Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

SÂU THẲM TÌNH QUÊ 13

(ĐC sưu tầm trên NET)

 

Trình bày cảm xúc về hai tiếng Quê hương

ĐỀ 105: Trong bài thơ “Quê hương” nhà thơ Đỗ Trung Quân viết: “Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi…”. Trình bày trong một bài văn ngắn cảm xúc của anh/ chị về hai tiếng “quê hương.

BÀI LÀM
   Nước sông cuồn cuộn chở những cánh buồm lên đường viễn chinh, nhưng những con thuyền hiểu rõ ngọn tháp hải đăng mới là bến bờ lưu luyến nhất trong lòng. Bầu trời xanh ngọc bích là nơi đôi cánh chim câu bay lượn nhưng chúng rõ nhất là hướng về tổ ấm. Cũng giống như sự trôi chảy của dòng sông, niềm nhớ nhung về quê mẹ, lòng ta không khỏi gợn sóng bồi hồi xao động mỗi khi hướng về cố hương.
Tôi từng kinh ngạc và rung động trước cái đẹp bi tráng của chiếc lá lìa cành. Cành lá và mặt đất chỉ cách nhau mấy mét thế nhưng lá vẫn vùng vẫy một cách kiên nghị rồi mặc cho gió cuốn, mặc cho thân mình vỡ nát dưới bánh xe; là cất cao tiếng hát phô nét đẹp xúc động của mình khi hướng về cội nguồn. Tôi hỏi chiếc lá rơi, chiếc lá không nói vì hành động của lá lúc đó là lời nói của tình cảm mà chúng ta dần dần sẽ hiểu.
   Mãi đến khi ánh mặt trời rực rỡ lướt qua miền rung cảm trong lòng, gió xuân ấm áp thổi qua miền đắng chát trong tâm khảm, lá cây bạch dương trước cửa sổ xào xạc tạo ra sự quyến luyến trong lòng, cả nhà chúng tôi chuyển lên thành phố, rời xa những giọt sương mai long lanh, rời xa nét đan thanh của hương thơm đất bùn trộn mùi lúa mạ, rời xa niềm hân hoan khi cầm ô đi trên bờ ruộng trong cơn mưa phùn. Bước vào cánh cửa của chiếc xe hơi chờ sẵn chúng tôi, ngắm nhìn lại hình bóng tươi đẹp của ngôi nhà cũ kĩ, kí ức bị bụi mờ phong kín trong ngôi nhà tĩnh mịch, phương hướng đó dần mất, nước mắt tôi rơi, rơi không thể nào ngăn được, nước mắt chảy ra từ sâu thẳm lòng mình. Rời xa quê hương, tất cả những gì của thành phố đối với tôi đều mới lạ, nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương ngày càng da diết. Lúc đó dường như tôi mới thực sự hiểu được sự kiên nghị của chiếc lá run rẩy khi lìa cành, là sức mạnh của quê hương, là sức mạnh của đất mẹ, là sức mạnh của gốc rễ đã làm như vậy. Dân ta có câu “lá rụng về cội, người già về quê”. Rất nhiều người lớn tuổi không quen sống cuộc sống thành thị với đèn xanh, đèn đỏ, phú quý xa hoa, họ không thích sống trong cảnh nhà kín cao tường, hàng xóm với nhau được ngăn bằng bê tông cốt thép mà chỉ thích sống ở vùng quê hương dù nghèo khó, dù vất vả nhưng có bà con láng giềng lối xóm, sống với những người mà ta phải bán anh em xa để mua!
   Mỗi sinh linh đều có cái gốc riêng của mình, đều có những ràng buộc từ sâu thẳm trong lòng họ, tạo thành dòng chảy tình cảm đẹp nhất trong đời. Biên giới giữa Peru và Bolivia có hồ Tangannyika, trên hồ có người Wulu sinh sống, trải bao xuân hạ thu đông họ vẫn sống ở đó, khi nền văn hóa Inca mất dần, khi hiệu ứng nhà kính ập đến họ vẫn kiên nghị cố thủ ở đấy. Họ nói: “Nó là vùng nước sinh ra từ gốc, gốc thì không thể nhổ đi, không thể chuyển dời”. Thật đơn giản nhưng đó là cách nói của những con người sống ở đó. Mang theo cả ước mơ tìm kiếm, mang theo cả sự quyến luyến không nỡ rời xa. Trở về vùng đất thân quen đó, nâng chén trà xanh đượm mùi quê hương, sải bước trên con đường quen thuộc, cảm nhận hương thơm bùn non trộn lẫn hương lúa quê hương như bản giao hưởng ru hồn người về với dĩ vãng, lúc đó tôi thấy mình tan biến vào lòng đất. Ngắt một cành hoa dại ven đường, tôi kinh ngạc cảm nhận được sợi dây vô hình ràng buộc đó, nó là chất nuôi dưỡng thành những màu sắc rực rỡ của hoa, đó chính là đáp án mà tôi mải miết đi tìm cho mình.
            Tuổi trẻ chúng ta cần giương cao cánh buồm đời mình, một cuốn sách. một tách trà, một làn hương ngào ngạt quê nhà, mãi mãi là ngọn hải đăng cho thuyền sinh linh chúng ta hướng đến trong biển sống cuộc đời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét