Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

SINH NGHỀ TỬ NGHIỆP 9

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                  NHỮNG CÁI CHẾT KINH HOÀNG CỦA CÁC ẢO THUẬT GIA

Những cái chết thương tâm của các ảo thuật gia

Dân trí Không ít ảo thuật gia đã chết ngay trên sân khấu khi màn ảo thuật đang diễn ra. Họ kêu cứu, họ cố gắng ra dấu hiệu để tìm sự trợ giúp... Nhưng khán giả lại cứ ngỡ đó là một phần dàn dựng của tiết mục.

Các ảo thuật gia luôn phải đối mặt với sự nguy hiểm trong các tiết mục biểu diễn. Sự nguy hiểm đó khiến khán giả cảm thấy hồi hộp đến thót tim rồi vỡ òa trong thán phục. Tuy vậy, đôi khi, sự nguy hiểm đó lại gây ra những tai nạn chết người.
Ảo thuật gia người Ba Lan DeLinksy
Những cái chết thương tâm của các ảo thuật gia
Trình diễn ảo thuật với súng là một tiết mục từng rất thịnh hành ở thế kỷ 19. Tiết mục đòi hỏi ảo thuật gia phải giả vờ rằng mình đã bị trúng đạn hoặc đã kịp tóm được viên đạn. Trò ảo thuật này về nguyên tắc là không hề dùng tới đạn thật, nhưng thực tế vẫn có nhiều ảo thuật gia gặp tai nạn nguy hiểm trong khi biểu diễn.
Thực tế, những khẩu súng được sử dụng trong biểu diễn đều không được nạp đạn. Có một lần, cặp vợ chồng ảo thuật gia người Ba Lan - DeLinsky - được mời tới trình diễn cho Hoàng tử Đức xem hồi tháng 11/1820. Trong màn biểu diễn này, bà DeLinsky sẽ giả vờ đương đầu với 6 người đàn ông và đều tóm được những viên đạn do 6 người đàn ông này bắn ra.
6 người lính đã được mời tham gia tiết mục, họ được yêu cầu sử dụng súng không nạp đạn. Tuy vậy, một người lính đã không thực hiện như yêu cầu và đã bắn một viên đạn về phía ảo thuật gia.
Ảo thuật gia người Mỹ Washington Irving Bishop
Những cái chết thương tâm của các ảo thuật gia
Sinh thời, Bishop có một ngón nghề trình diễn vô cùng “ma quái”, ông có khả năng đọc được ý nghĩ của người khác bằng cách cầm tay họ. Bishop nói rằng bằng cách cảm nhận chuyển động của cơ thể thông qua lòng bàn tay đối phương mà ông có thể đọc được chính xác những gì người đó đang suy nghĩ.
Ngày 12/5/1889, khi Bishop đang biểu diễn ở New York thì bất ngờ bị ngất và rơi vào trạng thái hôn mê. Một lúc sau, Bishop tỉnh dậy, ông yêu cầu mọi người để ông hoàn thành nốt buổi biểu diễn, nhưng ngay lập tức ông lại rơi vào trạng thái hôn mê và sau đó đã qua đời.
Ảo thuật gia người Đức Sigmund Neuberger
Những cái chết thương tâm của các ảo thuật gia
Sigmund Neuberger là một trong những ảo thuật gia thành công nhất mọi thời đại. Đặc biệt, ông rất yêu các loài động vật. Con vật được Neuberger yêu mến nhất là chú chó Beauty mà ảo thuật gia người Mỹ Harry Houdini từng tặng cho ông.
4 ngày trước khi Neuberger bắt đầu một chương trình biểu diễn ở thành phố Edinburgh (Scotland) thì chú chó Beauty đột ngột bị chết. Neuberger liền thực hiện một cam kết với ban quản lý nghĩa trang rằng sau này, khi ông qua đời, ông sẽ được chôn cất bên cạnh phần mộ của chú chó Beauty.
4 ngày sau, trong đêm diễn mở màn diễn ra ngày 9/5/1911, bất ngờ có một trận hỏa hoạn xảy ra. Neuberger đã nhanh chóng thoát ra khỏi tòa nhà cùng với đa số khán giả. Nhưng sau khi biết trong rạp vẫn còn một chú ngựa bị mắc kẹt, ông liền quay trở vào để giải cứu chú ngựa. Không may, Neuberger đã không thể quay trở ra, ông đã thiệt mạng trong trận hỏa hoạn.
Ảo thuật gia người Mỹ Harry Houdini
Những cái chết thương tâm của các ảo thuật gia
Một lần, khi ảo thuật gia lừng danh Houdini đang ngồi nghỉ bên trong cánh gà sau khi kết thúc một buổi biểu diễn, có một nam sinh viên bất ngờ bước vào phòng nghỉ của ông. Người thanh niên này hỏi Houdini rằng người vẫn nói ông có khả năng chịu được bất cứ cú đấm nào có phải không.
Vừa hỏi dứt lời, nam thanh niên liền đấm 3 phát rất mạnh vào bụng Houdini. Houdini vốn đã có tiền sử bệnh đường ruột. Những ngày sau đó, ông phải chịu rất nhiều đau đớn, bị sốt cao, nhưng Houdini kiên quyết không đi khám mà vẫn tiếp tục lịch biểu diễn như thường. Ngày 31/10/1926, 4 ngày sau khi “hứng đòn” của cậu thanh niên, Houdini đã qua đời khi đang biểu diễn.
Ảo thuật gia người Mỹ Benjamin Rucker
Những cái chết thương tâm của các ảo thuật gia
Benjamin Rucker là một ảo thuật gia người Mỹ gốc Phi nổi tiếng hồi thập niên 1920-1930. Một trong những tiết mục “kinh điển” nhất của Rucker là ông để mình bị chôn sống, sau 3 ngày, người ta sẽ quay lại, quật mộ lên, đương nhiên, Rucker vẫn sống khỏe mạnh. Ngay sau đó, ông sẽ bước lên sân khấu trình diễn ảo thuật trước sự thán phục của người xem.
Vì luôn giả chết nên khi trình diễn lần cuối hồi tháng 4/1934, khi ông lên cơn đau tim và qua đời ngay trên sân khấu, không ai tin Rucker chết thật. Ê-kíp làm việc với ông đã tận dụng điều này để bán vé mời mọi người tới lễ tang của ông, để xem rốt cuộc Rucker sẽ hồi sinh như thế nào, nhưng lần này, quả thực, Rucker đã qua đời.
Trong lịch sử, ảo thuật gia người Anh Tommy Cooper (1921-1984) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Khi ông bị lên cơn đau tim và qua đời ngay trên sân khấu, khán giả cứ ngỡ đó là một phần đã được dàn dựng sẵn trong tiết mục.
Ảo thuật gia người Mỹ Jeff Rayburn Hooper
Những cái chết thương tâm của các ảo thuật gia
Ngày 7/7/1984, ảo thuật gia 23 tuổi Jeff Rayburn Hooper tổ chức họp báo về màn biểu diễn nguy hiểm mà anh sắp thực hiện trong ngày hôm đó. Hooper sẽ để người ta còng tay mình, ném anh xuống hồ nước, sau đó, Hooper sẽ tự giải thoát được chính mình.
Trước khi chính thức biểu diễn, Hooper luyện tập lại một lần cuối. Anh để tay bị còng lại rồi nhảy xuống hồ Winona, bang Indiana, Mỹ. Sau đó, Hooper bơi ra xa bờ, anh nhận ra lần này, mình không thể tự giải thoát cánh tay khỏi chiếc còng nên đã cố kêu cứu để những người trợ giúp trên bờ biết.
Tuy vậy, vì sóng cao và gió mạnh nên Hooper không thể bơi gần hơn về phía bờ và những người trợ giúp cũng không dễ dàng xác định được vị trí của Hooper. Khi họ tìm được tới nơi, Hooper đã bị chết đuối.
Bích NgọcTổng hợp


Xiếc ảo thuật kinh dị chết người tại chỗ

Ngành nghề nào cũng lắm công phu, nghề giải trí thì càng phải đa dạng phong phú mới xứng đáng là một “món ăn tinh thần” cho khán giả. Ảo thuật cũng vậy, không chỉ có những màn ảo thuật hài hước, ảo thuật đường phố, ảo thuật sân khấu hay ảo thuật siêu cấp, mà còn có những màn xiếc ảo thuật kinh dị khiến người xem hồi hộp theo dõi, sởn gai ốc và thậm chí la hét sợ hãi khi xem.

Món xiếc ảo thuật kinh dị này được dùng để đáp ứng nhu cầu thích cảm giác mạnh của những khán giả yêu thích ảo thuật và có tính cách mạnh mẽ, không dành cho những người yếu tim hoặc mắc phải các chứng bệnh về lo âu căng thẳng.
Ra đời và tồn tại song song với các thể loại ảo thuật khác, xiếc ảo thuật kinh dị cũng có một chỗ đứng khá vững chắc trong lòng khán giả cũng như trong bề dày lịch sử của làng ảo thuật. Mặc dù có một số khán giả khó tính sẽ không đồng tình ủng hộ cho những màn xiếc ảo thuật kinh dị này được diễn trước mắt trẻ em hoặc những người có nguy cơ cao về “tính bắt chước không thể kiềm chế”.
Cùng 7aothuat.com thưởng thức vài màn xiếc ảo thuật kinh dị có thể gây chết người tại chỗ này nào!

1 – Xiếc ảo thuật kinh dị “chặt đầu người bằng máy chém”

Giống như đi xem phim “Bao công xử án” vậy các bạn ạ! Một cái máy chém với lưỡi dao bén ngót thật rùng rợn. Vậy mà ảo thuật gia đã dùng nó để biểu diễn ảo thuật, và đã thành công với sự tưởng thưởng của người xem. Đây là màn xiếc ảo thuật kinh dị không dành cho những người yếu tim, vì nó có thể làm cho bệnh tim của khán giả đột ngột trở nên trầm trọng và gây ra hậu quả khôn lường.
Dĩ nhiên, cái máy chém cùng những tình tiết gay cấn hồi hộp mà ảo thuật gia tạo ra chỉ để tạo hiệu ứng “gây hoảng hốt” cho người xem nhằm tạo thêm phần kịch tính và thú vị cho buổi diễn, chứ nếu nó “chém rớt đầu khán giả” thiệt thì chúng tôi cũng không dám cho các bạn xem.
Đến với xiếc ảo thuật kinh dị chặt đầu người này, các bạn cũng có thể nhờ nó mà phát hiện ra người can đảm đang hiện diện ở xung quanh bạn. Vì người đó sẽ xung phong bước lên để… thử dao.

2 – Xiếc ảo thuật kinh dị “cắt người ra làm hai khúc”

Màn ảo thuật này đã khiến các khán giả la hét một cách sợ hãi, nhiều người “bỏ chạy khỏi hiện trường” ngay lập tức vì không chịu nổi cảnh tượng kinh hoàng của nó. Tuy nhiên, với các tín đồ của xiếc ảo thuật kinh dị vốn đã có một sự bình tĩnh nhất định và chuẩn bị sẵn tinh thần thì màn biểu diễn này lại rất thu hút và hấp dẫn thú vị.
Màn xiếc ảo thuật kinh dị này được thực hiện ngay ngoài đường phố, nơi có nhiều người qua lại. Bởi vậy, nó đã thu hút một lượng khán giả khá đông tụ tập xung quanh để xem. Và rồi khi “nạn nhân” đã bị “chặt làm hai khúc”, khúc dưới thì đứng yên một chỗ trong khi khúc trên thì cũng giả vờ vừa la vừa bò đi khiến khán giả một phen khiếp vía.

3 – Xiếc ảo thuật kinh dị “tự cởi trói để thoát chết”

Trong khi ảo thuật gia đang cố gắng loay hoay để tự giải cứu mình khỏi những dây trói trước khi hết thời hạn và các lưỡi dao sẽ cắm phập vào người mình, hàng ngàn khán giả và ban giám khảo của Britain’s Got Talent đều nín thở theo dõi, ai cũng hồi hộp và lo sợ cho tính mạng đang ngàn cân treo sợi tóc của thí sinh ảo thuật gia.
Màn xiếc ảo thuật kinh dị này còn kinh dị hơn ở chỗ ảo thuật gia phải tự giải thoát bản thân trong một tư thế hết sức khó chịu là bị treo ngược hai chân lơ lửng giữa không trung. Thật may mắn là anh đã thành công một cách tài tình và nhận được những tràng vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt.

Những vụ tai nạn kinh hoàng đến ám ảnh trong ngành xiếc

Xiếc là một bộ môn nghệ thuật mạo hiểm, ranh giới giữa an toàn và nguy hiểm, giữa sống và chết, đôi khi chỉ cách nhau gang tấc.
Nghệ sĩ múa trên không Dessi Espana
36 22a1a Những vụ tai nạn kinh hoàng đến ám ảnh trong ngành xiếc
Dessi Espana là một nghệ sĩ múa người gốc Bulgari. Trước khi xảy ra tai nạn thương tâm, Dessi đã có kinh nghiệm biểu diễn nhiều năm và thậm chí, cô từng lập được một Kỷ lục Guinness.
Năm 2004, khi Dessi đang biểu diễn một tiết mục múa trên không với những dải lụa thì một sai sót kỹ thuật xảy ra. Thiết bị giữ những dải lụa đó bất ngờ bị gãy, khiến cô ngã từ độ cao 10m. Dessi đã qua đời sau đó vì những chấn thương không thể cứu chữa.
Người huấn luyện sư tử Massarti
33 22a1a Những vụ tai nạn kinh hoàng đến ám ảnh trong ngành xiếc
Massarti tên thật là Thomas MacCarte. vốn nổi tiếng là một người huấn luyện sư tử cừ khôi dù chỉ còn một tay. Vào ngày 3/1/1872, khi đang biểu diễn một màn điều khiển sư tử ở thị trấn , Anh thì bất ngờ một con sư tử trong đàn tấn công Massarti.
Ngay lập tức, ba con sư tử còn lại thấy vậy cũng xông vào theo. Hàng trăm người đang xem biểu diễn đã buộc phải chứng kiến cảnh Massarti bị đàn sư tử cắn xé trong chiếc chuồng vốn dành để anh và trong đó.
Tiết mục thăng bằng trên không trung của gánh xiếc Wallendas
35 22a1a Những vụ tai nạn kinh hoàng đến ám ảnh trong ngành xiếc
Gánh xiếc Wallendas là một gánh xiếc gia đình từng một thời khá nổi tiếng ở Châu Âu và Mỹ. Người đứng đầu gánh xiếc – ông Karl Wallenda (một người Đức) – từng yêu cầu cả nhóm tập một tiết mục có tên Kim tự tháp 7 người.
Trong đó 6 người sẽ giữ thăng bằng trên dây. Người thứ 7 tạo thành đỉnh tháp sẽ ngồi trên một cái ghế. Độ cao của tiết mục thăng bằng này lên tới hơn 10m nhưng họ không sử dụng lưới an toàn để tăng tính mạo hiểm và hấp dẫn cho tiết mục.
Đoàn xiếc vốn nổi tiếng có những diễn viên đu dây, nhào lộn trên không rất cừ khôi và dũng cảm. Mọi việc diễn ra tốt đẹp cho tới một buổi biểu diễn năm 1962, sự không may đã ập đến với gánh xiếc. Họ bị mất thăng bằng khiến hai thành viên qua đời và một thành viên bị liệt nửa người.
Quản tượng Red Eldridge
32 22a1a Những vụ tai nạn kinh hoàng đến ám ảnh trong ngành xiếc
Đây là một trong những tai nạn ngành xiếc được biết tới nhiều nhất ở Mỹ. Ngày 12/9/1916, một con voi cái có tên đã giẫm chết một người quản tượng có tên Red Eldridge.
Red Eldridge không phải một quản tượng chuyên nghiệp, anh mới chỉ được thuê vào làm việc trong gánh xiếc trước đó một ngày. Ngay ngày hôm sau, anh đã bị yêu cầu cùng đoàn ra biểu diễn cùng với con voi có tên Mary.
Red Eldridge đã dùng gậy liên tục quật voi Mary để điều khiển nó. Điều này đã khiến con voi giận dữ và quay ra tấn công người quản tượng.
Người dân ở thành phố Kingsport, bang , Mỹ khi đó đã yêu cầu phải có hình phạt thích đáng đối với hành động giết người của voi Mary, vì vậy, sau đó, con voi bị mang ra . Ngày 13/9, hàng nghìn người đã có mặt để xem người ta hành quyết voi Mary.
Nó bị treo cổ bằng một sợi xích, móc vào chiếc cần cẩu hạng nặng. Tuy vậy, sợi xích bị đứt nên voi Mary rơi xuống, vỡ hông. Người ta lại dùng một sợi xích lớn hơn để lần hai trong nửa giờ, sau đó chôn con voi trong một hố rộng đào vội.
Vụ hỏa hoạn ở rạp xiếc Hartford
34 22a1a Những vụ tai nạn kinh hoàng đến ám ảnh trong ngành xiếc
Ngày 6/7/1944, một vụ hỏa hoạn nhỏ bắt đầu xảy ra ở một góc của chiếc lều bạt khổng lồ vốn được dựng lên để làm nơi biểu diễn xiếc tại thành phố Hartford, bang Connecticut, Mỹ. Ngay khi phát hiện ra khói, đám đông 7.000 khán giả lập tức đổ xô ra phía cửa. Nhưng cả hai cửa ra vào đều đã bị đóng lại khi buổi biểu diễn bắt đầu.
Đám đông càng hoảng loạn và giẫm đạp lên nhau. Có những người đã chết vì bị giẫm đạp trước khi vụ hỏa hoạn thực sự lan tới. Khi lửa thiêu cháy rạp, 169 người đã thiệt mạng và hơn 700 người khác bị thương.
Bích Ngọc
Theo Listverse

Những điều ít biết về ảo thuật gia lừng danh Harry Houdini

Ảo thuật gia người Mỹ gốc Hungary Harry Houdini được mệnh danh là nhà ảo thuật lừng danh thế giới đầu thế kỷ 20 bởi những biệt tài ít ai sánh kịp, nhất là trò ảo thuật trốn thoát, tự cởi trói hay thoát hiểm.
Ảo thuật gia người Mỹ gốc Hungary Harry Houdini được mệnh danh là nhà ảo thuật lừng danh thế giới đầu thế kỷ 20 bởi những biệt tài ít ai sánh kịp, nhất là trò ảo thuật trốn thoát, tự cởi trói hay thoát hiểm. Ngoài ra, Harry Houdini còn là người vạch trần những vụ lừa đảo đứng đằng sau hiện tượng siêu nhân.
Một tài năng xuất chúng
Một trong những khả năng kỳ lạ của Houdini là tự cởi trói trong khi cả hai tay, hai chân đều bị cùm chặt bởi dây xích kiên cố với những ổ khoá vững chắc. Người bình thường chắc chắn sẽ không bao giờ thoát khỏi nhưng với Harry Houdini lại rất bình thường, thậm chí ông còn ngạo nghễ tuyên bố: “Dù bị trói bằng cách nào tôi cũng thoát được”. Quả nhiên, chỉ trong nháy mắt, Harry Houdini đã thoát khỏi những thứ ràng buộc này một cách rất kỳ lạ. Đến nay, khoa học tuy phát triển nhưng người ta vẫn chưa lý giải được điều này, trong đó có cả những bí ẩn được Houdini mang theo về cõi vĩnh hằng.  Khả năng tự trốn thoát khỏi quan tài đóng đinh hoặc bị táng trong nồi nước nóng sôi của Houdini cũng nằm trong số những bí ẩn này. Thậm chí có trường hợp bị cho vào bao buộc chặt, chôn xuống lòng đất nhưng Houdini vẫn bình an vô sự, thoát ra một cách ngoạn mục.
Một trong những sự “giải thoát” của Harry Houdini được dư luận thán phục nhất và được xem là đỉnh cao sự nghiệp của ông, hay khả năng “độc quyền”, đó là sau khi bị tống giam vào ngục thất với hàng rào an ninh hết sức cẩn mật nhưng ông vẫn thoát ra trước sự chứng kiến của đồng nghiệp và các thành viên thuộc Ủy ban Khoa học Mỹ. Ông còn được tôn vinh là cha đẻ của môn ảo thuật trốn thoát (Handcuff King) được người Anh, Hà Lan, Đức, Pháp, Nga hết sức khâm phục. Tại những nơi ông đi qua, cảnh sát đã tự khoá tay và xiềng ông lại, giam trong tù ngục nhưng cuối cùng lại phải công nhận tài năng xuất chúng của ông. Ví dụ, tại Nga, người ta đã xích chân, tay ông, khóa chặt và đưa lên xe hòm bịt kín nhưng không hiểu sao mà Houdini vẫn thoát được, thậm chí những người canh gác ông còn bị kiện vì bị nghi “thông đồng” hay “bị đương sự hối lộ”. Nhờ tài năng và sức lao động của mình, năm 1904, khi trở về Mỹ, ông đã mua tặng mẹ một ngôi nhà trị giá 25.000 USD tại phố Harlem, New York.
 Harry Houdini chụp chung cùng mẹ và vợ.
Năm 1912, Houdini đã làm người Trung Quốc ngạc nhiên dẫn đến thán phục bằng màn trình diễn treo ngược người trong thùng kính đổ đầy nước. Ca trình diễn nguy hiểm này không chỉ bắt ông phải nhịn thở tới 3 phút mà còn là màn diễn để thử thách tài “thoát hiểm” của ông. Nhiều người đinh ninh ông sẽ chết nhưng cuối cùng Houdini  vẫn thoát ra một cách đầy bí ẩn. Tất cả những bí quyết này về sau đã được công bố trong cuốn tự truyện mang tên The Hundcuft Secrets (Bí quyết thoát còng), tuy nhiên, nó chưa tiết lộ hết bởi còn liên quan đến nghề nghiệp của ông.
Mặc dù là một ảo thuật gia nổi tiếng, chuyên dùng những bí quyết để “đánh lừa” thiên hạ hoặc “thổi” đồ của người khác nhưng chính Harry Houdini lại là người có công trong việc bóc trần những trò của những người tự cho mình là có khả năng siêu nhân. Đó là khi Houdini tham gia vào một ban giám khảo do Ủy ban Khoa học Mỹ thành lập và hứa thưởng 2.500 USD cho những ai có khả năng tạo ra những hiện tượng vật lý huyền bí, có thể ghi lại được bằng công cụ khoa học. Với cương vị ban giám khảo, ông không hài lòng khi ban giám khảo chấm bà Margery hay còn có tên gọi khác là Mina Crando vì hôm đó Houdini vắng mặt. Và để đảm bảo độ công bằng, Harry Houdini đã yêu cầu chính ông phải kiểm tra khả năng của người phụ nữ này bởi theo ông thì Margery là một lang băm chính hiệu. Bằng chuyên môn, ông phát hiện thấy Margery đã sử dụng nhiều tiểu xảo như băng chân để dễ cử động hoặc dùng dây đặt ngầm để rung chuông giấu dưới gầm bàn mà Margery thề đó là hành động của những linh hồn người chết. Bằng phát hiện này, Houdini đã vô hiệu hóa các trò ảo thuật núp sau những khả năng siêu nhân mà thực ra chỉ là những trò lừa vụng về của người đàn bà nói trên. Với việc làm đó, Houdini không chỉ vạch mặt được Margery mà nó còn là bài học cho những người xưa nay đã tôn vinh quá cao khả năng siêu nhân của Margery.
Chuyện bi hài thứ hai lại liên quan đến mối tình của ông với một phụ nữ đồng bóng, sau này trở thành người tình của ông, nhưng Houdini lại tự vạch ra những trò bịp của người phụ nữ này. Để làm được điều này, Harry Houdini đã treo thưởng 10.000 USD cho những ai nói được chính xác những lời trăng trối cuối cùng của mẹ ông. Mary đã nhận lời trong vai trò lên đồng cùng với một số đồng nghiệp thân tín khác. Ban đầu, mọi chuyện diễn ra tốt đẹp nhưng đến lúc cao trào, chính Harry Houdini đã vạch ra những âm mưu lừa đảo của Mary, song chính từ sự tình cờ này, hai tư tưởng lớn đã gặp nhau và nảy sinh mối tình lãng mạn, bởi cả hai có cùng sở thích, tuy nhiên, nó cũng chỉ diễn ra trong thời gian chóng vánh bởi trong cuộc đời Houdini chỉ có 2 người đàn bà mà ông tôn thờ và yêu quý nhất, đó là mẹ ông và người vợ hiền là Bess.
Sinh nghề tử nghiệp
Đúng vào buổi chiều lễ hội Halloween năm 1926, Harry Houdini đã trút hơi thở cuối cùng sau khi ông hoàn thành buổi trình diễn tại Nhà hát Princess ở thành phố Montreal, Canada. Houdini đột ngột qua đời trước sự thương tiếc ngỡ ngàng của mọi người. Theo thông báo chính thức thì Harry Houdini chết vì viêm phúc mạc cấp do vỡ ruột thừa. Còn theo tường thuật của hai học trò thân tín của ông có mặt hôm đó thì trong màn trình diễn thoát hiểm khi bị trói chặt vào chiếc ghế dài và bị đấm thẳng vào bụng và dù ông đã thoát ra ngoài một cách tài tình nhưng do chấn thương quá mạnh, cộng với bệnh về ruột ở giai đoạn cuối nên ông đã tử vong.
Theo các bác sĩ thì cú đấm vào bụng hôm đó đủ mạnh để hủy hoại ruột thừa vốn đang sưng tấy. Nghe nói trước khi trình diễn, Houdini đã có mặt tại Nhà hát Pricess từ hôm 24/10, nghĩa là trước đó một tuần, ông đã bị căn bệnh viêm ruột thừa cấp hành hạ, thường xuyên sốt tới 40oC nhưng ông vẫn gắng làm việc, thực hiện các cam kết đã thỏa thuận. Khi quá nặng, ông được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Grace Detroit. Khi nằm trên giường bệnh, Harry còn an ủi vợ: “Em đừng lo, vì biết đâu trong cái chết, anh tìm được con đường thoát. Khi tìm được, anh sẽ trở về với em”. Người vợ tin lời hứa của chồng, đêm đêm thắp nến bên di ảnh của ông. Năm thứ nhất, năm thứ hai, rồi đến năm thứ 10 mòn mỏi, vợ ông đã phải đầu hàng, bà đã thổi tắt nến bởi biết rằng tử thần không trả lại ông cho bà, vì dù ông có tài thoát ra khỏi sợi dây khi trình diễn, nhưng không thể thoát khỏi sợi dây của số phận, âu cũng là quy luật. Ông qua đời lúc 1 giờ 26 phút chiều ngày 31/10/1926, thọ 52 tuổi và được an táng trong chiếc quan tài khi còn sống Houdini từng sử dụng để thực hiện màn ảo thuật “chôn sống” nổi tiếng của mình.
KHẮC NAM (Theo Net/UP/TG-11/2011)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét