Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 24/d (W W I)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                 Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất - Tập 7+8/10

Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh thế giới thứ nhất (nguyên nhân, tính chất, suy nghĩ)

Lịch sử - Lớp 8 | Lịch sử | Lớp 8 - Đăng lên từ Nguyễn Vân Anh
Thứ 4, ngày 21/12/2016 12:35:39


Lời giải / Bình luận
Lưu ý: Bạn có thể gửi lời giải, đáp án khác nếu thấy chưa đúng!
Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh thế giới thứ nhất
1. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh:
Chiến tranh là mâu thuẫn của sự phát triển của các chủ nghĩa đế quốc cầm đầu ở châu Âu và chiến tranh có tính chất chiến tranh đế quốc: là sự phân chia lại thế giới của các đế quốc, là cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với tất cả các phe tham chiến. Nguyên nhân theo phân tích của Lê-nin: sự lớn mạnh của Đế quốc Đức sau Chiến tranh Pháp-Phổ: những tham vọng thuộc địa và chia lại thị trường thế giới của nước này gặp phải sức phản kháng của các "đế quốc già" là Anh, Pháp và Nga. Đế chế Áo – Hung và Đế chế Ottoman đã suy yếu không còn đủ "tư cách" và vai trò để có ảnh hưởng trong khu vực Trung Âu, Balkans và Kavkaz. Các cường quốc khác can thiệp vào khu vực đó để tranh giành ảnh hưởng... Sự mâu thuẫn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa đòi hỏi một cuộc "chém giết lớn" để phân ngôi thứ và lập lại trật tự thế giới có lợi cho kẻ thắng trên cơ sở những mất phần của kẻ thua.
2.. Tính chất
- Là một cuộc chiến tranh ''chó cắn chó'' đế quốc phi nghĩa
Cuộc chiến tranh này nhằm mục đích là cướp bóc các nước khác bóp nghẹt các dân tộc thống trị thế giới về mặt chính trị và chia lại thuộc địa.
- Các quan tâm quyền lợi của các bên tham chiến:
Anh: Chặn đứng tham vọng tranh giành thuộc địa, chia lại thị trường của Đức. Ngăn cản ảnh hưởng của nước này, cố gắng giới hạn Đức trong phạm vi châu Âu không để nước này thành cường quốc đại dương đe dọa quyền lợi thương mại thuộc địa của mình. Hạ cấp Ottoman và Áo –- Hung xuống thành cường quốc hạng hai để chiếm lĩnh quyền lợi tại khu vực Trung Cận Đông rất nhiều dầu mỏ.
Pháp: Cũng giống như Anh nhưng ngoài ra còn để phục thù Chiến tranh Pháp – Phổ (1871) quyết giành lại hai tỉnh Alsace và Lorraine từ Đức. Hạ bậc Đế quốc Đức để trừ mối hoạ sau này (sau chiến tranh phía Pháp đề nghị trong Hội nghị Versailles một hình thức bồi thường chiến phí khủng khiếp để Đức không bao giờ ngóc đầu dậy được).
Nga: Loại bỏ sự can thiệp và ảnh hưởng của Đức tại Ba Lan, Ukraina và vùng Baltic. Loại bỏ sự cản trở của Ottoman khỏi các vùng Kavkaz và Balkans. Xâm chiếm các vùng ảnh hưởng của Ottoman.
Đức: Thoát khỏi sự kiềm tỏa của Anh-Pháp, đòi hỏi một thị trường, thuộc địa tương xứng với tiềm lực cường quốc thế giới của mình. Mở rộng vùng ảnh hưởng của mình về phía Đông tại Ba Lan, Ukraina, Baltic, sau đó là Phần Lan.
Áo – Hung: Nỗ lực cuối cùng chứng tỏ mình còn là một cường quốc, cố giữ lại những gì còn giữ được trước sự nhòm ngó của các cường quốc khác. Hai địch thủ trước mắt của Áo – Hung là Nga và Ý.
Ý: Một cường quốc đang lên nhưng chưa định hình, muốn có một vai trò và tiếng nói lớn hơn ở châu Âu và đặc biệt tại Balkans. Trở lực chính của nước này đầu tiên là Anh sau đó định hướng lại chĩa mũi nhọn đấu tranh vào Áo – Hung.
Đế chế Ottoman: "Người Hồi ốm yếu" ở Trung Cận Đông bị các ảnh hưởng của Anh, Pháp, Nga chung tay chèn ép ở Cận Đông (Anh, Pháp) và tại Kavkaz và Balkans (Nga). Đây là nỗ lực cuối cùng để duy trì đế chế.
Ngoài ra các đế chế quân chủ Nga, Đức, Ottoman muốn dùng chiến thắng trong chiến tranh với tinh thần yêu nước dâng cao để trì hoãn cải cách dân chủ, xã hội trong nước.
3. Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới . Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.
Phạm Phương Thanh - Thứ 4, ngày 21/12/2016 12:39:32
Hai nhà văn từ một cuộc chiến
  04/09/2014 15:50:41 PM
Cách nay đúng 100 năm (1914 - 2014), cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, để lại những ấn tượng sâu đậm trong tâm trí con người. Cùng kinh qua cuộc chiến ấy, mang những vết thương sâu trên thể xác và trong tâm hồn, hai nhà văn Đức đã dùng tác phẩm của mình lột tả bộ mặt thật của chiến tranh, mỗi cây bút viết theo một văn phong khác…

Người ta đồn rằng đó là hai nhà văn Đức vốn không thể chịu nhau. Nhà văn Ernst Jünger xuất thân từ một gia đình khá giả nhìn nhà văn Erich Maria Remarque con đẻ của một ông thợ đóng sách bằng… nửa con mắt và gọi ông này là “kẻ rỗng tuếch, bất tài, chỉ quen hưởng thụ và hợm hĩnh”. Bản thân Remarque thì chẳng hề phiền muộn vì xuất xứ khiêm tốn của mình, chỉ coi Junger là một kẻ ghen tị tầm thường và còn khinh ông này vì “văn phong lính tẩy khô khốc”.

Chuyển giao thế kỷ


Minh họa sách  Phía Tây không có gì lạ
Ấy vậy mà tầm quan trọng và ý nghĩa của những tác phẩm văn học chống chiến tranh tuôn ra từ ngòi bút của nhà văn này và nhà văn kia thật khó đánh giá hết. Tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ (Im Westen nichts Neues, còn có một nhan đề khác All Quiet on the Western Front - Mặt trận phía Tây hoàn toàn yên tĩnh) của Remarque cho đến bây giờ vẫn được coi là tác phẩm văn chương hư cấu hay nhất về chiến tranh thế giới thứ nhất, đã được dịch ra trên 50 thứ ngữ và bán hết trên 20 triệu bản.
Jünger thì nổi tiếng về Bão thép (In Stahlgewittern) - cuốn hồi ức kể về những trận đánh đẫm máu trong chiến tranh thế giới thứ nhất, được xây dựng từ những trang nhật ký tác giả viết tại mặt trận. Quang cảnh thời chiến tranh được mô tả chi tiết trong sách và những diễn biến nội tâm của một người lính bình thường cho đến bây giờ vẫn còn khiến người đọc sửng sốt, mặc dầu tác phẩm này được tiếp nhận không giống nhau, một phái phê phán nhà văn là “lý tưởng hóa bạo lực”, phái khác lại tâng những câu chuyện ông kể về sự thật tàn nhẫn của chiến tranh lên tận mây xanh.
Dẫu rằng Ernst Jünger và Erich Maria Remarque là hai nhà văn hết sức khác nhau, nhưng họ vẫn có nhiều cái chung. Cả hai đều ra đời vào cuối thế kỷ XIX, thời của những chấn động, những biến đổi lớn lao, khi động lực cho cuộc sống ở châu Âu chính là những tiến bộ kỹ thuật, khi kinh tế phát triển với mức độ bão táp, khi xã hội có những cuộc cải cách, những kiến thức về tâm sinh lý con người được phổ biến rộng rãi và nữ giới đẩy mạnh cuộc đấu tranh cho những quyền lợi của mình. Song, tình trạng mất phương hướng chính trị - xã hội trong lòng người cũng là một trong những dấu hiệu rõ ràng của thời kỳ quá độ đó.
Tin vào sức tẩy sạch của chiến tranh
Mới lạ làm sao - trong bối cảnh đó, có nhiều người lại khao khát một cuộc chiến tranh có chức năng tẩy rửa, cho phép thay đổi cán cân lực lượng và “cân bằng” cuộc sống ở châu Âu. Một trong số những người theo quan điểm ấy là Ernst Jünger. Năm 1913, nhà văn tương lai đã gia nhập đoàn quân lê dương của Pháp, sang đồn trú tại Morocco, khiến người cha phải dùng kênh ngoại giao của mình để kéo con về. Và khi chiến tranh thế giới bùng nổ trên thực tế, ông tình nguyện đầu quân vào trung đoàn Hannoversches Nr. 73 và từ tháng 12.1914 đã chiến đấu ngoài mặt trận với tư cách một lính chiến thực thụ.
Nhưng “giấc mộng chiến chinh” của Jünger - một cuộc chiến đấu vĩ đại nhưng không kéo dài đủ để tạo cơ hội cho mình thể hiện những điều kỳ diệu của khí phách anh hùng - đã nhanh chóng tiêu tan như bong bóng xà phòng. Cuộc chiến kéo dài không như chàng ta tưởng và đã làm cho khuôn mặt chàng trở nên dị dạng khó coi. Những ngày ở mặt trận đã hoàn toàn mất sạch cảm hứng vì đều thấm đẫm bùn đất, máu me và những đớn đau, mỗi bước chân đi đều như tiến vào chỗ chết.
Trong bão thép

ERICH MARIA REMARQUE (1898 - 1970): vào quân ngũ ở tuổi mười tám trong thời Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, phục vụ ở bộ binh rồi công binh, mặt trận phía Tây. Ngày 31.7.1917, trúng mảnh đạn trái phá, bị thương ở chân trái, ở cánh tay phải và ở cổ, bèn được đưa về điều trị trong một quân y viện Đức cho đến hết cuộc chiến. Xuất ngũ, học ngành sư phạm rồi làm giáo viên tiểu học đến năm 1920 xin nghỉ dạy học, đi làm nhiều việc khác nhau như nhân viên thư viện, buôn bán, nhà báo, biên tập viên... Phía Tây không có gì lạ được viết trong vài tháng năm 1927, nhưng không tìm được nhà xuất bản, phải tới năm 1929 mới được khai sinh. Các tác phẩm đáng kể khác: Đường trở về, Ba người bạn, Khải Hoàn Môn, Thời để sống và thời để chết, Đêm Lisbon, Bản du ca cuối cùng… Ông được coi là nhà văn bậc nhất viết về chiến tranh, về thời hậu chiến và cuộc sống lưu vong.
Phía Tây không có gì lạ bị chính phủ Đức Quốc xã cấm và công khai đốt, tác giả phải rời Đức sang sống tại Thụy Sỹ rồi nhập quốc tịch Mỹ năm 1947. 
Nhưng Jünger vẫn phải chiến đấu ngoài mặt trận mãi cho đến khi kết thúc chiến tranh và ông đã mười bốn lần trúng thương, trong đó có những vết thương ở đầu ở ngực, và do lòng dũng cảm, ông đã được thưởng nhiều huân huy chương, trong đó có huân chương Công trạng - phần thưởng cao nhất của Đế chế Phổ dành cho binh sĩ trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong thời gian ở mặt trận, Jünger thường xuyên ghi nhật ký, từ đó viết thành cuốn sách đầu tay và cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của mình - Bão thép, xuất bản lần đầu tiên năm 1920. “Tại sao mà lúc nào cũng cứ phải giết và giết? Đến bao giờ thì cái cuộc chiến đáng nguyền rủa này mới chịu kết thúc?” - trong sách, nhà văn thường tự vấn bằng câu hỏi ấy. Và đó chính là sự minh chứng: ở chiến hào, quan niệm của Jünger về sự sống, cái chết và chiến tranh đã thay đổi được bao nhiêu.
Trong những lần tái bản sau đó, những lời bình luận chính thức và tương tự đã được thay thế bằng những cụm từ mang tính ẩn dụ như: “Cái ý chí kỳ quặc hướng tới sự giết chóc cứ nằm chềnh ềnh trên bối cảnh những lời nguyền rủa, cứ đậm đặc trong não bộ và nhấn chìm anh vào một đám sương mù đỏ khé”...
Vết thương sâu
Một mặt, Jünger đã mô tả được những nỗi khủng khiếp của chiến tranh; mặt khác, ông đã đặt cho chiến tranh vai trò như là “cách nếm trải sâu sắc nhất về sự sống”, “trải nghiệm nội tại”. Những đại biểu ra đời trong thập niên 1920 ở Đức đã nhanh chóng giành được ảnh hưởng trong đất nước của chủ nghĩa Quốc xã, họ coi đó như là một cách “ca tụng chiến tranh” và thậm chí còn định áp đặt quyền lực của mình vào vị cựu chiến binh lúc đó đã rất nổi tiếng với tư cách nhà văn. Nhưng Junger, tuy đã có một thời gian ngắn ham thích lý tưởng Quốc xã, vẫn kiên quyết chống lại việc đó.
Hoạt động văn học đã khiến một nhà văn đang năng nổ tránh xa được những quan điểm của chủ nghĩa toàn trị triệt để. Tiếp tục suy ngẫm trên kinh nghiệm chiến tranh trở thành yếu tố định hướng cho toàn bộ sáng tạo của ông. Ông bỏ ra nhiều công để hiệu chỉnh, bổ sung và tái bản cuốn Bão thép. Nó đâu có khác gì ma thuật của ông. Sự đối chiếu những chỗ khác nhau của các lần tái bản cuốn sách này sẽ giúp ta hiểu được: chiến tranh đã gây nên vết thương sâu đến không bao giờ lành cho Ernst Jünger.
Remarque và thế hệ đã mất của ông
Bằng một ngôn ngữ còn cụ thể, chi tiết hơn nhiều, Erich Maria Remarque viết về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất - cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Phía Tây không có gì lạ trở thành một dạng chân dung của cả một thế hệ có những đại biểu của mình đã đi thẳng từ ghế nhà trường ra chiến trường.
“Chúng tôi được hun đúc rằng nút khuy cúc sạch sẽ còn quan trọng hơn nhiều so với bốn tập sách của triết gia Schopenhauer. Chúng tôi giác ngộ - thoạt đầu còn hào hứng, nhưng đến cuối thì bình thản - rằng ở đây quyết định tất thảy, nhờ không phải đầu óc mà là chiếc bàn chải đánh giày, không phải tư tưởng mà là những cắt đặt có tự hồi nảo hồi nào, không phải tự do mà là lối huấn luyện khắc nghiệt” - nhà văn đã viết.
Những chuyện thường ngày của lính tráng trong chiến hào, tiếng lựu đạn nổ chát chúa trong bóng đêm dày đặc, cái chết của những đồng đội, những giờ giải lao không mang lại sự nghỉ ngơi giữa các trận đánh… Remarque từng là lính trơn trong chiến tranh thế giới thứ nhất nên biết rất rõ ràng và trực tiếp những ác mộng của nó. Ông kể lại những chuyện đó trong cuốn tiểu thuyết chống chiến tranh của mình. Các câu chuyện trong tác phẩm này đều được kể bởi nhân vật xưng tôi. Nhân vật đó là một người lính trẻ, do chiến tranh gây nên những chấn thương trong tâm hồn mà không thể nào tìm lại được chính mình trong cuộc sống dân sự bình thường.
“Chàng hạ sĩ quan bò qua hai cây số bằng hai khuỷu tay để kéo theo đôi chân gãy nát của mình; một người lính khác đến được trạm cứu thương vẫn phải dùng bàn tay rịt chặt chỗ bụng cho dạ dày khỏi lòi ra… Tất cả những điều khủng khiếp đó đều có thể trải qua chừng nào anh còn chưa chịu khuất phục số phận của mình, nhưng nếu chớm nghĩ đến những điều khủng khiếp ấy, chúng sẽ giết chết anh ngay tức khắc” - Erich Maria Remarque đã viết thế trong Phía Tây không có gì lạ.
Chiến binh vì hòa bình
Cuốn tiểu thuyết đó được xuất bản lần đầu năm 1929 và lập thành công lớn. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, nó được Hollywood chuyển thể thành bộ phim cùng tên, công chiếu năm 1930 và gây một scandal lớn ở Đức. Bọn phát xít lên cầm quyền ở Đức năm 1933 đã ban lệnh cấm tác phẩm của Erich Maria Remarque và coi tác giả là “nhân vật đã phản bội cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất”. Tất cả sách của ông bị đem đi đốt, còn bản thân tác giả phải sang Thụy Sỹ sống lưu vong.
Toàn bộ cuộc đời Erich Maria Remarque được hưởng danh thơm “chiến binh vì hòa bình”. Nhưng ở tuổi xế chiều, nhà văn có thú nhận rằng trên thực tế mình là con người tuyệt đối phi chính trị, cũng như các nhân vật trong tác phẩm của ông vậy.

Ernst Jünger  (1895 - 1998): Sinh trưởng trong một gia đình tiến sỹ dược học có nhà thuốc tư, năm mười tám tuổi bỏ nhà gia nhập đoàn quân lê dương của Pháp sang châu Phi, được cha kéo về, sau đó tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), bị thương mười bốn lần, có lần bị đạn xuyên thẳng trán qua gáy... Giải ngũ năm 1923 về nghiên cứu sinh học và triết học, đồng thời viết sách, viết báo, bỏ tiền túi ra in Bão thép rồi tái bản, sửa chữa nhiều lần. Những tác phẩm đáng kể khác: tập ký sự Lá và đá, tiểu thuyết Trò chơi châu Phi, Trái tim kẻ tìm kiếm phiêu lưu, Trên vách đá hoa cương, Những khu vườn những đường phố, Hòa bình. Lệnh cấm những tác phẩm đó do lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai ban hành đã được gỡ bỏ từ năm 1949, trả lại cho Ernst Junger danh nghĩa nhà văn - triết gia không thể bỏ qua của nước Đức. 

ĐĂNG BẨY (Người đại biểu)

'Cỗ máy xay thịt' trong Thế chiến thứ nhất

Trận chiến Verdun là trận chiến kéo dài nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất và là một trong những trận khốc liệt nhất, đẫm máu đến mức người ta gọi Verdun là “cỗ máy xay thịt”.
Binh sĩ Pháp trong trận chiến Verdun. Binh sĩ Pháp trong trận chiến Verdun.
Cách đây 100 năm, ngày 21/2/1916, những phát súng đầu tiên đã nổ trong trận chiến chiếm thành phố pháo đài Verdun của Pháp. Binh sĩ Pháp và Đức đã giành giật nhau từng mét đất cuối cùng, khiến Verdun trở thành trận chiến có thời gian dài gấp đôi các trận khác.
Trong 303 ngày giao tranh tại “cỗ máy xay thịt” Verdun, 750.000 người đã chết, bị thương hoặc mất tích, bị xé tan thành từng mảnh bởi các quả đạn pháo nã từ cách đó cả 27 km. Thương vong trong trận Verdun và ảnh hưởng của trận đánh với quân đội Pháp là lý do chính để quân Anh khởi động trận chiến Somme hồi tháng 7/1916 để giải vây áp lực cho quân Pháp tại Verdun.
Trước trận chiến
Trận Verdun bùng nổ xuất phát từ một kế hoạch của Von Falkenhayn, Tổng tham mưu trưởng của quân Đức. Ông này muốn rút kiệt sức quân Pháp bằng cách phát động một cuộc tấn công rầm rộ vào một dải đất hẹp tên là Verdun. Khu vực xung quanh Verdun gồm 20 pháo đài lớn và 40 pháo đài nhỏ để bảo vệ biên giới phía đông của Pháp và đã được hiện đại hóa trong những năm đầu của thế kỷ 20.
Von Falkenhayn cho rằng người Pháp không thể để những pháo đài này thất thủ vì như vậy sẽ làm nhục hình ảnh của Pháp. Như vậy, Pháp sẽ chiến đấu tới người lính cuối cùng ở đây và sẽ mất rất nhiều người. Với lập luận đó, trận chiến Verdun sẽ thay đổi cục diện cuộc chiến.
Kế hoạch của Falkenhayn có cơ sở tin cậy. Quả thực, các pháo đài ở Verdun rất quan trọng đối với người Pháp và họ sẽ chiến đấu điên cuồng để đẩy lùi quân Đức ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, kế hoạch của Falkenhayn cũng có một điểm yếu quan trọng vì đã giả định rằng quân Pháp là một đối thủ dễ nhằn và rằng quân Pháp sẽ là bên hứng chịu thương vong khổng lồ chứ không phải quân Đức.
Trong thực tế, toàn bộ pháo đài quanh khu vực đã bị suy yếu vì Bộ Chỉ huy tối cao Pháp đã di chuyển đạn dược ra khỏi các pháo đài tới khu vực khác ở mặt trận phía tây. Các hào đào để phòng thủ cũng chưa hoàn thành. Sĩ quan cấp cao quanh Verdun đã báo cáo Tổng tư lệnh quân đội Pháp Joseph Joffre về tình trạng của khu vực nhưng không được lắng nghe.
Khi 140.000 binh sĩ Đức bắt đầu tấn công, họ được hỗ trợ bởi 1.200 khẩu pháo với 2,5 triệu quả pháo. 1.300 chuyến tàu chở đạn dược đã được huy động để cung cấp đạn pháo. Quân Đức cũng đã chiếm lĩnh bầu trời với 168 máy bay được bố trí trong khu vực. Đây là số lượng máy bay tập trung lớn nhất trong lịch sử tính tới thời điểm đó. Về phía quân Pháp, họ chỉ có 30.000 binh sĩ.

'Cỗ máy xay thịt' trong Thế chiến thứ nhất ảnh 1 Quân Pháp quyết bảo vệ Verdun bằng mọi giá.

Trận chiến tàn khốc
Khi trận chiến Verdun bắt đầu, 1.000 khẩu pháo của Đức nã đạn vào một con đường dài gần 10 km dọc tiền tuyến của Pháp. Một binh sĩ Pháp đã viết về trận dội pháo này: “Các binh sĩ bị nghiền nát. Bị cắt đôi người hoặc bị xẻ dọc. Thi thể bắn như mưa…”.
Lần đầu tiên, súng phun lửa được sử dụng với số lượng lớn để giúp quân Đức tiến hơn 12 km cần thiết để có thể chiếm Verdun. Đến ngày 25/2, quân Đức đã bắt 10.000 lính Pháp làm tù binh. Quân Đức rất ngạc nhiên khi pháo đài khổng lồ ở Douaumont, được coi là vững mạnh nhất thế giới, lại chỉ có 56 pháo thủ cao tuổi, làm bán thời gian canh giữ. Và họ đã không kháng cự lại quân Đức.
Khi pháo đài ở Douaumont thất thủ, dân chúng Pháp không hay biết. Báo chí Paris không đưa một mẩu tin nào về sự kiện mà chỉ nói trận chiến Verdun đang có lợi cho quân Pháp. Pháo đài này chỉ cách Verdun 8 km.
Người Pháp giao trọng trách bảo vệ Verdun cho Tướng Philippe Petain. Ông đối mặt với một tình huống cực kỳ khó khăn. Có một con đường dẫn vào Verdun từ bên ngoài. Trong thực tế, khó có thể gọi đây là con đường. Nó chỉ rộng hơn 6 m và các phương tiện hầu như chỉ có thể đi nối đuôi nhau. Theo con đường này, 25.000 tấn hàng và 90.000 binh sĩ đã được đưa vào Verdun. 6.000 phương tiện đã được sử dụng để làm nhiệm vụ này. 66% quân đội Pháp đã phải đi qua con đường này trong quá trình diễn ra trận đánh Verdun. Con đường được người Pháp gọi là “lối đi thần thánh”.
Cho dù có thêm quân chi viện, tình thế của Pháp cũng rất ngặt nghèo. Binh sĩ Pháp đã viết về tình hình của họ: “Bạn ăn cạnh xác chết, bạn uống cạnh xác chết, bạn đi tiểu cạnh xác chết và bạn ngủ cạnh xác chết. Tiền tuyến là địa ngục”. Quân Đức cũng thiệt hại nặng. Đến cuối tháng 4/1916, quân Đức mất 120.000 người, quân Pháp mất 133.000 người.
Đến mùa xuân năm 1916, Tướng Petain đề nghị Tổng tư lệnh Joffre gửi thêm quân nhưng ông này từ chối. Tướng Petain muốn được chi viện để tiến hành cuộc tấn công ở Somme theo kế hoạch. Về sau, ông bị thay bằng Tướng Nivelle - người luôn cho rằng chiến lược thành công nhất là tấn công mọi lúc. Đến mùa hè, quân Pháp đã giành được lợi thế trên không so với quân Đức nhưng điều này không làm thay đổi cục diện dưới mặt đất.
Ngày 1/6, quân Đức mở một trận tấn công lớn vào Verdun. 22 ngày sau, họ đã cách Verdun chỉ 4 km. Tuy nhiên, cuộc tấn công này đã loạng choạng vì quân đội Đức đã từ bỏ mọi thứ và không thể tiếp tục được nữa. Đến ngày 24/6, người ta có thể nghe thấy tiếng bom ở Somme từ Verdun và chỉ trong vòng vài ngày, trận chiến Somme đã chiếm hết tâm trí của các tướng lĩnh trên mặt trận phía tây. Đồng minh của Pháp là Anh đã phát động trận đánh Somme để giảm bớt sự chú ý của quân Đức vào trận Verdun, hòng cứu nguy cho Pháp.
Cuối tháng 10/1916, quân Pháp đã chiếm lại được hai pháo đài ở Vaux và Douaumont. Trận chiến Verdun tiếp tục kéo dài đến ngày 18/12 với phần thắng thuộc về quân Pháp. Lúc đó, điều đáng lưu ý là trận Somme giải vây cho quân Pháp lại chưa kết thúc. Kết cục, “cỗ máy xay thịt” Verdun đã khiến quân Pháp mất 360.000 người, quân Đức mất gần 340.000 người.
Theo Báo Tin Tức

Bán đấu giá bộ tranh cổ động từ thời Chiến tranh thế giới thứ nhất

Thứ tư, 10/06/2015, 19:34 - Nguồn: Internet Yêu cầu xóa tin
Một bức poster từ năm 1915.
NDĐT – Một bộ sưu tập gồm khoảng 2 nghìn poster từ thời Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, được coi là một trong những bộ sưu tập đẹp nhất từ trước tới nay, được đưa ra bán đấu giá vào cuối tháng 6 này tại nhà đấu giá Guernsey.
Trong bộ sưu tập này có tấm poster nổi tiếng mang hình chú Sam chỉ tay với dòng chữ “Tôi cần bạn cho quân đội Mỹ”.
Arlan Ettinger, Chủ tịch Guernsey nhận xét: “Đây là bộ sưu tập đẹp nhất thế giới. Nó xuất hiện ngay từ thời gian đầu, là bộ sưu tập toàn diện nhất của nhiều dân tộc khác nhau bày tỏ sự quan tâm tới Chiến tranh thế giới lần thứ nhất”.
Đề tài của bộ tranh này rất rộng, từ kêu gọi lòng yêu nước, gây quỹ và quyên góp thực phẩm cho phụ nữ, động viên tòng quân…
Ước tính mỗi bức tranh có thể bán được khoảng từ 200 USD đến 5.000 USD.
Bức tranh cổ động của Mỹ.
Đây là bộ sưu tập của H. McCrahon, người Brooklyn. Ông bị mê hoặc bởi những tấm áp phích đủ màu sắc kêu gọi người dân hỗ trợ cho những người lính tham gia cuộc chiến. Ông bắt đầu thu thập tranh từ khi tham gia quân đội Pháp năm 1915. Khoảng một nửa số tranh là của Mỹ, một số khác từ hơn 15 nước như Pháp, Ý, Đức, Canada, Cuba và Trung Quốc.
Nhiều bức tranh của các tác giả nổi tiếng như J.C. Leyendecker hay Howard Chandler Christy, và không ít bức là độc bản. Bức lớn nhất dài khoảng hơn 4m.
“Nhiều bức tranh chưa từng được thấy bao giờ” - Ettinger nói.
Khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, McCraho dành hết thời gian còn lại của đời mình để sưu tầm các bức tranh, và cho đến những năm 1930, ông bắt đầu triển lãm tranh khắp nước Mỹ. Bộ tranh được để lại cho con cháu ông và giờ được đưa ra bán đấu giá.
MI LAN

Những ảnh lạ lùng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất

Hải Anh |
Những ảnh lạ lùng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất

Đặt súng máy trên lưng voi, nâng 3 đồng đội cùng tháp pháo và tác chiến trên bè là những hình ảnh kỳ lạ của những người lính trong Thế chiến I.

Áo giáp “không thể xuyên thủng” của binh sĩ.
Áo giáp “không thể xuyên thủng” của binh sĩ.
Binh lính ngắm bắn qua lỗ thủng trên xe bọc thép di động.
Binh lính Đức ngắm bắn qua lỗ thủng trên "xe bọc thép" di động.
Một kiểu tác chiến độc đáo khác.
Một kiểu tác chiến độc đáo khác.
Tàu sân bay HMS Argus của Hải quân Hoàng gia Anh có màu sơn độc đáo nhằm che mắt đối phương và bảo vệ tàu. Ảnh được chụp cuối năm 1918.
Tàu sân bay HMS Argus của Hải quân Hoàng gia Anh có màu sơn độc đáo nhằm che mắt đối phương và bảo vệ tàu. Ảnh được chụp cuối năm 1918.
Nhóm binh sĩ tung đồng đội lên không trung trước khi bước vào trận chiến tại mặt trận nước Anh năm 1915.
Nhóm binh sĩ tung đồng đội lên không trung trước khi bước vào trận chiến tại mặt trận nước Anh năm 1915.
650 sĩ quan thuộc một sư đoàn kỵ binh của Mỹ xếp hình đầu ngựa tại trại Cody, năm 1917.
650 sĩ quan thuộc một sư đoàn kỵ binh của Mỹ xếp hình đầu ngựa tại trại Cody, năm 1917.
Lưng voi là điểm lý tưởng để đặt súng máy.
Lưng voi là điểm lý tưởng để đặt súng máy.
Hai binh sĩ Đức không có khuôn mặt giống con lừa đứng giữa nhờ đội mũ phòng độc có hình thù kỳ dị.
Vẻ ngoài của hai binh sĩ Đức trông giống con lừa đứng giữa khi đội mũ phòng độc.
Một lính Pháp khoe sức mạnh cơ bắp khi nâng 3 đồng đội ngồi trên xe pháo.
Một lính Pháp khoe sức mạnh cơ bắp khi nâng 3 đồng đội ngồi trên xe pháo.
Mũ bảo hiểm bằng thép với tấm chắn phía trước giúp bảo vệ mắt của binh sĩ từ vỏ đạn hay đất, đá... Bức ảnh chụp tại thành phố Batimore, bang Maryland của Mỹ, năm 1918.
Mũ bảo hiểm bằng thép với tấm chắn phía trước giúp bảo vệ mắt của binh sĩ từ vỏ đạn hay đất, đá... Bức ảnh chụp tại thành phố Batimore, bang Maryland của Mỹ, năm 1918.
theo Zing

Điểm mặt các loại vũ khí trong Chiến tranh Thế giới thứ nhấ


(ĐSPL) – Những bức ảnh về một số loại vũ khí được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất cho thấy khoa học kỹ thuật quân sự ngày nay tiến bộ nhường nào.
Điểm mặt các loại vũ khí trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 1
Lính Mỹ đang sử dụng một thiết bị định vị âm thanh. Thiết bị này có khả năng khuếch đại âm thanh ở khoảng cách xa và được một người theo dõi thông qua tai nghe. Người này có thể dịch chuyển giá đỡ của thiết bị và định vị máy bay địch ở xa. Thiết bị này được sử dụng nhiều trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Tuy nhiên, sau đó, nó bị thay thế bởi sự phát triển của hệ thống radar vào những năm 1940. 
Điểm mặt các loại vũ khí trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 2
Tàu hỏa bọc thép Áo ở Galicia năm 1915. Nó được sử dụng để vận chuyển vũ khí và binh lính qua khu vực của địch.
Điểm mặt các loại vũ khí trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 3
 “Nội thất” của chiếc xe bọc thép Chaplino, vùng Dniproptrovs ở Ukraina năm 1918.
Điểm mặt các loại vũ khí trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 4
Một tổ thông tin liên lạc Đức đạp xe để cung cấp điện cho trạm phát thanh vào tháng 9/1917.
Điểm mặt các loại vũ khí trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 5
Phe đồng minh tiến vào Bapaune, Pháp năm 1917. Hai xe tăng di chuyển về phía bên trái, theo sau là các binh lính. Một số người lính ngồi và đứng bên lề đường. Số khác dường như đang uống nước. Phía sau, những người lính đang vận chuyển súng cối và súng trường.
Điểm mặt các loại vũ khí trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 6
 Một người lính ngồi trên chiếc xe mô tô Harley- Davidson của Mỹ năm 1918. Trong suốt những năm cuối của cuộc chiến tranh, Mỹ đã huy động hơn 20 nghìn xe Harley – Davidson và Ấn Độ.
Điểm mặt các loại vũ khí trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 7
Xe tăng Mark A Whippet của Anh tiến qua một thi thể người lính tới một cuộc tấn công dọc con đường cần Achiet-le-Petit, Pháp ngày 22/8/1918. Những chiếc xe tăng Whippet có ưu điểm là chạy nhanh hơn và nhẹ hơn so với những xe tăng hạng nặng của Anh trước đó.
Điểm mặt các loại vũ khí trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 8
 Lính Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng máy quang báo tại ngôi làng Huj, gần Thành phố Gaza năm 1917.
Điểm mặt các loại vũ khí trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 9
Một máy đào hầm của Đức bị bỏ lại vào ngày 8/1/1918. 
Điểm mặt các loại vũ khí trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 10
Những con ngựa giả là nơi ẩn náu lý tưởng cho lính bắn tỉa.
Điểm mặt các loại vũ khí trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 11
 Phụ nữ làm việc trong bộ phận hàn của công ty Lincoln Motor ở Detroit, Michigan năm 1918.
Điểm mặt các loại vũ khí trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 12
 Mặt lạ phòng khí độc được sử dụng ở Mesopotamia năm 1919.
 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét