Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 25/d (W W II)

 (ĐC sưu tầm trên NET)

                        CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2 - phần 4/6" thế giới rực cháy" (1941-1942)


10 giả thuyết làm thay đổi lịch sử Thế chiến II (kỳ 1)


Nếu Đức tấn công nước Anh thay vì Liên Xô, Nhật Bản không tập kích Trân Châu Cảng, có thể đã thay đổi hoàn toàn cục diện Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Nhật Bản không tập kích Trân Châu Cảng
Nếu
Nếu Nhật Bản không tập kích vào Trân Châu Cảng chiến tranh thế giới thứ 2 có thể đã diễn biến theo một chiều hướng khác. Ảnh: Warhistoryonline
Chiến tranh thế giới thứ 2 đã kết thúc hơn nửa thế kỷ nhưng nó vẫn là chủ đề được bàn luận rất sôi nổi trong những năm qua. Mỗi quyết định quan trọng trong chiến tranh thế giới thứ 2 đều có thể dẫn đến những thay đổi mang tính lịch sử đối với nhân loại. Warhistoryonline đã nêu ra 10 giả thuyết có thể khiến chiến tranh thế giới thứ 2 diễn biến theo một chiều hướng khác.
Việc Nhật Bản tập kích Trân Châu Cảng gây cho Hải quân Mỹ thiệt hại chưa từng có đã khiến họ đi đến quyết định tham gia vào chiến tranh thế giới thứ 2. Trước khi diễn ra cuộc tập kích vào Trân Châu Cảng, người Mỹ vẫn đứng ngoài cuộc chiến, họ chỉ hỗ trợ vật tư, vũ khí cho Anh lúc đó đang dẫn đầu phe Đồng minh chống lại Đức quốc xã.
Nếu không diễn ra cuộc tấn công, Mỹ vẫn có thể tham gia vào cuộc chiến nhưng có thể ở một thời điểm khác. Lúc đó, chiến tranh thế giới thứ 2 có thể kéo dài hơn vì người Nhật Bản có thể đã kiểm soát phần lớn Thái Bình Dương. Liên Xô có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để đánh bại Đức quốc xã.
Đức tấn công nước Anh thay vì Liên Xô
Nếu chiến dịch
Nếu chiến dịch Sư tư biển diễn ra thành công, phe Đồng minh có thể sẽ mất rất nhiều thời gian và nhân mạng để lật ngược thế cờ. Ảnh: Warhistoryonline
Trong thâm tâm của Hitler thì mục tiêu số 1 là đánh bại Liên Xô. Tuy nhiên, khi Pháp thất thủ một cách quá dễ dàng đã thôi thúc ông ta lập kế hoạch cho một cuộc tấn công vào nước Anh. Kế hoạch tấn công nước Anh mang mật danh "Sư tử biển". Nếu chiến dịch này thành công, nước Anh bị đánh bại, khi đó Hoàng gia Anh có thể di cư sang Canada và tiếp tục lãnh đạo cuộc chiến.
Khi đó một kế hoạch phản công sẽ bắt đầu từ Bắc Phi tiến qua Italy và phần còn lại của châu Âu. Cuộc phản kích như vậy sẽ rất khó để thực hiện. Tuy nhiên, chiến dịch Sư tử biển đã bị hủy bỏ do sự kháng cự mạnh mẽ của Không quân Hoàng gia Anh. Ngoài ra, Hải quân Hoàng gia Anh đã kiểm soát eo biển Manche. Hitler đã quay trở lại với mục tiêu ban đầu của mình là đánh bại Liên Xô.
Đức quốc xã chiếm được Moscow
Đức
Nếu Đức quốc xã đánh bại Liên Xô, Đế chế thứ 3 có thể chiếm toàn bộ châu Âu và tạo ra một thảm họa nhân đạo khủng khiếp với nhân loại. Ảnh: Warhistoryonline
Nếu Đức quốc xã chiếm đóng Moscow họ có thể xóa sổ sức mạnh quân sự của Liên Xô. Khi đó Đức sẽ có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ qua đó làm tăng đáng kể sức mạnh cho Đế chế thứ 3. Đức quốc xã có thể quay lại đánh bại nước Anh, chiếm Trung Đông, chiến tranh lạnh có thể diễn ra giữa Đức và Mỹ.
Kịch bản này có thể dẫn đến một thảm họa nhân đạo còn tàn khốc hơn. Đức quốc xã có thể sẽ tìm cách xóa sổ các chủng tộc ở các quốc gia mà họ chiếm đóng, những người không thuộc tộc Aryan của họ.
Liên Xô vượt qua Berlin
dư
Khi tiến vào Berlin, Hồng quân có đến 12 triệu binh sĩ đông gấp 3 lần so với phe Đồng minh. Ảnh: Wkipedia
Hồng quân Liên Xô trên đã đẩy quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình qua Đông Âu, Trung Âu và tiến vào Berlin. Một số nhà sử học nhận định rằng, Liên Xô đã có tham vọng tiến sâu hơn nữa vào châu Âu. Khi tiến vào Berlin, Hồng quân có đến 12 triệu binh sĩ so với 4 triệu của phe Đồng minh.
Nếu điều đó xảy ra, thế giới có thể sẽ bị cuốn vào một cuộc chiến khác, chiến tranh thế giới thứ 3. Tuy nhiên, một thỏa thuận chia đôi Berlin giữa Mỹ-Liên Xô đã ngăn chặn một thảm họa tiếp theo cho nhân loại.
Đồng minh tấn công nước Đức từ phía Nam
Mặt
Mặt trận phía Nam vẫn có thể đánh bại Đức quốc xã nhưng một cuộc tấn công như vậy sẽ khó khăn hơn so với một cuộc đổ bộ bất ngờ từ biển trên mặt trận phía Tây. Ảnh: Warhistoryonline
Có tài liệu lịch sử cho rằng, Thủ tướng Anh Churchill không muốn lặp lại mặt trận phía Tây trong chiến tranh thế giới thứ I. Nhưng với ảnh hưởng lớn của Mỹ, họ đã đồng ý thực hiện cuộc đổ bộ Ngày D lên Normandy và một mặt trận phía Tây sẽ được thành lập ở nước Pháp.
Việc thành lập mặt trận phía Tây khiến Liên Xô hài lòng, họ không muốn phe Đồng minh chiếm bất cứ quốc gia nào ở Đông và Trung Âu. Nếu phe Đồng minh thực hiện cuộc tấn công từ phía Nam, điểm xuất phát có thể là Italia và các nước vùng Balkans.
Khi đó, Na Uy luôn là một điểm tấn công tiềm năng, Đức quốc xã đã nghĩ đến điều này và họ đã chuẩn bị cho một kịch bản tấn công với 500.000 quân đóng tại đây. Mặt trận phía Nam kết hợp với mặt trận phía Đông vẫn có thể đánh bại Đức quốc xã, nhưng điều gì sẽ xảy ra với Pháp là một câu hỏi lớn.
Đức Hải

10 giả thuyết làm thay đổi lịch sử Thế chiến 2 (kỳ 2)


Hòa bình vĩnh viễn giữa Liên Xô và Đức hay ám sát Hitler thành công là những giả thuyết khác làm thay đổi Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Hòa bình giữa Liên Xô và Đức
Năm
Năm 1939, Đức Quốc xã và Liên Xô đã ký hiệp ước không xâm lược nhưng đến năm 1941, Hitler đã xé bỏ hiệp ước và tấn công Liên Xô. Ảnh: Warhistoryonline
Trên thực tế hòa bình giữa Liên Xô và Đức là điều có thể thực hiện nếu Hitler không có dã tâm tiến về phía đông. Nếu Đức duy trì hòa bình với Liên Xô, Hitler có thể chiếm đóng nước Anh và Chiến tranh Thế giới thứ 2 có thể đã có kịch bản khác. Tuy nhiên, trữ lượng dầu mỏ dồi dào ở miền nam Liên Xô đã trở thành miếng mồi béo bở cho tham vọng đánh bại Liên Xô của Hitler.
Nỗ lực tấn công Liên Xô khiến quân đội Đức Quốc xã chịu tổn thất lớn. Thất bại tại trận Stalingrad tháng 2/1943 là bước ngoặt báo hiệu sự suy tàn của Đệ tam đế chế. Hai năm sau thất bại tại Stalingrad, quân đội Đức Quốc xã từng chiếm đóng gần hết châu Âu đã bị đánh bại.
Ám sát Hitler thành công
Nếu chiến dịch
Nếu chiến dịch Valkyrie ám sát Hitler thành công, Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã có thể kết thúc sớm hơn. Ảnh: Warhistoryonline
Từ khi Hitler lên nắm quyền ở Đức Quốc xã, rất nhiều quan chức trong nội bộ đảng Quốc xã muốn hạ bệ. Rất nhiều chiến dịch ám sát Hitler đã diễn ra trong đó nổi tiếng nhất là chiến dịch Valkyrie nhưng bất thành.
Nếu chiến dịch này thành công, đảng Quốc xã có thể sẽ sụp đổ, lúc đó một số nhân vật lãnh đạo của Đức Quốc xã như Thống chế Göring, Tư lệnh Không quân Đức (người được xem là nhân vật số 2 của Đức Quốc xã) hoặc Thống chế Heinrich Himmler, Tư lệnh lực lượng SS sẽ thay thế vai trò của Hitler lãnh đạo cuộc chiến. Khi đó, Đức Quốc xã có thể đầu hàng và chiến tranh sẽ kết thúc sớm hơn.
Đức phát triển thành công vũ khí hạt nhân
Nếu Đức
Nếu Đức Quốc xã sở hữu vũ khí hạt nhân gắn trong tên lửa đạn đạo V2, đó thực sự là thảm họa đối với nhân loại. Ảnh: Warhistoryonline
Giới chuyên gia có rất nhiều bằng chứng cho thấy Đức Quốc xã đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu - phát triển vũ khí hạt nhân. Nếu họ sở hữu vũ khí hạt nhân, nhiều khả năng họ sẽ sử dụng nó cho mưu đồ thống trị thế giới của Hitler. Bên cạnh đó, Đức đã có những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ vũ khí như tên lửa đạn đạo V2.
Tên lửa đạn đạo V2 sẽ là công cụ đáng sợ để mang vũ khí hạt nhân. Với tầm bắn vài trăm kilomet, nó đủ sức để tiêu diệt các thành phố chỉ trong chớp mắt. Trong tình huống này, Đức sẽ giành chiến thắng hoàn toàn, các nước Đồng minh sẽ bị tiêu diệt.
Mỹ không ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản
Mỹ đã ném
Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Ảnh: ABC
Mỹ từng lên kế hoạch sử dụng lực lượng mặt đất để tiến hành một cuộc tấn công vào Nhật Bản thay vì sử dụng bom nguyên tử. Đó là một chiến dịch tấn công lâu dài từ phía nam, tiếp đến là cuộc tấn công từ phía bắc vài tháng sau đó.
Nhật Bản đã phán đoán trước cuộc tấn công của Mỹ từ phía nam và tiến hành phòng thủ. Các cố vấn của Tổng thống Harry S. Truman ủng hộ chiến dịch nhưng vị tổng thống thứ 33 của Mỹ cho rằng một chiến dịch như thế sẽ tốn rất nhiều thời gian, hàng triệu binh lính có thể thiệt mạng. Xét thấy chi phí và tổn thất quá lớn nên Tổng thống Truman đã quyết định sử dụng bom nguyên tử nhằm nhanh chóng kết thúc cuộc chiến.
Chiến tranh Thế giới thứ 3
Khi
Khi Đức Quốc xã bị đánh bại, nhiều nguy cơ xung đột quân sự lớn giữa Liên Xô và phe Đồng minh xuất hiện. Ảnh: Warhistoryonline
Sau khi đánh bại Đức Quốc xã, nhiều nguy cơ xung đột quân sự giữa phe Đồng minh và Liên Xô xuất hiện. Làm thế nào để phân chia châu Âu thực sự là một bài toán khó. Thủ tướng Anh Churchill từng nghĩ đến khả năng sử dụng lực lượng quân sự cho những cuộc xung đột lớn tiếp theo trong trường hợp Liên Xô vượt qua Berlin.
Một thỏa thuận chia đôi Berlin giữa Mỹ và Liên Xô đã ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới. Mặt khác, Tổng thống Eisenhower không có ý định sử dụng chiến tranh chống lại Liên Xô nhưng một số nguồn tin cho rằng, tướng George S. Patton, một chỉ huy cấp cao quân đội Mỹ đã lên kế hoạch để thực hiện điều này.

10 giả thuyết làm thay đổi lịch sử Thế chiến II (kỳ 1)

Nếu Đức tấn công nước Anh thay vì Liên Xô, Nhật Bản không tập kích Trân Châu Cảng, có thể đã thay đổi hoàn toàn cục diện Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Đức Hải


Trận không chiến dài nhất Chiến tranh Thế giới thứ 2


2.090 máy bay đã tham gia vào trận đánh tại bán đảo Kuban. Đây là trận không chiến dài nhất Chiến tranh Thế giới thứ 2.
h
Trận không chiến kéo dài gần hai tháng tại bán đảo Kuban đã dần lấy đi sức mạnh và thế chủ động của Không quân Đức. Ảnh: Wikipedia
Sau thắng lợi tại Stalingrad, Hồng quân bắt đầu mở rộng các chiến dịch phản công quy mô lớn nhằm chiếm ưu thế trên mặt trận phía Đông. “Phòng tuyến xanh” của Đức quốc xã trên khu vực bán đảo Kuban là một trở ngại rất lớn trong chiến dịch giành lại quyền kiểm soát khu vực dầu mỏ ở Bắc Caucasus trong chiến dịch cùng tên, theo Military History.
Trấn giữ tại “Phòng tuyến xanh” là Tập đoàn quân số 17 và Tập đoàn quân không quân số 4, Không quân Đức khống chế phần lớn không phận trên khu vực bán đảo Kuban khiến các chiến dịch phản công của Hồng quân phải chịu tổn thất nặng.
Trước tình hình đó, Tướng Ivan Yefimovich Petrov, Tư lệnh Phương diện quân Bắc Caucasus yêu cầu Tập đoàn quân không quân số 4 giành lại quyền kiểm soát không phận, ngăn chặn Không quân Đức chi viện cho các lực lượng trên mặt đất.
Ban đầu tại chiến dịch Bắc Caucasus, Hồng quân có Tập đoàn quân không quân số 4 và số 5, đầu tháng 6/1943. Tập đoàn quân không quân số 5 chuyển cho Phương diện quân Thảo Nguyên đóng quân ở phía Đông vòng cung Kursh.
Về lực lượng, Tập đoàn quân không quân số 4 có khoảng 900 máy bay, trong đó có các loại mới nhất như Bf 109G và Hs 129, đặc biệt là sự có mặt của phi đoàn tiêm kích Jagdgeschwader 52 (JG 52) đơn vị không chiến số 1 của Đức.
Ban đầu Không quân Liên Xô tại mặt trận Bắc Caucasus có khoảng 600 máy bay, sau đó tăng lên 1.150 chiếc vào tháng 5/1944. Liên Xô đã điều động đến mặt trận này các mẫu máy bay chiến đấu mới nhất của họ như IL-2, Yak-9D, Yak-3. Trong số các máy bay của Liên Xô tại đây có khoảng 60 chiếc P-39 Airacobra và một số chiếc P-40E của Mỹ viện trợ dưới hình thức cho thuê.
Trận không chiến dài nhất lịch sử
f
Trong chiến dịch không chiến tại bán đảo Kuban, Không quân Liên Xô đã áp dụng chiến thuật "tầng mây giông" khiến Không quân Đức chịu thiệt hại nặng. Ảnh: Wikipedia
Sáng sớm ngày 15 đến hết ngày 16/4/1943, Không quân Đức bất ngờ tăng số xuất kích lên đến 1.560 phi vụ. Lực lượng này đánh phá ác liệt vào thành phố Krasnodar vừa bị Hồng quân chiếm đóng. Sáng ngày 17/4, Không quân Đức tiếp tục tổ chức oanh tạc quy mô lớn vào Novorossiysk với 120 phi vụ ném bom và 468 phi vụ cường kích để hỗ trợ cho lực lượng mặt đất.
Sự lão luyện và thiện chiến của các phi công Đức đã gây nhiều tổn thất cho Không quân Liên Xô. Đợt tổng công phá vào “Phòng tuyến xanh” bị chặn đứng. Bộ chỉ huy Tập đoàn không quân số 4, Phương diện quân Bắc Caucasus yêu cầu tổ chức rút kinh nghiệm, sửa đổi chiến thuật ngăn chặn có hiệu quả các đợt xuất kích của đối phương.
Đêm 23 rạng sáng ngày 24/4, Tập đoàn không quân số 4, 5, không quân hạm đội biển Đen và không quân chiến lược tầm xa của Liên Xô đã tổ chức một đợt không kích quy mô lớn vào căn cứ của Tập đoàn quân không quân số 4, Đức quốc xã. 1.441 phi vụ xuất kích, đợt không kích đã gây thiệt hại nặng cho Không quân Đức.
Sáng ngày 29/4, Tập đoàn không quân số 4, Đức dồn hết lực lượng mở cuộc tấn công trả đũa vào hầu hết các sân bay của Liên Xô. Tập đoàn không quân số 4, 5 bị bất ngờ trước đợt phản công và chịu thiệt hại nặng.
Giai đoạn 2 của chiến dịch bắt đầu vào những ngày đầu tháng 5/1943. Tâm điểm của các trận không chiến diễn ra trên bầu trời bán đảo Kuban. Không quân Đức chuyển sang sử dụng chiến thuật tập trung trong phạm vi hẹp gây nhiều tổn thất cho lực lượng Hồng quân trên mặt đất.
Không quân Liên Xô phải thực hiện chiến thuật “nhử mồi câu” để kéo giãn đội hình máy bay Đức. Ngày 26/5, Phương diện quân Bắc Caucasus mở đợt tổng công kích vào “Phòng tuyến xanh” lần thứ 2. Chỉ trong ngày hôm đó, hai bên đã điều động 700 chiếc máy bay xuất kích làm nhiệm vụ chiến đấu.
uu
Khi Không quân Đức mất thế chủ động trên bầu trời cũng là lúc lực lượng mặt đất mất sự hỗ trợ và yếu thế trước Hồng quân trên mặt trận phía Đông. Ảnh: Wikipedia
Trận không chiến tại Kuban lên đến đỉnh điểm vào ngày 28/5, đôi bên tung gần như toàn bộ lực lượng vào trận nhằm chiếm ưu thế trên không. Không quân Đức xuất kích 785 phi vụ, Không quân Liên Xô xuất kích 792 phi vụ. Những thay đổi về chiến thuật của không quân Liên Xô đã phát huy tác dụng khiến không quân Đức mất dần thế chủ động.
Sang đầu tháng 6/1943, Không quân Đức thu hẹp dần quy mô các chiến dịch không kích do lực lượng bị tổn thất khá nặng trước đó, mặt khác thế chủ động đã dần chuyển sang phía Liên Xô nên họ không dám mạo hiểm. Các chiến dịch không chiến tại Kuban chấm dứt vào ngày 7/6/1943.
Trận không chiến tại bán đảo Kuban về quy mô không lớn bằng trận không chiến tại vòng cung Kursk tháng 7/1943, trận Baltic năm 1944, Berlin năm 1945 nhưng đây là trận không chiến dài nhất lịch sử kéo dài gần hai tháng.
Tổn thất của đôi bên
Con số tổn thất của đôi bên trong trận không chiến Kuban có rất nhiều số liệu khác nhau. Trong cuốn Lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945, phía Liên Xô công bố bắn rơi 1.100 máy bay đối phương trong đó có 800 chiếc trong không chiến.
Đại tướng K. A. Vershinin, Tư lệnh Tập đoàn không quân số 4 đưa ra con số 327 chiếc bắn rơi trong không chiến, 444 chiếc bị phá hủy trên mặt đất. Phía Đức đưa ra con số bắn rơi 1.000 máy bay Liên Xô và chỉ thiệt hại 300 chiếc.
Đức Hải

Trận hải chiến lớn nhất chiến tranh thế giới thứ hai


9 hạm đội tàu sân bay, 867 tàu chiến, 1.800 máy bay đã được huy động trong trận chiến vịnh Leyte, một trong những trận hải chiến lớn nhất của lịch sử nhân loại.
867 tàu chiến đã được huy động
867 tàu chiến đã được huy động trong trận hải chiến lớn nhất lịch sử tại vịnh Leyte. Ảnh: Wikipedia
Từ tháng 8/1942 đến đầu năm 1944, các chiến dịch của hải quân Mỹ đã đánh bật lực lượng Nhật Bản ra khỏi các hòn đảo ở phía Nam và trung tâm Thái Bình Dương. Giữa năm 1944, hải quân Mỹ đã chiếm được một số đảo quan trọng làm căn cứ cho máy bay ném bom B-29 xuất phát tấn công các đảo chính của Nhật Bản.
Sau khi xem xét các yếu tố chiến lược, hải quân Mỹ quyết định mở cuộc tấn công vào Philippines nhằm cắt đứt tuyến vận tải biển chiến lược của Nhật Bản qua vịnh Leyte. Việc đánh bật lực lượng Nhật Bản tại đây sẽ là chìa khóa để cô lập các quốc gia mà Nhật chiếm đóng và cắt huyết mạch của nền công nghiệp quốc phòng xứ sở mặt trời mọc.
Để phục vụ cho cuộc tấn công vào Philippines, hải quân Mỹ đã huy động hạm đội 3 và hạm đội 7. Hạm đội 7 do Phó đô đốc Thomas C. Kinkaid chỉ huy chịu trách nhiệm đổ bộ và chi viện hỏa lực gần bờ cho lực lượng lục quân của tướng MacArthur đánh chiếm miền trung Philippines. Hạm đội 7 có sự hỗ trợ của một số tàu chiến của hải quân Hoàng gia Australia.
Hạm đội 3 do Đô đốc William F. Halsey, Jr chỉ huy phối hợp với Lực lượng đặc nhiệm 38 (TF-38) hạm đội Thái Bình Dương hỗ trợ hỏa lực từ xa và ngăn chặn hải quân Nhật Bản. Lỗi khá nghiêm trọng trong chiến dịch là không có tổng chỉ huy chung. Hạm đội 7 chịu sự chỉ huy của tướng MacArthur, Tư lệnh lực lượng đồng minh ở tây nam Thái Bình Dương.
Thủy thủ đoàn trên tàu sân bay
Thủy thủ đoàn trên tàu sân bay Zuikaku thực hiện nghi lễ chào cờ cuối cùng sau khi nó bị trúng đạn nghiêng hẳn sang một bên và nhanh chóng chìm sau đó. Ảnh: Wikipedia
Hạm đội 3 dưới sự chỉ huy của Đô đốc Chester W. Nimitz, Tổng tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương. Việc thiếu tổng chỉ huy làm cho sự phối hợp giữa các lực lượng không đồng nhất, khiến hải quân Mỹ phải chịu tổn thất nặng gần mức thảm họa.
Về lực lượng, hải quân Mỹ đã huy động 8 hạm đội tàu sân bay, 8 tàu sân bay hạng nhẹ, 18 tàu hộ tống, 12 thiết giáp hạm, 24 tuần dương hạm, 166 tàu khu trục và hơn 1.500 máy bay chiến đấu. Tổng số tàu chiến các loại lên đến 800 chiếc.
Về phía Nhật Bản, nhận thức rõ vai trò chiến lược của Philippines đối với cuộc chiến, hạm đội Liên hợp Nhật Bản đã huy động gần như toàn bộ lực lượng để bảo vệ Philippines trước cuộc tấn công của lực lượng đồng minh. Tư lệnh hạm đội Liên hợp Soemu Toyoda đã lên 4 kế hoạch chiến thắng còn gọi là Shō-Gō từ 1 đến 4.
Lực lượng gồm có 3 hạm đội tàu sân bay, 3 tàu sân bay hạng nhẹ, 9 thiết giáp hạm-trong đó có thiết giáp hạm Yamato tàu chiến mạnh nhất thế giới lúc đó, 14 tàu tuần dương hạng nặng, 6 tuần dương hạm hạng nhẹ, 35 tàu khu trục, 300 máy bay các loại. Tổng số tàu chiến các loại gần 70 chiếc.
Trận hải chiến lớn nhất lịch sử
Thiết giáp hạm Yamato
Thiết giáp hạm Yamato tàu chiến mạnh nhất của hải quân Nhật Bản bị trúng bom ở tháp pháo phía trước vào ngày 24/10/1944 tại trận đánh biển Sibuyan. Ảnh: Wikipedia
Ngày 12/10/1944, hạm đội 3 tấn công các sân bay ở đảo Đài Loan và quần đảo Ryukyu nhằm tiêu diệt lực lượng không quân Nhật Bản tại đây, dọn đường cho cuộc đổ bộ vào Leyte. Bộ Tư lệnh hạm đội Liên hợp phát động chiến dịch Shō-Gō-2 tấn công vào hạm đội 3 song đã bị đánh bại.
Nhật Bản lập tức chuyển sang Shō-Gō-1, Phó đô đốc Jisaburō Ozawa chỉ huy mũi tấn công phía Bắc làm nhiệm vụ thu hút  lực lượng Mỹ ra khỏi vịnh Leyte. Mũi tấn công này sẽ làm nhiệm vụ mồi nhử trong khi đó hai mũi tấn công phía Nam do Phó đô đốc Shoji Nishimura chỉ huy tấn công vào khu vực eo biển Surigao. Mũi tấn công trung tâm do Phó đô đốc Takeo Kurita chỉ huy tấn công qua eo biển San Bernardino.
Các chỉ huy hải quân Nhật Bản cho rằng, kế hoạch tấn công này quá liều lĩnh và có thể dẫn đến sự hủy diệt của toàn bộ lực lượng tấn công. Tư lệnh Toyoda giải thích rằng, nếu không thể giữ được Philippines thì việc bảo toàn lực lượng chiến đấu của các hạm đội sẽ trở nên vô nghĩa.
Trận hải chiến vịnh Leyte bao gồm 4 trận đánh tại biển Sibuyan, biển Surigao, Cape Engaño và Samar. Trong trận hải chiến này, lần đầu các máy bay chiến đấu Nhật Bản thực hiện tấn công cảm tử “kamikaze” một cách có tổ chức.
Ngày 20/10/1944, hải quân Mỹ bắt đầu tấn công Leyte. Cuộc chạm trán giữa hải quân đôi bên lên đến đỉnh điểm của sự ác liệt với quy mô chưa từng có kéo dài từ ngày 23-26/10/1944. Trận hải chiến vịnh Leyte đã trở thành trận đánh hải quân lớn nhất chiến tranh thế giới thứ 2 cũng như trong lịch sử hải chiến của nhân loại.
Với sức mạnh áp đảo, hải quân Mỹ nhanh chóng đánh bại hạm đội Liên hợp Nhật Bản. Thất bại tại vịnh Leyte đã khiến hải quân Nhật Bản gần như bị tê liệt hoàn toàn. Số tàu chiến còn lại dần mất sức chiến đấu do không được cung cấp đầy đủ nhiên liệu và đạn dược. Huyết mạch nền công nghiệp quốc phòng Nhật Bản từ phía Nam bị cắt đứt hoàn toàn.
Thiệt hại của đôi bên
Tàu hộ tống sân bay
Tàu hộ tống sân bay USS- St.Lo(CVE-63) phát nổ sau một đợt tấn công cảm tử của máy bay Nhật Bản. Ảnh: Wikipedia
Hải quân Mỹ có lực lượng tàu chiến gấp 11,4 lần, số máy bay gấp 2,5 lần, nhưng cũng phải chịu tổn thất không hề nhỏ. 1 tàu sân bay hạng nhẹ, 2 tàu hộ tống sân bay, 2 tàu khu trục, 1 tàu khu trục hộ tống bị đánh chìm, 4 tàu chiến khác của Mỹ và Australia bị hư hỏng nặng, 200 máy bay bị bắn hạ, hơn 2.800 người thiệt mạng và bị thương.
Về phía Nhật Bản, 1 tàu sân bay, 3 tàu sân bay hạng nhẹ, 3 thiết giáp hạm, 10 tàu tuần dương, 11 tàu khu trục bị đánh chìm, 300 máy bay bị bắn rơi, 12.500 người thiệt mạng hoặc bị thương. Thiệt hại quá lớn tại trận Leyte cùng với sự sụt giảm nghiêm trọng về sản xuất quốc phòng do thiếu nguyên liệu sản xuất dẫn đến hạm đội Liên hợp Nhật Bản và quân đội Nhật Bản dần mất sức chiến đấu rồi bị đánh bại hoàn toàn.

Toàn cảnh trận đánh xe tăng lớn nhất lịch sử

6.000 xe tăng, 4.000 máy bay, 2 triệu binh lính đã được huy động trong trận Vòng cung Kursk, trận đánh xe tăng lớn nhất lịch sử nhân loại.
Đức Hải

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét