Thiền sư Muju
Trích “Góp nhặt cát đá”
Gassan
là một nhà sư nghệ sĩ. Trước khi vẽ hay họa Gessan luôn luôn bắt trả
công trước và giá công lấy rất cao. Gessan nổi tiếng là “Nghệ Sĩ Bần
Tiện”.
Một lần kia, một cô geisha nhờ Gessan họa. Gessan hỏi: “Cô có thể trả tôi bao nhiêu?”
Cô geisha đáp:
“Bất cứ cái gì ông đòi, nhưng tôi thích ông làm việc trước mặt tôi”.
Cứ thế, một hôm cô geisha mời Gessan đến. Nàng đang dọn tiệc cho chủ nàng.
Với cây cọ tốt, Gessan vẽ tranh. Khi bức tranh vẽ xong, Gessan đòi một giá cao nhất trong đời ông.
Gessan nhận tiền công. Cô geisha quay lại nói với người chủ:
“Ông
nghệ sĩ này chỉ có tiền là trên hết. Những bức họa của ông đẹp nhưng
tâm hồn của ông bần tiện; tiền đã làm tâm hồn ông thành bùn. Được vẽ
bằng một tâm hồn bẩn thỉu như thế, tác phẩm của ông không đáng đem trưng
bày. Nó chỉ đáng giá bằng một cái áo lót của tôi thôi”.
Nàng cởi áo ra, xoay lưng lại bảo Gessan vẽ một bức khác về phần sau chiếc áo lót của nàng.
Gessan hỏi: “Cô trả tôi bao nhiêu?”
Cô gái đáp: “Bất cứ giá nào!”
Gessan kêu một giá khá cao, vẽ bức tranh theo cách thức đòi hỏi. Xong rồi, bỏ đi.
Sau này, người ta biết rằng Gessan có những lý do sau đây để cần tiền:
Nạn
đói khốc liệt thường viếng tỉnh Gessan ở. Người giàu không giúp kẻ
nghèo, vì thế Gessan có một ngôi nhà chứa bí mật, không ai biết, nơi đó
Gessan chứa thóc, chuẩn bị cho những trận đói xảy ra.
Từ
làng Gessan đến Thánh Điện Quốc Gia, con đường đi lại rất khó khăn và
nhiều du khách khổ tâm khi phải đi qua đó, Gessan muốn làm một con đường
tốt hơn.
Thầy của Gessan qua đời, không biết Gessan muốn xây một ngôi đền, và Gessan muốn làm xong ngôi đền này cho thầy mình.
Sau khi hoàn than ba ý muốn của mình, Gessan vất cọ và những vật dụng nghệ sĩ, rút lui vào núi ẩn tu, không bao giờ vẽ nữa.
Cửa thiên đường |
Thiền sư Muju
Trích “Góp nhặt cát đá”
Một người lính tên là Nobushige đến hỏi Hakuin:
“Thật có Thiên đàng và Địa ngục không?”
Hakuin hỏi lại:
“Anh là ai?”
Người lính đáp: “Tôi là một Samurai”. Hakuin kêu lên:
“Hừ, anh mà lính! Luật nào bảo anh là cận vệ của ông ta. Mặt anh trông như một tên ăn mày không bằng”.
Nobushige giận giữ, anh ta bắt đầu rút kiếm, nhưng Hakuin đã tiếp:
“Anh cũng có kiếm! Có lẽ kiếm của anh không buồn cắt đầu tôi đâu”.
Khi Nobushige rút kiếm Hakuin nói:
“Đây hãy mở cửa Địa ngục đi!”
Nghe lời này, Nobushige nhận thức được sự giáo huấn của thầy, cho kiếm vào vỏ và cúi đầu hành lễ.
Hakuin nói:
“Đây hãy mở cửa Thiên đường”.
|
|
Không cần bắt chước |
Ma Trí
(Trích “Kiến thức ngày nay” số 652/2008)
Một
hôm, Thiền sư Lâm Tế khai thị cho các đệ tử: “Sau khi ta nhập diệt, các
ngươi đừng đem chánh pháp nhãn tạng của ta mà chôn luôn đấy nhé!”
Lời
nói như di ngôn ấy của sư Lâm Tế khiến các đệ tử lo lắng. Sư Huệ Nhiên
thay mặt chúng tăng trả lời sư phụ: “Thân là đệ tử, chúng con sao dám
chôn chánh pháp nhãn tạng của sư phụ!”
Sư Lâm Tế cười nói: “Vậy, nếu giả có người nào đó hỏi: Đạo là gì thì các ngươi trả lời sao?”
Sư Huệ Nhiên quát lên một tiếng như sấm nổ. Đây là một phương pháp mà sư Lâm Tế thường dùng để trả lời người đến hỏi.
Sư
Lâm Tế rất thất vọng, nói: “Ai ngờ, chánh pháp nhãn tạng của ta từ nay
bị chôn vùi hủy diệt trong tiếng quát kia! Thật là đau lòng!”
Nói xong, nhắm mắt viên tịch.
Huệ
Nhiên rất đỗi thương tâm và không hiểu rõ ý của sư phụ nên đứng trước
xác sư Lâm Tế than thở một mình: “Bình thường, chẳng phải sư phụ vẫn
dùng một tiếng quát lớn để trả lời người hỏi đó ư? Tại sao chúng con
không thể làm như sư phụ?”
“Ta
ăn cơm thì các ngươi không thể no, ta chết thì các ngươi không thể chết
thay ta” – Sư Lâm Tế lúc đó đột nhiên mở mắt trả lời.
Huệ Nhiên vội quỳ xuống, khấu đầu: “Sư phụ! Xin người lượng thứ, mong người hãy ở lại dạy dỗ thêm cho chúng con”.
Sư Lâm Tế quát lên: “Ta không cần các ngươi bắt chước!”
Nói xong, mới thực sự nhập diệt. Huệ Nhiên lúc đó mới tỉnh ngộ.
(Theo Chan Gushi)
|
|
Nhận xét
Đăng nhận xét