Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 6
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường". -Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Quy hoạch đô thị xấu đến lạ lùng ở Hà Nội
09/09/201524,980 lượt xem
TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng
hội Xây dựng Việt Nam cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện
tại trên những con đường mới mở là do thiếu tầm nhìn trong quy hoạch đô
thị. Trong ảnh là những ngôi nhà siêu mỏng ở Hà Nội.
Nhà hình thang, nhà siêu
mỏng, siêu méo, cùng một mặt đường nhưng 3 ngôi nhà quay 3
hướng… là những điều khó hiểu về kiến trúc đô thị. Thế nhưng,
những hình ảnh này có thể dễ dàng bắt gặp trên nhiều con
đường ở Hà Nội.
10 ngôi nhà siêu mỏng nổi tiếng trên đường Đào Tấn (quận Ba Đình). (Ảnh: Phong Nguyễn/Đại Kỷ Nguyên VN)Tồn
tại nhiều năm, dãy nhà cao tới 5 tầng, chiều sâu lòng nhà chưa
tới 2,5m trở thành là một… điểm nhấn cho dãy phố này. (Ảnh: Phong
Nguyễn/Đại Kỷ Nguyên VN)Câu
chuyện quy hoạch – nhà mỏng, nhà méo của hơn 10 năm trước tiếp
tục được lặp lại trên nhiều con đường của Hà Nội, mà điển
hình gần đây nhất là đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài. Thông xe kỹ
thuật từ tháng 2, kể từ tháng 4-5 trở ra, những ngôi nhà siêu
mỏng mọc lên liên tiếp trên phần đất còn lại sau quy hoạch.
Những dải đất mỏng bị đội giá lên cao ngất ngưởng vì được
tính theo giá mặt đường. (Ảnh: Phong Nguyễn/Đại Kỷ Nguyên VN)Ba
gian nhà có chiều sâu lòng nhà chưa tới 1m quay lưng ra mặt đường
Nguyễn Văn Huyên kéo dài. Nhà có đầy đủ cửa xếp, vô dụng vì không
thể ở, nhưng lại có giá nhiều triệu đồng một m2 vì chúng đang
án ngữ mặt tiền đối với những căn nhà đằng sau. (Ảnh: Phong
Nguyễn/Đại Kỷ Nguyên VN)Theo
quy định, phần diện tích còn lại dưới 15m2 có chiều rộng mặt tiền hoặc
chiều sâu lòng nhà so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m thì không được
phép xây dựng. Nhưng hai gian lợp tôn xi-măng với chiều sâu chưa đến
1m, vẫn được dựng lên và tồn tại từ ít nhất hơn một tháng
nay. (Ảnh: Phong Nguyễn/Đại Kỷ Nguyên VN)Ngay
cạnh đó, những ngôi nhà với chiều sâu lòng nhà không đến 3m đang
tiếp tục được dựng lên. (Ảnh: Phong Nguyễn/Đại Kỷ Nguyên VN)Bức
tường được chủ đất phát giá 1 tỷ đồng của gia đình ông Nguyễn
Phương Châm, chỉ ra một cách sinh động một trong những vấn đề
của việc quy hoạch đô thị tại Hà Nội. (Ảnh: motthegioi.vn)Theo
ông Châm, nếu gia đình hàng xóm mua, nghiễm nhiên đất của họ thành mặt
đường và có giá bán cao hơn gấp nhiều lần hiện nay. “Tôi tính sơ bộ cũng
vào khoảng 23 tỷ đồng. Vậy bỏ ra 1 tỷ mua đất thì cũng đâu có gì thiệt
thòi”, báo Một Thế Giới dẫn lời ông Châm. (Ảnh: hanoitv.vn)TS
Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết,
nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại trên những con đường mới mở là
do thiếu tầm nhìn trong quy hoạch đô thị. (Ảnh: baodautu.vn)“Nếu
so sánh với thế giới trong việc quy hoạch đô thị, chúng ta dễ nhận
thấy, ở các nước phát triển, trong quy hoạch đô thị, thường có một người
gọi là “Tổng công trình sư” hay “kỹ sư trưởng” của thành phố. Người này
sẽ có nhiệm vụ kết hợp giữa các khâu trong công tác quy hoạch lại để
đảm bảo hiệu quả cao nhất. Trong khi đó, ở Hà Nội hiện nay cách làm đa
phần theo kiểu… mạnh ai nấy làm, thiếu kết nối, đồng bộ”, TS Phạm Sỹ
Liêm đánh giá, theo báo Dân Trí. Trong hình: ngay sát mặt đường là 3
ngôi nhà quay 3 hướng. (Ảnh: Phong Nguyễn/Đại Kỷ Nguyên VN)Ba
khối nhà có chiều cao, kiến trúc, hướng khác biệt, tạo nên
một tổng thể đô thị được quy hoạch một cách lộn xộn. (Ảnh:
Phong Nguyễn/Đại Kỷ Nguyên VN)Dãy nhà 2 tầng sau khi giải tỏa có chiều sâu lòng nhà khoảng 2m. (Ảnh: hanoitv.vn)Tầng
1 bị “lẹm mất”, nhưng tầng 2 vẫn “tự do”. Chủ đất gia cố thêm
những dầm sắt chữ T để đỡ sức nặng của tầng 2, đồng thời bọc tôn
xung quanh, tháng 9/2015. (Ảnh: Phong Nguyễn/Đại Kỷ Nguyên VN)Nhưng
phần tường đỡ chỉ dài chừng 2m liệu có đủ để đỡ được sức
nặng của cả dãy nhà 2 tầng xếp chồng, có mặt tiền khá dài này hay
không? (Ảnh: soha.vn)Nhà
hình thang với… 3 mặt tiền trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài,
tháng 9/2015. (Ảnh: Phong Nguyễn/Đại Kỷ Nguyên VN)Không
khó để bắt gặp những khối nhà có cạnh được uốn “hết cỡ”
theo khúc cua như thế này trên đường. (Ảnh: Phong Nguyễn/Đại Kỷ
Nguyên VN)
Căn
nhà với diện tích chỉ vài mét vuông được xây cao 4 tầng, với các góc
được “uốn” theo khúc cua từ đường vào ngõ, trên con đường mới mở
ven sông Sét. (Ảnh: tintuc.vn)Một ngôi nhà siêu mỏng ở ngã tư Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi, tháng 3/2011. (Ảnh: vnexpress.net)Một
đoạn trên quốc lộ 1A (đường Ngô Gia Tự, quận Long Biên, Hà Nội) với
kiến trúc lem nhem, thò ra thụt vào, đủ màu sắc, từ trước khi đường
được khánh thành vào tháng 5/2012 (Tin, ảnh: vnexpress.net)Một kiến trúc “tổ chim”, được xây cao tới 4 tầng trên đường Lê Văn Lương kéo dài. (Ành: laodong.com.vn)Những
căn nhà hình khối kỳ dị, trên đường Lê Văn Lương kéo dài. “Một thành
phố của tương lai đang dần hiện lên và được định hình với những ngôi
nhà méo mó và kỳ dị đến lạ kỳ”, một người dân nói (Tin, ảnh:
laodong.com.vn)Mặt
đường nham nhở vì những khối nhà có hình thù kỳ dị, trên
đường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng). Tháng 5/2015, đoàn giám sát của
Thường trực HĐND TP cho biết, còn tồn đọng chưa xử lý 174 trường hợp
trên địa bàn 7 quận (Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà
Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ) tồn tại trước năm 2005, thì nay có thêm 442
trường hợp nhà đất “siêu mỏng, siêu méo” tại các tuyến đường mới mở trên
địa bàn TP như Kim Mã -Trần Phú, Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 2,5,
đường Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Huyên. (Tin: trithuctre.info, ảnh:
vovgiaothong.vn)Ngôi
nhà mỏng như một tấm biển quảng cáo với đủ bồn nước, quạt thông
gió trên đường Lê Văn Lương kéo dài. Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội
– ông Võ Nguyên Phong cho biết việc thu hồi giải phóng mặt bằng rất khó
khăn vì các hộ dân này đã xây dựng công trình quy mô từ 1-2 tầng và đã
ăn ở, kinh doanh, mưu sinh ổn định. (Tin, ảnh: laodong.com.vn)Một căn nhà “siêu mỏng” ở chân cầu Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng). (Ảnh: hanoimoi.com.vn)Sau
khi bị thu hồi đất, nhà bà Nguyễn Thị Lan ở cạnh nhà văn hóa phường
Quan Hoa, Cầu Giấy, còn vẻn vẹn 17 m2, không có nhà vệ sinh, nhà tắm.
(Tin, ảnh: vnexpress.net)Bên
trong một căn nhà siêu nhỏ trên ngõ phố Vạn Bảo (Ba Đình). Một tầng
nhà có chiều ngang rộng hơn 1m, dùng làm phòng ngủ và làm việc (Tin,
ảnh: vnexpress.net)‘Để
xảy ra nhà siêu mỏng, siêu méo hiện nay có yếu tố chủ quan và khách
quan, trong đó có việc xử lý của các Ban Quản lý dự án chưa kịp thời.
Muốn làm được việc này phải thu hồi đất thừa 2 bên đường, tuy nhiên chưa
có kinh phí’, một lãnh đạo Sở Xây dựng nói. (Tin, ảnh: vnexpress.net)Phó
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết thành phố đã yêu
cầu các đơn vị lập dự án phải khảo sát giữa thiết kế và thực địa, để
tránh phát sinh nhà “siêu mỏng, siêu méo” khi mở đường nữa. Thế nhưng
việc giải quyết những ngôi nhà mỏng, có hình dáng kỳ lạ vẫn
đang được dựng lên vì nhu cầu sống, ở của người dân, thì vẫn
chưa được đưa ra. Trong ảnh, một ngôi nhà siêu mỏng, siêu nhỏ hình
thành sau khi giải phóng mặt bằng tuyến đường vành đai 3. (Ảnh:
vnexpress.net)Phan A tổng hợp
Đầu tư công lãng phí hàng nghìn tỷ: Biết vô lý vì sao vẫn làm?
04/08/201518,245 lượt xem
Hải Dương vừa được Chính phủ đồng ý xây
khu hành chính tập trung với lý do trụ sở cũ của các ngành, sở trong
tỉnh đều đã xuống cấp, xập xệ. Trong ảnh: Trụ sở Cục Thuế Hải Dương.
(Ảnh: kienthuc.net.vn)
Chỉ cần điểm qua những thông tin
đã được công khai, có thể dễ dàng nhận ra hàng nghìn tỷ ngân sách đang
được sử dụng sai mục đích, sai chức năng bởi những dự án mà không ai có
thể lý giải được tính thiết yếu của nó. Tình trạng đầu tư công lãng phí
từ lâu không còn là câu chuyện mới, thế nhưng nó vẫn luôn tiếp diễn hàng
ngày, hàng giờ từ cấp trung ương tới địa phương.
Dự án Bảo tàng Lịch sử quốc gia hơn 11.000 tỷ đồng
Đây là dự án được Bộ Xây dựng đưa ra vào
khoảng tháng 9/2012 và được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt
vào ngày 19/12/2006 – tính đến lúc này đã 11 năm trôi qua. Thế nhưng
cho tới tận lúc này, dự án Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn luôn là đề tài
nóng.
Thậm chí ngay cả khi dự án này vẫn chưa
khởi công thì các ý kiến phản đối vẫn không ngừng được đưa ra. Tính theo
kế hoạch, thì dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã bị trễ gần 3 năm tính
từ thời điểm dự kiến khởi công tháng 11/2012.
Vậy, sự bất hợp lý của dự án này nằm ở đâu?
Tốn kém và lãng phí là ý kiến chung mà
nhiều chuyên gia và người dân đưa ra. Tổng mức đầu tư dự án Bảo tàng
Lịch sử quốc gia lên đến 11.277 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí dự án
thành phần đầu tư xây dựng nội dung và hình thức trưng bày. Toà nhà
chính rộng hơn 20.400 m2, chưa kể khu tưởng niệm danh nhân; khu trưng
bày ngoài trời trưng bày những hiện vật lớn; tái tạo không gian lịch sử;
không gian văn hóa, kiến trúc đặc sắc và hạng mục kỹ thuật phụ trợ, cây
xanh và cảnh quan…
Phối cảnh Bảo tàng Lịch sử quốc gia. (Nguồn: tapchikientrucvietnam)
Chúng ta đã có quá nhiều bảo tàng – là ý
kiến mà TS Vũ Thế Long (nguyên cán bộ viện Khảo cổ học Việt Nam) trao
đổi trên tờ Kiến Thức cho hay. “Có những bảo tàng đầu tư hàng nghìn
tỷ đồng như Bảo tàng Hà Nội chẳng hạn, nhưng xây dựng xong rồi bỏ không,
chẳng có hiện vật để mà trưng bày. Đó là sự tốn kém và rất lãng phí”, ông Long nói.
“Xây bảo tàng là để lưu giữ lại
những hiện vật của lịch sử. Thế nhưng nên xây dựng như thế nào, vào thời
điểm nào lại là chuyện khác. Giữa lúc kinh tế đang khó khăn như hiện
nay mà lại triển khai dự án xây dựng bảo tàng theo tôi là không nên, còn
nhiều việc khác cần làm hơn”, ông Long cho biết thêm.
GS Nguyễn Văn Huy (nguyên giám đốc Bảo
tàng Dân tộc học) là ủy viên hội đồng tư vấn khoa học cho ban quản lý
xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Tuy nhiên, chính ông cũng phải đặt
ra câu hỏi, nếu xây mới bảo tàng này, thì hai bảo tàng cũ (Bảo tàng Lịch
sử quốc gia do Bảo tàng Cách Mạng và Bảo tàng Lịch sử sáp nhập lại) sẽ
dùng để làm gì?
GS. Nguyễn Văn Huy cho biết nhiều khoản kinh phí dự kiến trong bản đề án không cần lớn đến vậy. (Ảnh: thethaovanhoa.vn)
Nhà sử học Lê Văn Lan phát biểu trên Kiến Thức “không cần phải tốn kém đến hàng chục nghìn tỷ đồng như dự án xây dựng bảo tàng nói trên”, mà việc cần làm là làm sao cho không còn cảnh hàng nghìn thí sinh bị điểm “0” môn Lịch sử.
Trong khi đó, người đọc đưa ra nhiều ý
kiến thực tế, như cần cải thiện chất lượng bệnh viện, trường học, đầu tư
kinh tế hiệu quả thay vì khai thác tài nguyên thô như hiện tại, hay
thậm chí là duy tu các di tích một cách đúng đắn thay vì lại xây cơ sở
để trưng bày hiện vật.
“Các công trình phúc lợi công cộng
phục vụ thiết thực người dân, nhất là các bệnh viện và trường học đang
rất cần vốn, lẽ nào dự án Bảo tàng Lịch sử quốc gia cần hơn?”, ý kiến của bạn đọc Bùi Hiển.
“Với thực trạng kinh tế như hiện
nay, có cần thiết phải xây không? Và hiệu quả nó mang lại có như bảo
tàng Hà Nội không? Tiền xây dựng bảo tàng là tiền của chúng tôi, những
công dân Việt Nam. Chúng tôi có quyền biết hiệu quả nó mang lại”, bạn đọc Nguyễn Xuân Bằng bình luận.
Ngoài ra, nhiều người tỏ ra hoài nghi về
con số 11.277 tỷ dự kiến. Con số tài chính khi hoàn thành sẽ là bao
nhiêu? Chất lượng công trình như thế nào? Tham nhũng, thất thoát sẽ được
kiểm soát ra sao?…
Mặc dù đã trễ hạn khởi công dự kiến gần 3
năm, hiện vẫn chưa có bất cứ câu trả lời chính thức nào về dự án từ các
Bộ liên quan. Thực tế, cho đến khi chưa có tuyên bố hủy dự án, thì mọi
người vẫn chưa thể an tâm vì việc chính thức xây dựng có thể được nhà
nước âm thầm thực hiện vào bất cứ lúc nào.
Hà Tĩnh: Văn Miếu gần 80 tỷ đồng – xây nhưng chưa biết thờ ai
Có tổng kinh phí dự tính tại thời điểm
phê duyệt là 72 tỷ đồng, hiện công trình đã tiêu tốn hết 20 tỷ vốn đầu
tư, thế nhưng cho đến nay địa phương đang … đi tìm thần linh để thờ.
Báo Dân Trí cho hay, công trình nằm trên
cánh đồng Đông Lỗ, phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh), có tổng diện tích
1,67 ha. Một số hạng mục đầu tiên của công trình được triển khai vào
giữa tháng 12/2014. Hạng mục then chốt của Văn Miếu là nhà đại bái, hiện
tại mới được đổ móng trên diện tích đất 300 m2, dự kiến nhà chủ yếu
được dựng bằng gỗ lim, kinh phí xây nhà ước tính khoảng 14 tỷ đồng.
Sau
khi chi dùng hết 20 tỷ vốn ban đầu, hiện công trường thi công Văn Miếu
(Hà Tĩnh) đang trong cảnh hoang vắng để chờ xin thêm vốn đầu tư. (Ảnh:
giadinhvn.vn)
Dự án này có tên là “Phục hồi và phát
huy giá trị di tích Văn Miếu Hà Tĩnh” nhằm phục hồi lại quần thể Văn
Miếu cũ – trên thực tế là phá bỏ và xây dựng mới toàn bộ.
Trưởng ban quản lý công trình xây dựng
cơ bản TP Hà Tĩnh – ông Phạm Tiến Sinh cho biết, công trình được xây
dựng từ ngân sách tỉnh và kêu gọi đóng góp xã hội hóa. Chưa rõ nguốn vốn
xã hội hóa là từ các nguồn nào, và ngân sách tỉnh chi cho dự án đã cân
đối với các khoản đầu tư cho công trình đường xá, trường học… của tỉnh
hay chưa, song hiện 20 tỷ vốn ban đầu đã sử dụng hết. Hiện công trường
đang phủ bạt… chờ đầu tư.
Ông Sinh cũng cho hay, công trình xây
dựng nhằm phục vụ tín ngưỡng văn hóa cho nhân dân trong tỉnh, nhưng việc
thờ ai thì… chưa có câu trả lời.
Vĩnh Phúc: 300 tỷ đồng tiền thuế xây Văn Miếu
Đây là công trình 100% tiền ngân sách
của tỉnh, tức là lấy từ tiền đóng thuế của người dân. Tuy nhiên, ông Kim
Văn Ngoan Quýnh, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc cho rằng không cần
lấy ý kiến người dân. Vì “dân có ai biết đâu mà lấy ý kiến”, ông
Ngoan cho hay.
Đáng chú ý là công trình này được xây
dựng từ năm 2011-6/2015, thời kỳ khủng hoảng kinh tế với nhiều công
trình dân sinh, xã hội khác vẫn đang bị trì hoãn vì thiếu kinh phí.
Trên thực tế, đời sống người dân Vĩnh
Phúc còn nhiều khó khăn. Tính riêng tại xã Phúc Yên, Phòng LĐ-TB&XH
thị xã Phúc Yên cho hay, trong 6 tháng đầu năm 2015, đã chứng nhận thêm
506 hộ nghèo, và đề nghị công nhận 401 hộ là hộ cận nghèo – tức tổng
cộng gần 1.000 hộ.
Trong khi tỉnh đầu tư 300 tỷ xây văn
miếu không thiết thực với người dân thì tại Vĩnh Phúc, rất nhiều công
trình xuống cấp trầm trọng lại không được quan tâm sửa chữa, có thể gây
tai nạn bất kỳ lúc nào.
Ví dụ, cầu Trắng là cây cầu lưu thông
chủ yếu của người dân xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có
tuổi đời khoảng 30 năm, đang có nguy cơ sập bất cứ lúc nào với hàng
trăm lượt xe ôtô qua lại mỗi ngày.
Cầu Trắng được xây từ những năm 80 của thế kỷ trước hiện đã xuống cấp trầm trọng. (Ảnh: kinhtenongthon.com.vn)
Một bên thành cầu đã mất lan can, trọng
tải cho phép là 5 -7 tấn, tuy nhiên đến hiện tại thì không ai biết sức
chịu đựng thực sự của cây cầu này là bao nhiêu.
Tháng 4 trước đó, một bể bơi tự tạo tại tại thôn Cung Thượng (xã Bình Định, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) bất ngờ đổ sập tường khiến
khoảng 20 em học sinh trường tiểu học Kim Ngọc gặp nạn. Vụ tai nạn
khiến em T.V.T (đang học lớp 4 trường tiểu học Kim Ngọc) tử vong, nhiều
em khác bị thương.
Nguyên nhân vụ việc được cho là do nền
đất yếu (nền ao cũ) và do chất lượng thi công của thợ xây trong thôn.
Tuy nhiên, nhìn sâu hơn, nếu kinh phí 300 tỷ tiền thuế nói trên được đầu
tư để xây dựng những công trình công như cầu đường, bể bơi công cộng…
đạt chất lượng thì sẽ không có vụ tai nạn đáng tiếc như đã xảy ra với em
T.
Hà Nội: Huyện “vung tay” hơn 100 tỷ xây nhà hát
Nằm trong khu Trung tâm Văn hóa-Thể thao
của huyện tại thị trấn Phùng, Nhà hát huyện Đan Phượng có diện tích sàn
xây dựng lên tới hàng ngàn m2 (tổng diện tích sàn trên 7.000 m2, diện
tích sử dụng đất hơn 10.500 m2) với nhiều thiết bị nhập khẩu đắt
tiền. Tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách dự kiến lên tới trên 117, 41 tỷ
đồng.
Công trình Nhà hát Đan Phượng đang bị dừng do thiếu vốn. (Ảnh: vnexpress.net)
Đến đầu tháng 2 công trình đã cơ bản
hoàn thiện phần xây lắp thô phía ngoài, nhưng đang bị dừng do “vi phạm
quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng vốn ngân sách”, theo báo
Tiền phong đưa tin.
Cụ thể, dự án do UBND huyện Đan Phượng
làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, nhưng huyện phê duyệt dự án
ngay cả khi chưa có nguồn vốn bố trí, không thực hiện quy trình thẩm
định vốn; phê duyệt dự toán công trình mà không thực hiện quy trình thẩm
định giá thiết bị; dự án không cấp bách nhưng huyện đã cho phép nhà
thầu ứng vốn thi công…
Khi được hỏi về nguồn vốn đầu tư xây
dựng, ông Nguyễn Văn Đức – Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho biết,
nguồn vốn dự án được triển khai bằng ngân sách huyện trích từ đấu giá
đất và nguồn thu ngân sách. Và hiện tại, do trúng thời điểm thị trường
bất động sản trầm lắng nên dự toán thu chưa chính xác, công trình không
đảm bảo về vốn – ông Đức cho hay, theo Infornet.
Tuy nhiên, Đan Phượng chỉ là một huyện
nhỏ và nghèo của Hà Nội, vị trí cách xa trung tâm thành phố, cơ sở dịch
vụ không có. Do đó, câu hỏi về việc đổ hơn 100 tỷ để xây nhà hát, trong
khi hoàn toàn chưa biết sẽ phục vụ cho những hoạt động nghệ thuật nào để
thu vốn là gần như không có câu trả lời.
Cách nhà hát 117 tỷ không xa là nhà Văn
hóa thôn 4 xã Trung Châu A – một căn nhà cấp 4 đang xuống cấp sau 24 năm
tồn tại. Đây mới là địa điểm sinh hoạt chung của người dân trong thôn,
thay vì nhà hát lớn với kinh phí tiền tỷ, mà không biết người dân nghèo
khi nào mới có đủ tiền mua vé để vào xem, nếu như công trình này có thể
đi vào hoạt động.
Vì sao biết vô lý vẫn duyệt, vẫn làm?
Việc đầu tư công với số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ, trong
đó, nhiều công trình được cho là vô lý, không cần thiết. Thế nhưng,
những đề án tiền tỷ kể trên lại giải quyết được vấn đề lợi ích nhóm, lợi
ích cá nhân, đồng thời khiến GDP địa phương, quốc gia tăng %.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là tiền
dân đóng thuế, ngay cả núp dưới hình thức vốn xã hội hóa cũng chỉ là
một cách hợp lý hóa số tiền mà các tổ chức xã hội đóng góp. Do đó, người
dân là đối tượng bị thiệt hại. Đây là thiệt hại kép, khi nguồn tiền
công không được đầu tư vào các công trình xã hội, đầu tư kinh tế, chi
vào quỹ bảo hiểm, tăng lương tối thiểu, trồng rừng tránh thiên tai… mà
ngược lại, một phần rơi vào những túi không đáy, một phần nằm chết trong
các công trình không có giá trị sử dụng. Thậm chí hơn thế, ngay từ bây
giờ, số nợ vô hình trên đầu mỗi người đang đang lớn lên từng ngày, vì
con số nợ công vẫn đang tiếp tục tăng lên do tình trạng tham nhũng, đầu
tư công lãng phí… như trên.
Phan A tổng hợp
Dự án chồng dự án: Nguy cơ 14 triệu USD thành phế liệu
04/08/20151,820 lượt xem
Việc thực hiện dự án chồng dự án này khiến nguy cơ 14 triệu đô la cho dự án điện mặt trời thành phế liệu. (Ảnh: minh họa)
Các huyện miền núi tỉnh Quảng
Bình luôn phải sống trong tăm tối vì chưa có điện, điều mong ước của
người dân nơi dây là có được điện thắp sáng. Thế nhưng việc thực diện dự
án chồng lên dự án khiến cho 14 triệu đô la tài trợ từ vốn ODA của Hàn
Quốc có nguy cơ thành phế liệu.
Câu chuyện thầy cô giáo dùng đèn pin soạn giáo án
Mặc dù Việt Nam đã xuất khẩu được điện,
nhưng thật là nghịch lý khi mà nhiều nơi các thầy cô giáo phải dùng đèn
pin soạn giáo án.
Tại xã miền núi Tân Trạch và Thượng
Trạch, thuộc huyện Bố Trạch (Quảng Bình), để đưa được chữ đến cho trẻ em
nơi đây, các thầy cô giáo phải dùng đèn pin soạn giáo án. Cuộc sống
người dân sống trong cảnh tăm tối, không tiếp xúc được với ánh sáng văn
minh bên ngoài.
Chỉ có 5, 6 hộ nơi đây có để tiền để mua
bình ắc quy hay đèn dầu để thắp sáng, còn lại cứ tối đến người dân phải
dùng củi để đốt sáng.
Cô Trần Thị Kim Triều, Hiệu trưởng
Trường Mầm non Tân – Thượng Trạch chia sẻ với báo Đời Sống Pháp Luật
rằng: Trước mỗi ngày đứng lớp, các cô giáo phải dậy rất sớm đi bộ xuống
suối gánh nước lên trường để sinh hoạt. Sau đó, họ mới mở cửa đón các
cháu tới trường. ‘Không có điện dẫn theo đó là rất nhiều hệ lụy khác,
đơn cử như nguồn nước lấy từ khe suối lên, có rất nhiều hàm lượng vôi
trong nước, lại không xử lý (lọc) sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ mắc các
bệnh liên quan đến thận, da liễu, thậm chí là phụ khoa’.
Cuộc sống nghèo khổ, tăm tối, người dân nơi đây chỉ ước mong có điện để cuộc sống bớt cơ cực.
Dự án điện mặt trời
Ngày 26/11/2011, UBND tỉnh đã phê duyệt
dự án đầu tư tại Quyết định số 3079/QĐ-UBND với tổng mức đầu tư 13,783
triệu USD. Đây là dự án cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời sử dụng
từ vốn ưu đãi ODA của Hàn Quốc.
Đây được xem là dự án năng lượng điện mặt trời lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam, đi qua địa bàn 8 xã của 4 huyện
Đến năm 2012, sau khi tiến hành chấm
thầu xong, nhưng truyền thông báo chí đã phát hiện các sai phạm trong
quá trình đấu thầu, nên UBND Tỉnh phải dừng dự án để đấu thầu lại, khiến
dự án bị chậm một năm so với kế hoạch.
Kết quả đấu thầu lần hai giảm được 2
triệu USD so với lần đấu thầu trước, thế nhưng không một ai bị kiểm điểm
hay quy trách nhiệm, giám đốc dự án về hưu và được xem như là “hạ cánh
an toàn”.
Sau khi đấu thầu lại, ngày 19/01/2015 Ban Quản lý dự án đã ký hợp đồng với nhà thầu triển khai thực hiện dự án này.
Dự án điện lưới quốc gia
Theo ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch tỉnh
Quảng Bình thì dự án điện sử dụng bằng pin mặt trời này chỉ đủ điện cho
sinh hoạt gia đình, nhưng không đủ điện cho sản xuất. Trước tình hình
phát triển kinh tế xã hội, rất nhiều dự án nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp nên nhu cầu điện cho sản xuất sẽ tăng.
Từ đó UBND tỉnh Quảng Bình đã ra văn bản
gửi Thủ Tướng cùng các Bộ liên quan xin được cấp điện theo chương trình
cấp điện nông thôn và đã được đồng ý.
Ngày 16/10/2014 UBND tỉnh Quảng Bình đã
ra quyết định số 2908 về việc thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình
cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Quảng Bình, với chi phí
đầu tư là 368 tỷ đồng lấy từ ngân sách Trung ương.
Xem lại các trình đấu thầu dự án điện
lưới, các chuyên gia cũng phát hiện những bất thường: Đó là chủ đầu tư
đã chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu mà không đấu thầu, khiến cho các
nhà thầu có năng lực thực hiện dự án không được tham gia.
Ông Nguyễn Hữu Hoài đã vội vã ký phê
duyệt Dự án điện lưới mà không có báo cáo tác động môi trường, trong khi
có một tuyến đường dây đi qua vùng rừng đặc dụng và Di sản thiên nhiên
thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, điều này đã vi phạm Nghị định số 29.
Chính vì không có báo cáo môi trường này
mà việc kéo điện lưới đã qua khu Phong nha – Kẻ bàng sẽ vi phạm Hiệp
ước năm 1972 về bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO.
Dự án chồng dự án
Vậy là tỉnh Quảng Bình đã thực hiện hai
dự án về điện: Đó là dự án điện mặt trời và dự án điện lưới quốc gia.
Nhưng ông Hoài khẳng định rằng dù thực hiện cùng lúc 2 dự án này nhưng
không gây chồng chéo lên nhau, do dự án điện mặt trời phục vụ sinh hoạt
gia đình; còn dự án điện lưới quốc gia chỉ tập trung cho các dự án sản
xuất.
Thế nhưng các chuyên gia lại nhận định
rằng hai dự án này thực tế vẫn chồng lên nhau, do mạng lưới điện vẫn đi
qua các nơi đã có điện mặt trời, nhưng chỉ để phụ vụ sản xuất mà không
phục vụ sinh hoạt gia đình, điều này gây lãng phí.
Việc thực hiện dự án chồng dự án này
khiến nguy cơ 14 triệu đô la cho dự án điện mặt trời thành phế liệu. Một
chuyên gia trong ngành điện xin được giấu tên cho báo Tiền Phong biết:
Theo quyết định phê duyệt 2908 của UBND tỉnh, thì cả hai dự án điện mặt
trời và điện lưới ở hai xã Tân Trạch, Thượng Trạch sẽ về đích cùng lúc
là cuối năm 2015, thậm chí điện lưới sẽ về đích trước. Toàn bộ thiết bị
điện mặt trời ở hai xã này, chiếm gần 50% vốn của dự án, khoảng 7 triệu
USD rất có thể sẽ không có được một ngày phát điện phục vụ người dân mà
phải bỏ vào kho làm vật tư thay thế. Số còn lại sẽ được tháo dỡ vào năm
2020 khi giai đoạn hai của dự án điện lưới hoàn tất. Với hệ thống điện
lưới gần như phủ kín địa bàn Quảng Bình, còn được mấy nơi sử dụng điện
mặt trời? Với tuổi thọ 20 năm đối với pin mặt trời, mấy trăm năm sau mới
thay thế hết số thiết bị được tháo dỡ ra, và đương nhiên đống thiết bị
giá 14 triệu USD sẽ thành phế liệu.
Cũng theo vị này, đáng ra Quảng Bình
phải báo cáo ngay với Bộ Công thương và Chính phủ về việc Dự án chồng dự
án để có phương án giải quyết. Hoặc, cắt phần vốn của điện lưới chồng
lên điện mặt trời, hoặc dừng dự án điện mặt trời hay chuyển cho địa
phương khác để tránh lãng phí. Để duy trì Ban quản lý Dự án cung cấp
điện bằng năng lượng mặt trời, riêng tiền lương phải chi 1,3 tỷ
đồng/năm.
Ngọn Hải Đăng
Sơn La tiếp tục ‘dự án tượng đài 1.400 tỷ’ dù đói, rét, bóng tối đang bủa vây người dân
08/09/20158,838 lượt xem
Gia đình anh Giàng A Khua ở bản Tả Phù
Chử, xã nghèo Chiềng Ân (huyện Mường La, Sơn La) chưa một ngày có
điện dù nơi đây có nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, tháng
8/2015. (Ảnh: danviet.vn)
Tỉnh ủy Sơn La đang trình phương án mẫu phác thảo tượng đài bước 1 để xin ý kiến Hội đồng nghệ thuật, theo Infonet đưa tin.
Chiều ngày 5/9, Ban chỉ đạo 2156 tỉnh
Sơn La đã họp tiếp tục triển khai một số nội dung liên quan đến Đề án
xây dựng quảng trường Tây Bắc.
Theo đề án, vị trí dựng tượng
được quyết định tại phường: Tô Hiệu, Chiềng Cơi và Quyết Thắng, TP
Sơn La (thuộc quy hoạch lô số 01, số 02 khu đô thị mới gắn với dự án
thoát lũ suối Nậm La, TP Sơn La).
Buổi họp cho biết, từ đầu tháng
10/2015, tỉnh sẽ thực hiện trưng bày, xin ý kiến tham gia của các chuyên
gia, nhà khoa học, nghệ sỹ, trí thức, cán bộ công chức viên chức, hội
viên và nhân dân về mẫu phác thảo “Tượng đài Hồ chủ tịch với đồng bào các dân tộc Tây Bắc”.
Hiện, phương án mẫu phác thảo tượng đài bước 1 đã được gửi đi xin ý kiến Hội đồng nghệ thuật
Tổng thể, công trình dự kiến gồm quảng trường (diện tích khoảng 3ha), nhóm “tượng đài Hồ chủ tịch với đồng bào các dân tộc Tây Bắc”
gắn với lễ đài (khoảng 0,27 ha), đài tưởng niệm (0,29 ha), bảo
tàng tổng hợp (1ha). Ngoài ra là các hạng mục khác như đường
giao thông nội bộ trong khu vực quảng trường; đồi cảnh quan (2,1 ha),
vườn hoa hai bên sân quảng trường (2,24 ha)…
Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng, trong đó, hạng mục tượng đài khoảng 200 tỷ đồng.
Dự kiến trung tuần tháng 9/2015, tỉnh
ủy sẽ báo cáo để HĐND tỉnh phê duyệt dự án. Báo cáo đề xuất đầu
tư cũng đang được tỉnh hoàn thiện để đưa lên Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính.
Nói về quyết định tiếp tục thực
hiện đề án công trình, mặc dù trước đó bị dư luận phản đối
mạnh mẽ, tỉnh ủy Sơn La khẳng định, “Tượng đài Hồ chủ tịch với
đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc” là công
trình mang ý nghĩa chính trị, văn hóa và xã hội vô cùng to lớn, là công
trình thể hiện tinh thần, tỉnh cảm của chính quyền và nhân
dân Tây Bắc nói chung, của tỉnh Sơn La nói riêng”.
Người dân Sơn La và dư luận nói gì về đề án?
Đầu tháng 8/2015, thầy Tòng Văn Dịn,
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sam Kha, Huyện Sốp Cộp, Sơn La, cho biết
trên BBC Tiếng Việt rằng so với công trình trên, người dân địa
phương đang cần những thứ khác.
“Khoảng 70% các em học sinh là từ gia đình thuộc diện nghèo, tức thu nhập dưới 400 nghìn/người/ tháng”, thầy nói.
“Có năm trường được xây một cái nhà hai tầng được 2,3 tỷ, nhưng có khi 5 năm liền không được gì.”
“Sách giáo khoa thì trước kia được
cấp hoàn toàn, sau nghị định 49 về thì vận động học sinh mua rất khó vì
gia đình không tự giác mua, các em học sinh thiếu sách giáo khoa từ 30
tới 40%.”
“… nhiều em cả năm chỉ mặc một bộ.
Thầy cô giáo đôn đốc cũng không được vì họ không có điều kiện. Những
ngày trời nắng mới giặt được, còn trời mưa thì đành chịu”.
“Tôi thấy những người sống quanh
mình có cái nguyện vọng dựng tượng ngàn tỷ đâu. Không hiểu báo đài họ
moi đâu ra cái nguyện vọng đấy cơ chứ?”, bà Nguyễn Thị Phương, một
người dân sống ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, Sơn La, nói với PV
BBC Tiếng Việt khi được hỏi về thông tin dựng tượng nghìn tỷ
tại tỉnh.
Bà Trần Mai Dung, một người buôn bán ở thành phố Sơn La, cho hay: “…con số khổng lồ quá, tiền ấy người nghèo ao ước mà không có…”
“Việc xây dựng tượng đài tôi cũng
chưa đồng thuận vì số tiền bỏ ra là quá lớn, mặc dù nhiều nơi ở Sơn La
người dân vẫn quá nghèo. Riêng với chúng tôi là những hộ dân nằm trong
phạm vi ảnh hưởng, khi dự án triển khai chúng tôi sẽ đi đâu, làm ăn thế
nào?”, Bà Cao Thị Hòa (60 tuổi, tổ 4, phường Tô Hiệu), chủ cửa hàng
kinh doanh đồ tiêu dùng trên đường Điện Biên, nói trên báo Tiền
Phong.
Những
đám ruộng bị san phẳng sau cơn lũ khiến người dân đối mặt với cái đói.
Hình ảnh tại xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. (Ảnh:
phunuvietnam.com.vn)
Độc giả Hoàng Lan, ngày 24/8 cho biết: “Theo
các số liệu thống kê chính thức thì tỉ lệ hộ nghèo ở Sơn La là 28,69%
và cận nghèo 10,53%. Do vậy Sơn La nên ưu tiên học tập các tỉnh bạn
trong việc xóa đói giảm nghèo cho nhân dân thì hợp lý hơn”.
Độc giả Thanh Tâm, ngày 6/8 nhận định: “Tượng
đài làm gì tới những 200 tỉ lận? Giá thị trường bây giờ khi đúc tượng
đồng loại tốt nhất, 1 tấn đồng giá khoảng $8,000 USD= 176 triệu, tính
mỗi mét cao của một bức tượng trung bình là một tấn đồng. Tượng đồng dự
tính cao 8 mét sẽ tốn 8 tấn đồng ($8000 x 8 ) là $64,000= 1tỷ 408 triệu
đồng, tiền đồng và tiền công thiết kế nghệ thuật cho một tượng đồng tính
tối đa là $500,000 = 11 tỷ. Như vậy tượng đồng ở Sơn La trị giá khoảng
$564,000 USD tương đương 12 tỷ 408 triệu đồng. Tính già lên nữa cũng chỉ
20 tỷ thôi. Mấy ông ấy đúc tượng vàng hay sao vậy. Hay là tính tiền huê
hồng, tiền lót tay, tiền trung gian, tiền quà, tiền bôi trơn, tiền …”
Bữa cơm của mẹ con chị Phàng Ba La ở bản Tả Phù Chử, xã Chiềng Ân, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. (Ảnh: danviet.vn)
“Tôi là người dân Gia Lai đây. Nghe
Gia Lai chia sẻ kinh nghiệm mà đau lòng quá. 12 ha. Xin thưa trên giấy
tờ không biết sao chứ Quảng trường Đại Đoàn Kết chỉ chừng 5 ha là cùng.
Làm xong cũng chẳng khác công viên Lý Tự Trọng cũ và khu vui chơi Hoa Lư
xưa kia là bao. Người dân tới đây chỉ để tập thể dục, có gì đâu mà du
lịch? Có dịp chương trình ca nhạc gì thì sắp xếp kiểu gì mà chẳng bao
giờ nhìn được cái sân khấu. Nói chung mong tỉnh bạn đừng lặp lại sai lầm
như tỉnh tôi thì đúng hơn”, độc giả Vũ Văn Tuyền, ngày 22/8, cho hay.
Độc giả Võ Tá Luân, ngày 6/8, đưa ra so sánh: “Từ
năm 2011 – 2015, Singapore đã chi hơn 16 tỉ USD cho các dự án nghiên
cứu và phát triển, tăng 20% so với giai đoạn trước đó… Hiện nay, chính
phủ Singapore đang thực hiện dự án đầy tham vọng với tên gọi “Smart
nation”. Singapore đang xây dựng một mô hình thành phố ba chiều để các
cơ quan, công dân và doanh nghiệp có thể tham gia phát triển các công
nghệ đô thị. Còn đất nước tôi, sau 40 năm, vẫn tiếp tục đề xuất xây dựng
đền đài, tượng khổng lồ (chưa xây xong đã sập vì kết cấu thép chịu lực
quá yếu, không chịu nổi tải trọng), văn miếu để thờ cúng Khổng Tử,…Người
dân vùng sâu, vùng xa, miền núi vẫn ngụp lặn trong đói nghèo, thiếu ăn,
thiếu nước sạch trong sinh hoạt, trẻ con các vùng này với mái đầu khét
nắng, đi chân đất, nhỏ loắt choắt vì suy dinh dưỡng,… Quá nhiều bài toán
cần phải giải quyết cho 1 Việt Nam thịnh vượng…”
Lược qua thời gian về sự việc cho
thấy, mặc dù bị dư luận phản đối cũng như có nhiều ý kiến
chỉ ra tính bất hợp lý của việc đầu tư công lãng phí, UBND
tỉnh Sơn La vẫn tiếp tục triển khai quá trình thực hiện đề
án.
Ngày 15/7/2015, HĐND tỉnh Sơn La thông qua dự án xây dựng công trình “Tượng đài Hồ chủ tịch với đồng bào các dân tộc Tây Bắc”
với tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng từ ngân sách trung
ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác. Dự kiến 11/10/2015
khởi công.
Ngày 20/7, đoàn công tác Tỉnh uỷ Sơn La
(do ông Hoàng Văn Chất, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn) đến Nghệ
An học kinh nghiệm xây dựng tượng đài.
Ngày 22/7, đoàn công tác Tỉnh uỷ Sơn La đến tỉnh Tuyên Quang học kinh nghiệm xây dựng tượng đài.
Từ ngày 4/8, báo chí và công chúng
phản đối đề án với lý do công trình không cần thiết đầu tư, lãng
phí, số chi ngân sách 1.400 tỷ đồng nên được dành cho các hạng
mục công trình công (trường học, cầu đường…), vì Sơn La hiện
đang là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước.
Ngày 5/8, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Sơn La báo cáo về việc đầu tư đề án.
Chiều 5/8, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La
Cầm Ngọc Minh phủ nhận việc xây tượng 1.400 tỷ đồng khi cho biết,
xây tượng chỉ khoảng 200 tỷ đồng. “Tượng đài chỉ là một hạng mục nhỏ trong đề án này, với kinh phí dự kiến khoảng 200 tỷ đồng…”, “trong đó (200 tỷ) có huy động cả xã hội hoá chứ không sử dụng ngân sách Nhà nước 100%”.
Theo ông Minh, tỉnh Sơn La hiện nay chưa
có quảng trường, cần thiết phải xây dựng để phục vụ các hoạt động chính
trị, kinh tế, văn hóa xã hội và các hoạt động chung khác của tỉnh, theo
thông tin từ Báo Đất Việt.
Ngày 22/8, UBND tỉnh Sơn La tiếp tục đến Gia Lai học kinh nghiệm xây tượng đài.
Ngày 5/9, Tỉnh ủy Sơn La công bố kế hoạch xây cụm công trình 1.400 tỷ gắn với tượng đài Hồ chủ tịch.
Con
đường vào bản Áng (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La).
Những con rãnh bùn lún sâu gần 1m, nhầy nhụa ngay cả khi trời
nắng. (Ảnh: baodansinh.vn)
Hơn 36.000 người thiếu đói trong năm 2015
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng
năm 2015 của UBND tỉnh Sơn La cho biết, Sơn La còn tới hơn 36.000 người
thiếu đói, theo thông tin từ Bizlive.
Thông tin trên trang web của Sở Tài
chính tỉnh Sơn La cho biết, 6 tháng đầu năm tổng thu ngân sách của
tỉnh ước đạt 4.800 tỷ đồng, bằng 51,6% dự toán. Tổng chi ngân sách
địa phương ước đạt 4.666 tỷ đồng, bằng 50% dự toán năm. Tức, ngân sách
sau chi còn lại 134 tỷ đồng.
Số
sắn bào mốc meo là những gì 12 người trong gia đình anh Hà Văn
Nam (bản Ít Sanh, xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) có để
ăn vì mất mùa và dịch chuột, vào tháng 10/2014. (Ảnh chụp
màn hình/VTV)
Trong báo cáo nói trên, UBND tỉnh Sơn La thừa nhận là đời sống người dân “thiếu tính bền vững, tình trạng thiếu đói giáp hạt vẫn xảy ra”.
“Tình trạng thiếu đói giáp hạt xuất
hiện sớm từ tháng 1/2015 và cao điểm đến 5/3/2015 đói giáp hạt đã xảy ra
ở 5 huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Mộc Châu với 8.200
hộ và 36.031 nhân khẩu thiếu đói, chiếm 3,13% tổng số hộ và 3,05% tổng
số nhân khẩu toàn tỉnh“, báo cáo viết.
Một
học sinh ở THCS xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đang xiên
những con chuột vào que để nướng ăn với cơm (Ảnh: laodong.com.vn)
Năm 2014, Sơn La đứng đầu danh sách
các tỉnh xin cấp gạo cứu đói dịp tết và dịp giáp. Xin hai lần, tổng
số gạo tỉnh Sơn La xin cấp xuất không thu tiền là gần 3,3 nghìn
tấn (3.278 tấn), được cấp vào tháng 1 và tháng 7/2014, theo
thông tin từ VCP.
Theo Bizlive, có khoảng 31.109 hộ với 141.317 người dân Sơn La thiếu đói trong năm 2014.
Hơn 3.000 hộ tại huyện Mường La (hơn
60 bản) không có điện sinh hoạt dù nhà máy thủy điện Sơn La hoàn
thành vào cuối năm 2012 có công suất lớn nhất Việt Nam và lớn nhất khu
vực Đông Nam Á.
Lớp
học trong sương mù với nhiệt độ xuống khoảng 2 độ vào tháng 1 –
Trường tiểu học Háng Đồng A, xã Háng Đồng (Bắc Yên, Sơn La) (Ảnh:
baodatviet.vn)Thầy và trò co ro trong cái lạnh dưới 10 độ ở Trường tiểu học và THCS Háng Đồng, tháng 1/2012. (Ảnh: cic.edu.vn)Ngôi nhà sàn xiêu vẹo tại bản Ít Sanh, xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. (Ảnh chụp màn hình/VTV)
Những đứa trẻ lem luốc, tự vật lộn với đói và rét ở Háng Đồng, Bắc Yên, Sơn La. (Ảnh: baodatviet.vn)Đôi chân trần lấm lem bùn đất của học sinh ở điểm trường Háng Đồng B thuộc xã Háng Đồng (Bắc Yên, Sơn La). (Ảnh: Tiin.vn)
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét