Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 138
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bi hài cướp chiếc áo và 25 năm "trốn nã" tại…nhà
19/10/2015 20:07 UTC+7
Sau khi tham gia vào vụ cướp, Toản bị cảnh sát tạm giam 9 ngày rồi
thả về. Bất ngờ 25 năm sau thì bị bắt theo lệnh truy nã. Tuy nhiên,
trong suốt thời gian bị truy nã, Toản không hề đi khỏi địa phương, vẫn
sinh hoạt và tham gia bầu cử bình thường.
Sáng nay, tại phiên phúc thẩm, TAND cấp cao tại Hà Nội đã đọc quyết
định đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang tại ngoại cho bị cáo bị
Dương Văn Toản, 51 tuổi (ở xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), đồng
thời hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, đề nghị điều tra lại vụ án.
Theo truy tố, sáng mùng 6 Tết năm 1988, Toản cùng Phạm Văn Nhật (ở xã
Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), trên đường đi lễ hội đền Gióng về thì
gặp 3 người đồng hương (Nguyễn Văn Phú, Vũ Bá Bừng, Trần Văn Phấn). Theo
gợi ý của Bừng, nhóm này đến chùa Non Nước để “ăn bay”. Thấy anh Lê Văn
Nghĩa, anh Dương Văn Dũng, chị Đặng Thị Phương Hoa, chị Trịnh Thanh
Hải, ăn mặc sang trọng, đeo cả máy ảnh nên cả nhóm đã đưa vào “tầm
ngắm”. Bừng vờ đến hỏi xin thuốc lá. Anh Dũng, Nghĩa đáp: “Không có” thì
Bừng, Nhật, Toản, Phú, Phấn nhảy vào hành hung.
Bừng giật chiếc áo bò của anh Nghĩa, chiếc áo nhung và máy ảnh trên tay
chị Hải. Phú cũng xông vào đánh, cướp của anh Dũng chiếc áo khoác, đôi
dép tông. Trong khi đó, Phấn đe dọa, bắt chị Hoa cởi chiếc áo măng tô
chị này đang mặc. Chị Hoa do dự, chưa cởi chiếc áo, Nhật liền giơ rìu đe
dọa. “Đứa nào chống lại đánh luôn”, khiến chị Hoa sợ hãi, vội cởi chiếc
áo. Sau khi cướp được tài sản, cả nhóm chia nhau. Ngay khi thoát khỏi
nhóm cướp, các nạn nhân đã tới cơ quan công an trình báo sự việc.
Ngày 10/7/1990, TAND Hà Nội mở phiên xử và nhận định, tài sản của các
bị hại có giá trị 146.400 đồng và tuyên phạt Bừng, Phú, Phấn mức án từ
20 - 40 tháng tù về tội “Cướp tài sản”. Tòa còn yêu cầu các bị cáo phải
bồi thường số tiền trên cho các bị hại. CQĐT xác định, Nhật, Toản trốn
lệnh truy nã; ngày 26/12/2013 thì bị bắt.
Tại phiên sơ thẩm ngày 2/7/2014 của TAND thành phố Hà Nội, hai bị cáo
Nhật và Toản đều một mực không thừa nhận cáo buộc của VKSND TP Hà Nội và
một mực khai rằng không hề biết quyết định truy nã của CQCA năm 1990.
“Bị cáo chỉ bị giam giữ 9 ngày rồi được công an tha về. Bị cáo tưởng mình không có tội”, Toản trình bày.
Hai bị cáo phiên sơ thẩm
Phủ nhận mình đã gây ra vụ cướp mấy chục năm trước, Nhật và Toản đều
quả quyết, mình vô can. “Bị cáo chỉ có hành động giơ rìu” – Nhật nói.
Toản thì thanh minh, lúc cả nhóm uy hiếp 4 thanh niên để cướp, bị cáo
đứng ở xa, không có bất kỳ cử chỉ gì. Trước thái độ cãi cố ấy, vị chủ
tọa phân tích, vì Nhật giơ rìu đe dọa mà nạn nhân hoảng sợ đã phải đưa
áo khoác cho đồng bọn của bị cáo. Còn sự góp mặt của Toản cũng tạo thành
đám đông để uy hiếp bị hại. Hai bị cáo phạm tội với vai trò đồng phạm,
giúp sức.
Có mặt tại phiên tòa, nạn nhân của vụ cướp là bà Hoa bây giờ đã 43
tuổi, trình bày bị nhóm của Nhật, Toản cướp chiếc áo khoác, bà còn bị
người làng hiểu lầm. Suốt một thời gian dài, bà mang tiếng là bị sàm sỡ,
ảnh hưởng đến cuộc sống của một thiếu nữ 17 tuổi. “Thấy nhóm cướp mang
theo rìu, tôi hoảng sợ lắm, sợ họ túng mà làm liều. Tôi đã cởi áo rét
đưa cho họ trong điều kiện thời tiết quá lạnh. Về nhà, tôi bị cảm lạnh
cả tuần”, bà Hoa cho biết.
Ông Nghĩa, cũng đã một phen lao đao vì bị nhóm này cướp máy ảnh. Bị hại
này chia sẻ, cũng vì chiều các bạn, ông đã thuê chiếc máy ảnh để lưu
lại những kỷ niệm đẹp. Thời ấy, chiếc máy ảnh rất giá trị, cả huyện Đông
Anh chỉ có một hai chiếc. Không thỏa thuận được, chủ hiệu ảnh còn kiện
ông ra tòa để đòi bồi thường. Bao năm dính vào cảnh kiện tụng, ông Nghĩa
quá mệt mỏi. Biết cuộc đời của các bị cáo cũng chẳng sáng sủa gì. Giờ
trông họ lam lũ, khắc khổ, tóc điểm bạc.
Nhìn hai bị cáo thảm hại sau gần 30 năm gây án, các bị hại tỏ thái độ
thông cảm và đã có lời xin với HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.
Tại phiên sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Nhật 40 tháng tù, Toản
36 tháng tù về tội “Cướp tài sản”. Sau phiên sơ thẩm, Toản kháng cáo với
lý do, không hề trốn truy nã; bao năm qua, bị cáo vẫn sống cùng gia đình.
Luật sư Nguyễn Hữu Cường, Đoàn LS TP Hà Nội, bảo về quyền và lợi ích
hợp pháp cho bị cáo Toản đã về địa phương nơi bị cáo sinh sống để các
minh việc thân chủ của mình không biết đến quyết định truy nã của CQCA.
Theo xác minh của luật sư Cường, ông Nguyễn Văn Phố, nguyên Trưởng CA
xã Minh Phú, cho hay, ông là Phó Chủ tịch UBND xã kiêm Trưởng CA xã Minh
Phú từ năm 1984 đến 1994. Thời gian này, ông có biết vụ án của bị cáo
Toản. Bị tạm giữ 9 ngày, bị cáo được tha và cư trú tại địa phương, không
thấy có việc bỏ trốn, khi bầu cử, Toản vẫn có tên trong danh sách cử
tri, tham gia bỏ phiếu đầy đủ.
Bà Liễu, vợ bị cáo Toản chia sẻ, từ năm 1990 đến thời điểm bị bắt lại,
chồng mình không rời Hà Nội. Năm 2013, Toản có đi nấu cơm thuê cho đội
thợ xây ở nội thành Hà Nội. Suốt thời gian qua, bị cáo không nhận được
giấy triệu tập và cả nhà đều không biết đến lệnh truy nã. Họ có một gia đình ấm êm, mỗi người đều có 2 con.
Tại phiên phúc thẩm ngày 19/10, luật sư Cường cho rằng theo điều 23 Bộ
luật hình sự, hành vi của bị cáo đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm.
Ông Cường lý giải, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ
ngày thực hiện hành vi phạm tội. Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm
tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh
không được tính và thời hiệu tính kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị
bắt giữ. Cơ quan tố tụng dựa vào việc Toản trốn lệnh truy nã để tính lại
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (tính từ ngày 26/12/2013, ngày
Toản bị bắt lại) để truy tố, xét xử bị cáo.
Luật sư Cường khẳng định, với những dẫn chứng trên, không có căn cứ để
cho rằng, Toản trốn truy nã. Đồng nghĩa, sau hơn 20 năm thì hành vi của
bị cáo hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm.
Trước lời khai và chứng cứ mới xuất hiện, đại diện VKS đề nghị hủy bản
án sơ thẩm để điều tra lại. Không đồng tình với quan điểm của VKSND,
luật sư cho rằng việc kéo dài vụ án sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bị cáo. Luật sư kiến nghị HĐXX tuyên bị cáo mức án bằng thời gian tạm giam (22 tháng).
Tuy nhiên, HĐXX đã đồng tình với đề nghị của VKSND, quyết định hủy bản
án sơ thẩm để điều tra lại, đồng thời đọc quyết định đổi biện pháp ngăn
chặn từ tạm giam sang tại ngoại cho bị cáo Toản.
Đoàn Nga
Vấn đề cao ốc cạnh Lăng Bác không được chuyển tới Quốc hội
Báo cáo được tổng hợp trên cơ sở ý kiến đóng góp của người dân
tại các buổi tiếp xúc cử tri Thủ đô Hà Nội nhưng nhiều nội dung đã được
báo chí phản ánh tại các cuộc tiếp xúc cử tri này lại thiếu vắng.
Ví dụ, cuộc tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các
đại biểu tại đơn vị bầu cử số 1, nhiều cử tri đề cập vụ việc cao tốc số
8B Lê Trực xây dựng sai phép, mọc cao lừng lững và rất bất hợp lý ngay
khu vực trung tâm chính trị Ba Đình mà vẫn “lọt” cửa cơ quan quản lý. Cử
tri đặt vấn đề với Tổng Bí thư là thậm chí cán bộ phường muốn vào kiểm
tra công trình cũng không được. Chính vì thế, người dân rất băn khoăn
không biết có vấn đề gì, có ô dù gì ở đây không.
Khi đó, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã phải lên tiếng
trước những câu hỏi bức xúc đặt ra, xác nhận chủ đầu tư công trình đã vi
phạm, xây dựng vượt tầng, sai quy hoạch. Thành phố đã làm việc với quận
Ba Đình để xem xét trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân để sai phạm xảy
ra.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hai Bà Trưng và Đống Đa của Bí thư
Thành ủy Phạm Quang Nghị trước đó, ông Nghị cũng trao đổi với báo giới
về quan điểm đối với thông tin phản ánh về dự án xây dựng trung tâm
thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê tại số 8B Lê Trực là:
“Tinh thần của thành phố lâu nay là những công trình vi phạm trật tự xây
dựng đều bị xử lý minh bạch, rất nghiêm túc, không loại trừ một dự án,
công trình nào”.
Tòa cao ốc 8B Lê Trực cao lừng lững gần Lăng Bác.
Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cư tri và nhân dân Thủ đô
không một dòng đề cập đến vụ việc thời sự gây bức xúc dư luận người dân
Hà Nội ngay trước thềm kỳ họp Quốc hội áp chót của nhiệm kỳ khóa XII
này.
UB MTTQ Hà Nội khái quát, cử tri quan tâm tới những vấn đề lớn trong
thời gian qua như việc xét tuyển vào Đại học, vấn đề tham nhũng, thủ tục
mua Bảo hiểm y tế, việc tăng giá nước, xăng dầu, xây dựng biểu giá điện
mới.
Cụ thể, về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và đời sống nhân dân, báo
cáo đề cập chuyện cử tri huyện Mỹ Đức phản ánh hiện nay việc hợp tác xã
bơm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp phải chịu giá điện quá cao, giờ
cao điểm lên đến 2.263 đồng/kw, đề nghị Nhà nước xem xét điều chỉnh giá
điện đối với các xã miền núi khó khăn; đề nghị có giải pháp quy hoạch
vùng sản xuất để tránh tình trạng được mùa mất giá, sản xuất hàng hóa
nhưng không có nơi tiêu thụ…
Về lĩnh vực đất đai, xây dựng, môi trường thì UB MTTQ Hà Nội đề cập ý
kiến của cử tri phản ánh dự án xi măng Mỹ Đức tại xã An Phú phải tạm
dừng, đề nghị chuyển đổi dự án thành vùng sản xuất hoặc xây dựng các
trường dạy nghề để tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội địa phương;
đề cập việc cử tri đề nghị nhà nước tăng cường giám sát quy hoạch xây
dựng các khu đô thị, không cho phép chủ đầu tư điều chỉnh phá vỡ quy
hoạch làm tăng mật độ dân cư, giảm diện tích các công trình phúc lợi…
Báo cáo cũng cho biết cử tri phản ánh tình trạng tham nhũng lãng phí
xảy ra trên nhiều lĩnh vực trong đó có việc cấp phép xây dựng cho các
công trình, dự án mà chủ đầu tư không đủ năng lực. Hậu quả là trên địa
bàn cả nước và Thành phố Hà nội có nhiều công trình, dự án dang dở vài
năm nay nhưng không biết đến bao giờ mới hoàn thiện, đề nghị Quốc hội
quy định rõ trách nhiệm của cơ quan cấp phép xây dựng đồng thời giám sát
chặt chẽ việc cấp phép này (cử tri quận Hoàn Kiếm).
Dự án cao ốc sai phạm tại 8B Lê Trực không được nhắc đến.
Ngoài ra, báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri của MTTQ Hà Nội còn đề
cập việc đổi mới gộp kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học hiệu quả chưa
cao, người dân chưa đồng tình, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu
có giải pháp hiệu quả hơn; yêu cầu của cử tri quận Nam Từ Liêm đối với
các cơ quan chức năng để làm rõ các vụ việc mua máy móc, thiết bị y tế
cũ, không còn niên hạn sử dụng… trên địa bàn thành phố…
Về hoạt động của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, cử tri Hà Nội
phản ánh, trong cuộc họp Quốc hội tại phiên chất vấn đối với các thành
viên Chính phủ, nhiều trường hợp các Bộ trưởng ghi nhận và tiếp thu ý
kiến, và hứa trả lời sau. Nhưng trong các cuộc họp tiếp theo không thấy
Bộ Trưởng trả lời và báo cáo kết quả thực hiện các lời hứa (khi trả lời
các câu hỏi) tại kỳ họp trước.
Dạo quanh các tuyến phố thuộc khu vực nội thành Hà Nội như: Lạc
Long Quân, Đội Cấn, Giang Văn Minh, Hoàng Quốc Việt… dễ dàng bắt gặp
những cây cột điện, bờ tường, tủ chứa dây cáp bị các tờ rơi quảng cáo
dịch vụ cho vay theo kiểu “tín chấp” với nội dung đại loại: “cho vay
không thế chấp”, “cho vay tín chấp”, “cấp vốn chỉ cần có giấy tờ ôtô, xe
máy”...
Sáng 18/10, có mặt tại nút giao thông Đội Cấn – Giang Văn Minh (quận
Ba Đình), chúng tôi thấy tủ chứa dây cáp ở đây dán gần chục tờ rơi quảng
cáo rao vặt có nội dung: “hỗ trợ tài chính – cho vay trả góp”. Chủ nhân
dịch vụ có số điện thoại: 0934.6970xx này cho biết, nếu ai có nhu cầu
vay tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng thì chỉ cần mang bản gốc sổ hộ
khẩu và chứng minh thư đến “công ty” của anh ta ở Cầu Giấy (Hà Nội).
Theo như lời quảng cáo của anh chủ này, thủ tục vay theo kiểu “tín
chấp” hết sức đơn giản. Trên tuyến phố Hoàng Quốc Việt – gần nút giao
với đường Bưởi, chúng tôi chứng kiến cảnh một nam thanh niên tuổi khoảng
30 tuổi sau khi đọc xong nội dung tờ rơi quảng cáo dịch vụ cho vay “tín
chấp” đã vội vàng nhấc máy, gọi cho chủ dịch vụ. Chưa đầy 2 phút thống
nhất về cách thức vay cũng như khoản tiền lãi đi kèm, nam thanh niên này
tỏ ra khá hồ hởi khi sắp được vay số tiền 10 triệu đồng từ một ông chủ
dịch vụ ở phố Quan Hoa, quận Cầu Giấy (Hà Nội).
Để hiểu rõ hơn về loại hình dịch vụ này, liên hệ qua số điện thoại in
trên một tờ rơi quảng cáo vỉa hè nút giao Đội Cấn – Đốc Ngữ, chúng tôi
đã tiếp xúc với M. “trâu” – chủ một cơ sở cho vay theo kiểu “tín chấp” ở
phố Thụy Khuê. Cơ sở của M. thực chất là một gian phòng được thuê lại.
Không nhân viên, không biển hiệu công ty.
Tràn lan tờ rơi quảng cáo dịch vụ cho vay theo kiểu “tín chấp” trên phố ở Hà Nội.
Thay vào đó, nơi đây luôn túc trực 3-4 thanh niên mặt mũi trông khá
bặm trợn. Thấy tôi có nhu cầu vay số tiền 10 triệu đồng, M. hồ hởi cho
biết, chỉ cần cung cấp bản gốc sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân, tiền
sẽ có ngay. Tuy nhiên, theo lời M., thay vì trả lãi hàng ngày, tôi bị
“cắt phế” một khoản tiền tương ứng. Mà ở đây, để vay 10 triệu đồng, tôi
chỉ được nhận 8 triệu đồng.
Trong khi đó, hằng ngày tôi phải đóng 200 ngàn đồng trong thời hạn 50
ngày theo kiểu “đóng họ”. Nhìn vào cách thức “đóng họ” như trên, có thể
thấy rằng, người vay phải trả số tiền lãi tương đối cao dao động từ 3
ngàn đồng – 5 ngàn đồng/triệu đồng.
Cũng theo M. “trâu” tiết lộ thì loại hình này chỉ cung cấp cho khách
hàng có sổ hộ khẩu ở Hà Nội. Bởi qua đó sẽ hạn chế được các vụ “tai nạn”
– người vay không đến trả cả gốc lẫn lãi. Đối với những ông chủ như M.
thì thông qua sổ hộ khẩu, M. sẽ biết được nơi ở của người vay tiền. Để
rồi khi người vay tiền không trả, chủ dịch vụ sẽ cử nhân viên đến nhà
người vay tiền để “ép nợ”. Chưa hết, không chỉ cầm sổ hộ khẩu, chứng
minh nhân dân, nhiều chủ dịch vụ cho vay theo kiểu “tín chấp” còn cung
cấp thêm dịch vụ cầm cố đăng ký xe. Đây là loại hình cho vay tiền thông
qua việc “cầm cố” đăng ký xe máy, ôtô.
Thông thường, mỗi giấy đăng ký xe máy cầm được với giá 5-7 triệu
đồng. Thậm chí lên đến cả chục triệu đồng đối với dòng xe máy đắt tiền,
hoặc vài trăm triệu đồng đối với ôtô. Để “né” lực lượng chức năng, chủ
dịch vụ thường đưa ra 3 loại “hợp đồng” để người vay tiền ký xác nhận
(bản hợp đồng vay tiền, giấy bán xe và hợp đồng cho thuê xe). Điều này
cũng đồng nghĩa với việc sau khi cầm giấy tờ xe, chủ phương tiện đã tạm
thời nhượng lại xe cho người khác.
Ngoài ra, chủ dịch vụ cho vay theo kiểu “tín chấp” còn sử dụng các
diễn đàn, trang mạng xã hội để quảng cáo. Có một thực tế đi kèm với loại
hình này là hàng loạt nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến ANTT. Đơn cử khi
người vay tiền không trả lãi theo giao ước, chủ dịch vụ sẽ “xiết” tài
sản, sử dụng nhân viên đe dọa, “khủng bố” tinh thần bằng nhiều cách… gây
mất ANTT.
Điển hình cách đây không lâu, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã bắt
quả tang các đối tượng Lê Văn Hưng (26 tuổi), ở Thanh Hóa; Trần Văn Hùng
(28 tuổi), ở Ninh Bình và Nguyễn Duy Hoàn (23 tuổi), ở quận Hà Đông –
Hà Nội đang có hành vi ném chất thải vào nhà ông N.Đ.T. ở quận Cầu Giấy.
Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận trước đó đã thực hiện
nhiều vụ ném chất thải vào nhà người dân nhằm khủng bố tinh thần, đòi
khoản tiền nợ trước đó.
Trao đổi với PV, Luật sư Quản Văn Minh, Giám đốc Công ty Luật số 5 –
Quốc gia cũng cho rằng, người dân cần nhận thức rõ hệ lụy đi kèm với
dịch vụ cho vay theo kiểu “tín chấp”. Vì khi “lãi mẹ đẻ lãi con”, người
vay tiền không có khả năng chi trả, chủ dịch vụ sẽ không ngần ngại sử
dụng các quái chiêu để uy hiếp, đe dọa.
Đáng bàn, trong trường hợp người vay tiền đem thế chấp bản gốc sổ hộ
khẩu, chứng minh thư để giao ước vay một khoản tiền, nếu xảy ra sự kiện
pháp lý như: tranh chấp quyền thừa kế, quyền sở hữu nhà ở v.v.., người
cầm cố giấy tờ rất dễ gặp những rủi ro không mong muốn. Đối với chủ các
dịch vụ cho vay theo kiểu “tín chấp” nếu lấy lãi suất cao, quá mức quy
định của pháp luật, rồi nếu đòi nợ theo kiểu xã hội đen cũng khó tránh
khỏi sự trừng phạt của pháp luật.
Theo Trần Huy Công an Nhân dân
Vì sao IS trở thành nhóm phiến quân giàu nhất thế giới?
Dân trí Việc sở hữu những mỏ dầu và có một chiến lược
khai thác và phân phối hoàn chỉnh, IS đang buộc các nhóm đối thủ của
chính mình phải "hợp tác" nếu muốn có nhiên liệu cho các đơn vị chiến
đấu.
Một phiến quân IS tại Iraq (Ảnh: marketwatch)
Bên ngoài mỏ dầu al-Omar nằm ở phía Đông Syria, hàng đoàn xe tải đang
nối đuôi nhau, trong khi máy bay chiến đấu của nước ngoài quần đảo liên
tục trên bầu trời. Tại đây, nhiều tài xế đã phải chờ đợi cả tháng để
tới lượt mua dầu thô. Có khi, họ bỏ đi ra khu vực khác và để lại xe
trong khi chờ đợi tới lượt.
Đây là khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự
xưng (IS), một tổ chức Thánh chiến cực đoan đang nắm giữ nhiều khu vực
trên lãnh thổ Syria và Iraq.
Dầu mỏ được gọi là "vàng đen", nguồn quỹ chính để IS có thể duy trì
các hoạt động cũng như để mua sắm vũ khí mở rộng địa bàn. Tuy nhiên, hơn
một năm kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama phát động chiến dịch
quân sự dưới "lá cờ" liên quân quốc tế chống IS, hoạt động thương mại ở
mỏ al-Omar và ít nhất tám mỏ khác đã trở thành vấn đề khó giải quyết của
liên quân này. Làm thế nào để hạ gục nhóm IS mà không ảnh hưởng tới
cuộc sống của khoảng 10 triệu thường dân xung quanh các mỏ dầu mà nhóm
này đang kiểm soát?.
Khả năng phục hồi của IS và điểm yếu trong chiến dịch do liên quân
quốc tế mà Mỹ đứng đầu được coi là cơ hội để Nga tiến hành chiến dịch
tại Syria với lời đề nghị chính thức của Tổng thống Bashar al-Assad. Dẫu
vậy, nhiều nguồn tin cho rằng IS đang tổ chức một quy trình hoạt động
khai thác và phân phối dầu thô như một công ty nhà nước ở các khu vực mà
nhóm này kiểm soát.
Bên cạnh việc thuê đội ngũ nhân công có kỹ năng, IS kiểm soát mọi
hoạt động từ an ninh cho tới nhân sự từng phút. Theo ước tính của các kỹ
sư địa phương, các mỏ dầu sản xuất cho IS khoảng 34.000 - 40.000 thùng
dầu thô mỗi ngày. Sau đó, dầu được bán với giá từ 20 tới 45 USD mỗi
thùng, mang lại cho IS khoảng 1,5 triệu USD mỗi ngày.
Chỉ huy của một nhóm đối lập tại Aleppo, người phải mua dầu diesel
từ các khu vực của IS để nhóm của ông có thể tiếp tục chiến đấu, thừa
nhận: "Tình hình hiện nay không biết nên khóc hay nên cười. Chúng tôi
không còn sự lựa chọn nào khác. Liệu có ai cho chúng tôi nhiên liệu để
chiến đấu?. Chúng tôi thật tội nghiệp". Dầu mỏ - vũ khí chiến lược
Chiến lược nhắm vào dầu mỏ của IS đã được lên từ rất lâu. Kể từ khi
nhóm này mới xuất hiện trên "bàn cờ chính trị" ở Syria hồi năm 2013,
trước khi IS tiến vào thành phố Mosul ở Iraq, những kẻ Thánh chiến cực
đoan này đã nhận thức được rằng dầu mỏ có ý nghĩa chiến lược cho một Nhà
nước Hồi giáo. Hội đồng cố vấn của IS coi dầu mỏ là yếu tố sống còn với
quá trình hậu cần của nhóm và quan trọng hơn là để mang lại ngân sách
giúp hiện thức hóa một tham vọng về nhà nước mới.
Hầu hết các khu vực mà IS kiểm soát ở Syria đều có những mỏ dầu có
trữ lượng cao. Trước đây, IS từng rút quân khỏi khu vực phía Tây Bắc
Syria vì nơi đây không có dầu.
Sau khi rút khỏi khu vực Tây Bắc Syria vì nơi đây không có dầu, IS
tiến sang phía Đông, nơi có những mỏ dầu trữ lượng lớn, để thành lập
thành trì. Những đơn vị mạnh nhất của IS đã được đưa tới đây để kiểm
soát sau khi nhóm này thất thủ ở Mosul hồi năm ngoái. Khi còn nắm quyền
kiểm soát các khu vực ở miền Bắc Iraq, trong đó có Mosul, IS đã nhanh
chóng đưa người tới khai thác mỏ dầu Ajil và Allas rồi bán ra thị
trường.
"Chúng luôn sẵn sàng, chúng có người phụ trách tài chính cũng như các
kỹ sư để điều chỉnh quá trình khai thác và phân phối. Chúng đã mang tới
đây hàng trăm chiếc xe tải từ Kirkuk và Mosul rồi bắt đầu khai thác và
xuất khẩu. Khoảng 150 chiếc xe lúc đó, mỗi chiếc xe đầy dầu có giá trị
khoảng 10.000 USD. Dù đã mất kiểm soát các mỏ dầu này hồi tháng Tư năm
ngoái nhưng IS đã nhanh chóng thu về 450 triệu USD chỉ trong 10 tháng
nắm giữ", một quan chức ở thị trấn Hawija, gần Kirkuk, tiết lộ.
Trong khi mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda phụ thuộc vào những đợt
quyên góp từ các nhà tài trợ giàu có nước ngoài thì IS đã tăng cường
tiềm lực tài chính bằng cách khai thác "mỏ vàng đen" ở những khu vực mà
nhóm này kiểm soát. Dù không thể xuất khẩu chính thức ra thị trường quốc
tế nhưng IS có thể tìm được nguồn ra dễ dàng cho dầu thô của nhóm ngay
tại Syria và Iraq.
Trên thực tế, dầu diesel và xăng được sản xuất ở các khu vực do IS
kiểm soát không chỉ được tiêu thụ trong chính khu vực này mà còn được
đưa tới những nơi mà các nhóm đối lập rất cần để tiếp tục chiến đấu như ở
miền Bắc Syria. Ngoài ra, các bệnh viện, cửa hàng, nhà máy đều không
thể hoạt động nếu không có nhiên liệu.
"Vào bất cứ thời điểm nào, nguồn nhiên liệu đó cũng có thể bị cắt.
Không có dầu diesel đồng nghĩa với việc IS biết ngày tàn của nhóm sắp
đến", một chủ doanh nghiệp, người phải đi từ Aleppo mỗi tuần để mua xăng
của IS, cho hay. "Công ty dầu IS"
Chiến lược xây dựng một nhà nước của IS được chuẩn bị khá bài bản,
trong đó bao gồm cả quá trình khai thác và sản xuất dầu như một tập đoàn
năng lượng quốc gia. Theo những người Syria từng được nhóm này tuyển
mộ, các trưởng nhóm tuyển dụng thường đưa ra mức lương ưu đãi cho những
ai có kinh nghiệm và luôn hối thúc các nhân viên giới thiệu người có kỹ
năng.
Ngoài ra, IS có một nhóm chuyên gia luôn kiểm tra và theo dõi quá
trình sản xuất, cũng như để phỏng vấn các nhân viên trong quá trình hoạt
động. Bên cạnh đó, IS cũng bổ nhiệm các thành viên từng làm việc ở công
ty dầu ở Saudi Arabia hay Trung Đông làm quan chức cấp cao để điều hành
những bộ phận quan trọng tại các mỏ dầu.
Một số nguồn tin cho biết có những kỹ sư từng bị IS đưa ra xét xử và
sau đó được trao cơ hội "sửa sai" nếu gia nhập quá trình sản xuất dầu
của nhóm này. Ông Rami, người từng làm ở một mỏ dầu ở tỉnh Deir Ezzor
tại Syria, thừa nhận mình từng được một quan chức của IS ở Iraq liên hệ
qua phần mềm WhatsApp. "Tôi có thể lựa chọn bất cứ vị trí nào tôi muốn.
Ông ta đã hứa với tôi như thế. Ngoài ra, ông ấy cũng bảo tôi hãy chọn
một mức lương mà tôi thích", ông Rami, người sau đó đã từ chối đề nghị
và phải bỏ chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ vì sợ trả thủ, chia sẻ.
Quá trình tuyển dụng "nhân tài" của IS cũng tập trung vào những người
ủng hộ nhóm tại nước ngoài. Trong bài phát biểu sau khi thất thủ ở
Mosul, thủ lĩnh của IS, tên Abu Bakr al-Baghdadi không chỉ kêu gọi các
tay súng tham chiến mà còn cả những kỹ sư, bác sĩ và lao động có tay
nghề cao gia nhập nhóm. Mới đây, IS đã bổ nhiệm một kỹ sư người Ai Cập,
người từng có thời gian sinh sống và làm việc ở Thụy Điển, làm quản lý
mới ở mỏ dầu Qayyara ở miền Bắc Iraq.
Ngoài ra, IS từng có một quan chức phụ trách riêng vấn đề dầu mỏ. Đó
là Abu Sayyaf, một người Tuynidi và có tên thật là Fathi Ben Awn Ben
Jildi Murad al-Tunisi. Tuy nhiên, người này đã thiệt mạng sau một chiến
dịch tấn công do lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiến hành hồi tháng Năm vừa qua.
Trong khi đó, để đảm bảo quá trình khai thác dầu diễn ra suôn sẻ, IS
cũng có lực lượng an ninh riêng. Đó gọi là Amniyat, lực lượng an ninh bí
mật chịu trách nhiệm bảo đảm các xe tải chở dầu có thể tới được nơi
nhóm này cần bán. Mạng lưới phân phối
Dù đoàn xe đợi dài tới 6km ở mỏ dầu al-Omar nhưng những tài xế buộc
phải đợi vì đây là quy trình mà IS yêu cầu. Trước khi được phép đánh xe
vào mua dầu, tài xế phải xuất trình giấy tờ liên quan với các quan chức
của IS, những người sẽ nhập số liệu vào hệ thống và cung cấp cho tài xế
một con số để họ chờ tới lượt.
Hầu hết sau khi nhận số, tài xế quay về làng của họ. Hai hoặc ba ngày
sau, họ trở lại mỏ dầu để kiểm tra xe. Theo một số tài xế, có những
người lựa chọn cách dựng lều luôn ở gần mỏ dầu để có thể ở gần xe tải
của họ trong lúc chờ đến lượt vào mua. Sau khi có được dầu hoặc nhiên
liệu, các tài xế được phép bán trong khu vực hoặc trên thị trường qua
một trung gian với phương tiện vận chuyển nhỏ hơn để đưa nhiên liệu tới
nhanh những địa điểm chiến sự nóng như Aleppo hay Idlib.
Có thể nói với IS, chiến dịch của Nga đang mang lại cho nhóm một cơ
hội. Bất chấp nguy cơ để mất các khu vực đang kiểm soát về phía quân
chính phủ Syria, giá dầu tăng những ngày qua được cho là một tín hiệu
tốt cho chiến lược của nhóm Thánh chiến cực đoan này. Tuy nhiên, vấn đề
lớn với IS hiện nay chính là lượng trữ của các mỏ dầu ở Syria đang cạn
dần. IS không có công nghệ hiện đại của phương Tây để khai thác sao cho
hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Dù vậy, tới lúc này, tại các khu vực mà IS đang nắm quyền kiểm soát,
người dân không phải lo về thiếu nhiên liệu phục vụ đời sống và sản
xuất, trong khi có thêm thu nhập từ các hoạt động thương mại liên quan.
"Ai ở đây cũng cần dầu diesel để trồng trọt, để các bệnh viện hoạt động
và để các văn phòng hay tòa nhà luôn sáng đèn. Nếu không có dầu diesel,
sự sống ở đây sẽ không còn. IS biết điều đó nên họ đang có lợi thế", một
doanh nhân người Syria ở thành phố Aleppo thừa nhận.
Ngọc Anh
Theo FT
Thế giới 24h: Bị Nga không kích dữ dội, IS quay ra tấn công al-Nusra
VOV.VN- Không quân Nga không kích dữ dội hệ thống hậu cần của IS khiến chúng hoảng loạn quay sang tấn công nhóm al- Nusra.
1.
Trong vòng 24 giờ qua, các máy bay chiến đấu của Nga đã tấn công vào 51
mục tiêu của IS tại các tỉnh Latakia, Aleppo, Hama và Damascus. Theo RT, trong số các mục tiêu bị
đánh trúng có 4 sở chỉ huy, 6 kho vũ khí, 1 khẩu đội pháo, 2 boongke
ngầm, 32 trại tập trung và 6 tiền đồn.
Hai máy bay Nga tham gia không kích IS ở Syria. Anhrn Sputnik
Không những vậy, Nga cũng không kích vào tuyến đường vận chuyển nhiên liệu, vũ khí và lương thực của IS tại Damascus. Ngoài ra, toàn bộ sở chỉ huy của nhóm khủng bố tại tỉnh Hama cũng bị phá hủy hoàn toàn khiến IS phải bỏ chạy. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tình thế khó
khăn đã khiến các nhóm thánh chiến tại Syria quay ra đánh nhau. Các đoạn
thông tin liên lạc trong nội bộ IS mà Nga thu thập được cho thấy, trong
vòng một tuần qua, IS đã 3 lần tấn công bằng bom xe vào al- Nusra. 2. Bộ Quốc phòng Mỹ ngày
18/10 cho biết, một cuộc không kích ở Tây Bắc Syria đã tiêu diệt thủ
lĩnh của một nhóm liên kết với mạng lưới khủng bố al- Qaeda. Tay súng bị thiệt mạng nói trên là một công
dân Saudi Arabia có tên Sanafi al-Nasr, bị cáo buộc âm mưu tổ chức các
cuộc tấn công nhằm vào Mỹ và châu Âu.
Al-Nasr
(ngoài cùng bên trái) là thủ lĩnh cấp cao nhất của một mạng lưới gồm
hai chục tay súng là cựu thành viên của Al- Qaeda tự xưng là Nhóm
Khorasan. Ảnh: The Long War Journal/Twitter
Al-Nasr là thủ lĩnh cấp cao nhất của một
mạng lưới gồm hai chục tay súng là cựu thành viên của Al- Qaeda tự xưng
là Nhóm Khorasan. Đối tượng bị tiêu diệt trong một trận không kích của
Mỹ hôm 15/10 vừa qua. Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Peter Cook cho
biết, al-Nasr đã tổ chức và duy trì đường dây tuyển mộ các tay súng từ
Pakistan đến Syria thông qua con đường Thổ Nhĩ Kỳ. Tên này cũng được cho
là đã giúp đỡ cho các âm mưu tấn công của Al- Qaeda ở phương Tây. Al-Nasr vốn là một thành viên của Al-Qaeda
đặt tại Iran và từ năm 2012, hắn chịu trách nhiệm tài chính của mạng
lưới khủng bố này trước khi đến Syria năm 2013. Năm ngoái, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh
trừng phạt đối với al-Nasr vì cáo buộc tên này quyên tiền và hỗ trợ cho
các tay súng thánh chiến đến Syria gia nhập Mặt trận Nusra, chân rết của
Al-Qaeda tại quốc gia Trung Đông này. 3. Ít nhất 5 người đã thiệt mạng khi một chiếc máy bay nhỏ đâm vào một khu dân cư ở thủ đô Bogota của Colombia. Cảnh sát cho biết, máy bay Beechcraft 60
G-Type cất cánh từ sân bay El Dorado của thủ đô Bogota chỉ 3 phút trước
khi rơi xuống khu dân cư gần đó.
Hiện trường vụ rơi máy bay tại Colombia. Ảnh Reuters
Căn nhà mà chiếc máy bay này đâm phải là một tiệm bánh. Vụ tai nạn máy bay khiến tiệm bánh bốc cháy và hư hại nghiệm trọng. Vụ tai nạn xảy ra vào lúc khoảng 16h20 ngày
18/10, khi chiếc máy bay đang trên đường tới thị trấn Guaymaral, cách
thủ đô Bogota 20km. Đây là vụ rơi máy bay thứ 3 tại Bogota chỉ trong vòng 3 tháng. 4. Người phát ngôn Chính
phủ Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 19/10 cho biết, việc Thủ tướng Nhật Bản
Shinzo Abe gửi lễ cúng tới đền Yasukuni, nơi thờ các binh sĩ Nhật Bản
thiệt mạng trong Thế chiến thứ 2 là một hành động mang tính cá nhân.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm đền Yasukuni hồi tháng 12/2013. Ảnh Reuters
Ông Suga khẳng định, Chính phủ Nhật Bản sẽ
không đưa ra bình luận nào về hành động trên của Thủ tướng Nhật Bản
Shinzo Abe bởi đây là việc làm với tư cách cá nhân. Hồi cuối tuần qua, Thủ tướng Shinzo Abe đã
gửi đồ lễ tới đền Yasukuni nhân dịp lễ hội mùa Thu kéo dài 4 ngày từ
17-20/10. Trung Quốc và Hàn Quốc ngay lập tức lên tiếng phản đối hành
động này của Thủ tướng Nhật Bản. Việc Thủ tướng Abe gửi đồ lễ và các bộ
trưởng đến thăm đền Yasukuni diễn ra trong bối cảnh nhà lãnh đạo Nhật
Bản dự kiến có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Park
Geun-hye và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vào đầu tháng 11 tới tại
thủ đô Seoul, Hàn Quốc. 5. Bão Koppu đổ bộ vào miền
Bắc Philippines sáng sớm 18/10, mang theo mưa lớn, gió giật mạnh khiến 1
người bị chết và nhiều người bị thương.
Bão Koppu gây mưa lớn tại Philippines. Ảnh AFP
Do ảnh hưởng của bão Koppu, nhiều khu vực
tại Philippines trong đó có thủ đô Manila, các trường học đã được nghỉ
trong ngày 19/10. Tại Manila, bão Koppu đã quật ngã một cây lớn, đổ vào 4
ngôi nhà làm 1 người thiệt mạng và ít nhất 5 người khác bị thương. Lực lượng cứu hộ khẩn cấp Philippines đã
được điều động để giải cứu những người bị mắc kẹt trong các ngôi nhà và
đưa người bị thương đi cấp cứu. Nạn nhân thiệt mạng được xác định là một
thiếu niên 14 tuổi. Cơ quan ứng phó thảm họa Philippines cho
biết, trận bão Koppu bắt đầu đổ bộ miền Bắc Philippines từ sáng 18/10,
gây ra lũ quét và lở đất khiến hơn 10.000 người phải sơ tán./.
Su-25 của Nga xuất kích từ căn cứ không quân Khmeimim (Ảnh: RIA Novosti)
Công xưởng trên có trụ sở tại tỉnh Aleppo và là một trong số 49 mục
tiêu của IS bị quân đội Nga xóa sổ trong 24 giờ qua, trang mạng Sputnik trích dẫn Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Ngoài ra, xưởng trên còn chế tạo máy phóng rocket.
“Su-25 của Nga phá hủy hoàn toàn xưởng trên”, báo cáo Bộ Quốc phòng Nga viết.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nga còn cho hay, 49 căn cứ của phiến quân IS
bị tiêu diệt bao gồm 2 đồn chỉ huy, 3 trại huấn luyện, 2 boong-ke quân
sự ngầm, 32 căn cứ điểm và 9 pháo đài khác trải dài ra các tỉnh Idlib,
Latakia, Damascus, Aleppo, Hama.
Theo thiếu tướng Igor Konashenkov, phiến quân IS đang rút khỏi địa
bàn Damascus sau khi Nga mở chiến dịch không kích vào các căn cứ phiến
quân IS tại Syria từ ngày 30/9 và tiêu diệt hàng trăm căn cứ của phiến
quân này.
TTO - Tờ Thời báo Hoàn Cầu
kêu gọi hải quân và không quân Trung Quốc chuẩn bị đối đầu với lực
lượng Mỹ tuần tra trong vùng biển 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Bắc
Kinh xây trái phép trên biển Đông.
Các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng đang gây căng thẳng trên biển Đông - Ảnh: CSIS
Hôm qua, Kyodo News dẫn
nguồn tin ngoại giao khẳng định chính phủ Mỹ chính thức thông báo cho
các nước Đông Nam Á về kế hoạch triển khai máy bay và tàu chiến tới tuần
tra trong vùng biển 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo bất hợp pháp của
Trung Quốc. Và hải quân Mỹ đang chuẩn bị hành động.
Mục tiêu của Mỹ là bảo vệ tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông, bác bỏ đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc. Thời báo Hoàn Cầu chỉ trích Mỹ “khiêu khích nhân danh tự do
hàng hải”. “Trung Quốc từng nhiều lần cam kết không xâm phạm tự do hàng
hải nhưng Mỹ khiêu khích Trung Quốc để tái khẳng định vị thế” - tờ báo
nổi tiếng với tư tưởng dân tộc cực đoan ở Trung Quốc viết. Thời báo Hoàn Cầu kêu gọi quân đội Trung Quốc dùng vũ lực để đối đầu với lực lượng Mỹ tuần tra trên biển Đông.
Ấn phẩm của Nhân Dân nhật báo còn cho rằng Trung Quốc cần quân sự hóa ồ ạt các đảo nhân tạo, đưa tàu chiến tới các đảo nhân tạo này.
“Nếu căng thẳng leo thang, Trung Quốc cần triển khai lực lượng pháo
binh thứ hai (lực lượng tên lửa chiến lược của quân đội Trung Quốc)” - Thời báo Hoàn Cầu hùng hổ.
Khi thăm Mỹ tháng trước, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết
không quân sự hóa các đảo nhân tạo. Nhưng hình ảnh chụp từ vệ tinh cho
thấy Bắc Kinh xây ba đường băng quân sự dài 3.000m tại các đảo nhân tạo,
đủ sức tiếp nhận mọi máy bay chiến đấu của nước này.
Cũng có bằng chứng cho thấy Trung Quốc từng triển khai pháo tự hành ở một đảo nhân tạo.
Thời gian qua, hàng loạt quốc gia trên thế giới đã lên tiếng phản đối
hành vi xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc. Thậm chí dù có quan
hệ rất hữu hảo với Trung Quốc nhưng Malaysia cũng mô tả hành vi này là
“khiêu khích vô cớ”.
NGUYỆT PHƯƠNG
Ba anh em nhập viện cấp cứu sau khi ăn cóc chiên giòn
TPO - Sau khi ăn cơm cùng món cóc chiên giòn do
người anh trai chế biến, cả 3 anh em đều có biểu hiện đau bụng và nôn ói
liên tục phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
Hai bệnh nhi Lê T. V và Lê D. K đang được chăm sóc tại bệnh viện.
Chiều 19/10, thông tin từ bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ cho biết, bệnh
viện đang tích cực điều trị cho 2 ca ngộ độ do ăn trứng cóc. Hai bệnh nhi là 2 chị em ruột Lê T. V (SN 2007) và Lê D. K (SN 2005, cùng ngụ xã Tân Phú Quận Cái Răng TP.Cần Thơ)
Người nhà 2 bệnh nhi cho biết, chiều 18/10, Lê V. K (15 tuổi, anh
ruột V và K) bắt được con cóc nên đem chiên giòn để mấy anh em cùng ăn. Đến
tối cùng ngày, cả 3 anh em có biểu hiện nôn ói liên tục, mệt lả
người... rồi mê man. Các nạn nhân nhanh chóng được người thân đưa đi cấp
cứu.
Bác sĩ Hà Anh Tuấn, trưởng khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện
Nhi Đồng Cần Thơ cho biết, 2 bệnh nhi trên nhập viện lúc 19h30’ ngày
18/10 trong tình trạng đau bụng, nôn ói dữ dội, nhịp tim 120 lần/phút.
“Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, bơm than hoạt, súc rửa
dạ dày... để giải độc tố, truyền nước để thải độc. Hiện tại sức khỏe 2 cháu đã hồi phục tốt, nhịp tim đã ổn định”, bác sĩ Hà Anh Tuấn cho biết. Được biết, người anh trai Lê V. K là ca nặng nhất đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 121 Cần Thơ cũng đã qua cơn nguy kịch.
Bác sĩ Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ nhiệm Khoa gây mê hồi sức, Bệnh viện
quân y 121 Cần Thơ cho biết, do độc tố từ trứng và mụn cóc rất nguy hiểm
nên ngay sau khi nhập viện, các bác sĩ đã phải xử lý cấp cứu tích cực
để tránh biến chứng gây sốc nặng cho bệnh nhân.
“Ngộ
độc do ăn phải trứng cóc có thể gây ra các biến chứng liệt cơ hô hấp,
ngừng thở; làm tăng huyết áp, rung thất, tổn thương cơ tim dẫn đến tử
vong...”, bác sĩ Kiên khuyến cáo.
Ông Xuân Anh với “áp lực nặng nề”
19 tháng 10 2015
Ông Nguyễn Xuân Anh
Ngày
16/10, ông Nguyễn Xuân Anh đã được bầu giữ chức vụ bí thư thành ủy Đà
Nẵng, là một trong các bí thư tỉnh thành trẻ nhất Việt Nam.
Trong một cử chỉ được cho là mang phong cách mới, ông Xuân Anh đã công khai số điện thoại và email cá nhân trên mạng internet.
Tuy
nhiên khi BBC liên lạc với ông qua số điện thoại công khai trên mạng
thì chưa nói chuyện được với tân bí thư vì ông cho hay "đang bận họp".
Trước đó, ông đã trả lời phỏng vấn một số báo trong nước ngay sau khi đắc cử, và nói ông thấy “áp lực rất nặng nề”.
Trong
bài phát biểu bế mạc đại hội Đảng bộ Đà Nẵng, ông Xuân Anh có đọc nội
dung mà ông thừa nhận là “có chỉnh sửa rất nhiều” so với bản đầu tiên do
Văn phòng Thành Ủy chuẩn bị.
Bài phát biểu có đoạn: "Mỗi cán bộ,
đảng viên phải quán triệt sâu sắc rằng không có quyền lực ngoài pháp
luật, phải thượng tôn pháp luật và quản lý TP bằng pháp luật."
...Chức
vụ là do Đảng phân công, vì vậy, người lãnh đạo muốn làm việc gì thì
phải nghĩ “đây không phải quyền lực mà mình được hưởng thụ cho cá nhân
hoặc cho gia đình mà tùy tiện muốn làm gì thì làm”.
Trang tin
Infonet của Bộ Thông tin Truyền thông đặt câu hỏi: "Nếu ba của ông
không phải ông Nguyễn Văn Chi thì ông có nghĩ mình sẽ được bầu giữ chức
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng vào thời điểm hiện nay không?"
Ông Xuân
Anh tuy “không phủ nhận truyền thống gia đình” nhưng khẳng định với
Infonet: “Ba tôi đã nghỉ hưu năm năm rồi (...) sự ủng hộ về mặt tinh
thần giữa người cha dành cho người con là chính, còn sự can thiệp, sự
tác động này kia thì hầu như không có.”
Đà Nẵng được định hướng xây dựng là "Thành phố an bình"
Trả lời phỏng vấn tờ Tuổi
Trẻ, ông Xuân Anh có nhấn mạnh xây dựng Đà Nẵng là “Thành phố an bình” –
nghĩa là “sắp tới phải cố gắng làm sao hạn chế thấp nhất tình trạng
trộm, cướp, giết người”. Trước đây, dưới thời ông Bá Thanh, Đà Nẵng định
hướng xây dựng mình là “Thành phố đáng sống”. Gương mặt trẻ
Ông
Xuân Anh là một trong những gương mặt trẻ xuất hiện trong ban chấp hành
Đảng bộ khóa 2015-2020 khiến dư luận chú ý thời gian vừa qua.
Ông là con trai cả của ông Nguyễn Văn Chi, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị khóa X.
Cùng
thời điểm, ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
cũng nhậm chức Bí thư tỉnh Kiên Giang. Ông Nguyễn Minh Triết, một con
trai khác của thủ tướng Dũng cũng tiếp tục vào Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh Bình Định.
Người đàn ông không biết bị truy nã suốt hơn 20 năm
Cơ quan điều tra cáo buộc ông Toản bỏ trốn 26 năm
sau khi tham gia một vụ cướp song thực tế người đàn ông này vẫn sống ở
địa phương, không hay biết bị truy nã.
Ngày 19/10, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xem xét kháng
cáo xin giảm nhẹ hình phạt của Phạm Văn Nhật (54 tuổi) và Dương Văn Toản
(51 tuổi, ở huyện Sóc Sơn) về tội cướp tài sản.
Án sơ thẩm quy kết, năm 1988, Toản và Nhật theo nhóm bạn trong làng
đi cướp tài sản của khách tới lễ hội Đền Gióng. Thấy hai cặp nam nữ đang
vãn cảnh chùa, họ tiến tới vờ xin thuốc lá tạo cớ để cướp áo bò, áo
nhung và máy ảnh trên tay của hai cô gái...
Một tên trong nhóm còn bắt một cô cởi áo măng tô đang mặc đưa dù trời
đang rất lạnh. Thấy nạn nhân do dự, Nhật giơ rìu đe dọa làm cô gái
hoảng sợ vội làm theo yêu cầu. Ngày 10/7/1990, TAND Hà Nội tuyên phạt 3
người tham gia vụ cướp mức án từ 20 đến 40 tháng tù về tội Cướp tài sản.
Nhật và Toản bỏ trốn, đến cuối năm 2013 thì bị bắt.
Tại phiên xử, bị cáo Nhật và Toản đều cho rằng không tham gia vụ cướp
26 năm trước. Ông Nhật khai chỉ giơ rìu. Còn ông Toản thanh minh lúc cả
nhóm uy hiếp 4 thanh niên đã đứng cách chừng 50m. “Bị cáo không được
chia thứ gì từ phi vụ đó”, ông Toản trình bày song cũng thừa nhận được
bạn chia chiếc áo khoác nữ màu hồng cướp được. Ông ta mang về giặt, phơi
khô nhưng vài ngày sau bị đồng bọn đòi lại.
Bị cáo Toản cũng cho rằng không bỏ trốn. Khi vụ án xảy ra, bị cáo chỉ
bị tạm giam 9 ngày rồi được tha về nên tưởng bản thân không có tội. Cấp
sơ thẩm bác trình bày này cho rằng bị cáo đã bỏ đi biệt tích sau khi
được tạm tha. Trong khi bị cáo này nói "vẫn ở địa phương, còn lập gia
đình, tham gia các hoạt động thôn, xã”.
Cấp sơ thẩm thấy đủ căn cứ để xác định hành vi cướp tài sản của hai bị cáo nên tuyên phạt ông Nhật 40 tháng, Toản 36 tháng tù.
Hôm nay tại phiên phúc thẩm, ông Toản tiếp tục khai từ thời điểm năm
1991 liên tục sinh sống ổn định ở địa phương, có đăng ký kết hôn và thực
hiện các quyền công dân như bỏ phiếu... “Bị cáo không biết bản thân bị
truy nã”, ông Toản trình bày.
Tòa phúc thẩm công bố xác minh thể hiện công an xã không nhận được
quyết định truy nã. Trong hồ sơ vụ án chỉ có quyết định truy nã, không
có lệnh truy nã. Trước diễn biến này, ngay sau đó đại diện VKSND cấp cao
đề nghị hủy án.
Trong khi đó, luật sư bào chữa đề nghị tuyên bị cáo bằng thời gian
tạm giam (22 tháng) tránh tình trạng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của
bị cáo. Xem xét các tình tiết trên, tòa tuyên do lời khai của bị cáo và
chứng cứ còn nhiều mâu thuẫn, không thể hiện việc cơ quan điều tra ra
quyết định truy nã đúng quy trình nên không thể xác định hành vi của bị
can còn hiệu lực pháp luật hay không. Tòa phúc thẩm hủy án điều tra lại.
Ngay trong buổi sáng, tòa cũng ký quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang tại ngoại cho bị cáo Toản.
Theo Vnexpress
Người phụ nữ treo cổ lơ lửng tại nhà riêng nghi tự tử
Nghe tiếng kêu thất thanh phát ra từ ngôi nhà,
người dân chạy đến kiểm tra thì thấy người phụ nữ chết trong tư thế treo
cổ. Nạn nhân là người hiền lành và khi xảy ra sự việc, người chồng đi
vắng.
Ngôi nhà xảy ra sự việc.
Sự việc xảy ra vào khoảng 10h30 ngày 19/10, tại nhà số 233 Trần Huy Liệu, P.Phú Hòa, TP.Huế.
Thời điểm trên, người dân sống gần đó nghe tiếng kêu phát ra trong
căn nhà số 233 nên chạy đến kiểm tra thì phát hiện một phụ nữ chết trong
tư thế treo cổ. Nạn
nhân được xác định là bà V. (58 tuổi). Các nhân chứng cho biết, bà V. là
người hiền lành, thân thiện, có 3 người con đã lập gia thất.
Bà V. sống chung với chồng và mẹ già, những ngày qua bà V. có dấu
hiệu bất thường, mất ngủ. Khi xảy ra sự việc, người chồng đi vắng.
Vụ việc đang được công an điều tra.
Theo Công an TP HCM
Chàng trai 23 tuổi bỗng dưng biến thành "ông lão" ở miền Tây
Chàng trai 23 tuổi ở miền Tây từ một
thanh niên đẹp trai, được biết bao cô gái thầm thương trộm nhớ, bỗng
biến thành một "ông lão" do mắc phải chứng bệnh lạ.
"Ông lão" đặc biệt tên Nguyễn Hiếu Nghĩa (23 tuổi, ngụ xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau).
Cách đây 3 năm, Nghĩa là một chàng trai 20 tuổi khỏe mạnh, được đánh
giá là đẹp trai, khiến bao cô gái trong làng thầm thương trộm nhớ. Tuy
nhiên sau khi đi nhập ngũ và đóng quân gần cửa biển, thì trên khuôn mặt
Nghĩa xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
Trao đổi trên báo Tuổi Trẻ, Nghĩa cho hay: "Khi nhập ngũ được vài
tháng, tôi thấy khuôn mặt bắt đầu xuất hiện có nếp nhăn. Tưởng đâu do
thay đổi môi trường sống, ăn đồ biển nên bị dị ứng. Tuy nhiên cả năm
không khỏi và da mặt ngày càng nhăn hơn".
Chàng trai 23 tuổi bỗng dưng biến thành ông lão ở miền Tây. Ảnh báo Thanh Niên
Dù đã đi khám tại nhiều bệnh viện, nhưng các bác sĩ đều không biết
Nghĩ bị bệnh gì. Trong khi đó căn bệnh kỳ lạ của Nghĩa không thuyên
giảm. Khuôn mặt của chàng thanh niên này ngày càng nhăn nheo và biến
dạng.
Hiện tại, dù mới 23 tuổi, nhưng Nghĩa giống như một "ông lão" với khuôn mặt nhiều nếp nhăn và sần sùi.
Đặc biệt, không chỉ khuôn mặt bị biến dạng như "ông lão", bàn tay và
chân của Nghĩa cũng có dấu hiệu bất thường, khi các ngón ngày càng to
lên.
Chú Út của Nghĩa kể lại trên báo Thanh Niên: “Trước khi bệnh
Nghĩa là đứa đẹp trai nhất xóm, ngoan hiền ai gặp cũng khen con nhà ai
khéo sinh. Ngày Nghĩa đi bộ đội, nhiều gia đình có con gái cùng lứa tuổi
với Nghĩa cứ bảo là “dằn cọc” chờ khi Nghĩa đi bộ đội về. Ai ngờ, ngày
Nghĩa xuất ngũ về có người nhận không ra thằng Nghĩa đẹp trai, nước da
trắng bóc năm nào”.
Nghĩa hoang mang chia sẻ: “Em không có cảm giác đau đớn hay ngứa
khó chịu khi da mặt bắt xuất hiện nếp nhăn. Bàn tay, bàn chân cũng không
đau nhức nhưng nó cứ lớn dần ra. Trước đi bộ đội, em mang giày số 30
nhưng nay phải mang số 33-34”.
Chia sẻ trên báo chí, Nghĩa cùng như gia đình mong muốn có một phép
màu để căn bệnh kỳ lạ này thuyên giảm hoặc ít ra là không phát triển.
Được biết, tại Việt Nam các bác sĩ đã ghi nhận 4 trường hợp mắc căn
bệnh kỳ lạ giống Nghĩa. Bốn cô gái trẻ đã bất ngờ trở thành "bà lão"
không rõ nguyên nhân. Đó là trường hợp chị Nguyễn Thị Phượng (30 tuổi
ngụ huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Ngày 19/8 vừa qua chị Phượng đã qua
đời sau 4 năm chống chọi với căn bệnh kỳ lạ, với khuôn mặt biến dạng
như bà lão 80 tuổi.
Chị Tha Ra 29 tuổi nhưng có khuôn mặt biến dạng như bà lão 70 tuổi. Ảnh báo Kiến Thức
Chị Thạch Thị Tha Ra (29 tuổi, ngụ tại Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh
Bạc Liêu). Sau khi mang thai đứa con thứ 2, khuôn mặt chị nổi mụn giống
như dị ứng. Đến nay, khuôn mặt chị Tha Ra đã bị biến dạng như bà lão
70.
Ngoài ra, hai trường hợp khác là Nguyễn Thị Ngọc Mai (28 tuổi, trú tổ
4, khối Thanh Nam, phường Cẩm Châu, TP Hội An, Quảng Nam), và Nguyễn
Thị Như Ý (25 tuổi, thôn Na Kham, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, Quảng
Nam).
H.Yen(tổng hợp)
Nguồn : Người đưa tin
Báo Mỹ: Vì sao thế giới sẽ thấy cực nhiều hàng "made in Vietnam"?
"Nếu như Trung Quốc cần tới 30 năm thì Việt Nam chỉ cần 10 năm thôi, đó
là lý do tại sao ngày càng nhiều công ty muốn thâm nhập vào Việt Nam đến
vậy.”
Long An, Việt Nam – một tỉnh chuyên trồng dứa và xoài phía nam TP Hồ
Chí Minh, được đánh giá là nơi tuyệt vời để minh chứng cho sự ảnh hưởng
của làn sóng thương mại toàn cầu.
Hiện tại, hàng loạt các nhà máy lớn đã được xây dựng tại đây để gia công
hàng hóa cho những thương hiệu từ phương Tây, đơn cử như hãng sản xuất
đồ thể thao Nike. Các doanh nghiệp này coi lực lượng lao động trẻ tuổi
và chi phí nhân công tại Việt Nam chỉ bằng một nửa tại Trung Quốc như
một lợi thế hàng đầu thúc đẩy họ chuyển các công xưởng của mình tới đây.
Vốn là một tỉnh nông nghiệp, nằm gần thành phố đông dân nhất của Việt
Nam, Long An giờ đây mọc lên những khu công nghiệp lớn, với năng suất
lao động cũng như vốn đầu tư ngày càng tăng. Tính tới tháng 5, Long An
đã thu hút được 3,67 tỷ USD vốn đầu tư từ nước ngoài, trong đó ngành may
mặc và dệt may chiếm khoảng 40%.
Các nhà kinh tế nhận định sự tăng trưởng này thậm chí có thể tốt hơn
nữa nếu Mỹ và 11 quốc gia thuộc Pacific Rim (vành đai Thái Bình Dương)
phê chuẩn các điều khoản trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP) - một thỏa thuận thương mại mới kết thúc đàm phán hồi đầu tháng
này.
Theo dự kiến, TPP sẽ giúp loại bỏ một số hàng rào thuế quan
nhất định giữa các thành viên, chủ yếu mang lại nhiều lợi ích cho các
quốc gia đang phát triển như Việt Nam và Malaysia – các nền kinh tế có
mức tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Các hiệp định thương mại sẽ "vô cùng tuyệt vời nếu trở thành hiện
thực", dẫn lời ông Frank Smigelski, phó chủ tịch của Avery Dennison Corp
và là một trong những nhà sản xuất
lớn nhất thế giới chuyên cung cấp nhãn mác quần áo. Trong tháng 7, công
ty có trụ sở tại Glendale, Calif này đã xây dựng một cơ sở sản xuất
rộng 3 hécta tại Long An, nhằm sản xuất và in ấn nhãn mác cho thương
hiệu quần áo Uniqlo của Nhật Bản, hay thương hiệu quần áo thể thao dành
cho các hoạt động ngoài trời North Face.
Chi phí nhân công, lượng vốn FDI và kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam
TPP "sẽ khuyến khích các nhà sản xuất hàng may mặc tăng mức sản lượng
tại đây," ông Smigelski nói. "Họ càng đến nhiều, chúng tôi càng có
lợi." Tiền lương tăng vọt và tình trạng thiếu lao động ngày càng
tăng ở Trung Quốc được cho là một trong những lý do khiến Việt Nam trở
thành điểm đến hấp dẫn. Tăng trưởng của Việt Nam đã được cải
thiện từ những năm 1980 khi chính phủ quyết định cải cách nền kinh tế
theo hướng thị trường.
Năm ngoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam đạt 12,4 tỷ USD, tăng gần 25% so với năm 2009. Một trong
những nhà đầu tư lớn nhất là Samsung Electronics Co. của Hàn Quốc, công
ty này thậm chí đang có kế hoạch tăng gấp đôi số vốn đầu tư hiện tại ở
mức 4,5 tỷ USD trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử nội địa.
Nếu thỏa thuận thương mại được thông qua, nền kinh tế của Việt Nam sẽ
được hưởng lợi nhiều nhất bởi các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội
tiếp cận được các thị trường tiêu dùng lớn trên thế giới, theo nhận định
của Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson có trụ sở tại Washington.
“Thỏa thuận này sẽ cho phép các quốc gia thành viên được giao dịch
thương mại quốc tế với Mỹ và Nhật Bản, với mức thuế quan giảm đi cùng
các quy định ngặt nghèo khác", Chris Clague, chuyên gia tư vấn cao cấp
của Economist Intelligence Unit cho biết.
Chính phủ Việt Nam ước tính TPP có thể thúc đẩy nền kinh tế và mang
đến cho Việt Nam 33,5 tỷ USD trong thập kỷ tới, chiếm khoảng 20% GDP
hiện nay. Xuất khẩu hàng may mặc và giày dép sẽ là một trong những ngành
chủ chốt do được hưởng lợi nhiều nhất nhờ TPP. “May mặc có thể tăng đến
46% lên mức 165 tỷ USD vào năm 2025 khi các mức thuế quan dần giảm
xuống bằng 0”, theo nghiên cứu của Viện Peterson. Luồng tiền đổ vào các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á có khả
năng biến Việt Nam trở thành một trong hai nền kinh tế lớn tăng trưởng
nhanh nhất trên thế giới từ nay đến 2050, cùng với Nigeria, nếu các hạn chế trong thương mại tự do được gỡ bỏ, theo báo cáo của công ty PricewaterhouseCoopers.
Tại tỉnh Long An, nhà máy sản xuất 3 tầng của Avery Dennison nằm
trong khu công nghiệp ngập tràn các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc,
đang tăng tốc năng suất để chuẩn bị cho một sự tăng trưởng đột biến
trong các đơn đặt hàng về nhãn mác của các mặt hàng may mặc.
Hàng chục ngôi nhà bê tông cho các công nhân của nhà máy mọc lên giữa
đám cỏ dại cao, khuất lấp cả một khu vực là một minh chứng rõ rệt cho
sự đổ bộ của các thương hiệu lớn vào đây.
“Tỉnh Long An nên cấp quyền sử dụng đất cho nhiều nhà máy hơn nữa đến
năm 2020, bởi công ty sẽ xem xét việc mở rộng quy mô sản xuất để phục
vụ cho các đơn hàng với số lượng ngày càng tăng”, ông Smigelski nói.
Sự tăng trưởng của các nhà máy sản xuất nói riêng hay ngành công nghiệp may mặc tại Việt Nam nói chung sẽ phụ thuộc vào những điều khoản cuối cùng của TPP.
Nhiều nhà phân tích mong đợi thỏa thuận này sẽ giúp các nguyên liệu
thô và sản phẩm may mặc hoàn thiện từ các nước thành viên có đủ điều
kiện được gỡ bỏ thuế quan, điều được các nhà sản xuất của Mỹ ủng hộ.
Điều khoản này sẽ khiến các nhà sản xuất phải tìm cách giải quyết bởi
Việt Nam hiện nay gần như nhập khẩu hoàn toàn sợi vải từ Trung Quốc và
các quốc gia khác không nằm trong TPP. Về lâu dài, việc này có thể thúc
đẩy các doanh nghiệp may mặc nội địa phát triển hơn khi các nguyên liệu
thô giờ đây phải được sản xuất trong nước như quy định, ông Smigelski
cho biết.
Nhà máy Avery Dennison gia công tại Việt Nam đã bắt đầu áp dụng công
nghệ sản xuất tân tiến hơn ở Việt Nam, như việc sử dụng các khung dệt cỡ
lớn để sản xuất mũ và giày của Nike. Các máy móc sản xuất khác cũng
được trang bị tốt hơn nhằm tạo ra những sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn
của hãng.
Người lao động Việt Nam có tay nghề ngày càng cao, tăng lên theo cấp
số nhân mỗi năm, và hoàn toàn có thể gia công được những sản phẩm đòi
hỏi những kỹ năng và tiêu chuẩn phức tạp. "Nếu như Trung Quốc cần tới 30 năm thì Việt Nam chỉ cần 10 năm thôi", ông Smigelski khẳng định, “đó là lý do tại sao ngày càng nhiều công ty muốn thâm nhập vào Việt Nam đến vậy.” Thư Anh
Theo Trí Thức Trẻ/WSJ
Nhật Bản tập trận hải quân rầm rộ với ý đồ gì?
VOV.VN - Các hoạt động tập trận hải quân rầm rộ của Nhật
Bản được coi là sự khởi đầu cho việc thực hiện luật an ninh mới mà Quốc
hội nước này vừa thông qua.
Giới quan sát cho rằng tham vọng “nước lớn quân sự” của Tokyo đang dần được thực hiện.
Tàu Hải quân Mỹ- Nhật tham gia một cuộc tập trận chung. Ảnh minh họa: Wikipedia
Tham vọng Trong kết quả nghiên cứu “Chiến lược tổng
hợp hướng đến thế kỷ XXI”, do 10 cơ quan của Chính phủ Nhật Bản công bố
năm 1975. Theo đó, Nhật Bản khẳng định, kiên quyết thay đổi hình ảnh
“kinh tế mạnh, chính trị yếu”, “xóa bỏ vết tích chiến bại”, chuyển hướng
từ “nước lớn kinh tế” sang “nước lớn chính trị”, tạo ra một “thế kỷ
Nhật Bản huy hoàng”. Trước đó, năm 1967, Nhật Bản đề ra “Ba
nguyên tắc” cam kết không xuất khẩu vũ khí để xóa đi sự quan ngại của
thế giới đối với việc tái quân sự hóa của nước này, nhưng năm 1983 Nhật
Bản đã sửa đổi là có thể cung cấp công nghệ vũ khí cho quân đội Mỹ. Tháng 12/2011, Chính phủ Nhật Bản lại quyết
định “nới lỏng lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí” để tăng ngân sách quốc
phòng nhằm thực hiện hiện đại hoá quân đội, đặc biệt là không quân và
hải quân; tăng cường sự can dự, đối phó với mọi thách thức tại khu vực;
thúc đẩy khả năng xuất khẩu vũ khí. Và nay thì lệnh cấm nêu trên đã được
gỡ bỏ hoàn toàn. Tiếp đó Nhật Bản đã tăng ngân sách quốc
phòng, thúc đẩy khả năng hợp tác, nghiên cứu phát triển công nghệ vũ khí
hiện đại với các nước: Mỹ, Australia, Hàn Quốc và các thành viên NATO,
qua đó giúp quân đội Nhật Bản đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa nhằm đối
phó với các thách thức tại châu Á-Thái Bình Dương. Trong cuốn sách “Nhật Bản đứng đầu”, học giả
nổi tiếng người Mỹ viết: “Với cơ cấu chính trị và sức mạnh kinh tế như
hiện nay thì không có nước nào có thể cùng tham gia lãnh đạo thế giới
bằng Nhật Bản”. Còn ông Satoru Mizushima, nhà sáng lập Tập
đoàn Ganbare Nippon luôn ủng hộ Thủ tướng Shinzo Abe lại phàn nàn rằng:
“Cứ trưng ra hình ảnh một nước Nhật yếu ớt, kẻ thù sẽ lấn tới. Chẳng có
lý do gì chúng ta (tức Nhật) để bị dẫm chân cả trong khi chúng ta có lực
lượng hải quân đứng thứ 3 trên thế giới”. Triển khai Nhật Bản đã quyết định chi 24.700 tỷ yên
(240 tỷ USD) cho ngân sách quốc phòng 5 năm (2014-2019) tăng 5% so với
các năm trước đó. Trong khi Trung Quốc tăng 170%. Theo đó, Nhật Bản chi cho việc mua 3 máy bay
không người lái, 3 máy bay tiếp dầu trên không, 4 máy bay cảnh báo sớm,
17 máy bay vận tải MV-22 Osprey, 28 máy bay chiến đấu tàng hình F-35,
99 xe chiến đấu, 52 xe đổ bộ bảo vệ mặt đất, trên biển và trên không.
Quan
chức Hải quân Mỹ- Ấn- Nhật họp bàn trước cuộc tập trận chung Malabar
2015, nơi Nhật Bản là khách mời tham dự. Ảnh Hải quân Mỹ
Về lực lượng, Nhật Bản sẽ thành lập đơn vị
đổ bộ mới, triển khai các đơn vị sử dụng máy bay không người lái, cảnh
báo sớm… Giới chuyên gia cho rằng, quân đội Nhật Bản hiện đang sở hữu
lực lượng Không quân và Hải quân dẫn đầu châu Á, với 94 máy bay tiêm
kích, trong đó có F-15J được coi là thế hệ 4+ tốt nhất thế giới; Hải
quân gồm 45.500 quân nhân với 114 tàu khu trục, tàu chiến, trực thăng và
hàng không mẫu hạm. Quân đội Nhật đã được huấn luyện để có khả
năng tác chiến ở các đảo xa; phối hợp các chiến dịch lớn và phản ứng
nhanh trước các biến cố bất ngờ; tăng số lượng máy bay chiến đấu tại căn
cứ quân sự Naha (Okinawa) thành hai khu vực để duy trì ưu thế trên
không. Tăng cường các lực lượng và phương tiện
trinh sát, cảnh báo sớm và giám sát, để bảo vệ biển, đảo, không phận…
trước hết là tăng cường sức mạnh quân sự cho các lực lượng ở phía Đông
Nam Nhật Bản, để có thể thiết lập lực lượng tấn công đổ bộ và thực hiện
quyền phòng thủ tập thể trong khuôn khổ Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ. Kế hoạch này đã được Thủ tướng Abe đề xuất
ngay từ khi ông mới lên cầm quyền và đây cũng là kế hoạch tăng quân lớn
nhất trong vòng 20 năm qua nhằm tăng cường và củng cố vững chắc các hoạt
động giám sát ở khu vực Tây Nam đất nước. Việc thành lập NSC được coi là một trong
những trụ cột chính của Thủ tướng Abe nhằm điều chỉnh thế trận quốc
phòng và tăng cường năng lực tác chiến của quân đội Nhật Bản. Hiện thực hóa Kể từ khi Quốc hội Nhật Bản chính thức thông
qua Luật an ninh mới, thì cuộc diễn tập Malabar được coi là lớn nhất và
nhằm kiềm chế Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Cuộc diễn tập quân sự liên hợp
trên biển Malabar Mỹ-Nhật-Ấn kéo dài từ ngày 14- 9/10 ở Chennai, miền
nam Ấn Độ. Theo hãng tin BBC (Anh), cuộc diễn
tập quân sự gồm hai phần: 2 ngày đầu tại cảng Chennai nhằm tăng cường
giao lưu hải quân 3 nước; và 4 ngày tiếp theo là hoạt động của các tàu
chiến tại vùng nước sâu thực hiện các nhiệm vụ giả định: chống hạm, săn
ngầm và tác chiến phòng không.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe duyệt đội danh dự Hải quân. Ảnh AP
Tại đây, Nhật Bản đã cử tàu khu trục tên lửa
Fuyuzuki lớp Akizuki dùng để chống hạm và săn ngầm; Ấn Độ cử 4 tàu
chiến, trong đó có 1 tàu khu trục lớp Rajput, 1 tàu hộ vệ lớp
Brahmaputra, 1 tàu hộ vệ lớp Shivalik, 1 tàu chi viện hạm đội và 1 tàu
ngầm diesel-điện lớp Kilo. Còn Mỹ có lực lượng hùng hậu hơn gồm: tàu
sân bay động cơ hạt nhân USS Theodore Roosevelt; tàu ngầm tấn công động
cơ hạt nhân USS Corpus Christi (SSN 705) lớp Los Angeles; và tàu tuần
duyên mới USS Fort Worth LCS-3 và 1 tàu tuần dương lớp Ticonderoga. Theo BBC, đây là lần đầu tiên Nhật
Bản điều tàu chiến ra nước ngoài sau khi thông qua Dự luật bảo đảm an
ninh mới. Báo Mỹ dự đoán, Nhật Bản sẽ tham gia diễn tập quân sự Malabar
với tư cách thành đối tác lâu dài. Giới phân tích cho rằng: “Nhật Bản trở thành
nước thành viên lâu dài của diễn tập hải quân Malabar, điều này đánh
dấu sự chuyển biến của quan hệ hải quân Mỹ-Ấn-Nhật”. Hãng tin Jiji Press (Nhật Bản) bình
luận, cùng với việc tăng cường bảo đảm an ninh biển liên hợp, ba nước
muốn kiềm chế Trung Quốc xâm nhập Ấn Độ Dương. Cũng nhằm thể hiện sức mạnh hải quân hiện
đại của Tokyo, ngày 18/10, Hạm đội hỗn hợp gồm cả hàng không mẫu hạm,
tàu tuần dương, tàu tên lửa và tàu ngầm đã tập trung tại bờ biển Nhật
Bản. Đây là lần trình diễn khí tài quân sự lớn
đầu tiên của Nhật Bản kể từ khi thủ tướng Abe đạt thành công trong việc
thuyết phục Quốc hội thông qua Dự luật an ninh mới. Động thái trên của Nhật Bản được xem là nỗ
lực cải thiện khả năng phòng vệ chung với đồng minh và đối tác, mở rộng
ảnh hưởng trong công cuộc giữ gìn an ninh khu vực và cũng nhằm tạo ra
đối trọng về quân sự với Trung Quốc. Tham gia buổi trình diễn với hải quân Nhật
Bản lần này có cả các tàu chiến của các nước: Ấn Độ, Hàn Quốc,
Australia, Pháp và Mỹ. Trong đó, Tokyo đã trình diễn chiến hạm đổ bộ chở
trực thăng JS Izumo - tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản kể từ sau Thế
chiến II. Được biết, JS Izumo mới đưa vào biên chế
3/2015, có chiều dài 248 mét, chở được 28 máy bay cỡ chuẩn, 14 máy bay
cỡ nhỏ, hoặc 400 binh lính cùng 50 xe tải 3,5 tấn. Chi phí đóng tàu này
lên tới 1,5 tỷ USD. Theo thiết kế JS Izumo có thể phù hợp với cả máy bay
chiến đấu F-35A, F-35B mà Nhật Bản mới mua. Như vậy, “nước lớn quân sự” là tham vọng
“thầm kín” của Tokyo từ lâu nay đã thành hiện thực. Với sức mạnh Hải
quân đứng thứ 3 thế giới, hành lang pháp lý đã được cởi mở, khiến Nhật
Bản có thể có đóng góp quan trọng vào việc bảo đảm an ninh khu vực, nhất
là an ninh biển Hoa Đông và Biển Đông./.
Nguyễn Nhâm/VOV.VN
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội kiến Quốc vương Cam-pu-chia; tiếp lãnh đạo Tập đoàn GE (Mỹ)
Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang hội kiến Quốc vương Cam-pu-chia Nô-rô-đôm
Xi-ha-mô-ni sang thăm Việt Nam. Ảnh: NGUYỄN KHANG (TTXVN)
Chiều
19-10, tại TP Huế, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội kiến thân mật Quốc
vương Cam-pu-chia Prẹ Bạt Xăm-đéc Prẹ Bô-rôm-niết Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni
đang có chuyến thăm, nghỉ dưỡng tại Việt Nam, từ ngày 19 đến 22-10,
theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang. Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chuyển lời thăm
hỏi, lời chúc tốt đẹp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các nhà lãnh
đạo cấp cao Việt Nam tới Quốc vương; nhấn mạnh việc Quốc vương Nô-rô-đôm
Xi-ha-mô-ni sang thăm, nghỉ dưỡng tại Việt Nam thể hiện tình cảm hữu
nghị của Quốc vương dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam. Nhân dịp
này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhắc lại truyền thống đoàn kết, ủng
hộ, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, sự ủng hộ và giúp đỡ quý
báu của cố Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-núc và nhân dân Cam-pu-chia đã
dành cho nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân
tộc và thống nhất đất nước. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định,
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng, dành ưu tiên cao cho
việc củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác tốt
đẹp với Vương quốc Cam-pu-chia, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì
hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Quốc
vương Cam-pu-chia Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni bày tỏ vui mừng thăm, nghỉ
dưỡng tại Việt Nam; chân thành cảm ơn về sự đón tiếp nồng hậu, những
tình cảm quý báu mà lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đã dành cho Quốc
vương. Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni nhấn mạnh, Việt Nam là người bạn
lớn, láng giềng gần gũi, thân thiết của nhân dân Cam-pu-chia; nhân dân
Cam-pu-chia đánh giá cao và không bao giờ quên sự ủng hộ, giúp đỡ to
lớn, quý báu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho nhân dân
Cam-pu-chia trong mọi hoàn cảnh. Quốc vương Cam-pu-chia khẳng định, sẽ
tiếp tục thực hiện con đường đúng đắn của Vua cha vun đắp tình đoàn kết,
quan hệ hữu nghị trong sáng, hợp tác tốt đẹp, bền vững giữa hai dân tộc
anh em Cam-pu-chia và Việt Nam. Trong thời gian ở Việt Nam, Quốc vương
Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni thăm một số cơ sở văn hóa, lịch sử tại TP Huế và
TP Đà Lạt.
* Cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang tiếp ông G.Im-men, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc
Tập đoàn General Electric (GE), Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh và việc làm
của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma. Chủ tịch nước hoan nghênh chuyến thăm làm
việc tại Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng quản trị GE; đánh giá cao Tập
đoàn GE có những hoạt động mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Chủ tịch nước đánh giá cao Tập đoàn GE cùng một số đối tác trong nước
đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng gió. Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang chia sẻ ý kiến về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP), cũng như một số hiệp định thương mại quốc tế khác mà Việt
Nam tham gia; và cho biết, Việt Nam đang nỗ lực để thích ứng và mong
muốn nhận được hỗ trợ từ các đối tác đang đồng hành cùng sự phát triển
của Việt Nam, để có bước phát triển cao hơn khi tham gia các định chế
thương mại mới.
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập
đoàn GE G.Im-men cảm ơn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dành thời gian
tiếp và thông báo về một số hoạt động mở rộng lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh của Tập đoàn tại Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh... Bên cạnh sản xuất
cung cấp thiết bị phát triển năng lượng điện với công nghệ hiện đại, Tập
đoàn còn cung cấp động cơ máy bay, góp phần thực hiện những chuyến bay
an toàn, thuận tiện. Chia sẻ ý kiến về TPP, ông G.Im-men cho rằng, sự
thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa góp phần thực hiện
thành công Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương trong tương lai.
PV và TTXVN
Tập Cận Bình: Biển Đông của tổ tiên để lại, dùng "gia phả tự chế" đòi chủ quyền
Về chiến lược độc chiếm Biển Đông thành ao nhà, "phương lược của Tập Cận Bình" xác định rằng, không thể chỉ dựa vào vũ lực.
Thông tấn xã Đài Loan ngày 18/10 đưa tin, hôm qua Chủ Nhật 18/10 ông
Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm chính thức
Vương quốc Anh.
Như tiền lệ đã từng xảy ra trong chuyến thăm Hoa Kỳ, lần
này ông Bình "trả lời phỏng vấn bằng văn bản" hãng thông tấn Reuters
của nước sở tại, trong đó nói rằng các đảo ở Biển Đông là "lãnh thổ
Trung Quốc" từ thời cổ đại, là do tổ tiên nước ông để lại?!
Ông Tập Cận Bình
Tập Cận Bình tuyên bố rằng dân nước ông sẽ không để yên cho bất kỳ ai
"xâm phạm chủ quyền và lợi ích tương ứng của Trung Quốc".
Các hoạt động
(leo thang bành trướng, gây hấn bất chấp luật pháp, công lý quốc tế) của
Trung Quốc ở Biển Đông là để bảo vệ "chủ quyền", "phản ứng chính đáng",
vì vậy Trung Quốc "không bành trướng và không đáng bị hoài nghi hay chỉ
trích"?!
Nhân Dân nhật báo và China News ngày 18/10 cho biết, Tập Cận Bình trả
lời phỏng vấn Reuter bằng văn bản với cả 2 ngôn ngữ, tiếng Hán và tiếng
Anh. Riêng bản tiếng Anh do thuộc hạ chuẩn bị, nhưng đích thân Tập Cận
Bình đọc và duyệt trước khi gửi cho Reuters.
2 tờ báo này dẫn lời ông
Tập Cận Bình nói rằng, về cơ bản Biển Đông vẫn "ổn định" và Trung Quốc
không muốn thấy Biển Đông sinh loạn và càng không chủ động làm rối loạn
Biển Đông?!
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc và ASEAN đang "tích cực
thực hiện DOC, thúc đẩy đàm phán COC".
Phải chăng cái cách mà Trung Quốc
đang biến 7 thực thể chiếm đóng bất hợp pháp ở Trường Sa từ những rặng
san hô ngập hoàn toàn dưới mực nước biển, những bãi cạn lúc nổi lúc chìm
thành đảo nhân tạo quy mô lớn, có sân bay, cầu cảng, radar, tên lửa,
chiến hạm là cái Trung Quốc "tích cực thực hiện DOC", đồng thời "thúc
đẩy COC" bằng cách chần chừ hoãn binh, loanh quanh luẩn quẩn?
Khi người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc công khai lôi "gia phả tự
chế" ra để nói họ có "chủ quyền lịch sử", "chủ quyền từ thời cổ đại" đối
với các đảo ở Biển Đông trước dư luận quốc tế, bất chấp luật pháp và
công lý thì sắp tới, có lẽ Biển Đông sẽ ít có ngày được bình yên.
Những gì ông Bình tuyên bố với dư luận khu vực và thế giới cũng chính là
những gì ông đang cho tuyên truyền mạnh mẽ xuống hệ thống cán bộ, đảng
viên đảng Cộng sản Trung Quốc và người dân nước này.
Ngày 12/10 mạng Cán
bộ học tập của Trường đảng Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc cho đăng
tải cái gọi là "phương lược của Tập Cận Bình ở Biển Đông", trong đó
trình bày cái gọi là "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc và vu cáo các
nước khác chiếm đảo của người Hán.
Tuy nhiên ngoài những phát biểu đại loại như "tổ tiên để lại" hay
"chủ quyền lịch sử", phương lược của ông Tập Cận Bình không đưa ra được
bất cứ tài liệu nào chứng minh cho lập luận của mình, thậm chí là một
đoạn, một trang "gia phả" cũng không có. Về chiến lược độc chiếm Biển
Đông thành ao nhà, "phương lược của Tập Cận Bình" xác định rằng, không
thể chỉ dựa vào vũ lực.
Cẩm nang được cho là của người đứng đầu Trung Nam Hải định hướng cho
cán bộ, đảng viên của mình rằng phải bằng mọi cách "phá tan âm mưu liên
kết của các nước ven Biển Đông", thu hẹp dần khu vực tranh chấp (bằng
chiếm dần các thực thể và mở rộng phạm vi bành trướng, chiếm đóng?),
bằng mọi giá phải thiết lập được mô hình quan hệ nước lớn với Hoa Kỳ để
tránh Biển Đông trở thành chiến trường giữa 2 nước.
Muốn loại Mỹ - Nhật khỏi Biển Đông, Trung Quốc cần thiết lập cho được
khái niệm "an ninh châu Á" để hóa giải mâu thuẫn Biển Đông và tuyên
truyền rằng, Biển Đông là một vấn đề an ninh châu Á, chỉ có xét từ góc
độ tổng thể an ninh châu Á mới giải quyết được.
Tập Cận Bình đã công
khai phát biểu ngày 21/5 năm ngoái tại Bác Ngao rằng: "Trung Quốc là
lãnh đạo tích cực của an ninh châu Á, đồng thời cũng là nước kiên định
hiện thực hóa khái niệm này".
Mọi lời nói, phát ngôn dù là của một nhà lãnh đạo cao nhất cũng sẽ
chỉ là xảo ngôn, ngụy biện khi hành động của họ đi ngược lại hoàn toàn
với những gì họ nói.
Trung Quốc đã thực sự thất bại trong việc dùng
miệng lưỡi và đồng tiền để bao biện cho hành vi bành trướng, độc chiếm
Biển Đông thành ao nhà. Biển Đông không phải là vấn đề của riêng Việt
Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, mà là vấn đề khu vực và toàn cầu.
Mỹ, Nhật Bản, ASEAN, Úc, Ấn Độ có lợi ích ở Biển Đông và hẳn nhiên không
nước nào muốn phải xin phép, nộp tô cho Bắc Kinh khi tàu thuyền của họ
qua lại tuyến hàng hải quốc tế huyết mạch, trọng yếu này. Trung Quốc leo
thang một bước ngoài thực địa là uy tín, danh dự của họ mất thêm một
phần.
Các nước láng giềng sẽ không thể không lo phòng thủ. Sẽ không nước
nào chỉ vì một vài lời đường mật của Bắc Kinh mà có thể lơ là, Biển Đông
rồi đây sẽ có những cơn sóng dữ dội bởi lòng tham, sự hiếu chiến kết
hợp với súng ống, tên lửa, máy bay mà Trung Quốc đang ra sức phát triển.
Đồng thời, đã đến lúc khu vực cần đoàn kết lại tự bảo vệ sân chơi
chung của mình ở Biển Đông. Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước lớn có lợi ích
thiết thực ở Biển Đông cần hợp sức với các bên để bảo vệ lợi ích của
mình cũng như luật pháp và công lý quốc tế, đừng để những luận điệu,
thậm chí là tiền bạc của Bắc Kinh đánh lừa, ru ngủ, PV.
Theo Hồng Thủy - Giáo dục Việt Nam
Bạo lực ở Israel làm một người chết
19 tháng 10 2015
Lực lượng an ninh tại bến xe Beersheva vừa xảy ra đụng độ
Một lính Israel đã bị giết trong cuộc tấn công bằng dao và súng tại bến xe buýt ở thành phố Beersheva, miền nam nước này.
Cảnh sát cho biết kẻ tấn công – được cho là người Palestine – đã bị tiêu diệt.
Tám
người Israel đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công được cho là do một
số người Palestine đơn lẻ thực hiện trong tháng này. Hơn 40 người
Palestine, trong có những kẻ tấn công, đã bị giết chết.
Sự gia tăng [các vụ tấn công] xảy ra trong khi có căng thẳng tại một thánh địa ở phía đông Jerusalem.
Lực
lượng an ninh Israel đã áp đặt lệnh cấm nghiêm ngặt hơn ở khu Jerusalem
và Bờ Tây, và cũng đã có đụng độ với người biểu tình Palestine.
Israel
đã bắt đầu xây dựng một bức tường bê tông cao 5m giữa quận Jabal
Mukaber của người Palestine ở miền đông Jerusalem và khu dân cư Do Thái
Armon Hanatziv.
Các quan chức Israel ở Jerusalem cho biết bức
tường chỉ là giải pháp tạm thời ở một khu vực “đã từng xảy ra chuyện ném
đá và bom xăng vào nhà và xe hơi của các gia đình Do Thái”.
Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry sẽ gặp thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và đồng
thời gặp riêng Chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas vào tuần này trong nỗ
lực làm dịu căng thẳng.
Tấn công bằng dao và súng
Bức tường bê tông giữa quận Jabal Mukaber và khu người Do Thái Armon Hanatziv sắp xây xong.
Cảnh sát trưởng Yoram Levi trả lời phỏng vấn tờ
Haaretz: “Tên khủng bố có vũ trang bước vào bến xe buýt trung tâm và bắn
chết một người lính”.
“Hắn tiếp tục xả đạn, lấy súng của người
lính và tiếp tục bắn ở bến xe buýt trung tâm. Lực lượng xung quanh khu
vực đã phản ứng nhanh, hắn đã chạy thoát khỏi bến xe nhưng chạm trán
quân lính và bị bắn chết. Chúng tôi tìm thấy dao và một khẩu súng ngắn
có nạp đạn trong người kẻ khủng bố.”
Tin ban đầu nói có một kẻ tấn
công thứ hai, đã bị thương nặng, nhưng nay người ta cho đây có thể là
chỉ là một người nhập cư từ Eritrea. Một đoạn video cho thấy người xung
quanh đã đá và nhổ nước bọt vào khi anh ta nằm bất động giữa vũng máu.
Bệnh
viện Soroka trong thành phố cho biết đã tiếp nhận 10 nạn nhân của vụ
tấn công, hai người ở trong tình trạng nguy kịch, hai người bị thương
nặng. Các nạn nhân còn lại bị thương nhẹ hơn. Nạn nhân hầu hết khoảng 20
tuổi, có ít nhất 4 cảnh sát trong số này.
Phóng viên Kevin
Connolly của BBC tại Trung Đông phân tích: Cuộc tấn công đặc biệt gây
sốc với người Israel vì nó không diễn ra bên trong vùng chiếm đóng của
người Israel với dân Palestine ở Bờ Tây như thông thường mà lại xảy ra
sâu trong lãnh thổ Israel.
Trước đó, trong ngày Chủ Nhật, quân đội
Israel đã phải chuyển đi một số tín đồ Do Thái bị cho là viếng thăm
trái phép một thánh địa ở Bờ Tây.
30 người Israel đã đến viếng
phần mộ của Joseph ở thành phố Nablus và bị người Palestine hành hung
trước khi được cảnh sát Palestine trao trả cho phía Israel.
Xung đột gì đang xảy ra giữa người Israel và Palestine?
Kể
từ đầu tháng 10 đã xảy ra nhiều đợt tấn công bằng dao của người
Palestine nhắm vào người Israel, và một cuộc đâm chém trả đũa của người
Israel. Những người tấn công nhắm vào Jerusalem, khu trung tâm, miền Bắc
Israel và trên Bờ Tây. Israel thắt chặt an ninh và quân đội Israel đã
đụng độ với người biểu tình Palestine làm một số người chết. Bạo lực đã
cũng đã lan tới biên giới với Gaza. Tiềm ẩn gì sau tình trạng bất ổn hiện tại?
Sau
một thời gian khá yên ắng, bạo lực giữa hai cộng đồng lại leo thang từ
đợt đụng độ xảy ra lại một thánh địa ở Jerusalem giữa tháng Chín vừa
qua. Bạo lực được châm mồi từ những tin đồn giữa người Palestine, cho
rằng Israel định thay đổi thỏa thuận lâu nay về quản lý tôn giáo ở nơi
này. Chính quyền Israel phủ nhận tin đồn mà họ cho là kích động này.
Ngay sau đó, hai người Israel bị người Palestine bắn chết Bờ Tây, và bắt
đầu có các cuộc tấn công bằng dao. Cả chính quyền Israel lẫn Palestine
đều buộc tội bên kia đã không làm gì để bảo vệ cộng đồng của cả hai bên. Cuộc nổi dậy mới của người Palestine?
Trong
lịch sử đã từng có hai cuộc nổi dậy của người Palestine chống lại người
Israel, vào khoảng thập niên 1980 và đầu những năm 2000. Khi đàm phán
hòa bình dần èo uột, các nhà quan sát lo ngại về khả năng xảy ra một
cuộc nổi dậy lần thứ ba. Các cuộc tấn công bằng dao có vẻ chỉ là ăn theo
nhưng lại được cổ súy bởi các nhóm dân quân. Chủ tịch Palestine Mahmoud
Abbas nói người Palestine không muốn leo thang bạo lực hơn nữa.
Nhật Bản tập trận hải quân rầm rộ với ý đồ gì?
VOV.VN - Các hoạt động tập trận hải quân rầm rộ của Nhật
Bản được coi là sự khởi đầu cho việc thực hiện luật an ninh mới mà Quốc
hội nước này vừa thông qua.
Giới quan sát cho rằng tham vọng “nước lớn quân sự” của Tokyo đang dần được thực hiện.
Tàu Hải quân Mỹ- Nhật tham gia một cuộc tập trận chung. Ảnh minh họa: Wikipedia
Tham vọng Trong kết quả nghiên cứu “Chiến lược tổng
hợp hướng đến thế kỷ XXI”, do 10 cơ quan của Chính phủ Nhật Bản công bố
năm 1975. Theo đó, Nhật Bản khẳng định, kiên quyết thay đổi hình ảnh
“kinh tế mạnh, chính trị yếu”, “xóa bỏ vết tích chiến bại”, chuyển hướng
từ “nước lớn kinh tế” sang “nước lớn chính trị”, tạo ra một “thế kỷ
Nhật Bản huy hoàng”. Trước đó, năm 1967, Nhật Bản đề ra “Ba
nguyên tắc” cam kết không xuất khẩu vũ khí để xóa đi sự quan ngại của
thế giới đối với việc tái quân sự hóa của nước này, nhưng năm 1983 Nhật
Bản đã sửa đổi là có thể cung cấp công nghệ vũ khí cho quân đội Mỹ. Tháng 12/2011, Chính phủ Nhật Bản lại quyết
định “nới lỏng lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí” để tăng ngân sách quốc
phòng nhằm thực hiện hiện đại hoá quân đội, đặc biệt là không quân và
hải quân; tăng cường sự can dự, đối phó với mọi thách thức tại khu vực;
thúc đẩy khả năng xuất khẩu vũ khí. Và nay thì lệnh cấm nêu trên đã được
gỡ bỏ hoàn toàn. Tiếp đó Nhật Bản đã tăng ngân sách quốc
phòng, thúc đẩy khả năng hợp tác, nghiên cứu phát triển công nghệ vũ khí
hiện đại với các nước: Mỹ, Australia, Hàn Quốc và các thành viên NATO,
qua đó giúp quân đội Nhật Bản đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa nhằm đối
phó với các thách thức tại châu Á-Thái Bình Dương. Trong cuốn sách “Nhật Bản đứng đầu”, học giả
nổi tiếng người Mỹ viết: “Với cơ cấu chính trị và sức mạnh kinh tế như
hiện nay thì không có nước nào có thể cùng tham gia lãnh đạo thế giới
bằng Nhật Bản”. Còn ông Satoru Mizushima, nhà sáng lập Tập
đoàn Ganbare Nippon luôn ủng hộ Thủ tướng Shinzo Abe lại phàn nàn rằng:
“Cứ trưng ra hình ảnh một nước Nhật yếu ớt, kẻ thù sẽ lấn tới. Chẳng có
lý do gì chúng ta (tức Nhật) để bị dẫm chân cả trong khi chúng ta có lực
lượng hải quân đứng thứ 3 trên thế giới”. Triển khai Nhật Bản đã quyết định chi 24.700 tỷ yên
(240 tỷ USD) cho ngân sách quốc phòng 5 năm (2014-2019) tăng 5% so với
các năm trước đó. Trong khi Trung Quốc tăng 170%. Theo đó, Nhật Bản chi cho việc mua 3 máy bay
không người lái, 3 máy bay tiếp dầu trên không, 4 máy bay cảnh báo sớm,
17 máy bay vận tải MV-22 Osprey, 28 máy bay chiến đấu tàng hình F-35,
99 xe chiến đấu, 52 xe đổ bộ bảo vệ mặt đất, trên biển và trên không.
Quan
chức Hải quân Mỹ- Ấn- Nhật họp bàn trước cuộc tập trận chung Malabar
2015, nơi Nhật Bản là khách mời tham dự. Ảnh Hải quân Mỹ
Về lực lượng, Nhật Bản sẽ thành lập đơn vị
đổ bộ mới, triển khai các đơn vị sử dụng máy bay không người lái, cảnh
báo sớm… Giới chuyên gia cho rằng, quân đội Nhật Bản hiện đang sở hữu
lực lượng Không quân và Hải quân dẫn đầu châu Á, với 94 máy bay tiêm
kích, trong đó có F-15J được coi là thế hệ 4+ tốt nhất thế giới; Hải
quân gồm 45.500 quân nhân với 114 tàu khu trục, tàu chiến, trực thăng và
hàng không mẫu hạm. Quân đội Nhật đã được huấn luyện để có khả
năng tác chiến ở các đảo xa; phối hợp các chiến dịch lớn và phản ứng
nhanh trước các biến cố bất ngờ; tăng số lượng máy bay chiến đấu tại căn
cứ quân sự Naha (Okinawa) thành hai khu vực để duy trì ưu thế trên
không. Tăng cường các lực lượng và phương tiện
trinh sát, cảnh báo sớm và giám sát, để bảo vệ biển, đảo, không phận…
trước hết là tăng cường sức mạnh quân sự cho các lực lượng ở phía Đông
Nam Nhật Bản, để có thể thiết lập lực lượng tấn công đổ bộ và thực hiện
quyền phòng thủ tập thể trong khuôn khổ Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ. Kế hoạch này đã được Thủ tướng Abe đề xuất
ngay từ khi ông mới lên cầm quyền và đây cũng là kế hoạch tăng quân lớn
nhất trong vòng 20 năm qua nhằm tăng cường và củng cố vững chắc các hoạt
động giám sát ở khu vực Tây Nam đất nước. Việc thành lập NSC được coi là một trong
những trụ cột chính của Thủ tướng Abe nhằm điều chỉnh thế trận quốc
phòng và tăng cường năng lực tác chiến của quân đội Nhật Bản. Hiện thực hóa Kể từ khi Quốc hội Nhật Bản chính thức thông
qua Luật an ninh mới, thì cuộc diễn tập Malabar được coi là lớn nhất và
nhằm kiềm chế Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Cuộc diễn tập quân sự liên hợp
trên biển Malabar Mỹ-Nhật-Ấn kéo dài từ ngày 14- 9/10 ở Chennai, miền
nam Ấn Độ. Theo hãng tin BBC (Anh), cuộc diễn
tập quân sự gồm hai phần: 2 ngày đầu tại cảng Chennai nhằm tăng cường
giao lưu hải quân 3 nước; và 4 ngày tiếp theo là hoạt động của các tàu
chiến tại vùng nước sâu thực hiện các nhiệm vụ giả định: chống hạm, săn
ngầm và tác chiến phòng không.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe duyệt đội danh dự Hải quân. Ảnh AP
Tại đây, Nhật Bản đã cử tàu khu trục tên lửa
Fuyuzuki lớp Akizuki dùng để chống hạm và săn ngầm; Ấn Độ cử 4 tàu
chiến, trong đó có 1 tàu khu trục lớp Rajput, 1 tàu hộ vệ lớp
Brahmaputra, 1 tàu hộ vệ lớp Shivalik, 1 tàu chi viện hạm đội và 1 tàu
ngầm diesel-điện lớp Kilo. Còn Mỹ có lực lượng hùng hậu hơn gồm: tàu
sân bay động cơ hạt nhân USS Theodore Roosevelt; tàu ngầm tấn công động
cơ hạt nhân USS Corpus Christi (SSN 705) lớp Los Angeles; và tàu tuần
duyên mới USS Fort Worth LCS-3 và 1 tàu tuần dương lớp Ticonderoga. Theo BBC, đây là lần đầu tiên Nhật
Bản điều tàu chiến ra nước ngoài sau khi thông qua Dự luật bảo đảm an
ninh mới. Báo Mỹ dự đoán, Nhật Bản sẽ tham gia diễn tập quân sự Malabar
với tư cách thành đối tác lâu dài. Giới phân tích cho rằng: “Nhật Bản trở thành
nước thành viên lâu dài của diễn tập hải quân Malabar, điều này đánh
dấu sự chuyển biến của quan hệ hải quân Mỹ-Ấn-Nhật”. Hãng tin Jiji Press (Nhật Bản) bình
luận, cùng với việc tăng cường bảo đảm an ninh biển liên hợp, ba nước
muốn kiềm chế Trung Quốc xâm nhập Ấn Độ Dương. Cũng nhằm thể hiện sức mạnh hải quân hiện
đại của Tokyo, ngày 18/10, Hạm đội hỗn hợp gồm cả hàng không mẫu hạm,
tàu tuần dương, tàu tên lửa và tàu ngầm đã tập trung tại bờ biển Nhật
Bản. Đây là lần trình diễn khí tài quân sự lớn
đầu tiên của Nhật Bản kể từ khi thủ tướng Abe đạt thành công trong việc
thuyết phục Quốc hội thông qua Dự luật an ninh mới. Động thái trên của Nhật Bản được xem là nỗ
lực cải thiện khả năng phòng vệ chung với đồng minh và đối tác, mở rộng
ảnh hưởng trong công cuộc giữ gìn an ninh khu vực và cũng nhằm tạo ra
đối trọng về quân sự với Trung Quốc. Tham gia buổi trình diễn với hải quân Nhật
Bản lần này có cả các tàu chiến của các nước: Ấn Độ, Hàn Quốc,
Australia, Pháp và Mỹ. Trong đó, Tokyo đã trình diễn chiến hạm đổ bộ chở
trực thăng JS Izumo - tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản kể từ sau Thế
chiến II. Được biết, JS Izumo mới đưa vào biên chế
3/2015, có chiều dài 248 mét, chở được 28 máy bay cỡ chuẩn, 14 máy bay
cỡ nhỏ, hoặc 400 binh lính cùng 50 xe tải 3,5 tấn. Chi phí đóng tàu này
lên tới 1,5 tỷ USD. Theo thiết kế JS Izumo có thể phù hợp với cả máy bay
chiến đấu F-35A, F-35B mà Nhật Bản mới mua. Như vậy, “nước lớn quân sự” là tham vọng
“thầm kín” của Tokyo từ lâu nay đã thành hiện thực. Với sức mạnh Hải
quân đứng thứ 3 thế giới, hành lang pháp lý đã được cởi mở, khiến Nhật
Bản có thể có đóng góp quan trọng vào việc bảo đảm an ninh khu vực, nhất
là an ninh biển Hoa Đông và Biển Đông./.
Nguyễn Nhâm/VOV.VN
Moscow tố máy bay Pháp áp sát phi cơ chở quan chức cấp cao Nga
Moscow
nói rằng một máy bay quân sự Pháp hôm nay áp sát phi cơ chở chủ tịch hạ
viện Nga khi nó bay qua không phận Pháp, nhưng Paris bác bỏ thông tin
này.
Một máy bay quân sự của Pháp. Ảnh minh họa: Wiki
Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Nga hôm nay triệu tập đại sứ Pháp ở
Moscow để phản đối về vụ việc. Bộ này phàn nàn trong một tuyên bố về
"khoảng cách nguy hiểm giữa một máy bay phản lực của không quân Pháp
trong không phận nước họ và một phi cơ chở đoàn đại biểu quốc hội Nga".
Bộ Ngoại giao Nga cho biết phái đoàn, dẫn đầu bởi chủ tịch hạ viện
Sergei Naryshkin, đang di chuyển tới Geneva, Thụy Sĩ, để tham dự một hội
nghị quốc tế của các nghị sĩ.
"Đại sứ đã được thông báo về mối lo ngại sâu sắc của Nga trước sự việc.
Chúng tôi nhấn mạnh rằng hành động như vậy của Paris làm suy yếu khả
năng sử dụng Pháp như một địa điểm để tiến hành các cuộc họp và đàm phán
quốc tế", Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.
Phản ứng trước cáo buộc này, phát ngôn viên quân đội Pháp cho biết
không có máy bay Pháp nào có liên quan đến sự cố với phi cơ Nga. Bộ Ngoại giao Pháp nói rằng máy bay trong vụ việc nói trên là của Thụy Sĩ và không cho biết thêm thông tin.
Phát ngôn viên của sân bay Geneva, Bernard Stampfli, nói rằng ông không
có thông tin về sự việc nhưng đang tìm hiểu. Sân bay Geneva rất gần với
biên giới Pháp - Thụy Sĩ. Điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn về không
phận mà máy bay chở ông Naryshkin đã ở trong khi sự cố xảy ra.
Phương Vũ
Đánh cá trên biển, ngư dân bị máy tời lưới cuốn tử vong
Thứ hai, 19/10/2015 | 15:19 GMT+7
Trong lúc đang đánh bắt cá, do bất cẩn nên anh Thực bị dây lưới quấn vào người kéo vào máy cuốn dẫn đến tử vong.
Ngày 19/10, ông Lê Văn Tấn - Trưởng Công an xã Hoằng Trường (Hoằng
Hóa - Thanh Hóa) cho biết một ngư dân thuộc xã mình bị máy tời lưới cuốn
tử vong khi đang đánh cá trên biển.
Danh tính nạn nhân là anh Lê Văn Thực (41 tuổi), anh này gặp nạn khi đang đánh bắt trên tàu cá của ông Trương Đình Thu.
Theo thông tin ban đầu, ngày 18/10, trong lúc đang đánh bắt cá, do
bất cẩn nên anh Thực bị dây lưới quấn vào người kéo vào máy cuốn dẫn đến
tử vong.
Thi thể thuyền viên xấu số đang được chủ tàu đưa vào bờ. Các cơ quan
chức năng đã có mặt tại Cảng cá xã Hoằng Trường chờ xác minh nguyên nhân
vụ việc.
Ông tấn cho biết thêm, toàn xã Hoằng Trường có gần 100 tàu cá đánh bắt xa bờ. Năm nào cũng có tại nạn do máy móc gây ra.
Trung úy CSGT - Phạm Đức Ngọc bị tài xế xe ô tô vi phạm
giao thông đâm khiến bị vỡ xương mỏm đầu gối chân phải, xây xát vùng đầu
và mặt phải mổ cấp cứu.
Tin tức 24h, sự việc xảy ra vào khoảng 14h45 chiều 18/10, tại chốt giao thông trên đường Giải Phóng (Hoàng Mai – Hà Nội).
Chiến sĩ CSGT bị thương trong khi làm nhiệm vụ là trung úy Phạm Đức
Ngọc – Chiến sĩ Đội CSGT số 14 (Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ đường
sắt – PC67 - Công an TP Hà Nội).
Theo thông tin từ Đội CSGT số 14, thời điểm trên, trung úy Phạm Đức Ngọc đang làm nhiệm vụ thì phát hiện xe ô tô
con mang biển kiểm soát 98A-080.94 vi phạm giao thông, chạy quá tốc độ
và vượt phải sai quy định nên đã ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra.
Tuy nhiên, thay vì chấp hành hiệu lệnh, tài xế tiếp tục điều khiển xe
đâm thẳng vào người trung úy Ngọc khiến anh ngã ra đường và bị thương.
Ngay sau đó, tài xế ô tô đã điều khiển xe bỏ chạy theo hướng Trương
Định.
Trung úy Phạm Đức Ngọc tại Bệnh viện.
Kể lại sự việc một chiến sỹ làm nhiệm vụ cùng Ngọc cho hay: Lúc đó,
trung úy Ngọc bị chiếc xe ô tô hất ngược lên nóc, trán đập vào cửa kính ô
tô.
Trung úy Ngọc được xác định bị vỡ xương mỏm đầu gối chân phải, xây xát
vùng đầu, mặt. Nhận được tin báo, tổ công tác Đội CSGT số 14 đã nhanh
chóng đưa trung úy Ngọc đi cấp cứu đồng thời tổ chức lực lượng truy đuổi
chiếc xe trên. Đến chiều 19/10, trung úy Ngọc được mổ tại Bệnh viện
Việt Đức.
Khoảng 21h30 ngày 18/10, Công an quận Hoàng Mai đã bắt giữ được lái xe
khi đối tượng này đang trốn tại tổ 20, phường Thịnh Liệt (Hoàng Mai).
Danh tính lái xe được làm rõ là Phạm Đức Ân (SN 1980, trú tại phường Trần Nguyên Hãn, thành phố Bắc Giang).
Trung úy Ngọc được mổ vào chiều 19/10.
Tại cơ quan công an, Ân đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình. Theo hồ sơ
của công an, đối tượng Ân từng có 1 tiền án về mua bán trái phép chất
ma túy, bị Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng xử 42 tháng tù giam vào năm
2002.
Trước đó, trong quá trình làm nhiệm vụ, trung tá Phạm Văn Tuyến, Đội
phó Đội CSGT số 14 cũng bị một đối tượng say rượu dùng gạch đá ném gãy
tay.
Long khó chịu vì Nhí trong lúc nhậu cứ chửi thề
nên lấy dây võng trói Nhí vào cột bên hông quán, tưới xăng lên mình Nhí
và dọa đốt. Khi vừa bật quẹt lên thì bất ngờ ngọn lửa bùng cháy bén vào
người Nhí.
ảnh minh họa
Chiều
19/10, Công an huyện Long Mỹ (Hậu Giang) vẫn đang tạm giữ hình sự đối
với Trương Phi Long (24 tuổi, ngụ xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, Hậu
Giang) để làm rõ về hành cố ý gây thương tích.
Theo điều tra ban đầu, lúc 21h ngày
15/10, Long và Trương Văn Nhí (14 tuổi, ngụ ấp 3, xã Vị Thủy, huyện Vị
Thủy, Hậu Giang) cùng một vài người bạn tổ chức nhậu tại một quán ở ấp
4, xã Vĩnh Thuận Đông.
Trong lúc uống rượu, Long khó chịu vì
Nhí trong lúc nhậu cứ chửi thề nên lấy dây võng trói Nhí vào cột bên
hông quán, tưới xăng lên mình Nhí và dọa đốt.
Khi Long vừa bật quẹt lên thì bất ngờ
ngọn lửa bùng cháy bén vào người Nhí. Thấy Nhí kêu la, Long hoảng sợ mở
dây cho Nhí rồi cởi áo dập lửa và nhờ hàng xóm đưa đi cấp cứu.
Xem Thêm: "Ma men" đánh chết, vùi xác bạn nhậu xuống ruộng lúa
12 mỹ nhân Hy Lạp có thân hình nóng bỏng
Christina
Stefanidi, Doukissa Nomikou, Evelina Papantoniou... là những người đẹp
sở hữu đường cong quyến rũ nhất của xứ sở thần thoại.
Trang The Richest - website hàng đầu trong việc tổng hợp
những nội dung độc đáo về người nổi tiếng, các sự kiện toàn cầu - vừa
đưa ra danh sách 12 mỹ nhân Hy Lạp "hot" nhất.
Trong ảnh là Christina Stefanidi - diễn viên, người mẫu nổi tiếng
của Hy Lạp. Cô có đường cong hấp dẫn với bờ môi dày gợi cảm. Christina
Stefanidi từng xuất hiện trên Maxim, Playboy cùng nhiều tạp chí của đất nước này.
Doukissa Nomikou là người mẫu và ngôi sao truyền hình thực tế, sinh ở
Vouliagmeni, Attiki, Hy Lạp. Người đẹp sinh năm 1986 từng giành giải
Miss Star Hellas và Miss World Ovision năm 2007. Cùng năm, cô đại diện
Hy Lạp tham dự cuộc thi Miss Universe.
Ria Antoniou được mệnh danh là "quả bom sex" của Hy Lạp. Cô chiến thắng
cuộc thi Miss Peloponnese năm 2007. Năm 2008, Ria giành ngôi Á quân
cuộc thi Model of the World. Cùng năm, người đẹp đại diện Hy Lạp thi
Miss Earth. Cô cũng xuất hiện trên nhiều tạp chí như Esquire, Nitro và Playboy. Ngoài ra, Ria còn tham gia cuộc thi Ballando con le Stelle - phiên bản Hy Lạp của "Dancing with the Stars" và đứng thứ ba.
Hình thể nóng bỏng giúp Olga Farmaki có chỗ đứng trong làng giải trí Hy
Lạp. Cô xuất hiện trên hàng loạt tạp chí nước này, chủ yếu với hình ảnh
"thiếu vải". Cô cũng từng chụp hình cho Playboy. Ngoài công việc người mẫu, Olga còn là một ca sĩ.
Maria Louiza Vourou là người mẫu kiêm ngôi sao truyền hình. Cô xuất hiện trên trang bìa tạp chí Maxim 2008. Maria Louiza cũng được biết tới với vai trò MC của chương trìnhShow Biz News trên truyền hình Hy Lạp.
Alexandra Loizou sinh năm 1987, là một trong những mỹ nhân tóc vàng nổi
tiếng của Hy Lạp. Cô kiêm nhiều vai trò như người mẫu, nhà báo, doanh
nhân, người hoạt động nhân đạo. Alexandra từng xuất hiện trên tạp chí FHM và nhiều tạp chí tương tự. Ngoài ra, cô cũng tham gia truyền hình với vai trò dẫn chương trình.
Natali Thanou làm người mẫu từ năm 16 tuổi. Cô xuất hiện trên nhiều tạp chí như Madamme Figaro, Maxim, Playboy, Max, Nitro và Esquire. Ngoài ra, cô cũng là ca sĩ thành công ở Hy Lạp. Người đẹp cũng tự phát hành thương hiệu áo tắm có tên Deep Sea.
Christina Koletsa là ngôi sao nhạc pop nóng bỏng của Hy Lạp. Cô nổi tiếng với ca khúc hit Cry năm 2006.
Evelina Papantoniou
là người mẫu, diễn viên hàng đầu của Hy Lạp. Cô tham gia làm mẫu từ năm
15 tuổi và từng thắng vài cuộc thi sắc đẹp. Năm 2001, cô giành danh
hiệu Miss Star Hellas và đại diện Hy Lạp tại Miss Universe, giành ngôi Á
hậu một.
Georgia Salpa sinh ở Athens với mẹ là người Ireland và bố người Hy Lạp.
Khi năm tuổi, gia đình cô tới sống ở Dublin, Ireland. Người đẹp bắt đầu
làm mẫu trước khi rời trường cấp hai và xuất hiện trong nhiều chương
trình truyền hình. Năm 2012, cô đứng vị trí thứ năm trong danh sách
những "Mỹ nhân gợi cảm nhất" do FHM bình chọn. Georgia Salpa cũng xuất hiện trên nhiều tạp chí hàng đầu châu Âu.
Julia Alexandratou được ví như Kim Kardashian của Hy Lạp. Năm 2002, ở
tuổi 16, cô giành chiến thắng trong cuộc thi sắc đẹp Miss Young. Cô hai
lần bị lộ video sex. Trong lần đầu tiên, người đẹp thừa nhận cô được trả
tiền để làm điều này. Julia cũng vài lần xuất hiện trên truyền hình và
tham gia trong các video nhạc.
Elena Paparizou là ngôi sao ca nhạc của Hy Lạp và cũng là hiện tượng ở
châu Âu. Cô sở hữu ngoại hình sexy. Năm 1999, cô bắt đầu theo đuổi con
đường ca nhạc trong một nhóm hát đôi. Năm 2003, Paparizou bắt đầu solo
và ký hợp đồng với công ty Sony Music Hy Lạp, phát hành single Anapandites Kliseis và album Protereotita. Từ đó, cô theo đuổi phong cách pop-dance. Cô hiện có hơn 144 triệu người theo dõi trên YouTube.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét