Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

TIẾNG THƠ 12

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                        Nhạc hiệu chương trình Tiếng Thơ - Đài tiếng nói Việt Nam

--------------------------------------------------------- 

                  " Câu lục bát đánh rơi" Tác giả thơ Nguyễn ĐÌnh Vinh

Câu lục bát đánh rơi (Nguyễn Đình Vinh) (22/09/2008) 
  Câu lục bát đánh rơi
 
   Nguyễn Đình Vinh


Tôi đi nhặt chút nắng tôi
Nhặt câu lục bát đánh rơi thủơ nào

Câu lục rớt ở cầu ao
Để cho câu bát chìm vào ven sông

Nắng thơm rớt tận cánh đồng
Câu thơ ướt sũng mà không kịp về

Câu lục trôi dạt ven đê
Mẹ tôi vớt cả câu thề để hong

Tháng hai lúa trỗ đòng đòng
Câu thương vấn vít nỗi mong đợi người

Yếm đào ngượng mụ còn tươi
Môi hường chúm chím em cười làm duyên

Câu thơ vướng phải mạn thuyền
Bỗng ai ném cả dấu huyền cho tôi

Câu lục bát vớt được rồi
Dường như nghe thấy đất trời tơ vương

 N.Đ.V

_____________
Tác giả Nguyễn Đình Vinh
Điện thoại di động: 0983071067

                                               Đôi mắt người Sơn Tây - Thái Thanh

đôi mắt người sơn tây

Tác giả: Quang Dũng
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

Vừng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương

Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn thôi lại nối điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ lệ chứa chan

Mẹ tôi em có gặp đâu không
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi cũng có thằng em còn bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây

Cho nhẹ lòng nhớ thương
Em mơ cùng ta nhé
Bóng ngày mai quê hương
Đường hoa khô ráo lệ

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh phủ quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Đã hết sắc mầu chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta

Những điều ít được biết về bài hát 'Đôi mắt người Sơn Tây'

Bài thơ được Quang Dũng viết tặng cho người tình của ông, một kỹ nữ xinh đẹp. Chiến cuộc nổ ra, nàng lìa thành vào vùng kháng chiến, chàng thành quân nhân lên đường chống giặc như bao trai tráng thời tao loạn.

"Thương nhớ ơ hờ... thương nhớ ai. Sông xa từng lớp lớp mưa dài, mắt em... ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh. Khi chớm thu về, khi chớm thu về một sớm mai…"
Hầu như ai cũng biết đây là sáng tác được Phạm Đình Chương phổ nhạc dựa trên lời thơ của Quang Dũng. Nhưng không mấy người yêu nhạc xưa có thể biết được những câu mở đầu trong bài hát trên là lời bài thơ “Đôi bờ” của thi nhân Quang Dũng.
Tôi dùng chữ thi nhân thay vì thi sĩ để gọi Quang Dũng giống như những sách biên khảo khác. Xưa nay, người ta gọi ông là thi nhân, bởi lẽ chất thơ trong Quang Dũng toát lên từ những việc đời thường chứ không riêng gì trong thi ca. Con người tài hoa ấy từng là chỉ huy một đơn vị trong kháng chiến chống Pháp và là nhà thơ trứ danh thời đó.
Bối cảnh bài thơ khoảng năm 1948, khi mà sự ly hương, tiêu thổ, hoang tàn vì cuộc chiến đã khiến cho "người em" phải lìa bỏ thành Sơn Tây. Cuộc lửa binh “Từ độ thu về hoang bóng giặc, điêu tàn thôi lại nối điêu tàn” khiến nhiều cuộc chia ly diễn ra để tác giả phải thốt lên: “Mẹ tôi em có gặp đâu không. Những xác già nua ngập cánh đồng”, “Tôi cũng có một thằng em nhỏ. Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông”... cho đến đất đá cũng phải “nhiều ngấn lệ” đau thương. 
Quang Dũng viết “Đôi mắt người Sơn Tây” để tặng cho người tình của ông, một kỹ nữ trước kháng chiến tên là Nhật, cô còn có mỹ danh khác là Akimi. Vào thời chưa có chiến tranh, khi những giá trị xưa cũ vẫn còn, thi nhân, nhạc sĩ có tình nhân như thế là chuyện thường.
Chiến cuộc nổ ra, nàng lìa thành vào vùng kháng chiến, trở thành một cô bán cafe như những bài hát trứ danh “Cô hàng cafe”, “Cô hàng nước”.... Còn chàng thành quân nhân lên đường chống giặc như bao trai tráng thời tao loạn.
“Tôi từ chinh chiến đã ra đi. Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì. Sông Đáy chậm nguồn qua phủ Quốc. Non nước u hoài, non nước hao gầy, ngày chia tay. Em vì chinh chiến thiếu quê hương. Sài Sơn, Bương Cấn mãi u buồn. Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm. Em có bao giờ, em có bao giờ, em thương nhớ... thương?”được.
Sông Đáy lững lờ chất chứa nỗi lòng quanh Phủ Quốc. Sài Sơn, Bương Cấn mãi u buồn trong tang thương, mây trắng xứ Đoài nay chỉ còn trong hoài niệm, chỉ là một thứ mây Tần gợi cho ta nhớ về cố hương xa vời.
image1-JPG-8479-1384333422.jpg
Bài thơ "Đôi mắt người Sơn Tây" được Quang Dũng sáng tác vào năm 1948, là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất thời đó.
Quang Dũng quê ở Sơn Tây, quê ngoại của Hoài Bắc Phạm Đình Chương cũng ở Sơn Tây. Vì thế, hai tâm hồn nghệ sĩ lớn đã tìm thấy sự đồng điệu trong thơ, nhạc. Bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây” được Phạm Đình Chương phổ nhạc vào mùa thu năm 1970 tại phòng trà “Đêm màu hồng” (nổi tiếng ở Sài Gòn thời đó).
Đây là phòng trà do Phạm Đình Chương lập nên, nơi ông cùng ban nhạc Thăng Long huyền thoại trình diễn văn nghệ. Bài hát trên được ông phổ nhạc trong giai đoạn thứ hai của sự nghiệp âm nhạc. Cuộc chia tay với nữ tài danh Khánh Ngọc đã làm ông trở thành một con người khác, u uất hơn, tâm trạng hơn... 
Trước đây, khi mới khởi nghiệp, nhạc Phạm Đình Chương trong sáng bao nhiêu, ca từ đẹp đẽ yêu đời bấy nhiêu thì kể từ sau cuộc hôn nhân tan vỡ, nhạc của ông trầm tư, ca từ u uất lạ thường. Những tuyệt phẩm để đời trong giai đoạn này được ông sáng tác có thể kể như: "Nửa hồn thương đau", "Người đi qua đời tôi", "Đêm màu hồng", "Khi cuộc tình đã chết", "Dạ tâm khúc"... và "Đôi mắt người Sơn Tây" bất hủ.
Giai thoại kể rằng, có những đêm dưới ánh đèn màu mê hoặc của phòng trà “Đêm màu hồng”, trong cái đặc quánh của khói thuốc và hơi rượu mạnh, khi mà ngoài xa kia vẫn văng vẳng tiếng súng, tiếng đại bác... Thể theo lời yêu cầu của khách mộ điệu, Hoài Bắc (nghệ danh của Phạm Đình Chương) tay cầm ly rượu cất giọng ca u hoài trứ danh thì khán thính giả đều nín lặng trong tiếng nhạc hay tiếng lòng u uất của chính tác giả. Đó là những phút giây bất hủ của nghệ sĩ tài hoa, làm thành những giai thoại để đời của Hoài Bắc.
Bài thơ vốn dĩ đã hay lại được đặt trong khuôn nhạc tuyệt diệu của bậc thầy phù thủy phổ thơ trở thành tuyệt tác. Chỉ có những danh ca vào hàng tuyệt đỉnh với nội lực thượng thừa mới có thể trình bày bản này như Thái Thanh, Duy Trác, Tuấn Ngọc và chính Hoài Bắc.
Hãy nhìn vào nhạc phổ mới thấy câu “em có bao giờ, em có bao giờ, em thương nhớ… thương” được Phạm Đình Chương đặt nhạc tuyệt vời thế nào. Đây là câu khó hát nhất của ca khúc này, ngoài những danh ca kể trên chưa ai có thể hát thành công.
Phạm Đình Chương đã sáng tạo lời nhạc: “Em hãy cùng ta mơ, mơ một ngày đất mẹ, ngày bóng dáng quê hương đường hoa khô ráo lệ…” thay cho lời thơ gốc: “Tôi gửi niềm nhớ thương, em mang dùm tôi nhé. Ngày trở lại quê hương, khúc hoàn ca rớm lệ…”. Chiến cuộc dù có đau thương thì người nghệ sĩ vẫn hoài mong về một ngày thanh bình, ngày đó bóng dáng quê hương sẽ “khô ráo lệ” u hoài.
Thế rồi, một ngày chưa hết chiến tranh nhưng người tình Akimi của ông rời bỏ vùng kháng chiến để “dinh tê” về thành, bỏ lại nỗi u hoài cho người thi sĩ. "Dinh tê" vốn đọc từ chữ "Rentrer" (quay trở về) trong tiếng Pháp, dùng để chỉ người rời khỏi vùng kháng chiến về thành, tức vùng kiểm soát của Pháp.
"Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự, kinh thành em có nhớ ta chăng? Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến, hiu hắt chiều sông lạnh đất Tề…" (Đôi bờ). Quang Dũng buồn vì giờ đây hai đàng đã cách ngăn, nàng ở vùng Tề, còn chàng ở vùng kháng chiến. Tôi đoán người đẹp ấy có nét tựa như con gái xứ Phù Tang. Vì thế nét đẹp đó mãi mãi là "nàng thơ" trong các tác phẩm của Quang Dũng.
Mặc dù lời bài thơ "Đôi bờ" chỉ góp mặt trong nhạc phẩm "Đôi mắt người Sơn Tây" chỉ một khổ thơ đầu, nhưng để dẫn giải xung quanh "nàng thơ" của Quang Dũng thiết tưởng nêu lên những câu chuyện diễm tình kia kể cũng không thừa. Chỉ cách biệt nhau có một vùng giữa "thành" và "khu" mà như cách biệt nhau cả đôi bờ.
Rồi nàng vào Nam, lần này là cách biệt thật giữa hai đàng đất nước nhưng như xa cách cả đất trời. Để rồi đêm đêm chàng thi sĩ chỉ còn mơ bóng Akimi hiện về trong đáy cốc rượu để nói cười, để tâm sự cùng chàng. Thật hay là mộng? Mộng hay là thật? Chỉ thi sĩ biết mà thôi.
Mùa thu 1970, khi cuộc chiến đã đi vào những khúc bi thương nhất, người ta chỉ có thể hoài niệm về những vùng đất xa xưa ở xứ Bắc, những chuyện tình của ngày thơ mộng cũ, nhưng lời ru êm xưa qua trí tưởng. Hoài Bắc cũng mộng tưởng như vậy. Lần lượt những xứ Đoài mây trắng, những Sông Đáy, những Phủ Quốc chầm chậm trôi qua trong trí tưởng, đem lại những giây phút êm đềm ngắn ngủi về một thời thanh bình quá vãng.
“Bao giờ tôi gặp em lần nữa, ngày ấy thanh bình chắc nở hoa. Đã hết sắc mầu chinh chiến cũ, còn có bao giờ em nhớ ta…”. Đoạn ngâm này của Hoài Bắc mới tuyệt diệu làm sao. Đó là điểm nhấn trong suốt bản nhạc của ông. Thì ra, trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù tang thương binh lửa, dù đớn đau bởi đời sống nội tâm... người nghệ sĩ cũng để dành một chỗ trang trọng, êm ái, bí mật và kín đáo cho nàng thơ của mình.
Phạm Đình Chương tự hỏi, sau những mất mát đau thương của chiến cuộc, rồi một ngày thanh bình, ngày mà những sắc hoa sẽ lại nở, liệu nàng có nhớ đến ta chăng? Đó cũng chính là lời tâm tình của thi nhân Quang Dũng.
Phụ nữ muôn đời là niềm cảm hứng bất tận của thi nhân, của nhạc sĩ. Cho dù đôi lần, người phụ nữ là liều độc dược làm tan nát cả trái tim nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Và "nàng thơ" cũng làm Quang Dũng xót xa khi nàng bỏ về thành và vào Nam.
Bên cạnh đó, chính người phụ nữ cũng là "thần dược" xoa dịu những vết thương đang nhức nhối. Độc dược và tiên dược ấy đôi khi tách biệt nhau, đôi khi hòa lẫn nhau để làm thành một thứ xúc tác thần kỳ tạo ra những tuyệt phẩm để đời. 
Ở đoạn cuối của bài hát có đoạn: “Đôi mắt người Sơn Tây, đôi mắt người Sơn Tây, buồn viễn xứ khôn khuây…”. Điệp từ “đôi mắt người Sơn Tây” được lặp lại hai lần với một nỗi u hoài man mác. Nhạc lúc này được cất lên cao vút, và người ca sĩ cũng xuất thần, xuất hồn theo bài hát.
image2-JPG-4207-1384333423.jpg
Bài thơ "Đôi mắt người Sơn Tây" được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc vào năm 1972.
Bài thơ ra đời vào thời kháng Pháp, bài nhạc được hoàn thành khoảng hơn hai mươi năm sau đó (năm 1970) và xuất bản vào năm 1972. Tác phẩm được trình bày hết sức trang nhã và đẹp mắt với nét chữ bay bướm.
Giờ đây, nhạc sĩ và thi nhân ắt hẳn đã tương ngộ nhau nơi miền miên viễn, có chăng còn lại cho đời là tuyệt phẩm "Đôi mắt người Sơn Tây" mà thôi...

Nhạc Tương Như

BÚT TÍCH ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY CỦA QUANG DŨNG

THUrsday - 24/10/2013 09:08
    Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm (sinh năm 1921, mất năm 1988), quê ở Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Ông là nhà thơ tài hoa, thơ ông hào sảng mà kiêu hùng, đượm chất cổ thi. Bài thơ "Đôi mắt người Sơn Tây" được ông cho in nhiều lần. Và mỗi lần in lại, chính tác giả lại chỉnh sửa một chút nên hiện nay có nhiều dị bản khác nhau.


    Chúng tôi xin được giới thiệu một bản chụp bút tích của tác giả năm 1949 cùng một bản khác đã được ông chỉnh sửa:



    Bút tích bài thơ "Mắt người Sơn Tây" của Quang Dũng




    Đôi mắt người Sơn Tây

    Em ở thành Sơn chạy giặc về
    Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
    Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
    Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

    Vầng trán em vương trời quê hương
    Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
    Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
    Em có bao giờ em nhớ thương?

    Mẹ tôi, em có gặp đâu không
    Bao xác già nua ngập cánh đồng
    Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ
    Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông!

    Từ độ thu về hoang bóng giặc
    Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn!
    Đất đá ong khô nhiều suối lệ
    Em đã bao ngày lệ chứa chan...

    Đôi mắt người Sơn Tây
    U ẩn chiều lưu lạc
    Buồn viễn xứ khôn khuây
    Tôi gửi niềm nhớ thương
    Em mang giùm tôi nhé
    Ngày trở lại quê hương
    Khúc hoàn ca rớm lệ…

    Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
    Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
    Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
    Sáo diều khuya khoát thổi đêm trăng

    Bao giờ tôi gặp em lần nữa
    Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca
    Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
    Còn có bao giờ em nhớ ta?


    Giải đáp bí ẩn “Đôi mắt người Sơn Tây”
    Quang Dũng có nhiều bài thơ trữ tình rất hay, như: Cố quận, Đêm Việt Trì, Tây Tiến, Đôi bờ, Đôi mắt người Sơn Tây, Đường trăng v.v... nhưng Đôi mắt người Sơn Tây là bài thơ nổi tiếng và được nhiều người hâm mộ nhất. Thi phẩm nói lên cuộc gặp gỡ của nhà thơ với người con gái trong thời loạn lạc, một thoáng quen biết rồi chia tay giã biệt trong cuộc tình buồn, ngắn ngủi: Em ở thành Sơn chạy giặc về Tôi từ chinh chiến mới ra đi Cách biệt bao lần quê Bất Bạt Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì “Em ở thành Sơn chạy giặc về”, như vậy người con gái này quê ở Sơn Tây, nhưng nàng là ai, tên gì, họ gì, làm nghề gì, gia đình ra sao và bao nhiêu tuổi?
    Theo nhạc sĩ Phạm Duy, bạn học cùng lớp với Quang Dũng tại trường Thăng Long, Hà Nội - Quang Dũng ngồi phía sau Phạm Duy cách hai bàn. Ông to con, nước da trắng, thân hình rắn rỏi, khỏe mạnh, đẹp trai, trông như Tây nhưng rất hiền lành. Lúc Quang Dũng còn là đại đội trưởng trong Trung đoàn Tây Tiến đóng ở Hòa Bình thì Phạm Duy cũng ở trong ban Văn công hoạt động tại đấy. Quang Dũng được nghỉ phép về thăm gia đình ở làng Phùng Xá thuộc tỉnh Hà Đông, cách Hà Nội khoảng 40 cây số, gần với Sơn Tây (sau này Hà Đông và Sơn Tây nhập lại thành tỉnh Hà Tây, bây giờ cả hai nhập vào Hà Nội), nơi có con sông Đáy đẹp như tranh vẽ. Từ Hòa Bình ở phía Nam đi lên phía Bắc về Hà Đông phải đi qua Sơn Tây, anh tạt qua nơi có tên là Kinh Đào ở gần chợ Đại, thăm người yêu tên Nhật. Do nàng tên “Nhật”, lại đẹp như người Nhật nên bạn bè thường gọi đùa là “Akimi”. Bà mẹ Akimi khi chạy tản cư từ thị xã Sơn Tây xuống Kinh Đào, có mở một quán cà phê nhỏ để buôn bán tạm, Quang Dũng mỗi lần về ngang qua quán thường hay ghé uống. Nàng chính là “người đẹp Sơn Tây”, nguồn cảm hứng cho Quang Dũng làm “Đôi mắt người Sơn Tây” đầy cảm xúc:
    Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm Em có bao giờ em nhớ thương Và: Đôi mắt người Sơn Tây U uẩn chiều lưu lạc Buồn viễn xứ khôn khuây... Akimi sống với mẹ trong cái quán nước đơn sơ này, nhà thơ thường hay lui tới và có lần sáng tác ngay một bài thơ ca ngợi nàng dán lên vách nứa: Tóc như mây cuốn, mắt như thuyền Khuấy nước Kinh Đào sóng nổi lên Ý nhị mẹ cười sau nếp áo Non sông cùng đắm giấc mơ tiên... (Đây là trích đoạn bài thơ mới phát hiện sau này do chính bà Akimi Nhật - định cư ở Hoa Kỳ cung cấp).
    Qua thơ, người thưởng thức vẫn thấy một bóng hình đẹp lãng mạn của người con gái mặc dầu không biết mặt. Có lần Phạm Duy cùng Quang Dũng đi xe đạp về chợ Neo, hai người chạy song song trên đường làng. Thi sĩ kể về mối tình của mình với người đẹp Akimi và đọc lên bài thơ tặng nàng:
    Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai Sông xa từng lớp lớp mưa dài Mắt kia em có sầu cô quạnh Khi chớm heo về một sớm mai (Đôi Bờ) Sau này, chiến tranh lan rộng, Akimi theo mẹ về thành phố, bỏ lại người xưa, tan vỡ một mối tình.
    Tới năm 1954, nàng di cư vào Nam, sống tại Sài Gòn, đã một thời là kiều nữ của Nhà hàng Tự Do, đến năm 1975 sang Mỹ định cư. Nàng đi để lại cho Quang Dũng một nỗi nhớ ơ hờ, chỉ biết:
    Em đi áo mỏng buông hờn tủi Dòng lệ thơ ngây có dạt dào...
    Bài thơ càng nổi tiếng ở Miền Nam hơn khi nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc rất hay, trở thành phổ biến qua giọng ca truyền cảm của nữ danh ca Thái Thanh và sau đó là danh ca Duy Trác. Có người ngạc nhiên khi thấy nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ một lượt hai bài thơ trong cùng một bản nhạc, đoạn đầu lấy bài Đôi Bờ, đoạn sau là phần chính thì lấy bài Đôi mắt người Sơn Tây, rất độc đáo, hiếm thấy trong âm nhạc.
    Như vậy, chính “người đẹp” Akimi Nhật là nguồn cảm hứng cho những bài thơ bất tử của Quang Dũng, và Phạm Đình Chương là người đã chắp cánh cho thơ Quang Dũng bay cao, bay xa mãi trong lòng người...

                                               Ngồi Buồn Nhớ Mẹ Ta Xưa (thơ NguyễnDuy)

    ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ...

    Tác giả: Nguyễn Duy
    Bần thần hương huệ thơm đêm
    khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
    chân nhang lấm láp tro tàn
    xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào

    Mẹ ta không có yếm đào
    nón mê thay nón quai thao đội đầu
    rối ren tay bí tay bầu
    váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

    Cái cò ... sung chát đào chua ...
    câu ca mẹ hát gió đưa về trời
    ta đi trọn kiếp con người
    cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

    Bao giờ cho tới mùa thu
    trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
    bao giờ cho tới tháng năm
    mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

    Ngân hà chảy ngược lên cao
    quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...
    bờ ao đom đóm chập chờn
    trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

    Mẹ ru cái lẽ ở đời
    sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
    bà ru mẹ ... mẹ ru con
    liệu mai sau các con còn nhớ chăng

    Nhìn về quê mẹ xa xăm
    lòng ta -- chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa
    ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
    miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương



    Saigon, Mùa thu 1986 

    ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY: “NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA”



                                      Mẹ bên mộ bố đang làm dở dang nay mẹ cũng không còn nữa!

     
                                                              Thuận An và mẹ trước mộ ông nội
    "NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA" CHUỖI HỒI TƯỞNG CẢM ĐỘNG
    CỦA NGƯỜI CON VỀ MẸ

           Thơ viết về đề tài người mẹ của các thế hệ các dân tộc từ xưa đến nay nhiều không kể xiết. Bài thơ "ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy là chuỗi hồi tưởng cảm động của người con về mẹ.Bài thơ neo đậu theo dòng thời gian trong lòng bạn đọc những cảm xúc thơ mà ai đọc cũng cảm thấy "hình như giống mình" "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" là một bài thơ như vậy.  nguyên văn bài thơ như sau:

        NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA
       
        Bần thần hương huệ thơm đêm
    Khói nhang vẻ nẻo đường lên niết bàn
    Chân nhang lấm láp tro tàn
    Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào.
    Mẹ ta không có yếm đào
    Nón mê thay nón quai thao đội đầu
    Rối ren tay bí tay bầu
    Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa.
    Cái cò... sung chát... đào chua...
    Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
    Ta đi trọn kiếp con người
    Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
    Bao giờ cho tới mùa thu
    Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
    Bao giờ cho tới tháng năm
    Mẹ ra trải chiếu ta nằm đến sao.
    Ngân hà chảy ngược lên cao
    Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...
    Bờ ao đom đóm chập chờn
    Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi.
    Mẹ ru cái lẽ ở đời
    Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
    Bà ru mẹ... Mẹ ru con
    Liệu mai sau các con còn nhớ chăng.
    Nhìn về quê mẹ xa xăm
    Lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa
    Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
    Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương...

        Nguyễn Duy
    Sài Gòn Mùa thu 1986
    (Trích trong tập "Mẹ và em" - NXB Thanh Hóa 1987)

           Thơ viết về đề tài người mẹ của các thế hệ các dân tộc từ xưa đến nay nhiều không kể xiết. Bởi lẽ: Công cha "như núi Thái Sơn" nhưng còn định lượng đo đếm được còn "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" thì biết bao giờ cho cạn...
    Cách đây hơn 3000 năm đã có thơ  nói về người mẹ được Khổng Tử (551 - 479 TCN) chép lại trong bộ "Kinh Thi" về "đức cù lao" - công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ đối với con gái.
    Trong "Chín chữ cù lao" thì "sinh ngã" (sinh đẻ ra) và "cúc ngã" (cho bú mớm) là thiên chức của người mẹ.
    Bà thơ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy là nỗi nhớ cảm động của người con về mẹ trong quá trình sinh thành dưỡng dục.
    Ký ức tuổi thơ của Nguyễn Duy đấy đắp hoài niệm về người mẹ mà nguyên mẫu là bà ngoại.
    Nhà thơ bộc bạch: "Mẹ tôi mất sớm. Tôi và em gái tôi ở với bà ngoại. Hình ảnh về người mẹ trong bài thơ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" chính là hình ảnh bà ngoại tôi hồi đó... Những đêm hè trời trong gió mát bà tôi thường trải manh chiếu cói trên mặt đê sông Mã. Cùng các cháu nằm ngắm trăng kể chuyện "Hằng Nga" chuyện "thằng cuội ngồi gốc cây đa/để trâu ăn lúa..." chuyện ngụ ngôn nào đó hoặc là đếm "một ông sao sáng hai ông sáng sao ba ông sao sáng...".
    Mở đầu bài thơ khởi nguồn cho nỗi nhớ mẹ của tác giá từ một thời điểm gợi cảm (về đêm) và một không gian đậm đặc tâm linh (khói nhang hương của loại hoa chuyên thờ cúng - hoa huệ).
    Hình ảnh người mẹ hiện về cùng bao kỷ niệm thân thương. Đó là người mẹ nghèo nơi đồng quê rơm rạ với "nón mê" "váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa" cùng với câu ca mẹ hát ru: "cái cò lặn lội bờ sông"...
    Những kỷ niệm tuổi thơ biến thành nỗi nhớ ở mỗi con người đều gắn với những hình ảnh việc làm cụ thể mang tính trực cảm.
    Nhà thơ nhớ tới mẹ mình không chỉ là lời ru mà còn qua đồng quà tấm bánh "trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm" - những món quà quê như nhà thơ tâm sự cùng bạn đọc: "đã trở thành những miếng ngon tột đỉnh trong đời".
    Sự hy sinh đùm bọc đứa con của mẹ gắn với những hành động yêu thương rất đỗi bình thương cụ thể: chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo phần con và "Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương". Hình ảnh những đêm hè được mẹ trải chiếu ở sân vườn bờ đê trên những thảm cỏ mát rượi nằm ngắm bầu trời đếm sao nằm nghe kể chuyện chị Hằng chú Cuội... là hình ảnh thân quen của bao người...
    Bài thơ neo đậu theo dòng thời gian trong lòng bạn đọc những cảm xúc thơ mà ai đọc cũng cảm thấy "hình như giống mình" "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" là một bài thơ như vậy.
    Nguyễn Duy có giọng điệu thơ trữ tình đan xen triết luận. Đọc đoạn thơ "Mẹ ru cái lẽ ở đời/ sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn/ Bà ru mẹ... Mẹ ru con/ Liệu mai sau các con còn nhớ chăng" người đọc cảm nhận sâu sắc công dưỡng dục đức cù lao của người mẹ đối với con cả phần xác lẫn phần hồn cả miếng cơm manh áo đến lẽ sống tốt đẹp ở đời. Theo dòng chảy của thời gian chân lý này tồn tại vĩnh hằng: "Bà ru mẹ... Mẹ ru con" như một quy luật tự nhiên. Tuy nhiên nhà thơ cũng không khỏi băn khoăn lo lắng liệu những lời ru nuôi dưỡng tâm hồn ấy mai sau có bị mai một: "Liệu mai sau các con còn nhớ chăng". Sự băn khoan lo lắng ấy hẳn là không phải không có lý do.
    "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy là những cảm xúc yêu thương cụ thể của người con đối với mẹ.
    Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi con người là nguồn sống cho những lý tưởng cao đẹp những giá trị nhân văn giúp cho cái chân cái thiện cái mỹ vốn tiềm ẩn trong mỗi chúng ta phát triển.
                                                                                  TRƯƠNG TỬ KỲ

    Bình thơ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa"

    12/12/2003 11:28 GMT+7
      TTO - Những bài thơ về Mẹ luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà thơ cũng như của nhiều độc giả, bài thơ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của nhà thơ Nguyễn Duy với những âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết đã đi vào lòng biết bao người yêu thơ. Để tạo điều kiện cho các bạn có dịp bày tỏ ý kiến của mình về bài thơ này, chúng tôi tổ chức "cuộc thi" nhỏ bình luận về bài thơ này. Những bài viết hay nhất sẽ được chúng tôi chọn trao tặng phẩm.
      Bình thơ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" Phóng to
      Ảnh: Đào Hoa Nữ
      TTO - Những bài thơ về Mẹ luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà thơ cũng như của nhiều độc giả, bài thơ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của nhà thơ Nguyễn Duy với những âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết đã đi vào lòng biết bao người yêu thơ. Để tạo điều kiện cho các bạn có dịp bày tỏ ý kiến của mình về bài thơ này, chúng tôi tổ chức "cuộc thi" nhỏ bình luận về bài thơ này. Những bài viết hay nhất sẽ được chúng tôi chọn trao tặng phẩm.
      Các bài viết các bạn sẽ mail về địa chỉ: Online@tuoitre.com.vn . Và nhân đây chúng tôi cũng đề nghị các bạn "tham mưu" là kỳ sau chúng ta nên chọn bài thơ nào, của tác giả nào để cùng bình luận?
      Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
      Bần thần hương huệ thơm đêmKhói nhang vẽ nẻo đường lên niết bànChân nhang lấm láp tro tànXăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
      Mẹ ta không có yếm đàoNón mê thay nón quai thao đội đầuRối ren tay bí tay bầuVáy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
      Cái cò... sung chát đào chuaCâu ca mẹ hát gió đưa về trờiTa đi trọn kiếp con ngườiCũng không đi hết mấy lời mẹ ru
      Bao giờ cho tới mùa thuTrái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằmBao giờ cho tới tháng nămMẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
      Ngân hà chảy ngược lên caoQuạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...Bờ ao đom đóm chập chờnTrong leo lẻo những vui buồn xa xôi
      Mẹ ru cái lẽ ở đờiSữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồnBà ru mẹ... Mẹ ru conLiệu mai sau các con còn nhớ chăng
      Nhìn về quê mẹ xa xămLòng ta-chỗ ướt mẹ nằm đêm mưaNgồi buồn nhớ mẹ ta xưaMiệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương
      (Trích trong tập Mẹ và em-NXB Thanh Hóa 1987)
      NGUYỄN DUY
                                          

                                                VỘI VÀNG - Xuân Diệu - Ngọc Sang diễn ngâm

      vội vàng

      Tác giả: Xuân Diệu
      (Tặng Vũ Đình Liên)

      Tôi muốn tắt nắng đi
      Cho màu đừng nhạt mất;
      Tôi muốn buộc gió lại
      Cho hương đừng bay đi.

      Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
      Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
      Này đây lá của cành tơ phơ phất;
      Của yến anh này đây khúc tình si;
      Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
      Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
      Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
      Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
      Tôi không chờ nắng hạ mới hoaì xuân.
      Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
      Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
      Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
      Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
      Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
      Nói lam` chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
      Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạị
      Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
      Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
      Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
      Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt....
      Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
      Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
      Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
      Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?
      Chẳng bao giờ, ôi ! chẳng bao giờ nữa...
      Mau đi thôi ! mùa chưa ngả chiều hôm,

      Phân tích bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu

      Xuân Diệu là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam ; nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ Xuân Diệu là khúc hát nồng nàn, tha thiết về tình đời, tình người được thể hiện qua những cách tân nghệ thuật nhiều mới lạ. Cuộc sống trong thơ Xuân Diệu thật phong phú tuyệt diệu, Đó không phải là một thiên đường trên mặt đất, một vũ trụ đầy sung sướng, rất đáng sống (hỡi xuân hồng …). Đúng như nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan viết: “Với nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”. Và có lẽ bài “Vội Vàng” bộc lộ đầy đủ nhất nhận định trên về thơ Xuân Diệu.
      "Vội vàng" - Xuân Diệu
      “Vội vàng” – Xuân Diệu
      Bài “Vội Vàng” có hình ảnh cả một thiên đường trên mặt đất: Xuân Diệu phát hiện và khẳng định dứt khoát mùa xuân và mọi cảnh đẹp quanh ta là cả một thế giới thần tiên.Bốn câu đầu: Hình ảnh cái tôi lãng mạn bộc lộ rất độc đáo:
      “Tôi muốn tắt nắng đi
      Cho màu đừng nhạt mất
      Tôi muốn buộc gió lại
      Cho hương đừng bay đi”.
      “Tắt nắng” để cho màu không nhạt phai, “buộc gió” để cho hương còn ở lại mãi với hoa; cũng có nghĩa thi sĩ muốn lưu giữ thời gian để cho tuổi trẻ mãi mãi còn xanh; mùa xuân mãi mãi bên ta.Đó là tiếng nói của cái tôi đầy kiêu hãnh với khát vọng mãnh liệt lạ lùng, cho thấy tầm vóc của con người muốn vươn lên để có thể ngang tầm với tạo hóa. Thiên đường – mùa xuân ấy mang bao nhiêu vẻ đẹp: Sức sống của vạn vật đều rộn ràng tươi thắm, nảy nở rất trẻ trung: những ngày tháng tuyệt vời nhất của đôi lứa trong tuần tháng mật đầu tiên; trên nền tươi xanh của đồng nội bao la trổ lên những bông hoa tươi thắm; những cành non tơ của mùa xuân với những chiếc lá tươi xanh, xao động nhẹ nhàng trong gió xuân; và khắp không gian từ loài vật đến con người tất cả đều đắm say trong khúc tình si đôi lứa … thật tuyệt vời là buổi sáng mùa xuân, mặt trời lên đem đến nguồn sáng trong lành giống như người thiếu nữ tỉnh giấc nồng, bừng mở cặp mắt thần tiên … những cái chớp mắt đã phát hiện ra muôn vạn ánh hào quang; vì thế cả mùa xuân giống như một thiên đường tươi non tràn ngập sức hấp dẫn:
      “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
      Theo Xuân Diệu, cứ mỗi ngày xuân mới đến là bắt đầu một đoạn đời vui với bao nhiêu tốt lành sung sướng:
      “Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa”
      Qua hình ảnh thiên đường ấy Xuân Diệu muốn nói gì? Sao người ta cứ đi tìm bồng lai ở tận đâu đâu, cứ đi tìm cõi cực lạc ở mãi chốn xa xăm nào, trong khi nó ở ngay cuộc sống quanh ta đây, ngay trong giờ phút hiện tại này. Vậy còn chờ gì nữa, hãy yếu mến, hãy gắn bó và sống hết mình với cuộc sống thần tiên ấy. Nhà thơ láy nhiều lần hai chữ “này đây” để tô đậm thái độ trầm trồ, hào hứng trước cái đẹp dồi dào, không kể xiết của vẻ đẹp mùa xuân; qua đó mà nhấn mạnh: Con người cần phải đón nhận ngay, hưởng thụ ngay những vẻ đẹp tươi thắm đó. Thật ra thế giới tươi đẹp này, vườn xuân mơn mởm này đâu phải bây giờ mới có. Nhưng có mà mắt ta không nhìn thấy, thực chất tâm hồn ta không biết quan tâm và rung động, thì có cũng như không. Thi sĩ không tạo ra được thế giới mới, nhưng có cặp mắt mới “cặp mắt xanh non, cặp mắt biếc rờn” … ngơ ngác và đầy vui sướng, Xuân Diệu lần đầu tiên như đã trông thấy sự sống kì diệu của mùa xuân; và nhà thơ nhất thiết phải nói cho hết thảy mọi người đều biết, đều quan tâm, hưởng thụ mùa xuân như mình. Vậy là bằng hình tượng nghệ thuật, nghệ sĩ có thể đua tài với tạo hóa toàn năng, khi sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật phong phú, đầy mĩ cảm. Ở chốn thiên đường ấy, đẹp nhất, đáng yêu nhất là con người trần thế trong tuổi trẻ và tình yêu.Thơ xưa lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp của con người ( khuôn trăng, nét ngài,…). Xuân Diệu đưa ra một tiêu chuẩn khác, ngược lại với quan điểm truyền thống. Theo thi sĩ con người hồng hào mơn mởn giữa tuổi yêu đương là đẹp nhất. Đó mới là chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp trên thế gian này. Đây là ý nghĩa nhân bản độc đáo của mĩ học Xuân Diệu. Nó đã giúp nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh mới mẻ, tràn đầy sức sống của tuổi trẻ và tình yêu. Bài “Vội Vàng” có 2 hình ảnh đặc sắc: Đó là nàng công chúa tỉnh giấc lúc bình minh:
      “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”
      Bài thơ còn có một hình ảnh độc đáo, đáng gọi là một sáng tạo tuyệt vời”:
      “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”,
      Một hình ảnh táo bạo rất Xuân Diệu, một vẻ đẹp rất con người, rất trần thế. Nhưng cũng thật tuyệt mĩ,chỉ có tạo hóa toàn năng mói có thể làm nên được!
      Hoài Thanh khi xem Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất” trong phong trào thơ mới, đã rất tinh khi chỉ ra đặc điểm mĩ học mới mẻ của Xuân Diệu “với Thế Lữ, thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa. Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai xua ai nấy về hạ giới” (Thi nhân Việt Nam ).
      Triết lí sống vội vàng thể hiện một quan điểm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu. Sống vội vàng nghĩa là sống cao độ, tận hưởng cao độ mỗi giấy phút của tuổi xuân.
      Vì sao phải vội vàng? Xuân Diệu đã biện luận, đã lí sự theo một cách rất riêng.
      Từ xa xưa, văn chương đã than thở về sự ngắn ngủi của kiếp người ( đời người như bóng câu qua của sổ; ba vạn sáu ngàn ngày lfa mấy … ). Nhưng hồi ấy, con người nói chung vẫn ung dung bình tĩnh, vì cá nhân chưa tách khỏi cộng đồng, con người còn gắn làm một với vũ trụ. Cho nên người chết chưa hẳn là hư vô, trái lại vẫn có thể cùng cộng đồng và trời đất tuần hoàn ( trong dân gian, có quan niệm về sự đầu thai kiếp khác; đoạn “trao duyên” trong truyện Kiều có sự hình dung của Kiều khi chết đi, hồn nàng sẽ hiện về trong gió, đến bên người yêu, “Hồn còn mang nặng lời thề – Nát thân bồ liễu đền ngì trúc mai – Dạ đài cách mặt khuất lời – Rưởi xin chén nước cho người thác oan” … ). Niềm tin ấy còn đâu nữa ở thế hệ các nhà thơ mới thức tỉnh toàn diện và sâu sắc về ý thức cá nhân. Ý thức ấy là gì? Đó là cái khát vọng của con người muốn thoát ra khỏi những lễ nghi, tập tục phong kiến, muốn được sống một cuộc sống tinh thần phong phú và sâu sắc ( Hoài Thanh gọi đó là cái khát vọng được “thành thực”, khát vọng được là chính mình). Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ mới; cho nên ý thức cá nhân rất cao. Nó trỗi dậy sừng sững:
      “Ta là Một, là Riêng, là thứ Nhất
      Không có chi bè bạn nổi cùng ta”
      và chói lọi:
      “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
      Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
      Cho nên, ở bài “Vội Vàng” nổi bật lên triết lí sống mới mẻ và tích cực: sống “Vội Vàng” .
      Thi sĩ ý thức rất rõ về sự trôi chảy của thời gian, cái thời gian một đi không bao giờ trở lại:
      “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua
      Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già”
      Mà đời thì hữu hạn, thậm chí rất ngắn ngủi trước thời gian vô cùng và vũ trụ vô biên:
      “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
      Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
      Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”.
      Cho nên Xuân Diệu quyết không để “chờ nắng hạ mới hoài xuân” vì vậy thi sĩ “bâng khuâng tiếc cả đất trời”. Để bênh vực thêm cho “luận thuyết” của mình , nhà thơ còn viện dẫn:
      “Con gió xinh thì thào trong lá biếc
      Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi
      Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
      Phải chẳng sợ độ phai tàn sắp sửa?”
      Gió đùa trong lá không phải là những âm thanh tươi vui của thiên nhiên, của mùa xuân, mà là lời “thì thào” về nỗi hờn giận, buồn thương. Gió phải chia tay với cây lá mà bay đi; chim chóc trên cây đang ca hát rộn ràng chào xuân bỗng ngừng bặt, chẳng phải có sự đe dọa nguy hiểm nào, mà chỉ vì chúng buồn tiếc cho mùa xuân sắp trôi qua. Thế là chẳng riêng gì Xuân Diệu mà cả vạn vật trong thiên nhiên cũng thức nhận về cái quy luật nghiệt ngã, cái một đi không bao giờ trở lại của thời gian:
      “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
      Khắp sông núi vẫn than thần tiễn biệt”.
      Vậy Xuân Diệu đưa ra một quyết định hợp lí cho mình và muốn cho tất cả mọi người “Không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.
      Vội vàng là điều tất yếu nhưng phải vội vàng theo cách nào? Không thụ động chấp nhận cái phai tàn của sự sống mùa xuân, Xuân Diệu chọn một giải pháp độc đáo đón xuân, hưởng hạnh phúc mùa xuân thật khẩn trương và ngay lập tức (Vội Vàng). Thật ra không phải thi sĩ không đắn đo khi nghĩ tới một giải pháp cố níu giữ thời gian lại ( Tôi muốn tắt nắng đi – Cho màu đừng nhạt mất – Tôi muốn buộc gió lại – Cho hương đừng bay đi ). Nhưng thi sĩ và cả mọi người đều biết ngay là không thể được. Vậy chỉ còn một cách:
      “Ta muốn ôm
      Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
      Ta muốn riết mây đưa và gió lượn;
      Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
      Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
      Và non nước, và cây, và cỏ rạng
      Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
      Cho no nê thanh sắc của thời tươi
      – Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi”.
      “Ta” là tiếng nói của cái tôi đầy kiêu hãnh, tự chủ. Một câu thơ chỉ có ba chữ “Ta muốn ôm” với giọng thơ rắn chắc thể hiện một ý chí dứt khoát. “Ôm” xem chừng còn lỏng lẻo quá. Tất cả vè đẹp của đời rồi sẽ trôi đi, cho dù con người có dang tay mà ôm chặt lấy. Vì thế, “riết” cho thêm chặt: “Ta muốn riết mây đưa và gió lượn”. “Riết” dù chặt đến mấy, vẫn chỉ là bên ngoài, nên phải chuyển hóa vào bên trong, phải say trong tâm hồn: “Ta muốn say cánh bướm với tình yêu”. “Say” đến thế nào đi chăng nữa thì đối tượng mà ta say vẫn chỉ là một khách thể, nên càng đòi hỏi cao hơn, tức là phải thu hút, phải thâu tóm đối tượng về phía mình: “Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều”. “Hôn nhiều” chẳng qua chỉ là một phương tiện, một cách nói về sự thu hút cho đến tận cùng, cho hết mọi vẻ đẹp “mây đưa và gió lượn, cánh bướm với tình yêu”, non nước, trời mây,… chẳng qua chỉ là những hình ảnh mang tính biểu trưng cho những vẻ đẹp của sự sống mơn mởn giữa cuộc đời. Xuân Diệu thể hiện một thái độ tận hưởng đến mức cuồng nhiệt, đến mức tối đa: “Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng – Cho no nê thanh sắc của thời tươi;”. “Chuếnh choáng”, “no nê”, “đã đầy” là những tính từ chỉ mức độ hưởng thụ. Những vật trừu tượng giờ đây cũng hóa thành vật chất cụ thể đến mức có thể “đã đầy”, “no nê”. Cần nhớ, với Xuân Diệu, tất cả mọi vẻ đẹp đều chỉ gắn với “thời tươi”, tức là thời của tuổi xanh đương độ, mơn mởn non tơ, tràn đầy sức sống. Thế mà vẫn chưa hả lòng hả dạ, thi sĩ còn một đòi hỏi quyết liệt hơn: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. “Xuân hồng” là một hình ảnh đa nghĩa nói về mùa xuân đương độ của đất trời với hoa lá non tơ, cũng là tuổi xuân đương độ của mỗi con người, đồng thời có thể là một hình ảnh cụ thể, một dáng xuân tươi trẻ nào đó. “Cắn” tưởng như thô thiển nhưng đầy chất thơ. “Cắn” chẳng qua là sự hưởng thụ cả vật chất lẫn tinh thần – sự hưởng thụ trọn vẹn và sâu sắc. Với tuổi trẻ đừng chỉ soi ngắm mình trong gương mà phải biến tất cả những vẻ đẹp trên đời thành vật chất để mà hưởng thụ. Ngoài ra, “cắn vào ngươi” đặt trong hệ thống của mạch thơ toàn bài, của hành động liên tiếp, của nhân vật trữ tình (ôm, riết, say, thâu) còn là biểu hiện của tâm trạng hoảng hốt trước vẻ đẹp đang trôi đi. Vì thế, phải “cắn” để mà giữ lấy! Trong tình yêu lứa đôi, người ta thường đi tìm sự hòa đồng đến tuyệt đích, đến vô biên giữa hai cá thể. Cho nên “cắn vào ngươi” là đòi hỏi được hóa thân trong tình yêu. Đây là một cách dùng từ hết sức táo bạo và đầy sáng tạo của Xuân Diệu. Phải dùng từ như thế mới nói hết được khát vọng sống mạnh mẽ đến ham hố, đến cuồng nhiệt của con người.
      “Vội Vàng” là sự thể hiện cái nhìn về thời gian và sự sống của Xuân Diệu. Bài thơ có thể coi là bức tranh nhân sinh mới, tiến bộ của Xuân Diệu. “Vội Vàng” vì thế cũng là một lời khuyên với mỗi người đọc, nhất là tuổi trẻ, phải làm cho tuổi xuân của mình trở nên có ý nghĩa, đừng để cho nó trôi đi trong sự hoài phí. Tuổi xanh rồi sẽ qua đi (Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại) nhưng nếu chỉ biết vội vàng tận hưởng mà chẳng biết làm gì để có sự tận hưởng đó, làm gì để góp cái có ích cho đời thì lại là một thái độ sống tiêu cực., lối ống ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa. Mà Xuân Diệu thì “cả cuộc đời luôn luôn học tập, rèn luyện và lao động sáng tạo vừa là một quyết tâm khắc khổ, một lẽ sống, một niềm say mê lớn”.
      Về nghệ thuật: Bài “Vội Vàng” có được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào ( thiên đường mùa xuân trên mặt đất, lòng yêu đời ham sống của nhà thơ ) và mạch triết luận sâu sắc ( đẹp nhất không phải cõi tiên mà là cõi trần trong tuổi trẻ và mùa xuân; thời gian qua mau, tuổi trẻ ngắn ngủi vì thế phải “vội vàng” tận hưởng – phải “cắn” vào “xuân hồng” … ).Thể hiện hai chủ đề lòng yêu đời, yêu cuộc sống và một quan niệm sống mới mẻ, Xuân Diệu đã chọn được những hình thức mới lạ cho thơ. Thể thơ tự do ( bốn chữ, tám chữ có khi một câu ba chữ ) thích hợp với mạch cảm xúc và triết luận của bài. Giọng thơ nhiệt thành hào hứng càng nổi bật lòng ham sống của thi nhân. Đặc biệt là những sáng tạo của hình ảnh ( câu 5 đến câu 10, câu 25 đến câu 28 ) khiến cho lời thơ tràn đầy sự sống và cảm xúc. Có những ý thơ rất lạ lùng ( 4 câu đầu ) và những hình ảnh rất Xuân Diệu ( Và này đây ánh sáng chớp hàng mi/ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần/ Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi ) càng làm nổi bật cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
       

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét