CẢNH ĐỜI (ĐL)
CẢNH ĐỜI
Ta cười gằn khắp quan san
Tràn lan núi phố, dọc ngang dòng đường
Panô quảng cáo giăng rừng
Ngày mờ tối bụi, đêm trưng sáng đèn
Đàn xe xuôi ngược điếc rền
Máy bay phành phạch, xuống lên đục trời
Ngó quanh thưa thớt bóng người
Diễn viên hỉ nộ, chào mời, múa may
Văn minh lòe loẹt khôi hài
Ruộng vườn phá nát đổi vài vàng son...
Ta cười gặng nghĩa vuông tròn
Gương xưa, phế tích trợn trừng nhe răng
Tràn lan xây lấp làm sang
Ngô nghê chồng chất nát tan dân tình
Thương nòi, yêu nước, béo mình?
Tận tâm ngu bộc, thất kinh chủ nhà!
Ta cười ngậm đắng xót xa
quê hương dung dị, dân ca êm đềm
Trời cao, xanh suốt một nền
Đất son kim cổ hai miền nước non
Ta cười viễn cảnh cháu con
Cạn tàu ráo máng, trơ hòn đất lăn
Ta cười chán nản nhân gian
Tham lam ngập ngụa, cơ man ngậm ngùi...
Trần Hạnh Thu
"Bùng nổ" vi phạm
Thời gian qua, theo ghi nhận của PV báo Dân Việt, tình trạng vi xây dựng không phép phép, sai phép, phá vỡ quy hoạch chung đang diễn ra rầm rộ ở nhiều quận, huyện của Hà Nội. Đáng chú ý, các công trình vi phạm có quy mô lớn và chỉ bị phát hiện khi "sự đã rồi". Thực trạng này đang khiến dư luận bức xúc và đặt ra nghi vấn, có hay không có việc tiếp tay, buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng?
Đơn cử, tại dự án Khu đô thị An Lạc Green Symphony, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Lạc (địa chỉ 62 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội) do ông Nguyễn Trọng Thông làm chủ tịch HĐQT và làm người đại diện pháp luật đã tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng tại ô đất có ký hiệu C1-CT. Cụ thể, thi công phần hầm công trình chung cư cao tầng, diện tích xây dựng 6.117m2.
Đáng chú ý, vi phạm xây dựng không phép tại dự án Khu đô thị An Lạc Green Symphony chỉ được phát hiện khi chủ đầu tư đã rầm rộ thực hiện trong thời gian dài. Và đến khi cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thì công trình đã hiện hữu và chỉ bị phạt 40 triệu đồng theo quy định.
Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng cũng xảy ra nhức nhối ở nhiều khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội. Cá biệt như, tại thời điểm 4/2021, UBND quận Cầu Giấy đã có Báo cáo số 87 gửi Văn phòng UBND TP Hà Nội về 02 công trình thi công xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp: AB4 – Lô B4+B5 và công trình tại số 9 nhà B tại Khu biệt thự 5,2ha phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy.
Đáng nói, trong khi lãnh đạo UBND phường Yên Hòa khẳng định đang áp dụng biện pháp dừng thi công xây dựng. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân và ghi nhận của PV, công trình số 9 nhà B vẫn tiến hành xây dựng bình thường, bất chấp UBND quận Cầu Giấy đã có quyết định đình chỉ thi công.
Tương tự, tại dự án nhà ở thấp tầng và khu nhà ở tái định cư kết hợp thương mại tại ô đất PT1 và ô đất PT2 thuộc Khu đô thị mới Tây Nam hồ Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) do Công ty bất động sản Linh Đàm làm chủ đầu tư cũng đã xảy ra hàng loạt vi phạm trật tự xây.
Trong đó, tại một phần ô đất PT2, chủ đầu tư được phép xây dựng các nhà liền kề cao 3 tầng và 1 tum, với chiều cao 13,2m. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực xây dựng thấp tầng, tình trạng xây dựng phá vỡ quy hoạch, sai thiết kế vẫn đang diễn ra, tồn tại nhưng chưa bị xử lý một cách triệt để.
Về vi phạm tại dự án này, mới đây, UBND quận Hoàng Mai đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 02 công trình xây dựng sai thiết kế. UBND quận này đã có quyết định cưỡng chế, giao UBND phường thực hiện nhưng tới nay vẫn "dậm chân tại chỗ".
Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng trên đất nông nghiệp diễn ra khá phổ biến. Đơn cử, tại thôn Đồi Vua, thị xã Sơn Tây, công trình cao 9 tầng xây trên đất trồng cây lâu năm cũng đang như một dấu hỏi lớn, thách thức dư luận. Hay, tại huyện Đông Anh, trong quá trình phát triển lên quận phát sinh nhiều vấn đề về đô thị, trong đó việc xây dựng đất nông nghiệp rất "nóng". Như tại khu Bãi Miễu, Mạch Tràng (xã Cổ Loa), các nhà, xưởng kiên cố cứ lần lượt mọc lên trên đất nông nghiệp.
Xử lý còn thiếu sức răn đe
Nhiều chuyên gia nhận định, việc xử phạt ở mức "nhẹ nhàng" rồi cho tồn tại đang làm dấy lên lo ngại về việc sẽ không chấn chỉnh được tình trạng vi phạm trật tự xây dựng tràn lan.
Theo ông Đỗ Viết Chiến – Nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng nhận định, phạt để cho tồn tại thì mức phạt không tương xứng với mức vi phạm nên người ta chấp nhận nộp phạt để làm sai. Như ở các nước, một m2 trên mặt bằng vi phạm, không rơi vào vùng nhất thiết phải phá, thì nếu muốn tồn tại phải trả 1m2 đó cao gấp 2-3 chục lần so với giá ở thời điểm hiện tại.
"Đó là hình thức răn đe rất lớn, bởi vì cái giá phải trả quá đắt, nên người ta phải cân nhắc khi làm. Quan trọng hơn là phải tăng cường khâu kiểm tra, quản lý, địa phương tưởng của thành phố, thành phố tưởng của quận… thì cuối cùng không ai chịu trách nhiệm", ông Chiến nhấn mạnh.
Cũng theo ông Chiến, nếu cứ phạt kiểu hời hợt rồi cho thời gian hoàn thiện thủ tục, thì sẽ "khuyến khích" các công trình vi phạm tiếp theo. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp phản ánh, thời gian chờ đợi xin cấp phép, hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng quá lâu, thậm chí tính bằng năm.
Vì vậy, không ít chủ đầu tư biết sai vẫn làm, chấp nhận nộp tiền phạt và lo dần thủ tục. Đã đến lúc cần có những giải pháp căn cơ để vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa đưa ra những cảnh báo đủ mạnh về cái giá phải trả cho những hành vi coi thường pháp luật. Có vậy mới mong chấn chỉnh tình trạng vi phạm trật tự xây dựng tràn lan, phổ biến hiện nay.
Liên
quan tới việc xử phạt vi phạm trật tự xây dựng, luật sư Trương Thanh
Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico nhận định, tình trạng xây dựng không
phép, trái phép, sai phép vẫn tiếp tục tràn lan trong thời gian qua có
nguyên nhân là do xử phạt chưa nghiêm.
"Tôi cho rằng, đầu tiên phải hạn chế, tránh để xảy ra vi phạm. Ngoài tăng cường phát hiện kịp thời, ngăn chặn ngay từ đầu, tránh việc đã rồi lại khó xử lý, thì có việc rất quan trọng là pháp luật phải rõ ràng, đủ nghiêm, đủ sức răn đe. Nếu những vi phạm về xây dựng mà lại chỉ phạt thấp như thế, gần như cào bằng, đổ đồng cho nhiều loại vi phạm thì gần như không có tác dụng trong thực tế. Có lẽ là phải tính theo diện tích xây dựng, theo giá trị công trình để xử phạt", Luật sư Thanh Đức nói.
Nhận xét
Đăng nhận xét