Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU 24

-Làm quan mà ngu đần đã khổ dân rồi, huống hồ...

- Đất đai: nguồn sống của dân
tại sao cưỡng chế tràn lan thế này


-Treo qui hoạch là vì dân?
Treo đất đai bởi lũ quân tham tàn
Đời người được mấy mươi năm
Qui hoạch treo cả sống làm sao đây?
Thấu chăng trời thẳm đất dày
Trên: lũ ngu ngốc, dưới: bầy lầm than!?
Chém cha cái đám bất nhân
"Lộc nước" thì hưởng, dấn thân thì hèn
Ước gì hiện Lục Vân Tiên
Tả xung hữu đột mà nên công bằng
Sống trong thảm cảnh toòng teng
Thà rằng treo cổ một phen cho rồi!
 
 ------------------------------------------------- 

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                               Cải cách ruộng đất ở Hà Trung

            Phó chủ tịch UBND TP Kon Tum cưỡng chế thu hồi đất trái luật đất đai

                                                những vụ cưỡng chế đất “khác người” ở Hạ Long

 


Những vụ cưỡng chế đất đai rúng động dư luận năm 2012

28/12/2012 16:35

Tiên Lãng, Văn Giang, Đông Triều là những điểm nóng về đất đai năm 2012.

Năm 2012 xuất hiện những vụ cưỡng chế đất đai khiến báo chí tốn nhiều giấy mực khi có sự phản ứng thái quá từ người dân khiến các cơ quan chức năng đau đầu xử lý.
1. Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng khiến 6 người bị thương
Đoàn Văn Vươn (sinh năm 1963) sinh sống tại Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng. Năm 1993, UBND huyện Tiên Lãng ban hành quyết định giao cho ông Đoàn Văn Vươn diện tích 21ha đất bãi biển khu vực nam cống Rộc thuộc xã Vinh Quang để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng là 14 năm. Trong quá trình sử dụng ông đã tự ý đắp bờ bao để sử dụng vượt quá diện tích được giao.
Tháng 3/1997, ông Vươn làm đơn xin giao đất bổ sung phần diện tích lấn biển ngoài diện tích được giao. Đến tháng 4/1997, UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định giao bổ sung cho ông Vươn 19,3ha giáp với diện tích đã giao, thời hạn 14 năm (tính từ năm 1993). Như vậy, tổng cộng gia đình ông Vươn được sử dụng 40,3ha đất để nuôi trồng thủy sản.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, đến thời điểm hết thời hạn giao đất, UBND huyện đã làm thủ tục để thu hồi toàn bộ 40,3 ha đất nói trên. Riêng với diện tích 19,3 ha, ngày 7/4/2009 UBND huyện ban hành Quyết định 461/QĐ-UBND thu hồi 19,3 ha đất giao đã hết hạn sử dụng đối với ông Vươn. Ông Vươn đã khiếu nại Quyết định số 461 của UBND huyện Tiên Lãng lên TAND huyện Tiên Lãng nhưng bị bác bỏ.
Sau đó, Ông Vươn tiếp tục có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm tới TAND TP.Hải Phòng. Do trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, ông Vươn có đơn xin rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo nên ngày 22/4/2010, Toà án nhân dân TP.Hải Phòng quyết định đình chỉ xét xử vụ án. Như vậy, bản án hành chính sơ thẩm của Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng có hiệu lực pháp luật.
Lực lượng cưỡng chế vụ Đoàn Văn Vươn
Sáng ngày 5/1/2012, UBND huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế gia đình ông Vươn với lực lượng đông đảo hơn 100 người bao gồm cả công an và quân đội do phó chủ tịch huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh làm trưởng ban cưỡng chế. Tuy nhiên, gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã chống trả quyết liệt khi dùng mìn tự chế và đạn hoa cải bắn vào lực lượng cưỡng chế, hậu quả là 4 công an và 2 quân nhân bị thương.
Sau vụ cưỡng chế bất thành ngày 5/1, Cơ quan công an Hải Phòng ra quyết định khởi tố vụ án giết người và chống người thi hành công vụ đối với Đoàn Văn Vươn và các đối tượng tham gia liên quan gồm các ông Đoàn Văn Quý (sinh năm 1966); Đoàn Văn Sinh (sinh năm 1957); Đoàn Văn Vệ (sinh năm 1974); Phạm Thị Báu (sinh năm 1982); Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1970, vợ ông Vươn); Đoàn Văn Thoại (sinh năm 1970) và Phạm Văn Thái (sinh năm 1977).
Tuy nhiên việc thu hồi đất sau đó đã bị hủy bỏ, chủ tịch UBND và Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang bị đình chỉ công tác. Ngày 10/2/2012, Thủ tướng chính phủ đã yêu cầu chính quyền địa phương thi hành các thủ tục cho phép gia đình ông Vươn tiếp tục được sử dụng đất đã giao. Chiều ngày 23 tháng 2 năm 2012, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng bị cách chức.
2. Vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang, 19 người bị bắt
Dự án khu đô thị Văn Giang, Hưng Yên (Ecopark) được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, đến năm 2012, UBND tỉnh Hưng Yên vẫn chưa hoàn thành giao đất cho chủ đầu tư. Nguyên nhân được lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cho rằng vì “người dân khiếu kiện liên tục, tập trung đông người, lôi kéo, kích động cản trở không hợp tác". Việc này kéo dài, xảy ra chủ yếu tại 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao của huyện Văn Giang.
Ngày 24/4, UBND tỉnh Hưng Yên đã tiến hành cuộc cưỡng chế để bàn giao 72ha đợt 2 cho chủ đầu tư (trong đó có 5,8 ha của 166 hộ chưa nhận tiền đền bù) với sự tham gia của 1.000 người thuộc các lực lượng khác nhau do Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch tỉnh trực tiếp chỉ đạo. Tuy vậy, đã có khoảng 300 người dân tập trung tại các điểm gần khu vực cưỡng chế. Sau 7h sáng, còn khoảng 200 người mang theo cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên, 19 người được cho là có hành vi quá khích, chống trả người thực thi nhiệm vụ đã bị bắt giữ trong ngày cưỡng chế.
3. Vụ cưỡng chế ở Đông Triều, dân tấn công CSCĐ
Ngày 4/9/2009 UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định thu hồi 41,59ha của 852 hộ dân tại huyện Đông Triều giao cho Công ty TNHH Thành Tâm 668 thực hiện đầu tư Dự án khu đô thị Kim Sơn. Từ tháng 6/2010 đến tháng 12/2012 đã có 778 hộ dân tiền bồi thường và tự nguyện di dời. 74 hộ dân còn lại không chịu nhận tiền hỗ trợ vì cho rằng số tiền đền bù chưa thỏa đáng.
Những kẻ quá khích tấn công CSCĐ
Ngày 21/12, UBND huyện Đông Triều đã tổ chức lực lượng tháo dỡ các khẩu hiệu sai quy định và lều bạt trái phép tại dự án khu đô thị Kim Sơn (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Tuy nhiên, hàng nghìn người kéo đến khu vực này phản ứng gây ra ách tắc trên Quốc lộ 18A.
Trong số này, nhiều người mang theo quan tài, nằm lăn ra đường ngăn trở giao thông và chống đối lại lực lượng cưỡng chế. Khoảng 12h, Công an huyện Đông Triều và CSGT được điều đến nhằm giải quyết vụ việc. Cao trào của sự việc vào khoảng 17h khi nhiều người dân dùng gỗ, đá tấn công lực lượng CSCĐ. Phải đến 19h tối đám đông mới được giải tán. Hiện đã có tổng cộng 12 đối tượng liên quan đến vụ chống đối bị bắt giữ để phục vụ điều tra.
Từ những vụ việc trên rõ ràng có thể thấy rằng nhiều người dân vẫn chưa ý thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình trước pháp luật. Khoan nói đến việc đúng hay sai nhưng với những hành vi chống đối lại người thi hành công vụ, nhiều người đã tự đưa mình vào con đường lao lý.
Nguồn: Hữu Tình (TH)

Bất công trong cưỡng chế đất đai

Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2016-07-16
Một cuộc cưỡng chế đập nhà xứ cũ của Đông Yên hồi năm 2014.
Một cuộc cưỡng chế đập nhà xứ cũ của Đông Yên hồi năm 2014.
Citizen photo
Tình trạng cơ quan chức năng lấy đất của người dân không phải vì mục đích công ích mà để trục lợi khiến đối tượng bị mất đất phản kháng. Lý do việc thu hồi đất không theo đúng qui định của pháp luật. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp chống lại biện pháp cưỡng chế của cơ quan chức năng đều kết thúc với bản án nặng dành cho dân.

Tòa kết án

Tám nông dân ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên bị đưa ra tòa xét xử vào ngày 12 tháng 07 vừa qua. Tội danh bị quy kết là “gây rối trật tự công cộng” do phản ứng khi lực lượng cưỡng chế tiến hành biện pháp lấy đất mà người dân cho là khuất tất.
Tám người gồm các ông Nguyễn Văn Hoạnh, Vũ Thế Trường, Nguyễn Văn Quyền, Nguyễn Văn Hải, Hoàng Văn Ngự, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Phát.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Việt một người dân ở huyện Văn Giang thuộc diện cưỡng chế cho biết, trình bày lại vụ việc và lý do dân phản ứng:
Cái sai thứ nhất không có lệnh cưỡng chế, không có quyết định thu hồi đất, thứ 2 các lực lượng này cũng không phải lực lượng của chính quyền, cái sai thứ 3 là lúc 6h sáng họ tấn công vào các đồng ruộng hoa màu của người dân này.
-LS Trần Vũ Hải
Anh Việt chia sẻ:
“Từ trước 2004 nhưng vụ cưỡng chế bắt đầu ngày 24 tháng 4 năm 2012 là bắt đầu mạnh, cái hôm 24 tháng 4 cưỡng chế cả công an, bộ đội linh tinh khoảng 2.000 quân, nhưng trong người dân không có gì, mà cưỡng chế mà không có 1 cái giấy tờ gì, mà trong khi trước 24 tháng 4 năm 2012 cưỡng chế họp báo cấm các nhà báo không ai được tham gia, thì hỏi rằng cưỡng chế đúng thì tại sao cấm các nhà báo vào quay phim chụp ảnh. Đền bù với giá rẻ mạt, giá mỗi 1 mét vuông 43 nghìn đồng thì làm cái gì.”
Khi nói về việc 8 người bị công an bắt lại bị khép tội gây rối trật tự công cộng anh Việt nêu ra điểm bất hợp lý:
“Cái hôm 5 tháng 10 năm 2014 lực lượng công an vào 2-3h sáng đến tận nhà dân bắt người ta, vừa rồi bản án người ta khép là gây rồi trật tự công cộng thì hỏi rằng 2-3h vào nhà người ta bắt thì hỏi là gây rồi cái gì. Họ không phạm tội nhưng chính quyền cộng sản lại khép tội không thành có, có thành không.”
Kết quả xử án ông Nguyễn Thanh Nhàn (69 tuổi) bị tuyên 3 năm tù giam, ông Nguyễn Văn Quyền (47 tuổi), Nguyễn Văn Hải (49 tuổi), Vũ Thế Trường (60 tuổi) 3 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Văn Long (54 tuổi) và ông Hoàng Văn Ngự (48 tuổi) 4 năm tù giam.
Đối với hai bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt gồm ông Nguyễn Văn Hoạnh (77 tuổi), Nguyễn Văn Phát (73 tuổi), mức án 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm.
Một trong những luật sư được mời bào chữa cho các bị cáo là luật sư  Trần Vũ Hải. Ông cho biết đến gần ngày xử có đơn từ chối luật sư. Tuy nhiên ông vẫn đến dự tòa. Lúc đầu tòa không cho luật sư vào; tuy nhiên khi phiên xử còn 30 phút, họ cho vào. Lúc đó chỉ còn nghe tòa tuyên án, mọi việc đã được tòa làm xong.
Theo luật sư Trần Vũ Hải thỉ động thái vào phút cuối của các bị cáo không nhờ ông làm luật sư bào chữa mà nói có thể tự bào chữa, có thể do có dự thỏa hiệp giữa chính quyền với các bị cáo. Một chi tiết mà ông cho biết nừa là lúc đầu tòa dự kiến phiên xét xử sẽ diễn ra trong 2 ngày, nhưng cuối cùng chỉ xử trong 1 ngày.
Trong vụ án này, luật sư Trần Vũ Hải nêu ra 3 điều mà chính quyền làm sai, chính quyền không muốn ông có mặt để nêu ra cái sai của chính quyền.
Luật sư Hải cho biết:
“Cái sai thứ nhất không có lệnh cưỡng chế, không có quyết định thu hồi đất, thứ 2 các lực lượng này cũng không phải lực lượng của chính quyền, cái sai thứ 3 là lúc 6h sáng họ tấn công vào các đồng ruộng hoa màu của người dân này.”

Cưỡng chế ở Đắc Lăk

5 người công an xã, huyện đến bắt 6 người trong gia đình tôi đưa về đồn để điều tra, cũng trong chiều nay họ đã thả 6 người này về, riêng Ho Lin Nie bị bọn chúng bóp cổ và ngất xỉu, nay đang nằm tại bệnh viện tỉnh Daklak.
-Một người dân
Hai hôm sau vụ xử nông dân bị cưỡng chế đất ở Văn Giang, Hưng Yên như vừa nêu, vào ngày 14 tháng 07 năm 2016, tạị buôn Ea Nao - Đak Lak chính quyền và công an địa phương tổ chúc cưỡng chế đất của bà con đồng bào Ê Đê.
Thông tin cho biết trong quá trình cưỡng chế nhà cầm quyền ngăn cản không cho người lạ vào, phá sóng điện thoại và cấm người dân quay phim chụp hình. Có người bị ngất khi xảy ra xô xát với công an.
Một người dân cho biết:
“Tôi là người nhà của Ho Lin Nie, sáng nay có việc xô xát gây thương tích về việc tranh chấp đất đai, và sau đó 5 người công an xã, huyện đến bắt 6 người trong gia đình tôi đưa về đồn để điều tra, cũng trong chiều nay họ đã thả 6 người này về, riêng Ho Lin Nie bị bọn chúng bóp cổ và ngất xỉu, nay đang nằm tại bệnh viện tỉnh Daklak.”
Chú của nạn nhân cho biết sự việc vào sáng ngày 14 tháng 07 như sau:
“Buổi sáng các anh công an của tỉnh vô nhà phải ở nhà không được ra ngoài, nhưng đến buổi trưa người ta điện nói cháu tôi ngất xỉu tôi mới chạy qua bên chỗ bà chị, sau đó mới đi đến bệnh viện., vết thương của cháu do bên lực lượng chính quyền, và hiện cháu đang chuyền nước”
Một người dân ở địa phương cũng cho biết:
“Sự việc cũng chưa rõ lắm căn nguyên, sáng nay cũng có vụ cưỡng chế xuất phát từ đất đai, sáng nay thấy rất nhiều xe thùng chín chở ra, chở liên tục chở ra chở vào bấm còi liên tục chạy rất nhanh, chở người về công an tỉnh hay thành phố thì không rõ ”
Những người trong diện bị cưỡng chế nói rằng khu đất là đất do nông trường cấp lại và dân quản lý đã nhiều năm rồi. Nay chính quyền thu hồi mà không nêu rõ lý do.

Chuyện dài cưỡng chế đất

can-thi-theu-622
Chị Cấn Thị Thêu, ảnh minh họa chụp trước đây. File photo
Tình trạng cưỡng chế đất đai không minh bạch, đền bù không thỏa đáng diễn ra hầu hết ở các tỉnh thành tại Việt Nam.
Hiện nay tại các cơ quan tiếp dân của Đảng và chính phủ ở Hà Nội, Sài Gòn cũng như ở các thành phố luôn có người khiếu kiện về vụ việc mà họ cho là bất công. Số người được gọi là ‘dân oan mất đất’ như thế dường như mỗi lúc một đông thêm.
Trong số họ có những trường hợp được nhiều người biết đến như bà Cấn Thị Thêu tại Dương Nội, Hà Đông, thành phố Hà Nội. Do kiên quyết phản đối biện pháp thu hồi đất của chính quyền địa phương mà bà phải đi tù. Sau khi mãn án bà tiếp tục đấu tranh và bị bắt lại vào ngày 10 tháng 6 vừa qua.
Có thể nói đó là một trường hợp tiêu biểu cho những người dân, mà đa số là nông dân, bị thu hồi đất mà chính quyền nói để làm dự án. Khi dân phát hiện ra mục tiêu không đúng như chính quyền nói mà thực chất là đất thu hồi để rồi bán đi với giá cao gấp nhiều lần so với giá đền bù; cũng như việc thu hồi không đúng qui định pháp luật thì người dân phản kháng.
Kết cục hầu như đều kết thúc với án tù như bà Cấn Thị Thêu hay 8 nông dân Văn Giang mới bị xử hôm ngày 12 tháng 7 vừa qua.

Quảng Ninh: Chính quyền cưỡng chế, tiếp tục cắt “nguồn sống” của hơn 200 hộ dân

Chính trị - Xã hội

(PL+) - "Kịch bản" cắt "nguồn sống" của hàng trăm hộ dân sinh sống tại trung tâm TP Hạ Long một lần nữa lại được chính quyền sở tại áp dụng khiến cho đời sống người dân trở nên khó khăn lại chồng chất khó khăn.

Bằng mọi giá đẩy người dân ra đường, chính quyền TP Hạ Long đã đưa ra hàng loạt các quyết định, thông báo về việc thực hiện cưỡng chế khu tập thể ngành than cũ tại phường Bạch Đằng, TP Hạ Long ( gồm 4 lô nhà 3 tầng và nhà cấp 4 xen kẽ, gọi tắt là khu 3 tầng), phường Bạch Đằng bằng cách cắt đi “nguồn sống” của các hộ dân này.
Cận cảnh khu 3 tầng của các cán bộ ngành than cũ bị chính quyền cưỡng chế bằng phương thức cắt điện, nước sinh hoạt của hơn 200 hộ dân.
Cận cảnh khu 3 tầng của các cán bộ ngành than cũ bị chính quyền cưỡng chế bằng phương thức cắt điện, nước sinh hoạt của hơn 200 hộ dân.
Hạ Long đang có biến!
Có lẽ chưa bao giờ Hạ Long lại nóng đến như vậy, thời tiết nắng nóng cùng với cái nóng của sự việc chính quyền TP Hạ Long cắt điện, nước để đẩy người dân ra đang thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận.
Sau nhiều lần đối thoại, cùng với việc ban hành nhiều quyết định, thông báo đến với người dân về việc thực hiện cưỡng chế phá dỡ khu 3 tầng của hàng trăm hộ dân sinh sống tại phường Bạch Đằng, TP Hạ Long để thực hiện thu hồi đất bàn giao cho Công ty CP Đầu tư và Khách sạn My Way, nhưng dường như, giữa chính quyền địa phương và hơn 200 hộ dân vẫn chưa tìm được tiếng nói chung để Công ty CP Đầu tư và Khách sạn My Way có được mặt bằng thực hiện dự án.
Từ vụ việc này, chính quyền TP Hạ Long đang được cho là bỏ qua những quyền lợi của hàng trăm hộ dân này, khi các chính sách bồi thường, hỗ trợ di dời cấp chính quyền TP, mà theo các hộ dân là chưa thỏa đáng và chưa đúng pháp luật.
Cuộc sống khó khăn của 1 trong hơn 200 hộ dân sinh sống tại khu tập thể 3 tầng đang bị chính quyền địa phương cưỡng chế bằng hình thức cắt điện, nước.
Cuộc sống khó khăn của 1 trong hơn 200 hộ dân sinh sống tại khu tập thể 3 tầng đang bị chính quyền địa phương cưỡng chế bằng hình thức cắt điện, nước.
Bức xúc trước những chích sách mà UBND TP Hạ Long ban hành, đặc biệt là các thông báo, quyết định cưỡng chế khiến cho các hộ dân sinh sống nhiều đời tại đây bức xúc, gửi đơn thư cầu cứu đến nhiều cơ quan chức năng và Thủ tướng Chỉnh phủ.
Mọi là đơn cầu cứu, kiến nghị lần lượt được gửi đi, nhưng đến nay các hộ dân là các công nhân “kỳ cựu” của ngành than chưa nhận được sự hồi đáp, giải thích rõ ràng, cũng như chưa nhận được bất kỳ một chính sách bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng nào.
Quyết định cưỡng chế khiến cho hàng trăm hộ dân sống trong cảnh lo lắng một ngày không xa họ không đi đâu về đâu.
Quyết định cưỡng chế khiến cho hàng trăm hộ dân sống trong cảnh lo lắng một ngày không xa họ không đi đâu về đâu.
Trong khi việc đối thoại giữa chính quyền địa phương chưa có kết quả phù hợp thì chính quyền TP đã thổi thêm một luồng khí nóng vào chính khu 3 tầng này, bằng cách ra Quyết định cưỡng chế phá dỡ, cắt nguồn sống của những hộ dân tại đây, khiến cho hơn 200 hộ dân, trong đó có trẻ em và những người cao tuổi, thậm chí là những người dân nghèo bệnh tật trở lên cùng cực, lận đận sống trong cảnh thiếu nước, thiếu ánh sáng điện, đèn giữa lòng TP.
Các hộ dân phản đối việc cắt điện, nước của chính quyền địa phương.
Các hộ dân phản đối việc cắt điện, nước của chính quyền địa phương.
“Chúng tôi không đồng tình với cách giải quyết của chính quyền địa phương, trong khi chưa đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho chúng tôi, thì không thể cắt hết điện, nước của chúng tôi như thế”, đại diện các hộ dân bức xúc nói.
“Chúng tôi không phản đối chính sách thay đổi bộ mặt thành phố, để xứng tầm thành phố du lịch, văn minh, nhưng vì sự thay đổi đó mà làm ảnh hưởng không ít các hộ dân sinh sống lâu dài tại đây là điều không thể chấp nhận được”, ông Nguyễn Xuân Khang bức xúc.
Cùng với tâm trạng với ông Khang, hầu hết các hộ dân đang sinh sống tại đây đều cho rằng, chính quyền TP Hạ Long đang dồn người dân đến bước đường cùng trong khi những kiến nghị, cũng như quyền lợi của người dân yêu cầu làm rõ thì chính quyền lại làm ngơ.
Các thông báo cắt điện, nước lần lượt được các cơ quan chức năng căn cứ quyết định của UBND TP Hạ Long ban hành.
Các thông báo cắt điện, nước lần lượt được các cơ quan chức năng căn cứ quyết định của UBND TP Hạ Long ban hành.
Kịch bản cũ
Với một “kịch bản” tương tự đối với hàng trăm các hộ dân tại khu lô 4, lô 5 phường Trần Hưng Đạo, một lần nữa chính quyền TP Hạ Long tiếp tục áp dụng các biện pháp cắt điện, cắt nước đối với các hộ dân tại khu tập thể ngành than cũ bất chấp làn sóng phản đối, cũng như những lời cầu cứu của các hộ dân tại đây.
Để nhanh chóng có được mặt bằng sạch bàn giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Khách sạn My Way, UBND TP Hạ Long mà đại diện là ông Phạm Hồng Hà - Chủ tịch UBND TP đã ra quyết định số 707/QĐ-UBND ngày 1/8 “Về việc cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đối với các hộ đang thuê nhà tại khu tập thể ngành than cũ tại phường Bạch Đằng, TP Hạ Long".
Đi kèm với quyết định này, là các các thông báo cắt điện, cắt nước được ban hành ngay sau đó của các cơ quan chức năng nhằm “cô lập” các hộ dân tại đây, khiến cho cuộc sống của họ trở nên vô cùng khó khăn.
Lo lắng trước những chính sách của UBND TP Hạ Long sẽ áp dụng cưỡng chế, các hộ dân đã gửi đơn cầu cứu đến các quan chức năng, trong đó có Ban tiếp công dân TW-Thanh tra Chính phủ.
Ban tiếp Công dân Trung ương chuyển nội dung đơn của các hộ dân yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết khiếu nại của các hộ dân.
Ngày 4/8 vừa qua, Ban tiếp Công an Trung ương-Thanh tra Chính Phủ đã có Công văn số 966/BTCDTW-TD1 “về việc khiếu nại của công dân TP Hạ Long tỉnh Quảng Ninh”.
Nội cung Công văn nêu rõ, “Ngày 4/8/2016 Ban tiếp Công dân Trung ương đã tiếp ông Nguyễn Xuân Khang, ông Nguyễn Xuân Hùng bà Trần Thị Kim Dung và bà Nguyễn Thị Dịu đại diện cho các hộ dân thuộc tổ 90, 91, 92, 93, 95, 97 khu 6 phường Bạch Đằng, TP Hạ Long…”.
Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết nội dung đơn thư của các hộ dân.
Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết nội dung đơn thư của các hộ dân.
“Sau khi xem xét nội dung đơn, nghe công dân trình bày và căn cứ theo quy định của pháp luật Ban tiếp công dân Trung ương chuyển đơn của các công dân đến UBND tỉnh Quảng Ninh để chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét, giải quyết, trả lời công dân. Đồng thời, Công văn cũng đề nghị thông báo kết quả giải quyết đến Ban tiếp Công dân Trung ương.
Một lần nữa lời kêu cứu của các hộ dân sinh sống tại trung tâm TP du lịch cần được các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương lưu tâm nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các hộ dân, để giữa người dân và chính quyền tìm được tiếng nói chung. Và đặc biệt, những cựu công nhân ngành than không phải sống cảnh thiếu "nguồn sống" giữa lòng thành phố du lịch.
 Pháp Luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.
Nhóm PV

UBND TP Hạ Long: Người dân bị mất đất bởi các Quyết định “trái luật”!

Xây Dựng

Gần 20 năm sinh sống, làm việc ổn định trên mảnh đất mình mua, thuê lại và hoàn thành mọi nghĩa vụ về tài chính. Tuy nhiên, người dân bỗng dưng bị “mất trắng” đất bởi Quyết định “trái luật” của chính quyền TP. Hạ Long (Quảng Ninh).
UBND TP Ha Long: Nguoi dan bi mat dat boi cac Quyet dinh “trai luat”! - Anh 1
Bức tường được dựng lên sau khi đã GPMB khu đất nhà ông Bảy
Ông Nguyễn Văn Bẩy, thường trú tại tổ 43, khu 4 phường Hà Khẩu (TP Hạ Long –Quảng Ninh) gửi đơn khiếu nại đến Báo xây dựng phản ánh về việc: UBND thành phố Hạ Long đã ban hành quyết định cưỡng chế, thu hồi đất không đúng pháp luật, thiếu khách quan gây hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống kinh doanh của gia đình . Khi chính quyền địa phương chưa giải quyết các chế độ, chính sách, phương án bồi thường, tái định cư… đã phá hủy công trình và tài sản gắn liền trên đất như nhà ở, xưởng, công trình phụ trợ, công cụ sản xuất kinh doanh mà không hề lập biên bản kiểm kê, kiểm đếm tài sản.
Theo đơn trình bày, ông Bẩy là hộ kinh doanh cá thể trước năm 1997, năm 2004 chuyển đổi thành Cty CP cơ khí và sửa chữa ô tô Bảy Long. Gia đình ông Bảy sinh sống ổn định tại thửa đất số 74+76 tờ bản đồ số 77. Diện tích thửa đất 76 bản đồ 77 có diện tích là 1.356,2m2. Trong đó có 478,7m2 liền kề với thửa đất 74 bản đồ 77 là đất của gia đình ông Bảy. Đây là diện tích đất năm 1997 ông Bảy nhận chuyển nhượng của gia đình ông Vương Quốc Hải tổ 70, khu 7, phường Hà Khẩu. Phần đất này gia đình ông Hải trồng cây lâu năm như bạch đàn, sắn từ trước năm 1980. Diện tích 300 m2 gia đình ông Bảy thuê lại của UBND phường Hà Khẩu có giấy tờ kèm theo. Phần diện tích 577,9m2 còn lại là các hộ dân lấn chiếm hoặc tự khai để làm nhà ở.
Trong đơn xin xác nhận nguồn gốc đất của gia đình ông Bẩy, các hộ dân sinh sống tại tổ 70, khu 7 đã ký xác nhận mảnh đất 478,7 m2 của gia đình ông Bảy không có tranh chấp với các hộ liền kề và có công khai phá từ đất đồi trồng sắn và bạch đàn. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, ngày 29/6/2015, UBND TP. Hạ Long đã ban hành quyết định số 540/QĐ-KPHQ về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Quyết định ghi rõ, ông Nguyễn Văn Bảy phải thực hiện khắc phục hậu quả do đã có hành vi vi phạm hành chính chiếm đất có diện tích 778.7 m2 (DT 478,7m2 là đất mua lại và 300m2 là đất thuê của UBND phường Hà Khẩu –PV) tại vị trí thửa đất số 76 tờ bản đồ số 77 ghi đất vườn do UBND phường Hà Khẩu quản lý. Tổ chức thi công xây dựng trên công trình trên đất không được phép xây dựng. Hành vi vi phạm hành chính của ông Nguyễn Văn Bảy diễn ra từ trước năm 2005 đến nay đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
UBND TP Ha Long: Nguoi dan bi mat dat boi cac Quyet dinh “trai luat”! - Anh 2
UBND phường Hà Khẩu xây bức tường bịt cửa nhà ông Bảy ngăn cách với mảnh đất
Muốn giải quyết vụ việc một cách triệt để vụ việc, ngày 17/7/2015 UBND TP. Hạ Long tiếp tục ra Quyết định số 602/QĐCC-UBND do chính ông Phạm Hồng Hà -Chủ tịch UBND TP Hạ Long ký để cưỡng chế thi hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả di vi phạm hành chính gây ra đối với ông Nguyễn Văn Bảy.
Để hưởng ứng sự chỉ đạo của UBND TP. Hạ Long, ngày 10/12/2015 UBND phường Hà Khẩu đã có Thông báo số 73/TB-UBND về việc tổ chức cưỡng chế thực hiện Quyết định khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra đối với ông Nguyễn Văn Bảy.
Không đồng ý với hai Quyết định “dồn dập” của UBND. TP Hạ Long để cưỡng chế khu đất nhà mình. Ông Bảy đã có đơn khiếu nại trực tiếp hai Quyết định trên đến nhiều cơ quan chức năng để đòi quyền lợi cho gia đình mình.
Để bảo vệ quyền lợi cho người dân, Thanh tra UBND tỉnh Quảng Ninh đã vào cuộc xác minh đơn khiếu nại của ông Bảy. Trong biên bản cuộc họp liên ngành của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh về việc ông Nguyễn Văn Bảy (trú tại tổ 43, khu 4, phường Hà Khẩu, TP Hạ Long) khiếu nại Quyết định số 540/QĐ-KPHQ ngày 29/6/2015 của Phó chủ tịch UBND TP.Hạ Long “áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả” và Quyết định số 602/QĐCC-UBND ngày 17/7/2015 của Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long “cưỡng chế thi hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra đối với ông Nguyễn Văn Bảy tại tổ 70, khu 7, phường Hà Khẩu, TP Hạ Long” về nội dung xử lý hành vi vi phạm hành chính đối với ông Bảy tại thửa đất số 76/77/BĐĐC phường Hà Khẩu là trái quy định của pháp luật.
Thanh tra tỉnh Quảng Ninh cũng thống nhất hủy bỏ hai Quyết định trên vì đã áp dụng quy định của pháp luật để xử lý hành vi vi phạm hành chính không đúng quy định. Trong biên bản đối thoại Thanh tra tỉnh Quảng Ninh ngày 12/7/2016 các nội dung đã được thống nhất: Đại diện UBND TP. Hạ Long ra Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và Quyết định cưỡng chế Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với ông Nguyễn Văn Bảy là không đúng quy định của pháp luật.
UBND TP Ha Long: Nguoi dan bi mat dat boi cac Quyet dinh “trai luat”! - Anh 3
Ông Yên chủ tịch UBND phường Hà Khẩu trao đổi với phóng viên Báo Xây dựng
Đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh giải quyết theo hướng di dời cơ sở sản xuất của ông Bảy ra khỏi khu dân cư và thực hiện bồi thường về đất, tài sản trên đất cho ông Bảy theo đúng quy định của pháp luật. Xem xét nguyện vọng của gia đình ông Bảy về việc chuyển mục đích sử dụng sang đất ở trong trường hợp UBND thành phố không đầu tư xây dựng Nhà văn hóa Khu tại diện tích trên.
Ông Bảy cho biết: “tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương của UBND Tình là di dời cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư. Tuy nhiên đến nay, chính quyền thu hồi lấy đất của tôi mà không hề bồi thường về đất, tài sản trên đất cho gia đình. Hàng chục công nhân bị mất việc làm, đã gây thiệt hại rất lớn cho kinh tế gia đình tôi. Gần một năm nay, kết luận của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh đã chỉ ra sai phạm của UBND TP. Hạ Long như vậy nhưng đến nay chính quyền vẫn thờ ơ không giải quyết để trả lại quyền lợi cho gia đình tôi”.
Để rộng đường dư luận, phóng viên báo xây dựng đã có cuộc làm việc với ông Phạm Văn Yên – Chủ tịch UBND phường Hà Khẩu. Ông Yên cho biết: “UBND tỉnh Quảng Ninh có chủ trương chuyển các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ vào khu Hà Khánh và có ưu đãi cho các doanh nghiệp. UBND phường nắm được chủ trương này nên vận động, nhưng ông Bảy không nghe. Cùng lúc đó chùa Tiêu Giao có quy hoạch xin mở rộng chùa và được các sở ban ngành thẩm định và được UBND tỉnh đồng ý mở rộng chùa. UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu TP Hạ Long phải tìm quỹ đất để mở rộng chùa. Khi khảo sát lại thì thấy đất nhà ông Bảy là nhà nước quản lý, ông này thuê mười mấy năm nhưng không trả tiền, khi khảo sát vừa thuận lợi đướng xá và nhân dân cũng đồng ý như vậy phù hợp quy hoạch làm nhà văn hóa khu dân cư. Khi tháo dỡ xong phần xây dựng trên đất, UBND phường cũng xây tường bằng gạch quanh khu đất để quản lý vì có một số hộ dân mang xe ô tô vào để và để tránh trường hợp hiểu nhầm thì xây tường để quây lại không cho hộ dân nào lấn chiếm vừa để UBND phường dễ quản lý.
Trước câu hỏi của phóng viên, Thanh tra UBND tỉnh Quảng Ninh đã có kết luận hủy bỏ hai Quyết định của UBND TP. Hạ Long vì trái quy định của pháp luật và yêu cầu TP Hạ Long tổ chức di dời và đền bù GPMB cho nhà ông Bảy và kiểm điểm, rút kinh nghiệm các tổ chức có liên quan. Như vậy việc có thể khẳng định việc tổ chức GPMB nhà ông Bảy là sai là trái quy định. Dưới góc độ cơ quan quản lý địa phương, UBND phường Hà Khẩu đã ban hành các văn bản tháo dỡ công trình nhà ông Bảy thì trách nhiệm của UBND phường là gì?
Ông Yên thừa nhận: “Anh khẳng định nếu kết luận của thanh tra tỉnh chỉ ra sai thì đấy là trách nhiệm của UBND thành phố. Nếu thành phố sai thì phải thu hồi quyết định, nếu thành phố chỉ ra cá nhân, tập thể nào sai phải kiểm điểm thì bọn anh thực hiện. Còn với trách nhiệm của UBND phường để thực hiện việc này thì anh thấy phù hợp tại vì mình đặt địa vị vào người ta thì mình cũng thấy xót chứ, nhưng mình là người chấp chính thực hiện. Quyết định của thành phố như thế thì cấp dưới phải thực hiện”.
Những quyết định trái quy định của pháp luật mà UBND TP. Hạ Long ban hành để thu hồi đất của dân đã được Thanh tra tỉnh Quảng Ninh chỉ rõ. Nhưng không hiểu vì lý do gì sau gần một năm UBND TP. Hạ Long vẫn không có biện pháp khắc phục những sai phạm. Báo Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh cùng các cơ quan ban ngành vào cuộc xử lý các cá nhân để xảy ra sai phạm, để trả lại quyền lợi hợp pháp cho người dân.
Nhóm PV

Hàng trăm hộ dân bị cắt điện, nước để cưỡng chế

05/08/2016 23:23 GMT+7
    TTO - Khoảng 15g chiều 5-8, hàng trăm hộ dân tại khu chung cư ba tầng và những căn nhà liền kề trên phố Lê Thánh Tông (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã bị cắt điện, nước theo quyết định cưỡng chế có trước đó hai ngày.
    Hàng trăm hộ dân bị cắt điện, nước để cưỡng chế
    Không có điện, hàng trăm hộ dân phải sống trong bóng tối - Ảnh: Đức Hiếu
    Mục đích là để thực hiện giải tỏa mặt bằng cho công ty CP đầu tư và khách sạn My Way thực hiện dự án Khu hỗn hợp chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại và nhà ở kết hợp phố mua sắm.
    Tại khu chung cư ba tầng và những căn nhà liền kề nằm trong diện giải tỏa, một không khí hoang mang bao trùm lên những cuộc nói chuyện của các hộ dân.
    Các hộ dân cho biết từ khi có chủ trương đến khi chính quyền thực hiện cưỡng chế chỉ khoảng một tuần.
    Bà Nguyễn Thị Dịu, tổ 93 khu 6 phường Bạch Đằng, cho biết trước đây UBND TP Hạ Long có đưa ra phương án bồi thường giá trị 60% đất, 60% nhà cho chung cư và các căn hộ. Người dân rất đồng tình. Tuy nhiên, tỉnh không chấp nhận phương án trên.
    Sau đó, các phương án tái định cư cho người dân vào ở trong chung cư sẽ được tập đoàn My Way xây dựng đều không nhận được sự đồng thuận của bà con, vì không có phương án cụ thể về mua hoặc thuê nhà. Hơn nữa, giá mua và thuê là theo giá đảm bảo kinh doanh chứ không theo giá quy định nhà nước như trước đây.
    “Chúng tôi yêu cầu mở lại điện, nước cho bà con. UBND tỉnh Quảng Ninh cần đối thoại trực tiếp với người dân về vấn đề bồi thường, hỗ trợ. Trong trường hợp phải lên chung cư, chúng tôi cũng chấp nhận, nhưng với điều kiện phải xây dựng xong khu nhà tái định cư để chúng tôi di dời sang. Ngoài ra, cần làm rõ thông tin về giá mua, thuê căn hộ khu chung cư” - bà Dịu nêu quan điểm.
    Theo ông Vũ Quốc Thịnh, tổ 95 khu 6 phường Bạch Đằng, trước khi tổ chức cưỡng chế, TP Hạ Long đã tổ chức hai buổi đối thoại với các hộ dân. Có rất nhiều nội dung được người dân nêu ra nhưng chưa được làm rõ và lãnh đạo thành phố có hứa sẽ trả lời bằng văn bản. Tuy nhiên, hai văn bản trả lời của cơ quan chức năng về vấn đề hỗ trợ, bồi thường chưa đúng và đủ nội dung của người dân hỏi.
    Chiều tối 5-8, chúng tôi đã nhiều lần điện thoại nhưng vẫn chưa thể liên hệ được với ông Phạm Hồng Hà, chủ tịch UBND TP Hạ Long.
    ĐỨC HIẾU

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét