BẠN BIẾT CHƯA? 45
(ĐC sưu tầm trên NET)
Phát hiện mới về xúc giác của con người |
Cập nhật lúc 09h27' ngày 19/09
|
Cảm
giác chạm của người chính xác hơn gấp nhiều lần so với những gì được
biết trước đây, đến mức nano, theo nghiên cứu đầu tiên đo đạc khả năng
xúc giác ở người.
Phát hiện mới có thể thúc đẩy sự ra đời của những màn hình chạm cho người khiếm thị - (Ảnh: trendhunter)
Các cuộc thí nghiệm tại Viện Công nghệ
Hoàng gia KTH tại Stockholm (Thụy Điển) cho thấy con người có thể phát
hiện nếp nhăn ở mức độ nano khi lướt ngón tay trên một bề mặt tưởng
chừng như trơn láng.
Ngón tay người có thể phân biệt giữa bề
mặt với rãnh có biên độ nhỏ ở mức 13 nanomét, và bề mặt không có vân,
theo Phys.org dẫn lời Giáo sư Mark Rutland.
"Điều này có nghĩa là nếu ngón tay
bạn có kích thước cỡ Trái đất, bạn có thể cảm thấy được sự khác nhau
giữa các ngôi nhà với xe cộ”, Giáo sư Rutland cho biết.
Theo chuyên gia Thụy Điển, đó là một trong những khía cạnh thú vị nhất của cuộc nghiên cứu này, vì họ phát hiện con người có thể cảm giác được độ lồi ở kích thước phân tử.
Nghiên cứu mới có thể dẫn đến các phát minh như màn hình chạm dành cho người bị khiếm thị và những sản phẩm liên quan.
|
Phát hiện mới về nguồn gốc của lúa gạo |
Cập nhật lúc 13h53' ngày 05/05
|
Trên số mới nhất của Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS), một
nhóm các nhà nghiên cứu phát hiện lúa gạo có thể đã xuất hiện lần đầu
vào khoảng 9.000 năm trước ở thung lũng sông Dương Tử của Trung Quốc
theo kết quả một nghiên cứu về lịch sử tiến hóa hàng ngàn năm thông qua
phân tích trình tự gen lúa gạo ở quy mô lớn.
Lúa châu Á, Oryza sativa,
là một trong những loài cây trồng lâu đời nhất và rất đa dạng với hàng
chục ngàn giống được biết đến trên toàn thế giới. Hai phân loài lớn của
lúa là japonica và indica đại diện cho hầu hết các giống lúa của thế
giới. Vì lúa gạo rất đa dạng, nguồn gốc của nó là chủ đề của nhiều cuộc
tranh luận khoa học. Một giả thuyết cho rằng indica và japonica đã được
thuần hóa từ lúa hoang O. rufipogon. Ngược lại, một giả thiết đề xuất
rằng hai phân loài lúa này đã được thuần hóa riêng biệt ở nhiều vùng
khác nhau của châu Á nhờ các quan sát cho thấy sự khác biệt di truyền
giữa indica và japonica và kết quả kiểm tra mối quan hệ tiến hóa giữa
các giống lúa thuần ở Ấn Độ và Trung Quốc.
Hình ảnh ruộng lúa Việt Nam chuẩn bị mùa thu hoạch (Ảnh: IAEA.org)
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu
đã sử dụng dữ liệu công bố trước đây (cho rằng lúa indica và japonica có
nguồn gốc riêng biệt) và đánh giá lại sự phát sinh loài của lúa gạo
bằng các thuật toán hiện đại hơn. Cuối cùng, họ kết luận hai
loài lúa này có cùng một nguồn gốc vì chúng có mối quan hệ di truyền gần
gũi với nhau hơn bất kỳ loài lúa hoang dã khác tìm thấy tại Ấn Độ hoặc
Trung Quốc.
Ngoài ra, các tác giả đã kiểm tra phát
sinh loài của lúa thuần bằng cách sắp xếp lại 630 đoạn gen trên nhiễm
sắc thể lựa chọn từ một tập hợp đa dạng các giống lúa hoang dại và thuần
hóa bằng mô hình trước đây đã được sử dụng để xem xét dữ liệu di truyền
tiến hóa của con người. Kết quả sắp xếp dữ liệu cho thấy chuỗi gen phù
hợp với một nguồn gốc duy nhất của lúa. Các nhà khoa học cũng đã sử dụng
một "đồng hồ phân tử" của các gen lúa để xác định sự tiến hóa
của lúa. Tùy thuộc vào cách hiệu chỉnh các đồng hồ phân tử này, các nhà
nghiên cứu xác định sự xuất hiện của lúa trồng có thể từ 8.200 năm
trước, trong khi japonica và indica cách nhau khoảng 3.900 năm trước.
Kết quả của nghiên cứu này nhất quán với những nghiên cứu khảo cổ học
cho thấy lúa thuần ở thung lũng sông Dương Tử xuất hiện khoảng 8.000 đến
9.000 năm trước trong khi lúa thuần trong khu vực sông Hằng của Ấn Độ
là khoảng 4.000 năm trước.
Theo Michael Purugganan, nhà sinh vật học, đồng tác giả nghiên cứu thì "khi
lúa thuần được thương nhân và nông dân di cư đưa từ Trung Quốc sang Ấn
Độ, nó có khả năng lai rộng rãi với lúa hoang địa phương. Vì vậy, lúa
thuần mà chúng ta nghĩ rằng có nguồn gốc ở Ấn Độ thực sự có sự khởi đầu
tại Trung Quốc” và" lúa gạo có một lịch sử tiến hóa phức tạp cùng với con người và nó đã đi theo họ khi họ di chuyển khắp châu Á”,
theo ông Barbara A. Schaal, Mary-Dell Chilton giáo sư sinh vật học của
Đại học Washington ở St Louis, người cũng là một đồng tác giả.
|
Phát hiện nguồn gốc trí tưởng tượng của não |
Cập nhật lúc 13h48' ngày 19/09
|
Một
nghiên cứu mới tiết lộ cách thức não bộ tư duy hay chế tạo công cụ mới
và sáng tạo nghệ thuật, có thể giúp ích cho việc nâng cao trí thông minh
nhân tạo.
Ông Schlegel cho rằng: "càng hiểu cách vận hành của não bộ, ta sẽ càng biết cách chế tạo máy móc".
Nghiên cứu của Alex Schlegel, Khoa Thần kinh học và Nhận thức thuộc Đại học Dartmouth, Đức, cho thấy trí tưởng tượng của con người xuất phát từ mạng lưới thu thập thông tin, hình ảnh và ký hiệu khắp não bộ. Trước đây giả thuyết này từng được nêu ra nhưng gần đây các nhà khoa học mới đưa ra bằng chứng thực tiễn.
Óc sáng tạo trong nghệ thuật, khoa học,
âm nhạc và nhiều lĩnh vực khác đòi hỏi khả năng kết hợp những hình thức
tư duy khác nhau để hình thành nên cái mới.
Kết quả nghiên cứu có thể giúp ích nhiều trong việc nâng cao trí thông minh nhân tạo. (Ảnh minh họa: Blogspot)
"Khi bạn bắt đầu thực hiện hành vi
nhận thức phức tạp ví dụ như tưởng tượng hay tư duy sáng tạo, không chỉ
khu vực chịu trách nhiệm xử lý điều này làm việc, mà toàn bộ não đều có
trách nhiệm truyền tải thông tin”, LiveScience dẫn lời Schelgel cho biết.
Các nhà nghiên cứu cũng tập trung vào những hình thái thị giác
của trí tưởng tượng. Schlegel và đồng nghiệp yêu cầu các tình nguyện
viên tưởng tượng ra những hình dạng nào đó và điều khiển chúng bằng cách
kết hợp với các hình dạng khác hoặc phá vỡ chúng trong tư tưởng. Máy
quét chụp cộng hưởng từ MRI ghi lại tất cả hoạt động của não bộ.
Kết quả cho thấy một mạng lưới rộng
của não bộ cùng tham gia vào quá trình tưởng tượng. Vỏ thùy chẩm, sau
đỉnh vỏ não, tiểu thùy sau, vỏ não trước trán là bốn phần chính của lõi
não điều khiển hình ảnh, liên quan đến quá trình, sự tập trung và điều
hành chức năng thị giác.
Một số vùng khác của não cũng tham gia
vào quá trình làm việc. Điều này cho thấy cả một mạng lưới rộng hoạt
động cùng lúc, hỗ trợ lẫn nhau.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy khu
vực xử lý hình ảnh của não bộ cũng tham gia vào quá trình tạo ra hình
ảnh. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ ra rằng, não bộ không chỉ tạo hình
ảnh mà còn có thể thay đổi chúng.
Theo Schlegel, nghiên cứu về trí tưởng tượng càng cho thấy con người khác biệt hơn hẳn các loài động vật khác
Kết quả nghiên cứu có thể giúp ích nhiều
trong việc nâng cao trí thông minh nhân tạo. Máy tính làm rất tốt công
việc của nó, nhưng lại không thể nhìn thấy vật thực hoặc suy nghĩ sáng
tạo. Ông Schlegel cho rằng "càng hiểu cách vận hành của não bộ, ta sẽ càng biết cách chế tạo máy móc".
|
Phát hiện mới về nơi sinh của Đức Phật |
Cập nhật lúc 14h30' ngày 26/11
|
(khoahoc.tv)
- Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về
một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước
công nguyên. Đây là tài liệu khảo cổ học đầu tiên liên kết cuộc
đời của Đức Phật – và là bông hoa đầu tiên của Phật giáo – với một thế
kỷ cụ thể.
Các cuộc khai quật tiên phong trong khu
vực đền thiêng Ma gia (Maya Devi Temple) tại Lâm Tỳ Ni (Lumbini), Nepal,
một kì quan của thế giới được UNESCO công nhận từ lâu là nơi sinh của
Đức Phật, khám phá ra phần còn lại chưa được biết đến về thế kỷ thứ 6
trước công nghuyên, cấu trúc gỗ nằm dưới một loạt các ngôi đền bằng
gạch. Bố trí trên cùng với thiết kế giống những thứ nằm ở trên, cấu trúc
gỗ gồm có một không gian mở trong vùng trung tâm liên quan tới câu
chuyện về sự ra đời của chính Đức Phật.
Cho đến nay, các bằng chứng khảo cổ học
sớm nhất về kiến trúc Phật giáo tại Lumbini có niên đại không sớm hơn
thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, thời điểm thuộc sự bảo trợ của Hoàng đế
Asoka, người đã thúc đẩy sự truyền bá đạo Phật từ Afghanistan tới
Bangladesh ngày nay.
“Cho tới nay thì chúng ta còn biết rất ít về cuộc đời của Đức Phật, ngoại trừ thông qua các văn tự còn lại và truyền miệng”,
giáo sư khảo cổ học, ông Robin Coningham thuộc Đại học Durham, Anh,
đồng tác giả dẫn đầu nghiên cứu này cho biết. Ông cho hay, một số học
giả cho rằng, Đức Phật được sinh ra trong thế kỷ thứ ba trước Công
nguyên. “Chúng tôi nghĩ tại sao lại không trở lại với khảo cổ học để tìm ra các câu trả lời về nơi sinh của Ngài?”
Giờ đây, lần đầu tiên chúng tôi có một chuỗi khảo cổ tại Lumbini, cho
thấy các công trình ở đó có tuổi vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công
nguyên.
Một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế,
dẫn đầu bởi Coningham và Kosh Prasad Acharya thuộc tổ chức Pashupati
Area Development Trust tại Nepal cho biết, phát hiện này đóng góp vào sự
hiểu biết rộng hơn về sự phát triển ban đầu của phật giáo cũng như tầm
quan trọng về tinh thần của Lumbini. Những kết quả nghiên cứu được trình
bày trên tạp chí quốc tế Antiquity vào tháng 12/2013 tới. Nghiên cứu
được hỗ trợ một phần bởi Hiệp hội địa lý quốc gia (National Geographic
Society).
Các nhà khảo cổ bên ngôi đền
Để xác định niên đại của ngôi đền gỗ và
các cấu trúc bằng gạch gần đây chưa được biết đến nằm trên nó, các mảnh
than và cát vỡ đã được kiểm tra bằng việc sử dụng sự kết hợp các kỹ
thuật phân tích carbon phóng xạ và các kỹ thuật quang học phát xạ kích
thích. Nghiên cứu khảo cổ địa chất cũng đã xác định sự có mặt của các rễ
cây cổ đại trong khoảng trống trung tâm của ngôi đền.
“UNESCO rất tự hào vì được liên kết
với phát hiện quan trọng này tại một trong số những nơi linh thiêng nhất
đối với một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới”, tổng
giám đốc UNESCO Irina Bokova cho biết. Bà hi vọng các nghiên cứu khảo
cổ học sẽ được tiến hành nhiều hơn và sẽ tăng cường công tác bảo tồn và
quản lý vị trí này để đảm bảo sự bảo vệ của Lumbini.
“Những phát hiện này là rất quan trọng, giúp hiểu rõ hơn về nơi sinh của Đức Phật”, Ram Kumar Shrestha – bộ trưởng Văn hóa, du lịch và hàng không dân dụng của Nepal nói. “Chính phủ Nepal sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ vị trí quan trọng này”.
Các ghi chép truyền thống của phật giáo
ghi lại rằng hoàng hậu Maya Devi, mẹ của Đức Phật, đã sinh ra Ngài trong
lúc đang vin vào một cành cây trong vườn thánh địa Lâm Tỳ Ni (Lumbini)
nằm giữa các vương quốc của chồng bà và của bố mẹ bà. Coningham và các
đồng nghiệp của ông cho rằng không gian mở ở trung tâm của đền gỗ là nơi
mọc của một cái cây. Các ngôi đền gạch được xây dựng sau nằm trên ngôi
đền gỗ cũng được bố trí xung quanh không gian trung tâm này, nơi không
có mái.
Bốn địa điểm Phật giáo chính
Lâm Tỳ Ni là một trong những địa điểm
chủ chốt liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, những vị trí khác là Bồ Đề
Đạo Tràng (Bodh Gaya), nơi ông trở thành một vị Phật hay một người giác
ngộ: Sarnath, nơi ông lần đầu tiên rao giảng, và thành Câu-thi-la, nơi
Đức Phật qua đời. Đức phật đã qua đời ở tuổi 80. “Ngôi đền vẫn còn ở
giữa thiên niên kỷ đầu tiên và được ghi chép lại bởi những kẻ hành
hương người Trung Quốc, rằng có một ngôi đền bên cạnh một cái cây”.
Đền Maya Devi tại Lumbini vẫn còn đến ngày nay, các nhà khảo cổ đã làm việc cùng với các thiền tăng, ni và các khách hành hương.
Trong một bài báo khoa học tại Antiquity, các tác giả viết:
“Chuỗi công trình tại Lâm Tỳ Ni là một mô hình thu nhỏ cho sự phát
triển của Phật giáo từ một giáo phái địa phương tới một tôn giáo toàn
cầu”.
Bị biến mất và nằm trong các rừng rậm
của Nepal trong thời kỳ trung cổ, Lumbini cổ xưa đã được tái phát hiện
vào năm 1896 và đã được xác định với tư cách là nơi sinh của Đức Phật
trên các bảng kê khai của sự hiện diện của một cột đá sa thạch thế kỷ
thứ ba trước công nguyên. Cột trụ này, vẫn đứng vững, mang một dòng chữ
ghi lại một chuyến thăm của Hoàng đế Asoka tới nơi đã sinh ra Đức phật
cũng như tên của nơi này – đó là Lumbini.
Bất chấp sự phát hiện lại các vị trí
quan trọng của phật giáo, các cấp sớm nhất của các công trình này đã bị
chôn vùi sâu hoặc bị hủy hoại bởi những công trình xây dựng sau, để bằng
chứng về các giai đoạn đầu của Phật giáo là không thể tiếp cận để điều
tra khảo học cho đến ngày nay. Nửa tỷ người trên thế giới là Phật tử, và
mỗi năm có hàng trăm ngàn cuộc hành hương tới thánh địa Lumbini. Nghiên
cứu khảo cổ có sự tài trợ bởi chính phủ Nhật Bản hợp tác với chính phủ
Nepal, theo một dự án của UNESCO nhằm tăng cường việc bảo tồn và quản lý
Lumbini. Cùng với Hiệp hội Địa lý Quốc gia, nghiên cứu cũng được hỗ trợ
bởi Đại học Durham và Đại học Stirling
Các đồng tác giả của nghiên cứu là
Coningham và Acharya, Strickland, CE Davis, MJ Manuel, IA Simpson, K.
Gilliland, J. Tremblay, TC Kinnaird và D.C.W. Sanderson.
Một tài liệu nghiên cứu về cuộc đời Đức Phậtcủa Coningham, "Các bí mật chôn cất của Đức Phật", sẽ ra mắt vào tháng 2 trên kênh National Geographic
|
Phát hiện mới về hiệu quả của thuốc ngủ |
Cập nhật lúc 11h10' ngày 26/12
|
Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy phần nhiều hiệu quả của thuốc ngủ nằm trong… tâm trí, theo báo Daily Mail.
Các nhà nghiên cứu ở Anh và Mỹ nói rằng
phát hiện trên gây nghi ngờ về hiệu quả thuốc trị chứng mất ngủ. Họ thúc
giục những người bị mất ngủ nên tìm phương pháp điều trị tâm lý, vốn
không có tác dụng phụ.
Trong khi đó, thuốc ngủ lại bị chỉ trích
là có quá nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như mất trí nhớ, mệt mỏi cực độ
và các vấn đề về thăng bằng, so với những lợi ích mà chúng mang lại.
Những bệnh nhân mắc chứng mất ngủ nên áp dụng liệu pháp chữa trị tâm lý thay vì sử dụng thuốc
Các nghiên cứu trước đây cho thấy thuốc
ngủ không chống lại những rối loạn ngủ kéo dài và liệu pháp hành vi nhận
thức đã được chứng minh có tác dụng tốt hơn.
Một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học
Lincoln, Trường Y Harvard và Đại học Connecticut đã xem xét những cuộc
thử nghiệm trong đó hiệu quả của thuốc ngủ được so với giả dược, những
chất không hoạt tính vốn hầu như không có tác dụng nào đối với tình
trạng bệnh.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích tổng cộng 13 cuộc thử nghiệm lâm sàng với 65 lần so sánh khác nhau và hơn 4.300 đối tượng.
Nhóm này cũng xem xét sự khác nhau giữa
phản ứng với thuốc và phản ứng với giả dược, cũng như sự thay đổi xảy ra
sau khi cho bệnh nhân dùng giả dược, vốn bao gồm những yếu tố như sự
cải thiện qua tiến trình tự nhiên của bệnh.
Họ nhận thấy hiệu quả giả dược chiếm
khoảng 50% những lợi ích, với hiệu quả còn lại do thành phần hoạt tính
của thuốc ngủ, vốn được biết đến là nhóm thuốc Z.
“Những biện pháp chữa trị tâm lý đối
với chứng mất ngủ có thể hiệu quả như thuốc ngủ về ngắn hạn và tốt hơn
về dài hạn, vì thế chúng ta nên chú ý đến việc áp dụng những biện pháp
này đối với bệnh nhân”, trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Niroshan Siriwardena thuộc Đại học Lincoln cho biết
Kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san British Medical Journal.
|
Những bí ẩn về Sao Kim |
Cập nhật lúc 16h54' ngày 09/10/2015
|
Sao Kim - điểm đến của tàu vũ trụ Bepi Colombo là
một hành tinh có rất nhiều điều bí ẩn mà con người cần phải nghiên cứu
để hiểu được về các hiện tượng cũng như sự nóng lên của khí hậu Trái
đất.
Khám phá sao Kim, hành tinh duy nhất quay ngược chiều kim đồng hồHình thành từ rất nhiều các ngôi sao kim tinh trước đây, sao Kim là hành tinh sáng nhất trong hệ mặt trời sau mặt trăng và mặt trời. So với Trái đất, nó là ngôi sao xuất hiện đầu tiên vào ban đêm và biến mất cuối cùng vào lúc bình minh.Vị trí của sao Kim trong Hệ Mặt Trời Đường kính của Sao Kim bằng 12.092 km (chỉ nhỏ hơn 650 km của Trái Đất) và khối lượng của nó bằng 81,5% khối lượng Trái Đất. Sao Kim có khối lượng và kích thước nhỏ hơn Trái Đất Hình ảnh với màu sắc thực của sao Kim Sao Kim là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời quay ngược lại so với chiều kim đồng hồ. Sao Kim quay từ Đông sang Tây, trong khi tất cả các hành tinh khác đều quay theo hướng ngược lại (từ Tây sang Đông). Hay nói cách khác, ở sao Kim, Mặt Trời mọc ở hướng Tây và lặn ở hướng Đông. Bầu khí quyển dày đặc ở sao Kim Nhiệt độ trung bình ở sao Kim là 462 độ C Toàn bộ bề mặt của Sao Kim là một hoang mạc khô cằn với đá và bụi và có lẽ vẫn còn núi lửa hoạt động trên hành tinh này. 80% bề mặt sao Kim là đồng bằng núi lửa phẳng Tổng khối lượng của cacbon điôxít bao quanh sao Kim chiếm tới 96,5% khối lượng khí quyển, và đa số khối lượng còn lại là 3,5% của nitơ. Trên bề mặt sao Kim lỗ chỗ rất nhiều hố va chạm Các hố va chạm trên sao Kim có đường kính từ 3 km đến 280 km. Không có hố nào với đường kính nhỏ hơn 3 km. Áp suất khí quyển trên sao Kim lớn hơn ở Trái Đất 92 lần. Tàu Bepi Colombo |
Vì sao các biệt thự cổ lại đều được sơn màu vàng? |
|
Cập nhật lúc 13h17' ngày 23/09
|
|
Bạn có nhận ra rằng hầu hết các tòa nhà cổ tại Hà Nội đều được sơn màu vàng không?
Đã bao giờ bạn nhận ra rằng rất nhiều tòa nhà do Pháp xây và rất nhiều công trình xây dựng sau đó đều được sơn màu vàng? Vì sao lại là màu vàng mà không phải là màu khác? Sự ảnh hưởng từ văn hóa PhápNăm 1859 là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự xâm lược chính thức của thực dân Pháp vào Việt Nam. Tuy nhiên, phải mãi đến năm 1887, người Pháp mới tiến hành quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, trong đó có việc nhiều đô thị lớn tại Việt Nam được mở rộng và quy hoạch theo phong cách của Pháp.Bắt đầu từ nguyên vật liệu, người Pháp đã thay thế toàn bộ những vật liệu xây nhà truyền thống của Việt Nam như tre, lá, gỗ, gạch... bằng xi-măng, sắt, thép. Trụ sở cơ quan Nhà Hát Kịch Hà Nội đóng tại số 42 Tràng Tiền, Hà Nội. Nắng chiếu vào các tòa nhà có màu vàng, tạo cảm giác giống như việc đem một góc Paris vào giữa lòng thành phố vậy. Ngoài ra, đặc điểm khí hậu của Việt Nam là nóng ẩm, khiến tường nhà dễ mọc rêu. Mà trong các màu, màu vàng và màu rêu kết hợp với nhau là... đỡ xấu nhất, lại đem đến nét cổ kính cho tòa nhà. Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội với nước sơn vàng đặc trưng. Trong đó, họ chọn màu vàng đó là màu của hoàng gia, tượng trưng cho quyền lực - theo quan niệm của các nước Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Các công trình kiến trúc sau thời kỳ Pháp thuộcNgay cả khi quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, phong cách kiến trúc Pháp vẫn mang tầm ảnh hưởng rất lớn. Nhiều tòa nhà do Pháp xây dựng vẫn được bảo tồn và sử dụng làm cơ quan hành chính.Chính vì thế, rất nhiều công trình được xây dựng sau thời kỳ này như các trường học, cơ quan... vẫn được phủ màu vàng và mang bóng dáng của kiến trúc Pháp. Trụ sở Bộ Ngoại Giao - trước kia là Sở Tài chính Đông Dương. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Dẫu lý do sơn màu là gì nhưng ta không thể phủ nhận hình ảnh những ngôi biệt thự cổ hay tòa nhà được sơn màu vàng đã in dấu vào ký ức, trở thành một hình ảnh quen thuộc trong lòng của không ít người dân Việt Nam thời nay.
|
|
Nhận xét
Đăng nhận xét