Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
HỌC THẦY KHÔNG TÀY HỌC BẠN 1
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Con đường từ một nước nghèo đến một Thụy Sỹ giàu có và hạnh phúc nhất thế giới
14/05/201510,740 lượt xem
Thụy Sĩ được đánh giá là một trong
những nước an toàn nhất thế giới, tình trạng tham nhũng, tham ô cửa
quyền gần như không có, năng lực điều hành của chính phủ cực tốt, môi
trường sống trong lành và chất lượng dịch vụ ở mức rất cao. Một điểm đặc
biệt Thụy Sĩ có 25 người đã đạt giải Nobel trên tổng dân số 7,7 triệu
dân. (Ảnh thành phố Zurich: Juan Rubiano, juanrubiano.com)
Thụy Sĩ là một quốc gia không có
bờ biển thuộc khu vực Tây Âu với dân số khoảng 7.7 triệu người, được tổ
chức theo thể chế cộng hòa liên bang gồm 26 bang với thủ đô là thành
phố Berne và hai trung tâm kinh tế lớn là Genève và Zurich. Thụy Sĩ là
nước có truyền thống lịch sử về sự trung lập, từ năm 1815 đến nay không
có bất kỳ cuộc chiến tranh nào xảy ra.
Thụy Sĩ có ít nguồn tài nguyên thiên
nhiên, với địa hình đồi núi, tổng số có trên 40 dãy núi cao trên 4.000 m
so với mặt nước biển trong đó có dãy núi Alps nổi tiếng thế giới. Dù là
đất nước nhỏ và không có nguồn tài nguyên gì đáng kể, Thụy Sĩ là một
nước phát triền nổi tiếng trên toàn cầu. Thụy Sĩ có vị trí quan trọng về
kinh tế tài chính và hệ thống ngân hàng nổi tiếng trên toàn cầu, với
nhiều ngành kinh tế ở vị trí hàng đầu thế giới như: cơ khí chế tạo (nổi
tiếng nhất thế giới về sản xuất đồng hồ chính xác và sang trọng), điện
cơ, hóa chất, dược phẩm, thuốc tân dược, du lịch, đồ trang sức, dịch vụ
và bảo hiểm.
Trong danh sách các quốc gia hạnh phúc
nhất thế giới dẫn đầu là Thụy Sĩ với bằng chứng tuổi thọ của người dân
Thụy Sĩ trung bình là 82,2, đứng thứ 10 trong danh sách các quốc gia
sống thọ trên thế giới nhờ có hệ thống phúc lợi và chăm sóc sức khỏe
người dân đặc biệt tốt.
Xét trên giác độ tổng thể, kinh tế Thụy
Sĩ được phân theo 3 ngành lớn, đó là nông nghiệp (chiếm 4,8%), công
nghiệp (chiếm 24,9%) và các ngành dịch vụ (chiếm 70,4%). Xét trên phương
diện lực lượng lao động thì 50% người dân làm việc trong các lĩnh vực
dịch vụ, khoảng 10% dân số được làm việc trong ngành nông nghiệp và 40%
dân số làm việc trong ngành công nghiệp, thương mại và nghề thủ công,
chủ yếu về công nghiệp máy móc và kim loại, sản xuất đồng hồ và sản phẩm
dệt may, đặc biệt, tất cả sản phẩm đều được xuất khẩu nhiều ra nước
ngoài.
(Ảnh: parmigiani blog)
Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế
vào năm 2014, GDP đầu người của Thụy Sĩ đạt hơn 58.000 USD, nằm trong
top 10 các quốc gia có GDP cao nhất thế giới và theo số liệu mới nhất
của Cục Hải quan Liên bang Thụy Sĩ, kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt mức
cao kỷ lục với tổng giá trị là 208,3 tỷ franc (tương đương với 224 tỷ
USD).
Vào ngày 23/04/2015, Mạng lưới Giải pháp
Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc đã công bố danh sách các quốc gia
hạnh phúc nhất thế giới trong đó dẫn đầu là Thụy Sĩ với bằng chứng tuổi
thọ của người dân Thụy Sĩ trung bình là 82,2, đứng thứ 10 trong danh
sách các quốc gia sống thọ trên thế giới nhờ có hệ thống phúc lợi và
chăm sóc sức khỏe người dân đặc biệt tốt.
Số giờ làm việc trung bình trong một
tuần của mỗi người dân Thụy Sĩ là 35,2 giờ, thấp hơn so với mức 36,4
giờ/tuần của người Anh, mức 38 giờ/tuần của người Tây Ban Nha, mức 42,1
giờ/tuần của người Hy Lạp và mức 48,9 giờ/tuần của người Thổ Nhĩ Kỳ;
người dân ở đây được sống trong nền dân chủ cao, bình đẳng, người dân có
quyền đề nghị thay đổi hiến pháp và họ được phép trưng cầu dân ý về
luật pháp mới.
Bên cạnh đó, Thụy Sĩ được đánh giá là
một trong những nước an toàn nhất thế giới, tình trạng tham nhũng, tham ô
cửa quyền gần như không có, năng lực điều hành của chính phủ cực tốt,
môi trường sống trong lành và chất lượng dịch vụ ở mức rất cao. Một điểm
đặc biệt Thụy Sĩ có 25 người đã đạt giải Nobel trên tổng dân số 7,7
triệu dân.
(Ảnh: karryon.com.au/)
Với những thành công của ngày hôm nay
như vậy nhưng xuất phát điểm của Thụy Sĩ chỉ là một vùng đất nghèo khó.
Vào thời Trung cổ, Thụy Sĩ chỉ là một khu vực hẻo lánh được bao bọc giữa
các dãy núi, ngăn cách với phần còn lại của châu Âu. Việc làm chủ yếu
thời bấy giờ là đi làm lính đánh thuê trong quân đội thuộc các quốc gia
khác nhau, hoặc những gia đình nghèo khó thường gửi gắm con cái làm nô
bộc trong những gia tộc giàu có tại Đức và nhiều nơi khác. Dấu vết của
thời kỳ này đến nay vẫn còn nhìn thấy qua hình ảnh đội vệ binh bảo vệ
Giáo hoàng và an ninh của Vatican chính là người Thụy Sĩ.
Một bức tranh vẽ cảnh Thụy Sĩ năm 1860 của W. H: Bartlett
Tuy nhiên, từ nửa cuối thế kỷ 19, Thụy
Sĩ bắt đầu phát triển một cách mạnh mẽ, khiến cả thế giới ngạc nhiên. Từ
một đất nước nghèo, giờ đây những người dân ở đây được đánh giá là giàu
có và hạnh phúc nhất thế giới, lý do nào đã khiến Thụy Sĩ đạt được
thành quả to lớn này. Có thể kể đến 3 yếu tố sau:
Hệ thống chính trị và luật pháp
Chính quyền tại Thụy Sĩ chú trọng vào
việc đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ (không chú trọng phát triển doanh
nghiệp lớn, chú trọng trợ cấp về thuế (được cắt giảm đến mức thấp nhất
có thể) và trợ cấp về chi phí quản lý, tôn trọng quyền tự do của công
dân.
Chính phủ Thụy Sĩ luôn đứng về phía
thiểu số, thực hiện đảm bảo an ninh, trật tự và công lý trên toàn lãnh
thổ để có được sự ủng hộ của quần chúng.
Việc quản lý điều hành của nhà nước Thụy
Sĩ được dựa trên kết cấu liên bang. Các tiểu bang tại Thụy Sĩ được trao
quyền tự trị lớn hơn hẳn các tiểu bang Hoa Kỳ và các địa phương tại
Canada. Người dân được tham gia biểu quyết vào việc quản lý từ cấp hành
chính nhỏ nhất, bao gồm cả biểu quyết đối với các vấn đề chi phí công,
chính sách thuế…
Luật pháp Thụy Sĩ quy định rõ chính phủ
phải duy trì tình trạng cân bằng của ngân sách quốc gia, mọi quyết định
tăng thuế đều phải thông qua trưng cầu dân ý. 70% số tiền thu được từ
thuế phải được chi tiêu theo danh sách các khoản mục được liệt kê sẵn ở
các địa phương.
Điều này khiến cho bộ máy tổ chức của
chính phủ rất gọn nhẹ, khiến người dân cảm thấy yên tâm và không hoài
nghi với các hoạt động chi tiêu của Chính phủ.
Luật pháp Thụy Sĩ quy định quyền của mỗi
công dân, thể hiện qua việc tổ chức thường xuyên các cuộc trưng cầu dân
ý dưới nhiều hình thức về mọi vấn đề, từ kinh tế, chính trị và tôn giáo
ví dụ như lấy ý kiến về thời gian làm việc, về hoạt động nghiên cứu gen
di truyền, các vấn đề địa phận tôn giáo và liên minh châu Âu.
(Ảnh: listupon.com)Con người & Lối sống
Đây chính là yếu tố then chốt góp phần
làm nên sự ưu việt của nền kinh tế Thụy Sĩ, bao gồm tinh thần tự lực,
tính kỷ luật, thái độ hoài nghi đối với quyền lực tập quyền và xu thế
nhất thời, tinh thần đoàn kết trong xã hội, và sự sẵn lòng tiếp nhận
những ý tưởng và con người đến từ các nước khác trên thế giới.
Người Thụy Sĩ rất cần cù tiết kiệm, kể
cả những người có địa vị cao trong xã hội, chủ các doanh nghiệp lớn, chủ
ngân hàng lớn và các quan chức cấp cao trong chính quyền.
Các nghị sĩ Quốc hội Thụy Sĩ không lĩnh
lương, họ phải làm thêm các công việc khác để có thu nhập, họ chỉ được
nhận phụ cấp trong thời gian họp Quốc hội. Ở Thụy Sĩ, tính tiết kiệm
được coi là đức tính tốt. Người Thụy Sĩ tin vào quy luật đạo đức, với họ
thì nỗ lực và khả năng chuyên môn sẽ đem lại thành quả, còn dục vọng và
sự lười biếng là những thói xấu cần tránh.
Chính sách đầu tư vào nghiên cứu và phát triển
Chiến lược của nền kinh tế Thụy Sĩ là
các sản phẩm chất lượng cao và đội ngũ công nhân được đào tạo tốt. Nhiều
công ty đi theo một chiến lược có tên gọi là “niche strategy”, có nghĩa
là tập trung vào một ít dòng sản phẩm chất lượng cao. Kết quả là vài
công ty dù nhỏ nhưng đã có đủ khả năng chiếm lĩnh thị trường thế giới
trong lĩnh vực chuyên sâu của họ, cụ thể là các lĩnh vực quan trọng mà
hiện nay Thụy Sĩ xuất khẩu điều thuộc về công nghệ vi mô, công nghệ cao,
công nghệ sinh học, công nghiệp dược phẩm và kỹ nghệ ngân hàng và bảo
hiểm.
Các sản phẩm của Thụy Sĩ có giá cao trên
thị trường thế giới bởi vì những người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao
cho chất lượng cao. Tại Thụy Sĩ, tỷ lệ phần trăm lao động làm việc trong
lĩnh vực nghiên cứu và phát triển cao hơn ở các quốc gia công nghiệp
hóa khác. Thông thường Chính phủ chi khoảng 3% GDP cho công tác nghiên
cứu phát triển.
Trung tâm nghiên cứu và sản xuất đồng hồ Rolex ở Thụy Sĩ (Ảnh: luxury-insider.com)
Với những yếu tố trên, Thụy Sĩ
đã thực sự thành công trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Có thể điểm qua
thành tích của với một số ngành kinh tế nổi bật nổi bật như sau:
Du lịch: ngành du lịch cũng như chi tiêu của du
khách đem lại cho Thụy Sĩ khoảng 48 tỷ USD, đóng góp 7,8% GDP vào năm
2013 (theo dữ liệu của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới). Ngành du
lịch tạo ra 650.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp trong năm 2011,
chiếm 10,5% tổng việc làm mới của Thụy Sĩ.
(Ảnh: karryon.com.au/)
Ngân hàng: Thụy Sĩ là trung tâm tài chính của thế
giới và là nơi tập trung nhiều cơ sở của tổ chức quốc tế. Theo báo cáo
của Hiệp hội ngân hàng Thụy Sĩ, các tổ chức tài chính tại Thụy Sĩ quản
lý khối tài sản lên tới 59,4 tỷ france Thụy Sĩ (61,8 tỷ USD), chiếm
10,3% GDP, thu hút 195.000 lao động, chiếm 5,7% tổng số việc làm tại đất
nước này và đóng góp 12-15% tổng nguồn thu thuế.
Ngân hàng Thụy Sĩ tại Zurich. (Ảnh: Rediff)
Đồng hồ: Thụy Sĩ còn nổi tiếng với ngành công
nghiệp đồng hồ tạo ra những sản phẩm tinh xảo, chính xác, làm nên đẳng
cấp cho những người sở hữu. Nếu tính theo giá trị, Thụy Sĩ chiếm khoảng
một nửa sản lượng sản xuất đồng hồ của toàn thế giới. Giá trung bình của
một chiếc đồng hồ xuất khẩu từ Thụy Sĩ năm 2006 là 410 USD. Theo thông
tin của Phòng xúc tiến xuất khẩu OSEC, ngành công nghiệp đồng hồ xuất
khẩu 95% số sản phẩm.
Một mẫu quảng cáo đồng hồ Omega
Với những thành tựu đạt được như vậy,
Thụy Sĩ thực sự là một nước đã có được sự phát triển kỳ diệu, đáng để
các nước khác học tập.
Nhật Hạ tổng hợp
Điều gì đã làm nên kỳ tích Nhật Bản?
07/05/201519,558 lượt xem
Tokyo, Nhật Bản. Mỗi năm Nhật Bản phải chịu khoảng 7500 trận động đất nhẹ, riêng Tokyo có đến 150 trận.
Nhật Bản có diện tích
379.954 km², dân số 128 triệu người, trong đó thủ đô Tokyo và một
vài tỉnh xung quanh có 30 triệu người sinh sống.
Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên
nhiên, các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì, bạc và các tài
nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ, than đều phải nhập khẩu. Địa
hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và
vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên
khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Mỗi năm Nhật Bản phải chịu khoảng 7500 trận động đất nhẹ, riêng Tokyo có đến 150 trận.
Vị trị địa lý của Nhật Bản khiến nước
này là một trong những quốc gia xảy ra nhiều thiên tai nhất thế giới.
Hai mối đe dọa nghiêm trọng nhất là động đất và sóng thần. Mỗi năm Nhật
Bản phải chịu khoảng 7500 trận động đất nhẹ, riêng Tokyo có đến 150
trận, tuy nhiên Nhật Bản được đánh giá là một cường quốc kinh tế. Kinh
tế Nhật Bản đứng thứ ba trên toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội
địa cũng như thứ ba theo sức mua hàng hóa (chỉ sau Mỹ và Trung Quốc) và
là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc
phòng; đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập
khẩu.
Tokyo, Nhật Bản
Điều gì giúp cho người Nhật Bản đạt được những thành tựu như vậy, có thể kể đến một số đặc điểm tiêu biểu như sau:
1. Sự kiên nhẫn của người dân Nhật
Khả năng chịu đựng giỏi, sự nhẫn nại,
kiên trì của người Nhật cũng có nguồn gốc hình thành từ điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt. Đức tính này đã được tôi luyện qua hàng trăm năm nước
Nhật được điều hành bởi tầng lớp võ sĩ samurai, và vẫn được gìn giữ đến
ngày nay trong xã hội công nghiệp hiện đại đòi hỏi khắt khe khả năng
làm việc và cống hiến của mỗi con người.
Cả thế giới đã chứng kiến sự kiên nhẫn
của người Nhật trong thảm họa ngày 11-3-2011, khi nước Nhật liên tiếp
hứng chịu ba thảm họa kinh hoàng: trận động đất lớn hy hữu với cường độ
9,1 độ richter, sóng thần cao hơn 10 mét khiến gần 3 vạn người chết và
mất tích, và ngay sau đó là thảm họa rò rỉ chất phóng xạ từ nhà máy điện
hạt nhân Fukushima I đe dọa hàng trăm ngàn người phải sơ tán trong vòng
bán kính 30km.
Trong những ngày nước Nhật tan hoang,
bối cảnh giao thông khó khăn, mất điện, không có nước sinh hoạt nhưng
dân chúng vẫn kiên nhẫn xếp hàng nhận nước, lên xe buýt hoặc chờ gọi
điện thoại công cộng. Dù xếp hàng có lâu và dài đến mấy, cũng không ai
chen lấn hay xô đẩy, giành giật nhau, tất cả đều im lặng và nhẫn nại.
Nhưng những hàng người lặng lẽ xếp hàng ấy, không ai có ý định chen hàng
và nài xin thêm khẩu phần được phát, mỗi người nhẫn nại chờ đến lượt
của mình và chỉ lấy duy nhất một phần đồ ăn và nước uống. Tất cả người
dân đoàn kết thành một khối kiên nhẫn, chịu đựng khó khăn.
Chính vì vậy, mặc dù trải qua nhiều loại
thảm họa, người Nhật trong cuộc dường như lại chính là người có thái độ
bình tĩnh hơn người ngoài cuộc. Với những hình ảnh về sự kiên nhẫn của
người Nhật được các phương tiện truyền thông đưa tin, có lẽ chúng ta cần
học thực sự nghiêm túc học chữ “nhẫn” để có được những hành động, ứng
xử điềm tĩnh và đầy ý thức để ứng biến trong bất kì hoàn cảnh nào như
đất nước Nhật đã trải qua.
Một
quân nhân Nhật đang làm thông thoáng đường để xe cần cẩu và xe ủi đất
có thể chạy vào ngày 20/3/2011 tại Ofunato Nhật Bản (Ảnh: Paula
Bronstein /Getty Images)Người
dân Nhật xếp hàng chờ một siêu thị mở cửa trong bối cảnh thực phẩm khan
hiếm do ảnh hưởng của động đất, ngày 20/3/2011 tại Ichinoseki, Nhật
Bản. (Ảnh: Paula Bronstein /Getty Images)
2. Tinh thần tập thể của người Nhật
Người Nhật từ xa xưa đã có tinh thần
đoàn kết, làm việc theo nhóm, và tinh thần này lại được bồi đắp bởi sự
tồn tại của kiểu gia đình với cuộc sống chung, lao động chung của vài
thế hệ. Ý thức về “nhóm” ở người Nhật vô cùng mạnh mẽ và cũng được xem
là khá khác biệt so với các dân tộc khác. Ở Nhật Bản, mỗi người đều
thuộc “nhóm” của mình, nhóm nhỏ là gia đình, lớn hơn một chút là họ
hàng, bạn bè thân hữu, đồng nghiệp trong công ty… cứ thế, cho đến “nhóm”
lớn nhất chính là dân tộc Nhật Bản, đối lập với người bên ngoài
(gaijin), nước ngoài (gaikoku). Người Nhật thích phân chia xã hội ra
thành “người mình” (người trong nhóm – uchi) và “người lạ” (người ngoài
nhóm -soto) và đối xử theo mức độ tương xứng.
Nông dân Nhật Bản xưaBức
ảnh hoàng gia Nhật: Hoàng đế Akihito 80 tuổi và hoàng hậu Michiko 79
tuổi được vây quanh bởi các con trai, con dâu và cháu của họ.
Mỗi một người Nhật cảm thấy mình là một
phần của một nhóm người nào đó – của gia đình, hay của công ty nơi họ
làm việc. Họ suy nghĩ và hành động cùng nhau, họ được giáo dục tuân theo
lợi ích của tập thể và cư xử phù hợp với vị trí của mình trong tập thể.
Trong trận thảm họa vừa qua, khi một người nước ngoài hỏi một người
Nhật “Tại sao ở Nhật hầu như không có trộm cắp vào những lúc như thế này?”, người Nhật đó đã trả lời rằng:
“Nếu tôi lấy đi một chai nước để
thỏa cơn khát, hay lấy trộm tiền để mong có cuộc sống sung túc hơn thì
tôi cũng không thể cảm thấy hạnh phúc khi những người xung quanh tôi
đang gặp khó khăn”, “tôi không thể có hạnh phúc một mình được”…
Thực tế đã cho thấy trong tình trạng
thiếu lương thực và nước nghiêm trọng, các cửa hàng không hề có trục
lợi, hàng hóa trên toàn nước Nhật không tăng giá. Thậm chí, trong các
cửa hàng, hàng hóa đổ ngổn ngang nhưng không hề có kẻ trộm đồ hay hôi
của, mà ngược lại, nhiều người mua hàng đã giúp sắp xếp lại đồ đạc lên
giá, và để lại tiền mua hàng tại quầy bán không người thu tiền. Một số
chủ quầy bán nước tự động đã phát miễn phí các chai nước uống, mọi người
giúp đỡ nhau để cùng tồn tại.
Tinh thần tập thể, không mưu cầu hạnh
phúc “cá nhân” và tấm lòng biết sẻ chia đã làm nên điều kỳ diệu khiến
nước Nhật đã nhanh chóng khắc phục và đứng lên sau thảm họa.
(Mời xem tiếp trang 2)
Điều gì đã làm nên kỳ tích Nhật Bản?
07/05/201519,559 lượt xem
Tokyo, Nhật Bản. Mỗi năm Nhật Bản phải chịu khoảng 7500 trận động đất nhẹ, riêng Tokyo có đến 150 trận.
3. Tính kỷ luật, trật tự theo chiều dọc của người Nhật
Tính cách dân tộc và văn hóa ứng xử của
người Nhật thể hiện rõ nét trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của
xã hội Nhật Bản. Xã hội phong kiến Nhật Bản trước đây với đặc trưng là
kiểu gia đình phụ hệ với mối quan hệ cha-con làm trung tâm, trong đó con
phải kính trọng và phục tùng tuyệt đối cha.
Tinh thần này sau đó được kết hợp với tư
tưởng đạo đức Khổng giáo được du nhập vào Nhật Bản thế kỷ IV, nhấn mạnh
việc tôn trọng thứ bậc trong xây dựng trật tự xã hội. Trong 5 đức tính
mà Khổng giáo đề cao là Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, người Nhật Bản
đặc biệt coi trọng chữ “lễ”. Người Nhật luôn hành xử sao cho đúng lễ
nghĩa, “lễ”, “nghĩa” còn được biểu hiện trong ngôn ngữ Nhật với nhiều từ
vựng phức tạp. Ngày nay, chúng ta có thể nhìn thấy những ảnh hưởng chủ
yếu của đạo đức Khổng giáo còn lại trong xã hội Nhật Bản được biểu hiện ở
việc thờ cùng tổ tiên, tôn kính cha mẹ, người dưới tuyệt đối phục tùng
người trên và việc tích cực giữ gìn trật tự xã hội.
5 đức tính mà Khổng giáo đề cao là Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, người Nhật Bản đặc biệt coi trọng chữ “lễ”.
Bên cạnh đó, nước Nhật cũng nổi tiếng
với tầng lớp võ sĩ đạo Samurai, tầng lớp này có ảnh hưởng vô cùng mạnh
mẽ đến sự hình thành các giá trị đạo đức và lối sống của người Nhật Bản
sau này. Theo lịch sử vào giai đoạn từ năm 1192 đến 1333, tầng lớp võ sĩ
samurai được hình thành, lối sống kỷ luật và trọng danh dự của tầng lớp
quân nhân samurai được rèn luyện trong hàng trăm năm nội chiến kéo dài
từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVI.
Trong thời kỳ này, những bản anh hùng ca
về lòng trung thành, quả cảm, trọng danh dự và đức hy sinh cao cả của
người võ sĩ samurai đã dần trở thành phẩm chất đạo đức được xã hội tôn
kính và noi theo. Rốt cuộc, đó chính là cái tinh thần quan trọng nhất –
tinh thần “võ sĩ đạo” mà tầng lớp samurai để lại cho hậu thế. Tinh thần
xả thân vì bề trên và tính kỷ luật đã được nâng lên thành đạo đức dân
tộc sau này. Trong xã hội Nhật Bản hiện đại, lòng trung thành, kính
trọng bậc bề trên tiếp tục là chuẩn tắc ứng xử trong các hãng, còn tính
kỷ luật thì đã trở thành một thói quen trong xã hội.
Đặc điểm này của người Nhật khiến cả thế
giới ngưỡng mộ khi chứng kiến sự hy sinh quên mình, trung thành với bậc
bề trên là những chuẩn tắc đạo đức từ thời các võ sĩ samurai, vừa qua
đã được phát huy khi sự cố hạt nhân xảy ra. Báo chí đã đưa tin rất nhiều
về đội ngũ gồm 50 chuyên gia và công nhân đã bất chấp tính mạng, sức
khỏe của họ, ngày đêm làm việc tại hiện trường sự cố ở nhà máy Fukushima
I để cứu tính mạng của nhiều người dân khi xảy ra sự cố rò rỉ ở nhà máy
điện hạt nhân Fukushima I và II xảy ra. Họ vẫn làm việc miệt mài với nỗ
lực làm mát lò phản ứng.
Phần lớn họ đều là cư dân tại các địa
phương hứng chịu thiệt hại, nhiều người trong số họ đã biết chắc người
thân và nhà cửa bị sóng cuốn trôi hay vùi lấp trong đống đổ nát, nhưng
họ không vì thế mà bỏ vị trí, vẫn kiên trì bám trụ trong khu vực khẩn
cấp của nhà máy.
Với những đặc điểm quý giá này, người
dân Nhật đã thực sự khiến thế giới khâm phục vì sự kiên nhẫn, tinh thần
đoàn kết và nỗ lực vượt khó khăn để xây dựng một nền kinh tế thịnh vượng
như ngày hôm nay dù luôn ở trong tình trạng phải đối mặt với các thảm
họa từ thiên nhiên.
Bức
ảnh này được chụp vào ngày 18/3/2011 và được công bố vào thứ Tư ngày
23/3/2011 bởi công ty Điện lực Tokyo. Công nhân trong những bộ đồ bảo hộ
chuẩn bị kết nối đường truyền để khôi phục lại nguồn điện tại nhà máy
Fukushima đã bị tê liệt do thảm họa sóng thần.
Vào ngày 19/12/2014, Bộ Tài chính Nhật
Bản cho biết thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật đạt 833 tỷ yên trong
tháng 10/2014, nhờ đồng yên yếu và giá dầu giảm. Trong khi đó, giá trị
tài sản của các hộ gia đình Nhật Bản đã tăng lên mức cao kỷ lục vào cuối
tháng 9/2014 lên tới 1,6 triệu tỷ yên, tương đương gần 14 nghìn tỷ USD,
tăng 2,7 % so với một năm trước đó, và cao nhất kể từ khi dữ liệu được
thu thập vào năm 1997. Bên cạnh đó, giá trị tài sản từ cổ phiếu đạt
ngưỡng 1,3 nghìn tỷ USD. Chính phủ Nhật Bản đã điều chỉnh tăng doanh thu
thuế trong năm tài chính 2014 (kết thúc vào tháng 3/2015) lên 51,7
nghìn tỷ yên, (tương đương với 440 tỷ USD), cao hơn so với năm 2013 là
1,7 nghìn tỷ yên (tương đương khoảng 14,5 tỷ USD).
Tăng trưởng GDP thực tế trong năm tài
chính 2015 được dự báo ở mức 1,5% và ở mức 2,7% đối với GDP danh nghĩa.
Nếu tốc độ tăng trưởng GDP 2015 đúng như dự báo này thì GDP danh nghĩa
của Nhật Bản trong năm tài khóa 2015 sẽ đạt giá trị 504,9 nghìn tỷ yên,
vượt ngưỡng 500 nghìn tỷ yên lần đầu tiên kể từ sau khủng hoảng tài
chính 2008. Chỉ số giá tiêu dùng dự kiến sẽ tăng 1,4 % trong năm tài
chính 2015, thấp hơn so với mức tăng 3,2 % trong năm tài chính 2014.
Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và
tài nguyên thiên nhiên hạn chế, con người Nhật Bản thật sự đã làm nên
những điều kỳ diệu chỉ thông qua những phẩm chất đạo đức tốt.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét