Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG145
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Động đất rung chuyển hàng loạt nước châu Á, hơn 100 người thiệt mạng
VOV.VN - Theo thông tin, đã có hơn 100 người thiệt mạng, chủ yếu ở Afghanistan và Pakistan.
AP đưa
tin, một trận động đất mạnh ở miền Bắc Afghanistan đã làm rung chuyển
các tòa nhà từ Kabul (Afghanistan) đến New Delhi (Ấn Độ), gây mất điện
và gián đoạn thông tin liên lạc ở một số khu vực. Theo thông tin, đã có
hơn 100 người thiệt mạng, chủ yếu ở Afghanistan và Pakistan.
Người dân đổ ra đường phố ở Lahore, Pakistan khi động đất gây rung chấn tại thành phố này. Ảnh: AP
Đài truyền hình
Pakistan thông báo, ít nhất 94 người đã thiệt mạng và gần 600 người khác
bị thương trên khắp cả nước. Trong khi đó, các quan chức Afghanistan
cho biết đã có 33 người đã thiệt mạng và hơn 200 người bị thương tại
nước này.
Cơ quan Khảo sát Địa
chất Mỹ cho biết, tâm chấn của trận động đất mạnh 7,5 độ richter nằm ở
vùng núi Hindu Kush, tỉnh Badakhshan của Afghanistan, giáp biên giới
Pakistan, Tajikistan và Trung Quốc.
Tâm chấn của trận động đất nằm ở độ sâu 73km và cách phía nam thủ phủ Fayzabad của tỉnh Badakhshan 213 km.
Theo ông Sonatullah
Taimor, người phát ngôn của thống đốc tỉnh Takhar, phía tây Badakhshan,
ít nhất 12 học sinh tại một trường nữ sinh đã thiệt mạng do giẫm đạp khi
họ chạy khỏi các tòa nhà đang rung lắc. 42 nữ sinh khác đã được đưa tới
bệnh viện.
Tại tỉnh Nangarhar,
miền đông Afghanistan đã có 8 người chết và 78 người bị thương. Ông
Hazrat Hussain Mashreqiwal, người phát ngôn cảnh sát tỉnh cho biết, một
số ngôi nhà tại thành phố Jalalabad đã bị phá hủy, động đất cũng gây
thiệt hại nặng nề tại một số vùng nông thôn của tỉnh này.
Tại Pakistan, ông Abdul
Latif Khan, một quan chức thuộc Cơ quan quản lý thiên tai cho biết, đã
có 48 người thiệt mạng do động đất ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, tây bắc
nước này. Trong khi đó, một quan chức khác là Mussarrat Khan cho biết,
có 16 người thiệt mạng tại khu vực các bộ tộc của nước này giáp biên
giới với Afghanistan.
Điện đã bị cắt ở thủ đô
của Afghanistan - nơi người ta có thể cảm nhận rung chấn của động đất
khoảng 45 giây. Các tòa nhà bị rung lắc, tường nứt và xe cộ trượt đi
trên phố.
Thông tin liên lạc bị
gián đoạn sau động đất khiến con số chính xác về thương vong cũng như
những thiệt hại về vật chất chưa được thống kê đầy đủ. Các quan chức
Afghanistan cũng cảnh báo về dư chấn của trận động đất này.
Trong khi đó tại
Pakistan, ông Zahid Rafiq - một quan chức cơ quan khí tượng cho biết,
trận động đất được cảm nhận rõ rệt tại hầu hết các khu vực tại nước
này. Tại thủ đô Islamabad, các tòa nhà rung chuyển và người dân hoảng
hốt đổ ra đường phố.
Thủ đô New Delhi của Ấn
Độ cũng bị ảnh hưởng bởi động đất. Mặc dù chưa có thống kê về thiệt hại
nhưng các tòa nhà tại đây cũng bị rung lắc. Nhiều người đã chạy ra khỏi
các tòa nhà và tụ tập trên đường phố hoặc trong các bãi đậu xe./.
Nguyễn Hùng/VOV.VN
TPHCM: Bắt 6 nghi phạm vụ xác chết bị trói trong ngôi nhà trọ
Ngày 26/10, Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết đã bắt khẩn cấp 6
nghi can liên quan vụ cướp tài sản, giết người tại Q.12, TP.HCM.
Sáu nghi can bị bắt giữ
Các nghị phạm bị bắt gồm: Phạm Văn Thuận (25 tuổi), Nguyễn Chí Thân
(tự “Thành”, 26 tuổi) và Nguyễn Văn Hiệp (27 tuổi, cùng quê quán tỉnh
Vĩnh Long), Nguyễn Kim Thế Hiển (30 tuổi, quê quán tỉnh An Giang) bị
điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Riêng các nghi can Phan Tuấn Hạnh (tự “Châu”, 32 tuổi, quê quán tỉnh
Long An), Phan Thị Ngọc Diễm (25 tuổi, quê quán tỉnh An Giang) bị điều
tra về hành vi cướp tài sản.
Trước đó, chiều 21/10, một số người dân phát hiện xác một người chết
tại lầu 1 của một căn nhà ở P.Tân Chánh Hiệp quận 12 trong tư thế chân
tay bị trói, mắt và miệng bị bịt khăn, dán băng keo…
Tiếp nhận tin báo, Công an Q.12 và các Phòng nghiệp vụ Công an TP.HCM
đã tổ chức khám nghiệm hiện trường. Qua truy xét, đêm 22/10, Công an
Q.12 xác định được một nhóm đối tượng đang trốn ở khu vực chợ Châu Đốc,
tỉnh An Giang có ý định trốn sang Campuchia.
Công an Q.12 đã điều ngay một nhóm trinh sát đến địa bàn này và phối
hợp với công an địa phương kiểm tra các nhà trọ, khách sạn để truy tìm,
bắt tìm nhóm nghi can trên.
Các nghi can trên đã khai nhận đã bàn bạc kế hoạch bắt cóc nhằm tống tiền tại quán cà phê TiNo (Thoại Ngọc Hầu, Q.Tân Phú).
Khi đó, Hạnh nói là có biết ông Nguyễn Văn Thọ (43 tuổi, là giám đốc
một công ty ở H.Bình Chánh) là một người giàu có nên cả nhóm đã đồng ý
sẽ bắt cóc ông Thọ để tống tiền. Sau đó, Thuận rủ thêm Thân và Hiệp cùng
tham gia.
Để thực hiện kế hoạch trên, Hạnh thuê căn nhà tại địa chỉ trên với
giá 7 triệu đồng/tháng. CònDiễm được phân công điện thoại làm quen, mồi
chài ông Thọ đến căn nhà trên để cho đồng phạm gây án.
Khoảng 14g45 ngày 21/10, ông Thọ chở Diễm đến căn nhà trên bằng ôtô 7
chỗ. Khi ông Thọ vào trong nhà thì bị Hiển, Thuận, Thân, Hiệp khống
chế, dùng băng keo, bông gòn trói, bịt miệng ông Thọ lại.
Lúc này, Thành lục soát người ông Thọ lấy được 2 điện thoại di động, 1
chứng minh nhân dân và 160.000 đồng rồi bê ông Thọ lên lầu một, để ông
trong một căn phòng rồi bỏ đi.
Riêng ôtô của ông Thọ bị Hiệp lấy lái về hướng KCN Tân Bình và bỏ lại
ở lề đường. Sau khi rời khỏi căn nhà, một nghi can trong nhóm đã điện
thoại cho bà K. chủ nhà đến giải cứu cho ông Thọ, nhưng khi bà K. và một
số người dân vào được căn nhà thì phát hiện ông Thọ đã tử vong.
Khi biết tin ông Thọ đã chết, Thuận, Thân và Hiệp trốn về Châu Đốc,
tỉnh An Giang định trốn sang Campuchia thì bị Công an Q.12bắt giữ.
Ngày 24/10, các trinh sát Q.12 tiếp tục bắt giữ Phan Thị Ngọc Diễm tại một căn nhà ở P.16, Q.Gò Vấp.
Chiều 26/10, thiếu tướng Phan Anh Minh đã trao thư khen và thưởng
nóng cho Đội cảnh sát hình sự Công an Q.12 số tiền 20 triệu đồng vì đã
nhanh chóng bắt giữ các nghi can gây án.
Đồng thời, UBND Q.12 cũng đã thưởng nóng cho Đội cảnh sát hình sự Công an Q.12 số tiền 30 triệu đồng. Theo Đức Thanh - Tuổi Trẻ
Quân đội Nga “lột xác” toàn diện khi xuất hiện tại Syria
Thứ hai, 26/10/2015 | 17:15 GMT+7
Chiến
dịch không kích tại Syria - hành động quân sự đầu tiên của Nga ở bên
ngoài kể từ sau chiến tranh tại Afghanistan - cho thấy một đội quân được
tân trang, khác biệt rất lớn về cả khả năng lẫn tư duy so với lực lượng
theo kiểu Liên Xô trước đó.
Nga giờ đây có khả
năng triển khai sức mạnh một cách nhanh chóng ra nước ngoài, sử dụng máy
bay không người lái và các loại vũ khí chính xác một cách rộng rãi, đặc
biệt, họ quan tâm đến sự thoải mái của binh lính.
Tại căn cứ không
quân Hemeimeen, thuộc tỉnh Latakia, chúng ta không thể nghe thấy âm
thanh của cuộc nội chiến đã tàn phá Syria gần 5 năm nay.
Một nhóm nhỏ các nhà
báo đến thăm căn cứ trong tuần này có thể nhìn thấy hàng chục máy bay
ném bom Su-24 cất cánh vào ban đêm với tiếng gầm đinh tai, xuyên qua
bóng tối với ngọn lửa đỏ rực từ các động cơ.
Chỉ vài năm trước,
những nhiệm vụ như thế này không thể thực hiện khi mà không quân Nga có
rất ít máy bay có thể tấn công các mục tiêu vào ban đêm.
Là một phần trong
chương trình hiện đại hóa quân sự sâu rộng của Tổng thống Vladimir
Putin, không quân Nga đã nhận được hàng trăm máu bay mới và hiện đại,
tất cả được trang bị các thiết bị điện tử tiên tiến, ngang với máy bay
của Mỹ và NATO.
"Tất cả các máy bay
tại căn cứ này được trang bị các hệ thống cho phép đánh trúng các mục
tiêu được xác định chính xác", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu
tướng Igor Konashenkov cho biết.
Ông bác bỏ những
tuyên bố của phe đối lập Syria đó là các cuộc không kích của Nga đã giết
hại dân thường là "hoàn toàn vô lý". Máy bay đã đánh trúng các kho đạn
dược, nhiên liệu và các mục tiêu khác xa khu vực dân cư, ông nói. Bộ
Quốc phòng Nga đã phát hành video ghi được từ buồng lái để minh chứng
cho tuyên bố này, cũng như những gì mà Lầu Năm Góc đã làm trong 2 cuộc
chiến tranh vùng Vịnh.
Các cuộc không có có
độ chính xác trong các chiến dịch của Nga khác biệt rất sõ so với việc
dẹp 2 cuộc nổi dậy đòi ly khai tại Chechnya. Tại đó, quân đội Nga đã sử
dụng vũ khí không đúng, lỗi thời một cách bừa bãi, phá hủy thủ phủ
Grozny của Chechnya thành đống gạch vụn.
Một máy bay vận tải của Nga hạ cánh tại căn cứ Hemeimeem hôm 22/10/2015. Ảnh: AP
Latakia, trung tâm
của người Hồi giáo thiểu số dòng Alawite (Tổng thống Syria Bashar Assad
thuộc tộc này) đã cung cấp cho quân đội Nga một môi trường an toàn và
chào đón cũng như "Biết ơn!" người Nga một cách nhiệt tình.
Tại một trại tị nạn ở
Latakia, nơi có những ngôi nhà dành cho hàng ngàn người, hầu hết là
người Alawite đến từ các tỉnh khác ở Syria, những đứa trẻ mỉm cười rồi
hét to: "Cảm ơn ngài, Putin!".
Với sự chào đón
nhiệt tình của người dân địa phương và có khoảng cách an toàn so với
tiền tuyến, quân lính Nga tại căn cứ này trông rất bình tĩnh và thoải
mái.
Tuy nhiên, cảnh sát
quân sự Nga cùng với lực lượng an ninh Syria tiến hành các phương tiện
mới đến một cách nghiêm ngặt, các lực lượng đặc biệt bảo vệ những cơ sở
quan trọng và trực thăng vũ trang Mi-24 quét quanh căn cứ một cách
thường xuyên để tìm kiếm bất cứ hoạt đọng nào đáng ngờ. Các hệ thống
phòng không Pantsyr được triển khai tới vị trí quan trọng của căn cứ,
tạo thành vòng tròn bảo vệ.
Binh lính tại căn cứ
rõ ràng là tự hào về bộ quân phục mà họ đang khoác trên người, khác
biệt hoàn toàn với phong cách quân phục kiểu Xô Viết buồn tẻ vẫn được
quân đội Nga mặc cho tới thời gian gần đây.
Không quân hỗ trợ
phi hành đoàn gắn những quả bom hạng nặng và tên lửa dưới cánh máy bay
chiến đấu. Những người này mặc quần short, đi giày thể thao trắng để
thoải mái trong điều kiện nhiệt độ gần 30 độ C.
Thông thường, mỗi máy bay sẽ thực hiện nhiều lần xuất kích cả ngày lẫn đêm.
Khi được hỏi về việc
Mỹ chỉ trích Nga nhắm vào các nhóm phiến quân ôn hòa chiến đấu chống
lại ông Assad thay vì tập trung vào nhóm Nhà nước Hồi giáo IS (mục tiêu
chính mà điện Kremlin tuyên bố), ông Konashenkov nhún vai. Ông lập luận
rằng điều này không quan trọng đối với những nhóm phiến quân đông đảo sở
hữu những cơ sở chế tạo bom liều chết và các phương tiện được gắn chất
nổ để thực hiện nhiệm vụ đánh bom liều chết mà chiến đấu cơ Nga đang
nhắm tới.
Các kỹ thuật viên của không quân Nga kiểm tra Hemeimeem. Ảnh: AP
Các dãy nhà gọn gàng, mỗi dãy có từ 2-8 người đàn ông ở, tùy vào cấp bậc, được trang bị máy điều hòa và có rất nhiều phòng tắm.
Một nhà bếp và căng
tin trông rất sạch sẽ và cảnh tượng này sẽ gây sốc cho bất cứ ai từng
quen với hoàn cảnh sống bề bộn nhếch nhác của quân đội Nga kiểu cũ.
Tại đơn vị xử lý
nước của căn cứ, Trung tá Alexander Yevdokimov hồ hởi nói về một hệ
thống lọc đa lớp giúp thanh lọc nước tại Syria để cho ra loại nước uống
với tiêu chuẩn cao nhất, ngăn bất cứ mối đe dọa ô nhiễm hóa chất hoặc vi
khuẩn nào.
"Hãy thử đi, mùi vị thực sự rất ngon!", ông nói với các phóng viên.
Lò nướng tại căn cứ
tự sản xuất ra bánh mì và các đầu bếp làm ra các món ăn Nga tuy không
cầu kỳ nhưng khá đầy đủ. Một cửa hàng quân đội bán đồ lưu niệm, mỹ phẩm
và quần áo và những người phục vụ tại một quán cà phê gần đó bán kẹo,
bánh, kem được đưa đến từ Nga.
Konashenkov, một cựu
chiến binh trong cuộc chiến tại Chechnya và các cuộc xung đột hậu Xô
Viết khác đã rất kinh ngạc trước những gì mà quân đội Nga đã làm được.
"Nhớ lại cuộc xung
đột Chechnya, nơi mà mọi thứ bị phủ trong bụi bẩn?", ông hỏi và chỉ vào
căn cứ với những bộ quân phục và nhà cửa sạch sẽ.
Các quan chức tại
căn cứ này cho biết quân đội Nga có được sự “lột xác” ngoạn mục như vậy
là nhờ công của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.
Không giống như
người tiền nhiệm Anatoly Serdyukov, sau khi nhậm chức Bộ trưởng Quốc
phòng, ông Shoigu đã phát triển quan hệ cá nhân mạnh mẽ với tổng thống
Outin. Họ đi câu cá cùng nhau và Bộ trưởng dường như là một trong số ít
quan chức được ông Putin đặc biệt tín nhiệm.
Dưới sự lãnh đạo của ông Shoigu, quân đội Nga đã đầu tư mua hàng trăm máu bay, tên lửa mới cùng nhiều loại vũ khí khác.
Bảo Linh(theo AP)
Nguồn : Người đưa tin
Obama và kế hoạch ám sát bằng máy bay không người lái (P1)
Thứ hai, 26/10/2015 | 15:13 GMT+7
Mỹ xuất
hiện một “Edward Snowden” thứ 2. Người này tiết lộ về bí mật hàng đầu
của kế hoạch ám sát bằng máy bay không người lái của Mỹ. Tuy CIA cho
rằng kế hoạch ám sát bằng máy bay không người lái là cách làm có hiệu
quả với mục tiêu “tìm kiếm, khóa mục tiêu, kết thúc”. Nhưng thực tế
chứng minh rằng, chính phủ Mỹ và Lầu Năm Góc đang nói dối.
Văn bản tiết lộ, 90%
những người chết trong một vụ ám sát bằng máy bay không người lái đều
không phải những mục tiêu đã xác định của quân đội Mỹ. Nhưng tất cả đều
bị dán nhãn “kẻ thù đã bị tiêu diệt trong kế hoạch”. Bất cứ ai chỉ cần
xuất hiện trong khu vực đã được xác định của Mỹ đều bị coi là “đồng
phạm”, không có bằng chứng xác thực về lý do về cái chết của họ.
Ngày 19 tháng 4 năm
2014, một cuộc tấn công vũ trang tại thành phố Al Bayda phía Tây Yemen
của máy bay không người lái Mỹ dẫn đến 21 người chết, trong đó có 5
thường dân. Việc máy bay không người lái của Mỹ hoành hành gây bất bình
trong lòng người dân Yemen. Người dân và tổ chức nhân quyền Yemen đã
nhiều lần biểu tình nhằm yêu cầu Mỹ chấm dứt hành động của máy bay không
người lái trong địa phận lãnh thổcủa Yemen. Một số người dân Yemen còn
đến tòa án Mỹ để kiện những hành động ám sát này của chính phủ Mỹ.
Từ năm 2009 sau khi
lên nhậm chức, tổng thống Obama càng đẩy mạnh tiến độ tấn công bằng máy
bay không người lái. Những hành động thực hiện bằng máy bay không người
lái vượt xa với tổng thống tiền nhiệm George W. Bush. Theo cách nói của
Nhà Trắng và Lầu Năm Góc, việc tấn công bằng máy bay không người lái
nhằm giảm thiểu thương vong với dân thường. Hành động ám sát bằng máy
bay không người lái có thể tiêu diệt các phần tử khủng bố đe doa đến an
ninh quốc gia Mỹ.
Nhưng, trang web The
intercept này đã thu được nhiều văn bản nội bộ của Mỹ về những kế hoạch
tấn công bằng máy bay không người lái từ những nhân sĩ trong chính phủ
Mỹ. Những văn bản này là một phần trong các nghiên cứu của Lầu Năm Góc.
Nội dung nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu năng lực tình báo trong các
cuộc ám sát bằng máy bay không người lái tại Yemen và Sumali. Các văn
bản chỉ ra rằng, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tại các
quốc gia Trung Đông và châu Phi đều lấy danh nghĩa là chống các phần tử
khủng bố đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. “Nhưng báo cáo cũng thừa nhận, khả
năng tiêu diệt các phần tử khủng bố của máy bay không người lái là không
cao”.
The intercept chỉ ra
rằng, mạng lưới tình báo của Mỹ tại Afghanistan là phát triển nhất
trong các khu vực là mục tiêu của kế hoach ám sát bằng máy bay không
người lái. Nhưng trong một cuộc tấn công liên tiếp với mục tiêu là phía
Bắc Afghanistan từ tháng 1/2012 đến tháng 2/2013, quân đội Mỹ đã giết
chết 200 người, trong đó chỉ có 35 người là mục tiêu của kế hoạch, 165
người khác đều bị ngộ sát. Trong một cuộc tấn công 5 tháng, số người
trong mục tiêu của quân đội Mỹ chiếm dưới 10% tổng số người chết của
cuộc tấn công.
Các cuộc tấn công
bằng máy bay không người lái của Mỹ cũng thường xuyên diễn ra tại Yemen
và Sumali. Nhưng hệ thống tình báo tại hai quốc gia này còn tương đối
kém phát triển, nên khó có thể đảm bảo tính chính xác của các cuộc tấn
công bằng máy bay không người lái.
Obama quyết định kế hoạch ám sát sau 58 ngày
Theo thông tin của
The intercept, họ có được hai bản báo cáo của các nguồn này. Báo cáo
miêu tả chi tiết về danh sách các nhân vật của cuộc tấn công và quá
trình đưa ra quyết định.
Thông tin cho thấy,
chính quyền Tổng thống Obama luôn tránh tiết lộ về danh sách các cuộc
tấn công bằng máy bay không người lái. Cục tình báo trung ương Mỹ CIA và
tổ chức hành động quân sự đặc biệt đều hạn chế gặp phóng viên trong các
cuộc tấn công tại Yemen. Phó hội trưởng đồng minh dân quyền Mỹ đã có
nhận xét về việc này, “Nhân dân có quyền được biết ai là người đã đưa ra
những quyết định này, ai là mục tiêu hợp pháp của cuộc tấn công và
những quyết định này xuất phát từ những lí do nào.”
Một văn bản mà The
intercept có được vào tháng 5/2013 cho biết, kế hoach hành động ám sát
bằng máy bay không người lái của Mỹ được chia thành hai phần. Đầu tiên,
phải xác định 1 mục tiêu trong khu vực, và phải đạt được “quyền ám sát
mục tiêu”. Thứ hai là từ “quyền hành động” đến “thực hiện hành động”.
Căn cứ vào tiến
trình, đầu tiên, các nhà phân tích tình báo Mỹ sẽ xác định chân dung của
các nghi phạm khủng bố, phân tích tính đe dọa, và xây dựng “sơ yếu lí
lịch” của những người này. Sau đó, các đối tượng này sẽ được các lãnh
đạo cấp cao đưa vào các kế hoạch chiến đấu khác nhau. Văn kiện này cũng
cho biết, nhân viên tình báo của tổ nhiệm vụ đặc biệt JSOC48-4 đã hợp
tác với nhân viên của các bộ phận tình báo khác sẽ xây dựng các hồ sơ
của các mục tiêu đã được xác định, để quản lí các đối tượng trong cùng
một mục tiêu. Các hồ sơ này sẽ được “đưa lên các cấp lãnh đạo, cuối
cùng sẽ đến tay tổng thống Mỹ”.
Ban đầu, ghi chép
các hồ sơ của các mục tiêu ám sát nằm trong tay chỉ huy của vùng mục
tiêu, ví dụ như chỉ huy quân sự của Yemen hoặc Sumali. Sau đó, văn kiện
này sẽ được chuyển đến quan chức của Bộ quốc phòng, rồi sẽ được đánh
giá, kiểm định và phân tích bởi cố vấn cấp cao của Ủy ban an ninh quốc
gia Mỹ. Một khi đã xác định mục, tiêu sẽ được đưa lên tổng thống Obama
ký quyết định. Tổng thống Mỹ sẽ ký lệnh tấn công với 1 mục tiêu trong
khoảng 58 ngày. Tiếp sau đó, quân đội Mỹ có thời gian hành động là 60
ngày.
The intercept còn
chỉ ra rằng, thông qua các văn kiện họ có được có thể thấy, sau khi tổng
thống Obama ký quyết định, quân đội Mỹ mới có thể xác định mục tiêu tấn
công và bắt đầu kế hoạch ám sát. Trang web này tổng kết rằng: “Bất kể
là như thế nào, những văn bản mà chúng tôi có được là tương đồng với
những kế hoạch tấn công bằng máy bay không người lái của Obama trong năm
2012”, “Cuối cùng chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm về hành động và quá
trình hành động”.
(Còn nữa)
Nghiêm Thu (Theo Xinhuanet)
Nguồn : Người đưa tin
Quân đội Nga hồi sinh khiến phương Tây “chấn động”
Thứ hai, 26/10/2015 | 14:23 GMT+7
Sự
bùng nổ các cuộc không kích của Nga tại Trung Đông dường như đã gây ấn
tượng với người dân Mỹ như những "làn sóng gây nổ", trở thành một loại
bom tâm lý ở phương Tây. Cho tới nay vẫn chưa có phản ứng đối với nước
Nga kể từ khi tàu vũ trụ Sputnik 1 và Yuri Gagarin được đưa vào không
gian, nhà báo Nga Vladimir Soloviev tuyên bố
Sự trỗi dậy của quân đội Nga đang gây ngỡ ngàng cho Mỹ và phương Tây. Ảnh: Sputnik
Thời gian để nói về
những kẻ khủng bố râu xồm đã qua đi, giờ đây, mọi người nói về những phi
công Nga. Thay vì xem những video tuyên truyền của IS, mọi người bây
giờ xem clip ghi lại cảnh các cuộc không kích của Nga chống lại nhóm
khủng bố này ở Syria.
Ý kiến của công
chúng là một chất dễ bay hơi và bây giờ, "chất" này đang hướng tới những
người hùng mới. Đó là điều mà cuối cùng, Washington cũng nhận thấy,
Vladimir Soloviev viết.
Nhà báo Nga giải
thích tình trạng ngày càng bất ổn trên biển không chỉ do sự lớn mạnh của
quân đội và binh lính Nga mà còn do hiệu quả thực sự mà quân đội Nga có
được.
Ben Hodges, chỉ huy
lực lượng Quân đội Mỹ tại châu Âu đã gợi lên nỗi sợ hãi chung đối với
người phương Tây, đó là ông đã sốc trước khả năng triển khai quân đội
tới Trung Đông của Nga trong một khoảng thời gian rất ngắn. Ông đã bị
lúng túng khi phát hiện ra điều này, Soloviev ghi nhận.
Nhưng nếu quân đội
luôn thể hiện một cách điềm đạm thì truyền thông lại không vậy, nhà báo
Nga chỉ ra. Ví dụ, một nhà báo người Italia đã có bài viết với tựa đề
"Người Nga quá mạnh". Nói ngắn gọn, tác giả đã khẳng định "sự bùng nổ
các cuộc không kích của Nga tại Syria đã gây chấn động người dân Mỹ", đề
cập tới phản ứng kích động của họ khi Nga phát động chiến dịch. Đó là
một loại "bom tâm lý", ông Soloviev nhấn mạnh.
Tại thời điểm này,
lính Mỹ đột nhiên không còn là biểu tượng của xa cách với "những năng
lực của quỷ" nữa. Quân đội Nga nhanh chóng chuyển từ kẻ xâm lược tiềm ẩn
thành những chiến binh chống lại khủng bố và cực đoan. Không ai còn sử
dụng thuật ngữ "người xanh tí hon" (chỉ quân đội Nga) dể dọa trẻ con nữa
bởi giờ đây, tất cả những đứa trẻ đang dùng những món đồ chơi lấy họ
làm hình mẫu, ông Soloviev tin vậy.
Tuy nhiên, theo
Soloviev, sự mất "uy tín của nước Mỹ" không phải là điều tồi tệ nhất. Mỹ
đang ngày càng báo động không phải ở sự giảm sút uy tín mà ở thực tế họ
bỏ qua quá trình này. Washington đang tham gia vào một trò chơi và đánh
mất chính mình.
Bảo Linh(theo Sputnik)
Nguồn : Người đưa tin
"Em bé napalm" - biểu tượng chiến tranh Việt Nam được điều trị laser miễn phí
"Em bé napalm" Phan Thị Kim Phúc đã bắt đầu nhận được điều trị miễn phí sau hơn 40 năm.
Trong bức ảnh biến
Kim Phúc trở thành biểu tượng sống của cuộc chiến tranh Việt Nam, những
vết bỏng của cô bé không được nhìn thấy, chỉ có sự đau đớn khi cô bé
chạy về phía camera, cánh tay dang ra, quần áo bị đốt cháy.
Hơn 40 năm sau, "em
bé napalm" bây giờ có thể che giấu những vết sạo sau lớp quần áo nhưng
giọt nước mắt trên gương mặt rạng rỡ đã để lộ nỗi đau mà bà phải chịu kể
từ sau cuộc tấn công bằng bom napalm leo thang vào năm 1972.
Đoàn tụ với nhiếp
ảnh gia Nick Ut, người đã khiến bà phải chịu nỗi đau vì hình ảnh không
thể xóa nhòa về cuộc Chiến tranh Việt Nam và giúp đảo ngược dư luận tại
Mỹ, bà đã tới Mỹ. Giờ đây, bà có cơ hội để chữa bệnh, điều mà bà từng
nghĩ chỉ có được ở kiếp sau.
Ngày 8/6/1972, Kim Phúc, khi ấy mới 9 tuổi
(giữa) cùng với các anh em mình bỏ chạy trên Quốc lộ 1 gần Trảng Bàng
sau khi máy bay của quân đội miền Nam Việt Nam vô tình thả bom napalm
xuống quân lính của mình và dân thường. Cô gái sợ hãi đã lột quần đáo
đang cháy của mình ra trong khi bỏ chạy. Ảnh: AP
Tiến sĩ Jill Waibel (phải) đến từ Viện Laser
và Da liễu Miami kiểm tra cho bà Kim Phúc trước lần trị liệu laser đầu
tiên để làm giảm nỗi đau và những vết sẹo trên lưng cùng cánh tay trái
của bà. Ảnh: AP
Bác sĩ chiếu tia laser lên tay của bà Kim
Phúc để giảm đau và sẹo. Chồng bà, ông Bùi Huy Toàn sát cánh cùng vợ lúc
điều trị. Ảnh: AP
Quá trình chiếu tia laser tạo ra những lỗ nhỏ trong da, cho phép thuốc collagen được hấp thụ và tái tạo da. Ảnh: AP
Phần lưng và cánh tay trái của bà Kim Phúc đã bị bỏng nặng vì bị trúng 1 quả bom napalm cách đây hơn 40 năm. Ảnh: AP
Bà Kim Phúc và nhiếp ảnh gia Nick Ut. Ảnh: Getty
"Nhiều năm qua tôi
cứ nghĩ chỉ khi lên thiên đường thì mới không còn sẹo, không còn đau đớn
nữa. Nhưng giờ đây, thiên đường của tôi đã xuất hiện trên mặt đất", bà
Kim Phúc nói.
Cuối tháng trước, bà Kim Phúc đã bắt đầu đợt điều trị bằng laser để làm giảm đau đớn, mờ sẹo.
Ngày 8/6/1972, các phóng viên truyền hình,
trong đó có Christopher Wain của ITN và quân lính miền Nam Việt Nam đứng
quanh Kim Phúc trên Quốc lộ 1 gần Trảng Bàng sau khi một máy bay của
miền Nam Việt Nam thả nhầm bom xuống một ngôi làng. Ảnh: AP
Nhà báo Nick Ut. Ảnh: AP
Trong bức ảnh được chụp ngày 25/9/2015 này,
bà Kim Phúc chỉ ra những vết sẹo bỏng ở lưng và tay trái của mình. Những
vết thương khiến việc đơn giản như mang túi xách ở bên trái với bà Phúc
cũng rất khó khăn. Ảnh: AP
Đây là bức ảnh được chụp năm 1996 khi bà Kim
Phúc xem bức ảnh mình chụp cùng cậu con trai đang ngủ tại triển lãm
"Eyewitness 1996" ở Bảo tảng Tolerance, Los Angeles. Lưng bà vẫn chằng
chịt những vết sẹo từ vụ bỏng bom napalm. Ảnh: AP
Bảo Linh(theo Dailymail)
Nguồn : Người đưa tin
Tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc
Tổng
thống Mỹ tiếp theo, dù là người của đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, có
thể sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc, các học giả Trung Quốc dự báo.
Bà Hillary Clinton phát biểu tại một chiến dịch tranh cử ở Las Vegas ngày 14/10. Ảnh: CFP
Người có triển vọng
của đảng Cộng hòa là ông Donald Trump và đảng Dân chủ là bà Hillary
Clinton đều đang dẫn đầu các cuộc thăm dò trong bầu cử sơ bộ và cả 2 đều
có lập trường cứng rắn về vấn đề Trung Quốc, có quan điểm kinh tế bảo
thủ, ông Shi Yinhong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại ĐH Nhân dân
Trung Quốc ở Bắc Kinh.
Mối quan hệ giữa
Trung Quôc và Mỹ đã hơi căng thẳng dưới thời Tổng thống Obama và có thể
gia tăng cho dù đảng nào dành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Nhà
Trắng năm tới, ông Shi nói.
Theo Shi, những bất
đồng giữa Bắc Kinh và Washington về vấn đề Biển Đông và Đài Loan có thể
xấu đi trong thời gian 1-2 năm đầu sau khi tổng thống tiếp theo nhậm
chức. Người kế nhiệm của ông Obama dự kiến sẽ không thay đổi chiến lược
"xoay trục châu Á" nhưng chiến lược này sẽ được thực hiện như thế nào
thì vẫn chưa rõ.
Về vấn đề Đài Loan,
Washington sẽ giữ lập trường tương tự - đó là không muốn Đài Loan trở
thành một yếu tố gây rối và dự kiến sẽ áp dụng lập trường cứng rắn nếu
Bắc Kinh "cứng" về vấn đề này, ông Shi nhận định.
Thái độ của Bắc Kinh
với Đài Loan, như theo dự đoán, Chủ tịch đảng Dân chủ Tiến bộ đối lập
Tsai Ing-wen sẽ thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan vào tháng 1
tới dù bà có thừa nhận Đồng thuận 1992 (1992 Consensus) của Quốc dân
đảng hay không. Ông Shi nói rằng điều này có thể ảnh hưởng tới sự ổn
định trong mối quan hệ Trung Quốc - Đài Loan vốn đã phát triển dưới thời
Mã Anh Cửu.
Guo Zhenyuan, một
nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nói rằng các ứng
viên tổng thống Mỹ thường có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc khi vận
động tranh cử nhưng giọng điệu lại dịu xuống ngay sau khi họ thực sự
thắng cử, ví dụ như ông Ronald Reagan và ông George W Bush.
Washington sẽ trở
nên quyết đoán hơn nếu bà Clinton vào Nhà Trắng bởi xoay trục châu Á đã
được đề xuất khi bà còn là ngoại trưởng trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng
thống Obama, ông Guo nói.
Đài Loan sẽ có ít ý
nghĩa trong quan hệ Mỹ - Trung bởi Bắc Kinh và Washington còn có một vài
vấn đề mà họ cần làm việc cùng nhau. Đài Loan có thể sẽ nhận được nhiều
hỗ trợ hơn từ Washington, dựa theo quan điểm chính trị chủ đạo cảnh
giác chống lại Trung Quốc của Mỹ, nhưng có thể bị đặt vào tình huống khó
khăn về các vấn đề liên quan đến tranh chấp Biển Đông và biển Hoa Đông,
ông Guo nói.
Bảo Linh(theo Wantchinatimes)
Nguồn : Người đưa tin
Góp ý Đại hội Đảng XII: "Cần thay đổi thái độ về vấn đề Dân chủ"
VOV.VN - Các chuyên gia khẳng định, lịch sử phát triển
loài người, dân chủ là xu hướng, là quy luật dù trải qua thời kỳ nào.
Tuy nhiên, thái độ về dân chủ của chúng ta còn “có vấn đề”
Dự
thảo Văn kiện Đại hội Đảng XII trong tiêu đề có nhấn mạnh đến vấn đề
dân chủ “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phát huy sức
mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng
bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định…”
Theo nhiều chuyên gia,
việc đưa nội dung phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ
nghĩa vào dự tiêu đề dự thảo Văn kiện lần này là một nhận thức rất lớn
của Đảng ta về vấn đề dân chủ. Đây cũng là sự cụ thể hóa Hiến pháp 2013.
Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của xã hội.
Thái độ về dân chủ của chúng ta còn “có vấn đề”?
Quan tâm đến vấn đề dân
chủ trong dự thảo Văn kiện, GS.TS Hồ Sỹ Quý, nguyên Viện Thông tin Khoa
học Xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam dẫn lại những khẳng
định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, dân chủ, nhân quyền và tự
do là xu thế khách quan và cũng là xu thế không thể đảo ngược trong tiến
trình phát triển của xã hội loài người. Việt Nam không phải là ngoại lệ
và Việt Nam đã thừa nhận xu thế này.
GS.TS Hồ Sỹ Quý cho
rằng, những tư tưởng này được đông đảo cán bộ và nhân dân trong nước,
kiều bào nước ngoài và bạn bè quốc tế, kể cả những người gần đây thường
có tiếng nói trái chiều, đón nhận với tâm trạng tích cực, đánh giá cao,
đặt nhiều hy vọng. Vấn đề là thái độ về dân chủ của chúng ta còn “có vấn
đề”.
GS.TS Nguyễn Quang
Liêm, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, dân chủ hóa
xã hội là quá trình làm cho các quan hệ và hoạt động xã hội mang tính
dân chủ, là quá trình người dân tham gia và quyết định các mặt của của
đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công
nghệ nhằm phục vụ cho lợi ích của chính người dân.
Theo GS.TS Nguyễn Quang
Liêm, Dự thảo Báo cáo chính trị Văn kiện của Đảng xác định: “Đẩy mạnh
dân chủ hoá xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò chủ
động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân”. Như vậy,
dân chủ hóa xã hội là điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, với tư
cách là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước CHXHCN Việt
Nam, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là nơi thể hiện ý chí,
nguyện vọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đây cũng là nơi tập
hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ,
tăng cường đồng thuận xã hội, giám sát, phản biện xã hội…
Cần thay đổi thái độ về vấn đề dân chủ
GS.TS
Hồ Sỹ Quý nhấn mạnh “Cần thay đổi thái độ về vấn đề dân chủ. Từ sự nghi
ngại chuyển sang chủ động nắm bắt thì sẽ mang lại phương thức rất hữu
hiệu trong quản lý, điều hành. Đảng, Nhà nước, các nhà quản lý vĩ mô cần
phải nắm lấy “vũ khí dân chủ”, học cách sử dụng văn hóa dân chủ, dùng
dân chủ như là phương thức quản lý và điều tiết xã hội. Lâu nay chúng ta
cũng từng nghe và bàn luận về việc nắm lấy “vũ khí dân chủ”, nhưng
trong một số trường hợp lại là để cản trở dân chủ. Những tưởng là như
thế có lợi, hóa ra về lâu dài, ở tầm vĩ mô lại là có hại”.
PGS.TS Võ Đại Lược
Theo PGS.TS Võ Đại
Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, muốn phát
huy dân chủ, thì vấn đề hết sức quan trọng là phải thực hiện nghiêm túc
hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Giám sát và phản biện xã hội là
một hoạt động rất phổ biến trong các xã hội hiện đại. Nó đã phổ biến đến
mức người ta không thể tưởng tượng được sự tồn tại của xã hội hiện đại
sẽ như thế nào nếu không có hoạt động này. Chính hoạt động giám sát và
phản biện xã hội là một giải pháp đấu tranh phòng chống tham nhũng hiệu
quả. Vấn đề đặt ra là ai giám sát và phản biện, giám sát cái gì và như
thế nào và những điều kiện đảm bảo sự thành công của hoạt động giám sát
và phản biện xã hội.
GS.TS Hồ Sỹ Quý cũng
khẳng định, khó có một chính sách xã hội nào lại có thể đạt đến tối ưu
hay thật sự có hiệu quả nếu bỏ qua sự phản biện, thẩm định về mặt chuyên
môn. Nếu không dựa vào cơ chế dân chủ thì không một pháp luật nào, một
thứ đạo đức nào hay một loại công cụ nào có thể ngăn chặn hữu hiệu sự
thao túng của các nhóm lợi ích, ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc và phát triển đất nước.
“Chỉ có một cách vừa
nhân văn vừa bền vững là phải thích ứng và chung sống với tự do, dân
chủ. Tất nhiên điều này không dễ nhưng không thể làm ngơ và buộc phải
thực hiện. Về lâu dài, chắc chắn là cách hợp lý để đi tới tiến bộ xã
hội, điều mà Thủ tướng Chính phủ gọi là xu thế khách quan. Bởi hiện nay,
Việt Nam cùng với hơn 162 nước thuộc Liên Hợp quốc đã tự nguyện ký và
cam kết thực hiện Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền”- GS.TS Hồ Sỹ Quý
phân tích.
Mới giám sát, phản biện được các vấn đề dễ, ít đụng chạm
Tuy nhiên, theo PGS.TS
Võ Đại Lược, các tổ chức xã hội hiện nay cũng chỉ tham gia giám sát và
phản biện xã hội trên những vấn đề mà dân chúng bức xúc, ít hây hấn,
không cần đòi hỏi nhiều hiểu biết về chuyên môn, dễ được các cơ quan Nhà
nước chấp nhận như các vấn đề về doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, thuế
thu nhập, ô nhiễm môi trường.
“Còn có những vấn đề
muốn giám sát, phản biện cần đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu, tốn công
sức, thời gian, tài chính mới làm được, nghĩa là vượt quá khả năng của
các tổ chức xã hội thì thường họ không làm”- PGS.TS Võ Đại Lược nhấn
mạnh.
Để giám sát hiệu quả
theo PGS.TS Võ Đại Lược phải có những tổ chức xã hội độc lập thì mới có
thể giám sát được những vấn đề nhạy cảm, phức tạp. PGS.TS Võ Đại Lược
kiến nghị cần có luật về giám sát để quy định cơ quan công quyền phải
làm gì, tạo điều kiện cho dân chúng được giám sát ra sao, phải cấp kinh
phí để các tổ chức họ thực hiện giám sát-phản biện xã hội, Nhà nước phải
khuyến khích việc giám sát, phản biện.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Ông
Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương
MTTQ Việt Nam cũng nhấn mạnh, lịch sử phát triển loài người, dân chủ là
xu hướng, là quy luật dù trải qua thời kỳ nào. Với mỗi quốc gia, từng
khu vực có sự phát huy dân chủ khác nhau, nhưng trong thời đại hiện nay,
với xu thế hội nhập toàn cầu thì phát triển dân chủ là điều tất yếu.
Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, dân chủ càng có điều kiện để
phát huy dù phương thức ở mỗi quốc gia là khác nhau, tuy nhiên việc lợi
dụng dân chủ cũng vì thế có nhiều phức tạp hơn.
Theo Chủ tịch Nguyễn
Thiện Nhân việc phòng chống tham nhũng, đó là cuộc đấu tranh của cả hệ
thống chính trị, nhưng kết quả chưa như mong đợi khiến nhân dân bức xúc.
Mặt trận cũng đã và đang góp phần vào việc đấu tranh phòng chống tham
nhũng.
Chủ tịch Nguyễn Thiện
Nhân cũng khẳng định, để phát huy dân chủ, MTTQ Việt Nam đã đẩy mạnh
phương châm lắng nghe nhân dân nói, nói cho nhân dân nghe và làm cho
nhân dân tin. Mặt trận đã định kỳ có tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân,
có tổng hợp, báo cáo ý kiến, kiến nghị của cử tri, khiến nhân dân tin
tưởng, tới đây cần tiếp tục phát huy./.
Minh Hòa/VOV.VN
Vụ 2 cô gái đâm nam thanh niên: Lấy dữ liệu ghi từ camera ở vòng xoay Dân Chủ
Tứ Quý | 26/10/2015 19:24
3
Chia sẻ:
Mặt
tiền của trường THCS Lê Lợi có gắn 2 camera quan sát 24/24 hướng về
phía vòng xoay Dân Chủ (quận 3) vì thế có thể nhận diện được 2 cô đâm
chết nam thanh niên.
Liên
quan đến vụ việc 2 cô gái dùng dao đâm chết nam thanh niên Võ Thanh
Quang (25 tuổi, quê Kon Tum) tại vòng xoay Dân Chủ (quận 3, TP. HCM),
đến nay Cơ quan điều tra vẫn đang tích cực truy tìm tung tích hung thủ
giết người.
Hiện tại, nạn nhân sau khi được khám nghiệm pháp y đã được gia đình đưa về quê lo hậu sự.
Vòng xoay Dân Chủ nơi xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng vào tối 24/10 khiến một thanh niên tử vong.
Một người dân đến giờ vẫn chưa hết rùng mình, chia sẻ: "Mặc dù vụ án mạng xảy ra được 2 ngày rồi mà tôi vẫn còn run sợ mỗi khi đi đường. Từ
nay đi đường phải cẩn thận và nhường nhịn nhau hơn mỗi khi có va chạm.
Nam thanh niên kia còn quá trẻ, phải nhận kết cục đau đớn thật tội
nghiệp".
Trong lúc trò chuyện cùng chúng tôi về vấn đề 2 cô
gái có hành vi giết người vẫn chưa thể nhận dạng được là ai, người dân
vừa nói vừa chỉ tay về hướng trường THCS Lê Lợi có gắn camera quan sát: "Có
thể camera ở trường học sẽ giúp công an tìm được hung thủ gây ra án
mạng. Ở khu vực này đèn đường sáng suốt đêm nên nhận dạng được dễ dàng 2
cô gái, nếu camera này hoạt động tốt ở thời điểm đó". Anh Võ Thanh T., (nhà gần vòng xoay) cho hay.
2 camera được gắn tại trường học rất có thể sẽ quan sát được hành vi và nhận dạng của 2 cô gái.
Theo
quan sát của chúng tôi, camera được gắn phía mặt tiền trên lầu cao của
trường THCS Lê Lợi có hướng quan sát về phía vòng xoay Dân Chủ, đồng
thời cũng là hướng chính diện với vị trí xảy ra vụ án mạng kinh hoàng.
Liên
lạc với trường THCS Lê Lợi, một bảo vệ của trường cho hay, có 2 camera
được gắn trên lầu cao để quan sát toàn bộ mặt tiền của trường đối diện,
trong đó có vòng xoay Dân Chủ. "Trong 2 camera, một cái được
lắp đặt hướng quan sát từ trên có tầm nhìn ụp xuống để chống trộm kiểm
soát người ra vào trường, cái còn lại hướng thẳng ra phía vòng xoay xem
tình hình giao thông trước cổng trường".
Hiện trường vẫn còn vết máu hướng đối diện với camera quan sát.
Cũng
theo người bảo vệ này, camera được lắp đặt có độ phân giải cao và hoạt
động 24/24, hy vọng những thước phim trong tối hôm xảy ra án mạng sẽ
được ghi lại giúp công an tìm hung thủ dùng dao đâm chết nam thanh niên.
Cùng
ngày, trao đổi với chúng tôi, công an quận 3 (TP. HCM) cho biết đã tiến
hành thu thập thông tin từ người dân sống quanh vòng xoay Dân Chủ.
Ngoài ra cũng đã lấy dữ liệu được ghi lại từ camera tại trường THCS Lê
Lợi để phục vụ điều tra.
"Đội điều tra hình sự vẫn đang tích
cực nhận dạng 2 cô gái dùng dao đâm tử vong nam thanh niên. Vụ án mạng
có tính chất rất nghiêm trọng, vì vậy chúng tôi sẽ cố gắng sớm tìm ra
hung thủ để chịu tội trước pháp luật", một cán bộ điều tra nói.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Như
đã thông tin, 19h30 ngày 24/10 nam thanh niên tên Võ Thanh Quang (SN
1990, quê Kon Tum) điều khiển xe máy mang BKS 52.S4 – 9xx chạy theo
hướng từ quận 3 về quận 10. Khi vừa đến vòng xoay Dân Chủ thì bị va quẹt
xe với 2 cô gái (chưa rõ danh tính), khiến cả 3 ngã ra đường.
Sau
khi dựng xe đứng lên, cả 3 dắt xe vào lề cạnh vòng xoay để giải quyết,
trong lúc thương lượng, bất ngờ 2 bên xảy ra mâu thuẫn, một trong hai cô
gái rút dao mang theo bên mình rồi đâm nam thanh niên gục tại chỗ, sau
đó leo lên xe rời khỏi hiện trường.
Nạn nhân nhanh chóng được người dân đưa đến bệnh viện 115 để cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong tại bệnh viện.
theo kênh 14/ Trí thức trẻ
Hàng trăm giáo viên Hà Tĩnh bị mất việc: Lỗi tại ai?
VOV.VN -ĐB Lê Như Tiến: "Tại sao lại đổi lỗi cho giáo viên trong khi cần xử lý thật nghiêm hội đồng tuyển chọn?"
Kể
từ năm học mới 2015 - 2016, hơn 200 giáo viên trong huyện Kỳ Anh (Hà
Tĩnh) trở nên thất nghiệp, khi tỉnh chỉ đạo huyện rà soát lại hợp đồng
làm việc với đội ngũ công chức, viên chức sau khi chia tách huyện và thị
xã Kỳ Anh, vì cho rằng huyện Kỳ Anh đã ký hợp đồng sai nguyên tắc khi
chưa qua thi tuyển.
Lỗi
tuyển dụng giáo viên không thông qua thi tuyển là do các đơn vị chức
năng tại huyện Kỳ Anh, nhưng đến nay, 214 giáo viên hợp đồng lại là
những người phải gánh chịu hậu quả. Những giáo viên này sau đó đã gửi
đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng. Được biết, sau khi chấm dứt hợp
đồng lao động với những giáo viên này, các cấp học ở huyện Kỳ Anh đều
trong tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng.
Bộ Nội vụ vào cuộc
Ngày
26/10, đoàn công tác của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Trần Anh Tuấn dẫn đầu
đã vào Hà Tĩnh trực tiếp làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và huyện Kỳ
Anh, thị xã Kỳ Anh cùng với 214 giáo viên bị cắt hợp đồng lao động.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn gặp gỡ các giáo viên bị cắt hợp đồng lao động (Ảnh: Dân Việt)
Theo
trình bày của lãnh đạo huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh: Từ 2010 đến 2014,
UBND huyện Kỳ Anh (cũ) đã ban hành quyết định cho các trường học trên
địa bàn ký hợp đồng đối với 214 lao động làm nhiệm vụ giảng dạy trên địa
bàn. Huyện Kỳ Anh có 142 người, thị xã Kỳ Anh có 72 người theo diện hợp
đồng trên.
Sau
khi chia tách huyện Kỳ Anh cũ thành thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh mới,
căn cứ vào chỉ đạo của tỉnh về việc yêu cầu xử lý số giáo viên dôi dư,
hợp đồng, đầu năm học 2015-2016, huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh đã tổ
chức nhiều cuộc họp thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với
214 giáo viên (đa số là tiểu học và THCS), giải quyết đầy đủ các chế độ
cho người lao động.
Ông
Bùi Quang Hoàn, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cho biết: Trước đây huyện Kỳ
Anh (khi chưa chia tách) địa bàn rộng, tình trạng thừa thiếu giáo viên
cục bộ một phần do nhu cầu việc làm của con em địa phương lớn một số bộ
môn ở các trường THCS thiếu giáo viên nên UBND huyện Kỳ Anh đã tự ý ký
hợp đồng không thông qua tỉnh. Điều này thực hiện chưa đúng các quy định
về tuyển dụng, quản lý, sử dụng việc chức. Tuy nhiên, các trường hợp
này hợp đồng có thời hạn, vì vậy căn cứ vào luật lao động thì hết hạn
chấm dứt là đương nhiên.
Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Nguyễn Thiện chỉ rõ: Nguyên nhân dẫn
tới tình trạng này là do bộ máy lãnh đạo UBND huyện Kỳ Anh (cũ) không
tuân thủ các quy định về quản lý viên chức, sử dụng hợp đồng lao động
không đúng, có trường đang dôi dư mà vẫn ký hợp đồng. Sở Nội vụ còn
buông lỏng trong quản lý, thiếu sự kiểm tra, giám sát ngành giáo dục,
mặc dù đã có sự phân cấp.
Thứ
trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn khẳng định: Việc chấm dứt hợp đồng với
214 giáo viên có nguyên nhân khách quan là tách huyện nên chưa giải
quyết được tồn đọng của tổ chức trước để lại. Tuy nhiên, việc tuyển dụng
ở huyện như vậy là thực hiện đúng pháp luật.
Thứ
trưởng Trần Anh Tuấn nói: “Việc ký và chấm dứt hợp đồng là thỏa thuận
của người lao động và chủ sử dụng lao động. Khi có nhu cầu thì cần, khi
không có nhu cầu nữa thì chấm dứt, về mặt pháp luật là đúng. Tuy nhiên
cần phải tuân thủ nội dung ký kết, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho tất
cả”.
Lãnh
đạo Bộ Nội vụ đề nghị Hà Tĩnh rút kinh nghiệm trong việc tổ chức tuyển
dụng giáo viên, tăng cường thanh tra kiểm tra trên cơ sở phân cấp, ủy
quyền, nên xác định việc làm và nhu cầu của từng trường học, cân nhắc kỹ
trước khi ký hợp đồng. Đồng thời đề nghị tỉnh Hà Tĩnh có định hướng,
đánh giá rà soát những trường hợp giáo viên khó khăn, ai đặc biệt quá
thì phải có phương án đảm bảo quyền lợi cho họ.
Tại
buổi làm việc, đại diện các giáo viên đều mong muốn được tiếp tục cống
hiến cho ngành giáo dục. Đặc biệt, nhiều trường hợp có thời gian công
tác dài trên 10 năm, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nay đột ngột bị cắt
hợp đồng lao động sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống.
Đổ lỗi cho giáo viên là không thỏa đáng
Trao
đổi bên lề kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII về vấn đề này, ĐB Nguyễn Sỹ
Cương (Ninh Thuận) cho rằng: Giáo viên là nạn nhân của sự việc làm sai
thì đương nhiên phải chấp nhận, kêu ca trong trường hợp này rất khó. Bởi
khi họ đã chấp nhận tuyển dụng cũng như chấp nhận một cuộc chơi, thậm
chí bản thân những giáo viên này cũng đã thừa biết rằng việc tuyển dụng
đó không chính thống và họ có thể bị sa thải bất cứ khi nào.
Tuy
nhiên, ĐB Nguyễn Sỹ Cương về cơ bản, sai sót thuộc về cơ quan tuyển
dụng: “Thật ra, quy định về tuyển dụng bây giờ dễ dàng, không quá phức
tạp như ngày xưa, đặc biệt là với việc tuyển dụng giáo viên, họ phân cấp
cho cả những cấp rất thấp. Ở nhiều tỉnh, tôi thấy họ còn cho phép cả
các trường cũng được thực hiện việc tuyển dụng chứ không nhất thiết
huyện hay thành phố, tỉnh phải đứng ra tổ chức”.
Trong
khi đó, ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) đưa quan điểm: Công tác tuyển dụng
lâu nay chúng ta đã có những quy trình chặt chẽ, nhưng không phải chỉ có
một số địa phương như báo chí thời gian qua phản ánh mà còn rất nhiều
địa phương khác, thậm chí kể cả thành phố lớn cũng rộ lên những tiêu cực
như phải mất bao nhiêu tiền mới được một suất, đặc biệt là đối với công
chức Nhà nước hoặc giáo viên.
Tuy
nhiên, không thể vì quy trình tuyển chọn không đúng và có những tham
nhũng tiêu cực mà loại bỏ hàng trăm giáo viên như thế ra khỏi ngành.
Việc làm không đúng ở đây là ở bộ máy vận hành, chứ không phải lỗi của
hàng trăm giáo viên. Khi đã tuyển dụng rồi thì cần khắc phục bằng những
biện pháp khác.
Còn
nếu đưa ra khỏi bộ máy hàng loạt giáo viên mà mình đã tuyển dụng và
thừa nhận đạt yêu cầu tuyển dụng trước đó thì sẽ gây ra hệ lụy rất lớn.
Một là không có giáo viên để giảng dạy các trường đó. Thứ hai là, tại
sao lại đổi lỗi cho giáo viên trong khi cần xử lý thật nghiêm hội đồng
tuyển chọn. Còn quyền lợi của giáo viên đã tuyển qua hợp đồng thì vẫn
phải đảm bảo quyền lợi cho họ.
ĐB
Lê Như Tiến chia sẻ: “Xử lý việc này cần sự khéo léo vì liên quan đến
quyền lợi của con người, quyền lợi của nhà giáo, nhất là các cô giáo ở
ngành học mầm non hay mẫu giáo, là các đối tượng đang rất thiếu ở nhiều
địa phương”./.
Minh Dương/VOV.VN (tổng hợp)
Chồng giết vợ rồi ra cơ quan công an tự thú
Trưa 26/10, nam thanh niên sau khi giết vợ đã đến cơ quan công an tự thú.
Khoảng
12h30 trưa 26/10, tại nhà số 108 Tôn Thất Tùng, P.Phù Đổng, TP.Pleiku
đã xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Nạn nhân bị sát hại là Đỗ Thị Dung,
20 tuổi.
Ngôi nhà xảy ra án mạng được công an phong tỏa để khám nghiệm
Tin ban đầu, trước thời
điểm trên không lâu, nam thanh niên tên Dũng (khoảng 30 tuổi) đã đến cơ
quan công an tự thú về hành vi giết vợ của mình là chị Dung ngay trong
căn nhà trên.
Người nhà nạn nhân cho
biết, khoảng thời gian gần 13h cùng ngày, gia đình được công an điện
thoại báo cháu Dung bị chồng giết. Mọi người vội vàng chạy đến nhưng lúc
này cơ quan công an đang phong tỏa hiện trường để khám nghiệm.
Được biết, chị Dung
quen Dũng khi đang học lớp 10. Họ kết hôn đến nay đã được 3 năm, có 1
con trai 2 tuổi. Sau một thời gian sinh sống, hai vợ chồng thường xảy ra
mâu thuẫn nên chị Dung đưa con về nhà sống với mẹ đẻ. Tuy nhiên, vì còn
thương yêu nhau nên thỉnh thoảng chị Dung vẫn về nhà thăm chồng.
Hiện công an đang tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để làm rõ vụ án nghiêm trọng này./.
Theo Vĩ Đồng/Công an TPHCM
Động đất ở Afghanistan, Pakistan: Người bị ném từ bên này sang bên kia đường
26/10/2015 21:52
(TNO) “Tôi bị ném từ bên này sang bên kia của
con đường vì sức mạnh của trận động đất. Tôi chưa bao giờ chứng kiến bất
kỳ trận động đất nào tương tự”, một nhà báo Pakistan kể lại trận động
đất ngày 26.10.
Cảnh tan hoang ở Pakistan sau trận động đất - Ảnh: Reuters
Ít
nhất 180 người thiệt mạng trong vụ động đất xảy ra chiều 26.10 tại tỉnh
Badakhshan, Afghanistan và giáp nước láng giềng Pakistan tính đến 20
giờ 35 cùng ngày, hãng tin AP cho hay. Trong đó, tại Pakistan có ít nhất
145 người chết, hơn 1.400 ngôi nhà bị phá huỷ.
Reuters cho biết số người thiệt mạng sẽ còn tăng lên trong vài ngày
tới; số cập nhật của ngày hôm nay không ghi nhận được hết thương vong
vì hệ thống liên lạc bị cắt đứt ở nhiều khu vực xảy ra động đất.
Thông tin liên lạc khó khăn một phần vì trời đã tối ở khu vực quanh dãy núi Hindu Kush, nơi có tâm chấn của trận động đất.
Đây được xem là trận động đất tồi tệ nhất từng xảy ra ở
Afghanistan, ảnh hưởng đến cả nước láng giềng Ấn Độ và Pakistan. Ở
Pakistan, hàng trăm người chạy khỏi các tòa nhà cao tầng trong khi nền
đất sụp lở nhiều nơi dưới chân họ.
Cơ quan khảo sát địa chấn Mỹ ban đầu cho động đất vào khoảng 7,7 độ
Richter, sau đó giảm xuống còn 7,5 độ Richter. Trong khi đó, cơ quan
địa chấn của Pakistan đo trận động đất này là 8,1 độ Richter, kéo dài
trong 90 giây, AP cho hay.
Một đứa trẻ ở Afghanistan là nạn nhân của trận động đất - Ảnh: Reuters
Tư lệnh quân đội Pakistan, tướng Raheel Sharif ra lệnh cho các lực
lượng quân đội tham gia cứu hộ khẩn cấp không cần đợi lệnh của cấp trên,
theo AP.
Nhà báo người Pakistan, Gul Hammad Farooqi, 47 tuổi, nói nhà ông
sụp đổ hoàn toàn. “Tôi bị ném từ bên này sang bên kia của con đường vì
sức mạnh của trận động đất. Tôi chưa bao giờ chứng kiến bất kỳ trận động
đất nào tương tự”, ông Farooqi kể lại. May mắn, ông và các con của mình
đã sống sót qua trận động đất.
Ở Afghanistan, các cơ quan cứu trợ quốc tế đang giúp đỡ ở khu vực
động đất, nhưng hệ thống liên lạc điện thoại đều bị cắt. Tỉnh trưởng
Badakhshan, ông Shah Waliullah Adib nói có khoảng 400 ngôi nhà bị sụp
nhưng không rõ số liệu về thương vong, theo Reuters.
Một thập niên trước, một trận động đất 7,6 độ Richter ở phía bắc Pakistan đã làm 75.000 người thiệt mạng.
Hồi tháng 5.2015, trận động đất ở Nepal làm 9.000 người thiệt mạng
và 900.000 ngôi nhà bị phá hủy. Đây cũng được xem là trận động đất kinh
hoàng ở Nepal.
Chùm ảnh hậu quả trận động đất dữ dội ảnh hưởng cả Afghanistan và Pakistan chiều 26.10 (ảnh: Reuters):
Cụ ông này chỉ ngôi nhà của mình bị phá huỷ vì động đất, ở khu vực Kabul, Afghanistan
Dọn đống gạch đá vương vãi trên mái nhà sau trận động đất, ở Fayzabad, thủ phủ tỉnh Badakhshan, Afghanistan
Đưa bé trai này đi cấp cứu tại bệnh viện Lady Reading ở Peshawar, Pakistan
Dư chấn động đất lan tới Ấn Độ khiến người dân hoảng hốt, xảy ra kẹt xe tại Srinagar
Minh Quang
Bốn thông điệp của Putin từ chiến dịch dội bom IS
Thông
qua chiến dịch oanh kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria,
Putin đã gửi thông điệp khẳng định quyền lực và bản sắc của Nga trên
trường quốc tế.
Máy bay tiêm kích Sukhoi Su-25 xuất kích từ căn cứ không quân Hemeimeem ở Latakia, Syria. Ảnh: Reuters
Ngày 30/9, quốc hội Nga bỏ phiếu nhất trí tuyệt đối việc sử dụng vũ lực
quân sự ở Syria để chống lại IS. Vài giờ sau đó, một quan chức cấp cao
Mỹ loan báo Nga đã thực hiện các cuộc không kích đầu tiên ở Syria.
Tuy nhiên, điều thực sự gây tranh cãi là phương Tây cho rằng Nga không
tấn công các khu vực mà IS chiếm đóng, mà nhắm vào lực lượng của Quân
đội Syria tự do (FSA) - phiến quân chiến đấu chống lại Tổng thống Syria
Assad.
Trong bài viết đăng trên tờ Washington Post, học giả Samuel
Ramani ở Viện Nghiên cứu Đông Âu và Nga, thuộc trường St. Antony, Đại
học Oxford, Anh ghi nhận rằng, theo đa số các học giả phương Tây và các
tin tức từ truyền thông nhà nước Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn
duy trì vị thế cầm quyền của ông Assad tại ít nhất một phần lãnh thổ
của Syria.
Mối quan hệ đồng minh giữa ông Putin với ông Assad thường được giải
thích dựa trên các nhân tố chiến lược như Nga muốn duy trì các thương vụ
bán vũ khí trị giá hàng tỷ USD cho ông Assad và căn cứ hải quân Tartus
của Nga ở Syria, nơi cung cấp cho Nga một cảng biển quan trọng mở ra Địa
Trung Hải. Ngoài ra, Nga cũng thiếu đồng minh ở Trung Đông.
Tuy nhiên, theo ông Ramani, việc Nga đứng về phía Assad mang lại cái
giá khá đắt về cả mặt tài chính lẫn ngoại giao, vì các nước Arab khác sẽ
hủy các thương vụ mua vũ khí của Nga. Đồng thời, các nước có đa số
người Hồi giáo Sunni ở Trung Đông sẽ lạnh nhạt với Nga.
Học giả Ramani cho rằng ông Putin "chống lưng" cho ông Assad là
muốn thể hiện quyền lực và bản sắc của Nga trên trường quốc tế. Và chiến
dịch không kích của Nga ở Syria truyền đi 4 thông điệp.
Ngăn tầm ảnh hưởng của Mỹ
Nga coi ý đồ phế truất ông Assad là động thái xâm phạm chủ quyền của
Syria. Điều này liên quan chặt chẽ đến lo ngại về các sứ mệnh thay đổi
chế độ do Mỹ đứng đầu mà điện Kremlin xem là cách để mở rộng tầm ảnh
hưởng của Washington, hơn là truyền bá dân chủ thực sự.
Quyền lực của Nga sẽ được thể hiện tối đa trong hệ thống quốc tế đa cực
hơn là trong hệ thống quốc tế do Mỹ thống lĩnh. Ông Putin muốn chống
lại những gì được xem là nỗ lực của Washington nhằm định dạng lại thế
giới theo cách nhìn của Mỹ.
Vì vậy, khi công luận chính trị ở phương Tây ngả về xu hướng chống
Assad giai đoạn 2011-2012, Nga đã lên tiếng ủng hộ và trở thành nhà bảo
trợ chính cho ông Assad. Ông Putin đã tham vấn với ông Assad về việc
giải quyết cuộc xung đột ở Syria, cũng như về việc tiêu hủy kho vũ khí
hóa học của nước này. Nga đã bỏ phiếu phủ quyết các biện pháp trừng phạt
của Liên Hợp Quốc đối với Syria, đồng thời phản đối phương Tây kêu gọi
Assad từ chức.
Chính quyền ông Assad không còn kiểm soát phần lớn lãnh thổ Syria,
nhưng ông Putin vẫn ủng hộ Assad với tư cách là tổng thống hợp pháp của
Syria. Gần đây, ông Putin tuyên bố rằng quân đội chính phủ Syria là lực
lượng vũ trang hợp pháp duy nhất của nước này. Nói cách khác, các lực
lượng của FSA là những kẻ âm mưu cướp chính quyền bất hợp pháp. Putin
cũng tán thành khẳng định bấy lâu nay của ông Assad cho rằng những phần
tử jihad cực đoan đã thâm nhập vào lực lượng đối lập ở Syria.
Và nếu không có lãnh đạo đối lập nào có đủ sự tin cậy, Assad sẽ
giành được sự tín nhiệm. Liệu có ai bác bỏ lập trường của Putin cho rằng
hoặc là chọn ông Assad hoặc là chọn sự hỗn loạn?
Nga kiên định lập trường về Syria vì không muốn lặp lại sự can thiệp
của NATO ở Libya năm 2011. Nga đã không phủ quyết nghị quyết 1973 của
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cho phép lập vùng cấm bay ở Libya để bảo
vệ dân thường. Điện Kremin sau đó cảm thấy bị phản bội, vì phương Tây đã
tận dụng vùng cấm bay để phát động sứ mệnh toàn diện nhằm phế truất
Tổng thống Libya Moammar Gaddafi mà không có sự đồng ý của Nga. Việc này
đã dẫn đến các thương vụ của Nga với chính phủ Libya đổ bể.
Ông Vitali Naumkin, Giám đốc Viện Nghiên cứu phương Đông ở
Moscow, đồng thời là chuyên gia về quan hệ Trung Đông - Nga, cho rằng
Moscow lo sợ nếu phương Tây tìm cách lật đổ ông Assad với lý do dân chủ,
hệ quả trong thực tế sẽ không phải là dân chủ. Nga có thể cho rằng dân
chủ được sử dụng như bình phong để phục vụ các lợi ích lớn rộng hơn cho
Mỹ.
Trấn an đồng minh
Việc Putin sẵn sàng đẩy mạnh không kích ở Syria bất chấp phí tổn cao
cho thấy, ông muốn sử dụng chiến dịch chống IS để định nghĩa lại bản sắc
quốc tế của Nga, như là trung gian quyền lực và trung tâm trong một
liên minh lớn đối trọng với phương Tây. Hỗ trợ ông Assad sẽ giúp Nga
tiến đến mục tiêu đó.
Moscow chứng tỏ cho các đồng minh tiềm năng và bạn hàng thấy độ tin cậy
của Nga. Kế đó, thông qua thể hiện sức mạnh, Nga muốn duy trì các hợp
đồng bán vũ khí, năng lượng cũng như các mối quan hệ đồng minh với một
loạt nước đang có quan hệ căng thẳng với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Các nước này gồm Iran, Hungary, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela và
nhiều chính quyền khác ở vùng tiểu Sahara châu Phi. Nga muốn thể hiện họ
là một nhà bảo trợ kiên định, chứ không dễ thay đổi như Mỹ từng bỏ rơi
Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak trong các cơn khủng hoảng.
Khẳng định vị thế quốc tế
Putin trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Arab Saudi, hoàng tử Mohammed bin Salman, tại Nga, ngày 18/6. Ảnh: Spunik
Nga cảm thấy bị gạt ra ngoài lề trong các quyết định quốc tế do phương
Tây dẫn dắt kể từ cuộc khủng hoảng Kosovo năm 1999, khi NATO ném bom
Syria, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Nga. Tại Syria, Nga tìm cách
khẳng định vị thế của mình như là nước đối trọng chính với Mỹ.
Để đạt mục đích này, Nga muốn là người cầm cờ tiên phong trong chiến
dịch chống IS hoàn toàn tách biệt với liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu,
bằng cách ủng hộ ông Assad.
Nga đã mở rộng liên minh chống IS ra ngoài Iran, bằng cách chia sẻ
thông tin tình báo về IS với Iraq. Iraq ủng hộ mạnh mẽ việc Nga can dự
quân sự vào Syria. Theo hãng thông tấn Fars của Iran, Iraq cho phép Nga
tiến hành không kích các phần tử IS tháo chạy từ Syria sang quốc gia
này. Lãnh đạo người Kurd tại Iraq cũng nhấn mạnh Mỹ và Nga cần phải hợp
tác để chống IS.
Cách tiếp cận của Nga đã giành được một số ủng hộ ở châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ
và Đức đã dịu giọng phản đối ông Assad giữ vai trò lãnh đạo một phần
lãnh thổ Syria trong tiến trình chuyển tiếp chính trị ban đầu.
Giáo sư Dmitry Suslo, trường cao học Kinh tế ở Moscow, đồng thời là
chuyên gia về quan hệ Nga - phương Tây, nhận định Moscow đang sử dụng
chiến lược chống IS để xây dựng lại niềm tin ngoại giao vốn bị xói mòi
trong khủng hoảng chính trị Ukraine.
Ông Sulso tin rằng Nga muốn tranh thủ sự ủng hộ của Pháp và Italy, vì
cả hai nước này đều xem sự thâm nhập của IS ở khu vực phía nam là mối đe
dọa an ninh còn nghiêm trọng hơn cả ảnh hưởng của Nga ở đôngUkraine.
Ông chỉ ra việc cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy từng kêu gọi Pháp -
Nga hợp tác chống IS. Ông xem đây là dấu hiệu cho thấy chiến lược xây
dựng liên minh chống IS của Nga đang có hiệu quả. Suslov tin rằng Tổng
thống Pháp hiện nay Francois Hollande cũng sẽ cởi mởi về việc hợp tác
với Nga, dù Hollande thường đưa ra các phát biểu công kích Nga mạnh mẽ.
"Hành động can thiệp quân sự ở Syria của ông Putin nên được nhìn
nhận là một phần nỗ lực của Nga để trở thành 'người mặc cả' quyền lực và
độc lập trên trường quốc tế. Nga không cam lòng chấp nhận một giải pháp
cho cuộc xung đột ở Syria thiếu sự tham gia của nhà lãnh đạo nắm quyền
lâu năm Assad", Suslov nhận định.
"Sau khi tất cả lực lượng Iraq và liên minh rời khỏi cứ điểm của IS
cùng với các con tin, một cuộc không kích đã phá hủy cơ sở này", NBC News dẫn thông báo của liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu.
Ít nhất 30 đặc nhiệm Mỹ và 40 lính người Kurd đã tham gia cuộc đột kích
hôm 22/10. Quân đội Mỹ ban đầu dự định chỉ yểm trợ trên không, chở
người bằng trực thăng và cố vấn, nhưng sau đó trực tiếp nhập cuộc khi
lực lượng Kurd bị thương vong.
Đặc nhiệm Mỹ Joshua Wheeler,
39 tuổi, đã hy sinh trong cuộc đột kích. Theo lời kể của đồng đội,
Wheeler đã dũng cảm lao lên giữa làn đạn để bảo vệ những người tham gia
nhiệm vụ và đảm bảo thành công của chiến dịch. Ông là lính Mỹ đầu tiên
tử trận trên chiến trường Iraq kể từ khi quân đội Mỹ rút khỏi nước này
vào năm 2011.
TTO - Trong khi VKS cáo buộc
tham nhũng của các bị cáo đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách ODA
và quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thì các luật sư nói thân chủ mình không
phạm tội.
Các bị cáo nghe VKS đề nghị mức án - Ảnh: Đoàn Tấn
Ngay sau khi Viện kiếm sát đề nghị mức án cho 6 bị cáo
nguyên là lãnh đạo Ban quản lý các dự án Đường sắt (RPMU) thuộc Tổng
công ty đường sắt VN, các luật sư đã thực hiện bào chữa cho các bị cáo.
Cáo trạng xác định quá trình thực hiện dự án xây dựng đường sắt đô
thị tuyến số 1 (giai đoạn 1), các bị cáo nguyên là lãnh đạo RPMU đã nhận
khoản tiền “lót tay” 11 tỉ đồng từ nhà thầu Nhật Bản (JTC).
Đòi tuyên vô tội
Khi bào chữa cho cựu lãnh đạo RPMU, hầu hết các luật sư đều cho rằng các bị cáo... không phạm tội.
Luật sư của bị cáo Nguyễn Nam Thái (nguyên trưởng phòng thực hiện dự
án 3) đề nghị đại diện VKS nêu rõ hành vi các bị cáo ảnh hưởng mối quan
hệ Việt Nam - Nhật Bản là như thế nào, Nhật Bản có chấm dứt việc cấp vốn
ODA hay không?
Luật sư còn cho rằng tiền các bị cáo nhận được không phải tiền lấy
trong dự án, không phải tiền ngân sách nhà nước, cũng không phải tiền
vốn ODA mà là tiền của tổ chức. Trên cơ sở đó, luật sư đề nghị tòa tuyên
bị cáo Thái không phạm tội.
Tương tự, bào chữa cho bị cáo Phạm Hải Bằng (nguyên phó giám đốc
RPMU), luật sư Hoàng Minh Được cho rằng vụ án này không có bị hại, vì
vậy không thể xác định trách nhiệm bồi thường đối với các bị cáo.
Luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga, bào chữa cho bị cáo Trần Văn Lục (nguyên
giám đốc RPMU) cho rằng trong vụ án này không có nguyên đơn dân sự,
JTC không có yêu cầu thu hồi số tiền đã mất, không yêu cầu xử lý các bị
cáo thì không nên xử lý các bị cáo về mặt hình sự.
Một số bị cáo thì nói cáo trạng của Viện KSND tối cao đã làm tăng nặng hành vi phạm tội của các bị cáo.
Tranh luận tại phiên tòa, đại diện Viện KSND TP.Hà Nội giữ quyền công
tố tại tòa nhận định hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng,
gây hiệt hại về lợi ích kinh tế của VN, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính
sách ODA của Nhật Bản, ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước
VN - Nhật Bản.
Sai phạm của các bị cáo cũng ảnh hưởng đến hình ảnh của VN trên
trường quốc tế. Những thiệt hại này không đong đếm được bằng vật chất.
Các luật sư đã trình bày xong phần bào chữa dành cho các bị cáo. Dự kiến ngày 27-10, tòa sẽ tuyên án.
Từ 11-13 năm tù
Trước đó, chiều 26-10, đại diện Viện KSND TP. Hà Nội đề nghị bị
cáo Phạm Hải Bằng (46 tuổi, nguyên phó giám đốc Ban quản lý các dự án
Đường sắt (RPMU) thuộc Tổng công ty đường sắt VN) từ 11- 13 năm tù, truy
thu sung công quỹ số tiền bị cáo nhận từ JTC là 4, 8 tỷ đồng. Trừ đi số
tiền gia đình bị cáo đã khắc phục cho cơ quan điều tra, bị cáo phải nộp
thêm 3,6 tỷ đồng.
Nguyễn Nam Thái (38 tuổi, nguyên trưởng phòng thực hiện dự án 3,
RPMU), Trần Văn Lục (57 tuổi, nguyên giám đốc RPMU) từ 10-12 năm tù,
buộc bị cáo Thái nộp lại 3,4 tỷ đồng đã nhận từ JTC.
Trần Quốc Đông (51 tuổi, nguyên giám đốc RPMU, nguyên Phó tổng giám
đốc Tổng công ty Đường sắt VN) từ 7-9 năm tù, buộc nộp lại 30 triệu đồng
tiền thu lợi bất chính.
Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi, nguyên giám đốc RPMU) từ 7-9 năm tù, truy thu 50 triệu đồng mà bị cáo thu lợi bất chính.
Phạm Quang Duy (40 tuổi, nguyên phó giám đốc RPMU) từ 8-10 năm tù,
buộc bị cáo nộp lại số tiền đã thu lợi bất chính là 2,3 tỷ đồng.
Trần Văn Lục (57 tuổi, nguyên giám đốc RPMU) từ 6-8 năm tù, nạp lại 100 triệu đồng tiền thu lợi bất chính.
Ngoài ra, VKS đề nghị kê biên tài sản đối với Phạm Hải Bằng, Nguyễn Nam Thái và Phạm Quang Duy để đảm bảo thi hành án.
TÂM LỤA
Vợ hotgirl của Lý Hải bật mí những chuyện 'bê bối' của chồng
26/10/2015 08:35
(TNO) Từng là diễn viên, lại là một hotgirl xinh đẹp nhưng Minh Hà vẫn từ bỏ mọi thứ để về làm vợ ca sĩ Lý Hải và sinh cho anh 3 đứa con xinh xắn. Trong cuộc trò chuyện cùng Thanh Niên Online, Minh Hà đã tiết lộ khá nhiều bí mật thú vị về ông xã của mình.
Vợ chồng Lý Hải hạnh phúc với 3 đứa con xinh xắn - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Lý Hải chưa từng nói yêu vợ
* Hơn kém nhau gần 20 tuổi, anh chị có gặp nhiều bất đồng trong cuộc sống hôn nhân không?
- Minh Hà: Trước đây Hà và anh Hải khác nhau hoàn
toàn về tư tưởng, lối sống... Mọi người thường gọi là "khoảng cách thế
hệ" đó. Không những vậy, gia đình Hà gốc Bắc còn anh Hải gốc miền Tây.
Yêu nhau 6 năm là 6 năm cả hai đã phải sửa chữa rất nhiều để hòa hợp và
hiểu nhau. Đến thời điểm quyết định tiến tới hôn nhân thì cả hai đã hiểu
nhau rất nhiều. Giờ nhìn lại, bạn bè không ai nghĩ Hà lại thay đổi như
bây giờ. Xưa Hà là người tham vọng, người của xã hội, người của công
việc, khác hẳn bây giờ. Bạn học của Hà không ai nghĩ Hà có thể lùi lại
một bước để ở nhà chăm sóc chồng, lo lắng cho con.
* Lúc kết hôn, chị có phải suy nghĩ nhiều không?
- Thật ra thì khi kết hôn, cả hai đã thỏa thuận với nhau trước. Khi
yêu nhau được 4 năm cũng là lúc Hà học Đại học Luật năm tư, anh Hải đã
muốn cưới rồi nhưng gia đình lại muốn Hà học lên thạc sĩ vì mẹ Hà quan
niệm con gái phải có nền tảng ổn định để dù có xảy ra chuyện gì thì mình
vẫn có thể tự lo cho cuộc sống của mình. Khi đó, Hà đã nói chuyện thẳng
thắn với anh Hải. Rồi hai người cũng thử chia tay một thời gian nhưng
không được. Sau cùng, anh Hải quyết định chờ Hà. Đi học 2 năm về là cả
hai làm đám cưới liền, sau đó sinh con.
Thời điểm mới cưới, Hà còn nghĩ sẽ đi làm nhưng công việc của chồng
quá đặc biệt. Mình không thể đi làm văn phòng từ sáng đến chiều còn
chồng thì lại làm việc từ chiều đến khuya. Như vậy thì hai vợ chồng
không thể có nhiều thời gian dành cho nhau. Vì vậy bắt buộc mình phải
kiếm một công việc phù hợp.
* Trong 2 năm yêu xa, tình cảm của anh chị có khi nào xảy ra trục trặc không?
- Hầu như không. Mình đi học thì bận rộn phải rồi, còn ông xã thì
nghe bạn bè nói ở nhà rất ngoan nên mình yên tâm lắm. Trước khi quen Hà,
anh Hải còn khô khan hơn nữa. Ảnh chỉ biết công việc thôi chứ không
chơi bời, bạn bè cũng không nhiều.
* Vậy điểm nào ở Lý Hải khiến chị xiêu lòng?
- Thật sự hỏi bất chợt như vậy, Hà... không nghĩ ra được. Bây giờ
thì tất nhiên cái gì cũng yêu. Còn trước đây khi quen nhau, ấn tượng đầu
tiên của Hà về anh Hải là ảnh rất thật. Nhiều người mình gặp không mang
lại cho mình cảm giác thật sự tin được. Còn anh Hải khi tiếp xúc, mình
có cảm giác rất tin tưởng. Điều quan trọng nhất khi chọn một người bạn
đời là người đó phải đáng tin cậy, là chỗ dựa vững chắc cho mình. Còn
yêu một người mà lúc nào cũng thấp thỏm, nghi ngờ thì Hà không thích
vậy. Thứ hai là anh Hải rất hiếu thảo với ba mẹ, gia đình anh chị em yêu
thương nhau. Điều đó có nghĩa là anh ấy cũng sẽ biết lo cho gia đình
mình sau này.
Tính anh Hải khá khô khan. Bốn năm học đại học, ảnh chưa từng đưa
đón Hà đi học nhưng từ những điều mà mình nhìn trước được từ con người
anh ấy, mình tin tưởng đó sẽ là người chồng tốt và may mắn là Hà nhìn
không sai. Tình yêu của Hà và anh Hải có thể nói là phải trải qua thời
gian mới hình thành chứ không phải tình yêu sét đánh.
Bà xã Minh Hà luôn đồng hành cùng chồng trong công việc lẫn cuộc sống - Ảnh: Anh Toàn
* 20.10 vừa qua, ông xã có tặng quà cho chị không?
- Không. Nhưng Hà cảm thấy bình thường vì cuộc sống vợ chồng của
mình là vậy. Tuy không làm gì nhưng ngày thường, có thời gian rảnh là
anh Hải dành hết cho vợ con, muốn gì cũng chiều. Vậy là đủ rồi chứ cần
chi một vài ngày lễ trong năm.
Ban ngày gặp anh Hải, nhiều khi sẽ không
nghĩ ảnh là nghệ sĩ đâu vì nhiều khi ảnh ra đường mà vẫn mặc quần đùi,
áo thun, bê bối lắm...
Vợ ca sĩ Lý Hải
* Món quà mà chị thích nhất từ anh Hải là gì?
- Anh Hải đâu có tặng quà. Ảnh không có kiểu ngồi suy nghĩ mình
thích gì để gây bất ngờ vì mình thích gì là hai vợ chồng cùng đi mua.
Nhiều người sẽ thấy lạ nhưng cuộc sống của mình, mình phải biết chấp
nhận và cảm thấy cũng có lợi. Có nhiều người thích món đó quá mà chồng
không mua thì tỏ ra khó chịu nhưng mình không có cảm giác đó.
* Vậy lúc trước, anh Hải đã tán tỉnh chị như thế nào?
- Không ai tán tỉnh ai cả. Anh Hải chưa bao giờ nói yêu vợ, hành
động lãng mạn cũng không có. Ảnh rất mắc cỡ. Khi cả hai có tình cảm với
nhau, ảnh cũng không dám nói yêu nhau mà do mình tự cảm nhận thôi. Nếu
chấm điểm ảnh như những người yêu bình thường thì chắc chấm điểm ở mức
tệ luôn quá (Cười).
Tuy nhiên, khi nói chuyện với ảnh thì Hà biết ảnh là người rất chân
thật. Ban ngày gặp anh Hải, nhiều khi sẽ không nghĩ ảnh là nghệ sĩ đâu
vì nhiều khi ảnh ra đường mà vẫn mặc quần đùi, áo thun, bê bối lắm
(Cười). Trong khi đó, Hà lại là người quan trọng vẻ ngoài. Anh Hải hay
nói đùa rằng đáng ra Hà phải là người trong giới showbiz mới đúng, còn
ảnh mới là người bình thường.
Không lo ngại chuyện bị "giật chồng"
* Là một hotgirl sở hữu vẻ ngoài xinh xắn lại còn rất trẻ,
giờ phải lui về để chăm sóc chồng và 3 con, chị có bao giờ cảm thấy hối
tiếc không?
- Bản thân Hà không thấy tiếc vì mỗi người có mục đích riêng trong
cuộc sống, có người xem sự nghiệp là quan trọng nhất còn Hà thì đặt gia
đình lên hàng đầu. Hà nghĩ rằng 10 năm hay 20 năm nữa, nếu mình có năng
lực thì mình vẫn đi làm được, không có gì phải sợ tụt hậu còn hạnh phúc
gia đình mà mình không gìn giữ mỗi ngày, khi mất đi rồi thì rất khó lấy
lại được.
* Vừa phải phụ giúp chồng quản lý 4 công ty, vừa phải chăm sóc 3 con nhỏ, thời gian đâu chị dành cho mình?
- Thật ra mình sắp xếp được hết nhưng hơi bận. Buổi sáng, 6 giờ là
Hà thức dậy, dành 10-15 phút chăm sóc bản thân. Thời gian còn lại, Hà ưu
tiên chăm sóc con, lo cho các con ăn uống, đi học... Rồi có thể tranh
thủ khi bé ngủ hoặc khi đi học thì mình làm việc. Đôi khi, mình vừa giải
quyết công việc, vừa nghe điện thoại, vừa bế con...
* Còn rất trẻ mà đã làm mẹ của 3 đứa con, Hà có thấy quá sớm không?
- Hà sinh bé đầu tiên là vào năm 27 tuổi. Hà nghĩ độ tuổi này tương
đối phù hợp để có con vì lớn tuổi quá sinh em bé cũng không tốt mà anh
Hải năm nay đã 47 tuổi rồi, rất mong có con. Thật ra, ban đầu hai vợ
chồng chỉ tính sinh 2 đứa thôi, đứa thứ 3 là do vỡ kế hoạch nên để luôn
(Cười).
Trước đây Hà không phải người yêu con nít, nghĩa là nhìn cũng thấy
dễ thương đó nhưng không phải như người khác thấy con nít là vồ vập. Từ
khi có con, Hà phải tìm hiểu tâm sinh lý trẻ con như thế nào, chơi với
con rồi dần dần yêu con nít.
* Vậy anh chị có dự định sinh thêm bé thứ tư không?
- Hiện hai vợ chồng chưa có kế hoạch sinh bé thứ tư vì bé thứ 3 mới
10 tháng thôi. Anh Hải còn phải lo làm phim nữa. Đây mới là dự án điện
ảnh thứ hai và lĩnh vực điện ảnh vẫn còn khá mới mẻ với hai vợ chồng nên
anh ấy phải dành tâm huyết cho đứa con tinh thần này.
Khi đang mang bầu lần 3, Minh Hà vẫn đồng hành cùng chồng trong các hoạt động - Ảnh: Khoa Nguyễn
Với một người phụ nữ, vẻ đẹp bề ngoài
thật ra chỉ là tương đối thôi vì cái đẹp trong mắt mỗi người rất khác
nhau. Qua thời gian thì mình cũng phải già đi thôi, đâu thể nhìn một cô
gái trẻ đẹp làm mục tiêu để chạy theo được. Quan trọng là bản thân mình
phải có giá trị nhất định để người đàn ông của mình khi đi bất cứ đâu,
gặp bất cứ ai cũng phải cân nhắc xem sự đánh đổi có đáng không. Những
giá trị đó nằm ở kiến thức, cách đối nhân xử thế của mình...
Vợ ca sĩ Lý Hải
* Là bà mẹ 3 con, có bao giờ chị tự ti trước những cô gái trẻ đẹp xung quanh chồng không?
- Mình cũng có giá của mình chứ (Cười). Với một người phụ nữ, vẻ
đẹp bề ngoài thật ra chỉ là tương đối thôi vì cái đẹp trong mắt mỗi
người rất khác nhau. Qua thời gian thì mình cũng phải già đi thôi, đâu
thể nhìn một cô gái trẻ đẹp làm mục tiêu để chạy theo được. Quan trọng
là bản thân mình phải có giá trị nhất định để người đàn ông của mình khi
đi bất cứ đâu, gặp bất cứ ai cũng phải cân nhắc xem sự đánh đổi có đáng
không. Những giá trị đó nằm ở kiến thức, cách đối nhân xử thế của
mình...
Cái đẹp bên ngoài tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhiều người không đẹp nhưng khi nói chuyện, bạn sẽ bị lôi cuốn ngay. Nếu
lo chồng mình sa ngã thì không chỉ lo những cô gái đẹp bởi chưa chắc
một cô gái không đẹp không làm chồng mình sa ngã được.
* Thời gian gần đây, showbiz rộ lên nhiều scandal tình cảm
trong giới nghệ sĩ, trong đó có cả chuyện bị tố "giật chồng". Bản thân
chị có lo lắng điều đó xảy ra với gia đình mình không?
- Có lẽ là không vì ngoài việc hiểu mình và chồng mình thì Hà lúc
nào cũng chuẩn bị cho mình tư tưởng rằng tình yêu chỉ là cảm giác thôi,
cuộc sống và con người có lúc cũng sẽ thay đổi. Nếu chẳng may không còn
cảm thấy vui khi ở bên nhau thì Hà không bao giờ níu kéo. Ở bên nhau
không thấy vui thì tại sao phải chịu đựng nhau? Khi sống cùng nhau, phải
làm sao để bạn đời cảm thấy vui và hạnh phúc và bản thân mình cũng phải
cảm nhận được điều đó thì mới lâu bền được.
Lý Hải đi nhậu cũng dắt vợ theo
* Hiện nay, việc làm phim có khá nhiều rủi ro. Chị và anh Hải có lo lắng cho dự án phim thứ hai của mình không?
- Làm nghệ thuật mà cứ nghĩ đến cơm áo gạo tiền thì rất khó. Trong
dự án phim lần này, Hà là người lo về doanh thu còn anh Hải tập trung về
nghệ thuật. Khi làm một sản phẩm mà mình dành hết tâm huyết và có sự
đầu tư chứ không phải chạy theo trào lưu nào đó thì mình tin khán giả sẽ
đón nhận thôi vì bất cứ thời điểm nào, lứa tuổi nào cũng có nhu cầu
giải trí. Nếu sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu của khán giả thì mình
tin khán giả sẽ ủng hộ.
* Lật mặt 2 là dự án phim điện ảnh thứ hai do Lý Hải sản
xuất. Từng là một diễn viên, vì sao chị không "xin" chồng một vai diễn
nào đó trong phim?
- Trước khi anh Hải sản xuất phim, Hà đã nhận nhiều lời mời tham gia
phim điện ảnh lẫn phim truyền hình nhưng bản thân Hà không có niềm đam
mê với nghệ thuật. Một lý do khác nữa là mình có con rồi, làm gì cũng
phải nghĩ tới gia đình và con cái. Phụ nữ đã có chồng, có con mà làm
diễn viên, đi quá nhiều thì khó mà chăm lo cho gia đình và cũng khó giữ
gìn hạnh phúc gia đình được.
* Trong gia đình, chị là người "giữ tiền"?
- Đúng rồi! Anh Hải là người không quan tâm đến tiền bạc. Anh ấy
thậm chí không quan tâm mình kiếm được bao nhiêu tiền. Ảnh làm việc theo
sự đam mê chứ không quan tâm việc đó tốn bao nhiêu, thành công hay thất
bại. Hà cho rằng đó là một cái hay của anh ấy vì nếu làm việc mà cứ
quan tâm đến tiền bạc thì rất mệt mỏi. Minh chứng là phim Lật mặt,
ai nghe anh Hải làm một mình cũng sợ vì mới làm phim điện ảnh mà lại
kiêm nhiều chức vụ nhưng kết quả là phim được rất nhiều người ủng hộ.
* Vậy khi anh Hải cần sử dụng tiền có phải xin phép vợ không?
- Tiền trong nhà, anh ấy muốn lấy lúc nào thì lấy. Hà là người rất
thoải mái, thậm chí còn phải nói anh Hải chi cho cái này, cái kia. Hà
quan niệm mình làm ra được tiền chứ tiền không làm ra được mình cho nên
cái gì để cuộc sống mình và những người xung quanh tốt hơn thì nên chi
ra.
* Nhắc đến chủ đề tiền bạc, cách đây không lâu, vợ chồng chị
từng chia sẻ trên Facebook về việc bị một "fan ruột" lợi dụng tên tuổi
lừa cửa hàng điện thoại lấy điện thoại. Sự việc đó đã được giải quyết
như thế nào thưa chị?
- Chuyện đó thì mình đã chia sẻ rất rõ trên Facebook và sau đó công
an đã vào cuộc. Bị hại là shop điện thoại chứ chứ không phải mình nhưng
vợ chồng mình muốn cảnh giác mọi người vì bản thân hai vợ chồng đều rất
tin người.
* Sau vụ việc này, chị có khuyên chồng nên giữ khoảng cách với fan không?
- Giữ khoảng cách thì không nhưng hiện tại vợ chồng mình không tiếp khách tại nhà nhiều nữa.
Vợ chồng Lý Hải trong buổi ra mắt dự án phim Lật mặt 2
* Lý Hải là ca sĩ, sắp tới lại tham gia đóng phim, việc anh ấy thân mật với những nữ đồng nghiệp khác có khiến chị khó chịu?
- Hà cảm thấy bình thường vì đó đơn giản chỉ là công việc thôi. Là
vợ một nghệ sĩ thì không nên nghĩ quá nhiều, không nên tự tưởng tượng và
suy diễn. Còn chuyện đóng phim, ôm hôn ai đó trên phim thì chỉ là một
vai diễn. Chưa bao giờ Hà tự suy diễn ra đằng sau nụ hôn đó có cái gì.
Anh Hải cũng biết tính của Hà vì Hà rất dễ, không bao giờ kiểm soát
chồng nhưng nếu để Hà mất lòng tin một lần thì không bao giờ tha thứ hết
nên anh Hải luôn tạo được cho Hà niềm tin tuyệt đối.
* Nói như vậy nghĩa là làm vợ ca sĩ phải mắt nhắm, mắt mở?
- Cũng không phải. Quan trọng là mình phải hiểu công việc của chồng
mình và cảm thấy chuyện đó bình thường. May mắn, Hà là người quản lý
thời gian biểu của anh Hải nên ảnh đi đâu mình cũng nắm được hết. Anh
Hải không đi chơi với bạn bè nhiều mà đi đâu cũng dẫn vợ theo. Mình tin
tưởng là nhờ vậy. Còn với Hà thì khi Hà đi đâu cũng chủ động gọi báo
mình đi với ai, bao lâu để tạo lòng tin cho chồng.
* Tuy nhiên, vợ chồng đôi lúc cũng phải cho nhau khoảng không riêng chứ?
- Tất nhiên, hai vợ chồng mình luôn dành cho nhau khoảng không
riêng nhưng thường anh Hải đi nhậu cũng dẫn vợ theo. Ảnh ngồi với bạn
nhậu còn vợ ngồi với vợ bạn nhậu (Cười). Giờ thú vui của ảnh là dẫn con
đi chơi. Nhiều khi Hà nhiều việc quá, có thời gian là nghỉ ngơi còn ảnh
lại là người hay nhắc Hà dẫn con đi chơi, đi siêu thị, mua sắm...
* Vậy chị có bao giờ ghen hay chưa?
- Lâu lắm rồi Hà không còn ghen nữa. Khi không thích điều gì thì Hà
nói thẳng là không thích để anh Hải sửa chữa liền. Ví dụ như khi anh
Hải nói chuyện với một đồng nghiệp hay người nào khác phái mà nhiều hơn
mức bạn bè thì Hà sẽ nói thẳng là em không thích như vậy để ảnh biết,
chứ không phải im lặng để ảnh đoán. Anh Hải rất bận, không có thời gian
quan tâm người yêu nhiều nên cái gì cũng phải nói thẳng. Chồng mình nên
mình hiểu, ảnh không có nhiều thời gian để quan tâm hay tạo bất ngờ như
những người khác.
* Có khi nào anh Hải ghen ngược lại chị không?
- Anh Hải không ghen nhưng cái nào ảnh không thích thì mình cảm
nhận được. Trước khi cưới, ảnh ít nói lắm. Mình phải tinh tế mới nhận ra
được. Nhiều khi phải dùng "chất xám" để yêu nữa (Cười). Sau này, khi là
vợ chồng rồi thì Hà có nói thẳng với ảnh là có gì thì cứ góp ý cho em.
Nhờ vậy ảnh mới nói nhiều hơn, còn trước đó thì ít nói lắm.
* Xin cảm ơn chị!
Thiên Hương
Nghi phạm giết cựu phó thủ tướng Nga muốn tử chiến với IS
Cựu
binh sĩ bị tình nghi giết thủ lĩnh đối lập kiêm cựu phó thủ tướng Nga
Boris Nemtsov vừa yêu cầu Tổng thống Vladimir Putin cho ông ta đến Syria
để chiến đấu với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS). Ông Zaur Dadaev
tuần trước viết thư cho Tổng thống Putin bày tỏ nguyện vọng kể trên,
đồng thời khẳng định bản thân vô tội. Người này cũng phàn nàn mình bị
tra tấn và ép cung để nhận tội vụ sát hại ông Nemtsov tháng 2 vừa qua.
Trong thư, cựu binh sĩ Nga yêu cầu được tới Syria để chiến đấu chống IS nhằm chứng minh “lòng yêu nước” và “sự trong sạch”.
“Tôi
nghe nói lực lượng không quân Nga đang hoạt động tại Syria. Nếu cần
thiết, tôi muốn tham gia vào các chiến dịch quân sự ở Syria chống lại
IS. Tôi muốn ông cho tôi một cơ hội để chứng minh sự vô tội của mình” –
ông Dadaev viết.
Tuy nhiên, theo hãng tin Rosbalt, yêu cầu của Dadaev đã bị bỏ qua.
Ông Zaur Dadaev trong nhà tù. Ảnh: Reuters
Trước
khi dính nghi án sát hại ông Nemtsov, ông Dadaev là phó chỉ huy tiểu
đoàn Sever trực thuộc Bộ Nội vụ Nga. Đơn vị này đóng quân ở thủ đô
Grozny – Chechnya, chuyên về nhiệm vụ chiến đấu với phe ly khai ở
Chechnya cùng quân nổi dậy Hồi giáo ở vùng Bắc Caucasus.
Tháng
3-2015, ông này bị bắt và bước đầu thừa nhận giết cựu phó thủ tướng Nga,
động cơ được cho là trả thù phát biểu kỳ thị của nạn nhân đối với đạo
Hồi. Nhưng sau đó, ông Dadaev rút lại lời thú nhận và tố cáo mình bị ép
cung.
Trong khi đó, ông Nemtsov là một thủ lĩnh đối lập thường
phê bình Tổng thống Vladimir Putin. Đêm 27-2, ông bị bắn chết khi đang
trên đường về nhà với bạn gái người Ukraine, ngay bên ngoài Điện
Kremlin.
Năm người, trong đó có ông Dadaev, đã bị bắt giữ vì nghi
có liên hệ với vụ giết người. 4 nghi can còn lại là Anzor Gubashev,
Khamzat Bakhaev, Shadid Gabashev và Tamerlan Eskerkhanov.
P.Nghĩa (Theo Telegraph)
Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Thượng Hải. Ảnh chụp ngày 26/08/2015.
REUTERS/Jason Lee
Hội nghị Trung ương 5 khóa 18
của đảng Cộng sản Trung Quốc tại thủ đô Bắc Kinh khai mạc hôm nay
26/10/2015. Từ đây đến ngày 29/10, giới lãnh đạo Trung Quốc tập trung
thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm, trong bối cảnh tăng trưởng
kinh tế Trung Quốc đang chựng lại.
Sáng nay, 375 ủy viên Ban chấp hành trung ương được triệu tập để thảo luận về một « lộ trình »
phát triển kinh tế và xã hội cho giai đoạn 5 năm, từ 2016 đến 2020. Báo
chí Bắc Kinh cho rằng hội nghị lần này sẽ được cả quốc tế lẫn dư luận
trong nước quan tâm do tình hình kinh tế của Trung Quốc không được sáng
sủa.
Từ tỷ lệ tăng truởng đến các chỉ số xuất khẩu hay sản xuất đều sụt
giảm, gây lo ngại cho giới đầu tư. Trung Quốc cần duy trì một tỷ lệ tăng
trưởng hàng năm trung bình 7 %, để đạt được mục tiêu tăng gấp đôi thu
nhập đầu người vào năm 2020 so với thời điểm của năm 2010.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới
như hiện tượng dân số đang trên đà bị lão hóa, hay tình trạng nam thừa
nữ thiếu. Do vậy, theo một số nhà bình luận, có nhiều khả năng, một lần
nữa Trung Quốc phải xét lại chính sách mỗi gia đình chỉ có một con.
Một hồ sơ khác cũng được đem ra thảo luận như ô nhiễm không khí và môi trường.
AFP nhắc lại kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2012, đã có
nhiều thay đổi trong nội bộ Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản
Trung Quốc. Tổng cộng có 104 ủy viên, người thì được lên chức, người thì
bị cách chức hay bị kỷ luật và khai trừ khỏi đảng vì chiến dịch bài trừ
tham nhũng « đả hổ diệt ruồi » của ông Tập Cận Bình.
Theo Hoàn cầu Thời báo, thì đây là đợt « cải tổ » quy mô nhất trong lịch sử của đảng Cộng sản Trung Quốc từ trước tới nay.
Bắt nguyên nữ giám đốc trốn nã
Cục Cảnh sát TNTP phối hợp Công an Cà Mau vừa bắt
giữ đối tượng truy nã Võ Thị Kiều Oanh, giám đốc một công ty cổ phần về
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 24/10, Cục Cảnh sát truy nã tội phạm (TNTP) cho
biết vừa phối hợp với Công an tỉnh Cà Mau bắt giữ đối tượng truy nã Võ
Thị Kiều Oanh, nguyên giám đốc một công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Cà
Mau, theo Quyết định truy nã số 03/PC44, ngày 6/3/2014 của cơ quan Cảnh
sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo tài liệu ban đầu, Oanh cùng chồng là Nguyễn Hữu
Thành, SN 1965, trú tại tỉnh Cà Mau, nguyên tổng giám đốc Công ty CP
thực phẩm Đại Dương trong quá trình làm ăn đã vay vốn để chiếm đoạt tiền
của một số ngân hàng rồi bỏ trốn. Quá trình điều tra, ngày 12/2/2014,
cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau đã khởi tố bị can đối với
Võ Thị Kiều Oanh về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về việc chồng đối
tượng Oanh là Nguyễn Hữu Thành thường qua lại khu vực biên giới Việt
Nam- Campuchia làm ăn trong vai ông chủ buôn bán nước mắm, Cục Cảnh sát
TNTP đã lập chuyên án truy bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm
Nguyễn Hữu Thành.
Quá trình phối hợp với Cảnh sát Hoàng gia Vương quốc
Campuchia để truy bắt Thành, tổ công tác Cục Cảnh sát TNTP đã phát hiện
địa bàn lẩn trốn của Thành là khu vực giáp biên tỉnh An Giang, Việt Nam
và tỉnh Cần Đal, Campuchia. Sau đó, tổ công tác Cục Cảnh sát TNTP đã
phối hợp với Phòng Cảnh sát TNTP tỉnh Công an tỉnh An Giang, lực lượng
Cảnh sát Hoàng gia Campuchia thường xuyên trao đổi thông tin về di biến
động của đối tượng và tổ công tác đã bắt giữ Thành khi đối tượng cải
trang trốn từ Campuchia về Việt Nam.
Điều đáng chú ý, trong quá trình phá án, truy bắt
Thành, tổ công tác phát hiện có một người phụ nữ thường xuyên đi cùng
đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm này. Quá trình rà soát, tổ công tác
phối hợp với Công an tỉnh Cà Mau trao đổi thông tin và xác định người
phụ nữ đó chính là đối tượng trốn nã Võ Thị Kiều Oanh - vợ Thành. Trong
khi một tổ công tác Cục Cảnh sát TNTP phối hợp với Công an tỉnh An Giang
truy bắt Thành tại khu vực giáp biên thì một tổ công tác khác cũng lên
kế hoạch phối hợp với Công an tỉnh Cà Mau tổ chức truy bắt đối tượng
trốn nã Võ Thị Kiều Oanh.
Điều khó khăn trong quá trình bắt giữ chính là đối
tượng Oanh thường xuyên sinh sống tại Campuchia, mở quán bán hàng ăn và
ít khi về nước. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Võ Thị Kiều Oanh đã bị bắt
giữ sau đó và được di lý về Công an tỉnh Cà Mau để tiếp tục điều tra,
làm rõ theo thẩm quyền. Tuy nhiên, để phục vụ công tác điều tra vì liên
quan đến một vụ án khác, đối tượng đã được bàn giao cho cơ quan chức
năng Bộ Công an.
Hong Kong: Tàu cao tốc đâm vật thể lạ, 121 người bị thương
26-10-201511:08:14
Ít nhất 121 người bị thương, bao gồm 14
người bị thương nặng, khi một tàu cao tốc từ Macau trở về Hong Kong
(Trung Quốc) đêm 25/10 đâm phải "vật thể lạ".
Vụ
việc xảy ra vào khoảng 18h50’ (giờ Hong Kong), ngoài khơi Siu A Chau,
gần đảo Lantau, Hong Kong ngày 25/10. Chiếc phà TurboJet mất điện và
nước tràn vào sau khi va chạm phải một vật thể chưa xác định. Được biết,
tại thời điểm đó, chiếc phà chở 163 hành khách và 11 thủy thủ đoàn.
Theo những hình ảnh được chia sẻ trên mạng có thể thấy một số hành khách đang nằm ngay trên sàn tàu. Một hành khách cho biết: “Mọi người đều đang chảy nhiều máu. Cảnh tượng thật hỗn loạn”.
Cảnh tượng hỗn loạn trong phà cao tốc sau khi va phải một vật thể chưa được xác định.
Nhiều hành khách trong tình trạng bị thương nặng.
8 người bị thương nặng đã được chuyển đến bệnh viện Pamela
Youde Nethersole Eastern để điều trị. Những người khác được đưa vào
bệnh viện Queen Mary, Bệnh viện Ruttonjee, Bệnh viện Queen Elizabeth,
Bệnh viện Princess Margaret và Bệnh viện Kwong Wah.
Lựu lượng cứu hộ được huy động toàn bộ để nhanh chóng cứu những hành khách gặp nạn.
8 người bị thương nặng đã được chuyển đến bệnh viện Pamela Youde Nethersole Eastern để điều trị.
Trong khi đó, chiếc phà bị hư hỏng nặng sau vụ tai nạn đã được đưa đến một xưởng đóng tàu ở Cheung Sha Wan để kiểm tra.
Chiếc phà bị nạn đã được đem đi sửa chữa.
Đại
diện chính quyền cho biết nhiều bác sĩ và y tá đã tình nguyện tham gia
việc chữa trị những người bị thương dù không thuộc kíp trực của họ. Hiện vụ việc vẫn được điều điều tra làm rõ, xác định nguyên nhân gây ra vụ tai nạn.
Hồi năm 2012, một chiếc phà cao tốc va chạm với một chiếc thuyền gần đảo Lamma khiến 39 người thiệt mạng.
Những hạn chế về khí tài và điều kiện thời tiết
khắc nghiệt của sa mạc đang ảnh hưởng đến chiến dịch không kích IS của
Nga ở Syria.
Kỹ thuật viên Nga kiểm tra một chiếc tiêm kích bom Su-34 tại căn cứ ở Syria. Ảnh: RT
Các chiến đấu cơ
Nga được triển khai tới Syria để tham gia chiến dịch chống phiến quân
Nhà nước Hồi giáo (IS) đang đối mặt với những sát thủ vô hình, làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của họ, USA Today ngày 25/10 đưa tin.
Hỏng hóc
Tờ báo này dẫn lời một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ giấu tên cho biết
các chiến đấu cơ Nga ở Syria đang gặp phải tình trạng hỏng hóc với tỷ
lệ cao đến mức làm suy giảm khả năng không kích vào các mục tiêu IS.
Theo đó, gần một phần ba máy bay ném bom và một nửa máy bay vận tải quân
sự đang phải ngừng bay để sửa chữa, bảo dưỡng do gặp những trục trặc,
hỏng hóc khi hoạt động trong điều kiện thời tiết sa mạc khô nóng, nhiều
bụi ở Syria.
Những chiếc chiến đấu cơ của Nga có vẻ như khó thích nghi với việc hoạt
động trong môi trường nhiều cát bụi của sa mạc, và gần đây, số vụ xuất
kích của máy bay Nga đã giảm đáng kể so với giai đoạn đầu của chiến
dịch.
"Với những lực lượng được triển khai tác chiến, tỷ lệ máy bay phải 'đắp
chiếu' như thế này là rất ghê gớm", ông Richard Aboulafia, chuyên gia
hàng không tại tổ chức tư vấn Teal Group, cho biết.
Nga đã đưa khoảng 40 chiến đấu cơ các loại sang Syria từ cuối tháng 9 để
thực hiện chiến dịch không kích IS, trong đó có các loại máy bay ném
bom thế hệ cũ Su-24, cường kích Su-25, tiêm kích Su-30SM, tiêm kích bom
hiện đại Su-34 và các loại trực thăng vũ trang, ngoài ra còn vài chục
máy bay vận tải quân sự làm nhiệm vụ chuyên chở và hậu cần.
"Với tỷ lệ hỏng hóc như thế này, có thể số chiến đấu cơ trên có quy
trình vận hành không tốt, không có nguồn phụ tùng thay thế hoặc đội ngũ
kỹ thuật viên mặt đất thích hợp", Aboulafia nói.
Chuyên gia này cho rằng đây là lần đầu tiên Nga đưa vũ khí, khí tài đến
tác chiến ở một nơi xa như vậy, nên sự thiếu kinh nghiệm trong điều hành
và hậu cần có thể là một trong những nguyên nhân khiến nhiều chiến đấu
cơ Nga gặp trục trặc.
"Chiến tranh viễn chinh phụ thuộc rất lớn vào công tác hậu cần cũng như
kinh nghiệm chiến đấu, trong khi Nga không có quá nhiều trong hai yếu tố
này", chuyên gia này cho biết.
Đối với các chiến đấu cơ của Mỹ, việc tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu bị giảm
xuống mức dưới 80% sẽ khiến các chỉ huy quân sự cấp cao phải chú ý, một
quan chức không quân từng nhiều lần được triển khai đến Trung Đông cho
hay.
Binh sĩ Nga lắp bom cho chiến đấu cơ chuẩn bị xuất kích diệt IS. Ảnh: RT
David Deptula, tướng nghỉ hưu của không quân Mỹ và là người từng lên kế
hoạch chiến dịch Bão táp Sa mạc, cuộc chiến giữa Iraq và các quốc gia
khác do Mỹ dẫn đầu, cho biết tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu của chiến đấu cơ
Mỹ trong khu vực tác chiến là trên 90%. Theo ông, tỷ lệ sẵn sàng chiến
đấu 70% của Nga không phải là điều ngạc nhiên, bởi không quân nước này
còn thiếu kinh nghiệm thực chiến trong điều kiện khắc nghiệt, nhưng khâu
hậu cần của Nga cũng "cần phải được lưu tâm".
Bộc lộ điểm yếu
Chuyên gia phân tích quân sự Basem Shabb của tờ Daily Star cho rằng việc
chiến đấu cơ Nga gặp nhiều trục trặc trong quá trình tác chiến ở Syria
có thể bộc lộ nhiều điểm yếu về vũ khí, khí tài của Nga, làm ảnh hưởng
đến chiến dịch không kích phiến quân IS.
Quân đội Nga mới chỉ được cải tổ và hiện đại hóa cách đây 6 năm, trong
đó lực lượng không quân được chú trọng đặc biệt. Các loại máy bay thế hệ
cũ như Mig-21, Mig-23, Mig-25 và Mig-27 đã được cho nghỉ hưu, chỉ còn
một số lượng ít Mig-29 vẫn còn phục vụ. Các loại chiến đấu cơ của Nga ở
Syria hiện nay chủ yếu là những biến thể của dòng Su-27.
Đội bay của Nga ở Syria có 6 chiếc tiêm kích đánh chặn tầm cao Mig-31 ở
thủ đô Damascus và 4 chiếc tiêm kích đa nhiệm Su-30SM ở Latakia. Những
"cỗ máy không chiến" này có thể làm phá sản bất cứ kế hoạch thiết lập
vùng cấm bay nào ở miền bắc Syria, nhưng chúng không có nhiều tác dụng
trong việc ném bom các mục tiêu dưới mặt đất.
Loại máy bay ném bom hiện đại nhất của Nga ở Syria là Su-34, mẫu tiêm
kích bom mà không quân Nga mới chỉ sở hữu khoảng 60 chiếc. Với sự xuất
hiện của 6 chiếc Su-34 ở Syria, Nga có thể ném những quả bom thông minh
dẫn đường bằng GPS xuống các mục tiêu tầm xa, chẳng hạn như bom KAB500,
để tiêu diệt các mục tiêu đầu não của IS.
Tuy nhiên, Su-34 vẫn là mẫu máy bay mới lần đầu tham chiến, và với tỷ lệ
sẵn sàng chiến đấu 70%, nhiều khả năng Nga chỉ có được 4 chiếc trong số
này hoạt động cùng một lúc, ông Shabb nhận định.
Chủ lực thực hiện các cuộc ném bom vẫn là 12 máy bay ném bom Su-24, mẫu
máy bay đã phục vụ trong quân đội Nga trung bình 25 năm. Su-24 là loại
máy bay có tỷ lệ an toàn thấp nhất trong không quân Nga và thường xuyên
phải bảo dưỡng. Quân đội Syria cũng có 20 chiếc Su-24 tương tự, và đã bị
bắn rơi mất hai chiếc.
Su-24 hiện vẫn sử dụng các ống ngắm mục tiêu thế hệ thứ ba do hãng
Thales sản xuất, và chủ yếu ném các loại bom thông thường. Chuyên gia
Shabb cho rằng mẫu máy bay già cỗi này sẽ có nguy cơ gặp nhiều trục trặc
nhất trên chiến trường Syria.
Máy bay ném bom Su-24 của Nga ở Syria. Ảnh: RT
12 chiếc cường kích Su-25 của Nga ở Syria là những mẫu mới được nâng
cấp, tuy nhiên loại máy bay yểm trợ hỏa lực mặt đất này lại chỉ có thể
hoạt động vào ban ngày và gần như không thể ném các loại bom dẫn đường
thông minh. Khả năng tự vệ hạn chế sẽ khiến nó rất dễ trở thành mục tiêu
cho các loại vũ khí phòng không.
Không quân Iraq cũng được trang bị một số máy bay Su-25 để yểm trợ hỏa
lực cho bộ binh nước này chiến đấu chống IS, nhưng chúng tỏ ra không mấy
hiệu quả do sự thiếu chính xác trong các cuộc ném bom và hỏa lực phòng
không của đối phương. Chiếc máy bay kém hơn rất nhiều so với mẫu máy bay
Cessna 208 về khả năng tác chiến vào ban đêm cũng như độ bền, các
chuyên gia quân sự đánh giá.
Theo ông Shabb, toàn bộ lực lượng không quân mà Nga triển khai tới Syria
tương đương, thậm chí kém hơn một chút so với lực lượng trên một tàu
sân bay lớp Nimitz của Mỹ, bao gồm 4 phi đội tiêm kích F/A-18 Super
Hornet. Với lực lượng này, Nga rất khó có thể xoay chuyển được tình thế
trên chiến trường phức tạp ở Syria.
Chuyên gia này nhận định sau cú sốc bởi những đòn không kích dữ dội ban
đầu của Nga, phiến quân IS sẽ có những chiến thuật đối phó mới để kéo
dài cuộc chiến, khiến những điểm yếu của Nga ngày càng bộc lộ và gây ra
thiệt hại về người và khí tài.
Bởi vậy, Nga phải tìm giải pháp chính trị cho Syria càng sớm càng tốt,
trước khi phiến quân IS có thể sở hữu những loại vũ khí phòng không phức
tạp như tên lửa vác vai và bắn hạ những chiếc chiến đấu cơ đầu tiên của
Nga trên đất Syria, ông Shabb nhấn mạnh.
Theo Vnexpress
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật ‘sẽ thăm Việt Nam’
26 tháng 10 2015
Nhật mới thông qua dự luật an ninh mở rộng phạm vi tham gia của quân đội.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Tướng Nakatani, sẽ hội đàm với người tương nhiệm của Việt nam về tranh chấp Biển Đông.
Hãng tin Nhật
Kyodo News dẫn lời giới chức ngoại giao cho biết các cuộc hội đàm
của ông Nakatani với ông Phùng Quang Thanh theo dự kiến sẽ diễn ra vào
đầu tháng 11.
Hoa Kỳ mới đây nói họ sẽ đưa tàu chiến áp sát đảo
nhân tạo của Trung Quốc cơi nới tại khu vực Biển Đông trong chiến dịch
“Tự do Đi lại” nhằm thách thức Bắc Kinh trong nỗ lực tuyên bố chủ quyền
tại khu vực có tranh chấp chủ quyền.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật
theo dự kiến cũng sẽ bàn thảo việc Tokyo giúp Hà Nội tăng cường năng lực
quân sự và sẽ thăm Cảng Cam Ranh.
Được biết Tướng Nakatani bày tỏ
sự quan tâm tham dự một phiên họp của bộ trưởng quốc phòng khối Asean
với Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, New Zealand, Nga và
Hoa Kỳ United States, được lên lịch vào ngày 3-5 tháng 11 tại Malaysia.
Do đó chuyến thăm Việt Nam có khả năng được tiến hành sau phiên họp
này.
Nhật Bản mới đây loan báo sẽ cấp khoản viện trợ không hoàn
lại 200 triệu yên để Việt Nam mua thêm tàu tuần tra biển đã qua sử dụng.
Tuyên bố được đưa ra trong dịp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Nhật vào tháng Chín năm nay.
Hai nước khi đó chia sẻ lo ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông do việc tôn tạo, mở rộng đảo, đá, theo tuyên bố chung.
Tuyên bố "tầm nhìn chung" của hai phía có
đoạn: “Hai bên bày tỏ lo ngại nghiêm túc về những diễn biến gần đây và
đang xảy ra trên Biển Nam Trung Hoa, gồm việc bồi đắp quy mô lớn và xây
dựng tiền đồn, làm tăng căng thẳng, hủy hoại lòng tin, đe dọa hòa bình
và ổn định trong khu vực và thế giới.”
Mặc dù tuyên bố không nhắc
đến Trung Quốc và chỉ dẫn chiếu tới "các hành động đơn phương", người
đọc hiểu rằng văn bản ám chỉ các hoạt động gần đây của Trung Quốc trên
Biển Đông.
Tại Quốc hội, ngày 22/10, Đại tướng Phùng Quang Thanh
đã phát biểu về tình hình quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia
trong đó có đề cập tới điều ông gọi là "các nước lớn" mặc dù không nêu
tên đó là nước nào.
“Ở khu vực Đông Nam Á, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn đang tăng lên, diễn ra việc tập hợp lực lượng,
lôi kéo các nước nhỏ, nếu xử lý không khéo có thể dẫn đến mất ổn định.
“Trong hội nhập quốc tế và đối ngoại quân sự, chúng ta luôn luôn giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ.
“Độc
lập tự chủ là nguyên tắc vô cùng quan trọng, vì nếu nhận thức lệch lạc,
đứng về phía nước lớn này mà quay lưng vào nước lớn khác sẽ dẫn đến
những hệ quả phức tạp cho đất nước.”
'Không để TQ tạo tiền lệ'
Nhật Bản là đồng minh chính của Hoa Kỳ tại châu Á.
Trong bối cảnh Washington lên kế hoạch áp sát đảo
nhân tạo Trung Quốc cơi nới tại Biển Đông, một số chuyên gia nói rằng
Nhật có thể đóng một vai trò lớn hơn trong tranh chấp ngày càng căng thẳng.
Zack
Cooper, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và
Quốc tế CSIS nói rằng Nhật Bản quan ngại về ổn định khu vực khu vực bị
đe dọa và hành động lấn lướt của Trung Quốc có thể tạo ra tiền lệ.
"Nếu
Trung Quốc được phép ép các nước nhỏ hơn ở Biển Đông, thì điều đó tạo
một tiền lệ nguy hiểm cho các quốc gia lớn hơn như Nhật Bản, đang đối
mặt với việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại Biển Hoa Đông."
Một số chuyên gia thậm chí cho rằng các vấn đề tại Biển Đông có thể liên quan tới Nhật hơn là tranh chấp tại Biển Hoa Đông.
"Vấn
đề Biển Đông quan trọng hơn đối với Nhật Bản, không chỉ từ góc độ kinh
tế, mà còn ở góc độ quân sự và chiến lược, trong khi các vấn đề tại Biển
Hoa Đông là có tính chiến thuật và dễ kiểm soát hơn," Tetsuo Kotani,
một thành viên cao cấp của Viện nghiên cứu Thời sự Quốc tế bình luận.
Ian
Storey, nhà nghiên cứu về hàng hải châu Á-Thái Bình Dương tại Viện
Yusof Ishak-ISEAS nói rằng "Khi Hoa Kỳ quyết định tiến hành chiến dịch
tự do đi lại tại Trường Sa thì nhiều khả năng đây sẽ không chỉ là hoạt
động đơn lẻ.
“Để củng cố thông điệp của mình rằng Trung Quốc phải
tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ phải tiến hành các hoạt
động đó một cách thường xuyên.
"Điều này mở ra khả năng rằng trong
tương lai Hoa Kỳ sẽ mời các nước khác tham gia - Nhật Bản và Australia
sẽ là ứng viên dễ thấy," ông cho biết qua email.
Corey Wallace,
một nhà phân tích chính sách an ninh tại các Trường Nghiên cứu Đông Á
tại Freie Universität, Berlin nói rằng Nhật Bản cần phải chủ động tại
Biển Hoa Đông và vấn đề Senkaku và rằng Nhật Bản đã thận trọng không
đóng vai trò đi trước các nước khác trong khu vực đối với chủ đề Biển
Đông.
Khánh Hòa: Xe tải lật nhào, hàng tấn cá tràn xuống đường
Đang chạy, chiếc xe tải bỗng lật ngang và trượt dài hàng chục mét trên Quốc lộ 1. Cảnh tượng chẳng khác trong phim hành động.
Vụ tai nạn xảy ra hồi trưa 26/10.
Thời điểm trên, xe tải mang biển số 79N-1430 chở hàng
tấn cá từ huyện Vạn Ninh về TP Nha Trang. Khi lưu thông trên quốc lộ 1A, đoạn qua xã Ninh An,
thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa thì xảy ra tai nạn.
Chiếc xe mất lái, lật ngang, trượt dài hơn chục
mét, chắn nửa quốc lộ. Hàng tấn cá trên xe tải tràn xuống mặt đường. Tài xế văng ra khỏi cabin. Rất
may, vụ tai nạn không xảy ra thương vong về người, ngay cả tài xế xe tải cũng chỉ bị thương
nhẹ.
Chiếc xe chở cá gặp nạn
Điều đáng nói là rất nhiều người dân quanh đó khi
đến xem chẳng những không 'hôi của' mà còn xúm lại giúp chủ xe thu gom toàn bộ cá ở trên đường và
dọn dẹp hiện trường. Một người dân mộc mạc: 'Thấy người ta gặp nạn thì tôi vào giúp thôi chớ đứng
nhìn không nó kỳ lắm'.
Người dân không những không hôi của mà còn giúp chủ xe thu gom lại cá, thu dọn hiện trường
Theo
K.Nam - Người lao động
Những vụ đạo thơ văn 'nổi tiếng' ĐBSCL
Vùng đất ĐBSCL vốn được tiếng mộc mạc, thật thà,
hào phóng nhưng gần đây cũng rộ lên nạn đạo văn, đạo thơ làm lem luốc
hình ảnh thơ văn rất nhiều. Xin lược lại vài vụ “nổi tiếng”.
Ông Trần Minh Tạo bị đạo tác phẩm bút ký dài 94 trang giấy A4. Ảnh: Sáu Nghệ..
Khi
mới bị phát hiện, ông Cường cho là ông và Trịnh Bửu Hoài “cảm xúc đồng
điệu”, nên viết lá thư dài 4 trang gửi ban tổ chức để biện minh ông
không đạo thơ. Nhưng sự thật không thể lấp liếm! Sau đó, ông Cường gọi
điện xin lỗi Trịnh Bửu Hoài là “đọc lâu ngày nên quên và đã mượn một số
câu chữ, hình ảnh”, còn bài thơ đạo bị loại khỏi cuộc thi.
Qua vụ đạo thơ đem đi thi, dư luận nhớ lại, trước đó,
ông Cường từng ba lần đạo thơ. Năm 2008, ông lấy bàiÁo bà ba của nhà thơ
Bùi Văn Bồng gửi đăng lucbat.com vẫn với tựa Áo bà ba, giống nhau đến
90%, có nhiều câu để nguyên. Điều hài hước, Bùi Văn Bồng cũng gửi bài
thơ của mình đăng trên trang lucbat.com, là đại diện lucbat.com ở Cần
Thơ; còn ông Cường với bài thơ đạo là đại diện lucbat.com ở An Giang.
Sau đó, bài của ông Cường bị rút xuống.
Năm 2011, ông Cường cũng đạo bài thơ Ngắn dần viên
phấn của nhà thơ Vương Thảo để đăng trên blog Văn An Giang, vẫn để tựa
Ngắn dần viên phấn. Bài thơ của Vương Thảo viết và đã in những năm 1990
của thế kỷ 20 nên ông Cường không thể chối cãi.
Cũng năm đó, ông Cường gửi in bài thơ Khát nhà trên
“Tuyển tập thơ Trẻ An Giang năm 2011”, bị phát hiện xào xáo từ hai bài
thơ Tiếc lắm thay của nhà thơ Vũ Thị Huyền và bài Lời ru con của người
yêu cũ của nhà thơ Phạm Ngà. Nhiều câu xào xáo rất rõ. Như Vũ Thị Huyền
viết:Ta về gặp nắng trong mưa/Gặp buồn trong nhớ, gặp trưa trong chiều,
thì ông Cường viết: Bất ngờ gặp nắng trong mưa/Gặp thực trong mộng, gặp
trưa trong chiều.
Dư luận còn phát hiện một vụ nữa là tròn 5 vụ ông Cường
đạo thơ. Vụ này “nổi tiếng” nhất vì đạo bài thơ nổi tiếng Tổ quốc nhìn
từ biển của Nguyễn Việt Chiến. Ông Cường chỉ thêm một chữ vào tựa, thành
Tổ quốc tôi nhìn từ biển gửi đăng Văn nghệ Đồng Tháp số Xuân Quý Tỵ -
2013. Có rất nhiều câu đạo rõ ràng. Nguyễn Việt Chiến viết Thương Cồn
Cỏ gối đầu lên sóng dữ thì ông Cường: Bạch Long Vĩ gối đầu trên sóng dữ.
Nguyễn Việt Chiến viết: Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/Dáng con
tàu vẫn hướng mãi ra khơi thì ông Cường: Chí dân tộc nghìn đời không thể
mất/Vạn bóng tàu xanh biếc tỏa ra khơi.
Quan đạo văn
Ông Lê Xuân Thành, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử
tỉnh Đồng Tháp kiêm Thư ký tòa soạn tạp chí Nghiên cứu Khoa học của Hội
này, đứng tên bài Điều gì xảy ra ở Hồng Ngự trước ngày 30/4/1975 đăng
tạp chí số 36- tháng 4/2012. Bài của ông Thành copy phần lớn bài Trận
cuối cùng đánh địch tại Mương Lớn-An Bình (Hồng Ngự) của ông Trần Minh
Tạo viết tháng 6/2010.
Ông Trần Minh Tạo ở thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp), viết tự
do nhiều thể loại thơ, truyện, ký, lý luận phê bình, khảo cứu và là CTV
của báo Tiền Phong. Bài của ông Tạo là ký sự dài 94 trang A4, viết về 14
trận đánh của đại đội địa phương quân Hồng Ngự thời chống Mỹ, chỉ có
một bản duy nhất gửi cho Ban liên lạc Đại đội địa phương quân Hồng Ngự
thời chống Mỹ. Ông Thành ở Hội Khoa học lịch sử tỉnh, có được bản của
ông Tạo, lấy luôn trận đánh thứ 14 đem vô bài viết của mình.
Khi phát hiện ông Thành đạo văn của ông Tạo đăng trên
tạp chíNghiên cứu Khoa học thì còn thấy ra vấn đề lớn hơn. Đó là một số
vị cựu quan chức Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp (ông Thành là cựu
Trưởng phòng Lịch sử Ban Tuyên giáo) hợp đồng viết lịch sử cho huyện
Hồng Ngự, nhan đề “Biên niên sự kiện lịch sử Đại đội địa phương quân
Hồng Ngự”, tổng số tiền ngân sách chi ra 210 triệu đồng (hợp đồng ký
ngày 11/7/2011).
Trong đó, theo cựu Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Trần Đức Hiển, tiền biên soạn là 50 triệu đồng, còn lại cho hội thảo, in
ấn. Cuốn “Biên niên…” khi đang ở bản thảo, dài 103 trang A4, kết cấu y
như tác phẩm của ông Tạo, và phần cốt lõi là các trận đánh, đã sử dụng
tác phẩm của ông Tạo, nhiều đoạn nguyên văn. Nhưng ông Tạo không được
chi một xu, khi phát hiện bị đạo văn, ông Tạo chỉ yêu cầu bản in chính
thức phải đề tên ông vào nhóm tác giả, cùng với các cựu quan chức tuyên
giáo.
Ở Cần Thơ, Chủ tịch Hội Nhà văn Trương Thanh Liêm cũng
đạo văn mà bị “cho thôi chức” vào đầu năm 2012. Ông Liêm là Phó Ban
Tuyên giáo Huyện ủy Phong Điền (Cần Thơ) được điều về Liên hiệp các Hội
VH&NT thành phố Cần Thơ làm Chánh văn phòng vào tháng 9/2011, đến
tháng 11 cùng năm, được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn.
Ông Liêm lấy một bài trên báo Cần Thơ, gửi đăng tập san
Áo Trắng dịp tết, sau đó bị phát hiện. Ban đầu, ông Liêm viện nhiều lý
do mà theo Chủ tịch Liên hiệp các Hội VH&NT thành phố Cần Thơ là
“quanh co, không thành khẩn”. Cuối cùng, ông Liêm nhận ra khuyết điểm,
làm đơn từ chức và cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Hàn Quốc lập đơn vị xử lý tội phạm liên quan tới người Việt
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia (NPS) Hàn Quốc cho biết họ sẽ
lập một đơn vị đặc biệt giải quyết các vụ tội phạm liên quan đến người
Việt xảy ra tại Hàn Quốc.
Người đi lao động tại Hàn Quốc dự thi kiểm tra tiếng Hàn. (Ảnh: TTXVN)
Nhật báo The Korea Times ngày 26/10 nói rằng: Đây là lần đầu tiên cảnh sát Hàn Quốc lập một đội chuyên biệt như vậy cho riêng một cộng đồng người nước ngoài. Một quan chức của NPS được dẫn lời nói rằng
khi xảy ra một vụ tội phạm liên quan đến người Việt, cả khi họ là nạn
nhân hay thủ phạm, các sỹ quan cảnh sát tại khu vực sẽ tiến hành điều
tra vụ việc trong khi đơn vị đặc trách người Việt sẽ điều hành vụ điều
tra, hợp tác và chia sẻ thông tin với cơ quan chức năng của Việt Nam. Việc lập đơn vị này là để đáp lại một động
thái tương tự của phía Việt Nam trong bối cảnh số người Việt vào Hàn
Quốc đang gia tăng. Cảnh sát Hàn Quốc đã đề nghị cảnh sát Việt Nam lập
một đơn vị để bảo vệ người Hàn tại Việt Nam và đơn vị này đã được lập
vào tháng 7 năm nay./.
Theo VietnamPlus
Thứ trưởng Bộ Tài chính: Nợ công đang rất cao rồi!
TRÀ PHƯƠNG - Thứ Ba, ngày 27/10/2015 - 02:45
(PL)- Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn: “Nợ
công 65% chỉ an toàn khi tăng trưởng kinh tế đạt 3% trở lên và bội chi
dưới 5%”.
Ngày 26-10, Bộ Tài chính đã tổ chức cuộc
gặp gỡ báo chí để cung cấp thông tin về tình hình cân đối ngân sách nhà
nước (NSNN), khi trước đó có thông tin cho rằng ngân sách năm 2016 còn
rất ít - 45.000 tỉ đồng.
Bộ trưởng Vinh nói đúng nhưng chưa đủ (?)
Trả lời câu hỏi: “Theo báo cáo của
Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội (QH) khóa XIII, nền
kinh tế 2015 phục hồi khá, tăng trưởng GDP cao nhưng lại mất cân đối thu
NSSN?”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấncho
hay năm nay thu NSNN tăng vượt dự toán 17.400 tỉ đồng, trong đó ngân
sách địa phương tăng thu 47.700 tỉ đồng, tuy nhiên ngân sách trung ương
lại hụt thu 31.000 tỉ đồng. Năm nay, tăng trưởng kinh tế đạt khá, dự
kiến vào khoảng 6,5%; cùng với đó chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp trong
khoảng 1,5%-2% nên các yếu tố đầu vào của nền kinh tế có lợi. Nhờ đó,
nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT tăng cao, do đó thu
NSNN vượt dự toán.
Trong khi đó, khoản hụt thu lên đến
31.000 tỉ đồng của ngân sách trung ương là do giá dầu thô giảm mạnh
(giảm gần một nửa so với dự toán), gây hụt thu cho cả việc khai thác và
xuất khẩu dầu thô. Bên cạnh đó, khi gia nhập cộng đồng kinh tế chung
ASEAN vào năm 2015, các khoản thuế nhập khẩu theo cam kết cũng phải
giảm.
Đặc biệt hơn, theo ông Tuấn, tiền nợ
đọng thuế của doanh nghiệp lên đến 76.000 tỉ đồng bao gồm nợ bất khả
kháng, nợ nộp chậm đang nằm ở các cục thuế, riêng số tiền thuế nộp chậm
là 34.000 tỉ đồng. Trong bối cảnh khó khăn đó, một số doanh nghiệp lớn ý
thức chấp hành quy định chưa nghiêm, cố tình chiếm dụng khoản ngân sách
phải nộp.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đang thông tin các vấn đề liên
quan đến chi thu NSNN tại buổi họp báo ngày 26-10. Ảnh: TRÀ PHƯƠNG
“Điển hình là Liên doanh Vietsovpetro
đang chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2014 giá dầu bình
quân thế giới là 100 USD/thùng, với quy định của pháp luật cũng như các
hiệp định đã ký kết, đơn vị này phải nộp thuế 86 triệu USD (khoảng 2.000
tỉ đồng). Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp này đã lấy đủ lý do để trì
hoãn nộp ngân sách. Thậm chí họ còn đề xuất cho phép tăng chi phí khai
thác lên hơn mức 35% trong cơ cấu doanh thu như hiện tại, nhằm giảm
nghĩa vụ nộp thuế” - ông Tuấn cho hay.
Liên quan đến con số mà Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh đưa ra rằng NSNN năm 2016 còn chỉ khoảng 45.000 tỉ đồng, ông Tuấn cho haysố
liệu mà Bộ trưởng Vinh đưa ra là đúng nhưng chưa đầy đủ. Con số 45.000
tỉ đồng là ngân sách trung ương chứ không phải toàn bộ ngân sách. “Số
liệu này chưa bao gồm nguồn vốn vay ODA cũng được xem là NSNN, dự kiến
khoảng 50.000 tỉ đồng. Như vậy tổng ngân sách trung ương khoảng 95.000
tỉ đồng”. Ông Tuấn thông tin như thế và cho haykhoản tiền này sẽ do Bộ KH&ĐT phân bổ cho đầu tư.
Nợ công đã lên đến 63,2% GDP
+ Trả lời về con số nợ công
thực sự hiện nay như thế nào, ông Tuấn cho biết: “Hiện nay ngưỡng tối đa
của nợ công được QH cho phép là 65% GDP. Theo số liệu Chính phủ báo cáo
trước Quốc hội tính đến nay nợ công là hơn 61% nhưng nếu tính đủ 50.000
tỉ đồng vốn vay ODA năm 2015 thì nợ công đã lên đến 63,2%; dù trong
ngưỡng an toàn nhưng rất cao rồi! Bộ Tài chính sẽ cố gắng xây dựng và
chấp hành quy định không để nợ công vượt quá 65%. Tuy nhiên, nợ công 65%
chỉ an toàn khi tăng trưởng kinh tế đạt 3% trở lên và bội chi dưới 5%.
Liên quan đến việc Chính phủ cũng đề
xuất xin QH phương án phát hành 3 tỉ USD trái phiếu quốc tế, ông Tuấn
cho biết việc phát hành trái phiếu trong nước bằng ngoại tệ này sẽ khả
thi và cần thiết. Do thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển nên
Chính phủ xin QH cho lộ trình hợp lý chuyển dần từ một năm, ba năm sang
năm năm, thay vì theo yêu cầu từ năm năm trở lên như nghị quyết QH quy
định bởi lãi suất ba năm thấp hơn năm năm. “Việc phát hành trái phiếu
quốc tế 3 tỉ USD này nhằm để tái cơ cấu nợ ngắn hạn (đảo nợ), nhu cầu
đến đâu sẽ dùng đến đó. 3 tỉ USD là mức trần cho hai giai đoan 2015-2016
chứ không phải từng thời điểm trước mắt” - ông Tuấn nói.
Cân đối sao cho nguồn thu ngân sách cho năm tới?
. Vậy trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ có phương án nào để bảo đảm cân đối nguồn thu chi NSNN?
+ Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo ngành thuế tập
trung truy thu 34.000 tỉ đồng mà các doanh nghiệp có khả năng nộp và
không chấp hành nộp, phấn đấu thu nợ 50% số nợ này. Bên cạnh đó, Bộ Tài
chính sẽ tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra, chuyển giá, tăng
cường thu hồi nợ đọng thuế, tránh thất thu NSNN. Hiện cả nước có 506.000
doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh tự khai, tự nộp thuế, cơ
quan thuế phải thanh tra, kiểm tra tối thiểu phải được 12%-15% số doanh
nghiệp này. Qua chín tháng ngành thuế đã lập biên bản trên 8.000 tỉ
đồng, đã thu vào ngân sách 5.000 tỉ đồng, còn lại khoảng 3.000 tỉ đồng
nữa phải quyết tâm thu.
Ngoài ra, trong tờ trình QH, Chính phủ
kiến nghị cho phép lấy 10.000 tỉ đồng từ tiền đã thoái vốn doanh nghiệp
để bù vào ngân sách thâm hụt. Tuy nhiên, Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo thu
đúng, thu đủ, kịp thời để đảm bảo cân đối, giảm dần sử dụng con số
10.000 tỉ đồng này.
Về kịch bản giá dầu thô, dự toán ngân
sách 2016 ước tính giá dầu ở mức 60 USD/thùng. Bộ Tài chính đưa ra mức
này để nếu có biến động, ngân sách còn có thể xoay xở cho kịp thời, bởi
dự kiến NSNN chỉ hụt thu 3.000-4.000 tỉ đồng. Mức này vẫn được coi là
khá lạc quan.
Ít khi tính nguồn ODA để cân đối NSNN
Lâu nay nguồn ODA không được
xem là nguồn vốn để cân đối vào NSNN, vốn được tính riêng và cố định
theo từng hạng mục. Trước tình hình chi tiêu eo hẹp thì Bộ Tài chính
cộng vào đây để tăng nguồn vốn theo kỹ thuật tính toán. Tôi cho rằng Bộ
Tài chính và Bộ KH&ĐT nên thống nhất với nhau về phương pháp tính để
tránh trường hợp vênh nhau giữa dự toán và thực chi vốn ODA để số liệu
sát thực tế hơn.
Qua báo cáo của Chính phủ
trước QH có thể thấy tình hình thu chi NSNN rất căng thẳng, nhất là NSNN
chi quá nhiều vào chi thường xuyên. Đặc biệt dư luận xã hội thắc mắc
quan tâm tại sao chi nhiều vào việc như đi nước ngoài, sắm xe công, nuôi
xe công với số tiền quá lớn. Do đó, trong thời gian tới, Bộ Tài chính
cần siết chặt chuyện lạm dụng xe công vào việc riêng, giảm chi các hoạt
động không cần thiết cho bộ máy cồng kềnh hiện nay.
TS LÊ ĐĂNG DOANH, nguyên Viện trưởng Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ KH&ĐT)
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét