Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 25/c (W W II)

 (ĐC sưu tầm trên NET)

                           CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2 - phần 3/6" choáng váng" (1940-1941)


5 chiến hạm hùng mạnh nhất mọi thời đại

Được coi là pháo đài trên biển, với hệ thống hỏa lực cực mạnh, USS Missouri là một trong 5 thiết giáp hạm mạnh mẽ nhất trong lịch sử.
Thiết giáp hạm Bismarck vào năm 1940. Ảnh: Wikipedia
Thiết giáp hạm Bismarck vào năm 1940. Ảnh: Wikipedia 
Bismarck là thiết giáp hạm của Hải quân Đức. Nó được coi là chiến hạm tối tân nhất từng tham gia trận đánh tại khu vực Đại Tây Dương trong Thế chiến II. Bismarck được hạ thủy vào tháng 2/1939. Nó là chiến hạm lớn nhất của Đức và có trọng tải lớn hơn mọi tàu chiến châu Âu, ngoại trừ HMS Vanguard. Dàn hỏa lực của Bismarck gồm 8 khẩu pháo 380 cỡ nòng 380 mm, 12 khẩu 150 mm cùng 16 pháo phòng không SK-C/33
Trong quá trình phục vụ vỏn vẹn 8 tháng và dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân Ernst Lindemann, Bismarck tham gia một chiến dịch duy nhất với tên mã Rheinübung vào tháng 5/1941. Nó cùng tàu tuần dương hạng nặng Prinz Eugen đánh chặn và hạ gục tàu chiến HMS Hood – niềm kiêu hãnh của Hải quân Hoàng gia Anh và buộc thiết giáp hạm Prince of Wales phải rút lui. Bản thân Bismarck bị bắn trúng 3 lần và rò rỉ nhiên liệu từ một thùng chứa bị vỡ. Sáng 27/5/1941, Bismarck đã bị tổng lực gồm máy bay ném ngư lôi, thiết giáp Anh tấn công và chìm sau 3 giờ chống trả.
a
Thiết giáp hạm lớp Yamato. Ảnh: Tokusata.wikia  
Thiết giáp hạm lớp Yamato là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử Hải quân Nhật Bản. Yamato được hạ thủy vào ngày 8/8/1940. Thiết kế của Yamato nghiêng về sức mạnh tấn công và phòng thủ tốc độ cao. Yamato cùng Musashi là những thiết giáp hạm lớn nhất với chiều dài 256 m, rộng 36,9 m và nặng nhất (68.200 tấn) từng được chế tạo. Lượng rẽ nước của nó lên đến 72.800 tấn khi đầy tải và được trang bị dàn pháo chính gồm 9 khẩu với cỡ nòng lên đến 460 mm. Nó có thể di chuyển ở tốc độ 50 km/h.
Vào giai đoạn Thế chiến II, từ ngày 22-25/10/1944, Yamato gia nhập lực lượng trung tâm của Đô đốc Taken Kurita trong trận vịnh Leyte, cuộc hải chiến lớn nhất trong lịch sử. Trong trận chiến biển Sibuyan, Yamato trúng 3 quả bom xuyên thép từ máy bay của tàu sân bay Essex của Hải quân Mỹ.
Ngày 7/4/1945, trong trận chiến ngoài khơi Okinawa mang tên Cuộc hành quân Ten-go, Yamato hứng chịu cuộc tấn công của 280 máy bay của lực lượng Đặc nhiệm TF 58 Mỹ. Nó trúng hai quả bom và một quả ngư lôi. Hai trong số các tàu khu trục hộ tống cho Yamato bị đánh chìm. Không lâu sau đó, một đợt tấn công thứ hai với sự tham gia của 100 máy bay nhắm vào Yamato và những chiếc tàu hộ tống còn lại. Sau khi trúng 10 ngư lôi và 7 bom, hầm đạn phía trước của Yamato phát nổ. Đám khói bốc lên từ vụ nổ cao đến 6,4 km. Thiết giáp hạm lớn nhất thế giới đã bị đánh chìm.
a
USS Missouri. Ảnh: Wikipedia 
USS Missouri thuộc lớp lowa của Hải quân Mỹ. Nó phục vụ chủ yếu trong nhiều trận đánh tại Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Missouri là chiến hạm cuối cùng do Mỹ chế tạo. Nó cũng là nơi Đế quốc Nhật Bản ký kết văn kiện đầu hàng quân Đồng minh. Chủ lực hạm Missouri được coi là một pháo đài trên biển, với hệ thống hỏa lực cực mạnh. Dàn pháo chính của chiến hạm Missouri gồm 9 pháo hạng nặng cỡ nòng 406 mm, 20 pháo hạm 127 mm, 80 khẩu pháo phòng không 40 mm, 49 pháo phòng không 20 mm. USS Missouri là thiết giáp hạm chủ lực của Hải quân Mỹ trong Thế chiến II. Nó tham gia các trận đánh Iwo Jima và Okinawa tại mặt trận Thái Bình Dương, chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và cuộc chiến vùng Vịnh. USS Missouri ngừng hoạt động vào ngày 31/3/1992.
Ảnh: Wikipedia
Thiết giáp hạm Mikasa được trưng bày tại bảo tàng ở thành phố Yokosuka. Ảnh: Wikipedia
Mikasa là một thiết giáp hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được chế tạo tại Anh vào đầu thế kỷ 20. Nó từng tham gia các trận chiến Hoàng Hải ngày 10/8/1904 và trận Tsushima ngày 27/5/1905 trong chiến tranh Nga – Nhật. Tên của nó được đặt theo núi Mikasa tại Nara, Nhật Bản. Mikasa có trọng tải 15,140 tấn, chiều dài 131,67 m, rộng 23,23 m, mớn nước 8,28 m. Đây được cho là chiến hạm nổi tốt nhất trong những thập niên cuối của thế kỷ 19. Các khẩu pháo chính được bố trí thành nhóm tháp pháo bọc thép ở vị trí trung tâm, cho phép phần còn lại của con tàu được bảo vệ đồng đều bằng những tấm thép giáp Krupp hạng nặng. Nhờ thiết kế này, Mikasa đã chịu đựng được một số lượng lớn phát bắn trúng trực tiếp. Mikasa đang được trưng bày tại bảo tàng ở thành phố Yokosuka.
Ảnh:
Chiến hạm lừng lẫy một thời HMS Victory. Ảnh: PA
HMS Victory là tàu chiến được trang bị 104 khẩu pháo của Hải quân Hoàng gia Anh. Nó được hạ thuỷ trong năm 1765. HMS Victory nổi tiếng trong trong trận đại chiến chống hạm đội Pháp - Tây Ban Nha ở ngoài khơi Trafalgar năm 1805 dưới sự chỉ huy của Đô đốc Nelson. Nó từng chinh chiến trong 3 thập kỷ và trải qua nhiều cuộc chiến như cách mạng Pháp, các trận đánh của Napoleon. Năm 1922, Hải quân Hoàng gia Anh chuyển HMS Victory tới một bến tàu ở Portsmouth, Anh. Đây là tàu hải quân cổ nhất thế giới còn tồn tại cho tới nay.
Hải Anh
Theo National Interest/Wikipedia

10 vụ chìm tàu bí ẩn trong Thế chiến 2

 

Trang War History liệt kê danh sách 10 chiến hạm chìm trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 song đến nay vị trí của chúng trong lòng đại dương vẫn là ẩn số với nhân loại.
USS Gambier Bay (CVE-73)
USS-Gambier Bay (CVE-73) lớp Casablanca là tàu hộ tống sân bay của Hải quân Mỹ. Tàu triển khai hoạt động chiến đấu trong Thế chiến thứ 2 từ ngày 27/11/1944. CVE-73 có chiều dài 156 mét, rộng 19,8 mét, lượng giãn nước toàn tải 7.900 tấn. Nó có thể mang theo 28 máy bay. Ngày 25/10/1944, trong trận đánh Samar (một phần của trận hải chiến vịnh Leyte, Philippines), CVE-73 bị tàu tuần dương hạng nặng Chikuma và thiết giáp hạm Yamato của Nhật Bản đánh chìm. 71 năm trôi qua, vị trí xác tàu này trong lòng đại dương vẫn là bí ẩn chưa được khám phá.
USS Lexington (CV-2)
USS-Lexington (CV-2) là một trong những tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Mỹ hoạt động từ ngày 7/12/1941. CV-2 có thể mang theo 78 máy bay. Trong trận đánh trên biển Coral (một vùng biển nằm giữa New Guinea và đảo Solomon) ngày 8/5/1942, CV-2 trúng hai quả ngư lôi bên mạn trái. Cùng lúc đó, 19 máy bay Aichi D3A của Nhật Bản bổ nhào ném trúng hai quả bom vào ống khói và mặt boong bên trái. Vụ tấn công khiến nhiên liệu rò rỉ và gây ra vụ nổ lớn. Sau đó, tàu khu trục USS-Phelps nhận lệnh bắn 5 quả ngư lôi đánh chìm CV-2 nhằm tránh nó rơi vào tay Nhật Bản.
IJN CV Hiryū
IJN CV Hiryū là tàu sân bay hạng nhẹ thuộc hạm đội Liên hợp Nhật Bản phục vụ chiến đấu từ ngày 5/7/1939. Hiryū có lượng giãn nước toàn tải 20.570 tấn và có thể mang theo 64 máy bay chiến đấu. Trong trận đánh đảo Midway ở bắc Thái Bình Dương ngày 5/6/1942, các máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay của Mỹ tập kích dữ dội vào Hiryū. Con tàu bốc cháy và không còn khả năng cơ động. Sau đó, tàu khu trục Makigumo đã bắn ngư lôi đánh chìm tàu sân bay này. Đến nay, người ta chỉ biết rằng nó chìm ở đâu đó cách đảo Midway khoảng 240-260 hải lý.
Mikuma
Mikuma là tàu tuần dương hạng nặng lớp Mogami thuộc Hải quân Đế quốc Nhật Bản hoạt động từ ngày 29/8/1935. Nó có lượng giãn nước toàn tải 13.668 tấn. Ngày 6/6/1942, trong trận đánh Midway, Mikuma trúng 5 quả bom từ 31 máy bay Douglas SBD Dauntless. Con tàu hư hỏng nặng và không có khả năng cứu hộ. Ngày hôm sau, một tàu khu trục khác của Nhật Bản nhận lệnh đánh chìm Mikuma. 240 thủy thủ được cứu vớt, 650 thủy thủ khác mãi mãi chìm xuống đại dương cùng với nó. Người ta cho rằng, tàu chìm đâu đó ở vị trí 29°20 độ vĩ Bắc, 173°30 độ kinh Đông, xác của 650 thủy thủ có thể vẫn mắc kẹt trong thân tàu.
USS Astoria (CA-34)
USS-Astoria (CA-34) là một tàu tuần dương hạng nặng lớp New Orleans hoạt động trong Hải quân Mỹ từ ngày 28/4/1934. CA-34 có lượng giãn nước toàn tải 9.950 tấn. Ngày 9/8/1942, trong trận chiến đảo Savo, 8 tàu chiến Nhật Bản đã tấn công 12 tàu chiến của Mỹ và Australia. CA-34 hứng chịu đợt tấn công dữ dội và biến mất dưới những con sóng với hơn một nửa thủy thủ đoàn. 3 tuần dương hạm hạng nặng chìm trong trận này. Đây là một trong những thất bại nặng nề nhất của Hải quân Mỹ. Đến nay vị trí xác tàu đắm vẫn là một ẩn số.

Toàn cảnh Trân Châu Cảng 73 năm sau trận đánh lịch sử

2.402 người Mỹ thiệt mạng, hàng chục chiến hạm bị đánh đắm hoặc hư hại cùng hàng trăm máy bay bị phá hủy là hậu quả của trận chiến thảm khốc ở Trân Châu Cảng năm 1941.
IJN Kongō
IJN Kongō là một trong 4 thiết giáp hạm cùng lớp của Hải quân đế quốc Nhật Bản do kỹ sư George Thurston thiết kế và đóng mới tại Anh. Nó là một trong những thiết giáp hạm hiếm hoi tham gia cả hai cuộc chiến tranh thế giới. Kongō có lượng giãn nước toàn tải tới 36.000 tấn. Ngày 21/11/1944, trong khi đi qua eo biển Formosa, IJN Kongō trúng ngư lôi từ tàu ngầm USS Sealion của Mỹ và chìm đâu đó ở eo biển này. IJN Kongō là chiến hạm duy nhất của Nhật Bản bị đánh chìm bởi tàu ngầm trong Thế chiến thứ 2.
IJN Fusō
IJN Fusō là thiết giáp hạm cùng lớp hoạt động trong Hải quân đế quốc Nhật Bản từ ngày 8/11/1915. Nó có lượng giãn nước toàn tải 36.500 tấn. Ngày 25/10/1944, trong trận chiến ở eo biển Surigao, miền nam Philippines, Fuso trúng ngư lôi phóng đi từ các tàu khu trục Hải quân Mỹ. Các ngư lôi xé toạc mạn phải khiến con tàu chìm trong vòng 40 phút, chỉ 10 thủy thủ sống sót và quay về Nhật Bản. Vị trí xác tàu vẫn nằm đâu đó trên eo biển Surigao và chưa được khám phá.
USS-Indianapolis (CA-35)
USS-Indianapolis (CA-35) thuộc loại tàu tuần dương hạng nặng lớp Portland hoạt động trong Hải quân Mỹ 15/11/1932. Ngày 26/7/1945, chiến hạm này vận chuyển bom nguyên tử đến đảo Tinian thuộc quần đảo Mariana, bắc Thái Binh Dương nhằm chuẩn bị cho cuộc ném bom Nhật Bản. Ngày 30/7/1945, nó rời đảo Guam mà không có bất kỳ tàu hộ tống nào, không may CA-35 gặp phải tàu ngầm tuần dương I-58 của Nhật Bản. Các ngư lôi phóng đi từ tàu ngầm Nhật Bản đánh chìm CA-35 chỉ trong 12 phút. 300 thủy thủ chìm theo cùng xác con tàu, hơn 500 thủy thủ khác chết sau đó do kiệt sức và cá mập tấn công. Vị trí đắm của CA-35 vẫn là ẩn số cho đến ngày nay.
IJN Shinano
IJN Shinano là tàu sân bay chuyển đổi từ thiết giáp hạm lớp Yamato khi đang đóng mới nhằm bù đắp tổn thất về tàu sân bay của Nhật Bản trong trận chiến Midway. Nhà máy đóng tàu Yokosuka hoàn thành con tàu vào ngày 19/11/1944. Shinano nhận lệnh di chuyển từ cảng Yokosuka đến cảng Kure để hoàn thành quá trình trang bị. Ngày 29/11/1944, trong lúc đang di chuyển, nó lọt vào tầm ngắm của tàu ngầm USS-Archerfish (SS-311), 4 quả ngư lôi bắn đi từ tàu ngầm SS-311 dễ dàng nhấn chìm tàu sân bay Shinano xuống biển. IJN Shinano là một trong những chiến hạm đoản mệnh nhất thế giới khi bị đánh chìm chỉ 10 ngày sau khi hạ thủy. 1.435 thủy thủ mất tích theo con tàu.
IJN Musashi
IJN Musashi là siêu thiết giáp hạm thuộc lớp Yamato, một trong những chiến hạm mạnh nhất, nặng nhất thế giới trong Thế chiến thứ 2. Nó có lượng giãn nước toàn tải tới 72.800 tấn. Ngày 22/10/1944, Musashi cùng siêu thiết giáp hạm Yamato và nhiều tàu chiến khác rời vịnh Brunei tiến vào vịnh Leyte, Philippines trong nỗ lực đánh bại Hải quân Mỹ đóng tại đây. Ngày 24/10/1944, trong lúc quá cảnh ở biển Sibuyan, Philippines, hạm đội tàu chiến Nhật Bản bị phát hiện bởi máy bay trinh sát của Mỹ. Vài giờ sau đó, 8 máy bay ném bom bổ nhào Curtiss SB2C Helldiver cất cánh từ tàu sân bay USS Intrepid tấn công dữ dội vào Masashi. Tổng cộng Masashi trúng 17 quả bom và 20 quả ngư lôi, 1.376 thủy thủ chìm theo con tàu.
Đức Hải
Ảnh: Warhistoryonline

Toàn cảnh Trân Châu Cảng 73 năm sau trận đánh lịch sử


2.402 người Mỹ thiệt mạng, hàng chục chiến hạm bị đánh đắm hoặc hư hại cùng hàng trăm máy bay bị phá hủy là hậu quả của trận chiến thảm khốc ở Trân Châu Cảng năm 1941.
Toan canh Tran Chau Cang 73 nam sau tran danh lich su hinh anh 1
Sáng ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ phát động cuộc chiến nhằm vào căn cứ của Hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng ở Hawaii. Yếu tố bất ngờ cùng những đòn tấn công dũng mãnh khiến phía Mỹ hứng chịu hậu quả nặng nề dù họ chưa chính thức tham gia Thế chiến II. Vụ tấn công đẩy Mỹ vào cuộc chiến chống lại phe Phát xít cùng quân đồng minh.
Toan canh Tran Chau Cang 73 nam sau tran danh lich su hinh anh 2
Khoảnh khắc tàu USS California (BB 44) cháy trong cuộc tấn công của Phát xít Nhật. Tàu USS Arizona (BB 39) cũng đang bốc cháy sau đó tại Trân Châu Cảng.
Toan canh Tran Chau Cang 73 nam sau tran danh lich su hinh anh 3
Hệ thống phòng không trên đảo Ford. Dù nắm lợi thế chủ động nhưng Nhật Bản vẫn mất 29 máy bay chiến đấu vì hệ thống phòng không của Mỹ. Tuy nhiên, thiệt hại mà Hải quân Mỹ phải chịu cao hơn rất nhiều với 188 máy bay bị phá hủy và 155 chiếc hư hại.
Toan canh Tran Chau Cang 73 nam sau tran danh lich su hinh anh 4
Khu nhà chứa máy bay của Mỹ ở đảo Ford hư hại nặng nề trong cuộc không kích. Thất bại ở Trân Châu Cảng khiến Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản. Hai nước Phát xít khác là Đức và Italy cũng tuyên chiến với Mỹ.
Toan canh Tran Chau Cang 73 nam sau tran danh lich su hinh anh 5
Tháp kiểm soát nằm trên đảo Ford. Công trình này tồn tại qua vụ tấn công và tiếp tục được sử dụng cho tới ngày nay. Hiện tại, nó được chuyển đổi mục đích sử dụng thành thư viện hàng không.
Toan canh Tran Chau Cang 73 nam sau tran danh lich su hinh anh 6
Chiến hạm USS Arizona (BB 39) bốc cháy nhìn từ đảo Ford. Trong số 4 tàu chiến bị đánh chìm, Hải quân Mỹ trục vớt hai chiếc để sửa chữa. Hai chiếc còn lại hư hại quá nặng nên vẫn nằm yên nghỉ dưới biển.

7 vụ nổ kinh hoàng làm thay đổi lịch sử

Vụ nổ Krakatoa năm 1883 làm rung trời lở đất, thổi bay đá, tro bụi khắp bán kính hơn 25 km và âm thanh của nó khiến những người sống cách đó 4.000 km cũng phải giật mình.
Toan canh Tran Chau Cang 73 nam sau tran danh lich su hinh anh 7
USS Shaw (DD 373), tàu chiến lớp Mahan, nổ sau khi bị bắn trúng.
Toan canh Tran Chau Cang 73 nam sau tran danh lich su hinh anh 8
Binh sĩ bất lực nhìn quả cầu lửa khổng lồ bốc lên từ chiến hạm Shaw. Đảo Ford, nơi Mỹ đặt nhiều chiến đấu cơ, cũng bị oanh tạc dữ dội.
Hồng Duy
Ảnh: Business Insider

7 vụ nổ kinh hoàng làm thay đổi lịch sử



Vụ nổ Krakatoa năm 1883 làm rung trời lở đất, thổi bay đá, tro bụi khắp bán kính hơn 25 km và âm thanh của nó khiến những người sống cách đó 4.000 km cũng phải giật mình.
Ảnh: dailygalaxy.com
Thuyết Big Bang trở nên nổi tiếng trong giới khoa học và được cho là nguồn gốc hình thành không gian, năng lượng và vật chất để tạo ra vũ trụ như ngày nay. Sự kiện này xảy ra khoảng 15 tỷ năm trước. Sau Big Bang, vũ trụ ở trạng thái cực nóng, đặc và bắt đầu giãn nở nhanh chóng. Giới khoa học tin rằng, các sóng trọng lực chính là sản phẩm sinh ra từ vụ nổ lớn này. Theo The Richest, nếu ví Big Bang với một vụ nổ hạt nhân, sức công phá của nó lên tới 54 megaton. Ảnh: Dailygalaxy.com
Theo các nhà cổ sinh học, loài khủng long tuyệt chủng không phải do quá trình tiến hóa mà thực chất, chúng đã bị giết chết trong sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn Trắng xảy ra khi một thiên thạch khổng lồ, với một lực mạnh gấp 1 tỷ lần so với quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, đâm trúng trái đất vào khoảng 65 triệu năm trước. Vụ nổ đã xóa sổ 50 % các lài động thực vật trên trái đất vào thời điểm đó, gồm khủng long.
Theo các nhà cổ sinh học, loài khủng long tuyệt chủng không phải do quá trình tiến hóa mà thực chất, chúng đã bị giết trong kỷ Phấn Trắng. Sự kiện này xảy ra khi một thiên thạch khổng lồ, với một lực mạnh gấp một tỷ lần so với quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, đâm trúng trái đất vào khoảng 65 triệu năm trước. Vụ nổ đã xóa sổ 50% các loài động thực vật trên trái đất vào thời điểm đó, gồm khủng long. Ảnh: blastr.com
a
Krakatoa là một đảo núi lửa thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, nằm giữa đảo Sumatra và Java của Indonesia. Vụ nổ Krakatoa xảy ra vào ngày 27/8/1883, làm rung trời lở đất. Với chỉ số phun trào ở mức độ 6, gấp 13.000 lần sức công phá của bom nguyên tử "Little Boy" được thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945. Vụ nổ đã thổi bay đá, tro bụi và đá bọt khắp không trung trong bán kính hơn 25 km. Âm thanh của nó khiến những người sống cách Krakatoa 4.000 km cũng phải giật mình. Thậm chí, nó còn làm tất cả các phong vũ biểu (dụng cụ đo áp suất khí quyển) ở London (Anh) giật cao gấp 7 lần và khiến cả thế giới rung chuyển trong vài phút. Chưa dừng lại tại đó, vụ nổ còn kích hoạt trận sóng thần cao 40 m đổ về hai hòn đảo Java và Sumatra. Khoảng 165 ngôi làng bị tàn phá, 132 làng khác bị tàn phá nghiêm trọng, 36.000 người bỏ mạng sau thảm họa. 10 ngày sau thảm họa "Big Bang châu Á", trái đất chìm trong khói bụi. Lượng lưu huỳnh trong tro phản ứng với ozon khí quyển gây ra cảnh hoàng hôn sống động trên toàn thế giới trong 3 tiếng. Nhiệt độ toàn cầu giảm và sự gián đoạn khí hậu kéo dài tới 5 năm. Ảnh: indonesiainpictures.tumblr.com
Ảnh: addins.wvva.com
Sự kiện núi lửa Tambora phun trào ngày 5/4/1815 tại Sambawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Vụ phun trào có sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, tạo nên những cột bụi cao tới 43 km và phát tán ra bầu khí quyền. Theo ước tính, khoảng 12.000 người chết do vụ phun trào và khoảng 70.000 người chết do hậu quả khí hậu mà nó để lại. Vụ mùa thất thu và đói kém xảy ra triển miên khắp châu Âu và Bắc Mỹ. Đám bụi trong vụ nổ đã che phủ mặt trời và khiến năm 1816 trở thành năm lạnh lẽo xếp thứ 2 trong lịch sử. Người ta gọi năm 1816 định mệnh ấy là “năm không có mùa hè”. Ảnh: addins.wvva.com
Khoảng 7h15 phút sáng ngày 30/6/1908, những người Tungus bản địa và người định cư Nga trên những quả đồi phía tây bắc hồ Baikal, gần sông Podkamennaya Tunguska, Siberia, quan sát thấy một cột ánh sáng xanh di chuyển ngang bầu trời. Khoảng 10 phút sau một vụ nổ lớn vang lên với âm thanh ngày càng lan rộng. Những nhân chứng nói rằng nguồn âm thanh di chuyển mỗi khi gặp chướng ngại, từ đông sang bắc. Tiếp sau âm thanh là một đợt sóng chấn động hất ngã mọi người và đập vỡ cửa sổ ở khoảng cách hàng trăm dặm. Khởi nguồn của sự kiện có thể xuất phát từ vụ nổ trên không của một tiểu hành tinh hay sao chổi từ khoảng cách 5 đến 10 km trên bề mặt trái đất. Năng lượng của vụ nổ sau này được ước tính trong khoảng 10 đến 20 megaton TNT, tương đương với Castle Bravo, quả bom hạt nhân mạnh nhất do Mỹ chế tạo. Vụ nổ đã đốn ngã khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150 km2.
Khoảng 7h15 sáng ngày 30/6/1908, những người Tungus bản địa và người định cư Nga trên những quả đồi phía tây bắc hồ Baikal, gần sông Podkamennaya Tunguska, Siberia, quan sát thấy một cột ánh sáng xanh di chuyển ngang bầu trời. Khoảng 10 phút sau, vụ nổ lớn vang lên với âm thanh ngày càng lan rộng. Những nhân chứng nói rằng nguồn âm thanh di chuyển mỗi khi gặp chướng ngại, từ đông sang bắc. Tiếp sau âm thanh là một đợt sóng chấn động hất ngã mọi người và đập vỡ cửa sổ ở khoảng cách hàng trăm dặm. Khởi nguồn của sự kiện có thể xuất phát từ vụ nổ trên không của một tiểu hành tinh hay sao chổi từ khoảng cách 5 đến 10 km trên bề mặt trái đất. Năng lượng của vụ nổ sau này được ước tính trong khoảng 10 đến 20 megaton TNT, tương đương với Castle Bravo, quả bom hạt nhân mạnh nhất do Mỹ chế tạo. Vụ nổ đã đốn ngã khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150 km2. Ảnh: blogspot
Mỹ và Nhật Bản đã tham gia vào cuộc xung đột lớn trong Thế chiến II. Sau khi Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng năm 1941, Mỹ trả đũa bằng cách thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật là Hiroshima và Nagasaki. Máy bay ném bom B-29 “Enola Gay” của quân đội Mỹ mang quả bom có biệt danh Little Boy bay qua thành phố Hiroshima vào ngày 6 /8/1945. Quả bom chứa 60 kg Uranium 235 và đương lượng 13 kiloton được thả xuống và phát nổ, lập tức giết chết 140.000 người và khiến hàng chục nghìn người khác bị thương. Chỉ 3 ngày sau đó, phi cơ B-29 “Bockscar” thả quả bom
Mỹ và Nhật Bản đã tham gia vào cuộc xung đột lớn trong Thế chiến II. Sau trận Trân Châu cảng năm 1941, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật là Hiroshima và Nagasaki. Máy bay ném bom B-29 “Enola Gay” của quân đội Mỹ mang quả bom có biệt danh Little Boy bay qua thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945. Quả bom chứa 60 kg uranium 235 và đương lượng 13 kiloton được thả xuống và phát nổ, lập tức giết 140.000 người và khiến hàng chục nghìn người khác bị thương. Chỉ 3 ngày sau đó, phi cơ B-29 “Bockscar” thả quả bom "Fat Man" xuống Nagasaki, cướp sinh mạng của 75.000 người trong tổng số 286.000 cư dân của thành phố. Hai vụ nổ ghi dấu trong lịch sử thảm họa nhân tạo lớn nhất và khủng khiếp nhất mà con người từng biết đến. Ảnh: Wikipedia
a
Thảm họa nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26/4/1986 khi lò số 4 thuộc nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Pripyat, Ukraine đã phát nổ, gây cháy lớn và làm bay phóng xạ ra ngoài, chỉ vài giây sau khi khởi động. Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô Viết, Đông và Tây Âu, Scadinavia, Anh và Mỹ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraine, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus. Lượng bức xạ từ vụ nổ lớn hơn gấp 400 lần so với bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến II. Tại thời điểm nhà máy số 4 phát nổ, 203 người đã phải vào viện ngay lập tức. Trong số đó 31 người thiệt mạng, đa phần là do nhiễm phóng xạ cấp tính. Chính quyền Liên Xô phải khẩn cấp sơ tán 49.000 người sống tại Pripyat. Gần 5 vạn người rời thành phố, bỏ lại trường học, nhà cửa, bệnh viện nhà máy và công viên. Một số nghiên cứu khoa học từng cảnh báo về những ảnh hưởng sức khỏe toàn cầu do vụ nổ, song Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng ngoài ung thư tuyến giáp tăng. Cho tới nay, chưa có bằng chứng về các dạng ung thư khác, ngay cả đội ngũ những người làm công việc giải quyết hậu quả tai nạn sau này. Trong khi đó, các nhà khoa học khẳng định khu vực xung quanh nhà máy hạt nhân năm xưa không phải là nơi sinh sống an toàn của người dân trong vòng 20.000 năm. Ảnh: dalje.com
Hải Anh

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét