CHỐN NÀO ? (ĐL)
CHỐN NÀO ?
"Cái Ấy đầy, cái Này cũng đầy. Từ cái đầy Ấy rút ra cái đầy Này. Lấy đi
cái đầy Này trong cái
đầy Ấy, cái đầy còn lại vẫn đầy".
(Upanishad - triết học cổ đại Ấn Độ)
Một là tĩnh không
Hai là giấc mộng
Ba là vọng động
Hương sắc mông lung
Có có không không
Không không có có
Đây là cái đó
Đó là cái đầy
Cái này no say
Cái đầy vẫn thế
Đủ to đủ bé
Chẳng vơi chẳng phè
Là nơi sống gửi thác về
Hợp tan tan hợp, cơn mê luân hồi
Cái tôi khóc, cái tôi cười
Cái tôi ơi, biết mình ngồi ở đâu?!
Trần Hạnh Thu
Pho tượng lạ ở Tòa án tối cao: Biểu tượng của nền Cộng hòa và số phận long đong
Trụ sở TANDTC hiện còn lưu giữ một pho tượng đồng bán thân từ thời Pháp thuộc để lại, chưa ai rõ đó là pho tượng nhân vật nào. Sau khi tìm hiểu, chúng tôi tin rằng đây là bức tượng nữ nhân vật Marianne - biểu tượng nổi bật nhất của Cộng hòa Pháp.
Xung quanh biểu tượng này cũng có nhiều chuyện thú vị.
Xuất xứ từ Cách mạng Pháp
Pho tượng bán thân hiện lưu giữ ở Tòa án tối cao, cao khoảng 90cm và chỗ vai tượng, rộng nhất là 60 cm. Pho tượng có gương mặt thanh tú, cương nghị, đầu đội chiếc mũ đơn giản, ngực nở, những nếp áo mềm mại, sống động. Ông Hoàng Văn Hồng, Chánh Văn phòng TANDTC cho hay: Pho tượng này được bảo quản nguyên vẹn, kể từ sau khi tiếp quản Thủ đô năm 1954 đến nay. Lâu nay tượng để trong kho, ông thấy đẹp thì trưng trong phòng để trang trí.
Tra cứu các tài liệu, chúng tôi xác định đó là Marianne, biểu tượng nền Cộng hòa, biểu tượng Tự do của nước Pháp.
Khi Cách mạng Pháp năm 1789 bùng nổ, lật nhào thể chế quân chủ, thế lực cầm quyền mới lên, đã chọn chiếc mũ đỏ, một thứ mũ mà dân chúng thường đội, để làm huy hiệu. Họ muốn cho dân chúng thấy rằng chính quyền cách mạng là của quần chúng nhân dân. Đến năm 1792, nhà cầm quyền chọn hình ảnh phụ nữ có tên Marianne, đầu đội chiếc mũ đỏ kiểu mũ người Phrygian làm biểu hiệu cho nền Cộng hòa Pháp.
Pho tượng tại Văn phòng TANDTC
Thế nhưng tại sao biểu tượng của một quốc gia hùng mạnh lại là một phụ nữ. Người ta giải thích rằng trong quan niệm văn hóa châu Âu, chịu ảnh hưởng nặng nề thời cổ đại, những ý niệm trừu tượng thường cùng một giống với tên gọi. Mà tự do cũng như nước Pháp thuộc giống cái vì tiếng Pháp gọi hai thứ đó là "La Liberté" và "La France".
Marianne trên bức tranh về Cách mạng Pháp
Về danh xưng Marianne, cũng có nhiều cách giải thích khác nhau. Có ý kiến cho rằng, trong buổi ban đầu của Cách mạng Pháp 1789, khi gặp nhau, những ai muốn biết tình hình cách mạng chỉ hỏi bâng quơ: "Marianne có mạnh giỏi không?". Như vậy Marianne là một từ tiếng lóng, kết hợp bởi hai tên Marie và Anne. Mà họ phải hỏi nhau bằng thứ đặc ngữ miền Nam để cho mật vụ khỏi nghi ngờ.
Đến mùa thu năm 1792 danh tính Marianne mới xuất hiện lần đầu tiên để chỉ nền Cộng hòa hay là nước Pháp Cách mạng, với bài ca chính trị "Marianne đã bình phục" của Guillaume Lavabre. Một bài hát rất phổ biến ở miền Nam nước Pháp, đại ý cho biết rằng sau một thời kỳ khó khăn, chính thể mới - nền cộng hòa non trẻ - đã được ổn định.
Còn có giả thiết khác về nguồn gốc tên gọi cũng như hình ảnh của Marianne. Một vài người thì cho rằng có lẽ đó là tên của một phụ nữ đã chăm sóc các chiến sĩ cách mạng bị thương; trong khi cũng có giả thiết cho rằng Marianne đơn giản là từ ghép của Marie-Anne, một cái tên phụ nữ được ưa chuộng thời đó.
“Số phận” long đong của Marianne
Ngày nay, biểu tượng Marianne hiện diện khắp nơi trên nước Pháp và còn được đặt nơi trang trọng trong các đại sảnh lớn hay ở Tòa án. Thậm chí những diễn viên nữ nổi tiếng ở Pháp cũng được trao danh hiệu Marianne. Biểu tượng Marianne còn xuất hiện trên đồng xu, trên các vật dụng thông thường, trong mỗi gia đình người Pháp.
Thế nhưng, vào năm 1799, thân phận của Marianne lại long đong với cuộc đảo chính của Napoléon Bonaparte, xóa bỏ chế độ cộng hòa và dựng nên Đế chế thứ nhất. Do đó Marianne đi vào bí mật trong thời kỳ của ba hệ thống chuyên quyền thế tập, cha truyền con nối, hết đế chế Napoléon (1804-1814), chính thể quân chủ Tháng Bảy (1830-1848), rồi Đế chế thứ hai (1852-1870) với Napoléon đệ tam.
Xuyên suốt gần ba phần tư thế kỷ đó, dù cho đã xuất hiện trên tem thư (1849), nàng Marianne lại phải đi vào bóng tối để trở thành biểu tượng cho công cuộc đấu tranh và đối kháng, dưới danh nghĩa của chế độ Cộng hòa và thông thường cũng là của ý niệm tự do.
Với sự ra đời của đệ tam Cộng hòa (1870-1940), bức tượng Marianne đã thay thế những biểu hiệu của vua chúa và hoàng đế ở vị thế biểu tượng của đất nước. Dần dà, tượng Marianne chiếm lĩnh một vị thế quan trọng ở các tòa thị chính khắp nước Pháp, với tư cách là hình ảnh của đất nước Cộng hòa.
Dưới thời chế độ Vichy của Thống chế Pétain (1940-1944), chế độ Cộng hòa không còn nữa và nước Pháp được gọi là Quốc gia Pháp, tượng Marianne lại một phen bị cho vào xó xỉnh và thay vào đó là tượng của quốc trưởng Pétain. Cho đến khi nước Pháp thoát khỏi gông cùm chiếm đóng của Đức Quốc xã, Marianne mới trở lại với đệ tứ Cộng hòa Pháp (1944-1958).
Qua cơn thử thách của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), nàng Marianne xuất hiện trở lại tươi trẻ hơn. Qua những biến thiên chính trị và quân sự Pháp, nàng Marianne là một "nữ chiến sĩ" mà phe phái nào cũng muốn kéo về phía mình, với tư cách là hình tượng của nền Cộng hòa.
Đa dạng trong thể hiện
Vì không phải chân dung một nhân vật lịch sử hay chân dung các vị thần được tạc từ lâu đời, Marianne mới xuất hiện trong cuộc Cách mạng Pháp, cho nên có rất nhiều kiểu tượng khác nhau, tùy theo người sáng tác. Tuy nhiên, tựu chung các pho tượng đều xoay quanh một tiêu chí chủ đạo là nữ tính, thẩm mỹ cao, dịu hiền và nói lên ước vọng của quần chúng nhân dân.
Về sau, hình ảnh của Marianne trong các tác phẩm nghệ thuật thường được tích hợp thêm nhiều nội dung, đó là đội mũ phrygian tượng trưng cho tự do, cũng như xiềng xích bị đập gãy dưới chân nàng; để ngực trần thể hiện sự giải phóng con người. Xung quanh nàng là những vật tượng trưng khác như chú gà trống choai, phù hiệu ba màu đỏ trắng xanh, miệng hoặc chân sư tử , tượng trưng cho lòng dũng cảm và sức mạnh của nhân dân; ngôi sao thể hiện ánh sáng, trí tuệ và chân lý; tam giác thể hiện sự bình đẳng; hai tay bắt vào nhau là tinh thần bác ái; cán cân, biểu tượng công lý; tổ ong mang hàm ý lao động và sự cần cù; những tia sáng tượng trưng cho quyền lực nhà nước… Biểu tượng Marianne mang ý nghĩa của Tự do, nền Cộng hòa và Cách mạng.
Có một đặc tính độc đáo của tượng là phải nói lên cho được sự lôi cuốn và phẩm chất phồn vinh của nước Pháp thế nên tượng Marianne nào cũng phải đẹp mắt, có những đường nét hấp dẫn, khêu gợi, thậm chí để trần một nhũ hoa.
Một số tượng Marianne ở Pháp
Cho đến ngày nay, người Pháp vẫn tiếp tục sáng tạo hình ảnh Marianne. Báo chí từng xôn xao câu chuyện năm 2011, Thị trưởng của một thị trấn ở Pháp đã cho dỡ bỏ bức tượng bán thân Marianne khỏi Tòa thị chính do “ngực của tượng quá lớn”. Thị trưởng đã thuyết phục hội đồng phê duyệt khoảng 900 Euro ngân sách trong năm 2014 để mua một pho tượng khác thay thế. Theo ông Thị trưởng này, pho tượng thay thế đại để vẫn sẽ như bức tượng bán thân Marianne này, nhưng sẽ được mô phỏng theo dáng hình người mẫu Laetitia Casta chẳng hạn.
Tuy nhiên, một quan chức khác làm việc ở đây nói: “Đây không phải là một quyết định chung mà chỉ là ý kiến riêng của Thị trưởng. Pho tượng đó là một sản phẩm nghệ thuật độc đáo. Rốt cuộc thì Marianne là một biểu tượng của tình mẫu tử".
Sau khi biết tin bức tượng của mình bị dỡ bỏ, bà Catherine Lamacque – tác giả của nó đã lên tiếng nói rằng bà đã cố tình thiết kế cho nó một bộ ngực lớn như vậy “để tượng trưng cho sự hào phóng của Pháp”.
Người mẫu Laetitia Casta từng được chọn làm nguyên mẫu để sáng tác tượng Marianne. Hay "Nữ hoàng màn bạc" C. Deneuve, được Quốc hội Pháp chọn làm biểu tượng quốc gia của nước Pháp qua hình tượng "Marianne", được đúc thành tượng đồng bán thân hiện diện ở tất cả các công sở nhà nước trọn 3 kỳ tổng tuyển cử liên tiếp từ năm 1985-2000.
Tượng Marianne có nhiều cách thể hiện khác nhau
C. Deneuve , người đã đóng 113 bộ phim ở cả điện ảnh lẫn truyền hình, được trao 2 giải Cesar danh giá của màn bạc Pháp qua vai nữ chính xuất sắc nhất trong các siêu phẩm "Le Dernier Metro" (Chuyến tàu điện ngầm cuối cùng, 1980) và "Indochine" (Đông Dương, 1992). "Indochine" là bộ phim có nhiều cảnh quay tại Việt Nam, đã giành giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất; đồng thời nữ diễn viên chính C. Deneuve của phim "Indochne" cũng được đề cử trao giải Oscar, một sự kiện hy hữu đối với một tác phẩm nước ngoài không sử dụng tiếng Anh.
Hiện vật quý
Chắc hẳn pho tượng này đã được Tòa án thực dân Pháp trước đây trưng bày như truyền thống của nước Pháp hồi đó. Pho tượng gắn liền với công trình trụ sở Tòa án tối cao, một trong những công trình kiến trúc mang phong cách Pháp tiêu biểu tại Hà Nội. Công trình được xây dựng đầu thế kỷ XX, theo phong cách Tân cổ điển, là tác phẩm của kiến trúc sư nổi bật nhất hồi đó, Henri-Auguste Vildieu. Thời kỳ này có công trình Phủ Chủ tịch, Nhà hát lớn và Tòa án tối cao.
Pho tượng Marianne, biểu tượng của nền Cộng hòa và tự do của người Pháp, tuy nhiên Cộng hòa và Tự do cũng là những giá trị phổ quát của nhân loại. Do đó có thể nói đây là một pho tượng quí. Hơn nữa, pho tượng rất đẹp và trong phạm vi sưu tầm của chúng tôi, nó hoàn toàn độc đáo, không trùng lặp với những pho tượng được so sánh.
Nhận xét
Đăng nhận xét