Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 569

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                          Tình hình Biển Đông sáng nay ngày 30-1-2017

                                       Xuân Hương: 'Ông Thanh Bạch biến tôi thành tội đồ

Thẩm phán Mỹ tạm thời ngăn chặn sắc lệnh của ông Trump về hạn chế di trú


Người biểu tình tụ tập tại Sân bay Quốc tế John F. Kennedy ở Thành phố New York, ngày 28 tháng 1, 2016.
Người biểu tình tụ tập tại Sân bay Quốc tế John F. Kennedy ở Thành phố New York, ngày 28 tháng 1, 2016.
Một tòa án liên bang đã can thiệp sau khi sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump về hạn chế người từ bảy quốc gia đông dân theo Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ dẫn đến sự hoang mang rộng khắp khi những người tị nạn, những người có thẻ xanh, sinh viên và người lao động bị giữ lại tại các sân bay Mỹ hoặc bị cấm lên các chuyến bay quốc tế đến Mỹ
Cuối ngày thứ Bảy, 28/1, Thẩm phán Khu vực tư pháp Liên bang Ann Donnelly ở New York đã ban hành lệnh khẩn cấp tạm thời ngăn chặn việc trục xuất những người có thị thực hợp lệ đã bị cầm giữ sau khi hạ cánh tại các sân bay Mỹ. Lệnh này cũng ngăn chặn việc tạm giữ bất cứ ai có đơn xin tị nạn đã được phê duyệt.
Một tuyên bố của Bộ An ninh Nội địa ban hành đầu ngày Chủ nhật, 29/1, cho biết họ sẽ "tuân thủ theo các lệnh tư pháp", nhưng cũng nói thêm bộ cũng sẽ "thực hiện Sắc lệnh Hành pháp của tổng thống để đảm bảo rằng những người nhập cảnh vào Hoa Kỳ không tạo ra mối đe dọa cho đất nước hoặc người Mỹ chúng ta".
Các báo cáo từ nhà chức trách liên bang cho thấy ít nhất 170 người đã bị tạm giữ kể từ khi ông Trump ký sắc lệnh tại Tòa Bạch Ốc hôm 27/1.
Tại các sân bay ở New York, Washington, San Francisco và các thành phố khác, rất đông người biểu tình tụ tập. Các luật sư cũng đã đến các sân bay để tư vấn cho người bị tạm giữ ở sân bay hoặc bất kỳ hành khách nào đi tới Mỹ song bị mắc kẹt ở nước ngoài.
Người thân đầy lo sợ của những người không thể nhập cảnh đã rơi vào tình trạng hoang mang vì các quy định mới và vì thiếu thông tin về việc thực thi các quy định đó. Hàng ngàn người tại sân bay New York hô vang rằng họ ủng hộ người tị nạn, và ủng hộ "tình yêu thương, không phải sự thù ghét", và họ cầm các biểu ngữ lên án chính sách của tổng thống.
Các nhà lập pháp khác nhau của Hoa Kỳ bày tỏ cả sự ủng hộ lẫn phản đối các hạn chế về nhập cảnh.
Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, một người của đảng Cộng hòa như ông Trump, bảo vệ lệnh cấm trong một tuyên bố do người phụ tá công bố hôm 27/1,
Thượng nghị sĩ Ben Sasse, người của đảng Cộng hòa, thuộc bang Nebraska, nói ông Trump tập trung một cách đúng đắn vào việc bảo vệ biên giới Hoa Kỳ, nhưng ông nói thêm rằng sắc lệnh có nội dung "quá rộng".
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Jeff Flake của Arizona cho biết ông Trump hoàn toàn đúng khi quan tâm tới an ninh quốc gia, "nhưng thật không thể chấp nhận được khi thậm chí cả thường trú nhân hợp pháp vẫn bị tạm giữ hoặc bị xua đuổi...."
Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện Michael McCaul đã ca ngợi sắc lệnh của ông Trump. Ông McCaul nói trong một tuyên bố rằng "bằng một chữ ký", ông Trump đã làm "nhiều hơn để chặn đường bọn khủng bố đi vào đất nước này so với chính quyền vừa qua đã làm trong tám năm".
Dân biểu Charlie Dent là người của đảng Cộng hòa thuộc bang Pennsylvania. Các khu vực bầu cử của ông có khá nhiều người Syria trong vùng đô thị Allentown. Ông kể với tờ The Washington Post về sáu người trong cùng một gia đình, họ sở hữu của một ngôi nhà ở bang Pennsylvania và tất cả đều có thị thực hợp lệ, họ đã bị chặn lại tại Sân bay Quốc tế Philadelphia sau khi hạ cánh ở Mỹ trên một chuyến bay của Qatar Airways.
Ông Dent nói: "Chuyện này thật vô lý. Tôi cho rằng tôi hiểu ý định của ông Trump là gì, nhưng tiếc rằng sắc lệnh đó dường như đã được thông qua vội vã mà không có sự cân nhắc đầy đủ".
"Gia đình này đã bị đưa trở lại Trung Đông mặc dù họ có đủ tất cả các giấy tờ", ông Dent nói thêm. "Thật không thể chấp nhận được, và tôi yêu cầu chính quyền dừng việc thực thi lệnh này cho đến khi có thể ban hành một chính sách có sự cân nhắc và tính toán tốt hơn".
Thượng nghị sĩ Brian Schwartz, người của đảng Cộng hòa, bang Hawaii, viết trên Twitter: "Thật đáng xấu hổ. Tôi cảm thấy phát ốm".
Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, đảng Dân chủ, bang California, nói với một phóng viên rằng lệnh cấm là "một hành động không thể tin được. Việc một cá nhân phải được kiểm tra kỹ lưỡng một cách đúng đắn là một chuyện. Còn việc nói rằng bởi vì một người đến từ một quốc gia cụ thể, hoặc vì người đó là tín đồ của một đức tin cụ thể mà ông ấy hay bà ấy không có quyền nhập cảnh vào đất nước này lại là chuyện khác".

Cao tốc Bắc - Nam: “Động mạch chủ” cho phát triển đất nước

Cao tốc Bắc - Nam: “Động mạch chủ” cho phát triển đất nước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét