Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 24/b (W W I)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                   Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất - Tập 3+4/10


11 bức ảnh khó tin về Thế chiến thứ nhất


Máy nghe trộm khổng lồ, binh sĩ đồng tính, lính Italy đóng băng là 3 trong số những ảnh khó tin về quân đội và công nghệ ở cuộc đại chiến đầu thế kỷ 20.
Nhập mô tả cho sảnh
Trước khi radar ra đời, những binh lính trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất phải sử dụng thiết bị nghe trộm khổng lồ để xác định hướng di chuyển của máy bay đối phương. Thiết bị bao gồm loa khuếch đại âm thanh và tai nghe.
Nhập mô tả cho ảsnh
Mảnh bom với chiều dài 4 cm găm vào cuốn kinh thánh của Kurt Geiler, một lính bộ binh thuộc quân đội Đức.
Nhập mô tả cho ảsnh
18.000 binh sĩ xếp thành hình tượng Nữ thần Tự do. Chỉ riêng ngọn đuốc với chiều dài 0,8 km cần đến 12.000 người. Chính phủ Mỹ in ảnh trên trái phiếu chiến tranh.
Nhập mô tả cho ảsnh
Trong Thế chiến I, 65.000 binh sĩ phải điều trị chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương (PTSD), hàng nhìn người khác mang tiếng hèn nhát vì bệnh rối loạn tâm lý. PTSD gây ra những chấn thương trong não, dẫn đến các triệu chứng tương tự như chấn thương não (TBI) mà các cựu binh mắc phải sau vụ khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ.
Nhập mô tả cho ảssnh
Một binh sĩ Áo - Hung với đôi mắt ấn tượng.
Nhập mô tả cho ảnsh
Xác binh sĩ Italy trong băng trên dãy Alps trong cuộc chiến với quân Áo.                                                                      
Nhập mô tả cho ảnsh
Động tác thân mật của hai binh sĩ đồng tính trong Thế chiến I.                                                            
Nhập mô tả cho ảsnh
Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, hai phe Hiệp Ước và Liên Minh sử dụng động vật để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát cũng như truyền tin. Bồ câu tỏ ra rất phù hợp cho những nhiệm vụ như vậy.
Nhập mô tả cho ảsnh
Một nữ công nhân khai thác gỗ. Trong Thế chiến I, những người phụ nữ làm việc trong các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh. Họ đóng góp một phần không nhỏ vào chiến thắng của phe Hiệp Ước.
Nhập mô tả cho ảnsh
Năm 1916, một nhiếp ảnh gia đã chụp cảnh bé gái dũng cảm đứng cạnh quả bom nổ chậm. Ngày nay, người ta vẫn thấy vật liệu nổ sót lại từ hai cuộc chiến tranh thế giới ở châu Âu.
Nhập mô tả cho sảnh
Bức ảnh tuyên truyền cho thấy hình ảnh "người lính lý tưởng" theo cảm nhận của người dân nước Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

10 căn cứ quân sự bỏ hoang nổi tiếng thế giới

Căn cứ tàu ngầm tối mật ở Crimea, sân bay ở Croatia hay chòi gác giữa Biển Bắc là 3 trong 10 cơ sở quân sự nổi tiếng không còn được sử dụng.
Nguyễn Sương
Ảnh: Wearethemighty

Nguyên nhân và tính chất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất

I. Nguyên nhân và tính chất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất

1. Nguyên nhân

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất là kết quả tất nhiên của sự phát triển kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản thế giới vào những năm đầu thế kỷ XX. Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển tới giai đoạn mới - giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Quy luật phát triển không đều giữa các nước tác động mạnh mẽ vào các mặt của đời sống xã hội. Một số nước đi vào con đường tư bản chủ nghĩa muộn, nhưng phát huy được những lợi thế riêng và lợi dụng được những thành tựu khoa học kỹ thuật nên đã có độ tăng trưởng nhảy vọt, vượt qua các nước tư bản cũ. Vào năm 1860, Anh và Pháp đứng đầu và thứ hai trong nền sản xuất công nghiệp thế giới, nhưng đến năm 1913, Mỹ và Đức lại chiếm địa vị đó.
Những nước phát triển sau cần có thị trường trong khi những nước đi trước tuy đã chiếm một số lớn thuộc địa, nhưng vẫn muốn chiếm thêm thị trường mới. Nhưng thế giới đã bị chia xong, không còn có “chỗ trống” như trong thế kỷ trước đây nữa. Do đó, nổ ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước đế quốc để giành giật của nhau thị trường, thuộc địa và phân chia lại thế giới. Những cuộc đấu tranh ấy đã bắt đầu diễn ra từ những năm cuối của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ thứ XX: chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha (1898), chiến tranh Anh-Bôơ (1899-1902), chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905).
Sự tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tất yếu đưa đến việc gây chiến tranh với nhau để chia lại đất đai trên thế giới. Đế quốc Đức hung hăng nhất vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại có ít thuộc địa. Từ đó, ở châu Âu hình thành 2 tập đoàn gây chiến, chống đối nhau: một bên là Đức, Áo - Hung và Thổ Nhĩ Kỳ; một bên là Anh, Pháp, Nga. Cả hai tập đoàn đều ôm mộng xâm lược và điên cuồng chạy đua vũ trang.
Khi phát động chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đế quốc Đức muốn tiêu diệt kẻ kình địch của mình là Anh, Pháp và Bỉ để chiếm thuộc địa của các nước đó, làm suy yếu Nga hoàng, giật lấy Ba Lan, Ucraina và miền gần biển Ban Tích; Áo-Hung thì muốn chiếm Xécbi; Thổ thì mơ tưởng xâm chiếm miền Tơrăng Cápca của Nga. Còn phe đối lập thì Anh muốn đánh tan Đức, để tiêu diệt kẻ địch thủ nguy hiểm nhất trên thị trường thế giới, giật của Thổ miền Mêdôpôtami và Palétxtin, củng cố địa vị của mình ở Ai Cập; Pháp mong lấy lại miền Andát và Lôren đã bị Đức chiếm trước đây và xâm chiếm khu vực sông Xarơ; Nga muốn sáp nhập Galixi vào mình, phân chia Thổ Nhĩ Kỳ, xâm chiếm Côngxtăngtinốp và eo biển HắcHải.
Nhật tham chiến đứng về phía Anh với mục đích chiếm các thuộc địa của Đức ở Thái Bình Dương và lợi dụng cuộc tranh chấp giữa các nước đế quốc để củng cố địa vị ở Trung Quốc. Ý lúc đầu ngả nghiêng giữa hai khối, đã tham gia liên minh Đức và Áo-Hung sau được Anh-Pháp-Nga hứa hẹn nhiều nên ngả theo. Còn Mỹ làm giàu rất nhanh trong cuộc chiến tranh này, giữ thái độ “trung lập”, mãi đến năm 1917 mới tham chiến. Mỹ bí mật bán vũ khí cho hai phe và lợi dụng sự kiệt quệ của hai bên để buộc các nước tham chiến ký một hòa ước phù hợp với tham vọng làm bá chủ thế giới của Mỹ.
Như vậy là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc bắt nguồn từ quy luật phát triển về kinh tế, chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa và đã được chuẩn bị trong nhiều năm. Nguyên nhân cơ bản của cuộc chiến tranh là do mâu thuẫn giữa các đế quốc, chủ yếu là mâu thuẫn giữa đế quốc Đức và đế quốc Anh.
Ngoài mục đích phân chia lại thị trường, các nước đế quốc gây ra cuộc chiến tranh còn có một âm mưu khác: cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1900 ở châu Âu và cuộc Cách mạng 1905 ở Nga làm cho những mâu thuẫn xã hội trong các nước tư bản ngày càng trở nên gay gắt. Phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ. Giai cấp tư sản các nước đế quốc gây ra chiến tranh nhằm đánh lạc hướng chú ý của công nhân đối với các vấn đề chính trị và xã hội trong nước, tuyên truyền chủ nghĩa sô-vanh để ngăn cản sự phát triển của phong trào cách mạng trong nước, đàn áp giai cấp vô sản, chia rẽ phong trào công nhân thế giới. Giai cấp cầm quyền các nước đều muốn lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc.

2. Tính chất

Cuộc chiến tranh do các nước đế quốc chuẩn bị và tiến hành nhằm giành giật thuộc địa của nhau là một cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa, phản động. Nó là sự kế tục chính sách cướp bóc, nô dịch bằng thủ đoạn bạo lực đối với nhân dân các nước khác.
Về tính chất của cuộc chiến tranh này, Lênin đã chỉ rõ như sau:
“Về cả hai phía, cuộc chiến tranh đó đều là chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, điều đó hiện nay không còn phải bàn cãi gì nữa. (...) Chiến tranh vô luận là do giai cấp tư sản Đức hoặc do giai cấp tư sản Anh-Pháp tiến hành, cũng đều nhằm mục đích cướp bóc các nước khác, bóp nghẹt các dân tộc nhược tiểu, thống trị thế giới về mặt tài chính, chia và chia lại thuộc địa, cứu chế độ tư bản chủ nghĩa đang giãy chết, bằng cách lừa bịp và chia rẽ công nhân các nước”[1]
Như vậy, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đứng về cả hai phe tham chiến mà xét thì đều là chiến tranh ăn cướp, chiến tranh đế quốc, hậu quả của sự phát triển các lực lượng kinh tế, chính trị trên nền tảng chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Để che đậy tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh, giai cấp tư sản các nước đế quốc đã ra sức tuyên truyền để lôi kéo quần chúng ủng hộ mình trong việc tiến hành chiến tranh. Các nước đều nêu lên khẩu hiệu chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ văn hóa, bảo vệ tự do của các dân tộc. Không phải chỉ ở Anh, Pháp, Đức, Nga mà ở bất cứ nước nào, các đảng tư sản và chính phủ đế quốc cũng đều che giấu mục đích thật sự của cuộc chiến tranh. Họ tìm cách làm cho nhân dân tin rằng tiến hành chiến tranh là để cứu vớt dân tộc, cố chứng minh rằng nước mình bị tấn công nên phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc. Luận điệu tuyên truyền giả dối đó đã gây nên nhiều hậu quả tai hại trong phong trào công nhân và quần chúng nhân dân, không thấy rõ bản chất phản động của cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa.

Chú thích


V.Lênin: “Thư từ nước ngoài gửi về” Toàn tập. Tập 31. NXB Tiến bộ Mátxcơva 1981. tr.18. In nghiêng trong nguyên bản.

#47 – Cân bằng quyền lực và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất

Print Friendly

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Balance of Power and World War I” (Chapter 3), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 59-86.
Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Cân bằng quyền lực
Người ta thường cho rằng nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là do vấn đề “cân bằng quyền lực”, một trong những khái niệm thường xuyên được sử dụng trong chính trị quốc tế, song đồng thời cũng là một trong những khái niệm gây nhiều tranh cãi. Khái niệm này thường được sử dụng một cách lỏng lẻo nhằm miêu tả và biện minh đủ loại vấn đề. Nhà triết học người Anh thế kỷ 18 David Hume đã miêu tả cân bằng quyền lực như một nguyên tắc cơ bản của chính trị thực dụng, nhưng Richard Cobden,  một người theo chủ nghĩa tự do của Anh vào thế kỷ 19 đã gọi đó là “một điều không thực tế, không thể miêu tả được và không thể hiểu được.”[1] Còn Woodrow Wilson, tổng thống Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho rằng cân bằng quyền lực chính là một nguyên tắc xấu xabởi nó khuyến khích các chính khách coi các quốc gia như những miếng phô mai được cắt ra từng miếng vì lợi ích chính trị mà không đếm xỉa tới lợi ích người dân.
Wilson cũng không hứng thú với vấn đề cân bằng quyền lực vì ông tin rằng đó là nguyên nhân của các cuộc chiến. Phe ủng hộ chính sách cân bằng quyền lực thì lập luận rằng cân bằng quyền lực tạo ra sự ổn định. Tuy nhiên hoà bình và ổn định không phải là những khái niệm giống nhau. Trong hơn năm thế kỷ tồn tại của hệ thống nhà nước Châu Âu, các cường quốc đã tham gia vào 119 cuộc chiến tranh. Hiếm khi có được hoà bình vì trong ¾ thời gian đó luôn có ít nhất một cuộc chiến liên quan đến các cường quốc. Mười trong số các cuộc chiến tranh đó đã diễn ra với quy mô lớn với sự tham gia của nhiều cường quốc mà người ta vẫn thường gọi là chiến tranh thế giới hay các cuộc chiến giành bá quyền. Như vậy, nếu chúng ta đưa ra câu hỏi rằng liệu cân bằng quyền lực có bảo tồn được hoà bình trong hệ thống các quốc gia hiện đại năm thế kỷ đã qua hay không thì câu trả lời sẽ là không.
Không có gì đáng ngạc nhiên với câu trả lời trên vì các quốc gia cân bằng quyền lực nhằm duy trì độc lập chứ không phải duy trì hoà bình. Cân bằng quyền lực giúp bảo tồn hệ thống vô chính phủ các quốc gia riêng lẻ chứ không phải bảo tồn từng quốc gia. Ví dụ, vào cuối thế kỷ 18 Ba Lan đã thực sự bị coi là miếng phô mai và bị chia cắt thành từng mảnh bởi các quốc gia láng giềng như Áo, Phổ và Nga – mỗi bên đều cố giành lấy miếng lớn nhất. Gần đây hơn, năm 1939, Stalin và Hitler lại cùng nhau thỏa thuận cắt đất của Ba Lan một lần nữa và cho các quốc gia vùng Baltic sáp nhập vào Liên Xô. Vì vậy các nước Litva, Latvia và Estonia đã trở thành những nước cộng hòa thuộc Liên Xô trong hơn nửa thế kỷ cho đến tận năm 1991. Cân bằng quyền lực không duy trì được hoà bình và đôi khi cũng không duy trì được độc lập của mỗi quốc gia nhưng lại giúp duy trì hệ thống vô chính phủ của các nhà nước.
Quyền lực
Để hiểu được về cân bằng quyền lực chúng ta cần phải bắt đầu từ định nghĩa về quyền lực. Quyền lực được ví như tình yêu, dễ trải nghiệm qua nhưng khó có thể đo đếm hay đưa ra định nghĩa chính xác. Quyền lực là khả năng để đạt tới những mục tiêu, mục đích đã đề ra. Cụ thể hơn, quyền lực là khả năng tác động đến người khác để đạt được những gì mình mong muốn. Robert Dahl, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Yale, đã định nghĩa quyền lực là khả năng sai khiến người khác làm những việc mà nếu không bị sai khiến họ sẽ không làm. Nhưng khi chúng ta xem xét quyền lực dưới phương diện thay đổi hành vi của người khác thì chúng ta cần phải biết những sở thích của họ. Nếu không, chúng ta sẽ tự huyễn hoặc về quyền lực của mình. Tuy nhiên việc biết trước cách người khác hay các quốc gia khác hành xử như thế nào nếu không có sự can thiệp của chúng ta là một điều không hề dễ dàng.
Định nghĩa quyền lực theo hành vi có thể hữu ích đối với các nhà thống kê và sử gia, những người đã dành nhiều thời gian tái hiện lại quá khứ, song với các chính khách và nhà lãnh đạo có tư tưởng thực dụng thì dạng định nghĩa quyền lực này có vẻ không ổn thỏa. Các nhà lãnh đạo chính trị thường quan niệm rằng khả năng sai khiến, điều khiển người khác liên quan tới việc sở hữu một số nguồn lực nào đó. Những nguồn lực này bao gồm: dân số, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, quy mô của nền kinh tế, tiềm lực quân sự và sự ổn định chính trị cùng vô số những yếu tố khác. Bản chất của định nghĩa này là nhằm khiến cho quyền lực được xác định một cách cụ thể hơn, có thể đo lường được và dễ đoán biết hơn là định nghĩa quyền lực theo hành vi. Theo cách hiểu này, quyền lực nghĩa là việc nắm giữ được nhiều quân bài tốt hơn các đối thủ khác trong một ván bài xì tố (poker) quốc tế. Nguyên tắc cơ bản của trò xì tố là nếu đối thủ của bạn để lộ các quân bài đủ sức đánh bại tất cả các quân bài mà bạn đang có thì đó là lúc bạn nên dừng cuộc chơi. Nói cách khác, nếu bạn biết chắc nếu xảy ra chiến tranh bạn sẽ nhận phần thua thì bạn không nên bắt đầu cuộc chiến tranh đó làm gì.
Tuy nhiên, đã có một vài cuộc chiến tranh được khơi mào bởi những kẻ rốt cuộc bại trận. Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo chính trị đôi khi chấp nhận mạo hiểm hoặc phạm sai lầm. Nhật Bản vào năm 1941 hay Iraq vào năm 1990 là những ví dụ tiêu biểu. Thông thường, trong cuộc chơi của chính trường quốc tế, không phải tất cả các đối thủ đều để ‘lộ bài”. Cũng như trong trò xì tố, hù dọa hay lừa bịp cũng có thể tạo được một sự khác biệt lớn. Thậm chí ngay cả khi không gian dối thì sai lầm vẫn có thể xuất hiện trong việc xác định nguồn lực nào là phù hợp nhất trong những tình huống nhất định. Ví dụ, Anh và Pháp có nhiều xe tăng hơn Hitler vào năm 1940 nhưng xe tăng của Hitler lại có khả năng tác chiến cao hơn và quan đội phát xít cũng có những chiến lược quân sự tốt hơn.
Sự chuyển đổi nguồn lực thành quyền lực là vấn đề cơ bản nảy sinh khi xem xét quyền lực dưới dạng các nguồn lực. Một vài quốc gia sẽ thành công hơn các quốc gia khác trong việc biến các nguồn lực thành sức mạnh ảnh hưởng hiệu quả tới hành vi của các quốc gia khác, giống như các tay bài giỏi có thể giành phần thắng dù được chia những quân bài yếu. Sự chuyển đổi quyền lực là khả năng biến đổi sức mạnh tiềm năng, được đo lường bằng các nguồn lực, thành sức mạnh thực tế, được xác định bởi những thay đổi trong hành vi của người khác. Do vậy, để dự đoán kết quả của quá trình này một cách chính xác chúng ta cần biết được kỹ năng chuyển đổi quyền lực của một quốc gia cũng như những nguồn lực mà quốc gia đó sở hữu.
Một vấn đề khác là việc xác định xem những nguồn lực nào cung cấp nền tảng tốt nhất cho quyền lực trong các tình huống cụ thể. Nguồn lực luôn phụ thuộc vào bối cảnh. Xe tăng không thực sự hữu ích ở khu vực đầm lầy, uranium cũng không phải là một nguồn lực vào thế kỷ 19. Trước kia, việc đánh giá các nguồn lực dễ dàng hơn. Ví dụ, trong nền kinh tế nông nghiệp ở Châu Âu thế kỷ 18, dân số là nguồn lực then chốt bởi đó là nền tảng cho việc thu thuế đồng thời tạo điều kiện tốt cho việc tuyển mộ binh lính. Xét về dân số, Pháp là quốc gia áp đảo ở Tây Âu. Do vậy, sau khi cuộc chiến tranh Napoleon (1799-1815) kết thúc, nước Phổ trình lên các nước đồng minh thắng trận tại Hội nghị Viên một kế hoạch cụ thể phục vụ tái thiết nước Phổ và nhằm giúp duy trì cân bằng quyền lực. Kế hoạch của Phổ liệt kê toàn bộ lãnh thổ và dân số mà Phổ đã bị mất từ năm 1805 đồng thời đòi lại số lượng đất đai và dân số tương đương. Thời kỳ trước khi xuất hiện các quốc gia dân tộc, việc nhiều người dân ở các vùng đó không nói tiếng Đức hay không tự nhận mình là người Phổ không phải là điều gì quan trọng lắm. Song trong vòng nửa thế kỷ, chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một vấn đề hệ trọng.
Một sự thay đổi khác về bối cảnh diễn ra vào thế kỷ 19 chính là vai trò ngày càng quan trọng của công nghiệp và hệ thống đường ray xe lửa giúp tăng nhanh tốc độ huy động binh sĩ. Trong những năm 1860, nước Đức của Bismark là nơi tiên phong sử dụng hệ thống đường sắt để di chuyển quân đội góp phần đẩy nhanh tốc độ giành chiến thắng. Dù nước Nga luôn có dân số đông hơn tất cả các nước Châu Âu còn lại song Nga vẫn gặp khó khăn để huy động và di chuyển quân đội. Sự phát triển hệ thống đường sắt phía tây nước Nga trong những năm đầu thế kỷ 20 là một trong những lý do khiến người Đức lo sợ một nước Nga đang trỗi dậy vào năm 1914. Hơn nữa, sự mở rộng hệ thống đường sắt trên khắp lục địa già làm nước Anh không thể chỉ chăm chút lo cho sức mạnh hải quân được nữa. Những thay đổi này khiến cho các quốc gia ít có thời gian để đưa quân ngăn chặn một siêu cường nào đó nhanh chóng thống trị Châu Âu.
Việc áp dụng kỹ thuật công nghiệp vào chiến tranh đã nhanh chóng tạo ra những ảnh hưởng to lớn. Những tiến bộ của khoa học và công nghệ thực sự đã tạo ra nguồn sức mạnh ghê gớm, nhất là từ khi vũ khí nguyên tử chính thức ra đời năm 1945. Thế nhưng sức mạnh của vũ khí nguyên tử đã trở nên quá đỗi khủng khiếp đến nỗi việc sử dụng chúng trở nên khó khả thi. Đơn giản là vì chiến tranh hạt nhân quá tốn kém. Thực tế, có rất nhiều trường hợp mà khi đó bất cứ việc sử dụng vũ lực nào cũng trở nên không phù hợp hoặc quá tốn kém.
Tuy nhiên, kể cả khi cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa một nhóm các quốc gia thì sức mạnh quân sự vẫn gián tiếp đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ, khi quân đội Mỹ thực hiện vai trò ngăn chặn các mối đe doạ đối với các nước đồng minh hoặc bảo đảm việc tiếp cận một số nguồn tài nguyên quan trọng như dầu lửa ở vùng vịnh Ba Tư chẳng hạn, khả năng cung cấp các lực lượng bảo vệ có thể được sử dụng như một quân bài trên bàn đàm phán. Đôi khi mối liên hệ này là rõ ràng và trực tiếp, nhưng thông thường, như chúng ta sẽ thấy trong Chương 7, đây là một nhân tố không được đề cập một cách công khai nhưng luôn hiện hữu trong tính toán của các nhà lãnh đạo chính trị.
Ép buộc các nước khác thay đổi là một phương thức trực tiếp nhằm thực thi quyền lực. Quyền lực cứng có thể dựa trên phương thức đe doạ (“cây gậy”) hoặc dụ dỗ (“củ cà rốt”). Tuy nhiên cũng có cách mềm mỏng hoặc gián tiếp thực thi quyền lực. Một quốc gia có thể đạt được những mục tiêu của mình trên trường quốc tế do các quốc gia khác muốn sao chép hoặc chấp thuận cùng sử dụng một hệ thống nhằm mang lại những mục tiêu như vậy. Theo nghĩa này, việc thiết lập chương trình nghị sự và lôi kéo các nước khác cùng tham gia cũng có tầm quan trọng như việc buộc các nước đó thay đổi trong những tình huống cụ thể. Khía cạnh này của quyền lực, theo nghĩa khiến những nước khác muốn những gì mình muốn, được gọi là hành vi quyền lực hấp dẫn, hay quyền lực mềm. Quyền lực mềm có thể dựa vào những nguồn lực như sự hấp dẫn của một ý tưởng nào đó, hoặc khả năng thiết lập một chương trình nghị sự phù hợp với mong muốn của số đông. Cha mẹ có con ở lứa tuổi thanh thiếu niên biết rằng nếu định hình được lòng tin và sở thích của con cái thì uy quyền của họ sẽ lớn hơn nhiều so với việc chỉ đưa ra luật lệ và kiểm soát. Tương tự như vậy, các chính khách và nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa kiến tạo từ lâu đã hiểu rõ thứ quyền lực xuất phát từ việc thiết lập chương trình nghị sự cuốn hút người khác và việc quyết định khuôn khổ của một cuộc tranh luận. Khả năng định hình mong muốn của người khác dường như gắn liền với các nguồn lực vô hình như văn hóa, hệ tư tưởng và các thể chế.
Quyền lực mềm không tự động trở nên hiệu quả hay hợp đạo đức hơn so với quyền lực cứng. Sức mạnh trí tuệ không nhất thiết lúc nào cũng tốt hơn sức mạnh cơ bắp. Các phán xét về đạo đức còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng quyền lực của các quốc gia. Ví dụ, trùm khủng bố Osama bin Laden có trong tay quyền lực mềm theo quan điểm của những đồng đảng đã thực hiện các cuộc tấn công năm 2001. Quyền lực mềm cũng không hẳn gắn liền với chủ nghĩa tự do hơn là với chủ nghĩa hiện thực. Quyền lực là khả năng tác động tới những người khác nhằm đạt được những kết quả mà bạn muốn bất chấp các nguồn lực mà bạn có là hữu hình hay vô hình. Quyền lực mềm thường khó nắm bắt, chậm mang lại kết quả và nhiều khi thậm chí vô tác dụng. Nhưng sẽ nguy hiểm nếu người ta tảng lờ nó. Ví dụ như vào năm 1762, khi Fredererick Đại Đế của nước Phổ sắp sửa bị liên minh Pháp, Áo, Nga đánh bại, ông đã được cứu sống vì Peter (1728-1762), Sa hoàng mới của nước Nga, rất thần tượng vương triều Phổ và quyết định thoái lui khỏi liên minh chống Phổ. Năm 1917, trong mắt người Mỹ, nước Anh có quyền lực mềm lớn hơn so với nước Đức, và điều đó tác động tới việc nước Mỹ quyết định tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất với tư cách đồng minh của Anh. Những ví dụ gần đây hơn bao gồm “Bốn quyền Tự do” do Franklin Roosevelt đề xuất và được Châu Âu ủng hộ trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất; thanh niên nghe nhạc và tin tức từ Mỹ trên đài Châu Âu Tự do đằng sau bức mành sắt trong thời kỳ Chiến tranh lạnh; hay khả năng của Liên minh Châu Âu trong việc thu hút các thành viên mới trong thời gian gần đây.
BẢNG 3.1 Các cường quốc và những nguồn lực chính
Thời kỳ Quốc da dẫn đầu Nguồn lực chính
Thế kỷ 16 Tây Ban Nha Vàng ròng, thương mại thuộc địa, lính đánh thuê, quan hệ của triều đình
Thế kỷ 17 Hà Lan Thương mại, thị trường vốn, hải quân
Thế kỷ 18 Pháp Dân số, nông nghiệp, quản lý công, quân đội, văn hóa (quyền lực mềm)
Thế kỷ 19 Anh Công nghiệp, hệ thống chính trị vững chắc, tài chính – tín dụng, hải quân, giá trị tự do (quyền lực mềm), địa thế đảo (dễ phòng thủ)
Thế kỷ 20 Mỹ Quy mô kinh tế, ưu thế khoa học – kỹ thuật, vị trí địa lý, tiềm lực và liên minh quân sự, các chế độ quốc tế tự do và văn hóa phổ quát (quyền lực mềm)
Thế kỷ 21 Mỹ Ưu thế công nghệ, quy mô kinh tế và quân sự, trung tâm thông tin xuyên quốc gia (quyền lực mềm)

Quyền lực cứng và quyền lực mềm có liên quan nhưng không phải là một. Các thành công về vật chất khiến cho văn hóa và hệ tư tưởng trở nên hấp dẫn hơn, trong khi sự xuống cấp về kinh tế và quân sự dẫn tới sự tự ngờ vực và khủng hoảng bản sắc. Nhưng quyền lực mềm không phụ thuộc hoàn toàn vào quyền lực cứng (Bảng 3.1). Quyền lực mềm của tòa thánh Vatican không suy giảm dù quy mô càng ngày càng thu hẹp trong thế kỷ 19. Canađa, Thụy Điển và Hà Lan ngày nay dường như có nhiều ảnh hưởng hơn so với những quốc gia cùng sức mạnh kinh tế và quân sự. Liên Xô có quyền lực mềm tương đối lớn ở Châu Âu thời điểm sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nhưng đã hoang phí nguồn sức mạnh này sau khi đưa quân vào Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968.
Ngày nay, đâu là những yếu tố mang lại nhiều quyền lực nhất?  Năm thế kỷ tồn tại của hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại cho thấy những nguồn lực khác nhau đã đóng những vai trò then chốt trong từng thời kỳ khác nhau. Nguồn gốc của quyền lực không bao giờ là cố định và nó tiếp tục thay đổi trong thế giới ngày nay. Hơn nữa, các nguồn lực này biến đổi ở những khu vực khác nhau trên thế giới. Quyền lực mềm trở nên quan trọng hơn đối với các xã hội hậu công nghiệp trong kỷ nguyên thông tin khi mà nền hòa bình dựa trên giá trị dân chủ thắng thế, trong khi quyền lực cứng thường quan trọng hơn đối với những quốc gia đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hay tiền công nghiệp hóa trên thế giới.
Trong giai đoạn thông tin là nền tảng của kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn, quyền lực trở nên khó san sẻ hơn, ít mang tính chất ép buộc hơn và cũng vô hình hơn, như những gì chúng ta sẽ thấy trong Chương 7 và Chương 8. Các nhà phân tích truyền thống sẽ dự báo kết cục của các cuộc xung đột chủ yếu dựa vào việc quân đội của ai giành phần thắng. Ngày nay, trong các cuộc xung đột như cuộc chiến chống khủng bố xuyên quốc gia, câu chuyện của ai thuyết phục hơn cũng có vai trò không kém phần quan trọng. Quyền lực cứng là cần thiết để đối đầu những tên khủng bố đầu sỏ, nhưng quyền lực mềm cũng rất quan trọng trong việc giành được sự ủng hộ của những người dân vốn nếu không được tranh thủ sẽ quay sang ủng hộ chủ nghĩa khủng bố.
Sự biến đổi của quyền lực cũng không giống nhau trên khắp thế giới. Thế kỷ 21 sẽ chứng kiến vai trò ngày càng lớn hơn của quyền lực của thông tin và các thể chế. Song như cuộc chiến tranh Vùng Vịnh 1991 cho thấy, sức mạnh quân sự vẫn là yếu tố quan trọng. Quy mô kinh tế, bao gồm cả quy mô thị trường và mức độ dồi dào về tài nguyên thiên nhiên, vẫn giữ vai trò quan trọng. Lĩnh vực dịch vụ ngày càng phát triển trong các nền kinh tế hiện đại, và sự khác biệt giữa lĩnh vực dịch vụ và sản xuất ngày càng bị xóa nhòa. Thông tin càng ngày càng trở nên dồi dào, và khả năng tổ chức nhằm có được phản ứng lanh lẹ và mềm dẻo sẽ trở thành một nguồn lực cốt yếu. Sự liên kết của hệ thống chính trị cũng sẽ giữ vai trò quan trọng tương tự như việc nuôi dưỡng một nền văn hoá đại chúng hấp dẫn có thể “xuất khẩu” được ra bên ngoài.
Một vấn đề lớn đối với các chính khách khi nỗ lực đánh giá trạng thái cân bằng quyền lực là đo lường các nguồn lực thường xuyên thay đổi. Đối với các nhà phân tích chính trị quốc tế, một khái niệm được sử dụng để chỉ nhiều đối tượng khác nhau sẽ dễ gây hiểu nhầm. Chúng ta phải cố gắng tách biệt và làm rõ những nội hàm cơ bản của một khái niệm thường được sử dụng một cách lỏng lẻo này. Thuật ngữ cân bằng quyền lực thường liên quan ít nhất tới 3 trường hợp khác nhau.
Cân bằng như một cách phân bổ quyền lực
Đầu tiên, cân bằng quyền lực có thể được hiểu là bất cứ sự phân bổ quyền lực nào đó. Nhưng ai là người sở hữu các nguồn lực? Đôi khi người ta sử dụng thuật ngữ cân bằng quyền lực chỉ để nói về hiện trạng, sự phân bổ quyền lực hiện tại. Do vậy, vào năm 1980, một số người Mỹ cho rằng nếu Nicargua trở thành một quốc gia cộng sản thì cân bằng quyền lực sẽ bị thay đổi. Việc dùng thuật ngữ cân bằng quyền lực theo cách này không hợp lý. Nếu một quốc gia nhỏ có thay đổi phe phái cũng có thể tác động ít nhiều đến sự phân bổ quyền lực hiện thời, nhưng đó chỉ là một thay đổi nhỏ không giúp chúng ta hiểu nhiều về những chuyển biến lớn và sâu sắc hơn trong nền chính trị thế giới.
Thuật ngữ “cân bằng quyền lực” cũng có thể được dùng để chỉ một tập hợp các tình huống đặc biệt (và hiếm gặp hơn) mà trong đó quyền lực được phân bổ một cách đồng đều. Cách sử dụng này gợi nhắc tới một chiếc thước đo hay một chiếc cân với tỉ lệ chia đều nhau. Phái theo chủ nghĩa hiện thực lập luận rằng sự ổn định đó xảy ra khi có sự cân bằng, song nhiều người cho rằng sự ổn định chỉ có được khi có một chủ thế với quyền lực vượt trội khiến cho các chủ thể khác không dám tấn công chủ thể đó. Thuyết ổn định nhờ bá quyền cho rằng mất cân bằng quyền lực sẽ tạo ra hoà bình. Sự hiện diện một cường quốc vượt trội sẽ giúp đảm bảo ổn định, nhưng khi cường quốc đó bắt đầu suy yếu và xuất hiện những cường quốc mới trỗi dậy thách thích địa vị bá quyền của cường quốc cũ thì chiến tranh lại nhiều khả năng xảy ra. Quay lại giải thích của Thucydides về cuộc chiến tranh Peloponnese chúng ta có thể thấy: sự lớn mạnh của Athens và những nỗi sợ hãi được gieo rắc ở Sparta phù hợp với thuyết chuyển giao quyền lực bá quyền mà chúng ta vừa nêu. Như phần sau của chương này cho thấy, điều tương tự được lặp lại trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Tuy nhiên, cũng cần thận trọng khi áp dụng những lý thuyết như vậy vì chúng có xu hướng dự báo xung đột chắc chắn xảy ra. Những năm 1880, Mỹ đã vượt qua Anh, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 1895 xảy ra một tranh chấp giữa Anh và Mỹ liên quan đến đường biên giới ở Nam Mỹ, chiến tranh tưởng chừng đã sắp nổ ra. Lúc đó, Anh là bá quyền cũ, Mỹ là cường quốc mới nổi, và nguyên nhân xung đột đã hiển hiện, song người ta không có dịp nghiên cứu cuộc chiến Anh – Mỹ 1895 vì nó không xảy ra trên thực tế. Thám tử Shelock Holmes đã từng chỉ ra rằng: chúng ta có thể tìm ra những manh mối quan trọng từ chú chó chưa bao giờ sủa. Trong trường hợp này, việc chiến tranh không nổ ra buộc chúng ta phải truy tìm những nguyên nhân khác. Những người theo chủ nghĩa hiện thực cho rằng sự nổi lên của nước Đức là mối đe doạ cận kề hơn đối với Anh và Anh sẽ quan tâm hơn đến việc kiềm chế Đức chứ không phải Mỹ.  Còn chủ nghĩa tự do thì giải thích rằng bản chất dân chủ ngày càng tăng của Anh và Mỹ cũng như sự giao thoa văn hoá gần gũi giữa hai nước khiến chiến tranh không nổ ra. Tóm lại, kết luận đầu tiên về cân bằng quyền lực theo cách hiểu đầu tiên này là: những thay đổi trong quá trình phân bổ quyền lực giữa các cường quốc hàng đầu có thể là một yếu tố quan trọng, song không phải là yếu tố duy nhất để giải thích nguồn gốc của chiến tranh và bất ổn.
Cân bằng quyền lực như là một chính sách
Cách sử dụng thứ hai đề cập đến cân bằng quyền lực như một chính sách giữ cân bằng. Cân bằng quyền lực dự đoán rằng các quốc gia sẽ hành động nhằm ngăn chặn bất cứ một quốc gia nào nổi lên áp đảo. Dự báo này đã có nguồn gốc lâu đời. Năm 1848, huân tước Palmerston – thư ký đối ngoại Anh – đã nói rằng nước Anh không có kẻ thù hay đồng minh vĩnh viễn, Anh chỉ nghĩ về lợi ích quốc gia của chính mình. Năm 1914, Bộ trưởng ngoại giao Anh Edward Grey đã không muốn tham chiến, nhưng cuối cùng cũng đã tham chiến vì ông lo sợ Đức sẽ chiếm được ưu thế ở Châu Âu nhờ kiểm soát được lục địa này. Năm 1941, khi Hitler xâm lược Liên Xô, thủ tướng Anh Wilson Churchill đã nói rằng Anh sẽ tạo một sự liên minh với Stalin, người mà vài năm trước đó ông đã công kích kịch liệt, để chống lại Hitler. Churchill nói “Nếu Hitler xâm lược Địa ngục,[2] thì ít nhất tôi cũng nhắc đến Ác quỷ[3] một cách ưu ái ở Hạ viện này.”[4] Đây là những ví dụ tốt minh chứng rằng cân bằng quyền lực là một chính sách mà các chính trị gia theo đuổi.
Dự báo những cách hành xử như vậy dựa trên hai giả định cơ bản: (1) Cấu trúc của chính trị quốc tế là một hệ thống vô chính phủ gồm nhiều quốc gia, và (2) các quốc gia coi sự độc lập là mục tiêu tối thượng. Chính sách cân bằng quyền lực không nhất thiết giả định rằng các quốc gia hành động nhằm tối đa hoá quyền lực. Trong thực tế, một nước có thể chọn một cách làm khác nếu họ muốn tối đa hoá sức mạnh. Ví dụ, họ có thể là chọn cách nhảy tàu (bandwagoning), nghĩa là đi theo bất cứ phe nào được cho là mạnh hơn và cùng chia sẻ thành quả của kẻ chiến thắng. Chiến thuật nhảy tàu này thường gặp trong chính trị nội bộ của các quốc gia khi các nhà chính trị tập trung ủng hộ cho người có nhiều khả năng chiến thắng. Tuy nhiên, cân bằng quyền lực lại dự đoán rằng, một quốc gia có thể sẽ hợp tác với bất cứ quốc gia nào được xem là yếu hơn bởi họ sẽ cùng nhau hành động nhằm ngăn chặn bất cứ một quốc gia nào vươn lên giành thế áp đảo. Chiến thuật nhảy tàu trong chính trị quốc tế sẽ mang đến nguy cơ mất độc lập. Vào năm 1939 và 1940, Mussolini đã liên kết với Hitler để tấn công nước Pháp với mục đích cùng phân chia chiến lợi phẩm, nhưng rốt cuộc Ý ngày càng trở lên phụ thuộc vào Đức. Đó là lý do tại sao chính sách cân bằng quyền lực đề xuất việc liên minh với phe yếu hơn. Cân bằng quyền lực là chính sách giúp đỡ cho kẻ yếu, bởi nếu giúp đỡ kẻ mạnh thì kẻ đó sau này có thể quay lại và làm thịt bạn.
Các quốc gia có thể đơn phương cân bằng quyền lực bằng cách phát triển vũ trang hoặc thiết lập các khối liên minh với các quốc gia khác mà nguồn lực của họ giúp cân bằng với quốc gia đứng đầu. Đây là một trong những dự đoán đáng quan tâm và có tác động mạnh trong chính trị quốc tế. Trung Đông hiện tại là một ví dụ điển hình. Như chúng ta thấy trong Chương 6, khi Iran và Iraq đi đến chiến tranh trong những năm đầu thập kỷ 1980, một vài nhà quan sát nghĩ rằng tất cả các nước Ảrập sẽ ủng hộ Saddam Hussein của Iraq, người đại diện cho Đảng Ba’ath và thế giới Ảrập, chống lại Giáo chủ Ayatollah Khomeini của Iran, người đại diện cho nền văn hoá Ba Tư và thiểu số người Shi’ite theo đạo Hồi. Nhưng Syria, mặc dù có một lãnh tụ tối cao theo đường lối thế tục của Đảng Ba’ath, lại trở thành đồng minh của Iran. Tại sao? Bởi Syria đã lo ngại về việc người láng giềng Iraq nổi lên trở thành một cường quốc khu vực. Syria lựa chọn như vậy là để cân bằng quyền lực với Iraq, bất chấp ý thức hệ của mình. Những nỗ lực sử dụng hệ tư tưởng để dự báo cách hành xử của các quốc gia thường là không đúng trong khi những dự báo trái với trực giác dựa trên cân bằng quyền lực lại thường mang lại câu trả lời đúng.
Tất nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ. Hành vi của con người khó có thể đoán định chính xác. Con người thường có nhiều sự lựa chọn và họ không luôn luôn hành động theo như dự đoán. Những tình huống cụ thể sẽ dẫn đến những cách hành xử cụ thể của con người, nhưng chúng ta không thể luôn dự đoán chi tiết được. Nếu một ai đó hô lên rằng “Cháy!” trong giảng đường đông người, chúng ta có thể đoán rằng sinh viên sẽ chạy tứ tung tìm các nối thoát, nhưng không đoán được là lối thoát nào. Nếu tất cả cùng chọn một lối thoát thì việc chạy toán loạn có thể ngăn một số không thoát được ra ngoài. Các lý thuyết trong chính trị quốc tế thường có rất nhiều ngoại lệ. Mặc dù cân bằng quyền lực theo nghĩa là một chính sách là một trong những công cụ dự báo chính trị quốc tế mạnh nhất nhưng kết quả lại khó có thể hoàn hảo.
Tại sao các nước đôi khi lại né tránh cân bằng quyền lực và muốn liên minh với những nước mạnh hơn là những nước yếu hoặc tọa sơn quan hổ đấu từ xa, do đó phớt lờ những nguy cơ ảnh hưởng đến nền độc lập của họ? Một vài quốc gia có thể thấy không còn sự lựa chọn nào khác hoặc tin rằng họ không thể tác động đến sự cân bằng. Nếu vậy, một quốc gia nhỏ có thể quyết định buộc phải nằm trong phạm vi ảnh hưởng của một nước mạnh nhưng hy vọng thái độ trung lập sẽ đem lại cho họ một mức độ tự do hành động nhất định. Ví dụ, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai Phần Lan bị Liên Xô đánh bại và nằm cách xa trung tâm Châu Âu. Người Phần Lan cảm thấy rằng trung lập sẽ an toàn hơn là cố gắng trở thành một phần trong chính sách cân bằng quyền lực của Châu Âu. Họ đã nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, và điều tốt nhất họ có thể làm là chấp nhận hi sinh một phần sự độc lập trong chính sách đối ngoại nhằm được tự chủ lớn hơn trong các công việc nội bộ của mình.
Một lý do khác giải thích cho việc dự báo dựa trên cân bằng quyền lực đôi khi sai liên quan đến nhận thức về mối đe doạ. Ví dụ, một sự tính toán máy móc về những nguồn lực của các quốc gia năm 1917 sẽ dẫn tới nhận định rằng Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất với tư cách là đồng minh với Đức bởi vì Anh, Phá
Download toàn bộ nội dung văn bản tại đây: Can bang quyen luc va CTTG lan thu nhat.pdf

[1] Richard Cobden, The Political Writings of Richard Cobden (Luân Đôn: Unwin, 1903; New York: Kraus Reprint, 1969).
[2] Ám chỉ Liên Xô (ND)
[3] Ám chỉ Stalin (ND)
[4] Wiston Churchill nói với thư ký riêng John Colville ngày 22/6/1941, trích trong Robert Rhodes James, biên tập, Churchill Speaks: Winston Churchill in Peace and War: Collected Speeches 1897-1963 (New York: Chelsea, 1980). 
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2013/08/22/47-can-bang-quyen-luc-va-chien-tranh-the-gioi-lan-thu-nhat/#sthash.1ZsO2BpR.dpuf

#47 – Cân bằng quyền lực và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất

Print Friendly

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Balance of Power and World War I” (Chapter 3), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 59-86.
Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Cân bằng quyền lực
Người ta thường cho rằng nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là do vấn đề “cân bằng quyền lực”, một trong những khái niệm thường xuyên được sử dụng trong chính trị quốc tế, song đồng thời cũng là một trong những khái niệm gây nhiều tranh cãi. Khái niệm này thường được sử dụng một cách lỏng lẻo nhằm miêu tả và biện minh đủ loại vấn đề. Nhà triết học người Anh thế kỷ 18 David Hume đã miêu tả cân bằng quyền lực như một nguyên tắc cơ bản của chính trị thực dụng, nhưng Richard Cobden,  một người theo chủ nghĩa tự do của Anh vào thế kỷ 19 đã gọi đó là “một điều không thực tế, không thể miêu tả được và không thể hiểu được.”[1] Còn Woodrow Wilson, tổng thống Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho rằng cân bằng quyền lực chính là một nguyên tắc xấu xabởi nó khuyến khích các chính khách coi các quốc gia như những miếng phô mai được cắt ra từng miếng vì lợi ích chính trị mà không đếm xỉa tới lợi ích người dân.
Wilson cũng không hứng thú với vấn đề cân bằng quyền lực vì ông tin rằng đó là nguyên nhân của các cuộc chiến. Phe ủng hộ chính sách cân bằng quyền lực thì lập luận rằng cân bằng quyền lực tạo ra sự ổn định. Tuy nhiên hoà bình và ổn định không phải là những khái niệm giống nhau. Trong hơn năm thế kỷ tồn tại của hệ thống nhà nước Châu Âu, các cường quốc đã tham gia vào 119 cuộc chiến tranh. Hiếm khi có được hoà bình vì trong ¾ thời gian đó luôn có ít nhất một cuộc chiến liên quan đến các cường quốc. Mười trong số các cuộc chiến tranh đó đã diễn ra với quy mô lớn với sự tham gia của nhiều cường quốc mà người ta vẫn thường gọi là chiến tranh thế giới hay các cuộc chiến giành bá quyền. Như vậy, nếu chúng ta đưa ra câu hỏi rằng liệu cân bằng quyền lực có bảo tồn được hoà bình trong hệ thống các quốc gia hiện đại năm thế kỷ đã qua hay không thì câu trả lời sẽ là không.
Không có gì đáng ngạc nhiên với câu trả lời trên vì các quốc gia cân bằng quyền lực nhằm duy trì độc lập chứ không phải duy trì hoà bình. Cân bằng quyền lực giúp bảo tồn hệ thống vô chính phủ các quốc gia riêng lẻ chứ không phải bảo tồn từng quốc gia. Ví dụ, vào cuối thế kỷ 18 Ba Lan đã thực sự bị coi là miếng phô mai và bị chia cắt thành từng mảnh bởi các quốc gia láng giềng như Áo, Phổ và Nga – mỗi bên đều cố giành lấy miếng lớn nhất. Gần đây hơn, năm 1939, Stalin và Hitler lại cùng nhau thỏa thuận cắt đất của Ba Lan một lần nữa và cho các quốc gia vùng Baltic sáp nhập vào Liên Xô. Vì vậy các nước Litva, Latvia và Estonia đã trở thành những nước cộng hòa thuộc Liên Xô trong hơn nửa thế kỷ cho đến tận năm 1991. Cân bằng quyền lực không duy trì được hoà bình và đôi khi cũng không duy trì được độc lập của mỗi quốc gia nhưng lại giúp duy trì hệ thống vô chính phủ của các nhà nước.
Quyền lực
Để hiểu được về cân bằng quyền lực chúng ta cần phải bắt đầu từ định nghĩa về quyền lực. Quyền lực được ví như tình yêu, dễ trải nghiệm qua nhưng khó có thể đo đếm hay đưa ra định nghĩa chính xác. Quyền lực là khả năng để đạt tới những mục tiêu, mục đích đã đề ra. Cụ thể hơn, quyền lực là khả năng tác động đến người khác để đạt được những gì mình mong muốn. Robert Dahl, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Yale, đã định nghĩa quyền lực là khả năng sai khiến người khác làm những việc mà nếu không bị sai khiến họ sẽ không làm. Nhưng khi chúng ta xem xét quyền lực dưới phương diện thay đổi hành vi của người khác thì chúng ta cần phải biết những sở thích của họ. Nếu không, chúng ta sẽ tự huyễn hoặc về quyền lực của mình. Tuy nhiên việc biết trước cách người khác hay các quốc gia khác hành xử như thế nào nếu không có sự can thiệp của chúng ta là một điều không hề dễ dàng.
Định nghĩa quyền lực theo hành vi có thể hữu ích đối với các nhà thống kê và sử gia, những người đã dành nhiều thời gian tái hiện lại quá khứ, song với các chính khách và nhà lãnh đạo có tư tưởng thực dụng thì dạng định nghĩa quyền lực này có vẻ không ổn thỏa. Các nhà lãnh đạo chính trị thường quan niệm rằng khả năng sai khiến, điều khiển người khác liên quan tới việc sở hữu một số nguồn lực nào đó. Những nguồn lực này bao gồm: dân số, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, quy mô của nền kinh tế, tiềm lực quân sự và sự ổn định chính trị cùng vô số những yếu tố khác. Bản chất của định nghĩa này là nhằm khiến cho quyền lực được xác định một cách cụ thể hơn, có thể đo lường được và dễ đoán biết hơn là định nghĩa quyền lực theo hành vi. Theo cách hiểu này, quyền lực nghĩa là việc nắm giữ được nhiều quân bài tốt hơn các đối thủ khác trong một ván bài xì tố (poker) quốc tế. Nguyên tắc cơ bản của trò xì tố là nếu đối thủ của bạn để lộ các quân bài đủ sức đánh bại tất cả các quân bài mà bạn đang có thì đó là lúc bạn nên dừng cuộc chơi. Nói cách khác, nếu bạn biết chắc nếu xảy ra chiến tranh bạn sẽ nhận phần thua thì bạn không nên bắt đầu cuộc chiến tranh đó làm gì.
Tuy nhiên, đã có một vài cuộc chiến tranh được khơi mào bởi những kẻ rốt cuộc bại trận. Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo chính trị đôi khi chấp nhận mạo hiểm hoặc phạm sai lầm. Nhật Bản vào năm 1941 hay Iraq vào năm 1990 là những ví dụ tiêu biểu. Thông thường, trong cuộc chơi của chính trường quốc tế, không phải tất cả các đối thủ đều để ‘lộ bài”. Cũng như trong trò xì tố, hù dọa hay lừa bịp cũng có thể tạo được một sự khác biệt lớn. Thậm chí ngay cả khi không gian dối thì sai lầm vẫn có thể xuất hiện trong việc xác định nguồn lực nào là phù hợp nhất trong những tình huống nhất định. Ví dụ, Anh và Pháp có nhiều xe tăng hơn Hitler vào năm 1940 nhưng xe tăng của Hitler lại có khả năng tác chiến cao hơn và quan đội phát xít cũng có những chiến lược quân sự tốt hơn.
Sự chuyển đổi nguồn lực thành quyền lực là vấn đề cơ bản nảy sinh khi xem xét quyền lực dưới dạng các nguồn lực. Một vài quốc gia sẽ thành công hơn các quốc gia khác trong việc biến các nguồn lực thành sức mạnh ảnh hưởng hiệu quả tới hành vi của các quốc gia khác, giống như các tay bài giỏi có thể giành phần thắng dù được chia những quân bài yếu. Sự chuyển đổi quyền lực là khả năng biến đổi sức mạnh tiềm năng, được đo lường bằng các nguồn lực, thành sức mạnh thực tế, được xác định bởi những thay đổi trong hành vi của người khác. Do vậy, để dự đoán kết quả của quá trình này một cách chính xác chúng ta cần biết được kỹ năng chuyển đổi quyền lực của một quốc gia cũng như những nguồn lực mà quốc gia đó sở hữu.
Một vấn đề khác là việc xác định xem những nguồn lực nào cung cấp nền tảng tốt nhất cho quyền lực trong các tình huống cụ thể. Nguồn lực luôn phụ thuộc vào bối cảnh. Xe tăng không thực sự hữu ích ở khu vực đầm lầy, uranium cũng không phải là một nguồn lực vào thế kỷ 19. Trước kia, việc đánh giá các nguồn lực dễ dàng hơn. Ví dụ, trong nền kinh tế nông nghiệp ở Châu Âu thế kỷ 18, dân số là nguồn lực then chốt bởi đó là nền tảng cho việc thu thuế đồng thời tạo điều kiện tốt cho việc tuyển mộ binh lính. Xét về dân số, Pháp là quốc gia áp đảo ở Tây Âu. Do vậy, sau khi cuộc chiến tranh Napoleon (1799-1815) kết thúc, nước Phổ trình lên các nước đồng minh thắng trận tại Hội nghị Viên một kế hoạch cụ thể phục vụ tái thiết nước Phổ và nhằm giúp duy trì cân bằng quyền lực. Kế hoạch của Phổ liệt kê toàn bộ lãnh thổ và dân số mà Phổ đã bị mất từ năm 1805 đồng thời đòi lại số lượng đất đai và dân số tương đương. Thời kỳ trước khi xuất hiện các quốc gia dân tộc, việc nhiều người dân ở các vùng đó không nói tiếng Đức hay không tự nhận mình là người Phổ không phải là điều gì quan trọng lắm. Song trong vòng nửa thế kỷ, chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một vấn đề hệ trọng.
Một sự thay đổi khác về bối cảnh diễn ra vào thế kỷ 19 chính là vai trò ngày càng quan trọng của công nghiệp và hệ thống đường ray xe lửa giúp tăng nhanh tốc độ huy động binh sĩ. Trong những năm 1860, nước Đức của Bismark là nơi tiên phong sử dụng hệ thống đường sắt để di chuyển quân đội góp phần đẩy nhanh tốc độ giành chiến thắng. Dù nước Nga luôn có dân số đông hơn tất cả các nước Châu Âu còn lại song Nga vẫn gặp khó khăn để huy động và di chuyển quân đội. Sự phát triển hệ thống đường sắt phía tây nước Nga trong những năm đầu thế kỷ 20 là một trong những lý do khiến người Đức lo sợ một nước Nga đang trỗi dậy vào năm 1914. Hơn nữa, sự mở rộng hệ thống đường sắt trên khắp lục địa già làm nước Anh không thể chỉ chăm chút lo cho sức mạnh hải quân được nữa. Những thay đổi này khiến cho các quốc gia ít có thời gian để đưa quân ngăn chặn một siêu cường nào đó nhanh chóng thống trị Châu Âu.
Việc áp dụng kỹ thuật công nghiệp vào chiến tranh đã nhanh chóng tạo ra những ảnh hưởng to lớn. Những tiến bộ của khoa học và công nghệ thực sự đã tạo ra nguồn sức mạnh ghê gớm, nhất là từ khi vũ khí nguyên tử chính thức ra đời năm 1945. Thế nhưng sức mạnh của vũ khí nguyên tử đã trở nên quá đỗi khủng khiếp đến nỗi việc sử dụng chúng trở nên khó khả thi. Đơn giản là vì chiến tranh hạt nhân quá tốn kém. Thực tế, có rất nhiều trường hợp mà khi đó bất cứ việc sử dụng vũ lực nào cũng trở nên không phù hợp hoặc quá tốn kém.
Tuy nhiên, kể cả khi cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa một nhóm các quốc gia thì sức mạnh quân sự vẫn gián tiếp đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ, khi quân đội Mỹ thực hiện vai trò ngăn chặn các mối đe doạ đối với các nước đồng minh hoặc bảo đảm việc tiếp cận một số nguồn tài nguyên quan trọng như dầu lửa ở vùng vịnh Ba Tư chẳng hạn, khả năng cung cấp các lực lượng bảo vệ có thể được sử dụng như một quân bài trên bàn đàm phán. Đôi khi mối liên hệ này là rõ ràng và trực tiếp, nhưng thông thường, như chúng ta sẽ thấy trong Chương 7, đây là một nhân tố không được đề cập một cách công khai nhưng luôn hiện hữu trong tính toán của các nhà lãnh đạo chính trị.
Ép buộc các nước khác thay đổi là một phương thức trực tiếp nhằm thực thi quyền lực. Quyền lực cứng có thể dựa trên phương thức đe doạ (“cây gậy”) hoặc dụ dỗ (“củ cà rốt”). Tuy nhiên cũng có cách mềm mỏng hoặc gián tiếp thực thi quyền lực. Một quốc gia có thể đạt được những mục tiêu của mình trên trường quốc tế do các quốc gia khác muốn sao chép hoặc chấp thuận cùng sử dụng một hệ thống nhằm mang lại những mục tiêu như vậy. Theo nghĩa này, việc thiết lập chương trình nghị sự và lôi kéo các nước khác cùng tham gia cũng có tầm quan trọng như việc buộc các nước đó thay đổi trong những tình huống cụ thể. Khía cạnh này của quyền lực, theo nghĩa khiến những nước khác muốn những gì mình muốn, được gọi là hành vi quyền lực hấp dẫn, hay quyền lực mềm. Quyền lực mềm có thể dựa vào những nguồn lực như sự hấp dẫn của một ý tưởng nào đó, hoặc khả năng thiết lập một chương trình nghị sự phù hợp với mong muốn của số đông. Cha mẹ có con ở lứa tuổi thanh thiếu niên biết rằng nếu định hình được lòng tin và sở thích của con cái thì uy quyền của họ sẽ lớn hơn nhiều so với việc chỉ đưa ra luật lệ và kiểm soát. Tương tự như vậy, các chính khách và nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa kiến tạo từ lâu đã hiểu rõ thứ quyền lực xuất phát từ việc thiết lập chương trình nghị sự cuốn hút người khác và việc quyết định khuôn khổ của một cuộc tranh luận. Khả năng định hình mong muốn của người khác dường như gắn liền với các nguồn lực vô hình như văn hóa, hệ tư tưởng và các thể chế.
Quyền lực mềm không tự động trở nên hiệu quả hay hợp đạo đức hơn so với quyền lực cứng. Sức mạnh trí tuệ không nhất thiết lúc nào cũng tốt hơn sức mạnh cơ bắp. Các phán xét về đạo đức còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng quyền lực của các quốc gia. Ví dụ, trùm khủng bố Osama bin Laden có trong tay quyền lực mềm theo quan điểm của những đồng đảng đã thực hiện các cuộc tấn công năm 2001. Quyền lực mềm cũng không hẳn gắn liền với chủ nghĩa tự do hơn là với chủ nghĩa hiện thực. Quyền lực là khả năng tác động tới những người khác nhằm đạt được những kết quả mà bạn muốn bất chấp các nguồn lực mà bạn có là hữu hình hay vô hình. Quyền lực mềm thường khó nắm bắt, chậm mang lại kết quả và nhiều khi thậm chí vô tác dụng. Nhưng sẽ nguy hiểm nếu người ta tảng lờ nó. Ví dụ như vào năm 1762, khi Fredererick Đại Đế của nước Phổ sắp sửa bị liên minh Pháp, Áo, Nga đánh bại, ông đã được cứu sống vì Peter (1728-1762), Sa hoàng mới của nước Nga, rất thần tượng vương triều Phổ và quyết định thoái lui khỏi liên minh chống Phổ. Năm 1917, trong mắt người Mỹ, nước Anh có quyền lực mềm lớn hơn so với nước Đức, và điều đó tác động tới việc nước Mỹ quyết định tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất với tư cách đồng minh của Anh. Những ví dụ gần đây hơn bao gồm “Bốn quyền Tự do” do Franklin Roosevelt đề xuất và được Châu Âu ủng hộ trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất; thanh niên nghe nhạc và tin tức từ Mỹ trên đài Châu Âu Tự do đằng sau bức mành sắt trong thời kỳ Chiến tranh lạnh; hay khả năng của Liên minh Châu Âu trong việc thu hút các thành viên mới trong thời gian gần đây.
BẢNG 3.1 Các cường quốc và những nguồn lực chính
Thời kỳ Quốc da dẫn đầu Nguồn lực chính
Thế kỷ 16 Tây Ban Nha Vàng ròng, thương mại thuộc địa, lính đánh thuê, quan hệ của triều đình
Thế kỷ 17 Hà Lan Thương mại, thị trường vốn, hải quân
Thế kỷ 18 Pháp Dân số, nông nghiệp, quản lý công, quân đội, văn hóa (quyền lực mềm)
Thế kỷ 19 Anh Công nghiệp, hệ thống chính trị vững chắc, tài chính – tín dụng, hải quân, giá trị tự do (quyền lực mềm), địa thế đảo (dễ phòng thủ)
Thế kỷ 20 Mỹ Quy mô kinh tế, ưu thế khoa học – kỹ thuật, vị trí địa lý, tiềm lực và liên minh quân sự, các chế độ quốc tế tự do và văn hóa phổ quát (quyền lực mềm)
Thế kỷ 21 Mỹ Ưu thế công nghệ, quy mô kinh tế và quân sự, trung tâm thông tin xuyên quốc gia (quyền lực mềm)

Quyền lực cứng và quyền lực mềm có liên quan nhưng không phải là một. Các thành công về vật chất khiến cho văn hóa và hệ tư tưởng trở nên hấp dẫn hơn, trong khi sự xuống cấp về kinh tế và quân sự dẫn tới sự tự ngờ vực và khủng hoảng bản sắc. Nhưng quyền lực mềm không phụ thuộc hoàn toàn vào quyền lực cứng (Bảng 3.1). Quyền lực mềm của tòa thánh Vatican không suy giảm dù quy mô càng ngày càng thu hẹp trong thế kỷ 19. Canađa, Thụy Điển và Hà Lan ngày nay dường như có nhiều ảnh hưởng hơn so với những quốc gia cùng sức mạnh kinh tế và quân sự. Liên Xô có quyền lực mềm tương đối lớn ở Châu Âu thời điểm sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nhưng đã hoang phí nguồn sức mạnh này sau khi đưa quân vào Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968.
Ngày nay, đâu là những yếu tố mang lại nhiều quyền lực nhất?  Năm thế kỷ tồn tại của hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại cho thấy những nguồn lực khác nhau đã đóng những vai trò then chốt trong từng thời kỳ khác nhau. Nguồn gốc của quyền lực không bao giờ là cố định và nó tiếp tục thay đổi trong thế giới ngày nay. Hơn nữa, các nguồn lực này biến đổi ở những khu vực khác nhau trên thế giới. Quyền lực mềm trở nên quan trọng hơn đối với các xã hội hậu công nghiệp trong kỷ nguyên thông tin khi mà nền hòa bình dựa trên giá trị dân chủ thắng thế, trong khi quyền lực cứng thường quan trọng hơn đối với những quốc gia đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hay tiền công nghiệp hóa trên thế giới.
Trong giai đoạn thông tin là nền tảng của kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn, quyền lực trở nên khó san sẻ hơn, ít mang tính chất ép buộc hơn và cũng vô hình hơn, như những gì chúng ta sẽ thấy trong Chương 7 và Chương 8. Các nhà phân tích truyền thống sẽ dự báo kết cục của các cuộc xung đột chủ yếu dựa vào việc quân đội của ai giành phần thắng. Ngày nay, trong các cuộc xung đột như cuộc chiến chống khủng bố xuyên quốc gia, câu chuyện của ai thuyết phục hơn cũng có vai trò không kém phần quan trọng. Quyền lực cứng là cần thiết để đối đầu những tên khủng bố đầu sỏ, nhưng quyền lực mềm cũng rất quan trọng trong việc giành được sự ủng hộ của những người dân vốn nếu không được tranh thủ sẽ quay sang ủng hộ chủ nghĩa khủng bố.
Sự biến đổi của quyền lực cũng không giống nhau trên khắp thế giới. Thế kỷ 21 sẽ chứng kiến vai trò ngày càng lớn hơn của quyền lực của thông tin và các thể chế. Song như cuộc chiến tranh Vùng Vịnh 1991 cho thấy, sức mạnh quân sự vẫn là yếu tố quan trọng. Quy mô kinh tế, bao gồm cả quy mô thị trường và mức độ dồi dào về tài nguyên thiên nhiên, vẫn giữ vai trò quan trọng. Lĩnh vực dịch vụ ngày càng phát triển trong các nền kinh tế hiện đại, và sự khác biệt giữa lĩnh vực dịch vụ và sản xuất ngày càng bị xóa nhòa. Thông tin càng ngày càng trở nên dồi dào, và khả năng tổ chức nhằm có được phản ứng lanh lẹ và mềm dẻo sẽ trở thành một nguồn lực cốt yếu. Sự liên kết của hệ thống chính trị cũng sẽ giữ vai trò quan trọng tương tự như việc nuôi dưỡng một nền văn hoá đại chúng hấp dẫn có thể “xuất khẩu” được ra bên ngoài.
Một vấn đề lớn đối với các chính khách khi nỗ lực đánh giá trạng thái cân bằng quyền lực là đo lường các nguồn lực thường xuyên thay đổi. Đối với các nhà phân tích chính trị quốc tế, một khái niệm được sử dụng để chỉ nhiều đối tượng khác nhau sẽ dễ gây hiểu nhầm. Chúng ta phải cố gắng tách biệt và làm rõ những nội hàm cơ bản của một khái niệm thường được sử dụng một cách lỏng lẻo này. Thuật ngữ cân bằng quyền lực thường liên quan ít nhất tới 3 trường hợp khác nhau.
Cân bằng như một cách phân bổ quyền lực
Đầu tiên, cân bằng quyền lực có thể được hiểu là bất cứ sự phân bổ quyền lực nào đó. Nhưng ai là người sở hữu các nguồn lực? Đôi khi người ta sử dụng thuật ngữ cân bằng quyền lực chỉ để nói về hiện trạng, sự phân bổ quyền lực hiện tại. Do vậy, vào năm 1980, một số người Mỹ cho rằng nếu Nicargua trở thành một quốc gia cộng sản thì cân bằng quyền lực sẽ bị thay đổi. Việc dùng thuật ngữ cân bằng quyền lực theo cách này không hợp lý. Nếu một quốc gia nhỏ có thay đổi phe phái cũng có thể tác động ít nhiều đến sự phân bổ quyền lực hiện thời, nhưng đó chỉ là một thay đổi nhỏ không giúp chúng ta hiểu nhiều về những chuyển biến lớn và sâu sắc hơn trong nền chính trị thế giới.
Thuật ngữ “cân bằng quyền lực” cũng có thể được dùng để chỉ một tập hợp các tình huống đặc biệt (và hiếm gặp hơn) mà trong đó quyền lực được phân bổ một cách đồng đều. Cách sử dụng này gợi nhắc tới một chiếc thước đo hay một chiếc cân với tỉ lệ chia đều nhau. Phái theo chủ nghĩa hiện thực lập luận rằng sự ổn định đó xảy ra khi có sự cân bằng, song nhiều người cho rằng sự ổn định chỉ có được khi có một chủ thế với quyền lực vượt trội khiến cho các chủ thể khác không dám tấn công chủ thể đó. Thuyết ổn định nhờ bá quyền cho rằng mất cân bằng quyền lực sẽ tạo ra hoà bình. Sự hiện diện một cường quốc vượt trội sẽ giúp đảm bảo ổn định, nhưng khi cường quốc đó bắt đầu suy yếu và xuất hiện những cường quốc mới trỗi dậy thách thích địa vị bá quyền của cường quốc cũ thì chiến tranh lại nhiều khả năng xảy ra. Quay lại giải thích của Thucydides về cuộc chiến tranh Peloponnese chúng ta có thể thấy: sự lớn mạnh của Athens và những nỗi sợ hãi được gieo rắc ở Sparta phù hợp với thuyết chuyển giao quyền lực bá quyền mà chúng ta vừa nêu. Như phần sau của chương này cho thấy, điều tương tự được lặp lại trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Tuy nhiên, cũng cần thận trọng khi áp dụng những lý thuyết như vậy vì chúng có xu hướng dự báo xung đột chắc chắn xảy ra. Những năm 1880, Mỹ đã vượt qua Anh, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 1895 xảy ra một tranh chấp giữa Anh và Mỹ liên quan đến đường biên giới ở Nam Mỹ, chiến tranh tưởng chừng đã sắp nổ ra. Lúc đó, Anh là bá quyền cũ, Mỹ là cường quốc mới nổi, và nguyên nhân xung đột đã hiển hiện, song người ta không có dịp nghiên cứu cuộc chiến Anh – Mỹ 1895 vì nó không xảy ra trên thực tế. Thám tử Shelock Holmes đã từng chỉ ra rằng: chúng ta có thể tìm ra những manh mối quan trọng từ chú chó chưa bao giờ sủa. Trong trường hợp này, việc chiến tranh không nổ ra buộc chúng ta phải truy tìm những nguyên nhân khác. Những người theo chủ nghĩa hiện thực cho rằng sự nổi lên của nước Đức là mối đe doạ cận kề hơn đối với Anh và Anh sẽ quan tâm hơn đến việc kiềm chế Đức chứ không phải Mỹ.  Còn chủ nghĩa tự do thì giải thích rằng bản chất dân chủ ngày càng tăng của Anh và Mỹ cũng như sự giao thoa văn hoá gần gũi giữa hai nước khiến chiến tranh không nổ ra. Tóm lại, kết luận đầu tiên về cân bằng quyền lực theo cách hiểu đầu tiên này là: những thay đổi trong quá trình phân bổ quyền lực giữa các cường quốc hàng đầu có thể là một yếu tố quan trọng, song không phải là yếu tố duy nhất để giải thích nguồn gốc của chiến tranh và bất ổn.
Cân bằng quyền lực như là một chính sách
Cách sử dụng thứ hai đề cập đến cân bằng quyền lực như một chính sách giữ cân bằng. Cân bằng quyền lực dự đoán rằng các quốc gia sẽ hành động nhằm ngăn chặn bất cứ một quốc gia nào nổi lên áp đảo. Dự báo này đã có nguồn gốc lâu đời. Năm 1848, huân tước Palmerston – thư ký đối ngoại Anh – đã nói rằng nước Anh không có kẻ thù hay đồng minh vĩnh viễn, Anh chỉ nghĩ về lợi ích quốc gia của chính mình. Năm 1914, Bộ trưởng ngoại giao Anh Edward Grey đã không muốn tham chiến, nhưng cuối cùng cũng đã tham chiến vì ông lo sợ Đức sẽ chiếm được ưu thế ở Châu Âu nhờ kiểm soát được lục địa này. Năm 1941, khi Hitler xâm lược Liên Xô, thủ tướng Anh Wilson Churchill đã nói rằng Anh sẽ tạo một sự liên minh với Stalin, người mà vài năm trước đó ông đã công kích kịch liệt, để chống lại Hitler. Churchill nói “Nếu Hitler xâm lược Địa ngục,[2] thì ít nhất tôi cũng nhắc đến Ác quỷ[3] một cách ưu ái ở Hạ viện này.”[4] Đây là những ví dụ tốt minh chứng rằng cân bằng quyền lực là một chính sách mà các chính trị gia theo đuổi.
Dự báo những cách hành xử như vậy dựa trên hai giả định cơ bản: (1) Cấu trúc của chính trị quốc tế là một hệ thống vô chính phủ gồm nhiều quốc gia, và (2) các quốc gia coi sự độc lập là mục tiêu tối thượng. Chính sách cân bằng quyền lực không nhất thiết giả định rằng các quốc gia hành động nhằm tối đa hoá quyền lực. Trong thực tế, một nước có thể chọn một cách làm khác nếu họ muốn tối đa hoá sức mạnh. Ví dụ, họ có thể là chọn cách nhảy tàu (bandwagoning), nghĩa là đi theo bất cứ phe nào được cho là mạnh hơn và cùng chia sẻ thành quả của kẻ chiến thắng. Chiến thuật nhảy tàu này thường gặp trong chính trị nội bộ của các quốc gia khi các nhà chính trị tập trung ủng hộ cho người có nhiều khả năng chiến thắng. Tuy nhiên, cân bằng quyền lực lại dự đoán rằng, một quốc gia có thể sẽ hợp tác với bất cứ quốc gia nào được xem là yếu hơn bởi họ sẽ cùng nhau hành động nhằm ngăn chặn bất cứ một quốc gia nào vươn lên giành thế áp đảo. Chiến thuật nhảy tàu trong chính trị quốc tế sẽ mang đến nguy cơ mất độc lập. Vào năm 1939 và 1940, Mussolini đã liên kết với Hitler để tấn công nước Pháp với mục đích cùng phân chia chiến lợi phẩm, nhưng rốt cuộc Ý ngày càng trở lên phụ thuộc vào Đức. Đó là lý do tại sao chính sách cân bằng quyền lực đề xuất việc liên minh với phe yếu hơn. Cân bằng quyền lực là chính sách giúp đỡ cho kẻ yếu, bởi nếu giúp đỡ kẻ mạnh thì kẻ đó sau này có thể quay lại và làm thịt bạn.
Các quốc gia có thể đơn phương cân bằng quyền lực bằng cách phát triển vũ trang hoặc thiết lập các khối liên minh với các quốc gia khác mà nguồn lực của họ giúp cân bằng với quốc gia đứng đầu. Đây là một trong những dự đoán đáng quan tâm và có tác động mạnh trong chính trị quốc tế. Trung Đông hiện tại là một ví dụ điển hình. Như chúng ta thấy trong Chương 6, khi Iran và Iraq đi đến chiến tranh trong những năm đầu thập kỷ 1980, một vài nhà quan sát nghĩ rằng tất cả các nước Ảrập sẽ ủng hộ Saddam Hussein của Iraq, người đại diện cho Đảng Ba’ath và thế giới Ảrập, chống lại Giáo chủ Ayatollah Khomeini của Iran, người đại diện cho nền văn hoá Ba Tư và thiểu số người Shi’ite theo đạo Hồi. Nhưng Syria, mặc dù có một lãnh tụ tối cao theo đường lối thế tục của Đảng Ba’ath, lại trở thành đồng minh của Iran. Tại sao? Bởi Syria đã lo ngại về việc người láng giềng Iraq nổi lên trở thành một cường quốc khu vực. Syria lựa chọn như vậy là để cân bằng quyền lực với Iraq, bất chấp ý thức hệ của mình. Những nỗ lực sử dụng hệ tư tưởng để dự báo cách hành xử của các quốc gia thường là không đúng trong khi những dự báo trái với trực giác dựa trên cân bằng quyền lực lại thường mang lại câu trả lời đúng.
Tất nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ. Hành vi của con người khó có thể đoán định chính xác. Con người thường có nhiều sự lựa chọn và họ không luôn luôn hành động theo như dự đoán. Những tình huống cụ thể sẽ dẫn đến những cách hành xử cụ thể của con người, nhưng chúng ta không thể luôn dự đoán chi tiết được. Nếu một ai đó hô lên rằng “Cháy!” trong giảng đường đông người, chúng ta có thể đoán rằng sinh viên sẽ chạy tứ tung tìm các nối thoát, nhưng không đoán được là lối thoát nào. Nếu tất cả cùng chọn một lối thoát thì việc chạy toán loạn có thể ngăn một số không thoát được ra ngoài. Các lý thuyết trong chính trị quốc tế thường có rất nhiều ngoại lệ. Mặc dù cân bằng quyền lực theo nghĩa là một chính sách là một trong những công cụ dự báo chính trị quốc tế mạnh nhất nhưng kết quả lại khó có thể hoàn hảo.
Tại sao các nước đôi khi lại né tránh cân bằng quyền lực và muốn liên minh với những nước mạnh hơn là những nước yếu hoặc tọa sơn quan hổ đấu từ xa, do đó phớt lờ những nguy cơ ảnh hưởng đến nền độc lập của họ? Một vài quốc gia có thể thấy không còn sự lựa chọn nào khác hoặc tin rằng họ không thể tác động đến sự cân bằng. Nếu vậy, một quốc gia nhỏ có thể quyết định buộc phải nằm trong phạm vi ảnh hưởng của một nước mạnh nhưng hy vọng thái độ trung lập sẽ đem lại cho họ một mức độ tự do hành động nhất định. Ví dụ, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai Phần Lan bị Liên Xô đánh bại và nằm cách xa trung tâm Châu Âu. Người Phần Lan cảm thấy rằng trung lập sẽ an toàn hơn là cố gắng trở thành một phần trong chính sách cân bằng quyền lực của Châu Âu. Họ đã nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, và điều tốt nhất họ có thể làm là chấp nhận hi sinh một phần sự độc lập trong chính sách đối ngoại nhằm được tự chủ lớn hơn trong các công việc nội bộ của mình.
Một lý do khác giải thích cho việc dự báo dựa trên cân bằng quyền lực đôi khi sai liên quan đến nhận thức về mối đe doạ. Ví dụ, một sự tính toán máy móc về những nguồn lực của các quốc gia năm 1917 sẽ dẫn tới nhận định rằng Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất với tư cách là đồng minh với Đức bởi vì Anh, Phá
[3] Ám chỉ Stalin (ND)
[4] Wiston Churchill nói với thư ký riêng John Colville ngày 22/6/1941, trích trong Robert Rhodes James, biên tập, Churchill Speaks: Winston Churchill in Peace and War: Collected Speeches 1897-1963 (New York: Chelsea, 1980).
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2013/08/22/47-can-bang-quyen-luc-va-chien-tranh-the-gioi-lan-thu-nhat/#sthash.ZX1n4Gh3.dpuf

Lịch sử 11 cơ bản - Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Nguyên nhân, diễn biến và kết

Bài 6 : Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
I . Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.

Cuối XIX đầu XX sự phát triển không đều về kinh tế chính trị của CNTD đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc -Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.
[mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt -Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.
+Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895).
+Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha 1898
+Chiến tranh Anh-Bôơ (1899 – 1902).
+Chiến tranh Nga –Nhật(1904 – 1905)
-Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất.Là đầu mối của mọi mâu thuẫn tranh chấp và căng thẳng giữa các nước đế quốc => Hình thành hai khối quân sự >< sâu sắc.
+ Khối liên minh1882: Đức + Áo - Hung +Italia: chủ trương chia lại thế giới.
+ Khối hiệp ước1907: Anh + Pháp + Nga: Giữ nguyên hiện trạng thế giới.
=> Nguy cơ dẫn đến chiến tranh.
* Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
Sâu xa:
+Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc
Trực tiếp: Sự hình thành hai khối quân sự đối lập kình địch nhau
- Duyên cớ + Ngày 28.6.1914 thái tử Áo – Hung bị ám sát => phe Đức + Áo – Hung chớp thời cơ gây chiến tranh.


[​IMG]
Quân Đức ở Sedan, Pháp năm 1917​

II. Diễn biến của chiến tranh.
1. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)
- Ngày 28.7.1914 Áo – Hung tuyên với Xéc bi
- Ngày 1.8 và 3.8.1914 Đức tuyên chiến với Nga, Pháp.
- Ngày 4.8.1914 Anh tuyên chiến với Đức => Chiến tranh đế quốc lan rộng thành c/t TG.
- Ở mặt trận phía Tây: Đêm 3.8.1914 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.PaRi bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt - Ở mặt trận phía Đông: Nga tấn công vào Đông Phổ,đã cứu nguy cho RaRi"quân của hai bên rút xuống chiến hào cầm cự ở cả hai mặt trận Đông và Tây
- Năm 1915 Đức-Áo-Hung tấn công nhằm tiêu diệt Nga => đến cuối năm hai bên ở thế cầm cự.

- Năm 1916 Đức chuyển hướng tấn công Pháp(Vecđoong)=> Cuối 1916 không tiêu diệt được Pháp, Đức phải rút lui. => Cuối 1916 Đức-Áo-Hung từ thế phản công => phòng ngự.

2. Giai đoạn thứ hai (1917-1918).
- Tháng 2.1917 nhân dân Nga làm cách mạng lật đổ Nga Hoàng => Giai cấp TS nắm quyền vẫn theo đuổi chiến tranh.
- 2.4.1917 Mĩ tuyên chiến với Đức, tham chiến với phe hiệp ước
- Tháng 11.1917 nhân dân Nga làm cuộc cách mạng XHCN thành công => nước Nga rút khỏi chiến tranh thế giới.
- Tháng 7.1918 quân Mỹ đổ bộ vào châu Âu => Quân Anh, Pháp phản công quân Đức trên các mặt trận.
- Cuối 9.1918 quân Đức liên tiếp thất bại => Đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.Bungari(19.9) Thổ Nhĩ Kì((30.10) Áo- Hung(2.11)
-3.10 chính phủ mới ở Đức thành lập
- 9.11.1918 CM Đức bùng nổ vua VinHem II phải chạy sang Hà Lan
- 11.11.1918 Đức ký hiệp định đầu hàng => chiến tranh kết thúc sự thất bại hoàn toàn phe Đức, Áo- Hung

III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất.
-CTTG I kết thúc(1914-1918) đã gây nên thiệt hại nặng nề về người và của : 1,5 tỉ người lôi cuốn vào vòng khói lửa hơn 10 tr người chết, 20 tr người bị thương, nhiều làng mạc, phố xá, nhà máy, xí nghiệp bị phá hủy, chi phí chiến tranh 8,5 tỉ đô la.
- Nền kinh tế các nước châu Âu bị tàn phá nặng nề => trở thành con nợ của Mỹ.
- Mỹ giàu lên sau chiến tranh nhờ buôn bán vũ khí.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga trong chiến tranh làm thay đổi tình hình thế giới.

* Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.


100 năm Chiến tranh thế giới thứ nhất

TTXVN

Cách đây 100 năm, ngày 4/8/1914, Đức xâm lược Bỉ, đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Kéo dài trong 4 năm, từ tháng 8/1914 đến tháng 11/1918, đây là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại, với sức tàn phá khủng khiếp về vật chất và ảnh hưởng sâu sắc về tinh thần.
Cách đây 100 năm, ngày 4/8/1914, Đức xâm lược Bỉ, đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất . Kéo dài trong 4 năm, từ tháng 8/1914 đến tháng 11/1918, đây là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại, với sức tàn phá khủng khiếp về vật chất và ảnh hưởng sâu sắc về tinh thần.
Nguyên nhân và hậu quả
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất là kết quả của sự phát triển kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản thế giới vào những năm đầu thế kỷ XX. Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển tới giai đoạn mới - giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Sự tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tất yếu dẫn đến chiến tranh để chia lại đất đai trên thế giới.
Ngoài mục đích phân chia lại thị trường, các nước đế quốc gây chiến để đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân trong các nước đế quốc, và đàn áp phong cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc.
Những hình ảnh về cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Và chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã xảy ra giữa hai khối liên minh quân sự được hình thành sau thế kỷ XIX: một bên là liên minh ba cường quốc, gồm: đế quốc Anh - Pháp - Nga, hay được gọi là khối hiệp ước Entente ba bên, sau này còn thêm Mỹ và một số nước khác tham gia; bên kia là phe Liên minh ba nước, hay còn gọi là Liên minh trung tâm, gồm đế quốc Đức, đế chế Áo - Hung.
Lợi dụng sự việc Đại công tước Franz Ferdinand của Áo - Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia ám sát tại Sarajevo ngày 28-6-1914, Hoàng đế Wilhelm II của Đức, con người có khát vọng chiến tranh, đã hứa chi viện cho Áo-Hung để cùng trừng phạt Serbia. Sau đó, ngày 28/7/1914, Áo-Hung đã tuyên chiến với Serbia. Đêm hôm đó, quân Áo nã pháo vào thủ đô Belgrade, làm hơn 5.000 người dân bị thiệt mạng.
Sa hoàng Nga Nikolai II lập tức phát động binh lính. Đức gửi tối hậu thư cho Nga - Pháp yêu cầu đình chỉ việc chi viện, nhưng đều bị Nga - Pháp cự tuyệt. Ngày 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga, và ngày 3/8 đã tuyên chiến với Pháp. Ngày 4/8/1914, Đức vượt biên giới tấn công Bỉ, đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Cùng ngày Đức xâm lược Bỉ, Anh tuyên chiến với Đức. Ngày 6/8, Áo - Hung tuyên chiến với Nga. Sau đó, các nước Italy, Romania, Nhật, Mỹ lần lượt tham chiến. Cuộc chiến lan ra ở ba châu lục lớn, với 33 nước tham chiến.
Quân Mỹ tham chiến tại nước Pháp năm 1918.
Đây là lần đầu tiên thế giới biết đến một kiểu chiến tranh tổng lực, chiến tranh toàn diện. Chiến tranh diễn ra không những ác liệt trên bộ, trên không, trên biển, mà các bên còn thực hiện bao vây bóp nghẹt kinh tế của nhau, thử thách tiềm lực kinh tế và sức mạnh tinh thần của đối phương. Sau hơn 4 năm chiến tranh, ngày 11/11/1918, Đức và các nước cùng phe đã phải đầu hàng vô điều kiện.
Cuộc chiến làm 13,6 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỉ USD.
Ngoài sự thiệt hại về người và vật chất, cuộc chiến tranh này còn gây tổn thương về tâm lý cho nhiều thế hệ tại châu Âu. Cuộc chiến cũng làm cho châu Âu tụt hậu và vai trò lãnh đạo mà châu Âu đảm đương trong hơn 300 năm đã dần dần chuyển sang bên kia đại dương cho nước Mỹ.
Những bài học
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã kết thúc được 100 năm; cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, mà theo một số nhà nghiên cứu đó chỉ là sự tiếp nối của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đã kết thúc 69 năm, song những bài học của hai cuộc chiến đến nay vẫn còn nguyên giá trị lịch sử:
Một là, thế giới đã đi vào giai đoạn phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị có trình độ cao. Ở mức trình độ đó, thế giới không thể còn chỗ cho chủ nghĩa đế quốc và các loại chủ nghĩa nước lớn trắng trợn. Với các quan hệ quốc tế chặt chẽ và quyền lợi đan xen thì chủ nghĩa ích kỷ ở phạm vi quốc gia và quốc tế tất yếu dẫn đến xung đột đối kháng, và chiến tranh thì đều thiệt hại cho tất cả các bên. Chính vì vậy, ngay sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đã đồng lòng tổ chức ra Hội quốc liên (nay là Liên hợp quốc) để điều hòa các quan hệ quốc tế trên cơ sở các bên cùng chấp nhận được.
Lính Áo trên chiến trường.
Hai là, trong điều kiện các mối quan hệ chặt chẽ của thế giới, của công nghệ cao, của qui mô toàn cầu, với tốc độ tàn phá khủng khiếp của chiến tranh thì “không ai có thể có lợi trong cuộc chiến tranh nếu nổ ra, thậm chí là chiến tranh khu vực”.
Ba là, yếu tố dân tộc quốc gia có động lực rất lớn và các quyền lợi chính đáng của nó phải được tôn trọng. Tình hình quốc tế không thể yên ổn nếu dựa trên cơ sở không tôn trọng tình cảm, quyền lợi chính đáng của quốc gia, dân tộc. Một dân tộc bị dồn vào thế cùng đường sẽ phản ứng rất quyết liệt gây hậu họa cho hòa bình thế giới.
Hiện nay, tuy đã có nhiều cuộc chiến tranh khu vực nổ ra và đã có lúc thế giới bên bờ vực chiến tranh, nhưng về cơ bản hòa bình thế giới vẫn được giữ vững và chưa thấy có dấu hiệu của một đại chiến mới. Điều đó cho thấy ít nhiều thì nhân loại cũng đã rút được các bài học chính trị của hai cuộc đại chiến, đã biết hóa giải các mâu thuẫn bằng hòa bình.
Về cơ bản hòa bình thế giới vẫn được giữ vững, nhưng hiện nay ở một số khu vực, một số nước trên thế giới, máu của người dân vẫn đổ, những đồng tiền đóng thuế của họ vẫn bị quăng vào những việc làm hết sức phi lý - đó là chiến tranh. Hãy để “bóng ma của chiến tranh”trong một tương lai gần chỉ còn là “dĩ vãng” đối với nhân loại.
Thông tin Tư liệu/TTXVN

#47 – Cân bằng quyền lực và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất

Print Friendly

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Balance of Power and World War I” (Chapter 3), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 59-86.
Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Cân bằng quyền lực
Người ta thường cho rằng nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là do vấn đề “cân bằng quyền lực”, một trong những khái niệm thường xuyên được sử dụng trong chính trị quốc tế, song đồng thời cũng là một trong những khái niệm gây nhiều tranh cãi. Khái niệm này thường được sử dụng một cách lỏng lẻo nhằm miêu tả và biện minh đủ loại vấn đề. Nhà triết học người Anh thế kỷ 18 David Hume đã miêu tả cân bằng quyền lực như một nguyên tắc cơ bản của chính trị thực dụng, nhưng Richard Cobden,  một người theo chủ nghĩa tự do của Anh vào thế kỷ 19 đã gọi đó là “một điều không thực tế, không thể miêu tả được và không thể hiểu được.”[1] Còn Woodrow Wilson, tổng thống Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho rằng cân bằng quyền lực chính là một nguyên tắc xấu xabởi nó khuyến khích các chính khách coi các quốc gia như những miếng phô mai được cắt ra từng miếng vì lợi ích chính trị mà không đếm xỉa tới lợi ích người dân.
Wilson cũng không hứng thú với vấn đề cân bằng quyền lực vì ông tin rằng đó là nguyên nhân của các cuộc chiến. Phe ủng hộ chính sách cân bằng quyền lực thì lập luận rằng cân bằng quyền lực tạo ra sự ổn định. Tuy nhiên hoà bình và ổn định không phải là những khái niệm giống nhau. Trong hơn năm thế kỷ tồn tại của hệ thống nhà nước Châu Âu, các cường quốc đã tham gia vào 119 cuộc chiến tranh. Hiếm khi có được hoà bình vì trong ¾ thời gian đó luôn có ít nhất một cuộc chiến liên quan đến các cường quốc. Mười trong số các cuộc chiến tranh đó đã diễn ra với quy mô lớn với sự tham gia của nhiều cường quốc mà người ta vẫn thường gọi là chiến tranh thế giới hay các cuộc chiến giành bá quyền. Như vậy, nếu chúng ta đưa ra câu hỏi rằng liệu cân bằng quyền lực có bảo tồn được hoà bình trong hệ thống các quốc gia hiện đại năm thế kỷ đã qua hay không thì câu trả lời sẽ là không.
Không có gì đáng ngạc nhiên với câu trả lời trên vì các quốc gia cân bằng quyền lực nhằm duy trì độc lập chứ không phải duy trì hoà bình. Cân bằng quyền lực giúp bảo tồn hệ thống vô chính phủ các quốc gia riêng lẻ chứ không phải bảo tồn từng quốc gia. Ví dụ, vào cuối thế kỷ 18 Ba Lan đã thực sự bị coi là miếng phô mai và bị chia cắt thành từng mảnh bởi các quốc gia láng giềng như Áo, Phổ và Nga – mỗi bên đều cố giành lấy miếng lớn nhất. Gần đây hơn, năm 1939, Stalin và Hitler lại cùng nhau thỏa thuận cắt đất của Ba Lan một lần nữa và cho các quốc gia vùng Baltic sáp nhập vào Liên Xô. Vì vậy các nước Litva, Latvia và Estonia đã trở thành những nước cộng hòa thuộc Liên Xô trong hơn nửa thế kỷ cho đến tận năm 1991. Cân bằng quyền lực không duy trì được hoà bình và đôi khi cũng không duy trì được độc lập của mỗi quốc gia nhưng lại giúp duy trì hệ thống vô chính phủ của các nhà nước.
Quyền lực
Để hiểu được về cân bằng quyền lực chúng ta cần phải bắt đầu từ định nghĩa về quyền lực. Quyền lực được ví như tình yêu, dễ trải nghiệm qua nhưng khó có thể đo đếm hay đưa ra định nghĩa chính xác. Quyền lực là khả năng để đạt tới những mục tiêu, mục đích đã đề ra. Cụ thể hơn, quyền lực là khả năng tác động đến người khác để đạt được những gì mình mong muốn. Robert Dahl, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Yale, đã định nghĩa quyền lực là khả năng sai khiến người khác làm những việc mà nếu không bị sai khiến họ sẽ không làm. Nhưng khi chúng ta xem xét quyền lực dưới phương diện thay đổi hành vi của người khác thì chúng ta cần phải biết những sở thích của họ. Nếu không, chúng ta sẽ tự huyễn hoặc về quyền lực của mình. Tuy nhiên việc biết trước cách người khác hay các quốc gia khác hành xử như thế nào nếu không có sự can thiệp của chúng ta là một điều không hề dễ dàng.
Định nghĩa quyền lực theo hành vi có thể hữu ích đối với các nhà thống kê và sử gia, những người đã dành nhiều thời gian tái hiện lại quá khứ, song với các chính khách và nhà lãnh đạo có tư tưởng thực dụng thì dạng định nghĩa quyền lực này có vẻ không ổn thỏa. Các nhà lãnh đạo chính trị thường quan niệm rằng khả năng sai khiến, điều khiển người khác liên quan tới việc sở hữu một số nguồn lực nào đó. Những nguồn lực này bao gồm: dân số, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, quy mô của nền kinh tế, tiềm lực quân sự và sự ổn định chính trị cùng vô số những yếu tố khác. Bản chất của định nghĩa này là nhằm khiến cho quyền lực được xác định một cách cụ thể hơn, có thể đo lường được và dễ đoán biết hơn là định nghĩa quyền lực theo hành vi. Theo cách hiểu này, quyền lực nghĩa là việc nắm giữ được nhiều quân bài tốt hơn các đối thủ khác trong một ván bài xì tố (poker) quốc tế. Nguyên tắc cơ bản của trò xì tố là nếu đối thủ của bạn để lộ các quân bài đủ sức đánh bại tất cả các quân bài mà bạn đang có thì đó là lúc bạn nên dừng cuộc chơi. Nói cách khác, nếu bạn biết chắc nếu xảy ra chiến tranh bạn sẽ nhận phần thua thì bạn không nên bắt đầu cuộc chiến tranh đó làm gì.
Tuy nhiên, đã có một vài cuộc chiến tranh được khơi mào bởi những kẻ rốt cuộc bại trận. Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo chính trị đôi khi chấp nhận mạo hiểm hoặc phạm sai lầm. Nhật Bản vào năm 1941 hay Iraq vào năm 1990 là những ví dụ tiêu biểu. Thông thường, trong cuộc chơi của chính trường quốc tế, không phải tất cả các đối thủ đều để ‘lộ bài”. Cũng như trong trò xì tố, hù dọa hay lừa bịp cũng có thể tạo được một sự khác biệt lớn. Thậm chí ngay cả khi không gian dối thì sai lầm vẫn có thể xuất hiện trong việc xác định nguồn lực nào là phù hợp nhất trong những tình huống nhất định. Ví dụ, Anh và Pháp có nhiều xe tăng hơn Hitler vào năm 1940 nhưng xe tăng của Hitler lại có khả năng tác chiến cao hơn và quan đội phát xít cũng có những chiến lược quân sự tốt hơn.
Sự chuyển đổi nguồn lực thành quyền lực là vấn đề cơ bản nảy sinh khi xem xét quyền lực dưới dạng các nguồn lực. Một vài quốc gia sẽ thành công hơn các quốc gia khác trong việc biến các nguồn lực thành sức mạnh ảnh hưởng hiệu quả tới hành vi của các quốc gia khác, giống như các tay bài giỏi có thể giành phần thắng dù được chia những quân bài yếu. Sự chuyển đổi quyền lực là khả năng biến đổi sức mạnh tiềm năng, được đo lường bằng các nguồn lực, thành sức mạnh thực tế, được xác định bởi những thay đổi trong hành vi của người khác. Do vậy, để dự đoán kết quả của quá trình này một cách chính xác chúng ta cần biết được kỹ năng chuyển đổi quyền lực của một quốc gia cũng như những nguồn lực mà quốc gia đó sở hữu.
Một vấn đề khác là việc xác định xem những nguồn lực nào cung cấp nền tảng tốt nhất cho quyền lực trong các tình huống cụ thể. Nguồn lực luôn phụ thuộc vào bối cảnh. Xe tăng không thực sự hữu ích ở khu vực đầm lầy, uranium cũng không phải là một nguồn lực vào thế kỷ 19. Trước kia, việc đánh giá các nguồn lực dễ dàng hơn. Ví dụ, trong nền kinh tế nông nghiệp ở Châu Âu thế kỷ 18, dân số là nguồn lực then chốt bởi đó là nền tảng cho việc thu thuế đồng thời tạo điều kiện tốt cho việc tuyển mộ binh lính. Xét về dân số, Pháp là quốc gia áp đảo ở Tây Âu. Do vậy, sau khi cuộc chiến tranh Napoleon (1799-1815) kết thúc, nước Phổ trình lên các nước đồng minh thắng trận tại Hội nghị Viên một kế hoạch cụ thể phục vụ tái thiết nước Phổ và nhằm giúp duy trì cân bằng quyền lực. Kế hoạch của Phổ liệt kê toàn bộ lãnh thổ và dân số mà Phổ đã bị mất từ năm 1805 đồng thời đòi lại số lượng đất đai và dân số tương đương. Thời kỳ trước khi xuất hiện các quốc gia dân tộc, việc nhiều người dân ở các vùng đó không nói tiếng Đức hay không tự nhận mình là người Phổ không phải là điều gì quan trọng lắm. Song trong vòng nửa thế kỷ, chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một vấn đề hệ trọng.
Một sự thay đổi khác về bối cảnh diễn ra vào thế kỷ 19 chính là vai trò ngày càng quan trọng của công nghiệp và hệ thống đường ray xe lửa giúp tăng nhanh tốc độ huy động binh sĩ. Trong những năm 1860, nước Đức của Bismark là nơi tiên phong sử dụng hệ thống đường sắt để di chuyển quân đội góp phần đẩy nhanh tốc độ giành chiến thắng. Dù nước Nga luôn có dân số đông hơn tất cả các nước Châu Âu còn lại song Nga vẫn gặp khó khăn để huy động và di chuyển quân đội. Sự phát triển hệ thống đường sắt phía tây nước Nga trong những năm đầu thế kỷ 20 là một trong những lý do khiến người Đức lo sợ một nước Nga đang trỗi dậy vào năm 1914. Hơn nữa, sự mở rộng hệ thống đường sắt trên khắp lục địa già làm nước Anh không thể chỉ chăm chút lo cho sức mạnh hải quân được nữa. Những thay đổi này khiến cho các quốc gia ít có thời gian để đưa quân ngăn chặn một siêu cường nào đó nhanh chóng thống trị Châu Âu.
Việc áp dụng kỹ thuật công nghiệp vào chiến tranh đã nhanh chóng tạo ra những ảnh hưởng to lớn. Những tiến bộ của khoa học và công nghệ thực sự đã tạo ra nguồn sức mạnh ghê gớm, nhất là từ khi vũ khí nguyên tử chính thức ra đời năm 1945. Thế nhưng sức mạnh của vũ khí nguyên tử đã trở nên quá đỗi khủng khiếp đến nỗi việc sử dụng chúng trở nên khó khả thi. Đơn giản là vì chiến tranh hạt nhân quá tốn kém. Thực tế, có rất nhiều trường hợp mà khi đó bất cứ việc sử dụng vũ lực nào cũng trở nên không phù hợp hoặc quá tốn kém.
Tuy nhiên, kể cả khi cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa một nhóm các quốc gia thì sức mạnh quân sự vẫn gián tiếp đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ, khi quân đội Mỹ thực hiện vai trò ngăn chặn các mối đe doạ đối với các nước đồng minh hoặc bảo đảm việc tiếp cận một số nguồn tài nguyên quan trọng như dầu lửa ở vùng vịnh Ba Tư chẳng hạn, khả năng cung cấp các lực lượng bảo vệ có thể được sử dụng như một quân bài trên bàn đàm phán. Đôi khi mối liên hệ này là rõ ràng và trực tiếp, nhưng thông thường, như chúng ta sẽ thấy trong Chương 7, đây là một nhân tố không được đề cập một cách công khai nhưng luôn hiện hữu trong tính toán của các nhà lãnh đạo chính trị.
Ép buộc các nước khác thay đổi là một phương thức trực tiếp nhằm thực thi quyền lực. Quyền lực cứng có thể dựa trên phương thức đe doạ (“cây gậy”) hoặc dụ dỗ (“củ cà rốt”). Tuy nhiên cũng có cách mềm mỏng hoặc gián tiếp thực thi quyền lực. Một quốc gia có thể đạt được những mục tiêu của mình trên trường quốc tế do các quốc gia khác muốn sao chép hoặc chấp thuận cùng sử dụng một hệ thống nhằm mang lại những mục tiêu như vậy. Theo nghĩa này, việc thiết lập chương trình nghị sự và lôi kéo các nước khác cùng tham gia cũng có tầm quan trọng như việc buộc các nước đó thay đổi trong những tình huống cụ thể. Khía cạnh này của quyền lực, theo nghĩa khiến những nước khác muốn những gì mình muốn, được gọi là hành vi quyền lực hấp dẫn, hay quyền lực mềm. Quyền lực mềm có thể dựa vào những nguồn lực như sự hấp dẫn của một ý tưởng nào đó, hoặc khả năng thiết lập một chương trình nghị sự phù hợp với mong muốn của số đông. Cha mẹ có con ở lứa tuổi thanh thiếu niên biết rằng nếu định hình được lòng tin và sở thích của con cái thì uy quyền của họ sẽ lớn hơn nhiều so với việc chỉ đưa ra luật lệ và kiểm soát. Tương tự như vậy, các chính khách và nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa kiến tạo từ lâu đã hiểu rõ thứ quyền lực xuất phát từ việc thiết lập chương trình nghị sự cuốn hút người khác và việc quyết định khuôn khổ của một cuộc tranh luận. Khả năng định hình mong muốn của người khác dường như gắn liền với các nguồn lực vô hình như văn hóa, hệ tư tưởng và các thể chế.
Quyền lực mềm không tự động trở nên hiệu quả hay hợp đạo đức hơn so với quyền lực cứng. Sức mạnh trí tuệ không nhất thiết lúc nào cũng tốt hơn sức mạnh cơ bắp. Các phán xét về đạo đức còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng quyền lực của các quốc gia. Ví dụ, trùm khủng bố Osama bin Laden có trong tay quyền lực mềm theo quan điểm của những đồng đảng đã thực hiện các cuộc tấn công năm 2001. Quyền lực mềm cũng không hẳn gắn liền với chủ nghĩa tự do hơn là với chủ nghĩa hiện thực. Quyền lực là khả năng tác động tới những người khác nhằm đạt được những kết quả mà bạn muốn bất chấp các nguồn lực mà bạn có là hữu hình hay vô hình. Quyền lực mềm thường khó nắm bắt, chậm mang lại kết quả và nhiều khi thậm chí vô tác dụng. Nhưng sẽ nguy hiểm nếu người ta tảng lờ nó. Ví dụ như vào năm 1762, khi Fredererick Đại Đế của nước Phổ sắp sửa bị liên minh Pháp, Áo, Nga đánh bại, ông đã được cứu sống vì Peter (1728-1762), Sa hoàng mới của nước Nga, rất thần tượng vương triều Phổ và quyết định thoái lui khỏi liên minh chống Phổ. Năm 1917, trong mắt người Mỹ, nước Anh có quyền lực mềm lớn hơn so với nước Đức, và điều đó tác động tới việc nước Mỹ quyết định tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất với tư cách đồng minh của Anh. Những ví dụ gần đây hơn bao gồm “Bốn quyền Tự do” do Franklin Roosevelt đề xuất và được Châu Âu ủng hộ trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất; thanh niên nghe nhạc và tin tức từ Mỹ trên đài Châu Âu Tự do đằng sau bức mành sắt trong thời kỳ Chiến tranh lạnh; hay khả năng của Liên minh Châu Âu trong việc thu hút các thành viên mới trong thời gian gần đây.
BẢNG 3.1 Các cường quốc và những nguồn lực chính
Thời kỳ Quốc da dẫn đầu Nguồn lực chính
Thế kỷ 16 Tây Ban Nha Vàng ròng, thương mại thuộc địa, lính đánh thuê, quan hệ của triều đình
Thế kỷ 17 Hà Lan Thương mại, thị trường vốn, hải quân
Thế kỷ 18 Pháp Dân số, nông nghiệp, quản lý công, quân đội, văn hóa (quyền lực mềm)
Thế kỷ 19 Anh Công nghiệp, hệ thống chính trị vững chắc, tài chính – tín dụng, hải quân, giá trị tự do (quyền lực mềm), địa thế đảo (dễ phòng thủ)
Thế kỷ 20 Mỹ Quy mô kinh tế, ưu thế khoa học – kỹ thuật, vị trí địa lý, tiềm lực và liên minh quân sự, các chế độ quốc tế tự do và văn hóa phổ quát (quyền lực mềm)
Thế kỷ 21 Mỹ Ưu thế công nghệ, quy mô kinh tế và quân sự, trung tâm thông tin xuyên quốc gia (quyền lực mềm)

Quyền lực cứng và quyền lực mềm có liên quan nhưng không phải là một. Các thành công về vật chất khiến cho văn hóa và hệ tư tưởng trở nên hấp dẫn hơn, trong khi sự xuống cấp về kinh tế và quân sự dẫn tới sự tự ngờ vực và khủng hoảng bản sắc. Nhưng quyền lực mềm không phụ thuộc hoàn toàn vào quyền lực cứng (Bảng 3.1). Quyền lực mềm của tòa thánh Vatican không suy giảm dù quy mô càng ngày càng thu hẹp trong thế kỷ 19. Canađa, Thụy Điển và Hà Lan ngày nay dường như có nhiều ảnh hưởng hơn so với những quốc gia cùng sức mạnh kinh tế và quân sự. Liên Xô có quyền lực mềm tương đối lớn ở Châu Âu thời điểm sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nhưng đã hoang phí nguồn sức mạnh này sau khi đưa quân vào Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968.
Ngày nay, đâu là những yếu tố mang lại nhiều quyền lực nhất?  Năm thế kỷ tồn tại của hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại cho thấy những nguồn lực khác nhau đã đóng những vai trò then chốt trong từng thời kỳ khác nhau. Nguồn gốc của quyền lực không bao giờ là cố định và nó tiếp tục thay đổi trong thế giới ngày nay. Hơn nữa, các nguồn lực này biến đổi ở những khu vực khác nhau trên thế giới. Quyền lực mềm trở nên quan trọng hơn đối với các xã hội hậu công nghiệp trong kỷ nguyên thông tin khi mà nền hòa bình dựa trên giá trị dân chủ thắng thế, trong khi quyền lực cứng thường quan trọng hơn đối với những quốc gia đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hay tiền công nghiệp hóa trên thế giới.
Trong giai đoạn thông tin là nền tảng của kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn, quyền lực trở nên khó san sẻ hơn, ít mang tính chất ép buộc hơn và cũng vô hình hơn, như những gì chúng ta sẽ thấy trong Chương 7 và Chương 8. Các nhà phân tích truyền thống sẽ dự báo kết cục của các cuộc xung đột chủ yếu dựa vào việc quân đội của ai giành phần thắng. Ngày nay, trong các cuộc xung đột như cuộc chiến chống khủng bố xuyên quốc gia, câu chuyện của ai thuyết phục hơn cũng có vai trò không kém phần quan trọng. Quyền lực cứng là cần thiết để đối đầu những tên khủng bố đầu sỏ, nhưng quyền lực mềm cũng rất quan trọng trong việc giành được sự ủng hộ của những người dân vốn nếu không được tranh thủ sẽ quay sang ủng hộ chủ nghĩa khủng bố.
Sự biến đổi của quyền lực cũng không giống nhau trên khắp thế giới. Thế kỷ 21 sẽ chứng kiến vai trò ngày càng lớn hơn của quyền lực của thông tin và các thể chế. Song như cuộc chiến tranh Vùng Vịnh 1991 cho thấy, sức mạnh quân sự vẫn là yếu tố quan trọng. Quy mô kinh tế, bao gồm cả quy mô thị trường và mức độ dồi dào về tài nguyên thiên nhiên, vẫn giữ vai trò quan trọng. Lĩnh vực dịch vụ ngày càng phát triển trong các nền kinh tế hiện đại, và sự khác biệt giữa lĩnh vực dịch vụ và sản xuất ngày càng bị xóa nhòa. Thông tin càng ngày càng trở nên dồi dào, và khả năng tổ chức nhằm có được phản ứng lanh lẹ và mềm dẻo sẽ trở thành một nguồn lực cốt yếu. Sự liên kết của hệ thống chính trị cũng sẽ giữ vai trò quan trọng tương tự như việc nuôi dưỡng một nền văn hoá đại chúng hấp dẫn có thể “xuất khẩu” được ra bên ngoài.
Một vấn đề lớn đối với các chính khách khi nỗ lực đánh giá trạng thái cân bằng quyền lực là đo lường các nguồn lực thường xuyên thay đổi. Đối với các nhà phân tích chính trị quốc tế, một khái niệm được sử dụng để chỉ nhiều đối tượng khác nhau sẽ dễ gây hiểu nhầm. Chúng ta phải cố gắng tách biệt và làm rõ những nội hàm cơ bản của một khái niệm thường được sử dụng một cách lỏng lẻo này. Thuật ngữ cân bằng quyền lực thường liên quan ít nhất tới 3 trường hợp khác nhau.
Cân bằng như một cách phân bổ quyền lực
Đầu tiên, cân bằng quyền lực có thể được hiểu là bất cứ sự phân bổ quyền lực nào đó. Nhưng ai là người sở hữu các nguồn lực? Đôi khi người ta sử dụng thuật ngữ cân bằng quyền lực chỉ để nói về hiện trạng, sự phân bổ quyền lực hiện tại. Do vậy, vào năm 1980, một số người Mỹ cho rằng nếu Nicargua trở thành một quốc gia cộng sản thì cân bằng quyền lực sẽ bị thay đổi. Việc dùng thuật ngữ cân bằng quyền lực theo cách này không hợp lý. Nếu một quốc gia nhỏ có thay đổi phe phái cũng có thể tác động ít nhiều đến sự phân bổ quyền lực hiện thời, nhưng đó chỉ là một thay đổi nhỏ không giúp chúng ta hiểu nhiều về những chuyển biến lớn và sâu sắc hơn trong nền chính trị thế giới.
Thuật ngữ “cân bằng quyền lực” cũng có thể được dùng để chỉ một tập hợp các tình huống đặc biệt (và hiếm gặp hơn) mà trong đó quyền lực được phân bổ một cách đồng đều. Cách sử dụng này gợi nhắc tới một chiếc thước đo hay một chiếc cân với tỉ lệ chia đều nhau. Phái theo chủ nghĩa hiện thực lập luận rằng sự ổn định đó xảy ra khi có sự cân bằng, song nhiều người cho rằng sự ổn định chỉ có được khi có một chủ thế với quyền lực vượt trội khiến cho các chủ thể khác không dám tấn công chủ thể đó. Thuyết ổn định nhờ bá quyền cho rằng mất cân bằng quyền lực sẽ tạo ra hoà bình. Sự hiện diện một cường quốc vượt trội sẽ giúp đảm bảo ổn định, nhưng khi cường quốc đó bắt đầu suy yếu và xuất hiện những cường quốc mới trỗi dậy thách thích địa vị bá quyền của cường quốc cũ thì chiến tranh lại nhiều khả năng xảy ra. Quay lại giải thích của Thucydides về cuộc chiến tranh Peloponnese chúng ta có thể thấy: sự lớn mạnh của Athens và những nỗi sợ hãi được gieo rắc ở Sparta phù hợp với thuyết chuyển giao quyền lực bá quyền mà chúng ta vừa nêu. Như phần sau của chương này cho thấy, điều tương tự được lặp lại trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Tuy nhiên, cũng cần thận trọng khi áp dụng những lý thuyết như vậy vì chúng có xu hướng dự báo xung đột chắc chắn xảy ra. Những năm 1880, Mỹ đã vượt qua Anh, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 1895 xảy ra một tranh chấp giữa Anh và Mỹ liên quan đến đường biên giới ở Nam Mỹ, chiến tranh tưởng chừng đã sắp nổ ra. Lúc đó, Anh là bá quyền cũ, Mỹ là cường quốc mới nổi, và nguyên nhân xung đột đã hiển hiện, song người ta không có dịp nghiên cứu cuộc chiến Anh – Mỹ 1895 vì nó không xảy ra trên thực tế. Thám tử Shelock Holmes đã từng chỉ ra rằng: chúng ta có thể tìm ra những manh mối quan trọng từ chú chó chưa bao giờ sủa. Trong trường hợp này, việc chiến tranh không nổ ra buộc chúng ta phải truy tìm những nguyên nhân khác. Những người theo chủ nghĩa hiện thực cho rằng sự nổi lên của nước Đức là mối đe doạ cận kề hơn đối với Anh và Anh sẽ quan tâm hơn đến việc kiềm chế Đức chứ không phải Mỹ.  Còn chủ nghĩa tự do thì giải thích rằng bản chất dân chủ ngày càng tăng của Anh và Mỹ cũng như sự giao thoa văn hoá gần gũi giữa hai nước khiến chiến tranh không nổ ra. Tóm lại, kết luận đầu tiên về cân bằng quyền lực theo cách hiểu đầu tiên này là: những thay đổi trong quá trình phân bổ quyền lực giữa các cường quốc hàng đầu có thể là một yếu tố quan trọng, song không phải là yếu tố duy nhất để giải thích nguồn gốc của chiến tranh và bất ổn.
Cân bằng quyền lực như là một chính sách
Cách sử dụng thứ hai đề cập đến cân bằng quyền lực như một chính sách giữ cân bằng. Cân bằng quyền lực dự đoán rằng các quốc gia sẽ hành động nhằm ngăn chặn bất cứ một quốc gia nào nổi lên áp đảo. Dự báo này đã có nguồn gốc lâu đời. Năm 1848, huân tước Palmerston – thư ký đối ngoại Anh – đã nói rằng nước Anh không có kẻ thù hay đồng minh vĩnh viễn, Anh chỉ nghĩ về lợi ích quốc gia của chính mình. Năm 1914, Bộ trưởng ngoại giao Anh Edward Grey đã không muốn tham chiến, nhưng cuối cùng cũng đã tham chiến vì ông lo sợ Đức sẽ chiếm được ưu thế ở Châu Âu nhờ kiểm soát được lục địa này. Năm 1941, khi Hitler xâm lược Liên Xô, thủ tướng Anh Wilson Churchill đã nói rằng Anh sẽ tạo một sự liên minh với Stalin, người mà vài năm trước đó ông đã công kích kịch liệt, để chống lại Hitler. Churchill nói “Nếu Hitler xâm lược Địa ngục,[2] thì ít nhất tôi cũng nhắc đến Ác quỷ[3] một cách ưu ái ở Hạ viện này.”[4] Đây là những ví dụ tốt minh chứng rằng cân bằng quyền lực là một chính sách mà các chính trị gia theo đuổi.
Dự báo những cách hành xử như vậy dựa trên hai giả định cơ bản: (1) Cấu trúc của chính trị quốc tế là một hệ thống vô chính phủ gồm nhiều quốc gia, và (2) các quốc gia coi sự độc lập là mục tiêu tối thượng. Chính sách cân bằng quyền lực không nhất thiết giả định rằng các quốc gia hành động nhằm tối đa hoá quyền lực. Trong thực tế, một nước có thể chọn một cách làm khác nếu họ muốn tối đa hoá sức mạnh. Ví dụ, họ có thể là chọn cách nhảy tàu (bandwagoning), nghĩa là đi theo bất cứ phe nào được cho là mạnh hơn và cùng chia sẻ thành quả của kẻ chiến thắng. Chiến thuật nhảy tàu này thường gặp trong chính trị nội bộ của các quốc gia khi các nhà chính trị tập trung ủng hộ cho người có nhiều khả năng chiến thắng. Tuy nhiên, cân bằng quyền lực lại dự đoán rằng, một quốc gia có thể sẽ hợp tác với bất cứ quốc gia nào được xem là yếu hơn bởi họ sẽ cùng nhau hành động nhằm ngăn chặn bất cứ một quốc gia nào vươn lên giành thế áp đảo. Chiến thuật nhảy tàu trong chính trị quốc tế sẽ mang đến nguy cơ mất độc lập. Vào năm 1939 và 1940, Mussolini đã liên kết với Hitler để tấn công nước Pháp với mục đích cùng phân chia chiến lợi phẩm, nhưng rốt cuộc Ý ngày càng trở lên phụ thuộc vào Đức. Đó là lý do tại sao chính sách cân bằng quyền lực đề xuất việc liên minh với phe yếu hơn. Cân bằng quyền lực là chính sách giúp đỡ cho kẻ yếu, bởi nếu giúp đỡ kẻ mạnh thì kẻ đó sau này có thể quay lại và làm thịt bạn.
Các quốc gia có thể đơn phương cân bằng quyền lực bằng cách phát triển vũ trang hoặc thiết lập các khối liên minh với các quốc gia khác mà nguồn lực của họ giúp cân bằng với quốc gia đứng đầu. Đây là một trong những dự đoán đáng quan tâm và có tác động mạnh trong chính trị quốc tế. Trung Đông hiện tại là một ví dụ điển hình. Như chúng ta thấy trong Chương 6, khi Iran và Iraq đi đến chiến tranh trong những năm đầu thập kỷ 1980, một vài nhà quan sát nghĩ rằng tất cả các nước Ảrập sẽ ủng hộ Saddam Hussein của Iraq, người đại diện cho Đảng Ba’ath và thế giới Ảrập, chống lại Giáo chủ Ayatollah Khomeini của Iran, người đại diện cho nền văn hoá Ba Tư và thiểu số người Shi’ite theo đạo Hồi. Nhưng Syria, mặc dù có một lãnh tụ tối cao theo đường lối thế tục của Đảng Ba’ath, lại trở thành đồng minh của Iran. Tại sao? Bởi Syria đã lo ngại về việc người láng giềng Iraq nổi lên trở thành một cường quốc khu vực. Syria lựa chọn như vậy là để cân bằng quyền lực với Iraq, bất chấp ý thức hệ của mình. Những nỗ lực sử dụng hệ tư tưởng để dự báo cách hành xử của các quốc gia thường là không đúng trong khi những dự báo trái với trực giác dựa trên cân bằng quyền lực lại thường mang lại câu trả lời đúng.
Tất nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ. Hành vi của con người khó có thể đoán định chính xác. Con người thường có nhiều sự lựa chọn và họ không luôn luôn hành động theo như dự đoán. Những tình huống cụ thể sẽ dẫn đến những cách hành xử cụ thể của con người, nhưng chúng ta không thể luôn dự đoán chi tiết được. Nếu một ai đó hô lên rằng “Cháy!” trong giảng đường đông người, chúng ta có thể đoán rằng sinh viên sẽ chạy tứ tung tìm các nối thoát, nhưng không đoán được là lối thoát nào. Nếu tất cả cùng chọn một lối thoát thì việc chạy toán loạn có thể ngăn một số không thoát được ra ngoài. Các lý thuyết trong chính trị quốc tế thường có rất nhiều ngoại lệ. Mặc dù cân bằng quyền lực theo nghĩa là một chính sách là một trong những công cụ dự báo chính trị quốc tế mạnh nhất nhưng kết quả lại khó có thể hoàn hảo.
Tại sao các nước đôi khi lại né tránh cân bằng quyền lực và muốn liên minh với những nước mạnh hơn là những nước yếu hoặc tọa sơn quan hổ đấu từ xa, do đó phớt lờ những nguy cơ ảnh hưởng đến nền độc lập của họ? Một vài quốc gia có thể thấy không còn sự lựa chọn nào khác hoặc tin rằng họ không thể tác động đến sự cân bằng. Nếu vậy, một quốc gia nhỏ có thể quyết định buộc phải nằm trong phạm vi ảnh hưởng của một nước mạnh nhưng hy vọng thái độ trung lập sẽ đem lại cho họ một mức độ tự do hành động nhất định. Ví dụ, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai Phần Lan bị Liên Xô đánh bại và nằm cách xa trung tâm Châu Âu. Người Phần Lan cảm thấy rằng trung lập sẽ an toàn hơn là cố gắng trở thành một phần trong chính sách cân bằng quyền lực của Châu Âu. Họ đã nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, và điều tốt nhất họ có thể làm là chấp nhận hi sinh một phần sự độc lập trong chính sách đối ngoại nhằm được tự chủ lớn hơn trong các công việc nội bộ của mình.
Một lý do khác giải thích cho việc dự báo dựa trên cân bằng quyền lực đôi khi sai liên quan đến nhận thức về mối đe doạ. Ví dụ, một sự tính toán máy móc về những nguồn lực của các quốc gia năm 1917 sẽ dẫn tới nhận định rằng Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất với tư cách là đồng minh với Đức bởi vì Anh, Phá

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét