Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

TRỜI ƠI, ĐẤT HỠI! 9

Chán như con dán!

------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

                                            Chuyện lạ Việt Nam - Top 5 thứ "miễn phí" ở Sài Gòn

                                                           Khi trạm thu phí Bến Thủy tận thu

                             Hàng trăm tài xế biểu tình phản đối trạm thu phí cầu Bến Thủy, Hà Tĩnh

Dân Việt kêu trời vì các chính sách kiểu ‘trời ơi’
Ðất nước mà thảm họa Formosa vẫn chưa qua, bao nhiêu con người còn ấm ức. Quốc nạn tham nhũng thì “liên tục phát triển.” Vụ “tiêu cực” nào rờ tới cũng trên vài ngàn tỷ, còn thủ phạm thì đang đi… trị bệnh ở nước ngoài. Ðáng lý phải coi tham nhũng là tội phạm nghiêm trọng – ngang với tội phản quốc, phải đem xử bắn để làm gương. Thì ông “Tổng” của bài trừ tham nhũng lại tuyên bố: “Chống tham nhũng là ta tự đánh ta!”. Huề trớt! Ðất nước này không phải là kỳ cục mà là quá xá… kỳ cục

Bạt ngàn xe máy ở Sài Gòn, ai “huỡn” đâu mà đi 
tìm xe “chính chủ.” (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Mới đây, Bộ Giao Thông Vận Tải, tự nhiên ra quyết định: Tất cả bằng lái xe phải đổi qua bằng mới, hạn chót là 30 tháng 12, 2016. Những ai không đổi đúng hạn, buộc phải đi thi lại lý thuyết mới được cấp bằng lái.

Thế là dân chúng ùn ùn kéo đi đổi bằng lái, người nghỉ việc, kẻ nghỉ phép, chen chúc nhau… chửi rùm trời. Vì thời hạn cuối năm đã gần kề.

Trước sự bực bội của dư luận, Bộ Tư Pháp cho rà soát lại văn bản của Bộ Giao Thông. Và quyết định đình chỉ thi hành quyết định của Bộ Giao Thông vì… trái luật.

Năm trước nữa, nhà cầm quyền ra quyết định thu phí xe gắn máy. Dù việc này lình xình đã mấy năm, nhiều tỉnh thành đã kiến nghị không thu phí. Vì, nhiều năm trước nhà cầm quyền đã ra quyết định tính phí giao thông vào thuế xăng. Như vậy là công bằng, ai chạy nhiều đóng thuế xăng nhiều, ai chạy ít đóng ít…

Ðã đánh thuế từng lít xăng để tận thu phí giao thông, nay lại đè xe ra lấy tiền lần nữa. Quá vô lý! Sài Gòn quyết định… tha cho dân, với lý do là không có người thu phí. Nhưng nhà cầm quyền trung ương, cũng vẫn kịp ra “sáng kiến” là nâng thuế môi trường đánh vào xăng từ 1 ngàn đồng lên 3 ngàn đồng/1 lít xăng.

Những người có dịp qua Malaysia hoặc Indonesia về cho biết, là giá xăng của Việt Nam luôn cao hơn giá xăng của các nước trong khu vực. Vì phải “cõng” đủ các loại thuế, từ thuế mẹ cho tới thuế con.

Trong khi rượu, bia và thuốc lá của Việt Nam thì lại… quá rẻ. Vì không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Một chai bia Sài Gòn xanh cao (450ml) bán với giá 8 ngàn đồng (chưa tới 50 cent); một chai bia ngoại Heineken ướp lạnh bán tại nhà hàng-quán nhậu, với giá 18 ngàn đồng (chưa tới 1 Mỹ kim).


Các quán nhậu tràn lan mọc lên như nấm cùng song hành với nạn tham nhũng. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Một chuyên gia kinh tế nhận xét, đánh thuế mạnh vào xăng làm tăng giá thành sản xuất, cũng như tăng giá cước vận chuyển, làm hàng Việt Nam mất khả năng cạnh tranh với hàng giá rẻ của Trung Quốc. Trong khi rượu, bia, thuốc lá giá rẻ làm cho dân chúng lún sâu vào vòng nghiện ngập, với tác hại xã hội nguy hiểm khôn lường.

Mấy năm trước, công an bận thường phục “nằm vùng” trong mấy quán nhậu. Hễ thấy ai nhậu nhiều, lúc họ ra về thì theo dõi biển số xe và điện cho cảnh sát giao thông ở phía ngoài chặn bắt.

Ðược mấy bữa thì việc “nằm vùng” bị dẹp bỏ. Vì Sài Gòn nhiều quán nhậu quá công an đâu mà làm cho xuể. Chưa kể, người đi nhậu toàn là anh em,”đồng chí” của họ không. Hơn nữa làm vậy chẳng khác nào đóng cửa quán nhậu, vì rình bắt người như vậy thì bố ma men nào dám tới quán đó nữa.

Luật giao thông nghiêm cấm người say xỉn lái xe. Ðiều này dĩ nhiên đã có từ lâu,và hầu hết các nước trên thế giới đều có luật này. Nhưng để xác định “đúng người, đúng tội” thì phải xây dựng luật pháp trên cơ sở khoa học thì dân chúng mới “tâm phục, khẩu phục.”

Ðằng này, đụng ai cũng kiểm tra chẳng khác nào… lùa gà, vi phạm quyền tự do thân thể của người dân. Với nồng độ cồn là 0.25ml đã bị phạt, trên 0.4ml thì bị phạt nặng… Như vậy uống 2 lon bia đã bị phạt (theo tính toán của giới khoa học). Trong khi cơ địa người mỗi khác, còn nếu như xác định đã có hơi men dù ít dù nhiều thì đều bị phạt, vậy thì nên ban hành luôn luật cấm bia rượu như các nước Hồi Giáo? Trên thực tế, nhà cầm quyền Cộng Sản từng ban hành luật cấm bia rượu, nhưng rồi chính các “đồng chí” lại bãi bỏ, vì cán bộ Cộng Sản vốn là “tổ sư bồ đề” về mấy khoản ăn nhậu.

Ðầu năm Bộ Y Tế ra “luật” đòi cấm bán rượu bia sau 10 giờ đêm. Bị phản đối, vì đó là giờ “cao điểm” của giới ăn nhậu, con gà đang đẻ trứng vàng cho ngân sách, bảo ngưng là sao? Luật “giới nghiêm” dân nhậu không trống không kèn mà tự… lui.

Như tỉnh Hà Tĩnh thì ra chỉ thị cho các cơ quan thuộc cấp trong toàn tỉnh, và các nhà hàng, quán bar… là phải uống bia Sài Gòn trong mọi lễ lạt, liên hoan, tiếp khách… uống bia khác bị phạt. Lý do, vì bia Sài Gòn mở cơ sở mới ở tỉnh này, vậy tăng cường uống bia Sài Gòn là tăng cường… ngân sách cho tỉnh. Dù việc này bị cho là vi phạm quyền tự do cạnh tranh, có thể bị các hãng bia khác khởi kiện. Nhưng việc chính quyền không biết luật mà vẫn cứ ra luật… tỉnh queo, là chuyện thường ngày ở Việt Nam.


Một phụ nữ nhập cư, kiếm sống bằng nghề bán dạo quanh các quán nhậu vỉa hè. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Mới đây lại có chuyện đòi kiểm tra xe “chính chủ,” dù vụ việc lình xình này đã bị bãi bỏ từ năm 2014. Nhưng nay chả biết vì lý do gì câu chuyện lại đội mồ sống dậy.

Xe chính chủ, nghĩa là bạn đang đi xe mà không phải do chính mình đứng tên thì sẽ bị phạt. Không cần biết là chồng đi xe của vợ hay con đi xe của cha, “bồ tèo” đi xe của nhau…

Nhìn lại quá khứ, Hà Nội đã từng cấm dân ngoại tỉnh không được đứng tên mua xe ở Hà Nội, nên dân nhập cư phải nhờ người đứng tên.

Sài Gòn thì còn “thảm” hơn, nhiều người bị buộc đi kinh tế mới, sau khổ quá họ bỏ về. Từ đó họ mất luôn hộ khẩu, trở thành dân “lậu.” Bất kể cái gì họ cũng phải nhờ người đứng tên…

Kiểm tra xe trên đường, thứ nhất là bằng lái, thứ hai là giấy tờ (đảm bảo không phải giấy giả), xe không có ai báo bị mất cắp, vậy là xong. Chính chủ cái nỗi gì, thêm rắc rối? Còn ai gây tai nạn thì xử lý ngay chính người đó.

Hiểu như vậy, nên nhà cầm quyền ở Sài Gòn tuyên bố chỉ kiểm tra xử lý xe “chính chủ,” khi gây tai nạn nghiêm trọng. Trong trường hợp khác vẫn lưu thông bình thường. Còn Hà Nội thì đã trang bị máy móc hiện đại, quyết tâm kiểm tra xử lý xe “chính chủ” tới cùng.

Ðất nước mà thảm họa Formosa vẫn chưa qua, bao nhiêu con người còn ấm ức. Quốc nạn tham nhũng thì “liên tục phát triển.” Nói như cựu chủ tịch nước
 là “một bầy sâu nhung nhúc…,” còn phó chủ tịch thì than là “Ăn không từ một cái gì của dân….” Vụ “tiêu cực” nào rờ tới cũng trên vài ngàn tỷ, còn thủ phạm thì đang đi… trị bệnh ở nước ngoài. Ðáng lý phải coi tham nhũng là tội phạm nghiêm trọng – ngang với tội phản quốc, phải đem xử bắn để làm gương. Thì ông “Tổng” của bài trừ tham nhũng lại tuyên bố: “Chống tham nhũng là ta tự đánh ta!”

Huề trớt! Ðất nước này không phải là kỳ cục mà là quá xá… kỳ cục

Văn Lang
(Người Việt)

Chủ tịch Quốc hội "kêu trời", dân kêu ai?


Nguyễn Vinh
Thứ Ba,  11/8/2015, 10:29 (GMT+7)
Chia sẻ:




Nhiều nông dân đã rời nông thôn ra thành phố để tìm kiếm cơ hội đổi đời khi làng quê giờ đây gắn với cái nghèo. Ảnh: Nguyễn Vinh
(TBKTSG Online) - Sáng hôm qua (10-8-2015), trong buổi Thảo luận về dự án Luật phí, lệ phí tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã “kêu trời” về việc người nông dân đang gánh trên vai quá nhiều khoản phí …
“Các đồng chí nhớ hôm chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, đại biểu đã đề cập chuyện con gà, quả trứng bị thu mười mấy loại phí. Bộ trưởng thừa nhận đại biểu nói đúng, thu phí này phí kia là không cần thiết. Một con gà mà bị đè ra thu đến 14 loại phí, trời đất ơi!” (Tuổi Trẻ Online)
Cũng tại cuộc thảo luận, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cung cấp một con số thông kê lạnh lùng: “Như với riêng nông nghiệp, vừa qua đã rà soát bỏ nhiều loại song vẫn còn 937 khoản phí và 90 lệ phí. Con số này là quá lớn”, theo Vnexpress; và “Như câu chuyện với quả trứng thì đúng là rất buồn cười, kiểu đếm trứng ăn tiền.”
Trước đó vài ngày, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) công bố kết quả khảo sát “Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và thay đổi trong nông thôn Việt Nam”, đưa ra một thực trạng không tươi sáng: người nông dân Việt Nam vẫn đang đối diện với đói nghèo, mức GDP bình quân đầu người của người dân sống ở nông thôn Việt Nam thấp, chỉ hơn Campuchia; bộ mặt nông thôn có thay đổi nhưng chất lượng sống và cơ hội phát triển của người dân vẫn còn kém. Những đề xuất mà nhóm nghiên cứu này nêu ra là Chính phủ cần có chính sách phát triển giáo dục, đầu tư nguồn nhân lực, tăng cường sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, loại bỏ rào cản về quản lý đất đai…
Rất nhiều đề xuất căn bản thuộc về cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp được nêu ra, điều mà lẽ ra ở một đất nước nông nghiệp như Việt Nam (có 2/3 người dân cư trú ở nông thôn và tỉ lệ dân số làm nông nghiệp vẫn chiếm 70%) tưởng phải trang bị từ rất sớm để làm bệ đỡ ổn định và an toàn cho nền kinh tế và an sinh.
Vậy mà câu chuyện không tổ chức được đầu ra hợp lý – được mùa mất giá, được giá mất mùa - và chuyện sử dụng phân bón, chất hóa học độc hại trong sản xuất hàng chục năm qua luôn là vấn đề thời sự lặp đi lặp lại.
Bên cạnh đó, sức ép của quá trình đô thị hóa cùng với diện tích đất canh tác sản xuất ngày càng thu hẹp, chế độ hỗ trợ an sinh, phúc lợi cộng đồng vẫn còn khoảng cách rất xa với những đô thị, tác động xấu của biến đổi khí hậu đến sản xuất, cộng với việc người dân phải gánh hàng trăm loại sưu cao thuế nặng một cách phi lý dẫn đến áp lực sống ở những vùng quê yên bình ngày càng gia tăng. Chỉ theo dõi qua thông tin truyền thông hằng ngày, có thể cảm nhận sự “bần cùng sinh đạo tặc” đã diễn ra ở các tỉnh thành. Tại các vùng quê, nạn trộm cắp, ma túy, giết người man rợ… đang xảy ra với tần suất cao. Bức tranh văn hóa, giáo dục và an ninh xã hội ở nông thôn tiệp màu với quan cảnh kinh tế nông thôn.
Câu chuyện mà ông Chủ tịch Quốc hội “kêu trời” cho thấy một sự bất cập tồn tại nhiều năm nay làm nên diện mạo buồn của nông thôn mà ngay cả những người có quyền, đề ra những khoản phí phi lý kia chỉ biết tăng cường khả năng tận thu nhưng cũng không quản lý hết, đưa đẩy đời sống dân sinh đến rất nhiều hệ lụy khác.
Báo cáo khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và tiếng kêu trời của ông Chủ tịch Quốc hội là hai sự kiện rơi cùng một thời điểm, chúng độc lập với nhau, song sâu xa lại buộc chúng ta phải suy nghĩ về việc cần gỡ xuống những khẩu hiệu phát triển nông nghiệp nông thôn đầy sáo rỗng; có những chấn chỉnh quyết liệt, cụ thể về chính sách để người nông dân không rơi vào tình cảnh bần cùng hóa, kêu trời trời không thấu, kêu đất đất chẳng nghe!

Yêu cầu bỏ 31 loại phí, lệ phí kiểm dịch thú y


Thùy Dung
Thứ Năm,  18/6/2015, 09:23 (GMT+7)
Chia sẻ:




Một con gà phải chịu 14 loại phí - Ảnh: TL
(TBKTSG Online) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) vừa có công văn đề nghị Bộ Tài chính xem xét bãi bỏ 31 loại phí và lệ phí trong kiểm dịch thú y nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho các doanh nghiệp có các hoạt động liên quan đến thú y.
Theo công văn này, Bộ NNPTNT đề nghị Bộ Tài Chính bãi bỏ 14 mục thu lệ phí quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư 04/2012/TT-BTC (gọi tắt là Thông tư 04) ngày 5-1-2012 và 17 loại phí trong cùng Thông tư.
Trong công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ NNPTNT chỉ yêu cầu giữ lại một số loại phí trong công tác thú ý, như các loại phí kiểm tra thực trạng hàng hoá đối với sản phẩm động vật, thuỷ sản đông lạnh; sản phẩm động vật, thuỷ sản qua phơi, sấy; sản phẩm động vật thuỷ sản dạng lỏng, sệt; và các loại sản phẩm động vật thuỷ sản khác.
Trước đó, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát ngày 11-6, Đại biểu Đỗ Văn Đương TPHCM đề nghị bộ trưởng làm rõ thông tin mà các cử tri nói, đó là một con gà thịt chịu 14 loại phí kiểm dịch khác nhau. “Nếu đúng như vậy thì sẽ gây ra rất nhiều chi phí về lưu thông và (phải có) giải pháp khắc phục,” ông Đương nói.
Thông tin này có được khi ông Đương tiếp xúc với cử trị là đại diện của công ty Vissan. Trả lời chất vấn của Đại biểu Đương, ông Phát đề nghị Bộ Tài Chính cho dừng thông tư nêu trên vì Bộ NNPTNT không phải là đơn vị ban hành nên không có quyền hủy bỏ thông tư này.
Theo công văn của Bộ NNPTNT, 14 mục thu lệ phí hiện hành bao gồm: Cấp giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển; bỏ nội dung thu lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập; giấy chứng nhận bệnh phẩm; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển qua bưu điện, hàng mang theo người (không phụ thuộc số lượng, chủng loại).
Ngoài ra còn có các loại lệ phí cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch do khách hàng yêu cầu; cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật để bốc xếp; cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y; cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm nghiệm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản; cấp giấy phép thay đổi nội dung đơn hàng nhập khẩu thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản; cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn xét nghiệm bệnh động vật (đối với 1 loại bệnh, thời hạn 2 năm).
Lệ phí cũng được thu đối với việc cấp giấy chứng nhận mậu dịch tự do (FSC) để xuất khẩu; cấp giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản (cấp mới, gia hạn); cấp giấy chứng nhận sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép lưu hành thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản (quy cách đóng gói), thay đổi nhãn sản phẩm, bao bì; cấp giấy chứng nhận chất lượng thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản.
Trong khi đó, 17 loại phí bao gồm: 4 mục thu phí phòng chống dịch bệnh cho động vật (phí vệ sinh khử trùng, phí xử lý các chất phế thải động vật...) và bỏ 13 mục thu phí kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư 04.

Kêu trời với thuế, phí

10/08/2015 23:04

Không chỉ người dân mà chính Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Sinh Hùng cũng phải kêu trời trong cuộc họp bàn về dự án Luật Phí và Lệ phí của Ủy ban Thường vụ QH ngày 10-8.

    Sở dĩ người đứng đầu cơ quan lập pháp, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phải thốt lên như vậy bởi ông thấy rằng thông tin mà đại biểu QH chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc 1 con gà phải “gánh” tới mười mấy loại phí tại kỳ họp QH hồi cuối tháng 6 vừa qua là chính xác. “Một con gà mà bị đè ra thu đến 14 loại phí, trời đất ơi!” - người đứng đầu QH bật lên tiếng than của người dân.
    Hình ảnh 1 con gà bé nhỏ phải gồng mình cõng tới 14 loại phí đã phần nào phản ánh thực trạng nhói lòng về gánh nặng thuế phí mà nông dân cũng như người dân cả nước đang phải chịu trong bối cảnh thu nhập và mức sống còn khá thấp. Bức tranh ấy không những chưa được cải thiện mà nghe chừng còn chẳng mấy vui vẻ nếu nhìn vào các con số do chính người đứng đầu Bộ Tài chính - cơ quan chấp bút soạn thảo dự án Luật Thuế và Lệ phí - đưa ra tại cuộc họp. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, dù đã tích cực rà soát để bỏ nhiều loại song vẫn còn 937 khoản phí và 90 lệ phí trong riêng lĩnh vực nông nghiệp.
    Dù thừa nhận các khoản phí và lệ phí như vậy là quá lớn nhưng vị “tư lệnh” ngành tài chính, thay mặt cơ quan soạn thảo dự án Luật Thuế và Lệ phí, vẫn đề nghị không đưa cụ thể các loại phí vào luật mà để Chính phủ quy định danh mục. Nhận thấy đây có thể là “kẽ hở” khiến “đẻ” ra thêm các loại phí khó kiểm soát sau này, Chủ tịch QH đã kiên quyết đưa tất cả vào luật.
    Thực ra, việc người đứng đầu cơ quan phải lo cân đối ngân sách nhà nước muốn nắm trong tay cái quyền đưa vào, đưa ra các loại phí cũng không khó hiểu. Ngoài việc đang có quá nhiều loại thuế, phí khó rà soát hết để đưa vào luật thì cái quyền này cũng có thể giúp họ chủ động hơn trong bảo đảm cân đối ngân sách như thêm phí, tăng phí để tăng thu.
    Thuế, phí đang là một gánh nặng đè lên người dân, nhất là người lao động thu nhập thấp. Gánh nặng này có thể sẽ còn nặng hơn nữa nếu ngân sách tiếp tục bội chi như hiện nay. Trong các khoản bội chi này có không ít là đầu tư công; chi ngân sách kém hiệu quả; thậm chí lãng phí, thất thoát... Cụ thể nhất và gần nhất phải kể đến là dự án như cụm tượng đài ở tỉnh nghèo Sơn La. Với tổng kinh phí 1.400 tỉ đồng được phê duyệt, nếu công trình này được triển khai thì gánh nặng thuế, phí trên vai người dân sẽ lại nặng thêm.
    Nếu việc sử dụng, chi tiêu ngân sách không hiệu quả, lãng phí như hiện nay vẫn tiếp diễn thì những ca thán về thuế, phí không biết bao giờ mới chấm dứt!
    PHAN ĐĂNG

    Đủ kiểu văn bản "trời ơi đất hỡi" khiến người dân quay cuồng

    (ĐSPL) - Theo số liệu vừa được Bộ Tư pháp công bố, trong 10 tháng đầu năm 2014, có hơn 9.017 văn bản pháp luật có dấu hiệu vi hiến, trái luật được các bộ ngành, cơ quan địa phương kiểm tra phát hiện.
    Đây là thực tế đáng báo động, bởi nhiều bộ, ngành ban hành văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cấp thấp hơn, một số địa phương cũng vội vã điều chỉnh bằng những văn bản chẳng giống ai gây thiệt hại cho người dân. Vẫn biết những văn bản kiểu này sẽ bị "tuýt còi", thế nhưng câu hỏi đặt ra, bao giờ mới hết cảnh "mất bò mới lo làm chuồng"?
    Đủ kiểu văn bản
    Ảnh minh họa.
    Tại sao có barie mà vẫn "lọt"?
    Thời gian qua, Bộ Tư pháp đã liên tục "bắt lỗi" hàng loạt văn bản của các bộ, ngành và địa phương khi cho rằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trước đó trong cuộc trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, TS. Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp) cho biết, năm 2014 cơ quan này đã tiến hành kiểm tra 3.887 văn bản do bộ ngành, địa phương ban hành và phát hiện ra 634 văn bản ban hành trái căn cứ, thể thức. Thế nhưng, đây chỉ là chuyện của những văn bản "trên trời", sớm bị "tuýt còi", còn trên thực tế, tại không ít địa phương, nhiều văn bản pháp luật đã "lọt lưới" và đi vào thực tế cuộc sống. Tất yếu những văn bản trái luật kể trên sẽ gây thiệt hại cho người dân.
    Mới đây, Cục Kiểm tra văn bản QPPL cũng "tuýt còi" Quyết định (QĐ) số 24 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành quy định phân cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La vì có một số nội dung chưa phù hợp với quy định pháp luật. Theo Cục này, khoản 2 Điều 4 của QĐ 24 quy định: "Trong trường hợp công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm hết thời hạn tồn tại, nhưng Nhà nước vẫn chưa thực hiện quy hoạch, nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì công trình đó vẫn được tồn tại đến khi Nhà nước thu hồi đất". Theo đó, khi giấy phép xây dựng tạm hết thời hạn, Nhà nước vẫn chưa thực hiện quy hoạch mà chủ đầu tư có nhu cầu thì những công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm vẫn mặc nhiên tồn tại mà không cần phải xin phép.
    Đối chiếu với quy định của pháp luật, khi hết thời hạn theo giấy phép xây dựng tạm, nếu chủ đầu tư có nhu cầu phải "đề nghị với cơ quan cấp phép xem xét cho phép kéo dài thời hạn tồn tại". Như vậy, công trình xây dựng tạm có được phép tồn tại nữa hay không phụ thuộc vào việc xem xét cho phép của cơ quan cấp phép theo đề nghị của chủ đầu tư. Với việc dẫn chiếu văn bản pháp luật kể trên, cục Kiểm tra VBQPPL khẳng định quy định như trên là chưa phù hợp với quy định của bộ Xây dựng, có thể gây ra sự tùy tiện trong xây dựng tại địa phương.
    Một ví dụ khác minh chứng cho hậu quả của việc địa phương ban hành văn bản trái pháp luật được dư luận phản ánh từ cách đây chưa lâu. Chuyện xảy ra tại một xã thuộc huyện ngoại thành của Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô chưa đầy 30km. Dù không thuộc dạng vùng sâu vùng xa nhưng tại đây, những "công bộc của nhân dân" đã đưa ra một quy định khá "tréo ngoe": Người dân phải nộp phạt 1 triệu đồng nếu... sinh hơn 2 con. Chuyện sinh đẻ có kế hoạch vốn được các ngành chức năng luôn khuyến khích, thế nhưng việc "đè" người sinh con thứ 3, thứ 4... ra phạt thì đúng là hiếm. Âëy thế mà, suốt nhiều năm liền người ta vẫn thu tiền của dân.

    Đủ kiểu văn bản

    Đủ kiểu văn bản "trời ơi đất hỡi" khiến người dân quay cuồng (ảnh minh họa).

    Theo phản ánh, một số cán bộ trạm y tế xã Tân Minh (huyện Thường Tín) đã xử phạt 1 triệu đồng đối với người sinh con thứ 3 và 1,5 triệu đồng đối với người sinh con thứ 4. Nghiêm trọng hơn, nếu không nộp tiền thì không được làm giấy khai sinh. Vụ việc xảy ra trong thời gian khá dài nhưng lãnh đạo xã Tân Minh và huyện Thường Tín đều không hề hay biết. Sau khi báo chí lên tiếng, Cục Kiểm tra VBQPPL đã gửi văn bản tới Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội đề nghị làm rõ thông tin nói trên. Theo TS. Lê Hồng Sơn, việc xử phạt đó trái với quy định pháp luật hiện hành về hộ tịch.
    Cũng liên quan đến việc các địa phương ban hành văn bản trái luật, thời gian qua dư luận cũng phản ánh nhiều về hiện tượng trên. "Nóng" nhất có thể kể đến chuyện lãnh đạo hai tỉnh Nghệ An và Quảng Nam gửi công văn "chỉ đạo" các cấp, ngành tiêu thụ sản phẩm bia và xi măng của các doanh nghiệp địa phương. Theo bộ Tư pháp, hai công văn "kích cầu" trên đã vi phạm các quy định về tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
    Mới đây nhất, dư luận và báo giới được phen sửng sốt trước quy chế "cấm cửa" báo chí của UBND tỉnh Thanh Hóa hay quyết định của UBND tỉnh Nghệ An "cấm" phóng viên thường trú, cơ quan đại diện (có quy định vi phạm kèm theo) hoạt động trên địa bàn tỉnh. Sau khi bị dư luận phản ứng, UBND tỉnh Nghệ An đã bãi bỏ quy định nói trên. Cục Kiểm tra VBQPPL cũng đã có văn bản "tuýt còi" quyết định của phía Thanh Hóa.
    Thể hiện quyền nhưng… trái luật!
    Trên thực tế, không riêng các bộ, ban ngành ban hành văn bản "trên trời" mà nhiều cấp xã, huyện, tỉnh hoặc những cấp tương đương cũng "sản xuất" ra những văn bản trái pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Có những văn bản mà khi ban hành ra, thiệt hại được đo đếm cụ thể, thế nhưng cũng có những văn bản gây ảnh hưởng lâu dài. Và không phải lúc nào cơ quan chức năng cũng phát hiện ra để xử lý.
    Một luật sư từng nhiều năm cộng tác với báo Đời sống và Pháp luật đã chia sẻ câu chuyện xảy ra ngay tại Bắc Giang như là minh chứng rõ nét cho hậu quả của việc chính quyền địa phương ban hành văn bản trái luật. Theo lời kể của luật sư này, một người nông dân đã mất đất, bởi quyết định trái thẩm quyền của vị Chủ tịch UBND huyện. Theo quy định, việc thu hồi đất đối với cá nhân, hộ gia đình thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện. Việc thu hồi đất phải dựa trên nguyên tắc đồng thuận bằng biên bản trong cuộc họp của một hội đồng (thuộc UBND, gồm đại diện các ban ngành). Tuy nhiên, trong vụ việc này, vị chủ tịch đã tự ban hành quyết định, dưới danh nghĩa "thay mặt ủy ban" và nghiễm nhiên thu hồi đi phần đất sở hữu hợp pháp của người dân.
    Theo lời kể của vị luật sư này, khi quyền lợi bị ảnh hưởng, người dân đã làm đơn khởi kiện ra TAND cùng cấp. Thế nhưng, "con kiến mà kiện củ khoai", để khởi kiện hủy bỏ một quyết định hành chính trái luật không phải chuyện đơn giản. Cuối cùng, người dân này phải chịu thua cuộc, rơi vào cảnh mất đất, mất nhà. Đây cũng là thực tế đang diễn ra tại không ít địa phương. Khi chính quyền ban hành văn bản trái pháp luật, người dân khởi kiện ra tòa, tuy nhiên, "vô phúc đáo tụng đình", để giành thắng lợi trong một vụ kiện hành chính như thế quả khó ngang "lên trời". Trong một số trường hợp, "chờ được vạ thì má đã sưng".
    Những văn bản quy phạm pháp luật có nhiệm vụ vô cùng quan trọng, thể hiện quyền lực của cơ quan công quyền và điều chỉnh hành vi của công dân. Ra văn bản sai căn cứ pháp lý, dẫn đến cấp thực hiện thiếu chuẩn mực khi thực hiện. Một số người đã ví việc ra văn bản trái pháp luật thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả tham ô hay lãng phí. Bởi việc tham ô có thể chỉ do một cá nhân hoặc một nhóm người thực hiện, số tiền thiệt hại có thể đo đếm được. Trong khi đó, việc ban hành văn bản trái pháp luật. Xét một cách tổng thể, những thiệt hại này không thể đo đếm được.
    Với không ít văn bản trái pháp luật, từ khi được ban hành, có hiệu lực thi hành đến khi bị Bộ Tư pháp phát hiện, bị "tuýt còi", thường rất lâu. Và từ khi bị "tuýt còi" đến khi cơ quan ban hành văn bản đó điều chỉnh lại hay thu hồi văn bản, còn lâu hơn nữa, thì mức độ gây hại cho xã hội càng lớn. Và rất nhiều văn bản trái pháp luật đó đã gây hại trực tiếp đến người dân, vì đối tượng điều chỉnh của các văn bản đó là dân. Nhưng trong khi pháp luật quy định một đằng thì những văn bản đó lại quy định một nẻo. Những văn bản trái pháp luật đó còn trở thành những công cụ để một bộ phận công chức, viên chức hành dân.
    Đã đến lúc giao cho TAND Tối cao xét xử các vụ án liên quan đến ban hành văn bản trái luật
    Cách đây không lâu, tại nghị trường Quốc hội, trả lời chất vấn các Đại biểu về số lượng các văn bản ban hành sai, Bộ trưởng bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh: Về nguyên tắc các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành pháp luật không được trái với Hiến pháp và luật. Đã đến lúc cần phải nghiên cứu để giao cho TAND Tối cao khi xét xử các vụ án cụ thể mà phát hiện ra văn bản của các bộ hoặc các địa phương trái với Hiến pháp thì có quyền đình chỉ việc thi hành văn bản đó. Và khi cơ quan Nhà nước cấp Bộ trở xuống cho đến cấp địa phương khi ban hành văn bản pháp luật sai hoặc chậm, trực tiếp gây ra thiệt hại về vật chất cho công dân và doanh nghiệp thì có thể bị khởi kiện và phải bồi thường thiệt hại.

    Con gà cõng 14 phí, Chủ tịch QH than... "trời đất ơi"

    (Tin tức thời sự) - "Một con gà mà bị đè ra thu đến 14 loại phí, trời đất ơi!”,

    Tại phiên thảo luận về dự án Luật phí, lệ phí do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức sáng ngày 10/8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã than trời như vậy khi nhắc lại câu chuyện bức xúc về phí con gà, quả trứng được đặt ra tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội vừa qua.
    Theo đó ông cho rằng ở Việt Nam chúng ta có hai vấn đề nhức nhối nhất: đó là chuyện phí, lệ phí và chuyện hội hè, đình đám.
    Con ga cong 14 phi, Chu tich QH than...
    “Các đồng chí nhớ hôm chất vấn bộ trưởng Bộ NN&PTNT, đại biểu đã đề cập chuyện con gà, quả trứng bị thu mười mấy loại phí. Bộ trưởng thừa nhận đại biểu nói đúng, thu phí này phí kia là không cần thiết. Một con gà mà bị đè ra thu đến 14 loại phí, trời đất ơi!”, Chủ tịch Quốc hội than trời.
    Có lẽ hơn bao giờ hết người nông dân sẽ thấy nhẹ lòng khi người đứng đầu cơ quan lập pháp thấu hiểu nỗi khổ của họ đến vậy. Chẳng thế mà ngay sau khi biết được tường tận sự việc, ông đã nhắc Bộ NN&PTNT phải làm ngay động tác gỡ bỏ phí cho con gà.
    Nhưng có lẽ con gà chỉ là một trong số rất nhiều mặt hàng mà người dân Việt đang nặng gánh vì thuế, phí.
    Đơn cử như một hạt thóc nông dân sản xuất ra phải cõng hơn 100 khoản đóng góp. Các khoản này thường chia là 3 phần: Phần thuế nộp cho nhà nước theo quy định; phần dịch vụ của các hợp tác xã (chuyển giao khoa học - kỹ thuật, thủy lợi, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) - các khoản phí dịch vụ này chiếm khoảng 38% đến 40%;
    Còn các khoản phí mang tính xã hội (phí môi trường, điện, đường, đê điều, hỗ trợ người bị thiên tai…) - thường chiếm từ 25% đến 30% .
    Hay như với ô tô cũng vậy tại Việt Nam, người tiêu dùng lại phải đóng nhiều loại thuế, phí khi mua và sử dụng một chiếc ôtô cao gấp 2,5 lần so với một nước phát triển và có thu nhập bình quân đầu người cao như Mỹ. Rồi đến xăng, một lít xăng phải cõng tới 8.000 đồng thuế phí.
    Nói như TS Trần Đình Thiên tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân trước đó thì Việt Nam thu từ thuế và phí hiện nay ở mức rất cao.
    "Mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực", TS Trần Đình Thiên nói.
    Và cũng như con gà, các mặt hàng khác cũng đang mong chờ sự quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính.
    Phương Nguyên

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét