩ Kỳ tốt hơn hết nên hành xử kiềm chế và khôn ngoan nếu không
muốn gặp rắc rối. Sẽ không có bất kỳ vùng cấm bay nào mà Mỹ và đồng minh
được phép thiết lập trên bầu trời Bắc Syria.
Ngoài ra, Nga cũng sẽ không chấp nhận các vụ tấn công đường không vào
Syria từ phía bên kia biên giới (ám chỉ Thổ Nhĩ Kỳ), cũng như việc Thổ
Nhĩ Kỳ đưa bộ binh tràn sang Syria. Các lực lượng không quân của Nga mới
là lực lượng kiểm soát bầu trời Syria và họ sẽ kiên quyết bảo vệ chủ
quyền biên giới của đồng minh này.
Đây là một ví dụ của chiến thuật “chiếm tiên cơ”, theo đó Nga muốn
ngăn chặn xung đột hơn là lao vào đối đầu với Ankara. Bằng cách bắn tên
vào chiếc cung đang giương lên của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga muốn buộc chính quyền
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan phải cân nhắc lại kế hoạch sáp nhập một
phần khu vực Bắc Syria, hay thiết lập ở đây vùng hay hành lang an toàn.
Nga tin rằng với sự xuất hiện của quân đội Nga tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ
chắc chắn sẽ phải tính toán lại tất cả những ý định trên vì bất kỳ nỗ
lực nào hòng chiếm giữ lãnh thổ Syria sẽ châm ngòi cho hành động đáp trả
mạnh mẽ và ngay tức khắc từ phía Mátxcơva.
Nhìn từ góc độ đó, việc máy bay Nga xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ có
vẻ là cách thức hiệu quả để ngăn chặn cuộc chiến mà Ankara có thể đã
lên kế hoạch. Không những thế, đó còn là một thông điệp mà Nga muốn gửi
tới các đối thủ tiềm tàng khác về điều mà họ nên và không nên làm. Theo
nhận định của tờ The Independent, Tổng thống Putin đang viết lại luật
chơi tại Syria và ông Erdogan nên biết chấp nhận điều đó.
Nhìn vào tình hình thực địa tại Syria, có thể thấy rằng việc Thổ Nhĩ
Kỳ đổ bộ binh vào Syria vẫn là một khả năng có thể xảy ra, vì với Ankara
ưu tiên hàng đầu vẫn là đối phó với phong trào ly khai của người Kurd.
Hiện tại, người Kurd đã thành lập được 2 khu vực tự trị, gần như nhà
nước riêng, tại Syria và Iraq. Trong đó, khu tự trị người Kurd tại Syria
do Đảng Liên minh Dân chủ (PYD) lãnh đạo, một chi nhánh hoạt động rất
hiệu quả của Đảng Công nhân người Kurd (PKK), lực lượng đã đối đầu với
chính quyền Ankara trong suốt giai đoạn từ năm 1984 tới nay.
Việc PKK có được một nhà nước của riêng mình sẽ cổ vũ cho lực lượng
này đẩy mạnh hoạt động ly khai ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có đông người
Kurd sinh sống, từ đó đe dọa nghiêm trọng sự toàn vẹn và tồn vong của
Thổ Nhĩ Kỳ nếu như việc vượt tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, trước những hành động quyết đoán và thông điệp mạnh mẽ của
Nga trong thời gian qua, dù rất muốn thực hiện song song hai mục tiêu
là tiêu diệt PKK và lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad,
nhưng ông Erdogan sẽ không thể chơi canh bài quá mạo hiểm. Vị tổng
thống đầy tham vọng này sẽ không thể triển khai chiến đấu cơ tới miền
Bắc Syria và công khai thách thức lực lượng không quân Nga, kể cả khi
nhận được sự cổ súy và hậu thuẫn mạnh mẽ từ NATO, một liên minh quân sự
mà Ankara là thành viên.
TTO - Nga triển khai hệ thống
phóng lửa nhiệt áp vào Syria để tiếp thêm sức mạnh cho chiến dịch không
kích tiêu diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS.
Hệ thống tên lửa TOS-1A của Nga - Ảnh: Reuters
Các hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội Facebook gần đây cho thấy ít
nhất một hệ thống TOS-1A được gắn trên chiếc xe tăng T-72 của lực lượng
quân đội Syria. Máy phóng đa tên lửa di động TOS-1A là vũ khí có tính
hủy diệt cao nhất mà Matxcơva đưa đến Syria.
Trang IBTimes dẫn nguồn một tờ báo Nga cho biết hệ thống TOS-1A
Solntsepyok được đưa tới Syria hồi đầu tháng này nhưng chưa rõ có bao
nhiêu hệ thống được đưa đến.
TOS-1A là hệ thống phóng tên lửa có 24 đến 30 nòng và là vũ khí nhiệt
áp có thể dễ dàng san phẳng một lúc 8 dãy nhà. Các tên lửa nhiệt áp khi
được phóng ra sẽ giải phóng một đám mây chất lỏng gây cháy xung quanh
mục tiêu rồi châm lửa đốt số nhiên liệu này.
Sức tàn phá khủng khiếp của vũ khí này là do các vụ nổ sẽ kéo dài hơn
với các sóng xung kích nóng hơn và mạnh hơn những đầu đạn thông thường.
Ngoài ra, việc đốt cháy toàn bộ khí oxy xung quanh sẽ tạo ra khoảng
chân đủ mạnh để gây ra các nội thương nghiêm trọng, phá hủy các cơ quan
quan trọng như phổi.
Theo kết quả nghiên cứu của CIA hồi 1993, sức công phá của vũ khí
nhiệt áp đối với mục tiêu trong một không gian khép kín như tòa nhà, hầm
trú ẩn và đường hầm là “cực lớn”.
"Những thứ ở quanh đó đều bị xóa sổ. Những người ở gần nhiều khả năng
sẽ bị nội thương và bị các thương tổn không nhìn thấy được, như rách
màng nhĩ và tổn thương tai trong, vỡ phổi và các cơ quan bên trong và có
thể mù" – nghiên cứu cho biết.
Hệ thống TOS-1A được quân đội Nga sử dụng từ năm 2001 và đã xuất khẩu sang nhiều nước khác gồm Azerbaijan, Kazakhstan và Iraq.
Bộ quốc phòng Nga hôm 14-10 cho biết các máy bay chiến đấu của
Matxcơva tấn công 40 mục tiêu IS trong vòng 24 giờ phá hủy nhiều trại
đào tạo và kho vũ khí của tổ chức khủng bố này.
TRẦN PHƯƠNG
Hoa hậu du lịch quốc tế 2012 qua đời ở tuổi 25
15/10/2015 14:28
(TNO) Rizzini Alexis Gomez, người đẹp
Philippines đăng quang cuộc thi Hoa hậu Du lịch Quốc tế - Miss Tourism
International 2012 đã qua đời ở tuổi 25 sau thời gian chống chọi với căn
bệnh ung thư phổi, ABS CBN News đưa tin.
Hoa hậu Rizzini Alexis Gomez qua đời ở tuổi 25 khiến nhiều người tiếc nuối - Ảnh: FB cuộc thi
Rizzini
Alexis Gomez qua đời khoảng 8 giờ 30 phút sáng 13.10 tại bệnh viện
trường Đại học Cebu, thành phố Cebu ở Philippines. Thông tin này được
chính cha cô, cựu cầu thủ bóng rổ Roel Gomez xác nhận với báo giới.
Hoa hậu 25 tuổi này được phát hiện mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn
cuối. Mặc dù đã được gia đình hết lòng chạy chữa nhưng tình hình sức
khỏe của cô không hề cải thiện. Những ngày cuối đời, cô rơi vào trạng
thái hôn mê sâu.
“Sự ra đi của Alexis Gomez là mất mát to lớn đối với chúng ta. Cô
ấy là niềm vinh dự của Philippines khi đăng quang tại một cuộc thi nhan
sắc quốc tế. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình cô”,
trang web của cuộc thi Hoa hậu Du lịch Philippines đăng tải lời chia
buồn của ban tổ chức.
Rizzini Alexis Gomez đăng quang Hoa hậu Du lịch Philippines năm
2012. Tháng 12 cùng năm, cô vượt qua khoảng 50 thí sinh để giành ngôi vị
cao nhất tại cuộc thi Hoa hậu Du lịch Quốc tế, tổ chức ở Malaysia
Sau khi giành vương miệng, cô khá kín tiếng và ít xuất hiện trước
truyền thông. Cô chỉ tham gia vài sự kiện từ thiện và giải trí. Việc cô
mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời khi tuổi còn trẻ khiến nhiều người cảm
thấy tiếc nuối.
Thiên Minh
Máy bay đang cất cánh bỗng rớt động cơ, 300 hành khách hoảng loạn
15/10/2015 22:49
(TNO) Hàng trăm hành khách của hãng hàng không Iran đã trải qua một
phen hoảng loạn khi một động cơ bất ngờ rơi khỏi máy bay khi đang cất cánh.
Máy bay đang cất cánh thì bất ngờ rớt động cơ, 300 hành khách hoảng loạn - Ảnh minh họa: AFP
Hãng
AFP hôm nay 15.10 cho biết chiếc máy bay Boeing 747 của hãng hàng không
Mahan Air, Iran đang cất cánh thì bất ngờ một trong hai động cơ rời
khỏi máy bay và rơi xuống cánh đồng gần đó.
Sự cố xảy ra trong lúc chiếc máy bay của hãng Mahan đang chở 300
hành khách, khiến tất cả mọi người kinh hoàng. Chiếc máy bay buộc phải
hạ cánh khẩn cấp, AFP dẫn nguồn tin địa phương cho hay. Rất may không ai
bị thương.
Máy bay của Mahan khởi hành từ sân bay Mehrabad ở thủ đô Tehran đến
Bandar Abbas ở miền nam Iran. Không rõ nguyên nhân của sự cố.
Hàng không Iran được cho là đang sử dụng 140 máy bay già nua. Lệnh
cấm vận của quốc tế vì chương trình hạt nhân của Iran khiến cho việc
thay thế máy bay cũng như thiết bị phụ tùng là cực kỳ khó khăn. Những
lĩnh vực khác của Iran cũng bị ảnh hưởng nhưng không nặng nề bằng hàng
không.
Minh Quang
Ứng viên tổng thống Mỹ hồi ức về “người Việt Cộng ném lựu đạn vào tôi“
Trả lời câu hỏi kẻ thù nào làm cho ông cảm thấy hãnh diện, ứng viên tổng
thống Mỹ Jim Webb nói đó là một người lính "Việt Cộng" làm ông bị
thương, vì ông từng là một sĩ quan thủy quân lục chiến Mỹ (TQLC) tham
gia Chiến tranh Việt Nam.
Vào cuối cuộc "khẩu chiến" ngày 13.10
(giờ Mỹ) của 5 nhân vật đảng Dân chủ có thể được chọn làm ứng viên tổng
thống Mỹ 2016, người dẫn chương trình Anderson Cooper (của CNN) hỏi 5
ứng viên: trong sự nghiệp chính trị, họ đã tạo ra kẻ thù nào.
4 ứng viên nói kẻ thù của họ là những
nhóm lợi ích ở Washington, nữ cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói kẻ
thù của bà là “đảng viên Cộng hòa” và “người Iran”.
Nhưng ông Webb đáp: “Tôi phải nói đó là
người lính - là người ném lựu đạn làm tôi bị thương, nhưng ông ấy không
ở đây để nói chuyện”.
Chuyện xảy ra vào ngày 10.7.1969, lúc ông là một trung úy 23 tuổi, chỉ
huy một trung đội TQLC hành quân ở chiến trường An Hòa (phía tây thành
phố Đà Nẵng) mà người Mỹ gọi là “Thung lũng Arizona”.
Nhiệm vụ của trung đội là truy diệt Việt Cộng. Họ phát hiện nhiều hầm được ngụy trang rất khéo.
Theo một thông tin của Lầu Năm Góc được
tạp chí Military Times tải lên mạng, Webb triển khai quân vào vị trí
phòng thủ, khi ông tiến đến hầm đầu tiên thì 3 chiến sĩ giải phóng
xông ra, lựu đạn cầm trên tay.
Một quả lựu đạn rớt gần anh và một lính TQLC. Theo thông tin của Lầu Năm
Góc, “Webb lập tức nổ súng về hướng kẻ thù, đẩy người lính xa khỏi quả
lựu đạn, rồi ông ấy dùng thân mình che người lính khỏi vụ nổ.
Mảnh lựu đạn găm vào đầu, lưng, cánh tay và đùi Webb, sức nổ ném anh lên cao và rơi xuống một quả đồi.
Webb bị thương nặng, được cứu chữa. Hiện một mảnh lựu đạn vẫn còn nằm trong sọ và một quả thận của ông.
Ứng cử viên tổng thống Jim Webb
"Chốt thí của một cuộc chiến khủng khiếp"
Military Times dẫn thông tin Lầu Năm
Góc: Tổng thống Mỹ vui mừng trao Huy chương chữ thập hải quân Navy Cross
cho trung úy James H.Webb (số quân 0-106180) đã có hành động anh hùng
vào ngày 10.7.1969.
Bộ Quốc phòng Mỹ nêu đây là huy chương
cao thứ nhì có thể trao cho một lính TQLC hoặc hải quân “có hành động
đặc biệt anh hùng”, can đảm, hăng hái chỉ huy và hết lòng vì nhiệm vụ.
Webb cũng được trao một Ngôi sao Bạc,
một Ngôi sao Đồng và 2 huy chương Chiến thương Bội Tinh (Tim Tím, Purple
Heart) sau gần 1 năm đi lính ở Việt Nam.
Webb được hưởng trợ cấp khi về hưu khỏi
TQLC và sau Chiến tranh Việt Nam, ông đi học trường luật, rồi làm Bộ
trưởng hải quân thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Ông viết nhiều sách,
từng có một nhiệm kỳ ở Thượng viện Mỹ.
Kinh nghiệm chiến trường Việt Nam giúp Webb trở thành một nhà báo, từng có nhiều cuốn sách bán rất chạy.
Năm 1978, cuốn tiểu thuyết đầu tay
“Những cánh đồng lửa” được New York Times đánh giá là một trong những
cuốn sách hay nhất về Chiến tranh Việt Nam.
Sau này Webb chuyên viết về cuộc chiến này. Ông nói đó là một trải nghiệm mà người dân thường không bao giờ có thể hiểu được.
Năm 1998, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Webb nói: “Cảm giác của tôi ở Việt Nam là tôi chỉ là một con chốt thí”.
Ông nói đấy là một cuộc chiến đẫm máu
và khủng khiếp, khi chỉ trong 8 tuần, trung đội của ông có 51 người lính
từng được trao Tim Tím khi bị giết hoặc bị thương.
Webb tham chiến ở Việt Nam
Vĩnh Thụy (theo Washington Post, The Wall Street Journal, Daily Beast)
Chính phủ Myanmar ký thỏa thuận hòa bình với 8 nhóm vũ trang
VOV.VN - Ngày 15/10, Chính phủ Myanmar và 8 trong tổng
số 15 nhóm vũ trang đã ký Thỏa thuận Ngừng bắn toàn quốc (NCA) nhằm hòa
giải xung đột.
Thỏa thuận Ngừng bắn toàn quốc này đánh dấu hướng tới sự kết thúc của hơn 60 năm xung đột dân sự tại Myanmar. Lễ ký Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc diễn ra
tại Trung tâm hội nghị quốc tế Myanmar. Tham dự lễ ký có đại diện chính
phủ gồm Tổng thống U Thein Sein, các phó tổng thống, lãnh đạo quân đội,
Chủ tịch Hạ viện và Thượng viện, cùng các thủ lĩnh của 8 nhóm vũ
trang.
Tổng
thống Myanmar Thein Sein (ở giữa) bắt tay với một nhà ngoại giao trong
buổi lễ ký kết "Hiệp định Ngừng bắn toàn quốc" tại Trung tâm Hội nghị
Quốc tế Myanmar ở Naypyitaw. (ảnh: AP).
Chứng kiến lễ ký là các đại diện từ Liên Hợp
Quốc, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Nhật Bản. Phát
biểu tại buổi lễ ký kết, Tổng thống U Thein Sein mô tả thỏa thuận ký kết
hôm nay là một cột mốc lịch sử: "Hôm nay là một ngày lịch sử rất quan
trọng đối với Myanmar. Kể từ khi đất nước giành độc lập, vẫn còn nhiều
cuộc xung đột vũ trang nổ ra. 10.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung
đột này. Hàng trăm ngàn người đang sống trong các khu vực xung đột đã
phải bị ảnh hưởng nặng nề bởi hậu quả của các cuộc xung đột. Vì vậy, với
thỏa thuận này chúng ta đã có thể khởi động một con đường mới cho một
tương lai hòa bình của đất nước". Trước đó, ngày 13/10, Chính phủ Myanmar đã
đưa 5 nhóm vũ trang ra khỏi danh sách các tổ chức bất hợp pháp. Các nhóm
vũ trang trên bao gồm Hội đồng Hoà bình Quân đội Giải phóng Quốc gia
Kayin (KNLA-PC), Tổ chức Giải phóng Dân tộc PNLO, Mặt trận Quốc gia Chin
(CNF), đảng Giải phóng Arakan (ALP) và Đội quân Dân chủ Phật giáo Kayin
(DKBA). Trước đó một ngày, đã có ba nhóm vũ trang
được ra khỏi danh sách trên là Liên minh Sắc tộc quốc gia Kayin (KNU),
Mặt trận Dân chủ sinh viên toàn Myanamr (ABSDF) và Hội đồng Khôi phục
nhà nước bang Shan (RCSS). Đây cũng chính là 8 nhóm đã nhất trí ký kết
Thỏa thuận Ngừng bắn toàn quốc (NCA) với Chính phủ Myanmar. Ngày 31/3 vừa qua, Ủy ban Công tác kiến tạo
hòa bình liên bang (UPWC) và Nhóm Điều phối ngừng bắn quốc gia (NCCT)
của các nhóm sắc tộc thiểu số vũ trang đã ký dự thảo Thỏa thuận ngừng
bắn toàn quốc sơ bộ sau hơn 1 năm đàm phán. Theo dự thảo trên, sau khi
Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc được ký chính thức, hai bên sẽ đưa ra
một khung chính trị trong vòng 60 ngày và tiến hành đối thoại chính trị
trong vòng 90 ngày. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 7 nhóm phiến quân
khác chưa chấp nhận thỏa thuận hòa bình với chính quyền. Trong đó có
những nhóm phiến quân lớn nhất, hoạt động mạnh nhất như Tổ chức Độc lập
Kachin (KIO), đang kiểm soát phần lớn lãnh thổ bang Kachin hay nhóm Quân
đội bang Wa (UWSA), nhóm có quân số lớn nhất. Tuy nhiên, một đại diện đàm phán của Chính
quyền Myanmar cho biết việc ký kết thỏa thuận với 7 nhóm phiến quân còn
lại sẽ sớm diễn ra. Các nhóm này hiện đã ký thỏa thuận sơ bộ với chính
quyền. Tiến trình đàm phán hoà bình của Myanmar bắt
đầu từ tháng 11/2003 khi Ủy ban Công tác kiến tạo hòa bình liên bang và
Nhóm Điều phối ngừng bắn quốc gia gặp nhau ở Myitgyina, thủ phủ bang
Kachin. Đây là lần đầu tiên một thoả thuận ngừng bắn
trên toàn quốc được thảo luận. Vòng đàm phán thứ 9, và cũng là cuối
cùng giữa Ủy ban Công tác kiến tạo hòa bình liên bang và Nhóm Điều phối
ngừng bắn quốc gia diễn ra tại Yangon hồi tháng 8 vừa qua./.
Anh Tuấn/VOV- Trung tâm TinTổng hợp
Quan hệ Nga- Ukraine có dấu hiệu "tan băng"
TTK | 15/10/2015 15:00
1
Lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine tham gia cuộc tập trận tại thị trấn Torez, khu vực Donetsk. Ảnh: AFP-TTXVN
Sau một năm "đóng băng" quan hệ do xung đột tại miền Đông Ukraine, quan hệ giữa Kiev và Moskva có vẻ bắt đầu được cải thiện.
Mạng tin tình báo “Stratfor” (Mỹ) ngày 14/10 có bài phân tích về
triển vọng quan hệ Nga- Ukraine "tan băng". Dưới đây là chi tiết bài
viết:
Quan hệ giữa Nga và phương Tây xung quanh vấn đề Ukraine đã leo thang
căng thẳng trong 8 tháng đầu năm nay. Cả binh sĩ chính phủ lẫn quân ly
khai đều thường xuyên vi phạm lệnh ngừng bắn được ký kết trong khuôn khổ
thỏa thuận Minsk đạt được hồi tháng 2.
Số binh sĩ thương vong liên tục tăng, lên tới gần 8.000 người kể từ
khi bắt đầu giao tranh vào tháng 4/2014. Trong khi đó, Nga và Tổ chức
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã tăng cường đảm bảo an ninh và tăng
tốc độ tập trận quân sự dọc biên giới Nga- Ukraine.
Tuy nhiên, từ tháng 9 vừa qua, tình hình bắt đầu có sự thay đổi. Mở
đầu là lệnh ngừng bắn 1 tuần trùng với thời điểm bắt đầu năm học mới.
Thay vì 1 tuần như dự kiến, lệnh ngừng bắn này được duy trì trong 5
tuần, với việc hầu như không có vụ vi phạm hay vụ thương vong nào.
Sự yên ắng trên chiến trường đã tạo đà cho những nỗ lực thực thi thỏa
thuận Minsk ở cấp độ chiến thuật, với hành động cụ thể là từ ngày 4/10
các lực lượng Ukraine rút vũ khí hạng nặng ra khỏi chiến tuyến.
Đổi lại, lực lượng ly khai cũng bắt đầu rút vũ khí hạng nặng, và ngày
6/10 các đại diện của Donetsk và Luhansk tuyên bố sẽ lùi cuộc bầu cử
địa phương tới năm 2016.
Các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine cũng đạt tiến triển trong một
số vấn đề. Ngày 26/9, hai nước đạt được thỏa thuận về việc Moskva nối
lại nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine (bị cắt đứt kể từ tháng 6) từ
ngày 12/10 cho tới hết mùa Đông.
Thỏa thuận này mang tính tạm thời, tương tự như thỏa thuận hồi năm
ngoái, song là kết quả của sự thỏa hiệp của cả hai bên về vấn đề giá cả.
Hai bên cũng đang tìm cách hóa giải một vấn đề gây tranh cãi khác:
Khoản tiền 3 tỷ USD trong hợp đồng mà tháng 12 tới Ukraine sẽ phải thanh
toán cho Nga.
Một trạm bơm khí đốt tại thị trấn Boyarka thuộc Kiev, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ngày 5/10 tuyên bố ông dự định
gặp người đồng cấp Ukraine trong tuần này để bàn về phương thức thanh
toán hợp đồng nêu trên. Đây sẽ là lần đầu tiên hai bên tiến hành một
cuộc đàm phán chính thức như vậy.
Cho tới nay, phía Kiev vẫn khăng khăng rằng họ sẽ thanh toán khoản nợ
này nếu nó không được cơ cấu lại tương tự như thỏa thuận giãn nợ hồi
tháng 8 giữa Nga và những nước phương Tây nhập khẩu dầu qua hợp đồng
này.
Tuy Nga vẫn từ chối yêu cầu trên, song các cuộc đàm phán trực tiếp về
vấn đề này có thể mở đường cho một sự thỏa hiệp nào đó giữa Kiev và
Moskva.
Những sự thỏa hiệp, những nỗ lực can dự kể trên đã làm rộ lên suy
luận rằng đang diễn ra một cuộc mặc cả lớn giữa Nga, Ukraine và phương
Tây. Sở dĩ Moskva chuyển sang thái độ hợp tác là do nền kinh tế Nga đang
suy giảm nghiêm trọng.
Một số quốc gia châu Âu cũng muốn tháo ngòi nổ cho cuộc xung đột,
nhất là những nền kinh tế đang bị ảnh hưởng xấu bởi các đòn trừng phạt
“ăn miếng trả miếng” nhau giữa châu Âu và Nga.
Tuy nhiên, các bên khó có thể đạt được một thỏa thuận rộng rãi hơn trước khi kết thúc năm nay do một vài lý do sau:
Thứ nhất và cũng quan trọng nhất là con đường được vạch ra trong thỏa
thuận Minsk có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau.
Không có định nghĩa rõ ràng về cái gọi là “quy chế đặc biệt” dành cho
quân ly khai. Phía quân ly khai nói rằng theo quy chế này, họ có quyền
tự quyết lâu dài đối với những vấn đề như quốc phòng và đối ngoại trong
khi phía Kiev khẳng định quy chế này chỉ có tính tạm thời và chỉ áp dụng
đối với những lĩnh vực như chính sách ngân sách và các vấn đề văn hóa.
Thứ hai là vấn đề ân xá cho các tay súng ly khai. Phía dân quân đòi
phải có một lệnh ân xá cho tất cả mọi người trong khi Chính phủ Ukraine
khẳng định lệnh ân xá chỉ được xem xét dựa trên từng trường hợp.
Thứ ba là ngay cả khi Chính phủ Ukraine và lực lượng đòi ly khai có
thể nhất trí được một lộ trình cho tương lai, thì tình hình nội bộ của
Kiev cũng sẽ gây rắc rối.
Những tổ chức theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đặc biệt là đảng Cánh
hữu Ukraine và đảng Tự do (Svodoba), đang phản đối mọi sự thỏa hiệp với
lực lượng đòi ly khai.
Cuộc mít tinh bạo lực nhằm phản đối việc sửa đổi hiến pháp diễn ra ở
Kiev hồi tháng 9 vừa qua cho thấy những đảng cực hữu này có thể gây bất
ổn chế độ chính trị. Điều này đẩy Kiev vào một tình thế khó khăn: ngả về
phía nào cũng đều có thể dẫn đến phản ứng cực đoan từ phía còn lại.
Cuối cùng, Mỹ có thể cản trở việc đạt được một thỏa thuận cuối cùng
cho vấn đề Ukraine. Một số nước châu Âu, trong đó có Pháp và Đức, muốn
tháo ngòi nổ cho cuộc xung đột, song Mỹ vẫn giữ quan điểm cứng rắn đối
với Nga.
Washington đã tăng cường viện trợ tài chính, thường xuyên tổ chức
diễn tập quân sự và cân nhắc tăng cung cấp vũ khí phòng chủ cho Ukraine.
Khác với Liên minh châu Âu (EU), Mỹ gần như chẳng thiệt hại gì khi duy
trì các lệnh trừng phạt chống Nga.
Những chướng ngại vật kể trên không thể cản trở những tiến triển
trong đàm phán giữa Nga, Ukraine và phương Tây, và tất cả ắt sẽ phải
thay đổi.
Song các cuộc đàm phán, để tạo điều kiện nhiều hơn cho sự thỏa hiệp
trên một số vấn đề quân sự, chính trị và kinh tế nhất định và cuối cùng
là một thỏa thuận toàn diện, sẽ vẫn khó có thể diễn ra trong tương lai
gần.
Ngày 15/10, Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình (Hà
Nội) cho biết đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi
phạm trong hoạt động xây dựng công trình tại Trung tâm thương mại, văn
phòng, nhà ở để bán và cho thuê tại số 8B Lê Trực.
Tòa
nhà 8B Lê Trực xây vượt 16m (tương đương 5 tầng) so với được cấp phép
xây dựng (tính theo tầng từ mũi tên trong ảnh). Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN.
Đây là việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đối với những vi phạm của đơn vị chủ đầu tư.
Căn cứ vào các quy định pháp luật của Nhà nước và thành phố, Công
ty cổ phần May Lê Trực (đại diện là ông Trần Đức Minh – Chủ tịch Hội
đồng quản trị) đã bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền là 100 triệu
đồng do có hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung
Giấy phép xây dựng số 11/GPXD-SXD ngày 24/3/2014 do Sở Xây dựng cấp và
hồ sơ thiết kế được xác nhận theo giấy phép xây dựng đối với trường hợp
dự án đầu tư xây dựng được cấp phép xây dựng mới.
Cụ thể, về chiều cao công trình, theo giấy phép xây dựng, công
trình cao đến đỉnh tum thang là 53m, hiện chủ đầu tư đã xây dựng tự ý
điều chỉnh tăng chiều cao các tầng và xây dựng thêm tầng 19 (sai so với
tổng chiều cao được cấp). Về diện tích sàn xây dựng, từ tầng 8 đến tầng
mái đã xây dựng hết khoảng lùi 3,36m (phía đường Trần Phú kéo dài); tại
độ cao 44m (theo thiết kế) đến mái đã xây dựng hết khoảng lùi 15m (phần
giật cấp đầu hồi phía Đông); tại độ cao 50m (theo thiết kế) đến mái đã
xây dựng hết khoảng lùi thêm 5,3m (về phía Tây) và xây dựng mới tầng 19.
Như vậy, chủ đầu tư đã vi phạm Điểm c Khoản 5 Điều 13 Nghị định số
121/2013/NĐ- CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ và Điểm b Khoản 5 Nghị
quyết số 07/2014/NQ – HĐND ngày 11/7/2014 của Hội đồng Nhân dân thành
phố Hà Nội.
Công trình còn bị áp dụng tình tiết nặng do vi phạm nhiều lần quy
định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình đã đồng thời có các biện pháp khác
buộc chủ đầu tư phải nghiêm túc thực hiện như: Đình chỉ toàn diện thi
công xây dựng công trình; yêu cầu chủ đầu tư xây dựng và lập phương án
phá dỡ phần công trình vi phạm trật tự xây dựng báo cáo cơ quan có thẩm
quyền (Ủy ban Nhân dân quận, Ủy ban Nhân dân phường Điện Biên, Đội Thanh
tra Xây dựng quận trước ngày 15/10/2015). Phương án phá dỡ phải xác
định rõ thời gian, tiến độ từ khi thực hiện việc phá dỡ đến khi kết thúc
và đảm bảo các nội dung quy định tại Điều 25 Nghị định số
180/2007/NĐ-CP. Nếu chủ đầu tư không thực hiện thì bị cưỡng chế phá dỡ
và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
Cũng theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình, chủ đầu tư có
trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao Quyết định; số tiền phạt
nộp vào Kho bạc Nhà nước Ba Đình. Quá thời hạn, nếu chủ đầu tư không
chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ bị cưỡng chế thi hành
theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, Ủy ban Nhân dân quận giao Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường
Điện Biên chủ trì, phối hợp với Đội Thanh tra Xây dựng quận chịu trách
nhiệm giám sát, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện của chủ đầu tư; đồng
thời xem xét, đề xuất việc xử lý vi phạm của chủ đầu tư; áp dụng triệt
để các biện pháp ngăn chặn không để phát sinh thêm vi phạm.
Trường hợp chủ đầu tư không chấp hành các quy định của Quận, Chủ
tịch Ủy ban Nhân dân phường Điện Biên phải chủ trì phối hợp với các cơ
quan chức năng (Công an quận, Công an phường, Phòng Quản lý đô thị, Đội
Thanh tra Xây dựng quận, Công ty Điện lực Ba Đình, Xí nghiệp kinh doanh
nước sạch Ba Đình) áp dụng toàn diện các biện pháp ngăn chặn, tổ chức
cưỡng chế và xử lý vi phạm theo đúng thẩm quyền.
Theo Vietnam Plus
Hai xe khách húc nhau, đèo Bảo Lộc kẹt cứng
LÂM THIÊN | 15/10/2015 23:13
Tai
nạn xảy ra vào khoảng 13g ngày 15-10 trên đèo Bảo Lộc thuộc địa phận
huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng) khi hai xe khách đi ngược chiều đâm thẳng
vào nhau khiến tình trạng ùn tắc diễn ra trong thời gian dài.
Theo
các nhân chứng, vào thời điểm trên, khi xe khách Thành Bưởi mang BS:
51B-12100 do tài xế Trần Hữu Thọ (40 tuổi, ngụ TP.HCM) điều khiển lưu
thông theo hướng Đà Lạt đi TP.HCM đang đổ đèo Bảo Lộc thì bất ngờ xảy ra
va chạm với xe khách mang BS: 51B-14947 do tài xế Vương Tấn Lực (53
tuổi, quê TP.HCM) điều khiển.
Cú va chạm mạnh khiến toàn bộ cửa kính và phần trước của 2 xe khách
bị biến dạng. Khi xảy ra tai nạn, trên xe Thành Bưởi có 17 hành khách và
xe khách 51B-14947 chở 15 khách. Rất may, vụ tai nạn không gây thiệt
hại về người.
Sau cú va chạm, hai xe khách nằm chắn ngang đường khiến giao thông
qua đèo Bảo Lộc bị ùn tắc trong thời gian dài, các xe nằm nối đuôi nhau
gần 5km trên đèo.
Sau khi nhận được tin báo, lực lượng CSGT huyện Đạ Huoai đã có mặt
tại hiện trường để xử lý vụ việc. Hiện cơ quan chức năng đang điều tra
làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn.
Cú va chạm mạnh khiến toàn bộ cửa kính của hai xe nát vụn - Ảnh: Lâm Thiên
Các phương tiện nối đuôi nhau nằm chờ trên đèo Bảo Lộc - Ảnh: Lâm Thiên
Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Lâm Thiên
theo Tuổi trẻ
Thể thao 24h: HLV Miura bị kẻ xấu giả mạo, đăng tin từ chức
VOV.VN - Trước những tin đồn về việc HLV Miura từ chức, lãnh đạo VFF đã khẳng định không có chuyện này.
HLV Miura bị “mạo danh”
Sau trận thua Thái Lan,
nhiều trang thông tin đã dẫn lại hình ảnh từ FB “Miura Toshiya” với
dòng trạng thái: “Xin lỗi các bạn, Thái Lan là một đội bóng mạnh. Trận
đấu này chúng ta đã hoàn toàn thất bại. Chúng ta thua nhưng các CĐV vẫn
không quay lưng lại với đội tuyển. Có thể tôi sẽ không còn tập luyện với
các bạn nữa, nhưng tôi vẫn muốn gửi lời cảm ơn đến các bạn. Xin tạm
biệt”.
Dòng trạng thái "mạo danh" HLV Miura để thông báo nghỉ việc.
Một số trang thông tin
đã dẫn lại dòng trạng thái này và cho rằng HLV Miura sắp từ chức, gây
hoang mang dư luận. Tuy nhiên, VFF đã chính thức bác bỏ thông tin này.
Theo Phó chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn thì HLV Miura chưa từng nói đến
việc chia tay đội tuyển: “HLV Miura vẫn tiếp tục dẫn dắt đội tuyển Việt
Nam và U23 Việt Nam”.
“Thông tin HLV Miura từ
chức là không chính xác. Bóng đá có thắng có thua, không phải vì thua
một trận đấu mà HLV Miura nghỉ việc”. – Phó chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn
cho biết.
Cầu thủ gốc Việt qua đời vì chơi bóng bầu dục
Kenny Bùi, một cầu thủ
gốc Việt vừa qua đời tại TP Washington, Mỹ. Kenny bị chấn thương sọ não
trong trận đấu giữa Evergreen và Highline High. Dù đã được đưa đến bệnh
viện cấp cứu ngay lập tức, nhưng cầu thủ này cũng không qua khỏi.
Kenny Bùi thiệt mạng ở tuổi 17 sau một chấn thương nặng.
Đây là trường hợp tử
vong thứ 2 liên quan đến những trận bóng bầu dục tại các trường trung
học chỉ trong vòng hơn một tuần. Trước Kenny Bùi, một học sinh trung học
ở New Jersey cũng qua đời sau chấn thương nghiêm trọng. Còn tính trong
vòng một tháng, Kenney Bùi là học sinh trung học Mỹ thứ tư qua đời vì
tham gia một trận đấu giữa các trường học.
Tiến Minh bị loại khỏi giải Đài Loan Grand Prix
Sau khi vất vả đánh bại
đối thủ Yang Chin Hsun ở vòng một vào hôm qua, Tiến Minh bước vào vòng
hai giải Đài Loan Grand Prix để chạm trán tay vợt Simon Santoso, người
đang xếp hạng ngoài top 150 trên BXH thế giới.
Với tỉ số chung cuộc
1-2, Tiến Minh đã sớm nói lời chia tay Đài Loan Grand Prix ngay vòng 2
dù được xếp hạt giống số một và anh không hoàn thành chỉ tiêu tiến sâu
tại giải.
V-League 2016 khởi tranh vào ngày 14/2
Mùa giải V-League 2016 sẽ bắt đầu khởi tranh vào ngày 14/2/2016 bằng trận tranh siêu cúp giữa B.Bình Dương và Hà Nội T&T.
B.Bình Dương hiện đang là đương kim vô địch V-League. (Ảnh: Bích Thùy)
Nhằm tạo điều kiện tốt
nhất cho U23 Việt Nam tham dự VCK U23 Châu Á tại Qatar (10-30/1/2016),
V-League 2016 sẽ bắt đầu muộn hơn thường lệ. Cụ thể, mùa giải 2016 dự
kiến sẽ được khởi tranh vào ngày 14/2/2016, tức là sau kỳ nghỉ Tết
Nguyên Đán.
Việc mùa giải 2016 dự
kiến sẽ được khởi tranh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán là sự hợp lý và nhận
được đồng thuận cao của các CLB. Còn nhớ mùa giải 2015, nhiều đội bóng
phải chạy đôn chạy đáo lo phương tiện đưa đón cầu thủ về ăn Tết. Ngoài
ra là nỗi lo về tình trạng tăng cân, mất kiểm soát khi nghỉ lễ của các
cầu thủ./.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất