TT&HĐ IV - 33/e

                                         Trang phục thời Hùng Vương, Vải thời Đông Sơn
PHẦN IV:     BÁU VẬT 
 "Dọc đường lịch sỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..."
NTT 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 
 
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
 
Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc 
 

Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. 

Rene Descartes

Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. 
 Voltaire 
 
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách. 
 Plato 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
 Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG I (XXXIII): TRỐNG ĐỒNG

“Khi đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
 
“Nếu có ai hỏi di vật thuộc nền văn minh cổ xưa nào của những người anh em ruột thịt thiểu số phương Nam của Trung Hoa là quan trọng nhất, chúng ta có thể trả lời không do dự rằng đó chính là Trống Đồng”
Wen You
 

Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ.

Nguyễn duy Hinh 

 



(Tiếp theo)

Quan niệm ngày nay vẫn cứ bám vào việc lấy sự xuất hiện nhà nước (và nhà nước xuất hiện là do sự phân chia giai cấp trong xã hội) làm tiêu chuẩn đầu tiên xác định một nền văn minh, nghĩa là một nền văn hóa chỉ có thể tiến lên văn minh, trở thành nền văn minh khi đã có nhà nước (?). Thế thì văn hóa và văn minh, ngoài tiêu chí nhà nước ra còn khác nhau chỗ nào? Có đỏ mắt tìm trong các tài liệu nghiên cứu khảo cổ và lịch sử, cũng khó lòng phân biệt được về mặt nội dung giữa văn hóa và văn minh nếu tạm quên đi “ông” nhà nước. Nói thêm rằng đúng là trước khi xuất hiện nhà nước theo quan niệm ngày nay, đã xuất hiện sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội. Song sự phân biệt ấy không có nghĩa là đã xuất hiện 2 lực lượng tương phản có thực, gọi là giai cấp trong xã hội. Việc cho rằng đã xuất hiện hai lực lượng giai cấp trước khi xuất hiện nhà nước chỉ là một sự tưởng tượng duy ý chí trong mê lầm, một sự tổng hợp những đơn vị rời rạc kiểu toán học thuần túy (môn khoa học đầy trí tuệ nhưng không ít lạc hậu, đầy chân lý nhưng cũng lắm sai trái!), và hoàn toàn không… “có lý” một tý nào! Theo cách hiểu riêng thì chúng ta nói: đã là một lực lượng người, hay một giai cấp thì nó phải thể hiện ra trước quan sát như một thực thể phân biệt được và phải sống động, nghĩa là nó phải có tính “sự vật” và tính “vận động nội tại”, hay nói cách khác nghe khoái tai hơn là nó phải có một thể xác và thể xác đó phải “chứa đựng” một linh hồn (ở sự vật vô tri, linh hồn của nó là sự vận động nội tại “mù quáng”, lệ thuộc vào môi trường, quanh một “đầu não”, cái gốc “có tính khí luôn thất thường” của cân bằng nội tại). Sự phân biệt giàu - nghèo, thông thường, chưa đủ sức làm nên những thực thể giai cấp, nhưng chính nó, cùng với những yếu tố khác nữa, trong tiến trình vận động xã hội đã tăng cường chức năng và quyền lực cho bộ phận thủ lĩnh sơ khai), làm cho nó trở thành một nhà nước thực thụ theo qui ước ngày nay. 
Nhà nước không liên quan gì tới văn hóa và văn minh. Nói chung, nền tảng văn hóa xã hội là những quan niệm, tập quán sống của quần chúng đã được xã hội thừa nhận là đúng đắn, tiến bộ. Một xã hội văn hóa chưa chắc đã được gọi là văn minh, nhưng một xã hội văn minh thì chắc chắn phải có văn hóa. Nhà nước thực thụ, ban đầu chủ yếu là do dân, vì dân, vì sự sống còn chung của xã hội. Tuy nhiên sự thèm khát danh lợi duy ý chí trong mù quáng của con người đã làm cho nó thoái hóa đi, biến thái thành một thể xác (gồm vua, đám quan quyền và bộ phận người hưởng lợi từ nó), có một linh hồn chủ yếu là do nó và vì nó. Đó chính là thực thể giai cấp thống trị. Quá trình hình thành và tồn tại cái thực thể ấy cũng là quá trình tập hợp lực lượng làm hình thành nên thực thể Đại Chúng (với đa số là người nghèo) bị trị. Xã hội bình an khi nhà nước là do dân và vì dân thì Đại Chúng là do nhà nước và vì nhà nước để thông qua đó được do mình và vì mình. Khi nhà nước biến tướng thành do nó và vì nó thì Đại Chúng vốn dĩ do nó và vì nó nhưng không được thỏa mãn. Lúc đó giữa hai thực thể nhà nước và đại chúng xuất hiện mâu thuẫn. Lúc này quyền lợi của hai lực lượng là quyền lợi của hai tầng lớp đối kháng một mất một còn và trong cuộc đấu tranh dài lâu lúc được lúc thua ấy, cuối cùng, thắng lợi hoàn toàn bao giờ cũng thuộc về Đại Chúng bị trị và nhà nước thống trị cũ, bảo thủ, lạc hậu sẽ tiêu vong, nhường chỗ cho một nhà nước mới, hợp lòng đại chúng hơn ra đời.

Tổ tiên nghìn xưa muốn nói gì khi chạm khắc những hình người và động vật, những hoa văn trang trí trên trống đồng? (Giáo sư Hà Văn Tấn)
Hình minh họa cho sự tiến hóa của áo dài từ thời văn hóa Đông Sơn đến thời nhà Lý. Ảnh: TL.
Hình minh họa cho sự tiến hóa của áo dài từ thời văn hóa Đông Sơn đến thời nhà Lý. Ảnh: TL.
Sự tiến hóa của áo dài thời Trần - Lê. Ảnh: TL.
Sự tiến hóa của áo dài thời Trần - Lê. Ảnh: TL.

Nếu nền văn hóa được hun đúc nên chủ yếu bằng kinh nghiệm sống thì văn minh được hun đúc nên chủ yếu bằng lao động sáng tạo của đại chúng xã hội. Phát triển xã hội chính là phát triển văn hóa và văn minh. Nói cách khác, văn hóa và văn minh là hai mặt hợp thành của phát triển xã hội.
Theo quan điểm đó thì văn hóa Hòa Bình đã từng là một nền văn minh ít ra là của khu vực Đông Nam Á và sự rực rỡ của nó đã đủ sức lan tỏa những nét tiên tiến nhuốm bản sắc văn hóa của nó ra xung quanh. Sau này trên nền tảng của văn hóa Bắc Sơn (văn hóa hậu Hòa Bình), tiếp thu trở lại những ưu việt của các nền văn hóa lân cận và gặp được thời cơ biển lùi làm xuất hiện đắc địa có một không hai là Đồng bằng Bắc Bộ, một trung tâm văn hóa xuất hiện, tiến nhanh lên văn minh: đó chính là nền văn minh sông Hồng, có tính kế thừa văn hóa Hòa Bình và rực rỡ nhất vào thời đại Hùng Vương.
Những đặc thù về địa hình lãnh thổ, về thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu… sẽ làm nên đặc tính con người, làm nên những sắc thái, bản chất có tính riêng của dân tộc. Trên một khu vực lãnh thổ sẵn nhiều thuận lợi cho cuộc sống và sau khi được khai phá lại càng tỏ ra được thiên nhiên ưu đãi một cách hào phóng, tổ tiên dân tộc Việt đã là những con người dũng cảm, chí thú trong lao động, hồn nhiên, hào hiệp, lạc quan trong cuộc sống, có tinh thần yêu tự do, chuộng hòa bình, thích đoàn kết. Kế thừa những đức tính ấy, Dân tộc Việt ngay từ khi hình thành đã là một dân tộc hiền hòa, ít tham vọng, chỉ cầu an thái nên cũng ghét bạo lực, nhưng kiên trinh, bất khuất khi quê hương, tổ quán bị xâm phạm. Đó là một dân tộc biết ơn biết nghĩa, biết uống nước thì phải nhớ nguồn nên từ rất sớm đã có tập tục thờ kính tổ tiên.
Một nền văn minh được xây dựng nên từ những con người như vậy, từ một dân tộc như vậy, ắt không thể để lại những công trình khổng lồ, những đền đài lăng tẩm nguy nga tráng lệ có tính vĩnh cửu cho hậu thế được. Một nền văn minh mà trong đó nổi bật lên lối sống phồn thực hồn nhiên, cách sống dung dị, khoáng đạt, hòa đồng, với tinh thần đoàn kết bên nhau cùng hướng đến cuộc sống ngày một an khang hơn, sẽ không bao giờ tự hủy hoại mình bằng cách tạo ra núi xương sông máu. Sự vĩ đại đầy kiêu hãnh của các kim tự tháp Ai Cập không bao giờ có thể che giấu được tội ác cứ hiển lộ ra trong nền văn minh Ai Cập cổ đại. Vạn Lý Trường Thành, cái công trình mà chỉ trên tàu vũ trụ mới có thể nhìn thấy rõ toàn cảnh của nó có thể là bài ngợi ca không tiếc lời về thành quả lao động vô song của con người nhưng đồng thời cũng là bản tố cáo tội ác ghê gớm mà con người đã gây ra cho chính con người trong một lần ngu muội.
Có thể gọi nền văn minh Hòa Bình rồi tiếp nối nó là nền văn minh sông Hồng là hai nền văn minh (hay hai giai đoạn của một nền văn minh duy nhất?) “nhu mì” để phân biệt với những nền văn minh “đồ sộ” và “dữ tợn”. Cũng vì thế mà hiện tượng chậm xuất hiện nhà nước (theo số đông qui ước, định nghĩa) trong một nền văn minh đã hình thành từ sớm, là điều dễ hiểu.                                                     
Như vậy là chí ít, vòng tròn có chấm giữa đã xuất hiện trong 3 nền văn minh cổ đại mà chúng ta cho là thuộc hàng sớm nhất thế giới sau nền văn minh Địa Đàng. Phải chăng họa tiết đó có xuất xứ từ một nơi duy nhất: Đại Lục Mẫu? Đó là một biểu tượng của một đất nước thờ Thần Mặt Trời (chấm giữa) nằm ở giữa đại dương mênh mông (vòng tròn) và đồng thời cũng có thể hiểu đó là biểu tượng của một đất nước (vòng tròn) có ngọn Tu Di huyền thoại (chấm giữa) sừng sững ở trung tâm Vũ Trụ?
Không, có lẽ cái vòng tròn bé nhỏ có chấm giữa ấy chỉ là một khắc họa ước lệ cho một biểu tượng thực sự nào đó đã từng tồn tại. Nếu chúng ta tin vào sự hiện hữu của đất nước Mặt Trời và tự cho phép mình được quyền lựa chọn cho nó một biểu tượng thì chúng ta sẽ không do dự mà chọn ngay Linga Ngọc Lũ, xin lỗi, trống đồng Ngọc Lũ cùng với hệ thống hoa văn trên bề mặt của nó. Phải nói rằng đó là một biểu tượng hoàn hảo: một đất nước sống động tươi vui, thanh bình dưới ánh mặt trời sáng lạn, có sông ngòi đan xen (những đường tròn được coi là đã biến điệu từ những đường lượn sóng, cặp đôi song song), có nước nổi mênh mông (cặp ba đường tròn song song ở rìa mặt trống) và những con thuyền theo nhau ngược xuôi, ra khơi vào lộng mà cũng sẵn sàng hành trình dài hơi đi khắp năm châu bốn bể.
“Ngộ” ra được như thế quả là “siêu” nhưng có vẻ còn xa sự thật và quá đà. Có một hướng “ngộ” khác về vòng tròn có chấm giữa, nghe “thực tế” hơn nhiều.
Văn hóa Hòa Bình tồn tại trong khoảng thời đại đồ đá giữa, khoảng giao thời giữa thời đồ đá cũ và thời đại đồ đá mới. Gọi là khoảng giao thời chứ thời gian tồn tại của nó không ngắn chút nào, và nói như thế chỉ là tương đối theo quy ước. Thời đó, tổ chức xã hội còn “lỏng lẻo” hoặc tính xã hội của cộng đồng dân cư Hòa Bình cổ, đang trong giai đoạn hình thành. Đó là một cộng đồng bao gồm các thành viên quan hệ với nhau một cách “rời rạc”. Thành viên của cộng đồng ấy là một “gia đình” mẫu hệ, có mẹ, có con (con theo mẹ) mà không có cha. Mẹ nuôi nấng, dạy dỗ, quyết định trong phân phối thức ăn, con lớn lên ở với mẹ, làm lụng suốt đời, phụng sự cho cái “gia đình” ấy và hưởng thụ từ sự ban phát của gia đình ấy. Con gái đến tuổi lại sinh con đẻ cái làm cho cái thành viên cộng đồng có hình thức “gia đình” ấy “phình ra” thành một tập thể kiểu “tam, tứ đại đồng đường”. Quá trình đó cùng với việc mẹ ngày càng già yếu đã làm nảy sinh sự ủy quyền lãnh đạo, phân cấp chỉ huy, thay mẹ điều hành công việc “gia đình”. Số lượng tăng đến mức độ “tới hạn” hoặc do người mẹ đã chết và do những nguyên nhân gây rối loạn nào đó mà gia đình thuở ban đầu phải phân ra thành những gia đình nhỏ hơn, làm xuất hiện những thành viên mới của cộng đồng. Thuở ấy, cái cộng đồng có mối quan hệ nội tại còn lỏng lẻo ấy hầu như chưa có thủ lĩnh hoặc chỉ xuất hiện thủ lĩnh trong từng lúc nhất định khi cần, phải liên kết các thành viên thực hiện một công việc cần kíp nào đó, chẳng hạn như chống kẻ lạ xâm nhập. Xong rồi thôi, thủ lĩnh “vì dân” ấy lại về làm dân. Chính vì thế cũng chưa có sở hữu cộng đồng hay còn gọi là công hữu, mà chỉ có sở hữu của từng thành viên gia đình, gọi là sở hữu tập thể.
 
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn 
Các chum đồng thuộc bộ tùy táng

Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Lưỡi cày đồng - thế kỷ 3-1 trước công nguyên
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Lưỡi dao đồng - thế kỷ 3-1 trước công nguyên
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Rìu bằng sứ, đá
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Trang sức cho "quý bà"
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Các chuỗi ngọc hột đá đen sáng lấp lánh dù đã qua hàng ngàn năm
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Trâm cài tóc có hình muôn thú
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Vòng đeo ngực có lục lạc
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Vòng đeo tay và đeo tai bằng kim loại và đá quý
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Gương bằng đồng. Giữa một mặt gương có một núm đồng dùng để hấp thụ ánh sáng
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Bàn chải bằng đồng để sản xuất vải
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Môi chan canh
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Vại đồng
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Bình rượu đồng thế kỷ 1 trước công nguyên
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Muôi đồng có thể dùng để rảy nước hay dùng trong các lễ nghi tâm linh
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Một vật biểu trưng quyền uy bằng đồng
 
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Vại đồng có nắp khắc hình chim lạc, thú rừng và hoa văn tinh xảo
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Trống đồng Đông Sơn
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
1 trống đồng lạ với 4 chú cóc
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Cóc thời Đông Sơn được khắc hoa văn, mắt to, miệng dài
Gia đình mẫu hệ nói trên là kết quả của phương thức kiếm ăn, lấy trồng trọt chăn nuôi làm chủ yếu, của cách sống lấy định cư làm chủ yếu và bản thân nó chính là mầm mống của xã hội mang hình thái công xã thị tộc sau này. Quá trình đó là tự phát một cách tất yếu nên bầy người nguyên thủy nào ở trên trái đất này cũng đều phải trải qua.
Hơn thế nữa, có thể nói rằng gia đình mẫu hệ là hạt nhân đầu tiên, là cội nguồn của mọi hình thái, mọi thể chế xã hội sau này, bởi vì trong vận động nội tại của nó, chúng ta thấy phảng phất tất cả những yếu tố của mọi xã hội sau này biểu hiện ra, dù ở chế độ Chiếm hữu nô lệ hay Xã hội chủ nghĩa cũng vậy.
Khi con người chuyển sang lấy trồng trọt, chăn nuôi làm phương thức kiếm ăn chủ yếu thì yêu cầu phải biết và nâng cao trình độ cân đo đong đếm, “làm toán”, lưu nhớ, theo dõi sự tăng giảm về mặt số lượng gia súc, của cải tích lũy được… ngày càng trở nên bức thiết. Việc lưu nhớ, lúc đầu có thể được thực hiện bằng cách cất giữ những hòn sỏi, viên đá. Nhưng làm cách đó có bất tiện là khó bảo quản, dễ rơi rớt, thất lạc, cho nên trong thời đại Hòa Bình, con người nguyên thủy đã có sáng kiến dùng vỏ ốc biểu trưng số lượng và mài thủng lưng vỏ ốc để xỏ xâu. Những xâu vỏ ốc ấy đã giải quyết thỏa đáng những hạn chế của cách lưu nhớ bằng những viên sỏi, đá rời rạc. Những xâu vỏ ốc đó luôn được thêm hoặc bớt theo tình hình thực tế số lượng gia súc và những lượng “của cải” nào đó đã tích lũy được, nghĩa là người ta thực hiện sự tính toán, chia chác, thu gom thành quả lao động một cách trực quan ngay trên những xâu vỏ ốc ấy và khi di dời chỗ ở hay thực hiện việc trao đổi sản phẩm lao động giữa các thành viên với nhau, người ta thường mang chúng theo, đeo vào tay, đeo vào cổ…
 
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Rìu đá bằng đồng để sản xuất
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Sưu tập lưỡi rìu đá có từ rất lâu, vào thế kỷ 10-5 trước công nguyên
Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn
Người tham quan rất thích thú trước những món đồ cổ rất lạ và "độc" cũng như có ...giá rất mắc. Thậm chí nhiều món hàng thuộc vào loại vô giá.
Chức năng ban đầu của các xâu vỏ ốc các loại là như thế chứ chưa có chức năng trang sức làm đẹp. Trong thời đại đồ đá mới (tương ứng là văn hóa Bắc Sơn) đã xuất hiện những phiến đá có lỗ xỏ ở giữa, những hạt chuỗi dùng để xỏ xâu bằng đất nung hình trụ hay hình thoi, giữa có xuyên lỗ, và ở giai đoạn sau thì bắt đầu xuất hiện những chuỗi xâu những viên đá được tiện tròn xoay và khoan lỗ theo lối tách lõi giữa. Qua hàng ngàn năm, thậm chí là hàng vạn năm lao động trồng trọt chăn nuôi kết hợp với săn bắt hái lượm, lên bờ xuống ruộng, vào rừng ra biển, nhận thức về mọi mặt và trình độ lao động của người tối cổ trên đất Việt đã đạt được đến những tầm cao nhất định so với khu vực. Nghiên cứu khảo cổ học đã chứng minh điều đó. Nhờ trình độ nhận thức đã được nâng cao mà những hiểu biết toán học (số học, hình học) và thiên văn học cũng trở nên ngày một sâu sắc hơn.
Chắc rằng vào cuối thời đại này đã bắt đầu phôi thai tính hàng hóa trong những thành phẩm lao động mang đi trao đổi. Khi cường độ trao đổi và khoảng cách trao đổi sản phẩm tăng lên trong xã hội thì tất yếu xuất hiện đòi hỏi phải có những vật phẩm có giá trị, tiện lợi trong tích lũy, trong việc chứa đựng, mang theo khi di chuyển, được xã hội thừa nhận để làm vật trung gian của một quá trình trao đổi. Những hạt đá, vì có tính bền vững, tốn nhiều công sức chế tác, có tính quí giá vì sự công phu của chúng, đã được đưa ra đảm nhận vai trò đó. Và các xâu chuỗi viên đá xỏ xâu, ngoài chức năng “kế toán” như vỏ ốc xỏ xâu, từ đây có thêm chức năng là những vật ngang giá chung dùng trong các cuộc trao đổi. Chức năng trao đổi trong “thương mại” của các hạt đá xâu chuỗi dần dần làm cho chúng ngày một xa rời chức năng “quản lí, kế toán” trong lao động sản xuất của con người. Ai có những hạt đá xâu chuỗi đó thì với một số lượng thỏa thuận nhất định, có thể trao đổi lấy bất cứ thứ gì đó được cho là tương xứng trong thiên hạ. Vì vậy mà chúng cũng trở nên quí báu. Cái quí báu thì phải giữ gìn, bảo quản, cất giấu chứ không thể mang ra làm “sổ sách kế toán” “dầm mưa dãi nắng” trong lao động sản xuất được. Đòi hỏi phải có một loại xâu chuỗi đơn giản, “rẻ tiền” (dễ làm) khác đảm nhận chức năng “thấp hèn” đó và dây thắt nút ra đời như một sáng kiến tuyệt vời nhất. (Thực ra rất có thể dây thắt nút xuất hiện trước).
Các xâu chuỗi hạt đá, sau khi đã xa rời cái nguồn gốc “tầm thường” của mình để hoàn toàn đảm nhận chức năng tiền tệ “cao sang, quyền quí”, lại càng trở nên quí báu.



Hỏa Chi Ý Chí - Thời kỳ Hùng Vương, Trần Ngọc Tuấn sinh ra là con nhà võ. Dòng họ Trần là dòng họ có hỏa đao thuật trứ danh. Và Tuấn là người con duy nhất trong 6 người con thừa kế hỏa tuyệt kĩ của người cha. Trong trận truy đuổi của quân Tần, cậu lạc gia đình và vô tình gặp lão bậc thầy võ thuật cổ truyền, ở đây Tuấn được lão rèn luyện cho một ý chí mạnh mẽ, tất cả là do lửa hận thù trong lòng mà cậu chưa thể sử dụng được Hỏa Đao. Nhờ sự giác ngộ, Tuấn luyện thành Hỏa Chi Ý Chí và rời khỏi ngọn núi, nhanh chóng trở thành thủ lĩnh dẹp loạn quân Tần. Cuộc chiến kéo dài mấy năm, với tuyệt kĩ Hỏa Đao, Tuấn đã dẹp không ít quân Tần. Đến năm 214 TCN, Thủy Hoàng sai Đồ Thư mang 50 vạn binh chia làm 5 đạo truy quét đạo quân của Tuấn, cậu phải rút vào rừng sâu nhưng không thoát nổi với đại đạo quân quá mạnh. Tuấn đã hi sinh trận đó, tiếp nhận ý chí của cậu, Tổ quốc đã vinh danh Tuấn là "ngọn lửa sống".

Chân Mỹ - Thời kỳ An Dương Vương, nhân dân Âu Lạc sống yên bình, làm ăn ấm no. Ở ngôi làng nhỏ, có một gia đình của một nữ thầy thuốc, nàng tên là Chân Mỹ, sống bên chồng và con rất hạnh phúc. Chân Mỹ xinh đẹp, giản dị, từ nhỏ đã đi theo các già làng học hỏi tìm tòi về các phương pháp chữa bệnh.. Với tư chất thông minh, ham tìm tòi khám phá, nên khi lớn lên, nàng dẫn trở thành người thầy thuốc giỏi nhất trong làng, và cả nước Âu Lạc. Ngày Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, gia đình nàng trong cơn loạn lạc đã chia cắt trong cảnh binh đao. Nàng được một vị cao nhân cứu sống, và truyền cho nàng nhiều phương pháp chữa các bệnh lạ. Giã từ vị cao nhân, nàng bắt đầu cuộc hành trình, chữa bệnh cho dân chúng khắp mọi nơi, nơi đâu có dịch bệnh là nơi đó có nàng cứu chữa, giúp cho bá tánh. Và mong muốn của nàng bên cạnh có thể chữa khỏi bệnh cho người dân, nàng cũng mong gặp lại chồng và con đã thất lạc của mình năm xưa. Cuộc hành trình vẫn còn kéo dài...

Lạc Tiên là con thứ 6 của Sơn Tinh. Vì Thái Hy – thần trí tuệ tiết lộ rằng, người con thứ 6 của ngài sẽ mạnh hơn cả cha nó và có một ngày sẽ lật đổ Sơn Tinh để giành quyền cai quản núi Tản Viên.

(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)