Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 3
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường". -Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
--------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nghịch lý vào mùa rớt giá – Đừng ép nông dân (phần 1)
Dưa hấu rẻ bèo, nông dân xã Tịnh Hiệp
(huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) buồn chán bỏ mặc cho trâu ăn, tháng 4/2015.
(Ảnh: vnexpress.net)
4 kg thanh long, dưa hấu, khoai lang bằng 1 ly trà đá
Từ vài chục nghìn đồng một kg, giá của
nhiều mặt hàng nông sản đã rơi xuống còn vài trăm đồng một kg khiến nông
dân không chỉ lỗ công mà lỗ cả vốn đầu tư giống, phân bón, chăm sóc…
Các khoản vay ngân hàng treo lơ lửng như án phạt.
Tháng 8, tháng 9, giá thanh long tại các
tỉnh phía Nam vẫn rớt thảm hại. Tại Ninh Thuận, Bình Thuận, Tiền Giang,
Long An, hàng loại 1 (mỗi trái phải khoảng 350 gram trở lên, tai xanh,
vỏ đỏ tự nhiên, đặc biệt không bị nứt và bệnh nấm trắng) chỉ còn
3.000-5.000 đồng/kg. Theo đó, giá hàng loại 1 chỉ bằng 1/3 so với mọi
năm. Loại trái kém chất lượng có giá 500 đồng/kg, hoặc mua mão 5.000
đồng một ky nhựa 30 kg, theo thông tin trên Zing News.
Tại Đồng Nai, giá thanh long ruột đỏ dao
động từ 11.000 – 12.000 đồng/kg, giảm 25.000 – 30.000 đồng/kg so với
cùng kỳ, theo TTXVN.
“Hiện nay là mùa cho trái tự nhiên
nên chi phí sản xuất thấp. Giá thanh long ở mức 2.500 – 3.000 đồng/kg,
nông dân vẫn có thể huề hoặc lỗ ít. Đợt trái tới đây, nhiều nông dân
phải xử lý xông đèn, khi đó giá thành sẽ tăng lên, cộng với chi phí
thuốc phòng trị bệnh đốm nâu đang bùng phát càng đẩy chi phí sản xuất
tăng lên.
Khi đó, đến thời điểm thu hoạch, giá
thanh long phải từ 15.000 đồng/kg trở lên nông dân mới có lời. Nhưng
tình hình giá cả hiện nay rất khó nói, nông dân đối mặt với áp lực lớn
là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, dù như thế nào thì nhà vườn vẫn phải xử lý
cho trái đợt mới với hy vọng khi thu hoạch giá sẽ tốt hơn”, ông Phạm Văn Quận, ấp Long Hòa, xã Quơn Long nói trên Người làm báo Tiền Giang.
Thanh long với giá bán “rẻ như cho”. (Ảnh: phunutoday.vn)
Tháng 4, giá dưa xuống dốc từ 5.000 đồng
xuống còn 500 đồng/kg chỉ trong vòng hai tuần khiến hàng nghìn nông dân
Quảng Ngãi bế tắc, bỏ quả chín rục ngoài đồng hoặc cho trâu, bò ăn.
“Thương lái cho rằng những ngày qua
dưa bị kẹt ở cửa khẩu Tân Thanh úng thối hết. Họ lấy cớ ép bà con giảm
giá liên tục, giờ chỉ còn 500 đồng mỗi ký. Thôi thì bán đổ, bán tháo gỡ
gạc chừng nào hay chừng ấy chứ biết làm sao”, ông Phạm Văn Trung (xã Tịnh Trà) nói trên Vnexpress.
Nông dân Quảng Ngãi đang điêu đứng vì mỗi kg dưa hấu chỉ còn 500 đồng. (Ảnh: vnexpress.net)Cảnh dưa hấu bị bỏ cho trâu bò ăn vì rớt giá tiếp tục lặp lại trong năm nay. Ảnh trong vụ mùa tháng 4/2014. (Ảnh: nld.com.vn)Vào
tháng 4/2014, hàng chục hộ dân ở xã Tịnh Trà bỏ mặc cho trâu, bò ăn
khoảng 20ha (với ít nhất 750 tấn quả) trong giai đoạn thu hoạch trên
đồng. (Tin, Ảnh: vnexpress.net)
Anh
Nguyễn Tấn Hội (xã Tịnh Hiệp) cho biết, năm nay, gia đình trồng 3 sào.
Đợt mưa lũ bất thường tháng trước gây hư hại hết nửa diện tích. Số còn
lại cho thu hoạch 3,5 tấn, gia đình anh bán tháo chỉ có 2 triệu đồng.
Tại Vĩnh Long, vụ mùa tháng 8, với giá
bán hiện tại 500 đồng/kg, người nông dân trồng khoai lang bị thua lỗ
khoảng 10 triệu đồng/1.000m2. Đó là với những ruộng khoai bán được, còn
những ruộng không bán được, nông dân không thu hoạch mà bỏ lại khoai ở
ruộng vì không có tiền trả tiền công.
Nông dân nản, bỏ khoai lang ngoài ruộng vì giá bán quá rẻ, không đủ bù công. (Ảnh: daidoanket.vn)
Ông Nguyễn Văn Sơn (ấp Tân Cương, xã Tân Thành, huyện Bình Tân) nói: “Vụ
này gia đình tôi lỗ 25 triệu đồng tiền trồng khoai. Giá cả không ổn,
đầu ra không có, để có tiền ăn học cho con chắc phải bỏ xứ đi làm thuê”.
Còn bà con cho hay, vợ chồng anh Lê
Thanh Tuyền (còn có tên là Hiệp, ngụ ấp Thạnh Hiếu, xã Thành Trung) đã
bỏ nhà trốn đi vài tháng nay vì không có tiền trả khoản nợ gần 200 triệu
đồng thua lỗ vì trồng khoai.
Điệp khúc “được mùa – rớt giá” được lý giải là do không có quy hoạch hoặc vì chính người nông dân tự phá vỡ quy hoạch.
“Dưa hấu chưa bao giờ nằm trong cơ cấu
phát triển của ngành nông nghiệp” – là khẳng định của lãnh đạo Sở nông
nghiệp Quảng Ngãi khi được hỏi về vấn đề quy hoạch trước một mùa dưa hấu
“đắng” tháng 4 vừa qua, theo thông tin từ trang web của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
Thế nhưng, tình trạng giá nông sản đối
với các mặt hàng nằm trong cơ cấu phát triển nông nghiệp thậm chí cũng
bi đát không kém. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của 11 mặt hàng nông sản
chủ yếu trong tháng 9 vừa qua đã giảm tới 16,5% so với cùng kỳ, chỉ đạt
1,98 tỉ đô-la Mỹ.
11 mặt hàng nông sản chủ yếu bao gồm
gạo, cà phê, điều nhân, sắn và sản phẩm sắn, cao su, hạt tiêu, chè, rau
quả, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm mây, tre, cói, thảm. Đây đều
là những mặt hàng nông sản được kỳ vọng là chủ lực mang lại kim ngạch
xuất khẩu và ổn định an ninh lương thực trong nước.
Vậy nhưng diễn biến xuất – nhập khẩu
nông sản trong chín tháng đầu năm nay lại cho thấy, trong khi hàng nông
sản xuất khẩu bị “thua thiệt” về giá, do giá xuất khẩu tiếp tục giảm,
thì nhập khẩu hàng nông sản lại tăng mạnh, bao gồm cả sản phẩm và vật tư
nông nghiệp. Xuất siêu nông sản trong chín tháng đầu năm đã giảm rất
mạnh, xuống còn 52,5%, trong khi mức bình quân xuất siêu trong cùng kỳ
ba năm trước là 82,4%. Còn nhập khẩu bảy mặt hàng nông sản và vật tư
nông nghiệp đều tăng “khủng” ở mức 14,6% và 32,7% (quy về giá năm 2011),
theo số liệu từ Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
Hàng nông sản xuất khẩu bị “thua thiệt” về giá. (Ảnh minh họa/Internet)
Điều đáng nói là các sản phẩm lúa gạo,
sắn, chè, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều… đều nằm trong bản Quy hoạch
các ngành hàng nông nghiệp, được chính phủ và các bộ, ngành chức năng
nghiên cứu, khảo sát đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Văn bản quy
hoạch công bố từ năm 2012, nêu rõ những chỉ tiêu cụ thể về cơ cấu ngành,
tốc độ tăng trưởng GDP, quy hoạch diện tích sử dụng đất, sản lượng, tỷ
lệ nguyên liệu dành cho công nghiệp chế biến… đối với từng mặt hàng nông
sản.
Do đó, nói việc trái cây, nông sản rớt
giá thảm ngay trong vụ mùa – thời điểm mà người dân trông chờ để thu hồi
lại tiền vốn và để ra lợi nhuận cho mùa sau – là vì thiếu quy hoạch là
chưa đủ. Nguyên nhân còn nằm ở những điều sâu xa hơn.
Đón đọc phần 2: “Kinh tế nhà nước” hay kinh tế thị trường?
Phan A
Lo lắng vì cà phê, cao su, gạo xuất khẩu sụt giảm mạnh
9 days trước182 lượt xem
9 tháng qua, giá cà phê tiếp tục xu hướng giảm. (Ảnh minh họa/Internet)
Ngành nông nghiệp xuất khẩu năm
nay gặp nhiều khó khăn, những mặt hàng truyền thống, chủ lực trong xuất
khẩu của Việt nam như cà phê, cao su, gạo bị cạnh tranh gay gắt, làm
xuất khẩu sụt giảm mạnh cả về giá trị và khối lượng.
1. Cà phê
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
cho biết, đến hết tháng 9, xuất khẩu cà phê ước đạt 961 nghìn tấn với
tổng trị giá 1,96 tỷ USD, giảm hơn 31% về khối lượng và giảm hơn 32%
về trị giá so cùng kỳ năm 2014. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 8 tháng
đầu năm đạt 2.054 USD/tấn, giảm 0,23% so với năm 2014.
Thị trường trong nước, 9 tháng qua, giá
cà phê tiếp tục xu hướng giảm, ở mức thấp nên nhiều nông dân chưa muốn
bán ra thị trường. Chính vì vậy, việc kinh doanh, giao dịch cà phê của
các doanh nghiệp cũng khá trầm lắng. Dự trữ cà phê chưa bán đã tăng mạnh
so với mức dự trữ năm ngoái khi giá không đạt kỳ vọng, điều này đã ảnh
hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
2. Cao su
Ngành cao su cũng rơi vào tình trạng
xuất khẩu ảm đạm nặng nề, 9 tháng đầu năm xuất khẩu cao su đạt 740 nghìn
tấn, trị giá đạt 1,06 tỷ USD, tăng 6,6% về khối lượng nhưng giảm 13,7%
về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Giá cao su xuất khẩu bình quân 8
tháng đầu năm chỉ đạt 1.451 USD/tấn, giảm 19,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Giá cao su nguyên liệu và cao su thành
phẩm trên thị trường trong nước giảm do chịu tác động giảm giá của cao
su thế giới khi giá dầu thô liên tục thiết lập các mức thấp mới, triển
vọng u ám về nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su lớn
nhất thế giới.
Cụ thể, giá mủ cao su tạp đã giảm tổng
cộng 3.520 đ/kg, từ mức giá đầu năm là 10.240 đ/kg xuống còn 6.720 đ/kg.
Giá cao su thành phẩm SVR3L giảm 1.600 đ/kg, từ mức giá đầu năm là
28.800 đ/kg xuống còn 27.200 đ/kg.
Nhiều hộ cao su tiểu điền phải chặt bỏ cao su để chuyển sang loại cây trồng khác. (Ảnh: danviet.vn)
Do cao su trượt giá mạnh nên nhiều doanh
nghiệp ngành cao su đang bị lỗ lớn, phải cho công nhân nghỉ việc. Doanh
thu từ bán mủ không đủ trả chi phí cạo mủ, nhiều hộ cao su tiểu điền
phải chặt bỏ cao su để chuyển sang loại cây trồng khác, trong khi các
doanh nghiệp hạn chế khai thác và chăm sóc, cắt giảm lao động để tồn
tại.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước, đến
nay toàn tỉnh có tới hơn 1.800 ha cao su bị chặt bỏ để chuyển sang
trồng các loại cây trồng khác, trong đó chủ yếu là hồ tiêu 1.000 ha, vì
đang được giá. Còn tại Bình Dương, các doanh nghiệp và hộ dân cũng đã
chặt bỏ gần 2.400 ha cao su do giá mủ xuống thấp.
3. Gạo
Chín tháng năm 2015, khối lượng gạo xuất
khẩu của Việt Nam đạt 4,47 triệu tấn giảm 10%, giá trị 1,92 tỷ USD,
giảm 16% so với 2014 (2,29 tỷ USD), tương đương giảm 8.000 tỷ đồng so
với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân là do thị trường gạo lớn
nhất của Việt Nam là Trung Quốc tạm ngưng thu mua. Cùng với đó, xu hướng
nhập gạo của quốc gia này những tháng giữa năm chậm lại, nhiều hợp đồng
bị trì hoãn do biến động tỷ giá.
Chín
tháng năm 2015, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 4,47 triệu
tấn giảm 10%, giá trị 1,92 tỷ USD, giảm 16% so với 2014 (2,29 tỷ USD).
(Ảnh: Internet)
Hiện giá gạo bình quân 8 tháng đầu năm
của Việt Nam cũng chỉ 430,87 USD một tấn, giảm 5,08% so với cùng kỳ
2014. Gạo 5% tấm vào khoảng 340 USD một tấn, tăng 10 USD so với tháng
trước nhưng giảm tới 105 USD so với năm ngoái, đồng thời, rẻ hơn gạo
Thái Lan 20 USD một tấn, Camphuchia 80 USD.
Để giảm thiệt hại về sụt giảm này, nông
nghiệp cần phải chuyển hướng sang xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế
hơn như rau, củ, quả. Đặc biệt cần mở rộng thị trường xuất khẩu tới
những nước có nhiều tiềm năng, tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào xuất
khẩu tiểu ngạch sang Trung quốc, bị họ chèn ép và nông dân “khóc ròng”
như chuyện dưa hấu Quảng ngãi, hành tím Sóc trăng, thanh long Ninh thuận
vừa xảy ra đầu năm nay.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét