Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU 23

-Làm quan mà ngu đần đã khổ dân rồi, huống hồ...

-Treo qui hoạch là vì dân?
Treo đất đai bởi lũ quân tham tàn
Đời người được mấy mươi năm
Qui hoạch treo cả sống làm sao đây?
Thấu chăng trời thẳm đất dày
Trên: lũ ngu ngốc, dưới: bầy lầm than!?
Chém cha cái đám bất nhân
"Lộc nước" thì hưởng, dấn thân thì hèn
Ước gì hiện Lục Vân Tiên
Tả xung hữu đột mà nên công bằng
Sống trong thảm cảnh toòng teng
Thà rằng treo cổ một phen cho rồi!
 
 ------------------------------------------------- 

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                            Dân thắp nhang tế sống cô hồn


 

                       Hàng trăm tiểu thương Gành Hào mang quan tài biểu tình phản đối di dời chợ 

Tiểu thương miền Tây mang quan tài phản đối di dời chợ

Hàng trăm chủ sạp ở chợ Gành Hào (Bạc Liêu) mang quan tài đặt giữa phố để phản đối việc chính quyền di dời chợ cũ sang chợ mới.

Lực lượng chức năng huyện Đông Hải (Bạc Liêu) ngày 28/10 tổ chức di dời chợ cũ Gành Hào sang Trung tâm thương mại Gành Hào, cách đó khoảng 400 m. Tuy nhiên, họ vấp phải phản ứng gay gắt của các tiểu thương.
Nhiều trả em bị xúi dục đứng canh giữ quan tài, chống lại lực lượng chức năng. Ảnh: Phúc Hưng
Nhiều trả em bị xúi dục đứng canh giữ quan tài, chống lại lực lượng chức năng. Ảnh: Phúc Hưng
Để phản đối, chủ các sạp hàng mang quan tài để ở giữa tuyến đường trung tâm thị trấn Gành Hào, sau đó di chuyển sang vài con đường khác, bất chấp sự thuyết phục của ngành chức năng.
"Sự việc kéo dài cho đến hôm nay vẫn chưa lắng. Khu chợ cũ đã xuống cấp do xây dựng đã lâu, không đảm bảo an toàn, PCCC... Địa phương quy hoạch khu trung tâm để họ buôn bán tốt hơn nhưng một số tiểu thương không chịu di dời, kích động người khác gây rối", một cán bộ huyện nói.
Trong khi đó, các tiểu thương cho rằng chính quyền địa phương cho dời chợ về Trung tâm thương mại Gành Hào còn nhiều bất cập, khu chợ mới nhếch nhác, không thuận tiện cho việc mua bán.
Trao đổi với VnExpress, ông Bùi Minh Túy, Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, cho biết trước đó huyện đã nhiều lần đối thoại, vận động người dân sang chợ mới mua bán, đa phần tiểu thương đều nhất trí.
"Một số tiểu thương bị một nhóm người kích động nên kéo nhau xuống đường. Cảnh sát đang rà soát, mời một số tiểu thương về làm việc nhằm ổn định an ninh trật tự", ông Túy nói.
Phúc Hưng

Bạc Liêu: Bãi thị, biểu tình cùng quan tài phản đối đập bỏ chợ


Quan tài được tiểu thương chợ Gành Hào mang ra chợ trong khi bãi thị. (Hình: Blog Tễu)
BẠC LIÊU (NV) – Bãi thị kèm với biểu tình cùng quan tài của tiểu thương chợ Gành Hào đã bước sang ngày thứ ba. Chính quyền huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, dọa rằng công an sẽ mời một số người “làm việc.”
Theo tường thuật của báo chí Việt Nam, từ 28 Tháng Mười đến nay, ngày nào, hàng trăm tiểu thương chợ Gành Hào cũng khiêng quan tài đi quanh thị trấn rồi vòng về đặt quan tài tại trung tâm thị trấn, tọa kháng ở đó để phản đối việc chính quyền đập bỏ chợ Gành Hào, ép họ vào trung tâm thương mại Gành Hào.
Ông Bùi Minh Túy, chủ tịch huyện Đông Hải, phân bua rằng, chính quyền địa phương đã tổ chức đối thoại nhiều lần để vận động tiểu thương rời chợ vào trung tâm thương mại và các tiểu thương đã đồng ý. Việc bãi thị, khiêng quan tài biểu tình trong vài ngày vừa qua chỉ vì tiểu thương bị “kẻ xấu lôi kéo, gây rối trật tự công cộng.” Ông Túy dọa là công an đang phân loại và sẽ mời một số người đến “làm việc” về vụ khiêng quan tài đi biểu tình, phản đối đập bỏ chợ Gành Hào.
Dù ông Túy và các viên chức địa phương liên tục khẳng định, chợ Gành Hào đã xuống cấp, không an toàn, không hợp vệ sinh, ảnh hưởng tới mỹ quan, trong khi trung tâm thương mại là nơi buôn bán tốt hơn, các tiểu thương không ngừng nhấn mạnh là họ không tin điều đó. Họ yêu cầu chính quyền địa phương để họ tự do lựa chọn nơi buôn bán, nhưng yêu cầu này bị bác bỏ.
Cần nhắc lại rằng, trong hai thập niên vừa qua, chính quyền các địa phương khắp Việt Nam từng thi nhau xây dựng chợ mới và sau đó, đa số chợ mới bị bỏ hoang. Bị dân chúng chỉ trích kịch liệt vì lãng phí công quỹ, chính quyền các địa phương chuyển sang thi nhau giao đất cho các công ty xây dựng những trung tâm thương mại rồi phá bỏ chợ cũ, ép tiểu thương vào buôn bán trong các trung tâm thương mại.
Trước thực trạng những tiểu thương chấp nhận rời chợ vào trung tâm thương mại phá sản vì giá cho thuê kiosque trong trung tâm thương mại quá cao, trong khi khách liên tục sụt giảm, các cuộc bãi thị phản đối việc giải tỏa chợ cũ, ép vào các trung tâm thương mại bùng phát khắp Việt Nam.
Năm 2012, Sở Công Thương Hà Nội chính thức thú nhận, “hiệu quả của kế hoạch chuyển đổi chợ truyền thống thành trung tâm thương mại không cao” và sở này đã xin ngưng thực hiện “đề án chuyển đổi chợ truyền thống thành trung tâm thương mại.”
Tuy nhiên, phong trào đập bỏ chợ, xây và ép tiểu thương vào các trung tâm thương mại không xẹp xuống. Chính quyền nhiều địa phương vẫn khăng khăng thực thi việc cưỡng ép tiểu thương.
Tại Bạc Liêu, công ty bất động sản Bạc Liêu vẫn tiếp tục đầu tư vào trung tâm thương mại Gành Hào. Ý tưởng đập bỏ chợ Gành Hào, thay bằng trung tâm thương mại được giới thiệu từ giữa năm 2011, nhưng bị tiểu thương chợ phản đối kịch liệt. Chính quyền huyện Đông Hải và chính quyền tỉnh Bạc Liêu chỉ nhượng bộ bằng cách đặt ra thời hạn hai năm đề các tiểu thương suy nghĩ và lựa chọn. Từ đó đến nay, không có tiểu thương nào trong số 200 tiểu thương kinh doanh ở chợ Gành Hào tự nguyện rời nơi buôn bán quen thuộc của họ để chuyển vào trung tâm mới, trong khi công ty bất động sản Bạc Liêu cần sớm thu hồi vốn đầu tư.
Đó cũng là lý do chính quyền huyện Đông Hải cương quyết đập bỏ chợ Gành Hào chứ không nhượng bộ tiểu thương nữa. (G.Đ.)

Tiểu thương chợ Hà Tĩnh đồng loạt đóng quầy phản đối BQL

 - Hàng trăm tiểu thương tại chợ Hà Tĩnh (TP. Hà Tĩnh) phản ứng việc Ban quản lý chợ Hà Tĩnh gia hạn cho các tiểu thương thuê ki ốt 3 tháng thay vì hợp đồng dài hạn bằng cách…không bán hàng để bãi thị.
Sáng ngày 26/11, hàng trăm tiểu thương tại chợ Hà Tĩnh đã tổ chức bãi thị, tụ tập phản đối Ban quản lý chợ với lý do, hiện hợp đồng thuê ki ốt tại chợ Hà Tĩnh đã hết hạn và chỉ gia hạn cho các tiểu thương thuê lại các ki ốt trong vòng 3 tháng.
Bà Nguyễn Thị Hòa cho biết, họ buôn bán kinh doanh tại chợ Hà Tĩnh hàng chục năm nay, năm 1999 chợ Hà Tĩnh bị hỏa hoạn thiêu rụi, các tiểu thương cùng với tỉnh Hà Tĩnh bỏ tiền ra xây dựng lại chợ mới.
Tiểu thương chợ Hà Tĩnh đồng loạt đóng quầy phản đối BQL

Các tiểu thương đóng cửa ki ốt từ 8h sáng để phản đối.
Năm 2001 việc xây dựng chợ mới hoàn thành, các tiểu thương bắt đầu di dời vào chợ mới và kí hợp đồng thuê các ki ốt để buôn bán kinh doanh.
Ngày 24/11 vừa qua, Ban quản lý chợ Hà Tĩnh trực tiếp mời đại diện các tiểu thương họp và thông báo thời hạn thuê các ki ốt đã hết, đồng thời đề nghị các tiểu thương ký lại hợp đồng thuê các ki ốt với thời hạn là 3 tháng.
“Ban quản lý chợ chỉ cho các tiểu thương thuê lại ki ốt thêm 3 tháng là hết sức vô lý, vì chợ này chúng tôi đóng góp tiền vào xây dựng, lẽ ra chúng tôi được thuê vĩnh viễn chứ không phải chỉ được 15 năm như hợp đồng cũ” – bà Hòa nói.
Theo bà Hòa, sở dĩ năm 2001 khi kí hợp đồng thuê lại các ki ốt tại chợ mới, do các tiểu thương không đọc nội dung trong hợp đồng, nhầm lẫn trong việc đóng tiền mua lại các ki ốt trong vòng 15 năm với việc hợp đồng chỉ có thời hạn 15 năm nên kí vào hợp đồng.
“Hàng chục năm nay chúng tôi bám chợ để sinh sống, hiện nay đã hết hợp đồng, Ban quản lý chỉ cho thuê thêm 3 tháng, hết hợp đồng 3 tháng rồi thì chúng tôi biết làm gì để sinh sống” – bà Hòa bức xúc nói.
Bà Thái Thị Phi cho biết, bà kinh doanh tại chợ Hà Tĩnh đã 25 năm nay, năm 1999 chợ bị cháy nên bà trực tiếp đóng một khoản tiền lớn để xây dựng chợ mới.
Tiểu thương chợ Hà Tĩnh đồng loạt đóng quầy phản đối BQL

Hàng trăm tiểu thương tụ tập phản đối ngay tại trung tâm chợ Hà Tĩnh

Hiện nay thời hạn hợp đồng thuê ki ốt đã hết, không hiểu lý do gì Ban quản lý chợ chỉ cho các người dân gia hạn 3 tháng thay vì kí lại bản hợp đồng dài hạn hơn.
“Chúng tôi đã bỏ tiền ra mua ki ốt lẽ ra phải thuộc quyền sở hữu lâu dài chứ không phải chỉ được thuê 15 năm như hợp đồng cũ. Bây giờ nguyện vọng của chúng tôi là hết hợp đồng cho chúng tôi ký lại và hợp đồng vĩnh viễn để dân chúng tôi yên tâm làm ăn buôn bán” bà Phi nói.
Chỉ đạo của trên
Ông Nguyễn Duy Hòa – Trưởng ban Quản lý chợ tỉnh cho biết, sau khi nhận được thông tin các tiểu thương bãi thị phản đối Ban quản lý đã cử người nắm tìm hình và khuyên các tiểu thương buôn bán trở lại.
Theo ông Hòa, việc chỉ cho các người dân gia hạn trong 3 tháng là chủ trương của Sở Công thương và UBND TP. Hà Tĩnh. Hết hợp đồng 3 tháng thì sẽ tiếp tục gia hạn cho các tiểu thương?.
Trả lời câu hỏi của VietNamNet, vì sao không thực hiện một bản hợp đồng dài hạn hơn thay vì bản hợp đồng 3 tháng, hết 3 tháng lại phải gia lại? ông Hòa cho biết đây là chủ trương, Ban quản lý chỉ làm theo chỉ đạo chứ không có quyền quyết định.
Lê Minh

Bị địa phương o ép, tiểu thương chợ Đức Phổ dắt díu nhau ra TW kêu cứu

Thứ Tư, 13/7/2016 00:15 GMT+7

(PLO) -Chợ Đức Phổ (thị trấn Đức Phổ, huyện Đức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi) vừa được nâng cấp, xây thêm từ năm 2013. Gần 500 tiểu thương kinh doanh ở đây cũng được kí hợp đồng thuê ki ốt 10 năm. Nhưng chỉ hai năm sau, tiểu thương chợ Đức Phổ bất ngờ nhận được thông báo di dời về trung tâm thương mại vì lí do chợ cũ xuống cấp. Cuối tháng 6/2016, các tiểu thương nhận được thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê ki ốt từ UBND thị trấn Đức Phổ. 
    Bị địa phương o ép, tiểu thương chợ Đức Phổ dắt díu nhau ra TW kêu cứu
    Các tiểu thương từ Quảng Ngãi ra Hà Nội kêu cứu .
    Cho rằng những việc làm này có dấu hiệu mờ ám, tư lợi nên các tiểu thương cắt cử nhau người ở lại quê giữ chợ, gần 30 người được “cử” ra Hà Nội kêu cứu các cơ quan Trung ương.
    Chợ mới sửa đã xuống cấp?
    Sau nhiều ngày thuê trọ chờ đợi, chiều ngày 8/7/2016, nhóm tiểu thương trên cho biết đã được cán bộ Ban tiếp dân Trung ương (trụ sở ở quận Hà Đông) nhận đơn. Có tất cả 26 tiểu thương lặn lội từ Quảng Ngãi ra Hà Nội khiếu nại. Họ mang theo đơn thư đại diện cho 400 tiểu thương đang kinh doanh tại chợ Đức Phổ: “Do điều kiện khó khăn, các tiểu thương góp tiền cử nhóm nhỏ ra Hà Nội khiếu nại”, một người cho hay.
    Các tiểu thương trình bày: Chợ Đức Phổ hình thành từ năm 1967, nằm gần khu dân cư nên thuận tiện cho việc mua bán. Sau nhiều lần cải tạo, hiện chợ có diện tích trên 5.000m2. Gần đây nhất, năm 2011 UBND thị trấn Đức Phổ và ban quản lý đứng ra thông báo dự án nâng cấp, xây mới một số hạng mục trong chợ với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng. Theo thông báo, số tiền này sẽ được chia đều vào giá thuê các ki ốt.
     Hợp đồng thuê ki ốt tại chợ Đức Phổ có thời hạn 10 năm, nhưng nay đã bị chính quyền địa phương “xé bỏ”
    Đến năm 2013 việc cải tạo hoàn thành. Sau đó giữa UBND thị trấn và tiểu thương làm hợp đồng thuê ki ốt với giá từ 40 triệu đến 120 triệu đồng/ki ốt, tùy theo diện tích, vị trí. Thời hạn hợp đồng10 năm.
    Việc kinh doanh ở chợ diễn ra suôn sẻ được 2 năm thì tháng 3/2015, các tiểu thương nhận được thông báo di dời sang Trung tâm thương mại - dịch vụ chợ Đức Phổ Đức Phổ (sau đây gọi tắt là trung tâm thương mại) cách chợ cũ 4km để nhường chỗ xây dựng công viên cây xanh. Liền sau đó, hết ban quản lý đến đại diện thị trấn, huyện xuống thông báo, họp bàn với tiểu thương về việc di dời chợ.
    Vẫn theo lời tiểu thương, UBND thị trấn lấy do di dời vì chợ cũ xuống cấp, chật chội, không đảm bảo an toàn cháy nổ. Song những người buôn bán ở đây cho rằng những lí do trên không thuyết phục. Bởi chợ vừa được nâng cấp, xây thêm một số hạng mục. Ngoài ra trong chợ còn rất nhiều ki ốt chưa có người thuê nên không thể nói quá tải, xuống cấp.
    Mặt khác theo thông báo của chính quyền thì giá thuê ki ốt ở trung tâm thương mại cao gấp nhiều lần. Ví dụ một ki ốt rộng khoảng 4m2 cùng một vị trí thì ở chợ cũ giá hợp đồng 5 triệu đồng/5 năm. Còn ở trung tâm thương mại là 40 triệu/ 5 năm. 
    Trong khi đó việc kinh doanh ngày càng khó khăn, chưa kể trung tâm thương mại nằm xa khu dân cư, vắng khách. Thậm chí tại các buổi đối thoại, tiểu thương đặt câu hỏi tại sao chợ vừa được nâng cấp mấy tỉ đồng, vừa sử dụng 2 năm đã đập phá gây lãng phí thì đại diện chính quyền không trả lời.
    Góp tiền ra Trung ương kêu cứu
    Điều khiến các tiểu thương bức xúc nữa là trung tâm thương mại được khởi công từ năm 2012, song song với thời gian nâng cấp, mở rộng chợ Đức Phổ. Tuy nhiên tất cả tiểu thương đều không biết thông tin họ sẽ được di dời về trung tâm thương mại kinh doanh sau khi xây dựng xong:
    “Nếu có kế hoạch di dời từ trước, chính quyền và ban quản lý chợ phải thông báo để chúng tôi tránh lãng phí đầu tư. Bao nhiêu tiền của bỏ ra sửa ki ốt, rồi có người mới mua lại ki ốt chưa kịp hoàn vốn nay phải di dời. Lạ nhất là chính quyền còn kí hợp đồng với tiểu thương thời hạn 10 năm”, một người cho hay. 
    “Tại buổi đối thoại gần đây, ông Bí thư huyện còn nói việc xây trung tâm thương mại thay thế chợ đã thông báo cho các hộ dân bị thu hồi đất biết. Nhưng những hộ dân đó có bị ảnh hưởng từ việc di dời chợ như chúng tôi đâu”, chị Nguyễn Thị Bích Lê (SN 1974), nêu ý kiến.
    Thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê ki ốt của chính quyền.
    Trước đó tại các buổi làm việc, chính quyền huyện Đức Phổ đưa ra ba lựa chọn cho các tiểu thương: Thứ nhất, hoán đổi ki ốt từ chợ cũ sang trung tâm thương mại nhưng khác vị trí. Thứ hai, hộ nào không đồng ý thì huyện trả lại tiền và lãi suất theo ngân hàng. Thứ ba, người dân có thể khởi kiện chính quyền ra tòa án.
    Hàng trăm tiểu thương chợ Đức Phổ cho rằng những phương án trên đều đẩy phần thiệt về phía người dân. Thực tế giá chuyển nhượng các ki ốt, số tiền họ bỏ ra đầu tư lớn hơn nhiều so với giá lãi suất ngân hàng. 
    Nhưng họ phẫn nộ nhất là cách thực hiện của chính quyền: “Thử hỏi một dự án di dời hàng trăm tiểu thương lại thực hiện hối hả như vậy. Chúng tôi không được thông báo trước để chuẩn bị gì cả. Chính quyền cũng không lắng nghe ý kiến của chúng tôi. Những thắc mắc của người dân chưa được giải đáp thỏa đáng thì làm sao tiểu thương chúng tôi phục”, tiểu thương Lê Thị Thu Thủy nói.
    Bởi những lí do trên, nên 400 tiểu thương không đồng ý di dời sang trung tâm thương mại. Sau nhiều buổi làm việc, đối thoại không thành, ngày 30/6/2016, UBND thị trấn Đức Phổ đã gửi cho các hộ kinh doanh thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê quầy, ki ốt tại chợ Đức Phổ từ ngày 1/7/2016.
    Theo thông báo này, các tiểu thương tự thu dọn hàng hóa, trả lại mặt bằng. Nếu hộ nào không đồng ý có thể khởi kiện ra tòa án đòi bồi thường.
    Nhóm tiểu thương đại diện cho những người kinh doanh, mua bán ở chợ Đức Phổ cho biết suốt một năm qua họ không thể an tâm kinh doanh. Trong lúc tất cả vốn liếng đều đầu tư vào các ki ốt chưa thể thu hồi vốn.
    Trong khi đó phía chính quyền giải thích chưa thỏa đáng nên họ liên tục khiếu kiện, tố cáo. Tuy nhiên kết quả chỉ là những tờ thông báo chuyển đơn. Ngay cả nguyện vọng được đối thoại với lãnh đạo chính quyền của tiểu thương cũng không được chấp nhận.
    Gần đây nhất, tiểu thương chợ Đức Phổ nhận được thông báo sẽ cưỡng chế di dời chợ vào ngày 11/7 tới đây. Lo lắng những “cần câu cơm” bị bẻ gãy, họ quyết định họp bàn, cử lại 26 người lên xe ra Thủ đô kêu cứu. Những tiểu thương còn lại ở nhà “giữ chợ”.
    Nhóm tiểu thương đang có mặt tại Hà Nội cho biết họ sẽ tiếp tục ở lại kêu cứu đến khi nào có kết quả mới về quê. Để tiết kiệm chi phí, họ thuê phòng trọ tập thể giá 20 ngàn đồng/người/ngày: “Mỗi ngày chỉ ăn một bữa cơm, chúng tôi phải mua bánh mì siêu thị về ăn thêm. Ai cũng nghèo khó cả, xác định cuộc “đấu tranh” còn kéo dài nên phải tiết kiệm tối đa”, một tiểu thương chia sẻ.
    Theo kết luận số 332/KL-TTCP ngày 10/2/2015 của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai và quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ tháng 1/2007 đến 6/2013, thì dự án khu thương mại dịch vụ chợ Đức Phổ kết hợp nhà ở liền kề nằm trong danh sách được giao đất không đúng quy hoạch với diện tích 6,7 ha. Chủ đầu tư dự án này còn nợ hơn 5 tỷ đồng tiền sử dụng đất.
    Trị Thiên
    Công an cầm dao lưỡi liềm, dân thề "sống chết cùng giữ chợ" Vĩnh Tân
    (VienDongDaily.Com - 20/08/2016)
    Hình của thường dân cung cấp cho mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo cho thấy công an cầm dùi cui và dao lưỡi liềm để sẵn sàng đánh, chém người dân tại chợ Vĩnh Tân ngày thứ Năm vừa qua.

    ĐỒNG NAI - Vào chiều thứ Năm, hơn 30 công an mặc sắc phục và nhiều thanh niên lạ mặt (du côn) mặc áo sơ mi cầm dao lưỡi liềm, dùi cui xuống chợ Vĩnh Tân trấn áp và gây khó khăn cho các người buôn bán tiểu thương. Người dân bị yêu cầu không được treo băng rôn biểu ngữ trong khi nhà cầm quyền xã, huyện và tỉnh thông báo sẽ cưỡng chế chợ trong nay mai mà không bồi thường một cách thỏa đáng cho bà con.

    Theo lời kể của một tiểu thương ở chợ Vĩnh Tân, vào trưa thứ Năm, 19 tháng Tám, 2016 có ít nhất bảy cán bộ xã mặc đồ dân sự xuống chợ Vĩnh Tân để đo đạc.

    Chị Nguyễn Thị Mầu, tiểu thương chợ Vĩnh Tân cho biết các hộ kinh doanh đã không được chính quyền địa phương thông báo về việc này.

    Các tiểu thương đã yêu cầu những người này chấm dứt việc đo đạc. Trong phản ứng sau đó, bà con tiểu thương đã treo các băng rôn biểu ngữ xung quanh chợ với nội dung như: “Đất chợ do dân hoán đổi mục đích để làm chợ, sống chết cùng giữ chợ,” “Chúng tôi quyết không di dời,” “Tiểu thương chợ Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đi tìm công lý.”

    Tuy nhiên, vài giờ sau nhà cầm quyền đã cho công an và nhiều thanh niên lạ mặt hăm dọa bà con tiểu thương bằng liềm và dùi cui, sẵn sàng chém đánh dân, khiến người buôn bán phải lo sợ.

    Vào khoảng 5:30 chiều, nhà cầm quyền huy động một lực lượng hơn 30 người gồm công an và dân phòng, trật tự khu phố với dùi cui và rìu đến để uy hiếp bà con tiểu thương. Công an yêu cầu các tiểu thương dỡ bỏ băng rôn, khẩu hiệu và nói rằng muốn giăng biểu ngữ phải lên xã xin phép. Nếu chính quyền địa phương cho phép thì mới được giăng biểu ngữ.

    Chị Nguyễn Thị Mầu nói với Dân Làm Báo, “Đất chợ của dân, do dân hoán đổi làm chợ từ năm 1987 mà có. Đến năm 1991, bà con đã thực hiện việc làm ăn, buôn bán tại chợ. Việc này đã được chính quyền địa phương chấp nhận, tức là chúng tôi làm ăn hợp pháp. Chúng tôi làm ăn lâu dài ở đây, trên mảnh đất có quyền sở hữu hẳn hoi chứ không phải là chợ cóc, chợ tạm hay chiếm dụng. Vậy mà sau này chính quyền địa phương nói đây là đất công và đuổi chúng tôi đi để lấy. Chúng tôi không muốn rời khỏi mảnh đất mà chúng tôi đã làm ăn, sinh sống nhiều năm nay.”

    Như vậy chợ Vĩnh Tân là đất tư, thuộc quyền quản lý và sở hữu hợp pháp của dân tiểu thương, được xã thực hiện hoán đổi đất cho người dân từ cuối thập niên 1980, để xây dựng UBND xã và chuyển bà con về khu vực chợ Vĩnh Tân hiện nay.

    Tuy nhiên, nhà cầm quyền giờ đây lại lật lọng khi nói đất chợ Vĩnh Tân là đất công, do UBND xã lúc bấy giờ xây dựng chợ không có kinh phí để trả cho ngân hàng, nên đã tự in ra giấy và bán đất cho tiểu thương.

    Các tiểu thương cho biết, sau khoảng một tiếng đồng hồ không cãi lý được với người dân, lực lượng công an lại lục tục kéo nhau về. Bà con cũng cho biết, vào ban đêm họ sẽ không về nhà và ở lại để giữ chợ.
    Chợ Vĩnh Tân là nơi hàng trăm tiểu thương làm ăn, buôn bán nhiều năm nay. Tuy nhiên, năm 2006, chính quyền địa phương có chủ trương di dời, giải tỏa chợ và yêu cầu các hộ kinh doanh chuyển đến khu chợ mới cách đó hơn 500 thước. Khu chợ mới lại do một doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng với giá thuê sạp rất cao. Hơn nữa, địa điểm mới cũng không thuận tiện cho việc kinh doanh, buôn bán nên các tiểu thương nhất quyết không chịu di dời.

    Các hộ kinh doanh ở đây đã nhiều lần phải thức đêm canh chợ. Có thời điểm, bà con phải mang quan tài để trước chợ để phản đối chủ trương di dời này.

    Ông Hùng, một tiểu thương biết rõ nguồn gốc đất chợ Vĩnh Tân nói với mạng GNsP, “Trước năm 1987, chợ tự phát mọc trước khu đất nhà ông Vòng A Sám, sau đó xã mới vận động bà con hiến đất và hoán đổi đất để đổi lấy một miếng đất nhỏ trong khu đất trống mà hiện nay được gọi là chợ Vĩnh Tân, cách chợ Vĩnh Tân hiện nay là 100 mét. Họ hoán đổi đất của bà con tiểu thương, và nhà cầm quyền đã xây dựng UBND xã. Thửa 371.b, tờ bản đồ số 11 là đất của các ông Sám, ông Hòa, ông Đức, ông Cam, ông Sen.”

    Ông Vòng A Sám cũng nói với GNsP, “Vào năm 1987, xã Vĩnh Tân mới thành lập, chưa có Ủy ban. Xã đến gia đình tôi vận động đưa đất để xây Ủy ban. Gia đình tôi không đồng ý. Khi gia đình tôi xây cất nhà thì xã đến đòi cưỡng chế đất của gia đình tôi, sau đó họ đến cưỡng chế, dỡ nhà của tôi [nhưng] gia đình tôi cố gắng giữ đất. Sau đó, họ nói sẽ đền bù, hoán đổi đất cho gia đình tôi. Xã không có đất nên đã lấy đất của chợ hoán đổi cho gia đình tôi.”

    Một hoàn cảnh bị cưỡng chế nhà bi đát hơn khi cả gia đình: chồng ốm, vợ đang trong thời kỳ nghỉ dưỡng thai sản, con còn bé nhưng nhà cầm quyền vẫn ra tay cưỡng chế và giải tỏa nhà. Ông Lý Hồng Phía, tiểu thương buôn bán ở chợ Vĩnh Tân, kể lại, “Cách đây 30 năm, xã vận động gia đình tôi hoán đổi đất nhưng gia đình tôi không đồng ý. Trong thời gian đó, tôi bị ốm nằm bệnh viện do tôi bị bệnh sốt xuất huyết, còn vợ tôi mới sanh con thì họ đến nhà tôi, tháo nhà tôi ra và bắt chúng tôi ở trong một túp lều trên một khu đất trống. Sau đó họ giao cho chúng tôi một miếng đất trong chợ Vĩnh Tân này. Chúng tôi làm ăn buôn bán thì gia đình tôi xây được căn nhà này.”

    Qua các lời tường trình của bà con tiểu thương cho thấy, “chợ tự phát” là đất tư, Xã đã thực hiện hoán đổi đất cho bà con để xây dựng UBND xã và chuyển bà con về khu vực chợ Vĩnh Tân hiện nay, thì khu đất chợ Vĩnh Tân hiện nay là đất tư và thuộc sở hữu của bà con chợ Vĩnh Tân.

     

                            

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét