TT&HĐ III - 32/????

             Thiếu tướng Trương Giang Long vạch trần các chiêu bài chính trị của trung quốc và mỹ

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.

CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

 

(Tiếp theo)




Chúng ta đã kể xong câu chuyện về lịch sử cần cù như chú dã tràng xe cát. Đó là những tóm tắt cô đọng nhất mà chúng ta thu lượm được trên mạng. Người ta cho đó là công việc rỗi hơi, chán phè, vô tích sự. Không ai ép buộc chúng ta cả mà chúng ta làm điều đó chỉ vì thích và yêu. Nói thực lòng, mấy ai yêu nước mà không thấu hiểu lịch sử nước mình. Còn mù tịt về lịch sử nước nhà mà nói yêu nước, thì phải chăng chỉ là "chót lưỡi, đầu môi"? Có đúng không, kể sử cũng là yêu nước?

Vì si mê khiến chúng ta nói dài, nói dai (nhưng không nói dại). Dù sao thì cũng cố lên chút nữa, nói vắn tắt vài điều nữa để kết thúc câu chuyện cho có đầu đuôi mà yên tâm, thỏa nguyện lên đường, mở cuộc hành trình mới.  

***
Đứng đây, trên cái vị thế cao vút và lồng lộng gió ngàn này, dự định ban đầu của chúng ta là thực hiện chương trình “Trên đỉnh Trường Sơn ta hát” thật xúc tích, thật ngắn gọn như một chương trình “mini” với đôi ba bài ngợi ca Thăng Long - Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn vật của nước Việt Nam trường tồn mà chúng ta vô vàn yêu mến và xiết bao tự hào, như là một lời chào tạm biệt đối với Tổ Quốc trước khi bước vào một cuộc bôn ba vô tiền khoáng hậu (có lẽ thế!) mà chúng ta đã sửa soạn xong hành trang. Nào ngờ cái chương trình chia tay dự định là “ngắn thôi” ấy lại dàn trải thậm thượt đến tận lúc này cũng chưa dứt, đến mất luôn cả cảm giác về sự trôi của thời gian. Chúng ta đã không thể khẳng định được thời gian trôi qua nhanh hay chậm và đã bao lâu rồi: một năm hay mười năm, một thế kỷ hay đã vài thiên niên kỷ? Hay thời gian đã đứng lại từ lâu vì quanh chúng ta lúc nào cũng như lúc nào, luôn biêng biếc màu xanh của núi rừng, của trời biển? Cũng có thể cả thời gian lẫn chúng ta cùng vùn vụt trôi đi để chúng ta chỉ có thể cảm giác được hiện tại mà thôi?..Ôi, Việt Nam, hình thể như nàng tiên đội nón quai thao, đang múa thắt đáy lưng ong bên bờ biển Thái Bình Dương muôn năm lộng gió, sao mà đáng yêu đến thế?... 
Thú thực, cũng như mọi con dân hết mực yêu thương quê hương, đất nước mình, chúng ta không bao giờ muốn rời xa Tổ Quốc. Nhưng cuộc hành trình vĩ đại (đi tìm cái gì đó) còn quá nhiều dang dở nên buộc chúng ta không còn cách nào khác là đành phải chia lìa, tạm biệt Tổ Quốc một thời gian. Tuy nhiên, trong cuộc bôn ba muôn dặm, không ai có thể biết được điều gì đang chờ đợi phía trước. Nếu chẳng may gặp rủi ro, có thể vĩnh viễn chúng ta không còn bao giờ gặp lại Tổ Quốc mình nữa. Chính điều lo lắng này đã làm cho cuộc chia tay trở nên sướt mướt, da diết, lê thê giãi bày và tràng giang đại hải kể lể. Hình như những cuộc chia ly thấm đẫm tình yêu thương bao giờ cũng kéo dài, khó dứt. Dù sao thì chúng ta đã có một cuộc chia ly dài lâu nhất thế giới tự cổ chí kim.
Dài thế mà cũng chưa nói cạn được nỗi niềm. Cũng là một điều lạ: muốn kể về lịch sử Thăng Long - Hà Nội thì không thể không kể về lịch sử dựng nước và giữ nước Việt Nam và ngược lại, không thể hiểu được lịch sử Việt Nam nếu không kể ra lịch sử tồn tại của Thăng Long - Hà Nội. Rốt cuộc, kể chuyện lịch sử Thăng Long - Hà Nội thì phải kể luôn cả lịch sử Việt Nam, muốn kể lịch sử Việt Nam thì không thể không kể đến quá trình đấu tranh chế ngự thiên nhiên, chống cự giặc ngoại xâm của dân tộc Việt, mà quá trình đó lại được bắt đầu bằng công cuộc trị thủy và đánh tan giặc Ân ở khu vực Cổ Loa, vùng được coi là “tổ quán” của Thăng Long - Hà Nội. Muốn kể về cuộc đấu tranh “ngàn đời” chống ngoại xâm của dân tộc Việt mà không kể đến lịch sử chiến tranh thế giới hoặc ngược lại thì thật là phiến diện, gây khó hiểu và thậm chí là không thể… kể được. Đó cũng là lý do khiến chúng ta phải đứng chôn chân đến tê cứng trên đỉnh Trường Sơn đại ngàn này.
Chúng ta thanh minh như thế để mãn nguyện và… thôi, không thanh minh tiếp nữa, kẻo lại làm cho cái sự lỡ lê thê lại càng… lê thê thêm, sướt mướt thêm…
 

                            

Dù sao thì cũng cố lên chút nữa, nói vắn tắt vài điều nữa để kết thúc câu chuyện cho có đầu đuôi mà yên tâm, thỏa nguyện lên đường, mở cuộc hành trình mới. Cuộc hành trình mà chúng ta cho là quái lạ nhất trong tất cả các cuộc hành trình quái lạ của mình đi đến (thực ra là trở về) với Tự Nhiên Tồn Tại Vĩ Đại.
Dễ chừng cũng ngót 30 năm rồi, chúng ta chưa một lần trở lại thăm thủ đô Hà Nội. Nhờ đã dồi dào tiền bạc, sẵn đá của núi non, sẵn đất cát của sông nước mà Hà Nội, tuy không phình nhanh như thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chắc bây giờ, với công cuộc phá - xây hóa, bê tông hóa, cũng đã rộng lắm, to lắm và cao lắm. Qui hoạch mở rộng Hà Nội vừa được “nhất trí thông qua” chắc sẽ làm cho Hà Nội trở nên đồ sộ “vật vã” hơn bao giờ hết. Rồi đây, thủ đô Hà Nội mới sẽ là hợp nhất Hà Nội hiện nay với tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung (huyện Lương Sơn, Hòa Bình), sẽ có 334.470 ha diện tích tự nhiên và 6.232.940 nhân khẩu. Từ chỗ chỉ có 14, thành phố Hà Nội sẽ có 29 đơn vị hành chính cấp huyện. Trong đó có 9 quận thuộc nội thành Hà Nội cũ, 2 thành phố (Hà Đông, Sơn Tây) và 18 huyện.
Trên báo “Người Lao Động” ra ngày 4-8-2008, chúng ta đọc thấy bài báo nhỏ của tác giả B. T. B. Chúng ta trích đoạn:
“Theo Thông tấn xã Việt Nam, công ty Arata Irozaki kết hợp với Metropolitan Architecture đã đề xuất ý tưởng từ thành phố Thủ đô đến thành phố lớn đa cực và mô hình phát triển Hà Nội là thành phố đa cực phát triển phát triển bền vững. Theo nhà thầu thì mô hình phát triển Hà Nội là tối ưu với mối liên kết của ba hệ thống: giao thông, thông tin liên lạc và các tuyến đường chính (đồng thời là hành lang kinh tế kỹ thuật sẽ tạo ra một thành phố hiện đại của thế kỉ XXI). Công ty Posco E&C liên doanh với Công ty Jina Architect, Petkins Eastman nhấn mạnh Hà Nội cần có hành lang xanh với mật độ 60%, đất xây dựng đô thị nằm xen kẽ hành lang xanh và được phân bố tương đối đều phụ thuộc vào tăng trưởng của từng thời kỳ cụ thể, đến năm 2030, Hà Nội sẽ là thủ đô phát triển bền vững vào bậc nhất thế giới. Công ty RTKL đề xuất ý tưởng xây dựng mô hình thành phố bền vững: mô hình phát triển tổng hợp, trong đó có sự kết hợp giữa các chức năng quản lý nhà nước với yếu tố văn hóa xã hội, phát triển hạ tầng giao thông, phát triển đất giúp thành phố trở nên năng động, mạnh mẽ…”.
Nghe các bác nhà thầu nước ngoài “tán” mà mát lòng mát dạ: Hà Nội nếu để cho các bác thầu xây dựng thì chỉ có hiện đại và bền vững bậc nhất thế giới mà thôi. Rồi đây, thay cho những làng hoa, làng nghề truyền thống, những thửa rau xanh là những tòa nhà chọc trời nguy nga, những công viên “thượng uyển” được tỉa xén sắc sảo đến từng chi tiết và cũng thật tráng lệ. Các bác nông dân nhà ta tha hồ mà tít mắt, trầm trồ nhé!
Nhưng thôi, cũng không nên quá lo lắng kiểu lo “con bò trắng răng” làm gì. Tàn phá và dựng xây là hai mặt của một quá trình biến đổi có tính liên tục và tất yếu. Thăng Long - Hà Nội không thể không biến đổi theo thời gian dù có làm cho nó bền vững đến mấy chăng nữa. Nó biến đổi theo hướng nào là tùy thuộc vào sự biến đổi của môi trường chứa nó, trong đó có bàn tay con người và bộ não của con người hiểu như thế nào về khái niệm “dựng xây” cũng như “tàn phá”. Đó cũng chính là số phận có tính chất định mệnh của Thăng Long - Hà Nội, và nếu Thăng Long - Hà Nội vẫn là nơi còn long mạch tỏa ra khí thiêng sông núi, vẫn là vùng địa linh hun đúc nên nhân kiệt thì trước sau gì nó cũng biến đổi phù hợp với ước nguyện của Đại Chúng, vẫn trở về với biểu tượng hồn hậu, khiêm cung và kiên trinh của linh hồn dân tộc Việt.                                   
Ai ơi, hãy đừng để cho những thế hệ người Hà Nội mai sau cũng lại như Bà Huyện Thanh Quan, cách nay hàng trăm năm, trong thời Pháp thuộc xô bồ xô bộn, đã phải thổn thức trong bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” của mình:
“Tạo hóa gây chi cuộc hý trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”.
Tổ quốc Việt Nam là nơi trú ngụ của dân tộc Việt. Khi đã làm ăn no đủ rồi, sung túc rồi thì dân tộc Việt có quyền được xây dựng nơi trú ngụ của mình khang trang hơn, tiện nghi hơn. Đó là lẽ tự nhiên và cũng là điều hoàn toàn chính đáng. Chỉ có điều cần nhấn mạnh ở đây là dựng xây đến mức độ nào thì gọi là vừa đủ, như thế nào thì gọi là phù hợp, ưu tiên theo hướng nào thì gọi là tối ưu. Xây dựng một cách mù quáng (chưa nói đến vì mục đích mưu cầu đen tối), xây dựng để thỏa niềm hãnh tiến, để cho “bằng chị, bằng em”, xây dựng lấn hết cả đất đai, ruộng đồng, sông núi… coi chừng lại hóa ra phá hoại, mắc tội với hậu thế.
Hãy bình tâm mà nhìn nhận lại: nước Việt Nam đang đứng trước nạn thiên nhiên xâm lăng mới: biển dâng, và dân tộc Việt muốn sống còn thì không thể không đứng lên đấu tranh trị thủy. Đó cũng chính là một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện mà dân tộc Việt phải chuẩn bị lực lượng và thậm chí là phải bắt đầu tiến hành ngay từ ngày hôm nay.
Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam sẽ tăng lên 3oC và mực nước biển sẽ dâng lên 1 m vào năm 2100. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (năm 2007), Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nếu mực nước biển dâng lên 1 m thì sẽ có 40% dân số ảnh hưởng trực tiếp, khoảng 90% diện tích trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng bị ngập mặn hoàn toàn, 4,4% lãnh thổ Việt Nam sẽ bị nhấn chìm vĩnh viễn (hoặc đến thời kỳ biển thoái hàng ngàn năm nữa), đồng nghĩa với khoảng 20% xã trên cả nước, 9.200 km đường bộ bị xóa sổ… Nước biển dâng 1 m sẽ có 1.668 km2 đất thuộc đồng bằng sông Hồng bị ngập.
Theo các nhà nghiên cứu thì đối với thành phố Đà Nẵng, trong 30 năm nữa, khi mực nước biển dâng lên 0,3 m, sẽ có 30.000 hộ dân với hơn 170.000 người ở 18 xã phường ven biển mất nhà ở…
Những biểu hiện của hiểm họa tương lai đó đã bắt đầu bộc lộ từ hôm nay. Hiện nay ở nhiều địa phương Nam Bộ đã xuất hiện hiện tượng triều cường dâng cao phá vỡ đê phòng hộ, biển lấn chồm cả qua đê, tràn vào trong mà người dân gọi là “biển đuổi”. Chẳng hạn ở tỉnh Sóc Trăng thời gian gần đây biển dâng cao bất thường. Năm 2008, tại các huyện ven biển như Vĩnh Châu, Cù Lao Dung… tình trạng biển “nuốt chửng” đất liền đã đến mức báo động… Theo số liệu của chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây - Nam Bộ, những năm gần đây, diện tích đất trồng lúa ở khu vực này đã có xu hướng suy giảm; năm 2000 diện tích trồng lúa của vùng là trên 3,94 triệu ha, đến năm 2006 chỉ còn 3,77 triệu ha. Mặt khác, tính đa dạng sinh học ở những khu rừng ngập mặn ven biển; những mô hình nuôi, trồng thủy sản cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi biển dâng.
Trong nội dung tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn về chiến lược phát triển thủy lợi đến năm 2020 có nhấn mạnh: “Đến năm 2070, mực nước biển có thể dâng cao lên 0,9 m so với hiện nay; 0,5 triệu ha đất của Đồng bằng sông Hồng và 1,5 - 2,6 triệu ha đất của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập bởi thủy triều nếu không có hệ thống công trình bảo vệ”.
Có đúng không nếu ngay từ bây giờ, chúng ta nên điều chỉnh lại các dự án xây dựng, chuyển hướng ưu tiên bê tông hóa vào việc củng cố xây mới hệ thống đê điều, đưa bê tông hóa ra các vùng duyên hải chống sự xâm lấn của nước biển, bảo vệ các vựa lúa của Việt Nam trước nạn biển dâng?
Với truyền thống trị thủy hàng ngàn năm của mình và nếu nghiêm túc dự trù từ sớm, chắc chắn dân tộc Việt sẽ thành công trong việc chống nước mặn xâm lăng trong kỳ biển dâng này và đồng thời qua đó sẽ tạo nên được sự phồn thịnh vượt bậc và lâu bền. Một trong những yếu tố sẽ làm nên sự thắng lợi của công cuộc đấu tranh chống biển lấn là nó xảy ra trong điều kiện tình hình chính trị thế giới đã có nhiều lắng dịu.
Dựa trên những quan niệm cực đoan, giáo điều về kinh tế - xã hội, Liên Bang Xô Viết đã không chịu nổi những căng thẳng nảy sinh trong lòng nó, đã tự nhiên tan vỡ (Goócbachốp và Enxin chỉ là hai nhân vật thừa hành của sự biến đổi tất yếu ấy của xã hội). Liên Bang Xô Viết tan rã thành các quốc gia độc lập và tất cả các quốc gia này cũng như tất cả các nước làm hình thành nên hệ thống xã hội chủ nghĩa châu Âu đều từ bỏ con đường Xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc và Việt Nam tuy không nói từ bỏ nhưng để vực dậy nền kinh tế, tránh đổ vỡ, đã đổi mới ngày một triệt để cách thức điều hành nền kinh tế theo hướng giống với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hơn bao giờ hết. Trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo đất nước hiện nay, bao nhiêu người được đào tạo chính qui từ các trường kinh tế của các nước TBCN? Từ đó suy ra phải chăng kiến thức hoạt động kinh tế TBCN là có tính chân lý?
 
Núi Muối
Chạm đích - Ảnh: Ngô Huy Hòa
Biển Bình Lập 6

Trận mưa vừa gây ngập lụt ở Hà Nội lớn nhất lịch sử 45 năm qua - Ảnh 1.
 Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.                                                                Ảnh minh họa.
Tuy nhiên đó không phải là kết quả đấu tranh chống cộng sản thắng lợi của hệ thống các nước phe Tư bản chủ nghĩa. Bản thân quan niệm Tư bản chủ nghĩa về kinh tế - xã hội cũng có những cực đoan và giáo điều của nó. Chính vì vậy mà ở các nước tư bản chủ nghĩa luôn xảy ra khủng hoảng kinh tế như một căn bệnh mãn tính, chỉ có thể chữa trị như một giải pháp tình thế mà chưa có bài thuốc chữa trị rốt ráo, tổng quát. Nhờ có các cuộc khủng hoảng ấy, đồng thời trước tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai đã có nhiều biến đổi, nhất là phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa dâng cao mạnh mẽ; mà các nhà nghiên cứu kinh tế tư sản đã đưa ra nhiều học thuyết để nỗ lực phân tích nguyên nhân cũng như tìm biện pháp khắc phục nhằm chấm dứt suy thoái kinh tế. Xu thế giải quyết khủng hoảng của các nhà kinh tế tư sản là trước sau gì cũng phải hướng tới khống chế cạnh tranh mù quáng ở tầm vĩ mô, khống chế độc quyền, tăng khả năng điều tiết vĩ mô của chính quyền nhà nước bằng biện pháp kinh tế và cả bằng mệnh lệnh trong trường hợp cần thiết, nghĩa là tăng cường sự quản lý điều hành tập trung cho nhà nước. Như thế, từ một nền kinh tế tự do cạnh tranh mù quáng, qua thời gian, để sống còn, nền kinh tế đó cũng dần phải giảm bớt tính tự do mù quáng của nó và trong chừng mực nhất định, tăng tính kế hoạch và chỉ đạo tập trung nhà nước. Rõ ràng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã mặc nhiên ngày một nhích đến gần hơn với phương thức điều hành kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Vì như chúng ta biết, đặc trưng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là có tính kế hoạch cao độ, tập trung quản lý điều hành trong tay nhà nước (một cách duy ý chí, bất chấp qui luật cung cầu).
Ngày nay, hầu hết và có thể là ở tất cả các nước, dù mang nhãn mác nào, tư sản hay cộng sản, tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa đều có nền kinh tế mang bản chất na ná nhau và nếu dựa trên lập trường của chủ nghĩa cộng sản “chính thống” thì đều là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, không thể chối cãi được dù có biện minh giỏi cách mấy đi chăng nữa.
Các nền kinh tế đã như thế thì các quan niệm chính trị cũng bớt hẳn đối đầu. Vấn đề nóng bỏng trước đây, sự đối đầu đến mức tưởng như một mất một còn giữa cộng sản và tư sản, giữa Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa, đến đây, đã không còn đặt ra (công khai) nữa.
Nước Nga, kế thừa cái nền tảng đạo đức vô sản đẹp đẽ của Liên Bang Xô Viết, đang trở thành mẫu mực trong quan hệ quốc tế. Nước Mỹ năm 2009, sau khi Barack Obama, người Mỹ da đen đầu tiên lên làm tổng thống, đã có những biến đổi làm yên lòng thế giới: hữu nghị hơn, cởi mở hơn, cao thượng hơn.
Có một câu chuyện thú vị liên quan đến Tổng thống Obama. Chính phủ mới của Mỹ thực hiện các chính sách như: nắm giữ phần lớn cổ phiếu của các ngân hàng, điều khiển ngành công nghiệp ô tô, tìm cách quốc hữu hóa lĩnh vực chăm sóc y tế… đã làm cho một số nghị sĩ đảng Cộng Hòa công khai chỉ trích tổng thống Obama đang thực hiện những chính sách mang tính chất xã hội chủ nghĩa. Vấn đề này ngay lập tức diễn ra trên khắp nước Mỹ. Công ty truyền thông chuyên thực hiện các cuộc thăm dò dư luận có uy tín của nước Mỹ là Rasmussen Reports lập tức quyết định tiến hành cuộc thăm dò ý kiến có qui mô toàn quốc với câu hỏi: “Giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, hệ thống nào tốt hơn?”. Kết quả công bố ngày 9-4-2009 cho thấy chỉ có 53% người Mỹ trưởng thành tin rằng chủ nghĩa tư bản tốt hơn; 20% tin rằng chủ nghĩa xã hội tốt hơn và 27% phân vân không biết chọn hệ thống nào. Đây là kết quả gây ngạc nhiên cho chính những người thực hiện, bởi trong cuộc khảo sát cũng do họ thực hiện vào cuối tháng 12-2008, có đến 70% người Mỹ trưởng thành ủng hộ nền kinh tế thị trường tự do (một cách hiểu khác về chủ nghĩa tư bản). Mặc dù kết quả cho thấy đa số người Mỹ vẫn ủng hộ chủ nghĩa tư bản, nhưng 53% là một tỷ lệ được cho là quá thấp trong một quốc gia luôn coi chủ nghĩa tư bản là chìa khóa phát triển để được như Mỹ ngày nay.
Câu chuyện kể cũng thú vị đấy chứ?
Có thể đoán rằng; thế giới đang bước vào thời kỳ hòa dịu và hợp tác hòa bình, các nước dần xích lại gần nhau hơn nữa và cùng chung sống trong bầu không khí bình đẳng, tương trợ, và tôn trọng lẫn nhau. Xu thế này chắc chắn cũng làm cho chủ nghĩa khủng bố lụi tàn dần.

Mặc dù tiềm lực quốc phòng của Việt Nam đã được nâng cao
nhưng chúng ta không nên ảo tưởng về sức mạnh của mình

Sức mạnh quân sự Việt Nam đứng thứ 17 thế giới - ảnh 1
                                     Biên đội Su-30MK2 xuất kích
Hải quân và Không quân nhân dân Việt Nam huấn luyện hiệp đồng chiến đấu.

Tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng mang số hiệu 

 

 

Tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng mang số hiệu HQ-011. Ảnh: Trọng Thiết.

Sức mạnh Tăng-Thiết giáp Việt Nam so với láng giềng
Lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam.
Doi tau ngam 38.000 tan cua Dong Nam A hinh anh 8
Tàu ngầm Kilo 




20/1/2017

HQ-187 Bà Rịa-Vũng Tàu

Chiếc cuối cùng trong lô tàu ngầm được chuyên chở về vịnh Cam Ranh sáng 20/1/2017, mang phiên hiệu HQ-187 Bà Rịa-Vũng Tàu.

 
Cuối cùng, chúng ta hy vọng rằng trong tương lai không xa, trên thế giới sẽ không còn bất cứ loại vũ khí hóa học nào, bất cứ thứ vũ khí hạt nhân nào. Nhưng trước hết, vũ khí hạt nhân, cái biểu tượng về trí tuệ siêu việt đáng tự hào và đồng thời cũng là biểu tượng mù quáng và độc ác đáng hổ thẹn của loài người phải bị tiêu hủy ngay lập tức và không có quyền được xuất hiện trở lại.
Tuy nhiên, cái tương lai không xa ấy chắc vẫn còn… xa vời lắm! Vào cuối tháng 5-2011, trong một chuyến công du qua nước Anh, tổng thống Obama đã phát biểu trước hai viện Quốc hội Anh: “Mỹ, Anh đang bước vào một giai đoạn quan trọng mới và ngày nay là thời đại mà Mỹ và Châu Âu phải giữ vai trò lãnh đạo thế giới”.
Lời phát biểu gây sốc đó không hề làm chúng ta ngạc nhiên. Obama vẫn chưa thoát được lối tư duy kẻ cả, hợm hĩnh thường thấy ở những chính khách “tai to mặt lớn” của những nước lớn!
Mặt khác, nhìn sang láng giềng, nước Trung Quốc, một "đại ca" cộng sản, với quan niệm "đại nhảy vọt" đầy lầm lạc của mình, đã trở thành đại đế quốc, đang ngày đêm chạy đua vũ trang, âm mưu độc chiếm biển Đông, thực hiện dã tâm thôn tính cả Đông Nam Á, khuynh đảo thế giới. Do vậy, khả năng bao lực ở biển Đông đang nóng lên từng ngày, bùng nổ chiến tranh bất cứ lúc nào.
Chúng ta không thể không đặt câu hỏi: ngòi nổ chiến tranh thế giới thứ ba có bao giờ lại là biển Đông và Trung Quốc chính là kẻ châm ngòi hay không?
Đối với chúng ta Trung Quốc chưa bao giờ là nước cộng sản. Cộng sản gì mà làm cuộc "Đại cách mạng văn hóa" vô cùng quái dị, làm chết một cách oan uổng hàng chục triệu con người như vậy? Cộng sản gì mà có tinh thần quốc tế vô sản kỳ quặc, đầy vụ lợi và ích kỷ như vậy?
Đối với Việt Nam, Trung Quốc bao giờ cũng là một kẻ láng giềng thâm hiểm, khổng lồ mà cư xử không mã thượng. Hàng ngàn năm nay, Trung Quốc luôn thường trực ý chí thôn tính và đồng hóa dân tộc Việt. Phải luôn đề cao ý thức cảnh giác, không cho chúng thực hiện ý đồ ấy. Hãy dõng dạc và đanh thép nói như Hồ Chí Minh khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Pháp năm 1964: "KHÔNG BAO GIỜ!".
 

                                    TỔ QUỐC GOI TÊN MÌNH  

(Hết chương XXXII và hết phần III) 
--------------------------------------------------------------



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)